Bài luận văn Đề tài nợ công của Hy Lạp và các giải pháp cho nợ công của Việt Nam qua khủng hoảng nợ công của Hy Lạp
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỢ CÔNG 3
1.1 Tổng quan về nợ 3
1.1.1 Nợ quốc gia và các chủ nợ 3
1.1.2 Nợ công 3
1.1.3 Nợ tư nhân 4
1.2 Chỉ tiêu đánh giá nợ công 4
CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP 7
2.1 Bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng 7
2.1.1 Tình hình kinh tế trên thế giới 7
2.1.2 Tình hình kinh tế Hy Lạp 7
2.2 Nguyên nhân 8
2.2.1 Các tác nhân nội địa 8
2.2.1.1 Thâm hụt ngân sách quá lớn 8
2.2.1.2 Tiết kiệm trong nước thấp trong khi vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công chiếm tỷ trọng lớn 8
2.2.1.3 Sai lầm trong chính sách kích thích nền kinh tế sau khủng hoảng của Hy Lạp 8 2.2.2 Các tác nhân quốc tế 9
2.2.2.1 Việc tiếp cận thị trường vốn khi lãi suất thấp 9
2.2.2.2 Việc tuân thủ luật lệ 9
2.3 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp 10
2.3.1 Ảnh hưởng đến quốc gia Hy Lạp 10
2.3.1.1 Uy tín của quốc gia Hy Lạp bị sụt giảm 10
Trang 22.3.1.2 Tình hình trong nước bất ổn 10
2.3.1.3 Thanh khoản sụt giảm 11
2.3.1.4 Nguy cơ vỡ nợ cao 12
2.3.2 Ảnh hưởng đến EU và thế giới 12
2.4 Giải pháp của Hy Lạp 12
2.4.1 Giải pháp ngắn hạn 12
2.4.1.1 Sử dụng gói vay cứu trợ của EU, IMF 12
2.4.1.2 Thực hiện các chính sách tài chính khác 13
2.4.2 Giải pháp dài hạn 13
2.4.2.1 Cân đối ngân sách nhà nước 13
2.4.2.2 Thực hiện tái cấu trúc nợ 14
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 15
3.1 Thực trạng chính sách nợ công Việt Nam 15
3.1.1 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay 15
3.1.2 Nợ công ở Việt Nam 15
3.2 Các giải pháp cho chính sách nợ công Việt Nam 19
3.2.1 Đảm bảo an toàn tài chính trong vay nợ nước ngoài 19
3.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động thu chi nhằm giảm thiểu bội chi ngân sách nhà nước 21
3.2.3 Giải pháp hạn chế thâm hụt tài khoản vãng lai 22
3.2.4 Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 22
3.2.5 Cần minh bạch trong công bố thông tin vĩ mô 23
3.2.6 Tính toán nợ công theo phương pháp quốc tế 25
3.2.7 Nhóm các giải pháp khác 26
KẾT LUẬN 29
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, vấn đề nợ công đã trở thành đề tài nóngbỏng được nhắc đến nhiều nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới vì nó là mộthiện tượng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế Nhiều nền kinh tếmới nổi phải dựa vào nguồn vốn nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũngnhư tài trợ thâm hụt tài khoản vãng lai và bội chi ngân sách nhà nước
Gần đây, cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp nổ ra đe doạ sự ngự trị củađồng Euro trong Liên minh Châu Âu và nguy cơ sụp đổ của nhiều nền kinh tế,trong đó có Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu vấn đề nợ công đặt trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế – tài chính là một việc làm hết sức cần thiết trong thời giannày Kinh nghiệm thực tiễn ở các quốc gia như Chilê, Nga, một số nước Đông
Á, và đặc biệt là Hy Lạp để đưa ra một số bài học cho Việt Nam, cũng như cơchế, cách thức để nền kinh tế nước nhà có thể ứng phó khi cuộc khủng hoảng nổ
ra Bức tranh khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cho thấy tổng hợp của một loạtcác vấn đề và các nhân tố Trước hết Hy Lạp có vấn đề nợ công thật sự, thể hiệnqua tỷ lệ của thâm hụt ngân sách và tỷ lệ tổng nợ trên GDP đều rất cao Tóm lại,
từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp một lần nữa cho chúng ta thấy kinh tế Việt Nam vẫnđang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tư từbên ngoài Tình trạng của Việt Nam cũng giống Hy Lạp ở một số yếu tố như:thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài, yếu kém trong quan lý chi tiêu công… Chỉ cótái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trưởng mới giúp Việt Namduy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm sắp tới
Đồng thời, qua bài nghiên cứu này tôi tìm hiểu thực trạng nợ công của ViệtNam hiện nay và nhận ra nợ công của nước ta hiện nay đang bắt đầu chạm ngưỡngcho phép, nếu không có biện pháp hợp lý, một cuộc khủng hoảng nợ rất có nguy
Trang 4cơ xảy ra, đe doạ tiến trình phát triển kinh tế của đất nước Cuối cùng, tôi xin đưa
ra một số giải pháp cho chính sách nợ công của Việt Nam hiện nay
Kết cấu đề tài:
Chương 1 : Khái quát chung về nợ công
Chương 2 : Nghiên cứu khủng hoảng nợ Hy Lạp
Chương 3 : Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho chính sách nợ công Việt nam qua cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp
Trang 5CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỢ CÔNG
1.1 Tổng quan về nợ
1.1.1 Nợ quốc gia và các chủ nợ
Nợ là một khoản phải trả, bao gồm cả nợ gốc, lãi, phí và chi phí khác cóliên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn.Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xem xét vấn đề nợ dưới góc độ nợ nướcngoài trong mối tương quan với nợ trong nước Nợ nước ngoài của quốc gia làtổng các khoản nợ nước ngoài của khu vực công và khu vực tư
Chủ nợ gồm hai loại: chủ nợ chính thức và chủ nợ tư nhân Chủ nợ chínhthức là các chủ nợ thuộc khu vực công, bao gồm cả các tổ chức đa phương Cáckhoản nợ nước ngoài đối với các chủ nợ chính thức có thể bao gồm các khoản nợ
mà trước đây là của chủ nợ tư nhân, nhưng được bảo lãnh bởi một tổ chức côngtrong nền kinh tế Chủ nợ tư nhân là các chủ nợ còn lại – không phải là chính phủ
và các tổ chức thuộc khu vực công
1.1.2 Nợ công
Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từngười cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vayngoài nước) Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hànhtrái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân
Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng cóthể vay tiền trực tiếp từ các ngân hành thương mại, các thể chế tài chính quốc tế,chẳng hạn Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Trang 61.1.3 Nợ tư nhân
Nợ của khu vực tư (hay còn gọi là nợ tư nhân) là các khoản nợ mà người đivay là khu vực tư Trong khoản nợ tư nhân này có bao gồm đến cả những khoảnvay được bảo lãnh bởi khu vực công Tức là, khi ta xem xét đến gánh nặng nợthuộc trách nhiệm của khu vực công, cần phải xét đến cả những món nợ được bảolãnh bởi khu vực công, mặc dù, trên danh nghĩa thì các món nợ này thuộc khu vực
tư nhân
1.2 Chỉ tiêu đánh giá nợ công
Ở Việt Nam, hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài củaquốc gia được quy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2010/NĐ-CP của Chính phủngày 14/7/2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công Bao gồm những chỉ tiêu sau:
Nợ công so với GDP
Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của toàn bộ nền kinh
tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Nợ chính phủ so với GDP
Chỉ số này phản ánh quy mô nợ Chính phủ so với thu nhập của toàn bộ nềnkinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Nợ vay thương mại của Chính phủ so với GDP
Chỉ số này phản ánh quy mô nợ vay thương mại nước ngoài Chính phủ sovới thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP
Chỉ số này phản ánh quy mô được Chính phủ bảo lãnh so với thu nhập củatoàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Trang 7Chỉ số này xác định quy mô trực tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm sovới khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước và đượctính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) vay của Chính phủ về cho vay lại
