1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.

122 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 599,51 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề (12)
    • 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.6. Nội dung (16)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH (17)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch (17)
      • 2.1.1. Hệ thống giao dịch phát thải (17)
      • 2.1.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (23)
    • 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (28)
      • 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài (29)
      • 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước (37)
      • 2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu (41)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (43)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (45)
      • 3.2.1. Dữ liệu và xử lý dữ liệu (45)
      • 3.2.2. Phân tích dữ liệu (52)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ (59)
    • 4.1. Thực trạng và lộ trình xây dựng hệ thống giao dịch phát thải tại Việt Nam (59)
    • 4.2. Kết quả kiểm định thang đo (61)
    • 4.3. Phân tích dữ liệu (61)
    • 4.4. Kết quả mô hình (79)
    • 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu (85)
  • CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH (88)
    • 5.1. Các cam kết giảm phát thải của Việt Nam (88)
    • 5.2. Các giải pháp nâng cao tính sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam (89)
    • 5.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các (91)
      • 5.3.1. Xây dựng hệ thống pháp luật và thực hiện thí điểm hệ thống giao dịch phát thải (91)
      • 5.3.2. Chuẩn bị các mặt về cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng khác và con người cho việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải (92)
      • 5.3.3. Tác động vào thái độ nhằm cải thiện tính sẵn sàng của các doanh nghiệp với việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải (94)
      • 5.3.4. Thay đổi chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp về việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải (96)
      • 5.3.5. Thay đổi nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp về việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải (97)
    • 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 87 1. Hạn chế của nghiên cứu (98)
      • 5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo (99)

Nội dung

Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải.

GIỚI THIỆU

Tính cấp thiết của vấn đề

Trong thời đại công nghiệp phát triển, năng lượng hóa thạch đươc sử dụng nhiều, dẫn tới phát thải khí nhà kính (KNK) vẫn đang tăng trên tất cả các lĩnh vực chính trên toàn cầu, mặc dù với tốc độ chậm hơn Theo Roy et al (2018) cảnh báo thế giới sẽ nóng lên thêm từ 1.5°C tới trên 2°C trong thế kỷ 21 trừ khi có các biện pháp được đưa ra nhằm đạt được mức giảm sâu mức phát thải ròng KNK Thế giới phải đối mặt với các thách thức liên quan tới ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu Khi biến đổi khí hậu xảy ra, nền kinh tế cũng sẽ chịu các tác động tiêu cực (Bigano et al (2008), Fankhauser & Tol (2005)).

Hiện tại, có một số biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Một trong những biện pháp có thể thực hiện để giảm thiểu phát thải khí nhà kính là đánh thuế carbon Thuế carbon là một khoản phí áp dụng đối với việc đốt các nhiên liệu hóa thạch phát thải ra carbon (than, dầu, khí đốt, ) Thuế carbon là chính sách có thể giúp giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo Chính sách thuế carbon có thể rất đơn giản, do đó, chính phủ có thể thực hiện dễ dàng và nhanh chóng Chính phủ có thể trực tiếp thu thuế các nguồn nguyên liệu hóa thạch, từ đó giúp hạn chế phát thải nhà kính Tuy nhiên, với cách trên, lượng hạn chế carbon không rõ ràng và chính sách chỉ mang tính chất thúc đẩy hạn chế tiêu thụ nguyên liệu hóa thạch Bên cạnh đó, cách này cũng không mang tính khuyến khích nền kinh tế tuần hoàn carbon.

Ngoài biện pháp đánh thuế carbon, hiện tại các quốc gia còn có thể áp dụng biện pháp thị trường bằng cách xây dựng và vận hành HTGDPT Biện pháp này không những giúp cải thiện vấn đề môi trường mà còn giúp phát triển kinh tế xanh,bền vững Theo một số nghiên cứu HTGDPT mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn trong các trường hợp nhất định Các nhà sản xuất phát thải carbon thấp, có sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được hưởng lợi từ việc tham gia vào HTGDPT.Xia et al (2020) đã phân tích và đưa ra kết luận rằng nếu sản phẩm thông thường có lượng phát thải bằng hai lần mức phát thải của các sản phẩm carbon thấp thì lợi nhuận của các nhà sản xuất các sản phẩm carbon thấp có mối quan hệ cùng chiều với giá giao dịch phát thải Ngoài ra, HTGDPT cũng khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng và hạn chế phát thải Theo Luo & He (2022) HTGDPT giúp thúc đẩy các công ty thực hiện cải tiến dây chuyền công nghệ, tiến tới sử dụng công nghệ xanh Do đó, việc thành lập HTGDPT nhằm cải thiện vấn đề môi trường và thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là cần thiết. Ở Việt Nam, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng phát thải KNK (KNK) năm 2014 là 283.965,53 nghìn tấn CO2 Theo đó, các ngành đang phát thải nhiều nhát bao gồm năng lượng, nông nghiệp, quá trình công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, chất thải Hiện nay, Việt Nam đã là quốc gia có tham gia công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và sẽ phải thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu đã được đưa ra trong các hội nghị thượng đỉnh thuộc khung chương trình này (COP) Các biện pháp và thoả thuận, nghị định thư, hiệp định được đưa ra trong các hội nghị có thể giúp cắt giảm KNK trên thế giới, nhưng cũng đồng thời đòi hỏi các quốc gia triển khai các biện pháp thực tế nhằm đạt được các cam kết đã đưa ra Một trong các biện pháp mà Việt Nam đã và đang nghiên cứu để chuẩn bị đưa vào áp dụng là sử dụng HTGDPT với mục tiêu thành lập và thí điểm HTGDPT vào năm 2025.

Trong các nghiên bước đầu về thị trường, nghiên cứu về tính khả thi là một trong những nghiên cứu quan trọng nhằm xác định được khả năng xây dựngHTGDPT Trong đó, sự sẵn sàng của các doanh nghiệp – đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ việc thành lập thị trường phát thải – sẽ quyết định một phần khá lớn vào khả năng xây dựng thị trường phát thải tại Việt Nam Với lý do đó, luận văn này lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải” nhằm trả lời câu hỏi về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lậpHTGDPT tại Việt Nam.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm xác định sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT tại Việt Nam.

Nhiệm vụ của nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau:

- Tổng quan lý thuyết và tình hình nghiên cứu về HTGDPT và các lý thuyết, nghiên cứu liên quan tới các yếu tố tác động lên tính sẵn sàng của một chủ thể.

- Đánh giá và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các yếu tố lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT.

- Từ kết quả nghiên cứu trên và từ việc phân tích bối cảnh, tình hình thực tế, Bài luận văn đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT.

Câu hỏi nghiên cứu

Bài luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Cơ sở lý thuyết về sự tác động của các yếu tố đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT là như thế nào?

- Các yếu tố nào có tác động tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT như thế nào?

- Để nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT thì có thể thực hiện các biện pháp nào?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT.

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian bao gồm các doanh nghiệp tạiViệt Nam Thời gian khảo sát nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2022 đến tháng 01/2023.

Phương pháp nghiên cứu

Bài luận văn sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) nhằm xác định các yếu tố tác động tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT dựa trên việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm thu thập được các tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu đi trước về HTGDPT, thành lập HTGDPT cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới tính sẵn sàng của một cá nhân, tổ chức Các tài liệu được thu thập gồm có: sách tham khảo, các công trình nghiên cứu, tài liệu trên các báo, tạp chí, các văn bản, chính sách liên quan tới việc thành lập HTGDPT cũng như tính sẵn sàng của một chủ thể. Các số liệu được thu thập là các dữ liệu sơ cấp Dữ liệu được thu thập qua các bảng hỏi Bảng hỏi được phát cho các doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin nghiên cứu Các dữ liệu này sẽ là cơ sở để nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT.

Phương pháp xác định mẫu: Mẫu được xác định theo phương pháp ngẫu. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và chi phí, các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu ở Hà Nội và Quảng Ninh.

Xác định cỡ mẫu: Cỡ mẫu trong mô hình PLS-SEM thường không yêu cầu cỡ mẫu lớn Theo Hair et al (2017), kích cỡ mẫu dùng cho mô hình PLS-SEM có thể nhỏ hơn 100 Theo lý thuyết giới hạn trung tâm (Central Limit Theorem) thì kích cỡ mẫu từ 30 trở lên có thể khiến phân phối của của các giá trị trung bình mẫu xấp xỉ phân phối chuẩn Theo quy tắc 10 lần được Barclay et al (1995) đưa ra, số quan sát tối thiểu để chạy mô hình PLS-SEM bằng 10 lần số đường dẫn lớn nhất tới một biến riêng biệt trong mô hình Trong mô hình nghiên cứu, số đường dẫn lớn nhất tới một biến là 3 (tới biến sự sẵn sàng) Do đó, Bài luận văn sử dụng kích cỡ mẫu tối thiểu là 10x30 Trong Bài luận văn, số lượng mẫu thực tế được sử dụng là 66 mẫu.

Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp định tính: phương pháp định tính giúp đưa ra các đánh giá, giải thích về kết quả kiểm định các yếu tố tác động lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT cũng như đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm tra, kiểm định quan hệ và tác động của các yếu tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT Phương pháp định lượng bao gồm: Kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích mô tả thống kê và mô hình PLS-SEM.

Nội dung

Bố cục của Bài luận văn gồm các phần sau:

Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và phân tích kết quả

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH

Cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch

2.1.1 Hệ thống giao dịch phát thải

Với HTGDPT, hàng hóa được giao dịch là các tín chỉ carbon hoặc các hạn ngạch phát thải KNK Căn cứ khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương Theo khoản 33 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì “hạn ngạch phát thải KNK là lượng KNK của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương”.

Như vậy, có thể hiểu dù là giao dịch hạn ngạch hay tín chỉ phát thải thì HTGDPT cũng là nơi để các bên trao đổi, mua bán quyền được phát thải KNK ra môi trường Các bên dư thừa quyền phát thải có thể đem bán quyền phát thải của mình trên thị trường cho các bên thiếu hụt quyền phát thải để có thể tiếp tục hoạt động sản xuất và kinh doanh Hoạt động mua bán quyền phát thải này sẽ giúp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và giúp phát triển bền vững trong tương lai.

 Phân loại hệ thống giao dịch phát thải:

Có hai loại HTGDPT là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện Một số HTGDPT bắt buộc hiện nay có thể kể tới chương trình loại bỏ KNK của bangNew South Wales, Úc; chương trình thương mại phát thải của Na Uy; và cơ chế thương mại phát thải của New Zealand Với hệ thống này, các tổ chức, công ty phát thải ra môi trường vượt quá mức cho phép phải mua thêm tín chỉ carbon được giao dịch trên thị trường để có thể tiếp tục phát thải Hệ thống trên được gọi là hệ thống trần và giao dịch (cap-and-trade system) Điều này nhằm đảm bảo mức phát thải của các tổ chức sẽ có thể được cắt giảm xuống mức đã được thống nhất chung Với HTGDPT bắt buộc, các chủ thể giao dịch trên thị trường là các công ty chịu quy định bắt buộc phải giới hạn mức độ phát thải KNK Nếu một công ty phát thải chạm mức quy định, họ bắt buộc phải mua lại tín chỉ carbon từ các công ty có thừa tín chỉ Các công ty sẽ giao dịch với nhau trên thị trường hoặc thông qua các trung gian Trên thế giới, tín chỉ carbon bắt buộc đang nhắm đến các đơn vị phát thải sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch bao gồm nhà máy lọc dầu, các công ty sản xuất và chế biến sắt thép, những công ty sản xuất các mặt hàng như xi măng, thủy tinh và gốm sứ và ngành công nghiệp giấy và bột giấy.

Bên cạnh hệ thống bắt buộc còn tồn tại một HTGDPT khác là HTGDPT tự nguyện Đây là một hệ thống không chính thức hoạt động song song với HTGDPT bắt buộc và được quản lý bởi sự kết hợp của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân Hệ thống này cho phép các doanh nghiệp, các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân để bù đắp lượng khí thải của họ bằng cách mua các khoản bù đắp đã được được tạo ra thông qua cơ chế phát triển xanh (là cơ chế đầu tư vào các dự án giảm thiểu khí phát thải) HTGDPT tự nguyện góp phần giảm thiểu khí phát thải bên cạnh thị trường bắt buộc được hình thành từ các quy định Trên HTGDPT tự nguyện, các công ty không phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật buộc họ phải hạn chế lượng khí thải carbon của họ Với hệ thống này, bên mua điển hình có thể là một công ty bất kỳ đã cam kết trung hòa carbon Không có bất cứ quy định pháp luật hay vấn đề tài chính nào thúc đẩy các công ty trên mua quyền phát thải Nhiều công ty, điển hình là những công ty lớn, tìm cách trung hòa carbon như một phần của chiến lược quản trị xã hội môi trường (ESG) nhằm hướng tới phát triển bền vững hoặc đáp ứng yêu cầu có thể có của các cơ quan quản lý trong tưởng lai và phòng tránh việc quyền phát thải trong tương lai sẽ tăng giá mạnh Một số công ty khác xem việc mua quyền phát thải và trung hòa carbon là một cách để có những thông tin, góc nhìn tốt của xã hội về công ty Một số khác thì mua quyền phát thải vì cả hai lý do trên. Những bên bán quyền phát thải HTGDPT tự nguyện có thể là các dự án làm giảm thiểu carbon như nhà máy thủy điện công suất lớn hay thậm chí các dự án nhỏ hơn dựa vào cộng đồng như bếp/lò sạch, thân thiện với môi trường Có các dự án nhằm mục đích triệt tiêu hoặc giảm thiểu lượng khí thải trực tiếp từ các quá trình công nghiệp, triệt tiêu các chất phá hủy tầng ôzôn, hoặc xử lý nước thải. Ngoài ra còn có các dự án dựa vào thiên nhiên bao gồm hấp thụ đất hoặc trồng rừng Các bên thực hiện dự án sau khi được chứng nhận và được cấp tín chỉ carbon thì có thể bán các tín chỉ này trên thị trường để kiếm lợi nhuận Hai hệ thống tự nguyện và bắt buộc này không bài trừ lẫn nhau mà sẽ có thể hỗ trợ nhằm mục tiêu chung là trung hòa carbon.

