Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc Dân DANH MỤC VIẾT TẮT TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh HN Hà Nội NHNN Ngân hàng nhà nước TTCK Thị trường chứng khoán B[.]
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ MÔ HÌNH NẾN
Lý thuyết chung về PTKT
PTKT là phương pháp chỉ dựa vào các diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai
Cơ sở căn bản cho hướng tiếp cận này là ở chỗ các thông tin về giá và khối lượng trên biểu đồ phản ánh tất cả những gì diễn ra về việc mua hay bán một loại cổ phiếu Vì biểu đồ tóm tắt và phản ánh kết quả thực của các giao dịch đã thực hiện nên PTKT là cơ sở duy nhất cho việc ra các quyết định đầu tư.
1.1.2 Lịch sử hình thành PTKT
Lịch sử của PTKT bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles H Dow Ông là người đã sáng lập lên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal) Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ thời gian đó
Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W Schabacker là người đã đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về PTKT Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra, với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ
Như vậy những cơ sở đầu tiên của PTKT đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của PTKT hiện đại, tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “PTKT ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
1.1.3 Tầm quan trọng và tính hữu dụng của PTKT ở Việt Nam
Mục tiêu của NĐT khi đầu tư là để tìm kiếm lợi nhuận, NĐT cần phải chọn mua vào những thời điểm mà cơ hội tăng giá là lớn nhất, giá cả và số lượng mua bán trên thị trường sẽ cho biết những rủi ro tiềm tàng hoặc những cơ hội nhanh hơn
1.1.3.1 Tính linh hoạt và tính thích dụng của PTKT
PTKT có thể cho thấy bức tranh tổng thể về thị trường, từ đó tránh được tình trạng có cái nhìn bó hẹp về thị trường Đồng thời, bởi vì mỗi thị trường đều xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ kinh tế và cùng phản ứng lại những nhân tố kinh tế theo cách tương tự nhau, cho nên biến động giá ở một hay một nhóm thị trường này có thể là những gợi ý cho việc dự đoán giá ở một hay một số thị trường khác.
Nhà PTKT có thể tìm và tham gia những thị trường mà họ thấy có khả năng kiếm lời nhanh chóng, còn những nhà Phân tích cơ bản thì không có tính linh họat ấy do tính chuyên sâu vào một loại thị trường Mặc dù họ hoàn toàn có quyền chuyển hướng quan tâm của mình vào một thị trường khác, nhưng điều ấy cũng có nghĩa là họ phải đối mặt với việc xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu của thị trường mới này và rõ ràng là sẽ mất rất nhiều thời gian Bởi vậy, PTKT xác định thời điểm mua/bán chứng khoán nhanh và tốt hơn so với các phương pháp phân tích khác.
1.1.3.2 Ứng dụng PTKT vào các hình thức giao dịch khác nhau
Một trong những thế mạnh lớn nhất của PTKT là có thể ứng dụng trong bất kỳ phương thức giao dịch nào và vào bất kỳ khoảng thời gian giao dịch nào
Các nguyên lý của phân tích kĩ thuật có thể áp dụng trên TTCK cũng như trên thị trường tương lai Các hợp đồng tài chính, bao gồm cả các hợp đồng về lãi suất và ngoại tệ trở nên vô cùng phổ biến trong những thập kỉ gần đây và đã chứng minh chúng là những đối tượng cần quan tâm mới cho phân tích biểu đồ
1.1.3.3 Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên
Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên cho rằng những biến động của giá là một chuỗi hoàn toàn độc lập và những biến động trong quá khứ của giá hoàn toàn không phải là một chỉ số đáng tin cậy cho việc dự đoán xu thế tương lai Tóm lại biến động của giá là ngẫu nhiên và hoàn toàn không thể dự đoán được
Lý thuyết này dựa trên cơ sở lý thuyết “Thị trường hiệu quả”, trong đó cho rằng giá thị trường sẽ dao động xung quanh giá trị thực của nó Trong bất kì thị trường nào cũng có những yếu tố ngẫu nhiên hay còn gọi là độ nhiễu Ở đây khái niệm ngẫu nhiên cần được hiểu đơn giản là việc không thể xác định được các hình mẫu kĩ thuật đã có trong hệ thống, nó giải thích việc thị trường có những ngày mà giá không có mối quan hệ với giá của ngày tiếp theo.