Chỉ số này xác định quy mô nợ gián tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm
so với khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước và đượctính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước
Tỷ lệ này xác định khả năng hoàn trả đối với nghĩa vụ nợ dự phòng phátsinh từ khoản vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh từ nguồn thungân sách nhà nước và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Nợ chính quyền địa phương so với GDP
Chỉ số này phản ánh quy mô nợ của Chính quyền địa phương so với thunhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP
Chỉ số này phản ánh tương quan giá trị dư nợ nước ngoài của quốc gia sovới thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài (gốc, lãi) hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ
Chỉ số này phản ánh khả năng hoàn trả nợ nước ngoài từ nguồn thu xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó phản ánh tính thanh khoản của nợ nước ngoài vàđược tính tại thời điểm 31/12 hàng năm
Dự trữ ngoại hối nhà nước so với nợ nước ngoài ngắn hạn
Trang 8Chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước để trả cáckhoản nợ nước ngoài ngắn hạn và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
Trong số những chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu nợ công/GDP được chú ý quan tâmnhiều nhất.Thường các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ nợ công so với GDP vàokhoảng 60% là ở ngưỡng an toàn Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP ở mức 30% làthuộc ngưỡng an toàn
Như vậy mở đầu chương chúng ta đi tìm hiểu những khái niệm cơ bản về
nợ, nợ công và khủng hoảng nợ Qua cách nhìn tổng quan đó, phần nào chúng tahiểu được tầm quan trọng của chính sách nợ công đối với mỗi quốc gia, nếu sửdụng hiệu quả những khoản vay nợ thì có thể là cú hích cho sự tăng trưởng và pháttriển kinh tế, và ngược lại nó có thể gây ra khủng hoảng nợ, là gánh nặng nợ chocác thế hệ đất nước sau này
Trang 9CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP
3
2.1 Bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng
2.1.1 Tình hình kinh tế trên thế giới
Năm 2009 được nhiều người xem như một năm suy thoái nghiêm trọng củakinh tế toàn cầu, trong đó sản lượng của nền kinh tế thế giới trải qua sự sụt giảmnghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 Cùng với đó là cơn hoảngloạn sau vụ phá sản của Ngân hàng Đầu tư Lehman Brothers đã đẩy thị trường tàichính toàn cầu tới mép vực sụp đổ
Những thiệt hại mà suy thoái đã gây ra cho kinh tế thế giới là không hề nhỏ
Tỷ lệ thất nghiệp bình quân của các nền kinh tế trong Tổ chức Hợp tác và pháttriển kinh tế (OECD) là gần 9% Tại Mỹ, nơi suy thoái bắt đầu sớm hơn các nơikhác, đội ngũ thất nghiệp đã tăng gấp đôi lên 10%
Tính đến năm 2008, chính phủ Hy Lạp vay mượn rất nhiều từ nướcngoài để tài trợ cho ngân sách và những khoản thâm hụt tài khoản vãng lai.Giữa năm 2001, khi Hy Lạp sử dụng đồng Euro làm đồng tiền quốc gia, thâmhụt ngân sách của Hy lạp báo cáo trung bình 5%/năm, so với trung bình củaChâu Âu 2% Đến năm 2009, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp được chiếm hơn12% GDP
Trang 102.2 Nguyên nhân
2.2.1 Các tác nhân nội địa
2.2.1.1 Thâm hụt ngân sách quá lớn
Trong những năm qua, tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp ngàycàng gia tăng Năm 2009, mức thâm hụt ngân sách hơn 12% GDP vượt ngưỡng antoàn là 5% GDP và vượt mức cho phép của khu vực đồng tiền chung là 3%/GDP