 Tác động của hệ thống giao dịch phát thải lên nền kinh tế và môi trường:

Về tác động của HTGDPT, có thể thấy mặc dù HTGDPT sẽ gây tổn thất tới một số loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên khi được thực hiện HTGDPT sẽ giúp giảm thiểu lượng carbon phát thải ròng ra môi trường, từ đó giúp cải thiện chất lượng môi trường, phòng tránh, giảm thiểu những tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra và cũng có tác động tốt tới một số loại hình doanh nghiệp Bên cạnh đó, HTGDPT cũng mang lại lợi ích giúp thúc đẩy các công ty cải tiến, áp dụng công nghệ xanh vào việc sản xuất và kinh doanh của mình. Đầu tiên phải kể tới vai trò của HTGDPT trong việc giảm thiểu các vấn đề về môi trường Các lý thuyết kinh tế cho rằng HTGDPT sẽ là công cụ hỗ trợ đạt được mục tiêu giảm phát thải với chi phí thấp nhất Ngược lại, khi áp dụng thị trường giao dịch carbon sẽ có lợi nếu số tiền thu được từ bán hạn ngạch phát thải được sử dụng để tài trợ cho đầu tư công bổ sung cũng như giảm thuế thu nhập. Theo nghiên cứu về thị trường carbon châu Âu (EU), mức giá carbon 20 USD/tấn CO2 không có tác động bất lợi đối với nền kinh tế HTGDPT cũng được cho là sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn tái tạo Năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện dự trữ là những ví dụ về các nguồn năng lượng phi carbon sẽ mang lại tiềm năng phát triển Tránh lãng phí là rất quan trọng khi đầu tư vào các nhà máy điện than hiện nay để ngăn chặn sự lỗi thời của chúng trong 10-15 năm tới do không thể cạnh tranh về giá với các nguồn năng lượng khác khối lượng mới Trong giai đoạn phục hồi sau COVID-

19, việc triển khai HTGDPT sẽ khuyến khích đầu tư vào tính bền vững Trong Bài luận văn của Li & Jia (2016), tác giả đã chỉ ra tác động của HTGDPT đến nền kinh tế và môi trường Tuy rằng HTGDPT đã gây ra một số tổn thất về kinh tế trước mắt như: tổn thất GDP là 2,34 nghìn tỷ nhân dân tệ hay 2,56% trong kịch bản HTGDPT so với kịch bản không có HTGDPT vào năm 2030 Xi măng công nghiệp, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, sẽ giảm 14,96–18,24% về sản xuất, tiếp theo là điện, kim loại màu, thép và hóa chất tăng lần lượt khoảng 9,35%, 8,80%, 7,01% và 4,39% Chi phí giảm CO2 là 84,15 USD/tấn-CO2 Về mặt năng lượng: tiêu thụ than sẽ bắt đầu có tăng trưởng âm (-0,09%) vào năm 2025 Tiêu thụ than sẽ giảm 30,19% tuy nhiên dầu mỏ và khí tự nhiên sẽ tăng lên 1,00% và 3,37% vào năm 2030 do hiệu ứng thay thế Giá carbon sẽ tăng bằng cách giảm mức hạn ngạch phát thải tự do Tuy nhiên, các yếu tố hạn chế của các ngành công nghiệp phát thải nhiều KNK kể trên cũng giúp cải thiện vấn đề về môi trường. Đồng thời, có thể trong dài hạn, HTGDPT lại khuyến khích phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn Do đó, cũng theo Li & Jia (2016) đối với các tác động môi trường, HTGDPT lại mang tới các tác động tích cực như: khí thải CO2 sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 bằng cách thực hiện HTGDPT và mức phát thải cao nhất là 8,21 tỷ tấn, sẽ giảm phát thải CO2 20,02 tỷ tấn từ 2017 đến 2030, tương đương 59,60% tổng lượng phát thải CO2 của thế giới năm 2010 Điều này sẽ đáp ứng mục tiêu trong Thông báo chung Hoa Kỳ-Trung Quốc về Biến đổi Khí hậu Do đó, với HTGDPT, Trung Quốc kỳ vọng đỉnh carbon sẽ đạt được trước năm 2030. Một Bài luận văn khác của Lin & Jia (2017) cũng chỉ ra các điều tương tự Tác giả kết luận lượng khí thải CO2 sẽ được giảm đáng kể và đạt đến mức đạt đỉnh vào năm 2030 Trong 3 năm đầu, GDP sẽ giảm từ 0,26 - 0,29%, sau đó các tác động tiêu cực sẽ giảm dần xuống 0,16% vào năm 2030 Tiêu thụ năng lượng sẽ giảm 12,80% Tác giả cũng cho rằng các công ty thuộc ngành xây dựng và điện là những người mua lớn nhất trên HTGDPT Bên cạnh đó, với HTGDPT các doanh nghiệp được khuyến khích cắt giảm lượng khí thải carbon thông qua việc sử dụng định giá carbon cho đến khi chi phí cận biên của việc làm đó tương ứng với giá carbon Hiệu ứng KNK sẽ giảm bớt bằng cách giảm lượng khí thải carbon, điều này sẽ có tác động tích cực đến việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu Nói cách khác, định giá carbon sẽ làm giảm tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, bao gồm mực nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và thời tiết khắc nghiệt.

Về vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, mặc dù một số doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể bị mất lợi thế cạnh tranh trong thời gian ngắn do HTGDPT, nhưng những tác động lâu dài đối với toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ là tích cực Mặc dù có một số Bài luận văn chứng minh rằng HTGDPT sẽ gây tổn thất về mặt kinh tế, một số nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra HTGDPT có thể mang lại lợi ích kinh tế cho các công ty áp dụng công nghệ xanh Xia et al (2020) đã phân tích và đưa ra kết luận rằng nếu sản phẩm thông thường có lượng phát thải bằng hai lần mức phát thải của các sản phẩm carbon thấp thì lợi nhuận của các nhà sản xuất các sản phẩm carbon thấp có mối quan hệ cùng chiều với giá giao dịch phát thải Với kết quả này, các tác giả khuyến khích các nhà sản xuất có mức carbon thấp tiếp tục giảm lượng carbon Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng các nhà sản xuất carbon thấp cũng có thể tăng lợi thế cạnh tranh và thu lợi từ việc truyền thông và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, HTGDPT cũng sẽ cho phép các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thu được những lợi ích lớn từ thương mại quốc tế, bao gồm cả Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam Hiện tại, EU đang xem xét áp giá carbon bắt đầu từ năm 2023 đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không có thị trường hoặc thuế carbon Khi Việt Nam có thị trường carbon, hàng hóa Việt Nam sẽ không còn rào cản này.

Ngoài ra, HTGDPT cũng khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng và hạn chế phát thải Theo Luo & He

(2022) HTGDPT giúp thúc đẩy các công ty thực hiện cải tiến dây chuyền công nghệ, tiến tới sử dụng công nghệ xanh Bên cạnh đó, Yao et al (2023) Đầu tiên,HTGDPT ở Trung Quốc thúc đẩy đáng kể hiệu quả quản trị xanh của công ty và thông qua cơ chế thị trường, tạo động lực hiệu quả để doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm xã hội và môi trường của họ đồng thời nâng cao trình độ quản trị của công ty Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng thông qua tham gia HTGDPT và dưới sự giám sát của chính phủ, các công ty sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ xanh của doanh nghiệp.

Về các bước thành lập HTGDPT, Partnership for Market Readiness & International Carbon Action Partnership (2021) đã đưa ra 10 bước chi tiết để thiết kế và thành lập HTGDPT Các bước thành lập HTGDPT được đưa ra như sau:

Bước 2: Làm việc với các bên liên quan, tổ chức truyền thông, xây dựng cơ sở vật chất cần thiết (Engage stakeholders, communicate and build capacity)

Bước 3: Xác định phạm vi (Decide the scope)

Bước 4: Xác định hạn ngạch phát thải (Set the cap)

Bước 5: Phân bổ giấy phép phát thải (Distribute allowances)

Bước 6: Thúc đẩy thị trường vận hành hiệu quả (Promote a well-function market)

Bước 7: Bảo đảm giám sát và tuân thủ (Ensure oversight and compliance) Bước 8: Cân nhắc áp dụng tín chỉ bù trừ (Consider the use of offsets) Bước 9: Liên kết hệ thống (Consider linking)

Bước 10: Triển khai, đánh giá và cải thiện (Implement, evaluate, and improve)

Thông qua kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, để thành lập hệ thống giao dịch phát thải, các quốc gia ngoài việc tham khảo 10 bước thành lập HTGDPT thì cần chuẩn bị tốt các điều kiện về pháp lý, cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng và con người trước khi bước vào xây dựng HTGDPT Vấn đề pháp lý sẽ là nền tảng nhằm xây dựng và duy trì hoạt động ổn định của HTGDPT Trong khi đó, cơ sở dữ liệu lại hỗ trợ cho việc định mức, phân bổ hạn ngạch phát thải cũng như quản lý giá cả, tính minh bạch của HTGDPT Cơ sở hạ tầng, trong đó có phần quan trọng của hệ thống kỹ thuật sẽ đảm bảo cho các giao dịch được diễn ra một cách thuận lợi Yếu tố cuối cùng và cũng quan trọng nhất là yếu tố con người sẽ là yếu tố vận hành, tham gia và nghiên cứu HTGDPT để có thể giúp hệ thống duy trì ổn định cũng như liên tục được cập nhật và cải tiến để đáp ứng yêu cầu giao dịch phát thải.

2.1.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch

Hiện tại ở Việt Nam chưa có HTGDPT Do đó, đây là một vấn đề hoàn toàn mới ở nước ta hiện nay Việc áp dụng, xây dựng HTGDPT sẽ cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu Một trong những vấn đề cần nghiên cứu đó là tính sẵn sàng của các chủ thể trong nền kinh tế trong việc tham gia hệ thống, đặc biệt là các chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thành lập thị trường. Đã có một số lý thuyết nghiên cứu về tính sẵn sàng hay khả năng chấp nhận một vấn đề của một chủ thể Trong số đó, mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu để xác định hành vi của một chủ thể.

Dựa trên mô hình TRA (Theory of Reasoned Actions – Lý thuyết hành động hợp lý) của Fishbein & Ajzen (1975), Ajzen (1991) đã cải tiến lý thuyếtnày thành lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) có sáu 6 thuật ngữ chính: Niềm tin (Belief), Đánh giá (Evaluation), Thái độ (Attitude), Chuẩn mực chủ quan (Subjective Norms), Nhận thức kiểm soát (Perceived Behavior Control) và Ý định hành vi (Intention).

Trong các biến nói trên, biến nhận thức kiểm soát là biến được bổ sung và phát triển thêm so với mô hình TRA, các biến còn lại đều được đưa từ TRA sang.

Do đó, mô hình TRA có hầu hết các biến ở mô hình TPB, trừ biến nhận thức kiểm soát Các biến khác trong mô hình TPB đều được đưa từ mô hình TRA sang.

Trong mô hình TRA (1975) và TPB (1991), niềm tin theo Fishbein & Ajzen

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong bài luận văn, ý định hành vi là khả năng ai đó nghĩ rằng họ sẽ thực hiện một hành vi cụ thể Ý định hành vi càng tăng thì khả năng thực hiện hành vi của chủ thể càng cao Trong bài luân văn, theo quan điểm của tác giả, tính sẵn sàng trong bài thể hiện ý định thực hiện hành vi của một chủ thể tăng lên và chủ thể đó có nhiều khả năng thực hiện hành vi đó.

Các nghiên cứu về ý định hành vi thực hiện một hành động của tổ chức và cá nhân thường được sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) Tiền thân của mô hình TPB là mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasonned Action – TRA) được Fishbein & Ajzen (1975) đưa ra Sau đó, mô hình TRA đã được Ajzen (1991) cải tiến để tạo ra mô hình TPB.Trong mô hình TRA (Theory of Reasoned Actions – Lý thuyết hành động hợp lý) của Fishbein & Ajzen (1975) có sáu 6 thuật ngữ chính là: Niềm tin (Belief), Đánh giá (Evaluation), Thái độ (Attitude), Chuẩn mực chủ quan (Subjective Norms), Nhận thức kiểm soát (Perceived Behavior Control) và Ý định hành vi (Intention) Dựa vào mô hình TRA Ajzen (1991) đã cải tiến lý thuyết này bằng cách thêm biến biến nhận thức kiểm soát (Percived Control).

Về mặt thực nghiệm, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng lý thuyết TPB để kiểm chứng cũng như phát hiện tác động của các yếu tố trong lý thuyết hành vi có kế hoạch lên ý định hành vi Các tác giả thực nghiệm thường dùng các phương pháp phân tích nhân tố, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội và mô hình cấu trúc (SEM) để nghiên cứu tác động của các nhân tố trong TPB lên ý định hành vi của các đối tượng.

2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài

Về HTGDPT, Hu et al (2020) trong bài nghiên cứu của mình đã chỉ ra chính sách thí điểm HTGDPT ở Trung Quốc đã giúp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải của các ngành công nghiệp được quản lý trong các khu vực thí điểm Như vậy, tác giả cho rằng đây là một chính sách môi trường định hướng thị trường để giải quyết các thách thức nghiêm trọng về môi trường Theo tác giá, điều này khẳng định đầy đủ phương hướng cải cách cơ chế theo hướng thị trường của Trung Quốc và đảm bảo rằng thị trường đóng vai trò cơ bản trong phân bổ nguồn lực Do đó, tác giả kết luận Trung Quốc nên mở rộng hơn nữa những kinh nghiệm này đến nhiều khu vực hơn để thúc đẩy việc xây HTGDPT quốc gia Ngoài ra, Trung Quốc nên xem xét nhiều ngành công nghiệp hơn và nhiều loại tài nguyên hơn, chẳng hạn như giao dịch năng lượng và giao dịch nước.

Theo Wang et al (2019), trong điều kiện khan hiếm về tài nguyên kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa HTGDPT của Trung Quốc và việc chuyển đổi kinh tế carbon thấp Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, kể từ khi triển khai hệ thống mua bán carbon, năng suất carbon của các thành phố thí điểm đã tăng 1,133 lần đã cho thấy rằng việc vận hành HTGDPT đã thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế carbon thấp của các thành phố thí điểm ở một mức độ nhất định Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra cường độ R&D của các doanh nghiệp giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế các-bon thấp.

