1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại việt thái

60 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái
Tác giả Nguyễn Thành Dư
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Đễng
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 582 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Giới thiệu công ty (6)
    • 1.1.1 Thông tin chung về công ty (6)
    • 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển (6)
  • 1.2 Đặc điểm kinh doanh cơ bản của công ty Việt Thái (6)
    • 1.2.1. Phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty (6)
    • 1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản trị (0)
    • 1.2.3 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp (11)
    • 1.2.4 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn (12)
    • 1.2.5. Đặc điểm về sản phẩm (15)
    • 1.2.6. Đặc điểm về thị trường (16)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THÁI (5)
    • 2.1 Qui trình xuất khẩu hàng may mặc tại Công Ty Việt Thái (17)
      • 2.1.1 Quy trình xuất khẩu hàng may gia công (17)
      • 2.1.2 Hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (Mua đứt bán đoạn) (19)
    • 2.2 Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty Việt Thái (20)
      • 2.2.1. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng trọng điểm của công ty (20)
      • 2.2.2. Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty (24)
      • 2.2.3 Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty (28)
    • 2.3 Các hoạt động mở rộng thị trường mà công ty Việt Thái đã thực hiện (29)
      • 2.4.2. Những mặt còn tồn tại hiện nay (33)
      • 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại (34)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THÁI (5)
    • 3.1 Phương hướng của công ty cổ phần Việt Thái trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc (36)
      • 3.1.1. Mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường nhiều tiềm năng (36)
      • 3.1.2. Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp) (36)
      • 3.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc (37)
    • 3.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần Việt Thái (38)
      • 3.2.1. Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu (38)
      • 3.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường mới (41)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu (44)
      • 3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (46)
      • 3.2.5. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu (51)
      • 3.2.6. Sử dụng các hình thức quảng cáo có hiệu quả (52)
    • 3.3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ (53)
      • 3.3.1. Đối với Tổng công ty dệt may Việt Nam (53)
      • 3.3.2. Đối với Nhà nước (54)
  • KẾT LUẬN (57)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU PAGE Chuyên Đề Thực Tập tr­êng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH *** CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU V[.]

Giới thiệu công ty

Thông tin chung về công ty

Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái Tên giao dịch tiếng Anh : Viet Thai trading & export - import join stock company

Tên viết tắt : VIET THAI EXIM ,JSC

Trụ sở chính : Số 50 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

Mã số thuế : 0101647019 ĐKKD số : 0103007446

Nơi cấp : Sở KH&ĐT TP Hà Nội

Tổng giám đốc : Lê Văn Đông

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và kinh doanh bất động sản Công ty được thành lập ngày 22 tháng 4 năm 2005 theo Luật doanh nghiệp với vốn điều lệ là 10.000.000.000 VNĐ ( Mười tỷ đồng chẵn) Từ lúc ban đầu mới thành lập còn nhiều khó khăn, công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển trong điều kiện thị trường kinh doanh luôn có biến động.

Chỉ trong gần 10 năm thành lập công ty nhưng công ty đã đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.Từ một doanh nghiệp mới thành lập có số vốn ban đầu là 10 tỷ đồng và 30 công nhân viên năm 2005 đến năm

2013 công ty đã mở rộng quy mô với số vồn điều lệ là 30 tỷ đồng và nguồn nhân lực là

Đặc điểm kinh doanh cơ bản của công ty Việt Thái

Cơ cấu bộ máy quản trị

xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái” làm chuyên đề thực tập của mình.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm các phần sau:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU & THƯƠNG MẠI VIỆT THÁI.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THÁI.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THÁI

Mặc dù đã có cố gắng nhiều song do hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn TS Đỗ Thị Đông cùng các anh chị trong Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Việt Thái đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành Chuyên đề thực tập này.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

1.1.1 Thông tin chung về công ty

Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái Tên giao dịch tiếng Anh : Viet Thai trading & export - import join stock company

Tên viết tắt : VIET THAI EXIM ,JSC

Trụ sở chính : Số 50 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

Mã số thuế : 0101647019 ĐKKD số : 0103007446

Nơi cấp : Sở KH&ĐT TP Hà Nội

Tổng giám đốc : Lê Văn Đông

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và kinh doanh bất động sản Công ty được thành lập ngày 22 tháng 4 năm 2005 theo Luật doanh nghiệp với vốn điều lệ là 10.000.000.000 VNĐ ( Mười tỷ đồng chẵn) Từ lúc ban đầu mới thành lập còn nhiều khó khăn, công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển trong điều kiện thị trường kinh doanh luôn có biến động.

Chỉ trong gần 10 năm thành lập công ty nhưng công ty đã đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.Từ một doanh nghiệp mới thành lập có số vốn ban đầu là 10 tỷ đồng và 30 công nhân viên năm 2005 đến năm

2013 công ty đã mở rộng quy mô với số vồn điều lệ là 30 tỷ đồng và nguồn nhân lực là

1.2 Đặc điểm kinh doanh cơ bản của công ty Việt Thái

1.2.1 Phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty

Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc, chủ yếu là nhận gia công các mặt hàng may mặc của khách hàng nước ngoài, xuất nhập khẩu hàng may mặc Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh các ngành nghề tổng hợp mà Nhà nước cho phép.

Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở nước ngoài như các nước Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu…do vậy hàng năm Công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái cũng đóng góp một phần vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ở nước ta.

Mục tiêu của công ty hướng tới trong hoạt động là huy động vốn có hiệu quả cho việc phát triển sản xuất kinh doanh hàng may mặc và các lĩnh vực khác nhằm thu lợi nhuận tối đa tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng cổ tức cho các cổ đông đóng góp vào ngân sách Nhà nước và công ty Bên cạnh đó công ty còn chăm lo cải thiện đời sống, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty Với mục tiêu hoạt động như vậy Công ty cổ phần xuất nhập khẩu

& thương mại Việt Thái đã và đang tham gia tích cực vào chủ trương phát triển đất nước đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu trực tiếp dưới hai dạng:

- Dạng thứ nhất : Xuất khẩu sau khi gia công xong Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau đó nhận nguyên liệu phụ, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công Tuy hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ liệu khác) nhưng nó giúp cho công ty làm quen và từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài, làm quen với máy móc, thiết bị mới hiện đại.

- Dạng thứ hai: xuất khẩu trực tiếp dưới dạng bán FOB (mua nguyên liệu bán thành phẩm) Đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau Theo phương thức này khách hàng nước ngoài đặt gia công tại công ty Dựa trên qui cách mẫu mã mà khách hàng đã đặt hàng, công ty tự mua nguyên phụ liệu và sản xuất, sau đó bán thành phẩm lại cho khách hàng nước ngoài Xuất khẩu loại này đem lại hiệu quả cao nhất song do khâu tiếp thị còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao nên xuất khẩu dưới dạng này vẫn còn hạn chế và không thường xuyên.

Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới công ty sẽ từng bước cố gắng để nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức bán với giá FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mình.

