PowerPoint Presentation ThS Nguyễn Trung Nam Đt 0935368565 Email trungnamqn@gmail com ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ 16/06/2023 2 Mục tiêu 1 Hiểu được các khái niêm 2 Quá trình phát triể[.]
ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ ThS Nguyễn Trung Nam Đt: 0935368565 Email: trungnamqn@gmail.com Mục tiêu Hiểu được các khái niêm Quá trình phát triển và khoa học của y xã hội và tổ chức y tế Biết Các phương pháp nghiên cứu 16/06/2023 Các khái niệm 1.1.Y xã hội học Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cộng đồng, của xã hội; nghiên cứu những điều kiện sống, điều kiện làm việc và các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến tình trạng đó nhằm mục đích xác định các biện pháp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ̛là: Thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới, dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, môi trường sống, môi trường lao động Hiện đã có một số nghiên cứu về yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe Sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa các nước phát triển và các nước đã phát triển đã dẫn tới sự thay đổi về mô hình 16/06/2023 Các khái niệm 1.2.Tổ chức y tế Là một bộ phận của y học xã hội, là khoa học nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức mạng lưới y tế, phân tích các hoạt động y tế nhằm thực hiện các mục tiêu y tế Theo nguyên tắc chung thì tổ chức được định nghĩa là sự kết hợp của các cá nhân và có cùng dặc điểm ngang như sau: có mục đích riêng, tổ chức được tạo để đạt các mục tiêu đặc trưng khác với các mục tiêu khác Tổ chức phân công việc có định hương theo mục tiêu Những người tham gia tổ chức được trao các nhiệm vụ khác tùy theo mức độ, những công việc hoàn thành từng nhiệm vụ đó đều phải phục vụ cho mục tiêu thống nhất của tổ chức 16/06/2023 Các khái niệm Có một ban quản lý, ban quản lý đại diện cho khối thống nhất , tức tổ chức đó, với công việc đối nội, đối ngoại Ban quản lý chịu trách nhiệm đảm bảo điều phối và thực hiện mục tiêu chung của khối thống nhất Nghiên cứu nhu cầu y tế: Nhu cầu khác yêu cầu và đòi hỏi.Nhu cầu dựa trên khoa học y học , y tế Vạch kế hoạch xây dựng hệ thống tổ chức, cơ sở và hoạt động y tế Phân tích các hoạt động y tế, các cơ sở y tế Quản lý các hoạt động y tế, các cơ sở y tế 16/06/2023 Các khái niệm 16/06/2023 1.3.Mối liên quan giữa Y học Xã hội và Tổ chức y tế Y học xã hội là lý luận, là cơ sở khoa học của tổ chức y tế; ngược lại tổ chức y tế là cơ sở thực tiễn của Y học xã hội, là hệ thống những biện pháp y tế chứng tỏ lý luận của y học xã hội là đúng đắn, là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn Vì vậy sự kết hợp Y học xã hội với tổ chức y tế là rất quan trọng Y học xã hội với ý nghĩa trên là một khoa học, có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh như các ngành khoa học khác Ngành Y học xã hội có liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học tự nhiên và xã hội khác ngoài y tế như các yếu tố ảnh hưởng của văn hoá, kinh tế xã hội những điều kiện lịch sử nhất định Các khái niệm 16/06/2023 1.4 Y tế công cộng Y tế công cộng hay còn gọi là sức khoẻ công cộng ( Public Health ) đề cập đến những vấn đề sức khoẻ của một quần thể, tình trạng sức khoẻ của tập thể, những dịch vụ vệ sinh môi trường, những dịch vụ y tế tổng quát và quản lý các dịch vụ chăm sóc Từ công cộng ở đây nói lên tính chất chung cho số đông ngược với tính chất chăm sóc riêng lẻ cho từng bệnh nhân Theo WHO ( 11/1995 ) "Y tế công cộng là việc tổ chức các nỗ lực của