Về lý thuyết hành vi có kế hoạch, theo Liker & Sindi (1997) trong một nghiên cứu về khả năng chấp nhận một hệ thống công nghệ thông tin của một doanh nghiệp với dữ liệu của 94 người trực tiếp sử dụng và không sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tại hai trong số các công ty kế toán lớn nhất ở Mỹ. Các biến mà tác giả đề xuất là có ảnh hưởng tới ý định hành vi chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin bao gồm có thái độ của doanh nghiệp với hệ thống và chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp Tác giả cũng đặt giả thuyết cho rằng thái độ của doanh nghiệp đối với hệ thống bị tác động bởi nhận thức về tính hữu dụng của hệ thống (Usefulness of system), nhận thức về đánh giá kỹ năng (Valued skills), nhận thức về đánh giá tới định hướng nghề nghiệp (Career Progress) và nhận thức đánh giá về tính đảm bảo trong công việc (Job security) Chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp được tác giả cho rằng chịu tác động của hai biến nhận thức về áp lực cạnh tranh (Peer pressure) và nhận thức về hỗ trợ công tác quản lý (Management support) Sau đó, tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy để đánh giá tác động của các yếu tố lên ý định sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp Kết quả bài viết đã chỉ ra thái độ với hệ thống không có tác động tới việc sử dụng hệ thống Trái với thái độ, tác giả chỉ ra chuẩn mực chủ quan là biến quan trọng trong việc dự đoán ý định sử dụng hệ thống Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đã chỉ ra các biến đặc điểm người dùng và nhận thức về đánh giá kỹ năng có thể ảnh hưởng tới đánh giá của người dùng về việc kỹ năng của họ được đánh giá thế nào, có ảnh hưởng tới tương lai phát triển nghề nghiệp cũng như sự đảm bảo với vị trí công việc của họ không Ngược lại, nhận thức về tính dễ sử dụng của hệ thống sẽ giúp xác định quan điểm của người dùng về tính hữu ích của hệ thống Từ các đánh giá của người dùng về tương lai nghề nghiệp của bản thân cũng như tính hữu ích của hệ thống, người nghiên cứu có thể xác định thái độ của người dùng với hệ thống.Tuy thái độ không ảnh hưởng tới ý định hành vi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, tác giả đã chỉ ra các biến đặc điểm người dùng và sự tham gia của người dùng vào hệ thống ảnh hưởng trực tiếp tới ý định hành vi sử dụng hệ thống.

Liao et al (2006) đã sử dụng mô hình TPB kết hợp với mô hình EDM (Expectancy-Disconfirmation Model - Mô hình ký vọng không xác nhận) để nghiên cứu về sự thỏa mãn của khách hàng và khả năng tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên Bên cạnh các biến trong mô hình TPB, tác giả bổ sung biến sự không xác nhận thể hiện hành vi khác nhau của khách hàng trước và sau khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ để nghiên cứu Tác giả đã sử dụng bảng hỏi và thu được 469 kết quả trả lời từ sinh viên tại trường Đại học Tôn Dật Tiên Tác giả đã đưa ra các giả thuyết chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính hữu ích của hệ thống, nhận thức kiểm soát và sự hài lòng sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi tiếp tục sử dụng hệ thống Ở đây, tác giả thay vì dùng thái độ đã sử dụng biến hài lòng theo tác giả thái độ sẽ được sử dụng cho trường hợp trước khi mua hàng và sử dụng dịch vụ còn sự hài lòng là sau khi mua hàng, do đó để đánh giá việc tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của khách hàng cần sử dụng biến sự hài lòng Ngoài ra, tác giả cũng đặt giả thuyết nhận thức về sự hữu ích, sự không xác nhận và nhận thức về tính dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng.Chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính dễ sử dụng và sự không xác nhận theo tác giả cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức về sự hữu ích Bên cạnh đó,giả thuyết về sự không xác nhận và nhận thức kiểm soát sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức về tính dễ sử dụng Tác giả thông qua nghiên cứu sử dụng mô hìnhSEM đã kết luận chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát được xác định là hai yếu tố quan trọng đối với việc tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên Cũng theo tác giả, chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tới nhận thức của một người về tính hữu dụng của hệ thống đại học số Nhận thức kiểm soát theo giả định của tác giả sẽ tác động lên mức độ khó hay dễ của việc sử dụng hệ thống.Với các biến chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi, tổng phương sai được giải thích trong biến ý định hành vi là 70% Điều này cho thấy giá trị của các biến trong mô hình TPB trong việc giải thích hành vi tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên Khi đó, theo tác giả, mức độ dễ dàng của việc sử dụng hệ thống và nhận thức về tính hữu dụng của hệ thống sẽ tác động trực tiếp lên mức độ hài lòng của người dùng với hệ thống, từ đó có ý định sử dụng tiếp tục hệ thống của người dùng Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng nhận thức về tính hữu dụng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi Điều này là bởi vì nếu người dùng tin rằng việc tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ và khen thưởng của tổ chức, họ sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống Tác giả cũng cho rằng việc tiếp tục sử dụng hệ thống đại học số của sinh viên có thể không nhất thiết có mối liên hệ với sự hài lòng trong các trường hợp nhất định, tuy nhiên tính hữu dụng của hệ thống lại đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của sinh viên Theo tác giả, ý định hành vi của người dùng chủ yếu được xác định bởi sự hài lòng.

González et al (2012) đã sử dụng mô hình TPB nghiên cứu 944 đối tượng. Tác giả đã chạy mô hình SEM để xác thực bảng hỏi Tác giả đã chứng mình được các thang đo trong bộ câu hỏi của mình có tính nhất quán.

MacFarlane & Woolfson (2013) đã nghiên cứu thông qua khảo sát 92 giáo viên ở Scotland về việc giảng dạy toàn diện Tác giả giả thuyết thái độ (bao gồm niềm tin và cảm xúc), chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát có tác động tới hành vi giảng dạy toàn diện của giáo viên Tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội để xác định tác động của các biến tới ý định hành vi giảng dạy toàn diện của giáo viên và đưa ra kết luận thái độ và nhận thức kiểm soát có tác động tới hành vi giảng dạy toàn diện của giáo viên trong khi chuẩn mực chủ quan thì không có tác động tới ý định hành vi dạy học toàn diện của giáo viên.

Trong một bài viết khác, Mishra et al (2014) đã nghiên cứu về việc chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh đã sử dụng mô hình TPB Trong Bài luận văn, tác giả đã đặt ra giả thuyết các biến thái độ và chuẩn mực chủ quan sẽ ảnh hưởng tới ý định hành vi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh của doanh nghiệp Tác giả đã xây dựng bảng hỏi để khảo sát 182 đại diện của bộ phận công nghệ thông tin tại các công ty Tác giả đã chỉ ra chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tới việc một người có chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh hay không Như vậy có nghĩa là việc một người có chấp nhận hệ thống thông tin hay không phụ thuộc nhiều vào niềm tin của họ đối với quan điểm của một người quan trọng về việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin Trong Bài luận văn về việc chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh Ngoài ra, tác giả cũng giả định các biến ‘‘Kỳ vọng cá nhân” (Personal Realted Beliefs – PRB), “Loại hình công ty công/tư” (Sector of Respondent - SR), ‘‘Kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin” (Experience of Respondent - ER) và “Mức độ nhận thức về môi trường và hệ thống công nghệ thông tin xanh” (Level of Awareness - LA) có tác động tới thái độ của một người với hệ thống công nghệ thông tin xanh. Trong các biến mà tác giả sử dụng, biến “Mức độ nhận thức về môi trường và hệ thống công nghệ thông tin xanh” bao hàm các thành phần nhận thức “tin tưởng vào nhận thức đầy đủ về các vấn đề môi trường”, “tin tưởng vào nhận thức đầy đủ về tác động của hệ thống công nghệ thông tin xanh đối với môi trường”, và

“tin tưởng vào nhận thức đầy đủ về việc thực hành hệ thống công nghệ thông tin xanh” Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra loại hình công ty công/tư nơi mà các cá nhân làm việc có ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tinh xanh Kết quả cho thấy các cá nhân làm việc ở các tổ chức, công ty công thường khó chấp nhận hệ thống công nghệ thông tin xanh hơn Với kết quả của nghiên cứu này tác giả không thể tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa kinh nghiệm trước đó và việc áp dụng công nghệ thông tinh xanh Nghiên cứu cũng thấy rằng mức độ nhận thức có tác động đáng kể đến thái độ, ý định và hành vi thực tế trong việc áp dụng công nghệ thông tin xanh.

Trong Bài luận văn Ahmmed et al (2014), tác giả đã nghiên cứu về dự định của giáo viên trong việc giảng dạy cho học sinh khuyết tật sử dụng mô hình TPB.Tác giả đã sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu từ các cơ sở giáo dục ởBangladesh để nghiên cứu hành vi dạy học toàn diện của giáo viên Tác giả đã đặt giả thuyết các biến thái độ của giáo viên, nhận thức về sự hỗ trợ của nhà trường (chuẩn mực chủ quan của giáo viên về việc nhà trường có ủng hộ giảng dạy cho học sinh khuyết tật) và nhận thức về hạn chế của bản thân giáo viên(nhận thức kiểm soát) là ba biến có tác động lên ý định giảng dạy cho các học sinh khuyết tật của giáo viên Tác giả đã chỉ ra nhận thức của giáo viên về sự hỗ trợ của nhà trường với việc giảng dạy học sinh khuyết tật là một biến quan trọng trong việc dự đoán về hành động giảng dạy cho học sinh khuyết tật của giáo viên. Bên cạnh đó, hai biến thái độ và nhận thức kiểm soát của giáo viên cũng được tác giả cho là có ý nghĩa trong việc dự đoán hành vi dạy học cho học sinh khuyết tật của giáo viên.

Trong Bài luận văn của Hellmich et al (2019) nghiên cứu về việc giảng dạy toàn diện của giáo viên trên lớp học đã sử dụng mô hình TPB Tác giả đã đặt giả thuyết các biến thái độ của giáo viên, nhận thức về sự hỗ trợ của nhà trường (chuẩn mực chủ quan của giáo viên về việc nhà trường có ủng hộ giảng dạy cho học sinh khuyết tật) và nhận thức về hạn chế của bản thân giáo viên (nhận thức kiểm soát) là ba biến có tác động lên ý định giảng dạy cho các học sinh khuyết tật của giáo viên Tác giả đã thực hiện xây dựng bảng hỏi khảo sát 290 giáo viên tiểu học từ 62 trường tại Đức để tiến hành nghiên cứu Tác giả đã chỉ ra biến hái độ của giáo viên và nhận thức về hạn chế của bản thân giáo viên đều có ý nghĩa với ý định hành vi dạy học toàn diện của giáo viên Biến nhận thức về sự hỗ trợ của nhà trường theo tác giả không có tác động tới ý định hành vi dạy học toàn diện của giáo viên.

Như vậy có thể thấy các Bài luận văn đi trước có áp dụng và đã chỉ ra tính hữu dụng của các biến gốc của mô hình TPB trong việc dự đoán ý định hành vi. Một số nghiên cứu chỉ ra thái độ, ý định hành vi, nhận thức kiểm soát hoặc cả ba biến trên đều có ý nghĩa trong việc dự đoán ý định hành vi Bên cạnh đó, trong Bài luận văn về một vấn đề khá tương tự với đề tài của nghiên cứu này là Bài luận văn của Mishra et al (2014) về việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh, tác giả đã sử dụng biến nhận thức để kiểm định tính dự đoán và đã chứng minh biến này có khả năng dự đoán ý định hành vi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin xanh của một người.

Về chi tiết các bộ câu hỏi được sử dụng trong các nghiên cứu đi trước, các Bài luận văn đi trước có sử dụng bảng hỏi thường đưa các câu hỏi được đo lường với thang đo Likert đơn cực hoặc lưỡng cực Dưới đây là một số các câu hỏi đã được sử dụng trong một số Bài luận văn đi trước:

Bảng 2.1 Tổng quan các câu hỏi khảo sát trong các nghiên cứu đi trước

Thái độ González et al.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn có thể chia làm 07 bước như sau:

(i) Xác định vấn đề nghiên cứu;

(ii) Xác định giả thuyết nghiên cứu;

(iii) Xác định phương pháp nghiên cứu,

(iv) Lựa chọn mô hình nghiên cứu;

(v) Thu thập và xử lý tài liệu, số liệu;

(vi) Kiểm định và phân tích kết quả nghiên cứu;

(vii) Kết luận và đưa ra khuyến nghị.

Các bước nghiên cứu cụ thể như sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Trong bước này, tác giả tiến hành tổng quan các Bài luận văn đi trước và các lý thuyết về hành vi sẵn sàng của một đối tượng cũng như về HTGDPT Qua quá trình tổng hợp, Bài luận văn đã chỉ ra chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT thông qua nghiên cứu các yếu tố tác động tới sự sẵn sàng bằng mô hình TPB Do đó, Bài luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT Bên cạnh đó, Bài luận văn cũng chỉ ra câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

- Cơ sở lý thuyết về sự tác động của các yếu tố đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT là như thế nào?

- Các yếu tố nào có tác động tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT như thế nào?

- Để nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT thì có thể thực hiện các biện pháp nào?

- Bước 2: Xác định giả thuyết nghiên cứu

Cũng trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và lý thuyết đi trước, cộng thêm việc vấn đề nghiên cứu đã được xác định, Bài luận văn đưa ra các giả thuyết nghiên cứu để tiếp tục có những phương pháp chứng minh hay bác bỏ các giả thuyết.

Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là các biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT Ngoài ra, Bài luận văn còn đưa thêm một giả định khác là nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường và HTGDPT có tác động tích cực tới thái độ của doanh nghiệp với HTGDPT.

- Bước 3: Xác định phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra, Bài luận văn đưa ra các phương pháp nghiên cứu phù hợp để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng bao gồm: phương pháp thu thập tài liệu và số liệu, phương pháp xác định mẫu và cỡ mẫu, phương pháp phân tích số liệu.

- Bước 4: Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đi trước, Bài luận văn lựa chọn mô hình nghiên cứu, các biến và các quan hệ trong mô hình sao cho phù hợp.

- Bước 5: Thu thập và xử lý tài liệu, số liệu

Tài liệu được thu thập bao gồm các Bài luận văn và lý thuyết đã có về HTGDPT và nghiên cứu về sự sẵn sàng của một tổ chức, cá nhân Các tài liệu tham khảo bao gồm các sách và tạp chí trong và ngoài nước có đề cập tới các vấn đề được nêu ở trên.

Qua nghiên cứu các tài liệu, Bài luận văn cũng đưa ra được bộ câu hỏi nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu Bộ dữ liệu sau khi được hoàn thành và lấy ý kiến chuyên gia sẽ được gửi đi tới các doanh nghiệp để lấy kết quả.

Qua tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu, Bài luận văn cũng lựa chọn được mô hình nghiên cứu và các biến cho Bài luận văn Sau đó, Bài luận văn sẽ tiến hành kiểm định tác động của các yếu tố lên ý định sẵn sàng của các doanh nghiệp trong vấn đề tham gia vào HTGDPT Các vấn đề kỹ thuật trong Bài luận văn sẽ được chạy trên ngôn ngữ lập trình python.

- Bước 6: Kiểm định mô hình và phân tích kết quả

Dựa trên cơ sở kết quả khảo sát thu thập được, tác giả đưa ra các thống kê mô tả cho thấy thực trạng về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT cũng như tương quan giữa các biến trong nghiên cứu.

Sau đó, Bài luận văn tiến hành chạy và kiểm định mô hình để chỉ ra tác động của các yếu tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT.

