1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ảo thuật hóa học

16 1,2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 880 KB

Nội dung

Theo Tuổi trẻ, Science Daily Cơ chế của sự tẩy rửa Sự tẩy rửa được định nghĩa là “làm sạch mặt của một vật thể rắn, với một tác nhân riêng biệt, chất tẩy rửa, theo một tiến trình lý hóa

Trang 1

1. ẢoThuật Hóa học

Những màn ảo thuật độc đáo, hình ảnh hoành tráng trên phim chúng ta cũng có thể làm được.Hãy cùng thử nhé.!!

Đốt cháy bàn tay

Xắn tay áo rồi nhúng cả bàn tay và cổ tay vào chậu nước Sau đó nhỏ vài giọt axeton vào lòng bàn tay và châm nhanh ngọn lửa đèn cồn Bàn tay sẽ bắt lửa và bốc cháy Bạn đừng

sợ, ete hay axeton sẽ cháy rất nhanh và chỉ một loáng là cháy hết, ngọn lửa sẽ tắt Bạn chỉ thấy hơi nóng chứ không hề bị bỏng.

Giải thích: Ete và axeton là những chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh Với vài giọt các chất trên, khi cháy nhiệt lượng tỏa ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước trên da tay Vì thế, ta chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không sao cả.

Phát hiện dấu tay

Để điều tra các vụ án mạng hay trộm cắp, công an thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm Ta cũng có thể biểu diễn thí nghiệm vui này.

Bạn đưa một tờ giấy trắng và sạch cho khán giả và yêu cầu họ bí mật in đầu ngón tay cái

và ngón tay trỏ ở hai bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy Bạn thu lại tờ giấy và mang đậy úp tờ giấy lên miệng lọ đựng cồn iot Sau một thời gian, lấy ra bạn sẽ thấy rõ các dấu tay xuất hiện trên giấy Bạn chỉ cần thu chứng minh thư của khán giả để đối chiếu dấu tay và tìm ngay được “thủ phạm”.

Trang 2

Giải thích: Khi ta in tay lên giấy, tay ta sẽ để lại trên giấy vết mỡ của da Cồn iot sẽ hòa tan vết mỡ này làm xuất hiện dấu tay.

Đốt khăn không cháy

Đốt khăn không cháy

Nhúng ướt một khăn mùi soa, sau đó nhỏ lên vài giọt ete hay axeton rồi đốt Khi khăn cháy cầm một góc khăn vung mạnh Một lúc sau lửa tắt, chiếc khăn vẫn còn nguyên vẹn. Lột da bàn tay

Cầm dao cứa vào tay rồi lột da tay từ từ, “máu” sẽ ứa ra và mặt nhăn lại đau đớn.

Cách làm: Bôi một lớp mỏng glixerin vào lòng bàn tay, sau đó bôi một lớp colodiong lên trên Đợi lớp colodiong khô, lại bôi tiếp một lớp thứ hai Lớp colodiong dày sẽ bóc khỏi da tay Xoa lên lớp colodiong một dung dịch muối sắt (III), ví dụ Fe2(SO4)3 Khi biểu diễn ta cầm con dao cùn đã nhúng vào dung dịch KSCN, đặt má dao áp lên trên lòng bàn tay cứa

và từ từ lột lớp colodiong lên “Máu” sẽ chảy đỏ bàn tay.

Trang 3

Giải thích: Colodiong tạo màng mỏng hơi ngà ngà nâu giống màu da tay Màng mỏng colodiong bám vào tay và có thể bóc ra dễ dàng Dung dịch Fe2(SO4)3 sẽ tác dụng với dung dịch KSCN tạo ra chất Fe(SCN)3có màu đỏ máu Bôi glixeron lên da để lớp colodiong không bám quá chắc vào da tay làm cho khó “lột da”.

Chú ý: Có thể dùng phim ảnh hòa tan vào axeton hay etyl axetat thay dung dịch

colodiong.

Thuốc hiện hình

Lấy giấy lọc tẩm dung dịch phenoltalein rồi phơi khô nó vẫn có màu trắng Lấy giấy này cắt thành chữ hay thành hình tùy ý rồi dán lên giấy trắng Nhúng tờ giấy này vào dung dịch kiềm loãng, chữ hay hình sẽ hiện lên bằng màu hồng rất đẹp như khi rửa ảnh vậy Lắc “nước lã” thành “màu đỏ”

Rót nước đến nửa bình cầu rồi cho thêm vào đó 2 – 3ml dung dịch phenoltalein Đậy bình bằng nút, ở đáy nút có một khe chứa một mẩu NaOH hoặc KOH Lắc bình sao cho chất lỏng không chạm vào nút, như vậy tất nhiên nước không bị nhuộm màu.