Để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ Hy Lạp đã vay nợ dưới nhiều hình thức
2.2.1.2 Tiết kiệm trong nước thấp trong khi vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công chiếm tỷ trọng lớn
Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng mạnh, bình quân ở mức 4.2%/năm trong giaiđoạn 2002-2007 Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minhchâu Âu (EU), tạo điều kiện cho chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ chochi tiêu công, tình hình ngân sách và nợ ổn định ở mức kỷ luật vào cuối nhữngnăm 90, đặc biệt là khi so sánh với những năm 80 và đầu những năm 90 khi lãivay chiếm một phần lớn tạo nên thâm hụt ngân sách của chính phủ
Và chính vì khoản tiết kiệm trong nước khiêm tốn này, chính phủ Hy Lạplại càng phải tăng cường vay nợ, đặc biệt các khoản vay từ nước ngoài để tài trợcho chi tiêu công
Ước tính tỷ lệ trái phiếu do nước ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lượngtrái phiếu chính phủ phát hành Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu
2.2.1.3 Sai lầm trong chính sách kích thích nền kinh tế sau khủng hoảng của Hy Lạp
Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đếncác ngành công nghiệp chủ chốt của nước này Ngành du lịch và vận tải biển,doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009 Kinh tế Hy Lạp giai đoạn này
Trang 11lâm vào tình trạng rất khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách bị co hẹpmạnh trong khi đó lại phải tăng cường chi tiêu công để kích thích kinh tế Để cứuvãn nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, các chính phủ đã tung ra những gói hỗ trợkhổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển
2.2.2 Các tác nhân quốc tế
2.2.2.1 Việc tiếp cận thị trường vốn khi lãi suất thấp
Việc sử dụng đồng tiền chung Euro làm đồng tiền quốc gia vào năm
2001 dường như là một nhân tố góp phần vào sự tích tụ của nợ của Hy Lạp
Các nhận thức của nhà đầu tư về sự ổn định của nền kinh tế Châu Âu chophép Hy Lạp, cũng như các thành viên Liên minh Châu Âu khác, được vayvới lãi suất thuận lợi hơn Điều này đem lại lợi ích, tuy nhiên, cũng có thể đãgóp phần vào vấn đề nợ hiện tại của Hy Lạp
2.2.2.2 Việc tuân thủ luật lệ
Năm 1997, các thành viên EU đã thông qua Hiệp ước tăng trưởng và ổnđịnh, một thỏa thuận nhằm tăng cường giám sát và thực thi các quy tắc tàichính công nêu trong “tiêu chuẩn hội tụ” của Hiệp ước Maastricht năm 1992cho EMU
Nhưng Hiệp ước tăng trưởng và ổn định đã không được giữ vững, cácquốc gia thành viên đã vượt qua giới hạn thâm hụt
Theo những quy định trên thì Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vựcđồng tiền chung châu Âu vào tháng 5-1998 Nhưng hai năm sau, ngày 1/1/2001,mặc dù vẫn chưa đủ chuẩn, Hy Lạp cũng được chấp thuận gia nhập vào khu vựcđồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợchính phủ Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp.Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xuhướng ngày càng tăng
Trang 122.3 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp
2.3.1 Ảnh hưởng đến quốc gia Hy Lạp
2.3.1.1 Uy tín của quốc gia Hy Lạp bị sụt giảm
Hy Lạp vay nợ rất nhiều trên các thị trường tài chính để đảm bảo thanhkhoản cho bội chi ngân sách Giới hạn bội chi ngân sách cho phép trong khu vựcEuro chỉ là 3% GDP, trong khi đó mức này của Hy Lạp năm lên tới 13,6%, vàthậm chí có thể tăng tới trên 14% GDP Để che dấu việc chi tiêu quá tay trongnhiều năm của mình, Chính phủ Hy Lạp đã thực hiện báo cáo số liệu không nhấtquán và sai lệch, đưa ra nhiều khoản mục bất thường trong ngân sách Điều này đã
có ảnh hưởng rất tiêu cực đến uy tín của Chính phủ Hy Lạp trên các thị trườngtrong nước và quốc tế
