Câu 3 nguồn vốn ODA

8 144 0
Câu 3 nguồn vốn ODA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nguồn vốn ODA: khái niệm, phân loại, thu hút ODA,..

BÀI TẬP NHÓM 12 Câu 3: Trình bày nguồn vốn ODA và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn này ở Việt Nam I.Khái niệm, phân loại 1.Khái niệm - ODA(Official Development Assistanc) được OECD coi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của một nước viện trợ cho các nước đang phát triển và các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước. ODAnguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết.Hiệp định ký kết hổ trợ nầy được chi phối bởi công pháp Quốc tế 2.Phân loại: theo cách thức hoàn trả + Viện trợ không hoàn lại : Là hình thức cung cấp vốn ODA mà bên nước nhận không phải hoàn lại Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu tiên cho những dự án về các lĩnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường + Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với các điều kiện ưu đã về lãi suất thời gian ân hạn và thời gian trả nợ. Các điều kiện ưu đãi bao gồm: lãi suất thấp và thời gian dài, + ODA cho vay hỗn hợp: Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi 3. Các hình thức ODA có các hình thức sau: - Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ). Nhưng đôi khi lại là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hoặc vận chuyển hàng hoá vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách. -Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lăi suất thấp, hạn trả dài) trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc. -Viện trợ chương tŕnh (gọi tắt là viện trợ phi dự án): là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. -Hỗ trợ dự án chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ODA, bao gồm 2 loại: Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng.Các dự án này có kèm theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ. Viện trợ kỹ thuật cấp cho viện trợ tri thức, tăng cường cơ sở lập cố vấn cho công trình, nghiên cứu trước khi đầu tư II.Vai trò của nguồn vốn Một là: bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển Các khoản vay ODA thường có thời hạn vay dài bình quân từ 30 năm đến 40 năm, thời gian ân hạn cao b́nh quân từ 8 đến 10 năm. Do đó nguồn vốn ODA trở thành nguồn vốn quan trọng ổn định và dài hạn bổ sung cho lĩnh vực đầu tư phát triển ở các nước đang phát triển, đặc biệt là đầu tư vào các Dự án cơ sở hạ tầng kinh tế lớn trọng điểm của quốc gia Hai là: Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài Khi hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và xă hội được cải thiện ODA tiếp tục đóng vai ttò như một “nam châm” hút đầu tư tư nhân đổ vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại nước đó, góp phần củng cố niềm tin và thúc đẩy cho khu vực tư nhân đầu tư vào nước đó. Ba là: Hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế và đẩy mạnh các hoạt động cải cách chính sách kinh tế: Hoạt động này giúp các nước tiếp nhận ODA nâng cao khả năng hoạch định chiến lược, chính sách chương tŕnh và kế hoạch phát triển kinh tế để phân bổ tốt hơn, hiệu quả hơn các nguồn vốn nước ngoài nói chung và ODA nói riêng Bốn là: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là một trong những nguồn bổ sung ngoại tệ quan trọng cho các quốc gia đang phát triển và bù đắp thiếu hụt trong các cân thanh toán ODA là một trong những nguồn ngoại tệ quan trong góp phần bù đắp cho những thiếu hụt này. Năm là: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức góp phần đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính phủ mà không gây ra lạm phát. Nguồn vốn ODA đủ để bù đắpcho phần thiếu hụt của Chính phủ về nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính phủ sẽ được thỏa măn mà không phải phát hành thêm tiền, nên không dẫn đến t́nh trạng lạm phát. Sáu là: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là cầu nối giao lưu văn hóa, chính trị và con người giữa các nước tài trợ với nước tiếp nhận viện trợ III. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam 1. Các nhà tài trợ chính cho Việt Nam Năm 1993, Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Tính đến năm 2008 đã có 51 nhà tài trợ đa phương, song phương cho Việt Nam với tổng số vốn dành cho Việt Nam đạt 42 tỷ USD. Nhật Bản là nước viện trợ song phương lớn nhất chiếm 42,9% và Ngân hàng Thế giới là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất chiếm hơn 26,6% tổng số vốn ODA cho Việt Nam Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Các nhà tài trợ đa phương gồm: - Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait - Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO 2. Các lĩnh vực ưu tiên chủ yếu của một số nhà tài trợ lớn dành cho Việt Nam Nhà tài trợ Ưu tiên toàn cầu Ưu tiên ở Việt Nam -Nhật -CHLB Đức -Mỹ -Pháp -Canada -WB -IMF -Hạ tầng kinh tế & dịch vụ -Phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống -Tăng trưởng kinh tế, ổn định dân số và sức khoẻ -Phát triển đô thị; GTVT; giáo dục; khai thác mỏ -Cơ sở hạ tầng; phát triển khu vực tư nhân; môi trường -Thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng phúc lợi -Cân bằng về mậu dịch quốc tế; ổn định tỷ giá hối đoái -Hạ tầng kinh tế và dịch vụ -Hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển hệ thống giao thông -Cứu trợ nạn nhân chiến tranh và trẻ em mồ côi -Phát triển nhân lực; GTVT; thông tin liên lạc -Hỗ trợ kinh tế và tài chính; hỗ trợ thiết chế & quản lý -Xoá đói giảm nghèo; GTVT -Hỗ trọ cán cân thanh toán và điều chỉnh cơ cấu 3. Tình hình huy động và sử dụng vốn ODA Bảng 1: Vốn ODA trong giai đoạn 1993-2009 (Đơn vị: tỷ USD) Năm Cam kết Ký kết Giải ngân Tỷ lệ giải ngân 1993-1995 6,01 4,03 1,875 0,31 1996-2000 11,53 8,45 6,142 0,53 2001-2005 13,03 10,16 8,06 0,62 2006-2009 5,28 - 2,5 0,47 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2006, Tổng cục Thống kê) ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Trong giai đoạn 1996-2006 ODA bổ sung khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn ODA được phân bổ theo sự ưu tiên mà Chính phủ đề ra cho các ngành kinh tế, trong đó chủ yếu cho lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng và công nghiệp với đối tượng là dự án cơ sở hạ tầng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 42%. Tiếp đến là nông nghiệp, phát triển nông thôn chiếm 21%, giáo dục đào tạo - Vốn ODA được sử dụng để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới 3.676 km đường quốc lộ; Quốc lộ 5, quốc lộ 1A … -Nhật Bản, nước ở vị trí dẫn đầu với mức cam kết 890,3 triệu USD ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là tuyến đường săt cao tốc Bắc – Nam…. Pháp với vốn viện trợ lớn thứ hai trong các nhà tài trợ và đứng đầu khối EU là 370,4 triệu USD sử dụng trong bốn lĩnh vực ưu tiên là giao thông đô thị, đường sắt, môi trường (quản lý nước và rác thải), phát triển nông thôn. - Tổng nguồn vốn ODA dành cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 8,5 – 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo.Thứ hạng của nước ta trong bảng xếp hạng các quốc gia và chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc đều được cải thiện hàng năm. - Một số bộ luật quan trọng đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua đáp ứng yêu cầu cải cách thể chế trong tiến trình của Việt Nam gia nhập WTO như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Phòng chống tham nhũng - Việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa bệnh thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại tại hai bệnh viện lớn là Chợ Rẫy và Bạch Mai và các dự án hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản trong lĩnh vực y tế nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y bác sỹ cũng như trang thiết bị - ODA đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo.Trong giai đoạn 1993-1998, tốc độ giảm nghèo đói trung bình hàng năm ở Việt Nam là 7,5% nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế trung bình là 6,4% cho cùng thời kỳ. Cho thấy Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà nước ta đã cam kết với thế giới V. Tác động của nguồn vốn ODA tới nền kinh tế 1.Tác động tích cực -Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển,góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam,với những trình độ công nghệ cao làm tăng năng suất lao động. -Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa:các doanh nghiệp có vốn đầu tư ODA tạo ra 1 số ngành công nghiệp mới,nâng cao năng lực của nhiều nganh kinh tế.Thúc đẩy hình thành hệ thống các khu công nghiệp và khu chế xuất,góp phần phân bổ công nghiệp hợp lí trong cả nươc và nâng cao hiệu quả đầu tư. -Mở rộng thị trường,đẩy mạnh xuất khẩu:các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra giá trị xuất khẩu 1,12 tỷ USD trong thời kì 1991-1995,trên 10,6 tỷ USD trong thời kì 1996-2000. -Tạo việc làm,góp phần đào tạo,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 2008,các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiep nước ngoài đã tạo ra khoảng 1,4 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu công ăn việc làm gián tiếp trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu, bán thành sản phẩm và các hoạt động dịch vụ khác. + Góp phần đào tạo cán bộ nòng cốt và lực lương lao động lành nghề trong nhiều ngành và nhiều lĩnh vực kinh tế + Trong các công ty có vốn trực tiếp nước ngoài,cán bộ kĩ thuật,quản lí có điều kiện thuận lợi tiếp cận phương thức quản lí hiện đại từ ,những công ty mẹ có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao. -Góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện một số cân đối lớn:dòng vốn ODA tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên nhà nước có điều kiện tập trung nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,văn hóa,giáo dục,chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 2. Tác động tiêu cực: -Gây ra 1 số mất cân đối và bất ổn của nền kinh tế:những địa điểm có kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội thuận lợi tập trung nhiều dự án lớn trong khi các tỉnh miền núi,vùng sâu,vùng xa chính phủ có những ưu đãi hơn nhưng cũng không được các nhà đầu tư quan tâm.