Chuyên đề thực tập 53 GVHD GS Ngô Thắng Lợi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “ Nghiên cứu chỉ số Chi phí không chính thức của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Hà Tĩ[.]
Tỉnh Hà Tĩnh và các yếu tố có ảnh hưởng đến PCI Hà Tĩnh
1.1.1 Giới thiệu tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, diện tích đất tự nhiên 6.026 km 2 , chiếmkhoảng 1,8% tổng diện tích cả nước Tính đến cuối năm 2014, dân số tỉnh đạt 1.227.673 người; có 10 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với 262 xã, phường, thị trấn Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông Hà Tĩnh có vị trí rất thuận tiện cho việc hợp tác, trao đổi và thương mại với các tỉnh trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, thuận lợi cho chiến lược phát triển kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu và mở rộng hợp tác quốc tế Hà Tĩnh có đường biên giới chung với 2 tỉnh Khăm Muộn và Bôlykhămxay của nước bạn Lào có độ dài 145km, có hệ thống giao thông liên hoàn với mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại Tuyến Bắc - Nam có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt chạy qua; tuyến Đông - Tây có quốc lộ 12 dài 55km nối Cửa khẩu Chalo Quảng Bình, Quốc lộ 8A dài 85km nối Cửa khẩu Cầu Treo với nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan
Hà Tĩnh có vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc hợp tác, trao đổi và thương mại với các tỉnh, các nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan Hệ thống giao thông của Tỉnh rất cơ bản như: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 8A và đường 12A chạy sang Lào Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và cảng nước sâu Vũng Áng là trung tâm thương mại tạo thuận lợi cho việc trao đổi và hợp tác với các nước trong khu vực
Giai đoạn 2011-2014, kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển theo hướng bền vững, có sự thay đổi về chất Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-
2014 đạt 16,8%, trong đó năm 2011 đạt 11,68%, năm 2012 đạt 13,44%, năm 2013 đạt 19,2%; năm 2014 dự kiến đạt 23% GDP bình quân đầu người 9 tháng đầu năm
2014 đạt đạt 22.768 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,65%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 23,15%, khu vực dịch vụ tăng 31% Mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bước đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ chiếm 81,71%; lĩnh vực nông nghiệp chỉ còn 18,29% trong cơ cấu GDP của tỉnh, chỉ tiêu cơ cấu kinh tế đã gần về đích so với mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tăng nhanh cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2014 ước đạt 4,44%/năm (mục tiêu là đến năm 2015 đạt 3,3%), trong đó năm 2011, tăng 4,36%, năm 2012 tăng 4,58%, năm 2013 tăng 4,39%; năm 2014 dự kiến tăng 4,44% Sản lượng lương thực năm 2011 đạt 49,56 vạn tấn, năm 2012 đạt 50,5 vạn tấn, năm 2013 đạt 50,6 vạn tấn, năm 2014 ước đạt trên 51 tấn (mục tiêu đến năm
Sản xuất vụ Xuân được mùa toàn diện cả vệ diện tích, năng suất, sản lượng. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao tăng 2,5 lần so với vụ Xuân 2013, năng suất đạt cao nhất từ trước đến nay (56,06 tạ/ha) Đến 25/9 đã thu hoạch xong lúa Hè Thu, năng suất bình quân đạt 44,04 tạ/ha, tổng sản lượng 188.182 tấn Các đề án sản xuất, chính sách khuyến khích và hỗ trợ bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp từng bước phát huy hiệu quả Năng suất lúa cả năm ước tính đạt 50,53 tạ/ha, so với năm trước bằng 104,08% (tăng 1,99 tạ/ha) Cả ba vụ sản xuất năng suất lúa đều tăng so với cùng kỳ Thực hiện thành công mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát ven biển
Chăn nuôi tiếp tục có bước phát triển khá Mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô lớn (lợn, hươu, bò) tiếp tục khẳng định hiệu quả kinh tế, bền vững và đang được triển khai nhân rộng, liên kết hộ chăn nuôi và doanh nghiệp Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt: 54.137 tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2013 Nhà máy Chế biến súc sản công suất 500 con/ngày đã hoàn thành và đi vào sản xuất tại Khu kinh tế Vũng Áng từ tháng 6/2014 tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển, gắn kết giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm triển khai thường xuyên Đến thời điểm hiện nay trên địa bàn
Hà Tĩnh không có dịch bệnh xẩy ra đối với đàn vật nuôi
Công tác trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng tiếp tục được chú trọng và đầu tư hợp lý, nhằm khôi phục diện tích bị nghèo kiệt Chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng; năm 2013 toàn tỉnh chỉ xảy ra 01 vụ cháy rừng, với diện tích thiệt hại 3,75ha, giảm 91,6% so với năm 2012 Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2013 đạt 50%, dự kiến năm 2014 đạt 50,3%.
