PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU MỘT SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .... NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Phạm Thúy Hằng
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Đình Thọ
Hà Nội – Tháng 11/2007
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 4
I TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4
1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4
1.1 KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4
1.2 BẢN CHẤT CỦA TTCK 5
2 CHỨNG KHOÁN – HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 5
3 NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 7
3.1 KHÁI NIỆM NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN 7
3.2 QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN 7
II PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN 8
1 PHÂN TÍCH KINH TẾ QUỐC TẾ 9
2 PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG NƯỚC 11
3 PHÂN TÍCH KINH TẾ NGÀNH 13
4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 14
III MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 18
1 ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THEO MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DISCOUNTED DIVIDEND MODEL – DDM) 18
2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TỶ SỐ GIÁ/THU NHẬP P/E (PRICE EARNING RATIO) 24
3 PHƯƠNG PHÁP DÙNG TÀI SẢN ĐỂ ĐỊNH GIÁ 25
3.1 PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU LUỒNG TIỀN (DISCOUNTED CASH FLOWS - DCF) 25
3.2 ĐỊNH GIÁ THEO GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG 26
Trang 3CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU MỘT SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 29
I THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 29
1 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 29
2 CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 30
II PHÂN TÍCH MỘT SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 32
1 TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI 32
2 KINH TẾ TRONG NƯỚC 33
3 PHÂN TÍCH NGÀNH 37
4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 39
4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 41
4.2 KẾ HOẠCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 42
4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 43
III ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA MỘT SỐ CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM (TẠI THỜI ĐIỂM 29/06/2007) 47
1 THỊ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN TTCK VIỆT NAM NGÀY 29/06/2007 47 2 ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TẠI THỜI ĐIỂM 29/06/2007 47
2.1 ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP P/E 47
2.2 ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DDM) 48
2.3 ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN (ĐỊNH GIÁ THEO GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG) 51
IV NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM 52
Trang 41 PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU LUỒNG TIỀN (DCF) 52
2 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ THEO GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG 53
3 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HỆ SỐ P/E 54
4 PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU CỔ TỨC (DDM) 56
5 NGUYÊN NHÂN 57
CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 59
I XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 59
II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 61
1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ CÔNG BỐ THÔNG TIN 61
2 HẠN CHẾ CÁC GIAO DỊCH NỘI GIÁN NHẰM TẠO TÍNH MINH BẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG 63
3 CUNG CẤP CÁC HỆ SỐ CẦN THIẾT CHO CÁC MÔ HÌNH VÀ CÁC CHỈ SỐ CHUNG CHO DANH MỤC THỊ TRƯỜNG 65
III CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 67
1 TĂNG CƯỜNG SỰ ĐIỀU HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LÀM TĂNG HIỆU QUẢ THÔNG TIN TRÊN TTCK 67
2 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 68
3 NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ ĐẦU TƯ 70
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Danh sách các doanh nghiệp kinh doanh XNK niêm yết trên TTCK
Việt Nam 31
Bảng 2 Tổng sản phẩm trong nước năm 2005 và 2006 34
Bảng 3 Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2000 - 2006 36
Bảng 4 Kết quả hoạt động kinh doanh 41
Bảng 5 Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 42
Bảng 6 Các chỉ tiêu tài chính 44
Bảng 7 Thị giá cổ phiếu ngày 29/06/2007 47
Bảng 8 Giá CP tính theo phương pháp P/E 47
Bảng 9 Giá CP tính theo phương pháp chiết khấu cổ tức 50
Bảng 10 Giá CP tính theo phương pháp tài sản 51
Biểu đồ 1: VN-Index từ 11/2006 đến 10/2007 29
Biểu đồ 2 Diễn biến lãi suất bình quân liên ngân hàng loại kỳ hạn 6 tháng 36
Trang 6ABT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Bến Tre
ACL Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An
Giang AGF Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang
DMC Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
GIL Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình
Thạnh KHA Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội
LAF Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An
SAV Công ty Cổ phàn Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu
SAVIMEX SGC Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang
TMC Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức
TNA Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Sau 7 năm hoạt động (từ tháng 7/2000) TTCK Việt Nam đã có dấu hiệu phát triển vững mạnh và dần đi vào hoạt động ổn định và có quy luật Từ tháng 3/2005, TTGDCK Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của TTCK Việt Nam Năm 2005, Chính phủ thúc đẩy việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và nhanh chóng đưa các công ty này niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Từ 2 mã chứng khoán ban đầu, hiện nay đã có 207 mã chứng khoán ở trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP HCM QĐ số 38/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/10/2005 về việc mở rộng “room” (tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với mỗi loại cổ phiếu) cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài từ tỷ lệ 30% lên 49% và từ tháng 7/2005, Nhà nước cho phép các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết trên TTCK Việt Nam Đây là một động lực mạnh mẽ làm gia tăng “hàng hoá” (các cổ phiếu của công ty niêm yết) cho TTCK Việc các Công ty Cổ phần và các Quỹ đầu tư tham gia vào TTCK đã làm thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế của nước ta, cũng như làm minh bạch hoá tình hình tài chính của các công ty niêm yết Thêm vào đó, Luật chứng khoán ra đời năm 2006 góp phần tạo ra môi trường pháp lý cho TTCK hoạt động và phát triển Ngày càng nhiều cổ phiếu được niêm yết, theo đó các nhà đầu tư cũng có nhiều lựa chọn loại cổ phiếu để đầu tư
