Tính cấp thiết củađềtài
Công ty TNHH Một thành viên thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động dưới sự giám sát của Trung tâm quản lý Hạ tầng kỹ thuật thành phố trực thuộc Sở xây dung Thành Phố, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng công tác duy tu nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước của Thành phố Hồ ChíMinh.
Công tác duy tu nạo vét sửa chữa hàng ngày góp phần không nhỏ đối với sự chống ngập trên địa bàn Thành phố, đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thông thoáng dòng chảy của các khu vực trong Thành phố, giúp cho các phương tiện lưu thông trong mùa mưa, triều được thuận lợi hơn, mở ra những bước tiến mới cho Thành phố Trong những năm vừa qua, UBND và sở Xây dựng Thành phố đã đầu tư, mở rộng thêm các Công trình chống ngập cho Thành Phố được khối lượng lớn các nguồn vốn ngân sách của Thành phố.
Tuy nhiên trên thực tế, hình hình quản lý kế hoạch vốn duy tu nạo vét, sửa chữa, hệ thống thoát nước công tác chống ngập vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng ngập cục bộ trong các khu vực vẫn còn tồn tại, trong công tác quản lý chi phí vẫn còn chưa hiệu quả: Từ khâu chủ trương ban đầu, kế hoạch vốn chi phí dự trù hàng tháng, khảo sát địa bàn, công tác thi công chưa cao
Từ những xuất phát của vấn đề nêu trên và để đảm bảo hoàn thành tốt công việc, các nhiệm vụ của bản thân đối với công việc hàng ngày, học viên đề xuất thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ là: “Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý kế hoạch vốn Duy tu nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh”.với mong muốn sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề bất cập cả về lý thuyết và thực tiễn trong công tác quản lý kế hoạch vốn Duy tu nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước củaCông ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố Hồ ChíMinh.
Mục đích củađềtài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý kế hoạch vốn Duy tu nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố HồChíMinh.
Đối tượng và phạm vinghiêncứu
a Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác quản lý kế hoạch vốn Duy tu nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn thực hiệnDuytu nạo vét, sữa chữa. b Phạm vi nghiêncứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những công tác thi công Duy tu nạo vét sữa chữa hệ thống thoát nước tại Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý kế hoạch vốn Duy tu nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay.
Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu
Luận văn sử dụng cách tiếp cận kế thừa các kết quả đã nghiên cứu; tiếp cận cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn.
Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí. b Phương pháp nghiêncứu:
- Phương pháp tổng hợp kế thừa số liệu, tài liệu hiệncó.
- Phương pháp phân tích các dữ liệu trên các tài liệu tham khảo được Phân tích các nguồn kinh phí thực tiễn đã được triển khai thi công nhằm xem xét việc quản lý chiphí.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn củađềtài
-Giúp cho những người quản lý dự án và điều hành Công ty có dịp nhìn lại công tác quản lý kế hoạch vốn Duy tu nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước tại đơn vị mình.
-Giúp cho người quản lý có cái nhìn tổng quát về công tác quản lý kế hoạch vốn tại đơn vị mình.
Kết quả dự kiếnđạtđược
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần phải giải quyết được những vấn đề sau:
Nghiên cứu tổng quan những vấn đề về chi phí dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam.
Hệ thống hóa cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí trong xây dựng; hệ thống văn bản pháp quy làm cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng quản lý kế hoạch vốn Duy tu nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý kế hoạch vốn Duy tu nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục hạn chế công tác quản lý chi phí để nâng cao công tác quản lý kế hoạch vốn áp dụng cho Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung củaluậnvăn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận kiến nghị, danh mục hình ảnh, danh mục bảng biểu, danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương nội dung chính như sau:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH VỐN DUY TU NẠOVÉT, SỬA CHỮA HỆ THỐNGTHOÁTNƯỚC
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH VỐNNGÂNSÁCH
1.1.1 Kháiniệm và đặc điểm về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhànước.
Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình Do đặc điểm của quá trình sản xuất và tính đặc thù, đơn chiếc của công trình xây dựng mà từng công trình xây dựng có chi phí khác nhau được xác định phù hợp theo đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật, mục đích sử dụng và công nghệ xây dựng trong quá trình xâydựng.
Chi phí đầu tư xây dựng được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư xây dựng công trình ở giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, biểu thị qua chỉ tiêu dự toán công trình ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, biểu thị qua dự toán gói thầu ở giai đoạn trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng, giá thanh toán ở giai đoạn thực hiện xây dựng công trình và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sửdụng.
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 thì Dự án đầu tư xây dựng là tổng hợp tất cả các đề xuất liên quan đến việc đầu tư sử dụng vốn để tiến hành xây dựng mới, sửa chữa hoặc cải tạo công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng của công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ nào đó trong thời hạn và có chi phí xác định; Ở thời điểm chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được tìm hiểu và báo cáo về tính khả thi đầu tư xây dựng và tính kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;[1] Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là quá trình tìm ra các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả có lợi trong tương lai với hy vọng kết quả có hiệu quả lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã được bỏ ra; Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền bạc, là tài nguyên, là tài sản vật chất và cả sức lao động; [1]
Kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng trưởng về tài sản tài chính, tài sản hiện hữu, hiện vật; tài sản trí tuệ, sang kiến (trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, khả năng nghiện cứu khoa học kỹ thuật) và các kết quả khác đạt được của đầu tư đem lại góp phần làm tăng năng lực sản xuất của xã hội; [1]
Theo nghĩa hẹp đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở thời điểm hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai mà ở đó kết quả mang lại phải lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng ở thời điểm hiện tại nhằm đạt được kết quả nhất định đó; [1]
Như vậy, đầu tư là những hoạt động mà có sử dụng các nguồn lực hiện tại để làm tăng thêm nguồn tài sản vật chất, nguồn nhân lực và ngườn trí tuệ nhằm cải thiện mức sống của toàn thể dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có.
1.1.2 Kháiniệm về doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn nhà nước tại các doanhnghiệp. a Khái niệm về doanh nghiệp nhànước
Về doanh nghiệp nhà nướclà mộttổ chức kinh tếsở hữu bởiNhà nướcvề toàn bộ vốn điều lệ hoặc có góp vốn cổ phần, góp vốn chi phối, được tổ chức với hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữuhạn;
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì:
Doanh nghiệp nhà nước là tập thể doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Về doanh nghiệp có vốn nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước góp vốn đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ; Ở các doanh nghiệp này, nhà nước là một chủ đầu tư, một cổ đông nắm giữ phần vốn góp từ 0% đến 100% vốn điều lệ; Nhà nước có thể là chủ sở hữu duy nhất hoặc đồng sở hữu đối với các tổ chức, cá nhân khác nào đó; Phụ thuộc vào cổ phần củanhà nước là dưới 50%, trên 50% hay 100% vốn điều lệ mà quyền và nghĩa vụ của nhà nước với doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau;
Về Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà một thành viênlà tập thể công ty trách nhiệm hữu hạn mà Nhà nước nắm dữ toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo đúng quy định của Luật Doanhnghiệp; b Nguồn vốn nhà nước sử dụng tại các doanhnghiệp
Theo khoản 8Điều 3 về Luật quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước vào công việc sảnxuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014quy định vốn nhà nước tại các doanh nghiệp như sau:
Vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm
- Vốn từ ngân sách nhànước;
- Vốn từ quỹ đầu tư phát triển của các doanhnghiệp;
- Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanhnghiệp;
- Vốn tín dụng do Chính phủ bảolãnh,;
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;[2]
1.1.3 Kháiniệm kế hoạch vốn dự án duy tu, nạo vét và sửa chữa từXDCB.
- Lập kế hoạch nguồn vốn: xác định nguồn vốn và số lượng công trình cần thựchiện.
- Ước lượng chi phí: Ước tính chi phí về nguồn vốn để hoàn tất côngtrình.
-Dự toán chi phí: Phân bổ toàn bộ chi phí ước tính vào từng hạng mục công việc để thiết lập một đường địnhmứccho việc đo lường thựchiện.
- Điều chỉnh chi phí: Điều chỉnh, thay đổi chi phí vốn cần để công trình đạt hiệu quả, phù hợp với kế hoạch được duyệt không thay đổi, phù hợp với tình hình thựctế.
- Kiểm soát chi phí: Kiểm soát chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng Việc quản lý chi phí và kiểm soát chi phí là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình quản lý thi công và được coi là đồng nhất về mục đích cần hướng tới là nhằm bảo đảm các chi phí đầu tư của dự án nằm trong giới hạn tổngmứcđầu tư được duyệt, đồng thời, quản lý chi phí cũng bao hàm rộng hơn gồm nhiều hành động của nhà nước và của cả chủ đầu tư nhằm tới mục tiêu toàn diện đó là sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả kinh tế đầu tư và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, lợi ích xã hội được xácđịnh.
Quản lý kế hoạch vốn là việc sử dụng hiểu biết về kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động của dự án nhằm thỏa mãn những yêu cầu và có nguồn vốn như mong muốn; Quản lý kế hoạch vốn còn là quá trình lập các kế hoạch tổng thể về điều phối thời gian, điều phối nguồn lực và kế hoạch giám sát, kiểm tra sự phát triển của kế hoạch vốn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đảm bảo cho kế hoạch vốn hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt và đạt được các tiêu chí về kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ công ích trong điều kiện tốt nhất được cho phép;[1]
Quản lý kế hoạch vốn bao gồm ba giai đoạn chủ yếu là việc lập kế hoạch điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý giám sát tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện giám sát các công việc kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu cần thiết; [1]
Lập kế hoạch:Là giai đoạn để xây dựng mục tiêu xác định rõ công việc của dự án và dự tính nguồn lực cung cấp để thực hiện kế hoạch sử dụng vốn ngân sách nhà nước và cũng là quá trình phát triển một kế hoạch cụ thể theo một trình tự logic nào đó, được thể hiện dưới dạng sơ đồ hoặc phương pháp lập kế hoạch theo quy định của nhà nước; [1] Điều phối thực hiện dự án:Đây là quá trình phân chia nguồn lực phù hợp bao gồm các khoản tiền bạc, nhân công lao động, thiết bị sử dụng và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ theo thời gian phù hợp; Giai đoạn này giúp chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình thứ tự cho từng công việc phù hợp và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), dựa trên cơ sở đó bố trí tiền đầu tư, nhân lực và thiết bị cho phù hợp [1]
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH VỐN DỰ ÁN DUY TU NẠO VÉT VÀSỬACHỮA
1.2.1 Nguyên tắc quản lý và phân bổ kế hoạch vốn duy tu, nạo vét, sửa chữa cơ bản 1.2.1.1.Nguyên tắc quản lý cơbản
Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB cần bảo đảm được mục tiêu và có hiệu quả cho dự án đầu tư xây dựng công trình, phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay; [1]
Quản lý vốn đầu tư XDCB theo từng hạng mục công trình, phù hợp theo từng giaiđoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế kỹ thuật, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước ban hành;[1]
Nhà nước ban hành các chính sách, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để các cơ quan có chức năng lập, thẩm định và phê duyệt tổng chi phí đầu tư, dự toán và quyết toán, thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình, định mức kinh tế - kỹ thuật trong thi công xây dựng, các nguyên tắc và phương pháp lập điều chỉnh đơn giá phù hợp, đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu nêu trên; [1]
Chủ đầu tư chịu toàn bộ trách nhiệm về việc công tác quản lý vốn phí từ khi công tác chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc công trình đưa khai thác và sử dụng;[1]
TMĐT xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định là cơ sở cho các cơ quan chức năng thực hiện công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kinh phí đầu tư cho công trình; [1]
Dự toán xây dựng được xác định theo công trình xây dựng bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình; Dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo bản thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó; Nội dung dự toán XDCT bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí nhận công, chi phí vật liệu và các chi phí dự phòng khác; [1]
Dự toán XDCT được phê duyệt là cơ sở để hai bên chủ đầu tư và các nhà thầu ký kết hợp đồng trong trường hợp chỉ định thầu và xác định giá thành xây dựng công trình; [1] Đối với trường hợp thiết kế có 3 bước thì tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật; Đối với trường hợp thiết kế có 1 bước và 2 bước thì bản vẽ thiết kế thi công là căn cứ để quản lý vốn phí xây dựng công trình; Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác trong dự án; Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng công trình cũng là tổng dự toán; [1] Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi khởi công xây dựng công trình phải có bản thiết kế, hồ sơ dự toán và tổng dự toán được duyệt; Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A nếu chưa có tổng dự toán được duyệt nhưng cần thiết phải khởi công thì công trình, hạng mục công trình khởi công phải có thiết kế và dự toán được duyệt; Chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được phê duyệt; [1] Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, nếu tổng dự toán được điều chỉnh vượt quá tổng dự toán đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải thẩm định, phê duyệt lại vàbáocáo người quyết định đầu tư đồng thời chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình; Trong trường hợp tổng dự toán đã được điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì phải đượcngườiquyết định đầu tư cho phép;[1]
Căn cứ vào bảng khối lượng, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước xác định thực hiện quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với các yếu tố của thị trường trong từng giai đoạn; [1] Đối với các công trình ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào nguyên tắc quản lý vốn chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các cơ sở có liên quan có chức năng lập ra các bảng giá vật tư, bảng giá nhân công và chi phí máy thi công xây dựng phù hợp với điều kiện theo từng địa phương để công bố và hướng dẫn;[1]
Lập và quản lý chi phí đầu tư rõ rang và minh bạch, dễ thực hiện theo đúng mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo hiệu quả cao, trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, quyết toán đối với các công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ cần quy đổi vốn đầu tư đó theo giá tiền tệ trong nước để có cơ sở và để tính toán chính xác tổng mức đầu tư theo đơn vị tiền tệ trong nước; [1]
Nhà nước là chủ thể đứng ra quản lý toàn bộ các quá trình đầu tư (từ xác định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt dự án và khi nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng);[1]
Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật pháp lý có liên quan; phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch có thẩm quyền phêduyệt.
Bố trí vốn đầu tư tập trung, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã có đầy đủ thủ tục đầu tư được cấp giấy phép do các cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án khởi công mới phải bảo đảm thời gian bố trí cốn thực hiện dự án nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm Trường hợp không đáp ứng thời gian trên, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đốivớidự án sử dụng vốn ngân sách địaphương.
Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc đầu tư phát triển của các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là huyện); giữa huyện có lợi thế phát triển với huyện biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh.
Tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án trọng điểm của địa phương; dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội nhanh, bền vững.
1.2.2 Nội dung quản lý kế hoạch vốn duy tu, nạo vét, sửa chửa từ
NSNN 1.2.2.1.Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư
Kế hoạch vốn đầu tư XDCB là công cụ quản lý nhà nước quan trọng trong dự toán sử dụng vốn nhà nước hàng năm; Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện quyết định để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa được phép thanh toán cho dự án trong năm; Vì vậy thực hiện tốt kế hoạch vốn đầu tư, đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước;[2]
1.2.2.2.Lập, thẩm định các dự án đầutư
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯXDCBTỪNSNN
Quản lý vốn sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Trong điều kiện nguồn thu ngân sách khó khăn, nhu cầu chi ngày càng lớn, tình trạng bội chi ngân sách thường xuyên thì việc phác họa một số kinh nghiệm quản lý, sử dụng ngân sách ở một số nước sẽ là những bài học đáng giá để tham khảo.
1.3.1 Nhữngphương thức quản lý ngân sách tiêntiến Ở các nước phát triển phương thức quản lý ngân sách nhà nước được thực hiện theo các chỉ tiêusau:
‒ Thứ nhất, quảng lý ngân sách nhà nước theo phương thức sau;
Với phương thức này, việc xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức dự toán ngân sách dự kiến sẽ cấp với việc thực hiện mục tiêu, qua đó sẽ đạt được kết quả đầu ra; Phương thức quản lý này cũng đòi hỏi những thay đổi trong khuôn khổ luật pháp, thể chế, cách thức xây dựng và điều hành kế hoạch ngân sách cũng như văn hóa quản lý theo hướng đảm bảo trách nhiệm giải trình về kết quả hoạt động; Điển hìnhnhư:
+ Cộng hòa Liên bang Đức, từ năm 2000, thông quaỦyban Ngân sách của Quốc hội Liên bang, nước này đã thực hiện dự án thử nghiệm độ tin cậy và tác dụng của ngân sách dựa trên sản phẩm đầu ra như là một công cụ điều hành định hướng đầu ra;[2]
Ngân sách dựa trên đầu ra được coi như một Phụ lục cho kế hoạch ngân sách có tác dụng cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin định hướng đầu ra; Việc điều hành ngân sách theo định hướng kết quả đầu ra được xây dựng trên các điều luật nguyên tắc cơ bản, điều luật ngân sách Liên bang, quy định điều hành ngân sách thông qua kết quả được định nghĩa cả về số lượng và chất lượng; [2]
Tham gia dự ánnày có 6 cơ quan của Liên bang Đức: Cục Thông tin báo chí, Trường Caođẳngquản lý công, Cục Thống kê, Cục Giao thông đường bộ, Cục Đường sắt, Phòng Hảiquan và Thuế tiêu thụ trực thuộc Cục Thuế Hamburg; Ở cấp bang, thử nghiệm phương thức điều hành mới trên được thực hiện tại bang Hessen với cơ chế khoán chi dựa trên kết quả, trong đó bao gồm: Phân cấp và gắn trách nhiệm chuyên môn với trách nhiệm tài chính, định hướng theo mục tiêu và hoạt động của cơ quan hành chính, cải cách ngân sách và kế toán…[2]
Các cơ quan được giao nhiệm vụ rõ ràng về trách nhiệm, kinh phí và thẩm quyền để thực hiện theo hệ thống phân cấp trách nhiệm cho đơn vị đó trong khuôn khổ tài chính nhỏ hơn và với khối lượng kết quả quy định trước tự quyết định việc sử dụng kinh phí thế nào là phù hợp với nhu cầu về thời gian, về nguyên tắc không thể vượt quá khuôn khổ tài chính cho phép;[2]
Khi lập kế hoạch gắn liền với đầu ra, kế hoạch sử dụng ngân sách bao gồm công việc, kết quả và tài chính thu về Quyết toán ngân sách được thực hiện trên chế độ kế toán kép có tính toán chi phí và hiệu quả thông qua quyết toán, tài sản và tài chính được bổ sung trên báo cáo về công việc; [2]
+ Chính phủ nước NewZeland đã tập trung vào sự hiệu quả hoạt động của các tổ chức công từ cuối những năm thập kỷ 80, với việc xác định rõ ràng trách nhiệm đối với chi phí và kết quả hoạt động cuối cùng; [2]
Kinh nghiệm của NewZeland là gắn liền công việc phân bổ ngân sách và xác định cụ thể các nhóm đầu ra tương đồng về cấp độ, trong đó các đầu ra thuộc cùng một nhóm phải tương đồng về bản chất; có đầy đủ thông tin về chất lượng, số lượng, thời gian, chi phí cho đầu ra để đưa ra quyết định; có sự ràng buộc trách nhiệm giữa người cung cấp với các nhà quản lý và sự rang buộc giữa nhà quản lý với người thực hiện hoạt động mua bán và các cơ quan, người có trách nhiệm giám sát lại chính là người dân; [2]
Trước khi Quốc hội phê duyệt ban hành ngân sách, Chính phủ đưa ra những tuyên bố về chính sách bao gồm những mục tiêu cho ngân sách ít nhất 3 năm tiếp theo; Đây là căn cứ để các bộ xây dựng các chương trình ngân sách, trong đó các chương trình mới được cân nhắc và thông qua, công bố rõ ràng trong báo cáo cập nhật kinh tế; [2]
‒ Thứ hai là quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn Đây là một công cụ nhằm liên kết giữa chính sách kế hoạch và ngân sách nhà nước trong một khoản thời gian từ khoảng 3 tới 5 năm tại cấp độ chính quyền Trung ương; [2]
Công cụ này hướng đến 6 mục tiêu chính sau: Tăng cường kỷ luật tài chính bằng việc ước tính số dư thực chất lớn hơn so với kinh tế vĩ mô; tích hợp thứ tự ưu tiên chính sách khác nhau vào ngân sách năm giúp đảm bảo cho tính phù hợp; phân bổ nguồn lực giữa các ngành khác nhau và giữa các đơn vị trong cùng một ngành; dự toán ngân sách dài hơi hỗ trợ từng ngành bằng việc cung cấp tầm nhìn chiến lược từ khoảng 3 tới 5 năm; thúc đẩy hiệu quả cho quá trình hoạt động và làm cho chất lượng tăng lên cùng theo đó giúp chi phí giảm; nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình đối với các khoản chi tiêu công; [2] Điển hình là tại Na Uy, nước này đã thiết lập mô hình quản lý ngân sách dựa trên kết quả hoạt động, qua đó hướng đến việc thực hiện một cách nghiêm túc, mang tính kỷ luật tài chính cao liên quan đến khuôn mẫu kinh tế vĩ mô; Dựa vào cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc chính phủ, Na Uy đã vận dụng mô hình quản lý ngân sách dựa trên kết quả hoạt động cũng như mô hình quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn vào quá trình quản lý vốn nhà nước và phản ánh trong hệ thống kế toán của các đơn vị công với 6 công việc chính;[2]
Tư một nước phát triển về nông nghiệp chủ yếu, Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới nhờ vai trò quan trọng của chính sách thu hút vốn đầu tư thích hợp và hiệu qua trong giai đoạn đầu.
