TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.
- Tên gọi quốc tế: Civil Engineering Construction Corporation 8.
- Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Trụ sở chính: 18 Hồ Đắc Di – Đống Đa – Hà Nội.
- Website: www.cienco8.com.vn
- Vốn điều lệ tạm tính tại thời điểm 31/12/2009 là 179.983.705.412 đồng (Một trăm bảy mươi chín tỷ, chín trăm tám mươi ba triệu, bảy trăm lẻ năm nghìn, bốn trăm mười hai đồng)
Lĩnh vực kinh doanh, gồm các ngành nghề:
Từ năm 1965: Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước.
Từ năm 1980: Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, gia công dầm thép, cấu kiện thép và các sản phẩm cơ khí khác.
- Xây dựng trụ sở, nhà dân dụng và công nghiệp.
Từ năm 1990: Xây dựng đường sân bay.
- Xây dựng mặt bằng khu công nghiệp.
- Xây dựng cảng biển,cảng sông.
Từ năm 1992: Tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông,công nghiệp và dân dụng.
Từ năm 2000: Sản xuất và lắp rắp môtô.
Từ tháng 3/2003: Xây dựng và kinh doanh nhà đất.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.2.1 Giúp nước bạn Lào xây dựng và đảm bảo giao thông trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc (1964 – 1975)
Thực hiện Chỉ thị số 54/TM ngày 1-4-1964 và Chỉ thị 70/TM ngày 23-7-
1965 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, hàng vạn cán bộ công nhân viên, thanh niên xung phong đã vượt Trường Sơn sang làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào Ngày 23-7-1965 Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định thành lập Ban Xây dựng
64 làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, nay là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (CIENCO 8).
Thời kỳ đầu, nhiệm vụ chủ yếu của Ban Xây dựng 64 là đảm bảo giao thông và mở những tuyến đường huyết mạch từ vùng căn cứ cách mạng ra các mặt trận của nước bạn Lào Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo giao thông phục vụ cho các mặt trận, cán bộ công nhân viên Ban Xây dựng 64, đã khảo sát giúp bạn thiết kế nhiều tuyến đường bộ, đường sông, mở các tuyến đường mới ra mặt trận và xây dựng các công trình chuẩn bị cho việc tái thiết đất nước sau chiến tranh
1.2.2 Giúp Cộng hoà DCND Lào xây dựng hạ tầng giao thông và khôi phục đất nước sau chiến tranh (1975 – 1990).
Ngày 30-11-1982, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định số 1916 QĐ/TCCB, chuyển Ban Xây dựng 64 thành Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng giao thông 8 với nhiệm vụ khảo sát thiết kế và xây dựng giao thông giúp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào theo hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào. Mục tiêu của Liên hiệp trong giai đoạn này là tăng dần tỷ trọng thi công cơ giới, giảm dần lao động thủ công
Một dấu mốc quan trọng giai đoạn này là Liên hiệp tiến hành chuyển đổi từ cơ chế tập trung hành chính, thực thanh, thực chi sang cơ chế hạch toán kinh tế Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới, sản xuất kinh doanh muốn có lãi phải hạch toán kinh tế, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất…
Ngày 28-4-1989, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 813 QĐ/TCCB-LĐ tổ chức lại Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng giao thông 8 thành Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng công trình 8 Tính đến thời điểm này, Liên hiệp là đơn vị duy nhất của ngành Giao thông vận tải Việt Nam đảm nhận công tác xây dựng cơ bản và khảo sát thiết kế giao thông tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
1.2.3 Chuyển quân về Việt Nam, một số đơn vị tiếp tục ở lại Lào xây dựng công trình (1990 đến nay.)
Cùng với sự đổi mới của Đất nước, cuối năm 1989, Liên hiệp đã chuyển một bộ phận về xây dựng đường 8 của Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ hội nhập và chiếm lĩnh thị trường xây dựng cơ bản trong nước.
Ngày 5-7-1991, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 1291 QĐ/TCCB-LĐ đổi tên Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng công trình 8 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8) Để tăng thêm năng lực, Tổng công ty đã nhận sáp nhập thêm một số đơn vị mới; thành lập thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện; thành lập Trung tâm Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ giao thông 8, Trung tâm
Y tế giao thông 8; thành lập các Ban điều hành dự án Đến năm 2002, Tổng Công ty đã có 12 thành viên hạch toán độc lập, 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 1 trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ, 1 trung tâm Y tế, với địa bàn hoạt động khắp các tỉnh thành trong cả nước và ở Lào.
Mặt khác, Tổng công ty đã tiến hành liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành để có đủ tăng thêm năng lực về tài chính, công nghệ và các yêu cầu cần thiết để trở thành một nhà tham gia đấu thầu và thắng thầu quốc tế Lực lượng công nhân kỹ thuật thường xuyên được đào tạo lại và nâng cao tay nghề Năm
1992, Tổng công ty đã nhanh chóng vượt qua nhiều đối thủ để giành phần thắng thầu dự án ADB4 từ Ka Sỉ đến Luông Pha Băng (Lào) trước 29 hãng thầu quốc tế. Để tăng cường lực lượng, năm 1993 Bộ Giao thông Vận tải quyết định điều động, sáp nhập 3 đơn vị của Khu Quản lý đường bộ II là: Công ty 210, 242 và 220 về Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8.
Thực hiện Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 4897 QĐ/TCCB-LĐ ngày 27-11-1995 thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước: Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8, tên giao dịch quốc tế là Civil Engineering
Construction Corporation 8 viết tắt là CIENCO 8 CIENCO 8 đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường xây dựng các công trình giao thông, liên tục thắng thầu quốc tế, thực hiện các dự án lớn ở Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Ngày 25/6/2010, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1761/
QĐ - TCCB về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý điều hành của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp.
Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 trước khi chuyển đổi; trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty mẹ và đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết.
Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 gồm: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Sơ đồ1.1: Bộ máy tổ chức:
- Chủ tịch HĐTV: Vũ Văn Liêm
- Uỷ viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc: Vũ Hải Thanh
- Uỷ viên - Trưởng Ban Kiểm soát: Nguyễn Xuân Thịnh
- Uỷ viên: Nguyễn Văn Đấu
- Uỷ viên: Đỗ Thái Hưng
- Tổng Giám đốc: Vũ Hải Thanh
- Các Phó Tổng Giám đốc: Chu Văn Thiệu; Dương Văn Toàn; Đỗ Thái Hưng; Mai Ngọc Phát; Trần Huy Hoàng.
C Trưởng các phòng nghiệp vụ:
- Phòng Kinh tế kế hoạch :Trần Tuấn Anh
- Phòng Dự án công nghệ : Trần Văn Hưng
PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ
CÔNG TY MẸ CÁC CÔNG TY CON CÁC CÔNG TY
- Phòng Tài chính kế toán : Nguyễn Văn Thành
- Phòng TCCB-LĐ : Nguyễn Văn Hồi
- Phòng Vật tư thiết bị : Lê Tấn Thịnh
- Văn phòng (phòng Hành chính quản trị) :Trần Quốc Tăng
Mối quan hệ giữa Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 với chủ sở hữu nhà nước và với các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 gồm: Các phòng ban tham mưu giúp việc; các ban điều hành dự án; Chi nhánh đào tạo và Xuất khẩu lao động; Công ty Vật tư và Xây dựng công trình; Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ 8 và Trung tâm Y tế giao thông 8.
