THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCBS)
Giới thiệu chung về VCBS
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-HĐQT ngày 07/01/2002 của Hội đồng Quản trị Ngân hàngNgoại thương Việt Nam với mức vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng
VCBS tự hào là một trong những công ty đầu tiên tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đã tạo dựng được thương hiệu và uy tín là một trong những công ty dẫn đầu trên thị trường trong nhiều năm.
Tên Công ty: Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Tên Tiếng Anh: Vietcombank Securities Co., Ltd
Tên giao dịch viết tắt: VCBS
Vốn điều lệ: 700,000,000,000 VND (Bảy trăm tỷ đồng)
Trụ sở chính: Tầng 12 & 17 Toà nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Email: vanthu_hsc@vcbs.com.vn
Website: www.vcbs.com.vn
1.1.1 Thành tựu và giải thưởng
Năm Tên giải thưởng Cơ quan trao tặng
2010 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành tích trong việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn
Nhận bằng khen của Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liên tục
UBND Tp Hồ Chí Minh
2006 Bằng khen của Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về thành tích trong công tác tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu đô thị
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành tích xuất sắc trong công tác huy động vốn
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Thủ tướng Chính phủ
2005 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành tích trong việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành tích xuất sắc trong việc tổ chức bán đấu giá cổ phần của Công ty Thiết bị
Bưu điện qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành tích góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm 2004
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
2006 Nhận bằng khen về thành tích trong công tác tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu đô thị.
Nhận bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác huy động vốn
Bộ trưởng Bộ Tài chính
2009 Nhận Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán Uy tín” cho
Tổ chức trung gian và hỗ trợ dịch vụ tiêu biểu.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Nhận Giải thưởng Công ty chứng khoán thành viên tiêu biểu
2012 Nhận bằng khen vì đã đạt “Thành tích xuất sắc trong hoạt động của thị trường trái phiếu thứ cấp năm 2012 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội”.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức
(Nguồn:Phòng Pháp chế-Tổng hợp) 1.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý
Chủ tịch Hội đồng Thành viên: Ông PHẠM QUANG DŨNG: Ông Phạm Quang Dũng hiện đang đảm nhiệm các chức vụ: Ủy viên Hội đồngQuản trị kiêm Tổng Giám đốcVietcombank, Chủ tịch Hội đồng thành viên VCBS và Chủ tịch Hội đồng quản trịCông ty liên doanh Quản lý QuỹVietcombank (VCBF) Ông Phạm QuangDũng nhận bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính quốc tế tại Đại học Birmingham -
Vương quốc Anh. Ủy viên Hội đồng Thành viên:
Bà Hoàng Diễm Thùy hiện đang đảm nhiệm các chức vụ: Trưởng phòng quản lý tài sản nợ - tài sản có Hội sở chính Vietcombank, Ủy viên Hội đồng thành viên VCBS và Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty Tài chính Việt Nam tại HongKong (Vinafico) Bà Hoàng Diễm Thùy nhận bằng MBA do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trung tâm Đào tạo về Quản lý Pháp - Việt (CFVG) tổ chức. Ủy viên Hội đồng Thành viên - Giám đốc Công ty: Ông VŨ QUANG ĐÔNG: Ông Vũ Quang Đông bắt đầu công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2002 Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Giám Đốc VCBS, Ông Vũ Quang Đông từng giữ chức vụ Trưởng phòng Vốn và Tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ông Vũ Quang Đông nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế Tài chính của trường Đại học Georgetown - Hoa Kỳ.
Giám đốc Công ty: Ông VŨ QUANG ĐÔNG
Phó Giám đốc Công ty: Ông TRẦN VIỆT ANH
Phó Giám đốc Công ty: Ông LÊ VIỆT HÀ
Phó Giám đốc Công ty: Ông PHAN ANH VŨ
Phó Giám đốc Công ty - Giám đốc Chi nhánh
TP.Hồ Chí Minh: Ông LÊ VĂN MINH
Trưởng Ban Kiểm soát: Bà NGUYỄN THÚY QUỲNH
Kế toán trưởng: Bà LÊ THỊ BÍCH TUYÊN
Giám đốc Chi nhánh Cần Thơ: Ông TRẦN QUỐC VIỆT
Giám đốc Chi nhánh Đà Nẵng: Ông PHẠM KIM NGỌC
Giám đốc Chi nhánh Vũng Tàu: Bà NGUYỄN THỊ HỮU
Trưởng phòng Quản lý Đề án Công nghệ – Hội
Sở Chính: Ông NGUYỄN ĐỨC HÀ
Trưởng phòng Đầu tư - Hội sở chính: Ông LÊ MẠNH HÙNG
Trưởng phòng Tin học – Hội Sở Chính: Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG
Trưởng phòng Pháp chế - Tổng hợp – Hội Sở
Chính: Ông HOÀNG NHẬT HUY
Phụ trách phòng Dịch vụ Khách hàng – Hội Sở
Chính: Bà VŨ LÊ MAI HƯƠNG
Trưởng phòng Kế toán Tài chính – Hội Sở
Chính: Bà PHẠM THỊ THÙY LINH
Trưởng phòng Kinh doanh Vốn và Trái phiếu
– Hội Sở Chính: Bà QUÁCH THÙY LINH
Trưởng phòng Môi giới – Hội Sở Chính: Ông TRẦN HỮU PHÚC
Trưởng phòng Hành chính - Quản trị – Hội Sở
Chính: Bà ĐÀO THỊ NGỌC THỦY
Trưởng phòng Quản trị Rủi ro và Kiểm soát
Nội bộ – Hội Sở Chính: Bà LÊ THỊ NGỌC TRÂM
Trưởng phòng Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp
- Hội sở chính: Ông TỐNG MINH TUẤN
1.1.4 Nghiệp vụ chứng khoán và kinh doanh chứng khoán
VCBS được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán và kinh doanh chứng khoán
Tư vấn đầu tư Chứng khoán
Bảo lãnh Phát hành
Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp
Bao gồm các dịch vụ phục vụ cho việc giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư trên thị trường là:
- Môi giới chứng khoán ,trong đó có:
Dịch vụ hỗ trợ tài khoản giao dịch: Tạo tài khoản giao dịch chứng khoán, tài khoản lưu ký tại VCBS;Tạo tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên dùng… tại ngân hàng lưu ký (Vietcombank); Các thủ tục cấp phép với Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, các Sở giao dịch chứng khoán (nếu có); Các dịch vụ khác liên quan đến tài khoản giao dịch của khách hàng.