Khi tuyên bố là có thể lắc “nước lã” thành “màu đỏ” bạn sẽ lắc mạnh hơn, một phần chất

Theo forum.dayhoahoc.com

1. Tẩy sạch các vết bẩn cứng đầu

Mặc dù những pp trên đều rất Khoa học nhưng thực tế là thực tế nên Hoàng

tử.CT=''ongnoiloc'' xin đc đưa thêm vài pp nữa mang tc chung và đảm bảo hiệu quả 99%.

NN.Có một lần áo trắng của mình bị dính sa tế giặt nhiều xà phòng ngăm lâu lắm mà cũng không sạch cũng mai mình thử nghiệm này thành công nên áo sạch lắm muốn

Trang 4

chia sẽ vơi các bạn.

1.Khử vết bẩn do mực viết,dầu mỡ,sa tế,vết ố do các loại phẩm nhuộm,vết vàng (thường là do các nút sắt trên quần áo)và có hiệu quả vô cùng đối với thâm kim PP.Cũng hơi khó một tí nên các bạn cũng cân nhắc khi thực hiện.

Sử dụng ít kiềm (NaOH) chừng 5% nếu có còn không thì dùng tạm xà phòng giặt áo nhưng pha hơi đặc trong nước để tạo độ kiềm (biểu hiện là độ nhờn) sau đó pha vào 1 chay nước sát trùng oxigia (thông thường bạn mua loại này ngoài y tế 5%) Ngâm hoàn toàn đồ của bạn trong 1 đêm.Xả lại bình thường.

Đây đc coi là một pp mạnh nên nó có hiệu quả cao trong tẩy sạch ,tẩy trắng cho quần

áo ,không có mùi như Javen nhưng có phần hạn chế là dễ gây mục vải (không nhiều đâu lâu lâu mới dùng mà).

2.Cách khử mùi hôi của thuốc tấy:

Nước trà nóng có thể khử mùi hôi của thuốc tẩy javen 100% hơn cả nước xả thông thường nên bạn có thể sd loại này mà vẫn đảm bảo không có tác hại khác mà vẫn tiết kiệm.

Vỏ trứng giúp chống biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học tại ĐH Calcutta (Ấn Độ) vừa công bố phát hiện gây "sốc": vỏ trứng có thể giúp chống biến đổi khí hậu!

Trang 5

Tác giả chính của nghiên cứu, Basab Chaudhuri, đã chứng minh màng vỏ trứng có thể hấp thụ lượng khí gây hiệu ứng nhà kính CO2 cao gấp 7 lần trọng lượng của chính nó, và các nhà khoa học có thể dùng vỏ trứng "nhốt" bớt khí CO2 cho đến khi các phương pháp năng lượng hiệu quả nhằm loại bỏ khí thải độc hại này được phát triển Vỏ trứng bao gồm 3 lớp: lớp màng biểu bì bề mặt, lớp xốp chứa canxi ở giữa và lớp bên trong Lớp thứ hai và thứ ba bao gồm các protein dạng sợi giúp chuyển CO2 thành calcium carbonate

Lớp màng nằm ngay dưới lớp vỏ, dày khoảng 100 micromete Nhóm nghiên cứu của Chaudhuri

đã dùng một loại acid yếu, acid acetic, để tách màng từ vỏ làm chất hấp thụ CO2, và phương pháp tách cơ khí này sẽ hữu hiệu trong quy mô công nghiệp

Trung bình có khoảng 6824mg CO, CO2 được hấp thụ bởi mỗi gam màng vỏ trứng

Chaudhuri cũng cho biết con người có thể giảm lượng khí thải CO2 sau mỗi bữa ăn có trứng do

sự tiếp xúc của màng vỏ trứng trực tiếp với không khí

Khí CO2 đã tăng lên đáng kể từ giữa thế kỷ XIX, khi nhiên liệu hóa thạch, than, dầu, và khí đốt bắt đầu thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong những thập kỷ gần đây phần lớn là do sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí

quyển.Năm 2005, nồng độ CO2 cao gấp 3 lần lượng khí này trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp Và theo thống kê, gần 300 tỉ tấn carbon đã được thải vào bầu khí quyển thông qua việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng từ năm 1751

