MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với sự đổi mới chung của đất nước và thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, trong những năm qua quản lý ngân sá[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHÕ CHO QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP QUẬN, HUYỆN
Những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý chi ngân sách cấp quận, huyện cho giáo dục, đào tạo
1.1.1 Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước
NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại của Nhà nước phát triển đến một trình độ nhất định Sự xuất hiện của Nhà nước trong lịch sử đòi hỏi phải có những nguồn lực tài chính để đáp ứng chi tiêu nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
NSNN là dự toán thu - chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Như vậy, NSNN là một kế hoạch tài chính cơ bản của quốc gia, trong đó gồm kế hoạch thu, kế hoạch chi và được lập theo phương pháp cân đối (thu phải đủ chi, chi không vượt thu).
Theo Luật NSNN Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
- Về phương diện pháp lý: NSNN là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một thời gian nhất định thường là một năm Đạo luật này được cơ quan lập pháp của quốc gia đó ban hành.
- Về bản chất kinh tế: NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Các quan hệ kinh tế này bao gồm:
+ Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. + Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị HCSN.
+ Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư.
+ Quan hệ kinh tế giữa NSNN và thị trường tài chính.
+ Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các hoạt động tài chính đối ngoại.
- Về tính chất: NSNN là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của Nhà nước, là mức động viên các nguồn tài chính vào tay Nhà nước, là các khoản cấp phát của Nhà nước cho các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư phát triển, đó cũng là đóng góp theo nghĩa vụ hay tự nguyện của mỗi thành viên trong xã hội cho Nhà nước và Nhà nước cấp phát kinh phí đầu tư cho mỗi thành viên xã hội.
Sơ đồ hệ thống ngân sách nhà nước
* Vai trò của NSNN với giáo dục đào tạo
Giáo dục là hoạt động hết sức cần thiết đối với phát triển xã hội và tăng cường kinh tế Không thể có một xã hội phát triển ở trình độ cao mà không có một nguồn lực phát triển cả về thể chất và trí tuệ Sản phầm của giáo dục là con người, con người là yếu tố sản xuất hết sức quan trọng Kỹ năng của con người có tác động đến năng suất lao động, trình độ quản lý và muốn hình thành kỹ năng thì phải có giáo dục Đặc biệt là trong bối cảnh thế giới bước sang thời đại mới - thời đại trí tuệ và trong môi trường toàn cầu hóa, trong đó, các yếu tố tri
Ngân sách huyệnNgân sách xãNgân sách cấp huyện thức và thông tin trở thành những yếu tố hàng đầu và là nguồn tài nguyên giá trị nhất thì giáo dục trỏ thành đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế Chính vì vậy, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai, đầu tư hiệu quả nhất. Đầu tư tài chính giữ vai trò như một trong những yếu tố có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đào tạo công nhân, trung học chuyên nghiệp, đại học đến đào tạo sau đại học Thông qua quan hệ tín dụng, tài chính có thể huy động các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi để đầu tư cho giáo dục trong việc nâng cấp trang thiết bị, đầu tư cho đội ngũ giáo viên và cho học sinh vay để tiếp tục sự nghiệp giáo dục Trong số các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục đào tạo thì đầu tư từ NSNN là tất yếu, đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bởi:
- Trong hệ thống tài chính nước ta thì tài chính Nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn Mà trong tài chính Nhà nước bao gồm NSNN và tín dụng Nhà nước thì NSNN có tỷ trọng lớn nhất NSNN đảm bảo nhu cầu tiêu dùng xã hội theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, trong đó nhu cầu giáo dục đào tạo đứng hàng đầu Mặt khác, giáo dục đào tạo là dịch vụ công cộng, tạo ra những ngoại ứng tích cực và có vai trò quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực - nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Đầu tư từ NSNN cho giáo dục nhằm đảm bảo điều kiện tài chính cần thiết để giải quyết vấn đề phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân ở tầm vĩ mô như về phát triển rộng khắp mạng lưới các cơ sở giáo dục, xây dựng các cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia, điều chỉnh quy mô và cơ cấu, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Bởi vậy, NSNN là nguồn tài chính cơ bản, to lớn nhất để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước
- Thứ hai, đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, huy động các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục đào tạo vì giáo dục là dịch vụ công cộng, tạo ra những ngoại ứng tích cực và có vai trò quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Đầu tư NSNN cho giáo dục như một cú huých ban đầu để khuyến khích nhân dân đóng góp xây dựng và sửa chữa trường lớp, thu hút các nguồn từ lao động sản xuất, từ hợp đồng NCKH của các trường, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo”, đồng thời là nguồn chính để phát huy nguồn viện trợ và vay của nước ngoài để đầu tư cho giáo dục đào tạo Lợi ích của việc đầu tư vào giáo dục đem lại không chỉ cho những người trực tiếp được hưởng giáo dục mà còn cho cả xã hội nói chung Tuy nhiên, trong thực tế các cá nhân hầu như không tính đến tác động này trong việc lựa chọn quyết định có nên đầu tư vào giáo dục hay không Trong một số trường hợp, họ có thể không biết đến tác động ngoại ứng tích cực của giáo dục Trong trường hợp khác, họ biết tác động đó song thiếu sự khuyến khích và tạo điều kiện của Nhà nước để đi đến quyết định đầu tư Như vậy, nếu không có sự đầu tư từ NSNN để hỗ trợ và khuyến khích thì mức đầu tư của tư nhân cho sự phát triển giáo dục sẽ thấp hơn khả năng sẵn có.