2.3.1.2 Tình hình trong nước bất ổn
Khi tỷ lệ nợ công quá lớn, xu hướng thắt chặt chi tiêu chính phủ thườngđược tiến hành như một cách giảm bội chi ngân sách nhà nước Đây là điều kiệntiên quyết để quốc gia có thể tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn quỹ quốc
tế Vì vậy, chính phủ Hy lạp phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”,giảm thâm hụt ngân sách từ 13,6% xuống dưới còn 3% Song song với cắt giảmngân sách dành cho y tế, quốc phòng, tăng thuế, lãnh đạo Hy Lạp tuyên bố mộtchính sách lương thưởng hà khắc đối với khối dịch vụ công với mục tiêu cắt giảmquỹ lương khoảng 4%, đồng thời cắt giảm các khoản trợ cấp lương hưu (8%) chongười già, các khoản lương thưởng giữa năm đối với người có mức lương dưới
3000 Euro/tháng thì cắt giảm 1.000 Euro còn đối với những người có mức lươngtrên 3.000 Euro/tháng thì cắt hoàn toàn Các lương tháng 13,14 của những người
về hưu chỉ được trả tối đa 800 Euro Không những vậy, chính phủ Hy lạp còn phảinâng thuế VAT, thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ và các mặt hàng không khuyếnkhích tiêu dùng để tăng nguồn thu cho ngân sách
Trang 13Nhiều biện pháp khắc phục khủng hoảng nợ mà Hy Lạp đã và đang tiếnhành giống như con dao hai lưỡi Tăng thuế và giảm chi tiêu, siết chặt tín dụng,đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và bản thân nền kinh tế Hy Lạp đanghết sức khó khăn do suy thoái, thì lại càng đẩy nền kinh tế vào khó khăn lớn hơn
và có thể tiếp tục lún sâu vào suy thoái Điều này cũng đồng nghĩa với sản xuấtđình đốn, thất nghiệp gia tăng, đời sống khó khăn hơn và bất ổn xã hội cũng nhiềuhơn Mặt khác, cắt giảm chi tiêu quốc gia khi nợ công tăng cao đồng nghĩa vớiphúc lợi xã hội bị giảm xuống, đặc biệt là việc cắt giảm lương của người lao động,huỷ bỏ và thu hẹp các chương trình an sinh xã hội, trực tiếp đánh vào nhiều tầnglớp nhân dân, đương nhiên sẽ gặp phải sự phản ứng, thậm chí là chống đối mạnh
mẽ từ các tầng lớp bị thiệt hại, từ đó làm cho tình hình xã hội trở nên căng thẳng
và có nguy cơ dẫn đến những xáo trộn lớn
Ngoài ra hậu quả của khủng hoảng nợ Hy Lạp là tỷ lệ thất nghiệp đã tănglên mức cao nhất trong vòng bảy năm qua, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn đứng ởmức cao
2.3.1.3 Thanh khoản sụt giảm
Nợ còn hạn của Hy Lạp lên tới gần 400 tỷ đô la Mỹ, trong đó riêng nợ đếnhạn vào năm 2010 đã lên tới 73 tỷ đô la Mỹ (xấp xỉ 27 tỷ đô la Mỹ sẽ đáo hạn vàotháng 4 và 5/2010) Lãi suất Hy Lạp phải trả cho các khoản vay nợ tính đến thờiđiểm 22/4/2010 đã lên tới mức kỷ lục cao, trên 9% đối với các khoản vay có kỳhạn trên 10 năm
Ngoài ra, Hy Lạp đang phải đối mặt với những khó khăn đáng kể với vấn
đề thu thuế, và có một nguy cơ là quốc gia này không thể đáp ứng các tiêu chí mànhững tổ chức hỗ trợ cho nước này yêu cầu Tình trạng hiện tại có thể dẫn đếnviệc cơ cấu lại các khoản nợ hiện tại của Hy Lạp
Trang 142.3.1.4 Nguy cơ vỡ nợ cao
Hy Lạp đang đối mặt với 2 vấn đề thâm hụt cùng một lúc, đó là thâm hụtngân sách (13,6% GDP năm 2009) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (đạtmức kỷ lục vào quý 3/2008) Tài khoản vãng lai bị thâm hụt nghiêm trọng là mộttrong những nguyên nhân dẫn tới việc không thể trả được nợ của chính phủ HyLạp
2.3.2 Ảnh hưởng đến EU và thế giới
Mặc dù Hy Lạp là một nền kinh tế nhỏ, hàng năm chỉ đóng góp khoảng 2%vào GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng khủng hoảng nợ của HyLạp sẽ tác động mạnh tới sự ổn định của đồng Euro, tạo nên phản ứng dây chuyềnđối với các nền kinh tế trong khu vực
Do Hy Lạp dùng đồng Euro, bê bối về tài chính của họ làm suy yếu đồngtiền này và có thể sẽ làm tỷ giá trên toàn châu Âu tăng cao Những rắc rối về nợcông ở Hy Lạp đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 11năm của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro
Với số nợ 404 tỷ USD (113% GDP) của Hy Lạp nếu không được giải quyếtsớm sẽ gây ảnh hưởng đến cả châu Âu, nền kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác, cónguy cơ đẩy hàng vạn người lao động đến tình cảnh thất nghiệp
Nếu Hy Lạp không đạt được các thỏa thuận về cứu trợ thì có thể sẽ buộcphải thông báo mất khả năng thanh toán ở một số khoản nợ Khi đó, nước này cóthể buộc phải ra khỏi EU
2.4 Giải pháp của Hy Lạp
2.4.1 Giải pháp ngắn hạn
2.4.1.1 Sử dụng gói vay cứu trợ của EU, IMF
Để nhanh chóng thoát khỏi viễn cảnh kinh tế hiện tại, chính phủ Hy Lạp
Trang 15nước khu vực đồng tiền chung châu Âu vừa thông qua gói cứu trợ khẩn cấp khổng
lồ trị giá lên 30 tỷ Euro (tương đương 40,12 tỷ USD) tới dành cho Hy Lạp trongthời hạn 1 năm với mức lãi suất 5% Mức này thấp hơn mức lợi tức trái phiếuchính phủ Hy Lạp hiện ở mức 6,98%
Về phía Hy Lạp, các quan chức Bộ Tài chính nước này dự đoán cần ít nhất
80 tỷ Euro trong thời gian 3 năm mới có thể củng cố sức khỏe ngành tài chính saucơn bão khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất trong lịch sử khu vực đồng tiền chung.Chính phủ Hy Lạp đã đồng ý thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng đểnhận được khoản vay trị giá 110 tỷ Euro hay tương đương 140 tỷ USD trong vòng
3 năm tới nhằm tránh mất khả năng thanh toán và nhiều khả năng thâm hụt ngânsách sẽ giảm nhưng đồng thời cũng nhiều khả năng gây ra một chu kì khủng hoảngkinh tế mới cho nước này
2.4.1.2 Th c hi n các chính sách tài chính khác ực hiện các chính sách tài chính khác ện các chính sách tài chính khác
Ngày 29/3, Hy Lạp bắt đầu phát hành trái phiếu có kỳ hạn 7 năm Đây làlần phát hành trái phiếu đầu tiên của Hy Lạp sau khi Eurozone nhất trí hỗ trợ nướcnày về phương diện tài chính Đầu tháng 3, Hy Lạp từng phát hành loại trái phiếu
có kỳ hạn 10 năm Việc Hy Lạp thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ mới và
mở lại đợt phát hành trái phiếu chính phủ cũ đã làm cạn kiệt cầu về chứng khoán
nợ của nước này và do đó vay được rất ít, tổng cộng chỉ được gần 5,4 tỷ Euro
2.4.2 Giải pháp dài hạn
2.4.2.1 Cân đối ngân sách nhà nước
Chính phủ hy vọng rằng ba đợt giảm chi tiêu công và tăng thuế đượcchính thức tuyên bố vào tháng 1và tháng 3/2010 sẽ hồi phục lại niềm tin của nhàđầu tư cho nền kinh tế Hy Lạp mà không cần đến nguồn tài chính bên ngoài
Kế hoạch tài khoá 3 năm của Chính quyền Papandreou tập trung vào việccắt giảm mạnh chi tiêu công và duy trì tăng trưởng thông qua tăng thuế và một sự
Trang 16đàn áp thẳng tay về mặt thuế má và sự né tránh các nghĩa vụ quốc gia Về mặtchi tiêu, hầu hết các khoản cắt giảm tập trung ở dịch vụ công
Những thành viên khu vực liên minh Châu Âu đã chào đón kế hoạch củachính phủ Hy Lạp về chính sách tài khoá đó Tuy nhiên, một số cho rằng hỗn hợptăng thuế và cắt giảm mặt chi tiêu chính phủ có thể dẫn đến thất nghiệp nghiêmtrọng hơn và đưa Hy Lạp đến tình trạng suy thoái nặng
2.4.2.2 Thực hiện tái cấu trúc nợ
Theo các viên chức Hy Lạp, tái cấu trúc nợ sẽ là một thảm họa đối vớimức độ tín nhiệm của đất nước Điều này sẽ dẫn tới việc Hy Lạp bị cách ly rakhỏi các thị trường vốn, thậm chí khiến nước này thực hiện nhiều biện phápnghiêm khắc hơn nữa và sẽ lâm vào tình trạng suy thoái nặng nề hơn nữa
Qua chương này ta có thể nhận thấy khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đãlàm rung động thị trường tài chính châu Âu và toàn cầu Thị trường chứng khoánthế giới đã có những phiên giao dịch diễn ra trong hoảng loạn và sự phục hồi kinh
tế thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng