1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu, Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Của Phòng Quản Lý Xdct - Sở Nn & Ptnt Thanh Hóa.pdf

79 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 695,83 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là thầy giáo GS TS Lê Kim Truyền cùng sự tham gi[.]

Trang 1

Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là thầy giáo

GS.TS Lê Kim Truyền cùng sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các

nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp và cùng sự nỗ lực của bản thân Đến nay,

tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài “Wghiên cứu, để xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng của phòng Quản lý XDCT— Sở NN& PTNT Thanh hóa”

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Lê Kim Truyền đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết

trong quá trình thực hiện luận văn Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo

thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng — khoa Công trình đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành Luận văn Thạc sỹ của mình

Do trình độ kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả

Xin trần trọng cảm ơn!

Ha Noi, thang năm 2016

Tac gia

Lê Đức Hùng

Trang 2

Tôi xin cam đoan đẻ tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong tât cả các công trình nào trước đây

Tac gia

Lê Đức Hùng

Trang 3

1.1.2 Vai trò của đầu tư XDCB - 5:5 xxx x22 Exererrrrrrrerrerriee 6

1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng . ¿-¿- - + k+EsEEckrkekekeeererered 6

1.2 Công tác thấm định trong quản lý đầu tư xây dựng công trình 13 1.2.1 Khái niệm về công tác thâm định trong quản lý đầu tư xây dựng công (TÌNh 0 HH HH Họ ki 13 1.2.2 Ý nghĩa, mục đích của công tác thâm định trong quản lý đầu tư xây SI65000i150i ii: 01177 = 13 1.2.3 Nội dung thấm định một dự án đầu tư xây dựng công trình 13

1.2.4 Trình tự thâm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản l6 1.2.5 Sự cần thiết phải thâm định dự án . - 5< 2 +E+E+E+x+xeEsErrered 20

1.2.6 Các căn cứ pháp lý để tiễn hành thấm định dự án 55- 21

1.3 Kết luận chương 1 eeceeecceccsccccscesecscscscsscscscsvevscssscecscscavsvscssscscscavavsnesnens 23

CHUONG 2 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC

THAM DINH DU AN .A ÔỎ 24

2.1 MOi truOng Phap 24 2.1.1 Các văn bản pháp luật - - c1 22223221011 11111111188 15111111 ngay 24

2.1.2 Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn «5+ + St kk ke RE EEkekrkekerrrkrkred 28

2.1.3 Các quy hoạch tống thêm vùng được phê duyỆt - 25-552 28

2.2 Tổ chức thâm định - + - ¿6 +SSE+E£EE2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrrrrkd 29

2.2.1 Quản lý Nhà nước đối với đầu tư - - + csEEEcekekekersrerred 29 2.2.2 Quy trình thắm định - ¿6k + EeE#EEEE+k#E#EEEEESEEEEEEEErkrkrrerrrkred 29

Trang 4

2.3 Phương pháp thấm định . ¿- - 2S ESE*E*k‡EESEEEEEEEEEErkekererererkred 32 2.3.1 Phương pháp chung để thắm định dự án . ¿25 +s+c+s+£srred 32 2.3.2 Một số phương pháp thắm định được áp dụng hiện nay 32 2.4 Thông tin phục vụ cho công tác thấm định .- 2-2 + +s+££ezezxcxẻ 39

2.5 Yếu tố lạm phát ¿- - - + SE SkSk*EEEEEE E111 1811111111111 111k 41 2.6 Kết luận chương 22 - + St k3 E111 1121111111111 1111111111 Tk 41 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ ĐÈ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NANG CAO CHAT LUONG CÔNG TÁC THÂM ĐỊNH PHÒNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 5 5 5-s2 5s csesseses 42 3.1 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hóa - 42

3.1.2 Tình hình văn hóa, xã hội - 55 CS SS S3 9 vs 45

3.2 Tình hình công tác đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 47 3.3 Thực trạng công tác thâm định ở Phòng QLXDCT 2 55-52 49

3.3.1 Sơ lược về Phòng QLXDCT thực hiện công tác thâm định các công

trình đầu tư XDCH -5-5++2t22t2 2222112212112 1e 49 3.3.2 Quy trình tố chức thâm định các công trình đầu tư XDCB 52 3.4 Đánh giá công tác thấm định tại địa phương . 5-5 +ccscsrereced 58 3.4.1 Những kết quả đạt QUOC cecccccesesceesesescsssscsceceesestsssscscacevevenssnene 58

3.4.2 Những tồn tại và hạn chẾ - St +s St S k3 SE SEE E311 E1 EEEEsrrkreeo 59

CS [0/20 0ï 00 ẢẮc 61 3.5 Những giải pháp để hoàn thiện công tác thâm định ¿5 -«¿ 62 3.5.1 Giải pháp về nâng cao trình độ cho cán bộ thâm định 62

3.5.2 Giải pháp về các thủ tục hành chính - + 2 k2 +E+E+EeEsErezxd 63 3.5.3 Giải pháp về xây dựng một quy trình thâm định hợp lý 63 3.5.4 Giải pháp về tô chức quản lý ¿c6 kk+k+E*EeESEEEErkekrkekesererkred 65

Trang 5

3.6 Kết luận chương 3 -. - «SE kE +39 E111 1511111111111 1e ckrkd

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2 5-5 2s se sesess s9 se sese DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Bang 1.1 Bảng tóm tắt những nội dung cơ bản cần thâm định 15 Bảng 3.1 Bảng tông hợp trình độ chuyên môn cán bộ Phòng KT-HT 51

Bảng 3.2 Thành phân hỗ sơ trình thâm định . ¿2-52 2 s+sz£+£e£s2 53

Bảng 3.3 Tổng hợp số lượng các dự án được thâm định tại Phòng 59

Trang 7

Hinh 1.1 Hinh 2.1 Hinh 3.1 Hinh 3.2 Hinh 3.3 Hinh 3.4

Sơ đồ trình tự thấm định dự án dau tu xdy dung ee 17

Quy trình thâm định chung 2-5: 52 2S +E‡xeEsEEererkrkrxee 30 Cơ cấu tô chức Phòng QLXDCT 2-5-5 s+£+££e£eckcxxez 50

