1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính với vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần trung tín

61 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tài Chính Với Vấn Đề Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tại Công Ty Cổ Phần Trung Tín
Tác giả Cao Thị Lan Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Đức Lữ
Trường học Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Ngân Hàng
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 808,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (2)
    • 1.1. Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp (2)
      • 1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp (2)
      • 1.1.2. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp (2)
      • 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp (2)
      • 1.2.1. Mục tiêu phân tích tài chính (2)
      • 1.2.2. Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính (4)
      • 1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính (4)
      • 1.2.4. Tài liệu phục vụ cho phân tích (7)
    • 1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp (9)
      • 1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp (9)
      • 1.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ và TSCĐ (9)
        • 1.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ (9)
        • 1.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ (10)
      • 1.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán (11)
        • 1.3.3.1. Phân tích tình hình thanh toán (11)
        • 1.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán (11)
      • 1.3.4. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản (12)
        • 1.3.4.1. Cơ cấu nguồn vốn (12)
        • 1.3.4.2. Cơ cấu tài sản (13)
        • 1.3.4.3. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (13)
      • 1.3.5. Phân tích khả năng hoạt động (14)
      • 1.3.6. Phân tích khả năng sinh lời (15)
      • 1.3.7. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh (16)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp (17)
      • 1.4.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (17)
        • 1.4.1.1. Ảnh hưởng từ nền kinh tế chung (17)
        • 1.4.1.2. Ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên (17)
        • 1.4.1.3. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội (18)
        • 1.4.1.4. Ảnh hưởng do cạnh tranh (18)
        • 1.4.1.5. Ảnh hưởng do nhu cầu tiêu dung của con người (18)
      • 1.4.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp (18)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN (1)
      • 2.1. Khái quát chung về công ty CP Trung Tín (20)
        • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Trung Tín (20)
        • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (22)
        • 2.1.3. Quy trình sản xuất kinh doanh (23)
      • 2.2. Thực trạng phân tíchtài chính của Công ty CP Trung Tín (0)
        • 2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của Công ty CP Trung Tín (24)
          • 2.2.1.2. Về nguồn vốn (26)
          • 2.2.1.3. Về kết quả kinh doanh (28)
        • 2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ và TSCĐ (30)
          • 2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ (30)
          • 2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ (31)
        • 2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty CP Trung Tín (33)
          • 2.2.3.1. Phân tích tình hình thanh toán (33)
          • 2.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán (35)
        • 2.2.4. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của Công ty CP Trung Tín (36)
          • 2.2.4.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty (36)
          • 2.2.4.2. Cơ cấu tài sản (0)
          • 2.2.4.3. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (39)
        • 2.2.5. Phân tích khả năng hoạt động (39)
        • 2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời (40)
        • 2.2.7. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD (41)
        • 2.2.8. Phân tích tài chính Dupont (42)
      • 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty (43)
        • 2.3.1. Kết quả đạt được (43)
        • 2.3.2. Hạn chế (46)
    • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG TÍN (48)
      • 3.1. Định hướng sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty CP Trung Tín (48)
        • 3.1.1. Định hướng chung (48)
        • 3.1.2. Định hướng hoạt động taì chính (48)
      • 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty CP Trung Tín (0)
        • 3.2.1. Thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động (48)
        • 3.2.2. Đẩy nhanh việc thu hồi và thanh toán các khoản nợ (49)
      • 3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty CP Trung Tín (50)
  • KẾT LUẬN (30)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân Hàng LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đã biết, Tài chính quyết định đến sự tồn tại, phát triển và cả sự suy vong của doanh nghiệp Do đó, để đảm bảo được sự tồn tại v[.]

HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính là hệ thống các mối quan hệ tiền tệ nảy sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ sản xuất và thực hiện các chức năng về Nhà nước.

Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.

