LỜI MỞ ĐẦU 1Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, vốn luôn được xem là điều kiện cần và đủ Nó là một trong những yếu tố quan trọng nh[.]
SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ
Khái quát quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Sông Đà (trước đây là Tổng Công ty Sông Đà) được thành lập theo Quyết định số 26 TCT/HĐQT ngày 13/02/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Sông Đà Giấy đăng ký kinh doanh số 0103016226 do sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 15/03/2007; sửa đổi bổ sung lần 1 ngày 25/01/2008.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà được thành lập trên cơ sở: Tập đoàn Sông Đà chuyển những dự án Tập đoàn đang chuẩn bị triển khai đầu tư cho một công ty mới chuyên về kinh doanh bất động sản thực hiện Vì vậy, đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Công ty được luân chuyển từ những dự án trên về để triển khai thực hiện đầu tư dự án. Với kinh nghiệm quản lý điều hành các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, khu đô thị của cán bộ công nhân viên và năng lực tài chính, hiện nay Công ty đã và đang phối hợp với các đợn vị thành viên của Tập đoàn Sông Đà triển khai nhiều dự án trên khắp mọi miền đất nước như dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì (Hà Nội); tòa nhà hỗn hợp Sông Đà – Hà Đông (Hà Nội); Cải tạo khu tập thể 222A Đội Cấn (Hà Nội); cải tạo khu tập thể Phương Mai (Hà Nội); Khu dân cư 36 ha phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh;….
1.1.2 Các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Sông Đà hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp Ngành nghề kinh doanh của Công ty là:
- Xây dựng các khu đô thi, khu công nghiệp;
- Xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật, công trình thủy điện, công trình dân dụng công nghiệp;
- Đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản Nhà nước cấm);
- Kinh doanh các dịch vụ khu đô thị;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất;
- Lập, thẩm định dự án đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu thiết bị các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh dịch vụ bất động sản;
- Thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc công trình;
- Thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật;
- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
- Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành
Sau 3 năm đi vào hoạt động, trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, đến nay bộ máy tổ chức Công ty đã tương đối ổn định và đang hoạt động có hiệu quả Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay có 4 phòng chức năng, 2 ban quản lý dự án, và 2 công ty trực thuộc.
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phụ trách kinh tế - đầu tư PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯPHÒNG HÀNH CHÍNH – TỔNG HỢP
Sơ đồ tổ chức: ĐẠI HỘI ĐỒNG
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM
BQLDA NHÀ Ở SÔNG ĐÀ HÀ ĐÔNG CÔNG TY CP ĐTXD ĐÔ THỊ BẮC HÀ
Trách nhiệm và quyền hạn của các chức danh chính:
- Chủ tịch hội đồng quản trị:
Là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT, chuẩn bị chương trình nội dung cuộc họp, triệu tập và chủ tọa các cuộc họp HĐQT Tổ chức việc thông qua các quyết định của HĐQT dưới hình thức khác; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; chủ tọa Đại hội đồng cổ đông và các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
- Tổng giám đốc: Điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty theo Quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được HĐQT phê duyệt và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Các Phó Tổng giám đốc: Được Tổng giám đốc giao quyền điều hành theo những công việc hoặc lĩnh vực quản lý nhất định Khi được giao các Phó Tồng giám đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm hoàn tất trước Tổng giám đốc về kết quả tổ chức thực hiện của mình.
- Các Hội đồng tư vấn, Hội đồng chức năng:
Bao gồm các chuyên viên chính, có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong quá trình ra quyết định quản lý sản xuất kinh doanh.
Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ các đơn vị thành viên của Công ty trong lĩnh vực chuyên môn mà mình quản lý.
- Giám đốc các đơn vị thành viên:
Chịu trách nhiệm trước Tồng giám đốc Công ty và tập thể người lao động của đơn vị và kết quả quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của đơn vị mình.
Tùy theo quy mô từng dự án, từng công trình, Công ty tổ chức Ban Quản lý dự án, Ban chỉ huy công trường trực thuộc Công ty hoặc trực thuộc các đơn vị thành viên để chỉ đạo thực hiện các dự án và thi công công trình.