- Thứ ba, NSNN đầu tư cho giáo dục đào tạo sẽ đảm bảo từng bước ổn định đời sống của đội ngũ cán bộ giảng dạy Tuy đời sống của giáo viên còn chưa cao nhưng NSNN đã đảm bảo tiền lương chính cho đội ngũ cán bộ giảng dạy toàn ngành Ngoài ra còn dành một phần NSNN để ưu đãi riêng cho ngành giáo dục đào tạo như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp dạy thêm giờ, thêm lớp…
- Thứ tư, NSNN có vai trò điều phối cơ cấu giáo dục toàn ngành Thông qua định mức chi ngân sách giáo dục đào tạo hàng năm đã góp phần định hướng sắp xếp cơ cấu các cấp học, mạng lưới trường Tập trung NSNN cho những chương trình mục tiêu quốc gia như chống mù chữ, phổ cập giáo dục, xây dựng hệ thống trường dân tộc nội trú, khuyến khích phát triển giáo dục ở vùng núi và dân tộc ít người, tăng cường cơ sở vật chất các trường học…
- Thứ năm, đầu tư từ NSNN cho giáo dục nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục Ở các quốc gia không phải mọi công dân đều có khả năng chi trả các khoản chi phí trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc trực tiếp hưởng thụ giáo dục Nếu giáo dục được cung cấp hoàn toàn theo cơ chế thị trường mà không có sự đầu tư từ NSNN thì bộ phận dân cư không có khả năng chi trả các khoản chi phí giáo dục sẽ không có cơ hội được học tập, từ đó dẫn đến mất công bằng xã hội trong giáo dục Hơn nữa, công bằng xã hội trong giáo dục còn là điều kiện quan trọng để đạt đến công bằng xã hội nói chung.
- Thứ sáu, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục nhằm để khắc phục khiếm khuyết của thị trường vốn Nghiên cứu kinh tế học giáo dục, các nhà kinh tế đều cho rằng, thị trường vốn cho việc đầu tư vào giáo dục là không hoàn hảo Có nhiều rủi ro cho cả người vay và người cho vay khi đầu tư vào giáo dục Hầu như không có cơ sở cho việc xác định khả năng chắc chắn có việc làm và có được mức thu nhập sau khi đã kết thúc khóa học để có thể trả được các khoản nợ vay cho việc học tập của các cá nhân Do vậy, các chủ thể cho vay vốn không dễ dàng chấp nhận bỏ vốn để cho vay đầu tư vào việc học tập của các cá nhân. Khắc phục khiếm khuyết của thị trường vốn cần thiết phải có sự can thiệp và đầu tư của Nhà nước cho giáo dục.
Tóm lại, đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục chủ yếu là từ nguồn NSNN NSNN đóng vai trò quan trọng, là yếu tố chính quyết định đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân.
1.1.2 Cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo
1.1.2.1 Nội dung chi ngân sách nhà nước cho giáo dục
* Nội dung chi NSNN cho giáo dục và đào tạo:
Sự cần thiết, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cấp quận huyện cho giáo dục, đào tạo
cơ chế quản lý chi ngân sách cấp quận huyện cho giáo dục, đào tạo
1.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo
1.2.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào tạo.
Nền giáo dục nước ta hiện nay có nhiều loại hình trường học khác nhau, tuy nhiên trường công lập vẫn giữ vai trò chủ đạo Cùng với quá trình cải cách hành chính thì việc đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế tài chính đối với các trường công lập là một nhu cầu cấp thiết với xã hội
Thư nhất: Cơ chế quản lý tài chính hiện hành về cơ bản vẫn là cơ chế của thời kỳ kế hoạch hoá tập trunh bao cấp, không còn phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế Cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế không những tác động đến mục tiêu, nội dung và phương pháp của giáo dục - đào tạo mà còn đòi hỏi sự đổi mới của quản lý giáo dục đào tạo Trong cơ chế thị trường, các cơ sở giáo dục đào tạo phải có tính tự chủ cao, kể cả tự chủ tài chính để thực hiện chức năng nhiệm vụ Với nguồn kinh phí từ NSNN thì cơ sở giáo dục vẫn phải được chủ động sử dụng Cơ chế tài chính cũ với những qui định quá chặt chẽ, chi tiết và cứng nhắc đã hạn chế, cản trở sự chủ động của đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, sử dụng kinh phí kém hiệu quả và đôi khi phải vận dụng để qua mặt các cơ quan quản lý tài chính nên dễ nay sinh tiêu cực.
Thứ hai: Cơ chế thị trường đòi hỏi xã hội hoá giáo dục Giáo dục đào tạo không còn là việc riêng của nhà nước mà là của toàn xã hội, của nhiều thành phần kinh tế Xã hội hoá giáo dục mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu học tập tập tăng lên nhanh chóng của xã hội và mới thực sự có đủ nguồn để đáp ứng yêu cầu đó Trong cơ chế thị trường và giáo dục được xã hội hoá thì người học mới có nhiều cơ hội chọn địa điểm học, ngành học, những kiến thức cần thiết mà công việc, nghề nghiệp đòi hỏi và người học có trách nhiệm đóng góp kinh phí để thực hiện quá trình đào tạo Cơ sở giáo dục – đào tạo phải được chủ động sử dụng huy động nguồn kinh phí hợp pháp để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thứ ba: Trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, sản phẩm của giáo dục – đào tạo ở một khía cạnh nhất định phải được xem như hàng hoá dịch vụ. Hàng hoá dịch vụ cũng có chi phí và giá cả Người sản xuất đòi hỏi phải bù đắp được chi phí và có lãi cần thiết để tồn tại và phát triển Người mua hàng hoá dịch vụ phải trả đúng giá cả của hàng hoá Đối với các trường ngoài công lập thì đây chính là cơ sở để xác định mức học phí, lệ phí hàng tháng phai đóng góp. Đối với các trường công lập thì nguồn kinh phí chủ yếu vẫn là ngân sách nhà nước Song, do yêu cầu phát triển nhanh chóng của giáo dục - đào tạo đặc biệt là trong thời đại bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi phải đầu tư cho giáo dục-đào tạo cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại tăng rất lớn thì ngân sách nhà nước không thể đáp ứng Nhà nước cần huy động vốn thêm từ phía người học Cần có chế độ học phí phù hợp với từng cấp học, ngành học phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội ở từng vùng Các đơn vị phải được quyền quyết định linh hoạt mức học phí với từng cấp học, ngành học phù hợp với qui định khung của Nhà nước và được quyền tự chủ sử dụng nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước không nên can thiệp quá sâu, qui định quá chi tiết các khoản thu của đơn vị tuy nhiên nhà nước cần có chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính một cách khoa học, đảm bảo hoạt động tài chính công khai, minh bạch, đúng mục đích và xử lý nghiêm những sai phạm tròn hoạt động tài chính.
Thứ tư: Trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, giáo dục đào tạo cũng diễn ra sự cạnh tranh Các cơ ở giáo dục – đào tạo từng bước xây dựng thương hiệu cho mình Tuy nhiên sự cạnh tranh trong giáo dục – đào tạo không phải về giá cả mà về chất lượng, chính chất lượng giáo dục đào tạo làm nên thương hiệu các trường ở thành phố lớn và các tỉnh hiện nay, việc học sinh đua nhau thi vào các trường có uy tín chính là khẳng định thương hiệu của trường đó Trong kinh tế thị trường thì thương hiệu chính là tài sản vô hình, là yếu tố để tạo nên giá trị hàng hoá Như vậy cần nghiên cứu để áp dưỡng dụng chế độ học phí khác nhau, không nên đặt ra mức thu bình quân như hiện nay đang thực hiện.
Giáo dục - đào tạo luôn là sự kết hợp, giáo dục - đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là yêu cầu khách quan Nhà nước có trách nhiệm phát triển giáo dục-đào tạo và đảm bảo cung ứng dịch vụ giáo dục-đào tạo cho xã hội một cách công bằng Còn đối với cá nhân thì học để có kiến thức vững vàng, có kỹ năng, tay nghề nhằm ổn định cuộc sống, có việc là và thu nhập hoặc cơ hội thăng tiến tức là đáp ứng yêu cầu cá nhân.
Hơn nữa, sự phát triển kinh tế -xã hội ở các vùng miền thường có sự mất cân đối, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng khác nhau Vì vậy ngân sách đầu tư cho phát triển giáo dục vào các vùng, các khu vực cũng khác nhau không thể dàn trải và mức thu học phí, lệ phí cũng cần có mức thu khác nhau đối với từng khu vực dân cư Đó cũng là yêu cầu công bằng xã hội của giáo dục-đào tạo trong cơ chế thị trường.
Như vậy, cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới về giáo dục-đào tạo và những đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đào tạo Tuy nhiên, qúa trình hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo không thể tách rời quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường công lập là một đòi hỏi có tình tất yếu khách quan trên bình diện quốc gia cũng như đối với bất kỳ địa phương nào
1.2.2 Nội dung hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cấp cấp huyện cho giáo dục đào tạo
- Hoàn thiện các văn bản pháp qui liên quan đến quản lý chi NSNN cho giáo dục
Pháp luật tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế,duy trì sự ổn định lâu dài của nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững Điều chỉnh kịp thời và hợp lý các quan hệ quản lý chi NSNN là điều kiện cần thiết và bắt buộc để duy trì sự ổn định thường xuyên lâu dài của nền kinh tế quốc dân, do đó phải có một hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, các văn bản qui phạm pháp luật chuẩn xác trong quản lý nhà nước. Nhờ chúng mà tạo lập được tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh kịp thời và hợp lý các quan hệ kinh tế, làm cho mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi vùng, mọi địa phương, mọi thành phần kinh tế và mọi công dân yên tâm huy động các nguồn lực của mình vào sản xuất, kinh doanh.
Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân. Tạo cơ sở pháp lý cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý.
