1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Minh Hồng 2. Cơ quan chủ trì theo hồ sơ: Viện Nghiên cứu Chiến lược thông tin và truyền thông 3. Cơ quan chủ trì hiện tại: Viện Nghiên cứu Chiến lược thông tin và truyền thông 4. Cơ quan phối hợp thực hiện: 5. Mục tiêu thực hiện: Nội dung 1: Xây dựng khung kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Nội dung 1 bao gồm các công việc sau: 1.1. Xây dựng mô hình tham chiếu hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước Nhóm thực hiện đề tài sẽ tiến hành điều tra, khảo sát nhằm xác định các hoạt động nghiệp vụ chính trong các cơ quan Nhà nước, từ đó tiến hành xây dựng: - Mô hình hoạt động của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc chính phủ - Mô hình hóa hoạt động của các giao dịch bên trong và bên ngoài cơ quan gồm: các luồng văn bản chỉ đạo (cấp trên xuống cấp dưới), văn bản xin ý kiến (ngang cấp), báo cáo, tờ trình (cấp dưới lên cấp trên), giao dịch với các đơn vị khác và giao dịch với công dân. Các công việc cần thực hiện để xây dựng mô hình tham chiếu hoạt động nghiệp vụ bao gồm: 1.1.1. Khảo sát, điều tra xây dựng và phân loại danh mục các dịch vụ công. 1.1.2. Khảo sát, điều tra, tổng kết các hình thức cung cấp các dịch vụ công. 1.1.3. Xây dựng mô hình tham chiếu hoạt động nghiệp vụ. 1.2. Xây dựng mô hình tham chiếu dịch vụ Nhóm thực hiện đề tài tiến hành phân rã các hoạt động nghiệp vụ nhằm xác định các dịch vụ cần thiết để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Các dịch vụ được chia làm 02 loại: các dịch vụ dùng chung – là các dịch vụ được sử dụng cho nhiều hoạt động nghiệp vụ và các dịch vụ đặc thù – là các dịch vụ chuyên biệt của từng cơ quan, từng lĩnh vực. Nội dung 1.2. bao gồm các công việc sau: 1.2.1. Khảo sát, xây dựng danh mục các dịch vụ để thực hiện các nghiệp vụ. 1.2.2. Xây dựng mô hình tham chiếu các dịch vụ front office. 1.2.3. Xây dựng mô hình tham chiếu các dịch vụ back office. 1.3. Xây dựng mô hình Dữ liệu Nội dung 1.3 được thực hiện song song và phối hợp chặt chẽ với nội dung 2.4 để xác định các dữ liệu và mô hình quan hệ giữa các dữ liệu phục vụ hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nội dung 1.3. bao gồm các công việc sau: 1.3.1. Khảo sát, xây dựng các quy định và phương pháp mô tả dữ liệu thống nhất. 1.3.2. Khảo sát, xây dựng mô hình dữ liệu và cơ chế dùng chung dữ liệu. 1.4. Tổ chức các hoạt động khoa học, seminar, hội thảo về khung kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông với các công việc từ 1.1 đến 1.3. Nội dung 2: Mô hình hóa hoạt động của các cơ quan chính phủ, xây dựng kiến trúc quy trình và biểu mẫu và kiến trúc thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nội dung 2 bao gồm các công việc sau: 2.1. Khảo sát hoạt động của các cơ quan Chính phủ: về chức năng, nhiệm vụ, quy trình nghiệp vụ, các biểu mẫu, đánh giá hiệu quả hoạt động. Nội dung 2.1 bao gồm các công việc sau: 2.1.1. Khảo Khảo sát, xây dựng báo cáo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước. 2.1.2. Khảo sát, xây dựng báo cáo tổng hợp về các quy trình nghiệp vụ. 2.2. Xây dựng kiến trúc quy trình và biểu mẫu Nghiên cứu tổng quan các quy trình nghiệp vụ liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ hành chính công, phân loại các quy trình, đánh giá tổng quan, đề xuất các cải tiến, tái thiết kế các quy trình nghiệp vụ cần thiết để nâng cao hiệu quả của các quy trình nghiệp vụ. Song song với việc nghiên cứu các quy trình, nhóm thực hiện đề tài sẽ nghiên cứu, thu thập các biểu mẫu liên quan đến các dịch vụ hành chính công, các nghiệp vụ hành chính. Từ các nghiên cứu về quy trình nghiệp vụ và các biểu mẫu, xây dựng kiến trúc quy trình và biểu mẫu của các hoạt động trong các cơ quan Chính phủ. Các công việc cụ thể của nội dung 2.2. bao gồm: 2.2.1. Khảo sát, điều tra, xây dựng báo cáo phân loại các quy trình, biểu mẫu. 2.2.2. Xây dựng kiến trúc quy trình và biểu mẫu. 2.3. Xây dựng kiến trúc thông tin Liên quan chặt chẽ đến kiến trúc quy trình và biểu mẫu là các luồng thông tin và các nội dung thông tin trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và với doanh nghiệp, người dân. Một trong những nội dung quan trọng của đề tài là mô hình hóa các luồng thông tin, nội dung thông tin và cấu trúc thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, từ đó xây dựng kiến trúc thông tin trong các cơ quan này. Các công việc cụ thể bao gồm: 2.3.1. Khảo sát, điều tra, xây dựng báo cáo phân loại thông tin trong cơ quan Nhà nước. 2.3.2. Xây dựng kiến trúc thông tin trong cơ quan Nhà nước. 2.4. Mô hình hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Đà Nẵng: dựa trên khảo sát thực tế chi tiết hóa mô hình hoạt động của chính quyền tỉnh gồm Ủy ban Nhân dân Tỉnh, các sở ban ngành trong mối liên hệ với các doanh nghiệp và công dân. Nội dung 2.4 bao gồm các công việc sau: 2.4.1. Khảo sát, điều tra, xây dựng mô hình hoạt động các cơ quan nhà nước ở Đà Nẵng. 2.4.2. Khảo sát, điều tra, thực hiện mô hình hóa một dịch vụ công tiêu biểu ở Đà Nẵng. 2.5. Tổ chức các hoạt động khoa học, seminar, hội thảo về mô hình hóa hoạt động của các cơ quan chính phủ, kiến trúc quy trình và biểu mẫu trong các hoạt động của cơ quan chính phủ và kiến trúc thông tin trong các cơ quan chính phủ. Nội dung 3: Thiết kế và cài đặt khung kiến trúc và xây dựng kiến trúc ứng dụng phục vụ cho việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Nội dung này nhằm xây dựng và cài đặt một hệ thống cung cấp những dịch vụ cơ bản nhất để làm cơ sở cho việc cung cấp những dịch vụ đặc thù. Nội dung này bao gồm các công việc sau: 3.1. Nghiên cứu xây dựng một kiến trúc ứng dụng ở mức cao cho chính phủ điện tử. Tập trung vào các vấn đề như: các kênh truyền tải, các dịch vụ biểu diễn (presentation services), gateway của chính phủ điện tử, các dịch vụ công tác (business services) và các dịch vụ hạ tầng. 3.2. Cài đặt sợ bộ và thử nghiệm các thành phần của kiến trúc ứng dụng ở mức cao. Xây dựng một hệ thống mạng ảo gồm nhiều server và client. Lựa chọn các phần sẵn có đáp ứng các yêu cầu cơ bản của kiến trúc. Tiến hành cài đặt và thử nghiệm các phần mềm này nhằm đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất của kiến trúc. 3.3. Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm các dịch vụ định danh (indentity services). Các dịch vụ định danh bao gồm thu nhận người sử dụng cho các dịch vụ, khởi tạo định danh người sử dụng, quản lý việc đăng ký và theo dõi người sử dụng, và gán quyền cho người sử dụng đối với từng dịch vụ. 3.4. Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm các dịch vụ an ninh (security services). Các dịch vụ an ninh bao gồm các dịch vụ xác thực (authentication services), các dịch vụ xác quyền (authorization services), an ninh hệ thống (system security), và an ninh ứng dụng (application security). 3.5. Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm cho các dịch vụ điều hướng và tích hợp (routing and integration services). Các dịch vụ điều hướng liên quan đến việc chuyển các thông báo đến nơi thích hợp như đến các hệ thống, ứng dụng, hoặc đối tác. Các dịch vụ điều hướng cũng liên quan đến vấn đề điều hướng trực tiếp hoặc thông qua đầu mối tích hợp (integration hub). 3.6. Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm các dịch vụ portal. Các dịch vụ portal bao gồm quản lý nội dung, quản lý nội dung web, các dịch vụ cá nhân hóa, hồ sơ người sử dụng, đánh chỉ số và tìm kiếm. Một trong những nội dung quan trọng là việc xử lý, đánh chỉ số và tìm kiếm trên văn bản in sẽ được nghiên cứu riêng vì hiện tại chưa có giải pháp thích hợp cho tiếng Việt. 3.7. Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm các dịch vụ form điện tử (eform services). Các dịch vụ form điện tử trên portal sẽ cung cấp cho các cơ quan chính phủ công cụ để xuất bản các form trực tuyến và sau đó có thề nhanh chóng được xử lý tự động. 3.8. Tích hợp hệ thống. Tích hợp và kiểm tra toàn bộ cách giải pháp trong một hệ thống thống nhất, sẵn sàng cho việc xây dựng những dịch vụ đặc thù của các cơ quan chính phủ. Nội dung 4: Xây dựng kiến trúc các giải pháp kỹ thuật cho khung kiến trúc, tuân theo kiến trúc ứng dụng ở Nội dung 3. Nội dung này tập trung vào việc phát triển giải pháp đặc thù cho một dịch vụ công tiêu biểu trên nền kiến trúc và hệ thống của nội dung 3. Nội dung này bao gồm các công việc sau: 4.1. Phân tích hình thức hóa một dịch vụ được chọn. Công việc này liên quan đến việc khảo sát kỹ thực tế, cách thức người dân hoặc doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, các qui trình của các cơ quan chính phủ phối hợp để đáp ứng dịch vụ. Nếu cần thiết có thề đề xuất những ý kiến xác đáng về những cải tiến cần có đề có thể đưa việc cung cấp dịch vụ qua chính phủ điện tử. 4.2. Xây dựng một hệ thống phù hợp theo kiến trúc tổng quát của nội dung 3 nhưng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và các cơ quan hành chính liên quan. Hệ thống này sẽ đảm bảo hạ tầng cơ sở ăn khớp với hoạt động hành chính thực tế ở tỉnh và các đơn vị hành chính để sẵn sàng cho việc triển khai dịch vụ được chọn. Một số thành phần của kiến trúc tổng quán có thể cần được rút gọn cho phù hợp. 4.3. Xây dựng một kiến trúc các giải pháp kỹ thuật. Bước này sẽ nghiên cứu đưa ra một kiến trúc giải pháp kỹ thuật cụ thể để đáp ứng cho việc triển khai dịch vụ. 4.4. Xây dựng dịch vụ ở mức cơ bản. Tiến hành lập trình và cài đặt các bước xử lý cơ bản của dịch vụ. 4.5. Kết nối dịch vụ với các dịch vụ chung của chính phủ điện tử. Tích hợp dịch vụ với các dịch vụ chung như dịch vụ điều hướng, dịch vụ e-form, dịch vụ quản lý định danh. 4.6. Xây dựng các qui trình xử lý và điều phối hoạt động giữa các đơn vị. Việc xử lý dịch vụ sẽ được qui trình hóa từng bước. Rút ra các bài học về chi tiết của qui trình khi triển khai thực tế một dịch vụ. 4.7. Đưa dịch vụ lên hệ thống portal của chính phủ điện tử. Bước này sẽ cho phép kiểm tra một cách xuyên suốt quá trình tương tác giữa người dân và chính phủ điện tử. 4.8. Kiểm tra thử nghiệm để rút ra các bài học và kết luận thực tế. Bước này bao gồm cả việc thực hiện các sửa đổi cần thiết ở mức kiến trúc và cài đặt. Nội dung 5: Nghiên cứu xây dựng giải pháp cho vấn đề xử lý ảnh tài liệu in (document imaging). Các công việc chính cần thực hiện trong nội dung này bao gồm: 5.1. Nghiên cứu các phương pháp và xây dựng giải pháp cho việc đánh chỉ số cho ảnh văn bản tiếng Việt. 5.2. Thử nghiệm và xây dựng giải pháp tìm kiếm trên đầy đủ trên ảnh văn bản. 5.3. Xây dựng giải pháp hỗ trợ các thao tác chọn và dán trên ảnh văn bản. 5.4. Thử nghiệm và xây dựng giải pháp cho việc lưu trữ và tìm kiếm các ảnh tài liệu trong database. 5.5. Xây dựng chương trình client cho việc nhập văn bản trực tiếp từ scanner tích hợp với việc đánh chỉ số. 5.6. Xây dựng chương trình đồng bộ giữa ảnh tài liệu được lưu trữ trong client và database 5.7. Xây dựng giải pháp lưu trữ và quản lý thống nhất giữa ảnh tài liệu in và tài liệu điện tử 5.8. Thử nghiệm giải pháp tổng thể trên dữ liệu thực tế. Nội dung 6: Áp dụng, đánh giá thử nghiệm kiến trúc và các giải pháp phần mềm tại một số Sở ban ngành ở Đà Nẵng Nội dung 6 bao gồm các công việc sau: 6.1. Dựa trên kết quả của các nội dung trước, tiến hành xây dựng một hệ thống thu gọn và cụ thể để áp dụng tại Đà Nẵng. Để làm việc này cần tiến hành các công việc sau: 6.1.1. Khảo sát, cài đặt và thử nghiệm hệ thống tại Đà Nẵng. 6.1.2. Nghiên cứu, xây dựng khung kiến trúc cho Đà Nẵng. 6.1.3. Nghiên cứu, xây dựng kiến trúc ứng dụng cho Đà Nẵng. 6.1.4. Nghiên cứu, xây dựng phần mềm cho 1 dịch vụ công ở Đà Nẵng. 6.1.5. Nghiên cứu, xây dựng giải pháp tích hợp kiến trúc và các phần mềm ở Đà Nẵng. 6.2. Đưa hệ thống đến triển khai thử nghiệm ở các Sở ban ngành ở Đà Nẵng. Để tiến hành thử nghiệm ở các Sở ban ngành ở Đà Nẵng, cần thực hiện các công việc sau: 6.2.1. Cài đặt, triển khai khung kiến trúc cho các Sở ở Đà Nẵng. 6.2.2. Cài đặt, triển khai kiến trúc ứng dụng cho các Sở ở Đà Nẵng. 6.2.3. Cài đặt, triển khai phần mềm cho 1 dịch vụ công ở Đà Nẵng. 6.2.4. Nghiên cứu, tích hợp các phần mềm trên khung kiến trúc ở Đà Nẵng. 6.2.5. Đánh giá, phân tích kết quả thử nghiệm thực tế. 6.3. Thu thập các ý kiến đánh giá, rút ra các bài học từ triển khai thực tế để sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các kết quả được thực hiện ở các nội dung trước. Nội dung 6.3. bao gồm các công việc sau: 6.3.1. Chỉnh sửa, hoàn thiện khung kiến trúc cho Đà Nẵng. 6.3.2. Chỉnh sửa, hoàn thiện kiến trúc ứng dụng cho Đà Nẵng. 6.3.3. Chỉnh sửa, hoàn thiện dịch vụ công ở Đà Nẵng. 6.3.4. Chỉnh sửa, hoàn thiện việc tích hợp khung kiến trúc, kiến trúc ứng dụng và dịch vụ công ở Đà Nẵng. 6.4. Tổ chức các hội nghị, hội thảo về kết quả đánh giá thử nghiệm kiến trúc và các giải pháp phần mềm tại Đà Nẵng. Ngoài ra, dự án sẽ tìm kiếm sự phối hợp của Đại học Liên hợp quốc và APEC để tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam.|.|Xây dựng được một kiến trúc và các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp và triển khai thử nghiệm, đánh giá trong một môi trường ứng dụng cụ thể, góp phần vào việc triển khai Chính phủ điện tử (e-Government) ở Việt Nam. 6. Các sản phẩm chính: Khung kiến trúc hoàn thiện Kiến trúc ứng dụng hoàn thiện và được cài đặt cho Đà Nẵng Kiến trúc các giải pháp kỹ thuật cho Đà Nẵng Cổng điện tử với các dịch vụ được cài đặt Giải pháp phần mềm cho vấn đề xử lý và quản lý ảnh tài liệu in cho tiếng Việt Khung kiến trúc và giải pháp phần mềm hoàn chỉnh cho Đà Nẵng Giải pháp được triển khai thử nghiệm tại các cơ quan nhà nước ở Đà Nẵng Mô hình tham chiếu hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước Mô hình tham chiếu các dịch vụ cơ bản trong các cơ quan nhà nước Mô hình dữ liệu trong các cơ quan nhà nước Báo cáo tổng thuật về chức năng, nhiệm vụ, quy trình nghiệp vụ, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước Kiến trúc quy trình và biểu mẫu trong các cơ quan nhà nước Kiến trúc thông tin trong các cơ quan nhà nước Mô hình hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Đà Nẵng
Trang 1BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.01/06-10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KIẾN TRÚC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP CHO VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
MÃ SỐ: KC.01.18/06-10
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông
8927
Hà Nội - 2011
Trang 2BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.01/06-10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KIẾN TRÚC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP CHO VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
MÃ SỐ: KC.01.18/06-10
Chủ nhiệm đề tài
TS Nguyễn Minh Hồng
Cơ quan chủ trì đề tài
Ban chủ nhiệm chương trình
KC.01/06-10
Bộ Khoa học và Công nghệ
Hà Nội - 2011
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 13
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 15
1.1 Sự phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam 15
1.2 Vai trò, sự cần thiết của kiến trúc Chính phủ điện tử 16
1.3 Kiến trúc Chính phủ điện tử và các khái niệm liên quan 20
1.3.1 Định nghĩa kiến trúc 20
1.3.2 Kiến trúc tổng thể 21
1.3.3 Kiến trúc Chính phủ điện tử 22
1.3.4 Các khái niệm liên quan 23
1.4 Mức độ phát triển của Chính phủ điện tử và kiến trúc CPĐT 24
1.4.1 Mức độ phát triển chính phủ điện tử 24
1.4.2 Mức độ phát triển kiến trúc chính phủ điện tử 29
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 32
2.1 Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể 32
2.1.1 The Open Group Architecture Framework (TOGAF) 32
2.1.2 The Zachman Enterprise Framework 34
2.1.3 Một số phương pháp luận/khung kiến trúc khác 36
2.2 Kinh nghiệm của Mỹ 37
2.3 Kinh nghiệm của Úc 40
2.4 Mô hình tham chiếu dịch vụ của Đức 42
2.5 Mô hình tham chiếu dịch vụ của Canada 45
2.6 Kinh nghiệm của Singapore 49
2.7 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 53
2.8 Kinh nghiệm của Malaysia 57
2.9 Kiến trúc Chính phủ điện tử của Ngân hàng thế giới 60
Trang 42.10 Kinh nghiệm rút ra từ việc xây dựng và phát triển kiến trúc
Chính phủ điện tử trên thế giới 67
2.11 Phạm vi của đề tài 68
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT KHUNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CHO VIỆT NAM 70
3.1 Hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam 70
3.1.1 Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến 70
3.1.2 Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa 71
3.1.3 Chính phủ điện tử Việt Nam trên các bảng xếp hạng của thế giới 73
3.1.4 Xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử ở Việt Nam 74
3.2 Đề xuất khung kiến trúc Chính phủ điện tử cho Việt Nam 78
3.2.1 Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể 78
3.2.2 Khung kiến trúc và các kiến trúc thành phần 81
3.2.3 Cập nhật khung kiến trúc 83
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH THAM CHIẾU NGHIỆP VỤ 85
4.1 Tổng quan về cơ quan nhà nước Việt Nam 85
4.1.1 Hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước 85
4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước 87
4.2 Mô hình tham chiếu dịch vụ hành chính công 90
4.2.1 Khái niệm dịch vụ công 90
4.2.2 Các loại dịch vụ công 92
4.2.3 Các hình thức cung ứng dịch vụ công 93
4.2.4 Các đặc điểm của dịch vụ công 95
4.2.5 Dịch vụ hành chính công ở Việt Nam 96
4.2.6 Các hình thức cung cấp dịch vụ hành chính công hiện tại 97
4.2.7 Đánh giá hiện trạng việc cung cấp các dịch vụ hành chính công 100
4.2.8 Đề xuất mô hình tham chiếu cung cấp dịch vụ hành chính công 101
4.3 Mô hình tham chiếu quy trình nghiệp vụ và biểu mẫu 113
4.3.1 Cách thức xây dựng mô hình tham chiếu 113
4.3.2 Phân loại quy trình nghiệp vụ và biểu mẫu 114
4.3.3 Mô hình tham chiếu kiến trúc 137
Trang 54.4 Mô hình tham chiếu quy trình nghiệp vụ chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ 145
4.4.1 Tổng quan về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ 145