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển nhanh và bền vững: Phát triển diện tích nuôi tôm thâm canh, công nghiệp, an toàn sinh học, có giá trị kinh tế cao Sản xuất tôm giống có bước phát triển mới; thu hút được một số doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 ước đạt 41.892 tấn, tăng 3,1% so với năm 2012 Năng lực đội tàu đánh bắt xa bờ được tăng cường, cải hoán, đóng mới 59 chiếc công suất trên 90CV, nâng đội tàu xa bờ lên 114 chiếc. Tổng sản lượng thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt 33.412 tấn Trong đó: Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 9.796 tấn, bằng 108,48% (tăng 766 tấn); sản lượng khai thác thuỷ hải sản ước đạt 23.616 tấn, bằng 105,59% (tăng 1.250 tấn) so với cùng kỳ
Chương trình xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu và đạt kết quả cao hơn Các mô hình sản xuất, kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới gắn với Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được nhân rộng Giai đoạn 2011-2014 đã có được 3.560 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu từ 100 triệu đồng/năm đến hàng chục tỷ đồng/năm Kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp; tổng huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng nông thôn mới trong 4 năm đạt khoảng 21.055 tỷ đồng Tổ chức, thực hiện các tiêu chí nông thôn mới có sự chuyển biến tích cực Dự kiến cuối năm 2014 toàn tỉnh có 7 xã về đích nông thôn mới.
Công nghiệp – TTCN từng bước khắc phục khó khăn do suy giảm kinh tế, tập trung khôi phục và phát huy năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh; sức cạnh tranh và chất lượng sản phẩm từng bước được cải thiện, các doanh nghiệp đã chú trọng cải tiến, thay đổi dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô đảm bảo phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu Giá trị sản xuất năm 2013 ước đạt 7.513,3 tỷ đồng, tăng 15,5%, cơ cấu sản xuất nội ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng Các dự án trọng điểm tiếp tục được triển khai theo đúng kế hoạch; một số dự án quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng; khởi công và triển khai thực hiện một số dự án mới Tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn và hạ tầng cụm công nghiệp được quan tâm, hoàn thiện các đề án tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2014 tăng 16,55% so với bình quân cùng kỳ năm trước Nguyên nhân tăng cao do sự nỗ lực của các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp và hiệu quả từ các chính sách khuyến công (gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu đãi vốn vay phát triển công nghiệp hỗ trợ, giãn chậm nộp thuế VAT, giảm lãi suất cho vay) đã được triển khai trong thời gian qua Xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Formosa, Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh, dự án cấp nước Vũng Áng,
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ: Hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu lưu thông và trao đổi hàng hoá Mạng lưới hệ thống chợ nông thôn và thương mại dịch vụ khu vực biên giới đã được chú trọng phát triển; công tác quản lý thị trường được tăng cường, thực hiện bình ổn giá, đưa hàng Việt về nông thôn và vùng sâu, vùng xa được thực hiện kịp thời Đưa chợ Hội huyện Cẩm Xuyên vào hoạt động (chợ loại 1 đầu tiên đầu tư theo hình thức xã hội hóa) Bước đầu kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn có kết quả, đưa được nhiều sản phẩm vào tiêu thụ tại siêu thị Co.op Mart Công tác xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, tuyên truyền vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tiếp tục tăng qua các năm; giá cả hàng hóa dịch vụ tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2011 đạt 18.958 tỷ đồng, năm 2012 đạt 22.414 tỷ đồng, năm 2013 đạt 26.872 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2012 Số liệu
9 tháng đầu năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 17,2% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa: Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn giai đoạn 2011-2014 tăng mạnh, bình quân đạt trên 3 tỷ USD/năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp địa phương tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao,năm 2011 đạt 94,54 triệu USD, năm 2012 đạt 104,14 triệu USD, năm 2013 đạt121,75 triệu USD Số liệu 9 tháng đầu năm 2014 tăng gần 64% so cùng kỳ (đạt2.805,9 triệu USD), trong đó kim ngạch xuất khẩu đại phương đạt 102,77 triệuUSD, tăng 3,06% so với cùng kỳ Kim ngạch nhập khẩu điạ phương đạt 1.199,76 triêu USD, gấp 7,97 lần so với cùng kỳ năm trước Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng các loại hàng thủy hải sản, cao su, nông sản, giảm tỷ trọng hàng khoáng sản.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011-2014 đạt
21.485 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2006-2010; năm 2013 đạt trên 5.500 tỷ đồng; trong đó, thu ngân sách nội địa đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 58,5% kế hoạch Trung ương giao, tăng 7,9% so với kế hoạch HĐND tỉnh giao, tăng 47,2% so với năm 2012; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.000 tỷ đồng, bằng kế hoạch Trung ương và tỉnh giao, tăng 2% so với năm 2012 Hà Tĩnh thuộc nhóm tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao, 9 tháng đầu năm 2014 đạt 7546,3 tỷ đồng, bằng 106,6% kế hoạch HDDND tỉnh giao; trong đó: Thu ngân sách nội địa đạt 2890 tỷ đồng, bằng 47,65% kế hoạch; Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.656,3 tỷ đồng, gấp 4,43 lần kế hoạch, tăng 6,3 lần so với cùng kỳ năm trước Chi ngân sách cơ bản đảm bảo nhu cầu theo kế hoạch.
Hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ lãi suất, phục vụ các công trình trọng điểm Tổng nguồn vốn huy động và quản lý của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn năm 2014 ước đạt 25.000 tỷ đồng, tăng 8,62% so với năm 2013 Tổng dư nợ cho vay đến ước đạt 21.090 tỷ đồng, tăng 5,01% so với năm 2013; trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đạt 12.421 tỷ đồng (tăng 6,38% so với đầu năm); doanh nợ cho vay hỗ trợ lãi suất các loại đạt: 1.221 tỷ đồng, với số lãi đã và sẽ hỗ trợ khách hàng là hơn 32,98 tỷ đồng.
Chỉ số chi phí không chính thức và ý nghĩa
2.1.1 Giới thiệu chỉ số chi phí không chính thức
Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách VNCI - số 4 do VCCI công bố năm 2005, Chi phí không chính thức được định nghĩa như sau: Chi phí không chính thức (CPKCT) là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không chính thức, tiền phạt và các khoản phí bất thường khác trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường.
Chỉ số CPKCT đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không.
- Các DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức
- Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (% thường xuyên hoặc luôn luôn)
- Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý) CHỈ TIÊU MỚI
2.1.1.2 Các chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí không chính thức
1) Các DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Câu hỏi này được thiết kế để DN có thể nhận định về tình hình đưa nhận hối lộ của các DN cùng ngành nghề nói chung chứ không phải thông tin về hành vi đưa và nhận hối lộ của chính DN.
- Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D9 (Phiếu khảo sát DN), nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 4 mức độ từ Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý Đặc điểm của thang đo Likert là khi trả lời phiếu điều tra, các DN sẽ không gặp khó khăn khi đưa ra câu trả lời và nhóm nghiên cứu cũng thuận tiện hơn khi xử lý và phân tích dữ liệu Việc đưa ra 4 mức độ sẽ giúp các DN không phân vân khi không biết rõ khoảng cách giữa các mức độ (trong trường hợp sử dụng từ 5 đến 10 mức độ) cũng đã khắc phục được điểm hạn chế khi sử dụng thang đo Likert.
2) % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức
- Đây là chỉ số đo lường mức độ chi phí trả thêm
- Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D10, nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn Với ưu điểm: tương đối ngắn và dễ trả lời, đồng thời có thể soạn thảo, tính toán và phân tích nhanh chóng Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng biết tất cả các câu trả lời có liên quan có thể có (từ 0% đến trên 30%) Tuy nhiên, vì liệt kê danh sách đầy đủ các câu trả lời quá dài (8 lựa chọn) có thể làm nản lòng cho các DN khi trả lời
3) Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Câu hỏi này được đưa ra nhằm nhận định tình hình thực tế, xác định mức độ tham nhũng, phản ánh xác thực hơn những vẩn đục của môi trường kinh doanh thực tế thông qua việc cán bộ tỉnh diễn giải sai lệch chính sách, buộc DN phải chi các khoản chi phí không chính thức.
- Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi 14.2 (phiếu khảo sát DN), nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 4 mức độ từ Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý
4) Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (% thường xuyên hoặc luôn luôn).
- Một số DN tin rằng các khoản CPKCT cũng có lợi với điều kiện là nếu mất tiền tiêu cực phí thì DN đạt được kết quả như ý muốn Thực tế, có rất nhiều DN tự nguyện đưa thêm tiền bồi dưỡng cho các nhân viên NN sau khi đã đóng đủ các khoản phí và lệ phí như quy định trên cơ sở tin tưởng rằng họ sẽ được đền bù xứng đáng.
- Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D11 (phiếu khảo sát DN), nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ Luôn luôn đến Không bao giờ.
5) Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Đây là chỉ tiêu mới được đưa vào nhằm nhận định thái độ của các DN đối với các khoản CPKCT
- Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D8.6 (phiếu khảo sát DN), nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 4 mức độ từ Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý.
2.1.2 Ý nghĩa của chỉ số chi phí không chính thức
Từ lâu, các nhà phân tích và hoạch định chính sách kinh tế VN đã không ngừng nỗ lực để tìm hiểu và giảm thiểu nạn tham nhũng tại VN Các cấp lãnh đạo cũng bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng xấu của tham nhũng đối với tăng trưởng DN và phát triển kinh tế Thực tế, đây là một trong những vấn đề phổ biến nhất và cũng được nghiên cứu nhiều nhất trong phát triển kinh tế Mặc dù tác hại của tham nhũng đối với mỗi nước là khác nhau, song tham nhũng có ở khắp các nước trên thế giới, dù là nước giàu hay nước nghèo
Trong một môi trường kinh doanh mà mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, tham nhũng như là một "hàng rào không tên" nhưng bất cứ DN nào cũng biết và hiểu về nó Ảnh hưởng của tham nhũng đối với môi trường kinh doanh của tỉnh/thành là rất lớn Cụ thể là:
- Tham nhũng dẫn đến phân bổ nguồn lực xã hội không hiệu quả Muốn nền kinh tế của địa phương hoạt động tối hảo thì nguồn lực của địa phương đó (nhất là vốn) phải được phân bổ cho đúng giữa đầu tư (cho tương lai) và tiêu xài (cho hiện tại), và hơn nữa, vốn đầu tư phải được phân bổ cho đúng giữa những dự án khác nhau Vì nhiều lý do, tham nhũng sẽ làm sự phân bổ nguồn lực chệch ngoài cấu trúc tối hảo cho tăng trưởng và phát triển Một là, trong một khu vực mà vốn có thể di chuyển khá dễ dàng từ nơi này sang nơi khác, người có vốn sẽ đầu tư vào những địa phương ít tham nhũng Hai là, trong một quốc gia, vốn sẽ chảy vào những địa phương ít tham nhũng Ba là, nguồn lực nói chung sẽ được tiêu xài cho hiện tại hơn là đầu tư cho tương lai Bốn là, những dự án được đầu tư thường là những dự án quá quy mô và phức tạp, bởi lẽ công trình càng quy mô và phức tạp thì cơ hội tham nhũng càng nhiều và càng dễ che đậy Tất cả bốn xu hướng đó có thể đưa vốn vào các mục tiêu, địa phương, hoặc khu vực trái ngược nhu cầu phát triển.