1.1.2 Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp

Thông qua tình hình tài chính giúp doanh nghiệp nắm vững tình hình vốn sản xuất-kinh doanh hiện có (về hiện vật và giá trị) và sự biến động của vốn trong từng khâu của quá trình sản xuất, từng thời gian để có biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả. Đồng thời giám sát và tổ chức sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp còn tổ chức khai thác và động viên kịp thời các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ sản xuất-kinh doanh, không để vốn ứ đọng, kém hiệu quả.

1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

- Đối với nền tài chính quốc gia:

Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở, có tác dụng tích cực đến sự ổn định và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.Đồng thời, tài chính doanh nghiệp thực hiện theo kế hoạch góp phần giữ vững cán cân thu - chi của ngân sách, góp phần chống lạm phát và ổn định tiền tệ, giá cả…

Tài chính là điều kiện tiên quyết, điều kiện vật chất bảo đảm hoạt động sản xuất (thông qua hệ thống kế hoạch sản xuất - kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp).

Bên cạnhđó,kết quả củahoạt động tài chính chínhlà việcsử dụng vốn có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao và thông qua hoạt động tài chính giải quyết được các nhiệm vụ chính trị, xã hội của doanh nghiệp trong từng thời gian, đó chính là mục tiêu của doanh nghiệp.

1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Mục tiêu phân tích tài chính

Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau.

 Đối với nhà quản trị

Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý.

Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xẩy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính. Tuy nhiên, trình tự phân tích và dự đoán tài chínhđều phải tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán.

 Đối với các nhà đầu tư

Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu – lợi tức cổ phần và giả trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?

 Đối với người cho vay

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?

 Đối với các cơ quan chức năng

Các cơ quan chức năng bao gồm: cơ quan thuế, thanh tra tài chính…Các cơ quan này sử dụng báo cáo tài chính do các doanh nghiệp gửi lên để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đó với mục đích kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, xem họ có htức hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước hay không, xem họ có kinh doanh đúng luật hay không Đồng thời giám sát này còn giúp cho các cơ quan có thẩm quyền có thể hoạch định chính sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất có hiệu quả.

Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, cảnh sát kinh tế, luật sư…Dù công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của các doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ.

1.2.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính

- Thu thập thông tin: Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị… trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp là những thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hoạt động của sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.

Nội dung phân tích các hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm các vấn đề sau đây:

1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp Để đánh giá khái quát tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phải dựa vào hệ thống báo cáo tài chính, trong đó chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, được soạn thảo vào cuối mỗi kỳ thực hiện.

Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cho thấy những mặt mạnh và mặt yếu hiện nay của doanh nghiệp và giúp nhận biết nhanh chóng những khâu yếu kém trong công tác tài chính hoặc công việc đầu tư của doanh nghiệp Trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, hoặc có các quyết định đúng đắn về đầu tư, cho vay về mua bán hàng hoá… Tuy nhiên để thấy rõ bản chất tài chính của doanh nghiệp cần đi sâu phân tích những nội dung bên trong của nó như tình hính các khoản phải thu, các khoản phải trả, khả năng thanh toán… Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở khả năng chi trả, vì vậy chúng ta bắt đầu đi từ việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.

1.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ và TSCĐ

1.3.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ

Hiệu quả chung về sử dụng TSLĐ được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn lưu động (tài sản lưu động).

Sức sản suất của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân Sức sản suất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần.

Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần thuần

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận hay lãi gộp trong kỳ.

Khi phân tích chung, cần tính ra các chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳ kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước), nếu các chỉ tiêu sức sản suất và sức sinh lợi vốn lưu động tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng chung tăng lên và ngược lại.

 Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động

Trong quá trình sản suất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản suất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ) Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn lưu động cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau:

Số vòng quay của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòn trong kỳ Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.

-Thời gian một vòng quay VLĐ = Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng Thời gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn Thời gian của kỳ phân tích, theo quy ước có thể là 30 ngày (tháng), 90 ngày (quý), 360 ngày (năm).

-Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân

Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều Qua chỉ tiêu này, ta biết được để có 1 đồng luân chuyển cần mấy đồng vốn lưu động.