Bước 7: Khuyến nghị và kết luận

Dựa trên kết quả nghiên cứu, Bài luận văn phân tích và đưa ra các khuyến nghị, hàm ý chính sách giúp nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tạiViệt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Dữ liệu và xử lý dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế và gửi đi lấy ý kiến chuyên gia trước khi gửi cho doanh nghiệp Thời gian gửi khảo sát từ12/2022 đến 01/2023 Sau khi gửi đi cho các doanh nghiệp, đã có 67 câu trả lời được gửi về từ các doanh nghiệp, trong đó có 2 câu trùng nhau Do đó, tổng số câu trả lời hợp lệ thu về được là 66 mẫu trả lời Cỡ mẫu trong mô hình PLS-SEM thường không yêu cầu cỡ mẫu lớn Theo Hair et al (2017), kích cỡ mẫu dùng cho mô hình PLS-SEM có thể nhỏ hơn 100 Theo lý thuyết giới hạn trung tâm(Central Limit Theorem) thì kích cỡ mẫu từ 30 trở lên có thể khiến phân phối của của các giá trị trung bình mẫu xấp xỉ phân phối chuẩn Theo quy tắc 10 lần được Barclay et al (1995) đưa ra, số quan sát tối thiểu để chạy mô hình PLS-

SEM bằng 10 lần số đường dẫn lớn nhất tới một biến riêng biệt trong mô hình. Trong mô hình nghiên cứu, số đường dẫn lớn nhất tới một biến là 3 (tới biến sự sẵn sàng) Do đó, Bài luận văn sử dụng kích cỡ mẫu tối thiểu là 10x30.

Các câu trả lời trong bảng hỏi được gán giá trị theo thang đo Likert 5 cấp độ Mức 2,5 là trung bình của các thang đo Trong bài luận văn, để thuận tiện mô tả, các giá trị từ 2,5 đến 4 được gọi là trên trung bình, từ 4 tới 5 là cao Các giá trị từ 1 đến 2.5 là dưới trung bình và từ 0 đến 1 là thấp.

Các câu hỏi trong bảng khảo sát cũng được đưa ra sau khi nghiên cứu các bộ câu hỏi của các nghiên cứu đi trước Các bộ câu hỏi được đặt ra nhằm xác định các biến Nhận thức, Thái độ, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức kiểm soát và Ý định hành vi Câu hỏi được đặt ra trong bài được dựa trên thang đo 5 mức độ Likert Câu hỏi tập trung vào việc doanh nghiệp đã sẵn sàng để tham gia HTGDPT hay chưa Câu trả lời được đánh điểm từ 1 đến 5: từ Rất không đồng ý đến Rất đồng ý.

Câu đặt ra để xác định ý định hành vi (tính sẵn sàng) của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT bao gồm:

- Doanh nghiệp tôi có thể tham gia HTGDPT ngay tại giai đoạn thí điểm

- Doanh nghiệp tôi có thể tham gia HTGDPT tại giai đoạn thị trường chính thức hoạt động

- Doanh nghiệp tôi sẵn sàng tham gia HTGDPT một cách tự nguyện

- Doanh nghiệp của tôi sẵn sàng tham gia vào HTGDPT nhằm đáp ứng quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước

Các câu hỏi về thái độ của doanh nghiệp với HTGDPT bao gồm:

- Việc tham gia vào thị trường phát thải là cần thiết đối với doanh nghiệp tôi- Việc tham gia vào thị trường phát thải là có lợi đối với doanh nghiệp tôi

- Việc tham gia vào thị trường phát thải là quan trọng đối với doanh nghiệp tôi

- Việc tham gia vào HTGDPT giúp cải thiện vấn đề môi trường

- Việc tham gia vào HTGDPT giúp Việt Nam đáp ứng cam kết của Việt Nam về các vấn đề về môi trường

- Việc tham gia vào HTGDPT có tác động tích cực tới nền kinh tế

- Môi trường kinh tế tại Việt Nam phù hợp để thành lập HTGDPT

- Môi trường chính trị tại Việt Nam phù hợp để thành lập HTGDPT

- Môi trường pháp luật tại Việt Nam phù hợp để thành lập HTGDPT

- Môi trường công nghệ tại Việt Nam phù hợp để thành lập HTGDPT

Về chuẩn mực chủ quan, các câu hỏi sẽ tập trung vào việc các doanh nghiệp nghĩ gì về suy nghĩ của các bên liên quan về việc doanh nghiệp mình cần phải tham gia vào HTGDPT Các bên liên quan tới doanh nghiệp được lấy bao gồm các bên liên quan chính như: chủ sở hữu, cơ quan quản lý, người lao động, khách hàng và các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực Các câu hỏi bao gồm:

- Khách hàng mong muốn doanh nghiệp tôi tham gia vào HTGDPT

- Chủ sở hữu/nhà đầu tư của doanh nghiệp mong muốn doanh nghiệp của tôi tham gia giao dịch trên HTGDPT

- Người lao động của doanh nghiệp tôi mong muốn doanh nghiệp tham gia vào HTGDPT

- Các cơ quan quản lý mong muốn doanh nghiệp của tôi tham gia vào HTGDPT

- Chủ sở hữu/nhà đầu tư của doanh nghiệp đã sẵn sàng tham gia giao dịch trên HTGDPT

- Người lao động của doanh nghiệp tôi đã sẵn sàng tham gia vào HTGDPT

- Các cơ quan quản lý đã sẵn sàng cho HTGDPT

- Các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực với doanh nghiệp của tôi sẵn sàng tham gia vào HTGDPT

Về biến nhận thức kiểm soát, các câu hỏi sẽ tập trung vào việc doanh nghiệp có hiểu biết về HTGDPT hay không cũng như doanh nghiệp có đủ nguồn lực cũng như khả năng kiểm soát khi tham gia vào HTGDPT hay không Các câu hỏi bao gồm:

- Doanh nghiệp tôi có đủ hiểu biết về HTGDPT để tham gia vào thị trường

- Doanh nghiệp tôi có đủ nguồn nhân lực để tham gia vào HTGDPT

- Doanh nghiệp tôi có đủ nguồn lực tài chính để tham gia vào HTGDPT

- Doanh nghiệp tôi có đủ nguồn lực công nghệ để tham gia vào HTGDPT

- Doanh nghiệp tôi có đủ các nguồn lực khác để tham gia vào HTGDPT

- Doanh nghiệp tôi có khả năng kiểm soát khi tham gia vào HTGDPT

Ngoài ra, Bài luận văn cũng sử dụng thêm biến nhận thức (LA) như một yếu tố tác động tới thái độ của doanh nghiệp đối với HTGDPT Biến nhận thức sẽ tập trung khai thác nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường cũng như các ảnh hưởng tích cực của HTGDPT tới môi trường Các câu hỏi bao gồm:

- Doanh nghiệp tôi có hiểu biết về vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay

- Doanh nghiệp tôi có hiểu biết về cách thức vận hành của HTGDPT

- Doanh nghiệp tôi có hiểu về tác động của HTGDPT đến doanh nghiệp tôi

- Doanh nghiệp tôi có hiểu về tác động của HTGDPT lên môi trường

- Doanh nghiệp tôi có hiểu về tác động của HTGDPT lên nền kinh tế

Bảng hỏi được lập, sau đó sẽ được gửi xin ý kiến của các chuyên gia Sau khi xin ý kiến của các chuyên gia, bảng hỏi sẽ được gửi tới các doanh nghiệp để thu thập thông tin.

Bảng 3.1 Tên viết tắt các quan sát của biến quan sát

BI1 1 Doanh nghiệp tôi có thể tham gia HTGDPT ngay tại giai đoạn thí điểm

BI2 2 Doanh nghiệp tôi có thể tham gia HTGDPT tại giai đoạn thị trường chính thức hoạt động

BI3 3 Doanh nghiệp tôi sẵn sàng tham gia HTGDPT một cách tự nguyện

BI4 4 Doanh nghiệp của tôi sẵn sàng tham gia vào HTGDPT nhằm đáp ứng quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước

ATT1 1 Việc tham gia vào HTGDPT là cần thiết đối với doanh nghiệp tôi

ATT2 2 Việc tham gia vào HTGDPT là có lợi đối với doanh nghiệp tôi ATT3 3 Việc tham gia vào HTGDPT là quan trọng đối với doanh nghiệp tôi

ATT4 4 Việc thành lập HTGDPT giúp cải thiện vấn đề môi trường

ATT5 5 Việc thành lập HTGDPT giúp Việt Nam đáp ứng các cam kết về môi trường

ATT6 6 Việc thành lập HTGDPT có tác động tích cực tới nền kinh tế ATT7 7 Môi trường kinh tế tại Việt Nam phù hợp để thành lập hệ thống dịch phát thải

ATT8 8 Môi trường chính trị tại Việt Nam phù hợp để thành lập

ATT9 9 Môi trường pháp luật tại Việt Nam phù hợp để thành lập

ATT10 10 Môi trường công nghệ tại Việt Nam phù hợp để thành lập

ATT11 11 Môi trường xã hội tại Việt Nam phù hợp để thành lập HTGDPT SN1 1 Khách hàng mong muốn doanh nghiệp tôi tham gia vào

SN2 2 Chủ sở hữu/nhà đầu tư của doanh nghiệp mong muốn doanh nghiệp tôi tham gia giao dịch trên HTGDPT

SN3 3 Người lao động của doanh nghiệp tôi mong muốn doanh nghiệp tham gia vào HTGDPT

SN4 4 Các cơ quan quản lý mong muốn doanh nghiệp tôi tham gia vào

SN5 5 Chủ sở hữu/nhà đầu tư của doanh nghiệp đã sẵn sàng tham gia giao dịch trên HTGDPT

SN6 6 Người lao động của doanh nghiệp tôi đã sẵn sàng tham gia vào

SN7 7 Các cơ quan quản lý đã sẵn sàng cho việc thành lập HTGDPT SN8 8 Các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực với doanh nghiệp của tôi sẵn sàng tham gia vào HTGDPT

PC1 1 Doanh nghiệp tôi có đủ hiểu biết về HTGDPT để tham gia vào thị trường

PC2 2 Doanh nghiệp tôi có đủ nguồn nhân lực để tham gia vào

PC3 3 Doanh nghiệp tôi có đủ nguồn lực tài chính để tham gia vào

PC4 4 Doanh nghiệp tôi có đủ nguồn lực công nghệ để tham gia vào

PC5 5 Doanh nghiệp tôi có đủ các nguồn lực khác để tham gia vào

PC6 6 Doanh nghiệp tôi có khả năng kiểm soát khi tham gia vào

AW1 1 Doanh nghiệp tôi có hiểu biết về vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay

AW2 2 Doanh nghiệp tôi có hiểu biết về cách thức vận hành của

HTGDPT AW3 3 Doanh nghiệp tôi có hiểu biết về tác động của HTGDPT đến doanh nghiệp tôi AW4 4 Doanh nghiệp tôi có hiểu biết về tác động của HTGDPT lên môi trường AW5 5 Doanh nghiệp tôi có hiểu biết về tác động của HTGDPT lên nền kinh tế

Sau khi thu thập, dữ liệu sẽ được tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha Theo George & Mallery (2003) thì các giá trị của kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha được lý giải như sau:

Bảng 3.2 Ý nghĩa của giá trị kiểm định Cronbach’s Alpha

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Thực trạng và lộ trình xây dựng hệ thống giao dịch phát thải tại Việt Nam

Việc tổ chức và sự phát triển HTGDPT trong nước được nêu trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, với kế hoạch hoạt động chính thức bắt đầu từ năm

2028 Đây là cơ sở pháp lý gần đây nhất cho các luật điều chỉnh cấu trúc và sự phát triển của HTGDPT Các hoạt động mua bán hạn ngạch phát thải KNK, tín chỉ carbon và tín chỉ carbon bù đắp được đưa vào thị trường carbon nội địa. Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 quy định cụ thể về giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn Để ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết áp dụng Luật Bảo vệ môi trường. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu Để ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết áp dụng Luật Bảo vệ môi trường. Khi Việt Nam bước vào giai đoạn thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc của Thỏa thuận Paris, đây là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng giúp nhà nước quản lý biến đổi khí hậu hiệu quả hơn, đồng thời đạt được các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải KNK.

Lộ trình giảm phát thải KNK đến năm 2030 được chia thành hai giai đoạn: 2021–2025 và 2026–2030, theo Nghị định 06/2022/NĐ–CP Các Bộ ngành đưa các chiến lược quản lý vào thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu giảm phát thải KNK của quốc gia Trong các năm 2021 đến 2025, các cơ sở phát thải lớn không phải thực hiện giảm phát thải đối với cơ sở; tuy nhiên, trong các năm từ 2026 đến 2030, các cơ sở phát thải lớn phải thực hiện kiểm kê KNK, lập và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK theo hạn ngạch được giao phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK và được phép mua bán, chuyển nhượng hạn ngạch khí thải KNK và tín chỉ carbon trên HTGDPT trong nước.

Phương án hình thành và vận hành thị trường carbon trong nước cũng được đề xuất tại Điều 17 Nghị định cùng với lộ trình giảm phát thải KNK, cụ thể:

Từ nay đến hết năm 2027, tập trung xây dựng hướng dẫn xử lý hạn ngạch, tín chỉ phát thải carbon và GDPR Ngoài ra, Việt Nam đang phối hợp triển khai trong nước và toàn cầu cơ chế mua bán và thanh toán bù trừ tín chỉ carbon theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận đã ký kết với các nước là thành viên; vào năm

2025, các dự án thí điểm thành lập và lập kế hoạch thành lập của HTGDPT sẽ bắt đầu Các sáng kiến để nâng cao năng lực và nâng cao nhận thức về sự phát triển của HTGDPT cũng được yêu cầu.

Thiết lập và quản lý trao đổi tín chỉ carbon được công nhận bắt đầu từ năm 2028; quy định về nỗ lực liên kết và mua bán tín chỉ carbon địa phương với HTGDPT khu vực và quốc tế. Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, cần khuyến khích khu vực doanh nghiệp thực hiện các chiến lược giảm phát thải KNK tốt nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình kinh tế sang mô hình phát thải carbon thấp Theo các chuyên gia của dự án VN-PMR, các cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng và ban hành hệ thống kiểm kê KNK cũng như hệ thống giám sát phát triển để hình thành và phát triển HTGDPT tại Việt Nam. Phát thải KNK và hệ thống đo đạc, báo cáo, đánh giá từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở phát thải, chiến lược giảm nhẹ phát thải cho từng ngành/phân ngành một cách minh bạch, đầy đủ và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Đối với doanh nghiệp, thu thập dữ liệu và chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tham gia HTGDPT thông qua hoạt động kiểm kê KNK, nâng cao năng lực; quan trắc, báo cáo, đánh giá hoạt động phát thải KNK cấp ngành và cấp cơ sở; và tính toán các kịch bản giảm phát thải là nhiệm vụ cấp bách cần có lộ trình phù hợp.