Theo Tuổi trẻ, Science Daily

Cơ chế của sự tẩy rửa

Sự tẩy rửa được định nghĩa là “làm sạch mặt của một vật thể rắn, với một tác nhân riêng biệt, chất tẩy rửa, theo một tiến trình lý hóa khác hẳn với việc hòa tan thông thường

Quá trình tẩy rửa xảy ra theo các bước như sau:

Trang 6

o Dung dịch tẩy rửa trong nước làm giảm sức căng của nước, nước thấm

sâu vào xơ sợi

o Quá trình lấy bẩn ra

o Quá trình chống tái bám chất bẩn

o Chất hoạt động bề mặt tạo bọt, chất bẩn không tan tập trung lên bề mặt bọt và bị đẩy ra ngoài hay phân tán vào trong dung dịch ở dạng huyền phù, treo lơ lửng

Chất tẩy rửa là chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng bề mặt của nước làm cho vải

được thấm ướt hoàn toàn.Mỗi phân tử của chất hoạt động bề mặt có 1 đầu ưa nước, đầu này bị các phân tử nước hút và 1 đầu không ưa nước (kị nước) – đầu này đồng thời vừa đẩy nước vừa hút vào các chất dầu mỡ bẩn Các lực ngược nhau này đã kéo các chất bẩn ra và làm chúng treo

lơ lửng trong nước ở dạng hòa tan, nhũ hoặc huyền phù Khuấy đảo của tay hay máy giặt đã giúp kéo hẳn các chất bẩn ra khỏi bề mặt cần làm sạch

Các vết bẩn phân cực thì dùng chất hoạt động bề mặt anion, các vết bẩn không phân cực thì dùng chất hoạt động bền mặt không ion

VD: Cơ chế tẩy rửa dầu mỡ của xà phòng

Ban đầu, sợi có dính vết bẩn dạng dầu mỡ được ngâm trong môi trường nước Do sức căng bề mặt của nước lớn nên nước không thể tách hoặc hòa tan vết bẩn

Khi hòa tan chất tẩy rửa vào nước, dung dịch chất tẩy rửa này có sức căng bề mặt nhỏ hơn nước Dung dịch có thể thấm sâu vào sợi vải và lôi các vết dầu mỡ ra, các vết dầu mỡ được lấy

ra và treo lơ lửng ở dạng nhũ tương hoặc dung dịch đồng nhất

Chất tẩy rửa có tác dụng chống bám bẩn trở lại Các vết bẩn trong dung dịch tẩy có thể ưa

hoặc kỵ nước Các hạt ưa nước sẽ phân tán vào trong nước và không bị tái bám Ngược lại các hạt kỵ nước lại có khuynh hướng bám trơ lại vải Trong dung dịch tẩy rửa, phần lớn bề mặt vải

và hạt bẩn tích điện âm

o Các chất hoạt động bề mặt anion bị hút vào hạt bẩn và sợi làm tăng hàng rào tĩnh điện giữa chúng và các hạt giúp sự phân tán các hạt bẩn ổn định, ngăn sự

Trang 7

tái bám Nhưng đến một nồng độ nào đó của vết bẩn và chất hoạt động bề mặt

nhất định, khi nồng độ anion càng cao thì sự tái bám càng tăng do sự nén ép lớp

điện tích kép bao bọc bề mặt sợi và hạt

o Các chất hoạt động bề mặt nonion có dây kỵ nước của phân tử càng dài

thì tính chống tái bám càng lớn Các chất nonion hấp phụ vào bề mặt sợi và các hạt bẩn hướng phần ưa nước ra ngoài Hàng rào lập thể được tạo ra và cả lớp nước

hydrat hóa sẽ ngăn chặn các hạt tiến lại gần sợi, chống lại sự tái bám Nhưng thực

tế chất hoạt động bền mặt nonion có khả năng chống tái bám thấp hơn các anion

o Chất hoạt động bề mặt cation không có tác dụng chống tái bám, nó

không thích hợp cho việc giặt tẩy Chất hoạt động bề mặt cation tích điện dương,

bề mặt vải tích điện âm vì vậy chúng bám vào vải nên không có tác dụng chống tái bám

Chất hoạt động bề mặt tạo bọt làm cho chất bẩn không tan tập trung lên bề mặt bọt và bị