1.1.4 Các giả định cơ bản của PTKT
Tất cả biến động đều được phản ánh vào giá
Giả định này có thể coi là nền tảng của PTKT, các nhà PTKT cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của DN, tổ chức đều được phản ánh rõ trong giá thị trường Do đó có người cho rằng việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần và thực sự không thể phản đối lại ý kiến này.
Trên cơ sở nhận thức chung về việc giá phản ánh những biến động trong cung, cầu Các nhà PTKT chỉ ra rằng khi giá tăng, dù bất kì lý do gì thì cầu phải vượt cung và thị trường tăng giá, động lực chính của cung và cầu là những yếu tố kinh tế căn bản, chúng làm hình thành lên Bull Market hay Bear Market, còn đồ thị thì không tự nó làm cho thị trường dịch chuyển lên hay xuống Đồ thị chỉ có thể phản ánh tình hình thị trường mà thôi.
Giá dịch chuyển theo xu thế
Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong PTKT Mục đích của việc xác lập đồ thị mô tả những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu thế giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở phân tích những xu thế này Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính lặp lại những xu thế giá có từ trước, tức là mục đích của PTKT là nhằm xác định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và đưa ra những quyết định phù hợp.
Lịch sử sẽ tự lặp lại
Phần lớn nội dung của PTKT và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người Chẳng hạn như những mô hình giá, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có mà tâm lý con người thì thường không thay đổi Như thế giả định này có thể được phát biểu là: “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”.
1.1.5 Các dạng biểu đồ PTKT
Lý thuyết về mô hình nến
1.2.1 Sơ lược về mô hình nến
Mô hình nến là một phương pháp phân tích được sáng tạo bởi một người Nhật tên là Munehisa Homma, đến năm 1870 phương pháp này được các nhà phân tích kĩ thuật của Nhật Bản sử dụng lần đầu tiên trên TTCK Nhật. Đồ thị hình nến được xây dựng bởi giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian được chỉ định Là công cụ hiệu quả để phân tích biến động giá của cổ phiếu.
1.2.2 Cấu tạo biểu đồ hình nến
Thân nến là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá mở cửa Khi giá đóng cửa lớn hơn giá mở cửa, thân nến có màu trắng và ngược lại khi giá đóng cửa nhỏ hơn giá mở cửa thân nến có màu đen.
Thân dài chỉ áp lực mua hoặc bán mạnh hơn Ngược lại các nến ngắn hơn chỉ sự biến động giá ít hơn và mô tả sự do dự giữa tăng giá(bulls) và giảm giá(bears) Các nến màu trắng cho thấy lực mua vào mạnh Giá tăng liên tục từ lức mở cho đến lúc đóng phiên giao dịch Nó cho thấy người mua đang chiếm ưu thế Các nến màu đen cho thấy lực bán ra mạnh Giá giảm liên tục từ lúc mở cho đến lúc đóng phiên giao dịch Nó cho thấy người bán đang chiếm ưu thế.
1.2.2.2 Bóng trên và bóng dưới
Bóng trên: là phần nằm trên của thân nến Bóng trên là khoảng cách giữa giá cao nhất và giá đóng cửa nếu thân nến là màu trắng hoặc giá mở cửa nếu thân nến là màu đen.
Bóng dưới: là phần nằm dưới của thân nến Bóng dưới là khoảng cách giữa giá thấp nhất và giá mở cửa nếu thân nến là màu trắng hoặc giá đóng cửa nếu thân nến là màu đen.