Để lựa chọn đúng loại cổ phiếu, đúng thời điểm để đầu tư, các nhà đầu
tư nhất thiết phải phân tích và định giá Tuy nhiên phân tích và định giá cổ phiếu ở Việt Nam còn khá mới mẻ Trên thực tế, có rất nhiều công trình
nghiên cứu về các phương pháp phân tích và định giá cổ phiếu như :“Phân tích và đầu tư chứng khoán” (2003) của Th.S Lê Thị Mai Linh, Định giá cổ phiếu – phương pháp chiết khấu dòng cổ tức của Lâm Minh Chánh, “Phương
Trang 8pháp tính giá trị thực của cổ phiếu” của Lê Thành Tuân Trong đó, các tác giả
chủ yếu tập trung nghiên cứu lý thuyết, rất ít bài nghiên cứu định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp cụ thể niêm yết trên TTCK Trước những diễn biến mới của TTCK như hiện nay, việc phân tích và định giá các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam là hết sức cần thiết, qua đó để các nhà đầu tư Việt Nam vốn theo tâm lý số đông sẽ có cơ sở để đánh giá và nhận xét các cổ phiếu mà mình đầu tư Hơn nữa, là sinh viên khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế của trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, chuyên ngành kinh tế ngoại thương nên em mong muốn nghiên cứu về các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và cổ phiếu của các doanh nghiệp này Chính vì thế, em
đã chọn đề tài: “Phân tích và định giá cổ phiếu của các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Khoá luận này nhằm đạt được các mục tiêu như sau:
- Giới thiệu một số phương pháp phân tích và định giá cổ phiếu Trong
đó, tập trung nghiên cứu phương pháp phân tích cơ bản, 3 phương pháp định giá phổ biến: chiết khấu dòng cổ tức, hệ số P/E và phương pháp dùng tài sản
- Phân tích và định giá cổ phiếu của 5 doanh nghiệp kinh doanh XNK niêm yết trên TTCK Việt Nam, qua đó đánh giá giá trị thực của các cổ phiếu
so với giá thị trường của chúng Đồng thời, trong quá trình phân tích sẽ chỉ ra những khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp
- Người viết cũng xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân tích và định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam
Để thực hiện được các mục tiêu trên, ngoài các phần bảng biểu, phụ lục, bài khoá luận được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu một số phương pháp phân tích và định giá cổ phiếu Chương 2: Phân tích và định giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 9Chương 3: Những điều kiện để nâng cao hiệu quả phân tích và định giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như mô tả, phân tích, thống kê, tổng hợp và đưa ra các ví dụ thực tế, từ đó làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu
Do những hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế nên bài khoá luận của em không tránh khỏi có những thiếu sót Em kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cô giáo
Cuối cùng em xin đặc biệt cảm ơn TS Nguyễn Đình Thọ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo giảng dạy tại trường ĐH Ngoại Thương đã trang bị cho em những kiến thức nền tảng để em có thể tiếp cận và nghiên cứu
đề tài này
Trang 10CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
I Tổng quan về thị trường chứng khoán, niêm yết trên thị trường chứng khoán
1 Khái niệm, bản chất thị trường chứng khoán
1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán
TTCK được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại Người ta thường ví TTCK là “phong vũ biểu của nền kinh tế”, tức là thông qua thị trường chứng khoán, người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển của một nền kinh tế
“Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán” (Luật Chứng Khoán 2006)
Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất là một thị trường mà ởi đó người ta mua bán, chuyển nhượng trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời
TTCK phải tồn tại ở một nơi mà ở nơi đó việc mua bán chứng khoán được thực hiện Trong quá trình phát triển và hoàn thiện TTCK ở các nước có nền sản xuất và lưu thông hàng hoá lâu đời như Mỹ, Anh, Pháp nơi đó tồn tại dưới hai hình thức: TTCK có tổ chức và TTCK phi tổ chức Hình thái điển hình của TTCK có tổ chức là Sở giao dịch chứng khoán (stock exchange) Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary market), hay thị trường thứ cấp (Secondary market), tại Sở giao dịch (Stock exchange) hay TTCK phi tập trung (Over the counter market) Các quan hệ mua bán này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như
Trang 11vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động chuyển từ tư bản sở hữu sang
tư bản kinh doanh
1.2 Bản chất của TTCK
Xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán Nhưng xét về mặt bản chất thì:
TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm Tập trung các nguồn vốn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng Chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh
TTCK là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp Ngược với cách tài trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các trung gian tài chính, những người có vốn có khi
có đủ điều kiện về môi trường tài chính, pháp lý… sẽ trực tiếp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh không cần qua các trung gian tài chính mà chuyển vốn thông qua TTCK, một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn theo nguyên tắc đầu tư
TTCK thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ Các chứng khoán mua bán trên TTCK có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên TTCK theo giá cả thị trường,
do đó bề ngoài nó được coi như một tư bản hàng hoá
Có thể nói, TTCK là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá
2 Chứng khoán – hàng hoá trên thị trường chứng khoán
Chứng khoán là hàng hoá của TTCK Đó là những tài sản tài chính vì
nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về
Trang 12Theo Điều 6, Luật Chứng Khoán năm 2006 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu
tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng
Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định
Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá được xác định trước trong thời kỳ nhất định
Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán cho một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước
Trang 13Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai
Nói chung người ta phân chia chứng khoán thành 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có thể chuyển đổi ( là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định,
có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác) và các công cụ phái sinh ( bao gồm: quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai.)