đẩy ra ngoài Một chất hoạt động bề mặt hay hỗn hợp chất hoạt động bề mặt có khả năng tạo bọt tối đa quanh cmc Với một loại chất hoạt động bề mặt , cmc càng nhỏ thì khả năng tạo bọt càng lớn Đối với alky sulfat, chiều dài dây Cacbon tăng thì độ hòa tan cmc giảm, khả năng tạo bọt tăng; khi di chuyển nhóm ưa nước vào trong dây hay dùng dây Cacbon mạch nhánh thì làm tăng cmc từ đó làm giảm khả năng tạo bọt Chất chất hoạt động bề mặt không ion tạo bọt ít hơn ion trong nước Để tăng khả năng tạo bọt người ta thêm vào các thành phần phụ gia, đó là các chất hữu cơ có cực có thể làm giảm cmc của chất hoạt động bề mặt Các chất tăng cường bọt trong bột giặt, nước rửa chén, các dầu gội đầu là mono hay dietanol amid tạo bọt bền, mịn và đều

Ảnh hưởng của môi trường nước đến sự tẩy rửa:

1 Môi trường nước cứng có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ làm kết tủa xà

bông, giảm bọt Do đó trong bột giặt có chứa các thành phần có tác dụng làm mềm nước Ta có thể sử dụng các chất tạo phức như ortho phosphat, pyro phosphat, di

phosphat, tri phosphat (tên gọi không chính xác là tripolyphosphat TPP), EDTA

(etylen Diamin Tetra-acetat), NTA (Nitrilo Tri-acetic) … Nhưng do các chất tạo phức

có chứa phospho sẽ cung cấp dinh dưỡng cho các thực vật sống trong nước nhất là tảo, làm cho chúng phát triển nhanh nên tiêu thụ nhiều O2 hòa tan trong nước vào ban đêm làm cá chết hàng loạt nên hạn chế dùng

2 Sử dụng chất tạo môi trường kiềm và có tác dụng đệm để duy trì môi trường này

Các chất thường sử dụng như TPP, Na2CO3, NaHCO3, các silicat Trước đây, người

ta sử dụng TPP khá phổ biến nhưng hiện nay Zeolit (các silicat) đang từ từ thay thế các carboxylat cùng các loại polymer phân giải sinh học tăng tốc và các silicat mới

đang đi vào thị trường

Nhóm sinh viên Bộ môn công nghệ Hóa - Khoa công nghệ - Trường ĐH Cần Thơ

1 Tại sao pháo bông có nhiều màu?

Trang 8

Tại sao pháo bông có nhiều màu?

Pháo bông được sử dụng vào các dịp lễ, hội hè ở khắp nơi trên thế giới Khi chúng được mồi lửa, chúng phát nổ và tung ra rất nhiều màu sắc Bạn có biết tại sao chúng có nhiều màu không ? Pháo bông được làm bằng một hỗn hợp nitrat potassium, lưu huỳnh , than và muối của một số kim loại Màu sắc có được là do muối của các kim loại như Strontium, barium, magnesium và sodium Chúng được trộn với clorat potassium Muối barium cho ra màu xanh lá cây, sunfat strontium cho màu xanh da trời nhạt Cacbonát strontium cho màu vàng, nitrat strontium cho màu đỏ, muối sodium cho màu vàng, muối của đồng cho màu xanh dương Bột nhôm trong pháo bông tạo ra hình ảnh giống như đám mưa bạc Khi pháo bông phát nổ, những loại muối này cháy trong pháo bông, nhiều loại màu sắc tung ra và tạo nên một cảnh ngoạn mục Trung Quốc là nước đầu tiền chế tạo ra pháo bông

Sau đó hàng trăm năm, Châu Âu, Ả Rập và Hy Lạp mới chế tạo pháo bông

Tìm hiểu thế giới của các loại đá quý

Kim cương, ruby, sapphire, v.v Còn nhiều loại đá quý nữa đang chờ bạn khám phá kìa!

Cùng chiêm ngưỡng những nét đẹp hớp hồn đến từ những viên đá quý nổi tiếng khắp thế giới nhé!