Dịch vụ môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ: Với lợi thế sẵn có là đại lý phát hành và phân phối cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của nhiều doanh nghiệp, quỹ đầu tư và tập đoàn tài chính lớn, VCBS luôn tự tin vào khả năng môi giới, thu xếp cơ hội đầu tư tối ưu nhất tới khách hàng
Dịch vụ môi giới trái phiếu: đây luôn là thế mạnh của VCBS suốt 11 năm qua Vì vậy,
VCBS luôn được các nhà đầu tư trái phiếu tin cậy và lựa chọn.
Giao dịch đối ứng trực tiếp,thỏa thuận: Với thị phần lớn và mối quan hệ sâu rộng trên thị trường chứng khoán, VCBS có thể thay mặt khách hàng tìm kiếm các loại chứng khoán phù hợp nhu cầu và thu xếp thực hiện giao dịch cho khách hàng thông qua giao dịch đối ứng trực tiếp, thỏa thuận.
- Tư vấn giao dịch chứng khoán:
Với phương châm “Khách hàng là trọng tâm”, VCBS luôn lắng nghe từng nhu cầu cụ thể cũng như gắn liền lợi ích của khách hàng với công ty Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn đầu tư, VCBS mong muốn được trở thành người bạn đồng hành tin cậy trong mỗi quyết định đầu tư của khách hàng.
- Quản lý chứng khoán: Được nhiều doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng tín nhiệm, dịch vụ quản lý chứng khoán của VCBS luôn đảm bảo độ an toàn, thuận tiện và hỗ trợ tối đa khách hàng trong việc theo dõi, ghi nhận tình hình chuyển nhượng cổ phần, các quyền phát sinh và số dư chứng khoán.
- Quản lý tiền của nhà đầu tư: Được nhiều doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng tín nhiệm, dịch vụ quản lý chứng khoán của VCBS luôn đảm bảo độ an toàn, thuận tiện và hỗ trợ tối đa khách hàng trong việc theo dõi, ghi nhận tình hình chuyển nhượng cổ phần, các quyền phát sinh và số dư chứng khoán.Bao gồm dịch vụ: Rút/Nộp tiền và Phong tỏa tiền.
- Phân phối chứng chỉ quỹ:
Nhằm cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực đầu tư tài chính cho khách hàng, VCBS đã phối hợp hợp tác với nhiều định chế tài chính lớn là các công ty quản lý quỹ uy tín hàng đầu tại Việt Nam để phân phối các chứng chỉ quỹ mở tới các khách hàng có nhu cầu.
1.1.7.2 Tư vấn tài chính doanh nghiệp
Ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động, VCBS đã định hướng sẽ trở thành Ngân hàng Đầu tư hàng đầu trên thị trường Việt Nam Với lợi thế là đơn vị thành viên 100% vốn của Vietcombank, VCBS kế thừa đầy đủ bề dày kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, hệ thống công nghệ hiện đại và mạng lưới khách hàng/đối tác truyền thống từ Ngân hàng mẹ Dịch vụ Ngân hàng đầu tư của VCBS đã được hầu hết các tổ chức tài chính, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp danh tiếng trong và ngoài nước biết đến và sử dụng.
Các đối tác tiêu biểu của VCBS phải kể đến CitiBank, Deutsche bank, Standard Chartered Bank, ANZ Bank, ABN AMRO Bank, BNP Paribas Bank, Calyon Bank, Mizuho Bank, Shinhanvina Bank, VIB Bank, Dragon Capital, Vietfund, Prudential, Manulife, Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Thép Việt Nam, PJICO, Vinamilk…
Đầu tư phát triển tại VCBS
1.2.1 Định hướng đầu tư phát triển của VCBS giai đoạn 2010-2014
Chiến lược kinh doanh của VCBS trong dài hạn chính là chiến lược tiến tới phát triển trở thành Ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam Mục tiêu khách hàng là trọng tâm, năng lực tài chính vững mạnh, công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao đạt hiệu quả kinh doanh.
Công ty chủ trương xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả đề cao sức sáng tạo, công nghệ thông tin nền tảng, nhân sự chất lượng cao có tính kế thừa và đủ sức mạnh nguồn vốn Theo đuổi mục tiêu là hệ thống Vietcombank được bổ sung đầy đủ các dịch vụ ngân hàng đầu tư và phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng. Để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, qua từng năm của giai đoạn 2010-2014, VCBS luôn đưa ra những kế hoạch đầu tư cho từng năm nhằm hướng công ty phát triển theo chiến lược đã định Cụ thể:
Năm 2010, định hướng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa dịch vụ trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại Mở rộng hoạt động của doanh nghiệp đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Năm 2011, với đề án tài cơ cấu lại doanh nghiệp theo hướng mô hình Ngân hàng đầu tư Định hướng thay đổi mô hình tổ chức doanh nghiệp, nhân sự phải cơ cấu lại theo trình độ chuyên môn,loại bỏ những nhân sự không đạt yêu cầu Hệ thống trang thiết bị kiểm tra thay mới lại, nâng cấp hệ thống phần mềm (CORE) phục vụ giao dịch.
Năm 2012, dự báo tình hình thị trường khó khăn, doanh nghiệp đề ra kế hoạch thu hẹp quy mô, cắt giảm bớt nhân sự Hạn chế chi phí phát sinh từ tài sản cố định.
Năm 2013 và 2014, tình hình thị trường dần ổn định, với kết quả kinh doanh khả quan năm 2012, VCBS đề ra chiến lược đầu tư mới nhằm tiếp tục hoàn thành quá trình tái cơ cấu Tích cực đầu tư tài sản cố định nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Tuyển dụng nguồn nhân sự chất lượng cao vào làm việc cho công ty,các nhân viên cũ được tăng trợ cấp để khuyến khích làm việc Đặc biệt chú trọng nhiều hoạt động Marketing ,đưa thương hiệu VCBS đến gần hơn với các nhà đầu tư, tạo dựng niềm tin bền vững đối với khách hàng.
1.2.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư
Vốn được hiểu và quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.
Vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai.
Vốn đầu tư phát triển là 1 phần quan trọng trong quy mô vốn của toàn bộ doanh nghiệp nói chung và VCBS nói riêng Với lượng vốn này công ty có thể tiến hành đầu tư gia tăng về năng lực của mình, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Thực tế quy mô vốn đầu tự tại VCBS cũng tăng dần trong giai đoạn từ 2010-2014 cũng đúng theo lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng trở thành ngân hàng đầu tư hàng đầu.
Dưới đây là bảng thể hiện quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển qua các năm
Bảng 1.8 : Quy mô và tốc độ vốn đầu tư phát triển của VCBS giai đoạn 2010-
(Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp)
Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 11452,976 12275,328 9430,606 10334,840 13398,930
Lượng tăng tuyệt đối định gốc
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn Triệu đồng - 822,352 -2844,722 904,234 3064,09
Tốc độ tăng định gốc % - 7,18% -17,66% -9,76% 16,99%
Tốc độ tăng liên hoàn % - 7,18% -23,17% 9,59% 29,65%
Nhìn vào bảng trên có thể thấy rõ được tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư qua các năm của VCBS
Tổng vốn đầu tư của VCBS qua các năm biến đổi không đều,tăng từ năm 2010 sang
2011 au đó giảm mạnh vào năm 2012 Tiếp sau đó các năm 2013 và 2014,lượng vốn lại tăng dần Lượng vốn tăng cao nhất vào năm 2014 đạt 13998,9 triệu đồng.
Năm 2010, nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư gia tăng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động, thành lập chi nhánh tại Cần Thơ Chi nhánh được đặt tại ngay tầng 1, tòa nhà Vietcombank Cần Thơ, số 7 Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Ngay trong năm mới đưa vào hoạt động, chi nhánh đã cho thấy được sự hiệu quả của mình khi đóng góp trên 5 tỷ đồng vào thu nhập của doanh nghiệp.
Năm 2011, doanh nghiệp tiến hành tái cơ cấu lại, VCBS tiến hành mở thêm chi nhánh Vũng Tàu và Phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng Mục tiêu giúp doanh nghiệp phát triển mở rộng hoạt động của mình tại Khu vực Đông Nam Bộ khi ban đầu công ty mới chỉ có duy nhất chi nhánh TP Hồ Chí Minh để phục vụ nhu cầu khách hàng Việc mở rộng là nguyên nhân gia tăng tổng lượng vốn đầu tư của doanh nghiệp thêm khoảng 7,18% so với năm 2010 Tuy nhiên việc mở rộng quy mô này chưa giúp doanh nghiệp đem lại lợi nhuận khi thời điểm năm 2011 lại là thời gian khó khăn chung của toàn bộ hệ thống thị trường chứng khoán và đương nhiên VCBS không phải ngoại lệ.
Sang đến đầu năm 2012, cùng với khó khăn sau năm 2011 cũng như việc nhân định về tương lai của thị trường khá “ảm đạm” ,VCBS đã cắt giảm mạnh các khoản đầu tư không cần thiết, 1 lượng nhỏ nhân sự làm việc tại doanh nghiệp đã rời đi do khó khăn của ngành để tìm kiếm cơ hội việc làm khác Tổng lượng vốn đầu tư của doanh nghiệp giảm đáng kể, từ 12275,3 triệu đồng năm 2011 giảm còn 9430,61 triệu đồng năm 2012 (giảm 23,17%) Tuy vậy,cuối năm 2012 doanh nghiệp lại đạt mức lợi nhuận gấp gần 4 lần so với năm 2011, đây là tín hiệu cho thấy khả năng phát triển trong nhưng năm tiếp theo của doanh nghiệp.
Năm 2013, sau kết quả khả quan của năm 2012,doanh nghiệp nhận thấy việc tái cơ cấu là hướng đi đúng đắn VCBS đầu tư tăng thêm, tuyển dụng thêm nhân sự bổ sung cho các vị trí, lượng vốn đầu tư tăng thêm 9,59% so với năm 2012 Kết thúc năm 2013,lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên rõ rệt đạt 70,888 tỷ đồng, tăng 93,45% so với năm 2012.
Năm 2014, thị trường chứng khoán được dự báo có nhiều cải thiện đáng kể, VCBS đã kịp nắm bắt được xu thế, doanh nghiệp tích cực đầu tư mở rộng quy mô hoạt động khi thành lập thêm Văn phòng giao dịch ở Giảng Võ, thu hút thêm nguồn lao động chất lượng cao về phục vụ, tích cực quảng bá rộng rãi thương hiệu VCBS đến các nhà đầu tư Do đó,năm 2014,tổng lượng vốn đầu tư tăng mạnh,đặt 13398,9 tỷ đồng,cao nhất trong 5 năm gần đây Kết quả kinh doanh năm 2014 của doanh nghiệp tăng trưởng khả quan đạt 96,699 tỷ đồng,tăng 28,41% so với năm 2013.
Cùng với việc nghiên cứu về quy mô vốn đầu tư phát triển thì việc nghiên cứu nguồn hình thành vốn đầu tư cũng rất quan trọng Công ty có thể có nhiều vốn để đầu tư nhưng phải xem xét được nguồn hình thành Việc nghiên cứu từ nguồn hình thành sẽ xác định được quy mô vốn đó có bền vững hay không,việc sử dụng vốn có đi kèm theo những vấn đề phát sinh về sau hay không.
