1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại trung tâm chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai

113 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hoàn Thiện Quy Trình Quản Lý Chất Lượng Công Tác Tư Vấn Tại Trung Tâm Chính Sách Và Kỹ Thuật Phòng Chống Thiên Tai
Tác giả Mai Thị Yến
Người hướng dẫn PGS.TS. Dương Đức Tiến
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 4,43 MB

Cấu trúc

  • 1. Sự cần thiếtnghiên cứu (11)
  • 2. Mục đích củađềtài (12)
  • 3. Đối tượng, phạm vinghiêncứu (12)
  • 4. Phương pháp tiếp cận vànghiêncứu (12)
  • 5. Ý nghĩa khoa học vàthựctiễn (13)
  • 6. Kết quảđạtđược (14)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN VÀ QUẢN LÝ CHẤTLƯỢNGTƯ VẤN (15)
    • 1.1 Tổng quan về công tác tư vấn và chất lượng sản phẩmtưvấn (15)
      • 1.1.1 Khái niệm chung vềtưvấn (15)
      • 1.1.2 Chất lượng tư vấn và quản lý chất lượng công táctư vấn (15)
      • 1.1.3 Công tác tư vấn thiết kế và chất lượng tư vấn thiết kế trong dự án đầu tưxây dựngcôngtrình (19)
      • 1.1.4 Các vấn đề liên quan đến chất lượng công tác tư vấnthiếtkế (22)
    • 1.2 Trách nhiệm của các bên liên quan đến chất lượng công táctưvấn (29)
      • 1.2.1 Quy trình quản lý chất lượngtổngquát (29)
      • 1.2.2 Khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong quy trình quản lý chất lượng 191.2.3Trách nhiệm củacácbên (30)
    • 1.3 Thực trạng công tác tư vấn thiết kế và quản lý chất lượng công tác tư vấn thiếtkế trong lĩnh vực phòng chốngthiêntai (32)
      • 1.3.1 Thực trạng triển khai công tác tư vấnthiếtkế (32)
      • 1.3.2 Một số khía cạch đặc thù liên quan công tác tư vấn và quản lý chất lượngtư vấn củaTrungtâm (33)
    • 2.1 Quy định chung của pháp luật về công tác quản lý chất lượngtư vấn (38)
      • 2.1.1 Hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng tư vấnthiếtkế (38)
      • 2.1.2 Nội dung của công tác tư vấnthiếtkế (41)
      • 2.1.3 Yêu cầu về chất lượng sản phẩmtư vấn (42)
    • 2.2 Phương pháp luận công tác tư vấn thiết kế và chu trình thực hiện tư vấn thiếtkế 33 (44)
      • 2.2.1 Phương pháp luậntổngquát (44)
      • 2.2.2 Chu trình thiết kếtổngquát (45)
      • 2.2.3 Các giai đoạn tư vấnthiếtkế (48)
    • 2.3 Các phương pháp xây dựng Quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn.40 (51)
      • 2.3.1 Phương pháp mô hình quản lý chất lượng theo hệ thốngISO9000 (51)
      • 2.3.2 Phương pháp kiểm soát chất lượng(QualityControl) (53)
      • 2.3.3 Phương pháp đảm bảo chất lượng(QualityAssurance) (53)
    • 2.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm tư vấnthiếtkế (54)
    • 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng công tác tư vấnthiếtkế (55)
      • 2.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hình thành giải phápthiết kế (55)
      • 2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công tác tư vấnthiếtkế (57)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGCÔNG TÁC TƯ VẤN TẠI TRUNG TÂM CHÍNH SÁCH VÀ KỸ THUẬTPHÒNGCHỒNGTHIÊNTAI (62)
    • 3.1 Giới thiệu về Trung tâm Chính sách vàKỹthuật phòng chống thiên tai51 (62)
      • 3.1.1 Vài nét vềTrungtâm (62)
      • 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển củaTrungtâm (63)
      • 3.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động củaTrung tâm (65)
      • 3.1.4 Nguồn nhân lực củaTrungtâm (66)
    • 3.2 Thực tế triển khai các công tác tư vấn tạiTrungtâm (67)
      • 3.2.1 Các mảng tư vấn chính củaTrungtâm (67)
      • 3.2.2 Công tác tư vấn dự án đầu tư xây dựng, thiết kế côngtrìnhPCTT (67)
    • 3.3 Thực trạng quy trình quản lý chất lượng tư vấn tạiTrungtâm (73)
      • 3.3.1 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vẫnthiếtkế (73)
      • 3.3.2 Quy trình thiết kế (với các dự án tư vấn thiết kế côngtrìnhPCTT) (77)
    • 3.4 Đề xuất hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại Trung tâmChính sách vàKỹthuậtPCTT (80)
      • 3.4.1 Cơ sở đề xuất hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công táctư vấn (80)
      • 3.4.2 Một số giải pháp để thực hiện quy trình quản lý chất lượnghiệuquả (81)
      • 3.4.3 Phân tích lựa chọn môn hình quản lý chất lượngphùhợp (84)
      • 3.4.4 Đề xuất quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn đầu tư xây dựng,thiết kếcôngtrình (88)
      • 3.4.5 Đề xuất quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn dự án/ nhiệm vụ phicôngtrình (93)
    • 3.5 Áp dụng thử nghiệm quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn vào thực tếsản xuất tại TrungtâmCS&KTPCTT (99)
      • 3.5.1 Giới thiệu chung Dự án khẩn cấp chống xói lở bờ biển thị trấn LiênHương, Huyện Tuy Phong, tỉnhBìnhthuận (99)
      • 3.5.2 Áp dụng quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn vào dự án Kè chốngxói lở khẩn cấp Thị trấn Liên Hương, Tuy Phong,BìnhThuận (102)
    • 1. Kếtluận (109)
    • 2. Kiếnnghị (110)

Nội dung

Sự cần thiếtnghiên cứu

Trong bối cảnh kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, việc cạnh tranh trên thị trường việc làm là không tránh khỏi Vì vậy mỗi doanh nghiệp, cơ quan cần phải ngày một hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để khẳng định được vị trí trong lĩnh vực hoạt động và trên thị trường Để đạt được điều đó thì việc xây dựng, hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng dịch vụ kỹ thuật là một công việc cần thiết.

Với bất kỳ công việc gì, khi bắt đầu triển khai cũng cần phải có quy trình thực hiện, phân công nhiệm vụ, quy trình kiểm soát chất lượng và đánh giá kết quả thực hiện.

Quy trình là một khuôn khổ được áp dụng nội bộ trong tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan để giúp cho công việc được diễn ra và thực hiện một cách đúng phép tắc Quản lý theo quy trình là cách quản lý mà ở đó tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan đưa ra các quy tắc, công việc mẫu và thứ tự thực hiện công việc.

Quản lý theo quy trình giúp chúng ta thống nhất được cách thức và thứ tự thực hiện công việc, các công việc được diễn ra nhịp nhàng và phân công lao động rõ ràng, không bị dán đoạn, chồng chéo nhau.

Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Phòng chống thiên tai (viết tắt làDMPTC)là đơn vị trựcthuộcTổngcụcPhòng,chốngthiêntai–BộNN&PTNT,đượcthànhlậptrêncơsở hợp nhất của Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai và bộ phận làm công tác phòngchốngthiêntai,đêđiềuthuộcTrungtâmTưvấnvàChuyểngiaocôngnghệThủy lợi theo Quyếtđịnhsố 19/QĐ-PCTT ngày 18/8/2017 của Tổng cục Phòng, chống thiêntai.

Trungtâmcóchức năng phục vụquảnlýnhà nướcvàthựchiệncác hoạt độngdịchvụ sựnghiệpcôngvềphòng chống thiên tai,đêđiều; ứng dụng khoa học công nghệ,chuyểngiao côngnghệ, tư vấnchính sách,tưvấnđầu tưxâydựngtrong lĩnhvựcphòngchốngthiên tai,đêđiều và ứng phó vớibiếnđổi khí hậu, nướcbiểndâng theoquyđịnh phápluật.

Các hoạt động do Trung tâm thực hiện trong những năm qua đảm bảo chất lượng, tiến độ và được các cơ quan, tổ chức đánh giá cao Chất lượng công tác tư vấn, năng lực của các đơn vị, các cá nhân trong Trung tâm tham gia công tác tư vấn đang từng bước đang được nâng cao Tuy nhiên, do tính chất và đặc thù của các dự án phòng chống thiên tai như đột xuất, khẩn cấp và yêu cầu tập trung nguồn lực cao trong thời gian ngắn, do đó trong quá trình triển khai các nhiệm vụ tư vấn vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập và hạn chế đòi hỏi cần phải có một quy trình quản lý chất lượng phù hợp để tiến tới nâng cao năng lực hơn nữa để kịp thời thích ứng với sự phát triển của xã hội cũng như đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và chức năng được Nhà nước giao cho.

Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại Trung tâm Chính sách và Kỹ thuậtPhòng chống thiên tai” được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng tư vấn của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Phòng chống thiên tai.

Mục đích củađềtài

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn giúp đảm bảo việc triển khai công tác tư vấn tại Trung tâm được thực hiện có tính hệ thống, hợp lý, hiệu quả và tuân theo đúng các tiêu chuẩn, quy phạm và quy định pháp luật hiện hành.

Đối tượng, phạm vinghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai.

Phạm vị nghiên cứu: là các dự án công trình phòng chống thiên tai như đê, kè, phòng chống sạt lở bảo vệ bờ sông, bờ biển, các vấn đề tư vấn chính sách trong lĩnh vựcPCTT thực hiện theo các nhiệm vụ thường xuyên và không thường xuyên tại Trung tâm thông qua các hợp đồng tư vấn hoăc/và quyết định giao thầu.

Phương pháp tiếp cận vànghiêncứu

- Tiếp cận lý thuyết: Nghiên cứu về các tiêu chuẩn, quy phạm, các văn bản pháp luật hiện hành để áp dụng trong quá trình thựchiện.

- Tiếp cận thực tế: Nghiên cứu thực tế thực hiện quy tình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại Trung tâm Chính sách vàKỹthuật phòng chống thiêntai.

Trong luận văn này sử dụng, ứng dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp kế thừa: Dựa trên các giáo trình ở bậc đại học và sau đại học, các quy chuẩn, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành liên quan đến công tác tư vấn thiết kế, các chuyên đề, đề tài nghiên cứu đã được côngnhận.

- Phương pháp tổng hợp, phântích.

- Phương pháp nghiên cứu lý luân, thực tiễn công tác của tácgiả.

- Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích, đánh giá sốliệu.

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đơn vị vận hành côngtrình.

- Các phương pháp có liên quankhác.

Ý nghĩa khoa học vàthựctiễn

Góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý chất lượng tư vấn thiết kế, các văn bản quy định, quy trình và nội dung về công tác tư vấn thiết kế tại Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai, từ đó tìm ra một số giải pháp để đề xuất hoàn thiện quy tình quản lý công tác tư vấn sát thực nhất với tình hình thực trạng của của Trung tâm, nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại và nâng cao chất lượng công tác tư vấn tại Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật PCTT. b Ý ghĩa tiựctiễn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn ở một mức độ nhất định nào đó có giá trị tham khảo đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hoạt động về ghiên cứu, đào tạo về nâng cao chất lượng tư vấn Kết quả của luận văn được xem như một bản đề xuất có tính khách quan, có cơ sở khoa học và thực tiễn để Trung tâm tham khảo trong việc thực hiện hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại đơn vị.

Kết quảđạtđược

- Hệ thống hóa được phương pháp luận xây dựng quy trình quản lý chất lượng, các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn liên quan đến quản lý chất lượng về công tác tư vấn thiếtkế;

- Phân tích thực trạng công việc tư vấn trong lĩnh vực PCTT đã và đang thực hiện tại đơn vị công tác và trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình quản lý chất lượng công tác tư vấn trong lĩnh vực PCTT mà Trung tâm Chính sách vàKỹthuật PCTT thường xuyên triểnkhai.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN VÀ QUẢN LÝ CHẤTLƯỢNGTƯ VẤN

Tổng quan về công tác tư vấn và chất lượng sản phẩmtưvấn

1.1.1 Khái niệm chung về tưvấn

Hiểu một cách nôm na rằng, trong cuộc sống hay quá trình thực hiện công việc, khi chúng ta gặp những khó khăn, thắc mắc, chúng ta cần một lời khuyên từ người khác, thì đó gọi là tư vấn.

Có nhiều loại tư vấn khác nhau ứng với các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Ví dụ như: tư vấn giáo dục, tư vấn pháp luật, tư vấn xây dựng, tư vấn tâm lý tình cảm

Tư vấn là quá trình tương tác nhằm giúp cho khách hàng, đối tác hiểu được vấn đề những khó khăn vướng mắc họ đang gặp phải, đưa ra những quan điểm và ý kiến giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn hơn Đồng thời đưa ra những lý do thuyết phục và các biện pháp áp dụng hiệu quả nhất.

Tầm quan tṛng của nghề tư vấn

Tư vấn là một trong những nghề đem lại nhiều lợi ích cho con người và xã hội Bên cạnh đó nó còn tạo ra sự giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và mang lại sự gắn kết giữa các đồng nghiệp với nhau. Ở Việt Nam nước ta hiện nay, nghề tư vấn đóng góp một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước Đặc biệt là tư vấn trong lĩnh vực xây dựng, thủy lợi, phòng chống thiên tai và nông nghiệp.