Trong giai đoạn 2026 đến 2030 và hàng năm đối với các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại, Bộ Tài nguyên & Môi trường sẽ công bố tiêu chuẩn phát thải KNK trên một đơn vị sản phẩm trên cơ sở tổng giới hạn phát thải KNK của quốc gia Từ đó, dựa trên chiến lược kinh doanh, các bên tìm mua hạn ngạch phát thải cũng như các bên có nguồn tài chính để cắt giảm phát thải sẽ bắt đầu xuất hiện trên HTGDPT.

Các doanh nghiệp trong danh sách gây ô nhiễm chính dự kiến sẽ phải có các chiến lược giảm phát thải bắt đầu từ năm 2026, theo lộ trình đã vạch ra trước đó Các ngành và cơ sở phát thải lớn, như sản xuất thép, nhiệt điện, quản lý chất thải rắn và sản xuất xi măng, sẽ được giao nhiệm vụ kiểm kê khí thải trong giai đoạn thí điểm theo danh mục của Thủ tướng đồng thời tăng công suất và thiết lập các điều kiện cần thiết tham gia vào HTGDPT khi nó đi vào hoạt động.

Kết quả kiểm định thang đo

Dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm định độ tin cậy thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo của các biến như sau:

Bảng 4.1 Giá trị kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Thái độ Chuẩn mực chủ quan

Nhận thức Ý định hành vi

Từ bảng trên, có thể thấy giá trị kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của thang đó biến Nhận thức là 0.87 Thang đo của các biến còn lại đều có giá trị kiểm định độ tin cậy lớn hơn 0.9.

Như vậy, với thang đo biến nhận thức, kiểm định độ tin cậy cho thấy có thể chấp nhận được các thang đo của biến này Với các biến khác bao gồm Thái độ,Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức kiểm soát và Ý định hành vi đều cho kết quả kiểm định là xuất sắc.

Phân tích dữ liệu

Các doanh nghiệp trả lời khảo sát hoạt động trong 35 lĩnh vực khác nhau.Phần nhiều trong số đó là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí (17%), Khai khoáng (15%) và Các doanh nghiệp thuộc Xây dựng (14%) Các ngành còn lại mỗi ngành chiếm khoảng 1,5% tổng số các doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát.

Về cơ cấu sở hữu, có 63% doanh nghiệp tham gia thuộc sở hữu nhà nước, 35% là doanh nghiệp tư nhân và 1,5% là doanh nghiệp FDI.

Hình 4.1 Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp tham gia khảo sát

Về mức độ phát thải, các doanh nghiệp được khảo sát phần lớn (80%) phát thải dưới 1 triệu tấn trên 1 năm Các doanh nghiệp phát thải từ 1 đến 5 triệu tấn chiếm 9% tổng số các doanh nghiệp được khảo sát Các doanh nghiệp phát thải từ 5 đến 10 triệu tấn và trên 10 triệu tấn trên một năm đều chiếm 6% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát Các doanh nghiệp phát thải nhiều (trên 10 triệu tấn 1 năm đều là các doanh nghiệp thuộc ngành Sản xuất và phân phối điện,nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí.

Hình 4.2 Mức độ phát thải của các doanh nghiệp được khảo sát

Về việc sử dụng vật liệu tái tạo, có 65% số doanh nghiệp tham gia khảo sát chỉ ra có sử dụng vật liệu tái tạo, 35% số doanh nghiệp còn lại không sử dụng vật liệu tái tạo.

Hình 4.3 Số doanh nghiệp có/ không sử dụng vật liệu tái tạo

Về việc niêm yết, trong số các doanh nghiệp được khảo sát chỉ có 17% số doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Còn lại 83% số doanh nghiệp chưa được niêm yết trên thị trường Trong số các doanh nghiệp đã niêm yết, có nhiều doanh nghiệp đến từ lĩnh vực Sản xuất và phân phối điện, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí Trong số các doanh nghiệp chưa niêm yết, phần nhiều các doanh nghiệp đến từ lĩnh vực khai khoáng.

Hình 4.4 Số doanh nghiệp đã niêm yết/ chưa niêm yết

Các doanh nghiệp tham gia khảo sát phần nhiều (56%) đều có quy mô trên

100 tỷ đồng Có 15% số doanh nghiệp có quy mô từ 3 đến dưới 20 tỷ đồng và 11% số doanh nghiệp tham gia khảo sát có quy mô từ 20 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng và 18% số doanh nghiệp có quy mô dưới 3 tỷ đồng Các doanh nghiệp có quy mô lớn (trên 100 tỷ đồng) có nhiều doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân (chiếm hơn 80% số doanh nghiệp quy mô lớn tham gia trả lời khảo sát) Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ toàn (từ 3 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng) toàn bộ đều là các doanh nghiệp tư nhân Các doanh nghiệp FDI tham gia khảo sát đều có mức quy mô trên 100 tỷ đồng.

Hình 4.5 Quy mô của các doanh nghiệp tham gia khảo sát

Biến ý định hành vi cho thấy các quan sát về mức độ sẵn sàng tham gia vào HTGDPT của các doanh nghiệp ở mức trên trung bình Giá trị trung bình của các thang đo giao động trong khoảng từ 2,75 đến 3,85; trung vị rơi vào khoảng 3 đến

4 Trong các quan sát, quan sát về tính sẵn sàng của doanh nghiệp khi tham gia vào HTGDPT ở thời điểm thí điểm cho kết quả thấp nhất (với trung bình là 2,75 và trung vị là 3) Độ phân tán của thang đo này cũng là lớn nhất khi độ lệch chuẩn là 1,28 Điều này cho thấy không nhiều doanh nghiệp tham gia vào trả lời khảo sát sẵn sàng tham gia vào HTGDPT ở thời điểm thí điểm Tuy nhiên, có một số ít doanh nghiệp vẫn hoàn toàn đồng ý (giá trị lớn nhất ở mức 5) rằng mình sẵn sàng tham gia vào HTGDPT ở thời điểm thí điểm Ngược lại, quan sát về tính sẵn sàng của doanh nghiệp tham gia nhằm đáp ứng yêu cầu của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước cho giá trị cao nhất với trung bình là 3,85 và trung vị là 4 Đồng thời với quan sát này, độ lệch chuẩn cũng là nhỏ nhất (1,11) Như vậy, mức độ tập trung của thang đo này là lớn nhất Điều này thể hiện các doanh nghiệp tham gia khảo sát có ý định cho rằng mình sẵn sàng tham gia vàoHTGDPT nếu được yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước hoặc để đáp ứng yêu cầu của pháp luật Tuy nhiên, trong thang đo này, vẫn có doanh nghiệp cho rằng mình không sẵn sàng tham gia vào HTGDPT (giá trị nhỏ nhất bằng 1) kể cả để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hay theo yêu cầu của pháp luật. Với các thang đo về sự sẵn sàng của doanh nghiệp khi tham gia vào HTGDPT ở thời điểm chính thức và tham gia vào thị trường một cách tự nguyện thì các giá trị thống kê của các thang đo khá tương đồng với nhau (với trung bình đều là 3,43) Nhìn chung, các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho thấy mức độ sẵn sàng tham gia vào HTGDPT ở mức trên trung bình Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp đó vẫn tồn tại các doanh nghiệp là ngoại lệ khi cho thấy mức sẵn sàng rất cao (5) hoặc không sẵn sàng (1) ở các thang đo.

Trong các doanh nghiệp hoàn toàn không sẵn sàng tham gia vào HTGDPT ở giai đoạn thí điểm, 21% số đó đến từ các doanh nghiệp thuộc ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí Hơn một nửa (57%) doanh nghiệp trong số đó không sử dụng nguyên liệu, vật liệu tái tạo.

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến ý định hành vi\

Trung bình 2,75 3,43 3,43 3,85 Độ lệch chuẩn 1,28 1,13 1,22 1,11

Với các thống kê về thái độ, có thể thấy thái độ của các doanh nghiệp tham gia khảo sát ở mức trên trung bình và cao Các quan sát về thái độ của doanh nghiệp về vấn đề việc thành lập HTGDPT giúp cải thiện vấn đề môi trường,việc thành lập HTGDPT giúp Việt Nam đáp ứng các cam kết về môi trường cũng như việc thành lập HTGDPT có tác động tích cực tới môi trường và nền kinh tế đều có giá trị trên trung bình trên 4 Các quan sát khác có giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 3 tới 4 Các thống kê này cho thấy các doanh nghiệp có thái độ tương đối tích cực với HTGDPT, đặc biệt là về tác động của hệ thống lên môi trường và nền kinh tế nói chung. Đặc biệt, với quan sát về việc HTGDPT có thể giúp cải thiện vấn đề môi trường, trung vị của quan sát này là 5 Điều này cho thấy có ít nhất một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát hoàn toàn đồng ý rằng HTGDPT giúp góp phần cải thiện vấn đề môi trường Hầu hết 25% các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có thái độ tích cực nhất (75% của phân phối là 5) với các quan sát, trừ các quan sát ATT11 (môi trường xã hội ở Việt Nam phù hợp để thành lập HTGDPT) Điều này cho thấy các doanh nghiệp có thái độ với điều kiện xã hội chuẩn bị thành lập HTGDPT chưa được cao như các quan sát khác về thái độ của doanh nghiệp.

Bảng 4.3 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến thái độ

ATT 11 Trung bình 3,92 3,89 3,72 4,38 4,34 4,26 3,65 3,75 3,63 3,63 3,54 Độ lệch chuẩn 1,07 1,06 1,10 0,88 0,94 0,92 1,10 1,00 1,11 1,10 1,03

Với các quan sảt thuộc biến chuẩn mực chủ quan, có thể thấy chuẩn mực chủ quan của các doanh nghiệp với việc tham gia vào HTGDPT ở mức trên trung bình Trong các biến quan sát, quan sát về việc chủ sở hữu/nhà đầu tư sẵn sàng tham gia vào HTGDPT cho thấy các giá trị thống kê là nhỏ nhất với trung bình là 3,51 Điều này cho thấy các doanh nghiệp cho rằng chủ sở hữu/nhà đầu tư của họ chưa thực sự sẵn sàng tham gia vào HTGDPT Bên cạnh đó, các biến quan sát chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp về việc khách hàng mong muốn doanh nghiệp tham gia vào HTGDPT cũng như sẵn sàng tham gia vào HTGDPT và các doanh nghiệp khác đã sẵn sàng tham gia vào HTGDPT cho thấy các giá trị thống kê thấp thứ hai Từ đây, có thể suy ra các doanh nghiệp chưa đánh giá chưa cao về việc khách hàng muốn doanh nghiệp của mình tham gia vào HTGDPT cũng như sự sẵn sàng của nhà đầu tư/chủ sở hữu của doanh nghiệp với việc doanh nghiệp tham gia vào HTGDPT Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa thực sự đánh giá cao sự sẵn sàng của các doanh nghiệp khác trong việc tham gia vào HTGDPT Riêng về các chuẩn mực chủ quan về các đối tượng như cơ quan quản lý hay người lao động với việc sẵn sàng tham gia vào HTGDPT cho thấy giá trị cao hơn so với các quan sát khác Trong đó, chuẩn mực về các cơ quan quản lý cho thấy các thông số thống kê cao nhất Điều này cho thấy các doanh nghiệp đánh giá cao việc các cơ quan quản lý đã sẵn sàng cũng như mong muốn doanh nghiệp mình tham gia vào HTGDPT.

Khi tính toán tương quan giữa quan sát về việc chủ sở hữu/nhà đầu tư mong muốn doanh nghiệp tham gia và sẵn sàng tham gia vào HTGDPT với quan sát về thái độ của doanh nghiệp về lợi ích của mình khi tham gia vào HTGDPT, ta có tương quan đều là 0,60 Nếu các doanh nghiệp thấy mình có lợi thì khi tham gia vào HTGDPT thì có khả năng họ sẽ cho rằng chủ sở hữu/nhà đầu tư của doanh nghiệp mong muốn doanh nghiệp tham gia vào HTGDPT cũng như sẵn sàng tham gia vào HTGDPT.

Khi tính toán các hệ số tương quan giữa chuẩn mực doanh nghiệp cho rằng cơ quan quản lý đã sẵn sàng cho HTGDPT với thái độ về các điều kiện để thành lậpHTGDPT tại Việt Nam thì hệ số tương quan không quá cao Các quan sát về điều kiện môi trường kinh tế, pháp luật, công nghệ và xã hội có hệ số tương quan với quan sát về tính sẵn sàng của cơ quan quản lý nhà nước lần lượt là 0,46; 0,54; 0,37 và 0,51 Trong khi đó, một biến quan sát về điều kiện môi trường chính trị lại thể hiện tương quan tương đối cao so với quan sát về chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp về việc các cơ qua quản lý đã sẵn sàng cho HTGDPT Hệ số tương quan giữa hai biến quan sát này là 0,61 Điều này có thể là do các doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá ảnh hưởng của môi trường chính trị lên sự sẵn sàng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thành lập HTGDPT cao hơn so với các điều kiện khác.

Bảng 4.4 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến chuẩn mực chủ quan

SN1 SN2 SN3 SN4 SN5 SN6 SN7 SN8

Trung bình 3,52 3,54 3,68 3,88 3,51 3,57 3,63 3,54 Độ lệch chuẩn 1,02 1,09 1,05 0,93 1,06 1,06 0,91 1,08

Với biến nhận thức kiểm soát, các giá trị thống kê thể hiện các giá trị thống kê ở mức trên trung bình Trong đó, các quan sát về hiểu biết về HTGDPT và sự đầy đủ về nguồn lực công nghệ nhằm tham gia vào HTGDPT cho thấy các giá trị thống kê thấp nhất Các quan sát về nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác cho thấy các chỉ số thống kê cao thứ hai Quan sát thể hiện chỉ số thống kê cao nhất là quan sát về khả năng kiểm soát của doanh nghiệp khi tham gia vào HTGDPT.

Qua tính toán tương quan giữa quan sát về nhận thức kiểm soát về việc đẩy đủ nguồn nhân lực của doanh nghiệp với quan sát về việc người lao động của doanh nghiệp sẵn sàng tham gia vào HTGDPT cho thấy hệ số tương quan khá cao Hệ số tương quan giữa hai quan sát này là 0,69 Điều này thể hiện sự hợp lý trong các câu trả lời của các doanh nghiệp khi tính sẵn sàng của người lao động tăng thì nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp về sự đầy đủ nhân lực để tham gia vào HTGDPT cũng tăng.