Chính phủ Thái Lan khuyến khích các nhà đầu tư hợp tác với các cơ quan Nhà nước khai thác tài nguyên và bảo về môi trường, các dự án sự dụng nhiều lao động, xuất khẩu sản phẩm, sự dụng nguyên liệu thô của Thái Lan, thay thế nhập khẩu được Nhà nước ưu tiên, cụ thểnhư:
- Tỷ lệ góp vốn liên doanh không thành điều kiện bắt buộc, tuy nhiên, các dự án cho phép Thái Lan góp vốn trên 50% thì Ủy ban đầu tư cấp chứng chỉ vào lãnhthổ.
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCHVỐN
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH VỐN DUY TU NẠO VÉT, SỬA CHỮA HỆTHỐNGTHOÁTNƯỚC
Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là công tác có các biện pháp, công cụ, cách thức để nhà nước tác động vào quá trình hình thành, phân phối và sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước một cách hợp lý để đạt các mục tiêu về kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn Do vậy, đòi hòi pháp lý cần phải hoàn chỉnh và chặt chẽ bảo đảm cho các chủ thể quản lý thực hiện có hiệu quả cao Trước yêu cầu của sự đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để tạo ra một mặt trận có pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết và cấp bách nếu như chúng ta muốn tận dụng tốt về nguồn vốn, với công nghệ hiện đại cũng như các tiềm lực khác của các nước phát triển đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn đang còn rất hạn hẹp của nhà nước ViệtNam.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 một số văn bản pháp luật quy phạm chủ yếu đã và đang áp dụng đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh.
2.1.1 Các văn bản pháp lý có liên quan đến quản lý chi phí trong đầu tư xâydựng: Ở Việt Nam hiện nay, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách đang thực hiện quản lý chi phí theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Đối với các tổ chức, cá nhân có thể áp dụng quy định Nhà nước để thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn khác.
Quá trình hình thành các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng là một quá trình vận động liên tục mang tính kế thừa và phát triển Qua nghiên cứu một cách chi tiết quá trình hình thành và phát triển các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở Việt Nam qua các giai đoạn có thể hệ thống hóa như sau.
‒ Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;[3]
‒ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xâydựng.
‒ Quyết định số 44-2015-QĐ-UBND ngày 09-9-2015 của Ủy ban nhân dân thành phốvềBan hành Quy định quản lý bùn thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;[3]
‒ Luật Xây dựng số 50-2014-QH13 ngày 18-06-2014 của QH khóa XIII, kỳ họp thứ 7;[3]
‒ Luật đấu thầu số 43-2013-QH13 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệtNam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26-11-2013;[3]
‒ Thông tư 08-2016-TT-BTC 18-01-2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tưsửdụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;[3]
‒ Thông tư 06-2019-TT-BTC, ngày 28-01-2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của thôngtưsố72/2017/TT-BTCngày 17 tháng 7 năm 2017 của bộ tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;[3]
‒ Thông tư số: 10-2020-TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020, quy định về quyết toándựán hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước;[3]
‒ Nghị định số 15-2021-NĐ-CP ban hành ngày 03-03-2021 của Chính phủ : Quy địnhchitiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;[3]
‒ Nghị định số 80-014-NĐ-CP ngày 06-8-2014 của Chính phủ về thóat nước và xử lýnướcthải;[3]
‒ Thông tư 03-2015-TT-BKHĐT ngày 6-5-2015 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư quy địnhchitiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp;[3]
‒ Nghị định số 32-2019-NĐ-CP ngày 10-4-2019 của Chính phủ về quy định giaonhiệmv ụ , đ ặ t h à n g h o ặ c đ ấ u t h ầ u c u n g c ấ p s ả n p h ẩ m , d ị c h v ụ c ô n g s ử d ụ n g n g â n s á c h n h à n ư ớ c t ừ n g u ồ n k i n h p h í c h i t h ư ờ n g x u y ê n ; [3]
‒ Thông tư số 04-2015-TT-BXD ngày 03-4-2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một sốđiềucủa Nghị định số 80-2014-NĐ-CP ngày 06-8-2014 của Chính phủ về thóat nước và xử lý nước thải;[3]
‒ Thông tư số 137-2017-TT-BTC ngày 25-12-2017 của Bộ Tài chính vềQuyđịnhxétduyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm;[3]
‒ Quyết định số 3025-QĐ-UBND ngày 13-6-2016 của Ủy ban nhân dân Thành phốvềcông bố định mức dự toán công tác bảo dưỡng, duy trì một số lĩnh vực dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;[3]
‒ Quyết định số 998-QĐ-UBND ngày 10-03-2017 của Ủy ban nhân dân thành phố HồChíMinh về Ban hành về đơn giá dự toán hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố
‒ Quyết định số 3206-QĐ-UBND ngày 21-6-2017 của Ủy ban nhân dân thành phố HồChíMinh về Ban hànhquyđịnh về công tác quản lý vận hành và bảo trì các công trình thuộc lĩnh vực chuyên ngành được phân cấp cho Sở Giao thông vận tải quản lý trên địa bàn thành phố
‒ Công văn số 8033-UBND-ĐT ngày 27/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố vềcôngt á c v ớ t l ụ c b ì n h , r o n g c ỏ , r á c t h ả i t r ê n v à v e n k ê n h , r ạ c h :
‒ Quyết định số 40-2019-QĐ-UBND ngày 20-12-2019 của Ủy ban nhân dân thành phốbanhành Quy định về phân cấp cho các Sở vàỦyban nhân dân quận – huyện quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;[3]
‒ Quyết định số 1425-QĐ-STNMT-CTR ngày 05-10-2018 của Sở Tài nguyên vàMôitrường về việc duyệt Quy trình kỹ thuật cung ứng dịch vụ chất thảirắnsinh hoạt áp dụng tại Thành phố
Hồ Chí Minh – Hạng mục “Quét – Thu gom – Vận chuyển – Vận hành trạm trung chuyển và vớt chất thải rắn trên và ven rạch”; [3]
‒ Hợp đồng quản lý vận hành số 05-HĐ-TTCN ngày20-02-2017
‒ công tác: đặt hàng quản lý, vận hành, duy tu hệ thống thoát nước ở 10 lưu vực năm2017;địa điểm: Thành phố Hố Chí Minh giữa Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước và Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước đô thịTP.HCM
‒ Hợp đồng quản lý vận hành số 15-HĐ-TTCN ngày20-02-2017;
‒ công tác: Đặt hàng quản lý, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa hoặc cảitạocác hạng mục thuộc hệ thống thoát nước năm 2017; địa điểm: Thành phố Hố Chí Minh giữa Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước và Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước đô thịTP.HCM.