Các chính sách là công cụ đặc thù và không thể thiếu được mà nhà nước sử dụng để quản lý kinh tế vĩ mô Chúng có chức năng chung là tạo ra những kích thích đủ lớn để cần thiết để biến đường lối, chiến lược của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội đẩy nhanh sự tiến bộ của các hoạt động thuộc mục tiêu bộ phận mà chính sách nhằm hướng tới và thực hiện các mục tiêu chung của phát triển kinh tế quốc dân. Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách là bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trưứơc những biến động trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Như vậy, một hệ thống các chính sách kinh tế đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, sẽ là một bảo đảm vững chắc cho sự vận hành của một cơ chế tôij trường năng động, hiệu quả.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý chi NSNN cho giáo dục
Tổ chức quản lý của ngành giáo dục đã trải qua nhiều thay đổi trong những năm 90, nhất là do xu hướng phân cấp nhiều hơn Các cơ chế tổ chức quản lý giáo dục ở Việt nam xoay quanh ba loại thể chế: Trung ương, chính quyền địa phương và các cơ sở giáo dục, tất cả đều chịu trách nhiệm theo những cách khác nhau trước Quốc hội, HĐND các cấp Quy định chung thì huyện và xã quản lý giáo dục mầm non, tiểu học và THCS; tỉnh quản lý giáo dục THPT và một số trường đào tạo dạy nghề; Bộ quản lý giáo dục đại học.
Bộ máy quản lý chi NSNN cho giáo dục được thực hiện từ cấo TW đến các cấp địa phương Để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước trong điều kiện cơ chế thị trường, bộ máy quản lý nhà nước phải được đổi mới một cách đồng bộ Việc hoản thiện bộ máy quản lý chi NSNN cho giáo dục cần đảm báo các nguyên tắc sau đây.
- Tiết kiệm và hiệu quả: Là làm sao để cùng với một số kinh phí bỏ ra, cùng một cơ sở vật chất, môt nguồn tài nguyên, một lực lượng lao động xã hội hiện có có thể đạt được kết quả tốt nhất về giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hoá và tinh thần của xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong giáo dục với yêu cầu các bên cùng có lợi, không xâm phạm độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của nhau.
- Nguyên tắc gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển, đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng nhằm duy trì và phát triển các đặc trưng phải có của CNXH.
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước.
Hoàn thiện qui trình quản lý chi ngân sách NN cho giáo dục:
Quy trình quản lý chi NSNN cho giáo dục được hoàn thiện theo 3 khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSNN
TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NSNN QUẬN HOÀNG MAI CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Khái quát chung về tình hình sử dụng ngân sách chi cho giáo dục đào tạo của quận Hoàng Mai
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và và tình hình chi ngân sách của quận cho giáo dục đào tạo
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội Phía Bắc giáp quận Hai
Bà Trưng, phía Nam và phía Tây giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, phía Đông giáp với sông Hồng với bờ bên kia là quận Long Biên, huyện Gia Lâm Quận được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính Phủ và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2004 Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính cấp phường, hình thành trên cơ sở sát nhập
5 phường thuộc quận Hai Bà Trưng trước đây là Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ và 9 xã thuộc huyện Thanh Trì gồm Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú.
Tổng diện tích tự nhiên của quận là 4.032,3878 ha (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010).
Dân số tại thời điểm thành lập Quận là 212.612 người, năm 2005 là 244.928 người, năm 2008 là 273.434 người, năm 2010 là 300.000 người.
Với lợi thế là cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận theo hướng Bắc – Nam có đường quốc lộ 1A (đường Giải Phóng), đường Tam Trinh,đường Lĩnh Nam, nối giữa Đông - Tây có đường vành đai 3, cầu Thanh Trì chạy qua Ở đây có các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt nối thủ đô với các địa phương khác trong cả nước Thêm vào đó, sông Hồng ở phía Đông cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền Bắc Vị trí địa lý thuận lợi này của quận chính là điều kiện để mở rộng giao lưu, lưu thông hàng hoá và dịch vụ, tạo tiền đề để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của quận trong tương lai.
2.1.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội.
* Tình hình phát triển kinh tế:
Trong giai đoạn 2006–2010 do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, dịch bệnh và hậu quả của đợt ngập úng lịch sử cuối năm 2008 … tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, quận Hoàng Mai đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn khá cao.
Bảng 01: T c ốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 ăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 t ng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010ng kinh t bình quân giai o n 2006-2010ế bình quân giai đoạn 2006-2010 đ ạn 2006-2010 c a qu n Ho ng Maiủa quận Hoàng Mai ận Hoàng Mai àng Mai
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 của quận Hoàng Mai
Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 1634.7 1926.3 2297.5 2633.6 3055
Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 622.4 741.3 875 1012.6 1184.7
Tốc độ tăng giá trị sản xuất % 39.8 40.3 35.2 30.78 33.6
Nguồn: Phòng Thống kê quận Hoàng Mai Đến năm 2010, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của quận là: công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng chiếm 58,6%; thương mại dịch vụ chiếm
38,8%, nông nghiệp chiếm 2,7% Xét trong kỳ kế hoạch 2006-2010 đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng tăng 2,3%; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng 0,7%; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 3%.
Bảng 02: C c u kinh t giai o n 2006-2010 c a qu n Ho ng Mai.ơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010 của quận Hoàng Mai ấu kinh tế giai đoạn 2006-2010 của quận Hoàng Mai ế bình quân giai đoạn 2006-2010 đ ạn 2006-2010 ủa quận Hoàng Mai ận Hoàng Mai àng Mai Năm
Thơng mại, dịch vụ Nông nghiệp
Nguồn: Phòng Thống kê quận Hoàng Mai
Hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp hiện vẫn có tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất Về địa bàn, tập trung vào 3 khu vực chủ yếu như khu vực phường Mai Động, Thanh Trì, khu vực phường Vĩnh Hưng và khu vực phường Hoàng Liệt, Thịnh Liệt (dọc theo trục đường Giải Phóng) với các ngành nghề chính như sản xuất cơ khí, mộc, bao bì, vật liệu xây dựng, dệt may, da giầy … Tuy nhiên diện tích cho hoạt động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp.
Hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá: về cơ sở sản xuất, năm 2005 toàn quận có 745 cơ sở với 11.123 lao động,đến năm 2008 là 895 cơ sởvới 12.270 lao động Về giá trị kinh tế: năm 2009, giá trị kinh tế công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 8.147 tỷ đồng Giai đoạn 2006-2009 tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 15-17% và chiếm 56-58% trong cơ cấu kinh tế của quận Một số ngành có tỷ trọng tăng khá như sản xuất lương thực tăng 17%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 34%; sản xuất khoáng, phi kim tăng 54%.
Chỗ này nếu thiếu trang thi viết thêm
2.1.1.2 Tình hình đầu tư từ nguồn vốn NSNN cho ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn quận Hoàng Mai
Trước đây, khi chưa có sự phân cấp rõ ràng nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách một cách cụ thể, dẫn đến tình trạng đưa đẩy giữa các cấp ngân sách trong việc bố trí các khoản chi cho các cơ sở giáo dục Chính vì vậy, trong một thời gian khá dài, tình hình đầu tư ngân sách cho giáo dục-đào tạo từ trung ương cho tới địa phương chỉ mang tính chất thụ động, thất thường giữa các năm, không có định hướng ổn định, cụ thể.
Từ khi Luật NSNN ra đời (năm 1996), công tác phân cấp quản lý ngân sách ngày càng đi vào nề nếp Điều 29 luật ngân sách quy định " Ngân sách Trung ương có nhiệm vụ chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo do các cơ quan Trung ương quản lý" và điều 31 quy định " Ngân sách cấp tỉnh có nhiệm vụ chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo do các cơ quan cấp tỉnh quản lý".
Xem thêm về luật ngân sách năm 1996
Sự phân cấp cụ thể và rõ ràng như vậy đã thúc đẩy tính trách nhiệm và chủ động của ngân sách địa phương trong việc bố trí kinh phí đầu tư cho giáo dục- đào tạo, tính chủ động và vai trò của ngân sách địa phương thời gian qua nổi lên khá rõ nét
Quận Hoàng Mai là một trong những quận nội thành Hà Nội có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội, đã thích ứng với nền kinh tế thị trường, sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh tế trong nhiều lĩnh vực, nên quận Hoàng Mai đã có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngành trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế Công tác quản lý tài chính ngân sách của quận Hoàng Mai đã đạt được thành tích đáng khích lệ với kế hoạch thu – chi ngân sách nhiều năm hoàn thành vượt mức kế hoạch
Sự tích cực đầu tư của ngân sách của quận Hoàng Mai nhất là chi thường xuyên cho ngành giáo dục và đào tạo đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao quy mô và chất lượng của hoạt động giáo dục-đào tạo của quận Tuy nhiên phải thấy rằng sự đầu tư đó của ngân sách chưa đáp ứng được nhu cầu kinh phí cho giáo dục và đào tạo phát sinh thực tế, chưa theo kịp được tốc độ tăng về số lượng học sinh và giáo viên các cấp, đi kèm với đó là các khoản kinh phí chi quản lý hành chính, chi cho hoạt động chuyên môn và chi sửa chữa trường sở cũng tăng thêm ở mức độ nhất định
Thực trạng cơ chế quản lý chi ngân sách quận Hoàng Mai cho giáo dục đào tạo
2.2.1 Các chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách cho giáo dục 2.2.1.1 Các văn bản điều hành và tổ chức thực hiện dự toán c ủa qu ận
Từ năm 2006 đến năm 2010 việc chấp hành dự toán NSNN được qui định tại Luật NSNN sửa đổi năm 2004, nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước Đồng thời hàng năm, Bộ tài chính có các Thông tư hướng dẫn sau:
Thông tư 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn một số điểm về quản lý và điều hành NSNN
2.2.1.2 Các văn bản liên quan đến chính sách tiền lương cho lao động ngành giáo dục
2.2.1.3 Các văn bản liên quan đến chế độ chi cho hoạt động của ngành giáo dục
2.2.2 Về tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cho giáo dục
2.2.2.1 Mô hình quản lý chi NSNN cho giáo dục ở quận Hoàng Mai
UBND quận quản lý trực tiếp phòng Giáo dục Đào tạo quận, các trường mầm non, trường tiểu học, THCS.
Mô hình quản lý ngân sách giáo dục của quận Hoàng Mai
Hàng 2: Phòng Giáo dục đào tạo; Các trường trực thuộc (Mầm non, Tiểu học, THCS)
2.2.2.2 Phân công trách nhiệm trong quản lý chi ngân sách cho giáo dục
Theo mô hình quản lý như trên, tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ở quận như sau:
- Tại phòng Tài chính Kế hoạch quận: Phòng Tài chính Kế hoạch quận bố trí 1 cán bộ trực tiếp theo dõi quản lý công tác chi ngân sách cho giáo dục đối với phòng giáo dục đào tạo, 01 cán bộ theo dõi quản lý công tác tài chính tại các trường học trên địa bàn quận.
- Tại các đơn vị dự toán (Gồm phòng Giáo dục đào tạo và các trường học): Các đơn vị dự toán trực tiếp nhận kinh phí do phòng Tài chính cấp, có chủ tài khoản là trưởng phòng Giáo dục Đào tạo, Hiệu trưởng các trường mầm non, Tiểu học, TH CS và có 01 kế toán tại mỗi đơn vị dự toán.
2.2.3 Quy trình quản lý chi NSNN cho giáo dục ở quận Hoàng Mai
2.2.3.1 Quy trình phân bổ và lập dự toán
Hàng năm căn cứ vào số quyết toán chi năm trước và những nhiệm vụ trong năm học, phòng Giáo dục ĐT và các trường lập dự toán gửi phòng Tài chính Kế hoạch quận Phòng Tài chính Kế hoạch tổng hợp số liệu dự toán gửi Sở tài chính thành phố Hà Nội Dự toán này phải chi tiết đến từng nguồn kinh phí tự chủ, không tự chủ Dự toán thu chi ngân sách kèm theo bản thuyết minh tài chính chi tiết trên căn cứ tính của các khoản thu chi.
Sau đó Phòng Tài chính kế hoạch quận phối hợp với các đơn vị dự toán tổ chức thảo luận dự toán thu chi NS của từng đơn vị Theo đó lấy kết quả thống nhất của buổi thảo luận dự toán báo cáo UBND quận, UBND quận trình Hội đồng nhân dân quận phê duyệt dự toán thu chi ngân sách năm của các đơn vị dự toán thuộc quận
Cơ sở để xây dựng dự toán:
- Đối với các các khoản chi thường xuyên:
Mức chi thường xuyên cho các đon vị dự toán = Số cán bộ công chức, viên chức được giao trong năm x Định mức phân bổ/cán bộ, công chức, viên chức/năm.
- Đối với nhóm chi không thường xuyên: chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định, tăng cường cơ sở vật chất trường học, chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao … căn cứ vào báo cáo tài chính thực trạng tình hình tài sản, cơ sở vật chất hiện có để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch dự toán.
- Đối với các khoản chi chuyên môn: Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của từng năm, kế toán tổng hợp nhiệm vụ chi của từng tổ nghiệp vụ và các hoạt động chung của phòng giáo dục, của nhà trường lập dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và có khoản dự phòng để thực hiện những khoản chi phí phát sinh đột xuất chuyên môn trong năm.
- Đối với dự toán thu học phí được phân bổ căn cứ vào số học sinh bình quân năm kế hoạch và mức thu học phí đã được qui định theo từng vùng miền. Ngoài ra trừ đi một tỷ lệ học sinh được miễn giảm học phí qui định cho từng vùng, miền Việc quản lý và sử dụng các nguồn thu học phí, lệ phí của các trường được thực hiện theo dự toán được duyệt sau đó được phản ánh thu chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi Số thu chưa chi hết được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.
Cơ chế điều hành việc cấp phát các khoản chi NSNN được thực hiện như sau:
- Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ dự toán chi thường xuyên được giao theo 4 nhóm mục chi là: chi thanh toán cho cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và nhóm mục chi khác trực tiếp rút dự toán tại Kho bạc nhà nước quận theo hình thức rút dự toán
- Căn cứ căn cứ vào quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch dự toán của UBND quận quận cho các đơn vị hàng năm, kế toán đơn vị lập dự toán chính thức gửi phòng TCKH quận, cán bộ quản lý của phòng tài chính kế hoạch thẩm định dự toán và làm công văn chấp thuận kèm biểu mẫu chi tiết gửi Kho bạc Nhà nước quận để kế toán rút dự toán từ Kho bạc nhà nước.
- Trong quá trình chấp hành dự toán các đơn vị dự toán được chủ động chi tiêu đối với các mục chi trong từng nhóm chi Nếu cần điều chỉnh mức chi tiêu giữa các nhóm chi thì phải có sự thẩm định của của phòng Tài chính Kế hoạch quận.
- Đối với các khoản chi về mua sắm TSCĐ, các đơn vị phải thực hiện theo nguyên tắc thủ tục mua sắm tài sản và thẩm định giá hoặc báo giá theo qui định.
- Đối với các khoản chi đột xuất ngoài kế hoạch, sau khi thẩm định dự toán, phòng Tài chính kế hoạch trình UBND quận và ra quyết định bổ sung kinh phí Căn cứ quyết định, phòng Tài chính kế hoạch thông báo và gửi đơn vị quyết định để đơn vị làm căn cứ rút dự toán.