1.3.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng các chỉ tiêu sau:

Sức sản suất của tài sản cố định = Tổng doanh thu thuần

Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng doanh thu thuần.

Sức sinh lợi của tài sản cố định = Lợi nhuận thuần

Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp.

Sức hao phí của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐ

Doanh thu thuần hay lợi nhuận thuầnChỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần, có bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.

1.3.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính Nếu hoạt động tài chính tốt, sản xuất sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài.

1.3.3.1 Phân tích tình hình thanh toán Để phân tích tình hình thanh toán ta cần phải lập bảng phân tích để có thể thấy rằng khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn Nếu phần nguồn vốn đị chiếm dụng nhiều hơn thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, ngược lại doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt vốn Khi phân tích cần phải chỉ ra những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp pháp.

Những khoản đi chiếm dụng hợp pháp là những khoản còn trong hạn trả như khoản tiền phải trả cho người bán chưa hết hạn thanh toán, tiền phải trả cho ngân sách nhưng chưa đến hạn trả.

Những khoản bị chiếm dụng hợp pháp là những khoản chưa đến hạn thanh toán như khoản tiền bán chịu cho khách hàng đang nằm trong thời hạn thanh toán, khoản phải thu của các đơn vị trực thuộc và phải thu khác.

Trong các quan hệ thanh toán này doanh nghiệp phải chủ động giải quyết trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình thanh toán chủ yếu là bảng cân đối kế toán và thuyết minh bổ sung báo cáo.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Chương 3:Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Lê Đức Lữ và các cô chú, anh chị phòng Tài chính – Kế toán trong Công ty Cổ Phần Trung Tín đã tận tình giúp đỡ.

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính là hệ thống các mối quan hệ tiền tệ nảy sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ sản xuất và thực hiện các chức năng về Nhà nước.

Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.

1.1.2 Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp

Thông qua tình hình tài chính giúp doanh nghiệp nắm vững tình hình vốn sản xuất-kinh doanh hiện có (về hiện vật và giá trị) và sự biến động của vốn trong từng khâu của quá trình sản xuất, từng thời gian để có biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả. Đồng thời giám sát và tổ chức sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp còn tổ chức khai thác và động viên kịp thời các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ sản xuất-kinh doanh, không để vốn ứ đọng, kém hiệu quả.

1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

- Đối với nền tài chính quốc gia:

Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở, có tác dụng tích cực đến sự ổn định và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.Đồng thời, tài chính doanh nghiệp thực hiện theo kế hoạch góp phần giữ vững cán cân thu - chi của ngân sách, góp phần chống lạm phát và ổn định tiền tệ, giá cả…

Tài chính là điều kiện tiên quyết, điều kiện vật chất bảo đảm hoạt động sản xuất (thông qua hệ thống kế hoạch sản xuất - kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp).

Bên cạnhđó,kết quả củahoạt động tài chính chínhlà việcsử dụng vốn có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao và thông qua hoạt động tài chính giải quyết được các nhiệm vụ chính trị, xã hội của doanh nghiệp trong từng thời gian, đó chính là mục tiêu của doanh nghiệp.

1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Mục tiêu phân tích tài chính

Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau.

 Đối với nhà quản trị

Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý.

Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xẩy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính. Tuy nhiên, trình tự phân tích và dự đoán tài chínhđều phải tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán.

 Đối với các nhà đầu tư

Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu – lợi tức cổ phần và giả trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?

 Đối với người cho vay

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?

 Đối với các cơ quan chức năng

Các cơ quan chức năng bao gồm: cơ quan thuế, thanh tra tài chính…Các cơ quan này sử dụng báo cáo tài chính do các doanh nghiệp gửi lên để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đó với mục đích kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, xem họ có htức hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước hay không, xem họ có kinh doanh đúng luật hay không Đồng thời giám sát này còn giúp cho các cơ quan có thẩm quyền có thể hoạch định chính sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất có hiệu quả.

Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, cảnh sát kinh tế, luật sư…Dù công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của các doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ.

1.2.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính

Ngày đăng: 25/05/2023, 13:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w