Nguồn vốn của công ty có thể chia thành:
Nguồn vốn bên trong: Vốn tự có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, thu nhập giữ lại, khấu hao hàng năm…
Nguồn vốn bên ngoài: Vốn vay từ ngân hàng, vốn huy động từ khách hàng…
Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
1.3.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển
1.3.1.1 Kết quả hoạt động đầu tư phát triển
1.3.1.1.1 Tài sản cố định được huy động
Với vốn đầu tư bỏ ra của mình, VCBS hàng năm đưa vào sử dụng tài sản cố định phục vụ quá trình kinh doanh Chủ yếu tài sản cố định của công ty trong giai đoạn
2008-2012 là cơ sở vật chất phục vụ cho chi nhánh mới và trang thiết bị phục vụ nhu cầu làm việc của nhân viên và trao đổi với khách hàng
Bảng 1.18: Giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn 2010-2014
(nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu Phòng Kế toán tổng hợp)
Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 11452,976 12275,328 9430,606 10334,840 13398,930
Tài sản cố định huy động Triệu đồng 8125,45 9176,435 6872,341 7291,235 9487,32
Tốc độ tăng liên hoàn % - 12,93% -25,11% 6,10% 30,12%
TSCĐ tăng thêm Triệu đồng - 1050,985 -2304,094 418,894 2196,085
Nhìn vào bảng trên t thấy rõ được giá trị tài sản cố cố định huy động của doanh nghiệp tăng giảm không đều qua các năm Năm 2010 là 8125,45 triệu đồng Sang đến năm
2011 giá trị đã tăng lên 9176,45 triệu đồng rồi sau đó giảm qua năm 2012 là 6872,341 tỷ động.Nhưng sang đến năm 2013,giá trị tài sản cố định huy động lại tăng trở lại là
7291,235 tỷ đồng và đạt cao nhất vào năm 2014 với 9487,32 tỷ đồng Giá trị tài sản cố định huy động tăng giảm không đều theo từng năm cho thấy kế hoạch đầu tư từng năm của doanh nghiệp Kế hoạch đầu tư đúng đắn giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và phát triển ổn định.
1.3.1.1.2 Doanh thu tăng thêm hàng năm
VCBS qua 12 năm phát triển đã khẳng định chỗ đứng vứng chắc của doanh nghiệp mình trên thị trường Công ty luôn đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn Dù là lúc thị trường khó khăn nhất nhưng doanh nghiệp vẫn đạt được kết quả doanh thu mình đề ra từng năm Doanh thu của công ty dần được cải thiện qua các năm một phần dựa vào cách đầu tư hợp lý phân bổ nguồn lực tốt cho các hoạt động.
Ta có thể xem xét bảng sau để có thể thấy được sự gia tăng của doanh thu của VCBS qua giai đoạn 2010-2014
Bảng 1.19 : Doanh thu tăng thêm giai đoạn 2010-2014
(nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu Phòng Kế toán tổng hợp)
Tốc độ tăng định gốc % - -
Tốc độ tăng liên hoàn % - -
68,09% 21,14% 36,45% 43,43% Doanh thu tăng thêm Triệu đồng - -317,59 31,46 65,712 106,828
Năm 2010 doanh thu đạt cao nhất 466,408 tỷ đồng sau đó giảm mạnh vào năm 2011 chỉ còn 148,817 tỷ đồng tương đương giảm 68,09% so với năm 2010, nhưng sau đó doanh thu lại tăng mạnh trở lại qua các năm từ 2012-2014 với tốc độ phát triển trung bình 33,34% và giá trị doanh thu năm 2014 là 352,817 tỷ đồng vẫn thấp hơn 24,35% doanh thu năm 2010 Xu hướng của lợi nhuận cũng tương tự như xu hướng của doanh thu là giảm mạnh ở năm 2011 sau đó tăng dần qua các năm.
1.3.1.1.3 Lợi nhuận tăng thêm hàng năm
Lợi nhuận có chiều hướng biến đổi tương tự doanh thu nhưng vẫn có những điểm khác biệt Ta có thể thấy ở bảng dưới đây:
Bảng 1.20: Lợi nhuận tăng thêm giai đoạn 2010-2014
(nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu Phòng Kế toán tổng hợp) Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 27,016 10,848 38,026 70,888 95,699 Lợi nhuận tăng thêm hàng năm Tỷ đồng - -
16,168 27,178 32,862 24,811 Lợi nhuận tăng thêm định gốc
Tỷ lệ gia tăng hàng năm % - -59,8% 250,5% 86,4% 35,0%
Doanh thu của năm 2010 cao nhất trong tất cả các năm nhưng lợi nhuận năm 2010 đạt giá trị thấp,tuy doanh thu của các năm 2012,2013,2014 thấp hơn nhiều sao với doanh thu năm 2010 nhưng lợi nhuận vẫn đạt giá trị cao hơn và đạt cao nhất vào năm 2014 là 95,699 tỷ đồng.Nguyên nhân do doanh thu từ các hoạt động cho vay và gửi tiền của doanh nghiệp năm 2010 nhiều nhưng giá trị lợi nhuận của nó đem lại rất thấp Năm
2011, công ty theo đề án cơ cấu lại công ty chứng khoán do nhà nước đề ra,công ty đề ra chiến lược phát triển trở thành ngân hàng đầu tư hàng đầu,do đó doanh thu sụt giảm do chuyển đổi cơ chế hoạt động Sang các năm từ 2012-2014, chiến lược phát triển mới của VCBS dần phát huy tác dụng tích cực qua từng năm thể hiện doanh thu tăng dần kèm theo đó lợi nhuận cũng tăng theo.
1.3.1.1.4 Nộp ngân sách tăng thêm hàng năm
Một doanh nghiệp làm ăn phát đạt, không chỉ mang lại cho chủ doanh nghiệp đó lợi ích mà doanh nghiệp còn đóng góp cho ngân sách Nhà nước một khoản tiền không nhỏ Đó chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp đối với đất nước Hiện nay có nhiều doanh nghiệp cố gắng báo lỗ hoặc khai khống nhằm giảm thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước Tuy vậy VCBS vẫn luôn thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình Để thấy được nộp ngân sách tăng thêm hàng năm của VCBS giai đoạn 2010-
2014 ta cùng xem xét bảng sau:
Bảng 1.21 : Nộp ngân sách tăng thêm hàng năm giai đoạn 2010-2014
(nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu Phòng Kế toán tổng hợp) Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
Nộp ngân sách Nhà nước hàng năm Triệu đồng 7838,78 1926,17 11479,3 16313,4 24593,9 Nộp ngân sách Nhà nước tăng thêm hàng năm Triệu đồng - -5912,6 9553,13 4834,14 8280,46 Tốc độ tăng nộp ngân sách
Với kết quả kinh doanh khả quan trong giai đoạn năm 2010-2014 của mình, VCBS cũng đóng góp 1 phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước Xu hướng biến động về đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp cũng tương tự như xu hướng biến động của doanh thu là giảm mạnh vào năm 2011 và tăng trở lại các năm sau 2012-
2014 Giá trị đóng góp cho ngân sách cao nhất vào năm 2014 do doanh nghiệp làm ăn hiệu quả,đạt giá trị lợi nhuận lớn từ đó cũng đem đến cho ngân sách nhà nước 1 khoản thu lớn Các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước từ VCBS chủ yêu từ thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế giá trị gia tăng, hoặc các loại thuế phí khác liên quan đên hoạt động chứng khoán