Bóng trên và bóng dưới của giá đỡ có thể cung cấp thông tin giá trị về phiên giao dịch Bóng trên mô tả phiên giao dịch cao và bóng dưới là phiên giao dịch thấp.
Nến với bóng ngắn chỉ ra rằng phần lớn họat động giao dịch được giới hạn gần giá mở và giá đóng
Nến với bóng dài chỉ ra rằng phần lớn họat động giao dịch được mở rộng so với giá mở và giá đóng
Nến với bóng trên dài và bóng dưới ngắn chỉ ra rằng người mua chiếm ưu thế trong kỳ giao dịch và đặt mua giá cao hơn Tuy nhiên, người bán sau đó đẩy giá xuống khỏi mức cao và giá đóng yếu tạo ra bóng dài
Nến với bóng dưới dài và bóng trên ngắn chỉ ra rằng người bán đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch và khiến cho giá thấp hơn Tuy nhiên, người mua sau đó đặt lại giá mua cao hơn vào cuối kỳ giao dịch và giá đóng cao tạo ra bóng thấp dài.
1.2.3 Các mẫu nến cơ bản
Marubozu nghĩa là không có bóng Giá thấp và giá cao trùng với giá mở và giá đóng.
Marubozu tăng giá hình thành khi giá mở cửa bằng giá thấp và giá đóng cửa bằng giá cao Điều này cho thấy người mua điều khiển phiên giao dịch từ đầu đến cuối Nó thường trở thành phần đầu tiên của một thời kỳ tăng giá kéo dài hoặc một mẫu chuyển sang hướng tăng giá
Marubozu giảm giá hình thành khi giá mở cửa bằng giá cao và giá đóng cửa bằng giá thấp Điều này cho thấy người bán điều khiển phiên giao dịch từ đầu đến cuối Nó thường trở thành phần đầu tiên của một thời kỳ giảm giá kéo dài hoặc một mẫu chuyển sang hướng giảm giá.
Nến với một bóng trên dài, bóng dưới dài và thân nhỏ được gọi là đỉnh xoay. Mẫu này chỉ sự giằng co giữa hai xu hướng tăng giá và giảm giá
Thân nhỏ chỉ sự biến động nhỏ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa Bóng chỉ ra rằng cả người mua và người bán tích cực hoạt động trong suốt phiên giao dịch Mặc dù phiên giao dịch mở và đóng với một chút ít biến động, giá biến đổi đáng kể cao hơn và thấp hơn trong kỳ giao dịch Cả người bán cũng như người mua không thể giành được quyền kiểm sóat cao hơn và kết quả là tạm ngưng giao dịch Sau một nến trắng dài hoặc một đợt tăng giá dài, một Đỉnh xoay chỉ sự yếu đi của lực mua vào và một thay đổi tiềm năng hoặc một sự gián đọan trong xu hướng Sau một nến đen dài hoặc một đợt giảm giá dài, một Đỉnh xoay chỉ sự yếu đi của lực bán ra và một thay đổi tiềm năng hoặc một sự gián đọan trong xu hướng
Doji là nến có giá mở và giá đóng bằng nhau
Doji thể hiện khả năng giằng co hoặc cạnh tranh giữa người bán và người mua Giá biến đổi xung quanh mức giá mở cửa trong suốt kỳ giao dịch, nhưng đóng tại hoặc gần giá mở Kết quả là sự tạm ngừng, cả người mua và người bán đều không giành được quyền kiểm soát và điểm chuyển đổi có thể phát sinh Việc xác định tầm quan trọng của Doji sẽ phụ thuộc vào giá, biến đổi gần đó và các nến trước đó Liên quan đến nến trước đó, Doji có một thân rất ngắn xuất hiện như một đường mỏng Một Doji hình thành giữa các nến khác với thân nhỏ (như đỉnh xoay) sẽ không được coi là quan trọng Tuy nhiên, một Doji hình thành giữa các nến với thân dài sẽ được cho rằng có ý nghĩa
Có bốn kiểu Doji đặc biệt Chiều dài của bóng trên và dưới có thể biến đổi và giá đỡ trông như thánh giá, thánh giá đảo ngược hoặc dấu trừ
1.2.3.3.1 Doji bóng dài và người phu xe ( Long - Legged Doji and Rickshaw man )
Doji bóng dài đóng vai trò đặc biệt quan trọng , nếu nó xuất hiện trên đỉnh Bóng trên và bóng dưới dài nói lên khoảng do dự trên thị trường Trong thời gian giao dịch thị trường tăng lên nhanh chóng , sau đó từ từ giảm hoặc ngược lại Giá đóng cửa bằng hoặc rất gần nhau Nếu giá đóng cửa và mở cửa nằm trong trung tâm của khoảng biến động giá , thì cây nến đó gọi là người phu xe hay Rickshaw man Nếu cây nến không phải là Doji , nhưng có bóng trên hoặc bóng dưới rất dài so với thân nến , nó được gọi là sóng cao (high – wave) Nhóm các sóng cao là tín hiệu đảo chiều xu hướng
1.2.3.3.2 Doji - bia mộ ( Gravestone Doji )
THỰC TRẠNG NHÓM CỔ PHIẾU NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN .25 2.1 Đặc điểm của thị trường BĐS Việt Nam
Thực trạng nhóm cổ phiếu ngành BĐS
2.2.1 Xu hướng nhóm cổ phiếu ngành BĐS trong thời gian qua
2.2.1.1 Giai đoạn từ giữa năm đến hết năm 2007
Năm 2007 nhóm cổ phiếu ngành BĐS được đánh giá là nhóm cổ phiếu nóng và có mức độ tăng giá mạnh nhất trong bối cảnh TTCK bắt đầu đi vào chu kỳ suy thoái.
Từ đầu năm 2007, sau một thời gian khá dài đóng băng, cơn sốt BĐS diễn ra đã tác động mạnh đến nhóm cổ phiếu ngành này Kể từ tháng 6 đến cuối năm 2007, lẫn thị trường OTC, do giai đoạn đó các DN BĐS bước vào giai đoạn phát triển mạnh, lợi nhuận cao và ổn định, thị trường BĐS đầy hấp dẫn và còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng và phát triển.
Thậm chí có những giai đoạn TTCK điều chỉnh giảm, nhóm cổ phiếu BĐS vẫn có mức độ tăng trưởng khá ấn tượng Chỉ số P/E của nhóm cổ phiếu ngành này luôn ở mức cao nhất thị trường trong giai đoạn này.
2.2.1.2 Giai đoạn suy thoái năm 2008
Nếu như trong nửa cuối năm 2007 nhóm cổ phiếu ngành BĐS gây ấn tượng bao nhiêu thì bước sang năm 2008, nhóm cổ phiếu này lại gây thất vọng đối với các NĐT bấy nhiêu.
Sau một thời gian tăng trưởng nóng và giá BĐS được đẩy lên quá cao cùng những lo ngại về rủi ro xuất hiện trong hoạt động tín dụng liên quan đến thị trường BĐS làm dấy lên nguy cơ khủng hoảng cũng như khả năng đóng băng tái diễn của thị trường BĐS Trong trường hợp thị trường BĐS rơi vào tình trạng đóng băng, các
DN hoạt động trong lĩnh vực này sẽ gặp rất nhiều khó khăn Chính những lo ngại về khả năng này đã khiến cho các NĐT trở nên dè dặt và không còn mặn mà đối với nhóm cổ phiếu này nữa.
Bên cạnh đó, sự suy thoái của TTCK chung trong thời gian này cũng là tác nhân quan trọng dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng của nhóm cổ phiếu ngành BĐS.
2.2.1.3 Giai đoạn năm 2009 đến nay
Từ năm 2009 đến nay thị trường đã có sự tăng trưởng trên 165% Cổ phiếu ngành BĐS đã lội ngược dòng ngoạn mục, và chứng tỏ nhóm ngành này có thể đóng vai trò dẫn dắt thị trường.
Nếu tính đến cuối năm 2009, giá trị sổ sách của các mã cổ phiếu BĐS đạt tương đối cao thì trong quý I-2010 vừa qua, kể từ khi VN-Index chạm đáy 235 điểm, đến nay sự phục hồi của TTCK - được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu là BĐS - lên đến con số 520 điểm tăng hơn gấp đôi Trong đó, nhiều cổ phiếu tăng tới 236% như BCI, TDH tăng 344%
2.2.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới nhóm cổ phiếu ngành BĐS Ảnh hưởng từ TTCK nói chung: TTCK bước vào giai đoạn suy thoái, Vn- index liên tục giảm điểm mạnh, giá cổ phiếu rớt đến khi thị trường hồi phục trở lại Ảnh hưởng từ cung cầu của thị trường, NĐT sẽ đầu tư vốn vào các công ty có tăng trưởng và phát triển tốt, tức là đầu tư vào cổ phiếu Thị trường BĐS phát triển sẽ thúc đẩy cổ phiếu ngành BĐS tăng và ngược lại.
Tâm lý NĐT luôn lo ngại quá cực đoan về những bất lợi của thị trường BĐS trong thời gian tới.hầu hết các NĐT đều sợ rủi ro và tránh mạo hiểm.
Một số nguyên nhân khác như: Thị trường BĐS tăng trưởng quá nóng, giá BĐS bị đẩy lên quá cao, lúc đó cầu sẽ ít hơn cung, dẫn đến sự sụt giảm giá BĐS, các DN BĐS gặp nhiều khó khăn, lo ngại về chu kỳ đóng băng của Thị trường BĐS…
2.2.3 Những thuận lợi khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành BĐS
Nhóm cổ phiếu ngành BĐS Việt Nam được đánh giá là nhóm cổ phiếu đầy tiềm năng tăng trưởng và phát triển trong trung và dài hạn.
Nền kinh tế Việt Nam được các tổ chức quốc tế cũng như trong nước nhìn nhận theo hướng khá tích cực, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần đẩy mạnh các yếu tố kích thích sự phát triển của thị trường BĐS…
Các NĐT nước ngoài vẫn luôn đánh giá thị trường BĐS Việt Nam theo hướng tích cực và nhiều hấp dẫn, do họ có nguồn vốn vững mạnh và không phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng Bởi vậy, thu hút được nguồn vốn lớn vào đầu tư BĐS thông qua cổ phiếu…
2.2.4 Những rủi ro khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành BĐS
2.2.3.1 Rủi ro chung của TTCK
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô chưa giải quyết được các tồn đọng khiến TTCK đi xuống như trong thời gian vừa qua: tỷ lệ lạm phát tăng cao, tiềm ẩn những nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tín dụng, rủi ro về tỷ giá tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nhập khẩu…nhiều khả năng TTCK khó đi lên được, thậm chí còn có khả năng xuống thêm nữa sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm cổ phiếu ngành này.
2.2.3.2 Rủi ro về tâm lý của NĐT
SỬ DỤNG MÔ HÌNH NẾN PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
Áp dụng mô hình nến phân tích cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư.36 1 Các cổ phiếu có tín hiệu đảo chiều
3.1.1 Các cổ phiếu có tín hiệu đảo chiều
3.1.1.1 Tín hiệu đảo chiều tăng giá Bullish Engulfing
Một số cổ phiếu xuất hiện đảo chiều tăng giá Bullish Enguifing như cổ phiếu HAG ( ngày 24/4/2009 ), cổ phiếu NTL ( ngày 12/11/2008 ), cổ phiếu SJS ( ngày 7/3/2009 ).
Nhìn vào biểu đồ nến của các cổ phiếu trên ta thấy: từ ngày 15/4/2009 đến ngày 22/4/2009 ( cổ phiếu HAG ),ngày 28/11/2008 đến ngày 9/12/2008 ( cổ phiếu NTL ), ngày 22/6/2009 đến ngày 1/7/2009 ( cổ phiếu SJS ) xuất hiện xu hướng giảm giá mạnh, nến giảm, khoảng trống giảm lần lượt vào cuối ngày 22/4/2009, 9/12/2008, 1/7/2009 sau đó nến đảo chiều tăng lần lượt vào ngày 24/4/2009, 11/12/2008, 3/7/2009 do giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
Khi xuất hiện tín hiệu này ở thị trường thì NĐT nên mua cổ phiếu, sẽ kiếm được lời khi thị trường đảo chiều tăng NĐT có thể sử dụng một số cách sau để vào thị trường:
Cách thứ nhất NĐT có thể mua cổ phiếu tại giá đóng cửa của ngày thứ nhất, sau khi giá được củng cố theo hướng tăng lên từ khoảng trống giảm ở đợt mở cửa. Đây là tín hiệu đáng chú ý và được ngụ ý rằng thị trường đã thực sự đảo chiều ngắn hạn, khối lượng giao dịch tăng, đây là bước đệm lớn để đường giá đảo chiều thật sự.
Cách thứ hai là mua cổ phiếu ngay sau khi mẫu Bullish Engulfing xảy ra, có nghĩa là chờ cho đến khi mẫu Bullish Engulfing hình thành hoàn toàn thì NĐT mới ra quyết định mua, nhưng phải chắc chắn sự đảo chiều tăng giá này vẫn tăng giá trong những phiên tiếp theo Thực tế nếu một NĐT cẩn thận thì không nên tham gia vào thị trường ngay sau ngày xảy ra mẫu Bullish Engulfing Bởi vì thị trường đã xảy ra khoảng trống giảm đáng kể và tâm lý NĐT vẫn chưa thật sự bình tĩnh trở lại. Nếu NĐT sử dụng cách này, cần đợi thêm những tín hiệu mua khác cụ thể hơn.
Cách thứ ba là sau khi NĐT thấy mẫu Bullish Engulfing đã hoàn chỉnh, ra quyết định mua khi những tín hiệu khác đã xác nhận tín hiệu mua của Bullish Engulfing là chắc chắn, đường giá vượt qua đường kháng cự thì lúc này mới ra quyết định lệnh mua.
3.1.1.2 Tín hiệu đảo chiều giảm giá Bearish Engulfing
(5) Giá đóng cửa thấp hơn nến tăng trước đó
Xu hướng tăng giá từ ngày 19/9/2008 đến 24/9/200, nến tăng, khoảng trống tăng (ngày 25/9/2008 ), sau đó nến đảo chiều giảm ( ngày 26/9/2008 ) do giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa trước đó NĐT có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau để thoát khỏi thị trường khi xuất hiện tín hiệu Bearish Engulfing:
Cách thứ nhất là bán cổ phiếu ngay tại giá đóng cửa của ngày thứ hai Nếu có thêm dấu hiệu tăng lên của khối lượng giao dịch nữa thì đường giá sẽ di chuyển giảm mạnh, lúc đó tín hiệu bán sẽ chắc chắn hơn.
Cách thứ hai là bán ngay sau khi mẫu Bearish Engulfing xảy ra, chờ cho tới khi mẫu Bearish Engulfing đã hoàn thành và bán ra ngay sau ngày hôm sau Nhưng NĐT cần phải chắc chắn rằng mẫu đảo chiều giảm giá thật sự xảy ra những ngày sau đó Theo đồ thị trên, NĐT gần như chắc chắn tiếp tục bán ra sau ngày xảy ra mẫu Bearish Engulfing ( khối lượng giao dịch tăng mạnh ).
Thông thường NĐT nên chờ đợi những tín hiệu khác để củng cố hay xác nhận tín hiệu bán, như là đường giá rớt xuống dưới đường hỗ trợ trước khi tung ra những lệnh bán Theo đồ thị trên, mẫu Bearish Engulfing xảy ra ngay tại lúc đường xu hướng giá bị bẻ gãy và giá đóng cửa rơi xuống dưới đường hỗ trợ.
3.1.1.3 Tín hiệu đảo chiều giảm giá Dark Cloud Cover
(5) Giá đóng cửa thấp hơn 50% của thân nến tăng ngày hôm trước
Nến đang có xu hướng tăng từ ngày 1/7/2009 đến ngày 8/7/2009 ( cổ phiếu HAG ), ngày 17/9/2009 đến 24/9/2009 ( cổ phiếu LCG ), ngày 2/10/2009 đến 12/10/2009 ( cổ phiếu SJS ), xuất hiện khoảng trống tăng được lấp đầy tại giá mở cửa lần lượt vào ngày 26/9/2009, 4/10/2009, 14/10/2009 và giá đóng cửa đã tạo ra một thân nến giảm giá đáng kể so với nến tăng của ngày 25/9/2009, 3/10/2009, 13/10/2009, có giá đóng cửa thấp hơn 50% của thân nến tăng ngày trước đó.
Sự lấp đầy khoảng trống tăng đó là dấu hiệu giảm giá, sự điểu chỉnh này đã khiến NĐT lo sợ, bán tháo để thu lời từ những phiên tăng trước đó Việc tăng giá của đợt mở cửa đã không kiềm giá lại ở mức cao, chính vì thế sức cầu đã không được khôi phục và hỗ trợ sau đó.
Thông thường NĐT không nên bán khi thấy mẫu Dark Cloud Cover vừa hoàn chỉnh NĐT nên sử dụng những tín hiệu khác để xác nhận dấu hiệu bán chắc các chỉ báo thị trường khác để tìm kiếm những tín hiệu mua bán tương tự, bởi vì tuy mẫu Dark Cloud Cover là một mẫu đảo chiều giảm giá nhưng sự giảm giá này là không lớn vì một phần lợi nhuận của những ngày hôm trước vẫn còn đang tồn tại.
3.1.1.4 Tín hiệu đảo chiều tăng giá Doji
(2) Sự do dự xảy ra đảo chiều tăng giá
Trong mẫu Doji luôn tồn tại 2 hướng di chuyển của đường giá: tăng và giảm,nhưng không thể tồn tại 2 tình trạng cùng một lúc Ở ba đồ thị trên, sau một xu hướng giảm giá dài từ ngày 14/1/2010 đến ngày 21/1/2010 ( cổ phiếu LCG ), ngày
25/9/2009 đến 1/10/2009 và ngày 14/1/2010 đến 21/1/2010 ( cổ phiếu NTL ), Doji xuất hiện đã làm giảm bớt đi sự suy giảm hoặc là một cơ hội thoát ra khỏi thị trường trong những phiên tiếp theo sau đó. Điều quan trọng nổi bật của mẫu Doji là không có sự đảo chiều chắc chắn, nó chỉ mang ý nghĩa là sự do dự hay sự thiếu quả quyết Doji thường xuất hiện ở những phiên thị trường nghỉ ngơi sau khi đã có bước tăng giá hoặc giảm giá đáng kể Ngay sau khi thị trường đã nghỉ ngơi hay dừng bước thì đường giá sẽ tiếp tục xu hướng đã tồn tại Tuy nhiên Doji xẩy ra là một cảnh báo lớn cho sự suy giảm về cường độ của xu hướng giảm giá hoặc tăng giá, NĐT nên thận trọng ra quyết định khi mẫu Doji được hình thành.