4.4.2 Mô hình tham chiếu quy trình nghiệp vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ 150 4.4.3 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quy trình nghiệp vụ chỉ đạo, điều hành 156
CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH THAM CHIẾU DỊCH VỤ 161
5.1 Sự cần thiết xây dựng mô hình tham chiếu dịch vụ 161
5.2 Nguyên tắc và phương pháp luận xây dựng mô hình tham chiếu dịch vụ ở Việt Nam 163
5.3 Mô hình tham chiếu front office 164
5.3.1 Khái niệm về các hoạt động front office 164
5.3.2 Mô hình tham chiếu dịch vụ front office 165
5.4 Mô hình tham chiếu back office 168
5.4.1 Khái niệm về các hoạt động back office 168
5.4.2 Mô hình tham chiếu dịch vụ back office 168
CHƯƠNG 6: KIẾN TRÚC THÔNG TIN 172
6.1 Phân loại thông tin 172
6.1.1 Phân loại thông tin theo các lĩnh vực 172
6.1.2 Phân loại thông tin theo loại văn bản 173
6.1.3 Phân loại thông tin theo mức độ bảo mật 175
6.1.4 Phân loại thông tin theo tính chất nội dung 175
6.1.5 Một số hướng phân loại khác 180
6.2 Mô hình tham chiếu kiến trúc 180
6.2.1 Mô hình tham chiếu tổng quan 180
6.2.2 Mô hình tham chiếu nội dung giao dịch 184
CHƯƠNG 7: MÔ HÌNH THAM CHIẾU DỮ LIỆU 195
7.1 Tổng quan về mô hình tham chiếu dữ liệu 195
7.1.1 Yêu cầu về khả năng liên thông thông tin 195
7.1.2 Các rào cản cho việc thực hiện liên thông thông tin 196
Trang 67.2 Mô hình tham chiếu dữ liệu trong cơ quan nhà nước Việt Nam 198
7.2.1 Mô hình tham chiếu dữ liệu trong cơ quan nhà nước 198
7.2.2 Mô hình mô tả dữ liệu 199
7.2.3 Mô hình ngữ cảnh dữ liệu 203
7.2.4 Mô hình chia sẻ dùng chung dữ liệu 206
7.3 Phương pháp mô tả dữ liệu trong cơ quan nhà nước Việt Nam 208 7.3.1 Giới thiệu chung về mô tả dữ liệu trong cơ quan nhà nước 208
7.3.2 Phương pháp mô tả dữ liệu 208
7.3.3 Thuộc tính mô tả dữ liệu 209
7.4 Cung cấp ngữ cảnh dữ liệu trong cơ quan nhà nước Việt Nam 211
7.4.1 Giới thiệu chung 211
7.4.2 Hướng dẫn 213
7.4.3 Các thuộc tính ngữ cảnh dữ liệu 216
7.5 Cơ chế chia sẻ, dùng chung dữ liệu trong cơ quan nhà nước Việt Nam 217
7.5.1 Tổng quan về chia sẻ, dùng chung dữ liệu 217
7.5.2 Các cấu trúc được sử dụng cho chia sẻ dùng chung dữ liệu 217
7.5.3 Hướng dẫn về chia sẻ dùng chung dữ liệu 224
7.6 Mô tả một số loại dữ liệu cơ bản trong cơ quan nhà nước 226
7.6.1 Nguồn tài nguyên dữ liệu có cấu trúc 226
7.6.2 Nguồn tài nguyên dữ liệu bán cấu trúc (Trang thông tin điện tử) 228
7.6.3 Nguồn tài nguyên dữ liệu phi cấu trúc (hệ thống văn bản) 228
CHƯƠNG 8: XÂY DỰNG KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG 234
8.1 Nghiên cứu, xây dựng kiến trúc ứng dụng ở mức cao 234
8.2 Cài đặt sơ bộ và thử nghiệm các thành phần của kiến trúc ứng dụng 238
8.3 Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm các dịch vụ định danh 239
8.4 Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm các dịch vụ thông điệp 243
8.5 Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm cho các dịch vụ điều hướng và tích hợp 246
8.6 Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm các dịch vụ portal 250
Trang 78.7 Nghiên cứu giải pháp và thử nghiệm các dịch vụ form điện tử 254
CHƯƠNG 9: KIẾN TRÚC CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 258
9.1 Tổng quan về khai thác và quản trị thông tin 258
9.2 Giới thiệu một số hệ thống quản trị thông tin trên portal 262
9.3 Quản trị nội dung web với Microsoft Sharepoint Server 264
9.4 Quản trị nội dung trên cổng thông tin điện tử Đà Nẵng 267
9.5 Quy trình xử lý dịch vụ công trên cổng thông tin điện tử Đà Nẵng 270 9.6 Kết nối dịch vụ công trực tuyến với các dịch vụ chung trên cổng 274 CHƯƠNG 10: GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CHO VẤN ĐỀ XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU IN TIẾNG VIỆT 277
10.1 Giới thiệu giải pháp 277
10.2 Chỉ mục tự động văn bản và mô hình truy tìm Bool 279
10.3 Mô hình truy tìm không gian véctơ 283
10.4 Mô hình truy tìm theo xác suất 285
10.5 Mô hình truy tìm trên cơ sở phân cụm (cluster-based) 286
10.6 Các phương pháp IR phi truyền thống 287
10.7 Thước đo hiệu năng 287
10.8 So sánh hiệu năng giữa các kỹ thuật IR khác nhau 288
10.9 Chỉ số hoá ngữ nghĩa tiềm tàng (LSI) 289
10.10 Cây TV (TV-tree) 290
10.11 Tìm kiếm văn bản với Windows Indexing Service 291
CHƯƠNG 11: XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHO ĐÀ NẴNG 292
11.1 Khung kiến trúc tổng thể cho thành phố Đà Nẵng 292
11.2 Kiến trúc nghiệp vụ 294
11.3 Kiến trúc công nghệ 304
11.3.1 Quản trị 305
Trang 811.3.2 Các dịch vụ ứng dụng nghiệp vụ 306
11.3.3 Các dịch vụ nghiệp vụ thông minh 306
11.3.4 Các dịch vụ dữ liệu 307
11.3.5 Các dịch vụ gia tăng hiệu suất 307
11.3.6 Các dịch vụ trình diễn 308
11.3.7 Các dịch vụ phần mềm 308
11.3.8 Các dịch vụ tích hợp 309
11.3.9 Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) 310
11.3.10 Các dịch vụ quản lý dữ liệu 312
11.3.11 Các dịch vụ cung cấp hệ thống nền 312
11.3.12 Các dịch vụ mạng 313
11.3.13 Các dịch vụ quản lý mạng và hệ thống 313
11.3.14 Các dịch vụ an toàn thông tin 314
11.4 Kiến trúc ứng dụng 316
11.4.1 Thiết kế và phát triển các ứng dụng 317
11.4.2 Phân loại các ứng dụng 318
11.5 Kiến trúc thông tin 321
11.5.1 Quản trị và sở hữu dữ liệu 323
11.5.2 Sở hữu và quản lý thông tin 323
11.5.3 Chất lượng và độ chuẩn xác của thông tin 324
11.5.4 Kiến trúc 325
11.5.5 Các hợp phần phụ của dữ liệu 327
11.6 Kiến trúc bảo vệ an toàn 327
11.6.1 Chính sách quản trị an toàn trung tâm 329
11.6.2 Các hợp phần của chính sách bảo vệ an toàn 331
11.7 Kiến trúc dịch vụ 332
11.7.1 Các yếu tố cơ bản của hợp phần kiến trúc dịch vụ 332
11.7.2 Thoả thuận về chất lượng dịch vụ 333
11.8 Tổng thể các hợp phần Kiến trúc tổng thể Đà Nẵng 334
CHƯƠNG 12: THỬ NGHIỆM THỰC TẾ Ở ĐÀ NẴNG 335
12.1 Giới thiệu cổng thông tin điện tử thử nghiệm của TP Đà Nẵng335
Trang 912.2 Các kịch bản thử nghiệm với các đối tượng khác nhau 336
12.3 Thử nghiệm các tính năng của cổng thông tin điện tử 350
12.4 Thử nghiệm các tính năng quản trị nội bộ hệ thống 360
12.5 Đánh giá của Ủy ban nhân dân Quận Cẩm Lệ 365
CHƯƠNG 13: KẾT LUẬN 366
13.1 Tổng hợp các kết quả đã làm được 366
13.2 Một số đề xuất, kiến nghị 367
TÀI LIỆU THAM KHẢO 368
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2-1: Chu trình phát triển kiến trúc TOGAF 33
Hình 2-2: Khung kiến trúc Zachman 35
Hình 2-3: Mô hình tham chiếu kiến trúc tổng thể ở Mỹ 37
Hình 2-4: Mô hình tham chiếu kiến trúc Chính phủ Úc (AGA) 42
Hình 2-5: Mô hình kiến trúc cho các ứng dụng CPDT trong SAGA 44
Hình 2-6: Ba lớp của kiến trúc GC SOA 47
Hình 2-7: Các thành phần của kiến trúc tổng thể chính phủ Singapore 51
Hình 2-8: Phương pháp luận cho kiến trúc tổng thể cơ quan MAGENTA 52
Hình 2-9: Khung kiến trúc tổng thể của chính phủ Hàn Quốc 55
Hình 2-10: Các thành phần kiến trúc của Ngân hàng thế giới 61
Hình 3-1: Mô hình hệ thống thông tin của Đề án 112 76
Hình 3-2: Kiến trúc tổng thể trong tiến trình phát triển CPĐT 79
Hình 3-3: Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 82
Hình 4-1: Hệ thống cơ quan nhà nước ở Việt Nam 86
Hình 4-2: Mối quan hệ giữa chức năng, nhiệm vụ và quy trình nghiệp vụ 88
Hình 4-3: Mô hình tham chiếu cung cấp các dịch vụ hành chính công 101
Hình 4-4: Mô hình phương thức cung cấp dịch vụ công 111
Hình 4-5: Mô hình các dịch vụ hỗ trợ 112
Hình 4-6: Mô hình tham chiếu khái quát 114
Hình 4-7: Phân loại quy trình nghiệp vụ 115
Hình 4-8: Phân loại thủ tục hành chính nội bộ 116
Hình 4-9: Phân loại các thủ tục hành chính liên hệ 119
Hình 4-10: Phân loại thủ tục hành chính văn thư 120
Hình 4-11: Quy trình nghiệp vụ nội bộ về tổ chức, cán bộ 122
Hình 4-12: Quy trình nghiệp vụ nội bộ về đầu tư, tài chính, kế toán 124
Hình 4-13: Quy trình nghiệp vụ nội bộ về khoa học công nghệ 125
Hình 4-14: Quy trình nghiệp vụ quản lý chung 126
Hình 4-15: Mô hình tham chiếu cơ cấu tổ chức 138
Hình 4-16: Mô hình tham chiếu chức năng 139
Hình 4-17: Mô hình tham chiếu quy trình nghiệp vụ và biểu mẫu tổng thể141 Hình 4-18: Các thành phần của một quy trình nghiệp vụ 142
Trang 11Hình 4-19: Lưu đồ quy trình nghiệp vụ ở cấp xã 144
Hình 4-20: Thông tin đặc tả quy trình 145
Hình 4-21: Quy trình nghiệp vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ 151
Hình 4-22: Quy trình nghiệp vụ chỉ đạo, điều hành của các Bộ, UBND tỉnh152 Hình 4-23: Quy trình làm việc của chuyên viên trong môi trường tin học hóa quản lý 153
Hình 5-1: Mẫu giấy đề nghị đăng ký kinh doanh 162
Hình 5-2: Mô hình tham chiếu dịch vụ front office 166
Hình 5-3: Mô hình tham chiếu dịch vụ back office 169
Hình 6-1: Lược đồ mô tả tổng thể về thông tin trong hoạt động quản lý hành chính 182
Hình 6-2: Mô hình tham chiếu thông tin tổng thể 183
Hình 6-3: Mô hình tham chiếu nội dung giao dịch ở mức dịch vụ 185
Hình 6-4: Các chuẩn và đặc tả dịch vụ web 185
Hình 6-5: Chồng giao thức dịch vụ web 190
Hình 7-1: Mô hình tham chiếu dữ liệu trong cơ quan nhà nước 198
Hình 7-2: Mô hình mô tả dữ liệu 200
Hình 7-3: Mô hình ngữ cảnh dữ liệu 204
Hình 7-4: Mô hình chia sẻ, dùng chung dữ liệu 206