‒ Hợp đồng quản lý vận hành số 29-HĐ-TTCN ngày20-3-2018;
‒ công tác: đặt hàng quản lý, vận hành, duy tu hệ thống thoát nước ở 10 lưu vực năm2018;địa điểm: Thành phố Hố Chí Minh giữa Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước và Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước đô thịTP.HCM
‒ Hợp đồng quản lý vận hành số 27-HĐ-TTCN ngày20-3-2018;
‒ công tác: Đặt hàng quản lý, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa hoặc cảitạoc á c h ạ n g m ụ c t h u ộ c h ệ t h ố n g t h o á t n ư ớ c n ă m 2 0 1 8 ; đ ị a đ i ể m : T h à n h p h ố H ố C h í M i n h g i ữ a T r u n g t â m Đ i ề u h à n h c h ư ơ n g t r ì n h c h ố n g n g ậ p n ư ớ c v à C ô n g t y T N H H M ộ t t h à n h v i ê n T h o á t n ư ớ c đ ô t h ị TP.HCM
‒ Hợp đồng về đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích số215-HĐ- TTHTn g à y 3 1 - 7 - 2 0 1 9 ; L ĩ n h v ự c T h o á t n ư ớ c đ ô t h ị ; C ô n g t á c :
2.1.2 Mộtsố tồn tại của hệ thống văn bản pháplý.
Một là,đã có nhiều văn bản ban hành để điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động các chủ thể tham gia vào công tác đầu tư xây dựng, nhưng trên thực tế nó chưa có tính phù hợp cao, điển hình là việc vận dụng các văn bản còn gặp nhiều lúng túng, nên chưa thật sự mang lại tính hiệu quả như mong muốn cho các Doanh nghiệp;[1]
NỘI DUNG CÔNG TÁC VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH VỐN DUY TU NẠOVÉT, SỬA CHỮA HỆ THỐNGTHOÁTNƯỚC
Người quyết định đầu tư là người quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án theo quy đúng định pháp luật ban hành ở Điều 62 của Luật Xây dựng năm2014. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách từ Nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo quy định pháp luật tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 và Điều
17 Nghị định số 59-2015-NĐ-CP của Chính phủ ban hành; [3]
Quản lý vốn từ NSNN gồm 04 nội dung chính, cụ thể như sau:
Hình 2 1: Sơ đồ mối liên hệ giữa chu trình quản lý vốn NSNN và trình tự thực hiện công tác duy tu sữa chữa Hệ thống thoát nước.
Một hệ thống quản lý vốn từ NSNN lý tưởng là: mọi dự án trước khi lựa chọn đầu tư bằng ngân sách đều phải hoàn thành việc lập, thẩm định dự án, kết quả này được đánh giá độc lập bởi tổ chức tin cậy về các nội dung: tính phù hợp với định hướng phát triển, độ tin cậy của báo cáo thẩm định dự án, nguồn lực cần đảm bảo Khi đáp ứng các điều kiện, dự án sẽ được lựa chọn để bố trí vốn từ nguồn ngân sách theo tiến độ xác định, thể hiện bằng kế hoạch ngân sách thực hiện các hạng mục duy tu sữa chữa theo từng tháng, từng Quý và hàng năm.
Ngân sách đảm bảo nguồn lực trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án, ngay cả trong giai đoạn vận hành, bảo trì khi dự án đi vào hoạt động Quá trình này kết thúc khi hoàn thành việc đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu ban đầu đề ra Căn cứ đánh giá dự án đề nghiên cứu đề xuất các quyết định tài trợ từ NSNN trong tương lai Đồng thời, vốn thực hiện dự án không chỉ quyết toán sau khi dự án hoàn thành, mà thực hiện ngay khi kết thúc niên độ ngân sách.
2.2.2 Lậpkế hoạch vốn duy tu sữachữa:
Việc lập kế hoạch vốn duy tu sữa chữa Hệ thống thoát nước có thể coi là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của giai đoạn, nhằm xác định rõ dự án nào sẽ nhận được kinh phí từ NSNN để triển khai, lĩnh vực nào là trọng tâm phát triển, khó khăn nào là ưu tiên khắc phục hàng đầu ngay năm hiện hành hoặc trong trung và dài hạn Sản phẩm đầu ra của quá trình này là bản dự toán kinh phí thực hiện các dự án được chọn trong một khoảng thời gian xácđịnh.
Trên cơ sở chiến lược phát triển KTXH, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế, vùng kinh tế, quy hoạch xây dựng,… Các phòng ban chuyên môn sẽ đề xuất trọng tâm đầu tư, tiến hành các nghiên cứu, dự thảo ban đầu, thảo luận, cân nhắc và lựa chọn thực hiện Công tác, hạng mục đã được duyệt là căn cứ, tiền đề để hình thành những dự định ban đầu về nguồn vốn duy tu sữa chữa
Quy hoạch có thể hiểu nôm na là một quá trình sắp xếp và phân bố không gian các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường để sử dụng hiệu quả nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững do Nhà nước đề ra cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định Do có tính chất định hướng, và tầm nhìn dài hạn, thời kỳ quy hoạch có thể là 5 năm, 10 năm, đặc biệt đối với các hạ tầng quan trọng phải có tầm nhìn tối thiểu 20 năm đến 25 năm để tránh việc lãng phí nguồn lực do đầu tư dàn trải, chỉnh sửa, và thiếu sự đồngbộ.
Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTXH, các cơ quan nhà nước thực hiện kế hoạch hóa các nguồn vốn, dự án đầu tư, trong đó có đầu tư XDCB đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận của đầu tư công của Nhà nước vìvậykế hoạch đầu tư XDCB phải tuân thủ kế hoạch đầu tư công quốcgia.
- Khái niệm:Kế hoạch vốn được hiểu là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục hạng mục, công tác; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện; [1] Kế hoạch đặt ra cần chi tiết hàng năm và định hướng tổng thể trong thời gian nhất định (thường là 5 năm), phù hợp với kế hoạch phát triểnKTXH.
- Nguyên tắc lập kế hoạch vốn:Để việc thực hiện hiệu quả, ngay từ khâu lập kế hoạch cần được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo các nguyên tắc cơ bảnsau:
Phù hợp với các hạng mục đã được trúng thầu trong gói thầu 05 năm và hằng năm đã được phê duyệt Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn được phân khai hàng năm cho đơn vị; bảo đảm cân đối vĩ mô Việc phân kế hoạch vốn phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân khai trong từng tháng, từng quý, dựa trên khối lượng hệ thống cống đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Ưu tiên bố trí vốn cho các điểm ngập, hoặc có độ lắng đọng bùn đất nhiều theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng giai đoạn Đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho các đơn vị, Xí nghiệp, Chi nhánh theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu kế hoạch vốn Kế hoạch vốn duy tu sữa chữa hằng năm phải phù hợp với khối lượng giá trị đã đấu thầu hàng năm đã được ký hợp đồng Kế hoạch vốn được lập phải dựa trên tình hình và kết quả thực hiện công tác duy tu sữa chữa hệ thống thoát nước của Thành phố Hồ Chí Minh, QLNN về kế hoạch vốn phải chi tiết từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch trong khối lượng đã trúngthầu.
2.2.3 Quảnlý thời gian thực hiện hợpđồng
Bản chất là việc tổ chức điều hành, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư cho từng hạng mục, công tác Ở khâu này, vốn bố trí cho sữa chữa duy tu được chuyển thành tiền thực tế để bù đắp các chi phí hình thành chi phí vận hành hệ thống thoát nước hàng năm cho Thành phố Hồ
Chí Minh Các cơ quan có thẩm định ban hành các văn bản giao vốn cụ thể và quyết định các giải pháp tổ chức điều hành kế hoạch vốn thuộc nguồn vốn do cấp mình quản lý đảm bảo mục tiêu thực hiện công tác sữa chữa duy tu đã đề ra Sau khi có kinh phí, các hoạt động kế hoạch bắt đầu khởi động và phát sinh những vấn đề trong tổ chức thực hiện như: tiền cấp bách có phù hợp với tiến độ thực hiện công tác vận hành hệ thống không? Vốn đã bố trí nhưng không có khối lượng thanh toán sẽ phải chuyển nguồn gây lãng phí? Có khối lượng nhưng không có vốn thực hiện dẫn đến nợ chi phí vận hành hệ thống? Vốn thiếu sẽ phải ứng trước kế hoạch năm sau để thực hiện… Cùng với đó là những phát sinh vướng mắc về thủ tục, quy định sẽ được biểu hiện rõ khi các nhà thầu áp dụng một hướng dẫn, chủ đầu tư căn cứ một Văn bản điều chỉnh, cơ quan kiểm soát chi lại có hướng dẫn của riêngmình.
Sau khi dự toán được UBND Thành phố, Sở Xây dựng giao, đơn vị lập hồ sơ hoàn công chi tiết thực hiện phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; đồng thời, gửi kết quả phân bổ này sang Kho bạc nhà nước nơi giao dịch Từ đó, tiền của NSNN sẽ được kiểm soát qua hệ thống kho bạc nhà nước chi thanhtoán.
Căn cứ dự toán khối lượng trúng thầu được giao và khối lượng thực hiện duy tu sữa chữa, hệ thống thoát nước của Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty sử dụng vốn ngân sách thực hiện rút dự toán, hoàn công để thanh toán theo quy định Trường hợp có khoản ứng trước cần thu hồi trong năm, căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan Tài chính sẽ có thông báo thu hồi, các đơn vị sẽ chỉ được rút phần còn lại để thực hiện các nhiệm vụ trong năm kế hoạch Các công tác khác sẽ được tạm ứng vốn để thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết Mức vốn tạm ứng sẽ căn cứ vào giá trị hợp đồng và trong phạm vi dự toán được duyệt Khoản tạm ứng này sẽ được thu hồi khi thanh toán các đợt khối lượng, nhiệm vụ hoàn thành Kết thúc năm ngân sách, khoản kinh phí thực hiện cho các dự án chưa được sử dụng hoặc chưa được nghiệm thu sẽ được chuyển sang năm sau để thanh toán theo quy định của nhà nước.