- Các khoản tạm ứng đến hết ngày 31/12 chưa đủ thủ tục thanh toán được phép tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán
- Toàn bộ các khoản chi NSNN cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng được cấp từ Kho bạc NN, chịu sự kiểm tra giám sát của phòng Tài chính KH và KBNN quận
2.2.3.4 Tình hình quản lý và sử dụng các khoản chi
* Quản lý các khoản chi thường xuyên từ NSNN
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NS QUẬN HOÀNG MAI CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 3.1 Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách quận Hoàng Mai cho giáo dục đào tạo.
3.1.1 Những căn cứ đề xuất phương hướng hoàn thiện cơ chế quản chi ngân sách cho giáo dục đào tạo quận Hoàng Mai
- Chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của quận Hoàng Mai
- Định hướng phát triển giáo dục đào tạo của quận Hoàng Mai
I Dự báo tình hình đến năm 2015.
1 Về kinh tế xã hội
Quận Hoàng Mai trong 5 năm tới quá trình đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng Theo điều tra dân số tháng 4/2009.
Số trẻ từ 0 -> 5 tuổi có : 40.669 ( trong đó trẻ 5 tuổi có 6496)
6 -> 11 tuổi có : 13.250 ( trong đó trẻ 6 tuổi có 4425)
11 -> 14 tuổi có : 11.345 ( trong đó trẻ 11 tuổi có 3341)
Kinh tế của quận tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghệp, XDCB, thương mại dịch vụ, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên Hệ thống giao thông được cải tạo, xây dựng đồng bộ Diện mạo đô thị từng bước khang trang hiện đại.
2 Về Giáo dục - Đào tạo.
- Cấp Mầm non: công lập: 12.877 cháu (tăng 2772 cháu/58 lớp).
- Cấp Tiểu học: 19.140 học sinh (tăng 2943 học sinh/77 lớp).
- Cấp THCS: 11.415 học (sinh tăng 1.811 học sinh/40 lớp_.
- Phòng học: Mầm non thiếu 62 phòng, TH thiếu 82 phòng, THCS thiếu 34 phòng).
- Phòng học chức năng: Cấp THCS thiếu 27 phòng, thư viện (TH, THCS) thiếu 11 phòng.
- Nhà thể chất: Cấp Tiểu học thiếu 6 nhà, cấp THCS thiếu 5 nhà.
2.3 Về đội ngũ giáo viên.
- Cấp MN thiếu 308 GV (34 cán bộ giáo viên về nghỉ chế độ).
- Cấp TH thiếu 195 GV (38 cán bộ giáo viên về nghỉ chế độ).
- Cấp THCS thiếu 145 GV (88 cán bộ giáo viên về nghỉ chế độ).
3 Để giải quyết thỏa mãn nhu cầu học sinh Tiểu học, THCS đến năm 2015.
- Cấp Tiểu học có 7 trường học 2 ca.
- Cấp THCS có 6 trường học 2 ca.
(Có phụ lục kèm theo).
II Mục tiêu tổng quát.
Ngành giáo dục quận Hoàng Mai đáp ứng thỏa mãn nhu cầu học sinh cấp Tiểu học, THCS và thực hiện phổ cập chương trình giáo dục Mầm non cho trẻ 4 - 5 tuổi. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện lên một bước, chú trọng chất lượng mũi nhọn ở các cấp học Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức năng lực chuyên môn vững vàng đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Cải tạo xây dựng trường lớp theo hướng đồng bộ, đạt chuẩn Quốc gia Phấn đấu đưa sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo vào tốp các quận có phong trào giáo dục dẫn đầu Thành phố.
III Chỉ tiêu cơ bản.
1 Duy trì vững chắc phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, phổ cập trình độ THPT, và phổ cập chương trình giáo dục Mầm non cho trẻ 3, 4, 5 tuổi ở 14/14 phường trong quận.
2 100% học sinh lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học, 99,5 - 99,8% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp THCS 75 - 85% học sinh lớp 9 được xét tuyển vào các trường THPT công lập.
3 Không có học sinh trong học đường mắc các tệ nạn xã hội.
4 100% nhà giáo và CBQL giáo dục có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
- Trong đó: Cấp học Mầm non có 50% đạt trình độ trên chuẩn,
Cấp Tiểu học có 80% đạt trình độ trên chuẩn,
Cấp THCS có 60% đạt trình độ trên chuẩn.
- 35% giáo viên là Đảng viên.
5 50% số trường công lập đạt chuẩn quốc gia, 20% số trường tư thục dân lập đạt chuẩn quốc gia.
IV Các giải pháp cơ bản trong giai đoạn 2011 - 2015.
1 Công tác xây dựng đội ngũ.
1.1 Về công tác nhân sự
- Phòng Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Ban tổ chức Quận ủy, phòng Nội vụ tham mư với Quận ủy, UBND quận xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo và nhân viên ngành giáo dục quận Hoàng Mai giai đoạn 2011 -
2015 đảm bảo chất lượng, đủ số lượng đồng bộ về cơ cấu.
- Thực hiện quy trình bổ nhiệm, điều động luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục theo Quyết định số 11/QĐ-QU ngày 9/9/200 của Quận ủy Hoàng Mai.
- Việc tiếp nhận, thuyên chuyển ký hợp đồng giáo viên, nhân viên thực hiện theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 11/01/2011 của UBND quận Hoàng Mai.