Luân chuyển hồ sơ thấm định 5 + +2 *£E£E£k+xexeEervee, 52

Qui trình thâm định thiết kế cơ sở của dự án tại Phòng QLXDCT52

Đề xuất quy trình thấm định thiết kế . - - 2 ++s+x+ss+2 64

Trang 8

TCVN UBND KT-HT XDCB QH BOT

SNN&PTNT XDCT

Tiêu chuẩn Việt Nam

Ủy ban nhân dân Kinh tế - Hạ tầng Xây dựng cơ bản Quốc hội

Xây dựng - vận hành - chuyến giao Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Xây dựng công trình

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dự án đâu tư là một hình thức cụ thể hoá các kế hoạch đầu tư, do đó dự

án đầu tư có vai trò quyết định đến việc thực hiện các hoạt động đầu tư Để thực hiện được tốt công tác chuẩn bị đầu tư thì công tác lập thâm định, phê

duyệt dự án đầu tư là quan trọng, vì nó là căn cứ để ra các quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép dau tư và quyết định tới hiệu quả của mỗi dự án Tình

trạng lập dự án gây lãng phí lớn thê hiện ở 2 dạng: một là lập tống mức đâu tư

khống để được ghi kế hoạch dẫn đến tăng tông mức đầu tư hai là các dự án BOT thường nâng vốn đầu tư để kéo dài thời gian sử dụng công trình và có

lợi cho nhà đầu tư Vì vậy, để bảo đảm hoạt động các dự án có hiệu quả

không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hoạt động thâm định Từ khi nhìn

nhận một cách đúng đắn nhất về vai trò của hoạt động thâm định thì việc đầu tư vào các dự án đều hoạt động có hiệu quả hơn Chính vì vậy, thâm định dự

án trở thành khâu không thể thiếu trong mỗi hoạt động đầu tư

Thanh Hóa là địa phương có diện tích rộng, có đồi núi, có đồng băng va có cả biển Địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt do đó, nguồn vốn ngân sách dùng để đầu tư cho các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tỉnh

Sau khi các Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất

lượng và bảo trì công trình; Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư công trình ra đời nhân mạnh việc tăng cường vai trò của quản lý nhà nước đối với công trình xây dựng, thì hầu hết các dự án dau tu xây dựng thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh đều được thâm định qua sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa Việc này làm gia tăng cả về khôi lượng và lĩnh vực cân được thâm định.

Trang 10

vụ trực tiếp thực hiện các công tác thâm định dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi, chức năng của mình Với lực lượng hạn chế, khối lượng công việc ngày càng tăng, đòi hỏi công tác quản lý quy trình thâm định nguồn nhân lực phải đảm bảo tốt nhất, được tô chức hết sức chặt chẽ

Thông qua quá trình thực hiện thâm định các dự án đầu tư xây dựng công trình, phòng quản lý dự án đã phát huy vai trò quản lý nhà nước đối với chất lượng công trình Tuy nhiên, để có cái nhìn khách quan tông quát và có

cơ sở lý luận khoa học áp dụng vào thực tiễn thì việc “Nghiên cứu, đề xuất

một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thâm định các dự án dau tu xây dựng của phòng quản lý dự án —- sở NN&PTNT Thanh hóa” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Nguyên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thấm định các dự án đâu tư xây dựng thuộc quản lý của phòng quản lý XDCT- Sở NN&PTNT Thanh Hóa

3 Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu

+ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chung về công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy phạm cũng như pháp luật liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình trong phạm vi nghiên cứu của để tài

+ Điều tra, thông kê và tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu liên quan đến đề tài + Các phương pháp thu thập thông tin: Các văn bản pháp quy, tài liệu liên quan đến công liên quan đến công tác triển khai thực hiện dự án

+ Phương pháp thống kê, kinh nghiệm, phân tích tông hợp phân tích thống kê so sánh, và một số phương pháp kết hợp khác

+ Phương pháp chuyên gia: Trao đôi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia quản lý dự án nhăm thu được những kinh nghiệm có được các nhận xét

Trang 11

dự án đầu tư xây dựng công trình và mối liên hệ với các bên tham gia vào tiễn trình thực hiện dự án trong những tình huống cụ thẻ

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các dự án thuộc giai đoạn lập dự án đầu tư (báo cáo khả thi)

6 Kết cầu của luận văn

Ngoài phân mở đầu, kết luận, kết cấu của luận văn gồm có:

— Chương 1: Tống quan về công tác thâm định các công trình xây dựng — Chương 2: Những nhân tô ảnh hưởng đến công tác thắm định dự án đầu

tư xây dựng công trình

— Chương 3: Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác thâm định dự án đâu tư xây dựng công trình tại phòng quản lý xây dựng công trình.

Trang 12

CONG TRINH XAY DUNG

1.1 Những vẫn đề chung về dự án đầu tư xây dung công trình 1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000), dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn

bắt đầu và kết thúc, được tiễn hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu câu

quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguôn lực

Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2013 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành đã chỉ rõ, dự án đầu tư xây dựng

công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiễn hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhăm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong

một thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự

án được thê hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo

cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây

dựng

Như vậy có thể nói, dự án đầu tư xây dựng công trình là một tập hợp các hoạt động có phối hợp kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa công trình xây

dựng nhằm phục vụ mục tiêu, lợi ích của chủ đầu tư

Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là quá trình sử dụng các nguồn lực vào

hoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cô định, nhằm

từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nên kinh tế Đầu tư XDCB trong nên kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức

như: xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục tài sản cô định cho nên kinh tế.

Trang 13

xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị), kết quả của các hoạt động XDCB là các tài sản cố định với năng lực sản xuất phục vụ nhất định

Quản lý đầu tư XDCB được xác định theo từng dự án Hiện nay dự án dau tu XDCB có thé duoc xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Xét trên tổng thể chung của quá trình đầu tư: Dự án đầu tư có thể được

hiểu như là kế hoạch chỉ tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhăm đạt được

mục tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình

cụ thể thực hiện các hoạt động đầu tư

- Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư XDCB là một tập hồ sơ tài liệu

trình bày một cách chỉ tiết và có hệ thống các hoạt động và chỉ phí theo kế

hoạch đề đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong

tương lai

- Xét về góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng von, vat tu, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội

- Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là kế hoạch chỉ tiết để thực

hiện chương trình đâu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư

- Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: Dự án đầu tư XDCB thé

hiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thế kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu

tố tự nhiên

- Xét về mặt nội dung: Dự án dau tu XDCB là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau để đạt được mục đích

nhất định trong tương lai

Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì dự án đầu tư XDCB đều bao

gôm 4 vân đê chính, đó là: mục tiêu của đầu tư, các kêt quả, các hoạt động và

Trang 14

đánh dấu tiến độ thực hiện dự án Vì vậy, trong quá trình thực hiện đầu tư

XDCB phải thường xuyên theo dõi, đánh giá các kết quả đạt được Những

hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết qua dugc coi la hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm

Trong xây dựng công trình thủy lợi nói riêng, và xây dựng công trình xây

dựng cơ bản nói chung, việc thực hiện đầu tư được thông qua lập quy hoạch theo định hướng phát triển kinh tế xã hội, sau đó được xây dựng kế hoạch vốn và thực

hiện theo các bước như quy định tại luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2013

1.1.2 Vai trò của đầu tư XDCB

Đầu tư xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của bất kỳ hình thức kinh tế nào, nó tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật, những nên tảng vững chắc ban đầu cho sự phát triển của xã hội

Đâu tư XDCB hình thành các công trình mới với thiết bị công nghệ hiện đại; tạo ra những cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng

Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, quản lý hiệu quả các dự án xây dựng là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí thất thoát những nguôn lực vốn đã rất hạn hẹp

1.1.3 Phân loại dự an dau tw xây dựng

Phân loại dự án đâu tư xây dựng công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc phân cấp quản lý, phân cấp thấm định, phân cấp phê duyệt Đây là cơ sở quyết định đến mức độ ưu tiên đầu tư, nguồn vốn đầu tư Chính vì vậy, ngay từ luật xây dựng số 16/2003/QH11 đã yêu cầu phải có phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình làm căn cứ cho việc thấm định, phê duyệt dự án Cho đến nay luật xây dựng

Trang 15

phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án đâu tư xây dựng được phân loại như sau:

1.1.2.1 Theo quy mô và tính chất:

a Du an quan trong quoc gia

Những công trình quan trọng quốc gia sẽ do Quốc hội xem xét, quyết

định về chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006

của Quốc Hội đã quy định rõ, những dự án công trình có một trong năm tiêu chí sau đây là dự án, công trình quan trọng quốc gia:

- Quy mô vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng Việt Nam trở lên đối với dự án,

công trình có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên

- Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ân khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường bao gồm:

+ Nhà máy điện hạt nhân;

+ Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đâu nguồn từ 200 ha trở lên; đất rừng phòng hộ chăn sóng lấn

biển từ 500 ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ 200 ha trở lên, trừ đất rừng là

vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất từ 1000 ha trở lên - Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, và từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác

- Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa

- Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần

được Quốc hội quyết định

Đối với dự án thuộc loại này, công tác thâm định được giao cho hội đông thâm định nhà nước Mỗi dự án thuộc loại này sẽ có một hội đồng thâm định

nhà nước kiêm tra, đánh giá và trình bày báo cáo trước quôc hội.

Trang 16

Căn cứ vào các nhóm dự án này mà cơ quan thấm định và thâm quyền

cũng khác nhau theo luật định

(1) Dự án thuộc nhóm 41 là những dụ ân có một trong những diéu kién sau:

+ Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới, không kế mức vốn

+ Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nỗ không phụ thuộc quy mô đầu

tư, không kế mức vốn

+ Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa

chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tau, lắp ráp ôtô), xỉ

măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu,

cảng biến, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ, có mức vốn trên

600 tỷ đồng

+ Các dự án: Thủy lợi, giao thông (đã nêu ở các mục trên), cấp thoát

nước và công trình kỹ thuật hạ tầng: kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bi y té, công trình cơ khí khác, sản xuất vật

liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; đường giao

thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, có

Trang 17

và phê duyệt

(2) Dự án thuộc nhóm B là những dụ ân có một trong những diéu kién sau:

+ Các dự án: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô) xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biến, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ, có mức vốn từ 30 - 600 tý đồng

+ Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm nêu trên), cấp thoát nước

và công trình kỹ thuật hạ tầng: kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tỉn học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu

chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phố thông,

đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được

Trang 18

+ Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm nêu trên), cấp thoát nước

và công trình kỹ thuật hạ tầng: kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tỉn học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu

chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phô thông,

đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được

Các dự án thuộc nhóm € được giao cho các Sở chuyên ngành thâm định

1.1.2.2 Theo nguôn vốn đầu tư

Đặc điểm của việc phán loại này là các dự án được phán loại theo

nguồn vốn sử dụng Theo cách phân loại này có các loại dự án sau:

— Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

— Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:

— Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;

— Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn

Trang 19

tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp

đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chỉ cho công tác lập và

thực hiện các dự án quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh

thố, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn

Với dự án loại này, thường sử dụng 100% vốn ngân sách nhà nước, do

đó thường bị chậm tiến độ do quá trình phân bồ vốn không đều Đặc biệt, các

dự án này nếu không quản lý tốt có thể gây ra tình trạng các chủ đầu tư và nhà thầu móc nói để nâng cao giá trị của tống mức đâu tư nhăm trục lợi từ dự án, gây lãng phí, thất thoát Chính vì vậy, công tác thâm định có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhăm giúp cơ quan có thắm quyền phê duyệt dự án hợp lý

Trong điều kiện kinh tế khó khăn từ năm 2009 trở về đây, Chính phủ

Việt Nam đã phải thắt chặt, cắt giảm đầu tư công Song song đó Quốc hội ban hành luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 nhăm tăng cường công tác quản lý, thâm định dự án đầu tư công tránh lãng phí thất thoát

và nhờ vậy mà các dự án được đầu tư hiệu quả

b Du an su dung vốn tín dụng do Nhà nước báo lãnh, vốn tín dụng dau tw

phát triển của Nhà nước:

Cùng với quá trình hội nhập, đối mới và mở cửa, tính dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kê trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nguôn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kế bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguôn vốn này phải đảm bảo nguyên tặc hoàn trả vốn vay Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu

tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước là một hình

thức quá độ chuyền từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đôi với môi dự án có khả năng thu hồi vôn trực tiêp.

Trang 20

Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn phục vụ

công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyên dịch cơ cầu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Đối với loại dự án này các nguồn vốn được chính phủ huy động từ nguôn tín dụng trong và ngoài nước Tuy nhiên, các dự án này thường làm gia

tăng rủi ro, đặc biệt là khả năng trả nợ Theo báo cáo phân tích của Chính phủ

Việt Nam thì hiện nay nước ta đang trong tình trạng nợ công an toàn (khoảng 180 triệu đô la mĩ), tuy nhiên nếu tiếp tục huy động nguôn vốn tín dụng một cách ô ạt, không có tính toán trước, nhất là nguôn tín dụng ngoại hối thì việc

vỡ nợ rất có thê sẽ xảy ra mà Hy Lạp là một bài học Do đó, đối với loại dự án này công tác thâm định đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu đánh giá hiệu

quả đâu tư dự án và quá trình hoàn vốn đầu tư

c Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước

Đối với loại dự án này các dự án đầu tư xây dựng công trình được đầu tư thông qua việc huy động vốn của các doanh nghiệp dưới dạng đầu tư BT,

BOT hoặc BTO Trong lúc nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc sử dụng vốn

ngân sách và vốn tín dụng có nhiều rủi ro như phân tích ở trên thì việc huy động vốn dựa trên hình thức này cho hiệu quả cao hơn

Trong 5 năm trở lại đây, ngành giao thông là ngành có sản lượng đầu tư theo hình thức BOT nhiều nhất, được thể hiện qua hàng loạt các đường cao tốc, hàng loạt cây cầu có quy mô lớn mọc lên Tuy nhiên, bên cạnh những lợi

ích thì vẫn tồn tại nhiều yếu tố chưa tốt, các dự án này nếu khâu thấm định

không tốt sẽ dẫn đến việc các nhà đâu tư cố tình day cao tống mức đâu tư nhằm kéo dài thời gian sử dụng công trình, nhằm trục lợi cho nhà đâu tư

Chính vì vậy, công tác thâm định đòi hỏi người thâm định phải có trách

nhiệm cao trong việc khăng định kết quả thaảm định của mình.

Trang 21

d Du an su dung vốn khác bao gom cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp

của một dự án, từ đó ra quyết định đầu tư và cho phép đâu tư Đây là một quá

trình kiểm tra, đánh giá các nội dung của dự án một cách độc lập tách biệt với quá trình soạn thảo dự án Thâm định dự án tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu qua Cac kết luận rút ra từ quá trình thâm định là cơ sở để

các cơ quan có thâm quyền của Nhà nước ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư

1.2.2 Ý nghĩa, mục đích của công tác thẩm định trong quản lý đầu tư xây dựng công trình

Công tác thâm định trong quản lý đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát nguồn vốn, tông mức đầu tư, kiểm soát dự án đầu tư xây dựng đảm bảo yêu câu kinh tế - kỹ thuật, là căn cứ để cấp có thâm quyên phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

Mục đích của công tác thâm định trong quản lý đầu tư xây dựng công trình là việc nâng cao hiệu quả đầu tư, kiêm soát được các yếu tố rủi ro, tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư

1.2.3 Nội dung thấm định một dự án dau tw xây dựng công trình

Theo Nghị định Số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng Ø7 năm 1999 Về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, nội dung thâm định một dự án

Trang 22

đâu tư xây dựng công trình được xem xét, đánh giá dựa trên 5 nhóm yếu tô sau:

Thứ nhất, thấm định các yếu tố về pháp lý: Xem xét tính hợp pháp (sự tuân thủ) của dự án theo các quy định của pháp luật; sự phù hợp của các nội dung dự án với những chính sách quy định hiện hành (Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Hướng dẫn); sự phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển của ngành, vùng lãnh tho

Thứ hai, thắm định các yếu tô vẻ công nghệ - kỹ thuật, xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả của các giải pháp công nghệ -

kỹ thuật được lựa chọn, áp dụng cho dự án

Thứ ba, thâm định các yếu tố kinh tế, tài chính của dự án: Xem xét tính

khả thi, đánh giá tính hợp lý của các yếu tố tài chính kinh tế (nguồn vốn, mức

chi phí, mức thu, các chế độ và các nghĩa vụ tài chính ) được áp dụng trong

các nội dung của dự án

Thứ tư, thâm định các điều kiện tô chức thực hiện, quản lý vận hành dự

án: Xem xét, đánh giá sự hợp lý, tính chất ôn định, bên vững của các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện, vận hành dự án, đảm bảo các

mục tiêu của dự án

Thứ năm, thâm định hiệu quả đầu tư: đánh giá hiệu quả dự án qua các

mặt: Tài chính - kinh tế - xã hội, đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án và đưa ra kết luận dự án nếu thực hiện có hiệu quả không và hiệu quả ở mức nảo Qua đó, căn cứ để ra quyết định đầu tư

Nội dung thấm định chỉ tiết theo từng nhóm yếu tố được tóm tắt thể hiện

dưới bảng sau:

Trang 23

Bang 1.1 Bảng tóm tắt những nội dung cơ bản cần thâm định

Các yêu tô cần thâm định

Nội dung cần thâm định

- Sự hợp lý về địa điểm xây dựng (về quy hoạch xây

dựng đảm bảo an ninh quốc phòng) - Sử dụng đất đai, tài nguyên

- Tính hiện đại, phù hợp của công nghệ, thiết bị sử dụng cho dự án

- Các tiêu chuẩn, giải pháp kỹ thuật xây dựng - Các tiêu chuân, giải pháp đảm bảo môi trường

: - Chuyên giao công nghệ, đào tạo, các điêu kiện vận

hành dự án

- Hiệu quả tài chính

Hiệu quả - Hiệu quả kinh tế - xã hội - Hiệu quả tổng hợp

Trang 24

Nội dung thâm định dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chỉ tiết xây dựng: tông mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;

- Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng:

- Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án;

- Đánh giá yêu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng khả năng

kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

- Sự phù hợp của phương án công nghệ dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ:

- Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nỗ;

- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;

- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tô chức, năng lực hành

nghè của cá nhân tư vấn lập thiết kế;

- Sự phù hợp của giải pháp tô chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng

mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở

- Thâm định tổng mức đầu tư: Ý kiến về việc áp dụng đơn giá, định mức,

đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chỉ phí xây dựng công trình của dự án (áp dụng đối với dự án đâu tư theo hình thức đối tác công tư)

1.2.4 Trình tự thẩm định phê duyệt dự án dau tu xây dựng cơ bản

Trình tự thấm định du an dau tu xây dựng được khái quát theo tiến trình Sau: Tiép nhan hé so -> Thuc hién cong viéc thâm định -> Lập báo cáo kết

quả thâm định -> Trình người có thâm quyên quyết định đầu tư.