Ngoài phương thức sản xuất kinh doanh nói trên, công ty còn có một số hoạt động kinh doanh khác như bán sản phẩm cho thị trường trong nước, bán sản phẩm trực tiếp cho bạn hàng

1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản trị

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

Phó Giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc nhân sự

Công ty áp dụng hình thức quản lý theo cơ cấu trực tuyến tham mưu, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc Ban giám đốc lãnh đạo chung và chỉ đạo trực tiếp đến từng phòng ban Với kiểu cơ cấu này vừa đảm bảo chế độ một thủ trưởng chỉ huy trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, tính thống nhất, tổ chức cao, mặt khác lại phát huy được năng lực chuyên môn của các phó giám đốc và các phòng ban chức năng Công ty bố trí cán bộ công nhân viên theo từng chức năng sao cho phù hợp với năng lực chuyên môn nhằm khai thác và tận dụng tối đa năng lực trong mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty.

Bộ máy bao gồm: Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc nhân sự, kế toán trưởng, phòng tài vụ, phòng bảo vệ.

Là cơ quan cao nhất quản trị của công ty, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị có nhiệm vụ giám sát giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác, quyết định kế hoạc phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định mục tiêu hoạt động trên cơ sở mục tiêu chiến lược đã được Đại hội đồng cổ đông thong qua, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty Trong Hội đồng quản trị các thành viên đều là cổ đông chính và họ sẽ họp bàn đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến công ty.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Số lượng nhân viên 60 người

Số vốn điều lệ 30.000.000.000 VNĐ

Tổng tài sản hiện có năm 2012 là 52.128.542.048 đồng

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái thuộc công ty nhỏ và vừa

Bảng 1.1: Danh sách cán bộ chủ chốt

STT Họ và Tên Chức danh

1 Lê Văn Đông chủ tịch HĐQT, Giám đốc

2 Ngô Đình Lợi Phó giám đốc

3 Hoàng Thị Nguyệt Phó giám đốc

(Nguồn phòng Nhân sự) Bảng 1.2 : Cơ cấu nhân viên

I Phòng chức năng Trình độ Đại học

Cử nhân quản trị kinh doanh 1

Cử nhân quản trị nhân lực 3

II Nhân viên khác Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 38

Tổng số CBCNV của Công ty hiện nay là 60 người trong đó có :

Lao động nữ có 10 người chiếm tỷ lệ 16,67% trong tổng số lao động.

- Về trình độ: Lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ cao (40 người, tỷ lệ 66,7% trong tổng số lao động) Lao động có trình độ PTTH trở xuống hầu hết đảm nhiệm các công việc có tính chất phục vụ như lái xe, bảo vệ, tạp vụ, nấu ăn, nhân viên giao nhận hàng hoá Cụ thể:

Lao động có trình độ đại học: 22 người, chiếm tỷ lệ 36,7%

Lao động có trình độ cao đẳng: 7 người, chiếm tỷ lệ 11,6%

Lao động có trình độ trung cấp: 10 người, chiếm tỷ lệ 16,7%

Lao động có trình độ PTTH trở xuống: 21 người, chiếm tỷ lệ 35%

Với chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu thì nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao về ngoại thương và ngoại ngữ là rất lớn Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có chuyên môn về hai ngành này còn thấp so với yêu cầu CBCNV được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ lớn nhưng trình độ chưa cao, chỉ có khoảng 50% đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Đặc điểm về vốn và nguồn vốn

- Về cơ cấu nguồn vốn của công ty gồm:

+ Vốn góp của cổ đông công ty

+ Vốn từ phân phối lợi nhuận được

Theo báo cáo tài chính của công ty: trong 52.128.542.048đ tổng nguồn vốn,vốn chủ sử hữu chỉ là 10.420.931.490đ, tổng vốn vay là 41.707.610.558đ Như vậy nhu cầu về vốn kinh doanh của công ty là rất lớn Với lượng vốn vay/vốn sở hữu cao và cộng với việc các ngân hàng tăng lãi suất đã làm giảm lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty.

Bảng 1.3:Phân tích biến động của nguồn vốn ĐVT: triệu đồng

1 Vay và nợ ngắn hạn 3.034 5.076 2.042 67,3

3 Người mua trả tiền trước 0,413 7.597 7.597 18394

4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 347 572 225 64,7

5 Phải trả người lao động 2.853 2.905 51 1,8

9 Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 348 4.108 3,760

4 Vay và nợ dài hạn 8.722 5.513 (3.209 (36,8)

B Nguồn vốn chủ sở hữu 10.038 6.654

1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7.770 7.770 0 0.0

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.268 (1.116)

(Nguồn tài liệu: phòng kế toán- tài chính)

So với năm 2012 thì nợ phải trả năm 2013 tăng lên 12.367 triệu tương ứng với 73,4 % trong đó nợ ngắn hạn tăng 191,6% tức là 15.576 triệu đồng, do người mua ứng trước tiền là tăng 7.597 triệu đồng, điều này có lợi cho công ty vì sử dụng được nguồn vốn của người khác ,tuy nhiên các khoản phải trả phải nộp khác tăng một cách đáng kể là tăng 3,760 triệu đồng Nợ quá nhiều làm cho rủi ro tài chính của công ty tăng cao, khả năng hoàn trả nợ kém.

Nợ dài hạn năm 2013 tuy giảm 3.209 triệu đồng tương ứng giảm 36,8 % so với năm 2012 Tuy nhiên nợ dài hạn chỉ chiếm khoảng 18,86 % trong tổng nợ phải trả.

1.2.4.2 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 3.383 triệu đồng tương ứng giảm 33,7 % Nguyên nhân là do năm 2013 công ty hoạt động không hiệu quả trong khâu sản xuất nên bị lỗ.

Sự suy giảm về vốn chủ sở hữu làm cho tính tự chủ về tài chính của công ty yếu đi.Công ty cần huy động thêm vốn hình thức góp vốn.

Đặc điểm về sản phẩm

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái là công ty được Nhà nước cho phép sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc và dịch vụ Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là là gia công hàng may mặc cho nước ngoài Ngoài ra công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa Cơ cấu sản xuất mặt hàng của công ty rất đa dạng và phong phú Ngoài các mặt hàng truyền thống của công ty như áo sơ mi, Jacket, đồng phục cho cơ quan thì công ty còn sản xuất quần áo bơi, quần áo thể thao, áo mưa, váy bầu…Tuy nhiên mặt hàng áo Jacket và áo sơ mi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các mặt hàng sản xuất Bên cạnh đó công ty còn chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh phụ nhằm tăng thêm lợi nhuận như ký kết hợp đồng mua bán áo và đồng phục trẻ em.

Với tính chất sản xuất đa dạng như vậy, trong cơ chế thị trường công ty còn biết vận dụng tiềm năng về lao động, về máy móc thiết bị, trình độ cán bộ công nhân vào những nhiệm vụ sản xuất đa dạng với mục đích thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận cao nhất.