3 Niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán
3.1 Khái niệm niêm yết chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán
Cụ thể, đây là quá trình SGDCK chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên SGDCK nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính do SGDCK
đề ra Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên công ty phát hành
và giá chứng khoán
Hoạt động niêm yết chứng khoán đòi hỏi phải đảm bảo độ tin cậy đối với thị trường cho các nhà đầu tư Cụ thể, các công ty xin niêm yết phải đáp ứng được các điều kiện để niêm yết Điều kiện này được quy định cụ thể trong quy chế về niêm yết chứng khoán do SGD ban hành Thông thường, có hai quy định chính về niêm yết là yêu cầu công bố thông tin của công ty và tính khả mại của chứng khoán
3.2 Quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam về Niêm yết chứng khoán
Tại Điều 40, Luật Chứng khoán Việt Nam quy định:
Trang 14Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán
Tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết Tổ chức tư vấn niêm yết,
tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và bất cứ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm
vi liên quan đến hồ sơ niêm yết
Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán tại
Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán và việc niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài
II Phân tích chứng khoán
Trong phân tích chứng khoán người ta thường áp dụng hai phương pháp cơ bản là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.Trong khôn khổ bài viết này em xin được tập trung vào phương pháp “Phân tích cơ bản”
Phân tích cơ bản là phương pháp nghiên cứu nhằm xác định giá trị thực của công ty và so sánh giá trị này với mức giá cổ phiếu hiện hành Cụ thể hơn, đó là sự phân tích thực trạng tài chính của công ty (phân tích tài chính) để xem xét công ty đó có lành mạnh về tài chính hay không nhằm phục
vụ cho việc xét đoán loại chúng khoán nào tốt xấu, từ đó đưa ra quyết định đầu tư
Điều mà các nhà phân tích cơ bản coi như kim chỉ nam chính là cho rằng giá trị thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền mặt… Bất kỳ một sai lệch nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực
Trang 15Hầu hết các thông tin cơ bản đều tập trung vào thống kê về công ty, về ngành nghề mà công ty hoạt động và những thống kê về nền kinh tế nói chung Quá trình phân tích hoạt động một doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định đầu tư thường bao gồm 5 bước cơ bản sau:
• Phân tích tình hình kinh tế quốc tế
• Phân tích tình hình kinh tế trong nước
• Phân tích tình hình kinh tế ngành
• Xác định tình hình tài chính doanh nghiệp
• Định giá cổ phiếu
Phân tích các báo cáo tài chính là phần quan trọng nhất của phân tích
cơ bản Phân tích các báo cáo tài chính sẽ đưa ra các số liệu trong quá khứ nhằm đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai và phân tích cơ bản tập trung vào các chỉ số tương đối thể hiện một cách khái quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý (năm) đó
1 Phân tích kinh tế quốc tế
- Mức tăng trưởng kinh tế là một thước đo sự tăng trưởng kinh tế trong một giai đoạn nhất định tính bằng tỷ lệ phần trăm Thước đo này không phụ thuộc vào tình hình lạm phát
Trong đó: GDP1, GDP2 : tổng thu nhập quốc dân của toàn thế giới trong 2 năm liên tiếp
- Vấn đề chính trị
Rủi ro chính trị là những rủi ro tài chính xảy ra do Chính phủ đột nhiên thay đổi những chính sách Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước nhưng lại tác động gián tiếp đến tình hình chính trị quốc tế Trong
xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì vấn đề chính trị thế giới ảnh hưởng tới mọi mặt, mọi quốc gia trên thế giới Vì vậy khi phân tích tình hình hoạt
Trang 16động của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì đây là một trong những nhân tố vĩ mô cần phải xem xét đến
- Chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá liên quan đến chi tiêu và thuế của Chính phủ Chính sách tài khoá là công cụ trực tiếp để thúc đẩy hoặc kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế Chính phủ bằng cách tăng tiêu dùng sẽ kéo theo sự tăng cầu về hàng hoá và dịch vụ Tương tự như vậy, Chính phủ bằng cách tăng thuế suất sẽ tác động đến thu nhập của người tiêu dùng, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm tiêu dùng giảm xuống…
- Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có liên quan đến sự biến động của cung tiền đối với nền kinh tế vĩ mô, bao gồm: Chính sách (hay nghiệp vụ) thị trường mở; Chính sách tái chiết khấu của Ngân hàng Trung ương; Chính sách lập quỹ dự trữ bắt buộc Chính sách này hoạt động thông qua ảnh hưởng của nó đối với lãi suất
Sự tăng lên của cung tiền sẽ làm giảm lãi suất ngắn hạn, qua đó khuyến khích đầu tư và tiêu dùng Tuy nhiên nếu xét trong dài hạn thì việc tăng cung tiền sẽ chỉ dẫn đến sự tăng giá hàng hoá mà không có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế về lâu dài
Chính sách tiền tệ tác động đền nền kinh tế trên diện rộng hơn so với chính sách tài khoá Khi lượng tiền trong lưu thông tăng lên, các nhà đầu tư
Trang 17thấy rằng danh mục tài sản của mình quá nhiều tiền Khi đó, họ sẽ cân đối lại danh mục của mình bằng cách mua chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… Trong dài hạn, các cá nhân có thể tăng nắm giữ chứng khoán và mua tài sản thực Và việc này trực tiếp kích thích đến nhu cầu tiêu dùng
2 Phân tích kinh tế trong nước
Khi nền kinh tế phát triển tốt thì thị trường chứng khoán có xu hướng
đi lên và ngược lại, khi kinh tế giảm sút thì thị trường chứng khoán đi xuống Nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế thì có thể dự báo được
xu thế phát triển chung của thị trường chứng khoán Vì vậy, các nhà đầu tư cần cố gắng dự đoán tình hình kinh tế để tìm ra những đỉnh điểm của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ để tham gia hoặc rút khỏi thị trường chứng khoán và những thời điểm thích hợp nhất
Mặt khác, môi trường chính trị – xã hội và hệ thống chính sách cũng có những tác động rất lớn đến bản thân thị trường chứng khoán và hoạt động của các doanh nghiệp Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác động tốt hoặc xấu tới thị trường chứng khoán, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm
Môi trường pháp luật là yếu tố quan trọng tác động đến thị trường chứng khoán Môi trường pháp lý cần được xem xét trên các góc độ:
• Hệ thống hành lang pháp lý của thị trường chứng khoán được xây dựng như thế nào, có đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư hay không?
• Những mặt khuyến khích, ưu đãi, hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật
• Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến thị trường chứng khoán
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Trang 18GDP là chỉ số cho biết tổng số sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra GDP là chỉ số quan trọng nhất phản ánh cả nền kinh tế tại một thời điểm nhất định
- Tỷ lệ thất nghiệp
Nguồn lao động bao gồm những người tuỳ theo tuổi tác và thể lực có thể tham gia vào những hoạt động kinh tế của xã hội Những người được coi là thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích cực đi tìm việc Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp và nguồn lao động
Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, liên tục tức là GDP tăng lên thì tỷ
lệ thất nghiệp có xu hướng giảm xuống Đó là do GDP thực tế tăng lên, số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ cung cấp cũng tăng lên, nhờ đó mà số lao động có việc làm tăng để cung cấp đủ số lượng hàng hoá đó
sẽ bị xói mòn bởi lạm phát Nếu lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán
có lãi suất cố định chỉ được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng đương đầu với lạm phát Kết quả là giá trị thị trường của các chứng khoán có lãi suất cố định sẽ bị giảm và điều này làm tăng lãi suất đối với chứng khoán đó
- Lãi suất
Lãi suất là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc quyết định giá của chứng khoán có lãi suất cố định Nếu lãi suất ổn định ở một mức trong một
Trang 19giai đoạn nào đó thì một người sẽ dự kiến lãi đối với nhiều loại chứng khoán
ở một mức liên quan
Khi lãi suất ngân hàng tăng, người ta có xu hướng gửi tiền ngân hàng
và giảm đầu tư, khiến tiền gửi ngân hàng tăng, giá cổ phiếu giảm Ngược lại, lãi suất giảm, tiền gửi ngân hàng giảm, vốn sẽ quay trở về thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu tăng
- Chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái của một quốc gia là giá của đồng tiền nước đó so với đồng tiền của một nước khác Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại
đó một đồng tiền có thể đổi được với đồng tiền khác
Chính sách tỷ giá hối đoái là những chính sách mà Ngân hàng trung ương bằng cách này hay cách khác tác động đến tỷ giá hối đoái, qua đó giúp bình ổn cung – cầu thị trường
Bằng những chính sách về tỷ giá hối đoái, Chính phủ sẽ tác động đến tình hình kinh tế trong nước nhằm kích thích hay giảm bớt nguồn ngoại tệ chảy vào trong nước, thu hẹp hay mở rộng xuất khẩu… Vì vậy, chính sách này là một trong những công cụ để điều tiết nền kinh tế, qua đó tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán nói riêng
3 Phân tích kinh tế ngành
Phân tích ngành thường đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai của ngành đó Các chuyên gia đã khuyên rằng: Nên đầu tư vào những chứng khoán có tính thanh khoản thấp hoạt động trong những ngành nghề tốt hơn là đầu tư vào những chứng khoán có tính thanh khoản cao mà ngành nghề đó kém phát triển vì rủi ro là rất lớn
Trong nền kinh tế có rất nhiều ngành khác nhau, vì vậy, trong quá trình phân tích cần xác định ngành nào có triển vọng phát triển để quyết định đầu
tư hợp lý Bên cạnh việc nghiên cứu chính bản thân ngành đó, còn phải nghiên cứu các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất như chính
Trang 20sách xuất nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, các quy định về thuế của Chính phủ…
Trước khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ, chúng ta cần phải phân tích hoạt động toàn ngành về những vấn đề:
• Lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của ngành đó
• Cần theo dõi hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư đúng lúc
• Các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó vào cùng một thời điềm cần xác định mức lợi suất đầu tư của từng ngành để so sánh
• Phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro trong tương lai
4 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Bằng việc xem xét các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đưa ra các chỉ số quan trọng bao gồm 5 nhóm: hệ số lợi nhuận, hệ số giá, tính thanh khoản của chứng khoán, các đòn bẩy và tính hiệu quả
Việc phân tích các báo cáo tài chính là việc phân tích các dữ liệu có trong các báo cáo tài chính nhằm đánh giá:
• Tính linh hoạt, tức là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
• Khả năng thanh toán, tức là khả năng thực hiện các khoản nợ dài hạn của công ty
• Khả năng sinh lời, là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh
Các báo cáo tài chính
- Bảng tổng kết tài sản (Bảng cân đối kế toán): là báo cáo tài chính phản ánh tất cả tài sản do công ty sở hữu và các nguồn tài chính để hình thành nên các tài sản đó tại một thời điểm
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Trang 21- Báo cáo kết quả kinh doanh (Báo cáo thu nhập): ghi nhận luồng tiền thu chi và việc sử dụng luồng tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ
Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo về những thay đổi của tình hình tài chính doanh nghiệp Báo cáo này cho biết nguồn tiền và việc phân bổ nguồn tiền ấy trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các chỉ số đánh giá tình hình tài chính
- Hệ số chung: Các hệ số này cho biết mức phân bổ của chúng trong doanh thu
• Giá vốn hàng bán/ Doanh thu
• Chi phí khác/ Doanh thu
• Lãi ròng/ Doanh thu
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning per Share - EPS): cho biết lợi nhuận thu được từ mỗi cổ phiếu
- Hệ số lãi gộp (Gross Profit Margin): Thể hiện khả năng trang trải chi phí, đặc biệt là chi phí bất biến để đạt được lợi nhuận
Lãi gộp = Giá bán – Giá vốn hàng bán
