1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng triết lý kinh doanh của ngân hàng công thương việt nam trong thời kỳ hội nhập

88 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh Của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Trong Thời Kỳ Hội Nhập
Tác giả Đào Minh Hoàng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Triết Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 452,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH (3)
    • 1. TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ VAI TRÒ (3)
      • 1.1. Khái niệm (0)
        • 1.1.1 Triết lý (3)
        • 1.1.2 Triết lý kinh doanh và bản chất của triết lý kinh doanh (4)
      • 1.2. Phân loại triết lý kinh doanh (0)
      • 1.3. Yêu cầu của triết lý doanh nghiệp (0)
        • 1.3.1. Về nội dung (0)
        • 1.3.2. Về hình thức thể hiện (0)
        • 1.3.3. Về tính xã hội hoá (0)
        • 1.3.4. Về khả năng thực thi (0)
      • 1.4. Vai trò của triết lý doanh nghiệp (0)
        • 1.4.1. Triết lý kinh doanh là trụ cột và cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp (0)
        • 1.4.2. Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và là cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp (0)
        • 1.4.3. Triết lý doanh nghiệp là phương tiện để giáo dục phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của (0)
    • 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH (21)
    • 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH (23)
      • 3.1. Chiến lược ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động (0)
      • 3.2. Các yếu tố môi trường bên ngoài (0)
        • 3.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường trực tiếp tác động đến xây dựng triết lý kinh doanh (0)
      • 3.3. Các yếu tố môi trường bên trong (0)
  • CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH (33)
    • 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (33)
      • 1.1. Lịch sử phát triển (33)
      • 1.2. Các hoạt động chính (34)
        • 1.2.1 Huy động vốn (34)
        • 1.2.2 Cho vay, đầu tư (34)
        • 1.2.3 Bảo lãnh (34)
        • 1.2.4 Thanh toán và Tài trợ thương mại (35)
        • 1.2.5 Ngân quỹ (35)
        • 1.2.6 Thẻ và ngân hàng điện tử (35)
        • 1.2.7 Hoạt động khác (35)
      • 1.3. Tầm nhìn sứ mệnh (36)
      • 1.4. Cơ cấu tổ chức (38)
      • 1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh (39)
    • 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (42)
      • 2.1. Đánh giá chung về triết lý kinh doanh (42)
        • 2.1.1. Về nội dung (42)
        • 2.1.2. Về hình thức thể hiện (43)
        • 2.1.3. Về tính xã hội hoá (44)
        • 2.1.4. Về khả năng thực thi (46)
      • 2.3. Yếu tố tác động đến xây dựng triết lý kinh doanh ở Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay (47)
        • 2.3.1. Chiến lược ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động (47)
        • 2.3.2. Các yếu tố môi trường bên ngoài (49)
        • 2.3.3. Các yếu tố môi trường bên trong (55)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT (59)
    • 3.1. Nghiên cứu môi trường trước khi xây dựng triết lý (59)
    • 3.2. Tích cực quảng bá về triết lý kinh doanh (77)
    • 3.3. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện “4 hoá” (78)
    • 3.4. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp riêng mang bản sắc Ngân hàng Công thương (78)
  • KẾT LUẬN (76)

Nội dung

Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hang C PAGE 15 Tiểu luận triết học LỜI NÓI ĐẦU Theo cam kết WTO, kể từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH

TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ VAI TRÒ

Khái niệm triết lý có quan hệ chặt chẽ với khái niệm triết học nhưng lại không hoàn toàn trùng nhau.

Vào thời kỳ cổ đại, triết học bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại. Đến thời cận đại, triết học được coi là “khoa học của mọi khoa học” Triết học Max vào thế kỷ XIX - triết học chỉ nghiên cứu vấn đề có tính thế giới quan. Ngày nay, triết học là một môn khoa hoc về những nguyên lý, quy luật phổ biến của cả tự nhiên, xã hội, tư duy.

Triết lý có phạm vi phản ánh hẹp hơn triết học.Có thể định nghĩa triết lý như sau:

Triết lý là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự phản ánh đã đạt tới trình độ sâu sắc và có tính khái quát cao) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hoạt động con người 1

Trong quá trình sống và hoạt động, con người luôn có xu hướng tổng kết những quan sát, kinh nghiệm của mình tạo nên những tư tưởng sâu sắc có tính triết học về bản chất của khách thể Ví dụ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, “không thầy đố mày làm nên”…; triết lý của Phật giáo về cuộc sống nhân sinh; triết lý của Nho giáo về chính trị, đạo đức.

Giữa triết học và triết lý có điểm chung là:

1 Bài giảng Triết lý kinh doanh - NXB ĐHKTQ - Trang 52

-Về tính chất và trình độ nhận thức, triết lý là tư tưởng triết học Triết lý là những tư tưởng có tính triết học – sự phản ánh đã đạt tới trình độ sâu sắc và có tính khái quát cao; nhận thức này không chỉ là kinh nghiệm của cá nhân mà được nhiều người thừa nhận là đúng đắn, có giá trị.

-Về mục đích, triết học và triết lý đều là cơ sở định hướng cho hoạt động thực tiễn; hướng dẫn cho con người sống và hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, triết học và triết lý có sự khác nhau là:

Thứ nhất, về phạm vi khách thể, triết lý hẹp hơn triết học, nó là tư tưởng triết học ứng dụng trong một phạm vi nhất định của hiện thực có liên quan mật thiết đến đời sống con người.

Thứ hai, triết lý là những tư tưởng chưa được khái quát thành quy luật phổ biến như triết học mà được rút ra từ lĩnh vực hoạt động cụ thể của cuộc sống – tư tưởng triết học hành động.

Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn sản xuất kinh doanh, hoạt động chính trị - xã hội có thể rút ra triết lý Có thể thấy triết lý phát triển của một quốc gia, triết lý của một tổ chức, triết lý sống, triết lý quản lý, triết lý Marketing, triết lý kinh doanh, triết lý tuyển dụng nhân sự…

Thứ ba, xét về mặt lịch sử và văn minh thì triết lý có trước triết học. Thứ tư, triết lý là cái riêng, triết học là cái chung; triết lý phong phú hơn, biến đổi nhanh hơn so với triết học.

Thứ năm, triết học thiên về chức năng nhận thức, triết lý thiên về chức năng cải tạo.