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THÁI

Qui trình xuất khẩu hàng may mặc tại Công Ty Việt Thái

Trong những năm gần đây công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai hình thức xuất khẩu: Gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn (FOB) và gia công đơn thuần Mặc dù gia công đơn thuần là hoạt động gia công còn nhiều hạn chế nhưng nó vẫn rất cần thiết cho công ty trong giai đoạn hiện nay Điều đó được thấy rõ qua bảng dưới đây.

Bảng 1.4 Hình thức gia công hàng may mặc tại Công ty Việt Thái Đơn vị: USD

Hình thức gia công Năm 2011

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái )

2.1.1 Quy trình xuất khẩu hàng may gia công

Công ty vẫn tiếp tục duy trì hình thức gia công để luôn luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và giữ được các mối quan hệ làm ăn từ trước đến nay Do làm gia công nên công ty luôn luôn bị động và hiệu quả kinh tế nhìn chung là thấp Nhiều công ty, xí nghiệp may trong nước muốn giải quyết công ăn việc làm cho công nhân sẵn sàng ký kết hợp đồng với khách hàng với giá thấp làm xáo trộn mặt bằng giá gia công và xảy ra tranh chấp khách giữa các doanh nghiệp trong nước Các khách hàng gia công nước ngoài tranh thủ ép giá làm thiệt hại rất lớn cho ngành may mặc xuất khẩu nước ta Với tình hình hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong đó có Công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái đã nhanh chóng dần chuyển sang kinh doanh với hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.

Tuy nhiên do điều kiện thực tế của Công ty Việt Thái chưa thể chuyển sang hoàn toàn sản xuất theo kiểu mua nguyên liệu, bán thành phẩm và vì những ưu điểm của phương thức gia công trong thị trường may mặc xuất khẩu nước ta hiện nay nên công ty vẫn duy trì hình thức này Hiện nay ở Công ty, thị trường Châu Á là Nhật Bản là bạn hàng gia công lớn nhất của công ty Từ năm 2008 công ty hợp tác lâu dài với Nhật Bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Hình thức gia công của công ty được thực hiện theo sơ đồ sau đây:

Hình 1.2: Mô hình gia công của Công ty cổ phần Việt Thái

Từ năm 2011, công ty xuất khẩu nhiều lô hàng sang nhiều thị trường mới như Hàn Quốc, Đài Loan…và kết quả tiêu thụ khá khả quan Nhận thấy rõ năng lực sản xuất, khả năng phát triển của công ty, Bộ thương mại đã phân bổ và bổ sung thêm nhiều hạn ngạch hàng may mặc cho công ty sang các thị trường có hạn ngạch.

Thông qua biểu trên ta cũng thấy được kết quả xuất khẩu theo hình thức gia công của công ty là không nhỏ Doanh thu xuất khẩu theo hình thức gia công không ngừng tăng lên về số lượng và giá trị Trong một số năm qua giá trị gia công xuất khẩu chiếm khoảng trên 15% trong giá trị xuất khẩu của công ty và chiếm gần 50% trong tổng doanh thu của công ty Qua đây ta thấy doanh thu từ hoạt động này cũng không kém phần quan trọng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Năm 2011 giá trị gia công

Khách hàng gia công nước ngoài

Công ty cổ phần Việt

Thái Thị trường nội địa

Các nhà cung ứng vật tư nội địa lớn nhất đạt 674.805 USD, đến năm 2012 giảm xuống còn 466.953 USD do nền kinh tế phát triển mang tính chu kỳ và sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới Tuy nhiên do tình hình kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phát triển và yếu tố quan trọng khác nữa là một số nước có ngành công nghệ dệt may phát triển như Ấn Độ, Pakixtan, Indonexia…có tình hình chính trị không ổn định nên khách hàng đặt gia công sẽ có xu hướng chuyển dần đơn đặt hàng sang thị trường khác có nền chính trị ổn định hơn trong đó có Việt Nam.

Như vậy, Công ty Việt Thái đa dạng hoá các loại hình xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty mình Hoạt động xuất khẩu trực tiếp rộng mở, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.772.150 USD năm 2011 lên 4.177.432 USD năm 2012 và 3.856.336 USD năm 2013 Điều này cho thấy kim ngạch xuất khẩu mỗi năm luôn tăng lên đặc biệt là gia tăng vào những thị trường mới như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, năm 2011 công ty đã xuất sang Hàn Quốc 94.194 sản phẩm áo jacket Có được kết quả trên một phần do sự nỗ lực của cán bộ công ty, mặt khác có được sự tạo điều kiện thuận lợi của nhà nước trong các chính sách xuất nhập khẩu, xâm nhập vào thị trường. Công ty đã tranh thủ được thuận lợi đó, nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường mới (cả thị trường có hạn ngạch và không có hạn ngạch) và được rất nhiều bạn hàng tin tưởng đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với công ty Bên cạnh hai hình thức xuất khẩu cơ bản là gia công và xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp còn nhận uỷ thác xuất khẩu cho các công ty Công ty nghiên cứu thị trường may mặc thế giới, ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng Công ty liên tục nâng cao năng lực sản xuất của mình, củng cố uy tín vốn có từ lâu đối với khách hàng, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học Nhờ đó công ty không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu tạo thế cạnh tranh khá vững chắc trên thị trường

2.1.2 Hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (Mua đứt bán đoạn)

Xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (ở công ty gọi là hàng FOB hay hàng bán đứt). Thực chất của xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc tại công ty là việc mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ ra thị trường nước ngoài

Nhìn vào biểu đồ giá trị xuất khẩu ta thấy xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ khá cao trong giá trị xuất khẩu của công ty Xuất khẩu trực tiếp tăng lên theo năm, tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn đạt trên 80% Cụ thể giá trị xuất khẩu trực tiếp liên tiếp trong những năm qua luôn đạt trên 3 triệu USD, cao nhất là năm 2012 đạt 3.502.62 tăng 10% Giá trị xuất khẩu theo hình thức này luôn lớn hơn nhiều so với gia công đơn thuần đã cho thấy công ty đã chú trọng đến hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm của mình, điều đó cũng cho thấy công ty đang tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo hình thức này Trong những năm qua doanh thu xuất khẩu trực tiếp của công ty luôn chiếm trên 50% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp và chiếm gần 65% trong doanh thu xuất khẩu Chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu nói chung và của hoạt động xuất khẩu trực tiếp nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Thực tế hiện nay cho thấy việc xuất khẩu hàng may mặc của công ty vẫn còn thực hiện theo hình thức qua trung gian nhiều Do vậy trong thời gian tới công ty cổ phần xuất nhập khẩu & thương mại Việt Thái đang tìm mọi biện pháp khả thi để phát triển phương thức xuất khẩu trực tiếp Vì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là mục tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên muốn làm hàng bán FOB trước hết công ty phải nắm chắc thông tin về thị trường về nhu cầu, về giá cả thị trường, thông tin về khách hàng Trong quá trình thực hiện hợp đồng phải giữ chữ tín đối với khách hàng bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và giá cạnh tranh.

Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty Việt Thái

2.2.1 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng trọng điểm của công ty

Bảng 1.5: Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần Việt Thái Đơn vị: chiếc

Tên sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SL % SL % Áo sơ mi 36.986 36.985 40.699 0 0 3.714 10

Quần soóc 0 0 933 0 0 933 100 Áo mũ bơi 385.231 394.089 239.572 8.858 2 -154.517 -39 Áo Jacket 86.186 94.194 64.018 8.008 9 -30.176 -32

(Nguồn: báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần Việt Thái )

Công ty cổ phần Việt Thái xác định chuyên môn hoá được coi là hạt nhân trọng tâm và là phương hướng chủ đạo trong phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, bên cạnh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm Hiện nay, công ty sản xuất và xuất khẩu trên mười mặt hàng khác nhau Căn cứ vào thị trường và năng lực, vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty mà công ty xác định các mặt hàng trọng điểm cho mình trong từng thời kỳ khác nhau Trong một số năm trở lại đây công ty đã sản xuất những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sau.

Qua bảng trên ta thấy, sản phẩm của công ty qua các năm tăng giảm không đồng đều Đặc biệt là mặt hàng áo mũ bơi và áo jacket Tuy nhiên bên cạnh đó lại có một số mặt hàng vẫn duy trì và ổn định đặc biệt thị trường Nga đã tiếp tục trở lại. a Áo sơ mi Áo sơmi nam là mặt hàng truyền thống của công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái rất có uy tín trong sản xuất và gia công các loại áo sơmi nam các chất cotton, vải visco Nhiều năm nay mỗi năm công ty xuất khẩu sang thị trường Đức khoảng trên dưới 40.000 chiếc, có được điều này là do chất lượng áo đã nâng lên rất nhiều, kiểu dáng đẹp rất được khách hàng ưa chuộng Trong những năm gần đây số lượng sản phẩm này không ngừng tăng lên Năm 2013 tăng 10% so với năm 2012, đạt 40.699 chiếc, năm 2011 và 2012 đạt 36.985 chiếc Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn vào máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động để sản xuất có hiệu quả hơn Kết quả về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm vừa qua đạt 257.095 USD Điều này chứng tỏ vị trí của mặt hàng này của công ty đã được khẳng định trên thị trường nước bạn.

Hiện nay Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái có các dây truyền công nghệ hiện đại như máy ép cổ, máy sấy, máy giặt… có thể tạo ra các loại áo sơmi sáng bóng bền đẹp đủ tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu Hàng sơmi nam nữ là một trong những mặt hàng công ty dự định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ và là một trong những mặt hàng trọng điểm của công ty. b Áo Jacket Đây là sản phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn trong những năm vừa qua ở các thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Số lượng sản phẩm xuất khẩu mặt hàng áo jacket và áo khoác vào các thị trường năm 2011 đạt 86.186 chiếc và năm 2012 đạt 94.194 chiếc, tăng 9% Tuy năm 2013 sản lượng xuất khẩu mặt hàng này có giảm so với năm 2012 do việc xuất khẩu sang một số hãng giảm hoặc hết hạn ngạch Tuy nhiên sản phẩm này có xu hướng tăng lên do giá thành gia công so với các nước khác còn khá rẻ Sản phẩm sản xuất vẫn tiếp tục tăng qua các năm, năm 2012 tăng 9% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 thì giảm so với năm 2012, chứng tỏ mặt hàng này của công ty tuy vẫn rất được chú trọng đầu tư phát triển mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nhưng mặt hàng tăng giảm không đồng đều bởi mặt hàng này tăng thì mặt hàng khác lại giảm tuy nhiên thị phần của sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu. c Quần soóc

Quần soóc bò và kaki là mặt hàng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của công ty Trong những năm trước do thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của công ty là Nga còn gặp nhiệu khó khăn do đó công ty không ký được hợp đồng xuất khẩu nào, chỉ đến năm 2013 công ty mới bắt đầu lấy lại được thị trường tương đối dễ tính do đó công ty cần quan tâm đầu tư vào mặt hàng này Hiện nay công ty đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại chuyên dùng để sản xuất loại vải hàng Jean Mặt hàng quần Jean đang được thị trường trong nước và nước ngoài tiêu thụ được một lượng khá lớn đem lại lợi nhuận cao cho công ty bởi mặt hàng này nguyên liệu được sản xuất trong nước do đó đem lại giá trị lợi nhuận cao

Trong thời gian tới nếu các công ty sản xuất vải trong nước nâng cao chất lượng hơn nữa vải Jean, đồng thời công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái thiết kế kiểu dáng phù hợp với thị trường trong nước thì mặt hàng quần Jean của công ty chắc chắn sẽ tiêu thụ được một lượng khá lớn ngay tại thị trường nội địa với nhu cầu quần áo Jean khá cao đặc biệt với giới trẻ. d Áo mũ bơi

Hiện nay ông ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái có một xưởng may hàng áo mũ bơi, sản phẩm được sản xuất chủ yếu sang Nhật Vốn đầu tư cho phân xưởng này khoảng gần 1 tỷ đồng Năm 2011 công ty đã xuất sang Nhật 300.000 sản phẩm, kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này cao nhất là năm 2012 với 1.291.917 USD. Sản phấm sản xuất 385.231 sản phẩm năm 2011, tăng 23% so với năm 2010, năm

2012 đạt 394.089 sản phẩm tăng 2% so với năm trước Điều này cho thấy vị trí quan trọng của mặt hàng dệt kim của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm sản xuất ra Hiện nay công ty đang triển khai tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu để có thể chủ động sản xuất hàng dệt kim và chuyển sang bán đứt mặt hàng này để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. e.Váy bầu Đây là sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường Đài Loan Năm 2012 loại quần áo này đạt 94.000 chiếc, tăng 21% so với năm 2011 nhưng năm 2013 lại giảm 7% so với năm 2012 Mặt hàng này giảm đi do doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào sản xuất chuyên môn hoá các loại sản phẩm trên vì chúng đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.Tuy nhiên trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu thị trường và phát triển các loại mặt hàng làm cho sản phẩm của công ty ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

2.2.2 Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty

Trong những năm qua, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị trường các nước trên thế giới Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều công ty, khách hàng nước ngoài và sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu trên nhiều nước trên thế giới như : Đức, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đại Loan.