- Hệ số giá/ Thu nhập (Price to Earning Ratio – P/E Ratio)
Hệ số này cho biết nhà đầu tư phải trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của mỗi cổ phiếu Như vậy, P/E phản ánh sự mong đợi của các nhà đầu tư vào
sự tăng trưởng lợi tức của các công ty
Trang 22- Hệ số lãi ròng (Profit Margin): phản ánh chiến lược về giá của công ty
và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động
Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế
- Suất sinh lời của tài sản (Returns On Assets – ROA)
Hệ số suất sinh lời của tài sản mang ý nghĩa: Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả Hệ số sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số vòng quay tài sản Suất sinh lời của tài sản càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn
- Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Returns on Equity – ROE)
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đo lường tiền lời của mỗi đồng vốn bỏ ra
- Số vòng quay tài sản: Hệ số này cho biết doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản Nói cách khác, một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số này càng cao, việc sử dụng tài sản càng có hiệu quả
- Kỳ thu nợ (Collection Ratio): nhằm đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu do bán chịu
Trang 23- Số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Ratio): diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hoá, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hoá kinh doanh phù hợp trên thị trường
- Hệ số nợ/ Tài sản (Debt/ Asset Ratio)
- Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu (Debt/ Equity Ratio) Hệ số này là loại hệ
số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid Test – Quick Ratio): đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn
- Hệ số chi trả lãi vay (Interest Coverage)
Trong đó: EBIT (Earnings Before Interest and Taxes): Thu nhập trước thuế và lãi vay
Hệ số chi trả lãi vay < 1 chứng tỏ công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ Hệ số lý tưởng là ≥ 1,5
- Hệ số thanh toán ngắn hạn (Working Capital Ratio – Current Ratio)
Trang 24Hệ số thanh toán ngắn hạn là tỷ số giữa tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm so với nợ vay Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn ý nghĩa của hệ số này là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn thêm Hệ số này ≥ 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp
III Một số phương pháp định giá cổ phiếu
Xác định giá chứng khoán là một công việc phức tạp và thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư chứng khoán Chứng khoán đó đáng giá bao nhiêu
và lúc nào nên mua-bán là một câu hỏi mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong mình giải đúng
Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam và trên thế giới dùng 3 phương pháp phổ biến để tính và dự đoán giá cổ phiếu:
– Phương pháp dòng tiền chiết khấu (dùng mô hình DDM)
– Phương pháp sử dụng hệ số P/E
– Phương pháp tài sản (dùng mô hình DCF)
1 Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức (Discounted Dividend Model – DDM)
Giá cổ phiếu hiện tại chính là giá trị quy về hiện tại của toàn bộ các luồng thu nhập trong tương lai Cốt lõi của việc định giá theo phương pháp này có hai yếu tố:
• Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ước đoán cho tương lai
• Tỷ lệ lãi suất yêu cầu
Vì thế để xác định được giá trị cổ phiếu theo phương pháp định giá này, trước tiên phải tính được tỷ lệ lãi suất yêu cầu và ước đoán được thu nhập của
cổ phiếu trong tương lai
Làm thế nào để xác định được thu nhập qua đầu tư vào cổ phiếu?
Trang 25Giả sử một người đầu tư mua một cổ phiếu với giá trong năm là P0 Liệu năm sau người đó thu được lợi nhuận là bao nhiêu? Vào năm sau người đầu tư sẽ thu nhận được cổ tức và lãi vốn (tức là chênh lệch giá cổ phiếu năm sau so với năm trước)
Nếu ký hiệu cổ tức năm sau là D1 và giá cổ phiếu năm sau là P1 thì:
• Thu nhập dự kiến của người đầu tư cổ phiếu vào năm sau sẽ là:
Vì vậy, khi tính lãi của người đầu tư cổ phiếu phải tính đủ cả hai thành phần cổ tức và lãi vốn
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận dự đoán khi năm nay bỏ vốn mua cổ phiếu giá Po là:
r =
P
P P D
0
0 1
1 ( )
Trong đó: D1: cổ tức dự đoán năm sau (expected dividend)
P1 : giá cổ phiếu dự đoán năm sau (expected price)
r : tỷ suất lợi nhuận ước tính
Tính tỷ suất lợi nhuận đầu tư (r) – hay còn gọi là tỷ lệ chiết khấu
Để tính được tỷ suất này phải dựa trên mức độ rủi ro của công ty phát hành Rõ ràng là nếu công ty có độ rủi ro càng cao thì mức lợi suất đem lại càng lớn, khi đó người đầu tư mới có thể đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó
Để xác định r, người ta có thể dùng một số công thức khác nhau tuỳ thuộc vào
Trang 26cơ cấu vốn của công ty phát hành Công thức phổ biến nhất áp dụng theo mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model):
r = rf + (rm – rf) Trong đó: rf : Lợi suất phi rủi ro
rm: Lợi suất danh mục thị trường
: đo lường mức độ nhạy cảm của lợi suất của từng cổ phiếu so với biến động của lợi suất thị trường
Về mặt lý thuyết, công thức trên chỉ nên áp dụng trong trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu Nếu công ty phát hành cả cổ phiếu lẫn trái phiếu (hoặc có vay nợ) thì r cần được xác định theo chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) như sau:
E D
D x E D
re (hay r): lãi suất gọi vốn cổ phần hay còn gọi là tỷ suất vốn hóa thị trường (lợi suất yêu cầu của người đầu tư khi mua cổ phiếu)
rd: lãi suất vay nợ
E, D: khối lượng vốn cổ phần và vốn vay tương ứng
t: thuế suất
re = ra + (D/E)[ra – rd (1-t)]
Từ công thức trên ta có thể thấy: khi công ty chỉ phát hành cổ phiếu thì
ra=re Khi công ty vay thêm vốn thì rủi ro cho cổ đông tăng, vì thế lợi suất yêu cầu cũng cao hơn
Tuy nhiên, trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì chưa thể áp dụng các công thức trên để ước tính r vì chưa có căn cứ về mức độ rủi ro của công ty Vì thế, để có thể xác định được r, người
Trang 27đầu tư cần phải căn cứ vào tỷ suất thu nhập dự tính của các cổ phiếu có cùng mức rủi ro với cổ phiếu cần định giá, vì để đảm bảo điều kiện cân bằng trong các thị trường vốn hoạt động hoàn hảo thì tất cả các loại chứng khoán có cùng
độ rủi ro đều phải chào bán với cùng một tỷ suất thu nhập dự tính Đôi khi để thuận tiện trong cách tính toán, người ta có thể lấy khung lãi suất chung hiện hành trên thị trường để xác định r
Tính D 1: Thông thường, việc ước tính cổ tức năm đầu (D1) được dựa trên số liệu về cổ tức trong quá khứ, chính sách phân chia cổ tức trong tương lai; ước tính thu nhập năm sau của công ty để từ đó ước tính ra giá trị cổ tức
có thể nhận được trong năm tới (D1)
Tính g (tốc độ tăng trưởng của công ty) Việc ước tính tỷ lệ tăng
trưởng cổ tức của công ty phải dựa trên đánh giá tiềm năng phát triển của công ty về lâu dài chứ không chỉ đơn thuần trong một số năm tới, vì tốc độ tăng trưởng g được giả định là mức tăng trưởng đều đặn của công ty trong suốt thời gian hoạt động Do vậy, các số liệu để tính toán g phải là mức dự đoán bình quân về lâu dài
Tốc độ tăng trưởng cổ tức được giả định là bằng với tốc độ tăng trưởng thu nhập và được tính bằng công thức: g = ROE x RE
Với RE là phần trăm lợi nhuận để lại để tái đầu tư (=1-tỷ lệ chia cổ tức=1-D1/EPS1)
Định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu cổ tức:
Trong đó: P0: Giá cổ phiếu thường
Di: Lợi tức của cổ phiếu thường năm thứ i
r: Lãi suất chiết khấu
Trang 28Do giá của cổ phiếu thường phụ thuộc chủ yếu vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nên giá của nó có thể lên xuống cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá Xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có thể tốt hay xấu có thể dựa vào tốc độ tăng trưởng của công ty Dưới đây là một số
mô hình định giá cổ phiếu công ty dựa vào tốc độ tăng trưởng của công ty:
- Mô hình không tăng (Zero growth)
- Mô hình tăng đều (Constant growth)
Trong thực tế, công ty cổ phần thường có sự tăng trưởng và ta giả sử sự tăng trưởng hàng năm với một tốc độ không đổi là g/năm, khi đó của cổ phiếu thường sẽ là:
Vì sự tăng trưởng với tốc độ không đổi là g nên:
Trang 29Suy ra: Giá của một cổ phiếu thường là:
- Mô hình tăng trưởng nhiều giai đoạn (Differential growth)
Trong cơ chế thị trường, thông thường công ty tăng trưởng qua nhiều giai đoạn Mô hình đơn giản nhất về chu kỳ sống của một công ty là mô hình tăng trưởng hai giai đoạn – giai đoạn phát triển và giai đoạn trưởng thành Ở giai đoạn phát triển, cổ tức lúc đầu tăng trưởng theo tỷ lệ trung bình trong nhiều năm và với tốc độ bình quân ở giai đoạn trưởng thành
Giả sử công ty có mức độ tăng trưởng trong những năm đầu là gs, và những năm sau là gL và giả sử rằng nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong vòng n năm, và sau đó bán cổ phiếu đi với giá Pn ở cuối năm thứ n thì:
Mô hình Gordon
- Mô hình với tốc độ tăng trưởng ổn định
- Mô hình đối với công ty không trả cổ tức
Với: n là số năm không trả cổ tức
Trang 30- Mô hình với tốc độ tăng trưởng giảm dần theo đường thẳng
Với: H = t/2 là nửa khoảng thời gian của giai đoạn tăng trưởng cao
2 Phương pháp sử dụng tỷ số giá/thu nhập P/E (Price Earning Ratio)
Phương pháp định giá cổ phiếu bằng hệ số P/E là phương pháp được áp dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán đã phát triển Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu (thị giá) và thu nhập hàng năm của một cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ Thông thường để dự tính giá của một loại cổ phiếu, người
ta thường dùng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về quy mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường
Giá mỗi cổ phiếu: P0 = P/E x EPS1
Trong đó: P/E: hệ số giá/thu nhập
EPS1: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng một trong các cách sau đây:
- Lấy chỉ số P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc lựa chọn một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận,
độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu mà chúng ta cần định giá Khi đó P/E sẽ là hệ số giá/thu nhập bình quân của ngành hoặc của công ty được lựa chọn
- Xác định hệ số P/E “hợp lý” hay nội tại của chính công ty đó Giá cổ phiếu được xác định bằng cách nhân hệ số P/E thông thường với thu nhập của công ty
Trang 31Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, hệ số P/E hợp lý” được tính như sau:
Có: Po=D0(1+g)/(1-g)
Suy ra: P0/E0=(D0/E0)x(1+g)/(1-g)=RE0x(1+g)/(1-g)
Hay: P/E = RE x (1+g)/(1-g)
Trên thực tế, khi tiến hành định giá cổ phiếu công ty thì việc lựa chọn
hệ số P/E cụ thể không đơn thuần như hai phương pháp trên mà còn phải căn
cứ vào xu hướng phát triển của toàn ngành và của từng công ty cụ thể Do vậy, ta có thể kết hợp cả hai cách trên để xác định giá trị cổ phiếu của công ty
Ngoài cách dùng hệ số P/E, các chuyên gia phân tích tài chính còn có thể dùng tổng hợp các hệ số tài chính để định giá cổ phiếu Nhưng việc làm này rất khó vì chỉ có các chuyên gia phân tích tài chính mới có thể dự đoán được những biến động của các hệ số tài chính
3 Phương pháp dùng tài sản để định giá
3.1 Phương pháp chiết khấu luồng tiền (Discounted Cash Flows - DCF)
Xét trên phương diện toàn công ty, luồng tiền không được giữ lại để đầu tư gọi là luồng tiền tự do sử dụng
Luồng tiền tự do sử dụng = Doanh thu – Chi phí - Đầu tư