Tương quan giữa quan sát về việc doanh nghiệp có hiểu biết về HTGDPT và quan sát về nhận thức về hiểu biết của doanh nghiệp về tác động của HTGDPT lên doanh nghiệp của mình là 0,69 Mức tương quan này cũng thể hiện được quan hệ giữa nhận thức kiểm soát về hiểu biết của doanh nghiệp với hệ thống và nhận thức của doanh nghiệp về tác động của hệ thống tới doanh nghiệp mình, từ đó một phần thể hiện được sự hợp lý và nhất quán trong các câu trả lời.

Bảng 4.5 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến nhận thức kiểm soát

PC1 PC2 PC3 PC4 PC5 PC6

Trung bình 3,20 3,20 3,14 3,00 3,08 3,37 Độ lệch chuẩn 1,15 1,19 1,17 1,22 1,16 1,21

Kết quả mô hình

Kết quả mô hình PLS-SEM được thể hiện như sau:

Bảng 4.9 Kết quả chạy mô hình PLS-SEM

Tác động Từ Tới Giá trị Phương sai t p>|t|

Với bảng trên, có thể thấy dù các giá trị hệ số giữa các biến tới ý định hành vi đều là số dương, tuy nhiên chỉ có tác động của nhận thức lên thái độ, tác động của thái độ lên ý định hành vi và tác động của nhận thức kiểm soát lên ý định hành vi là có ý nghĩa ở mức 5% Do đó, có thể kết luận rằng không tìm thấy rác động của chuẩn mực chủ quan lên sự sẵn sàng tham gia vào HTGDPT của doanh nghiệp Giá trị hệ số hồi quy giữa thái độ và ý định hành vi; giữa nhận thức kiểm soát và ý định hành vi; và hệ số giữa nhận thức và thái độ đều lớn hơn 0,2 cho thấy mức ảnh hưởng đáng kể của nhận thức lên thái độ và thái độ lên ý định hành vi.

Hệ số R-squared của mô hình với biến BI là 0,67 Điều này có nghĩa là mô hình được xây dựng giải thích được 67% sự biến động trong sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Với biến mối quan hệ giữa biến nhận thức và thái độ, hệ số R- squared là 0,39, điều này có nghĩa là với chỉ biến nhận thức giải thích đã giải thích được 39% biến động của biến thái độ.

Bảng 4.10 Tác động trực tiếp và gián tiếp giữa các biến

Tác động Từ Tới Trực tiếp Gián tiếp Tổng cộng

Dựa vào bảng trên, có thể thấy biến nhận thức không chỉ tác động lên thái độ mà còn gián tiếp tác động lên ý định hành vi Tác động gián tiếp của nhận thức lên ý định hành vi là 0,19 Đây là tác động gián tiếp của nhận thức tới ý định hành vi thông qua tác động của nhận thức lên thái độ.

Kết quả loading factor với các quan sát được thể hiện qua mô hình ngoài(outer model) như sau:

Bảng 4.11 Loading factor với các quan sát

Ta có thể thấy các quan sát ATT4 và ATT5 là nhỏ hơn 0,7 Theo đó, có thể thấy các quan sát này không giúp giải thích tốt cho các biến Do đó, Bài luận văn tiến hành bỏ các quan sát trên và chạy lại mô hình.

Kết quả mô hình sau khi chạy lại như sau:

Bảng 4.12 Kết quả chạy mô hình PLS-SEM sau khi bỏ đi các quan sát có loading factor nhỏ hơn 0,7

Tác động Từ Tới Giá trị Phương sai t p>|t|

Từ bảng kết quả cho thấy sau khi bỏ đi một số quan sát, hệ số hồi quy giữa thái độ và ý định hành vi cũng như giữa nhận thức và thái độ đều tăng lên Kết quả hệ số R-squared cũng tăng Với mô hình mới, 67% biến động trong biến ý định hành vi được giải thích và biến nhận thức giải thích được 41% biến động trong biến thái độ Kết quả sau khi chạy mô hình được thể hiện như hình dưới đây:

Hình 4.10 Kết quả mô hình

Bảng 4.13 Tỷ trọng của các quan sát sau khi bỏ đi các quan sát có loading factor nhỏ hơn 0,7

Dựa vào bảng tỷ trọng (weight - hệ số hồi quy giữa các biến quan sát với biến tiềm ẩn) có thể thấy với biến ý định hành vi, quan sát về sự sẵn sàng của doanh nghiệp tại thời điểm thí điểm và hành vi sẵn sàng của doanh nghiệp một cách tự nguyên cho thấy hệ số hồi quy cao nhất Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có mức độ sẵn sàng cao hơn nếu doanh nghiệp sẵn sàng tự nguyện tham gia vào hệ thống và tham gia ngay cả ở giai đoạn thí điểm.

Với biến thái độ, các quan sát về thái độ của doanh nghiệp với việc tham gia vào HTGDPT là cần thiết, có lợi và quan trọng với doanh nghiệp có hệ số hồi quy lớn nhất Điều này cho thấy thái độ của doanh nghiệp sẽ được cải thiện tốt hơn nếu doanh nghiệp thấy tham gia vào thị trường giao dịch cần thiết, quan trọng hoặc mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Với biến nhận thức kiểm soát, các quan sát về việc đủ nguồn nhân lực, đủ nguồn lực công nghệ và có đủ khả năng kiểm soát cho thấy hệ số hồi quy cao nhất. Điều này cho thấy các doanh nghiệp sẽ nâng cao sự sẵn sàng hơn nếu họ thấy mình có đủ nhân lực, công nghệ và khả năng kiểm soát khi tham gia vào HTGDPT.

Với biến chuẩn mực chủ quan, các quan sát chuẩn mực về việc chủ đầu tư/chủ sở hữu mong muốn và sẵn sàng tham gia và quan sát chuẩn mực về việc người lao động đã sẵn sàng tham gia cho thấy hệ số hồi quy cao nhất Điều này có ý nghĩa là chủ đầu tư có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, nâng cao tính sẵn sàng trong việc tham gia vào HTGDPT của các doanh nghiệp Ngoài ra,nâng cao sự sẵn sàng của người lao động cũng giúp doanh nghiệp nâng tính sẵn sàng trong việc tham gia vào HTGDPT.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thông qua phân tích cho thấy các doanh nghiệp tham gia khảo sát có mức sẵn sàng tham gia vào HTGDPT ở mức trên trung bình.

Bên cạnh đó, Bài luận văn cũng phân tích và chỉ ra sự khác biệt trong tính sẵn sàng giữa các nhóm đối tượng doanh nghiệp Các doanh nghiệp nhà nước có mức sẵn sàng tập trung ở mức trên trung bình, trong khi các doanh nghiệp tư nhân có mức sẵn sàng nhìn chung cao và phân tán hơn Điều này có ý nghĩa là đã có một số các doanh nghiệp tư nhân đã có mức sẵn sàng cao, tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp tư nhân có mức sẵn sàng chưa thực sự cao Đặc biệt, các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu, vật liệu tái tạo cho thấy mức độ sẵn sàng cao hơn so với các doanh nghiệp không sử dụng nguyên liệu, vật liệu tái tạo.

Hầu hết các quan sát đều cho thấy tương quan cao với ý định hành vi Các quan sát của biến thái độ cho thấy tương quan với sự sẵn sàng tham gia HTGDPT cao nhất Tuy nhiên, dựa vào kết quả kiểm định mô hình trong các biến, chỉ có duy nhất biến thái độ là cho thấy tác động có ý nghĩa thống kê với ý định hành vi trong khi hai biến còn lại không thể hiện tác động mang ý nghĩa thống kê với sự sẵn sàng của doanh nghiệp Bên cạnh đó, biến nhận thức cho thấy có tác động có ý nghĩa thống kê lên thái độ, qua đó có tác động gián tiếp lên sự sẵn sàng thông qua biến thái độ.

Với kết quả thái độ có tác động tích cực lên ý định hành vi, Bài luận văn cho ra kết quả tương đồng với nhiều Bài luận văn áp dụng lý thuyết TPB Về kết quả nhận thức có tác động tích cực lên thái độ, Bài luận văn đưa ra cùng kết quả với Mishra et al (2014) Các kết quả này cũng hợp lý về mặt ý nghĩa thực tế khi nếu doanh nghiệp có nhận thức tốt về HTGDPT và vấn đề môi trường thì khả năng cao doanh nghiệp sẽ có thái độ tốt với HTGDPT Nếu doanh nghiệp có thái độ tốt với HTGPDT thì sẽ có thể thúc đẩy doanh nghiệp tìm hiểu, chuẩn bị, từ đó sẽ nâng cao tính sẵn sàng trong việc tham gia vào HTGPDT.

Với việc đưa ra kết quả nhận thức kiểm soát có tác động tới ý định hành vi, Bài luận văn đưa ra kết quả giống với Ahmmed et al (2014), Dương & Vũ (2022), Hellmich et al (2019), Liao et al (2006), MacFarlane & Woolfson (2013), Hồ & Phan (2018), Phạm & Phan (2020) Về mặt thực tế, điều này cho thấy nếu doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện để tham gia vào HTGDPT, có thể tính sẵn sàng của họ khi tham gia vào HTGDPT sẽ được nâng cao hơn nữa.

Kết quả chuẩn mực chủ quan không có tác động tới ý định hành vi giống với kết luận của MacFarlane & Woolfson (2013) Điều này cho thấy có thể các doanh nghiệp suy nghĩ những người liên quan và quan trọng mong muốn và sẵn sàng tham gia vào HTGDPT nhưng bản thân doanh nghiệp có thể vẫn chưa sẵn sàng tham gia vào hệ thống.

Bài luận văn cũng đã chỉ ra các nhân tố như thái độ về mức độ quan trọng, cần thiết và lợi ích của doanh nghiệp sẽ có tác động lớn nhất lên thái độ; nhận thức kiểm soát về nguồn nhân lực, kỹ thuật và khả năng kiểm soát có tác động lớn nhất lên nhận thức kiểm soát; và nhà đầu tư và người lao động là hai đối tượng có tác động lớn nhất lên chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp.

Nội dung Chương 4 làm rõ các vấn đề chính bao gồm: đánh giá chung về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT; phân tích kết quả nghiên cứu tác động của các yếu tố trong mô hình TPB tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp; và đồng thời chỉ ra các quan sát quan trọng trong mỗi biến ý định hành vi, thái độ, nhận thức kiểm soát cũng như chuẩn mực chủ quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức có tác động tích cực lên thái độ và nhận thức kiểm soát có tác động tích cực lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp. Biến nhận thái độ cho thấy tác động có ý nghĩa ở mức 5% trước khi bỏ đi hai quan sát ATT4 và ATT5, sau khi bỏ đi hai quan sát ATT4 và ATT5 thì biến thái độ có tác động có ý nghĩa thống kê lên ý định hành vi ở mức 10% Biến chuẩn mực chủ quan không cho thấy tác động lên biến ý định hành vi.

Trên cơ sở những kết luận từ nghiên cứu, trong chương tiếp theo, Bài luận văn sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT.

HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Các cam kết giảm phát thải của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có tham gia công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và sẽ phải thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu đã được đưa ra trong các hội nghị thượng đỉnh thuộc khung chương trình này (COP) Việt Nam đã tham gia công ước khung về khí hậu vào ngày 11/06/1992 và nghị định thư Kyoto ngày 03/12/1998.

Sau nghị định thư Kyoto, Việt Nam cũng có tham gia ký kết thoả thuận Paris vào ngày 22/04/2016 Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã có hiệu lực pháp lý vào năm 2016 và đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử tương tác của nhân loại với khí hậu Trái đất bằng cách thể hiện cam kết sâu rộng trên toàn thế giới nhằm giảm đáng kể lượng khí thải carbon Hiệp định này lúc ký kết dự định giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 đến 2 độ C Các bên tham gia hiệp định này được yêu cầu nâng cao cam kết cắt giảm khí thải 5 năm một lần Qua các hội nghị thượng đình về biến đổi khí hậu, Việt Nam đều cho thấy các cam kết trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải Thông qua thoả thuận Paris, các uốc gia sẽ gửi lên báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thể hiện phần cam kết đóng góp của các quốc gia nhằm thực hiện thảo thuận Paris.

Với COP26, Việt Nam đã cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường vào năm 2021 Ngoài ra, trong COP26 Việt Nam cũng cam kết đưa phát thải ròng về không vào năm 2050 Lộ trình xây dựngHTGDPT tại Việt Nam Với hội nghị COP gần nhất (COP27), Việt Nam đã có nhiều cam kết mạnh mẽ về đối phó với biến đổi khí hậu Đoàn Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động hữu ích tại hội nghị về biến đổi khí hậu lần này và được cộng đồng quốc tế ghi nhận là quốc gia có trách nhiệm, chủ động trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu Trong báo cáo quốc gia tự quyết năm 2022 so với năm 2020 đã tăng cam kết giảm phát thải KNK vào năm 2030 từ 9% lên 15,8% và đóng góp có điều kiện từ 27% lên 43,5% Trong đó, đóng góp không điều kiện được hiểu là nỗ lực tập thể của quốc gia nhằm giảm phát thải được thực hiện bằng các nguồn lực như: ngân sách nhà nước, vốn vay, đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đóng góp và đầu tư của các cá nhân Những nỗ lực của một quốc gia nhằm giảm lượng khí thải được coi là đóng góp có điều kiện khi các quỹ nước ngoài bổ sung được cấp thông qua các khoản trợ cấp, khoản vay lãi suất thấp và các nguồn tài chính khác thiết lập các cơ chế hợp tác quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là theo Thỏa thuận Paris và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, một trong số các giải pháp mà Việt Nam cũng đã và đang chuẩn bị là thành lập HTGDPT Ngoài các mục tiêu trên, HTGDPT cũng giúp các quyền phát thải được định giá đúng hơn, giúp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm bớt khí thải cũng như sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất xanh.