Hình thức cấp phát thanh toán: Cấp phát, thanh toán vốn duy tu sữa chữa gồm 2 khâu: Cấp phát và thu hồi tạm ứng; Hoàn công thanh toán khối lượng hoàn thành.
Cấp phát tạm ứng nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị trong việc thực hiện thi công duy tu, sữa chữa và mua sắm thiết bị.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH VỐN DUY TUNẠO VÉT,SỬACHỮA
2.3.1 Nhân tố chủ quan (nhân tố conngười):
Là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thông qua việc ước lượng, tính toán dự kiến, xác lập chi phí, các hoạt động kiểm soát các khoản chi phí của dự án từ giai đoạn chủ trương đầu tư cho tới giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng đều cần được tính toán ki lưỡng, chuẩnxác.
Việc quản lý nhân sự trong công tác thực hiện dự án là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Có một sự tương đồng khá lớn giữa các bên trong việc nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến chậm trễ và vượt chi phí của dự án trong giai đoạn thi công công trình, trong đó 5 yếu tố hàng đầu là:
- Công tác quản lý dự án: Cụ thể là công tác tổ chức, sắp xếp, phân công nhiệm vụ đối với từng thành viên trong bộ máy tổ chức thực hiện của một dự án như sự quản lý và chỉ đạo của người đứng đầu tổ chức (Trưởng ban và phó Ban phụ trách), việc tham mưu cho lãnh đạo của cán bộ kỹ thuật trong việc ra quyết định một vấn đề khẩn cấp, sự vận hành trơn tru của các bộ phận trực thuộc đơn vị, việc sai sót trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán công trình thiếu sót là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc vượt chi phí xây dựng và làm chậm tiến độ côngtrình.
- Công tác tổ chức quản lý và giám sát còn nhiều hạn chế, sự giám sát của cán bộ kỹ thuật thuộc bộ phận Chủ đầu tư, Giám sát tác giả, Giám sát thi công xây dựng, Giám sát, quản lý củaChỉ huy trưởng công trường, bộ phận kỹ thuật tổng hợp của đơn vị thi công, giám sát của Ban giám sát cộng đồng khu dân cư, tổ dân phố phụ thuộc vào trình độ, kỹ thuật, tay nghề và đạo đức nghề nghiệp của con người trong việc quản lý và xây dựng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý chi phi xây dựng côngtrình.
Lực lượng lao động trong ngành xây dựng hiện nay chủ yếu đến từ nông thôn nên nhiều lao động chưa được đào tạo bài bản, thậm chí chưa được đào tạo, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ còn kém, thiếu chu đáo, thiếu cẩn thận, dễ dàng bằng lòng với kết quả đạt được và cũng dễ bị sa ngã vào những tiêu cực, tệ nạn xã hội gây mất đoàng kết nội bộ trong côngtrình.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực ban đầu cũng như đào tạo liên tục chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng Công tác đào tạo và dạy nghề hiện nay chưa có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, chưa hội nhập với quốc tế, chưa liên kết các cơ sở thành một mạng lưới đào tạo và dạy nghề xây dựng một cách chuyên nghiệp Ngoài ra, điều kiện làm việc và sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với lao động làm theo công trình Như lán trại được dựng sơ sài, đơn giản trong trường ẩm thấp dẫn đến hậu quả nguồn lao động dễ dàng bệnh tật Do đó, để công trình được sớm hoàn thiện đòi hỏi mỗi người phải có sức khỏe thật tốt, kiên trì với cái khó Làm việc trong điều kiện ban đêm, vất vả, nặng nhọc, không phải người lao động nàocũngmuốn gắn bó với ngành này, cho dù mức thu nhập không quá thấp so với nhiều ngành nghềkhác.
2.3.2.1 Do đặc thù của vị trí địa lý, đặc điểm và điều kiện thi công côngtrình:
Các công trình khi xây dựng ở những khu vực khác nhau có ảnh hưởng đến biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công, nhân lực trong thi công khác nhau ví dụ như miền núi thường thi công phức tạp hơn đồng bằng về việc sử dụng máy móc, vận chuyển vật liệu; ngược lại đồng bằng thi công khó khăn hơn miền núi trong việc xử lý nền móng, đảm bảo giao thông.
Tùy vào điều kiện, đặc điểm của mỗi công trình mà Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng chọn biện pháp thi công khác nhau phù hợp với từng đặc điểm khu vực Thi công công trình cấp thoát nước thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, mật độ xe lưu thông, khu dân cưđôngđúc, đường phố nhỏ hay rộng là một trong những ảnh hưởng tới chi phí đầu tư xây dựng dự án; Sản xuất xây dựng không ổn định gây phát sinh chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng nằm ở các địa điểm khácnhau.
Sau khi hoàn thành công trình xây dựng, nhân công, công cụ lao động, máy móc phải di chuyển đến địa điểm thi công mới Các phương án thi công về kỹ thuật và tổ chức sản xuấ luôn được thay đổi theo từng địa điểm để phù hợp với điều kiện xây dựng Đặc điểm này đã làm sản xuất bị gián đoạn, phát sinh các chi phí cho khâu di chuyển lực lượng thi công và chi phí xây dựng các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công.
Sản xuất xây dựng ngành thoát nước chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố tự nhiên, các quy định cho phép thi công đào đường ban ngày hay ban đêm của cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật nhà nước.Đặc điểm này đòi hỏi các nhà thầu thi công xây dựngkhitiến hànhxâydựng công trình phải lập tiến độ thi công rõ ràng hợp lý tránh thời tiết xấu, tránh thời kỳ mưa bão, lũ lụt tránh thiệt hại về tài sản, con người cũng như giảm thời gian tổn thất Cần nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp để bảo đảm chế độ, chính sách thích hợp đối với người lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác cần có tính minh bạch phù hợp với điều kiện làm việc trong môi trường độc hại ngoài trời.Đồng thời, phải tổ chức tốt hệ thống kho bãi, bảo quản tốt vật tư, tài sản, tránh trường hợp hư hại hay mất mát tài sản và trang thiết bị do các yếu tố thiên nhiên và con người gây ra trong quá trình đầu tư và xây dựng điều kiện tự nhiên, khí hậu gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và chi phí xây dựng, vì vậy phải quản lý tốt chi phí đầu tư xây dựng công trình, phải khởi công và làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng trướctiên.
Hình 2 2: Công tác thi công duy tu nạo vét, sữa chữa Hệ thống thoát nước tại công ty TNHH
MTV thoát nước đô thị TP Hồ Chí Minh.
2.3.2.2 Văn bản pháp lý, chính sách của Nhànước:
Hệ thống văn bản pháp lý, chính sách của Nhà nước như Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định hay các Quy định về công tác quản lý chi phí dự án ĐTXDCT hiện nay còn một số điểm chưa thống nhất, có sự chồng chéo trong quản lý và thẩm quyền giữa các Bộ, Ngành; Các văn bản quy định giữa trung ương và địa phương còn chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các quy định chungvào trong công tác quản lý chi phí; Chính vì vậy, còn gặp nhiều bất cập phí gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; [3]
Nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện chưa được điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường xây dựng gây lúng túng cho các đơn vị thực hiện hoặc gây ra tâm lý chờ đợi văn bản pháp lý có hiệu lực để thực hiện đối với một số Chủ đầu tư, Ban chỉ huy Công trình Những chính sách của Nhà nước như chế độ tiền lương, bảo hiểm, thuế, nguồn vốn đầu tư, áp dụng cho lĩnh vực xây dựng làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi phí xây dựng công trình.
Các quy định về chính sách đầu tư, đặc biệt là kế hoạch bố trí nguồn vốn cho các dự án cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và chi phí dự án.
Sản phẩm xây dựng cũng là một trong những loại sản phẩm hàng hóa, do đó chi phí đầu tư xây dựng công trình của các dự án không nằm ngoài quy luật của thị trường Sự biến động về giá cả vật tư, vật liệu, nhiên liệu, trang thiết bị làm cho chi phí đầu tư xây dựng công trình tăng hoặc giảm so với tính toán ban đầu của dự án làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí xây dựng của các dựán.
Các đơn trong giá xây dựng công trình được quy định cho từng công trình tùy từng khu vực và tùy từng công việc, trên cơ sở định mức chi phí vật liệu, cước vận chuyển, giá ca máy, thiết bị thi công và nhân công xây lắp trong từng khu vực Vì vậy các đơn giá này phải được tính toán một cách phù hợp với mức giá trên thị trường đưa ra thì giá sản phẩm xây dựng được xác định rox rang và chính xác hơn bằng các phương pháp dự toán mang tính chất như giá thị trường tại một thời gian nhất định và địa điểm được xác định Ngoài ra, khi tiến hành xây dựng công trình theo dự án ở những vùng sâu, vùng xa hoặc những công trình xác định theo tuyến như cấp nước thường cần phải xây dựng những xí nghiệp phụ trợ (sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông cốt thép, ) Tất cả những điều đó làm cho sản phẩm xây dựng không có giá thống nhất trên thị trường như các sản phẩm côngnghiệp.
2.3.2.4 Nhân tố Khoa học - Côngnghệ:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾHOẠCH VỐN DUY TU NẠO VÉT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CÔNG TYTNHH MTV THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒCHÍMINH
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ TP HỒCHÍMINH
3.1.1 Quátrình hình thành và phát triển của côngty.
Tên Công ty:CÔNG TY TNHH MTV THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ TP HỒ CHÍ MINH
Tên công ty bằng nước ngoài:HO CHI MINH CITY URBAN DRAINAGE COMPANY
Tên Công ty viết tắt: UDC HCMC Địa chỉ trụ sở chính: Số 4 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Điện thoại:(028)38.230.800 Fax:028.38.230.688
Email:thoatnuoc@udc.com.vn
Vốn điều lệ: 240.327.000.000 đồng Logo:
Hình 3 1 Logo hiện tại của Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP.HCM
Quá trình hình thành và pháttriển
‒ Giai đoạn từ năm 1980 – 1990: Công ty Chiếu sáng-Vỉa hè-Thoát nước chỉ có 4 độiduytu với gần 200 CBCNV thực hiện công tác duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước, quản lý duy tu hệ thống đèn chiếu sáng khu vực nội thành Năm 1988, công ty điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, thành lập 5 xí nghiệp, bao gồm: xí nghiệp chiếu sáng, xí nghiệp vỉa hè và 3 xí nghiệp duy tu thoát nước theo khu vực: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, với lực lượng CBCNV khoảng 230 người;[4]
‒ Năm 1993, sau khi chia tách xí nghiệp chiếu sáng, xí nghiệp vỉa hè; công ty còn lại 3xínghiệp duy tu thoát nước; với chức năng quản lý, duy tu hệ thống thoát nước và kênh rạch cho khu vực nội thành hiện hữu với diện tích khoảng 140 km2; lực lượng CBNCV khoảng 300 người;[4]
‒ Năm 1998, công ty mở rộng phạm vi phục vụ đến các khu vực ngoại thành với diệntíchkhoảng 510 km2; thành lập lại 4 xí nghiệp duy tu thoát nước (1, 2, 3, 4), lực lượng CBNCV khoảng 400 người;[4]
‒ Từ năm 2000 – 2005: sau khi phân cấp một số khối lượng hệ thống hạ tầng về cácquận,huyện; thành lập lại 6 xí nghiệp duy tu thoát nước, 1 xí nghiệp duy tu kênh rạch, lực lượng CBNCV công ty lúc này đã có trên 600 người; phục vụ hệ thống thoát nước bao phủ 20/22 quận, huyện (trừ Nhà Bè, Cần Giờ);[4]
‒ Từ 2005 – 2011 Sau khi tiếp nhận hệ thống thoát nước hoàn thành từ các dự án,khốilượng HTTN mà công ty quản lý đã đạt trên 1 000 km; các trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải phục vụ 23/24 quận, huyện (trừ huyện Cần Giờ); lực lượng CBNCV giai đoạnnàykhoảng 800 người, công ty thành lập lại 16 xí nghiệp: 10 xí nghiệp duy tu thoát nước theo lưu vực, 2 xí nghiệp vận hành các nhà máy xử lý nước thải, 1 xí nghiệp vận hành trạm bơm, đập ngăn triều, 2 xí nghiệp thi công hạ tầng và 1 xí nghiệp tư vấn;[4]
3.1.2 Nghành nghề kinh doanh và cơ cấu tổchức
Bảng 3.1 Ngành nghề kinh doanh
STT Tên ngành Mã ngành
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan;
Giám sát thi công xây dựng công trình cấp thoát nước ( xây dựng và hoàn thiện); Khảo sát địa hình công trình xây dựng công trình giao thông đường bộ; dân dụng và công nghiệp (xây dựng hoàn thiện);
Quản lý dự án; lập dự án; thẩm tra dự án; thẩm tra thiết kế tổng dự toán; tư vấn đấu thầu; Lập dự toán và tổng dự toán các công trình;[4]
2 trồng hoa và cây cảnh 0118
3 Nhân giống cây giống nông nghiệp 0130
4 Thoát nước và xử lý nước thải 3700
5 Xây dựng công trình công ích 4220
6 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác 4390
7 Xây dựng nhà các loại 4100
8 Thu gom rác thải không độc hại 3811
9 Thu gom rác thải độc hại 3812
STT Tên ngành Mã ngành
10 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933
11 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa 5022
12 Cho thuê xe có động cơ 7710
13 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác 7730
14 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669
15 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đấtcủac h ủ s ở h ữ u , s ử d ụ n g h o ặ c thuê 6810
16 Lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí 4322
17 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ 4210
18 Hoạt động khoa học, kỹ thuật và công nghệ khác chưa được phân bố 7490
STT Tên ngành Mã ngành
19 Hoạt động thiết kế chuyên dụng 7410
20 Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan 8130
21 Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại 3821
22 Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại 3822
24 Sửa chữa máy móc, thiết bị 3312
25 Khai thác , xử lý và cung cấp nước 3600
26 Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật 7210
28 Sản xuất các cấu kiện kim loại 2511
Hình 3 2: Sơ đồ tổ chức của Công ty Thoát nước Đô thị TP.HCM
Hoạt động dưới sự giám sát Trung tâm chống ngập – trực thuộc của UBND thành phố Hồ ChíMinh.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH VỐN DUY TUNẠO VÉT TẠI CÔNG TY TNHH MTV THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐHỒCHÍMINH 72 1 Đặc điểm các công trình thoát nước trên địa bàn Thành phố HồChí Minh
3.2.1 Đặc điểm các công trình thoát nước trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ việc thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh baogồmkênh rạch, hồ điều tiết, hệ thống cống và hệ thống xử lý nước thải Thành phố Hồ Chí Minh với đặc điểm tự nhiên là có mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt Tuy nhiên, địa hình của thành phố lại khá thấp và chịu ảnh hưởng của hiện tượng bán nhật triều nên điều kiện thoát nước của thành phố không được thuận lợi Hiện trạng mạng lưới thủy lợi và hệ thống thoát nước trong thời gian qua nhưsau:
3.2.2 Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch thoátnước
Theo quy hoạch tổng thể thoát nước (JICA) năm 2001, hệ thống sông ngòi, kênh rạch thoát nước của thành phố Hồ Chí Minh đươc chia thành 06 vùng, đóng vai trò tiêu thoát nước cho từng vùng, baogồm:
- Vùng trung tâm thành phố: gồm các quận nội thành cũ và các quận vùng ven (quận 2, quận Bình Tân và huyện Hóc Môn) bao gồm 5 nhánh mương chính, tổng chiều dài 81 km;[5]
- Vùng phía Bắc thành phố nằm ở phía bên phải sông Sài Gòn bao gồm: huyện Củ Chi, một phần huyện Hóc Môn và quận 12, các tuyến kênh được sử dụng vào công tác tưới tiêu và phần lớn bị bồi lắng, bao gồm 24 nhánh kênh rạch chính, tổng chiều dài 64,6 km;[5]
- Vùng phía Tây thành phố: là vùng đất thấp trũng phèn ven kênh Thầy Cai, An Hạ nằm sâu trong nội đồng nên ít ảnh hưởng của thủy triều, khó tiêu thoát nước, thuộc một phần đất huyện
Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh; Bao gồm 9 kênh rạch chính, tổng chiều dài 134,3 km;[5]
- Vùng phía Nam thành phố: nằm về phía nam sông Chợ Đệm thuộc địa phần quận 8, quận 7, huyện Bình Chánh và phía bắc huyện Nhà Bè, là vùng đất thấp với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều Bao gồm 8 kênh rạch chính, tổng chiều dài lên đến 78,4km;[5]
- Vùng phía Đông thành phố: nằm ở phía tả sông Sài Gòn (giữa sông Sài Gòn và sôngĐồngNai) gồm các quận 2, quận 9, quận Thủ Đức; Có thể phân thành vùng cao và vùng thấp Gồm 9 nhánh kênh chính, tổng chiều dài 84,6 km;[5]
- Vùng Giáp biển (cực Nam thành phố): thuộc nam Nhà Bè và huyện Cần Giờ, có mạng lưới sông ngòi dày đặc chịu ảnh hưởng lớn từ thủy triều; Các tuyến sông rạch chính đều có chiều rộng lớn và sâu, gồm 12 kênh rạch chính, tổng chiều dài 57,6 km;[5]
Hình 3 3: Các vùng tiêu thoát nước khu vực TP.HCM
Hiện nay có khoảng 45% chiều dài kênh rạch thoát nước đang bị lấn chiếm bởi người dân, với khoảng gần 17.000 căn nhà được xây trên mặt kênh rạch Tình trạng lấn chiến kênh diễn ra phức tạp khiến dòng chảy bị thu hẹp, làm giảm khả năng thoát nước, đây cũng chính là một trong số những nguyên nhân làm tình trạng ngập nước ở thành phố Hồ Chí Minh thêm nghiêm trọng.
Hình 3.4 Nhà dân xây dựng lấn chiếm lòng rạch
Tình trạng xả rác xuống sông ngòi, kênh rạch không được kiểm soát cũng gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng chảy nước mưa trong hệ thống thoát nước.
Hình 3.5 Rác thải tràn ngập lòng kênh Tô Hiệu – quận Tân Phú 3.2.3 Hệ thống hồ điềutiết
Trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều ao hồ điều tiết nước mưa và nước triều cường; tuy nhiên hầu hết đã bị san lấp gây nên tình trạng ngập lụt cho nhiều khu vực.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh đã biến khoảng hơn 13.000 ha đất nông nghiệp, ao, hồ, kênh, rạch thành đất xây dựng, làm mất đi vùng đệm là nơi chứa nước mưa và điều hòa nước triều cường nhưng lại không có giải pháp thay thế Quá trình bê tông hóa làm giảm độ thẩm thấu nước mưa, đây cũng chính là một trong số nguyên nhân làm tình trạng ngập lụt gia tăng.
Bảng 3.2 Thống kê tốc độ tăng dân số của TP.HCM từ năm 1975 đến 2010
Ví dụ như tốc độ tăng dân số cao trong thời kỳ 2001-2005 (20,7% so với 11,4% của thời kỳ 1996-2000 và 12,7% của thời kỳ 1991-1995) dẫn tới sự gia tăng đột biến (độ dốc của đô thị) của số lần mực nước vượt các mức cao độ trong thời kỳ 2006-2007; Sự gia tăng dân số dẫn đến việc đô thị hóa tại vùng ven đô thị vốn trước kia sử dụng cho mục đích nông nghiệp; Khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên một cách ồ ạt, trong khi hệ thống thoát nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là đường bị ngập, đường được nâng lên thì nhà ngập; Nâng nhà lên thì lại làm đường ngập;[1]
Chính vì thế mà trên một đơn vị diện tích, dân số sẽ tăng lên nhưng cơ sở hạ tầng thì lại như cũ.
Số điểm ngập trên thành phố đang có xu hướng tăng lên tại nhiều khu vực Điều đó cho thấy tốc độ phát triển đô thị hóa thành phố ngày càng nhanh khiến hệ thống thoát nước ngày càng mất đi giá trị của nó.
Kênh rạch thoát nước đang dần bị lấn chiếm:
Với tình hình hiện tại các kênh rạch càng ngày mất đi chức năng quan trọng của nó khiến cho chúng ta mất đi nguồn tiếp nhận và vận chuyển nước thải tự nhiên rất quan trọng mà con người không thể tạo ra được với động năng rất lớn của thủy triều và khả năng điều tiết, tự làm sạch của nước triều;
Do tính chất liên hoàn của hệ thống cống thoát nước và tính chất nối kênh của kênh rạch, khi quá trình đô thị hóa làm biến mất một dòng kênh hay rạch nào đó, như là một phản ứng dây chuyền, sẽ ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, khả năng tiêu thoát nước; Ngập úng là điều tất yếu xảy ra, bên cạnh những bất lợi khác cho môi trường sống của con người.; [1]
3.2.4 Thực trạng hệ thống thoát nước tại thành phố Hồ ChíMinh
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH VỐNDUY
3.3.1 Giảipháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quy trình giải quyết công việc:
3.3.1.1.Hoàn thiện cơ cấu trong bộ máy tổchức:
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty hiện nay còn kém hiệu quả và đẩy mạnh tinh thần cũng như khả năng làm việc của từng thành viên trong việc điều hành và phân công nhân sự quản lý công việc. Dẫn đến việc thực hiện các giai đoạn của công tác thi công không đạt được hiệu quả cao nhất do các cán bộ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ và công việc khác nhau dẫn đến chi phối chất lượng thực hiện công việc Chính vì vậy, để khắc phục những tồn tại của Công ty, tác giả đề xuất hoàn thiện bổ sung thêm nhân lực trong cơ cấu bộ máy tổ chức như sau:
Bổ sung vị trí và cho thêm cơ chế quản lý và có chuyên môn cao để giúp Giám đốc Công ty: Phó giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo, điều hành những công việc của Công ty, thuộc nội dung công việc được phân công, phụ trách và những công việc khác do Giám đốc Công ty chịu Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nội dung công việc, nhiệm vụ được giao trực tiếp phụ trách hoặc được ủy quyền Giải quyết các vấn đề chung trong nội bộ Công ty và ký duyệt các văn bản theo ủy quyền của Giám đốc.
Tập trung nhân sự cho bộ phận chuẩn bị đầu tư bằng cách tăng cường kỹ sư chuyên ngành ( Kỹ sư cấp thoátnước).
3.3.1.2.Xây dựng hoàn thiện quy trình giải quyết công việc:
Ngoài quy trình thực hiện công tác kế hoạch vốnduytu, sửa chữa hệ thống thoát nước theotrìnhtựCôngtycầnhoànthiệnthêmcácquytrìnhthựchiệnđốivớicôngtácđấuthầuqua mạng các công trình duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước và các Công trình thi công hạ tầng kỹ thuật tác giả đề xuất quy trình công tác này như sau:
Bảng 3 4: Quy trình xây dựng quản lý kế hoạch vốn duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh
STT Tên công việc Bộ phận giải quyết Thời gian thực hiện
1 Công tác lập hồ sơ kế hoạch vốn
1.1 Đi kiểm tra hiện trường và Lập kế hoạch khối lượng công việc cho tháng tới Ban kế hoạch – Đội thi công 3 ngày
1.2 Lập hồ sơ kế khối lượng giá trịchotháng
Thông qua Giám sát chủ đầu tư – Chủ đầu tư duyệt 2-3 ngày
1.3 Thẩm định và chỉnh sửa Ban chỉ huy
Công trình, Phòng thoát nước mưa Trình Giám sát Chủ đầu tư 1 ngày
1.4 Giám sát Chủ đầu tư lập Tờ trình hồ sơ kế hoạch Chủ đầu tư phê duyệt 2 ngày
1.4 Thực hiên cống tác Duy tu nạo vét sữa chữa Hệ thống thoát nước
Dưới sự Giám sát của Chủ đầu tư
2 Công tác lập hồ sơ hoàn công kế hoạchvốn
2.1 Tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc đã thi công
Giám sát chủ đầu tư và đơn vị thi công 2 ngày
Xác định khối lượng thực tế thi công
(không vượt quá kế hoạch vốn đã được duyệt)
Ban kế hoạch và các tổ sản xuất 1 ngày
2.3 Lập hồ sơ hoàn công kế hoạch Ban kế hoạch 1 ngày
2.4 Trình duyệt hồ sơ hoàn công vốn Giám sát và Chủ đầu tư 3 ngày
3.3.2 Hoànthiện quy trình vận hành duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước theo lưu vực Công ty giai đoạn 2020 -2025 và tầm nhìn đến2030:
A Quy trình công nghệ nạo vét lòng cống cống tròn, vòm,hộp
- Nạo vét các cống có kích thước: đường kính ≤ 800 và cống loại khác không ngậm nước có bề rộng tươngđương.
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quyđịnh.
Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
- Cuốc lam, xô, ky thùng chứabùn.
- Nẹp tre hoặc ống nhựa ị21, cỏc quả cầu,dõythụng cống, thang lờnxuống.
- Biển báo, rào chắn, bộ đàm.
- Bàn quay cống, thanhchuyền.Cấp bậc công việc trungbình:
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h, giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15phút.
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiệntrường.
- Đặt biển báo hiệu công trường tại 2 hầm ga, hai đầu đoạn cống cầnlàm.
- Mở hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng15phút.
- Dựng nẹp tre (hoặc ống nhựa ị21) luồn xuống cống để đưa được dõy thụng cú buộc quả cầu vào trong lòngcống.
- Dùng bàn quay kéo quả cầu nhiều lần trong lòng cống (trong quá trình quay cầu phải có thanh chuyền để tăng khả năng vét bùn) để gạt bùn về 2 hốga.
- Xúc bùn dưới hố ga đưa lên thùng chứa, đặt tại miệng ga Khi các thùng chứa đầy xúc lên xe đi đổ đúng nơi quyđịnh.
- Công việc kéo quả cầu và xúc bùn từ hố ga như trên được thực hiện cho đến khi trong lòng cống và ga sạch hết bùn (lượng bùn trong cống5cm)
- Cuối giờ làm việc, hàng ngày thu dọn, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga Chuyển dụng cụ lao động, biển báo về nơi quyđịnh.
- Lượng bùn còn lại trong hầm ga và cống5cm.
- Nạo vét bùn cống ngầm có đường kính > 800 và các loại cống khác khôngngậmn ư ớ c c ó k í c h t h ư ớ c b ề r ộ n g t ư ơ n g đương.
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quyđịnh.
2 Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vậnchuyển:
- Cuốc lam, xà beng, ky múc bùn, biển báo công trường, rào chắn, thang lên xuống, xe cải tiến, đèn pin, xẻng, bộ đàm.
3 Cấp bậc công việc trungbình:
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h, giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao15phút.
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiệntrường.
- Đặt biển báo hiệu công trường tại 2 hầm ga, hai đầu đoạn cống thicông.
- Mở hố ga chờ khí độc bay đi trong15phút.
- Công nhân thay phiên nhau chui vào lòng cống bốc, xúc bùn vào trong xô, ky vận chuyển bùn ra hầm ga và đưa lên đổ vào thùng chứa đặt tại miệng hầmga.
- Để thao tác chui chuyền đạt hiệu quả và an toàn nên bố trí khoảng cách tối đa giữa 2 hầm ga ≤ 30m, trên 30m cần mở hầmga.
- Khi bùn được đổ đầy thùng, công nhân xúc bùn lên xe vận chuyển, mang đổ đến đúng nơi quyđịnh.
- Công việc xúc và vận chuyển bùn trên được thực hiện cho đến khi trong lòng cống và hầm ga sạch hết bùn (lượng bùn trong lòng cống ≤5cm)
- Cuối giờ làm việc hàng ngày thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quyđịnh.
- Lượng bùn còn lại trong ga và cống ≤5cm.
B Quy trình công nghệ nạo vét hầm ga vàmáng
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quyđịnh.
Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vận chuyển:
Cấp bậc công việc trung bình:
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15 phút Thực hành thaotác:
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiệntrường.
- Chuẩn bị dụng cụ làmviệc.
- Mở nắp hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15phút.
- Xúc bùn trong máng đổ vào xô chứa bùn cho đến khi sạch máng Xúc bùn dưới hầm ga vào xô, đưa lên trên đổ vào thùng chứa bùn Khi bùn được đổ đầy thùng chứa, công nhân xúc bùn lên phương tiện vận chuyển Vận chuyển bằng xe ô tô đến đổ đúng nơi quyđịnh.
- Công việc múc và vận chuyển bùn trên được thực hiện cho đến khi trong máng và hầm ga sạch hết bùn (máng ≤ 2 cm và hầm ga ≤ 5cm.)
- Cuối giờ làm việc hàng ngày thu dọn vệ sinh, dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga Vận chuyển dụng cụ lao động, rào chắn, biển báo về nơi quyđịnh.
- Lượng bùn còn lại trong máng ≤ 2cm.
- Lượng bùn còn lại trong hầm ga ≤ 5cm.
C Quy trình công nghệ nạo vét lòng cống và hầm ga,máng
- Trước khi làm việc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quyđịnh.
Chuẩn bị: dụng cụ, phương tiện vậnchuyển:
- Cuốc lam, xô, ky thùng chứabùn.
- Nẹp tre hoặc ống nhựa ị21, cỏc quả cầu,dõythụng cống,thang.
Cấp bậc công việc trung bình:
- Nghỉ trưa từ 12h đến 13h giữa buổi làm việc sáng và chiều nghỉ giải lao 15phút.
- Vận chuyển thiết bị, công cụ lao động, biển báo đến hiệntrường.
- Chuẩn bị dụng cụ làmviệc.
- Mở nắp hố ga chờ khí độc bay đi trong vòng 15phút.
- Dựng nẹp tre (hoặc ống nhựa ị21) luồn xuống cống để đưa được dõy thụng cú buộc quả cầu vào trong lòngcống.
- Dùng bàn quay kéo quả cầu nhiều lần trong lòng cống (trong quá trình quay cầu phải có thanh chuyền để tăng khả năng vét bùn) để gạt bùn về 2 hốga.
- Xúc bùn dưới hố ga đưa lên thùng chứa, đặt tại miệngga.
- Công việc kéo quả cầu và xúc bùn từ hố ga như trên được thực hiện cho đến khi trong lòng cống và hầm ga sạch hếtbùn.
- Vét đất, vật cản đến khi sạch máng, đổ vào thùng chứa, sau đó đổ lên xe chở đi đổ đúng nơi quyđịnh.
- Cuối giờ làm việc, hàng ngày thu dọn, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh mặt bằng, đậy nắp ga Chuyển dụng cụ lao động, biển báo về nơi quyđịnh.
- Lượng bùn còn lại trong máng ≤ 2cm.
- Lượng bùn còn lại trong hầm ga và lòng cống ≤ 5cm.
Biện pháp thực hiện giải pháp khắcphục:
Công ty đã ký hợp đồng số 131/HĐ-TTHT, gói thầu 128 và 129 ngày 31/03/2020 với Trung tâm hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh – Sở Xây Dựng Duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước – Vận hành trạm bơm – cống kiểm soát triều trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 05 năm (từ năm 2020 đến năm 2025) và cần xác định thời gian thực hoàn thành trong năm 2020 để làm cơ sở triển khai cho mọi hoạt động vận hành hệ thống thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.3 Giảipháp đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực trong công tác thicông:
Vấn đề cán bộ và chất lượng cán bộ là vấn đề hết sức quan trọng, nó đóng vai trò quyết định đến chất lượng và tiến độ các hạng mục công tác mà Công ty đã được giao nhiệm vụ theo dõi quản lý Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những chiến lược hàng đầu trong công tác quản lý kế hoạch vốn duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý đảm bảo đội ngũ nhân lực đủ cả chất và lượng sẽ tăng hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát khối lượng, dự toán, tổng các tuyến cống được phân cấp cho Công ty quản lý Các cán bộ quản lý chi phí nhất thiết phải là những người có nghiệp vụ công tác quản lý dự án, chứng chỉ kỹ sư định giá, chứng chỉ hành nghề hoạt động của thoátnước.
Biện pháp thực hiện và giải pháp khắcphục:
+ Kiểm tra, ra soát bằng và chứng chỉ nghiệp vụ của các cán bộ, từ đó có kế hoạch cho đi học bổ sung các nghiệp vụ khác.
+ Hàng năm, cử các cán bộ đang phụ trách các hạnh mục quản lý chưa có chứng chỉ nghiệp vụ đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, định giá xây dựng và lập dự toán theo kế hoạch từ 2 đến 3 người/năm để không ảnh hưởng đến các công việc đang thực hiện tại Côngty.
+ Lãnh đạo Công ty cần thực hiện việc đánh giá trình độ của các cán bộ Phòng ban, Xí nghiệp, Chi nhánh trực thuộc một cách khách quan công khai Qua những đánh giá cụ thể đó Ban Giám đốc sẽ cử các cán bộ chưa đủ năng lực đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý dự án, tư vấn đấu thầu,định giá xây dựng và quản trị kỹ thuật,… nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng trực tiếp vào quá trình quản lý khối lượng được giao cho Công ty.
+ Tích cực khuyến khích các cán bộ học hỏi, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có thể học hỏi ở các đồng nghiệp trong đơn vị hoặc các đơn vị trong cùng ngành Thoát nước thuộc Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.
Kếtluận
Từng bước tăng cường, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý kế hoạch vốn duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước nói chung, công tác thi công các hạng mục trong lĩnh vực Thoát nước đô thị xây dựng cải tạo, vận hành các tuyến cống thoát nước tại Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang là một đòi hỏi cấp thiết của công tác quản lý Nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng nước ta Hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng là một hoạt động quản lý rất phức tạp gồm nhiều nội dung và công việc quản lý khác nhau có liên quan tới nhiều chủ thể, nhiều bên tham gia, được lien kết chặt chẽ bởi nhiềuquyđịnh của Nhà nước, ngành, địa phương và của chính chủ đầutưđồng thời lại chịu sự đòi hỏi nghiêm ngặt của nền kinh tế thị trường Nhận thức rõ được những điều này, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn của mình với mục đích tìm ra các giải pháp góp phần đáp ứng các đòi hỏi đang được thực tế đặt ra Luận văn của tôi đã giải quyết được một phần nào đó vấn đề hiện nay và giải quyết được những nội dung khoa học sauđây:
- Đã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý kế hoạch vốn duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước, quản lý chi phí thi công các hạng mục trong lĩnh vực thoát nước đô thị làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề chủ yếu của đề tài luậnvăn.
- Đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí thi công trong lĩnh vực thoát nước công trình thoát nước của Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị thành phố Hồ Chí Minh chỉ rõ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, yếu kém cần phải khắcphục.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí thji công hạng mục trong lĩnh vực thoát nước đô thị Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị thành phố HồChíMinh.
Kiếnnghị
- Nhà nước cần ban hành những quy định, hướng dẫn và kiểm tra về quản lý chi phí thi cônghạngmụchệthốngthoátnướcmộtcáchđầyđủvànhanhchóng,thôngbáorõràng,cósự ổn định tương đối nhằm giúp bảo đảm quá trình vận hành, duy tu sửa chữa đúng thủ tục, quy trình. Nhằm mục đích sử dụng đầu tư vốn hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đúng tiến độ xuyên suốt và đem lại giá trị kinh tế xã hội.
- Công tác quy hoạch và quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp điện, cáp điện thoại…) tại TPHCM cần có một đầu mối quản lý chung để khi triển khai dự án đồng bộ tránh việc chồng chéo, tránh việc đào bới đường nhiều lần gây bức xúc cho người dân cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án của mỗi chuyên ngành.
Do thời gian nghiên cứu và làm luận văncònhạn chế và trình độ của bản thân còn nhiều thiếu sót về kiến thức, kinh nghiệm nên việc thiếu sót và khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi Vì vậy, bản than tôi rất mong nhận được đóng góp ý kiến sự góp ý và chỉ bảo của của các giáo sư, tiến sỹ và các đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện tốt hơn Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ph.GS-TS hướng dẫn cùng các giáo sư, tiến sỹ trong Khoa Công trình, BanGiám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị thành phố Hồ Chí Minh, các đồng nghiệp và gia đình đã giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệpnày.
[1] Bộ luật dân sự số 91/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua năm2015;
[2] Luật xây dựng số 50/2014/QH13 do quốc hội khóa XIII kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm2014;
[3] Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/ QH11 được nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 29 tháng 6 năm2006;
[4] Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được thông qua Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa khóa 13 ngày 21 tháng 06 năm2014;
[5] Nghị định số 80/2014/NĐCP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về công tác thoát nước và xử lý bùnthải;
[6] Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng5năm 2015 của Chính phủ về quảnlýchất lượng và bảo trì công trìnhxâydựng;
[7] Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thườngxuyên;
[8] Quyết định số 853/QĐ-SXD-HTKT ngày 17/6/2019 của Sở xây dựng về phân cấp quản lý hệ thống thoát nước đô thị, công viên cây xanh chiếu sáng đô thị cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ ChíMinh;
[9] Quyết định 881/QĐ-SXD-HTKT ngày 18/06/2019 của sở xây dựng giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2019 về lĩnh vực kiến thiết thị chí thoát nước đô thị và xử lýbùn;
[10] Quyết định số 3206/QĐ-UBND ngày 21/06/2017 cửa Ủy ban nhân dân thành phố Hồ ChíMinh ban hành quy định về công tác vận hành và bảo trì các Công trìnhthuộc