- Tăng chi phí kinh doanh do phải hạch toán phần chi cho các khoản "không chính thức" vào chi phí chung Gánh nặng từ những khoản chi phí này sẽ không có chiều hướng giảm nếu các DN cùng "cạnh tranh" với nhau về giá trị của hối lộ trong một môi trường kinh doanh không lành mạnh
- Làm giảm các cơ hội kinh doanh, đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu hoặc các hoạt động huy động vốn mở rộng kinh doanh, lien doanh, liêt kết khi các đối tác biết được về phương pháp tiếp cận "tham nhũng" của các DN, đặc biệt là các đối tác nước ngoài từ những nền kinh tế trong sạch
Thực trạng chỉ số chi phí không chính thức
Chỉ số này phân tích chi phí mà DN phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không chính thức, tiền phạt và các khoản phí bất thường khác trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường
Chi phí không chính thức là lĩnh vực rất yếu của tỉnh Hà Tĩnh Điểm số CPKCT của Hà Tĩnh luôn thấp hơn 7.00; dao động và đang suy giảm đáng kể Kéo theo đó là kết quả xếp hạng của chỉ số này từ năm 2011 đến 2014 đều thấp hơn 30, nằm ở top cuối 63 tỉnh, thành phố của cả nước Đặc biệt năm 2012, Hà Tĩnh xếp thứ 61 và năm 2013 xếp thứ 62/63 tỉnh/thành Điều này phản ánh thực tế, trong nhiều năm qua, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa tìm được hướng giải quyết triệt để nhằm cải thiện điểm số CPKCT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Bảng 2.2: Điểm số chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
Năm Điểm số Thứ hạng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI
Cụ thể: Năm 2011, đánh dấu bước cải thiện đáng kể về điểm số cũng như vị trí xếp hạng, điểm số tăng lên đạt 7.01 điểm so với 4,86 điểm ở năm 2010, vị trí xếp hạng được nâng lên đạt thứ 27 thay vì 62/63 ở năm 2010 Đây là năm Hà Tĩnh có điểm số cũng như vị trí xếp hạng cao nhất từ trước đến nay Chỉ trong năm 2011,
Hà Tĩnh đã cho thấy hiệu quả của những giải pháp được triển khai trong năm qua. Bên cạnh đó, khoảng cách với tỉnh Bình Phước - tỉnh có số điểm cao nhất cả nước cũng đã được rút ngắn xuống còn 1.62 điểm.
Tuy nhiên, đến năm 2012, điểm số của Hà Tĩnh lại sụt giảm đáng kể, chỉ còn 5,02 điểm, giảm gần 2 điểm kéo theo thứ hạng của chỉ số CPKCT của Hà Tĩnh rơi xuống top cuối các tỉnh thành và chỉ đứng thứ 61/63 tỉnh thành (chỉ trên Bắc Kạn – 4,97 điểm và Cao Bằng- 4,52 điểm) Khoảng cách điểm số so với Kiên Giang- tỉnh có số điểm cao nhất cả nước là 3,6 điểm.
Tiếp tục, năm 2013 điểm số của Hà Tĩnh lại sụt giảm đáng kể, chỉ còn 4,5 điểm, kéo vị trí xếp hạng của Hà Tĩnh xuống còn 62/63 tỉnh/thành So với tỉnh có điểm số cao nhất cả nước là Kiên Giang (8,94 điểm) thì còn kém 4,44 điểm và chỉ hơn Tuyên Quang là tỉnh có điểm thấp nhất (4,33 điểm) là 0,17 điểm Điều đó chỉ ra rằng Hà Tĩnh vẫn chưa tìm ra được các biện pháp hiệu quả để cải thiện chỉ số này Cùng với đó là sự sụt giảm thứ hạng của PCI toàn tỉnh khi tụt từ vị trí 35 ở năm 2012 xuống vị trí thứ 45.
Năm 2014, điểm số của chỉ số CPKCT của Hà Tĩnh tiếp tục giảm xuống còn 4,17 điểm song thứ hạng lại được cải thiện, xếp ở vị trí 54/63 tỉnh/thành So với tỉnh có điểm số cao nhất là Kiên Giang (7,02 điểm) thì còn kém 3,85 điểm và chỉ hơn Điện Biên 1,36 điểm là tỉnh có điểm số thấp nhất.