Trong bối cảnh BĐKH, nướcbiểndâng trên toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng nhưhiệnnay,nướctalàmộttrongnhữngnướcchịunhiềuảnhhưởngcủacácloạihìnhthiêntai.Do vậy công tác tư vấn về phòng chống thiên tai bao gồm tư vấn thiết kế công trình PCTTvàtưvấnchínhsách,đàotạotậphuấn,ứngdụngkhoahọccôngnghệtrongcông tác PCTT là hết sức cầnthiết.

1.1.2 Chất lượng tư vấn và quản lý chất lượng công tác tưvấn

Chất lượng và chất lượgh tư vấn

Hiểu một cách đơn giản rằng, chất lượng của sản phẩm là đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra về mọi mặt Chất lượng luôn thay đổi theo mục đích nhu cầu của người sử dụng.

Theo Từ điển Tiếng Việt: chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật hoặc sự việc, làm cho sự vật hoặc sự việc này phân biệt với sự vật, sự việc khác.

Theo quan điểm hướng theo công nghệ thì: chất lượng sản phẩm là tổng tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện ở mức độ thoả mãn những yêu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế,kỹthuật, xãhội.

Theo giáo sư Ishikawa chuyên gia về chất lượng của Nhật Bản cho rằng: "Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất " [1].

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 [2] thì: "Chất lượng là tập hợp các đặc tính một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềmẩn". Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan điểm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO (Intenational for Standard Organization) đã đưa ra khái niệm rằng: "chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xácđịnh".

Như vậy, chất lượng tư vấnsẽ được hiểu là sản phẩm, kết quả cuối cùng của công tác tư vấn phải đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra của khách hàng/Chủ đầu tư qua những ràng buộc bằng cam kết, hợp đồng

Chất lượng không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau Để có thể đạt được chất lương sản phẩm như mong muốn, cần phải có kế hoạch rõ ràng quản lý các yếu tố một cách khoa học và đúng đắn.

QLCL là một phần công việc của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng Hoạt động quản lý để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ được gọi là quản lý chất lượng.

Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng:

Theo GOST 15467-70[3]:Quản lý chất lượng làxâydựng, đảm bảo vàduytrì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động hướng đích tới các nhán tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chiphí.

Theo A.G.Robertson, một ciuyêg hia ghười Anh về chất lượng cho rằng:Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tàng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đối tượng cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêudùng.

Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - JIS[4]xác định:Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm hàng hoá có chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.

Trách nhiệm của các bên liên quan đến chất lượng công táctưvấn

1.2.1 Quytrình quản lý chất lượng tổngquát

Các mối quan hệ về trách nhiệm các bên liên quan giữa các khâu trong công tác tư vấn nói chung và tư vấn thiết kế nói riêng, từ khi triển khai cho đến lúc hoàn thiện sản phẩm tư vấn cần được kiểm soát theo quy trình tổng quát(Hình 1-3):

Hình 1-3: Sơ đồ tổng quát quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn

Theo sơ đồ trên, các khía cạnh cần quan tâm tới như sau:

1.Những mục tiêu chất lượng cần đạtđược;

2 Vai trò trách nhiệm của các chủ thể, cơ quan hữu quan trong các giai đoạn khác nhau của dựán;

3 Các thủ tục, quy trình, quy phạm và phương pháp áp dụng triển khai côngviệc;

4 Các khâu kiểm tra, kiểm nghiệm kiểm soát chấtlượng;

5 Điều chỉnh/ sửa đổi trong bản yêu cầu chấtlượng;

6 Các biện pháp bổ sung cần thiết khác để đáp ứng được những mục tiêu về chất lượng: mô hình thí nghiệm kiểm định kết quả, thí nghiệm hiện trườngvv Đối với việc thực hiện đầy đủ những yêu cầu trên, chủ dầu tư /khách hàng cần phải thông qua các đảm bảo chất lượng cùng với sự tham gia của các bên như tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, thẩm định thiết kế, nhà cung cấp sản xuất vật liệu

1.2.2 Khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong quy trình quản lý chấtlượng

Các bước kiểm tra, kiểm soát chất lượng là rất cần thiết như một phần của công tác đảm bảo chất lượng, để có thể đảm bảo sản phẩm tư vấn đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của khách hàng, mục tiêu của dự án.

Một hệ thống kiểm soát chất lượng điển hình đối với tư vấn thiết kế sẽ bao gồm các yếu tố chínhnhư:

1 Tập hợp những yêu cầu đặc trưng kỹ thuật, các tiêu chíkỹthuật;

2 Các hệ thống công cụ tính toán, mô phỏng và đo đạc khảo sát đầuvào;

3 Kiểm định kết quả hoặc so sánh các tiêu chuẩn và các kết quả tínhtoán;

4 Các thủ tục, tiến trình để hiệu chỉnh hoặc thay đổi các tham số trong quá trình thiết kế.

Những nguyên tắc của hệ thống trên cần được áp dụng từ quá trình thiết kế, quá trình giám sát tác giả và quản lý hệ thống công trình Với quan điểm của người thiết kế, quá trình này có thể lệ thuộc vào các hệ thống kiểm soát chất lượng Cần phải chú ý rằng, những quá trình này bao gồm một số quá trình phụ trợ Thông thường các quá trình hoặc quá trình phụ trợ có mối quan hệ qua lại Từng quá trình có thể liên quan đến một bên riêng biệt (ví dụ như các nhà thầu, nhà cung cấp sản xuất vật liệu, các công ty vận tải) theo đó cần có những điều chỉnh để phù hợp với thực tế; Hệ thống đánh giá chất lượng của bên thiết kế có thể liên quan tới công tác thu thập số liệu, dữ liệu từ các đo đạc kiểm chứng, mô hính toán, phân tích thống kê và các số liệu khác đước ghi nhận chính xác, các đặc trưng kỹ thuật, các bản vẽ hoàn công, các tiến trình, thủ tục … Các bên liên quan cần có sổ tay hướng dẫn về đảm bảo chất lượng của riêng mình.

Cũng cần phải chú ý rằng, các văn bản hợp đồng được làm ở giai đoạn thiết kế chi tiết cần đưa ra một cơ sở đúng đắn đối với việc kiểm soát chất lượng trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng và triển khai sản phẩm tư vấn thiết kế vào thực tế.

Bảng 1-1: Quá trình tham gia của các bêg đối với tư vấn thiết kế

Quá trình Quá trình thành phần Các bên tham gia

Phân tích về khả năng đápứngvậtliệu

Phân tích các phương pháp thi công và khả năng đáp ứngvềcông nghệ thicông

Kiểm tra thực hiện nghĩa vụ pháp luật/ quy định hiện hành Đơn vị khảo sát/TVTK Phòng thí nghiệm/TVTK TVTK/Cố vấn kỹ thuật TVTK/cố vấn/TVTTr

TVTK/TVTTr/ nhà cung cấp

TVTK/Nhà thầu tiềm năng/cố vấn/ TVTTr

Thẩm định/nhà chức trách, chủ đầu tư

1.2.3 Tráchnhiệm của các bên Đối với nhà thầu tư vấn:

- Chỉ được nhận thầu tư vấn phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề của đơnvị

- Tuân thủ tiêu chuẩn, các quy định của văn bản pháp luật hiện hành, các quy định của kháchhàng;

- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình đảm nhận trước khách hàng và phápluật;

- Bồi thường thiệt hại khi đưa ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, công nghệ, phương án thiết kế không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tư vấn và vi phạm hợp đồng tưvấn;

- Tư vấn thiết kế phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định trong hợp đồng tư vấn và quy định của phápluật. Đối với chủ đầu tư, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

- Kiểm tra, thẩm định nội dung của sản phẩm tư vấn theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Thông báo ý kiến, kết quả kiểm tra, thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định để tổng hợp, báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầutư;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả kiểm tra, thẩm định về sản phẩm tưvấn.

Thực trạng công tác tư vấn thiết kế và quản lý chất lượng công tác tư vấn thiếtkế trong lĩnh vực phòng chốngthiêntai

1.3.1 Thực trạng triển khai công tác tư vấn thiếtkế

Là một đơn vị mới được kiện toàn vào năm 2018, trên cơ sở sát nhập từ các đơn vị trước đây; mặt khác do lĩnh vực hoạt động đa dạng do vậy trong giai đoạn đầu sau kiện toàn có khá nhiều nhiều biến động và khó khăn trong công tác quản lý và lập quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn nói chung cũng như quản lý chất lượng công tác TVTK nói riêng.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực phấn đấu của Ban Giám đốc, đội ngũ quản lý điều hành cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ trong Trung tâm, chỉ sau chưa đầy hai năm, dựa trên những mối quan hệ sẵn có và mạng lưới khách hàng tiềm năng, cùng với sự năng động, chủ động tiếp cận và tham gia đấu thầu các dự án chất lượng và phù hợp, đơn vị đã được ký hợp đồng triển khai thực hiện công tác tư vấn trên nhiều lĩnh vực, nhiều dự ánvớicácvaitrò,nhiệmvụkhácnhau,gópphầnđemlạinguồndoanhthuổnđịnhđể phát triển Trung tâm; Với tôn chỉ chất lượng của sản phẩm tư vấn là ưu tiên hàng đầu, Trung tâm từng bước củng cố và nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn; điều này trực tiếp mang lại uy tín trong ngành tư vấn nói chung cũng như tạo được niềm tin với các chủ đầu tư, kháchhàng.

Các hợp đồng tư vấn mà Trung tâm đã và đang thực hiện trong giai đoạn từ năm 2018 đến nay chủ yếu là dự án loại nhở và vừa Ngoài các hợp đồng tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế công trình Trung tâm còn chủ trì triển khai thực hiện các hợp động, nhiệm vụ tư vân phi công trình bao gồm các nhiệm vụ về tư vấn chính sách, tư vấn đào tạo tập huấn, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực PCTT và tham mưu cho cấp Tổng Cục, Bộ với vai trò là một đơn vị sự nghiệp công lập có thu; Trong giới hạn luận văn này, tác giả chỉ xin điểm qua những công tác tư vấn điển hình mà Trung tâm đã thực hiện để tiến hành phân tích và đánh giá.

1.3.2 Một số khía cạch đặc thù liên quan công tác tư vấn và quản lý chất lượng tưvấn của Trungtâm a Tính chất cấp thiết và khẩncấp: Đối với các dự án trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ngoài các nhiệm vụ thường xuyên hằng năm, hầu hết các nhiệm vụ tư vấn, đặc biệt là các nhiệm vụ tư vấn dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trình đều có tính đặc thù là phải triển khai thực hiện gấp gáp, khẩn trương và thậm chi đôi khi phải triển khai tắt quy trình đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện song song các bước; Điều này có thể lý giả được do tính chất phức tạp và cấp thiết của hầu hết các dự án khẩn cấp ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, việc triển khai thực hiện triển khai công tác tư vấn thiết kế các dự án thường chỉ cho phép thực hiện trong thời gian thực hiện rất ngắn, theo đơn vị vài tuần đến vài tháng Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý chất lượng của sản phẩm tư vấn thiết kế Ví dụ như khi triển khai các dự án kè xử lý khẩn cấn phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển, xử lý sự cố trượt sạt lở đất sau các đợt gió mùa, áp thấp nhiệt đới và bão Do tính chất khẩn cấp của vấn đề, ngay sau đợt bão lũ thì đơn vị tư vấn thiết kế được huy động bắt tay ngay vào quá trình thiết kế giải pháp khắcphục.

Do thời gian thực hiện ngắn và gấp, để đảm bảo tiến độ do chủ đầu tư yêu cầu quá trìnhthiếtkếthườngphảitiếnhànhsongsongcáckhâutừcôngtáckhảosátthựcđịa nhận diện vấn đề; công tác địa hình, địa chất, thu thập các tài liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn và thường không có đủ thời gian và nguồn lực để thực hiện khảo sát thủy hải văn; hệ quả đi kèm là các số liệu đầu vào đều chỉ có thể dựa trên các dự án tương tự trong khu vực dẫn đến tính tin cậy của kết quả tính toán khôngcao;

Song song với đó là công tác thiết kế ý tưởng, bố trí tổng thể và thiết kế chi tiết để nhanh chóng hoàn thiện bước thiết kế để có thể triển khai xây dựng giải pháp; Do yêu cầu giải pháp thiết kế đưa ra gấp gáp và triển khai thi công thậm chí ngay trong quá trình đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế do đó việc cân nhắc đầy đủ các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và tính bền vững lâu dài thường khá hạn chế và thậm chí bị bỏ qua Công tác kiểm tra chất lượng cũng chỉ có thể thực hiện rất nhanh theo quy trình rút gọn trước khi xuất bản hồ sơ Trong trường hợp này, chất lượng sản phẩm tư vấn và chất lượng công trình phụ thuộc rất nhiều và kinh nghiệm tích lũy của đội ngũ tư vấn thiết kế và chuyên gia thamgia; b Các rào cảg liêg qua g quy định hiện hành về đơg hiá, định mức hạn chế việc tiếpcậncácgiảiphápkhoaḥc-côngnghệtrongcôngtácthiếtkếvàhâyhióhiăgciaquy trình quản lý chấtlượng:

Việc ứng dụng và triển khai các giải pháp có tính tiến tiên về khoa học công nghệ, giải pháp mới trong các dự án phòng chống có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công của các dự án Tuy nhiên theo quy định hiện hành thì việc áp dụng các giải pháp mới gặp phải những khó khăn nhất định do rào cản về sự không sẵn có của định mức áp dụng, đơn giá áp dụng Yếu tố này gây khó khăn trong việc tìm cơ sở cho các khâu KCS, thẩm tra, thẩm định dự án Trong khi với đặc thù (a) thì thời gian là không đủ để có thể thực hiện các bước chứng minh cần thiết như thẩm định giá, xây dựng khung định mức ….; Trường hợp này cần có cơ chế đặc thù để khuyến khích thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, gia tăng tính hiệu quả và bền vững của giải pháp tư vấn thiết kế; c Tiềg định tổng mức đầu tư dẫg đến hạn trong hiệu quả quản lý chất lượng công táctư vấn và chất lượng sản phẩm tưvấn

Hiệu quả kỹ thuật và chất lượng của giải pháp kỹ thuật thường song hành và đồng biến với chi phí; Do hạn chế về nguồn lực đầu tư, việc phân bổ đầu tư thường phải chia sẻ cho nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương cùng lúc do đo tổng mức đầu tư của các dự án khẩn cấp và thậm chí dự án đầu tư trung hạn trong PCTT đều khá hạn chế và là các con số tiền định Điều này làm hạn chế đáng kể của việc áp dụng/ ứng dụng toàn diện và đầy đù các giải phápkỹthuật tối ưu, tiên tiến cũng như giản ước một số khâu trong quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn cũng như chất lượng côngtrình.