Hình 7-5 Ma trận "Nhà cung cấp dữ liệu - đến - Bên sử dụng dữ liệu" 218
Hình 7-6: Phân nhóm thông tin 226
Hình 8-1: Tương tác ngữ cảnh và tương tác ngoài của một hub dịch vụ công 235
Hình 8-2: Mô hình định danh 240
Hình 9-1: Mô hình cổng thông tin điện tử 261
Hình 9-2: Trang tin điện tử đăng nhập thành công 267
Hình 9-3: Mô hình kiến trúc hệ thống 271
Hình 9-4: Sơ đồ quá trình xử lý hồ sơ xin đăng ký kinh doanh hộ cá thể 273
Hình 9-5: Sơ đồ hệ thống dịch vụ định danh 276
Hình 10-1: Tiến trình truy vấn tài liệu cơ sở 279
Hình 10-2: Sơ đồ mối liên hệ giữa precision và recall 288
Hình 11-1: Chi tiết về các hợp phần của mô hình kiến trúc tổng thể 293
Hình 11-2: Kiến trúc nghiệp vụ 294
Trang 12Hình 11-3: Các quy trình nghiệp vụ và chiến lược 295
Hình 11-4: Phương thức cải cách qui trình hành chính .297
Hình 11-5: Tính phức tạp và đa chiều của qui trình nghiệp vụ 300
Hình 11-6: Cơ cấu lãnh đạo chương trình kiến trúc tổng thể 303
Hình 11-7: Kiến trúc công nghệ mức tổng quát 305
Hình 11-8: Kiến trúc hướng dịch vụ .311
Hình 11-9: Các dịch vụ quản lý dữ liệu .312
Hình 11-10: Kiến trúc ứng dụng 318
Hình 11-11: Kiến trúc thông tin 321
Hình 11-12: Kiến trúc thông tin .326
Hình 11-13: Kiến trúc bảo mật 328
Hình 11-14: Kiến trúc dịch vụ 333
Hình 11-15: Tổng thể các hợp phần kiến trúc tổng thể CPÐT 334
Trang 13DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Mức độ phát triển chính phủ điện tử 26
Bảng 1-2: Mức độ phát triển chính phủ điện tử và kiến trúc chính phủ điện tử 31
Bảng 3-1: Xếp hạng CPĐT các nước Đông Nam Á giai đoạn 2004 - 2010.73 Bảng 4-1: Thống kê số lượng dịch vụ hành chính công theo lĩnh vực chuyên môn 131
Bảng 4-2: Thống kê số lượng dịch vụ hành chính công phục vụ cá nhân 136 Bảng 4-3: Thống kê số lượng dịch vụ hành chính công phục vụ tổ chức 137 Bảng 6-1: Mối quan hệ trao đổi thông tin 175
Bảng 7-1: Ma trận yêu cầu dịch vụ chia sẻ, dùng chung dữ liệu 224
Bảng 11-1: Các dịch vụ được lựa chọn ưu tiên .302
Bảng 11-2: Thành phần phải tính đến khi thiết kế tiêu chuẩn cho các dịch vụ trình diễn 308
Bảng 11-3: Ví dụ về các loại ứng dụng 321
Bảng 11-4: Các giải pháp kỹ thuật hiện có 322
Bảng 11-5: Các hợp phần của chính sách bảo mật 332
Trang 14MỞ ĐẦU
Trong 10 năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (hay còn gọi là Chính phủ điện tử) là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các cơ quan nhà nước, cũng như của người dân, doanh nghiệp nhờ tác động mạnh mẽ của nó đến chất lượng cuộc sống
Nhiều dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước được triển khai liên tục trong giai đoạn 2000 - 2010 với những thành công đã được ghi nhận, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội,
hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhiều bất cập, hạn
chế cũng đã xuất hiện trong quá trình triển khai các dự án Một trong những hạn chế được nhắc đến thường xuyên: đó là việc chưa có kiến trúc Chính phủ điện tử
Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng kiến trúc công
nghệ thông tin và truyền thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam”, mã số KC.01.18 thuộc Chương
trình nghiên cứu khoa học trọng điểm về Công nghệ thông tin và truyền thông KC.01, giai đoạn 2006 - 2010 nhằm góp phần khắc phục hạn chế nêu trên
Báo cáo tổng hợp của đề tài được chia thành 11 chương như sau:
Chương 1 nêu sự cần thiết xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Chương 2 nêu kinh nghiệm xây dựng và phát triển kiến trúc Chính phủ điện tử trên thế giới
Chương 3 đề xuất khung kiến trúc Chính phủ điện tử cho Việt Nam Các Chương 4, 5, 6, 7, 8, 9 đề cập chi tiết các thành phần của khung kiến trúc Chính phủ điện tử, bao gồm: mô hình tham chiếu nghiệp vụ, mô hình tham chiếu dịch vụ, mô hình dữ liệu, kiến trúc thông tin, kiến trúc ứng dụng ở mức cao, kiến trúc các giải pháp kỹ thuật
Chương 10, 11 là kết quả áp dụng thử nghiệm khung kiến trúc ở Đà Nẵng
Trang 1514Chương 12 là kết luận và một số kiến nghị, đề xuất hướng phát triển tiếp theo của đề tài
Trang 16CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.1 Sự phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin (CNTT) và đặc biệt là Internet đã có những bước phát triển cực kỳ nhanh chóng, cả về phạm vi ứng dụng, chất lượng ứng dụng và mức độ phổ biến Có thể nói, Internet và CNTT
đã tác động mãnh mẽ tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa cho đến các hình thức giải trí của người dân, trong đó đặc biệt là quản lý hành chính nhà nước
Trên thế giới có nhiều định nghĩa của các tổ chức về Chính phủ điện tử Các định nghĩa có thể khác nhau về cách diễn đạt, cách sử dụng thuật ngữ
nhưng tựu chung lại: “Chính phủ điện tử là việc ứng dụng CNTT trong các cơ
quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính minh bạch và khả năng kiểm soát các giao dịch của cơ quan nhà nước với công dân, với các doanh nghiệp và với các cơ quan nhà nước khác”
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 17 tháng 10 năm 2000,
Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với ba mục tiêu lớn: ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực, phát triển mạng thông tin quốc gia trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc
độ và chất lượng cao, công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn
Tiếp đó, trong giai đoạn 2000 - 2010, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định để thúc đẩy CNTT Việt Nam, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới việc hình thành Chính phủ điện tử ở Việt Nam Có thể kể đến:
- Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 với các mục tiêu chính bao gồm: xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, thúc đẩy mạnh mẽ
Trang 17việc hiện đại hoá công nghệ hành chính, thực hiện tin học hoá các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ công, đào tạo tin học cho cán bộ, công chức nhà nước, tạo khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong công việc thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng công việc;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó có định nghĩa: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch
- Tiếp theo Nghị định 64/2007/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008; Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 - 2010; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015
Như vậy quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới việc hình thành Chính phủ điện tử ở Việt Nam là một quá trình lâu dài, liên tục và cần nhiều thời gian, công sức
Trong 10 năm qua, với sự quyết tâm của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan, và của mọi doanh nghiệp, người dân, sự nghiệp phát triển ứng dụng CNTT ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ qua nhà nước, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
1.2 Vai trò, sự cần thiết của kiến trúc Chính phủ điện tử
Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) đã trở thành mục tiêu hướng tới của nhiều nước trên thế giới để cải
Trang 18cách nền hành chính, thay đổi phương thức làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan Nhà nước Đến nay, các nước phát triển như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Singapore…đã thu được nhiều thành công quan trọng với những
dự án, kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và nâng cao vị thế trên trường quốc tế
Trong quá trình triển khai các đề án, dự án tin học hóa, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước phục vụ cho việc xây dựng Chính phủ điện
tử, một trong những bài học được rút ra trong quá trình triển khai các dự án,
đó là sự cần thiết phải có một kiến trúc chuẩn về các quy trình nghiệp vụ - luồng thông tin - các ứng dụng - công nghệ sử dụng và một lộ trình triển khai phù hợp để tăng hiệu quả, tính linh hoạt và khả năng tái sử dụng của các hệ thống thông tin Thực tế triển khai các dự án CPĐT ở nhiều nước trên thế giới
đã minh chứng cho sự cần thiết của kiến trúc
Trước hết là về quy trình nghiệp vụ: có thể thấy, ở mỗi nước, Chính phủ được tổ chức theo một cách thức khác nhau Ví dụ: ở Việt Nam hiện tại
có 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong khi đó ở Mỹ có 15 Bộ (Department), ở ÚC
có 21 Bộ…Ngay ở Việt Nam, trong những nhiệm kỳ Chính phủ trước đây, số
Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng lớn hơn hiện nay rất nhiều Như vậy, nếu các hệ thống thông tin được xây dựng dựa trên các cơ quan cụ thể của Chính phủ có thể sẽ thường xuyên phải thay đổi khi có sự thay đổi cơ cấu của Chính phủ Việc xây dựng kiến trúc CPĐT dựa trên các chức năng của Chính phủ thay vì dựa trên các cơ quan cụ thể sẽ khắc phục được nhược điểm này
Tiếp theo là về luồng thông tin, biểu mẫu, quy trình: trên thực tế, số lượng biểu mẫu, thông tin trao đổi giữa các cơ quan Chính phủ với nhau, giữa