Như vậy, sự khác nhau giữa triết lý và triết học chỉ có ý nghĩa tương đối Sự phân biệt chúng cần dựa vào những điều kiện và ngữ cảnh cụ thể.

1.1.2 Triết lý kinh doanh và bản chất của triết lý kinh doanh

Bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và hoạt động tôn chỉ với các tôn chỉ mục đích của mình một cách có hiệu quả đều cần có một triết lý chung Trong kinh doanh cũng vậy, thực tiễn cho thấy các tập đoàn hàng đầu thế giới đều có triết lý kinh doanh riêng cho mình.

Kinh doanh là tất cả những hành vi và hoạt động nhằm tạo lợi nhuận cho chủ thể.

Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiêm, suy ngẫm, khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.

Theo định nghĩa trên, con đường hình thành chung của sự hình thành các triết lý kinh doanh là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về kinh doanh bằng triết lý kinh doanh; tác giả của triết lý kinh doanh thường là những người hoạt động kinh doanh – doanh nhân từng trải. Các triết lý kinh doanh có đặc thù nghề nghiệp cao; do vậy không thể coi các quy luật và nguyên tắc của triết học là triết lý kinh doanh; không phải cứ vận dụng triết học là rút ra được các triết lý kinh doanh Các lĩnh vực khác của thế giới hay đời sống chính trị, tình cảm gia đình, tình yêu đều không phải là triết lý kinh doanh.

Tóm lại, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là tư tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của cả doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh, nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Ví dụ về triết lý kinh doanh của tập đoàn Bảo Việt: “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” 2 Của công ty Vinamilk: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là bạn đồng hành của Vinamilk.

2 Mục tiêu phát triển của Bảo Việt - Tầm nhìn chiến lược - www.baoviet.com.vn.

Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng” 3

Phân loại triết lý kinh doanh

QUY TRÌNH XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH

Quy trình xây dựng triết lý kinh doanh bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1- Nghiên cứu và dự báo môi trường

Bước đầu tiên để xây dựng triết lý kinh doanh là nghiên cứu và dự báo môi trường Môi trường là tất cả các yếu tố có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của hệ thống (tổ chức) Môi trường có thể chia làm 2 loại: môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.

+ Môi trường bên trong nội bộ là nguồn lực và các hoạt động bên trong của tổ chức như: tài chính, kế toán, marketing, nghiên cứu và phát triển, các hệ thống thông tin, sản xuất, quản trị, nhà quản trị…

+Môi trường bên ngoài lại bao gồm những yếu tố trực tiếp và yếu tố gián tiếp có ảnh hưởng, tác động tới tổ chức.

Môi trường trực tiếp là những yếu tố mà tổ chức cần thu thập thông tin khi ra quyết định Những yếu tố đó như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối…

Môi trường gián tiếp gồm các yếu tố như là: môi trường kinh tế, môi trường văn hoá – xã hội, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường quốc tế, môi trường công nghệ… Để có một triết lý kinh doanh có tính khả thi, tổ chức luôn cần phải nghiên cứu và dự báo môi trường bên ngoài để xác định cơ hội, thách thức và

15 Phong cách làm việc FPT - Những giá trị bền vững - Văn hoá công ty - www.fpt.net môi trường bên trong để xác định điểm mạnh, điểm yếu Từ đó sử dụng những phân tích mang tính kết hợp làm cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đưa ra chiến lược của tổ chức có thể tồn tại và phát triển nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nắm bắt được cơ hội.

Bước 2 – Phân tích các kế hoạch bậc cao hơn.

Từ những nghiên cứu và dự báo về môi trường ở bước 1, tổ chức cần phải phân tích các kế hoạch bậc cao hơn như là chiến lược của ngành để xác định được các triết lý kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi Các triết lý này cũng cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khác nhau.

Bước 3 – Xây dựng các phương án triết lý kinh doanh.

Giả sử các triết lý kinh doanh sẽ được thực hiện, tổ chức sẽ tìm ra và nghiên cứu các phương án thực hiện triết lý kinh doanh Khi xây dựng phương án thực hiện triết lý kinh doanh cần giảm bớt phương án các phương án lựa chọn, chỉ chọn những phương án có triển vọng mới được đưa ra phân tích Các phương án xây dựng triết lý kinh doanh cần phải làm rõ 2 nội dung:

- Những giải pháp để thực thi phương án.

- Công cụ để thực hiện phương án là gì?

Bước 4 - Lựa chọn phương án triết lý kinh doanh tối ưu. Để lựa chọn được triết lý kinh doanh tối ưu, tổ chức cần sử dụng những tiêu chí khác nhau để đánh giá như: khẳng định chất lượng sản phẩm, văn hoá doanh nghiệp, thị phần, chống lại đối thủ cạnh tranh, tính hiệu quả của quản lý hành chính… và so sánh các phương án với nhau Đồng thời, phân tích những mức độ rủi ro của phương án (độ mạo hiểm), tính thực thi, khả năng cạnh tranh, có phù hợp với quy định, phát huy được nguồn lực của doanh nghiệp, phù hợp với văn hoá và hệ tư tưởng dân tộc… Từ lựa chọn ra triết lý kinh doanh tối ưu.

Bước 5 – Quyết định và thể chế hoá triết lý kinh doanh.

Sau khi đã lựa chọn được phương án tối ưu, bản triết lý kinh doanh được ban quản trị thông qua và đưa vào thực hiện.

Sơ đồ quy trình xây dựng triết lý kinh doanh:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH

Chiến lược ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Mỗi một ngành, mỗi lĩnh vực khác nhau có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau, phương thức kinh doanh và mục tiêu cũng khác nhau Mặt khác, khi kinh doanh ở một ngành, lĩnh vực cụ thể doanh nghiệp không thể tách riêng, tự mình hoạt động Bên cạnh đó, Nhà nước với vai trò người định hướng chiến lược kinh tế vĩ mô, đưa ra những mục tiêu chiến lược phát triển

Nghiên cứu và dự báo môi trường

Phân tích kế hoạch bậc cao hơn

Xây dựng các phương án để xây dựng triết lý kinh doanhXây dựng các phương án triết lý kinh doanh

