LỜI MỞ ĐẦU Chuyên đề thực tập GVHD TS Vũ Cương LỜI MỞ ĐẦU Ngành xây dựng nói chung và ngành xây dựng của tỉnh Hải Dương nói riêng có đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển kinh tế Cùng với sự thay đ[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Khái niệm
Theo giáo trình Một số vấn đề Quản lý Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia [tr 26], có thể hiếu Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
Cũng theo giáo Giáo trình này, Quản lý nhà nước chứa đựng nhiều nội dung phong phú, đa dạng Nhưng nhìn chung là có các yếu tố cơ bản là:
Trong đó, hai yếu tố đầu là yếu tố xuất phát, yếu tố mục đích chính trị của quản lý; còn ba yếu tố sau là yếu tố biện pháp, kĩ thuật và nghệ thuật quản lý.
Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả trong lý luận và thực tiễn Trong lý luận, có thể hiểu:
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo cách hiểu này, Quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ"
Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình.
Chẳng hạn như ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt ,khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực của Nhà nước.
1.3 Khái niệm về đầu tư xây dựng Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình xây dựng để sau đó tiến hành khai thác công trình, sinh lợi với một khoảng thời gian nhất định nào đó ở tương lai.
Đặc điểm của quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước hay cũng có thể gọi là quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực Nhà nước Theo giáo trình
Một số vấn đề Quản lý Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Quản lý Nhà nước mang những đặc điểm sau:
2.1 Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước
Trong quản lý, khách thể quản lý phải phục tùng chủ thể quản lý một cách nghiêm minh Nếu khách thể làm trái, phải bị truy cứu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2.2 Quản lý nhà nước theo mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch đã định
Mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch là những công cụ để hoạch định phát triển Nghĩa là đặt ra những mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được trong khoảng thời gian đã định sẵn và cả cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải có chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Có chỉ tiêu khả thi và có biện pháp tổ chức hữu hiệu để thực hiện chỉ tiêu Đồng thời, có cả các chỉ tiêu chủ yếu vừa mang tính định hướng vừa mang tính pháp lệnh.
2.3 Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt
Trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất và cuộc sống xã hội trên địa bàn của mình theo sự phân công, phân cấp đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ Có như vậy trong quản lý hành chính mới luôn có tính chủ động sáng tạo và linh hoạt.
Vai trò và mục đích của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
3.1 Đối với dự án dân lập
Sản phẩm đầu ra của dự án gồm cả các công trình xây dựng và các loại chất thải Đối với chất thải rắn, thì chắc chắn là ảnh hưởng tới cộng đồng Do vậy Nhà nước không thể bỏ qua Ngay cả những dự án đem lại lợi ích rõ ràng cho cộng đồng nhưng nó vẫn có thể tiềm ẩn những tác hại nhất định Điều này buộc Nhà nước phải luôn theo sát, quản lý các hoạt động này. Đầu vào của mỗi dự án là tài nguyên của quốc gia, là máy móc, thiết bị công nghiệp…Việc sử dụng đầu vào của chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng về nhiều mặt Nó liên quan đến nguồn lợi con người, công sản, chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người dân Nhà nước cần Quản lý để cân đối nguồn lực trong nền kinh tế và để kiểm tra độ an toàn của các yếu tố đầu vào.
Việc quản lý nhà nước đảm bảo việc xây dựng đúng quy hoạch, đảm bảo an toàn trong xây dựng, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng và kiến trúc chung, hạn chế việc tác động xấu đến môi trường…Đây là vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Do đặc tính mỗi công trình xây dựng như: đặc điểm phân bố công trình, các chỉ tiêu kết cấu, cấu trúc công trình … sẽ có ý nghĩa về mặt kinh tế chính trị, quốc phòng an ninh, xã hội… một cách sâu sắc Do vậy Nhà nước cần tiền hành quản lý.