Các giải pháp nâng cao tính sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu, tác giả đã nhận dạng được những yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT Dựa theo kết quả này tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp, nhằm chuẩn bị tốt cho việc thành lập HTGDPT như sau:

Kết quả phân tích tương quan của các quan sát của biến thái độ với trung bình các quan sát của biến ý định hành vi cũng chỉ ra các quan sát về việc các doanh nghiệp cảm thấy tham gia vào thị trường là cần thiết, có lợi, hay quan trọng có tương quan cao với trung bình quan sát ý định hành vi (lần lượt hệ số tương quan là 0,77; 0,68 và 0,80) Các quan sát này cũng cho thấy hệ số hồi quy cao khi tính toán thái độ Điều này thể hiện rằng nếu doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích hoặc cảm thấy việc tham gia vào thị trường là quan trọng hay cần thiết thì thái độ của doanh nghiệp với thị trường sẽ được cải thiện tốt hơn Bên cạnh đó,việc cải tiến công nghệ mới dẫn tới nâng cao năng suất, giảm phát thải, từ đó cũng có thể kiếm thêm doanh thu từ việc bán các tín chỉ phát thải dư thừa, tăng thêm nguồn vốn để đầu tư thêm các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần thấy lợi ích khi được khách hàng ủng hộ khi doanh nghiệp tham gia vào HTGDPT trong bối cảnh khách hàng đang có ý định ưa thích tiêu dùng các sản phẩm bảo vệ môi trường hơn Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chú ý tới vấn đề này khi trong tương lai các nhà nhập khẩu lớn có thể sẽ áp dụng các tiêu chuẩn về khí thài cho các sản phẩm Các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ vấn đề và thay đổi thái độ vì việc tham gia vào HTGDPT là chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai Do đó, thay đổi góc nhìn, thái độ và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai sẽ giúp các doanh nghiệp có thể thích ứng và phát triển tốt hơn. Để chuẩn bị tốt cho việc tham gia vào HTGDPT, ngoài việc định hình lại thái độ của mình, các doanh nghiệp các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị nguồn lực tốt. Việc chuẩn bị nguồn lực tốt không những giúp cho doanh nghiệp nâng cao nhận thức kiểm soát của bản thân mà còn giúp doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện để tham gia vào HTGDPT Với kết quả nghiên cứu nhận thức kiểm soát có tác động có ý nghĩa thống kê lên ý định hành vi thì việc nâng cao nhận thức kiểm soát sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tính sẵn sàng Chính bản thân doanh nghiệp cần phải chủ động đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn bị và cải tiến về mặt công nghệ để có điều kiện tốt nhất, sẵn sàng tham gia vào HTGDPT và có thể hưởng lợi, giảm thiểu các tổn thất khi tham gia vào HTGDPT.

Như vậy, các doanh nghiệp để có thể sẵn sàng hơn cho việc tham gia vào HTGDPT thì đầu tiên cần cải thiện thái độ với HTGDPT Các doanh nghiệp cần hiểu rằng việc tham gia vào HTGDPT là việc sẽ phải diễn ra trong tương lai và doanh nghiệp càng chuẩn bị tốt thì càng có thể có nhiều lợi ích cũng như giảm thiểu tổn thất khi tham gia vào HTGDPT Khi đã có thái độ và định hướng tốt, các doạnh nghiệp cần nâng cao năng lực, khả năng của mình để có thể có khả năng đáp ứng và tham gia vào HTGDPT.Khi mà một vài doanh nghiệp trong ngành có sự chuẩn bị và sẵn sàng tốt cho việc tham gia vào HTGDPT thì cũng sẽ ảnh hưởng tới nhận thức kiểm soát của các doanh nghiệp khác, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành cùng chuẩn bị cho việc tham gia vào HTGDPT.

Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các

5.3.1 Xây dựng hệ thống pháp luật và thực hiện thí điểm hệ thống giao dịch phát thải

Có thể thấy trong các quan sát về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, quan sát về ý định sẵn sàng tham gia nhằm đáp ứng yêu cầu của pháp luật hoặc theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước cho thấy giá trị cao cũng như mức phân tán nhỏ nhất Như vậy, có thể thấy các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tham gia vào thị trường hơn nếu việc tham gia này nhằm đáp ứng các yêu cầu từ các cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật Do đó, để nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp, hệ thống pháp luật về phát thải cũng như HTGDPT cần được thành lập Trong các văn bản đó, cần quy định rõ đối tượng cần tham gia vào HTGDPT cũng như mức độ phát thải mà các doanh nghiệp được phép phát thải.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng cho thấy tính sẵn sàng khi tham gia vào thời điểm thí điểm hệ thống là chưa cao, điều này có thể là do tâm lý lo ngại rủi ro của các doanh nghiệp khi tham gia vào HTGDPT trong thời điểm này Do đó các cơ quan quản lý cũng có thể chỉ định một số doanh nghiệp tham gia vào hệ thống trong giai đoạn thí điểm thực hiện HTGDPT. Những việc này nhằm giúp nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp nhằm chuẩn bị cho việc thành lập HTGDPT Sau khi thực hiện xong giai đoạn thí điểm, các cơ quan quản lý có thể hoàn thiện hệ thống quy định, pháp lý và các vấn đề kỹ thuật khác nhằm chuyển sang từ trạng thái thí điểm sang hoạt động chính thức, từ đó có thể khiến các doanh nghiệp sẵn sàng hơn trong việc tham gia vào HTGDPT.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể tham khảo quy trình thành lậpHTGDPT được đưa ra bởi Worldbank Các cơ quan quản lý cũng cần chuẩn bị các điều kiện tốt nhất về các về mặt pháp lý, cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng và con người trước khi bước vào xây dựng HTGDPT và từng bước xây dựng HTGDPT theo quy trình được đưa ra bởi Worldbank nhằm đảm bảo cho hệ thống có thể hoạt động một các tốt nhất.

5.3.2 Chuẩn bị các mặt về cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng khác và con người cho việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải Để có thể quản lý được một hệ thống giao dịch, đặc biệt là hệ thống mới như HTGDPT, các cơ quan quản lý cần có được cơ sở dữ liệu tốt, đầy đủ và khả năng quản lý cơ sở dữ liệu tốt Thông tin, dữ liệu đảm bảo sẽ giúp các cơ quan quản lý nắm được tình hình hoạt động của hệ thống, liệu hệ thống có đang gặp vấn đề hay cần phải cải thiện ở điểm nào? Từ các quan sát dựa trên cơ sở dữ liệu, các cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra các điều chỉnh, can thiệp kịp thời để giúp thị trường có thể đảm bảo hoạt động của hệ thống Ngoài ra, cơ sở dữ liệu cũng giúp cho cơ quan quản lý nhà nước phát hiện được các giao dịch đáng có những dấu hiệu đáng nghi ngờ hoặc thao túng hệ thống để có thể có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, đảm bảo tính minh bạch cho hệ thống Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốt cũng giúp các cơ quan quản lý có thể chuẩn bị sẵn sàng hơn trong việc thành lập HTGDPT, từ đó cho doanh nghiệp thấy được thị trường đang dần được hình thành Điều này có thể sẽ tác động lên hành động của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thấy được việc thành lập HTGDPT là việc sẽ xảy ra và từ đó khẩn trương hơn trong công tác chuẩn bị tham gia vào HTGDPT Về mặt chuẩn bị cơ sở dữ liệu, các cơ quan quản lý có thể tham khảo các công ty, các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc xây dựng sao cho HTGDPT sẽ được xây dựng một cách thích hợp và đảm bảo khả năng vận hành, duy trì sau này.

Bên cạnh cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất cũng rất quan trọng cho việc thành lậpHTGDPT Các cơ sở dữ liệu cũng như các công cụ được sử dụng cho hệ thống sẽ chỉ vận hành trơn chu khi hệ thống cơ sở hạ tầng được đảm bảo Cơ sở hạ tầng vớiHTGDPT có thể là một tập hợp các luật và hệ thống mà các bên tham gia vào hệ thống có thể sử dụng để tổ chức, đàm phán và thực hiện các giao dịch Cơ sở này đóng vai trò là nền tảng cho các giao dịch giữa các bên trong hệ thống Như vậy, nếu cơ sở hạ tầng không tốt có thể dẫn tới khó khăn cho các bên trong các giao dịch, thậm chí có thể gây thiệt hại tới các bên Hơn nữa, nếu cơ sở vật chất chưa đáp ứng thì các doanh nghiệp cũng có thể đánh giá hệ thống chưa phù hợp để thành lập ở Việt Nam, và họ cũng có thể có thái độ thận trọng hơn trong việc tham gia vào hệ thống, từ đó sẽ ảnh hưởng tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT Để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơ quan quản lý cần xây dựng từ các yếu tố có thể kể tới như hệ thống khung pháp luật, cơ sở dữ liệu, các hệ thống phần cứng, phần mềm nhằm đảm bảo cho khả năng thành lập, vận hành của HTGDPT.

Một yếu tố quan trọng là yếu tố con người Đây là yếu tố cần thiết để vận hành được hệ thống Yếu tố con người sẽ điều khiển, vận hành, và tham gia vào hệ thống Khi xã hội ngày càng chuyển sang giai đoạn nền kinh tế tri thức thì các nhân tố về vốn, công nghệ cùng với nguyên vật liệu đang có vai trò giảm dần và nhân tố con người đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong các tổ chức cũng như các hệ thống Điều này là bởi vì con người có tính năng động và sáng tạo, do đó hoạt động trí óc con người sẽ giúp các tổ chức, hệ thống có thể sở hữu những giá trị hữu ích trong quá trình phát triển Do đó, nguồn nhân lực tốt sẽ đảm bảo cho hệ thống vận hành tốt Nếu nguồn nhân lực chưa sẵn sàng cho việc thành lập hệ thống thì việc thành lập, duy trì và phát triển hệ thống sẽ không thể thuận lợi Để có thể phát triển nguồn lực con người, các cơ quan quản lý có thể tuyển dụng, tham vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan để xây dựng hệ thống cũng như lên các nội dung đào tạo cho đội ngũ tham gia xây dựng và vận hành hệ thống Điều này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện thái độ của mình với tính khả thi của HTGDPT, từ đó sẽ tác động tích cực lên thái độ nói chung của các doanh nghiệp về HTGDPT, từ đó giúp nâng cao sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong vấn đề tham gia vào HTGDPT Các cơ quan quản lý cũng có thể khuyến khích các doanh nghiệp, người lao động tìm hiểu vềHTGDPT để nâng cao hiểu biết, chuẩn bị tốt nguồn lực con người cho việc thành lập HTGDPT Việc này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp thấy sẵn sàng hơn trong vấn đè tham gia vào HTGDPT khi mà kết quả nghiên cứu chỉ ra sự sẵn sàng của người lao động là một yếu tố được cho là quan trọng với biến chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp về HTGDPT.

5.3.3 Tác động vào thái độ nhằm cải thiện tính sẵn sàng của các doanh nghiệp với việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải

Có thể thấy với kết quả mô hình, thái độ có tác động tích cực mang ý nghĩa thống kê lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp với mô hình trước khi bỏ đi hai biến ATT4 và ATT5 và có ý nghĩa ở mức 10% sau khi bỏ đi hai biến ATT 4 và ATT5 Với hệ số hồi quy là 0,31 và có ý nghĩa ở mức 10% cho thấy khi thái độ của doanh nghiệp đối với HTGDPT được cải thiện thì cũng sẽ khiến cho các doanh nghiệp sẵn sàng hơn Một đơn vị thay đổi trong thái độ sẽ dẫn tới 0,31 đơn vị thay đổi trong ý định hành vi của doanh nghiệp Như vậy, để cải thiện sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, có thể tác động là thay đổi thái độ của doanh nghiệp đối với HTGDPT theo chiều hướng tích cực. Để tác động vào thái độ thì có thể tác động vào nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề môi trường và HTGDPT Theo các phân tích phía trên, nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường cũng như về HTGDPT có tương quan và có tác động mang ý nghĩa thống kê với thái độ của doanh nghiệp về HTGDPT Hệ số hồi quy được tính ra bằng 0,64 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Bên cạnh đó, thông qua kết quả mô hình, thái độ cũng cho thấy tác động mang ý nghĩa thống kê lên sự sẵn sàng của doanh nghiệp trước khi bỏ đi các biến quan sát ATT4 và ATT5 và có ý nghĩa ở mức 10% sau khi bỏ đi hai biến ATT4 và ATT5.

Do đó, nhận thức của doanh nghiệp có tác động gián tiếp lên ý định hành vi của doanh nghiệp thông qua thái độ của họ Như vậy, nếu có thể tác động thay đổi nhận thức, góp phần giúp thái độ của các doanh nghiệp với HTGDPT tích cực hơn thì sẽ có thể cải thiện được sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vàoHTGDPT.

Trong các quan sát, quan sát về nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu cũng như nhận thức về tác động của HTGDPT đến hoạt động của doanh nghiệp cho thấy tương quan cao với trung bình các quan sát của biến thái độ (lần lượt là 0,58 và 0,59) Bên cạnh đó, các quan sát về hiểu biết của doanh nghiệp về cách thức hoạt động của HTGDPT cũng như tác động của HTGDPT lên hoạt động của doanh nghiệp cũng chưa được đánh giá cao Điều này hàm ý rằng nếu các doanh nghiệp có nhận thức tốt về môi trường và tác động của HTGDPT tới hoạt động của doanh nghiệp mình thì khả năng mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp sẽ được cải thiện và vấn đề về cách thức hoạt động của hệ thống cũng như tác động của hệ thống tới doanh nghiệp cần được tuyên truyền, truyền thông tới các doanh nghiệp nhiều hơn nữa Như vậy, khi tác động vào nhận thức, có thể tăng cường tuyên truyền về vấn đề môi trường cũng như biến đổi khí hậu hiện nay Bên cạnh đó, các biện pháp truyền thông nhằm đưa ra các thông tin về cách thức hoạt động của các HTGDPT cũng như ảnh hưởng của các hệ thống này lên hoạt động của doanh nghiệp cũng cần được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về HTGDPT Thông qua các biện pháp này, nhận thức của các doanh nghiệp có thể được thay đổi, từ đó tác động tích cực lên thái độ, thông qua đó tác động lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các quan sát về thái độ của doanh nghiệp đối với tác động của HTGDPT lên môi trường cũng như nền kinh tế cũng thể hiện tương quan cao với ý định hành vi Như vậy, cần có các biện pháp tuyên truyền, truyền thông giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn tác động của HTGDPT lên môi trường và nền kinh tế, từ đó góp phần cải thiện thái độ của doanh nghiệp đối với hệ thống, góp phần nâng cao tính sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT Một yếu tố khác là các quan sát về thái độ của doanh nghiệp với các điều kiện nhằm thành lập HTGDPT cũng có tương quan dương với ý định hành vi của doanh nghiệp trong việc sẵn sàng tham gia hệ thống Điều này hàm ý nếu doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý, công nghệ sẵn sàng để thành lập HTGDPT thì doanh nghiệp cũng có ý định sẵn sàng hơn trong việc tham gia vào HTGDPT Bên cạnh đó, thái độ của các doanh nghiệp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật và công nghệ ở Việt Nam nhằm thành lập HTGDPT cũng chưa cao, do đó còn nhiều khả năng có thể nâng cao thái độ của các doanh nghiệp về mặt này Hơn nữa, việc chuẩn bị các mặt về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội và công nghệ để thành lập HTGDPT không chỉ giúp doanh nghiệp thay đổi thái độ tích cực hơn về HTGDPT mà còn là các công tác quan trọng nếu Việt Nam muốn đưa HTGDPT đi vào hoạt động Một điểm khác là quan sát về môi trường chính trị phù hợp với việc thành lập HTGDPT ở Việt Nam cũng thể hiện tương quan dương lớn với chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp về sự sẵn sàng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thành lập HTGDPT tại Việt Nam Như vậy, giải pháp khuyến nghị được đưa ra là các cơ quan quản lý cần chuẩn bị thật tốt các yếu tố về mặt xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật, công nghệ để thành lập HTGDPT Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng có thể tiến hành thí điểm HTGDPT, từ đó có các sửa đổi, bổ sung, cải thiện về các mặt xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật và công nghệ nhằm tạo điều kiện tốt nhất khi hệ thống chính thức đi vào hoạt động Biện pháp này giúp cải thiện thái độ của doanh nghiệp về tính khả thi của việc thành lập HTGDPT, từ đó cải thiện thái độ nói chung của doanh nghiệp về hệ thống, giúp tăng cường tính sẵn sàng cho doanh nghiệp trong việc tham gia HTGDPT.