Lựa chọn phương án triết lý kinh doanh tối ưu

Quyết định và thể chế hoá triết lý kinh doanh cho từng ngành Do đó, doanh nghiệp xây dựng triết lý kinh doanh cho mình cần phải xem xét chiến lược ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động để phù hợp với xu thế chung, không bị chệch hướng, thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, tranh thủ được cả những khuyến khích ưu tiên của Nhà nước Khi xác định chiến lược ngành phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên trong, bên ngoài để xác định đâu là lợi thế cạnh tranh của ngành Lợi thế cạnh tranh được xem xét trên nhiều phương diện: chất lượng, giá cả, sự độc đáo, vị trí thuận tiện, tiếng tăm của thương hiệu… và nhà quản lý phải lựa chọn ra chiến lược có lợi thế mạnh nhất Đồng thời, doanh nghiệp khi phân tích chiến lược ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động cần đặc biệt chú ý tới chính sách phát triển của Nhà nước về ngành đó để điều chỉnh cho phù hợp và cũng là tận dụng những ưu tiên, khuyến khích mà Nhà nước đưa ra để doanh nghiệp có thể kinh doanh lâu dài và không vi phạm luật Trong quá trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng triết lý kinh doanh thì chiến lược ngành là một yếu tố phân tích quan trọng ảnh hưởng tới nội dung của bản triết lý Vậy bản triết lý kinh doanh phải có nội dung hướng tới chiến lược ngành mà doanh nghiệp đã đặt ra, khi đó bản triết lý kinh doanh sẽ có khả năng thực thi cao, nó không còn sáo rỗng hay chỉ là khẩu hiệu mà chính là tuyên bố của doanh nghiệp trong ngành mà họ sẽ cạnh tranh.

Các yếu tố môi trường bên ngoài.

Phân tích các yếu tố môi trường gián tiếp tác động đến xây dựng triết lý kinh doanh

- Môi trường chính trị, pháp lý. Đây là yếu tố rất ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xây dựng triết lý kinh doanh như thế nào của doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không thể tách rời những quy định của pháp luật do Nhà nước đặt ra.Chính sách của nhà nước điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước dùng nhiều công cụ khác nhau để tác động tới doanh nghiệp Đó có thể là văn bản luật quy định chi tiết hành vi của doanh nghiệp được phép hay không được phép làm gì Hay là chính sách khuyến khích doanh nghiệp nên làm theo các quan điểm về triết lý kinh doanh của Nhà nước Từ các quy định, chính sách đó, doanh nghiệp phải chiếu vào mình để có bản triết lý phù hợp với quy định và được khuyến khích làm

- Môi trường văn hoá xã hội.

Doanh nghiệp thường kinh doanh ở những khu vực địa lý nhất định. Mỗi khu vực lại có truyền thống, phong tục, tập quán quan niệm riêng Doanh nghiệp cần linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình để phù hợp với phong tục, tập quán mà doanh nghiệp kinh doanh mới mong thành công được.

Và tất nhiên triết lý kinh doanh cũng cần được thiết kế cho phù hợp với văn hóa trong vùng để khách hàng thấy gần gũi, tin tưởng, và vui vẻ tiếp nhận

Một khía cạnh khác, thì triết lý doanh nghiệp cũng rất thành công nếu mang phong cách truyền thống của dân tộc mình, phát huy được bản sắc dân tộc. Như các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc họ có những quan điểm kinh doanh mang đậm bản sắc dân tộc Triết lý kinh doanh của người Nhật luôn được hình thành trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tới nhứng giá trị mà xã hội tôn vinh Còn triết lý kinh của người Hàn Quốc lại là: xây dựng tác phong công nghiệp và khuyến khích sự sáng tạo 16

Vì vậy, khi xây dựng triết lý kinh doanh, cần chú ý tới các nội dung: Hệ thống các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội; mức độ dân chủ, công bằng văn minh xã hội; cơ cấu của tháp dân số; sự cải thiện về mức sống; xu hướng tiêu dùng.

16 Triết lý kinh doanh Hàn - Nhật - www.thongtinnhatban.net

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xem xét các yếu tố môi trường kinh doanh của tổ chức không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn phải tính đến các yếu tố liên quan đến phạm vi khu vực và thế giới Cho nên trong hoạt động của tổ chức hiện nay và tương lai phải phân tích gắn liền với môi trường toàn cầu Đối với việc xây dựng triết lý kinh doanh, môi trường quốc tế sẽ tác động tới nó ở những khía cạnh sau:

- Sự tác động của toàn cầu hóa, ở đó là việc dần xóa bỏ ranh giới quốc gia, hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở thị trường tự điều tiết, rồi hình thành nên các luật lệ và quy tắc mới trong khu vực và trong toàn cầu Các hiệp định đa phương về thương mại, dịch vụ được ký kết Từ đó trên những quy tắc, thông lệ mà doanh nghiệp đưa ra triết lý kinh doanh của mình để không bị lệch so với xu hướng chung của cộng đồng quốc tế Như một vấn đề rất nóng hiện nay, đó là quốc tế ngày càng coi trọng những sản phẩm có lợi và thân thiện với môi trường để bảo vệ môi sinh Thì từ đó, triết lý của doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường sẽ gây được thiện cảm về sản phẩm và có cơ hội phát triển trong môi trường quốc tế nhiều cạnh tranh.

- Sự khác biệt về văn hóa, mỗi khu vực, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia lại có những đặc trưng về phong tục, tập quán, quan điểm sống rất khác nhau; thậm chí là khác biệt trái ngược hoàn toàn, có những quan điểm ở quốc gia này là đúng nhưng đối với một quốc gia khác lại là sai Khi đã kinh doanh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp muốn bán được hàng thì hàng hóa phải phù hợp với phong cách tiêu dùng của nước đó, thị trường đó Thì việc đưa ra một triết lý kinh doanh cũng phải tương đồng với thị trường đó thì mới được mọi người chấp nhận.

- Môi trường quốc tế làm cho việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống được sử dụng rộng rãi và nhanh tróng Công nghệ thông tin toàn cầu là một trong những thành tựu vĩ đại mà con người đã đạt được mang lại rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp làm kinh doanh Doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin để có thể truyền bá triết lý kinh doanh cho mình tới nhiều khách hàng khác nhau.