Chỉ huy trưởng công trường chỉ đạo mọi hoạt động của công trường, chịu trách nhiệm trước Công ty về chất lượng, hiệu quả và an toàn lao động ở công trường.
1.1.4 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty
Sau 3 năm đi vào hoạt động, với những kết quả đạt được và kinh nghiệm ngày càng được tích lũy, Công ty ngày càng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, củng cố thêm uy tín của Công ty trên thương trường.
Năng lực về tài chính: Đề đảm bảo nguồn vốn để thực hiện các dự án Công ty sử dụng các nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư thực hiện các dự án Theo báo cáo tài chính cuối năm 2009, năng lực tài chính cụ thể của Công ty hiện nay như sau:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: bao gồm nguồn vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp để triển khai thực hiện dự án; tồng giá trị vốn tự có của Công ty là 100 tỷ đồng.
Tổng quan về vốn của doanh nghiệp
1.2.1 Khái quát về vốn và huy động vốn
Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, tuỳ theo cách tiếp cận riêng Một cách khái quát, có thể nói, thực chất vốn chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp Như vậy, vốn là yếu tố số một của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động và sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả tài chính
Vốn có các đặc trưng cơ bản:
- Thứ nhất, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
- Thứ hai, vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ ba, vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, có như vậy mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Thứ tư, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không ai quản lý.
- Thứ năm, vốn được quan niệm như một hàng hóa đặc biệt, có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường.
Huy động vốn là một nội dung trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn lực tài chính từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thông qua một số kênh huy động vốn, chẳng hạn như: thị trường tài chính, các trung gian tài chính cũng như một số biện pháp khác, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay có rất nhiều hình thức huy động vốn doanh nghiệp có thể tiếp cận và lựa chọn.
1.2.2 Phân loại vốn Đ có th qu n lý v n m t cách có hi u qu , doanh nghi p c n ph i phânể ể ả ố ộ ệ ả ệ ầ ả lo i v n Theo đó, tùy theo lo i hình doanh nghi p và các đ c đi m c th , m iạ ố ạ ệ ặ ể ụ ể ỗ doanh nghi p có th có các ph ng th c t o v n và huy đ ng v n khác nhau.ệ ể ươ ứ ạ ố ộ ố Theo các góc đ ti p c n khác nhau, v n c a doanh nghi p có th phân chiaộ ế ậ ố ủ ệ ể thành các lo i khác nhau:ạ a Theo phương thức chu chuyển
Vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây là các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.
- Còn vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh nghiệp Tài sản lưu động là các tài sản có thời gian sử dụng ngắn, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và thường có giá trị nhỏ.
Cách thức phân loại này rất quan trọng bởi vì vốn lưu động và vốn cố định có hình thái tồn tại và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, do đó cần có các cơ chế quản lý khác nhau. b Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Vốn được chia ra thành vốn thường xuyên và vốn tạm thời
- Vốn thường xuyên là lượng vốn cần thiết đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường tại thời điểm mà nhu cầu vốn của doanh nghiệp là thấp nhất, vốn thường xuyên mang tính chất dài hạn và được huy động từ những khoản vay dài hạn.
- Vốn tạm thời là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên với toàn bộ khối lượng vốn của doanh nghiệp, mức dao động vốn tạm thời sẽ thay đỏi tuỳ thuộc vào tính chất kinh doanh của doanh nghiệp theo thời vụ, mức dao động này sẽ đạt mức tối đa tại thời điểm doanh nghiệp có nhu cầu vốn là cao nhất và bằng không tại thời điểm nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là thấp nhất, tức là lúc này doanh nghiệp chỉ có nhu cầu vốn thường xuyên Vốn tạm thời thường mang tính chất ngắn hạn, được huy động từ những khoản nợ ngắn hạn để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn phát sinh của doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu biến động về vốn để từ đó có phương thức tài trợ cho phù hợp Nguồn vốn tạm thời thông thường được tài trợ bằng các khoản vốn ngắn hạn, có thời gian đáo hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh thời vụ, doanh nghiệp huy động từ các nguồn này khi nhu cầu vốn tạm thời tăng lên. c Theo phạm vi huy động vốn
Chia thành vốn trong doanh nghiệp và vốn ngoài doanh nghiệp.