Các công ty con gồm:
- Công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty XDCT giao thông 8 nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng cầu 75; Công ty TNHH một thành viên Xây dựng công trình giao thông 829; Công ty TNHH một thành viên Xây dựng công trình giao thông 892; Công ty TNHH một thành viên Xây dựng công trình giao thông 875
- Công ty cổ phần gồm: Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 810; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 820; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 842; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 873; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 874; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 889; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông Việt - Lào; Công ty Cp Tư vấn Xây dựng giao thông 8; Công ty Cp Đầu tư Xây dựng công trình 809 – Cienco8
- Các công ty liên kết gồm: Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 838; Công ty Cp Xây dựng công trình giao thông 872; Công ty Cp Xây dựng Miền Tây; Công ty Cp Quan hệ quốc tế và Đầu tư sản xuất; Công ty Cp Đầu tư hạ tầng – Kinh doanh đô thị; Công ty Cp Xây dựng Thương mại và Đào tạo 8; Công ty Cp Đầu tư xây dựng 808; Công ty Cp Đầu tư và Xây dựng 818 – Cienco8; Công ty Cp Đầu tư và Thương mại 819 – Cienco8; Công ty Cp Tư vấn công nghệ xây dựng 868; Công ty Cp Đầu tư xây dựng và Thương mại 886; Công ty Cp Đầu tư và Xây dựng 898 –
Cienco8; Công ty Cp Đầu tư và Thương mại Hà Thành và Công ty TNHH Công trình Miền Trung.
Tổ chức được Nhà nước phân công, phân cấp là chủ sở hữu: Bộ Giao thông vận tải.
Hội đồng thành viên Tổng công ty XDCT giao thông 8 có trách nhiệm: Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản do chủ sở hữu giao để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh Chỉ đạo tổ chức đăng ký kinh doanh, thực hiện chuyển đổi, làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty
1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm
Trải qua hơn 10 năm đổi mới tại Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 đã xây dựng được hàng nghìn cây số đường bộ, nhiều công trình cầu cống, kiến trúc, sân bay, bến cảng… với giá trị xây dựng hàng trăm triệu USD. Các công trình có chất lượng và có mục đích sử dụng khác nhau nhằm phục vụ cho sản xuất, nâng cao điều kiện sống về vật chất cũng như tinh thần, tạo tiện nghi ngày càng cao cho con người.
Cienco 8 là một đơn vị kinh tế mạnh hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng và công nghiệp Sản phẩm của Cienco 8 là các công trình xây dựng gắn liền với các công trình giao thong như cầu, đường… Đối với các dự án xây dựng công trình giao thông vận tải,vì là dự án phục vụ công cộng nên chúng thường chỉ có hiệu quả xét từ góc độ kinh tế - xã hội và ít khi hiệu quả nếu thuần túy xét từ góc độ tài chính.Cũng vì vậy các dự án này không hấp dẫn các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp vốn có mục tiêu trước hết là tối đa hóa lợi nhuận.Do đó, các công trình này thường do Nhà nước đầu tư để vừa phục vụ sản xuất lại vừa phục vụ dân sinh, nên khả năng hoàn vốn Nhà nước là nhờ vào các khoản lệ phí giao thông thu được ở tất cả các khu vực cũng như nhờ vào sự gia tăng khoản thu từ thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp,mà sự gia tăng nộp thuế này là do dự án xây dựng đường mang lại.
Những công trình xây dựng của Tổng công ty là sản phẩm đặc biệt:mang tính cố định; đơn chiếc; sản xuất theo đơn đặt hàng; có quy mô lớn,thời gian hình thành sản phẩm dài; chủ yếu nằm ngoài trời hay trong lòng đất Bên cạnh đó, chúng còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện địa phương, mang tính cá biệt cao về công dụng Sản phẩm được tạo thành do sự hợp tác của nhiều đơn vị và liên quan đến cảnh quan, môi trường, ý nghĩa công trình, KT-XH và an ninh quốc phòng nên khâu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn và cũng ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng các thiết bị sản xuất, mâu thuẫn lớn luôn phát sinh Do thời gian dài, chi phí lớn, vì vậy những sai sót dù nhỏ cũng có thế gây ra những tổn thất lớn và phải khắc phục trong nhiều năm.
1.4.2 Đặc điểm về khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Khách hàng chủ yếu của Tổng công ty là cán bộ, các cơ quan chủ quan, địa phương được nhà nước đầu tư xây dựng, các công ty doanh nghiệp trong và ngoài nước có khả năng tài chính lớn.
Từ đặc điểm sản phẩm cần vốn đầu tư lớn, xây dựng và sử dụng trong thời gian dài, khiến khách hàng của Tổng công ty thường rất kỹ tính và cẩn thận khi lựa chọn nhà thầu có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm triển khai dự án… Đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng là thành công của Tổng công ty Do vậy,Tổng công ty xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài,bền vững với khách hàng bằng sự thỏa mãn và những giá trị mà Tổng công ty có thể chia sẻ cùng với khách hàng Hướng đến mục tiêu chung là các bên cùng có lợi, cùng phát triển,Tổng công ty và khách hàng cùng góp phần vào sự tăng trưởng của xã hội. Để trở thành một đối tác thường xuyên và tin cậy của khách hàng,mọi thành viên trong cơ quan Tổng công ty đều phải thấu hiểu chính sách chất lượng này và xem mọi hoạt động của mình đều góp phần tạo nên những giá trị hiện tại và tương lai của Tổng công ty.
1.4.3.Đặc điểm về thị trường
Những năm gần đây, từ một doanh nghiệp xây lắp gặp rất nhiều khó khăn,đặc biệt do hậu quả từ những dự án bỏ thầu giá thấp, bão giá VLXD đã khiến tình hình tài chính Tổng công ty rất trầm trọng Tuy vậy, nhờ làm tốt công tác văn hóa doanh nghiệp gắn liền với đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nên hiện nay Cienco 8 là một trong số ít tổng công ty xây lắp của ngành GTVT thoát lỗ và từng bước làm ăn có lãi.
Trong thời gian gần đây, Cienco 8 liên tục thắng thầu và thi công nhiều dự án trên cả 3 miền đất nước và nước bạn Lào Tổng công ty đã đấu thầu và thắng thầu nhiều hàng loạt các công trình lớn và điều hành quản lý thi công có hiệu quả
Trong thời gian tới, Cienco 8 xác định mục tiêu: củng cố và phát triển thị trường khu vực phía Nam để nắm bắt và giành quyền thi công các dự án tại các vùng kinh tế năng động nhất này của đất nước Mở rộng thị trường và phát triển lâu dài ở khu vực miền Trung như khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, nối các cảng biển nước sâu với vùng Tây Nguyên và các tuyến đường Liên á ở Nam Lào, thông qua các cảng biển để vươn tới các nước khác trong khu vực.
Bên cạnh đó,Tổng công ty tiếp tục giữ vững thị trường xây dựng giao thông truyền thống ở Lào và mở rộng thị trường ở Việt Nam, từng bước tạo tiền đề để mở rộng thị trường xây dựng ra các nước ASEAN và trên thế giới .