xã hội để phát triển các chính sách sức khoẻ công cộng, để tăng cường sức khoẻ, để phòng bệnh và để nâng cao công bằng xã hội khuôn khổ sự phát triển bền vững " Các khái niệm 16/06/2023 1.5 Quản lý y tế Quản lý y tế: là hoạt động thiết yếu mọi tổ chức và mọi cơ sở y tế -QLYT phải chất lượng, hiệu quả: Mọi hoạt động chuyên môn y tế sẽ không hiệu quả nếu như các hoạt động đó được thực hiện không phù hợp với nguồn lức, không có kế hoạch , không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, ngành y tế hay của toàn xã hội Hoạt động quản lý thực tiễn còn hạn chế nhiều cán bộ y tế chưa được đào tạo đầy đủ về quản lý Quản lý là làm cho mọi người làm việc có hiệu quả Các khái niệm 16/06/2023 1.5 Quản lý y tế Quản lý là làm cho mọi người biết việc cần làm và làm cho việc đó hoàn thành Quản lý là quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như những nguồn lực khác để hoàn thành mục tiêu của tổ chức Quản lý là biết kết hợp những nỗ lực, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, động viên người, Chỉ đạo và kiểm tra một tổ chức hoặc một hệ thống nhằm đạt tới một loạt các mục tiêu Sự phát triển của Y xã hội học và Tổ chức y tế 16/06/2023 YXHH và Tổ chức y tế đã có những dấu vết đầu tiên từ thời văn hoá cổ xưa (thế kỷ XVIII trước công nguyên) đã quy định việc hành nghề của thầy thuốc xã hội nô lệ vùng Ba Bi Lon; Hypocrat (460-337 trước công nguyên) đã quan tâm đến ảnh hưởng của môi trường xã hội đến sức khoẻ người Năm 1700 ( thế kỷ XVIII) ở nước Ý có xuất bản một cuốn sách nói về bệnh tật của những người thủ công, vạch sự liên quan chặt chẽ giữa nghề nghiệp và bệnh tật Cuối thế kỷ XVIII, có một tác giả người Đức đã phân tích sâu sắc quan hệ giữa những điều kiện xã hội và việc bảo vệ sức khoẻ, ông đã phân tích vấn đề chính trị xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, ông nhấn mạnh vai trò của thống kê việc nghiên cứu bảo vệ sức khỏe 10 Sự phát triển của Y xã hội học và Tổ chức y tế 16/06/2023 Năm 1830 ở Anh có dịch tả lớn đã làm người ta quan tâm đến hoàn cảnh xã hội và bệnh tật Những người thầy thuốc và nhân dân Anh thấy rõ là dịch tả xảy phần lớn ở tầng lớp nghèo khổ Ở Đức, bộ mòn Vệ sinh xã hội được lập nên năm 1912 Năm 1942 Bộ môn y học xã hội được thành lập tại Oxford ( Anh ) và sau đó ở các trường đại học các nước khác Ở Liên Xô ( cũ ) năm 1922 bộ môn Vệ sinh xã hội được thành lập ở trường Đại học Tổng hợp MOSKOBA, năm 1941 được đổi tên là Tổ chức bảo vệ sức khoẻ Sau những cuộc tranh luận sôi nổi qua nhiều năm, từ năm 1966 tất cả các bộ môn và viện nghiên cứu Tổ chức y tế của Liên Xô ( cũ ) đều mang tên " Vệ sinh xã hội và tổ chức y tế " 11 Khoa học Tổ chức và Quản lý y tế 3.1 Vai trò : Phát hiện các yếu tố nguy cơ đến sức khoẻ của xã hội , cộng đồng; đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả, tính kinh tế, tính xã hội cũng như công bằng cho các hoạt động CS & BVSK nhân dân những điều kiện cụ thể nhất định 3.2 Đối tượng của khoa học YXHH & Tổ chức quản lý y tế Tác động của môi trường xã hội đối với sức khoẻ Điều kiện sống và làm việc của người xã hội Tình hình SK , BT của các tầng lớp, các giai cấp mối tương quan với hoàn cảnh XH , chính trị , kinh tế v.v Biện pháp về tổ chức và xã hội để BVSK nhân dân -Nghiên cứu nhu cầu y tế Kế hoạch xây dựng hệ thống tổ chức và các cơ sở Y tế -Kế hoạch hoạt động y tế 16/06/2023 12 Khoa học Tổ chức và Quản lý y tế 16/06/2023 3.3 Đối tượng của khoa học quản lý y tế Nghiên cứu tính quy luật của việc hình thành và phát triển các quan hệ quản lý Xác định những nguyên tắc chỉ đạo của hoạt động QL 3.4 Hình thức, phương pháp, công cụ tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý Quá trình hoạt động lao động quản lý 13 Khoa học Tổ chức và Quản lý y tế 3.5 Chức năng, nhiệm vụ Nghiên cứu sức khoẻ của tập thể nhân dân lao động dưới sự tác động của môi trường sống, đặc biệt là môi trường xã hội Từ đó xác lập đúng đắn các biện pháp y tế và xã hội để ngăn ngừa nguy hại và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sức khoẻ Nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch xây dựng và phát triển các cơ sở y tế, phân tích các hoạt động y tế, tạo một cơ cấu y tế khoa học để hoạt động có hiệu suất lớn nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Trình bày các quan điểm , đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác y tế , soạn thảo và thực hiện các nguyên tắc , chế độ quy định công tác y tế Nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức về công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh cũng như quản lý y tế phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng 16/06/2023 14 Phương pháp nghiên cứu YXHH và TCYT nghiên cứu những nhóm người rộng lớn, chú ý đến những tính chất chung: giới , tuổi , nghề nghiệp , địa phương Môn khoa học này nêu lên những tác động của điều kiện kinh tế xã hội trên thể trạng sinh vật, trên sự thích ứng và chống đỡ của cơ thể các tầng lớp, giai cấp khác nhau, từ đó tìm nhu cầu y tế và tổ chức cách giải quyết Để tiến hành những nghiên cứu đó, YXHH và TCYT phải có những phương pháp nghiên cứu sau: 4.1 Phương pháp thống kê 4.2 Phương pháp thực nghiệm 4.3 Phương pháp lịch sử 4.4 Phương pháp phân tích kinh tế ( phương pháp phân tích chi phí lợi ích , Phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả ) 4.5 Phương pháp đánh giá khác như: phương pháp dịch tễ học, phương 16/06/2023 15 pháp làm sàng, cận lâm sàng Phương pháp thống kê 16/06/2023 Là phương pháp thông dụng nhất các nghiên cứu về tương quan giữa tình trạng sức khoẻ và hoàn cảnh xã hội của các nhóm người xã hội Cho phép xác định và đánh giá khách quan những biến đổi về tình hình sức khoẻ nhân dân hay xác định hiệu quả hoạt động của các cơ quan y tế và được áp dụng rộng rãi các công trình nghiên cứu y học 16 4.2 Phương pháp thực nghiệm 16/06/2023 Nhằm tìm tòi những hình thức và phương pháp mới hợp lý nhất, tạo những mô hình y tế điển hình mới, kiểm nghiệm cho việc xây dựng các cơ sở y tế khác 17 4.3 Phương pháp lịch sử 16/06/2023 Để nghiên cứu các lý luận và tổ chức, quá trình hình thành và phát triển bối cảnh lịch sử của chúng Từ đó rút các bài học kinh nghiệm, các qui luật phát triển hiểu rõ hơn tình hình hiện tại, phán đoán được những triển vọng của tương lai, vận dụng vào việc tăng cường có hiệu quả sức khoẻ nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và xã hội 18 4.4 Phương pháp phân tích kinh tế 16/06/2023 Phương pháp này được áp dụng việc nghiên cứu hoàn cảnh kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ, hiệu quả của công tác y tế đến nền kinh tế quốc dân, việc nghiên cứu tìm hình thức tổ chức và sử dụng một cách kinh tế nhất nguồn lực y tế 19 4.5 Phương pháp đánh giá khác như: phương pháp dịch tễ học, phương pháp lâm sàng, cận lâm sàng 16/06/2023 Trong nghiên cứu ta cần dùng phối hợp những phương pháp nêu trên Ngoài YXHH và TCYT còn có sự liên quan chặt chẽ với các ngành và các môn khoa học khác như: Các môn y học, các ngành khoa học xã hội: Triết, chính trị kinh tế ,xã hội học ,lịch sử ,tâm lý học ,các ngành khoa học tự nhiên: Toán, vật lý, hoá học, sinh học 20