Công ty có thể sử dụng nguồn thu nhập của mình theo một số cách Có thể dùng toàn bộ số tiền đó để chia cổ tức; giữ lại một phần để đầu tư; phần còn lại để chia cổ tức hoặc có thể nguồn thu nhập đó được đưa toàn bộ vào đầu tư; đồng thời còn phải vay thêm vốn để đầu tư Số tiền thu nhập còn lại sau khi giữ lại một phần để tái đầu tư vào kinh doanh chính là để trả cổ tức
Vì vậy, cổ tức chính là luồng tiền tự do tính trên một cổ phiếu Trong trường hợp một năm nào đó chưa có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng ít hơn lượng tiền đưa vào đầu tư (thường là những năm đầu của dự án) thì luồng tiền tự do năm đó âm
Trang 32PV(Dt): Giá trị hiện tại của dòng tiền
Nếu kí hiệu dòng tiền tự do năm thứ H là FCFH thì công thức trên sẽ được viết lại như sau:
P0 =
) 1 ( ) 1 ( )
1 (
2 1
r
P r
FCF r
FCF
FCF
H H H
1
2 1
r
FCF r
FCF
FCF
H H
PV(H) =
) 1
P
H
H
(Giá trị hiện tại của cổ phiếu vào năm thứ H)
Công thức tính giá cổ phiếu:
P0 = PV(luồng tiền H) + PV(H) Trên đây là công thức tính giá trị của cả công ty Nếu công ty không có vốn nợ thì giá trị mỗi cổ phiếu bằng giá trị công ty chia cho số lượng cổ phiếu Trường hợp có vốn nợ thì phải lấy giá trị công ty trừ đi giá trị vốn nợ rồi mới chia cho số lượng cổ phiếu để tính giá trị mỗi cổ phiếu
Điều quan trọng nhất trong phương pháp này là phải lập được bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, ít nhất là cho thời hạn 5 năm, để ước tính các khoản doanh thu, chi phí và luồng tiền tự do sử dụng Việc này là rất khó trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Việc dự đoán các yếu tố trên không những chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của công ty, mà còn phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý
và đặc biệt là chế độ kế toán
3.2 Định giá theo giá trị tài sản ròng
Trên một số phương diện, phương pháp định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng cũng phù hợp với các phương pháp định giá khác Quan điểm
Trang 33chung của phương pháp này cho rằng một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó
và giá trị này không nhất thiết phải có những tác động trực tiếp lên giá trị thực của công ty nói chung
Để tính giá trị tài sản ròng, trước hết phải tính giá trị tài sản có thực (đã loại bỏ các khoản nợ khó đòi) theo giá thị trường, sau đó trừ đi tổng nợ của công ty, phần còn lại chính là giá trị tài sản ròng hay giá trị vốn chủ sở hữu
Công thức tính:
Trong đó:
Giá trị tài sản ròng có điều chỉnh (Giá trị doanh nghiệp)
= Tổng nguồn vốn – Nợ phải trả - Các Quỹ – Kinh phí
= Nguồn vốn chủ sở hữu – Các Quỹ – Kinh phí
Trong phương pháp định giá này, thực chất ta phải định giá giá trị thực của doanh nghiệp Để định giá doanh nghiệp, căn cứ vào Nghị định của Chính Phủ : 187/2004/NĐ - CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần
Như vậy, ở trên em đã trình bày 3 phương pháp cơ bản để định giá cổ phiếu (Phương pháp chiết khấu cổ tức, phương pháp dùng hệ số P/E, phương pháp tài sản) Phương pháp chiết khấu cổ tức khó thực hiện ở chỗ phải ước lượng r Trong phương pháp tài sản thì định giá bằng dòng tiền chiết khấu (DCF) là khá phức tạp đòi hỏi phải có tổng hợp các số liệu về công ty
Khi xem xét, đánh giá một công ty, trước hết phải đánh giá về chất lượng công ty, bộ máy quản lý điều hành và xu hướng phát triển của công ty trong tương lai Tuy nhiên, phân tích đầu tư không chỉ đơn thuần là đánh giá công ty mà phải xem xét giá trị cổ phiếu của công ty đó có đúng với giá nó đang được mua bán hay không
Trang 34Khi lựa chọn đầu tư cổ phiếu, ta phải xem xét đánh gía công ty phát hành, xác định mức độ rủi ro và lợi suất yêu cầu ứng với mức rủi ro đó; từ đó xác định giá trị nội tại của công ty (mà nhà đầu tư có thể cho đó là giá trị thực theo đánh giá của mình) Bước tiếp theo là cần so sánh giá trị cơ bản (nội tại) của cổ phiếu với giá thị trường đang giao dịch của cổ phiếu đó rồi mới đưa ra quyết định đầu tư Chúng ta chỉ nên đầu tư vào những cổ phiếu có giá trị thực cao hơn giá thị trường, nghĩa là những cổ phiếu ấy có khả năng mang lại một khoản thu nhập tương ứng với phần chênh lệch giữa giá trị thực và giá thị trường của chúng
Một công ty hoạt động rất tốt cùng với bộ máy quản lý hiệu quả, nhưng nếu cổ phiếu của nó được định giá quá cao so với giá trị nội tại của nó thì hẳn người đầu tư nghiêm túc không dám mua Ngược lại, nếu một công ty hoạt động không hiệu quả nhưng cổ phiếu của nó được định giá thấp hơn giá trị thực thì đó sẽ là một cơ hội đầu tư tốt Như vậy, rõ ràng một công ty tốt không nhất thiết là một cơ hội đầu tư tốt
Ngoài các phương pháp định giá đã nêu ở trên còn có các phương pháp định giá khác như phương pháp dựa trên các hệ số tài chính, các phương pháp định giá kết hợp…
Trang 35CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU MỘT SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
I Thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
1 Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua
Biểu đồ 1: VN-Index từ 11/2006 đến 10/2007
Nguồn: www.vndirect.com.vn
TTCK Việt Nam từ đầu năm 2007 đến nay cũng giống như cùng kỳ năm 2006 Những tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, tháng 4 bắt đầu xu hướng đi xuống và kéo dài đến tháng 8, 9 Theo ông Dominic Scriven – Giám đốc Quỹ Dragon Capital: “Xu hướng này một phần có yếu tố thị trường đúng nghĩa của nó vì ở nhiều nước trên thế giới, tình hình cũng tương tự Đầu năm
là thời điểm mọi người nhìn vào năm mới với những nhận xét mới, góc nhìn mới trên cơ sở các thông tin mới Nói chung là một cái nhìn lạc quan về sự tăng trưởng của nền kinh tế và của công ty Điều đó tạo nên sự sôi động của
Trang 36TTCK Nhưng bước sang tháng 4, 5 là mùa hè, hơn nữa thông tin mới của các công ty cũng chưa nhiều Ví dụ một dự án được công bố và khởi động từ đầu năm thì cũng phải đợi đến cuối năm mới có kết quả.”