Điều đó làm cho tăng trưởng kinh tế nước ta có những sự chênh lệch rất lớn giữa những vùng có điều kiện hoàn cảnh địa lí khác nhau. -Hạn chế trong chuyển giao công nghệ:1 số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những sơ hở của pháp luật Việt Nam đã nhập vào nước 1 số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu,thậm chí là những phế thải của các nước khác. -Tranh chấp lao động trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động với ngưoi lao động dẫn tới các cuộc đình công.nguyên nhân chính là do chủ DN trả lương thấp, tiền thưởng và bảo hiểm của người lao động nhiều khi cũng bị căt giảm. VI. Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA 1. Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế: -Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiêt kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội . - Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư ,phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài.Cần hoàn thiện hơn nữa các cơ chế về quản lí đầu tư.Tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước ,tăng cường tính hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế này. - Các dự an sử dụng vốn vay phải có phương pháp trả nợ vững chắc.Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả trên cơ sở kiểm tra ,quản lí chặt chẽ,chống lãng phí tiêu cực. - Tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư :đầu tư của nhà nước và đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Xây dựng 1 hệ thống luật pháp thống nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân bỏ vốn ra đầu tư. 2.Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô - Ổn định giá trị tiền tệ: bao hàm kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra đối với nền kinh tế.Cần tạo ra sự vận động đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường gồm cả lĩnh vực sản xuất vật chất,hệ thống tài chính và cơ chế phân phối,lưu thông tương ứng. - Ngân sách nhà nước, mà thâm hụt triền miên cũng sẽ đi kèm với tình trạng lạm phát cao và mất ổn định.Vì vậy kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách là mục tiêu tài chính trung tâm hướng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô. Cải cách hành chính để có thể giảm tương đối chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách.Từng bước tăng quy mô và tỷ trọng cũng như hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. - Lãi suất và tỷ giá hối đoái: + Lãi suất càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng lớn và từ đó tiềm năng của các nguồn vốn đầu tư càng cao.Khi sử dụng công cụ lãi suất phải hết sức cẩn trọng để xác định mức lãi suất phù hợp,có tác động tích cực đến hiệu quả huy động vốn. +Tỉ giá hối đoái:thực tế cho thấy giá trị của đồng nội tệ càng gỉam thì khả năng thu lợi từ nội tệ càng lớn.Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào hàng xuất khẩu và khi đó sức hấp dẫn vốn nước ngoài càng lớn.Vì vậy.1 tỉ giá phù hợp với tình hình phát triển của đất nước sẽ có vai trò to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư. - Nhanh chóng cải thiện và đồng nhất môi trường đầu tư.Coi trọng các hoạt động kế toán,kiểm toán ,tư pháp hỗn hợp đảm bảo kinh doanh lành mạnh,chống tham nhũng . 3. Xây dựng các chính sách huy động vốn có hiệu quả: - Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế -xã hội trong từng giaii đoạn và phải thực hiện nhiệm vụ của chính sách quốc gia. -Phải đảm bảo mối tương quan hợp lí giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.Cần quán triệt nguyên tắc :vốn trong nước là quyết định vốn nước ngoài là quan trọng. - Đa dạng hóa và hiện đại hóa các hình thức và huy động vốn.Tiếp tục mở rộng các hình thức huy động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước từ khu vực khu dân cư qua hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất và thời gian hấp dẫn. - Chính sách huy đông vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về vốn và biện pháp thực hiện.Đảm bảo sự bình đẳng,gắn bó,tạo điều kiện lẫn nhau cùng phát triển các nguồn vốn.Đổi mới các chính sách,tăng cường huy động vốn 1 cách vững chắc ổn định và bền vững . cấu 3. Tình hình huy động và sử dụng vốn ODA Bảng 1: Vốn ODA trong giai đoạn 19 93- 2009 (Đơn vị: tỷ USD) Năm Cam kết Ký kết Giải ngân Tỷ lệ giải ngân 19 93- 1995 6,01 4, 03 1,875 0 ,31 1996-2000 11, 53. BÀI TẬP NHÓM 12 Câu 3: Trình bày nguồn vốn ODA và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn này ở Việt Nam I.Khái niệm, phân loại 1.Khái niệm - ODA( Official Development Assistanc). 0 ,31 1996-2000 11, 53 8,45 6,142 0, 53 2001-2005 13, 03 10,16 8,06 0,62 2006-2009 5,28 - 2,5 0,47 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2006, Tổng cục Thống kê) ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho phát triển

Ngày đăng: 23/05/2014, 19:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan