1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận triết học hy lạp

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Triết Học Hy Lạp
Tác giả Vũ Thị Dung
Người hướng dẫn GVHD: Lê Ngọc Thông
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Triết Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 429 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU (4)
  • PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH (6)
    • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI (5)
      • 1. Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại (6)
        • 1.1. Về tự nhiên (6)
        • 1.2. Về kinh tế (7)
        • 1.3. Về chính trị - xã hội (7)
        • 1.4. Sự phân rã của thần thoại và sự xuất hiện của triết học (10)
        • 1.5. Sự kế thừa và phát triển văn hóa Cận Đông (11)
      • 2. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại (12)
        • 2.1. Triết học thời kỳ sơ khai (13)
        • 2.2. Triết học thời cực thịnh (13)
        • 2.3. Triết học thời Hy Lạp hóa (14)
      • 3. Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại (15)
      • 4. Nội dung cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại (16)
        • 4.4. Tư tưởng về bản nguyên thế giới (16)
        • 4.5. Tư tưởng biện chứng (17)
        • 4.6. Tư tưởng về nhận thức (21)
        • 4.7. Vấn đề đạo đức và chính trị (23)
      • 5. Các nhà triết học tiêu biểu (27)
        • 5.1. Phái Milê (27)
        • 5.2. Hêraclit (520-460 TCN) (27)
        • 5.3. Pitago (27)
        • 5.4. Phái Êlê (28)
        • 5.5. Các nhà triết học đường lối Đêmôcrit (28)
        • 5.6. Các nhà triết học theo đường lối Platôn (30)
        • 5.7. Arixtốt (32)
      • 6. Vài ưu điểm và nhược điểm của triết học Hy Lạp cổ đại (35)
        • 6.1. Ưu điểm (35)
        • 6.2. Nhược điểm (36)
      • 1. Cuộc đời và sự nghiệp của Platôn (37)
        • 1.1. Cuộc đời (37)
        • 1.2. Sự nghiệp (38)
        • 1.3. Những câu nói nổi tiếng của Platôn (38)
      • 2. Cuộc đời và sự nghiệp của Đêmôcrit (39)
        • 2.1. Cuộc đời (39)
        • 2.2. Tác phẩm (40)
        • 2.3. Những câu nói nổi tiếng của Đêmôcrit (40)
      • 3. Cuộc đấu tranh giữa hai đường lối Platôn và Đêmôcrit (42)
        • 3.1. Những điểm giống nhau (42)
        • 3.2. Những điểm khác nhau (44)
          • 3.2.1. Bản thể luận (44)
          • 3.2.2. Lý luận về nhận thức (47)
          • 3.2.3. Nhân bản học (50)
          • 3.2.4. Quan niệm về vận động (51)
          • 3.2.5. Về lôgic học (51)
          • 3.2.6. Về đạo đức học (52)
          • 3.2.7. Quan niệm về chính trị - xã hội (53)
    • CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TRONG TIẾN TRÌNH XÃ HỘI HIỆN NAY (5)
      • 1. Những giá trị trong tư tưởng triết học của Platôn trong tiến trình xã hội hiện nay (56)
      • 2. Những giá trị trong tư tưởng triết học của Đêmôcrit trong tiến trình xã hội hiện nay (58)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN.........................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO (61)

Nội dung

PHẦN I MỞ ĐẦU PAGE MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1PHẦN I MỞ ĐẦU 3PHẦN II NỘI DUNG CHÍNH 3Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 31 Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại 31 1 Về tự nhiên 41 2 Về kin[.]

NỘI DUNG CHÍNH

TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

Chương 2: Cuộc đấu tranh giữa hai đường lối chủ nghĩa duy tâm củaPlatôn và chủ nghĩa duy vật của Đêmôcrit

Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TRONG TIẾN TRÌNH XÃ HỘI HIỆN NAY

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

1 Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại

Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee Hy Lạp được chia làm ba khu vực: Bắc, Nam và Trung bộ.

Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa

Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ.

Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại Đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh HyLạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”.

Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.

Thế kỷ VIII – VI BC, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận Engels đã nhận xét: “Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước

Hy Lạp giàu có Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”.

1.3 Về chính trị - xã hội:

Quá trình hình thành xã hội có giai cấp ở Hy Lạp cổ đại, kéo dài từ thế kỷ XI – VIII tr.CN Kết quả của quá trình này là làm cho vai trò sở hữu tư nhân của giai cấp quý tộc ở Hy Lạp lớn hơn các nước Cận Đông, làm cho công xã – thị thành tan rã nhanh, tạo tiền đề để hình thành các nhà nước – thị thành, làm xuất hiện sự đối lập giữa thành thị và nông thôn tạo nên hoạt động buôn bán, trao đổi sản phẩm sôi động trong lòng nhà nước – thị thành, giữa các công xã trên quy mô cả nước Kết quả ấy cho thấy quan hệ vật chất giữa các cá nhân mà địa vị xã hội được xác định bởi giá trị tài sản họ đã thay thế quan hệ mang tính chất tự nhiên cùng huyết thống,gia tộc giữa người với người trước đây xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.

Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen.

Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông nghiệp Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối Chính vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ.

Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nổi dậy của tầng lớp nô lệ Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II BC, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa

Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babylon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận, “Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”.

Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.

Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại.

Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị.

Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen.

Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc

Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự nhiên).

Ngày đăng: 25/05/2023, 13:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w