1.4.4.Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị
Bảng 1.1: BẢNG THAM CHIẾU DANH MỤC THIẾT BỊ CHỦ YẾU
TT Tên thiết bị Đơn vị tính SỐ LƯỢNG Công suất
Quốc Hàn Quốc Việt Nam
2 Máy đào bánh lốp Chiếc 4 22 9 0,4 - 0,7m3/g
3 Máy đào bánh xích Chiếc 3 30 0,7 - 1,0m3/g
12 Trạm trộn bê tông xi măng Chiếc 2 3 2 25 - 50m3/h
16 Cần cẩu bánh xích Chiếc 1 1 50 - 60T
17 Cần cẩu bánh lốp Chiếc 10 1 1 1 7 - 25T
19 Khoan cọc nhồi Chiếc 2 1 2 Đến 2000mm
22 Máy phát điện Chiếc 10 5 1 1 1 Đến 500KVA
23 Dây chuyền nghiền sàng đá Bộ 2 1 2 40 - 200T/h
24 Bộ ván khuôn dầm superty Bộ 50 18-33m
25 Xe ô tô con Chiếc 7 52 23 Đến 7 chỗ
26 Bộ trắc đạc điện tử Bộ 4 3 1 23 Độ phóng đại 30 lần, cấp
27 Phòng thí nghiệm hiện trường Phòng 5
Nguồn: Phòng vật tư thiết bị.
Thiết bị của Tổng công ty XDCTGT 8 (CIENCO8) được đầu tư chủ yếu vào các năm 2000 – 2002 có nguyên giá xấp xỉ 800 tỷ đồng với gần 1.000 đầu thiết bị các loại, được phân ra gần 30 chủng loại.
Các thiết bị hiện có được sản xuất tại Châu Âu, Nhật bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, … nên có tính năng kỹ thuật hiện đại và đã thích ứng được yêu cầu công nghệ thi công tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực xây lắp cầu, đường đang phát triển hiện nay.
Nhiều năm qua, với năng lực thiết bị hiện có, CIENCO8 đã khẳng định tính cạnh tranh cao trên thương trường bằng việc luôn thắng thầu các dự án lớn về giao thông trong nước và quốc tế (chủ yếu tại nước CHDCND Lào), với sản lượng bình quân đạt 2.300 tỷ đồng/năm, đáp ứng được tiến độ, chất lượng, được các chủ đầu tư đánh giá cao Uy tín của Tổng Công ty không ngừng được khẳng định và phát triển. Với gần 1.000 đầu thiết bị các loại đã hình thành:
Hơn 30 dây chuyền thi công nền, mặt đường gồm các thiết bị: Ủi, xúc, san, lu tĩnh, lu rung có thể thi công đào đắp với khối lượng lớn trên mọi địa hình, đáp ứng tiêu chuẩn ASSHTO.
Hơn 10 dây chuyền rải asphalt gồm các thiết bị: trạm trộn, xúc lật, xe vận chuyển thảm, máy rải, xe tưới nhực, hệ thống lu đèn,…Các dây chuyền này có thể thi công độc lập với năng suất thi công 1000 tấn thảm/ca.
5 dây chuyền sản xuất đá lớn với các tổ hợp thiết bị: máy khoan đá, trạm nghiền sàng đá của Pháp, của Đức, của Nga Các dây chuyền này có thể khai thác tập trung, có thể cơ động di chuyển với sản lượng từ 800- 4.000 m3/ca đá các loại.
Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua
1.5.1.Tình hình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ
Tổng công ty XDCT giao thông 8 là một trong những đơn vị đứng đầu trong ngành Giao thông vận tải Những năm qua, CIENCO 8 đã khai thác thế mạnh về thiết bị, công nghệ, cán bộ công nhân chuyên nghiệp, để đấu thầu cạnh tranh trong cơ chế thị trường Tổng công ty đã đấu thầu và thắng thầu nhiều hàng loạt các công trình lớn và điều hành quản lý thi công có hiệu quả như: Quốc lộ 5: đoạn km 93 đến km 106 nguồn vốn JBIC của Nhật Bản bao gồm cả cầu An Dương, Lạch Tray, cầu Niệm Quốc lộ 1A: Hà Nội đi Lạng Sơn nguồn vốn của ADB gồm 3 hợp đồng là N1 đoạn Lạng Sơn đi đèo Sìn Hồ, N3 đoạn Bắc Giang đi Đáp Cầu, N4 đoạn Bắc Ninh đi cầu Đuống Hà Nội đi cầu Giẽ nguồn vốn của WB hai hợp đồng là 1A1 và 1A2. Đông Hà đi Quảng Ngãi nguồn vốn của WB hai hợp đồng là hợp đồng 2 Huế đi chân đèo Hải Vân và hợp đồng 4 Tam Kỳ đi Quảng Ngãi Thành phố Hồ Chí Minh đi Nha Trang hợp đồng R100 nguồn vốn ADB Dự án 11 cầu Nha Trang đi thành phố Hồ Chí Minh nguồn vốn của OECF Dự án đường Xuyên á: từ thành phố Hồ Chí Minh đi cửa khẩu Mộc Bài thuộc tỉnh Tây Ninh, cả ba hợp đồng V1, V2, V3 nguồn vốn của ADB Dự án Quốc lộ 10: bốn hợp đồng nguồn vốn của JBIC là B4 cầu Non Nước, R4 đoạn Nam Định đi Ninh Bình, R2 và R1 (Hải Phòng) Tổng công ty đã tham gia thi công các công trình có nguồn vốn trong nước như Cà Mau - Năm Căn, Cao Bằng – Pắc Bó, Lai Châu, Sơn La, đường 34 Cao Bằng, Cầu Hồ, đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, mặt bằng nhà máy xi măng Nghi Sơn, kè Hoà Duân, cảng Dung Quất, đường trong đảo Phú Quý, quốc lộ 51 (thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu) và nhiều công trình khác trên các tỉnh thành trong cả nước.
Bên cạnh đó,tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, CIENCO 8 đã liên tục thắng thầu và quản lý điều hành thi công có hiệu quả các dự án: đường 6 (Sầm Nưa – Bản Ban), đường thành phố Viên Chăn, dự án ADB 7 (Nam Lào), dự án ADB 8 (từ Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng đến biên giới Việt Nam), đường 9 (Lao Bảo – Mường Phìn), đường 18B (Nam Lào từ Atôpư về Pleiku) Tổng Công ty đã xây dựng hơn 800 km đường bộ, hàng trăm công trình cầu cống, sân bay, bến cảng với trị giá trị sản lượng hàng trăm triệu USD.
Hiện nay,CIENCO 8 đang đầu tư các dự án như:
Dự án xây dựng nhà liên cơ tại Mai Dịch – Từ Liêm – Hà Nội với tổng mức đầu tư 19.700.000.000 đ với quy mô:
- Gồm 3 đơn nguyên nhà, nhà N1: 9 tầng ; Nhà N2 , N3: 5 tầng.
- Hiện đã hoàn thành nhàn N2 , N3 để đưa vào sử dụng.
Dự án xây dựng khu liên hợp văn phòng + chung cư cao tầng tại khu đất của công ty tư vấn 8 + công ty 873 với tổng mức đầu tư : 250 tỷ VNĐ.
- Đang tiền hành các bước dự án khả thi và các thủ tục về đất đai.
- Dự kiến quy mô tòa nhà là 21 tầng.
Dự án BOT An Sương – An Lạc: với tổng kinh phí đầu tư 90 tỷ VNĐ.
Hợp tác với IDICO trong việc đầu tư xây dựng khu văn phòng kết hợp chung cư cao tầng tại khu đất của công ty 829, Việt Lào, công ty 889.Các dự án này đang trong giai đoạn lập dự án khả thi.
Việc liên tục tăng trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo việc làm cho người lao động, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện và nâng cao; từng bước tích tụ vốn, lành mạnh nền tài chính, giá trị máy móc thiết bị nâng cao trên 700 tỷ đồng… đã khẳng định được vị trí và uy tín của CIENCO 8 trên thị trường xây dựng cơ bản trong và ngoài nước.
Tôn chỉ của Tổng công ty XDCT giao thông 8 là : “ Chất lượng là uy tín, niềm tin, hạnh phúc, thành đạt của Tổng công ty”. Điều này có nghĩa là:
Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đề Tổng công ty XDCT giao thông 8 giữ vững vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của cả nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài.Không ngừng cải tiến chất lượng và vươn tới quản lý chất lượng toàn diện trên nền tảng ISO 9000 là chính sách nhất quán củaTổng công ty để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng.
1.5.2 Tình hình tài chính của Tổng công ty
Bảng 1.2: Chỉ tiêu bố trí cơ cấu vốn của Cienco 8 Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I.Bố trí cơ cấu vốn.
72 II.Bố trí cơ cấu nguồn vốn.
Nợ phải trả/Tổng NV
Vốn chủ sở hữu/Tổng NV
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Với khả năng tài chính rõ ràng và mình bạch thế này,Tổng công ty XDCT giao thông 8 không những đã khẳng định được khả năng phát triển bên vững của Tổng công ty mà còn có sức thuyết phục các nhà đầu tư khác nhằm huy động được nhiều vốn.
Bảng 1.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Cienco 8 trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010.
STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 1.623 1.614 1.950
2 Tổng chi phí Tỷ đồng 1.605 1.586 1.920
3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 18 28 30
4 Thuế thu nhập doanh nghiệp
5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 13,5 21 22,5
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm vừa qua ta thấy các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập bình quân lao động của CIENCO 8 trong những năm gần đây có sự tăng lên rõ rệt.
Năm 2008 tổng doanh thu đạt 1.632 tỷ VNĐ.Năm 2010 tổng doanh thu đạt 1.950 tỷ VNĐ.Như vậy, năm 2010 tăng 318 tỷ VNĐ so với năm 2008 .
Ta dễ dàng nhận thấy doanh thu năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận sau thuế từ năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7,5 tỷ VNĐ.
Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1,5 tỷ VNĐ.
Năm 2009 Về sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã thực hiện giá trị sản lượng là 2.775 tỷ đồng/2.540 tỷ đồng đạt 109,24% kế hoạch năm, tăng 1,215 lần so với cùng kỳ năm ngoái Doanh thu thuần đạt 1.687 tỷ đồng (thu được tiền 2.131 tỷ đồng), tăng 1,05 lần so với năm 2008.
Năm 2010 Giá trị sản lượng thực hiện đạt 100,3%, doanh thu thuần tăng 1,05 lần, thu được tiền tăng 1,03 lần Tổng công ty đã đầu tư hơn 31 tỷ đồng tiền mua thiết bị, giải quyết việc làm cho gần 7.000 người lao động Thu nhập bình quân đạt 3,4 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,24 lần so với năm 2009.
Thu nhập bình quân đầu người của Tổng công ty tăng dần qua các năm Tình hình tiền lương của cán bộ công nhân viên được đảm bảo, thu nhập của người lao động được nâng cao Đây là động lực mạnh mẽ kích thích người lao động làm việc tăng năng suất lao động góp phần giảm chi phí hạ giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế tồn tại trong năm 2010 vừa qua.Mặc dù tổng giá trị sản lượng của Tổng công ty đạt cao, nhưng vẫn còn một số đơn vị cơ sở đạt sản lượng còn thấp hoặc không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán, thu hồi công nợ của nhiều đơn vị còn yếu, một số công trình thi công còn chậm tiến độ Việc đầu tư và khai thác thiết bị đầu tư ở nhiều đơn vị còn yếu chưa nâng cao được sức cạnh tranh của đơn vị Một số còn chậm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động Một số cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có tay nghề khá chuyển ra ngoài làm việc Những tồn tại trên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của Tổng công ty năm 2010 và cần phải nhanh chóng được khắc phục trong năm 2011.
1.5.3.Tình hình liên danh, liên kết và đầu tư trong và ngoài nước
Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành mở cửa, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cienco 8 nói riêng đã không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác đầu tư song phương Hoạt động liên doanh liên kết của Cienco 8 trong thời gian qua càng khẳng định chủ trương đúng đắn của Nhà nước.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực,Tổng công ty không ngừng đẩy mạnh các hoạt động liên danh, liên kết để thực hiện tốt các dự án đầu tư Cụ thể như liên danh với 1 số công ty :
Liên danh với TECNOSVILUPPO (Italia) xây dựng 11 cầu trên quốc lộ 1A.
Liên danh với SUMITOMO (Nhật bản) xây dựng quốc lộ 5.
Liên danh với ANAM -YOUONE (Hàn quốc) xây dựng quốc lộ 1A đoạn thành phố HCM - Xuân Lộc.
Liên danh với FUJITA (Nhật Bản) thi công mặt bằng nhà máy xi măng Nghi Sơn Thanh Hoá
Liên danh với SUMITOMO (Nhật bản) xây dựng cầu Thanh Trì.
Hợp tác với NAMKWANG(Hàn Quốc) với tư cách Nhà thầu phụ, gói thầu EX-10 Đoạn Hà Nội - Hải Phòng.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY XDCTGT 8
Tình hình chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty XDCTGT 8
2.1.1 Thống kê lao động của Tổng công ty năm 2010
Tổng số lao động: 9.095 người
- Lao động trong danh sách: 5.074 người
- Tổng số lao động sử dụng bình quân: 8.715 người
+ Lao động bình quân trong danh sách: 4.694 người
+ Lao động bình quân HĐ ngắn hạn: 4.021 người
Nhận thấy, số lượng lao động bình quân thuê theo mùa vụ của Tổng công ty tương đối lớn Đây là điều dễ hiểu, bởi lẽ do đặc thù của ngành xây dựng Trong quá trình xây dựng công trình cần một số lượng lớn lao động phổ thông để thực hiện các công việc tay nặng nề như: vận chuyển gạch, xách vữa, bốc vác, đào đắp, phá vỡ, thu dọn Sau khi hạng mục công trình kết thúc thì số lao động mùa vụ này sẽ bị giải thể không thuê nữa.Đặc điểm của loại lao động này là chỉ cần có sức khỏe để làm những công việc nặng nhọc, không cần trình độ, chỉ cần huấn luyện ít ngày về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và kỷ luật lao động Lương lao động này chiếm tỷ lệ lớn song không được hưởng các chế độ của Tổng công ty.
2.1.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi và thâm niên công tác
Bảng 2.4 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Tổng công ty.