Phân tích các yếu tố môi trường trực tiếp tác động đến xây dựng triết lý kinh doanh

Cạnh tranh là một quy luật tự nhiên, là động lực thúc đẩy sự phát triển. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh như là một lựa chọn duy nhất Trong cùng một môi trường cạnh tranh như nhau, các doanh nghiệp phải tận dụng được ưu thế của mình để vượt lên trên đối thủ để khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế Nên một trong công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để khẳng định vai trò của mình vượt trội là triết lý kinh doanh Nó thể hiện sự phát triển bền vững Đồng thời, đối thủ cạnh tranh là nguyên nhân tại sao doanh nghiệp lại chọn triết lý thế này mà không là thế kia Vì triết lý ấy phải một phần phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh, làm sao doanh nghiệp đưa ra được triết lý mà khẳng định được vị thế của mình, bảo vệ hình ảnh của mình và chống lại được đối thủ cạnh tranh Một ví dụ tiêu biểu về việc dùng triết lý kinh doanh để chống lại đối thủ cạnh tranh đó là cuộc cạnh tranh trong ngành bưu chính viễn thông Họ đã dùng triết lý kinh doanh để kéo và giữ khách hàng về phía họ; khi Vinaphone dùng hình ảnh lan tỏa của ba giọt nước lấy cảm hứng từ biểu tượng nước trong triết lý phương Đông mềm mại nhưng bền bỉ, mạnh mẽ - thể hiện khát vọng không ngừng vươn xa, luôn lan tỏa và kết nối mạnh mẽ của Vinaphone, thì ngay lập tức thị trường được chứng kiến sự thay đổi màu sắc và hình ảnh lôg của hãng cạnh tranh cung cấp dịch vụ di động với Vinaphone, công ty S-Fone, từ hình ảnh màu xanh sang hai tông màu mạnh là đỏ và da cam, thể hiện sự cứng cáp và mạnh mẽ hơn của một hãng di động vốn được xem là bé hạt tiêu bên cạnh các ông lớn như Vinaphone, Mobile hay Viettel Trên thế giới rất nhiều hãng kinh doanh lớn cũng vận dụng triết lý kinh doanh để cạnh tranh với đối thủ của mình Pepsi phải cạnh tranh quyết liệt với hãng Coca-Cola để giành thị trường nước giải khát Giá trị mà Pepsi coi trọng là mong muốn vượt qua đối thủ Coca-Cola Những nhà quản lý công ty tìm mọi biện pháp để tiến hành cạnh tranh để giành thị phần thu lợi nhuận Do đó, công ty đưa ra một triết lý:

“xông lên để giành chiến thắng bằng mọi giá”.

Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định thành bại một doanh nghiệp Hiện nay, quan điểm về khách hàng mà các doanh nghiệp thường áp dụng đó là: Khách hàng là thượng đế, chỉ nên bán cái thị trường cần hơn là cái mình có, khách hàng mua một sản phẩm nào đó vì nó phù hợp với trí tưởng của họ, khách hàng mong muốn mua được sản phẩm có chất lượng, thuận tiện, giá cả cạnh tranh; đồng thời khách hàng mong muốn người bán phải quan tâm đến lợi ích của họ, tức là: trong kinh doanh phải giữ chữ tín, phải có trách nhiệm về sản phẩm của mình ngay cả sau khi bán cho họ Do đó doanh nghiệp luôn phải chú trọng tới yếu tố khách hàng, từ ngay bước lập chiến lược Trong chiến lược của mình được thể hiện qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp phải thể hiện trách nhiệm của mình với khách hàng Nhìn chung các triết lý doanh nghiệp ở nước ta đã hướng tới đối tượng khách hàng của mình Những sứ mệnh mà doanh nghiệp khẳng định là phục vụ nhu cầu của khách hàng Như Bitis là: “Nâng niu bàn chân Việt” 17 ; VPBank: “VPBank cam kết thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh” 18 ; công ty máy tính Trần Anh: “Làm lợi cho khách hàng là thành công của công ty” Và nhiều doanh nghiệp trở lên thành công,

17 bitis.com.vn phát triển bền vững Khách hàng luôn mong đợi doanh nghiệp thực hiện các cam kết mà doanh nghiệp đã hứa và đưa ra - sứ mệnh mà doanh nghiệp theo đuổi Một điều tồn tại của triết lý doanh nghiệp của doanh nghiệp chúng ta là nhiều khi doanh nghiệp đưa ra triết lý là phong trào, sáo rỗng, là để cho có như những doanh nghiệp Chứ không thực sự là cái doanh nghiệp tâm đắc và theo đuổi Thậm chí, nhân lúc cơ chế chưa giữa rõ ràng, nhiều doanh nghiệp bất chấp cam kết với khách hàng sẵn sàng phá bỏ hợp đồng để kiếm lợi nhuận Như có việc doanh nghiệp đơn phương phá vỡ hợp đồng bán nhà vì giá đất, nhà tăng mạnh, để kiếm lợi

Nhà phân phối chính là những người trực tiếp đưa sản phẩm tới khách hàng nên họ là những người am hiểu về khách hàng Hơn nữa họ thường cũng là cầu nối giữa triết lý kinh doanh của doanh nghiệp tới khách hàng, họ phần nào mang hình ảnh của doanh nghiệp Nên, trong quá trình xây dựng triết lý kinh doanh cho mình, doanh nghiệp cần xem xét ý kiến, đánh giá của nhà phân phối.

Các yếu tố môi trường bên trong.

ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập năm 1988, là một ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất của Việt Nam, là ngân hàng truyền thống phục vụ các tập đoàn lớn, tổng công ty lớn.

Tên pháp lý : Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tên đầy đủ (Tiếng Anh) : Vietnam Bank for Industry and Trade. Tên thương hiệu (tên giao dịch quốc tế) : Vietinbank.

Câu định vị thương hiệu (Slogan) : Nâng giá trị cuộc sống.

Ban đầu, theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 26/03/1986 quyết định thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh.

Ngày 14/11/1990, Hội Đồng Bộ Trưởng quyết định chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam Ngày 27/03/1993 theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của thống đốc NHNN Việt Nam thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân hàng Công Thương Việt Nam Đến ngày 21/09/1996, thành lập lại Ngân hàng Công Thương theo nghị định số 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng.

Là một trong 4 Ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam,Incombank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước.

Là hội viên chính thức của ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam (VNBA), Hiệp hội thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Hiệp hội thẻ Visa/Master, Phòng công nghệ và thương mại Việt Nam (VCCI), Hiệp hội các định chế tài chính cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

- Nhận tiền gửi không kỳ hàn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Nhận tiền tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tế, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

- Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

- Đồng tài trợ cho vay với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài

- Cho vay tài trợ, uỷ thác thep chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định khung

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng

- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

1.2.4 Thanh toán và Tài trợ thương mại

- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế

- Chuyển tiền nhanh Western Union

- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

- Mua, bán ngoại tệ (Spot Forward, Swap )

- Mua, bán chứng từ có giá trị (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu )

- Thu, chi hộ bằng tiền mặt VNĐ và ngoại tệ

- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

1.2.6 Thẻ và ngân hàng điện tử

- Phát hành thẻ thanh toán và thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD )

- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).

- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

- Tư vấn đầu tư và tài chính

- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh và phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán

- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

Bên cạnh đó, để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công Thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung vào 3 lĩnh vực:

+ Phát triển nguồn nhân lực

+ Phát triển kênh phân phối

Mục tiêu, định hướng chiến lược của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (NHCTVN) đến năm 2010 là “Xây dựng NHCTVN thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam” Với mục tiêu, tầm nhìn trên, trong những năm tới, NHCTVN sẽ tập trung đối với một số lĩnh vực trọng tâm sau:

- Thứ nhất: Thực hiện triệt để nguyên tắc thương mại và thị trường trong hoạt động kinh doanh, gắn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và phát triển vai trò chủ lực của một NHTM Nhà nước.

- Thứ hai: Đa dạng hóa nguồn vốn điều lệ theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu trên 50% và nắm giữ quyền chi phối.

- Thứ ba: Tiếp tục cơ cấu lại bộ máy tổ chức, hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin quản lý; thực hiện cơ chế quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ và kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế.

- Thứ tư: Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường trên cơ sở khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh của NHCTVN Kết hợp dịch vụ bán lẻ có tính cạnh tranh cao, có hướng đột phá, có những sản phẩm mũi nhọn Phát triển thị phần tín dụng và các dịch vụ tài chính, chú trọng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tiếp tục giữ vững thị phần huy động vốn, cho vay của NHCTVN ở thị trường trong nước.

- Thứ năm: Phát triển mạnh công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng; NHCTVN có kế hoạch trở thành một NHTM hàng đầu trong lĩnh vực ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Phương châm hoạt động trong giai đoạn này của NHCTVN là: “Phát triển an toàn và hiệu quả”, “Hội nhập và phát triển vững chắc”, trở thành Ngân hàng đạt tiêu chuẩn tiên tiến trong khu vực.

Sologan: Nâng giá trị cuộc sống.

Ngân hàng Công thương Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện 4 hoá: Hiện đại hoá - Cổ phần hoá - Chuẩn hoá các nghiệp ngân hàng và nhân sự cán bộ - công khai minh bạch hoá, lành mạnh hoá tài chính thành một trong những ngân hàng thương mại lớn mạnh và hiện đại, đủ sức mạnh cạnh tranh với các NHTM khác và có thể hội nhập một cách vững chắc với khu vực và thế giới Trong mục tiêu cổ phần hoá DNNN thì có một mục tiêu đó là "Đưa người lao động trở thành người làm chủ thực sự của doanh nghiệp"

Nội dung quy định về giao tiếp với khách hàng phải thực hiện theo quy tắc giao tiếp theo tiêu chuẩn "5C":

+ Cười, chào đón và hướng dẫn khách hàng, đây là yếu tố bắt buộc.+ Chia sẻ, cảm thông, cán bộ NHCT phải luôn chia sẻ, cảm thông với khách hàng, phải xác định khách hàng là người nuôi ta chứ không phải đến chỗ ta nhờ vả.

+ Chu đáo, ân cần, trong thực hiện quy trình nghiệp vụ cần phải ân cần, chu đáo thể hiện trong công việc hướng dẫn tận tình, đi nhẹ, nói khẽ, xử lý công việc, xử lý tình huống nhanh, chính xác và đặc biệt phải luôn cầu thị, chú ý lắng nghe ý kiến của khách hàng…

+ Chăm sóc, có chính sách, chiến lược chăm sóc khách hàng như: tặng quà sinh nhật, thăm hỏi khi ốm đau…

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Đánh giá chung về triết lý kinh doanh

Trong quá trình hoạt động, VietinBank rất coi trọng việc xây dựng được thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng Hiện nay, NHCTVN đã xây dựng được quy trình hướng dẫn nghiệp vụ, phân định trách nhiệm của mỗi thành viên trong giao tiếp với khách hàng Đồng thời là việc định hướng chiến lược, mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của mình Nhìn chung, triết lý kinh doanh của NHCTVN có đầy đủ nội dung của một bản triết lý kinh doanh bao gồm: tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh, nhiệm vụ tổng quát, văn hoá doanh nghiệp…

- Tầm nhìn chiến lược: NHCTVN khẳng định: “Xây dựng NHCTVN thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam” 19

- Sologan: ‘Nâng giá trị cuộc sống” nhấn mạnh tính hiệu quả, là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam thể hiện sự tận tâm củaVietinBank trong việc hỗ trợ và bảo đảm thành công cho khách hàng cũng như nỗ lực góp phần tạo dựng cuộc sống tươi đẹp giàu ý nghĩa.

- Hệ thống thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị của VietinBank, thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các dịch vụ và sản phẩm mà VietinBank cung cấp, tạo nên sự khác biệt với các ngân hàng khác trên thị trường nhưng vẫn gần gũi và thân thiện đối với mọi đối tượng khách hàng

- Phương châm thực hiện: Tin cậy - Hiệu quả - Hiện đại là 3 nét tính cách của thương hiệu VietinBank, hàm ý chỉ sự nhất quán và vững vàng về tài chính và độ tin cậy cao, đồng thời bao hàm tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nhằm cung cấp những tiện ích tối ưu cho khách hàng với mục tiêu luôn hướng về phía trước Hiệu quả là việc sử dụng đồng vốn đi vay và cho vay phải mang lại giá trị cao hơn giá trị ban đầu Tin cậy là độ an toàn về tín dụng cho khách hàng, tạo niềm tin trong khách hàng Hiện đại là theo xu thế phát triển NHCTVN luôn đổi mới để hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn, thuận tiện và mang nhiều tiện ích cho khách hàng.

- Nguyên tắc thực hiện đối với khách hàng theo tiêu chuẩn “5C”: cười, chăm sóc, chu đáo, chia sẻ, cảm ơn.

2.1.2 Về hình thức thể hiện

Hình thức thể hiện triết lý kinh doanh của NHCTVN rất phong phú, triết lý kinh doanh và logo được thiết kế đẹp mắt Logo thương hiệu của NHCTVN gồm 2 phần: Các chữ cái VietinBank và biểu tượng trái đất bao trùm đồng tiền cổ, thể hiện sự gắn kết hoà hợp giữa Trời và Đất, Âm và Dương Hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quỹ đạo chuyển động lớn dần, thể hiện sự vận động và tiếp nối giao hoà giữa Trời và Đất trong vũ trụ Nó được in ấn thành áp phích, băng rôn, thể hiện trên webside của Ngân hàng, trên báo chí…

Vietinbank có triết lý kinh doanh với độ dài vừa đủ, văn phong ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, cụ thể Phương châm thực hiện với 6 từ: “Hiệu quả - Tin cậy - Hiện đại” Nội dung này đã khái quát, bao hàm tất cả các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng, mục đích cuối cùng của ngành ngân hàng. Sologan ngắn gọn, sâu sắc, dễ nhớ và mang tính nhân văn sâu sắc: “Nâng giá trị cuộc sống”.

2.1.3 Về tính xã hội hoá

VietinBank rất chú trọng tới việc xã hội hoá triết lý kinh doanh để triết lý kinh doanh không chỉ phổ biến, thực hiện trong công ty mà còn truyền thông - giới thiệu rộng rãi tới công chúng Ngoài việc, NHCTVN đưa ra một bản triết lý kinh doanh có nội dung ngắn gọn, ý nghĩa, dễ nhớ, dễ hiểu, gần gũi… với khách hàng; NHCTVN còn tích cực hợp tác với giới truyền thông, báo chí để giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến về triết lý kinh doanh và thương hiệu VietinBank Các hình thức triển khai hoạt động báo chí, tuyên truyền từ những phòng ban, chi nhánh trong nội bộ đến các hoạt động, hợp tác với các cơ quan truyền thông báo chí luôn được thực hiện bài bản và có hiệu quả cao với nhiều hoạt động cụ thể đa dạng như: tuyên truyền phục vụ nhân dịp các ngày lễ lớn, sự kiện lớn, xây dựng phim phóng sự, tổ chức các sự kiện cộng đồng… Công tác truyền thông không ngừng được đẩy mạnh quảng bá sâu rộng hình ảnh, tính hiệu quả và chất lượng kinh doanh cao, nâng giá trị thương hiệu thông qua hoạt động tài trợ và quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ, hội thảo, hội nghị, phối hợp xây dựng thương hiệu… Xác định được tầm quan trọng trong tính xã hội hoá triết lý kinh doanh trong thời gian qua NHCTVN đã tiến hành nhiều hoạt động có ý nghĩa, trong đó phải kể đến hoạt động giới thiệu thương hiệu mới VietinBank thông qua việc mở cuộc họp báo. Đó là hôm 15 – 04 – 2008 vừa rồi, NHCTVN mở cuộc họp báo giới thiệu logo mới, thương hiệu mới, biểu tượng mới; chuyển từ tên IncomBank sang VietinBank, mẫu logo có hình viên kim cương sang màu đỏ sang logo màu xanh với vầng dương đang lên chuyển động quanh quỹ đạo Câu định vị thương hiệu:

“Nâng giá trị cuộc sống” nhấn mạnh tính “hiệu quả”, là mục tiêu hoạt động của

NHCTVN thể hiện sự tận tâm của VietinBank trong việc hỗ trợ và bảo đảm thành công cho khách hàng cũng như nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp giàu ý nghĩa Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị thương hiệu của VietinBank, thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các dịch vụ và sản phẩm mà VietinBank cung cấp, tạo nên sự khác biệt so với các ngân hàng khác trên thị trường nhưng vẫn gần gũi và thân thiện với mọi đối tượng khách hàng Với thông điệp “Tin cậy - Hiệu quả - Hiện đại” khẳng định ba nét tính cách thương hiệu của thương hiệu VietinBank, hàm ý chỉ sự nhất quán và vững vàng về tài chính và độ tin cậy cao, đồng thời bao hàm tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nhằm cung cấp những tiện ích tối ưu cho khách hàng với mục tiêu luôn hướng về phía trước.

Tính xã hội hoá triết lý kinh doanh của NHCTVN còn thể hiện thông qua việc ngân hàng đang và tiếp tục tiến hành thực hiện việc xây dựng trụ sở kiểu mẫu như đối với trụ sở giao dịch cần phải có quy định thống nhất về: thiết kế, màu sắc, logo, bảng hiệu, kể cả công cụ làm việc như bút, bàn ghế, thước kẻ, ấm chén nước, gạt tàn thuốc lá, thùng rác…tạo nên sự khác biệt để khách hàng có thể nhận biết ngay được; nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng bắt buộc phải có trang phục thống nhất và cần thiết phải có logo, mã số ở trên ngực áo.Thông qua việc xây dựng quy trình giao tiếp khách hàng nhằm tạo dựng hình ảnh, dấu ấn, bản sắc NHCT bao gồm quy trình hướng dẫn nghiệp vụ, phân định rõ chức năng trách nhiệm của từng người Rồi mở chuyên mục trao đổi, diễn đàn “4 hoá” trên webside NHCTVN

Tuy nhiên việc xã hội hoá triết lý kinh doanh ở NHCTVN mới được chú ý trong thời gian gần đây nên mang lại hiệu quả chưa cao Đôi khi đôi chỗ còn coi nhẹ, hời hợt chỉ coi triết lý kinh doanh là khẩu hiệu, chưa có ý thức xác định rõ tầm quan trọng của nó Trong thời gian tới, công tác thông tin truyền thông của VietinBank sẽ hướng vào những hoạt động trọng tâm nhằm quảng bá triết lý kinh doanh và thương hiệu mới cũng như định hướng hoạt động trong giai đoạn mới trên cơ sở thực hiện các chương trình thông tin, truyền thông cụ thể nhằm vào mục tiêu: “Tất cả hướng đến khách hàng”.

2.1.4 Về khả năng thực thi

Thực tế ở Việt Nam, tính thực thi của triết lý kinh doanh ở mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau Triết lý kinh doanh của NHCTVN được đưa ra từ những đúc rút và nghiên cứu trong quá trình hoạt động của mình trong thời gian khá dài, nên triết lý kinh doanh của Ngân hàng đưa ra có tính khoa học, phù hợp với xu thế thời đại và tình hình hoạt động kinh doanh của chính mình, đồng thời có tính chiến lược lâu dài Vì vậy, khả năng thực thi triết lý kinh doanh của VietinBank là rất cao và mang lại hiệu quả lớn trong kinh doanh.

