1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần việt hưng

60 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Việt Hưng
Tác giả Ngô Phương Thùy
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Thanh
Trường học Công ty cổ phần Việt Hưng
Chuyên ngành Loan
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 215,68 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG (7)
    • 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty CP Việt Hưng (7)
      • 1.1.1. Vai trò của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất - xây dựng (7)
      • 1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu (8)
    • 1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty CP Việt Hưng 6 1. Khâu thu mua (11)
      • 1.2.2. Khâu bảo quản (17)
      • 1.2.3. Khâu sử dụng (17)
    • 1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty CP Việt Hưng (18)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG (6)
    • 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty CP Việt Hưng (23)
      • 2.1.1. Tính giá nguyên vật liệu (23)
      • 2.1.2. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu (25)
      • 2.1.3. Chứng từ và thủ tục luân chuyển các chứng từ nguyên vật liệu (25)
      • 2.1.4. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty CP Việt Hưng (33)
    • 2.2. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP VIỆT HƯNG (38)
      • 2.2.1. Tài khoản sử dụng (38)
      • 2.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu (38)
      • 2.2.3. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu (40)
    • 3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng hoàn thiện tại Công ty CP Việt Hưng (44)
      • 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện (52)
  • KẾT LUẬN (28)

Nội dung

B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG 3 1 1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty CP Việt Hưng 3 1 1 1 Vai tr[.]

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG

Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty CP Việt Hưng

1.1.1 Vai trò của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất - xây dựng

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa như sắt, thép, đá, cát, xi măng,… Nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình đó thì chúng sẽ bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.

Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ trọng từ 60% - 70% tổng giá trị công trình và được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau Với những đặc điểm chung của ngành xây dựng là sản xuất lưu động, lực lượng sản xuất phân tán nhiều nơi và thường làm vào ban đêm nên việc thu mua, sử dụng, bảo quản NVL cũng mang những đặc thù khác nhau về thời gian cũng như không gian Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đảm bảo cho tình hình cung cấp đầu vào luôn kịp thời, đảm bảo chất lượng đồng thời lại có thể cắt giảm được các chi phí không cần thiết, hạ giá thành sản phẩm đem lại nguồn lợi nhuận cao cho công ty Vì thế, việc quản lý chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn cũng như việc sử dụng NVL là rất quan trọng Để góp phần cho việc tổ chức quản lý sử dụng NVL trong công ty thật tốt thì kế toán chuyên vềNVL cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Đó là thường xuyên theo dõi, ghi chép tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản NVL, tình hình nhập - xuất - tồn của từng loại cụ thể nhằm ngăn ngừa và đề xuất các biện pháp xử lý cácNVL bị ứ đọng hoặc kém chất lượng, Đồng thời tính toán đúng đắn giá trị thực tế của NVL xuất dùng theo phương pháp mà công ty áp dụng, kiểm tra tình hình thực tế về số lượng, chủng loại NVL

1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu

Do đặc điểm đa dạng của sản phẩm tạo thành nên NVL sử dụng đầu vào trong ngành xây dựng rất đa dạng và phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật Phân loại NVL là việc nghiên cứu sắp xếp các loại vật tư theo từng nội dung, công dụng tính chất thành phần của chúng nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị của công ty Có nhiều cách phân loại NVL khác nhau nhưng trong mỗi công ty chỉ cần chọn một tiêu thức phân loại phù hợp sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh và dễ theo dõi, quản lý Đối với công ty CP Việt Hưng thì kế toán NVL tiến hành phân loại theo cách thông dụng nhất đó là dựa vào vai trò của NVL trong quá trình sản xuất – kinh doanh Công ty phân loại theo công dụng của nguyên vật liệu có các loại:

Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu và thường xuyên cấu thành nên thực thể của sản phẩm Đây là những NVL chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất, xây dựng ảnh hưởng mạnh nhất đến giá thành của sản phẩm NVL chính thường gồm có cát, xi măng, sắt, thép, đá, gạch … Mỗi loại NVL lại được chia thành nhiều nhóm khác nhau Ví dụ gạch gồm: gạch lát nền, gạch xây, …; cát gồm có cát vàng, cát đen; xi gồm có xi măng PC 30, xi măng PC 40…

- Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý Tuy chúng chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng giá trị của sản phẩm song chúng có những tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất như làm thay đổi hình dáng bên ngoài của sản phẩm Ví dụ như: đinh, ống nước, sơn…

- Nhiên liệu: là những thứ được tiêu dùng cho sản xuất, vận hành máy móc thiết bị của công ty như than, dầu mỏ, hơi đốt Nhiên liệu thực chất là vật liệu phụ được tách thành 1 nhóm riêng do vai trò quan trọng của nó và nhằm mục đích quản lý và hạch toán thuận tiện hơn.

- Phụ tùng thay thế: gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.

- Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị cần lắp, không cần lắp, các vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản, trong công nghiệp.

- Phế liệu: Là các loại NVL được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phế liệu có thể sử dụng vào những công việc khác hay bán ra ngoài.

Trong công tác quản lý NVL, cùng với việc phân chia theo công dụng của NVL công ty còn tiến hành mã hóa theo chữ cái đầu của tên gọi loại vật tư đó để tránh nhầm lẫn trong công tác hạch toán số lượng, giá trị của từng loại NVL Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cũng không thể tránh khỏi nhiều khó khăn trong công tác quản lý NVL do số lượng vật tư tại công ty quá lớn, dẫn đến số lượng mã hóa cũng rất nhiều Có thể khái quát bảng mã hóa NVL trong công ty CP Việt Hưng như sau:

Bảng 1- 1: Danh mục vật tư của công ty CP Việt Hưng

Mã hàng Tên hàng ĐV

CVBT CÁT VÀNG BÊ TÔNG M3

ONG ỐNG CỐNG LY TÂM M3

TẤ N XIPCB30 XI MĂNG PCB30

N THEP6VN THÉP PHI 6 VIỆT NHẬT KG THEP8VV

THEP1LY THÉP 1 LY KG

CÂ Y XIPCB40 XI MĂNG TAM ĐIỆP P40

Nguồn: phòng tài chính – kế toán công ty

Các loại NVL sau khi mua về đều được phân loại và tập kết theo đúng khu vực riêng của từng loại trong kho NVL Nhờ đó, việc xuất dùng NVL khi có nhu cầu được tiến hành thuận tiện, nhanh chóng.

Các loại NVL của Công ty đa phần được xuất dùng cho hoạt động xây dựng sản xuất các khu nhà xưởng theo các hợp đồng của Công ty Ngoài ra,một số loại NVL được xuất bán khi có nhu cầu

Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty CP Việt Hưng 6 1 Khâu thu mua

Khi có phát sinh nhu cầu về NVL phục vụ cho thi công kế toán NVL kiểm tra kho báo thiếu NVL xuất dùng yêu cầu cần nhập mua mới hoặc yêu cầu mua thêm bổ sung Khi đó phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào tình hình sử dụng vật tư và định mức kĩ thuật để lên kế hoạch cung ứng, dự trữ vật tư trong kì Dựa trên kế hoạch cung ứng vật tư, phòng kế hoạch vật tư lấy giấy báo giá vật tư, lập bảng dự trữ mua vật tư và chuyển qua cho giám đốc duyệt. Khi được Giám đốc phê duyệt quyết định mua vật tư thì nhân viên phòng kế hoạch đầu tư làm thủ tục xin tạm ứng tiền mua vật tư tại phòng kế toán Việc thu mua NVL được tiến hành trên cơ sở thoả thuận giữa 2 bên: công ty và bên cung cấp Hình thức thanh toán cũng được thoả thuận phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Thông thường trước khi thực hiện 1công trình hay dự án, phòng kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nhà cung cấp vật liệu đáp ứng được các yêu cầu kĩ thuật đồng thời tiết kiệm được chi phí vận chuyển để kí hợp đồng dài hạn với họ Chính vì vậy nhà cung cấp vật tư thường là các công ty có uy tín trong kinh doanh, những bạn hàng lâu năm của công ty nên quá trình cung cấp NVL diễn ra đúng kế hoạch, đủ về chủng loại và số lượng, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lí, đáp ứng kịp thời nhu cầu và mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty NVL công ty mua thường có đặc điểm cồng kềnh, số lượng nhiều nên nhà cung cấp sẽ vận chuyển vật liệu đến các kho tại chân công trình Sau khi nhân viên kĩ thuật vật tư kiểm tra chất lượng, quy cách, số lượng NVL nếu đạt yêu cầu thì sẽ được nhập kho Việc thu mua NVL ở kho tiến hành theo kế hoạch định mức và căn cứ vào tiến độ thi công công trình do bộ phận kỹ thuật lập như vậy công ty đã kiểm soát đầu vào của chi phí này, do vậy để đảm bảo linh hoạt kịp thời phục vụ cho sản xuất, nguyên tắc xuất dùng nguyên vật liệu ở công ty đơn giản cụ thể: Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật liệu của tổ trưởng sản xuất, đội trưởng công trình kiểm tra, ký duyệt chuyển thủ kho lập phiếu xuất kho và xuất nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt NVL của công ty thường là những NVL dễ bị oxy, dễ bị hư hỏng trong điều kiện ngoài trời Công ty bảo quản vật liệu trong kho tại mỗicông trình nhằm giữ cho vật liệu không bị hao hụt thuận lợi cho việc tiến hành thi công xây dựng Và kho bảo quản của công ty khô ráo, tránh ôxy hoá vật liệu, có thể chứa các chủng loại vật tư giống hoặc khác nhau Riêng các loại cát, sỏi, đá vôi được đưa thẳng tới công trình Để bảo vệ tài sản trong kho, công ty bố trí các bảo vệ theo dõi tại các công trường thường xuyên kiểm tra theo dõi quá trình vận chuyển vật tư ra, vào công trình Có thể khái quát quá trình luân chuyển NVL tại công ty theo ba khâu sau:

Việc thu mua NVL như thế nào nó ảnh hưởng đến việc xác định giá trị của loại NVL đó Là một công ty hoạt động trong ngành xây dựng, công ty

CP Việt Hưng thu mua NVL chủ yếu theo các hình thức sau:

- Giá mua NVL được dựa trên cơ sở thoả thuận giữa 2 bên: công ty và nhà cung cấp Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên thuếGTGT này không được tính vào giá thực tế của lô hàng đó Nếu một số mặt hàng hiếm có trong nước thì công ty sẽ ký hợp đồng mua ở nước ngoài Do đó giá mua NVL lúc bấy giờ bao gồm cả thuế nhập khẩu Đối với một số hàng hóa phải chịu một số loại phí, lệ phí phải nộp cho Nhà Nước thì giá NVL còn bao gồm cả các loại thuế đó Ví dụ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ,

- Chi phí mua: Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua được tính vào giá trị của loại NVL mua vào Bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức,…(không bao gồm thuế GTGT).

- Các khoản giảm trừ: Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động nên nhu cầu sử dụng vật tư là rất lớn Do đó đã trở thành khách hàng quen thuộc của nhiều nhà cung cấp khác nhau để đảm bảo nguồn hàng luôn ổn định, giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng Với mối quan hệ hợp tác lâu dài nên thường công ty sẽ được mua với giá thấp hơn so với các khách hàng khác của nhà cung cấp Đó là các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng khi mua với số lượng lớn làm giảm giá trị NVL đầu vào.