STT Độ tuổi Số người Tỷ lệ %
Nguồn: Văn phòng(Phòng hành chính quản trị).
Bảng 2.5 : Công nhân kỹ thuật của Tổng công ty.
STT CB chuyên môn và KT theo nghề
Số năm trong nghề Đã có kinh nghiệm qua các công trình
1 Kỹ sư xây dưng 1029 315 315 399 Quy mô lớn cấp I
2 Kỹ sư thủy lợi 504 84 252 168 Quy mô lớn cấp I
3 Kỹ sư cầu đường 420 42 168 210 Quy mô lớn cấp I
4 Kỹ sư mỏ, khoan nổ, trắc địa 168 0 63 105 Quy mô lớn cấp I
5 Kỹ sư động lực, cơ khí, máy 273 0 126 147 Quy mô lớn cấp I 6
Kỹ sư cầu hầm, xây dựng ngầm 147 42 42 63 Quy mô lớn cấp I
7 Kỹ sư điện, cấp thoát nước 168 0 105 63 Quy mô lớn cấp I
8 Cử nhân kinh tế, TCKT 693 210 189 294 Quy mô lớn cấp I
9 Các loại kỹ sư khác 546 63 252 231 Quy mô lớn cấp I
10 Trung cấp 447 55 247 145 Quy mô lớn cấp I
11 Sơ cấp, cán sự 679 0 494 185 Quy mô lớn cấp I
Nguồn: Văn phòng(Phòng hành chính quản trị).
Ta thấy đội ngũ lao động của Tổng công ty tương đối trẻ.Độ tuổi từ 22 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn (68.6%).Lực lượng lao động này đem đến cho Tổng công ty sinh khí lới, nhiệt huyết mới, không khí làm việc năng động, phong cách chuyên nghiệp, trẻ trung Độ tuổi từ 40 trở lên chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao(23.8%).Lực lượng này có bề dày kinh nghiệm khá tốt qua hoạt động và làm việc tại Tổng công ty đã một thời gian dài( trên 15 năm công tác), chủ yếu là cán bộ quản lý của công ty.
Có thể nói cơ cấu lao động tương đối hợp lý, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
2.1.3.Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo giới tính.
Giới tính Số người Tỷ lệ %
Nguồn: Văn phòng(Phòng hành chính quản trị).
Tỷ lệ lao động nam (88.5%) trong tổng số lao động của Tổng công ty chiếm tỷ lệ tương đối cao so với tỷ lệ lao động nữ(11.5%).Nguyên nhân do:
- Đặc thù công việc trong ngành xây dựng thường rất nặng nhọc, cần sức khỏe tốt để chịu đựng và làm việc trong thời gian dài, với các độ cao khác nhau của mỗi công trình.Ví dụ: thợ sắt, thợ hàn, thợ máy, thợ cơ khí, thợ máy, công nhân trắc địa Những công việc trên chỉ phù hợp với nam giới.
- Bên cạnh đó CNKT và kỹ sư có trình độ cao hơn như: kỹ sư xây dựng, kỹ sư cầu đường, kiến trúc sư Đây là những ngành được coi là khó, thường được đào tạo trong các trường đại học với tỷ lệ nam theo học nhiều hơn, nữ giới thường rất ít vì họ thường theo học các khối ngành kinh tế, nghệ thuật nhẹ nhàng.
- Bên cạnh đó tỷ lệ lao động nam nhiều hơn bỡi đặc thù của ngành xây dựng là việc xây dựng các công trình mất thời gian khá lâu và thường phải di chuyển đi nhiều nơi Đây là điều không phù hợp với nữ giới vì họ còn vướng bận gia đình.Trong khi đó nam giới không bị ràng buộc bởi những công việc nhẹ nhàng trong văn phòng.
Vì những nguyên nhân trên mà số lượng lao động nam làm việc tại Tổng công ty lớn gấp 7.7 lần so với lao động nữ.
2.1.4.Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
STT Trình độ Số lượng Tỷ lệ %
1 Đại học và trên đại học 1.274 25 %
5 Công nhân PT&LĐ khác 675 13%
Nguồn: Văn phòng(Phòng hành chính quản trị).
Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ tương đối lớn (25%), thể hiện số cán bộ quản lý có trình độ cao trong Tổng công ty là rất lớn Điều này tạo điều kiện tốt cho Tổng công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Tỷ lệ CNKT chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lao động của Tổng công ty, chiếm 48% Đây là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình thi công các hạng mục công trình.Nhìn chung, trình độ học vấn của người lao động tại Tổng công ty là tương đối.Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, đặc biệt về ngành xây dựng,Tổng công ty cần phải xây dựng nguồn nhân lực thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao mới có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
2.1.5.Thống kê lao động theo phòng ban chức năng tại VP Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.( năm 2010)
Bảng 2.8: Lao động theo phòng ban chức năng tại VP Tổng công ty Đơn vị:Người
STT Các phòng ban Số người
5 Phòng Dự án Công nghệ 16
Nguồn: VP Tổng công ty
Ban lãnh đạo Tổng công ty gồm có: một Chủ tịch HĐQT, một Tổng Giám đốc, 3 ủy viên HĐQT và 4 Phó Tổng Giám đốc Ban lãnh đạo Tổng công ty đều có trình độ đại học trở lên, năng lực quản lý và kinh doanh; có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật Nguyên tắc làm việc, quản lý điều hành, phân cấp quản lý của Ban lãnh đạo thực hiện theo Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty.Các thành viên trong Ban lãnh đạo căn cứ theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình được phân công, chỉ đạo điều hành các phòng chức năng hoàn thành nhiệm vụ công tác theo phân cấp.
Phòng Tổ chức gồm có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 chuyên viên, đảm trách các công việc như tiền lương, tiền thưởng, nhân sự, đời sống của các cán bộ công nhân viên…Trưởng phòng tổ chức là người có trình độ đại học và được tập huấn về trình độ quản lý nhân sự nói chung Các nhân viên trong phòng phải có nghiệp vụ hành chính, hiểu rõ về hệ thống tiền lương và cách tính lương hiện hành của Nhà nước.
Phòng Kế hoạch gồm có: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 3 nhân viên.
Trưởng phòng và phó phòng phải là người có trình độ đại học và trình độ chuyên môn cao Các nhân viên trong phòng cũng phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, sử dụng máy vi tính thành thạo bởi vì phòng kế hoạch chịu trách nhiệm chính về nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của Tổng công ty. Quản lý hệ thống máy vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty
Phòng Tài chính gồm có: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng và 5 chuyên viên.
Kế toán trưởng là người đã tốt nghiệp đại học chuyên nghành về tài chính kế toán. Còn các nhân viên trong phòng phải có trình độ về nghiệp vụ kế toán, biết sử dụng máy vi tính thàn thạo Phòng này có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc tổ chức thực hiện tốt hạch toán kinh tế…thông qua việc đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lý tiền vốn, vật tư, thiết bị trong sản xuất kinh doanh.
Phòng Dự án Công nghệ gồm: 1 trưởng phòng ,2 phó phòng và 13 chuyên viên Trưởng phòng là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật điện tử, tin học công nghệ thông tin có kiến thức về kinh doanh hoặc tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và am hiểu về kỹ thuật công nghệ thông tin, điện tử. Nhân viên cũng phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, am hiểu về công nghệ, thành thạo vi tính.
Phòng Vật tư gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 1 chuyên viên.Trưởng phòng là người có trình độ đại học,biết xây dựng kế hoạch, quản lý điều hành,quản lý chuỗi cung ứng, biết sử dụng máy tính.Nhân viên tốt nghiệp cao đẳng trở lên các khối ngành kinh tế, am hiểu về công tác mua hàng, biết tính nhu cầu vật tư theo kế hoạch sản xuất Nhiệm vụ: tham mưu cho ban lãnh đạo trong các lĩnh vực: đầu tư, mua sắm vật tư, trang thiết bị máy móc, các công trình xây dựng; tổ chức các hoạt động mời thầu, đấu thầu mua sắm vật tư
Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8
2.2.1.Các chỉ tiêu về thể lực của lao động
Thể lực là cơ sở nền tảng để phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải tri thức, trí tuệ của con người vào hoạt động thực tiễn Tất cả CBCNV đều phải có sức khoẻ, dù làm công việc gì, ở đâu Sức khoẻ là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động Chất lượng đội ngũ nhân viên biểu hiện ở thể lực, trí lực, tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động.
Sức khoẻ là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng lao động Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên Hiện nay, Bộ Y tế quy định ba trạng thái sức khoẻ của người lao động : loại A là loại có thể lực tốt, loại B là trung bình, loại C là yếu Yêu cầu về sức khoẻ của nhân viên không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời công vụ của nhân viên Nhân viên phải đảm bảo sức khoẻ mới có thể duy trì việc thực hiện công việc liên tục với áp lực cao.
Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: Công việc thường được tiến hành ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, địa bàn lao động luôn thay đổi.Chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi ngay trong phạm vi một công trình, phụ thuộc vào tiến độ xây dựng.Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (như thi công đất, bê tông, vận chuyển vật liệu );nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm(bụi, hơi, khí độc ) nhiều công việc thực hiện ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió làm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Xuất phát từ nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực củaTổng công ty phải đảm bảo đáp ứng tốt về mặt thể lực, có sức chịu đựng dẻo dai trong điều kiện sản xuất liên tục, kéo dài với yêu cầu đảm bảo an toàn tuyệt đối.Tổng công ty đã chú ý nghiêm ngặt tới sức khỏe của nhân viên trong công ty
Bảng 2.9: Tình hình sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của người lao động tại Tổng công ty.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng số người lao động được khám 740 955 1380
Bệnh đau xương, thấp khớp.
Nguồn:Văn Phòng Tổng công ty
- Sức khỏe loại B: trung bình.
Theo bảng trên, số người lao động được khám sức khỏe tăng dần qua các năm. Năm 2008 mới chỉ có 740 người, đến năm 2010 đã tăng lên 1380 người Kết quả đạt được rất khả quan Sức khỏe của người lao động trong Tổng công ty tương đối tốt, với 84.7% CBCNV đạt loại A( năm 2010),14.9% đạt sức khỏe loại B và 0.4% đạt sức khỏe loại C.Tỷ lệ số lao động được khám là có sức khỏe yếu chiếm rất thấp. Bên cạnh đó, thì vẫn có những người lao động mắc bệnh nghề nghiệp như: bệnh đau mắt hột(năm 2008 có 181 người, năm 2010 có 190 người), bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh đau xương, thấp khớp Nguyên nhân, do điều kiện làm việc ngành xây dựng nhìn chung nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm làm suy giảm sức khỏe của người lao động có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp. Điều tra về sức khỏe của lao động có thích hợp với công việc của họ.Ta thu được kết quả sau:
Bảng 2.10: Sức khỏe hiện tại có thích hợp với công việc.
Câu trả lời Số người trả lời Tỷ lệ %
Nguồn:số liệu điều tra.
Kết quả điều tra cho thấy,sức khỏe của người lao động ở mức độ phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất(43.5%), trong khi đó mức độ không phù hợp, ít phù hợp chiếm
(0 – 5.9%) chiếm tỷ lệ thấp Điều này cho thấy sức khỏe của nhân viên tương đối phù hợp với công việc.
Lao động của Tổng công ty có được thể lực như vậy là do:
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi tương đối trẻ.
- Mức độ quan tâm của Tổng công ty tới thể lực của nguồn lao động.
+ Khâu tuyển nhân lực thì hồ sơ phải có giấy chứng nhận khám sức khỏe. + Khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV Mục đích của chương trình khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là để kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh thông thường, bệnh nghề nghiệp và liên quan nghề nghiệp Qua đó phân loại sức khỏe của người lao động, và đây là căn cứ để công ty sắp xếp các công việc phù hợp.
+ Khám sức khỏe ngay tại các công trường, nếu ai không đủ đáp ứng thì có thể bị loại luôn, hoặc có thể chuyển họ đi làm công việc phù hợp hơn với sức khỏe của họ.
Tuy nhiên,Tổng công ty cũng gặp một số hạn chế Do số lượng lao động củaTổng công ty rất lớn, công việc lại phải di chuyển nhiều nơi xa theo các công trình,nên việc khám sức khỏe cho tất cả các CBCNV gặp nhiều khó khăn.Tổng công ty mới chỉ thực hiện khám được với 1 số lượng lao động còn ít.Để nâng cao thể lực của nguồn nhân lực, Tổng công ty cần những tiêu chuẩn về mặt thể lực phù hợp với ngành nghề hoạt động của mình.Từ đó làm cơ sở cho việc tuyển chọn lao động và chăm sóc bồi dưỡng sức khỏe cho lực lượng lao động trong Tổng công ty.
2.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi công chức nhận được thông qua quá trình học tập Tiêu chuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp nhân viên vào hệ thống ngạch, bậc. Tiêu chuẩn về trình độ có sự khác nhau với từng ngành, từng ngạch nhân viên khác nhau Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên gồm hai loại:
- Tiêu chí về trình độ văn hoá: trình độ văn hoá của nhân viên là mức độ tri thức của nhân viên đạt được thông qua hệ thống giáo dục Hiện nay trình độ văn hoá ở nước ta được chia thành các cấp độ từ thấp đến cao (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học).
- Tiêu chí về trình độ đào tạo nghề nghiệp: trình độ đào tạo nghề nghiệp của lao động là trình độ chuyên môn của lao động đã được đào tạo qua các trường lớp với văn bằng chuyên môn phù hợp với công việc được giao Trình độ đào tạo nghề nghiệp ứng với hệ thống văn bằng hiện nay được chia thành các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học.
Tại Tổng công ty XDCTGT 8: Đội ngũ cán bộ kỹ sư, cử nhân trình độ trên đại học và đại học chiếm tỷ lệ lớn Điều này đảm bảo họ là người có trình độ, được đào tạo bài bản và có kiến thức chuyên ngành tốt Có nhiều người vừa có bằng về chuyên môn kỹ thuật, vừa có bằng quản lý Đây là 1 lực lượng khá ổn định và có năng lực trong Tổng công ty.
Song bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ, công nhân có trình độ chưa cao. Một số cán bộ lâu năm có kinh nghiệm song nhiều khi không thích ứng được với sự thay đổi của môi trường kinh doanh mới.
2.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá trình độ lành nghề
Trình độ lành nghề là mức độ thành thạo công việc của người lao động.Bảng 2.11 : Chất lượng của CNKT tại Tổng công ty.
Xi : bậc thợ thứ i của người lao động.
Yi : là số người bậc thợ thứ i.
Bậc thợ trung bình của Tổng công ty XDCTGT 8 : X = 4.2
Theo quy định của Bộ xây dựng thì một doanh nghiệp xây dựng có trình độ bậc thợ trung bình là 5 thì mới đạt yêu cầu.Trong khi đó bậc thợ trung bình của Tổng công ty mới đạt 4.2.Điều này chứng tỏ trình độ tay nghề của CNKT của Tổng công ty chưa cao lắm Số lượng lao động bậc 3,4,5 lớn hơn nhiều so với số lượng lao động bậc 6,7.Nguyên nhân là do vừa rồi Tổng công ty có giải quyết một số cán bộ theo nghị định 41 của Chính phủ về lao động dôi dư nên một số cán bộ có trình độ tay nghề và kinh nghiệm đã được giải quyết nghỉ do không thể công tác hoặc do sức khỏe yếu.Thay vào đó lực lượng lao động trẻ, chưa có kinh nghiệm Do đó, Tổng công ty có những biện pháp đào tạo, thi nâng bậc nhằm nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn cho CNKT.
2.2.4 Tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp
sự Cụ thể như đề ra các nội quy về thời gian làm việc, lập kế hoạch trong công việc, tạo môi trường làm việc thoải mái giúp người lao động phát triển khả năng và tự chủ trong công việc Với những nỗ lực đó, Tổng công ty đã đạt được những kết quả khả quan Nguồn nhân lực phần nào đã thể hiện tác phong chuyên nghiệp, nhạy bén sáng tạo, thích ứng với mọi môi trường và bất kỳ sự thay đổi nào.Ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến của người lao động cũng được năng cao đáng kể Việc xây dưng phong cách chuyên nghiệp là rất cần thiết và là điều kiện cần cho sự thành công của Tổng công ty cũng như của mỗi một cá nhân.Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả sẽ giúp người lao động thu được niềm tin và gặt hái được nhiều thành quả hơn, tạo dựng hình ảnh ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và đối tác.
2.2.5 Tiêu chí đạo đức của người lao động Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội Đạo đức của người lao động khi thi làm việc rất khó xác định bằng những tiêu chí cụ thể.Với môi trường làm việc luôn hướng tới người lao động tại Tổng công ty, thì mối quan hệ đồng nghiệp luôn đối xử thân thiết, gắn bó Mọi người được tin cậy và tôn trọng trong công việc.
2.3.Các nhân tố ảnh hướng tới chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty XDCTGT 8.
2.3.1.Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam đặt mục tiêu “Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.Đồng thời, Việt Nam đặt mục tiêu cao hơn là phấn đấu về cơ bản trờ thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.Tức là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.
Như vậy, thời điểm 2020 là thời điểm có tính bước ngoặt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam và nền kinh tế đất nước có sự thay đổi về chất lượng trình độ phát triển Để đạt mục tiêu đó, cần có tăng trưởng kinh tế cao (có thể ít nhất phải đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 9,0%/năm) để thoát khỏi tình trạng một nước đang phát triển ở trình độ phát triển thấp Sau hơn 22 năm đổi mới kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã đạt tỷ lệ trung bình 6-7%/năm Riêng trong năm 2009, mặc dù gặp phải khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt con số 5,32% chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.Có thể nói tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang dần phục hồi trở lại: năm 2010 là 6,5% và dự báo các năm sau đó tăng lên trên 7 % - 12%.
Với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, nhu cầu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật trong các ngành kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, từ đó đặt ra yêu cầu phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kịp thời, đáp ứng cho thị trường lao động trong điều kiện mới
2.3.1.1.2.Môi trường chính trị, pháp luật.
Pháp luật về lao động tác động đến cơ chế và chính sách trả lương của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Nhà nước đã xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị Những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,…đang dần được giải quyết.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật, nhân tài cho doanh nghiệp vẫn rất nghiêm trọng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, ngành nghề vẫn đang được Chính phủ và các ngành, doanh nghiệp hết sức quan tâm.
Khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới.
Có thể nói, trong những năm gần đây nhờ có chính sách đầu tư lớn của Nhà nước vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chính sách mở cửa thu hút các nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn ODA chúng ta có điều kiện tiếp cận với các công nghệ mới thông qua xây dựng hàng loạt công trình mới, có quy mô, kỹ thuật hiện đại Với nền tảng, tiềm lực kỹ thuật chúng ta đã có được qua việc tổ chức nghiên cứu các chương trình, đề tài khoa học liên quan đến các công nghệ mới, nên việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ thực tế xây dựng các công trình lớn do chuyên gia nước ngoài phụ trách thực hiện rất thuận lợi, chúng ta nhanh chóng làm chủ được công nghệ nên chỉ sau khi thực hiện một công trình là chúng ta có thể tự mình triển khai vào công trình mới khác.
Nhìn chung, đến nay phần lớn các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại của thế giới trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đã đến Việt nam Các kỹ sư công nhân Việt Nam đã tiếp cận và nhiều công nghệ đã làm chủ, có thể tự áp dụng vào xây dựng công trình giao thông phức tạp, có mức độ cao như xây dựng đường sắt cao tốc Đường sắt trên cao và tầu điện ngầm, cầu hầm có kết cấu phức tạp; cảng biển, sân bay có qui mô lớn chúng ta vẫn chưa tiếp cận, làm chủ.
Tuy nhiên vẫn có những khó khăn tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triểnKHCN xây dựng công trình giao thông:
Với cơ chế , chính sách đài ngộ, sử dụng và đào tạo như hiện nay, chúng ta ngày càng thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và đội ngũ công nhân lành nghề cũng đã ngày một mai một, điều này ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai nghiên cứu đón đầu các kỹ thuật, công nghệ mới, đồng thời hạn chế và giảm hiệu quả quá trình thực hiện chuyển giao tiếp nhận công nghệ từ phía nước ngoài.
Việc đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công trình giao thông còn rất hạn chế, đến nay vẫn chưa có chương trình trọng điểm danh cho ngành giao thông để tổ chức nghiên cứu những vấn đề khoa học công nghệ đang đặt ra cần giải quyết để kịp thời phục vụ sản xuất Các kết quả NCKH vẫn khó có kinh phí để thực nghiệm và chế thử sản phẩm nhằm giúp hoàn thiện và làm chủ công nghệ Việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ qua các dự án có kỹ thuật, công nghệ hiện đại là con đường nhanh nhất để tiếp thu và làm chủ, nhưng hiện nay vẫn chưa có cơ chế cụ thể bố trí kinh phí trong các dự án đầu tư có ứng dụng công nghệ tiên tiến để thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, nên nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại chúng ta đã bỏi lỡ thời cơ tiếp nhận.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư nâng cấp thiết bị hiện tại vẫn chưa cụ thể, nên tình trình độ của các doanh nghiệp là rất thấp, việc tiếp thu triển khai các công nghệ, kỹ thuật mới, gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
2.3.1.2.1.Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Hiện nay, Tổng công ty có những đối thủ cạnh tranh lớn, tiêu biểu như Cienco 1, Cienco 4, Cienco 5,Cienco 6, Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình đường thủy, Sông Đà, Vinaconex…
Trong nền kinh tế thị trường nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị Để tồn tại và phát triển không có con đường nào bằng con đường quản trị nhân sự một cách có hiệu quả Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có một chế độ lương bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, cải thiện môi trường làm việc và cải thiện phúc lợi Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những ngươì có trình độ, doanh nghiệp sẽ mất dần nhân tài Sự ra đi của nhân viên không thuần tuý chỉ vấn đề lương bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề.