2.2 Đánh giá quy trình xây dựng triết lý kinh doanh ở Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Quy trình để xây dựng một bản triết lý kinh doanh đầu tiên phải nghiên cứu và dự báo môi trường Ở NHCTVN, việc xây dựng triết lý kinh doanh đã dựa trên những nghiên cứu và dự báo về môi trường Từ những nghiên cứu về và dự báo về môi trường, NHCTVN biết được cơ hội, thách thức của môt trường bên ngoài và điểm mạnh, điểm yếu tiềm lực bên trong của chính ngân hàng mà ban lãnh đạo đưa ra triết lý của mình Triết lý kinh doanh của NHCTVN còn dựa trên những kinh nghiệm thực tế lâu năm hoạt động đã thành công của Ngân hàng, kinh nghiệm của nhà lãnh đạo Tuy nhiên, công tác đầu tư nghiên cứu và dự báo môi trường còn chưa được quan tâm thích đáng, còn hình thức và chưa được coi trọng.

Các bước tiếp theo của xây dựng triết lý kinh doanh ở NHCTVN là đưa ra các triết lý kinh doanh, xây dựng phương án thực hiện triết lý kinh doanh,lựa chọn triết lý kinh doanh tối ưu tuy có được thực hiện nhưng chưa được làm theo đúng quy trình Ở một số bước còn bị xem nhẹ, hoặc bỏ qua Trong quá trình đưa triết lý kinh doanh vào thực hiện, NHCTVN đã có rất nhiều cố gắng để phổ biến, giới thiệu tới cán bộ nhân viên ngân hàng và khách hàng.

Như vậy, việc xây dựng triết lý kinh doanh ở NHCTVN được xây dựng trên quy trình xây dựng triết lý kinh doanh Việc tạo nên triết lý này được cũng đã được NHCTVN đầu tư về tài chính, nhân lực, thời gian và cả hoạt động nghiên cứu và phát triển; tuy vậy việc thực hiện quy trình xây dựng này nhiều khâu còn bị bỏ qua chưa được xem xét cẩn thận.

2.3 Yếu tố tác động đến xây dựng triết lý kinh doanh ở Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay.

2.3.1 Chiến lược ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Nghiên cứu môi trường trước khi xây dựng triết lý

Điều kiện đầu tiên để sử dụng, phát huy được triết lý kinh doanh là phải có được một bản triết lý kinh doanh đồng thời cũng phải nhận thức đúng và đầy đủ về nó, bao gồm cả mặt mạnh, mặt yếu, ưu điểm và khuyết điểm Để có được điều được đó thì phải đầu tư vào công việc nghiên cứu Không chỉ đầu tư về thời gian mà còn đầu tư vào nhân lực và tài chính Công việc nghiên cứu cần thực hiện theo các bước sau:

(1) Tìm hiểu về triết lý kinh doanh của nước ngoài, tập trung vào triết lý kinh doanh của các công ty, tập đoàn xuất sắc thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực cho ta.

(2) Nghiên cứu triết lý kinh doanh truyền thống dân tộc ta trong lịch sử, tìm ra những nét bản sắc phong cách kinh doanh truyền thống cần phát huy trong điều kiện hoàn cảnh của chúng ta bây giờ.

(3) Nghiên cứu về thực trạng của triết lý kinh doanh các doanh nghiệp nước ta hiện nay tìm ra mặt tích cực để phát huy và loại bỏ những mặt tiêu cực để hoàn thiện triết lý của mình.

Sau khi đã nghiên cứu và đưa ra được bản triết lý kinh doanh, Ngân hàng cần quy định và thể chế hoá yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với toàn bộ cán bộ nhân viên

Dưới đây là những phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay:

- Có hệ thống mạng lưới rộng khắp

Trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam hiện tại thì Ngân hàng Công thương cùng với AgriBank, VietcomBank là một trong những ngân hàng có mạng lưới kinh doanh rộng khắp Hệ thống mạng lưới của Ngân hàng đã phủ khắp các tỉnh, thành phố Hiện tại, có mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp toàn quốc với 02 trụ sở chính, 02 sở giao dịch, 02 văn phòng đại diện, trên

138 chi nhánh, 150 Phòng giao dịch và trên 700 điểm giao dịch và Quỹ tiết kiệm hoạt động khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước Có 3 công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công tyQuản lý nợ và Khai thác Tài sản và 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo Hiện nay, Incombank có quan hệ ngân hàng đại lý với 776 ngân hàng trên khắp toàn cầu Trong năm 2007, NHCTViệt Nam tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động đến những địa bàn chiến lược là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, làng nghề, đô thị mới,trung tâm thương mại… Và đã mở rộng thêm một số Chi nhánh cùng nhiều phòng, điểm giao dịch được thiết lập đón đầu xu hướng phát triển kinh tế của vùng miền, khu công nghiệp, chế xuất, khu thị, thương mại dịch vụ, đáp ứng nhanh và hiệu quả nhất nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng và xã hội.

- Am hiểu về thị trường trong nước

Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, NHCTVN đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm về đặc điểm khách hàng trong nước, về nhu cầu loại hình dịch vụ, tâm lý khách hàng NHCTVN đã tạo lập nhiều mối quan hệ thân thiết với khách hàng, tạo cho mình những khách hàng trung thành và đối tác tin cậy trong nước NHCTVN thường tham gia vào cá dự án, công trình trọng điểm trong nước thuộc những ngành kinh tế quan trọng của đất nước như: chương trình tài trợ, đồng tài trợ, cấp tín dụng cho những dự án lớn của dây chuyền mới Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy thủy điển Sông Tranh, Bản Vẽ, cam kết tín dụng cho Thủy điện Sơn La. Hơn nữa, lợi thế của NHCTVN chính là việc đặt địa điểm các trung tâm, văn phòng giao dịch sao cho ở vị trí đẹp, thuận lợi, dễ dàng cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.