5.3.4 Thay đổi chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp về việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải

Theo kết quả từ mô hình, biến chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát không có tác động mang ý nghĩa thống kê lên biến ý định hảnh vi (hệ số hồi quy là 0,17) Tuy hệ số này mang giá trị dương, nhưng không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Tuy nhiên, khi nhìn vào tương quan thì có thể thấy một số quan sát của biến nhận thức kiểm soát vẫn có tưởng quan dương tương đối lớn với trung bình quan sát về ý định hành vi Các quan sát về việc doanh nghiệp nhận thấy chủ đầu tư và người lao động đã sẵn sàng tham gia vào HTGDPT hay chưa có tương quan dương đáng kể với trung bình các quan sát về ý định hành vi và cũng có hệ số hồi quy với biến chuẩn mực chủ quan là cao nhất Như vậy, có thể đưa ra các thông tin, hướng dẫn và chỉ dẫn cho các chủ doanh nghiệp cũng như người lao động trong doanh nghiệp, từ đó có thể giúp doanh nghiệp thay đổi chuẩn mực chủ quan và sẵn sàng hơn trong việc tham gia HTGDPT Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần thiết phải chuẩn bị tính sẵn sàng cho các nhà đầu tư, chủ sở hữu cũng như người lao động để nâng cao tính sẵn sàng của doanh nghiệp mình, từ đó chuẩn bị cho việc tham gia vào HTGDPT.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tuyên truyền và khuyến khích ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng, từ đó cũng sẽ tác động lên chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp, giúp nâng cao sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia HTGDPT Các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất xanh, thân thiện với môi trường cũng cần quảng bá rộng rãi sản phẩm tới người tiêu dùng và có các chương trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm xanh nhằm góp phần thúc đẩy ý định tiêu dùng xanh.

5.3.5 Thay đổi nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp về việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải

Với biến nhận thức kiểm soát, hệ số hồi quy là 0,41 và có ý nghĩa ở mức 5% Do đó, có thể thấy tác động vào nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp nâng cao tính sẵn sàng khi tham gia vào HTGDPT.

Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 87 1 Hạn chế của nghiên cứu

5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu này cũng đem lại những kết quả và đóng góp nhất định, xác định mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT cũng như các yếu tố tác động lên tính sẵn sàng, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhằm nâng cao sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Tuy nhiên, cũng như các nghiên cứu khác, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như sau:

- Kích cỡ mẫu thu thập trong nghiên cứu còn tương đối nhỏ (66 doanh nghiệp trả lời khảo sát) Điều này do một số doanh nghiệp không muốn chia sẻ thông tin, cộng thêm hạn chế về thời gian nên chưa thu thập được nhiều kết quả. Việc kích cỡ mẫu nhỏ có thể khiến cho mẫu không thể đại diện được cho các doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở Việt Nam, từ đó các phân tích, mô hình có thể đưa ra các kết luận chưa sát với thực tế.

- Nghiên cứu sử dụng mô hình TPB nhằm xác định các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam Thông qua nghiên cứu các nghiên cứu đi trước, bài viết sử dụng các biến nhận thức, thái độ, chuẩn mực chủ quan, và nhận thức kiểm soát để nghiên cứu tác động lên ý định hành vi Tuy nhiên trong thực tế sẽ còn có những nhân tố khác ảnh hưởng đến ý định sẵn sàng tham gia vào HTGDPT của các doanh nghiệp nhưng chưa được đề cập đến trong mô hình TPB.

- Bên cạnh đó, với các nghiên cứu sử dụng thông tin từ khảo sát, không thể tránh khỏi hiện tượng người tham gia khảo sát trả lời không trung thực, không khách quan hoặc cố tình trả lời sai, từ đó gây ảnh hưởng tới kết quả phân tích dựa trên số liệu được thu thập.

5.4.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ kết quả nghiên cứu này cũng như những hạn chế của bản thân nghiên cứu, các đề xuất nhằm mở rộng và hoàn thiện nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu sau này như sau:

- Tiến hành gửi bảng hỏi tới nhiều doanh nghiệp hơn nhằm thu thập thêm dữ liệu, giúp củng cố cho kết luận của nghiên cứu.

- Tiến hành nghiên cứu chọn thêm các biến có thể ảnh hưởng tới tính sẵn sàng của doanh nghiệp để nghiên cứu xác định thêm các yếu tố có thể tác động tới ý định sẵn sàng tham gia vào HTGDPT của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách để nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp, chuẩn bị tốt cho việc thành lập HTGDPT tại Việt Nam.

Thông qua các kết quả nghiên cứu ở chương 4, Bài luận văn đã đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp có thể nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT Các biện pháp được chỉ ra bao gồm hoàn thiện các cơ chế, tham khảo thực hiện theo các bước xây dựng HTGDPT được đưa ra bởi Worldbank, cũng như tác động nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp Đặc biệt trong đó, các nhà quản lý cần nâng cao thái độ của doanh nghiệp với hệ thống bằng cách truyền thông và chỉ ra cho doanh nghiệp thấy được lợi ích cũng như tính cấp thiết của việc tham gia vào HTGDPT.

Chương này cũng đã chỉ ra các hạn chế của nghiên cứu và đã đề xuất hướng nghiên cứu cho các Bài luận văn tiếp theo.

HTGDPT là cần thiết đối với Việt Nam nhằm đáp ứng các cam kết về phòng chống biến đổi khí hậu đồng thời giúp định giá chính xác hơn ccs chứng chỉ carbon Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc thành lập HTGDPT thì cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố Một trong số các yếu tố cần quan tâm đó là giúp các doanh nghiệp sẵn sàng khi tham gia vào HTGDPT Việc nghiên cứu tìm hiểu về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp giúp các cơ quan quản lý có thể đưa ra các chính sách phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp có thể sẵn sàng hơn khi tham gia vào HTGDPT.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát, xác định mức độ sẵn sàng trong việc tham gia vào HTGDPT của các doanh nghiệp; đồng thời cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp khi tham giao vào HTGDPT, từ đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho các cơ quan quản lý Để đạt được mục tiêu chung đó, nghiên cứu đề ra những mục tiêu: Khảo sát, đánh giá về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT cũng như các yếu tố có thể tác động lên mức độ sẵn sàng này dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch Tiếp đó, Bài luận văn tính toán tương quan giữa các quan sát, xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa sự sẵn sàng của các doanh nghiệp và các yếu tố trong mô hình nghiên cứu được đề xuất và kiểm định mối quan hệ giữa chúng để đưa ra những đề xuất cải thiện mức độ sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong vấn đề tham gia vào HTGDPT.

Bài luận văn sử dụng mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) được đưa ra bởi Ajzen (1991) nhằm xác định sự sẵn sàng cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT sẽ được triển khai tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để đưa các phân tích về tính sẵn sàng cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT, bài viết sử dụng các phương pháp nghiên thống kê mô tả, phân tích tương quan và mô hình PLS-SEM Các kỹ thuật xử lý, phân tích dữ liệu, trực quan hoá và xây dựng mô hình đều được thực hiện với ngôn ngữ python.

Về mô hình TPB, Bài luận văn tham khảo các nghiên cứu đi trước trong các lĩnh vực như giáo dục, sức khoẻ, tới các lĩnh vực liên quan như hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ thông tin xanh Thông qua tham khảo lý thuyết hành vi có kế hoạch và khảo sát các Bài luận văn đi trước, Bài luận văn đã lựa chọn được các biến Nhận thức (AW), Thái độ (ATT), Chuẩn mực chủ quan (SN), Nhận thức kiểm soát (PC) và Ý định hành vi (BI) để nghiên cứu tính sẵn sàng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT Các thang đo được xây dựng và kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.

Thông qua tham khảo các nghiên cứu đi trước, Bài luận văn cũng đưa ra được bộ câu hỏi nhằm khảo sát và thu thập dữ liệu Bảng hỏi được thành lập và gửi xin ý kiến chuyên gia trước khi gửi cho các doanh nghiệp để thu thập dữ liệu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự sẵn sàng của các doanh nghiêp trong việc tham gia vào HTGDPT ở mức trên trung bình Quan sát về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT ở giai đoạn thí điểm là thấp nhất và quan sát về tính sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc tham gia vào hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu của pháp luật và cơ quan nhà nước là cao nhất Do đó, các cơ quan quản lý cần có các biện pháp, chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong việc tham gia vào HTGDPT. Trên cơ sở các phân tích và kết quả nghiên cứu, Bài luận văn đã đề xuất một số chính sách nhằm giúp cải thiện, nâng cao mức độ sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong việc tham giao vào HTGDPT, từ đó tạo tiền đề cho việc thành lập HTGDPT tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Về cơ bản, Bài luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra với một mức độ nhất định Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện luận văn nhưng vì thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức chưa đầy đủ, nên luận văn không tránh khỏi có nhiều sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1 Dương, C.D và Vũ, Đ.M., 2022 Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến hành vi tiêu dùng xanh: ứng dụng và mở rộng lý thuyết hành vi có kế hoạch.

2 Trần, H 2017 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng thị trường phát thải các bon và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Tạp chí Môi trường

3 Pham, T.T., Hoàng, T.L., Đào Thị, L.C., Trần Ngọc, M.H., Nguyễn, T.V.A. và Nguyễn, T.T.A., 2021 Kinh nghiệm của 87 quốc gia trong việc xác định và chuyển nhượng quyền Carbon CIFOR Occasional Paper.

Ngày đăng: 03/06/2023, 13:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Barclay, D.W., Higgins, C.A. and Thompson, R. (1995), “The partial least squares approach to causal modeling: personal computer adoption and use as illustration”, Technology Studies, Vol. 2 No. 2, pp. 285-309 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The partial leastsquares approach to causal modeling: personal computer adoption and use asillustration
Tác giả: Barclay, D.W., Higgins, C.A. and Thompson, R
Năm: 1995
32. Wilson, C., L. M. Woolfson, and K. Durkin. 2019. “The Impact of Explicit and Implicit Teacher Beliefs on Reports of Inclusive Teaching Practices in Scotland.” International Journal of Inclusive Education, 1–19.doi:10.1080/13603116.2019.1658813 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Impact of Explicitand Implicit Teacher Beliefs on Reports of Inclusive Teaching Practices inScotland
1. Dương, C.D. và Vũ, Đ.M., 2022. Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến hành vi tiêu dùng xanh: ứng dụng và mở rộng lý thuyết hành vi có kế hoạch Khác
2. Trần, H. 2017. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng thị trường phát thải các bon và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Môi trường Khác
3. Pham, T.T., Hoàng, T.L., Đào Thị, L.C., Trần Ngọc, M.H., Nguyễn, T.V.A.và Nguyễn, T.T.A., 2021. Kinh nghiệm của 87 quốc gia trong việc xác định và chuyển nhượng quyền Carbon. CIFOR Occasional Paper Khác
4. Hồ, L.T.T. và Phan, T.P.T., 2018. Ứng dụng lý thuyết hành vi theo kế hoạch phân tích ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của du khách nội địa tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(9), pp.124-132 Khác
5. Phạm, T.T.U. và Phan, H.L., 2020. Ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (tpb) trong nghiên cứu ý định lựa chọn khách sạn xanh của du khách tại thành phố Đà Nẵng.Tiếng Anh Khác
1. Ahmmed, M., Sharma, U. and Deppeler, J., 2014. Variables affecting teachers’ intentions to include students with disabilities in regular primary schools in Bangladesh. Disability & Society, 29(2), pp.317-331 Khác
2. Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), pp.179-211 Khác
4. Bigano, A., Bosello, F., Roson, R. and Tol, R.S., 2008. Economy-wide impacts of climate change: a joint analysis for sea level rise and tourism.Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, 13, pp.765 -791 Khác
5. Fankhauser, S. and Tol, R.S., 2005. On climate change and economic growth.Resource and Energy Economics, 27(1), pp.1-17 Khác
6. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior:An Introduction to Theory and Research Khác
7. González, S.T., López, M.C.N., Marcos, Y.Q. and Rodríguez-Marín, J., 2012.Development and validation of the theory of planned behavior questionnaire in physical activity. The Spanish journal of psychology, 15(2), pp.801-816 Khác
8. Hair Jr, J.F., Matthews, L.M., Matthews, R.L. and Sarstedt, M., 2017. PLS- SEM or CB-SEM: updated guidelines on which method to use. International Journal of Multivariate Data Analysis, 1(2), pp.107-123 Khác
9. Harding, T.S., Mayhew, M.J., Finelli, C.J. and Carpenter, D.D., 2007. The theory of planned behavior as a model of academic dishonesty in engineering and humanities undergraduates. Ethics & Behavior, 17(3), pp.255-279 Khác
10. Harding, T.S., Mayhew, M.J., Finelli, C.J. and Carpenter, D.D., 2007. The theory of planned behavior as a model of academic dishonesty in engineering and humanities undergraduates. Ethics & Behavior, 17(3), pp.255-279 Khác
11. Hellmich, F., Lửper, M.F. and Gửrel, G., 2019. The role of primary school teachers’ attitudes and self‐efficacy beliefs for everyday practices in inclusive classrooms–a study on the verification of the ‘Theory of Planned Behaviour’.Journal of Research in Special Educational Needs, 19, pp.36-48 Khác
12. Hu, Y., Ren, S., Wang, Y. and Chen, X., 2020. Can carbon emission trading scheme achieve energy conservation and emission reduction?Evidence from the industrial sector in China. Energy Economics, 85, p.104590 Khác
14. Li, W. and Jia, Z., 2016. The impact of emission trading scheme and the ratio of free quota: A dynamic recursive CGE model in China. Applied Energy, 174, pp.1-14 Khác
15. Liao, C., Chen, J.L. and Yen, D.C., 2007. Theory of planning behavior (TPB) and customer satisfaction in the continued use of e-service: An integrated model. Computers in human behavior, 23(6), pp.2804-2822 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w