1.3.1.2 Hiệu quả đầu tư phát triển
1.3.1.2.1 Doanh thu tăng thêm so với tổng vốn đầu tư.
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Bảng 1.22: Doanh thu tăng thêm so với tổng vốn đầu tư tại VCBS giai đoạn 2010-
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa vào số liệu Kế toán)
Doanh thu tăng thêm Triệu đồng - -317591 31460 65712 106828
Nhìn vào bảng ta có thể thấy hiệu quả đồng vốn đầu tư lên doanh thu của VCBS là rất cao và tốt nhất ở các năm 2012,2013 và 2014 Qua 3 năm này, giá trị Doanh thu tăng thêm/Vốn đâu tư phá huy tác dụng tăng dần từ 333,59%năm 2012 đến 635,83%năm
2013 và cuối cùng 797,29% năm 2014 Qua đó có thể thấy rõ doanh nghiệp phát huy tốt vai trò của lượng vốn đầu tư qua các năm,thể hiện khả năng quản lý đồng vốn hiệu quả hơn Tuy nhiên năm 2011 giá trị Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư phát huy tác dụng lại bị âm do doanh thu sụt giảm,nhưng không thể qua đó đánh giá tính không hiệu quả của đồng vốn bởi nguyên nhân đến từ việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp nên doanh thu sụt giảm khi thay đổi chiến lược kinh doanh Xét trong toàn ngành, giá trị Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư phát huy tác dụng của VCBS cao hơn một số doanh nghiệp khác, điều này chứng tỏ VCBS đang đầu tư nhiều cho hoat động đầu tư phát triển hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành.
1.3.1.2.2 Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư
SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chiến lược phát triển đến năm 2020
Xây dựng VCBS thành một Ngân hàng đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, có uy tín và phạm vi hoạt động quốc tế; Là cánh tay nối dài của Ngân hàng Vietcombank trong hoạt động Ngân hàng đầu tư; Mang lại cho khách hàng những “giải pháp tài chính” hiệu quả và phù hợp; Trở thành đối tác tin cậy cho cộng đồng nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức và định chế tài chính trong nước và quốc tế.VCBS sẽ định hướng ổn định hệ thống,phát triển bền vững,tăng cường đào tạo chất lượng nguồn nhân lực.
Định hướng đầu tư phát triển
Định hướng đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi gặt hái nhiều thành công Nhằm giúp công ty đi đúng hướng theo chiến lược đã đề ra, doanh nghiệp đưa ra định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển cho bản thân doanh nghiệp mình Nội dung cơ bản của định hướng đó như sau:
- Tăng cường hoạt động đầu tư phát triển gắn với thay đổi cơ cấu đầu tư hợp lý theo định hướng phát triển chung của Công ty.
Thực chất đổi mới cơ cấu đầu tư là sự điều chỉnh cơ cấu vốn, tăng giảm nguồn vốn đầu tư, thay đổi cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đã xác định từ trước Cơ cấu đầu tư được coi là hợp lý nếu nó phù hợp với định hướng phát triển chung của Công ty, đồng thời phù hợp với quy luật khách quan của thị trường Đảm bảo sự hợp lý giữa các yếu tố về vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, giữa yêu cầu đầu tư và khả năng của Công ty Tạo điều kiện khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong Công ty Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của Công ty còn phải trên cơ sở tạo lập một tỷ lệ đầu tư thật sự hợp lý giữa việc đầu tư tài sản cố định, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhằm có được một cấu trúc vốn đầu tư hợp lý giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu, giữa khả năng về vốn và nhu cầu đầu tư.
- Tăng cường đầu tư phát triển kết hợp chặt chẽ với việc huy động vốn hợp lý cho hoạt động đầu tư phát triển.
Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết hai chiều Huy động vốn là yếu tố đầu tiên để tính đến chuyện đầu tư, đầu tư đúng trong thời điểm đem lại hiệu quả sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư của Công ty Ngược lại, sử dụng vốn có hiệu quả cũng là tiền đề cho việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn.
Thực tế cho thấy rằng, một doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động vốn thường rất khó có thể đổi mới công nghệ hiện đại, giảm chi phí sản xuất, dẫn đến hiệu quả hoạt động đầu tư giảm.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển với việc mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa trong lĩnh vực chứng khoán, đào tạo nhân lực chất lượng cao và xây dựng thương hiệu VCBS vững mạnh.
Mở rộng quy mô với các hoạt động thành lập thêm các chi nhánh, các văn phòng giao dịch tại nhiều địa trên cả nước nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư, cải thiện hệ thống trang thiết bị, cải thiện hệ thống cơ sở dữ liệu Đa dạng hóa dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán với việc đi sâu nghiên cứu,tìm hiểu để cho ra các sản phẩm dịch vụ mới, cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ sản phẩm sẵn có,đổi mới bộ máy cơ chế hoạt động. Mở rộng quy mô và đa dạng hóa dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán giúp doanh nghiệp nâng cao tầm vóc doanh nghiệp, nâng cao thị phần, phát triển bền vững Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhân sự chất lượng cao sẽ hướng doanh nghiệp đi đúng hướng đề ra, thực hiện các nhiệm vụ công việc được giao một cách nhanh nhất và sáng tạo nhất Nhân sự luôn và sẽ mãi là nòng cốt cho sự phát triển của doanh nghiệp Hoạt động đầu tư phát triển dưới sự quản lý của những nhân viên có trình độ kinh nghiệm tốt giúp cho mang lại kết quả tốt đẹp,nâng cao hiệu quả của đầu tư. Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu VCBS vững mạnh, đưa thương hiệu gần hơn đến với các nhà đầu tư Phải luôn luôn giữ uy tín, đảm bảo chất lượng phù hợp với chi phí mà khách hàng đề ra Tăng cường hoạt động quảng cáo bằng nhiều biện pháp, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay,mạng xã hội phát triển nhanh và mạnh, do đó cần tích cực khai thác kênh truyền thông mạnh xã hội vì đây là một hình thức có chi phí rẻ nhưng vô cùng hiệu quả.