- NHCT Việt Nam có nguồn vốn tương đối lớn

NHCTVN là một trong 4 ngân hàng thương mại Việt Nam mạnh nhất hiện nay Nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 đạt trên 148 200 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2006, chiếm 10,4% thị phần ngành ngân hàng Trong năm

2007 Tổng cho vay và đầu tư đến cuối năm 2007 có số dư trên 153 400 tỷ đồng, tăng 22,6% so với trước Trong đó Cho vay nền kinh tế đến 31/12/2007 đạt trên 101 000 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 28% so với đầu năm, chiếm 10% thị phần cho vay toàn ngành Về chất lượng cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện và đổi mới theo hướng đảm bảo các tỷ lệ an toàn về vốn, hiệu quả hơn. Đến nay, NHCTVN đã tham gia vào 84 dự án đồng tài trợ với số dư nợ chiếm 10% tổng cho vay, là những dự án lớn thuộc ngành quan trọng của đất nước. Năm 2007, NHCTVN được đánh giá là ngân hàng cho vay mạnh nhất.

Năm 2007, NHCTVN đã hoàn thành xây dựng lộ trình để cổ phần hoáNHCTVN và được chính phủ chấp thuận cấp bổ sung và vốn điều lệ gần 4 ngàn tỷ

- VietinBank chiếm thị phần lớn về khách hàng

NHCTVN vốn là một ngân hàng truyền thống phục vụ các tập đoàn, tổng công ty lớn , NHCTVN đã đạt được thoả thuận hợp tác toàn diện với các khách hàng này NHCTVN đã ký kết với 8 đối tác là những tập đoàn lớn như: Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Bitexco, Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam IncomBank hiện chiếm hơn 1/4 thị phần toàn ngành ngân hàng Đây là một con số cho thấy lợi thế về thị phần của NHCT VN.

Một lợi thế nữa là, khách hàng của ngân hàng nước ngoài hiện cũng chỉ loay hoay ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà những doanh nghiệp này cũng đã nằm trong thị phần của các ngân hàng khác rồi Hơn nữa các ngân hàng nước ngoài vốn rất thận trọng trong việc mở rộng thị phần, họ phải có lộ trình chuẩn bị một vài năm trước khi đặt chân vào thị trường mới.

- Ban lãnh đạo giỏi và đội ngũ nhân viên tận tụy ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức kỹ thuật hiện đại

- Đội ngũ cán bộ ngân hàng: Incombank luôn chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực Lúc mới hình thành Incombank chỉ có 30% số cán bộ nhân viên (CBNV) có trình độ đại học thì đến năm 2000 là 40% và nay là 60%.Trung cấp và cao đẳng chỉ dưới 30% và số người có trình độ trên đại học học trong số gần 14 nghìn CBNV của Incombank khoảng 500 người Công tác đào tạo cũng chuyển biến mạnh nhận thức của mỗi thành viên trong ngân hàng, thấm sâu vào ý thức ngân hàng là phục vụ IncomBank đã và đang tạo dựng tác phong cho đội ngũ cán bộ ngân hàng Đó là hình ảnh những người cán bộ tận tụy, năng động, tâm huyết với nghề, tận tâm với khách hàng.

Bảng cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của một số

Trình đồ chuyên môn Ngân hàng Đại học và trên đại học Trung cấp và sơ cấp

NH Đầu tư và phát triển VN 0,51 69,49 30

Nguồn: Tập hội thảo “những vấn đề cơ bản về tài chính tiền VN” của NHNNVN, tháng 12/2004.

- Ban lãnh đạo ngân hàng đều là những người có trình độ cao, thấp nhất là thạc sĩ, am hiểu về lĩnh vực ngân hàng cũng như kiến thức kinh tế xã hội. Đồng thời, là những nhà quản lý giỏi, có tầm nhìn chiến lược Ngày 31/10/2007, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có sự kiện toàn về nhân sự cao cấp NHCTVN đã bổ nhiệm cán bộ quản trị và điều hành cao cấp nhất hệ thống Tổng giám đốc của ngân hàng liên tục được bầu chọn là doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam Họ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của NHCTVN trong thời gian qua và trong tương lai sắp tới Bổ nhiệm cán bộ quản trị, điều hành cấp cao nhất trong hệ thống.

- Đang thực hiện hiện đại hoá ngân hàng

Tích cực quảng bá về triết lý kinh doanh

Truyền thông là một phương thức quan trọng vì là hoạt động nhằm cung cấp thông tin, giới thiệu hình ảnh của ngân hàng tới khách hàng Để việc quảng bá triết lý kinh doanh có hiệu quả thì việc cung cấp thông tin phải tiến hành với cả ba đối tượng là nội bộ ngân hàng, giới truyền thông và khách hàng.

- Đối với nội bộ ngân hàng: phổ biến nội dung triết lý kinh doanh cho toàn bộ cán bộ nhân viên (CBNV) Bởi hơn ai hết, CBNV là những người trực tiếp thực hiện triết lý kinh doanh trong hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của họ đóng góp vào sự phát triển của ngân hàng Nhiều CBNV là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng vì vậy họ chính là những người truyền tải thông điệp của ngân hàng đế khách hàng Hơn nữa, chính sự hiểu biết sâu sắc về triết lý kinh doanh giúp họ tích cực tham gia vào hoạt động quảng bá và hiểu về doanh nghiệp, tin vào đường lối mà doanh nghiệp đang theo.

- Đối với giới truyền thông: Việc cung cấp thông tin cho báo giới cần chính xác, kịp thời, đầy đủ Truyền thông ở đây có rất nhiều hình thức có thể thông qua các kênh truyền hình, đài, báo, internet, băng rôn, áp phích…

- Đối với khách hàng: để khách hàng biết tới triết lý kinh doanh của ngân hàng ngoài việc thông qua chính nhân viên ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hoặcn thông qua giới truyền thông thì để khách hàng có thể biết và nhớ đến thì rất cần triết lý kinh doanh

Qua đó có thể thấy hoạt động truyền thông sẽ góp phần quan trọng truyền tải hình ảnh và triết lý doanh nghiệp tới khách hàng.

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện “4 hoá”

Hiện tại NHCTVN đang đẩy mạnh việc thực hiện 4 hoá: hiện đại hoá -

Cổ phần hoá - Chuẩn hoá các nghiệp vụ, quản trị ngân hàng và nhân sự cán bộ - Công khai minh bạch hoá, lành mạnh hoá tài chính, nhằm xây dựng thương hiệu NHCT đủ mạnh và hiện đại cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Ngày đăng: 23/05/2023, 11:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w