Bảng 2.3: So sánh chỉ số CPKCT của Hà Tĩnh với các địa phương điển hình giai đoạn 2011-2014
Năm Thước đo Chỉ số CPKCT Điểm Tỉnh thành
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo PCI của VCCI
Qua phân tích báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI công bố hàng năm trong suốt giai đoạn 2011-2014 có thể nhận thấy đã có nhiều tín hiệu lạc quan về môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành của các địa phương đã được cải thiện; song bên cạnh vẫn còn những vấn đề đáng lưu tâm đó là việc cải thiện về chi phí không chính thức của các địa phương vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa Năm
2011, chỉ có 38% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ có chi phí không chính thức thì tỷ lệ này đã tăng lên 45% trong năm 2013 Đáng chú ý, 38,5% doanh nghiệp không chi hối lộ trong 2011 đã thực hiện chi hối lộ trong 2013 Nhóm nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI cũng đã tính toán được số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phi chính thức này Theo đó, năm 2013 có 41% DN đã trả
"hoa hồng" cho cán bộ có liên quan để đảm bảo giành được hợp đồng với cơ quan nhà nước, tăng mạnh so với năm 2011 là 23% Điều tra mới nhất được công bố về PCI năm 2014 cũng cho thấy sự sụt giảm đáng lo ngại ở lĩnh vực này Sau nhiều năm có xu hướng giảm, năm 2014, tỷ lệ này đã quay trở lại ngưỡng 66% Trong đó, có tới 10% số doanh nghiệp phải dành hơn 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức Điểm số của chỉ số này theo bản báo cáo công bố có xu hướng giảm đáng kể Trong suốt 4 năm của giai đoạn 2011-2014 thì năm 2014 cũng là năm đầu tiên mà bảng PCI ghi nhận không có địa phương nào vượt ngưỡng 8 điểm,ngay cả đối với tỉnh có điểm số cao nhất ở chỉ số này là Kiên Giang cũng chỉ đạt
7,02 điểm, sụt giảm so với vị trí thứ nhất của tỉnh này ở các năm trước đó: 2012- 8,61 điểm hay 2013- 8,94 điểm
Không nằm ngoài quy luật trên, khi phân tích về kết quả chỉ số CPKCT của
Hà Tĩnh trong 4 năm qua cũng cho thấy, cứ qua mỗi năm Hà Tĩnh lại có sự thay đổi rất nhiều nhưng lại nổi cộm lên vấn đề đáng báo động là sự giảm điểm và kéo theo đó là vị trí xếp hạng cũng đang tụt dần và vẫn đang ở top các tỉnh có điểm số rất thấp Tuy năm 2014 có sự thăng hạng, tăng 8 bậc so với năm 2013 và xếp thứ 54/63 tỉnh thành nhưng điểm số của chỉ số này lại sụt giảm và thấp nhất trong cả giai đoạn 2011-2014, kém điểm số năm 2011 2,84 điểm.
So sánh với điểm số PCI toàn tỉnh trong suốt giai đoạn 2011-2014 cũng có thể nhận thấy được sự tương đồng: điểm số PCI và CPKCT đều không có sự ổn định, liên tục giảm qua các năm, tuy kết quả năm 2014 có sự cải thiện song vẫn chưa đáng kể, và vẫn xếp trong các tỉnh có thứ hạng thấp.
Có thể nói, chỉ số CPKCT là một chỉ tiêu phản ánh trực tiếp nhất khả năng quản lý của chính quyền tỉnh đối với các cán bộ công chức và đạo đức của cán bộ công chức Sự yếu kém của chỉ tiêu này đặt ra một thách thức đối với chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong việc nâng cao đạo đức công chức và tăng khả năng kiểm soát đối với cán bộ công chức Điều này khó có thể giải quyết trong ngắn hạn do đòi hỏi phải có sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của cán bộ công chức
Hình 3.1: Kết quả PCI và chỉ số CPKCT tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2014
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo PCI của VCCI
2.2.2 Thực trạng các yếu tố cấu thành Đối với chỉ tiêu CPKCT, nhóm nghiên cứu VCCI sử dụng 5 chỉ tiêu đánh giá Kết quả điều tra DN tại Hà Tĩnh về 5 chỉ tiêu này cho kết quả rất hạn chế:
2.2.2.1 Chỉ tiêu % DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức
Hà Tĩnh Trung vị Max
Hình 4.2: Chỉ tiêu % DN cho rằng các DN cùng ngành trả CPKCT của Hà Tĩnh so với trung vị và lớn nhất cả nước (%)
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI a) Mô tả
Chỉ tiêu này được đưa vào nghiên cứu từ năm 2005 và duy trì đến nay Năm
2011, 53,25% số DN được khảo sát cho rằng các DN cùng ngành với mình đều trả CPKCT, so với mức trung vị cả nước thì điểm số của chỉ tiêu này có cao hơn nhưng khoảng cách chênh lệch là rất nhỏ, chỉ 2,25% và còn cách giá trị lớn nhất của chỉ số này 22,43% Năm 2012, điểm số chỉ tiêu này của Hà Tĩnh có sự gia tăng rất lớn so với năm 2011; tăng 17,4% và đạt mức 70,65% gần với mức cao nhất của chỉ số này (74,19%) Năm 2013, giá trị của chỉ số được cải thiện, giảm xuống còn 62,24%, tuy nhiên vẫn cao hơn trung vị cả nước 11,81% Năm 2014, so với mức trung vị cả nước thì điểm số của chỉ tiêu này có thấp hơn nhưng khoảng cách chênh lệch là rất nhỏ, chỉ 0.56%. b) Nhận xét