Tháng 8/2007, VN-Index lên xuống giữa ranh giới 900 điểm Những phiên giao dịch mà cả bảng điện tử tràn ngập màu đỏ, đan xen là những mảng màu xanh, nhiều mã chứng khoán đã được giao dịch ở mức giá “rẻ hơn bao giờ hết” Những mức giá từng là trong mơ của nhiều nhà đầu tư nhưng vào thời điểm này họ lại băn khoăn không biết có nên đặt mua hay không Nỗi băn khoăn này có lẽ bắt nguồn từ việc thị trường tăng trưởng quá ” nóng”, giờ đây lại “nguội lạnh” một cách đột ngột và người ta đặt ra câu hỏi rằng những cổ phiếu trên thị trường đang bị thị trường đánh giá thấp hay nó đang dần trở về giá trị nội tại?
Đến tháng 9/2007, VN-Index có dấu hiệu phục hồi Cùng với chỉ số VN-Index tăng đột biến, giá trị giao dịch trung bình của các phiên giao dịch cuối tháng 9 dao động quanh mức xấp xỉ 900 tỷ đồng trở thành kết quả minh chứng cho việc TTCK lại đang thu hút nhiều dòng tiền của các nhà đầu tư Sự phục hồi này của TTCK đã được đại đa số các nhà phân tích tài chính cho là khả quan Thậm chí có dự báo cho rằng đến cuối năm, chỉ số VN-Index đạt mức 1.500 điểm
2 Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên TTCK Việt Nam
Sự phát triển của TTCK trong thời gian qua có sự đóng góp lớn của thị trường cổ phiếu Số lượng công ty niêm yết tăng mạnh từ hai cổ phiếu (REE
và SAM) niêm yết khi mở cửa thị trường thì tính đến ngày 30 tháng 9 năm
2007 toàn thị trường có tổng số 207 mã cổ phiếu, trong đó 91 mã cổ phiếu niêm yết trên TTGDCK Hà nội và 116 mã cổ phiếu niêm yết trên TTGDCK
Tp Hồ Chí Minh
Trang 37Tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2007, có trên 10 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Có thể kể ra dưới đây một số doanh nghiệp:
Bảng 1 Danh sách các doanh nghiệp kinh doanh XNK niêm yết trên
TTCK Việt Nam
khoán
1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Bến Tre ABT
2 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long
3 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang AGF
5 Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu
7 Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An LAF
8 Công ty Cổ phàn Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu
10 Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức TMC
11 Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên
Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên TTCK Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong số 10 công ty kể trên chỉ có Công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản An Giang và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco là có vốn điều lệ trên 100 tỷ VNĐ; 9 doanh nghiệp còn lại vốn điều lệ đều dưới 100 tỷ VNĐ
Trang 38II Phân tích một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1 Tình hình kinh tế thế giới
Một dự báo khá phổ biến của một nhóm nghiên cứu kinh tế chính cho rằng tăng trưởng kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 4,5% trong năm 2007 Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) có dự báo lạc quan hơn với mức tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 4,9%
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động nhẹ tới kinh tế toàn cầu, nhưng mức độ ảnh hưởng của mỗi nước khác nhau Các nền kinh tế có liên hệ kinh tế chặt chẽ với Mỹ như Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ sẽ chịu tác động nhiều hơn, trong khi mức độ ảnh hưởng của các nước Mỹ Latinh tương đối nhỏ, trừ Mêhicô Đối với khu vực đồng Euro, mức độ tăng trưởng GDP trong quý II (2007) khá khiêm tốn Theo ông John Lipsy, Phó tổng Giám đốc IMF thì các nền kinh tế mới nổi cho tới nay vẫn đứng vững trước cơn bão tài chính, nhưng “sẽ là quá lạc quan nếu cho rằng các nước này sẽ không bị tác động trước khủng hoảng” Ngay cả các nước Châu á có mức tăng trưởng ngoạn mục trong mấy năm vừa qua cũng sẽ phải chịu tác động bởi sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ, dù hậu quả có thể nhẹ hơn các khu vực khác
Mặc dù tốc độ phát triển có khả năng sẽ chậm lại nhưng năm 2007 cũng là năm tăng trưởng thứ 6 liên tiếp của nền kinh tế thế giới “Nền kinh tế thế giới vẫn duy trì nhịp độ phát triển tốt, bất chấp những xáo trộn trên thị trường tài chính” (Theo ông John Lipsy)
Theo các nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng lần này sẽ có tác động tích cực tới việc đánh giá các rủi ro trên thị trường, vì sẽ là không tốt nếu sự phát triển quá mức trong những năm gần đây tiếp tục kéo dài
Trang 39Nền kinh tế Việt Nam tuy chỉ là một nền kinh tế đang phát triển nhưng cũng bị tác động không nhỏ bởi tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, nhất
là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Kinh tế Thế giới WTO TTCK Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trước những biến động của kinh tế thế giới Bởi nguồn tiền có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với TTCK Việt Nam vẫn bắt nguồn từ nước ngoài Xu hướng mua vào và giải ngân vào TTCK của nhà đầu
tư nước ngoài đã thấy rõ trong thời gian qua Gần đây, xu hướng này bộc lộ rõ hơn khi khối lượng nhà đầu tư nước ngoài được hỗ trợ từ sự biến động của chính sách tiền tệ thế giới Đặc biệt, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức cắt giảm lãi suất cơ bản xuống từ 5,25% xuống còn 4,75% đã tác động mạnh tới TTCK thế giới khiến các tổ chức nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam
Ngay sau động thái cắt giảm lãi suất của FED, TTCK Châu Âu và Châu
Á đều có phản ứng tích cực Các cổ phiếu tại Châu Âu leo lên mức giá cao nhất trong vòng 4 năm qua Chỉ số FTSE 100 trên thị trường Anh tăng 2,81%, DAX của Đức thêm 2,32%, CAC-40 của Pháp tăng 3,27% Tại Châu á, chỉ số Nikkei của Nhật tăng vọt lên 3,67% và chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng lên 3,98% Rõ ràng sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới có tác động lớn đến TTCK Việt Nam
2 Kinh tế trong nước
Tổng sản phẩm trong nước
Trang 40Tài chính, ngân hàng, bảo