Trang 25

hoạch tô chức thâm định Đầu mối thấm định dự án là đơn vị chuyên môn

trực thuộc cấp quyết định đầu tư

* Lập Hội đông thẩm định (tùy theo quy mô từng dự án):

Người quyết định đầu tư thành lập Hội đồng thấm định về các dự án đầu

tư để tổ chức thâm định các dự án thông qua chủ trương đầu tư và các dự án

Trang 26

khác yêu câu Nhìn chung việc thành lập hội đồng thấm định chỉ áp dụng đối với những dự án khả thi và những dự án có vốn đầu tư lớn

- Riêng đối với dự án do Chính phủ quyết định đầu tư

+ Đơn vị đầu mỗi thấm quyên dự án là Hội đồng Tham định nhà nước về

các dự án đâu tư để tô chức thấm định dự án do Thủ tướng Chính phủ thành lập

+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng Thâm định

nhà nước về các dự án đầu tư

- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

+ Cơ quan cấp Bộ tổ chức thâm định dự án do mình quyết định đầu tư

Đầu mối tổ chức thâm định dự án là đơn vi chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư;

+ UBND cấp tỉnh tổ chức thâm định dự án do mình quyết định đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối t6 chức thâm định dự án

+ UBND cấp huyện, cấp xã tô chức thâm định dự án do mình quyết định dau tu Đầu mối thâm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư

* T6 chúc thẩm định:

Tham định dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Thấm định phan

thuyết mỉnh dự án và thâm định thiết kế cơ sở (bản vẽ thi công) của dự án

Tham dinh chung dự án (phan thuyết minh dự án) do co quan dau tư thấm định là Sở Kế hoạch - đâu tư (đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A) hoặc Sở Kế hoạch - Đầu tư (đối với dự án nhóm B, C) trực tiếp

đảm nhận

Thâm định Thiết cơ sở của dự án được quy định:

Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A không phân biệt

nguồn vốn, việc thấm định thiết kế cơ sở sẽ do Bộ chuyên ngành thực hiện, cụ thể:

Trang 27

- Bộ Công Nghiệp tô chức thâm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây

tải điện, trạm biến ap, hoa chất, vật liệu nỗ công nghiệp, chế tạo máy, luyện

kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thấm định thiết kế cơ sở đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác

- Bộ Giao thông Vận thải tô chức thâm định thiết kế cơ sở các công trình

thuộc dự án đâu tư xây dựng công trình giao thông

- Bộ Xây dựng tô chức thấm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự

án đầu tư xây dựng công trình dân dụng công nghiệp vật liệu xây dung, ha tầng kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do thủ tướng Chính phủ yêu câu

- Đối với các dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Bộ chủ trì tổ chức thâm định thiết kế cơ sở là một trong các Bộ nêu trên có chức năng

quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án

Đối với các dự án nhóm B, C không phân biệt nguồn vốn việc thắm định thiết kế cơ sở do Sở chuyên ngành thực hiện, cụ thé:

- Sở Công nghiệp tô chức thấm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây

tải điện, trạm biến ap, hoa chất, vật liệu nỗ công nghiệp, chế tạo máy, luyện

kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thấm định thiết kế cơ sở đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác

- Sở Giao thông vận tải tô chức thâm định thiết kế cơ sở các công trình

thuộc dự án đâu tư xây dựng công trình giao thông.

Trang 28

- So Xay dung tô chức tham định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự

án đầu tư xây dựng công trình dân dụng công nghiệp vật liệu xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh yêu câu

Riêng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông vận tải tổ chức thấm định thiết kế cơ sở phù hợp với chức năng nhiệm vụ do UBND cấp tỉnh quy định

- Đối với các dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ

trì tổ chức thâm định thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng

quản lý công trình quyết định tính chất, mục tiêu dự án

Đối với các dự án nhóm B, C do Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và

phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải, Bộ xây dựng, các tập đoàn kinh tế

và Tổng công ty nhà nước này tự tô chức thấm định thiết kế cơ sở sau khi có ý kiến của địa phương về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường

Đối với các dự án nhóm B, C có công trình xây dựng theo tuyến qua

nhiều địa phương thì Bộ tổ chức thấm định thiết kế cơ sở và có trách nhiệm

lẫy ý kiến của địa phương nơi có công trình xây dựng về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường

Cơ quan tô chức thâm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm gửi kết quả

thấm định thiết kế cơ sở tới đơn vị đầu mỗi thâm định dự án Thời gian thâm

định thiết kế cơ sở theo quy định không quá 30 ngày làm việc đối với dự án

quan trọng quốc gia, 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, 15 ngày làm

việc đối với dự án nhóm B và 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C kế từ

ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

1.2.5 Sự cân thiết phải thâm định dự án

Như vậy có thê nói, thâm định dự án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai

trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư Nhà nước với chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án

đầu tư.

Trang 29

Chủ đâu tư muốn khăng định quyết định đầu tư của mình là đúng dan, các tô chức tài chính tiền tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để

ngăn chặn sự đồ bê, lãng phí vốn đầu tư thì cần kiểm tra lại tính hiệu quả,

tính khả thi và tính hiện thực của dự án

Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguon von, moi thanh phan kinh té

đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước Bởi vậy trước khi ra quyết định đâu tư hay cho phép đâu tư, các cơ quan có thấm quyền của Nhà nước

cần biết xem dự án đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không, nếu có thì băng cách nào và đến mức độ nảo

Một dự án đâu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng vẫn mang tính chủ quan của người soạn thảo Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan của dự án, cần thiết phải thâm định Các nhà thấm định thường có cách nhìn rộng trong việc đánh giá dự án Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã

hội toàn cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại

Mặt khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn, không logic, thậm chí có thê có những sơ hở gây ra tranh chấp giữa các

đối tác tham gia đâu tư Thâm định dự án là cân thiết và là một bộ phận của

công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả 1.2.6 Các căn cứ pháp lý để tiễn hành thẩm định dự án

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày nay, việc hoàn

thiện hệ thông các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết và cấp bách nếu như chúng ta muốn tận dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như các tiềm lực khác của các nước phát triển đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn

đang rất hạn hẹp của nhà nước Việt nam

Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế đều có những quy định cụ thê về công tác quản lý đầu tư và xây dựng nói chung và công tác thâm định nói riêng Việc cập nhập các văn bản quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng và thâm định

Trang 30

rất quan trọng Vì sự ra đời của những văn bản sau là sự khắc phục những

khiếm khuyết, những bất cập của các văn bản trước đó, tạo ra sự hoàn thiện

dân dần môi trường pháp lý cho phù hợp với quá trình thực hiện trong thực tiễn, thuận lợi cho người thực hiện và người quản lý, mang lại hiệu quả cao hơn, điều đó cũng phù hợp với quá trình phát triển

Ở nước ta hiện nay, công tác thâm định dự án đầu tư xây dựng căn cứ

vào các văn bản pháp lý sau:

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18 tháng 06 năm 2014; - Luật Đầu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013:

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy

định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thâu;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư

xây dựng công trình;

- Nghị định 46/2015/NĐ - CP của Chính phủ về Quản lý chất lượng công

trình xây dựng:

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 25/7/2013 quy

định chỉ tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng: - Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ xây dựng quy

định thâm tra, thắm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn lập và quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 04/2003/TT-BKH ngày 17/6/2003 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư Hướng dẫn về thâm tra, thâm định dự án đâu tư;

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy

định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày

12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

Ứng với mỗi công trình đầu tư xây dựng cụ thể, tùy từng lĩnh vực sẽ căn

cứ vào các văn bản pháp luật, các tiêu chuân định mức cụ thê do Nhà nước

Trang 31

ban hành; các văn ban hướng dẫn của Bộ chủ quản; các quy hoạch phát triển ngành như: quy hoạch phát triển ngành Giao thông - Vận tải, quy hoạch phát triển ngành Thủy lợi

1.3 Kết luận chương I

Trong chương I1, luận văn đã tiễn hành phân tích đánh giá các khái niệm cơ bản về dự án đâu tư xây dựng công trình, qua đó cho thấy vai trò của dự án đầu tư xây dựng công trình trong việc phát triển của nên kinh tế quốc dân

Thông qua việc phân tích về các loại dự án đầu tư xây dựng công trình, luận

văn đã chỉ ra những ưu điểm của từng loại dự án và ý nghĩa của công tác thấm

định đối với từng loại dự án

Việc trình bày các nội dung thấm định dự án đầu tư xây dựng công trình

đã cho thấy: thực chất của việc thâm định dự án là phân tích, đánh giá tính

khả thi của dự án trên tất cả các phương diện: kinh tế, kỹ thuật, xã hội, trên cơ sở các quy định của luật pháp, tiêu chuẩn, định mức, quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế Những yêu câu nói trên, đặt cho người làm công tác thâm định dự án không chỉ quan tâm xem xét, kiểm tra về mặt nội dung hồ sơ dự án, mà còn tìm các phương pháp, cách

thức do lường, đánh giá để có những kết luận chính xác giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư một cách dung dan va hiéu qua

Hiện nay, Nhà nước ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực xây dựng, thường xuyên thay đổi đề phù hợp với thực tế và là cơ sở khoa học để chất lượng thâm định đạt hiệu quả cao Do vậy, người làm công tác thấm định phải thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức, chuyên môn, xác định rõ tầm quan trọng của công tác thấm định Dé làm được điều đó, bản thân mỗi người thực hiện công việc thấm định cũng cân phải hiểu sâu, rõ được những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến công việc của họ, cụ thê những nhân tô đó sẽ được tác giả trình bày trong chương 2.

Trang 32

CHUONG 2 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC

THAM DINH DU AN

Đề có thể đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thâm

định dự án một cách hợp lý luận văn tiến hành phân tích, nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thâm định dự án từ đó rút ra cdc van dé con ton tại và những điểm nỗi bật trong khâu thấm định dự án ở

Việt Nam Qua nghiên cứu nhận thấy có 8 nhân tổ chính ảnh hưởng đến công tác thâm định dự án, gồm: môi trường pháp lý, quản lý nhà nước đối với đầu tư, phương pháp thấm định, thông tin phục vụ cho công tác thấm định, quy

trình thâm định, đội ngũ nhân viên, cán bộ làm công tác thâm định, công tác tố chức điều hành, yếu tố lạm phát

2.1 Môi trường pháp lý 2.I.I Các văn bản pháp luật

Về mặt vĩ mô, một nền xây dựng cơ bản tốt, có chất lượng cao được thé

hiện ở thể chế chính trị và các văn bản pháp luật về xây dựng Môi trường pháp lý có tác dụng quan trọng trong việc định hướng và kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thâm

định các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước đã được quy định cụ thê và gan

đây đã được bố sung, sửa đối để ngày càng phù hợp và cập nhật hơn với thực tế hiện nay Những tiến bộ hay những mặt còn hạn chế của các văn bản pháp luật chính là nhân tô ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng của công tác thấm định cũng như việc ra quyết định đầu tư

Một số hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác thâm định: * Nehị định số 59/2015/ND-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xáy đựng công trình:

Nghị định số 59/2015-NĐ-CP của Chính phủ là sự thay thế Nghị định

12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,

Trang 33

là tập trung vào thực hiện cải cách hành chính; đây mạnh phân công phân cấp

cho cấp dưới; nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư; điều kiện, năng lực hành

nghề tư vấn hoạt động xây dựng Một là phân loại dự án đầu tư để giảm bớt

thủ tục lập dự án Nghị định 59/2015-NĐ-CP đã nâng mức tổng vốn đầu tư từ dưới 7 tỉ lên đến dưới 15 tỉ đồng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, không lập dự án đầu tư Hai là, xác định rõ chủ đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Quy định này khắc phục được sự bất cập hiện nay là có một số chủ đầu

tư không đủ năng lực, có công trình chủ đầu tư và người sử dụng khác nhau,

khi bàn giao đưa vào sử dụng có nhiều trục trặc phải cái tạo, sửa chữa

Điểm mới về thâm định dự án đầu tư xây dựng công trình: việc xem xét nội dung dự án và xem xét thiết kế cơ sở được tiễn hành cùng lúc, cơ quan đầu mỗi lấy ý kiến góp ý thiết kế cơ sở đối với cơ quan có chức năng quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và các cơ quan có liên quan Như vậy, rút

ngắn được thời gian xem xét thâm định dự án đầu tư và nâng cao trách nhiệm

của chủ đâu tư trong việc xem xét phê duyệt dự án đầu tư

* Nghị định 46/2015/ND-CP về quản lý chất lượng công trình xây dung, thay thể cho Nehị định 209/2004/NĐ-CP, việc buông lỏng như trên được khắc

phục phần nào khi cơ quan QLNN thực hiện kiểm soát chất lượng ở một SỐ

giai đoạn then chốt trong quá trình đầu tư xây dựng công trình, đó là kiểm soát chất lượng chọn thâu, kiếm soát chất lượng thiết kế và kiểm soát công tác quản lý chất lượng thi công

Kiểm soát chất lượng chọn thâu: theo quy định trước đây (Nghị định 209/2004/NĐ-CP), chủ đầu tư tự chọn các nhà thâu tham gia xây dựng công trình, miễn năng lực của các nhà thầu này đáp ứng quy định Nhưng theo quy định mới (Điều 8, 47 - NÐ 15) thì chủ đầu tư sẽ chọn các nhà thâu từ bảng danh sách do cơ quan QLNN công bồ trên trang thông tin điện tử

Đối với công trình vốn ngoài ngân sách, các nhà thầu phải được

chọn theo quy định này là để thực hiện những việc gom tham tra thiét ké,

Trang 34

thí nghiệm chuyên ngành, giám sát, kiểm định; đây là những công tác mang tính chất đánh giá sản phẩm của các công tác xây dựng khác như

thiết kế, thi công (hồ sơ thiết kế, câu kiện, hạng mục công trình), nên

những đơn vị làm các công việc này cần phải được cơ quan QLNN kiểm soát về năng lực, một hình thức xã hội hóa quản lý chất lượng có kiểm

soát của QLNN

Còn đối với công trình vốn ngân sách từ cấp II trở lên, những công việc

phải được chọn thâu từ danh sách QLNN công bố, ngoài các nhà thâu như ở

công trình không phải vốn ngân sách, còn bao gồm các nhà thâu khảo sát, thiết kế, thi công Như vậy, đối với dạng công trình này, QUNN kiểm soát năng lực gân như tất cả các nhà thầu tham gia xây dựng Quy định này có lý do vì đây là những công trình quy mô lớn, mức độ ảnh hưởng rộng nếu có sự cô lại được xây dựng băng ngân sách (tiền thuế của người dân) nên phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo các đơn vị tham gia xây dựng là những đơn vị có năng lực đạt yêu câu

Thực hiện chọn thầu theo cơ chế này còn là một biện pháp hỗ trợ của cơ quan QLNN dé khắc phục tình trạng thiếu thông tin của các chủ đầu tư về năng lực nhà thầu trên thị trường xây dựng

Kiểm soát chất lượng thiết kế: khác với quy định cũ khi chủ đâu tư tự

thấm định, phê duyệt thiết kế bất kế nguồn vốn xây dựng công trình, Nghị

định 15 quy định (Điều 21) các công trình, chủ yếu cấp III trở lên, thiết kế xây

dựng phải được QLNN thâm tra trước khi chủ đầu tư phê duyệt Như vậy, bằng công tác thâm tra, QLNN tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý chất lượng thiết kế, góp phần tạo ra chất lượng của sản phẩm thiết kế

Quy định này, ngoài tác dụng khắc phục điểm yếu cô hữu của các chủ đầu tư là thiếu năng lực đánh giá chất lượng thiết kế, còn có tác dụng ngăn

Trang 35

chặn tình trạng thâm tra thiết kế mang tính hình thức vẫn diễn ra phố biến lâu nay khi chủ đầu tư tự thuê tư vẫn thâm tra; đồng thời, còn mang tính chất như một hình thức “sát hạch” để hỗ sơ thiết kế, sản phẩm của công tác thiết kế, đạt yêu cầu cao nhất khi đưa ra sử dụng (thi công)

Kiểm soát công tác quản lý chất lượng thi công: như đã trình bày, quy trình quản lý chất lượng thi công theo quy định của ND 209 không bắt buộc công trình xây dựng chịu bất cứ sự kiểm tra nào của QLNN từ khi khởi công đến khi hoàn thành Nhưng với NÐ 46 (Điều 31, 32), các công trình đã được QLNN thẩm tra thiết kế, phải được QLNN kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi chủ đâu tư nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng

Cần khang định, với thu tuc nay, QLNN thuc hién kiểm soát công tác

quản lý chất lượng thi công, chủ yếu là sự tuân thủ quy định pháp luật về quản lý chất lượng xây dựng của các bên tham gia xây dựng, không phải là việc

QLNN xác nhận công trình đạt chất lượng hay chịu trách nhiệm đối với chất

lượng công trình, vì QUNN không phải là một bên tham gia xây dựng Trách nhiệm của các đối tượng tham gia xây dựng công trình là phải đảm bảo công trình xây dựng đạt các yêu cầu của thiết kế, của hợp đồng thỏa thuận và tuân thủ quy định pháp luật

Nhu vay, ND 46 thé hiện sự thay đổi trong công tac QLNN vé chat lượng công trình, từ chỗ không tham gia kiểm soát chuyên sang thực hiện kiểm soát một số công đoạn trong quá trình xây dựng (chọn thâu, thiết kế, thi công), điều này phù hợp với nguyên tắc “quản lý thì phải kiểm tra” và cũng

phù hợp với thực tế là các đối tượng tham gia xây dựng chưa dành được đủ độ tin cậy của xã hội đối với công việc mình thực hiện, nên cần phải có sự kiểm

soát của nhà nước để công trình xây dựng sản phẩm đặc thù đòi hỏi cao về

tính an toàn, chất lượng, đạt yêu cầu khi đưa vào sử dụng.

Trang 36

2.1.2 Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn

Song song với việc cập nhật, ban hành các văn bán pháp lý mới có tác dụng phù hợp với thực tiễn và đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thì việc ban hành, quản lý các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng công trình

Năm 2010 và năm 2011 được cho là có sự chuyển biến tích cực trong

công tác xây dựng các quy chuẩn tiêu chuẩn của do cục đo lường chất lượng chủ trì Trước đây, hệ thống tiêu chuẩn thường có tiêu chuẩn việt nam, tiêu chuẩn xây dựng tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở Thông qua việc vận dụng các tiêu chuẩn chỉ ra một điều rằng có nhiều tiêu chuan chong chéo nhau đặc biệt giữa các ngành như thủy lợi, giao thông Có nhiều sự không tương đồng trong việc đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật của các ngành, dẫn đến khó khăn trong công tác lập dự án đầu tư cũng như công tác thấm định Ngoài ra, nhiều tiêu chuẩn ban hành chưa chỉ tiết nên còn gây ra nhiều tranh cãi và lãng phí Chính vì vậy từ năm 2010, Cục Đo lường chất lượng đã

quyết định ban hành hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, để làm cơ sở chuyển đôi

các tiêu chuẩn về cùng một hệ thống, hủy bỏ các hệ thống tiêu chuẩn cũ Đây được xem là chuyên biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, nhưng lại dễ

dang hon cho ca don vi tu van cũng như các đơn vị thâm định dự án đầu tư

xây dựng công trình

2.1.3 Các quy hoạch tổng thêm vùng được phê duyệt

Các quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để đơn vị thấm định đánh giá sự

phù hợp của dự án đầu tư xây dựng công trình với quy hoạch Hiện nay, các vùng, các địa phương đều tiễn hành lập quy hoạch xây dựng chỉ tiết trong vòng T0 năm và tâm nhìn 30 nắm, nhăm tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thông

Trang 37

cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, hiệu quả Các quy hoạch này có ý nghĩa quan

trọng trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

2.2 Tổ chức thâm định

2.2.1 Quản lý Nhà nước đối với đầu tư

Các chủ trương chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác thâm định Đó là phân cấp thâm định và ra

quyết định đầu tư, khuyến khích đâu tư; các định hướng quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ; các quy định trong việc nhập thiết bị chuyến giao công nghệ Các quy định này không chỉ tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động thâm định mà còn tác động trực tiếp đến việc thực thi các dự án sau này Việc xây dựng một hệ thống quản lý gọn nhẹ sẽ góp phan nâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian cho công tác thâm định

Phân cấp thâm định là việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm cho các

cá nhân, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân thâm định, quyết định đầu tư hoặc

cấp giấy phép dau tư quy định về đầu tư Các cá nhân, tô chức dựa vào quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cùng với các văn bản hướng dẫn chỉ tiết thi

hành, quy chế hiện hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong phạm

vi được Chính phủ phân cấp và hướng dẫn

Chủ đầu tư (hoặc tư vấn) có trách nhiệm lập và chịu trách nhiệm vẻ tính

chuẩn xác của các thông tin trong dự án, chuyền trực tiếp đến cá nhân, tô chức có thâm quyên thấm định và phê duyệt Cá nhân tô chức có thâm quyên thấm định và phê duyệt chịu trách nhiệm về các ý kiến và quyết định của mình

2.2.2 Quy trình thẩm định

Khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thâm định dự án là thực hiện

các công việc thâm định Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu cầu đặt ra trong công tác thâm định Đề thực hiện tốt khâu này phải có một quy trình thâm định hợp lý, khoa học Cơ sở hình thành quy trình thâm định

dự án là nhiệm vụ tống quát của công tác thâm định dự án

Trang 38

| Tiep nhan

ho so

âu môi củi thâm định của : co quan ‘te -——————— | nhóm chuyên gia :; thâm định Phản biện

thâm định

Các thành viên tham gia thấm định phải là những người có chuyên môn

giỏi, có kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị với Nhà nước đối với dự án đó có

nên chấp nhận hay không chấp nhận Tuy nhiên, cũng cần có những người có tổng quan, nhìn nhận để lựa chọn phương án hợp lý và kiến nghị nên cấp có

thâm quyên xem xét, quyết định Đề đạt kết quả cao, khi tô chức thâm định dự

án chưa có sự thông nhất, phối hợp chặt chẽ, phân công cụ thể công việc nên mới dẫn đến tình trạng bỏ qua một số bước trong quy trình thấm định gây ảnh

hưởng không nhỏ đến kết quả, hiệu quả của dự án

Đội ngũ cán bộ thấm định là nhân tố quyết định chất lượng công tác thấm định và góp phần không nhỏ trong việc giúp cơ quan có thâm quyền đưa

Trang 39

ra những quyết định đầu tư đúng đắn Họ là những người trực tiếp tổ chức,

thực hiện công tác thâm định và đưa ra những đánh giá, xem xét mang tính chủ quan của mình về dự án đầu tư dựa trên những cơ sở khoa học và tiêu thức chuẩn mực khác nhau

Các tô chất của cán bộ thâm định bao gồm cả năng lực, trình độ, kinh

nghiệm và tư cách đạo đức nghề nghiệp Đề công tác thấm định đạt kết quả cao đòi hỏi người cán bộ thấm định không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nắm vững và cập nhập các văn bản pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước Bên cạnh đó, phải biết kết hợp nhuan nhuyễn giữa năng lực sẵn có của bản thân, trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm từ thực

tế, đặc biệt phải có một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp biết đặt lợi ích của công việc lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ trách nhiệm của

minh để đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho việc ra quyết định đầu tư

2.2.3 Công tác tổ chức điêu hành

Việc bố trí, sắp xếp, phân công công việc, quy trình tố chức thấm định,

môi trường làm việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc Công tác tỔ chức điều hành thấm định dự án cần được thực hiện khoa học, hợp lý

trên cơ sở phân công trách nhiệm cho các cá nhân, phòng ban có chuyên môn với quy trình phù hợp, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ trong khâu thực hiện

nhưng không cứng nhắc, tạo go bd nhằm đạt được tính khách quan và việc thấm định được tiên hành nhanh chóng thuận tiện mà vẫn bảo đảm chính xác Như vậy việc tô chức, điều hành hoạt động thâm định nếu xây dựng được một hệ thống mạnh, phát huy tận dụng được tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thê sẽ nâng cao được chất lượng thâm định.

Ngày đăng: 17/06/2023, 22:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w