Phân tích mô hình SWOT tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS)
Là công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng Vietcombank:
Là công ty con của một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam nên VCBS có nhiều thuận lợi mà nhiều công ty chứng khoán khác không có Đó là sự bảo đảm về nguồn vốn từ Vietcombank, đó là những uy tín mà Vietcombank đã tạo dựng hơn 50 năm qua, đó là kinh nghiệm của những nhà lãnh đạo để tạo nên một VCBS vững mạnh và đầy dạn kinh nghiệm trên thị thường chứng khoán qua 12 năm hoạt động.
Công ty được dẫn dắt với đội ngũ lãnh đạo đầy tài năng và giàu kinh nghiệm:
VCBS hiện nay được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo gồm những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán trong nước và quốc tế:
- Giám đốc điều hành Vũ Quang Đông từng giữ chức vụ Trưởng phòng Vốn và Tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong nhiều năm trước khi được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc năm 2012
- Phó giám đốc Công ty Ông Trần Việt Anh có 18 năm công tác liên tục tại Vietcombank (kể từ năm 1994), trong đó có 8 năm kinh nghiệm chuyên môn về kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vốn, sản phẩm phái sinh, trên thị trường quốc tế và trong nước; 10 năm kinh nghiệm chuyên môn trên TTCK bao gồm Môi giới chứng khoán, Tư vấn Tài chính doanh nghiệp, Đầu tư dự án, Đầu tư và Kinh doanh chứng khoán (tại VCBS), Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán, Quản lý Tài sản ủy thác (tại VCBF); 10 năm kinh nghiệm quản lý với các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp.
- Phó Giám đốc Công ty Lê Việt Hà có nhiều năm công tác tại ngân hàng Vietcombank sau đó chuyển sang giữ các chức vụ chủ chốt trong đội ngũ quản lý của VCBS trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Phó Giám đốc VCBS
- Phó Giám đốc Công ty Phan Anh Vũ đã có quá trình công tác lâu dài tại VCBS từ năm 2002, ông có nhiều năm giữ chức vụ Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Phó Giám Đốc VCBS.
- Phó Giám đốc Công ty - Giám đốc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Lê Văn Minh có nhiều năm công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và giữ nhiều chức vụ quan trọng trước khi chuyển về công tác tại VCBS.
- Các nhân sự cấp cao của công ty đều là những người được trải qua quá trình làm việc dài hạn và thử thách khó khăn được công ty đề ra trước khi được bổ nhiệm vào vị trí chủ chốt Do đó họ có kinh nghiệm nhiều về chứng khoán và khả năng quản lý nhóm tốt.Tất cả các nhân sự cao cấp đều tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam và quốc tế. Điều đó cho thấy những thế mạnh trong đội ngũ lãnh đạo của VCBS mà không phải công ty chứng khoán nào cũng có được
Lợi thế công nghệ thông tin hiện đại bậc nhất so với các công ty chứng khoán khác: Đây có lẽ là điêm khá nổi trội của VCBS so với các công ty chứng khoán khác, một thế mạnh khó có thể bị phá vỡ Từ khi mới thành lập, ngay lập tức VCBS đã đi sâu vào phát triển mạng lưới công nghệ VCBS là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ đặt lệnh mua bán chứng khoán qua Internet với tiện ích VCBS Cyber Investor VCBS đưa vào sử dụng dịch vụ online và cung cấp tất cả các dịch vụ online cho các nhà đầu tư Công ty đã đưa vào sử dụng các giải pháp giao dịch như giao dịch từ xa HASTC, giao dịch thông Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh Một trong những công ty có tốc độ truy cập bảng giá nhanh nhất, tốc độ xử lý lệnh nhanh nhất thị trường,
VCBS cung cấp tới doanh nghiệp những thông tin đa dạng bao gồm các bản phân tích thị trường định kì, báo cáo chuyên sâu về ngành, công ty, ý kiến tư vấn về chiến lược và kỹ thuật giao dịch Trên nền công nghệ hiện đại, VCBS đã xây dựng chương trình quản lí sổ cổ đông an toàn, thuận tiện, cho phép quản lí số lượng lớn công ty và cổ đông, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của nhà đầu tư.
Sản phâm dịch vụ của VCBS luôn phong phú, chất lượng dịch vụ hoàn hảo, chi phí hợp lý giành được sự tín nhiệm cao của khách hàng:
VCBS được thành lập sớm từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự đi vào hoạt động do đó hệ thống các sản phẩm dịch vụ toàn diện và cung cấp các tiện ích giao dịch thuận lợi cho các nhà đâu tư, đặc biệt là các sản phâm dịch vụ trực tuyến nhanh nhạy tiện lợi, các báo cáo phân tích được nhà đầu tư đánh giá mức độ tín nhiệm cao
VCBS cung cấp cho các nhà đầu tư các dịch vụ từ mở tài khoản đến nộp tiền, chuyển tiền, đặt và huỷ sửa lệnh, ứng trước tiền bán chứng khoán, với mức chi phí hợp lý kèm nhiều đợt khuyến mại giảm giá đặc biệt nhằm thu hút khách hàng Do đó công ty thi hút được lượng khách hàng gia tăng từng năm với số lượng tài khoản tính đến cuối năm 2014 đã lên đến gần 700000 tài khoản.
Luôn là đứng Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu và thị phần môi giới trái phiếu Đây là 1 lợi thế ưu việt của VCBS khi công ty luôn đứng trong TOP những công ty có thị phần môi giới Điều này tạo dựng uy tín cho VCBS trong những năm tiếp theo,thể hiện sự tin tưởng sâu sắc của các nhà đầu tư đối với công ty,tạo điều kiện thu hút thêm nhiều khách hàng đến với các dịch vụ của VCBS.
Vốn điều lệ chưa cao
Biểu đồ 2.1 : Danh sách các CTCK có vốn điều lệ >500 tỷ đồng năm 2014 Đơn vị:Tỷ đồng
Nhìn vào bảng trên có thể thấy vốn điều lệ của VCBS chỉ đạt 700 tỷ đồng, xếp thứ 16 trong số các công ty chứng khoán.So với công ty có vốn điều lệ lớn nhất SSI gấp 5 lần lượng vốn điều lệ của VCBS,thấp hơn rất nhiều.
Vốn điều lệ của VCBS cũng thấp hơn so với vốn điều lệ của các công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng thương mại như BIDV, Viettinbank, MB, Sài Gòn-Hà Nội, ACB, VPBank trong khi Vietcombank là ngân hàng có lượng vốn lớn thứ 3 trong các ngân hàng thương mại tại VIệt Nam Đây là 1 điểm yếu nên khắc phục của VCBS. Lượng vốn điều lệ lớn tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, giúp cho công ty dễ dàng huy động được vốn trên thị trường, hình thành 1 lượng vốn lớn phục vụ cho quá trình đầu tư phát triển của công ty.
Sự tự chủ của mô hình công ty TNHH rất hạn chế
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) 65 1 Nâng cao khả năng huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển
triển tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS)
2.3.1 Nâng cao khả năng huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển
Vốn là yếu tố tiên quyết giúp cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt với các công ty chứng khoán thì vốn càng có ý nghĩa quan trọng hon Việc đầu tư phát triển bắt buộc phải có một lượng vốn lớn đê phù hợp với chiến lược đầu tư Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết công ty phải tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động các nghiệp vụ, mở rộng quy mô sản phâm, nâng cao trình độ công nghệ chứng khoán, từng bước chiếm lĩnh thị trường, tạo bước tiên phong trong chiến lược kinh doanh.
Gia tăng vốn chủ sở hữu cho Công ty: Đẩy mạnh các biện pháp nhằm làm tăng lượng vốn chủ sở hữu bằng nhiều phương pháp khác nhau Đây là nguồn vốn có tính tự chủ cao cho công ty đồng thời chi phí sử dụng vốn sẽ thấp hơn nhiều so với vốn tín dụng Bằng việc tăng vốn điều lệ thông qua việc huy động vốn từ Vietcombank, khi vốn điều lệ tăng lên thì công ty có điều kiện về vốn để nâng cao khả năng đầu tư phát triển; tiết kiệm hợp lý các loại chi phí trong quá trình đầu tư như chi phí hành chính, chi phí kinh doanh, dành lợi nhuận cho tái đầu tư; công ty có thể tự bổ sung tăng nguồn vốn tự có Hoặc công ty có thể tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách tăng lượng trái phiếu phát hành
Tăng cường lượng vốn đáp ứng nhu cầu cho đầu tư: Công ty cần tăng cường huy động vốn đầu tư bằng nguồn vốn vay tín dụng của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính tín dụng và đặc biệt chính là nguồn vốn từ ngân hàng mẹ VIetcombank. VCBS có lợi thế lớn khi là công ty con của Vietcombank,một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam Việc vay vốn từ Vietcombank để đầu tư sẽ rất dễ dàng đối với VCBS
Tuy nhiên, vấn đề chỉ dựa vào các nguồn vốn huy động từ các nguồn như trên không thể đáp ứng được nhu cầu của công ty Do đó, công ty cần phải chủ động trong việc khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi như các khoản ngân sách chưa phải nộp, tiền lương của cán bộ công nhân viên chưa phải trả, các quỹ (quỹ phát triển sản xuất, quỹ bổ sung, quỹ khen thưởng… ) chưa sử dụng đến để giảm lượng lãi suất tín dụng huy động Nguồn huy động vốn này không phải là nhỏ và nó có thể đóng góp một cách tích cực vào hoạt động đầu tư của công ty Nhưng việc sử dụng nguồn vốn này rất nhạy cảm vì nó có thể tác động trực tiếp đến quyền lợi của chính người lao động trực tiếp trong công ty Nó có thể mang lại lợi ích cho công ty là giảm được lượng lãi suất tín dụng tương ứng với nó, nhưng nó cũng có thể làm mất sự tin tưởng và làm suy giảm tính gắn bó của công nhân vào công ty Vì vậy công ty nên có các cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng trước khi sử dụng những nguồn vốn này cho việc huy động vốn đầu tư trong ngắn hạn.
Trong dài hạn cần phải dự báo tốt nhu cầu vốn cho mỗi thời kỳ
Công tác dự báo là khâu quan trọng trong bất kỳ chiến lược nào của doanh nghiệp Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau,do đó công ty phải lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất với công ty mình để dự báo chính xác Công tác dự báo chính xác được nhu cầu vốn sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.
2.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Việc huy động vốn là một vấn đề nhưng làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã huy động được lại là vấn đề quan trọng hơn
Trong dài hạn, muốn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư thì VCBS cần thực hiện những giải pháp như sau:
VCBS cần đầu tư một cách có định hướng, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí thất thoát vốn Đầu tư có định hướng sẽ giúp công ty phát triển theo đúng chiến lược của mình, tránh gây tình trạng phát triển chênh hướng so với dự định,giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Đầu tư trọng điểm tránh dài trải là 1 biện pháp hạn chế lượng vốn phải bỏ ra quá nhiều,tránh lãng phí, không gây ra sự mất cân đối trong nguồn lực phát triển của công ty Nếu như quá chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng trang thiết bị hiện đại trong khi bản thân thị trường chưa yêu cầu đến mức độ đó là một sự lãng phí.Công nghệ quá hiện đại nhưng nhân lực không đủ khả năng vận dụng vào công việc sẽ gây nên tình trạng không hiệu quả trong đầu tư Nhưng nếu đầu tư quá nhiều cho nhân lực nhưng không có máy móc trang thiết bị phù hợp đi kèm sẽ gây nên tình trạng lao động làm việc không hiệu quả Nguồn nhân lực lúc đó sẽ được thu hút sang làm việc tại một công ty khác với hệ thống công nghệ hiện đại hơn,đây chính là một sự lãng phí rất lớn khi công ty vừa phải mất chí đào tạo nhưng cũng sẽ mất luôn chính lao động đó.
Do đó việc đầu tư có định hướng, trọng điểm rất quan trọng Tùy từng thời kỳ phát triển,công ty nên có định hướng rõ ràng đầu tư trọng điểm vào đâu,tránh gây tình trạng đầu tư tràn lan không phù hợp với xu hướng chung của toàn ngành.