1.2 Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
- Tổ chức lớp nghiên cứu học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ
II và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cho cán bộ giáo viên, nhân viên các trường học trong năm 2011.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức Hội nghị quán triệt sâu rộng trong cán bộ giáo viên nhân viên về Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 và Điều lệ nhà trường(Mầm non, Tiểu học, THCS); triển khai thực hiện Chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ hàng năm.
- Triển khai thực hiện các Chỉ thị Nghị quyết của Quận ủy, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND quận Hoàng Mai trong từng năm học.
- Triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội.
- Tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp trường, quận và Thành phố.
- Triển khai thí điểm bồi dưỡng việc xây dựng bản đồ tư duy trong công việc quản lý và giảng dạy.
- Triển khai hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp trong đó coi trọng hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đăng ký giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua phải có SKKN đạt loại C cấp quận.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy.
2 Tập trung các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng giáo dục.
- Trước hết các nhà trường phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh khi đến trường, không để dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong học đường.
- Các nhà trường xây dựng quy chế phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong nhà trường tham gia công tác giáo dục theo chức trách nhiệm vụ được giao đạt kết quả cao nhất.
- Duy trì tốt nề nếp dạy học trong nhà trường, thực hiện tốt quy chế chuyên môn.
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh ở các khối lớp.
- Nhà trường phối hợp với các Ban, Ngành, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, nhằm huy động mọi nguồn lực chăm lo sự nghiệp giáo dục Xây dựng mối liên hệ mật thiết với cha mẹ học sinh để kết hợp giáo dục, đặc biệt với học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học, học sinh hay vi phạm nội quy, quy định của nhà trường và dễ vi phạm pháp luật.
3 Xây dựng cơ sở vật chất.
- Cấp học Mầm non cần 279 phòng - thiếu 62 phòng.
- Cấp học Tiểu học cần 458 phòng - thiếu 82 phòng.
- Cấp học THCS cần 282 phòng - thiếu 34 phòng.
- Phòng học bộ môn cấp THCS cần 60 phòng - thiếu 27 phòng.
- Phòng thư viện (TH, THCS) đạt chuẩn cần 31 phòng - thiếu 11 phòng.
- Phòng đồ dùng dạy học dùng chung (TH, THCS) cần 31 phòng - thiếu 9 phòng
- Cấp Tiểu học cần 16 nhà - thiếu 6 nhà.
- Cấp THCS cần 15 nhà - thiếu 5 nhà.
3.2 Về cơ sở vật chất:
3.2.1 Về xây dựng cơ bản:
- Phối hợp với các phòng chức năng, tham mưu với UBND quận đầu tư xây mới các trường: Mầm non Đại Kim, Giáp Bát, Lĩnh Nam, Thanh Trì, Yên Sở; Tiểu học Hoàng Liệt; THCS Thịnh Liệt, Mai Động, Mầm non khu đô thị Đồng Tàu Cải tạo và nâng cấp trường MN Vĩnh Hưng, TH Vĩnh Hưng; xây thêm phòng học trường THCS Đền Lừ, Hoàng Liệt.
- Hàng năm rà soát đánh giá thực trạng cơ sở vật chất đề nghị UBND Quận sửa chữa nhỏ, quét vôi, sơn lại các trường học.
3.2.2 Nâng cấp 08 trường chuẩn Quốc gia trước năm 2005 Cụ thể là:
Mầm non: Yên Sở, Mẫu giáo Tương Mai
Tiểu học: Thanh Trì, Yên Sở, Tân Mai
THCS: Thanh Trì, Trần Phú, Tân Mai
3.2.3 Đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học thực hiện chương trình đổi mới Giáo dục Mầm non, bổ sung thay thế đồ dùng dạy học cấp TH, THCS còn thiếu và thay thế hỏng vào dịp hè hàng năm.
3.2.4 Triển khai đề án ứng dụng CNTT:
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng 100% CBQL, giáo viên, nhân viên (nam dưới
50 tuổi; nữ dưới 45 tuổi) sử dụng thành thạo CNTT trong phục vụ quản lý giảng dạy.
- 100% các trường học xây dựng được trang web.
- 100% các trường TH, THCS xây dựng được thư viện điện tử.
- Phòng Giáo dục & Đào tạo xây dựng được kho tư liệu điện tử dùng chung cho toàn Ngành
3.2.5 Chỉ đạo các nhà trường tăng cường công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học có hiệu quả; Xây dựng khung cảnh sư phạm nhà trường “Xanh - sạch - đẹp”.
4 Công tác thu chi tài chính:
Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch giao định mức cho các đơn vị trường học đảm bảo định mức quy định của nhà nước/học sinh hàng năm Quản lý sử dụng kinh phí đúng luật, hiệu quả thiết thực.
Thực hiện các khoản thu chi đảm bảo theo Quyết định 73/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội.
Việc thực hiện công tác xã hội hóa phải đảm bảo đúng quy trình công khai minh bạch và được sự đồng thuận cao trong cha mẹ học sinh và nhà trường. 100% các cơ sở giáo dục phải xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ Hàng quý phải thông báo công khai các khoản thu chi trước HĐSP nhà trường.