cơ quan Chính phủ với các doanh nghiệp và người dân là rất lớn Nếu như các quy định về cách thức, nội dung thông tin trao đổi không theo chuẩn chung dẫn đến việc phối hợp, nhất là khi tự động hóa các quy trình thông qua các ứng dụng CNTT sẽ gặp nhiều khó khăn Ví dụ: nếu các biểu mẫu cấp giấy phép kinh doanh không được thống nhất thì khó có thể xây dựng các phần mềm hoặc module dùng chung cho các tỉnh, thành phố trong cùng một hoạt động nghiệp vụ là cấp giấy phép kinh doanh Ngược lại, nếu có thể thống nhất dùng chung một biểu mẫu và hơn nữa là chung một quy trình nghiệp vụ thì việc dùng chung một giải pháp phần mềm hoặc một module là hoàn toàn khả
Trang 19do sự không tương thích giữa các hệ thống Một ví dụ đơn giản để minh chứng cho việc này là vấn đề font chữ: nếu một hệ thống sử dụng font Unicode sẽ không thể đọc được các tài liệu sử dụng font VnTime và ngược lại
Từ những lý do trên, đến thời điểm hiện tại, đã có trên 20 quốc gia xây dựng kiến trúc cho Chính phủ điện tử trong đó có các nước dẫn đầu về CPĐT trên các bảng xếp hạng như Mỹ, Canada, Đan Mạch, Hàn Quốc, Anh, Đức …
và một số nước có thứ hạng trung bình về CPĐT như Ma-lai-xia, Phi-líp-pin, Ghana… với các mục tiêu khác nhau Có những nước hướng tới việc giải quyết từ các vấn đề về quy trình nghiệp vụ, đến các vấn đề về luồng thông tin,
dữ liệu và các chuẩn kỹ thuật Có những nước chỉ giải quyết trước các vấn đề mang tính kỹ thuật
Với các mục tiêu khác nhau như vậy, kiến trúc cho Chính phủ điện tử của các nước khá đa dạng, có những kiến trúc tổng thể bao gồm cả các nội dung về quy trình hành chính, về cơ sở dữ liệu, về công nghệ như kiến trúc của Mỹ (Federal Enterprise Architecture), kiến trúc của Canada (Government
of Canada Service Oriented Architecture), có những kiến trúc tập trung nhiều hơn cho các ứng dụng CNTT phục vụ CPĐT như kiến trúc của Đức (SAGA - Standards and Architectures for eGovernment Applications) và cũng có những kiến trúc tập chung chủ yếu cho các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về CNTT như khung tương hợp (interoperability framework) của Ma-lai-xia (MyGIF - Malaysian Government Interoperability Framework) Tuy nhiên, một cách tổng quát nhất, kiến trúc của các nước có thể chia thành 02 nhóm chính:
- Nhóm 1: Kiến trúc tổng thể (EA - Enterprise Architecture) trong đó bao gồm kiến trúc về quy trình, thủ tục, kiến trúc công nghệ, kiến trúc dữ liệu
- Nhóm 2: Khung tương hợp cho Chính phủ điện tử (GIF - Government Interoperability Framework)
Trang 20Các kiến trúc tổng thể thuôc nhóm 1, điển hình là kiến trúc của Mỹ, thường dựa trên một số mô hình tham chiếu (Reference Model) như: mô hình tham chiếu Hiệu suất (Performance), mô hình tham chiếu Nghiệp vụ (Business), mô hình tham chiếu Dịch vụ (Service), mô hình tham chiếu Kỹ thuật (Technique), mô hình tham chiếu Dữ liệu (Data)
Kiến trúc SAGA của Đức cũng có nhiều điểm tương đồng với kiến trúc của Mỹ nhưng với các tên gọi khác như là: góc nhìn tổng thể (enterprise viewpoint), góc nhìn công nghệ (technology viewpoint)
Cách tiếp cận theo kiến trúc tổng thể có ưu điểm là cung cấp một cái nhìn toàn diện về Chính phủ điện tử, từ kiến trúc thượng tầng về quy trình chuyên môn nghiệp vụ cho đến hạ tầng công nghệ, chuẩn kỹ thuật Tuy nhiên, nhược điểm của cách tiếp cận theo kiến trúc tổng thể là sự phức tạp khi triển khai, thực hiện và đánh giá sự thành công, tính đưa vào thực tiễn của kiến trúc
Một cách tiếp cận khác, đơn giản hơn cách tiếp cận theo kiến trúc tổng thể, đó là cách tiếp cận của các nước thuộc nhóm 2 - xây dựng Khung tương hợp cho CPĐT (eGIF - eGovernment Interoperability Framework Trên thực
tế, có nhiều nước xây dựng eGIF hơn là EA, vì các eGIF đơn giản hơn, dễ triển khai áp dụng hơn Nội dung cơ bản của một eGIF bao gồm:
- Chuẩn kết nối: định nghĩa các chuẩn phục vụ cho việc tương tác giữa các đối tượng, đặc điểm kỹ thuật yêu cầu cho truyền thông và trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau trên mạng Các chuẩn kết nối thường gặp bao gồm: truyền siêu văn bản (Hypertext Transfer), truyền tập tin (File Transfer), truyền tải thư điện tử, truy cập hộp thư, truy cập thư mục , dịch vụ tên miền, dịch vụ nhóm thông tin, truyền tải trên mạng, mạng cục bộ không dây…
- Chuẩn tích hợp dữ liệu: gồm các chuẩn dùng để cho phép nhận dạng
dữ liệu, các phương pháp nhận dạng, và cách nắm bắt dữ liệu Các chuẩn tích hợp dữ liệu bao gồm: chuẩn về ngôn ngữ định dạng văn bản, ngôn ngữ định nghĩa các lược đồ trong các văn bản XML (Schema Definition), chuẩn biến đổi dữ liệu, chuẩn mô hình hóa dữ liệu, chuẩn miêu tả tài nguyên dữ liệu, chuẩn về mã kí tự (Character Set Presentation)…
- Chuẩn truy cập thông tin: bao gồm các thành phần và các đặc tả kỹ thuật cần thiết để người dùng có thể truy cập các thông tin cũng như dịch vụ công cộng thông qua các kênh phân phối (như Web) và các thiết bị đầu cuối
Trang 21(máy tính cá nhân, điện thoại di động, PDA, ) Các chuẩn truy cập thông tin bao gồm: chuẩn nội dung Web (Hypertext Web Content), chuẩn văn bản (Document), chuẩn về bảng tính, trình bày, ảnh đồ họa, phim ảnh, âm thanh…
- Chuẩn an toàn dữ liệu: gồm các chuẩn và các chi tiết kỹ thuật cần thiết cho phép đảm bảo an toàn trong trao đổi thông tin, truy xuất các thông tin và truy cập dịch vụ Các chuẩn an toàn dữ liệu bao gồm: an toàn thư điện
tử, an toàn tầng giao vận, an toàn tầng mạng, các giải thuật mã hóa…
Ngoài 02 cách tiếp cận về kiến trúc của các nước, các công ty lớn trên thế giới cũng xây dựng các kiến trúc của riêng mình như kiến trúc Connected Government Framework của Microsoft, kiến trúc của Cisco, kiến trúc SOA của IBM… Các kiến trúc này hầu hết mang tính kỹ thuật và có tính trừu tượng rất cao Việc áp dụng các kiến trúc này trong các ngữ cảnh cụ thể đòi hỏi quá trình triển khai lâu dài và tốn nhiều công sức
Tóm lại, từ thực tiễn triển khai các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trong 10 năm qua, từ kinh nghiệm xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử của các nước trên thế giới cho thấy: việc xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử ở Việt Nam phục vụ cho việc triển khai ứng dụng CNTT trên toàn quốc, hướng tới hình thành Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới là thực sự cần thiết
1.3 Kiến trúc Chính phủ điện tử và các khái niệm liên quan
1.3.1 Định nghĩa kiến trúc
Kiến trúc là một khái niệm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam,
kiến trúc là “nghệ thuật thiết kế, xây dựng các công trình, thường là nhà cửa”
Khi tiến hành xây dựng những công trình nhỏ, người ta thường không quan tâm lắm đến kiến trúc, nhưng với những công trình lớn, kiến trúc giữ một vai trò đặc biệt quan trọng và là thành phần không thể thiếu được của công trình
Theo định nghĩa của Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ / Viện Kỹ thuật điện và điện tử (American National Standards Institute/Institute of Electrical
and Electronics Engineers, tên viết tắt: ANSI/IEEE), kiến trúc của một hệ
thống bao gồm: (1) các thành phần cơ bản của hệ thống và (2) mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản này với nhau cũng như (3) các nguyên tắc định hướng cho việc thiết kế và phát triển hệ thống Định nghĩa này được coi như
Trang 22Kiến trúc xây dựng thường gắn liền với một dự án xây dựng, do vậy nó mang tính chất dự án, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc cụ thể Trước khi khởi công dự án xây dựng, người ta đã phải hoàn thành xong kiến trúc Trong suốt quá trình thực hiện dự án xây dựng, hầu như kiến trúc ban đầu được giữ nguyên, không thay đổi Sau khi dự án xây dựng kết thúc, kiến trúc ban đầu không được sửa đổi, cập nhật nữa, mà thường được lưu vĩnh viễn như hồ sơ kèm theo công trình
Trái lại, kiến trúc công nghệ thông tin mang tính chất của một tiến trình liên tục Do đặc thù là vòng đời công nghệ là rất ngắn và quy trình nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức cũng thường xuyên được điều chỉnh, trong suốt tiến trình này, kiến trúc công nghệ thông tin thường xuyên được thay đổi, cập nhật
Vì vậy, thay vì nói “xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin” người ta thường nói “phát triển kiến trúc công nghệ thông tin” khi mô tả quá trình tiến
hóa này của kiến trúc Cũng chính vì vậy, trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
cặp khái niệm, “hệ thống hiện tại” - “as-is system” - để chỉ hệ thống thông tin hiện tại và “hệ thống mục tiêu” - “to-be system” - để chỉ hệ thống thông
tin cần phát triển, được sử dụng khá thường xuyên
Trong báo cáo này, nhóm đề tài sử dụng khái niệm kiến trúc do Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ/Viện Kỹ thuật điện và điện tử đưa ra, trong đó cụm từ “phát triển” được sử dụng thay cho cụm từ “xây dựng” khi nói về quá trình tiến hóa của kiến trúc công nghệ thông tin
1.3.2 Kiến trúc tổng thể
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khi phát triển những hệ thống thông tin lớn, có nhiều bên tham gia, khái niệm kiến trúc được sử dụng như một công cụ để giúp các bên tham gia hiểu rõ về hệ thống cần xây dựng và các nguyên tắc định hướng cho việc thiết kế và phát triển hệ thống đó Đặc biệt, do các hệ thống thông tin lớn đều gắn liền với việc phục vụ cho hoạt