Chuyến dịch cơ cấu đầu tư hợp lý
Cơ cấu đầu tư hợp lý mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn đạt được,các công ty chứng khoán không phải ngoại lệ Cơ cấu đầu tư hợp lý thể hiện sự hiệu quả của đầu tư, nếu công ty mà phân bổ cơ cấu không hợp lý sẽ có thể dẫn đến lãng phí các nguồn lực đầu tư Đối với các công ty chứng khoán, phải phân chia thích hợp giữa tỷ lệ vốn dành cho đầu tư và tỷ lệ vốn dành cho kinh doanh, trong phần vốn dành cho đầu tư thì cũng phải phân bổ hợp lý nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển vào cơ sở vật chất, cho máy móc thiết bị công nghệ, cho đầu tư sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực và cho marketing.
Hiện nay, công ty cần chú trọng vào việc đầu tư cả theo theo chiều sâu và chiều rộng. Bởi công ty luôn có lợi thế là lượng vốn dành cho đầu tư được bảo trợ bởi ngân hàng mẹ Vietcombank, thêm vào đó là thị trường chứng khoán đang dần ổn định việc đầu tư theo chiều rộng sẽ giúp công ty mở rộng mạng lưới hoạt động chiếm ưu thế trên thị trường,việc đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sàn phẩm dịch vụ nhằm tạo uy tín với khách hàng cũ thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Trong dài hạn để thực hiện tốt việc phân bổ nguồn vốn thì VCBS cần: Có công tác lập kế hoạch đầu tư hợp lý và rõ ràng, có nhiều phương án đầu tư để phù họp với điều kiện của thị trường và chính sách chủ trương của cơ quan quản lý thị trường; có sự tham gia quản lý và giám sát của bộ máy lãnh đạo nhằm đảm bảo kế hoạch và hiệu quả đầu tư.
Xây dựng bộ máy chuyên quản lý giám sát quá trình đầu tư
Nhằm đảm bảo đầu tư đúng kế hoạch, quản lý chặt chẽ vấn đề thu chi, tránh tình trạng thất thoát lãng phí vốn cần có một bộ máy quản lý giám sát quá trinh đầu tư Vì nếu để tình trạng trên xảy ra thì đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc đầu tư không có hiệu quả
Bộ máy quản lý giám sát cần đỏi hỏi những người có trình độ chuyên môn cao để đưa ra các quyết định hợp lý nhanh chóng, người quản lý phải biết cân đối giữa các nguồn lực, xác định nhu cầu đầu tư hợp lý từ đó ra quyết định nhanh chóng tránh tình trạng kèo dài gây thất thoát vốn vầ đầu tư không hiệu quả
Bộ máy quản lý cũng cần có những tiêu chuẩn về đạo đức,tránh việc ăn bớt tư lợi riêng cho bản thân.Nên chọn những người gắn bó lâu dài với công ty, có lợi ích của bản thân gắn chặt với lợi ích của công ty, tránh bổ nhiệm những cá nhân tham gia quản lý chỉ vì mục đich tư lợi cho bản thân mình vì lượng vốn thất thoát do đầu tư một phần cũng đến từ sự ăn bớt của nhân viên quản lý giám sát trong công ty.
2.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển
Nhân sự phục vụ công tác quản lý
Quản lý có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người quản lý Do đó để chất lượng quản lý được hiệu quả,doanh nghiệp cần sử dụng những nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao Những người quản lý này đòi hỏi vừa có khả năng quản lý tốt mà còn có thể là người đưa ra được những khuyến nghị, định hướng đầu tư phù hợp, đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp không chuộc lợi riêng.
Do đó,để có thể đưa những người có khả năng vào đảm nhiệm công tác quản lý đầu tư,doanh nghiệp cần thực hiện:
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng phù hợp để có thể sàng lọc được những đối tượng không phù hợp.
Kiến nghị với cơ quan nhà nước
Về thủ tục hành chính:
Cải thiện thủ tục hành chính nhằm rút ngắn các thủ tục trong quá trình làm việc xin cấp phép.
Cắt giảm một số giấy tờ và thủ tục không cần thiết,làm gọn nhẹ hơn hồ sơ pháp lý giúp cho việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp hiệu quả hơn
Về chính sách pháp luật:
Hoàn thiện công cụ luật pháp, tạo hành lang khuôn khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán hoạt động theo quy định của pháp luật Thị trường chứng khoán liên quan đến nhiều lĩnh vực phức tạp vì vậy phát triển chứng khoán đòi hỏi phải có khung pháp lý đồng bộ và chặt chẽ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tập trung rà soát để hoàn thiện khung khổ pháp luật, bảo đảm TTCK hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam
Thị trường chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mô,do đó các thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô đều có ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường chứng khoán Do đó cần hoàn thiện hệ thống các chính sách kinh tế của Nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng quản lý, điều tiết các hành vi của nền kinh tế thông qua các quan hệ thị trường Cần sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán, các hoạt động liên quan chặt chẽ đến thị trường tài chính.
Về công tác quản lý
Tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường và hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán (về vốn, hành nghề, quản trị rủi ro, chỉ tiêu an toàn tài chính, kiểm soát nội bộ, công bố thông tin, báo cáo) nhằm củng cố hoạt động, nâng cao năng lực tài chính và quản trị công ty của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm, không tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán và TTCK.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các quy định pháp luật mới về chứng khoán đến các tổ chức, cá nhân và thành viên TTCK
Tiếp tục triển khai công tác tái cơ cấu lại TTCK với những nội dung: Đầu tiên là tái cơ cấu hàng hóa trên thị trường, gắn với đó là tái cơ cấu hệ thống giao dịch, bao gồm hệ thống giao dịch cổ phiếu, giao dịch trái phiếu, và thị trường chứng khoán phái sinh.
Thứ hai, tái cơ cấu các Sở Giao dịch Chứng khoán, theo hướng hợp nhất hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, hình thành Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, từ đó sẽ sắp xếp lại hệ thống giao dịch của thị trường, tăng cường công tác quản trị, công khai minh bạch.
Thứ ba là tái cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, theo hướng phát triển nhà đầu tư có tổ chức như quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện, tạo nền tảng cho hoạt động của thị trường.
Chính sách cổ phân hóa các doanh nghiệp nhà nước
Tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và gắn liền quá trình cổ phần hóa với niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán Tiến hành công khai minh bạch các thông tin của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.