Quy trình triển khai, quản lý, kiểm soát chất lượng không đồng bộ giữa các địa phương: Cùng với các lý do nêu trên, các dự án khẩn cấp lĩnh vực phòng chống thiên tai còn có yếu tố đặc thù về tính không đồng bộ trongquytrình triển khai thực hiện, quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế giữa các địa phương Đối với dự án khẩn cấp do cấp trung ương quản lý thì thông thường quy trình thẩm tra, thẩm định và chấp thuậnkỹthuật được thực hiện rất bài bản và tường minh Đối với các dự án triển khai thông qua cấp địa phương quản lý, đặc biệt là chủ đầu tư là cấp quận/huyện thì các quy trình trên thường không đồng bộ, phụ thuộc rất nhiều vào tính chuyên nghiệp của từng chủ đầu tư Do đó, có thể một số khâu trong quy trình quản lý chất lượng chung bị giản ước trong quá trình phê duyệt sản phẩm tư vấn thiết kế; điều này cũng ảnh hưởng nhất định tới việc áp dụng, vận dụng quy trình quản lý chất lượng nội bộ của Trung tâm về sản phẩm tưvấn. d Thiếu quy trình quản lý, kiểm soát chất lượgh đồng bộ:Cùng với các lý do nêu trên, các dự án khẩn cấp lĩnh vực phòng chống thiên tai còn có yếu tố đặc thù về tính không đồng bộ trong quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế Đối với dự án khẩn cấp do cấp trung ương quản lý thì thông thường quy trình thẩm tra, thẩm định và chấp thuậnkỹthuật được thực hiện khá bài bản Đối với các dự án triển khai thông qua cấp địa phương quản lý, đặc biệt là chủ đầu tư là cấp quận/huyện thì các quy trình trên thường không đồng bộ, tùy thuộc vào từng chủ đầu tư Do đó, có thể một số khâu trong quy trình chung bị giản ước trong quá trình phê duyệt sản phẩm tư vấn thiết kế, điều này cũng ảnh hưởng nhất định tới chất lượng của sản phẩm tưvấn. Đối với bản thân các đơn vị tư vấn thiết kế: quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng của mỗi đơn vị cũng khác biệt đáng kể; những đơn vị tư vấn địa phương, tư nhân thậm chí còn không có quy trình cụ thể trong việc kiểm soát, ký duyệt hồ sơ thiết kế. e Ciưa tiếp cận kịp công nghệ xây dựng hiệg đại làm hia tăgh cii pií đầu tư, tăghthời gian thi công dự án

Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đãquyđịnh việc các bước thiết kế sau phải tuân thủ bước thiết kế trước, quá trình thi công xây dựng phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế được duyệt Vì vậy, nếu chỉ cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong giai đoạn thi công xây dựng thì chưa thể tạo ra một chất lượng đồng bộ và đạt đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng cao nhất của dự án Việc đưa các giải pháp công nghệ xây dựng vào nội dung thiết kế sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, rút ngắn thời gian thi công Khi so sánh hai phương án kết cấu chân kè: 1) sử dụng kết cấu 2 hàng ống buy lục lăng bên trong thả đá có kèm thảm đá hộ cân và 2) sử dụng kết cấu chân cừ sâu bằng cừ dự ứng lức SW400 có kèm lăng thể thảm đá hấp thụ sóng phản xạ; mặc dù giá thành về vật liệu của hai phương án cơ bản là tương đống, thậm chí phương án 2 có phần nhỉnh hơn; tuy nhiên khi xem xét khía cạnh công nghệ thi công: loại chân kè 1 chỉ có thể thi công thủ công, khâu hạ ống buy theo phương pháp đánh chìm giếng truyền thống thì đòi hỏi thời gian thi công rất dài, chi phí nhân công cao; trong khi đó phương án 2 có thể sử dụng thi công cơ giới là chủ đạo, rút ngắn được thời gian thi công đáng kể (rút ngắn được 60% thời gian thi công tính cho 1km chiều daì kè), từ đó giảm tổng chi phí cho hạng mục chân kè xuông 12% so với phương án 1 từ đó giảm giá trị xây lắp tổng thể của dự án một cách đáng kể, bên cạnh việc rút ngắn thời gian thi công, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với các dự án phòng chống thiêntai.

Chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan công tác tư vấn, chất lượng công tác tư vấn nói chung và tư vấn thiết kế nói riêng, vấn đề quản lý chất lượng giải pháp tư vấn thiết kế và thực trạng trong quản lý chất lượng tư các dự án công trình Phòng chống thiên tai có thính chất đặc thù nói riêng Chất lượng công tác tư vấn đóng vai trò đặc biệt quan trọng tới hiệu quả và chất lượng của dựán.

Những vấn đề chính liên quan đến chất lượng thiết kế là vấn đề kỹ thuật, vấn đề kinh tế, vấn đề thẩm mỹ, vấn đề tiện dụng, vấn đề gây ô nhiễm môi trường và vấn đề tuổi thọ.

Chất lượng của công tác tư vấn thiết kế hiện nay chịu tác động của nhiếu yếu tố khách quan và chủ quan Các vấn đề cơ bản cần được xem xét phân tích để nâng cao chất lượng công tác tư vấn thiết kế có thể kể đến bao gồm: Đưa ra quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng đồng bộ; Thúc đẩy việc tiếp cận khoa học - công nghệ trong khâu thiết kế; Điểu chỉnh phương pháp xác định chi phí thiết kế dựa theo tỉ lệ quy định cụ thể với giá trị xây lắp; Khuyến khích áp dụng công nghệ xây dựng hiện đại để giảm chi phí đầu tư, giảm thời gian thi công dự án và hạn chế việc tiền định tổng mức đầu tư và chốt giải phápkỹthuật dựa theo báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để tăng bậc tự do cho đơn vị tư vấn, tăng độ sáng tạo của giải pháp tư vấn thiếtkế…

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG XÂY DỰNG QUY TRÌNH

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ VẤN.

Quy định chung của pháp luật về công tác quản lý chất lượngtư vấn

2.1.1 Hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng tư vấn thiếtkế

Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan công tác tư vấn thiết kế và quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế baogồm: a Hệ thống luật:Hệ thống các luật là khung pháp lý cao nhất để trên cơ sở đó đưa ra các thông tư, nghị định, các văn bản dưới luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong công tác tư vấn đảm bảo rằng công tác tư vấn được thực hiện tuân thủ luật pháp, đúng các quy định về ký thuật và quản lý nhà nước Các luật chi phối chính baogồm:

- Luật Đấu thầu 2013: Luật số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[6];

- Luật Đầu tư công năm 2014: Luật số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[7];

- Luật Xây dựng năm 2014: Luật số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[5];

- Luật Đầu tư năm 2014: Luật số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[8];

- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ban hành ngày 19/6/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[9];

- Một số luật khác có liên quan như Luật Tài nguyên khoáng sản; Luật thủy lợi; Luật đê điều vv… b Các văn bản hướng dẫn thi hành cácluật

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu[10];

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình[11];

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng[12];

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 tháng 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng[13];

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 tháng 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trìnhxâydựng[14];

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng[15];

- Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai[16];

- Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước[17];

- Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước[18];

- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng[19];

- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của BộXâydựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình[20];

- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của BộXâydựng về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng[21];

- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình[22];

- Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng [23];

- Một số các văn bảnkhác c Hệ thống Quy chuẩn xâydựng

Là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành Quy chuẩn xây dựng là pháp luật về kỹ thuật đối với hoạt động xây dựng nói chung và hoạt động tư vấn thiết kế xây dựng nói riêng.

QCVN 04-05:2012/BNNPTNT[24] Quy chuẩnkỹthuật Quốc gia Công trình Thủy lợi

- Các quy định chủ yếu về thiết kế: Quy chuẩn này quy định các nội dung công, thành phần công việc và quy trình phải thực hiện khi lập, thẩm tra, thẩm định, xét duyệt các dự án liên quan đến hoạt động xây dựng công trình thủy lợi trong các giai đoạn đầu tư gồm:quyhoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình Phạm vi áp dụng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp hoặc mở rộng công trình, không phân biệt nguồn vốn đầu tư Đáng chú ý, tại Mục 4 củaQuychuẩn có trìnhbàycác yêu cầu chủ yếu về thiết kế công trình thủy lợi Ngoài ra, Quy chuẩn này cũng là tài liệu rất quan trọng đối với các nhà thiết kế Thủy lợi nói riêng, dung để tra cứu, làm căn cứ khi thực hiện thiếtkế.

QCVN 04-01:2018/BNNPTNT[25] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Công trình thủy lợi

- do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.Quychuẩn nàyquyđịnh về thành phần, nội dung lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (BCĐXCTĐT), báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT), báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) và báo cáo kinh tế - kỹ thuật (BCKTKT) khi thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi; Quy chuẩn này là tài liệu rất quan trọng đối với đơn vị quản lý chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, thẩm định để căn cứ vào đó xác định thành phần công việc, nội dung yêu cầu cho các bước thiết kế tươngứng.

QCVN 04-02:2010/BNNPTNT[26]Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Công trình thủy lợi: về thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thuỷ lợi Quy chuẩn tiếp nối QCVN 04-01, và cũng là căn cứ quan trọng đối với đơn vị quản lý chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, thẩm định để căn cứ vào đó xác định thành phần công việc, nội dung yêu cầu cho các bước thiết kế bản vẽ thi công các dự án đầu tư công trình thủy lợi, nông nghiệp và phòng chống thiêntai;

Nghị định 15/2021/NĐ-CP ban hành tháng 3/2021 [27] quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó quy định rõ về trình tự thủ tục các bước, quy trình quản lý và phê duyệt và trách nhiệm các bên liên quan Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng. d Hệ thống Tiêu chuẩn xâydựng

Là các quy định về chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được tổ chức cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận trong hoạt động xây dựng Tiêu chuẩn xây dựng bao gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng Tiêu chuẩn xây dựng là cơ sở để lập, thẩm tra, phê duyệt thiết kế công trình. e Hệ thống Chỉ dẫn kỹ thuật

Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng Chỉ dẫnkỹthuật do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập Chỉ dẫnkỹthuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình Chỉ dẫnkỹthuật phải phù hợp với quy chuẩnkỹthuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng côngtrình.

2.1.2 Nội dung của công tác tư vấn thiếtkế

Sản phẩm của tư vấn thiết kế được xây dựng dựa trên yêu cầu về quy mô, chức năng,nhiệm vụ, chi phí của công trình mà Chủ đầu tư đưa ra (ý tưởng) Sản phẩm đó được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, kỹ thuật để tư vấn đề xuất phương án đáp ứng được nhu cầu đó Chính vì tư vân thiết kế là công đoạn đầu tiên này nên tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế rất cao vì nó ảnh hưởng đến tất cả các công đoạn thực hiện công trình Như việc thiết kế tính toán làm sai lệch kết cấu công trình sẽ làm cho công trình hư hỏng dẫn đến bị phá hủy, hay sản phẩm tư vấn thiết kế trong khâu bản vẽ thi công có sự nhầm lẫn khi thi công nhà thầu không thể thực hiện được điều này làm trì hoãn công việc ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

Vì tư vấn thiết kế đóng một vai trò cực kỳ quan trong trọng trong việc xây dựng công trình nên mỗi nhà thiết kế phải có trách nhiệm với sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp Sản phẩm tư vấn thiết kế là hệ thống hồ sơ bản vẽ, thuyết minh tính toán, thể hiện ý tưởng cho một công trình hay hạng mục công trình được thiết kế trên cơ sở phù hợp với mục đích và yêu cầu theo từng giai đoạn quản lý đầu tư xây dựng công trình nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ đầu tư Theo quy định hiện hành, nội dung công tác tư vấn thiết kế bao gồm:

- Phương án kiến trúc, thiết kế tổngthể.

- Phương án công nghệ, giải phápkỹthuật tổngthể.

- Đánh giá sự đáp ứng về công năng sử dụng theo mục tiêu dựán.

- Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, khai thác, bảo trì côngtrình.

- Phương án kết cấu, loại vật liệu chủyếu.

- Chỉ dẫn kỹ thuật phục vụ thi công, xây dựng và vậnhành.

- Phương án phòng, chống cháy, nổ., giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệuquả.

- Phương án bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khíhậu.

- Dự toán chi phí xâydựng.

2.1.3 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm tưvấn

Phương pháp luận công tác tư vấn thiết kế và chu trình thực hiện tư vấn thiếtkế 33

Khái quát hóa thực tế công tác thiết kế và xây dựng công trình người ta thường đề cập đến các giai đoạn hình thành dự án liên quan, bao gồm: Hình thành ý tưởng (tiền khả thi), nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật nói chung, thi công công trình, vận hành công trình và có thể cả rỡ bỏ công trình Trong thực tế nhiều khi không nhất thiết phải hoàn toàn thực hiện các giai đoạn và quá trình nêu trên Quá trình thiết kế có thể mang tính lặp, tuần hoàn, tuy nhiên nó không phải là sự quay lại tình trạng ban đầu của một dựán.Cácthuậtngữdùngchỉcácgiaiđoạnthiếtkếkhôngphảilàduynhấtvàphổ dụng Bên cạnh thuật ngữ hình thành ý tưởng (sáng tạo) người ta có thể dùng "định hướng thiết kế", nghiên cứu khả thi có thể được thay thế bằng cụm "thăm dò, khảo sát",vv.

Bên cạnh đó, một điều hiển nhiên rằng để hoàn thành dự án sẽ cần đến một khoản chi phí đầu tư và chủ đầu tư (khách hàng) luôn muốn khoản chi phí đầu tư này là thấp nhất Hệ quả là cần phải đạt được những mục tiêu nhất định từ việc xây dựng dự án để đổi lại việc bỏ ra một lượng vốn đầu tư Những mục tiêu đó được xem xét như là giá trị của một dự án Một vấn đề mấu chốt đặt ra hiện nay là giá trị hay lợi nhuận của dự án phải tương đồng với chi phí đầu tư cho việc xây dựng dự án Sự cân bằng này cần được đề cập trên quan điểm về kinh tế, xã hội vá sinh thái, trongđó:

Giá trị cần được xác định dựa trên khả năng đáp ứng của công trình về chức năng, nhiệm vụ (yêu cần và mong muốn), và môi trường (điều kiện tự nhiên và mối quan hệ giữa các bên tham gia);

Chi phí được xác định bao gồm các phương pháp thi công, vận hành và bảo dưỡng công trình, các khía cạnh liên quan đến bảo tồn, các xem xét về mặt kỹ thuật, vấn đề bảo vệ môi trường trong và sau quá trình thi công và chi phí cho các công tác tư vấn để thực hiện và hoàn thành dự án theo quy định.

Cuối cùng, khối lượng lớn công tác thiết kế cần dành cho các giai đoạn phụ trợ trong quá trình xây dựng và triển khai dự án như: công tác chuẩn bị, thực thi, lắp đặt và hoàn thiện, công tác duy tu bảo dưỡng và có thể cả rỡ bỏ công trình cũng cần phải đựợc thực hiện Ngoài ra, cần phải kể đến các thay đổi điều chỉnh so với thiết kế ban đầu hoặc thiết kế các công trình phụ trợ tạm thời phục vụ thicông.

2.2.2 Chu trình thiết kế tổngquát

Trên cơ sở phương pháp luận thiết kế tổng quát nêu trên có thể khái quát hóa xây dựng chu trình thiết kế tổng quát Trong quá trình hình thành phương án thiết kế, việc mô tả chi tiết và phác họa nhằm thỏa mãn các yêu cầu và mong muốn của chủ đầu tư là cần thiết Điều này giúp cho việc xác định chính xác được mục đích thiết kế, tránh được những tính năng thừa không cần thiết của giải pháp thiết kế Đây là một quá trình sáng tạo trong đó các quyết định được đưa ra dựa trên những cân nhắc trước bởi một chu trình lặp đi lặp lại Chu trình này bao gồm: bàn thảo, xem xét, quyết định, kiểm tra, điều chỉnh và phản hồi Quá trình này có nhiệm vụ chính là biến những yêu cầu và mong muốn của chủ đầu tư thành các giải pháp, bao gồm nhiều chu trình lặp của quá trình thiết kế như minh họa trênHình 2-1 Qua thăm dò các biên giới hạn của mô hình này cho thấy người thiết kế vẫn có thể đưa ra nhũng lời giải nằm ngoài phạm vi của các giải pháp Bằng việc kiểm chứng và đánh giá về khả năng thỏa mãn các yêu cầu và mong muốn họ có thể trở lại với những phương án, giáp pháp thíchhợp.

Hình 2-1: Chu trình thiết kế tổng quát là quá trình lặp[42]

Chu trình thiết kế bao gồm các bước trình tự và các vòng lặp, trong đó thường bao gồm các bước chính nhưsau:

+ Phân tích: để nhận diện vấn đề, trong bước này mực đích của quá trình thiết kế được xác định và các điều kiện ban đầu được tìm hiểu phục vụ cho các bước tiếp theo Ví dụ như các phân tích về các quá trình quan trọng nhất trong khu vực nghiên cứu; về các chức năng mong muốn; và về các quan hệ qua lại cần được thực hiện trong giai đoạn này.

Trong giai đoạn này cần đưa ra các câu trả lời cho các câu hỏi sau:

- Các yêu cầu nào cần đảm bảo về môi trường có liên quan đền các chức năng công trình do con người đặtra?;

- Giải pháp quy hoạch nào tại vị trí nào thì đáp ứng được các yêu cầuđó?

- Vị trí nào sẽ là lựa chọn tốt nhất (tuyến côngtrình)?

Các phương pháp để khảo sát thực địa bao gồm, ví dụ như:

- Phân tích điều kiện địa chất, địahình

- Phân tích địa mạo/ mặt bằng (lựa chọn địađiểm)

- Các phương pháp khảo sát địa hình khuvực

+ Tổng hợp: trong bước này các phương án giải pháp có thể cần được phát triển Các phương pháp có thể áp dụng như: Não công, liệt kê theo nhóm, hình thái học, tối ưu hóa sơ bộ …

+ Mô phỏng: nghiên cứu về đặc tính và hiệu quả của các phương án giải pháp có thể, diễn tả kết quả phân tích các phương án theo lợi ích và chi phí Trong giai đoan này mô hình vật lý và mô hình toán là những công cụ hữu hiệu thường sửdụng.

+ Đánh giá: đưa ra thứ tự sắp xếp của các phương án giải pháp Các phân tích chi phí lợi ích đa mục tiêu (MCE) cần thực hiện trong giai đoạn này.

+ Ra quyết định: phân tích xem liệu các tham số về chi phí, lợi ích hay tỉ lệ giũa chi phí và lợi nhuận của phương án tốt nhất có thỏa mãn các mong muốn haykhông.

Thực tế cho thấy rằng đây là một bước rất đặc biệt trong tất cả các bước vì ở những bước trước ngưới thiết kế chủ động thực hiện và có quyền đưa ra quyết định của riêng mình, nhưng trong bước này chủ đầu tư là người đưa ra quyết định Điều này xem như là logic vì nhà đầu tư chịu trách nhiệm trang trải các khoản chi phí, vì vậy họ có quyền quyết định Trong giai đoạn này người thiết kế có vai trò trợ giúp, tư vấn cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn, nhưng hầu như trong thực tế họ lại là người đưa ra phán quyết manh tích quyết định.

Trên sơ đồ chu trình thiết kế ta nhận thấy nó gồm nhiều các chu trình con Nếu các cổng điền kiện chưa được thỏa mãn thì chu trình cần tiếp tục cho tới khi nào đạt được kết quả mong muốn Thường xảy ra theo ba khẳ năng sau:

+ Từ giai đoạn tổng hợp, các phương án có thể được hình thành Trong trường hợp này sự hình thành một phương án giải pháp thay thế có thể thực hiện dễ dàng hơn với tính hội tụ của giải pháp cao hơn vì có thể lợi dụng được nhiều thông tin từ các chu trình trước.

+ Trong bước phân tích, càng nhiều thông tin cơ sở kết quả phân tích càng tốt Trong giai đoạn này, có nhiều cơ hội hơn cho việc thực hiện các phân tích tốt hơn

Các phương pháp xây dựng Quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn.40

2.3.1 Phươngpháp mô hình quản lý chất lượng theo hệ thống ISO9000

Tiêu chuẩn ISO 9000 [28] là Bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm trợ giúp các tổ chức, thuộc mọi loại hình và quy mô trong việc xây dựng, áp dụng và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực ISO 9000 được duy trì bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, là tổ chức đang được hoạt động dựa trên giấy chứng nhận quyền công nhận tiêu chuẩn này.

Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 [28] là một chuỗi các tiêu chuẩn khác nhau về quản lý chất lượng, được triển khai tại Việt Nam từ những năm 1995, đến nay đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý các tổ chức, doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh nhân, họ đã có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, làm ăn có bài bản, không theo kiểu trước mắt.

Sau nhiều lần được rà soát, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế Hiện nay Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 [28] bao gồm các tiêu chuẩn chínhsau:

+ Tiêu chuẩn ISO 9000:2015- Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng [29]: tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lựợng và quy định các thuật ngữ cho các hệ thống quản lý chất lượng, nó chứa đựng những ngôn ngữ cốt lõi của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

+ Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng [30]: Đây là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, nó sử dụng ở bất kì tổ chức mà thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt hay phục vụ cho bất kì 1 sản phẩm nào hoặc cung cấp bất kì kiểu dịch vụ nào Nó đem lại số lượng yêu cầu mà các tổ chức cần phải hoàn thành nếu như nó làm vừa lòng khách hàng thông qua những sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh mà làm thỏa mãn mong chờ của khách hàng Đây chỉ là sự thực hiện một cách đầy đủ đối với bên kiểm soát thứ ba mà trao bằng chứng nhận.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 - Hệ thống quản lý tổ chức để thành công bền vững -Một cách tiếp cận quản lý chất lượng[31].

+ Tiêu chuẩn ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường [32]: Tiêu chuẩn này hướng dẫn về cách đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môitrường.

Lợi ích của việc áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9000:

+ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBNV đối với vấn đề chất lượng và và sự thõa mãn của khách hàng;

+ Hình thành văn hóa làm việc bài bản, khoa học thông qua thiết lập và áp dụng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiếm soát công viêc; qua đó giúp phòng ngừa sai lỗi, nâng cao chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng;

+ Hệ thống văn bản quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV mới vào việc một cách nhanh chóng và là nền tảng quan trọng để duy trì và cải tiến các hoạt động;

+ Các yêu cầu về theo dõi sự không phù hợp, theo dõi sự hài lòng của khách hàng, đánh giá nội bộ… tạo cơ hội để thường xuyên thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến để “ Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay”.

+ Hệ thống quản lý chất lượng giúp phân định “rõ người- rõ việc”, góp phần xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả Thực tế tại Việt Nam đã có nhiều đơn vị xây dựng hệ thống quy trình quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9000; đi tiên phong có thể kể đến các đơn vị đầu ngành trong công tác tư vấn, nghiên cứu như: Tổng Công ty tư vân thiết kế xây dựng thủy lợi 1 (HEC1), Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) và Tổng Công ty Tư vấn thiết kế công trình giao thông TEDI…;

Trong giai đoạn đầu áp dụng, do tính chuyên môn hóa và tính chuyên nghiệp hóa cao nên phản hồi ban đầu là sự bất tiện trong triển khai; tuy nhiên sau giai đoạn chuyển tiếp khi đã hình thành ý thức trong mỗi cá nhân, đơn vị thì việc áp dụng hệ thống quy trình quản lý này đem lại hiệu quả cao trong đảm bảo chất lượng, tối ưu hóa chi phí của công tác tư vấn Thực tế đã chứng minh được rằng, một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả là sự đảm bảo về khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng một cách ổn định.

2.3.2 Phươngpháp kiểm soát chất lượng (QualityControl)

Kiểm soát chất lượng là hoạt động kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng một cách triệt để để đáp ứng yêu cầu về chất lượng Kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành chất lượng thông qua các hoạt độngkỹthuật và tác nghiệp thích hợp để đạt được một chuẩn mực chấtlượng. Để kiểm soát chất lượng, mỗi công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tạo ra chất lượng Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật Bao gồm kiểm soát các điều kiện cơ bản sauđây:

- Kiểm soát con người: Tất cả các thành viên trong công ty, từ lãnh đạo cấp cao tới nhân viên đều cần đảm bảo phải được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao, đủ kinh nghiệm để sử dụng các phương pháp, quy trình cũng như biết sử dụng các trang thiết bị, phương tiện; hiểu biết rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản phẩm; có đầy đủ những tài liệu, hướng dẫn công việc cần thiết và có đủ phương tiện để hoàn thành công việc đó; có đủ mọi điều kiện cần thiết khác để công việc có thể đạt được chất lượng như mongmuốn;

- Kiểm soát phương pháp và quá trình: Phương pháp và quá trình phải phù hợp nghĩa là bằng phương pháp và quá trình chắc chắn sản phẩm và dịch vụ được tạo ra sẽ đạt được những yêu cầu đềra;

- Kiểm soát thông tin đầu vào: Nguồn cung số liệu phải đảm bảo tin cậy, được lựa chọn;

2.3.3 Phươngpháp đảm bảo chất lượng (QualityAssurance) Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định nếu cần để đem lại lòng tin thỏa đáng của sản phẩm cho khách hàng. Để có thể tiến hành hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng và chứng minh cho khách hàng thấy được điều đó.

Cách thức quản lý chất lượng theo kiểu đảm bảo chất lượng được thực hiện dựa trên hai yếu tố: phải chứng minh được việc thực hiện kiểm soát chất lượng và đưa ra được những bằng chứng về việc kiểm soát ấy nhằm hai mục đích: Đảm bảo chất lượng nội bộ (trong một tổ chức), lòng tin cho lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức; đảm bảo chất lượng với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người có liên quan khác rằng yêu cầu chất lượng được thỏa mãn Nếu những yêu cầu về chất lượng không phản ánh đầy đủ những nhu cầu của người tiêu dùng thì việc đảm bảo chất lượng có thể không tạo được lòng tin thỏađáng.