3.1.1.5 Tín hiệu giảm giá GraveStone Doji
(3) Không có bóng dưới hay bóng dưới nhỏ
(4) Giá mở cửa xấp xỉ giá đóng cửa Ở đồ thị trên, sức cầu thị trường đã bắt đầu thử thách, NĐT tìm kiếm ngưỡng hỗ trợ để gia nhập thị trường và đẩy giá lên cao Cuối cùng cũng tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức giá cao nhất trong ngày và sau đó đường giá rơi xuống mức giá mở cửa.
Nhận xét và khuyến nghị đầu tư
Thị trường BĐS là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường này sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn bền vững, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Với thị trường tiềm năng như vậy, NĐT nên nắm giữ dài hạn cổ phiếu BĐS Diễn biến này là động cơ để các NĐT tiếp tục tìm mua cổ phiếu BĐS thị giá thấp, đón đầu cơ hội các công ty này lên niêm yết
Với những nhận xét ở trên, NĐT nên chú ý một số cách đầu tư hiệu quả sau: Thứ nhất, NĐT nên ưu tiên đầu tư vào các công ty có quy mô vừa, do có mức sinh lợi cao hơn so với các công ty lớn.
Thứ hai, nên chú ý các công ty có chi phí thấp và năng lực cạnh tranh cao, nhất là những công ty tích hợp hợp sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất căn hộ/dự án HAG có thể là một ví dụ điển hình.
Thứ ba, nên thận trọng với các công ty thâm dụng nợ và lượng tiền mặt thấp. Những công ty này dù có đất đắc địa nhưng sẽ có khó khăn để tìm các nguồn vốn tài trợ hoặc phải chấp nhận lãi suất cao.
Thứ tư, cần phải chú ý đến tiến độ cụ thể của các dự án, nhất là vấn đề phân bổ lợi nhuận.
Thứ năm, nên chú ý doanh nghiệp có quỹ đất lớn, rẻ, ở vị trí đắc địa Các doanh nghiệp này có “lợi nhuận ngầm” nhưng để hiện thực hóa được thì nhà đầu tư phải chú ý các yếu tố nêu trên.
Cuối cùng, NĐT nên chú ý theo dõi sóng cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng.Sóng cổ phiếu BĐS thường lên cùng hoặc ngay sau các cổ phiếu này Tuy nhiên,BĐS ngắn hạn vẫn cần căn cứ vào tình hình cụ thể lúc đó.
Nhận định xu hướng nhóm cổ phiếu ngành BĐS trong thời gian tới
3.3.1 Xu hướng trong ngắn hạn
Với những biến động của TTCK như hiện nay, cùng với những thuận lợi như đã phân tích ở trên, nhóm cổ phiếu BĐS đang trong xu thế tăng giá Tâm lý NĐT đã bớt lo ngại, việc mua cổ phiếu BĐS đã đang và vẫn sẽ tiếp diễn.
Trong vài tháng tới, TTCK chung gặp nhiều yếu tố thuận lợi và phục hồi mạnh mẽ thì đây là dấu hiệu tốt cho cổ phiều ngành BĐS.
3.3.2 Xu hướng trong trung và dài hạn
Xét về mặt trung và dài hạn, thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiểm năng tăng trưởng và phát triển, đây vẫn là thị trường hứa hẹn nhiều hấp dẫn với các khoản lợi nhuận cao Bởi vậy, nhóm cổ phiếu ngành BĐS vẫn là đối tượng đáng quan tâm và được đặt nhiều kỳ vọng về sự tiếp tục tăng giá trong tương lai.
Khi thị trường BĐS ổn định, vượt qua được những khó khăn hiện tại và tiếp tục tăng trưởng thì xu hướng lên giá của nhóm cổ phiếu này cũng là điều không khó hiểu.