Trang 9

Viên ruby đến từ Tanzania này được tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên từ những đường gợn xanh bao quanh nó Ruby, là một dạng của khoáng chất corundum màu đỏ Nơi có những viên ruby đẹp nhất phải kể đến Myanmar Tuy nhiên ngành công nghiệp khai thác ruby tự nhiên đã bị sút giảm, phần lớn đá ruby hiện nay được tạo ra trong các phòng thí nghiệm

Đây là hình ảnh một viên kim cương được bọc trong một viên đá lửa ánh vàng ở Nam Phi Tên của nó là Kimberley, viên kim cương tám mặt ánh vàng này là một trong những viên kim cương lớn nhất thế giới với trọng lượng lên đến 616 cara

Trang 10

Ruby đỏ trên nền đá đen tạo nên một sự phối màu tuyệt đẹp Ruby được tạo nên từ corundum màu đỏ, nếu như corundum có màu xanh, thì đó sẽ là đá Sapphire Được tạo nên từ nhôm, oxi, corundum cũng có thể có màu vàng, đỏ, xám và nâu

Đá ngọc bích berin Khi khoáng chất berin có màu xanh, người ta gọi nó là đá ngọc bích Những viên ngọc bích đẹp nhất thường mang "quốc tịch" Colombia Đây là một loại khoảng chất tạo bởi berin-nhôm silicat, màu xanh đẹp đến hút hồn của nó được tạo bởi chrom

Trang 11

Hình ảnh một người thợ đãi đá quý ở Ratnupura, Sri Lanka đang đãi đất sét để tìm những viên

đá quý Ngành công nghiệp địa phương chủ yếu dựa vào những viên đá quý này, chúng được tìm thấy ở các mỏ có độ sâu đến 12m

Viên đá topaz xanh này có màu xanh long lanh khiến mọi người phải mê mẩn Đá topaz có thể có

cả màu vàng và xanh lục Đá topaz đỏ vô cùng hiếm Topaz thường tìm thấy ở bên trong những viên đá lửa rilolite

Trang 12

Đá tourmalet đến từ Ấn Độ cũng có tên gọi khác là rubellite Người Ai Cập cổ giải thích việc đá tourmalet có nhiều màu sắc như vậy bằng truyền thuyết viên đá đã đi xuyên qua cầu vồng và đi vào lòng trái đất

Sapphire là một dạng của đá corundum có màu xanh, khi được cắt lồi, nó có hình sao khi được ánh sáng chiếu vào Đá sapphire có thể tìm thấy ở hầu hết trên thế giới nhưng những viên đá sao này thường có xuất xứ từ Sri Lanka

Trang 13

Chiếc nhẫn vàng được đính thêm một viên kim cương khá to Kim cương là loại đá cứng nhất trên hành tinh, là biểu tượng của quyền uy và cái đẹp, tuy nhiên, nó cũng là một nỗi đau với những người dân khốn khổ đang gồng mình phục dịch cho nền công nghiệp khai thác này ở châu Phi Tại châu Phi xuất hiện một khái niệm “Kim cương máu” (Blood Diamond) để nói đến sự cực nhọc của người dân bản địa trong việc khai thác

Viên kim cương Koh-i-noor nổi tiếng được dùng để trang trí trên vương miện của mẹ nữ hoàng Anh Elizabeth Năm 2002, khi mẹ của nữ hoàng qua đời, chiếc vương miện được đem đến trưng bày ở tòa tháp London và đưa đi diễu hành trên khắp đường phố London

Trang 14

Loại đá quý này được gọi là “ngọc mắt mèo“, đây không chỉ là một khoáng vật Cụm từ này thường dùng để chỉ một số khoáng vật khác nhau có ánh xanh phớt lá cây vàng kim hoặc xanh

lá cây xám trông giống mắt mèo Khi được đánh bóng thành ngọc hòn, có thể nhận thấy trên những viên đá có vùng ánh sáng phân bố theo trục dọc của chúng Quầng sáng này rất giống với đồng tử đang giãn của mắt mèo

Thạch anh đỏ, đại diện cho sự cân bằng, trong sạch, quyết đoán Loại đá này thực sự là một

"bác sĩ" thứ thiệt khi có khả năng làm tăng năng lượng, tăng trí nhớ và giúp người dùng có những suy nghĩ tích cực Đồng thời nó làm tăng sự tuần hoàn máu và giúp sản sinh ra nhiều hồng cầu

Ngày đăng: 24/05/2014, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh một người thợ đãi đá quý ở Ratnupura, Sri Lanka đang đãi đất sét để tìm những viên - ảo thuật hóa học
nh ảnh một người thợ đãi đá quý ở Ratnupura, Sri Lanka đang đãi đất sét để tìm những viên (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w