Tùytheomứcđộphứctạpcủacơcấutổchứcvàmứcđộphứctạpcủasảnphẩmdịchvụ mà việc đảm bảo chấtlượngđòi hỏi phải có nhiều văn bản Mức độ tối thiểu cần đạt đượcgồmnhữngvănbảnđượcghilại.Khiđánhgiá,kháchhàngsẽxemxétcácvănbản tàiliệunàyvàxemnólàcơsởbanđầuđểkháchhàngđặtniềmtinvàonhàcungứng.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm tư vấnthiếtkế

Chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế được hình thành trong quá trình kéo dài từ khi nghiên cứu, triển khai và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và được duy trì trong quá trình sửdụng.

Giá sản phẩm tư vấn thiết kế là một tiêu chí đánh giá chất lượng, sản phẩm tư vấn thiết kế được đánh giá là có chất lượng là những sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng với chí phí có thể chấp nhậnđ ư ợ c

Sản phẩm tư vấn thiết kế được xem là đạt chất lượng khi nó đáp ứng được các yêu cầu định sẵn hoặc mong đợi (hợp đồng, định mức, quy chuẩn, tiêu chuẩn, thỏa thuận, cam kết,…) và thoả mãn hoặc vượt hơn cả sự mong đợi của khách hàng.

Bảng 2-2: Tiêu chí và chỉ tiêu đági hiá ciất lượng sản phẩm TVTK

TT Tiêu chí chất lượng Chỉ tiêu chất lượng

1 Giải pháp kiến trúc, kết cấu Kết cấu định hình, phù hợp mục đích, đảm bảoquychuẩn

2 Vật liệu Ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ,đảm bảo cường độ, kích thước hạt, không lẫn tạp chất và dễ tìm.

3 Công nghệ thi công Hiện đại nhưng khả thi.

4 Kinh tế Có chi phí phù hợp.

5 Tính chất vật lý Đảm bảo được tính chất chịu nhiệt, co, giãn, chống ăn mòn và chịu được mọi tác động gây ra.

Chỉ tiêu về mức độ thỏa mãn của khách hàng được coi là một tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm TVTK, khẳng định uy tín của doanh nghiệp và thương hiệu của sản phẩm Mức độ thỏa mãn của khách hàng được nhìn nhận thông qua quá trình sử dụng và đánh giá sản phẩm của khách hàng Đối với sản phẩm TVTK, chỉ tiêu về mức độ thỏa mãn của khách hàng này được xác định bằng những đánh giá của các Công ty chức năng về quản lý chất lượng, Công ty quản lý sử dụng công tình, đánh giá của cộng đồng và mọi tầng lớp người sử dụng khi đã bàn giao công trình vào vận hành, công trình được người sử dụng đánh giá bằng các ý kiến khen hoặc chê.

Theo nghiên cứu của nhiều công trình, chất lượng của sản phẩm tư vấn thiết kế có thể được định dạng ở các tiêu chí chất lượng và chỉ tiêu chất lượng.

Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng công tác tư vấnthiếtkế

2.5.1 Cácyếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hình thành giải pháp thiếtkế

Một điều quan trọng cần nhận ra là lợi ích và giá trị của thiết kế là một khía cạnh khác với các yêu cầu Giá trị là một khái niệm không định lượng được Các kết quả thiết kế phải là đáng tin cậy, dễ bảo dưỡng, chấp nhận được về mặt thẩm mỹ, không gây ra các ảnh hưởng không có lợi, vv Người thiết kế phải làm sao bao hàm được các khía cạnh trên trong nội dung thiết kế Các yêu cầu này mang một phạm trù khác, nó thường thể hiện sự mong đợi hơn là yêu cầu cụ thể được định trước.

Nếu chúng ta quan niệm giá trị công trình quyết định bởi khả năng thực hiện chức năng và các vấn đề liên quan đến môi trường, còn chi phí quyết định bởi việcxâydựng công trình, các giải pháp kỹ thuật (sự duy trì là khái niệm nằm ở giữa), thì có thể xem xét năm khía cạnh sau liên quan đến thiếtkế:

• Khả năng thực hiện chứcnăng

• Các điều kiện kỹ thuật, côngnghệ

• Khă năng sản xuất / xâydựng Đối với người thiết kế điều này có nghĩa rằng một công trình mà:

• Hòa hợp với môi trường, nhưng không phát huy được chức năng nhiệm vụ, thì đây không phải là lờigiải;

• Hòa hợp với môi trường, phát huy được chức năng nhiệm vụ nhưng không duy trì tồn tại đươc, thì đây không phải là lờigiải;

• Hòa hợp với môi trường, phát huy được chức năng nhiệm vụ, có khă năng duy trì tồn tại đươc, nhưng không đảm bảo điều kiện kỹ thuật thì đây không phải là lờigiải;

• Hòa hợp với môi trường, phát huy được chức năng nhiệm vụ, có khă năng bảo quản/duy trì tồn tại đươc, đảm bảo điều kiện kỹ thuật nhưng không thể thi công được thì đây cũng không phải là lờigiải.

Mỗi khía cạnh trên phản ánh một nhóm các điều kiện thiết kế Các điều kiện này được tóm tắt trong Bảng2-2.

Bảng 2-3: Các khía cạnh liên quan thiết kế và các điều kiện ràng buộc

Khía cạnh thiết kế Điều kiện ràng buộc

Môi trường Ổn định bền vững Ảnh hưởng không gian Phù hợp với các quá trình tự nhiên Tính thẩm mỹ Ảnh hưởng khu vực lân cận

Khả năng thực hiện chức năng

Khả năng Độ tin cậy Mức độ sẵn sàng/cung cấp

An toàn Khả năng tiếp cận Bảo quản/Duy trì Duy tu sửa chữa

Khía cạnh thiết kế Điều kiện ràng buộc

Bảo dưỡng Sửa chữa hư hỏng Phục hồi chức năng/làm lại

Kỹ thuật công nghệ xây dựng

An toàn xây dựng Ổn định độ bền và độ cừng Khối lượng

Sử dụng được Ổn định bền vững

Thi công/Xây dựng Điều chỉnh được Tiêu chuẩn hóa Xây dựng được Hậu cần/phụ trợ Thời gian xâydựng Chất lượng và an toàn

2.5.2 Cácyếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công tác tư vấn thiếtkế

Chất lượng sản phẩm TV được tạo ra bắt đầu từ khâu khảo sát thực địa, thiết kế/ xây dựng nội dung , thẩm định, thẩm tra phê duyệt đến lúc bàn giao đưa vào sử dụng Để nâng cao chất lượng sản phẩm của một dự án thì cần phải nâng cao chất lượng quản lý cũng như nâng cao chất lượng nguồn lực để thực hiện các giai đoạn của dự án, trong đó có giai đoạn thiết kế công trình xây dựng Quản lý và thực hiện tốt giai đoạn thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý trong lĩnh vực tư vấn là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng công tác tư vấn Để nâng cao chất lượng tư vấn thì cần phải quản lý có hiệu quả những yếu tố ảnh hưởng đến công tácQLCL sản phẩm tư vấn Có hai nhóm yếu tố có thể kể đến bao gồm nhóm các nhân tố chủ quan và nhóm các nhân tố kháchquan.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Nguồn nhân lực này được thể hiện ở cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Đối với thiết kế CTXD thì yếu tố con người là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hồ sơ thiết kế Con người đưa ra các quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng dựa vào quá trình tìm hiểu và đúc kết từ kinh nghiệm công việc triển khai hàng ngày của Công ty, đồng thời cũng trực tiếp đứng ra thực hiện quy trình và quá trình đó Do đó để thực hiện tốt công việc của mình thì họ phải là những kiến trúc sư,kỹsư được đào tạo và làm việc đúng chuyên môn tromg lĩnh vực của mình Phải có kinh nghiệm và hiểu biết sâu, có kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành mà mình đảm nhiệm Nếu kiểm soát tốt chất lượng đội ngũ kiến trúc sư,kỹsư thì sẽ kiểm soát được chất lượng hồ sơ thiết kế công trình góp phần vào việc quản lý tốt chất lượng côngtrình.

Người đứng đầu Công ty, lãnh đạo phòng ban phải nắm bắt rõ khả năng và năng lực của từng nhân viên để xắp xếp và bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ của họ, từ đó phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết của đội ngũ nhân viên Có chính sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích họ làm việc hăng say và có trách nhiệm trong công việc Thường xuyên mở các lớp đào tạo hay cử người tham gia các lớp học nhằm nâng cao trình độ, ý thức chất lượng và cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, áp dụng vào trong thực tế thiết kế công trình.

Công ty, doanh nghiệp cần có chế độ ưu đãi, thu hút nhân tài có trình độ chuyên môn cao và phải có kế hoạch cụ thể và định kỳ cho việc tuyển dụng lao động để đảm bảo số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động Bổ sung nguồn lao động có trình độ, chất lượng nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm.

+ Yếu tố máy móc, vật tư, thiết bị

Vật tư, máymóc,thiết bị làmộtnhân tố không thể thiếu trong quá trình thực hiệncôngtácQLCL sản phẩm tưvấn.Nó cũng là công cụ cấu thành nên sản phẩm thiết kế.Côngty,doanhnghiệpcầnphảicóđầyđủmáymóc,trangthiếtbịphùhợp,cócôngnghệhiện đại và thường xuyên cập nhật những côngnghệ mới.Việc áp dụng các phần mềm chuyên ngành vào tínhtoánvà thiết kế sẽ nâng cao tính chính xác và đẩy nhanh tiến độthiếtkế Nó không những giúp tiết kiệm thời gianmàcòn là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra và duy trì chất lượng. Đầu tư trang thiết bị mới hiện đại, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện có với đầu tư đổi mới công nghệ là biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng hồ sơ tư vấn Luôn đề cao tinh thần tiết kiệm trong sản xuất, sử dụng hợp lý, hiệu quả máy móc, trang thiết bị kết hợp với sự luân chuyển tái sử dụng và sửa chữa những thiết bị hỏng hóc là biện pháp tiết kiệm chi phí, cân đối giữa thu và chi nâng cao lợi nhuận cho Công ty từ đó nâng cao thu nhập cho người laođộng.

+ Nhân tố phương pháp tổ chức quản lý

Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, chất lượng sản phẩm tư vấn của các Công ty, doanh nghiệp Nói đến quản lý chất lượng trước hết người ta cho rằng đó là chất lượng của quản lý Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu,kỹthuật – công nghệ thiết bị và người lao động dù có ở trình độ cao nhưng không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng caođược.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng.

Chủ trì chuyên môn, chủ nhiệm đồ án phải có trách nhiệm lập kế hoạch và bố trí nhân lực, trang thiết bị, cũng như thời gian để thực hiện các bước trong qúa trình triển khai tư vấn của đơn vị mình.

Ngày nay, các Công ty phải nhận thấy được chất lượng sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng thuộc trách nhiệm của toàn bộ Công ty chứ không thể phó mặc cho các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc một cá nhân nàođược.

Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, quy mô thị trường, cạnh tranh Chất lượng sản phẩm luôn phải gắn liền với sự vận động của thị trường Đặc biệt trong tình hình của thị trườngxâydựng cơ bản như hiện nay (Nhà nước cắt giảm đầu tư công, thị trường bất động sản đóng băng…) thì sự cạnh tranh trên thương trường là rất gay gắt Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TVTK luôn luôn phải đặt chất lượng lên hàng đầu, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược sản phẩm, kế hoạch sản xuất để có thể đưa ra những sản phù hợp nhu cầu của kháchhàng.

+ Trình độ phát triển của khoa học công nghệ

Ngày nay, không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới Trong vài thập kỷ trở lại đây, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển của ngành xây dựng nói chung và TVTK CTXD nói riêng Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá quan trọng, tạo ra những thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGCÔNG TÁC TƯ VẤN TẠI TRUNG TÂM CHÍNH SÁCH VÀ KỸ THUẬTPHÒNGCHỒNGTHIÊNTAI

Giới thiệu về Trung tâm Chính sách vàKỹthuật phòng chống thiên tai51

Tên Trung tâm: Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai Địa chỉ: Số 54, ngõ 102, đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Điện thoại: 024.36291511 Fax:024.37336647

Website:http:// www.dmptc.gov.vnEmail:Trungtamp ctt@vndma.gov.vn

Trung tâm Chính sách vàKỹthuật phòng chống thiên tai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

[33] Trung tâm được thành lập dựa trên sát nhập hiện trạng Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai và bộ phậnkỹthuật về quản lý và thiết kế các công trình phòng chống thiên tai, đê điều thuộc Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi. Trung tâm có chức năng hỗ trợ phục vụ quản lý nhà nước; thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về phòng chống thiên tai, đê điều, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tư vấn chính sách, đào tạo, truyền thông; tư vấn đầu tư xây dựng trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biểndâng.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, bềdầykinh nghiệm thực tiễn hơn 20 năm, Trung tâm có đủ năng lực hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước về PCTT các cấp, doanh nghiệp, cộng đồng và kết nối, phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế thông qua xây dựng, triển khai các hoạt động về chính sách, các giải pháp công trình, phi công trình nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ, cơ quan quản lý nhà nước, giúp nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng trước thiên tai trong bối cảnh biến đối khíhậu.