Ảnh hưởng của chi phí không chính thức đên PCI
Trọng số của chỉ số CPKCT trong suốt giai đoạn 2011-2014 không thay đổi và vẫn giữ ở mức 10%, thuộc nhóm chỉ số có mức ảnh hưởng trung bình đến điểm số PCI toàn tỉnh Qua việc phân tích và so sánh kết quả chỉ số CPKCT của tỉnh Hà Tĩnh với cả nước, và các thành phố điển hình của cả nước cũng cho thấy đây là chỉ số mà Hà Tĩnh thể hiện sự yếu kém Hầu hết các điểm số các chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số CPKCT của Hà Tĩnh luôn ở mức cao - điều này đã tạo nên điểm số CPKCT luôn ở mức thấp Điểm số của chỉ số CPKCT của Hà Tĩnh liên tục giảm dần qua 4 năm, điều này dẫn đến điểm số mà chỉ số này đóng góp trong PCI cũng giảm dần trong suốt giai đoạn 2011-2014 Mức độ đóng góp của chỉ số CPKCT tới PCI Hà Tĩnh cũng liên tục giảm từ 10,63% ở năm 2011 giảm xuống 8,92% năm 2012, 8,05% năm 2013 và năm
2014 chỉ còn 7,17% Đây là cũng là vấn đề nổi cộm đáng báo động, chính quyền tỉnh cần có các biện pháp thích hợp, thiết thực để cải thiện điểm số của chỉ số này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Bảng 2.3: Mức độ đóng góp của chỉ số CPKCT trong PCI Hà Tĩnh giai đoạn 2011-
Trọng số Điểm số CPKCT PCI Đóng góp của CPKCT trong PCI
Nguồn: Tổng hợp báo cáo PCI của VCCI
Những vấn đề đặt ra đối với chỉ số chi phí không chính thức của Hà Tĩnh
2.4.1 Những vấn đề đặt ra
Qua phân tích ở trên và cũng theo báo cáo PCI được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố trong suốt giai đoạn 2011-2014 cho thấy gánh nặng về chi phí không chính thức ngày càng tăng với doanh nghiệp ở Hà Tĩnh. Trong các chỉ số thành phần cấu thành PCI, điểm dành cho tiêu chí chi phí không chính thức có sự sụt giảm đáng lo ngại nhất và cũng là vấn đề được doanh nghiệp tỏ ra quan tâm nhất
Qua phân tích cũng chỉ ra các vấn đề nổi cộm đáng báo động đối với chỉ số CPKCT của Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2014 như sau:
1) Điểm số CPKCT của Hà Tĩnh còn thấp, thứ hạng về chỉ số này liên tục ở cuối bảng xếp hạng các tỉnh thành phố theo VCCI công bố
Chi phí "bôi trơn" là một trong những lý do khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh trở nên kém hấp dẫn Chi phí thực sự của tham nhũng không chỉ nằm ở khoản bôi trơn trực tiếp mà gồm cả hiệu quả bị mất đi khi các nhà thầu không đủ năng lực được lựa chọn Kết quả này cho thấy văn hóa chi hoa hồng cho cơ quan nhà nước có thể cản trở việc lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất, dẫn đến chi phí cao hơn và chất lượng kém hơn Việc gia tăng chi phí lẫn tần suất trả tiền không chính thức trong mọi hoạt động từ xin giấy phép đầu tư tới quá trình đấu thầu, xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
2) Trung bình có hơn 62% số DN được hỏi cho rằng các DN cùng ngành trả CPKCT
Tỉ lệ DN cho rằng các DN cùng ngành trả CPKCT cao cho thấy tình hình đưa nhận hối lộ, tình trạng tham nhũng ở Hà Tĩnh nói chung đang ở mức cao Chi phí “không chính thức” dường như dần trở thành chính thức Với mức độ phổ biến cao trong mọi mặt của đời sống như hiện nay lo sợ rằng các khoản “chi phí không chính thức” sẽ dần trở thành một loại chi phí tất yếu đối với các DN Hà Tĩnh
3) Trung bình có 12% số DN tham gia khảo sát phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại CPKCT
Doanh nghiệp phải chi trả ngày càng nhiều cho các khoản "bôi trơn" từ việc xin giấy phép đầu tư đến quá trình đấu thầu, làm thủ tục xuất nhập khẩu và đương nhiên kéo theo đó hàng loạt vấn đề Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp làm ăn chân chính khó có thể "gồng mình" với những khoản phí không chính thức lên đến con số 10% doanh thu như đã nêu trên Thực tế, có không ít doanh nghiệp kêu trời vì chuyện "bôi trơn" nhưng vẫn "không trơn" và cũng có không ít doanh nghiệp "sinh ra" chỉ để "đánh quả", thậm chí chỉ để làm việc "môi giới" cho các cuộc "bôi trơn" Đáng nói ở đây, chi phí thực sự của tham nhũng không chỉ nằm ở những khoản "bôi trơn" trực tiếp mà còn là những hệ lụy từ việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực (chi phí cao hơn, chất lượng kém hơn ) Một khi việc làm ăn được đặt vào "các mối quan hệ" thì lợi ích sẽ chỉ đến với một số người, một nhóm người, còn hệ lụy thì cả xã hội sẽ phải gánh chịu.