Trang 23động của các cơ quan, tổ chức, nên nó gằn liền với các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan, tổ chức này Vì vậy, khái niệm kiến trúc tổng thể (enterprise architecture) ra đời nhằm mô tả một cách “tổng thể” về các hoạt động của một
cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp
Theo định nghĩa của nhiều tổ chức và chuyên gia, khái niệm kiến trúc tổng thể được hiểu là tập hợp của các nguyên tắc, phương pháp, mô hình được
sử dụng để mô tả cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin hay bất cứ thành phần cấu thành nào khác của một cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều loại kiến trúc tổng thể khác nhau do các cơ quan,
tổ chức khác nhau phát triển Tuy nhiên, hầu hết các kiến trúc tổng thể đều bao gồm 4 thành phần chính:
- Kiến trúc nghiệp vụ (Business Architecture) mô tả những quy trình nghiệp vụ của một cơ quan, tổ chức Đây là thành phần quan trọng nhất và tạo nền tảng cho các thành phần kiến trúc khác
- Kiến trúc thông tin (Information Architecture) mô tả những thông tin phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ cũng như cách thức lưu giữ, xử lý, truy cập thông tin, dữ liệu Do vậy, nhiều kiến trúc tổng thể coi mô hình dữ liệu là một phần không thể thiếu được của kiến trúc thông tin
- Kiến trúc giải pháp (Solution Architecture) mô tả các giải pháp công nghệ được sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ, xử lý, truy cập thông tin và thực thi các quy trình nghiệp vụ Trong nhiều trường hợp, kiến trúc giải pháp có thể coi như tương đương với kiến trúc ứng dụng (Application Architecture), kiến trúc lớp trung gian (Middle Layer Architecture)
- Kiến trúc công nghệ mô tả hệ thống phần cứng, hệ thống mạng và các yếu tố phần cứng khác đóng vai trò cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông cho cơ quan, tổ chức Trong nhiều trường hợp, kiến trúc công nghệ được hiểu tương đương với kiến trúc các giải pháp kỹ thuật
1.3.3 Kiến trúc Chính phủ điện tử
Chính phủ có thể xem là một loại hình cơ quan, tổ chức lớn nhất trong
xã hội Vì vậy, khi phát triển hệ thống thông tin của chính phủ, người ta đã sử dụng khái niệm kiến trúc chính phủ điện tử (e-government architecture)
Trang 24Mỹ (Federal Enterprise Architecture), kiến trúc của Ca-na-đa (Government of Canada Service Oriented Architecture); lại có những kiến trúc tập trung cho các ứng dụng (applications) phục vụ chính phủ điện tử như Đức (SAGA – Standards and Architectures for e-Government Applications)
Tuy nhiên, vì nền hành chính của mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau,
do đó, tiến trình phát triển chính phủ điện tử ở các quốc gia khác nhau cũng khác nhau Chúng ta chỉ có thể tham khảo, học tập những vấn đề mang tính nguyên tắc từ kinh nghiệm của các nước khác chứ không thể sao chép nguyên
xi mô hình của một nước khác để áp dụng cho Việt Nam
Việc nghiên cứu cụ thể kinh nghiệm xây dựng và phát triển kiến trúc chính phủ điện tử của các nước trên thế giới sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 2
1.3.4 Các khái niệm liên quan
Các mục trình bày phía trên đã nêu ra 3 khái niệm rất cơ bản là kiến trúc, kiến trúc tổng thể và kiến trúc chính phủ điện tử Trong phần này, nhóm
đề tài đưa ra số khái niệm quan trọng khác có liên quan, thường được sử dụng cùng với các khái niệm cơ bản trên và có tác dụng quan trọng trong việc tạo
ra một cách hiểu nhất quán về kiến trúc
- Khung kiến trúc (Architecture Framework) / Phương pháp luận kiến trúc (Architecture Methodology): khung kiến trúc và phương pháp luận kiến
trúc là 2 khái niệm tương đương Khung kiến trúc không phải là kiến trúc, mà
là công cụ được sử dụng để phát triển kiến trúc Từ một khung kiến trúc, người ta có thể tạo ra được nhiều các kiến trúc khác nhau Các khung kiến trúc phổ biến trên thế giới bao gồm TOGAF (The Open Group Architecture Framework), Zachman (The Zachman Framework for Enterprise Architecture) v.v…
Trang 25- Mô hình tham chiếu (Reference Model): mô hình tham chiếu được sử
dụng để mô tả kỹ hơn về một thành phần nào đó của kiến trúc Một thành phần kiến trúc có thể có một hoặc nhiều mô hình tham chiếu Ví dụ: mô hình tham chiếu dữ liệu, mô hình tham chiếu thông tin, mô hình tham chiếu quy trình nghiệp vụ v.v…
- Quan điểm kiến trúc (Architecture Viewpoint): quan điểm kiến trúc là
tài liệu mô tả kiến trúc dựa trên một quan điểm hoặc một góc nhìn cụ thể nào
đó Ví dụ: khi mô tả về kiến trúc, SAGA của Đức sử dụng 5 quan điểm, lần lượt là: quan điểm tổ chức, quan điểm chức năng, quan điểm công nghệ, quan điểm hạ tầng kết nối và quan điểm thông tin
1.4 Mức độ phát triển của Chính phủ điện tử và kiến trúc CPĐT
1.4.1 Mức độ phát triển chính phủ điện tử
Theo định nghĩa về Chính phủ điện tử trong phần 1.1, khi chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ thì đã là chính phủ điện tử, chỉ khác nhau ở mức độ phát triển
Các nước phát triển chính phủ điện tử thường trải qua quá trình phát triển lâu dài, từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao, từ đơn giản đến phức tạp Các nghiên cứu hiện tại cho thấy có nhiều cách phân loại các giai đoạn nói trên thành các mức độ phát triển khác nhau Bảng 1.1 dưới đây tổng hợp một
số kết quả nghiên cứu về mức độ phát triển chính phủ điện tử
Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng ta rút ra mô hình với 4 mức độ phát triển chính phủ điện tử tham chiếu cho Việt Nam, bao gồm: Hiện diện, Tương tác, Giao dịch và Tích hợp Hình vẽ 1.1 mô tả chi tiết 4 mức độ phát triển này, cụ thể như sau:
Khai mẫu biểu qua mạng
Thanh toán qua mạng
Tích hợp
đa dịch vụ
Trang 26- Mức độ hiện diện: ở mức độ này chỉ có các giao tiếp một chiều giữa
cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin trực tuyến thông qua trang thông tin điện tử
- Mức độ tương tác: ở mức độ này đã có các giao tiếp hai chiều giữa cơ
quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp thông qua cổng thông tin điện tử Khoảng cách giữa mức độ tương tác và mức độ hiện diện chủ yếu là về công nghệ
- Mức độ giao dịch: ở mức độ này, người dân và doanh nghiệp đã có
thể thực hiện các giao dịch và thanh toán điện tử qua môi trường mạng khi sử dụng dịch vụ công do cơ quan hành chính nhà nước cung cấp Khoảng cách giữa mức độ giao dịch và mức độ tương tác không đơn thuần là công nghệ mà còn là trình độ quản lý (thói quen, văn hóa, v.v…)
Nghiên cứu Mức độ phát triển
Gartner (2000) - Hiện diện (Presence)
- Hiện diện (Emerging)
- Cải tiến (Enhanced)
- Tương tác (Interactive)
- Giao dịch (Transactional)
- Tích hợp (Integrated) Deloitte and Touche (2001) - Thông tin (Information Publishing)
- Tương tác (Two-way Interaction)
- Cổng thông tin (Portal)
- Cá nhân hóa (Personalization)
Trang 27Hiller and Belanger (2001)
Moon (2002)
- Giao tiếp 1 chiều (One-way Communication)
- Giao tiếp 2 chiều (Two-way Communication)
- Mức độ tích hợp: ở mức độ này, hệ thống thông tin của các cơ quan
hành chính khác nhau được tích hợp với nhau, cho phép sự hoạt động liên thông giữa các cơ quan, cung cấp dịch vụ một cửa liên thông cho người dân
và doanh nghiệp Đây cũng là mức độ phát triển chính phủ điện tử cao nhất được xét tới trong khuôn khổ nghiên cứu này Khoảng cách giữa mức độ tích hợp với các mức thấp hơn chủ yếu là về trình độ quản lý
Ta có thể thấy cách phân loại 4 mức độ phát triển chính phủ điện tử như ở trên chủ yếu tập trung vào mức độ phục vụ người dân và doanh nghiệp, chứ không phản ánh mức độ phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành và các hoạt động nghiệp vụ nội bộ của chính phủ Tuy nhiên, nhóm thực hiện đề tài nhận thấy việc phân loại như vậy là phù hợp, thể hiện được một mức tương đối các giai đoạn phát triển chính phủ điện tử, vì xét đến cùng, mức độ phát triển của Chính phủ điện tử sẽ được thể hiện một cách rõ ràng nhất ở kết quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Trang 28Một phần quan trọng trong kết quả phục vụ người dân và doanh nghiệp của chính phủ được thể hiện thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công Đây là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phân loại 4 mức độ cung cấp dịch vụ hành chính công như sau:
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy
đủ các thông tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ, thời hạn, phí và lệ phí thực hiện dịch vụ trên môi trường mạng
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và
Giao tiếp một chiều,
cung cấp thông tin trực
tuyến qua các trang
thông tin điện tử
Giao tiếp tương tác 2
chiều qua Cổng thông
tin điện tử
Thực hiện các giao dịch
và thanh toán điện tử
trực tuyến qua môi
trường mạng
Tích hợp và liên thông
giữa hệ thống thông tin
của các cơ quan khác
nhau
Khoảng cách về công nghệ
Khoảng cách về công nghệ Khoảng cách về trình độ quản lý
Hình 1-2: Bốn mức độ phát triển chính phủ điện tử Việt
Trang 29cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng
Ngoài ra, cũng cần nhắc tới ở đây một khái niệm quan trọng tuy không trực tiếp liên quan tới mức độ phát triển chính phủ điện tử nhưng là nhân tố then chốt thúc đẩy chính phủ điện tử phát triển, đó là cải cách hành chính Khái niệm cải cách hành chính được định nghĩa phần lớn dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu trên thế giới
đều đưa ra một điểm chung, coi cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế
hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đối với Việt Nam, chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 của Chính phủ cũng đã nêu ra 4 nội dung cơ bản của cải cách hành chính Việt Nam, đó là: (1) cải cách thể chế; (2) cải cách tổ chức
bộ máy hành chinh; (3) đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; và (4) cải cách tài chính công Mục tiêu của việc cải cách hành chính ở Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai đi theo hướng làm cho bộ phận hành chính hoàn bị hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn, dần từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân
là khách hàng của nền hành chính, là người đánh giá khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính Chính phủ điện tử cũng
là một trong những mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, được ghi nhận cụ thể như sau: “nền hành
chính nhà nước được hiện đại hóa một bước rõ rệt Các cơ quan hành chính
có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời
và thông suốt Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động”
Trang 30Tóm lại: việc phân loại các mức độ phát triển chính phủ điện tử là rất quan trọng vì đây là tiền đề cho việc xác định kiến trúc phù hợp với mức độ phát triển hiện tại Mô hình 4 mức độ phát triển được lựa chọn cho Việt Nam bao gồm: mức độ hiện diện, mức độ tương tác, mức độ giao dịch và mức độ tích hợp, kèm theo đó là 4 mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến
1.4.2 Mức độ phát triển kiến trúc chính phủ điện tử
Một cách khái quát, do khái niệm kiến trúc chính phủ điện tử gắn liền với tiến trình phát triển chính phủ điện tử nên tương ứng với các mức độ phát triển chính phủ điện tử, người ta cũng nghiên cứu mức độ phát triển của kiến trúc chính phủ điện tử
Theo kết quả nghiên cứu của Ross, Weill và Robertson (2006), mức độ phát triển của kiến trúc chính phủ điện tử được phân thành 4 mức như sau:
- Hoạt động rời rạc: là mức độ phát triển mà hệ thống thông tin của các
cơ quan, tổ chức được phát triển hoạt động độc lập, không có mối liên hệ gì
và không có khả năng tích hợp với nhau
- Chuẩn hóa về công nghệ: là mức độ phát triển mà hệ thống thông tin
của các cơ quan, tổ chức sử dụng một cơ sở hạ tầng và công nghệ đã được chuẩn hóa Các cơ quan, đơn vị đã bước đầu sử dụng chung phần lõi của một
số ứng dụng, qua đó, cắt giảm được chi phí phát triển của một số phần mềm
có tính năng giống nhau hoặc thực thi các tác vụ giống nhau
- Chuẩn hóa về dữ liệu: là mức độ phát triển ở mức tiếp theo, sau khi
hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức đã được chuẩn hóa về mặt công nghệ Ở mức độ phát triển này, dữ liệu cũng đã được chuẩn hóa và các dữ liệu không cần thiết đã bị loại bỏ Qua đó, hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức có thể sử dụng chung được các cơ sở dữ liệu cơ bản, hoặc có thể trao đổi thông tin, dữ liệu theo một định dạng thống nhất
- Chuẩn hóa về quy trình nghiệp vụ: là mức độ phát triển ở mức tiếp
theo, sau khi hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức đã được chuẩn hóa
về mặt công nghệ và dữ liệu Ở mức độ này, hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức đã được tích hợp và hoạt động liên thông với nhau
Mặc dù mức độ phát triển kiến trúc chính phủ điện tử và mức độ phát triển kiến trúc chính phủ điện tử có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng cần
Trang 31phải chú ý là 4 mức độ phát triển kiến trúc chính phủ điện tử ở phần này không tương ứng chính xác với 4 mức độ phát triển chính phủ điện tử ở phần trên Bảng 1-2 thể hiện mối quan hệ giữa 2 mức độ phát triển này
Kiến trúc chính phủ điện
tử Chính phủ
cơ quan, tổ chức qua mạng Hệ thống thông tin của các đơn vị thuộc một cơ quan đã hoạt động liên thông (tích hợp theo chiều dọc)
Trang 32Tích hợp ++ ++ ++
Ở mức độ này, hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức đã hoạt động liên thông, được tích hợp cả theo chiều dọc (giữa các đơn vị thuộc một cơ quan) và theo chiều ngang (giữa các cơ quan với nhau) Các cơ quan, tổ chức đã có thể cung cấp dịch vụ hành chính một cửa liên thông cho người dân và doanh nghiệp trên môi trường mạng
Bảng 1-2: Mức độ phát triển chính phủ điện tử và kiến trúc chính phủ điện
tử
Trang 33CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể
Trên thực tế, do các kiến trúc tổng thể về CNTT (Enterprise Architecture) là đồ sộ và rất phức tạp, khối lượng công việc cần phải làm để xây dựng kiến trúc tổng thể là rất lớn và phức tạp Vì vậy cần phải có một quy
trình thiết kế tiêu chuẩn và các công cụ hỗ trợ gọi chung là khung kiến trúc
(Achitecture Framework)
Phương pháp luận kiến trúc là yếu tố quan trọng để có được một thiết
kế đúng, hợp lý, thống nhất chung cho toàn hệ thống Vì vậy, chính phủ một
số nước ban hành khung kiến trúc cho hệ thống của mình Các công ty và các loại tổ chức khác thì có thể lựa chọn để áp dụng một trong các khung kiến trúc phổ biến tùy thuộc đặc điểm của tổ chức mình
Trên thế giới có nhiều phương pháp luận khác nhau được xây dựng bởi các tổ chức và chuyên gia trên thế giới để xây dựng kiến trúc tổng thể Sau khi nghiên cứu, nhóm đề tài nhận thấy có 2 loại phương pháp luận cơ bản và phổ biến nhất, đó là TOGAF do Tổ chức kiến trúc mở (The Open Group Architecture Framework) xây dựng và Zachman Enterprise Framework do John Zachman xây dựng Trên thực tế, 2 phương pháp luận này đã được các chuyên gia ở nhiều quốc gia tham khảo để xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện
tử của mình Nếu như TOGAF cung cấp phương pháp luận để xây dựng kiến trúc thì Zachman cung cấp phương pháp luận để mô tả kiến trúc Phần tiếp theo sẽ giới thiệu tổng quan về 2 phương pháp luận cơ bản này
2.1.1 The Open Group Architecture Framework (TOGAF)
Tổng quan về TOGAF
TOGAF (The Open Group Architecture Framework) là một khung kiến trúc (Architecture Framework) cung cấp phương pháp luận nhằm thiết kế, xây dựng và đánh giá một kiến trúc tổng thể về CNTT (EA) phù hợp nhất cho một
cơ quan, tổ chức (Architecture Development Method - ADM)
TOGAF do Open Group xây dựng nhằm mục tiêu hỗ trợ truy cập thông tin tích hợp bên trong và giữa các tổ chức dựa trên các chuẩn mở và tính
Trang 34và trung lập về mặt công nghệ Việc áp dụng TOGAF không phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng công nghệ cụ thể nào
Hình 2-1: Chu trình phát triển kiến trúc TOGAF
- Tập hợp tài liệu kiến trúc (Enterprise Continuum): bao gồm các mẫu,
mô hình, tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kiến trúc để tham khảo ở mỗi bước trong chu trình phát triển kiến trúc, trong đó đáng chú ý, TOGAF cung cấp 2 loại tài nguyên tham khảo rất có giá trị trong phát triển kiến trúc là:
Trang 35+ Kiến trúc cơ sở (TOGAF Foundation Architecture) với Mô hình tham chiếu kỹ thuật (Technical Referrence Model) và Hệ thống thông tin về các chuẩn công nghệ (Standards Information Base)
+ Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp (Integrated Information Infrastructure Referrence Model) nhằm đảm bảo việc trao đổi thông tin thông suốt (Boundaryless Information Flow) giữa các hệ thống thông tin khác nhau
- Tập hợp tài liệu tham khảo (Resource Base): bao gồm các hướng dẫn
trong các trường hợp cụ thể, các biểu mẫu, thông tin hỗ trợ cho việc phát triển kiến trúc
Theo TOGAF, có 3 kiến trúc thành phần chính trong kiến trúc tổng thể là:
- Kiến trúc quy trình nghiệp vụ (Business Process Architecture): mô tả
về các quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức cũng như cách thức tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan tổ chức
- Kiến trúc hệ thống thông tin (Information System Architecture): bao
gồm 2 phần là ứng dụng (Applications) và dữ liệu (Data)
+ Kiến trúc ứng dụng (Applications Architecture): mô tả về các ứng dụng được triển khai để phục vụ hoạt động nghiệp vụ cũng như sự tương tác, trao đổi thông tin, dữ liệu và mối quan hệ giữa các ứng dụng này với nhau và với các quy trình nghiệp vụ của một cơ quan, tổ chức Trong TOGAF, các phần mềm tích hợp (middleware hoặc middle layer applications) cũng được coi là thuộc kiến trúc ứng dụng
+ Mô hình dữ liệu (Data Model): mô tả cấu trúc về mặt lô-gíc và vật lý của dữ liệu, cách thức lưu trữ dữ liệu trong quá trình hoạt động của một cơ quan, tổ chức
- Kiến trúc công nghệ (Technology Architecture): mô tả công nghệ và
hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc triển khai ứng dụng CNTT