3.1.2 Quátrình hình thành và phát triển của Trungtâm

Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên được hình thành và phát triển trên cơ sở nền tảng là các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão, Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục Phòng chống thiên tai, cụ thể như sau [33]: a Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiêntai:

- Trung tâm được thành lập từ năm 1997, tiền thân là Trung tâm phòng tránh và Giảm nhẹ Thiên tai của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn.

- Năm 2010, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai trực thuộc Tổng cục Thuỷ lợi.

Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã triển khai các hoạt động hỗ trợ phòng chống thiên tai, cụ thể:

- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin cảnh báo, dự báo và hỗ trợ ra quyết định của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt, bão Trung ương, nay là Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiêntai;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ thông tin, GIS, UAV trong xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai, hỗ trợ địa phương xây dựng Kế hoạch Phòng chống thiên tai, kế hoạch ứng phó thiêntai.

- Xây dựng tài liệu đào tạo, tập huấn và truyền thông cho doanh nghiệp, cộng đồng, đảm bảo lồng ghép giới và hoà nhập đối tượng dễ bị tổnthương.

- Tổ chức và giảng viên cho các khoá tập huấn cho các cán bộ quản lý các cấp tại địa phương về chính sách, kiến thức chuyên môn vàkỹnăng phòng chống thiêntai;

- Xây dựng Báo cáo thực hiện Chiến lược quốc gia về Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đến 2020; Báo cáo quốc gia thực hiện Khung hành động Hyogo của Liên Hợp Quốc về Giảm nhẹ thiêntai

- Đầu mối về triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý thiên tai dựa vào cộngđồng”.

- Đầu mối hợp tác với các tổ chức trong nước, quốc tế về phòng chống thiên tai thông qua xây dựng Đối tác Quản lý thiên tai (NDMP), Tổ chức Diễn đàn Quốc gia về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Thích ứng Biến đổi khí hậu; Thành lập và chủ trì Nhóm công tác về Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM-TWG); Đồng chủ tịch Nhóm công tác về ứng phó khẩn cấp trong khuôn khổ APEC; Đầu mối về các hoạt động trong ASEAN về phòng chống thiêntai;

- Hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế (JAXA, Diễn đàn Liên Hợp Quốc về ứng dụng công nghệ địa không gian trong ứng phó thiên tai – UNSPIDER trong ứng dụng công nghệ địa không gian trong phòng chống thiêntai. b Bộ phận kỹ thuật về công trình đê điều và phòng, chống thiêntai:

Tiền thân từ Trung tâm Tư vấn kỹ thuật đê điều được thành lập từ năm 1997, trực thuộc Cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều (Quyết định số 179 NN-TCCB/QĐ ngày 28/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)[33].

Trong thời gian từ năm 1997 đến 2010 (trước khi được sáp nhập với Trung tâm Chuyển giao công nghệ quản lý nước và Công trình thuỷ lợi thành Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi vào năm 2010), Trung tâm Tư vấn Kỹ thuật về đê điều đã có 03 lần thay đổi chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tại các Quyết định số 4481/QĐ-BNN-TCCB ngày 10/10/2003của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 72 QĐ/ĐĐ ngày 26/3/2008 và số 99 QĐ/ĐĐ ngày 28/4/2008 của Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão.Tuynhiên, Trung tâm vẫn giữ chức năng chính là hỗ trợ quản lý nhà nước và làm dịch vụ tư vấn về đêđiều. Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã triển khai các hoạt động:

- Xâydựng các tiêuchuẩn,quychuẩn về quảnlý,thiếtkếcôngtrình phòngchốngthiêntai;

- Triển khai các hoạt động tư vấnkỹthuật, thiết kế các công trình đê điều, phòng chống thiêntai.

- Nghiên cứu mô hình công trình đê điều kiểu mẫu, đảm bảo chức năng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và kết hợp phát triển kinh tế, xã hội vùng được bảovệ.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Trungtâm

Thực tế triển khai các công tác tư vấn tạiTrungtâm

3.2.1 Cácmảng tư vấn chính của Trungtâm

Dựa trên quy định về chức năng nhiệm vụ Trung tâm đảm nhiệm các hoạt động tham mưu cho cấp trên và tư vấn theo các nhiệm vụ thường xuyên, không thường xuyên và công tác tư vấn độc lập cho khách hàng bao gồm các địa phương, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp theo Luật xây dựng và luật Doanh nghiệp Tổng quát các lĩnh vực thực hiện công tác tư vấn của Trung tâm bao gồm:

+ Xây dựng và thực hiện chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm theo phân công của Tổng cụctrưởng.

+ Thực hiện các nhiệm vụ tư vấn tham mưu phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tổng cục Phòng chống thiên tai;

+ Tư vấn chính sách, tập huấn, đào tạo cho các cấp từ Trung ương đến địa phương, các Doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực PCTT;

+ Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình PCTT.

3.2.2 Công tác tư vấn dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trìnhPCTT Đây là một trong những hoạt động duy trì thương xuyên và liên tục nhất của Trung tâm.

Các kiểu hợp đồng tư vấn phổ biến trên thực tế hoạt động của Trung tâm bao gồm:

+ Lập dự án đầu tư, thiết kế xây dựng công trình: đê, kè, cống, công trình bảo vệ bờ sông, chỉnh trị sông, thoát lũ; công trình bảo vệ vùng cửa sông, bờ biển, hải đảo; công trình phân lũ, điều tiết lũ; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân; công trình cảnh báo thiên tai; các công trình phòng, chống thiên tai, đê điều và công trình, hạ tầng kỹ thuật liên quan đến đê điều, phòng, chống thiên tai (cầu, cảng, đường giao thông…);

Hình 3-2: Sản phẩm tư vấn thiết kế Dự án Kè chống xói lở thị trấg Tiường Thới

Tiền,huyện Hồng Ngự, tỉgi Đồng Tháp [33]

+ Thẩm tra, thẩm định, phản biện các đề tài khoa họckỹthuật, dự án, hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biểndâng;

+ Kiểm định, giám định, đánh giá chất lượng, an toàn công trình và nguyên nhân sự cố công trình theo quy định của Nhà nước đối với các công trình phòng chống thiên tai, đê điều và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biểndâng;

+ Khảo sát, điều tra thu thập số liệu địa hình, địa chất, thủy văn, hải văn phục vụ phòng chống thiên tai, đê điều, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tư vấn đầu tư xây dựng, quyhoạch.

Hình 3-3: Sản phẩm côgh tác tư vấn Dự án Kè bảo vệ bờ đảo Cát Hải, Hải

3.2.3 Công tác tư vấn trong các lĩnh vực phi công trình (chính sách, quản lý, đàotạo và nghiệp vụPCTT)

Trong luận văn này, tất cả các công tác tư vấn khác với lĩnh vực tư vấn dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trình được xem xét là công tác tư vấn thuộc lĩnh vực phi công trình Bao gồm tư vấn liên quan đến chính sách; công tác quản lý điều hành; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tham vấn cộng đồng và nâng cao nhận thức cộng đồng; hoạt động nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai Các hoạt động tư vấn phi công trình Trung tâm đã và đang đảm nhiệm bao gồm:

+ Nghiên cứu xây dựng, đánh giá, thẩm tra, thẩm định, phản biện chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

+ Biên soạn, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biểndâng;

+ Tư vấn triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều, chiến lược, thể chế, chính sách,quyhoạch, kế hoạch liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, đê điều và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biểndâng;

+Tưvấn chínhsách,xâydựng tài liệuhướngdẫnQLRRTT,đánh giá RRTT, lồng ghép giớivàhoà nhậpđốitượngdễbịtổnthương trong phòng, chống thiên tai;

+ Tư vấn đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực PCTT và nâng cao nhận thức cộng đồng về PCTT, cung cấp thông tin trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

Hình 3-4: Tư vấg đàa tạo, tập huấg Nâgh ca a găgh lực PCTT tại tỉnh Bắc Ninh [33]

+ Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu chuyên ngành về lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng thuộc phạm vi quản lý của Tổngcục;

Hình 3-5: Tập huấg hia i tiác cơ sở dữ liệu chuyên ngành về l ̃gi vực phòng, chốngtiiêg ta i, bãa lũ, đê điều và ứng phó với biếg đổi khí hậu

+ Hướng dẫn, thực hiện đánh giá rủi ro thiên tai; đề xuất các mô hình hiệu quả, giải pháp về quản lý rủi ro thiên tai; hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai, đê điều và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ thuộc đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”;

+ Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai; phương án ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; phương án ứng phó khẩn cấp trong trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế, xảy ra sự cố vỡ đê, đập hoặc các sự cố khẩn cấp khác; quy trình vận hành, điều tiết hồ chứa; bản đồ đê điều, bản đồ ngập lụt và các loại bản đồ phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

Thực trạng quy trình quản lý chất lượng tư vấn tạiTrungtâm

Ngay sau khi kiện toàn đơn vị năm 2018, để đảm bảo công tác quản lý chất lượng và triển khai công tác tư vấn hiệu quả, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai đã ban hành bộ quy trình quản lý chất lượng và thực hiện công tác tư vấn bao gồm:

- Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm thiếtkế;

- Quy cách trình bày sản phẩm dịch vụ tư vấn các dự ánPCTT

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung phân tích các khía cạnh liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng công tác tư vấn; Do đó các quy trình Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm thiết kế và Quy trình thiết kế sẽ được tập trung nghiên cứu phân tích để qua đó nhận diện ra các điểm mạnh, các mặt hạn chế; trên cơ sở kết hợp với việc đánh giá thực trạng áp dụng cácquytrình này trong triển khai tiến hành đề suất hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại đơnvị.

3.3.1 Quytrình kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vẫn thiếtkế

Quy trình này được xây dựng với mục tiêu kiểm soát chất lượng hồ sơ về mặt kỹ thuật và cách thức trình bày tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành của Nhà nước về khảo sát, thiết kế công trình xây dựng và trình bày hồ sơ khảo sát, thiết kế Cơ sở chính để viện dẫn trong áp dụng quy trình này là các Quy chuẩn quốc gia QCQG 04-01; QCQG 04-02 và QCQG 04-05 (Xem Mục 1.4 để biết chi tiết);

Phạm vi áp dụng của quy trình này gồm sản phẩm công tác tư vấn là Hồ sơ khảo sát và thiết kế các dự án/công trình phòng, chống thiên tai do Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai thực hiện;

Nội dung và các bước theo quy trình này được thể hiện theo lưu đồHình 3-7.

(bé phËn kcs) thành phần hồ sơ: văn bản pháp lý liên quan nhiệm vụ, ph•ơng án ks, tk hồ sơ khảo sát, thiết kế (bản in A4 và file điện tử)

(bé phËn kcs) kcs về thành phần hồ sơ kcs về quy cách kcs về chất l•ợng 2

5 bộ PHậN HOàN THIệN Hồ SƠ kcs đạt ban giám đốc phòng chuyên môn

Nghiệm thiu nội bộ xuất bản hồ sơ giao nộp hồ sơ cho cđt

L•u trữ hồ sơ thựchiện dịchvụ

(Phòng chuyên môn) hồsơKHảOSáT,thiếtkế kếtquảkcs

(Bộ phận kcs) báo cáokcs

Hình 3-7: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm thiết kế [33] k c s C h •a đ ạt 1 -2 N G à Y 0 5 N G à Y TR Ư ớC H ạN H ợP Đ ồ N G

Trong đó, các bước được diễn giải như sau:

(1) Bộ phận KCS tiếp nhận hồ sơ từ phòng Chuyên môn trước hạn hợp đồng/hạn nộp hồ sơ tối thiểu 05ngày;

(2) Bộ phận KCS kiểm tra hồ sơ về thành phần, quy cách, chấtlượng;

(3) Sau 01-02 ngày, bộ phận KCS báo cáo kết quả KCS hồ sơ với phòng Chuyên môn và Ban Giámđốc;

(4) Ban GĐ, phòng Chuyên môn, bộ phận KCS trao đổi về kết quả KCS, nếu không đạt phòng Chuyên môn phải hoàn chỉnh, nếu đạt chuyển phòng Chuyên môn hoàn thiện hồsơ.

- Phòng Chuyên môn hoàn chỉnh hồ sơ gốc và chuyển TCHC phô tô, đóng quyển, đóng dấu, đóng hộp hồsơ;

- Phòng Chuyên môn bàn giao hồ sơ cho CĐT và lập biên bản bàn giao hồ sơ với CĐT (phòng TCHC chuyển phát nhanh nếu nộp hồ sơ qua đường bưuđiện).

(6) Nghiệm thu nội bộ (thành phần gồm Ban Giám đốc, lãnh đạo phòng Chuyên môn, bộ phận KCS, chủ nhiệm dự án/công trình, chủ nhiệm khảosát).

- Phòng Chuyên môn lưu trữ hồ sơ gốc, file điệntử;

- Phòng TCHC lưu 01 bộ hồ sơ hoàn thiện (có đóng dấu các bên liênquan);

- Phòng KHTC (bộ phận KCS) lưu hồ sơ file điện tử(cuối).

Trong trường hợp điều chỉnh hồ sơ hoặc thay đổi phương án phải thiết kế lại hoặc các trường hợp yêu cầu tiến độ gấp, lãnh đạo Trung tâm sẽ điều chỉnh về thời gian hoàn thành các bước thực hiện hoặc và giản ước các bước thực hiện tùy thực tế yêu cầu. Đánh giá chung về thực trạng công tác tư vấn và quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại Trung tâm.