2.3.1.2.2.Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY XDCTGT 8
Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng công ty
3.2.1.Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Tổng công ty
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch lao động để đáp ứng nhu cầu đó.
Hoạch định nguồn nhân lực một cách hệ thống , khoa học và chính xác là một giải pháp tiên quyết để thực hiện các giải pháp khác cho việc bảo đảm nguồn nhân lực của doanh nghiệp đủ về số lượng và phù hợp về cơ cấu.
Việc xây dựng kế hoạch nhân lực phải thu thập thông tin từ cả 3 phía: Tổng công ty, người lao động và từ môi trường bên ngoài.
Thông tin từ phía Tổng công ty.
Đó là các thông tin về thi công và hoàn thiện các công trình của Tổng công ty trong những năm tới như thế nào.Mục tiêu hoàn thành các kế hoạch đó của Tổng công ty? Số lao động hiện có của Tổng công ty có đáp ứng được các mục tiêu đó hay không? Năng suất của người lao động và xu hướng tăng năng suất lao động trong những năm gần đây Ngoài ra cán bộ lập kế hoạch cũng cần phải quan tâm đến các thông tin về tình trạng máy móc hiện có của Tổng công ty.Dự kiến những sự cố bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoàn thành công trình của Tổng công ty.
Thông tin về tình hình đầu tư tài sản cố định trong Tổng công ty cũng cần phải thu thập, đó là các thông tin về:
- Chủng loại máy móc dự định đầu tư trong thời gian tới.
- Trình độ cần phải có để có thể vận hành được những máy móc đó
- Trình độ của CNKT trong Tổng công ty hiện tại có đáp ứng được không?
Thông tin về công tác đấu thầu của Tổng công ty trong thời gian sắp tới.Tổng công ty có trúng thầu nhiều công trình hay không? Biện pháp giải quyết của Tổng công ty là tuyển thêm hay đào tạo lại CN trong doanh nghiệp.
Tập hợp các thông tin trên, cán bộ lập kế hoạch phải đưa ra được nhu cầu nhân lực và khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của Tổng công ty trong khoảng thời gian cần lập kế hoạch nhân lực.
Thông tin từ phía người lao động.
Đó là các thông tin về số lao động nghỉ hưu, ra khỏi doanh nghiệp.Số lao động được đề bạt, thuyên chuyển vị trí công tác trong thời gian sắp tới.
Số lao động vắng mặt ở doanh nghiệp và thời gian vắng mặt là bao lâu( phụ nữ trong thời kỳ thai sản, số lao động được cử đi học ở các lớp tập trung dài hạn, cán bộ được cử đi công tác trong thời gian dài )
Thông tin thuộc về môi trường bên ngoài Tổng công ty. Đó là các thông tin về sự thay đổi cơ chế chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng lao động, đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.các cán bộ quản lý phải nắm bắt nhanh chóng các thông tin này để chủ động điều chỉnh các vấn đề liên quan đến người lao động.
3.2.2 Hoàn thiện công tác phân tích và thiết kế công việc Để đổi mới cơ cấu và tạo cơ sở cho việc tổ chức, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả nhất, Tổng công ty cần phải phân tích công việc để xây dựng một hệ thống bảng mô tả công việc cho từng tiêu chuẩn chức danh Đây được coi là giải pháp mang tính nên tảng để chọn và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các chức năng , nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc.Bảng mô tả công việc giúp cho chúng ta hiểu được nội dung, yêu cầu của công việc và hiểu được quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.
Bảng tiêu chuẩn chức danh là văn bản liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và đặc điểm cá nhân thích hợp nhất cho từng chức danh.Bảng tiêu chuẩn chức danh giúp chúng ta hiểu được doanh nghiệp đang cần nhân viên như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất.
Việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc phải căn cứ vào sự phân tích, đánh giá sâu sắc các yêu cầu và nội dung công việc từng bộ phận phòng ban của Tổng công ty trên cơ sở quy mô, cơ cấu tổ chức đã được thiết lập, để định biên lao động một cách khoa học và riêng biệt:
- Xác định từng bộ phận cần chức danh gì?
- Công việc cụ thể của từng chức danh đó ra sao?
- Yêu cầu về mức độ hiểu biết trên các lĩnh vực như thế nào?
- Mô tả cụ thể các công việc phải làm và mức độ hoàn thành.
Các tiêu chuẩn chức danh từ nhà quản trị cấp cao (Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc) đến các cán bộ quản trị cấp trung – điều hành nghiệp vụ chuyên môn và đến từng cán bộ, nhân viên phải rõ ràng , cụ thể và chính xác.Nên tránh tình trạnh các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các phẩm chất cá nhân của các chức danh được thể hiện một cách chung chung như nhau hoặc có xây dựng cụ thể nhưng không áp dụng một cách nghiêm túc, triệt để.
Cần phải gắn việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc với phương pháp và tư tưởng của Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000, liệt kê những gì sẽ làm; làm đúng những gì đã viết, đã cam kết, kiểm tra, kiểm soát thực hiện; các hoạt động phòng ngừa và cải tiến, để làm sao phát huy được năng lực, khả năng, lòng nhiệt tình với trách nghiệm cao nhất của mỗi người.Tiêu chuẩn chức danh công việc phải chuẩn xác, cụ thể để mỗi CBNV đảm nhiệm chức danh đó phải hiểu được : chức trách, danh phận và vai trò của mình là gì? Làm được, làm tốt các công việc gì? Tiến hành công việc như thế nào, phối hợp tổ chức quan hệ công tác với ai ra sao?
Trên cơ sở những tiêu chuẩn đề ra cho từng công việc, nhà phân tích sẽ xác định những yêu cầu mà cá nhân lao động phải đáp ứng được khi đảm nhận công việc Đó là các yêu cầu về trình độ, kỹ năng kinh nghiệm, đặc trưng về tinh thần thể lực của người lao động.Việc xác định các yêu cầu của công việc đối với người thực hiện cũng phải căn cứ vào trình độ chung của người lao động trong công ty, tránh việc đưa ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp, gây ra tâm lý căng thẳng cho người lao động.Nếu yêu cầu quá cao người lao động sẽ tự ti không dám nhận công việc còn nếu yêu cầu quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như của Tổng công ty.
Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin lao động, vốn, đặc biệt là hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực để giúp doanh nghiệp tiếp cận với cách quản lý hiện đại.
Cần đa dạng hóa các ngành đào tạo để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Mở rộng và nâng cao chất lượng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân sự đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về nguồn nhân sự để giúp các doanh nghiệp nắm bắt những thông tin kịp thời, từ đó DN có những giải pháp và suy trì nhân viên một cách hiệu quả.