- Vốn trong doanh nghiệp là nguồn vốn được huy động từ chính bản thân doanh nghiệp bằng những biện pháp như vay nội bộ, vay cán bộ công nhân viên, trích từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao và các quỹ đầu tư phát triển, thanh lý tài sản cố định, chênh lệch do đánh giá lại tài sản…Nhìn chung, hình thức huy động này đáp ứng được một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào chính sách, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường mà tỷ lệ nguồn vốn này trong doanh nghiệp khác nhau, thông thường nó chiếm khoảng 30- 40% tổng nguồn vốn.
- Vốn bên ngoài doanh nghiệp là nguồn vốn được tạo thành từ việc đi vay, chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức khác có quan hệ đối tác, hợp tác…kinh doanh với doanh nghiệp thông qua thị trường vốn, thị trường hàng hoá dịch vụ, các trung gian tài chính, thị trường chứng khoán… Có thể coi đâu là nguồn vốn chủ yếu được các doanh nghiệp tích cực tiếp cận và huy động vì có khả năng huy động được một khối lượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. d Theo nguồn hình thành
Vốn chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu: đây là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần Có ba nguồn chính tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp của vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi chưa phân phối) và tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới.
Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà
1.3.1 Nhu cầu vốn gia tăng trong thời gian tới
Theo kế hoạch hoạt động năm 2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà dự kiến hoàn thành đúng tiến độ các dự án có quy mô lớn như dự án Tòa nhà hỗn hợp HH4 – Sông Đà Twin Tower với tổng mức đầu tư ban đầu 600 tỷ đồng, dự án tòa nhà Sông Đà – Hà Đông tổng mức đầu tư ban đầu 487 tỷ đồng, dự án Tòa nhà hỗn hợp 25 Tân Mai – Hà Nội tổng mức đầu tư 296 tỷ đồng… Công ty cũng sẽ đầu tư một phần lớn lượng vốn để bước đầu triển khai các dự án khác trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Nam Như vậy tổng lượng vốn cần để đầu tư vào chi phí xây lắp của Công ty sẽ là 265 tỷ đồng
Trong năm 2009, nguồn vốn đầu tư vào các khoản chi phí phát sinh và các khoản chi phí về thiết bị luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư của Công ty Theo kế hoạch năm 2010 chúng vẫn chiếm tỷ trọng gần 50% tổng nguồn vốn, đạt khoảng 282 tỷ đồng
Là một công ty hoạt động đa ngành đa lĩnh vực, Công ty cũng dự định mở rộng thêm thị trường kinh doanh bằng cách đầu tư tài chính vào các Công ty Cổ phần khác với tổng số vốn khoảng 60 tỷ đồng
Như vậy tổng mức giá trị đầu tư theo kế hoạch của công ty trong năm
2010 sẽ là 610 tỷ đồng, tăng khoảng 63,1% so với năm 2009 Nó cho thấy nhu cầu rất lớn của Công ty về nguồn vốn để thực hiện các dự án
Bảng 1.1: Cơ cấu giá trị đầu tư trong các năm giai đoạn 2007 - 2010 Đơn vị: triệu đồng
Năm Đơn vị 2007 2008 2009 Kế hoạch
2010 Giá trị đầu tư 10 6 đồng 119.091 94.884 374.039 610.000
Chi phí xây lắp 10 6 đồng 9.009 69.557 132.416 264.555
Chi phí thiết bị 10 6 đồng 11.992 39.228
Góp vốn các Công ty Cổ Phần 10 6 đồng 86.010 17.724 60.000 Đầu tư trang thiết bị 10 6 đồng 3.500
Nguồn: phòng tài chính kế toán
1.3.2 Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh của công ty
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư là rất lớn, nó luôn phát sinh liên tục Tình trạng chung hiện nay tại các doanh nghiệp là nguồn vốn tự có rất hạn hẹp và không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, nó luôn đòi hỏi phải có những nguồn vốn được huy động từ nhiều kênh khác nhau. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà hiện nay cũng đang ở trong tình trạng chung đó Chúng ta cùng xem xét tình trạng thiếu vốn của Công ty trong những năm qua thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.2 Tình trạng thiếu hụt nguồn vốn qua các năm Đơn vị: triệu đồng
Kế hoạch đầu tư năm tiếp theo 310.035 231.090 610.000
Nguồn: báo cáo tài chính 2007 - 2009
Qua bảng số liệu ta thấy, những năm qua lượng vốn cần huy động của Công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ở trong tình trạng thiếu hụt. Năm 2008 là 100.900 triệu đồng, năm 2009 là 47.327 triệu đồng Đến hết năm
2009, tổng nguồn vốn của Công ty đạt khoảng 308.441 triệu đồng, trong khi với kế hoạch tài chính lập ra cho năm 2010, tổng giá trị đầu tư của Công ty ước tính sẽ cần khoảng 610.000 triệu đồng Như vậy giá trị đầu tư mà Công ty có thể tự huy động từ nguồn vốn của mình chỉ chiếm được khoảng hơn 50% Vì vậy để có thế đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn về nguồn vốn này thì Công ty cần phải tiếp tục huy động thêm nhiều nguồn vốn từ các kênh huy động cũ và thu hút thêm các kênh huy động vốn mới từ trong và ngoài Công ty, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các dự án.