- Các khâu, các bước trong quy trình và trách nhiệm của các chủ thể tương ứng thể hiện tính chuyên môn hóacao;

- Nhóm KCS làm việc độc lập với quá trình thiết kế do vậy tránh được những sai xót chủ quan, đánh giá hồ sơ độc lập, kháchquan;

- Do khâu KCS chỉ có tại bước cuối cùng, không có khâu kiểm tra đánh giá tại các bước trung gian trong quá trình thiết kế nên khó phát hiện được các sai sót, nhầm lẫn ở bước trung gian Điều này có thể dẫn đến tình huống phải chỉnh sửa, thay đổi phương án và thiết kế lại từ đầu sau bước KCS (Bước4);

- KCS độc lập nên đòi hỏi phải có đủ thời gian để xem xét đánh giá hồ sơ, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện tư vấn thiết kế Đây là một vấn đề bất cập vì với đặc thù công việc của ngành PCTT là luôn cần sự nhanh chóng, khẩn cấp và chính xác; trên thực tế triển khai, rất khó để thực hiện quy trình này một cách toàn diện và đầyđủ.

- Tại bước 4 của sơ đồ quy trình, không cần thiết phải có sự tham gia của Ban Giám đốc Thay vào đó BGĐ sẽ chỉ tham gia ký duyệt hồ sơ sau bước6;

Ngoài ra, khi áp dụng vào thực tiễn hiện nay của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai, cần thiết phải xem xét các điểm sau:

- Quy trìnhnàychỉ áp dụng được cho công tác tư vấn thiết kế công trình, quy trình chưa phù hợp để áp dụng được cho các công tác tư vấn phi công trình; cần bổ sung quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn đối với các dịch vụ/ nhiệm vụ Phi công trình;

- Trong thời gian vừa qua, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc Trung tâm đã thay đổi; cần có cập nhật và cấu trúc lại cho phùhợp;

3.3.2 Quytrình thiết kế (với các dự án tư vấn thiết kế công trìnhPCTT)

Quy trình này được xây dựng với mục tiêu huy động và phát huy năng lực và trách nhiệm của các phòng chuyên môn và các cá nhân trong quá trình thực hiện công tác thiết kế công trình nhằm đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư/ khách hàng, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành của Nhà nước về thiết kế công trình xây dựng Cơ sở chính để viện dẫn trong áp dụng quy trình này là các Quy chuẩn quốc gia QCQG 04-01; QCQG 04-02 và QCQG 04-05 và các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các chỉ dẫn kỹ thuật chuyên ngành (Xem Mục 1.4 để biết chi tiết);

Đề xuất hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại Trung tâmChính sách vàKỹthuậtPCTT

3.4.1 Cơ sở đề xuất hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tưvấn

Trên cơ sở phân tích thực trạng tại Mục 3.3.3 Trung tâm Chính sách vàKỹthuật phòng chống thiên tai mặc dù đã rất chú trọng đến công tác đảm bảo chất lượng và ban hành bộ quy trình kiểm tra chất lượng, quy trình thiết kế, khảo sát với phạm vi áp dụng là công tác tư vấn thiết kế, khảo sát công trình phòng chống thiên tai (đê, kè , cống );tuy nhiên các quy trình hiện tại đều đứng độc lập, mang ý nghĩa hướng dẫn để đạt chất lượng nhiều hơn là quản lý chấtlượng.

Mặt khác, với chức năng nhiệm vụ của Trung tâm hiện nay, ngoài nhiệm vụ tư vấn dự án đầu tư công trình, thiết kế công trình phòng chống thiên tai thì một trong những mảng hoạt động thường xuyên của Trung tâm phải đảm nhận là công tác tư vấn nhiệm vụ phi công trình như vấn đề chính sách, đào tạo, tập huấn, nghiên cứu ứng dụng vv ; Các quy trình riêng lẻ hiện tại vẫn là rất cần thiết để phục vụ công tác thiết kế chuyên ngành và thiết kế đối tượng công trình đặc thù như đê điều, nhưng nên được coi là các quy trình hướng dẫn song hành với quy trình quản lý đảm bảo chất lượng Do đó, cần có bước khái quát hóa để hoàn thiện bộ quy trình này thành Quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn của Trung tâm một cách toàn diện;

Về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, từ 6/2020 cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm có sự thay đổi theo hướng tinh gọn hóa các phòng chức năng, đa dạng hóa các phòng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác tư vấn đa mục tiêu, đa lĩnh vực; trong đó chú trọng hơn về công tác quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra thông qua việc hình thành tổ KCS Do đó, cần thiết phải có sự cập nhật quy trình hiện có và khái quát hóa lên thành bộ quy trình hoàn thiện hơn.

3.4.2 Một số giải pháp để thực hiện quy trình quản lý chất lượng hiệuquả

+ Chất lượng nguồn nhân lực Đối với mỗi doanh nghiêp, nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt trong quá trình triển khai thực hiện công tác tư vấn Chất lượng của nguồn nhân lực luôn có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tư vấn của doanh nghiệp đó Nguồn nhân lực thực hiện công tác tư vẫn bao gồm từ chủ nhiệm, chủ trì đến những tư vấn viên tham gia thực hiện góithấu. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, việc đầu tiên cần thực hiện đó là công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.Đặc biệt với nguồn nhân lực trẻ của Trung tâm hiện nay chiếm tới trên 60%, hoạt động này cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục theo định kỳ hằng quý, hằng năm để kịp thời cập nhận những thông tin, quy định, khả năng tiếp cận thực tế và kiến thức mới nhằm mục địch nâng cao chất lượng công việc chuyên môn.

Cần thiết xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mạnh cả về số lượng và chât lượng:

Số lượng phải đủ đáp ứng bố trí vào các vị trí công viêc; Chất lượng phải đảm bảo có đủ kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn, có kinh nghiệm trong thực hiện các hoạt động tư vấn, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càngcao.

Cần tiếp tực duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh của đội ngũ cộng tác viên, cố vấn chuyên môn và quản lý chất lượng là những chuyên gia cao cấp hàng đầu trong lình vực thủy lơi và phòng chống thiên tại; Tận dụng tối đa đội ngũ này trong công tác phổ biến kiến thức kinh nghiệm cho lực lượng cán bộ trẻ Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để trao đổi, thảo luận đúc rút kinh nghiệm sau mỗi dự án, gói thầu tư vấn. Ngoài ra cần có chế độ khuyến khích cán bộ nhân nhiên nâng cao tinh thần tự họchỏi.

Xây dựng chính sách lao động hợp lý để khuyến khích, động viên người lao động, đảm bảo đầy đủ quyền lợi thích đáng của người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống để họ yên tâm công tác và cống hiến cho lao động sản xuất Đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng công tác tư vẫn Theo đó, Trung tâm cần có một số biện pháp cụ thể như:

+ Chú trọng đến chất lượng công tác tuyển dụng: Để có một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, chúng ta cần có kế hoạch tuyển chọn đúng người, đúng việc Có thể tuyển dụng nhân lực bằng nhiều hình thức khác nhau như: qua trung tâm xúc tiến việc làm, đăng tin trên các trang báo tuyển dụng, tổ chức phỏng vấn, thi tuyển…Mỗi lĩnh vực công việc cần có ít nhất một nhân viên có đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm để phụ trách chính, giữ vai trò chủ trì, chủ nhiệm, điều hành nhóm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của lình vực công việc đó trước cấp quản lý của doanh nghiệp.

.+ Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên: Trung tâm cần phải có kế hoạch cho chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên Ví dụ, đối với nhân viên mới, có thể tổ chức các buổi đào tạo và tập huấn nội bộ về quy chế, cách thức hoạt động và các vấn đề về chuyên môn cần nắm vững để họ có thể hòa nhập và có khả năng đảm đương công việc một cách có hiệu quả Đối với nhân viên cũ, nhu cầu về đào tạo cũng rất cần thiết để thích ứng với sự phát triển của xã hội trong thời đại công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên có thể đi học bổ sung các khóa học, chương trình nâng cao chuyên môn, tham gia các hội nghị trong nước và quốc tế nhằm trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm và có thể tiếp cận các phương pháp, ứng dụng mới Hình thức đào tạo có thể là trực tiếp các lãnh đạo trung tâm là người truyền tải kiến thức, kinh nghiệm cho nhân viên, có thể là các cán bộ có nhiều kinh nghiệm, năng lực tốt truyền lại cho nhân viên mới, cũng có thể mời các chuyên gia về hỗ trợ trong các trường hợp cần tư vấn, kết hợp song song đó là đào tạo, truyền đạt các kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cho các nhân viên trong Trung tâm. Chú trọng việc tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, có trình độ ngoại ngữ tốt, có khả năng tiếp cận được các thành tựu trong lĩnh vực khoa học công nghệ của các nước phát triển.

+ Cải thiện chính sách đối với nhân viên: Có cơ chế khuyến khích về tài chính cũng như về tinh thần cho cán bộ, nhân viên Xây dựng cơ chế chính sách hợp lý, khuyến khích người lao động bằng việc tạo nguồn thu nhập xứng đáng với công sức họ bỏ ra và tạo không khí làm việc thoải mái, gần gũi và hòa đồng Đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng sản xuất hay chính là chất lượng công tác tư vấn của Trung tâm Cũng là một biện pháp rất quan trọng nhằm thu hút nhân tài và giữ chân đội ngũ cán bộ có nănglực.

+ Có chính sách thưởng phạt hợp lý, kịp thời nhằm kích thích người lao động hăng hái sản xuất.

+ Đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi và an toàn lao động.

Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao để tạo nên những yếu tố khích lệ về mặt tinh thần cho người lao động.

+ Nâng cao chất lượng trang thiết bị phục vụ khảo sát, thiết kế, tự động hóa, phần mềm ứng dụng chuyênngành

Ngày nay, trong cuộc cách mạng về khoa học công nghệ 4.0, mọi công việc đều được hỗ trợ rất nhiều từ máy móc, thiết bị, phần mềm ứng dụng, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo…; Với các công tác tư vấn tại Trung tâm cũng cần rất nhiều đến sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại và các phần mềm hỗ trợ thiết kế như thực tế áo 3D Benley; công nghệ BIM, các phần mềm chuyên ngành có bản quyền như Nova, MIKE, Sap2000,

AnSyc, GEO-Slope và Plaxis… Do vậy cần chú trọng đầu tư nguồn lực hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng công việc, tăng tính chuyên môn hóa, tự động hóa, rút ngắn thời gian và công sức cho người lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ngoài các máy móc, thiết bị và các phần mền trực tiếp phục vụ cho công tác thiết kế, kiểm tra, kiểm soát chất lượng thiết kế và công tác tư vấn khác Các loại máy móc, thiết bị phục vụ công tác khảo sát cũng góp phần hết sức quan trọng tạo nên một sản phẩm tư vấn đạt chất lượng tốt, tính chính xác cao: thiết bị máy móc phục vụ khảo sát xây dựng, thiết bị khác như Flycam, máy chụp hình, quay phim phục vụ cho việc khảo sát và thu thập thông tin các gói thầu tư vấn phi công trình Bởi lẽ, số liệu đầu vào từ kết quả khảo là một trong những yếu tố hàng đầu để tạo ra các sản phẩm tốt, đạt chất lượng cao Đây cũng là yếu tố quyết định cho sản phẩm tư vấn đảm bảo tính an toàn, phù hợp với công năng sử dụng đồng thời cũng hạn chế được lãng phí trong quá trình thực hiện tư vấn và kiểm soát chất lượng thiếtkế.

3.4.3 Phântích lựa chọn môn hình quản lý chất lượng phùhợp

Khi điều kiện về nguồn nhân lực, trang thiết bị, máy móc đã được đảm bảo thì việc xây dựng một quy trình quản lý chất lượng tư vấn đóng vai trò như điều kiện đủ để đảm bảo chất lượng công tác tư vân, nâng cao uy tín của Trung tâm Hiện nay, tiêu chuẩn hóa Quốc tế về quản lý chất lượng đã ban hành và đưa vào sử dụng phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

ISO 9001 là một phần của ISO 9000, đây là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Tính đến nay, phiên bản mới nhất của ISO 9001 là phiên bản ISO 9001:2015 Đây là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức ISO phát triển và ban hành vào 24/9/2015 (phiên bản ban đầu được ban hành năm 1987, đến năm 1994, 2000,

Áp dụng thử nghiệm quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn vào thực tếsản xuất tại TrungtâmCS&KTPCTT

tế sản xuất tại Trung tâmCS&KTPCTT

3.5.1 Giới thiệu chung Dự án khẩn cấp chống xói lở bờ biển thị trấn Liên Hương,Huyện Tuy Phong, tỉnh Bìnhthuận

Khu vực bờ biển thuộc khu phố 12, 13 và 14 thị trấn Liên Hương, dài khoảng 1.000m,trong những năm gần đây bị sạt lở mạnh, từ năm 2014 đến nay sạt lở đã làm sập hoàn toàn 29 căn nhà, gây nguy hiểm cho hàng trăm căn nhà khác, hàng chục hộ gia đình đã phải di dời đến nơi ở mới.

So sánh tuyến bờ biển khu vực này, qua ảnh chụp từ vệ tinh, từ năm 2010 đến năm

2018 cho thấy tuyến bờ đã lấn sâu vào đất liền từ 50m đến 80m trên phạm vi khoảng 1.000m chiều dài bờ biển Hiện nay bờ biển đã ở sát khu dân cư, xói lở đang trực tiếp gây nguy hiểm cho khoảng gần 2.000 hộ dân ven biển.