3.2 Đối với dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước
Tất cả các dự án đều có một ban quản lý đi kèm, có thể ban quản lý tồn tại tạm thời, có thể tồn tại lâu dài nhưng luôn cần có sự quản lý của nhà nước:
Ban quản lý dự án do Nhà nước thành lập chỉ chuyên quản với tư cách chủ đầu tư Họ đại diện cho Nhà nước về mặt vốn đầu tư Và có sứ mạng biến vốn đó sớm thành mục tiêu đầu tư nên những ảnh hưởng khác của dự án được quan tâm ít hơn so với việc hoàn thành mục tiêu đầu tư Nếu như không có sự quản lý của nhà nước đối với các ban này thì các dự án quốc gia trong khi theo đuổi các mục tiêu chuyên ngành thì lại làm tổn hại đến quốc gia ở mặt khác mà họ không lường được hoặc không quan tâm.
Việc Nhà nước quản lý đối với các dự án này để ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực như hiện tượng tham nhũng, bòn rút công trình…
Phương pháp quản lý Nhà nước
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức. Đây là một phương pháp sử dụng cả trong kinh tế và xã hội
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý bằng chính sách và đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng,…Thông qua các chính sách và đòn bấy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, điều chỉnh hành vi của đối tượng tham gia trong quá trình thực hiện đầu tư theo một mục tiêu nhất định của kinh tế xã hội.
Phương pháp giáo dục là phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ Phương pháp này mang tính thuyết phục, giúp người lao động phân biệt phải trái đúng sai như thế nào để họ quyết định việc mình làm.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI SỞ XÂY DỰNG HẢI DƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Đối với công tác phân cấp quản lý nhà nước và phổ biến các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng
Việc phân cấp trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cần triển khai một cách đồng bộ và toàn diện quy định rõ trách nhiệm của từng bên Gồm có cơ quan nhà nước: sở Xây dựng, các Sở có xây dựng chuyên ngành và các đơn vị tham gia đầu tư Việc tiến hành triển khai cả bằng hình thức tuyên truyền, hướng dẫn thi hành và kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo pháp luật được thi hành.
Việc triển khai tổ chức quản lý ngành Xây dựng trong toàn tỉnh cần quan tâm hơn đến hệ thống tổ chức và lực lượng quản lý xây dựng cấp huyện, cấp xã, phường và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; hệ thống tư vấn quy hoạch xây dựng; hệ thống thanh tra chuyên ngành xây dựng Điều này là hết sức quan trọng trong điều kiện Sở Xây dựng Hải Dương đang phân cấp mạnh mẽ, trao nhiều quyền lực hơn cho cấp dưới Nếu hệ thống tổ chức và quản lý xây dựng cấp dưới không đủ năng lực tiếp nhận hoặc năng lực kém thì việc quản lý xây dựng trên địa bàn mình quản lý sẽ có kết quả không tốt Ảnh hướng chung đến sự phát triển xây dựng của toàn tỉnh.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chống mọi phiền hà xách nhiễu đến dân Bằng nhiều kênh khác nhau như: tổ chức tập huấn, thực hiện công bố trên báo chí phát thanh , truyền hình, và sử dụng công nghệ thông tin… cho việc phổ biến rộng rãi các văn bản pháp luật xây dựng đến người dân, tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Giải pháp về quy hoạch xây dựng
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành là loại quy hoạch phi vật thể Còn quy hoạch xây dựng ( gồm có: quy hoạch chung, quy hoạch vùng và lãnh thổ, quy hoạch chi tiết)…là loại quy hoạch vật thể, quy hoạch không gian Phát triển bền vững là phát triển phải theo quy hoạch, tức là phải theo một trật tự nhất định, phát triển không theo quy hoạch hoặc phát triển sai quy hoạch, gây lãng phí, hiệu quả kinh tế - xã hội thấp thì đó là phát triển không bền vững.
Cần thiết phải có kế hoạch cho công tác quy hoạch xây dựng, không chỉ có trong một vài năm mà còn phải là kế hoạch dài hạn nhằm đảm bảo xây dựng được theo quy hoạch, có tính bền vững, lâu dài.
Bố trí vốn cho công tác quy hoạch xây dựng Việc lên kế hoạch bố trí vốn đảm bảo việc thực hiện phủ kín quy hoạch đúng thới gian Trước mắt là tiến hành hoàn thành các quy hoạch chung xây dựng các thị trấn và các dự án đặc biệt quan trọng của Tỉnh: các khu vực phát triển phía Bắc sông Thái Bình và phía Nam sông Sặt, thành phố Hải Dương; các khu vực khai thác du lịch, văn hóa, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện Chí Linh… Nghiên cứu cơ chế huy động nguồn vốn, thực hiện xã hội hóa trong công tác quy hoạch, trong phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và trong đầu tư phát triển nhà, nhất là nhà ở xã hội.
Chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp lập quy hoạch xây dựng, hồ sơ và thủ tục thẩm định, phê duyệt, phân cấp mạnh cho địa phương phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
* Đối với quy trình lập quy hoạch: nhất là với quy trình lập quy hoạch đo thị và các khu nông thôn Công tác quy hoạch xây dựng theo quy hoạch được quy định trong Nghị định 08 và Thông tư 15 cho thấy quy trình lập quy hoạch xây dựng mới bước đầu đã đi vào cuộc sống và trở thành công cụ hữu hiệu cho các địa phương trên địa bàn cả nước trong việc thực hiện công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng Cần kiểm soát chặt chẽ trong quá trình lập quy hoạch để đảm bảo đúng quy trình
* Trong lập quy hoạch xây dựng cần có sự dân chủ Đó là ý kiến của những tổ chức chuyên môn, những người, những đối tượng có lợi ích liên quan tới quy hoạch xây dựng như các nhà đầu tư, người dân trong khu vực quy hoạch… để quy hoạch phù hợp hơn và hài hòa về lợi ích cho các bên tham gia.
* Về phát triển đô thị: sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ của Hải Dương đã và đang tác động đến sự phân bố lại dân cư Thúc đẩy quá trình đô thị hóa đem lại lợi ích và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng cơ chế quản lý xây dựng đô thị, đổi mới tổ chức quản lý đô thị, bổ sung và bố trí đủ cán bộ có năng lực chuyên môn đồng bộ ở các cấp, đặc biệt ở cấp huyện, xã, hệ thống thanh tra Quán triệt nguyên tắc: đúng chức năng, đủ nhiệm vụ, tăng quyền hạn và rõ trách nhiệm.
Với các trung tâm tư vấn, lập quy hoạch: Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật Quản lý chặt chẽ ciệc cấp phép đảm bảo chất lượng của các trung tâm
Ngoài ra, việc quản lý quy hoạch xây dựng phụ thuộc lớn vào đội ngũ cán bộ quản lý Lực lượng này cần phải nắm rõ chuyên môn, chuyên ngành của mình Theo đó, cần mở nhiều đợt bồi dưỡng cán bộ cho cấp huyện và cấp xã thông qua các lớp tập huấn chuyên môn.
Giải pháp năng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình
Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cần đề cập đến 3 vấn đề chính: Việc triển khai áp dụng pháp luật trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng tại địa phương, cuối cùng là Công tác kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp Nhằm năng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình, trước hết cần có những giải pháp trong các vấn đề sau:
Sự phối hợp của Sở và các sở có công trình quản lý công trình chuyên ngành trong công tác quản lý chất lượng công trình: theo quyết định số:4219/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Hải Dương và quy định Về việc phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các nhiệm vụ, trách nhiệm của các Sở được quy định rõ ràng Nhưng thực tế, sự phối hợp giữa các Sở diễn ra thiếu hiệu quả Do vậy, cần có quy định rõ ràng về việc hợp tác trong quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại Hải Dương.
Năng cao mức độ đáp ứng về nhân sự của Sở Xây dựng, đó là việc phải có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và chất lượng, các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND quận, huyện, xã để thực hiện được nhiệm vụ theo phân cấp Quan tâm đến công tác giám sát của nhân dân Số lượng thông tin cung cấp của người dân sẽ khắc phục được việc thiếu thông tin và thông tin chập Cần phối hợp hoạt động thường xuyên giữa bộ phận thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng với Thanh tra Xây dựng tránh sự chồng chéo tổ chức thực hiện công việc Qua đây, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sat chất lượng công trình xây dựng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong xây dựng Đảm bảo răng chất lượng công trình xây dựng luôn được theo dõi, đôn đốc nhằm phát hiện nhanh chóng và kịp thời những sự cố công rình phát sinh để tìm biện pháp hữu hiệu, tháo gỡ kịp thời, tránh hiện tượng dự án bị bỏ lỡ gây lãng phí vốn và thời gian đầu tư
Thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng khác đối với nhà thầu thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng, điều kiện năng lực,nhiệm vụ được giao. Đối với công tác kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp: cần quán triệt nguyên tăc thực hiện đúng quy trình Nghiêm túc trong giai đoạn thẩm định
Nâng cao vai trò của các Trung tâm kiểm định chất lượng thuộc Sở, mức độ phát huy của các đơn vị thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng trên địa bàn, đề xuất các vấn đề cần giải quyết.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý
Cần năng cao công tác đào tạo, tập huấn các cán bộ quản lý Việc đào tạo cán bộ quản lý đầu tư xây dựng rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác quản lý, do đó cần phải tăng cường hơn nữa công tác này Ngoài ra, cần có tiêu chuẩn cán bộ quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư và xây dựng, lấy đây làm động lực thúc đẩy cán bộ phấn đấu.
Hiện nay, trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, hệ thống quản lý đầu tư và xây dựng đã đạt tới mức hoàn chỉnh Đây chính là nguồn kinh nghiệm, kiến thức thực tế hữu hiệu cho công tác quản lý về đầu tư xây dựng Ngoài việc tìm hiểu thông qua sách vở và internet thì việc giao lưu giữa cán bộ của địa phương với cán bộ của Trung Ương và với cán bộ của nước ngoài là hết sức cần thiết Do có thể học tập, trao dổi những kinh nghiệm trong quản lý Do đó, cần có chính sách đầu tư cán bộ cốt cán học tập, trau dồi với các chuyên gia nước ngoài để nhanh chóng tiếp thu những tiên tiến phục vụ công tác quản lý ở Hải Dương.
Một thực tế hiện nay là số cán bộ đang công tác tại Sở Xây dựng và các phòng ban quản lý về đầu tư xây dựng của địa phương cấp dưới thường xuất phát từ những cán bộ kỹ thuật Do vậy, cần phải sắp xếp cán bộ cho phù hợp đi đôi với đó là phải bồi dưỡng năng cao kiến thức về quản lý kinh tế cho các cán bộ nhằm đạt được hiệu quả quản lý về đầu tư Nghiêm túc thực hiện việc chọn lọc cán bộ nhằm đảm bảo một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp tại địa phương, bộ máy quản lý tinh gọn.
Một vấn đề rất đáng được quan tâm trong tất cả hoàn cảnh đó là đạo đức nghề nghiệp Việc đảm bảo tính nghiệm minh, công bằng của các chính sách pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng phụ thuộc lớn vào đạo đức của cán bộ quản lý Vì thế, cần chú trọng công tác bồi dưỡng đạo đức cho các cán bộ quản lý Việc đảm bảo có những cán bộ có đạo đức, có trách nhiệm sẽ đảm bảo cho các công việc tại
Sở Xây dựng được vận hành tốt, có hiệu quả Tạo lòng tin trong nhân dân, cá nhân và các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy phát triển cho ngành xây dựngHải Dương.
Giải pháp đối với công tác thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng
Sở xây dựng cần có sự hoàn chỉnh về đội ngũ và lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng Lưc lượng cán bộ cần phát triển cả về chuyên môn, tính chuyên nghiệp và đạo đức của cán bộ quản lý.
Có kế hoạch cụ thể để hoàn chỉnh đề án thành lập thanh tra Xây dựng Qua đó để khắc phục được tình trạng thiếu nhân sự và yếu về nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra, kiểm tra.