1.3.3 Mục tiêu đổi mới và nâng cao hiệu quả nguồn vốn
Bước sang năm 2010, theo kế hoạch đầu tư Công ty, ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực truyền thống là đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác các khu nhà ở, khu đô thị mới và các khu công nghiệp, Công ty còn dự định tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh thiết bị vật tư, kinh doanh dịch vụ khu đô thị, đầu tư vào các nhà máy thủy điện,… Vì vậy để đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn vốn, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà đã tiến hành lập các bản kế hoạch về tài chính và đưa ra mục tiêu cụ thể về nguồn vốn trong năm 2010 :
- Tích cực tìm kiếm và nghiên cứu các kênh huy động vốn mới, đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn thông qua khai thác các kênh huy động vốn đã có sẵn của Công ty và một số kênh huy động vốn đầy tiềm năng như phát hành thêm cổ phiếu mới, phát hành trái phiều Công ty.
Một số chỉ tiêu cụ thể :
- Phấn đấu trong năm 2010 tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được là 610 tỷ đồng.
- Tăng nguồn vốn điều lệ của Công ty từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu mới cho Công ty.
- Phát hành trái phiếu Công ty với tổng giá trị khoảng 200 – 300 tỷ đồng.
Bên cạnh công tác huy động vốn thì vấn đề sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả cũng luôn là mục tiêu hàng đầu của Công ty Theo kế hoạch đã đề ra, trong năm 2010 này Công ty sẽ tập trung nguồn vốn chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại nhiều hiệu quả nhất của Công ty trong những năm vừa qua là đầu tư vào xây dựng và kinh doanh khai thác các khu nhà ở Mục tiêu của Công ty đó là tập trung hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào khai thác các dự án trọng điểm ; tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng thị trường tại các thành phố lớn và các địa phương mà Công ty đã thiết lập được uy tín của đơn vị Các mục tiêu về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong năm 2010 như sau :
- Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sử dụng vốn trong toàn Công ty ; từng bộ phận chức năng tiến hành xây dựng dự toán chi phí giá thành của các dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh.
- Hoàn thiện và đổi mới công tác thị trường từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc ; xây dựng chiến lược marketing phù hợp và mạng lưới thông tin quảng cáo, tiếp thị, tổ chức tốt ; nghiên cứu, thu thập thông tin và xử lý thông tin nhanh nhạy về thị trường trong các lĩnh vực về đầu tư, đấu thầu xây lắp và tiêu thụ sản phẩm.
- Đảm bảo đúng tiến độ thi công các công trình, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao uy tín và thương hiệu của Công ty.
- Không ngừng nâng cao công tác tổ chức và quản lý tài sản và nguồn vốn của Công ty ; đầy nhanh tốc độ chu chuyển của nguồn vốn lưu động trong cả ba khâu dự trữ, sản xuất và tiêu thụ.
Cùng với các mục tiêu đã đề ra, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà đã đưa ra một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong năm 2010 như sau :
- Tổng doanh thu đạt mức 450 tỷ đồng.
- Tổng mức lợi nhuận đạt 100 tỷ đồng.
- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu : 22,2%
- Tổng nguồn vốn đầu tư đạt 610 tỷ đồng.