Hình 3-12: Ảnh chụp từ vệ tinh khu vực bờ biển thị trấg Liêg Hươgh

Khu vực cửa sông tại thị trấn Liên Hương hiện nay đã xây dựng khu cảng cá và khu tránh trú bão cho tàu thuyền đánh bắt thủy sản, có hàng ngàn lượt tàu thuyền ra vào cửa sông tại khu vực này Tuy vậy trong vài năm trở lại đây, cửa sông đã bị bồi lấp mạnh, có vị trí luồng tàu đã bị thu hẹp chỉ còn khoảng 1/3 chiều rộng thiết kế, gây nguy hiểm cho các phương tiện thủy, cản trở lưu thông hàng hóa, đặc biệt trong tình huống khẩn cấp khi có bão gần bờ, lưu lượng phương tiện vào neo đậu tại khu tránh trú bão tăng cao Do đó việc khơi thông luồng, lạch cho các phương tiện thủy ra vào cảng và khu neo đậu là rất cấpthiết.

Hình 3-13: Vị trí tuyến kè thị trấg Liêg Hươgh, iuyện Tuy Phong

- Xây dựng mới tuyến kè kiên cố nhằm khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ biển để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân tại khu phố 12, 13 và 14 thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, tỉnh BìnhThuận

- Nạo vét cửa Liên Hương, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cảng và tránh, trúbão.

Xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ, kè dạng mái nghiêng có tường đỉnh hắt sóng.

+ Mái kè: Lát cấu kiện dạng thanh Basaltol, lót dăm và vải lọc

+ Đỉnh kè: Là tổ hợp kết cấu gồm: Thềm giảm sóng trước tường bằng bê tông cốt thép, tường hắt sóng bằng bê tông cốt thép.

+ Đường đỉnh kè: Mặt đường là bê tông, dưới là lớp cấp phối đá dăm.

+) Hình thức đầu tư và nguồn vốn: Đầu tư theo nguồn vồn khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai năm 2019; Tổng mức đầu tư: 60 tỷ đồng nguồn ngân sách Trungương

+) Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình Nông nghiệp PTNT Bình Thuận;

+) Cấp phê duyệt đầu tư: UBND tỉnh Bình Thuận

+) Vai trò nhiệm vụ của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật PCTT: Chủ trì tư vấn thiết kế các bước: Lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở.

3.5.2 Áp dụng quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn vào dự án Kè chốngxói lở khẩn cấp Thị trấn Liên Hương, Tuy Phong, BìnhThuận

Quá trình thực hiện dự án với đặc thù là dự án khẩn cấp, thời gian cho công tác tư vấn thiết kế khá ngắn chỉ có 45 ngày; tuy nhiên nhóm thực hiện dự án của Trung tâm đã rất nỗ lực thực hiện, quyết tâm bám sát quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn nêu trên để đảm bảo sản phẩm của dự án đạt chất lượng tốt nhất Theo đó, công tác đảm bảo chất lượng thực hiện như sau:

Bước 1: Phân giao nhiệm vụ và xác định trách nhiệm, vai trò của các bên tham gia(5.1)

Sau khi Trung tâm ký Hợp đồng kinh tế về tư vấn thiết kế công trình Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình Nông nghiệp PTNT Bình Thuận, Trưởng phòng KHTH đề xuất và trình Giám đốc ký giao nhiệm vụ cho đơn vị thiết kế là phòng Kỹ thuật PCTT và Đê điều bằng Quyết định phân giao nhiệm vụ Qua đó, xác định trách nhiệm, vai trò của các cá nhân và đơn vị như sau:

 Đơn vị thiết kế (ĐVTK) là phòng chuyên môn – PhòngKỹthuật PCTT và Đê điều thuộc Trungtâm

 BGĐ: Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp là ông Nguyễn Thành Phương – Giám đốc Trungtâm

 KHTH: Phòng Kế hoạch tổng hợp: trình kế hoạch phân giao nhiệm vụ, quản lý hợp đồng và công tác nghiệm thu, thanh quyết toán vớiCĐT;

 CĐT: Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình Nông nghiệp PTNT BìnhThuận

 KCS: Tổ kiểm tra kiểm soát chất lượng của Trung tâm do BGĐ chỉđịnh

 Các bên liên quan gồm có: Tổng cục Phòng chống thiên tai (TCPCTT): Thay mặt Bộ NNPTNT chấp thuận giải phápkỹthuật; Sở NNPTNT Bình Thuận: Thẩm định kết quả dựán

Trưởng phòng Phòng Kỹ thuật PCTT và Đê điều căn cứ vào nhiệm vụ được giao đề cử các chức danh thiết kế CNTK, CTTK trình lên Trung tâm thông qua phòng KHTH để Giám đốc Trung tâm ra quyết định bổ nhiệm Cụ thể:

 CNTK: Chủ nhiệm dự án- ông Hoàng NgọcBình

 CTTK: Chủ trì thiết kế- ông Nguyễn TuấnAnh

Bước 3: Lập hồ sơ thiết kế (5.3)

Phòng PhòngKỹthuật PCTT và Đê điều, CNTK, CTTK và các phòng ban liên quan có trách nhiệm thực hiện công tác lập Hồ sơ thiết kế theo quyết định giao nhiệmvụ;

Công tác triển khai thiết kế được thực hiện theo các giai đoạn của quá trình thiết kế từ tổng thể đến chi tiết:

Vòng 1: Giai đoạn nhận biết vấn đề, thiết kế ý tưởng: CNTK và CTTK đã tổ chức khảo sát thực địa hiện trường lấn thứ nhất, nhận dạng vấn đề; trao đổi với CĐT về định hướng giảipháp.

Nhà dân thị trấn Liên Hương, huyện Tuy

Phong bị hư hỏng do sạt lở bờ biển Người dân ven bờ biển chống sạt lở bằng ống bê tông, đổ cát trong lõi

Nhiều nhà dân thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong bị hư hỏng do sạt lở bờ biển

Người dân ven bờ biển chống sạt lở bằng đổ đá hộc dọc bờ, tuy nhiên không hiệu quả

Hình 3-14: Một số hình ảnh thực tế về khu vực bị sạt lở

Thị trấn Liên Hương là trung tâm kinh tế, văn hóa của huyện Tuy Phong, là đầu tàu kinh tế của huyện Tuy Phong Khu cảng cá và bến neo đậu tàu thuyền khu cửa Liên Hương là đầu mối giao thương hàng hóa theo đường thủy của thị trấn, là nơi tiếp nhận thủy sản đánh bắt đi tiêu thụ, là nơi cung cấp hậu cần cho hoạt động đánh bắt thủy sản trên biển Vì thế đảm bảo hoạt động cho các công trình hạ tầng đường thủy cho cửa Liên Hương có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của thị trấn Liên Hương nói riêng và huyện Tuy Phong nói chung.

Vì vậy việc xây dựng tuyến kè phòng chống sạt lở bờ biển khu vực thị trấn Liên Hương, nạo vét, khơi thông luồng lạch tại cửa Liên Hương là hết sức cấp thiết.

Qua trao đổi với CĐT và các bên liên quan như Sở NNPTNT Bình Thuận, UBND HuyệnTuyPhong, nhận thấy vấn đề chống sạt lở bờ biển cấp thiết hơn vấn đề bồi lấp cửa sông; xem xét lịch sử xói lở và xu thế hình thái đường bờ, nhóm thiết kế đã thông qua ý tưởng thiết kế với CĐT là sử dụng giải pháp kè mềm áp mái, sử dụng cấu kiện bê tông đúcsẵn;

Kếtluận

Trong thờikỳphát triển kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và giữa các đơn vị tư vấn nói riêng là hết sức quyết liệt Chất lượng của sản phẩm tư vấn ngày càng nhận được sự quan tâm và khắt khe từ phía chủ đầu tư và các đơn vị liên quan Do vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng, hoàn thiện và triển khai áp dụng cho mình một quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ để tạouyt í n , n â n g c a o n ă n g l ự c c h o d o a n h n g h i ệ p l à h ế t s ứ c q u a n trọng.

Trong phạm vi luận văn nghiên cứu này, học viên đã đưa ra được thực trạng công tác quản lý chất lượng tư vấn, mà chủ yếu là tư vấn thiết kế tại Trung tâm Chính sách và

Kỹ thuật phòng chống thiên tai, đánh giá được những mặt tích cực và những tồn tại trong việc quá trình quản lý chất lượng tư vấn Từ đó đưa ra được các giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại Trung tâm, kèm theo là các giải pháp phù hợp với đặc thù công việc, thực trạng về cơ cấu tổ chức và mang tính bền vững cao Nhóm giải pháp đề xuất bao gồm:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhânlực

- Nâng cao chất lượng trang thiết bị, phần mềm ứngdụng

- Áp dụng mô hình quản lý chất lượng công tác tư vấn theo Tiêu chuẩn ISO 9001-2015 làm khung để xây dựng quy trình quản lý chất lượng cho Trungtâm.

Qua phân tích thực trạng triển khai công tác tư vấn; trên cơ sở thực tiễn về chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, qua đánh giá và phân tích các điểm tồn tại khi áp dụng hệ thống quy trình hiện có; trên cơ sở vận dụng các kiến thức, cơ sở lý luận tại các Chương 1 và 2 tác giá đã đề xuất hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn tại Trung tâm bao gồm hai thành phần:

Quy trình đề xuất được xây dựng trên cơ sơ tiệm cận với mô hình quản lý chất lượng ISO9001: 2015 và bám sát chu trình thiết kế tổng quát Qua phân tích áp dụng thử nghiệm quy trình cho công tác tư vấn thiết kế dự án thực tế có thể đưa ra các kết luận sau:

- Quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn thiết kế côngtrình;

- Quy trình quản lý chất lượng công tác tư vấn nhiệm vụ phi côngtrình;

Bằng những giải pháp đề xuất trên, học viên mong muốn được áp dụng quy trình quản lý này vào công tác quản lý chất lượng tư vấn tại Trung tâm Chính sách vàKỹthuật phòng chống thiên tai để mang lại hiệu quả công việc và chất lượng tư vấn nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường tư vấn trên toàn lãnh thổ Việt Nam và vươn xa ra Quốc tế.

Kiếnnghị

Hoàn thiện quản lý chất lượng thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương từ Cục giám định Nhà nước về chất lượng sản phẩm tư vấn tới các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ và cơ quan ngang bộ, các tổng công ty lớn Thực hiện chế độ phân cấp, nhằm quản lý cho công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng trong phạm vi toànquyền.

Tổ chức và giám sát chặt chẽ công tác đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề trong nhiều lĩnh vực tư vấn khác ngoài tư vấn thiết kế công trình Đặc biệt đối với các công ty tư nhân có chức năng hành nghề tư vấn, cần phải có minh chứng thực hiện các quy trình quản lý chất lượng, công tác đảm bảo chất lượng trước khi cấp chứng chỉ năng lực; đảm bảo tính đồng bộ và công bằng trong cạnh tranh sản xuất, đảm bảo hiệu quả tối ưu về nguồn lực đầu tư của Nhà nước và Doanh nghiệp; Đối với Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo;

Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, viên chức và người lao động; Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu công việc, góp phần đảm bảo chất lượng và tiến độ Đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với tính chất công việc của Trung tâm

Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật, khoa học tiên tiến vào công việc

Có chế độ đãi ngộ và khen thưởng phù hợp, kịp thời với cán bộ, viên chức và người laođộng.

[1] K Ixikaoa, Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật, Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật Nhật Bản, 1990.

[2] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814–1994 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng Thuật ngữ và định nghĩa

[3] GOST 15467-79 Product Quality Management Basic Concepts Terms and Definitions, Moscow: Standartinform, 1979.

[4] Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standards-JIS).

[5] Quốc hội Việt Nam (2014) Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày

[6] Quốc hội Việt Nam (2013) Luật Đấu thầu 2013: Luật số 43/2013/QH13.

[7] Quốc hội Việt Nam (2014) Luật Đầu tư công năm 2014: Luật số

[8] Quốc hội Việt Nam (2014) Luật Đầu tư năm 2014: Luật số 67/2014/QH13.

[9] Quốc hội Việt Nam (2013) Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13.

[10] Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

[11] Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

[12] Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

[13] Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 tháng 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

[14] Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 tháng 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

[15] Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

[16] Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai.

[17] Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

[18] Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

[19] Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xâydựng.

[20] Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.

[21] Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

[22] Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

[23] Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

[24] QCVN 04-05:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Công trình Thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế.

[25] QCVN 04-01:2018/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi - thành phần, nội dung lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

[26] QCVN 04-02:2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Công trình thủy lợi: về thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công công trình thuỷ lợi.

[27] Nghị định 15/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

[29] Tiêu chuẩn ISO 9000:2015- Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng.

[30] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] K. Ixikaoa, Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật, Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật Nhật Bản, 1990 Khác
[2] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814–1994. Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ và định nghĩa Khác
[3] GOST 15467-79. Product Quality Management. Basic Concepts. Terms and Definitions, Moscow: Standartinform, 1979 Khác
[4] Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standards-JIS) Khác
[5] Quốc hội Việt Nam (2014). Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, Hà Nội Khác
[6] Quốc hội Việt Nam (2013). Luật Đấu thầu 2013: Luật số 43/2013/QH13 Khác
[7] Quốc hội Việt Nam (2014). Luật Đầu tư công năm 2014: Luật số 49/2014/QH1 Khác
[8] Quốc hội Việt Nam (2014). Luật Đầu tư năm 2014: Luật số 67/2014/QH13 Khác
[9] Quốc hội Việt Nam (2013). Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 Khác
[10] Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Khác
[11] Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Khác
[12] Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng Khác
[13] Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 tháng 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng Khác
[14] Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 tháng 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
[15] Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng Khác
[16] Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai Khác
[17] Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sáchnhà nước Khác
[18] Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Khác
[19] Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xâydựng Khác
[20] Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w