PAGE GVHD TS Trần Mai Hương Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC 1LỜI NÓI ĐẦU Chương I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VDB 3 I Giới[.]
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
Giới thiệu về ngân hàng phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB ) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
1 Quá trình hình thành của Ngân hàng phát triển Việt Nam ( VDB )
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( NHPT )
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
- Ngân hàng Phát triển có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, có Sở giao dịch, chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
- Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng phát triển là tổ chức tài chính thuộc 100% của Chính Phủ và kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển :
1 Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 10.000 tỷ đồng (mười nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển ( Theo quyết định Số44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 )
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2 Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3 Ngân hàng Phát triển có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực.
2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB )
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức chính của Ngân hàng
Ban kiểm soát Bộ máy điều hành
Sở giao dịch Chi nhánh ngân hàng tại địa phương
Văn phòng đại diện tại nước ngoài
Văn phòng đại diện trong nước
Sở giao dịch II (TP.Hồ Chí Minh)
Chi nhánh các tỉnh thành phố
Hội đồng quản lý. a) Hội đồng quản lý và thành viên hội đồng quản lý:
Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm Hết nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại. b) Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng quản lý:
Quản lý Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Quyết định số 108/2006/QĐ- TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Điều lệ này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
- Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Sở Giao dịch, chi nhánh và văn phòng đại diện của Ngân hàng Phát triển ở trong nước và nước ngoài theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gồm: Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng theo đề nghị của Tồng giám đốc.
- Thông qua quy hoạch và chấp thuận để Tổng giám đốc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh: Trưởng các Ban nghiệp vụ tại hội sở chính; Giám đốc các chi nhánh, sở giao dịch, văn phòng đại diện ở trong, ngoài nước.
- Ban hành các văn bản quy định về:
+) Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát
+) Các quy chế hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển; các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện các quy định của Nhà nước theo thẩm quyền.
Tình hình công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Cụ thể, trong năm 2009 NHPT đang quản lý cho vay lại 412 dự án với số vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký tương đương là 24253 triệu USD Kế hoạch thực hiện giải ngân vốn ODA năm 2009 là 9.500 tỷ đồng trong đó đã giải ngân được
8635 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch năm 2009.
Thu nợ gốc trong năm 2009 là 3722 tỷ đồng, đạt 97,5% kế hoạch của NHPT, bằng 127% kế hoạch năm đăng ký với Bộ Tài chính; thu lãi, phí: 1.587 tỷ đồng, đạt đạt 98,3% kế hoạch của NHPT, bằng 115% kế hoạch năm đăng ký với Bộ Tài chính Tổng dư nợ vay: 56.312 tỷ đồng; nợ quá hạn chiếm 0,7% dư nợ
II Tình hình công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
1 Những qui định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư.
1.1 Đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB là những chủ đầu tư có dự án thuộc:
A1.Dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (không phân biệt địa bàn đầu tư),bao gồm:
- Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt.
- Dự án đầu tư công trình nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt.
- Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nghận lao công trong khu công nghiệp, khu chế xuất, ký túc xá cho sinh viên.
- Dự án đầu tư lĩnh vực y tế: Mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị, xây dựng mới bệnh viện.
- Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề
- Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Dự án phát triển giống thủy, hải sản, đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hải sản.
- Dự án phát triển giống cây tròng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp.
A3 Dự án công nghiệp ( Không phân biệt địa bàn), bao gồm:
- Dự án sản xuất phôi thép, gang, kim loại :
+) Sản xuất hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1.000 tấn/năm
+) Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5.000 tấn/năm
+) Sản xuất bột màu ddiooxxit titan có công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm.
- Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300V trở lên.
- Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa
- Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vacxin, thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS.
- Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100 MW; Xây dựng nhà máy điện từ gió.
- Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm.
A4 Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã hội thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã Bãi Ngang.
A5 Các dự án cho vay theo hoạch định chính phủ; Các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của thủ tướng Chính phủ.
1.2 Điều kiện cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB
- Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả được nợ; được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay.
- Chủ đầu tư phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư nhà nước.
- Chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định tại Nghị định 151.
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
1.3 Mức vốn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB:
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó ( không bao gồm vốn lưu động).
- Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay cao hơn 70% tổng vốn đầu tư ( không bao gồm cả vốn lưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
1.4 Thời hạn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB:
- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợ với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.
- Một số dự án đặc thù ( Dự án nhóm A, trồng cây thong, cây cao su) cần có thời gian vay vốn lớn hơn 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay lớn nhất là 15 năm.
1.5 Đồng tiền và lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
- Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam Việc cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị mà chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ trả nợ
- Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm
- Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình
120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.
- Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và những nội dung có liên quan đến khoản vay của dự án được thực hiện theo các quy định ghi trong Nghị định 151.
- Trường hợp Hiệp định không quy định cụ thể về điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và bảo đảm tiền vay thì thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư tại Nghị định 151
- Các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư của Nghị định 151.
2 Số lượng và qui mô các dự án đầu tư đang vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
2.1 Theo thành phần kinh tế:
Bảng 3: Qui mô vốn vay và tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế
Số tiền (triệu đồng)Tỷ trọng (%) Số tiền
SX,phân phối điện,khí đốt,nước 10.356.942 32,67 11.492.976 34,07 4.770.059 20,86 7.257.663 27,55
Tổng quan từ Bảng 3 ta thấy tổng số tiền cho vay qua các năm 2006- 2007 là tăng không đáng kể, riêng năm 2008 là năm khủng hoảng nên mức cho vay sụt giảm so với những năm trước, năm 2009 tình hình kinh tế hồi phục mức cho vay bắt đầu tăng trở lại Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2009 tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - VDB theo đúng định hướng của Nhà nước theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp Trong năm 2006 đầu tư vào sản xuất phân phối điện khí đốt chiếm tỷ trọng lớn nhất là 32,67% với số tiền cho vay là 10.356.942 triệu đồng, Ngành công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 (27,04% ) trong các ngành với số tiền cho vay là 8.572.937 triệu đồng Đứng thứ 3 là Thủy sản và Nông nghiệp và xây dựng Năm tiếp theo Năm 2007 là năm Việt Nam gia nhập WTO, chính sự kiện này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam làm tăng đáng kể tổng mức đầu tư vào Việt Nam. Năm 2007 doanh số cho vay của ngành Công nghiệp, Thủy sản và đặc biệt là Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước tăng lên đáng kể, Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước tăng 1,4% ( 34,07% ) với tổng số tiền cho vay là 11.492.976 triệu đồng Công nghiệp tăng 0,18% ( 27,22% ) Với tổng số tiền cho vay là 9.180.680 triệu đồng Tuy nhiên đến năm 2008 thì lượng tiền đầu tư giảm hẳn, giảm gần 11.000.000 triệu đồng ( khoảng 30%) Có sự sụt giảm đáng kể về doanh số cho vay này là vì cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra đồng loạt ở các nước trên thế giới mà mở đầu là Mỹ ( Khủng hoảng tín dụng nhà đất) Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này, chính vì thế nên lượng vốn đầu tư đã giảm rất nhiều so với những năm trước đó Năm 2009 tình hình khởi sắc hơn nhiều so với năm 2008, Tổng số tiền cho vay là 26.344.638 triệu đồng và tăng chủ yếu vào các Ngành sản xuất, phân phối điện và khí đốt tăng 6,69% với số tiền cho vay là7.257.663 và ngành công nghiệp với số tiền cho vay là 8.213.226 triệu đồng, nhiều hơn so với năm 2008 là 456.279 triệu đồng Ta thấy tỷ trọng của ngành Nông, lâm nghiệp giảm dần thay vào đó là các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
2.2 Theo ngành nghề kinh tế:
Bảng 4: Phân tích số lượng và qui mô dự án theo loại hình kinh tế
DNNN địa phương 4.651.781 14,67 4.608.246 13,58 1.694.438 7,41 2.958.796 11,23 Công ty TNHH NN 1.746.741 5,51 1.106.914 3,26 1.038.219 4.,54 1.164.492 4,42 Công ty TNHH TN 3.487.254 11,00 3.705.643 10,92 4.908.275 21,47 2.986.972 11,34 Công ty CPNN 7.370.964 23,25 9.660.599 28,47 2.203.844 9,64 6.787.125 25,76 Công ty CP khác 1.356.232 4,28 1.405.408 4,14 5.437.160 23,78 1.191.572 4,52
DN có vốn đầu tư NN 195.560 0,62 217.811 0,64 101.413 0,44 172.961 0,66
( Nguồn Bảng 3 và bảng 4: Tổng hợp Báo cáo chỉ tiêu dư nợ tín dụng phân loại theo ngành kinh tế và loại hình kinh tế 2006- 2009)
Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHPT Việt Nam
1 Nội dung đánh giá rủi ro -trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam:
Rủi ro đầu tư là rủi ro nội tại của dự án, nó đe dọa đến tính khả thi của dự án dự án đầu tư cũng như hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ưu chung lại, một dự án đầu tư thường có những rủi ro sau:
1.1.1 Rủi ro cơ chế, chính sách
Rủi ro cơ chế chính sách được xem là tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi/ địa điểm xây dựng dự án bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc -hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án.
Những rủi ro cơ chế, chính sách mà dự án có thể gặp phải là:
- Sự thay đổi sắc thuế áp dựng với ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến dự án như sự tăng lên về thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu ; rủi ro này sẽ trực tiếp làm thay đổi các số liệu tài chính có liên quan đến dự án như số liệu về dự trù lỗ lãi hay số liệu về dòng tiền, nó sẽ làm giảm thu nhập sau thuế, thu nhập ròng ảnh hưởng xấu đến NPV, IRR, T của dự án, làm giảm tính khả thi về mặt tài chính của dự án.
- Rủi ro về hạn ngạch, thuế quan, phi thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm tăng chi phí của dự án hoặc làm giảm sản lượng, từ đó làm ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án và tính khả thi của nó
- Rủi ro về hạn chế chuyển tiền: gây khó khăn cho việc chuyển tiền của dự án làm tăng các khoản chi phí trung gian cho việc chuyển tiền, từ đó làm ăng chi phí và giảm doanh thu của dự án.
- Rủi ro về quốc hữu hóa,' tư hữu hóa: khi ngành nghề, inh vực mà dự án hoạt động bị quốc hữu hóa hay tư hữu hóa sẽ kéo theo một loạt các thay đổi về chính sách, cơ chế áp dụng đối với dự án, lúc này các số liệu tài chính hay tính khả thi của dự án sẽ thay đổi:mạnh.
- Rủi ro về việc thay đổi các nghị quyết, nghị định và các chế tài có liên quan đến dòng tiền của dự án: khi rủi ro này xảy ra sẽ làm thay đổi các số liệu về dòng tiền của dự án, ảnh hưởng đến NPV, IRR, T cũng như các chỉ tiêu khác của dự án, từ đó ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.
Rủi ro cơ chế, chính sách là một loại rủi ro khó dự đoán và phòng lạnh nhưng lại là loại rủi ro gây thiệt hại lớn cho dự án cũng như chủ đầu tư, loại rủi ro này là mối quan ngài hàng đầu đối với một dự án đầu tư.
1.1.2 Rủi ro xây dựng, hoàn tất
- Rủi ro xây dựng, hoàn tất là rủi ro có liên quan đến việc hoàn tất dự án không đứng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện.
- Rủi ro hoàn tất dự án không đứng thời hạn: khi dự án không được hoàn vào vận hành để tạo ra lợi nhuận, cơ hội kinh doanh mất đi do kéo dài thời gian thi công…), từ đỏ mà lỉnh khả thi của dự án bị giảm đi.
- Rủi ro dự án hoàn thành không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện: rủi ro này làm cho chất lượng của dự án giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của dự án, có thể làm giảm sản lượng tiêu thụ sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền và tính khả thi của dự án
- Rủi ro chi phí xây dựng vượt qua dự toán: rủi ro này làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận cửa dự án, ảnh hưởng xẩu đến tính khả thi của dự án.
- Rủi ro không giải tỏa được dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án: rủi ro này gây tác hại lớn đến dự án, làm lăng chi phí, méo mó các số liệu tài chính dự kiến và đặt ra nguy cơ xấu nhất là phải hủy bỏ dự án
1.1.3 Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán
Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán bao gồm các rủi ro như thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án
- Rủi ro thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu _ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án: rủi ro này xảy ra sẽ làm giảm sản lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ của dự án, từ đó làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận Và giảm tính khả thi của dự án (làm tăng thời gian thu hồi vốn T, giảm NPV ).
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NHPT VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Định hướng phát triển của VDB
Định hướng của nền kinh tế : mức tăng trưởng GDP có quan hệ với chỉ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) và khả năng huy động vốn Đối với nước ta, vài năm trở lại đây, hai biến số này thay đổi theo chiều hướng xấu đi Việc đạt chỉ tiêu GDP năm 2020 cao gấp 8-10 lần năm 1990 như dự kiến là rất khó khăn (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của giai đoạn 2005-2020 liên tục phải đạt khoảng 9- 10%/năm để bù lại sự sụt giảm tốc độ ở giai đoạn 1998-2003/2005) Để đạt được chỉ tiêu này, cần phải có hệ thống chính sách hợp lý nhằm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển cả từ trong lẫn ngoài nước.
GDP năm 2020 đạt mức cao gấp 4 lần năm 2000 ( tức là gấp 8 lần năm
1990) Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (danh nghĩa) của giai đoạn 2001-2020 phải là 7,2%/năm Khi đó GDP trên đầu người năm 2020 của nước ta sẽ tăng khoảng 3,3-3,6 lần so với năm 2000 (phụ thuộc vào mức tăng dân số bình quân toàn giai đoạn là 1,5% hoặc 1,3%/năm) Tại thời điểm năm 2020 Việt Nam là một nước trung bình (về mức GDP/đầu người) nhưng phấn đấu trung bình tiên tiến (về trình độ công nghệ, trình độ hiện đậi hoá và trình độ văn minh) trong khu vực.
Về chất lượng cơ cấu của nền kinh tế: Đây là chỉ tiêu biểu thị xu hướng hiện đại hoá trong quá trình CNH nước ta và xác định triển vọng dài hạn trong thế hội nhập quốc tế Chất lượng cơ cấu này không đơn giản phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, mà ở một mức quyết định hơn, nó phụ thuộc vào định hướng cơ cấu đầu tư (mô hình CNH), tạo khả năng đón đầu cho quá trình hội nhập tương lai và giảm thiểu được nguy cơ tụt hậu phát triển Định hướng về cơ cấu kinh tế nước ta trong giai đoạn tới là: một mặt, phải phát triển mạnh những ngành tận dụng tốt lợi thế
"tĩnh", đặc biệt là lao động rẻ, ít kỹ năng, góp phần giải toả "nút" ách tắc lớn nhất cả về kinh tế lẫn xã hội hiện nay là việc làm cho nhân dân Mặt khác, phải tích cực chuẩn bị lợi thế “động” dài hạn, gồm các chương trình tổng thể để phát triển các lĩnh vực công nghệ cao Hai lĩnh vực cơ cấu trên đây đều là then chốt, phải được tập trung ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn tới
Mục tiêu của Ngân hàng phát triên Việt nam:
- Mục tiêu đến năm 2010: Tập trung hỗ trợ các chương trình dự án trọng điểm của Chính phủ; Tăng cường năng lực tài chính và từng bước hiện đại hóa hoạt động; tài chính công khai minh bạch; hướng tới thị trường và hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu đến năm 2015: Phấn đấu đến năm 2015, NHPT đạt trình độ chuyên nghiệp cao và hiện đại; phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng theo hướng thị trường Thực sự hội nhập với thị trường quốc tế trên cả 2 phương diện: thị trường vốn và tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Tầm nhìn đến 2020: NHPT trở thành một tổ chức tài trợ phát triển tự chủ về tài chính và hoạt động; không chỉ là công cụ đắc lực trong hỗ trợ phát triển KT-
XH trong nước mà còn góp phần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính với sự đa dạng về dịch vụ và hoạt động năng động trên thị trường vốn khu vực và quốc tế; tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
TT Chỉ tiêu Bình quân
06-08 Năm 2008 Mục tiêu cụ thể
1 Tỷ trọng vốn cung ứng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 4,2% 4,1% Trung bình 7%
2 Tốc độ tăng tổng nguồn vốn các loại 28% 39% Trung bình 20%/năm
3 Tốc độ tăng tổng tài sản 18,6% 26,6% Trung bình 20%/năm
4.1 - Nguồn trong nước (*)/tổng nguồn vốn 56% 60% 60% 70% 80% 4.2 - Trái phiếu các loại/tổng nguồn vốn 61% 73% 80% 90% 95%
5 Tỷ lệ cấp bù, phí từ NSNN/Tổng thu nhập
7 Tỷ lệ an toàn vốn (cấp 1) (***)
10 Tính tự chủ của NHPT trong tín dụng
(các quyết định về tín dụng)
11 Tính tự chủ của NHPT trong các hoạt động khác ngoài TDĐT&TDXK
Có mờ nhạt, không chắc chắn
Ghi chú : (*): Nguồn vốn trong nước được xác định là các nguồn vốn huy động từ các chủ thể hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
(**): Giai đoạn 2006-2008 chưa xác định theo chuẩn mực, tuy nhiên ước tính khoảng 18%; từ 2009 trở đi phân loại nợ theo chuẩn mực
(***): Xác định theo chuẩn mực quốc tế.
1 Về mô hình hoạt động:
Mô hình tổng quát của NHPT được hoàn thiện sẽ là :
- Một ngân hàng chính sách 100% vốn Nhà nước và hoạt động theo cơ chế thị trường, dần tự chủ trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm;
- Lĩnh vực hoạt động: tài trợ phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp hóa, tập trung vào những dự án lớn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo sức lan tỏa phát triển cho vùng/miền Thực hiện chức năng bổ sung cho hoạt động của khu vực tư nhân; hỗ trợ cho các dự án phát triển cần vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn dài, khả năng sinh lời thấp hoặc rủi ro hơn so với các dự án mà các NHTM có thể tài trợ nhưng chưa cần thiết đến mức NSNN phải tài trợ hoàn toàn (cấp phát vốn) Tức là giới hạn ở những dự án mà khu vực tư nhân không muốn hoặc không đủ nguồn lực tài trợ nhưng phải đảm bảo hiệu quả KT-XH một cách tích cực, có khả năng trả nợ (khắc phục khuyết tật thị trường, cơ chế vì đồng tiền) Như minh họa tại Hình 1, các lĩnh vực hoạt động của
NHPT có tác dụng xen giữa, hỗ trợ và thúc đẩy hơn là cạnh tranh; cần lưu ý rằng tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước và sự ưu tiên của quốc gia đối với các ngành/lĩnh vực cũng như tính thị trường của nền kinh tế, các đường a và b có thể dịch chuyển sang trái hoặc sang phải trong những thời kỳ khác nhau
- Nguồn vốn hoạt động: Sự hỗ trợ của Chính phủ đối với tổ chức này chủ
Hình 1: Vai trò của Ngân hàng phát triển hiện đại a b
Ngân hàng phát triển bù đắp chi phí
Khu vực tư nhân bù đắp chi phí
Rủi ro yếu là hỗ trợ ban đầu bằng việc cấp vốn điều lệ (100%); trong quá trình triển khai chủ yếu hỗ trợ trong huy động vốn thông qua các biện pháp như Chính phủ bảo lãnh, bảo đảm khả năng thanh toán nhằm đảm bảo một nguồn vốn ổn định và dài hạn với chi phí hợp lý cho hỗ trợ đầu tư phát triển Ngoài ra tuỳ từng trường hợp và giai đoạn có thể: Bù lỗ lãi suất trực tiếp, cấp và bổ sung vốn hoặc được vay vốn trực tiếp từ Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng trung ương để thực hiện nhiệm vụ của mình theo định hướng của Nhà nước với sự giám sát chặt chẽ.
- Dịch vụ ngân hàng và hoạt động tài chính: NHPT cần được chủ động đa dạng hóa hoạt động của mình trước hết đối với chính những lĩnh vực đối tượng ngành/nghề ưu tiên trong chính sách TDĐT&TDXK của Nhà nước; cùng với điều đó, NHPT cũng cần được hoạt động năng động hơn trên thị trường vốn thông qua việc mua/bán các công cụ nợ dài hạn (trái phiếu) nhằm có điều kiện linh hoạt hơn trong tái cơ cấu nguồn vốn và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn của mình.
- NHPT được chủ động quyết định tài trợ cho các dự án phát triển với các mức lãi suất đảm bảo bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động và phí bảo hiểm rủi ro dựa trên nguyên tắc thị trường.
- Về quan hệ với Chính phủ và các Bộ, ngành: Thực hiện cơ chế: Chính phủ định hướng, ngân hàng chủ động; theo đó: Chính phủ (Bộ Tài chính) quản lý theo tổng lượng (tổng mức vốn trong nước và quốc tế ); Về quản lý tiền tệ và tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quản lý theo tỷ lệ (các tỷ lệ và tiêu chuẩn an toàn tín dụng)
- Cơ chế tài chính và nguyên tắc hoạt động là lành mạnh và công khai theo quy định của pháp luật; chịu sự kiểm toán của Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập do Chính phủ chỉ định.