Tóm lại, qua quá trình phân tích, đánh giá, các thành phần kiến trúc quy trình nghiệp vụ và kiến trúc hệ thống thông tin của TOGAF được tham khảo
để phát triển các kiến trúc thành phần trong khuôn khổ của Đề tài
2.1.2 The Zachman Enterprise Framework
Tổng quan về Zachman Enterprise Framework
Trang 36Khác với TOGAF, Zachman Enterprise Framework không phải là một phương pháp luận để xây dựng kiến trúc Thay vào đó, Zachman Enterprise Framework cung cấp một phương pháp luận để mô tả về kiến trúc mà chúng
ta đang mong muốn xây dựng
Hình 2-2: Khung kiến trúc Zachman
Khung kiến trúc Zachman là một lược đồ mô tả, dựa trên các câu hỏi rất cơ bản dùng trong trao đổi và giao tiếp như: cái gì, như thế nào, khi nào, ai,
ở đâu, và tại sao Việc lồng ghép các câu trả lời cho các câu hỏi này cho phép
mô tả các hệ thống phức tạp như kiến trúc CNTT tổng thể Bên cạnh đó, khung kiến trúc Zachman cũng dựa trên phép biến đổi một ý tưởng trừu tượng thành một sự thuyết minh bằng một thí dụ cụ thể là: xác định, định nghĩa, biểu diễn, đặc tả và sự thuyết minh dưới góc nhìn của các quan điểm cụ thể
Xuất phát từ tư tưởng trên, khung kiến trúc Zachman nêu ra quan niệm mới về các thành phần kiến trúc của tổ chức được thể hiện trong một bảng, với các hàng và các cột như ở hình 2-2, tạo thành một ma trận với 6 hàng và 6 cột: các hàng được tạo thành từ cách nhìn vào hệ thống từ một quan điểm cụ thể nào đó; các cột được tạo thành từ 6 câu hỏi cơ bản: cái gì, như thế nào, khi nào, ai, ở đâu, và tại sao nêu trên
Trang 37Ma trận này tạo thành một dạng biễu diễn mô tả của Kiến trúc CNTT tổng thể và có thể dùng để mô tả về bất cứ thành phần nào của kiến trúc Trong ma trận này:
- Mỗi hàng biểu diễn một cách mô tả tổng thể về hệ thống dưới một quan điểm cụ thể Các hàng có mối quan hệ tương đối độc lập với nhau: hàng dưới không phải là một cấu phần của hàng trên, hay hàng trên không phải là
sự tổng quát hóa của hàng dưới Mỗi hàng biểu diễn một cách mô tả khác nhau và duy nhất Tuy nhiên, các hàng lại có mối quan hệ với nhau: một hàng phải mô tả đầy đủ thông tin cần thiết về hệ thống dưới một quan điểm cụ thể nhất định và phải liên quan chặt chẽ với thông tin được mô tả ở các hàng khác Thêm vào đó, mỗi quan điểm cũng đều có liên hệ và phải chịu một số các ràng buộc trên cơ sở các quan điểm khác
- Các cột bao gồm: Mô tả về dữ liệu - Cái gì, Mô tả về chức năng - Như thế nào, Mô tả về hạ tầng mạng - Ở đâu, Mô tả về các bên liên quan - Ai, Mô
tả về thời gian - Khi nào, Mô tả về động cơ (motivation) - Tại sao
Qua phân tích khung kiến trúc Zachman như trên cho thấy, ưu điểm của khung kiến trúc Zachman là nó cho phép tiếp cận một cách rất hệ thống và đầy đủ để mô tả về chức năng, nhiệm và quy trình nghiệp vụ của một cơ quan,
tổ chức Tuy nhiên, nhược điểm của khung kiến trúc Zachman là trong thực tế, rất hiếm khi ta cần trả lời đầy đủ các câu hỏi hay mô tả đầy đủ về hệ thống theo các quan điểm do khung kiến trúc Zachman đưa ra
Vì vậy, trên thực tế, khi áp dụng kiến trúc Zachman, một số quốc gia hay cơ quan, tổ chức chỉ áp dụng một số hàng hoặc một số cột trong kiến trúc Zachman để xây dựng kiến trúc CNTT tổng thể cho cơ quan, tổ chức mình
2.1.3 Một số phương pháp luận/khung kiến trúc khác
Hiện tại, ngoài hai khung kiến trúc tổng thể đã nêu ở trên, còn một số khung kiến trúc tổng thể khác được nhóm đề tài tham khảo, bao gồm:
- Gartner Enterprise Architecture Practice;
- Extended Enterprise Architecture Framework (E2AF);
- Enteprise Architecture Planning (EAP);
- Treasury Enterprise Architecture Framework (TEAF);
- Integrated Architecture Framework (IAF);
Trang 38- DoD Architecture Framework (DoDAF);
- Deparment of Defense Technical Reference Model (DoD TRM);
- European Union - IDABC & European Interoperability Framework;
2.2 Kinh nghiệm của Mỹ
Chính sách và cơ quan thực hiện
Ở Mỹ, Văn phòng Chính phủ điện tử và Công nghệ thông tin (CPĐT&CNTT) thuộc Văn phòng Quản lý và Ngân sách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử
Văn phòng CPĐT&CNTT đưa ra Kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử liên bang (Federal Enterprise Architecture) - là một tập các mô hình tham chiếu có liên quan với nhau nhằm đạt được các mục tiêu sau::
- Hỗ trợ việc phân tích các ứng dụng liên quan đến nhiều cơ quan;
- Xác định những khoản đầu tư chồng chéo;
- Xác định khả năng phối hợp, hợp tác trong nội bộ các cơ quan và giữa các cơ quan với nhau
Hình 2-3: Mô hình tham chiếu kiến trúc tổng thể ở Mỹ
Việc triển khai CPĐT ở Mỹ đã chịu ảnh hưởng lớn bởi đạo luật Cohen năm 1996 Đạo luật này quy định cách tiếp cận của các cơ quan liên bang đối với việc kiểm soát và quản lý CNTT Cụ thể, nó yêu cầu tất cả các
Clinger-cơ quan liên bang phải thiết lập một chương trình kiến trúc tích hợp với một quy trình để để lựa chọn, kiểm soát và đánh giá các đầu tư cho CNTT của các
Trang 39cơ quan này Luật CPĐT năm 2002 xác định các nguyên lý của CPĐT, bao gồm việc đảm bảo an ninh cho các cơ quan và trách nhiệm báo cáo và kiểm soát liên bang của các cơ quan này
Nguyên lý và chuẩn kiến trúc
Khung kiến trúc tổng thể liên bang được xây dựng thông qua một tập hợp các mô hình tham chiếu có quan hệ với nhau được thiết kế để thuận tiện cho việc phân tích giữa các cơ quan chính phủ và xác định các đầu tư trùng lặp, khoảng cách và các cơ hội cho việc cộng tác trong và giữa các cơ quan liên bang Các mô hình tham chiếu này cung cấp một khung chuẩn hoá để hướng dẫn, tổ chức, xây dựng và so sánh các thành phần này trong hoạt động của cơ quan liên bang
Khung kiến trúc tổng thể liên bang bao gồm các hướng dẫn cho việc triển khai các dự án đa phương (Khung chuyển đổi liên bang-FTF) Khung chuyển đổi liên bang nhằm mô hình hóa các đặc trưng liên quan, triển khai và duy trì kiến trúc FTF có mục tiêu tạo ra các đặc điểm thích hợp, triển khai và duy trì kiến trúc theo một cách đơn giản phù hợp với các mô hình tham chiếu khung kiến trúc tổng thể liên bang Khung chuyển đổi liên bang bao gồm các mục tiêu chính sách CNTT của toàn chính phủ và các sáng kiến giữa các cơ quan Nội dung liên quan đến các sáng kiến này được cung cấp ở danh mục khung chuyển đổi liên bang được tổ chức thành các phần Mỗi phần mô tả một sáng kiến giữa các cơ quan với thông tin được tổ chức bằng việc sử dụng một loạt các lớp chuẩn sắp xếp cho các mô hình tham chiếu khung kiến trúc tổng thể liên bang
Khung kiến trúc và phương pháp luận
Khung kiến trúc tổng thể liên bang được bao quát rất rộng về công nghệ
và nghiệp vụ Nó bao gồm các mô hình được sử dụng để mô hình hóa các hoạt động của một tổ chức Các mô tả gồm trạng thái hiện tại, tương lai và chiến lược thực hiện Các khung được sử dụng gồm có TOGAF, FEAF and FEA Với mô hình tham chiếu dữ liệu phiên bản 2.0, Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia đã xây dựng bộ tiêu chuẩn SP 800-80 gồm tổng hợp các chỉ số đánh giá hiệu suất cho các hoạt động hướng mục tiêu và an toàn thông tin Chúng được miêu tả cụ thể trong mô hình tham chiếu hợp nhất (CRM) phiên bản 2.2
Trang 40cơ quan công cụ, phương pháp để đánh giá hiệu quả đầu tư cho CNTT, tác động của CNTT đến hiệu quả công việc chung Mô hình tham chiếu hiệu suất đưa ra một “ngôn ngữ chung” để các cơ quan có thể mô tả hiệu suất và các biện pháp được sử dụng để đạt được các mục tiêu công việc Mô hình này nhấn mạnh sự liên quan giữa các thành phần nghiệp vụ nội bộ với việc đạt được các kết quả công việc lấy người dân làm trung tâm Điều quan trọng nữa
là mô hình này hỗ trợ việc ra quyết định phân bổ nguồn lực dựa trên việc so sánh về tính hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, các chương trình, dự án Việc đánh giá hiệu suất được chia thành 4 mức: lĩnh vực, loại, nhóm, chỉ tiêu
- Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ (Business Reference Model): là mô hình các chức năng chuyên môn (nghiệp vụ) của Chính phủ, trong đó bao gồm các chức năng nội bộ trong các cơ quan và các dịch vụ cung cấp cho người dân Các chức năng này là độc lập với các cơ quan, đơn vị thực hiện chúng Mô hình này mô tả chính phủ liên bang Mỹ theo các lĩnh vực nghiệp
vụ thay vì mô tả theo các cơ quan cụ thể Điều này thúc đẩy việc hợp tác giữa các cơ quan và là cơ sở cho các chiến lược CPĐT của liên bang Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ gồm 03 cấp: lĩnh vực nghiệp vụ, các nghiệp vụ, các nghiệp vụ cơ sở
- Mô hình tham chiếu Dịch vụ (Service Reference Model): là khung chức năng hướng nghiệp vụ, phân loại các thành phần dịch vụ theo cách thức các dịch vụ này hỗ trợ các mục tiêu nghiệp vụ và hiệu suất Mô hình này giúp xác định và phân loại các thành phần dịch vụ theo chiều ngang (giữa các cơ quan cùng cấp) và theo chiều dọc (giữa các cơ quan trung ương, địa phương)
để hỗ trợ các cơ quan liên bang và các khoản đầu tư cho CNTT Việc xây dựng mô hình tham chiếu dịch vụ sẽ giúp các cơ quan có khả năng sử dụng các dịch vụ dùng chung, tránh lãng phí do trùng lắp các dịch vụ giống nhau
Mô hình tham chiếu dịch vụ được chia thành 03 mức: lĩnh vực dịch vụ, loại dịch vụ, các dịch vụ cơ sở