Bảng 1.6: Thị trường xuất khẩu Công ty cổ phần Việt Thái Đơn vị : USD

ST % ST % Đức 272.035 272.035 257.095 0 0 -14.940 -5.5 Đài Loan 715.618 813.944 857.088 98.326 13 43.145 5.3

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần Việt Thái ) Qua bảng trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường có sự tăng giảm không đều nhưng nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn giữ vững Kết quả này là do một số thị trường hết hạn ngạch và do sự mất ổn định về kinh tế và chính trị trên thế gới trong thời gian vừa qua Tuy nhiên một số thị trường đang được mở rộng trong đó có thị trường Nga do nền kinh tế đã dần được hồi phục sau khủng hoảng vì vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga đã bắt đầu tăng lên Do vậy mà tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty cũng tăng lên rất nhiều

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam, Công ty Việt Thái trú trọng đến chiến lược phát triển và mở rộng thị trường Công ty đă củng cố và duy trì thị trường hiện có, nghiên cứu và phát triển thị trường mới. Đức là một trong những thị trưòng nhập khâủ hàng dệt may lớn nhất trên thế dệt may vào thị trường Đức đa dạng có tính truyền thống và cạnh tranh về giá cả do các nhà cung cấp hàng dệt may lớn xuất khẩu vào Đức: Mehicô, Canada, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài loan Hàng dệt may vào thị trường Đức chủ yếu là hàng FOB, phải có nhãn hiệu hàng hoá đúng quy định và phải tuân thủ đầy đủ luật hải quan Đức Khách hàng thường đặt những lô hàng lớn đòi hổi chất lượng hàng tốt và đúng thời hạn giao hàng Doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nội dung của tiêu chuẩn SA8000 về trách nhiệm xã hội Trong những năm qua công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đức trên 35.000 sản phẩm mỗi năm chủ yếu là áo sơ mi với tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trên 250.000 USD.

Qua bảng trên ta thấy kim nghạch xuất khẩu vào thị trường Đức của công ty tăng đều qua các năm Trong những năm qua công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đức trên 35.000 sản phẩm mỗi năm chủ yếu là áo sơ mi với tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trên 250.000 USD Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 và 2012 vào thị trường này đạt 272.035 USD, năm 2009 đạt 257.095 USD Rõ ràng đây là một thị trường lớn mà công ty cần đầu tư để khai thác tối đa lợi thế của nó, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cùng với các đơn vị trong toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may của Tổng công ty dệt may Việt Nam.

Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay. Đây là thị trường có mức dân số vừa nhưng có đời sống cao và mức tiêu thụ hàng may mặc cũng lớn Từ những năm 2010, công ty đã chính thức có hàng may mặc xuất khẩu sang Hàn Quốc tạo cho ngành may Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái nói riêng bước vào giai đoạn mới, tăng trưởng nhanh chóng Tại Việt Nam ở hầu hết các công ty may thì may gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn và Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường may gia công lớn của công ty Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2013 đạt 1.701.130 USD Như vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty (chiếm hơn 40%) góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận không nhỏ cho công ty Tuy nhiên, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu có giảm với năm 2012 98407 USD khoảng 5.5 do có một số mặt hàng hết hạn ngạch Nhưng đây vẫn là một thị trường lớn mà công ty cần khai thác triệt để hơn trong thời gian tới vì trong mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc vì hầu hết mới tập chung vào sản phẩm dễ làm, các mã hàng “nóng” như : Jacket hai hoặc ba lớp…

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và đây cũng là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn của Việt Nam Thực tế cho thấy còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết Đó là những mặt hàng yêu cầu phải có thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và có tay nghề cao Trong những năm qua Đài Loan là một trong những thị trường đầy tiềm năng của công ty nay công ty đã và đang tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng lợi thế và cơ hội hiện nay Cụ thể trong năm 2011 kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này đạt 715.618 USD, năm 2012 đạt 813.994 USD và năm 2013 đạt 857.088 USD tăng 5% so với năm 2012 và 12% so với năm 2013 Hiện nay, Đài Loan vẫn đang là một trong những thị trường tiềm năng của công ty đang được phục hồi công ty cần có kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường này

Thị trường may mặc Nhật Bản là một thị trường may mặc rất lớn và thị trường không hạn ngạch Do giá công nhân may ở Nhật ngày càng đắt nên Nhật chủ trương nhập khẩu hàng may mặc Hiện nay dân số của Nhật khoảng 122 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người là 26700$/năm thì nhu cầu về hàng may mặc tương đối lớn Hàng năm nhu cầu nhập hàng của Nhật Bản là 3-3,5 tỷ USD Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam giảm15-20% và có một số khác hàng đã cắt hợp đồng Tuy vậy, trong năm 2011 vừa qua số lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái sang Nhật là 239.572 sản phẩm, cao nhất là năm 2010 với 394.089 sản phẩm

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình xuất khẩu của thị trường Nhật năm 2013 so với năm 2012 giảm từ 1.291.917 USD xuống còn 1.001.820 USD về kim ngạch xuất khẩu Cụ thể, năm 2011 giá trị xuất khẩu sang Nhật tăng 5.5% so với năm 2012 nhưng năm 2013 lại giảm 21.6% so với năm 2012 Nếu doanh nghiệp không tiếp tục đầu tư để lấp lỗ hổng về kỹ thuật thì sẽ mất đi một tiềm năng to lớn về thị trường cho ngành dệt của nước ta cũng như của công ty Cùng với vấn đề làm thế nào để chúng ta có thể tiếp cận thị trường và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU, giảm sự phụ thuộc và không thông qua các nhà đặt hàng trung gian, tạo lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đang là một trong những thị trường tiềm năng của công ty đang được phục hồi công ty cần có kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường này

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT THÁI

Phương hướng của công ty cổ phần Việt Thái trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

Trên cơ sở kết quả hoạt động xuất khẩu trong các năm trước, kết quả nghiên cứu thị trường đồng thời đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn của công ty cùng với việc mở rộng đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng để tiếp tục phát huy thế mạnh của mình và góp phần cùng với các doanh nghiệp trong toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam công ty phấn đấu từ nay đến năm hết năm

2007 thực hiện tốt các chỉ tiêu sau.

3.1.1 Mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường nhiều tiềm năng

Trong những năm tới, Công ty cổ phần Việt Thái sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như: Đức, Mỹ, Nga, EU…đây là thị trường của các nước phát triển Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng đến thị trường Châu Á như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản Các khách hàng ở các nước đang phát triển Châu Á đã có bề dày quan hệ làm ăn lâu dài với công ty nhưng là sau khi họ đặt gia công ở Công ty cổ phần Việt Thái họ lại tiến hành để tái sản xuất sang các thị trường các nước đang phát triển và chậm phát triển khác để kiếm lời Mặt khác, xu hướng hiện nay trên thế giới về sản xuất hàng may mặc đang có sự di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển vì sản xuất ở các nước này rẻ hơn nhiều Chính vì vậy, Công ty cổ phần Việt Thái sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm bạn hàng ở các nước phát triển ký kết hợp đồng trực tiếp với các khách hàng này để thu được lợi nhuận cao hơn.

3.1.2 Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp)

Theo phương thức mua đứt bán đoạn, công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thu hồi về lớn hơn rất nhiều so với hoạt động gia công cho khách hàng.

Trong thời gian tới phương thức gia công vẫn còn được chú trọng nhờ những tất cả các đơn hàng Thực hiện phương thức mua đứt bán đoạn đòi hỏi công ty phải có vốn lưu động lớn luôn luôn có một dự trữ nguyên vật liệu Nguồn vật liệu công ty hiện nay tìm được vẫn chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho nhiều đơn hàng mua đứt bán đoạn Vì thế phương thức gia công vấn tiếp tục được duy trì trong thời gian này.

Xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn là mục tiêu chiến lược của công ty trong thời gian tới Công ty sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm, cung cấp nguyên vật liệu phù hợp mà tăng cường tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mua trực tiếp ở các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức… để nâng tỷ trọng hàng bán đứt lên Năm 2004 tỷ trọng giá trị gia công của hàng bán đứt chiếm khoảng trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.

3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

Trong những năm tới công ty đề ra phương hướng phấn đấu tăng trưởng hàng năm từ 16-20% Công ty tìm những biện pháp tổ chức sản xuất, quản lý, khai thác nhiều đơn hàng trực tiếp để nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho phát triển Doanh nghiệp, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ công nhân viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng thu nhập bình quân lao động hàng năm.

Mặt khác công ty không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu với giá rẻ phục vụ cho sản xuất đựơc chủ động, tiết kiệm chi phí giảm giá thành cho sản phẩm Đồng thời liên kết với các đơn vị khác trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt để chủ động sản xuất, xuất khẩu sang thị trường truyền thống và các thị trường khác Công ty đang triển khai xây dựng cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu ngành may như khoá, kéo, cúc nhựa, mex, nhãn dệt và băng chun các loại đã được Tổng công ty dệt may phê duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và phát triển thị trường nội địa.

Công ty chủ động đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất để tăng năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh tạo điều kiện thâm nhập nhanh vào thị trường Mỹ khi Việt Nam còn đang được hưởng quy chế tối huệ quốc, tập trung vào các mặt hàng mũi nhọn của công ty như: áo jacket, áo mũ bơi…

Liên kết với các doanh nghiệp may trong ngành để triển khai những đơn hàng lớn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Hợp tác với khách hàng mở văn phòng đại diện trực tiếp tiếp cận các thị trường xuất khẩu.

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần Việt Thái

3.2.1 Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu

3.2.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thương trường việc duy trì và mở rộng thị trường có ý nghĩa sống còn bởi nó sẽ cho doanh nghiệp thấy sản phẩm của họ có chỗ đứng như thế nào trên thị trường Trong thời gian qua mặc dù Công ty cổ phần Việt Thái đã cố gắng trong việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng lượng tiêu thụ sản phẩm vẫn thấp hơn so với năng lực sản xuất của công ty Trong thời gian tới Công ty cổ phần Việt Thái cần tích cực hơn nữa trong việc duy trì, mở rộng thị trường truyền thống, chuẩn bị tiếp cận thị trường mới là Mỹ và EU, tận dụng tối đa năng lực sản xuất của công ty nhằm nâng cao lợi nhuận.

Thị trường xuất khẩu ở Châu Á của công ty như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… là những thị trường chủ yếu và tương đối ổn định Nhưng đây cũng là thị trường quan trọng đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ởViệt Nam Do vậy, để giữ khách hàng truyền thống duy trì và tiếp tục mở rộng thị trường thị phần hiện có nước ngoài công ty cần tăng cường khả năng cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp khác trên cơ sở đối mới vật liệu kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đồng thời có uy tín với bạn hàng là yêu cầu số một cần phải đảm bảo Đối với một số thị trườngChâu Á sản phẩm của công ty được tái xuất thêm lần nữa sang các thị trường khác ở Châu Âu và châu Mỹ bởi tại các nước Châu Á trong đó có Việt Nam giá thành sản xuất vẫn là khá rẻ Công ty nên tìm cách để trực tiếp sản xuất sản phẩm của mình sang những thị trường tái xuất khẩu này, khi đó giá bán cao hơn lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn.

- Đối với thị trường EU hay còn gọi là liên minh Châu Âu, là một thị trường rộng lớn và ngày càng mở rộng Dân số EU đến nay khoảng 450 triệu người, tạo thành một khu vực kinh tế với sức mua vào loại lớn nhất thế giới EU trong những năm gần đây đã kết nạp thêm nhiều thành viên mới Hơn thế EU bao gồm những nước có nền kinh tế phát triển và tương đối phát triển, có dân số đông, sức mua lớn, thu nhập bình quân đầu người cao, chỉ tiêu cho may mặc lớn, hàng hoá lưu thông tương đối dễ dàng EU ngày càng mở rộng và thông thoáng hơn trong giao lưu với các thành viên trong và ngoài khối EU cũng sẽ giảm thuế, tăng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam cũng như giảm hàng rào phi thuế quan khác Đây là tiêu chí đánh giá một thị trường tiềm năng đối với những nhà xuất khẩu hàng dệt may Hiện nay quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng được tăng cường mà một trong số các mặt hàng chủ yếu chính là hàng may mặc Công ty cần tận dụng cơ hội này, tích cực nghiên cứu nhu cầu thị trường Châu Âu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, các đặc tính tiêu dùng của thị trường để có sản phẩm sản xuất ra phù hợp Vì Châu Âu là một thị trường tương đối mới của công ty nên công ty rất cần đưa một chiến lược quảng cáo, giới thiệu sản phẩm với quy mô lớn nhằm thu hút khách hàng.

- Thị trường Mỹ: Đối với ngành dệt may, những tiêu chuẩn thị trường lý tưởng đó là dân số đông, thu nhập quốc dân cao, xu hướng thời trang phát triển mạnh.

Có thể nói thị trường Mỹ hội tụ khá đầy đủ các tiêu chuẩn này Với dân số khoảng 282.822 triệu người, chiếm 5% dân số thế giới và là nước đông dân thứ ba trên thế giới, tỷ lệ dân sống ở thành thị cao, chiếm khoảng 75%, thu nhập quốc dân tính theo đầu người khoảng 36.200USD/người/năm, Mỹ trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong thập niên 90 của thế kỷ càng làm tăng niềm tin của người tiêu dùng duy trì tiêu dùng ở mức độ cao Các nghiên cứu chỉ ra rằng người Mỹ dành khá nhiều thời gian đi mua quần áo, mỗi năm trung bình người

Mỹ đi mua sắm quần áo 22 lần, so sánh với Châu Âu là 14 lần, Châu Á là 13 lần Điều đó cho thấy nhu cầu may mặc của Mỹ đứng đầu thế giới Đây được coi là tín hiệu tốt đối với các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 tại Washington đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước Năm

1994, tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, ngay sau đó các hãng lớn của Mỹ đã tung sản phẩm vào thị trường Việt Nam như Pepsi, Cocacola, Kodak…Tổng số đầu tư của Mỹ vào Việt Nam từ con số không đến tháng 5/1997 đạt 1,2 tỷ với 69 dự án, đưa Mỹ trở thành nước đầu tư lớn thứ 6 tại Việt Nam, trên cả Anh, Pháp Hiệp định thương mại Việt-Mỹ tạo ra cơ hội to lớn cho cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ nói chung và đối với ngành dệt may nói riêng Khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, công ty cổ phần Việt Thái có nhiều điểm thuận lợi bởi Mỹ là thị trường có sức mua khá lớn và phong phú (bởi Mỹ là đất nước đa văn hoá và đa chủng tộc) Do còn là một công ty nhỏ nên công ty chưa đủ sức cạnh tranh về chất lượng với các công ty lớn của nước bạn như Trung Quốc, Nhật Bản nhưng công ty có thể tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ Đây có thể coi là một công cụ cạnh tranh của công ty Trong điều kiện marketing còn yếu kém, sản phẩm vẫn còn ở mức trung bình và cấp thấp so với đòi hỏi của thị trường nước bạn thì giá cả tỏ ra là công cụ cạnh tranh khá hiệu quả của công ty Cùng với giá, uy tín về giao hàng cũng có thể được coi là một công cụ cạnh tranh khi những đơn hàng bây giờ thường lớn và các nhà nhập khẩu thường đòi hỏi cao về điều kiện giao hàng Chúng ta biết

Mỹ là thị trường rộng lớn có vai trò và ý nghĩa vô cũng quan trọng trong thị trường quốc tế Thực tế cho thấy các nước có tốc độ phát triển cao trong nhiều năm và có sự tích luỹ hiệu quả về công nghệ đều có thị trường xuất khẩu sang

Mỹ khá lớn, trong khi đó giá trị hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng còn rất hạn chế Khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được phê chuẩn thì mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam đề ra chiến lược tăng tốc khi bước sang thiên niên kỷ mới Trong bối cảnh đó, công ty cổ phần Việt Thái cần có một số hoạt động nhằm chuẩn bị tiếp cận với thị trường Mỹ thông qua việc chào hàng, chào giá Tuy nhiên, để có thể nắm bắt một cách tốt nhất cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty sang Mỹ nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung, công ty cổ phần Việt Thái cần xây dựng các chiến lược quảng cáo để giới thiệu sản phẩm bằng cách thông qua việc thiết kế các trang Web về công ty, từ đó tạo điều kiện cho khách hàng tìm hiểu về sản phẩm của công ty cũng như cần các thông tin cần thiết khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và tìm kiếm đối tác xuất khẩu tạo điều kiện cho việc quảng bá và mở rộng thị trường nước ngoài Bên cạnh đó, công ty cũng cần đầu tư cho việc tìm hiểu hệ thống pháp luật và kinh doanh nước ngoài cũng như những đòi hỏi đặc biệt của thị trường đó để tránh được những rủi ro không đáng có.

Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của thị trường xuất khẩu tiềm năng công ty sẽ có những kế hoạch cụ thể để thực hiện chiến lược đã đề ra Nếu thị trường của công ty phát triển chắc chắn những hợp đồng được ký kết sẽ mang lại cho công ty doanh thu lớn hơn từ đó vừa tạo thêm thu nhập cho nhân viên trong công ty điều đó cũng có nghĩa công ty đã giải quyết cho hơn 500 công nhân trong công ty có việc làm ổn định, đóng góp thêm vào ngân sách quốc gia.

3.2.2 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường mới

3.2.2.1 Cở sở lý luận và thực tiễn

Nghiên cứu thị trường là công việc đặc biệt quan trọng đối với mặt hàng may mặc do đặc điểm của mặt hàng này rất nhạy cảm, yêu cầu cao về sự phù hợp với các yêu cầu xã hội, truyền thống văn hoá, xu hướng thời trang… đối với công ty cổ phần Việt Thái, nó càng trở nên quan trọng bởi công ty tham gia xuất khẩu và kinh doanh trên nhiều nước khác nhau Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty vẫn chưa được coi trọng đúng mức Doanh thu hàng năm của công ty giữa các thị trường chưa đồng đều Công ty cần tìm hiểu những thông tin về luật pháp, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, thị hiếu người tiêu dùng của thị trường hiện tại cũng như những thị trường mục tiêu trong tương lai trong đó có thị trường Mỹ và EU Nắm bắt được những thông tin về thị trường mới có những quyết sách đúng đắn, đưa ra chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh thích hợp

Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách công việc nghiên cứu thị trường, củng cố phòng Kế hoạch- nghiên cứu thị trường xuất khẩu Hiện nay có thể nói lực lượng nghiên cứu thị trường của công ty chưa rõ ràng, phần lớn cán bộ trong phòng kế hoạch- thị trường chỉ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất để đáp ứng đơn đặt hàng của khách đặt hàng và thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu Cán bộ chuyên trách nghiên cứu thị trường nghiên cứu của công ty vừa thiếu vừa chưa đủ kinh nghiệm Do tính chất đặc biệt của công tác này đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp do vậy công ty cần phải tìm hiểu và đánh giá được những đặc điểm nổi bật của thị trường cần phát triển trong tương lai.

Một trong những kết quả của công tác nghiên cứu thị trường sau đây chỉ ra những đặc điểm cơ bản của một số thị trường mục tiêu.

Bảng 1.8: Một số đặc điểm tiêu dùng may mặc chủ yếu của Mỹ và EU

Thị trường Màu sắc Kiểu dáng Chất lượng Giá cả

Mỹ Nổi bật Tiện lợi 7/10 Cao

EU Đa dạng Lịch sự 6/10 Trung bình

Với thị trường Mỹ cần nghiên cứu kỹ do nhiều nguyên nhân gây nên tính đa dạng của thị trường này Đây là nơi tập trung nhiều người từ nhiều Châu lục, nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới với sự đa dạng về màu da, tôn giáo, những người di cư đến đây cũng mang theo cả phong tục tập quán của họ và điều này kéo theo sự đa dạng trong phong cách ăn mặc của người Mỹ Là một quốc gia công nghiệp phát triển từ rất sớm nên người Mỹ rất năng động làm việc với cường độ cao Trong điều kiện như vậy nên họ thường ưa thích sử dụng những sản phẩm đáp ứng yêu cầu nhanh như ăn mặc đơn giản gọn nhẹ, tiện lợi chứ không quá cầu kỳ về kiểu cách nhằm tiết kiệm thời gian cho công việc Gam màu yêu thích của họ thường là những gam màu nổi bật vì vậy công ty cần đặc biệt chú ý khi đến màu sắc của sản phẩm khi tham gia vào thị trường này Bên cạnh đó thị trường Mỹ cũng được chia thành vùng miền khác nhau với những đặc điểm riêng của từng vùng Nếu tham gia vào thị trường này công ty cũng cần phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm này để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của họ.

Bảng1.9: Đặc điểm tiêu dùng hàng măy mặc của các miền nước Mỹ

Các miền Tây nam Trung tây Nam Các miền khác Đặc điểm đẹp Tiện dụng Bình dân đa dạng

Bên cạnh đó một đặc điểm nữa của thị trường này là sự phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh và sâu sắc cùng với sự phát triển của kinh tế Mỹ Vì thế công ty cũng cần tăng cường nghiên cứu thị trường của những khách hàng trung lưu và thấp cấp vì trên thực tế các sản phẩm may mặc của ta mới chỉ đang đáp ứng nhu cầu của nhóm thị trường này.

- Đối với thị trường EU, một đặc điểm nổi bật đó là yêu cầu về tính lịch sự Người ta thường nói có sự sung đột về văn hoá giữa Châu Âu và Châu Mỹ, đặc biệt là Mỹ và Pháp Điều đó còn cần phải nghiên cứu nhiều nhưng Châu Âu có thời gian dài phát triển có bề dàylịch sử và có truyền thống được coi là niềm tự hào của họ thì Mỹ chỉ có vài trăm năm hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản Thị trường EU cũng đòi hỏi chất lượng cao tương đối, giá cả cũng ở mức trung bình nhưng màu sắc thì phải đa dạng và thể hiện được tính lịch sự.

ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

3.3.1 Đối với Tổng công ty dệt may Việt Nam

Có được thành tích như ngày hôm nay, mặc dù còn nhỏ bé nhưng không thể không kể đến sự quan tâm đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần của đơn vị chủ quản-

Bộ Công nghiệp (giao cho Tổng công ty dệt may Việt Nam quản lý) Tuy nhiên trong thời gian tới công ty vẫn cần đến sự trợ giúp của Tổng công ty và Bộ công nghiệp.

Các kế hoạch mà công ty thực hiện là do Tổng công ty lập nhưng nhiều khi nhiều khi kế hoạch của Tổng công ty đưa ra chưa sát với thực tế thị trường và điều kiện của Công ty phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái do vậy quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn Trong thời gian tới nếu có thể được thì Tổng công ty nên đưa ra kế hoạch mang tính bao quát hơn để Công ty phần xuất nhập khẩu và thương mại Việt Thái có quyền tự chủ hơn trong công tác lập kế hoạch cụ thể Như vậy, Công ty có điều kiện thực hiện tốt các kế hoạch mà họ đặt ra Hơn nữa công ty sẽ đưa ra đựơc những kế hoạch hợp lý hơn vì công ty là người hơn ai hết hiểu rõ những năng lực sản xuất cũng như tiêu thụ của chính mình, thấy rõ sự biến động của từng thị trường cụ thể.

3.3.2.1 Cải cách hệ thống thuế để khuyến khích xuất khẩu

Vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới Việc cải cách hệ thống thuế trước hết phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế đồng thời phải đảm bảo đồng bộ hợp lý, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư góp phần thúc đẩy xản suất kinh doanh Thêm vào đó, chính sách thuế phải đưa ra đơn giản dễ hiểu để thực hiện khuyến khích xuất khẩu và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại

Bên cạnh đó nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu hơn nữa thì quốc hội cần xem xét và điều chỉnh việc giảm miễn thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu Nhà nước đã coi ngành dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của đất nước thì nên áp dụng thuế suất 0% đối với nguyên vật liệu chính phải nhập khẩu như bông, vải sợi và áp dụng thuế suất ưu đãi cho các nguyên phụ liệu Để chủ động xản suất hàng xuất khẩu và lại có thể tăng thuế này lên nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đồng thời đảm bảo sản xuất nguyên liệu trong nước

Mặt hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của đất nước Phát triển ngành sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc vừa tạo điều kiện sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tạo việc làm ổn định và nâng cao khả năng tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước Do đó việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc cần được hưởng các ưu đãi đặc biệt so với các mặt hàng khác.

3.3.2.2 Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu

Thủ tục hành chính, cách thức nghiệp vụ quản lý hoạt động xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất khẩu hàng hoá Hàng xuất khẩu hiện nay đòi hỏi thời hạn giao hàng phải đúng với hợp đồng nhưng ngành hải quan và các thủ tục kiểm tra xuất nhập khẩu hiện nay còn rườm rà và gây ra sự chậm trễ trong giao hàng cho khách.

Trước hết Nhà nước cần phải hiện đại hoá ngành hải quan, hàng năm tổ chức các khoá huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan như Luật vận tải quốc tế, Luật thuế, ngoại ngữ… cho cán bộ ngành hải quan Làm như vậy sẽ tránh gây thiệt hại cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và cho nền kinh tế quốc dân.

3.3.2.3 Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu

Có thể nói chưa bao giờ Việt Nam có một vị thế thuận lợi trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế như hiện nay Việc nối lại quan hệ với các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới như IMF, WB, ADB, ký kết hiệp định về hợp tác thương mại với EU và với Chính phủ các nước khác Đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với trên 105 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó đã ký hợp tác thương mại với 58 nước đặc biệt là việc gia nhập ASEAN, tham gia AFTA…nên khối lượng buôn bán quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng, hoạt động xuất khẩu ngày càng được thúc đẩy.

Chính vì vậy chính sách tỷ giá với tư cách là một công cụ điều tiết vĩ mô có vai trò ngày càng lớn đối vơi sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Hiện nay nền kinh tế tài chính nước ta (trong đó quan trọng nhất là tính hợp lý của tỷ giá, chế độ tỷ giá hối đoái hiện hành, thực trạng cán cân thanh toán lạm phát) tuy đã được hoàn thiện một bước song vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn mang tính bất ổn định, xu hướng mất giá của đồng tiền Việt Nam so với đòng ngoại tệ đặc biệt với đồng đôla Mỹ là tương đối rõ nét.

Do đó mục tiêu của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới là phải thường xuyên xác lập và duy trì tỷ giá, ấn định phù hợp dựa trên sức mua thực tế của đồng tiền Việt Nam so với các ngoại tệ, phù hợp với cung cầu trên thị trường, đảm bảo ổn định trong kinh tế đối nội và tăng trưởng kinh tế đối ngoại là hết sức cần thiết.

Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về phương diện thanh toán quan hệ ngoại hối cho các hoạt động kinh tế đối ngoại đồng thời hỗ trợ cải cách và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế để thực hiện nhanh chóng công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước Hơn nữa bên cạnh mục tiêu dài hạn là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát thì chính sách tỷ giá cần tạo hỗ trợ hợp lý cho mục tiêu khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu.

3.3.2.4 Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới

Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài Trong những năm gần đây, cùng với ổn định chính trị và cố gắng đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế như: khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống còn mức thấp…chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.

Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc đảm bảo ổn định chính trị và kinh tế chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh quan hệ hợp tác hưu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của đất nước nói riêng.

Ngoài ra, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp để phát triển được ngành công nghiệp Dệt may Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản, nhưng lại mang tính tổng hợp cao bởi nó cần phối hợp của Chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá…Về mặt cơ sở pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của Chính phủ phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tuỳ tiện được tối thiểu hóa, hệ thống thuế phải đơn giản, không tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải công bằng và hiệu quả.

Ngày đăng: 25/05/2023, 10:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w