Như vậy, giá trị lô hàng vật tư mua vào được xác định theo công thức: Giá trị Giá mua Phí, thuế, lệ phí Chi phí Chiết khấu NVL = ghi trên + phải nộp + phát sinh - thương mai, mua vào hóa đơn Nhà Nước khi mua giảm giá

 NVL tự gia công, chế biến

Bên cạnh xây lắp thì công ty cũng hoạt động mạnh về lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng Vì vậy, có nhiều loại NVL sử dụng cho công trình do chính công ty sản xuất Khi đó giá thực tế của vật tư được nhập kho, hoặc sử dụng, hoặc đem bán sẽ được tính theo giá thành cùng với các chi phí khác như chi phí gia công chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ,…để hoàn thành NVL đó.

 NVL vay hoặc mượn tạm thời của đơn vị khác

Do nhu cầu về NVL là thường xuyên nên không tránh khỏi việc gián đoạn trong quá trình cung cấp vật tư đầu vào Trong nhiều trường hợp, công ty có thể vay hoặc mượn tạm thời của công ty khác hiện đang thừaNVLnhưng không có nhu cầu sử dụng ngay Khi đó, công ty cần tuân thủ, đảm bảo theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên Trong trường hợp này, giá thực tế NVL nhập kho được tính theo giá thị trường hiện tại của số NVL đó

 Các phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất – kinh doanh

Một số phế liệu thu hồi từ công trình này có thể sử dụng được cho hoạt động khác Lúc này, giá trị NVL được tính theo giá trị theo giá bán trên thị trường hoặc do đánh giá của các chuyên gia.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được đề ra, cán bộ vật tư tiến hành xây dựng kế hoạch về NVL, tìm kiếm các nguồn cung ứng trên thị trường, so sánh giá cả, chất lượng của từng nhà cung ứng và đề xuất lên Phó giám đốc sản xuất xét duyệt để tiến hành hoạt động mua NVL

NVL mua về trước khi nhập kho sẽ được thủ kho và cán bộ vật tư đi mua hàng kiểm tra chất lượng về quy cách, phẩm chất cũng như số lượng rồi mới tiến hành nhập kho Tại kho của Công ty, thủ kho sẽ tiến hành quản lý NVL về mặt số lượng và chất lượng Mọi loại NVL nhập kho, xuất kho đều phải có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo đúng yêu cầu quản lý của Công ty, có đầy đủ chữ kí của những người có liên quan Thủ kho cũng đồng thời theo dõi sự biến động của từng loại NVL, ghi chép số liệu trên thẻ kho.

Các loại NVL khi xuất dùng sẽ được bàn giao cho công nhân từng phân xưởng vận chuyển về nơi sản xuất Tại phân xưởng sản xuất, các loại NVL sẽ được quản đốc phân xưởng và công nhân sản xuất quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, tránh tình trạng lãng phí, gây tổn thất cho hoạt động của Công ty. Tại phòng kế toán, kế toán NVL căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ nhập xuất tiến hành tổng hợp số liệu về tình hình biến động của NVL, phản ánh chính xác tình hình mua, vận chuyển, bảo quản NVL, tình hình nhập - xuất - tồn kho NVL; tiến hành kiểm tra tình hình mua NVL về số lượng, chất lượng và giá cả… từ đó tiến hành ghi sổ chi tiết và tổng hợp về NVL, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm.

NVL là TS dự trữ cho sản xuất, thường xuyên biến động do đó việc tổ chức thu mua cần đáp ứng NVL đảm bảo khối lượng, quy cách chất lượng, chủng loại theo yêu cầu của sản xuất Cùng với đó là giá mua, chi phí thu mua hợp lý Xuất phát từ yêu cầu đó, BDC đã tổ chức đội thu mua kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật do đó luôn đảm bảo được lượng vật tư, chủng loại vật tư cần thiết một cách nhanh nhất.

Quy trình thu mua NVL tại Công ty được tiến hành như sau: Bộ phận quản lí vật liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế sử dụng nguyên vật liệu lên kế hoạch và giao cho cán bộ vật tư mua vật liệu cho đơn vị Cán bộ mua vật liệu về bàn giao cho thủ kho Thủ kho hoặc bộ phận kiểm tra vật tư nhập kho của đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng qui cách của vật liệu mua về nếu đảm bảo đúng yêu cầu qui cách sẽ làm thủ tục nhập kho Khi nhập kho, cán bộ vật tư phải lập giấy đề nghị nhập kho kèm theo chứng từ liên quan chuyển kho cho kế toán vật tư lập phiếu nhập kho theo qui định.

- Khi lập phiếu nhập kho yêu cầu phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu như: Số thứ tự , tên, nhãn hiệu, qui cách phẩm chất vật liệu nhập kho, đơn vị tính, số lượng nhập theo chứng từ…Phiếu nhập kho yêu cầu tối thiểu là 04 liên, 01 liên lưu ở bộ phận quản lí vật tư, 01 liên lưu ở bộ phận quản lí kho, 01 liên lưu ở phòng tài chính kế toán, 01 liên lưu cuống.

- Người giao vật liệu phải kí tên khi vật liệu nhập kho.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty CP Việt Hưng

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường để điều hành và chỉ đạo sản xuất kinh doanh, nhà lãnh đạo phải thường xuyên nắm bắt được các thông tin về thị trường, giá cả, sự biến động của các yếu tố đầu vào và đầu ra một các đầy đủ và chính xác kịp thời NVL đầu vào thường có nhiều chủng loại khác biệt nhau, nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất Vì vậy, một trong những yêu cầu của công tác quản lý NVL là phải theo dõi được tình hình biến động của từng NVL Điều đó yêu cầu kế toán NVL phải ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL nhập kho, xuất kho, tồn kho của từng danh điểm NVL cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị thông qua việc tổ chức công tác kế toán chi tiết NVL.

2.1.1 Tính giá nguyên vật liệu

Tính giá vật tư là một công tác rất quan trọng trong việc tổ chức hạch toán, ghi sổ kế toán NVL vì nó quyết định đến giá trị NVL đưa vào sử dụng, từ đó dùng làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm và giá cả công trình thu được Công ty quy định kế toán nhậpNVL, xuất NVL, tồn kho NVL đều phản ánh theo giá vốn thực tế

-Giá NVL nhập kho: tùy thuộc vào nguồn nhập mà giá thực tế NVL được xác định như sau:

+ Đối với vật liệu mua ngoài: trị giá của vật liệu mua ngoài bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn (bao gồm cả khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thị đặc biệt không bao gồm thuế GTGT) cộng các khoản chi phí mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,…) trừ các khoản giảm giá chiết khẩu nếu có Giá thực tế vật liệu nhập kho được đánh giá theo công thức chung :

Giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho =

Giá mua ghi trên hóa đơn +

Chi phí thu mua thực tế(bao gồm chi phí VC bốc xếp, bảo quản)

Chiết khấu hoặc giảm giá(nếu có)

+ Đối với vật liệu gia công:trị giá thực tế NVL là giá thực tế xuất chế biến cộng với chi phí nhân công chế biến cộng với chi phí khác liên quan đến gia công vật liệu

+ Đối với vật liệu góp vốn lien doanh: trị giá thực tế của vật liệu nhận vốn góp liên doanh là giá trị thực tế được các bên tham gia góp vốn liên doanh chấp nhận

+ Phế liệu được đánh giá theo giá ước tính: Giá thực tế có thể được sử dụng hoặc có thể được bán.

Khi xuất vật liệu kế toán phải tính toán chính xác giá thực tế của NVL xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau Công ty tính giá NVL xuất kho theo phương pháp tính theo giá thực tế đích danh Nghĩa là xuất hàng ở lô nào thì lấy đúng giá nhập thực tế của lô đó để tính trị giá thực tế vật tư, hàng hóa xuất dùng cho đối tượng sử dụng.

Ví dụ: Ngày 12 tháng 06 năm 2013, công ty xuất toàn bộ lô xi măng được mua theo hóa đơn GTGT số 0003426 ngày 12 tháng 06 năm 2013 của công ty TNHH TM Thanh Vân Khi đó, giá xuất kho NVL xi măng chính bằng giá mua vào của lô hàng đó Cụ thể là: 5*1.250.000 = 6.250.000 (đồng)

Việc đánh giá theo giá thực tế giúp cho việc hạch toán được chính xác, giảm khối lượng ghi sổ sách, song bên cạnh đó cũng khiến cho việc hạch toán còn chậm, chưa phát huy đựơc vai trò của kế toán trong công tác quản lý.

2.1.2 Phương pháp kế toán nguyên vật liệu

Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Đó là phương pháp theo dõi phản ánh thường xuyên và liên tục tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư trên các loại sổ sách kế toán sau mỗi lần phát sinh các nghiệp vụ nhập hoặc xuất dùng Giá trị vật tư tồn kho trên sổ kế toán được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán theo công thức:

Trị giá NVL Trị giá Trị giá Trị giá tồn kho = NVL + NVL nhập - NVL xuất cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ Cuối kỳ kế toán NVL đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế từng loại vật tư với số liệu trên sổ kế toán Nếu có chênh lệch cần phải tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời để điều chỉnh theo số liệu kiểm kê thực tế.

2.1.3 Chứng từ và thủ tục luân chuyển các chứng từ nguyên vật liệu

Kế toán tình hình nhập, xuất vật liệu liên quan đến nhiều chứng từ kế toán khác nhau, bao gồm cả những chứng từ bắt buộc lẫn những chứng từ có tính chất hướng dẫn và chứng từ tự lập Các mẫu chứng từ công ty áp dụng theo quyết định 48/2006/ QĐ-BTC ban hành vào ngày 14 tháng 09 năm 2006.

Hệ thống chứng từ liên quan đến công tác quản lý NVL bao gồm: a Chứng từ nhập bao gồm các chứng từ sau:

-Biên bản giao nhận, Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng thông: Là chứng từ của đơn vị bán lập, xác nhận số lượng, chủng loại chất lượng, đơn giá và giá trị hàng làm căn cứ ghi sổ.

-Biên bản kiểm nghiệm vật tư: Khi NVL mua được chuyển đến kho, bãi hoặc các công trình trước khi nhập kho thì nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra chất lượng, quy cách, số lượng NVL có đúng hay không Kết quả kiểm tra sẽ được ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư theo mẫu số 03-VT ban hành theo

QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC

-Phiếu nhập kho: Sau khi NVL được kiểm tra, thủ kho cho nhập kho những NVL đạt yêu cầu vào kho Trường hợp kiểm nhận vật tư thừa hay thiếu, sai phẩm chất, quy cách thì thủ kho và cán bộ, nhân viên kỹ thuật sẽ lập biên bản làm căn cứ ghi sổ Cán bộ cung ứng của phòng kế hoạch – đầu tư căn cứ vào hoá đơn của người bán, biên bản kiểm nghiệm vật tư và số lượng thực nhập để viết phiếu nhập kho mẫu số 01-VT ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên, có đầy đủ chữ ký của người lập, người giao hàng, thủ kho và kế toán trưởng.

Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch – đầu tư

Liên 2: Giao cho thủ kho, lưu vào thẻ kho chuyển kế toán NVL làm căn cứ ghi sổ

Liên 3: Giao cho người giao hàng để làm cơ sở thanh toán.

Ban kiểm nhận vật tư và thủ kho chỉ xác nhận về số lượng, chủng loại, quy cách của NVL nhập kho theo giá ghi trên hóa đơn mua hàng, chứ chưa bao gồm chi phí phát sinh trong quá trình mua Các hoá đơn của các khoản chi phí này sẽ được tập hợp chuyển trực tiếp lên phòng kế toán đội xây dựng, chi nhánh Kế toán xác nhận các khoản này là hợp lý, hợp lệ sẽ tiến hành cập nhật vào phần mềm kế toán Và tự động cộng các khoản chi phí này vào giá trị hàng mua tạo nên giá trị của NVL nhập kho

KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP VIỆT HƯNG

Hệ thống tài khoản công ty sử dụng giống bảng hệ thống tài khoản Việt Nam theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 14/9/2006 Với danh mục NVL đầu vào rất đa dạng, công ty thực hiện chi tiết rất cụ thể thành nhiều tiểu khoản Tài khoản sử dụng trong kế toán tổng hợp NVL là Tài khoản 152: Nguyên vật liệu, chi tiết thành:

- TK 1521: Nguyên vật liệu chính

- TK 1522: Nguyên vật liệu phụ

Kết cấu TK 152: Là một loại tài sản nên việc ghi chép thực hiện theo nguyên tắc tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có.

- Giá thực tế NVL nhập kho

- Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê

- Giá thực tế NVL xuất kho

- Trị giá NVL được giảm giá hoặc trả lại nhà cung cấp

- Trị giá NVL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê

Dư Nợ: Giá thực tế NVL tồn kho

2.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Công ty áp dụng hình thức kế toán máy thiết kế theo hình thức ghi sổNhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra kế toán xác định tài khoản ghi Nợ, ghi Có để nhập vào sổ Nhật ký chung Đồng thời nhập vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan, sổ Cái được thiết kế sẵn Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, phần mềm kế toán tự động cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh Kế toán thực hiện khoá sổ và lập báo cáo tài chính, in ra giấy, đóng thành quyển Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập.

Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Kế toán NVL thực hiện ghi sổ kế toán chi tiết sẽ do kế toán chi tiết NVL.

Còn kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp lại và tiến hành lập báo cáo tài chính

Hạch toán một số nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu chủ yếu

Có thể khái quát qua sơ đồ sau:

- Báo cáo kế toán quản trịMÁY VI TÍNH

Sơ đồ 2.2: Hạch toán NVL theo phương pháp KKTX

2.2.3 Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu

Kế toán NVL căn cứ vào hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, xuất kho và các chứng từ liên quan phản ánh chi phí thu mua, biên bản xác nhận số lượng NVL thực tế nhập kho,… xác định trị giá NVL nhập kho, tính giá trịNVL xuất kho tương ứng và nhập dữ liệu vào máy Cuối tháng máy tính dựa vào mã hóa NVL máy tính tiến hành phân loại, sắp xếp các nghiệp vụ và được tổng hợp vào Nhật ký chung, và Sổ Cái TK 152, và các TK liên quan như TK 331, 154, Cuối cùng kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị liên quan

Biểu số 2-12: Nhật Ký Chung

CÔNG TY CP VIỆT HƯNG

(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

Số phát sinh Số hiệu Ngày STT dòng

13/6/13 13/6/13 Mua xi, thép nhập kho VP Vina 146 152 73.161.800

13/6/13 13/6/13 Thanh toán tiền điện sáng tháng 5 149 6422 2.164.279

15/6/13 15/6/13 Xuất làm móng CT VP Vina 295 1541 2.500.000

(Ký, ghi rõ họ tên )

(Ký, ghi rõ họ tên )

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )

Biểu số 2-13: Sổ cái tài khoản 152

CÔNG TY CP VIỆT HƯNG

Nga Yên, Nga Sơn Mẫu số: 03b-DNN

(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 6 năm 2013 Tên tài khoản: Nguyên vật liệu ĐVT: Đồng

STT dòng TK đối ứng

Số phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có số dư đầu kỳ 1.356.852.533

13/6/13 13/6/13 Mua xi, thép nhập kho VP Vina 146 331 73.161.800

13/6/13 13/6/13 Xuất cho công trình đường Nga Trung 196 1541 101.546.240

15/6/13 15/6/13 Xuất làm móng CT VP Vina 295 1541 2.500.000

15/6/13 15/6/13 Xuất bán theo hóa đơn 0000076 527 632 60.000.000

Ngày 30 tháng 6 năm 2013 Người lập

(Ký, ghi rõ họ tên )

(Ký, ghi rõ họ tên )

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG

Ngày đăng: 24/05/2023, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w