4) Trung bình có 57% số DN gặp hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục với cán bộ hành chính
Tỉ lệ số DN cho rằng hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục là phổ biến còn ở mức cao phản ánh xác thực những vẩn đục trong môi trường kinh doanh của tỉnh nhà, cho thấy tình trạng tham nhũng là còn rất phổ biến Ở một khía cạnh khác, nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng triệt để thói "tham nhũng vặt" của một bộ phận cán bộ công chức cùng cái gọi là "văn hóa phong bì" cho những mục đích riêng Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp, xây dựng hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng; ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động quyết liệt đẩy lùi nạn tham nhũng; xét xử nghiêm minh một số vụ án tham nhũng lớn Tuy nhiên, văn hóa phòng chống tham nhũng vẫn chưa hình thành một cách đầy đủ trong xã hội Đây không chỉ là vấn đề của riêng bất kì địa phương nào hay của riêng Hà Tĩnh mà là vấn đề chung của toàn xã hội.
5) Hơn 60% DN cho rằng việc chi trả các khoản CPKCT sẽ giúp cho công việc giải quyết nhanh hơn
Tỉ lệ các DN cho rằng việc chi trả các khoản CPKCT giúp công việc giải quyết nhanh hơn ở mức cao ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu CPKCT Bởi một khi CPKCT trở nên ngày càng phổ biến, các DN cũng sẽ mặc nhiên cho đây là các chi phí cần có khi thực hiện hay đầu tư dự án; nó giúp rút ngắn được thời gian của DN và các nhà đầu tư Một số nhà đầu tư không phiền lòng khi phải trả các chi phí không chính thức vì đổi lại họ được "bảo hộ" và thu được lợi nhuận cao hơn Như vậy, có thể thấy phí "bôi trơn" không chỉ tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh mà nguy hiểm hơn nếu doanh nghiệp lợi dụng những ưu đãi có được từ các "mối quan hệ" để thao túng thị trường…
6) Tỉ lệ các DN cho rằng các khoản CPKCT ở mức chấp nhận được còn ở mức cao, hơn 67%
Tỉ lệ lớn các DN Hà Tĩnh cho rằng các khoản CPKCT ở mức chấp nhận được cho thấy các DN ngày càng chấp nhận các khoản CPKCT này Các khoản CPKCT dần trở thành tất yếu, thành các khoản hiển nhiên Do vậy cần có những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, hạn chế tối đa các khoản chi phí ngoài luồng này cho các DN
Lý giải cho sự yếu kém trong việc cải thiện điểm số cũng như vị trí xếp hạng chỉ số CPKCT của tỉnh Hà Tĩnh có thể tóm gọn bởi những nguyên nhân sau:
2.4.2.1 Việc tiếp cận và am hiểu các thủ tục hành chính là vấn đề khó khăn đối với hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất cứ DN nào cũng phải thường xuyên đối mặt với các thủ tục hành chính của NN Vấn đề đặt ra hiện nay là có quá nhiều thủ tục hành chính còn khó hiểu, rườm rà mà không phải bất cứ DN nào cũng có thể hiểu một cách thấu đáo nhất Bên cạnh đó, việc các CBCC có chuyên môn chậm hoặc không giải thích cặn kẽ; tình trạng để cho DN tự đọc, tự hiểu đã và đang gây ra những khó khăn cho chính DN
2.4.2.2 DN gặp phải nhũng nhiễu từ phía các CBCC khi đến các cơ quan NN
Lực cản thứ hai khiến chỉ số này suy giảm từ chính bản thân những con người nằm trong bộ máy hành chính Đa số doanh nghiệp bày tỏ sự bức xúc trước thái độ vô cảm của một bộ phận cán bộ công chức, sự thiếu thống nhất giữa các sở, ngành, địa phương trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh; hứa hẹn nhưng không giải quyết hoặc chậm giải quyết Đáng nói, trước đây, "căn bệnh" nhũng nhiễu, chậm trễ thường được "đổ" cho cấp cơ sở thì nay chủ yếu lại nằm ở các sở, ngành Đặc biệt, hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ, công chức chưa được ngăn chặn, trong khi đó, trách nhiệm kiểm tra, xử lý sai phạm của cấp có thẩm quyền lại thiếu kiên quyết, triệt để.
Việc đối thoại giữa chính quyền và DN chưa được quan tâm đúng mức.Trong khi đó, DN có những hạn chế rất lớn trong việc nắm bắt các thông tin cũng như tìm lời giải đáp cho những khó khăn và vướng mắc khi gặp phải Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng cho đội ngũ CBCC, viên chức Sự chênh lệch về tiền lương và chế độ ưu đãi nói chung giữa khu vực NN với khu vực ngoài NN, giữa chính các DN với nhau, dẫn đến việc phát sinh động cơ tham nhũng đối với CBCC, viên chức trong các tình huống xung đột lợi ích Đồng thời, khi tiền lương và những lợi ích vật chất có được từ công việc hiện tại không đủ để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình, người có chức vụ, quyền hạn dễ có xu hướng tìm kiếm hoặc có được những lợi ích bất chính do chính chức vụ và quyền hạn của họ tạo ra
2.4.2.3 Tính minh bạch, công khai còn yếu kém trong khâu mời thầu, đấu thầu và triển khai thực hiện gói thầu
Các gói thầu thường được công khai rộng rãi trên các báo (đặc biệt là báo Đấu thầu) và các trang web của các Sở, ban ngành Tuy nhiên, các chủ đầu tư càng
"úp mở" thông tin về gói thầu bao nhiêu thì các nhà thầu càng phải tốn nhiều khoản phí "không tên", để rồi sau đó, sẽ được hạch toán vào giá gói thầu Sự thiếu minh bạch thông tin là kết quả tiêu cực khi những quy định về Hồ sơ mời thầu, điều kiện tham gia của nhà thầu chưa được quy định chặt chẽ, cụ thể và công khai ngay từ giai đoạn mời thầu Như vậy, vấn nạn tham nhũng đã bắt đầu từ giai đoạn mời thầu. Chuyển sang giai đoạn đấu thầu, chính các DN và các chủ đầu tư có mối quan hệ thường "cấu kết"với nhau để mang lại lợi ích cho cả hai bên Giai đoạn triển khai thực hiện gói thầu (hậu đấu thầu), hiện nay vấn đề giải ngân khi thực hiện gói thầu thiếu tính minh bạch dẫn tới hệ quả là việc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí, nhất là các dự án có sử dụng vốn ngân sách NN
2.4.2.4 DN gặp khó khăn khi tìm kiếm các thông tin về thủ tục ĐKKD trên website của Sở KH - ĐT tỉnh Hà Tĩnh và các Sở, ban ngành có liên quan
Hiện nay, trên website của Sở KH - ĐT tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa đăng tải các hướng dẫn thông tin cần thiết để các DN có thể tìm kiếm cũng như hiểu rõ hơn về thủ tục ĐKKD Mặc dù tại Phòng ĐKKD - Sở KH - ĐT tỉnh Hà Tĩnh có niêm yết các thông tin hướng dẫn về thủ tục ĐKKD nhưng không phải DN nào cũng có đủ thời gian cho việc đọc hiểu các thông tin trên Để tiết kiệm thời gian, các DN thường tìm đến các trang web có uy tín, và nhiều nhất vẫn là website của Sở KH - ĐT tỉnh
Hà Tĩnh nhưng thông tin tìm kiếm lại quá ít và không được cập nhật thường xuyên.
Định hướng cải thiện chỉ số chi phí không chính thức của Hà Tĩnh
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, trợ giúp các doanh nghiệp có hiệu quả, tạo nên sự thân thiện và hài lòng của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nước, hạn chế tối đa các khoản chi phí không chính thức cho các DN trên địa bàn. Trên cơ sở đó cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh ngay trong năm 2015 và nâng hạng trong những năm tiếp theo.
- Tuyên truyền sâu rộng quan điểm, chủ trương và biện pháp của tỉnh trong việc cài thiện chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh, chuyển hoá quyết tâm của Lãnh đạo tỉnh bằng các hành động cụ thể của các cấp, các ngành.
- Tập trung khắc phục chỉ số chi số chi phí không chính thức bằng các biện pháp thiết thực và đồng thời gắn với các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh chung cuả tỉnh
- Việc thực hiện kế hoạch phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ, kiên trì, bền bỉ, với sự nỗ lực của tất cả các cấp, các ngành Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và có sự kiểm tra, báo cáo, giám sát thực hiện chặt chẽ.
Xây dựng môi trường kinh doanh của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh Phấn đấu cải thiện đáng kể chỉ số chi phí không chính thức, tăng cả về điểm số và thứ hạng, hướng đến nâng cao chỉ số PCI đưa Hà Tĩnh vào nhóm các tỉnh có chỉ số PCI tốt và ổn định
+Tập trung thực hiện có hiệu quả nhằm cải thiện các chỉ tiêu thành phần của chỉ số chi phí không chính thức: Giảm tỉ lệ DN phải trả các loại CPKCT, giảm tỉ lệ
DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí ngoài luồng,
+ Hạn chế tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ hành chính sự nghiệp khi làm việc hay giải quyết các thủ tục cho các DN, nhà đầu tư Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công giúp các DN thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả mà không mất các chi phí ngoài luồng không cần thiết.
+ Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh của tỉnh nhà giúp loại bỏ các vẩn đục, thực hiện các biện pháp phòng và chống tham nhũng một cách triệt để, sâu rộng và có hiệu quả.