- Hiệu suất sử dụng vốn : 74%.
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ
2.1 Phân loại vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà
2.1.1 Cơ cấu nguồn vốn chung
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà là một trong những đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Sông Đà, được thành lập từ năm 2007 Là một công ty con của Tập đoàn, vì vậy ngay từ khi mới thành lập Công ty đã nhận được sự quan tâm của Tập đoàn Sông Đà và các công ty khác cùng thuộc Tập đoàn Các công trình thực hiện của Công ty hầu hết đều là những dự án được chuyển giao từ Tập đoàn về Công ty Trong thời gian này, Công ty đã tham gia đầu tư và thi công xây dựng vào nhiều khu đô thị, khu nhà ở lớn và nhiều Công ty khác với nguồn vốn hoạt động do Công ty tự huy động từ bên trong và ngoài Công ty Do đó, những hoạt động sử dụng vốn của Công ty đều phải được sử dụng đúng mục đích, trên nguyên tắc kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Công ty và tại các doanh nghiệp khác; đảm bảo kết quả hoạt động luôn mang lại những hiệu quả tốt nhất.
Cùng với xu hướng tiến hành cổ phẩn hóa trong toàn Tập đoàn, ngay từ khi ban đầu Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà đã được góp vốn thành lập qua các cổ đông và được đưa lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ sự góp vốn của các cổ đông, Công ty ngày càng nhận được nhiều các sự quan tâm của các nhà đầu tư bên ngoài và đã tiến hành huy động thêm nhiều nguồn vốn từ nhiều nguồn, bằng nhiều hình thức khác nhau Để xem xét một cách toàn diện về tình hình huy động vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, chúng ta cùng nghiên cứu thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn, xét trên hai khía cạnh là cơ cấu vốn chủ sở hữu và cơ cấu vốn nợ phải trả.
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị
Sông Đà giai đoạn 2007- 2009 Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn chủ sở hữu 81.608 39,0 106.447 57,9 152.947 49,6
Vốn đầu tư chủ sở hữu 81.471 99,8 100.000 93,9 100.000 65,4
Nguồn vốn từ các quỹ 1125 0,7
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007-2009
Trước hết ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà biến động không ổn định qua các năm Trong năm đầu tiên mới thành lập, tổng nguồn vốn của Công ty là 209.135 triệu đồng Sau một năm, giá trị này xuống chỉ còn 183.763 triệu đồng, giảm hơn 10% tổng nguồn vốn Đến hết năm 2009, tổng nguồn vốn của Công ty lại tăng vọt trở lại và đạt mức 308.441 triệu đồng; gấp 1,68 lần so với năm 2008 Như vậy có thể thấy, nếu như nguồn vốn chung của Tập đoàn và các Công ty khác cùng thuộc Tập đoàn luôn có xu hướng tăng trưởng qua các năm thì nguồn vốn của Công ty biến động không ổn định bằng
Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động không ổn định này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào diễn ra từ cuối năm 2007, trong năm
2008 Công ty được thành lập trong giai đoạn thị trường tài chính – tiền tệ trên thế giới trong nước đang khủng hoảng, lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản phát triển chưa ổn định, thiếu tính bền vững, các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước cũng chưa được đồng bộ và liên tục thay đổi Nó gây ra khó khăn trong sản xuất kinh doanh của Công ty làm kết quả hoạt động chưa được như mong muốn Vì vậy các nhà đầu tư sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vào các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa mới xuất hiện trên thị trường tài chính như Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà.
Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Xu hướng biến động của hai nguồn vốn này cũng không rõ ràng qua các năm, nó thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và mục đích sử dụng vốn của Công ty Nếu như trong năm đầu thành lập 2007, nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, khoảng 61%, thì đến năm 2008 lại chuyển biến theo chiều ngược lại với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn, gần 58% tổng nguồn vốn Chỉ đến năm 2009, cơ cấu nguồn vốn gần như được cân bằng, mỗi nguồn chiếm khoảng 50%.
2.1.2 Động thái thay đổi của các nguồn vốn a Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn Điều đó là do trong những năm mới thành lập nguồn vốn hoạt động của Công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự huy động được từ các cổ đông, các nguồn vốn vay nợ khác chưa thể huy động được nhiều từ các kênh huy động khác Mặc dù tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn chung biến động không được ổn định nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty luôn đáp ứng được mục tiêu bảo toàn và phát triển qua các năm Cụ thể trong 3 năm qua, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty liên tục tăng trưởng Năm 2007, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 81.608 triệu đồng Đến năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm 24.839 triệu đồng, tức tăng 30% so với năm 2007 Tính đến hết quý IV năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 46.500 triệu đồng, tương đương tăng gần 44% so với năm 2008.
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng khá nhanh qua các năm Đây là một tín hiệu tốt vì nguồn vốn chủ sở hữu tăng, không những đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, mà còn khẳng định khả năng tự chủ về mặt tài chính, hạn chế rủi ro về lãi suất, lạm phát trên thị trường
Về cơ cấu của nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong năm 2007 Sang năm 2008 khi hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả tích cực hơn, để đáp ứng nhu cầu ngày cảng mở rộng quy mô sản xuất thì nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu tiếp tục được gia tăng, từ 81.471 triệu đổng lên 100.000 triệu đồng và tiếp tục được duy trì ở mức ổn định đó sang năm 2009 Tuy nhiên, bước đột phá đó là nguồn vốn để lại từ lợi nhuận không chia ngày càng nhiều hơn, năm 2008 chiếm 6,1% và đến năm 2009 thì lên tới 33,9% nguồn vốn chủ sở hữu Đó quả là tín hiệu đáng mừng cho kết quả kinh doanh có lãi của Công ty b Nợ phải trả
Nợ phải trả cũng là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với Công ty, nó đáp ứng rất nhiều nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nợ phải trả được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn tín dụng thương mại, còn lại một phần rất nhỏ là từ các cán bộ công nhân viên của Công ty Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty, tuy nhiên giá trị của nó lại tăng giảm không ổn định qua các năm như nguồn vốn chủ sở hữu Trong năm 2008, giá trị của nó đã giảm 50.211 triệu đồng, tương ứng với hơn 39% giá trị của năm 2007 Đến năm 2009, giá trị của nợ phải trả lại tăng trở lại và vượt cả mức của năm 2007, đạt giá trị 155.494 triệu đồng, chiếm tỷ trọng gần 50% Như vậy nếu so với giá trị năm 2008 thì nó đã tăng hơn gấp đôi Qua đó ta thấy việc nợ phải trả vẫn còn đang chiếm tỷ trọng khá cao trong nguồn vốn đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro cũng nhiều hơn Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có chiến lược huy động vốn rõ ràng, từ đó xác định cơ cấu vốn tối ưu, phù hợp với tình hình biến động trên thị trường cũng như điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Trong cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả, nguồn vốn nợ ngắn hạn vẫn luôn là chủ yếu, còn các khoản vay nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể.
Xu hướng của hai nguồn vốn này biến động rõ ràng hơn cơ cấu nguồn vốn chung của Công ty Trong năm 2007, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 75,6%; còn trong hai năm tiếp theo chúng luôn đạt mức tỷ trọng trên 90% Nguyên nhân chủ yếu là do trong hai năm qua khi Công ty đã nhận được nhiều dự án lớn thì việc huy động vốn từ tín dụng thương mại từ phía khách hàng ngày càng thuận lợi hơn, còn các khoản vay nợ dài hạn từ tín dụng ngân hàng lại giảm so với với năm 2007.
2.2 Phân tích các phương thức huy động vốn của Công ty
Trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty bao giờ cũng phải có kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên vấn đề để đảm bảo đủ nguồn vốn cho công tác, ngoài nguồn vốn huy động từ bên trong nội bộ thì Công ty còn có thể nhận ra một số kênh để huy động nguồn vốn khác từ bên ngoài như: vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu Công ty, Tuy nhiên nguồn vốn nào là thích hợp cho một nghành nghề mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là đầu tư xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng cơ sở ở các khu đô thị và các khu công nghiệp Đây là một lĩnh vực đòi hỏi phải có độ chính xác cao cũng như kinh nghiệm của Công ty trong vấn đề này Đầu tư của ngành này là các công trình xây dựng quy mô lớn, vì vậy nguồn vốn đòi hỏi cũng phải tương đối lớn Do đó cần phải xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào lĩnh vực này để có chính sách huy động các nguồn vốn vay trung và dài hạn một cách hợp lý và hiệu quả Bởi vì các nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường không thể đảm bảo hết cho nhu cầu vốn của các công trình đó. Đứng trên góc độ của các nhà phân tích tài chính thì các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp bao gồm huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và huy động nợ Trong bài này chúng ta sẽ phân tích dưới góc độ của các nhà quản lý và phân tích các phương thức huy động theo phạm vi, vì vậy các phương thức huy động vốn của Công ty được chia thành Nguồn vốn huy động từ hình thức tự tài trợ và Nguồn vốn huy động từ các nguồn vốn vay.
2.2.1 Nguồn vốn huy động từ hình thức tự tài trợ của doanh nghiệp
Cơ cấu nguồn vốn huy động từ hình thức tự tài trợ hiện nay của Công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động từ nội bộ doanh nghiệp Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn tự tài trợ của Công ty 81.608 39,0 106.447 57,9 152.947 49,6
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 81.471 99,8 100.000 93,9 100.000 65,4
Quỹ đầu tư phát triển 803 0,5
Quỹ dự phòng tài chính 322 0,2
Nguồn: báo cáo tài chính năm 2007 – 2009
Nguồn vốn huy động từ hình thức tự tài trợ của doanh nghiệp là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: bao gồm phần vốn chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và các phần vốn hình thành từ kết quả trong hoạt động kinh doanh Trong những năm qua, mặc dù tỷ trọng của nguồn vốn này không tăng nhưng giá trị của chúng lại vẫn được tăng đều qua các năm Điều đó có thể được lý giải vì sự biến chuyển của cơ cấu tổng nguồn vốn a Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ
3.1 Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1.1 Định hướng phát triển đến năm 2015
Nhận thức tình hình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới của nước ta, căn cứ điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, cũng như năng lực và khả năng đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà đã đề ra định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2015:
- Tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty trở thành một đơn vị vững mạnh toàn diện, đảm bảo tăng cường lợi nhuận và cổ tức hàng năm, phát triển và khẳng định thương hiệu của Công ty Từng bước phát triển các ngành nghề và sản phẩm mới: đầu tư tài chính; sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện năng, vật liệu xây dựng; quản lý kinh doanh khách sạn và khai thác các dịch vụ đô thị,… Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
- Xây dựng và phát triển Công ty bền vững với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tính chuyên nghiệp cao, có trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý tiên tiến, có sức cạnh tranh lớn Tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm và là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững của Công ty.
3.1.2 Những nhiệm vụ chủ yếu
- Đầu tư phát triển mở rộng thị trường tại các thành phố lớn và các địa phương đã thiết lập được quan hệ; tăng cường mở rộng các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị có tiềm lực tài chính
- Hoàn thiện mô hình quản lý tiên tiến từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc.Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ năng động, có năng lực và trình độ cao, phát triển toàn diện và có uy tín trên thị trường.
- Tích cực chuẩn bị và tham gia vào các dự án trọng điểm của Tập đoàn, tham gia thị trường bất động sản, đầu tư tài chính vào các Công ty có tiềm lực và lĩnh vực ngành nghề hiệu quả như: vật liệu xây dựng, các khu công nghiệp,…
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường công tác hạch toán sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cán bộ công nhân viên Công ty
3.1.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu dự kiến năm 2015
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm khoảng 15 – 20%
- Dự kiến giá trị đầu tư bình quân hàng năm khoảng 550 – 650 tỷ đồng.
- Dự kiến cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh đến năm 2015:
+ Giá trị đầu tư tài chính chiếm khoảng 5 – 10% tổng giá trị sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị kinh doanh nhà ở, hạ tầng chiếm khoảng 85 – 93% tổng giá trị sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị dịch vụ khác chiếm khoảng 2 – 5% tổng giá trị sản xuất kinh doanh.
+ Doanh thu bình quân hàng năm khoảng 400 – 500 tỷ đổng.
+ Nộp ngân sách Nhà nước bình quân khoảng 90 – 120 tỷ đồng.
+ Lợi nhuận bình quân hàng năm khoảng 50 – 75 tỷ đồng.
+ Thu nhập bình quân người/tháng: khoảng 8 – 9 triệu đồng.
3.1.4 Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh đến năm 2015 Để có thể hoàn thành những mục tiêu đề ra, bên cạnh các giải pháp đổi mới và phát triển Công ty, các giải pháp mở rộng thị trường, đổi mới công tác lập kế hoạch,… thì công tác xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn của Công ty cũng sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, cùng với định hướng phát triển của Công ty, xét nguồn lực tài chính của Công ty trên hai phương diện là tài sản và nguồn vốn ta có nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà đến năm 2015 là:
Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà đến 2015 Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: phòng Kế hoạch – Đầu tư
3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn ở Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà
Như chúng ta đã phân tích ở trên, hiệu quả huy động vốn luôn được thể hiện ở tính kịp thời, đầy đủ và chi phí thấp Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường tài chính (thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán,…) và các tổ chức tài chính tín dụng, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà nói riêng hay các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung ngày càng có nhiều hơn các sự lựa chọn để tìm kiếm những nguồn huy động vốn mới Trên cơ sở phân tích tình hình huy động vốn tại Công ty trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác huy động vốn tại Công ty vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế Vì vậy, để ngày càng hoàn thiện hơn công tác huy động vốn tại Công ty, công tác xây dựng và lập kế hoạch cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể về huy động vốn Sau đây là một số giải pháp cho Công ty:
3.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn trong toàn Công ty
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với cơ chế thị trường mở cửa hiện nay, công tác lập kế hoạch vẫn luôn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn nền kinh tế nói chung và hệ thống các doanh nghiệp nói riêng Một bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thực tế, tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà công tác lập kế hoạch mới chỉ thực hiện lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự báo một số chỉ tiêu tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong đó phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, chi phí, thu nhập bình quân, giá trị sản xuất kinh doanh và một số chỉ tiêu khác mà chưa thực sự quan tâm tới xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách cụ thể.
Bởi vậy, Công ty cần xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch huy động tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn theo kế hoạch huy động, bổ sung vào các dự án và các Công ty Cổ phần có vốn góp của Công ty Xây dựng phương án chi tiết, cân đối nguồn vốn để thực hiện đầu tư tài chính vào các Công ty Cổ phần, quỹ đầu tư để thực hiện các dự án trong các lĩnh vực có thế mạnh, tính cạnh tranh cao trên thị trường như: hạ tầng, đô thị, kinh doanh và tư vấn bất động sản, các dịch vụ đi kèm,… Để xây dựng kế hoạch huy động vốn tối ưu, các nhà lập kế hoạch choCông ty cần dựa trên một số căn cứ:
- Nghiên cứu và nắm vững những biến đổi của thị trường xây dựng, thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của những trung gian tài chính, để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu về vốn mở rộng sản xuất kinh doanh vì nhìn chung, nguồn vốn tự có không đủ đáp ứng.
- Tăng cường rà soát, củng cố các mối quan hệ của doanh nghiệp đối với cán bộ công nhân viên, với khách hàng, nhà cung cấp, với đối tác tham gia liên doanh, liên kết cũng như đối với Nhà nước, để có thể tận dụng, phát triển, khai thác tối đa nguồn vốn từ những mối quan hệ này: vay nợ cán bộ công nhân viên, người mua ứng trước, trả chậm người bán, những khoản phải trả, phải nộp Nhà nước Sử dụng những nguồn vốn này chủ yếu dựa trên những mối quan hệ sẵn có với chi phí thấp, thậm chí không phải trả lãi do đó tiết kiệm được chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Theo dõi sát sao tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của Công ty, đồng thời phải dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến hàng năm và một số các kế hoạch liên quan đến lĩnh vực thị trường, tài chính, đấu thầu, lao động, tiền lương… trên cơ sở đó, xác định nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, cân đối nhu cầu vốn với nguồn vốn của Công ty, xác định số vốn còn thiếu, cần phải được huy động.
- Hàng quý, 6 tháng, năm phải tiến hành kiểm tra, đánh giá để khắc phục những hạn chế và triển khai thực hiện các kế hoạch tiếp theo.
- Tổ chức một bộ phận phân tích thị trường để linh hoạt trong việc cơ cấu lại những nguồn vốn đầu tư.