1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ki Thi Dieu Tri Hiv.docx

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kỳ Thị Và Phân Biệt Đối Xử Của Cán Bộ Y Tế Với Bệnh Nhân Điều Trị HIV/AIDS Tại Các Phòng Khám Ngoại Trú Tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Nguyễn Văn Phúc
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Thu Hương, ThS. Lê Bảo Châu
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 164,07 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1...............................................................................................................6 (10)
    • 1.1 Khái quát lịch sử và nguồn gốc phát hiện của HIV/AIDS (0)
    • 1.2. Đặc điểm dịch tễ học của HIV/AIDS (10)
      • 1.2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới (10)
      • 1.2.2. Tình hình dịch HIV tại Việt Nam (11)
      • 1.2.3 Tình hình nhiễm HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp (13)
      • 1.2.5 Nhận định tình hình dịch HIV/AIDS ở Đồng Tháp (14)
    • 1.3. Những vấn đề kỳ thị,phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trên thế giới (14)
    • 1.4. Những vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam (15)
    • 1.5. Một số nghiên cứu về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan với nhiễm HIV/AIDS trên thế giới (21)
    • 1.6. Một số nghiên cứu về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan với nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam (28)
  • CHƯƠNG 2:...........................................................................................................31 (35)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (35)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (35)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (35)
    • 2.4. Phương pháp chọn mẫu (35)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (36)
      • 2.5.1 Thu thập số liệu định lượng (36)
      • 2.5.2. Thu thập số liệu định tính (37)
    • 2.6. Xử lý và phân tích số liệu (37)
    • 2.7. Các biến số nghiên cứu (37)
    • 2.8. Khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá (40)
    • 2.9. Đạo đức nghiên cứu (40)
  • CHƯƠNG 3.............................................................................................................38 (42)
    • 3.1 Xác định tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS bị KT và PBĐX từ CBYT (42)
    • 3.2 Mô tả tỷ lệ BN HIV/AIDS bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ CBYT (42)
    • 3.3 Xác định yếu tố liên quan tới KT và PBĐX của CBYT đối với BN AIDS (46)
  • CHƯƠNG 4.............................................................................................................45 (48)
  • CHƯƠNG 5.............................................................................................................45 (49)
  • KẾT LUẬN (49)
    • CHƯƠNG 6.............................................................................................................45 (49)
  • PHỤ LỤC (49)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN VĂN PHÚC THỰC TRẠNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỚI BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TẠI CÁC PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TỈNH Đ[.]

Đặc điểm dịch tễ học của HIV/AIDS

Không một châu lục, một quốc gia, một cộng đồng hay một cá nhân nào không bị HIV/AIDS đe dọa, bệnh HIV/AIDS cướp đi nhiều sinh mạng trên toàn cầu, đặc biệt là người ở độ tuổi 20-40, những người là trụ cột gia đình vừa là lực lượng lao động chính của xã hội, mất mát đó không những chỉ gây tổn thất nặng nề cho gia đình mà còn đe doạ nghiêm trọng đến phát triển kinh tế xã hội Hơn nữa sự sợ hãi và không hiểu biết có thể dẫn đến kỳ thị, loại trừ người nhiễm ra khỏi gia đình và công đồng, gây nên những bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng đến chính trị, văn hoá, truyền thống của các nước Đặc biệt virus HIV lan truyền mạnh trong nhóm đồng tính luyến ái và sau này người ta phát hiện ở nhóm đối tượng mà gọi là nguy cơ cao về nhiễm HIV gồm: nhóm đối tượng TCMT và mại dâm.

1.2.1 Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới

Trải qua hơn 30 năm đấu tranh phòng chống HIV/AIDS, các quốc gia trên thế giới đã và đang phải đương đầu với một đại dịch có tính chất hết sức nguy hiểm.

HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng tới an ninh, sự phát triển và nòi giống của loài người Hơn 30 năm đấu tranh với đại dịch, tuy đã có những thành công nhất định nhưng ở bình diện chung và cấp độ toàn cầu có thể thấy nhân loại chưa có khả năng ngăn chặn được tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá nhiều khu vực trên thế giới Riêng năm 2011 nhân loại phải nhận thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV (dao động từ 2,2 triệu – 2,8 triệu) và 1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu – 1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS[12].

Khu vực cận Sahara châu Phi trong những năm từ 2000 đến 2007 vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất, gần như cứ trong 20 người lớn (độ tuổi 15 –

49) trong khu vực này lại có 01 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống (4,9%). Hiện khu vực này chiếm 69% tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống của thế giới Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phi cao gấp 25 lần so với tỷ lệ này ở Châu Á, nhưng tổng số người nhiễm HIV đang sống ở Châu Á (bao gồm Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á) lên tới con số 5 triệu[26]

Sau cận Sahara của Châu Phi (nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất) là vùng Caribê, Đông Âu và Trung Á, những khu vực có khoảng 1,0% số người lớn đang mang trong mình HIV, (tỷ lệ người nhiễm 5%) Một số vụ dịch ở các nước Châu Á và Châu Đại Dương đang gia tăng (tỷ lệ người nhiễm 0,4%), đặc biệt là Trung Quốc, Papua New Guinea và Việt Nam Đồng thời cũng có những dấu hiệu ở mức báo động cho các quốc gia khác, kể cả Pakistan và Indonesia có thể đã đang ở bên bờ của các vụ dịch nghiêm trọng Nguyên nhân làm cho dịch ở Châu Á tăng do sự kết hợp của tiêm chích ma túy và mại dâm Chỉ có một số ít các nước đang có những nỗ lực thích đáng, để tiến hành các chương trình tập trung vào các hành vi nguy cơ này ở một mức độ cần phải có Hàng ngày ước tính có khoảng 5.700 người chết vì AIDS; khoảng 6.800 người mới nhiễm HIV trong đó: 95% nước nghèo và trung bình, 50% là phụ nữ, 50% thanh thiếu niên 15-24 tuổi Như vậy cứ mỗi phút trôi qua thế giới lại có thêm 5 người mới nhiễm HIV, 4 người chết vì AIDS; hay cứ

12 giây trôi đi thế giới có thêm 1 người nhiễm HIV[26].

1.2.2 Tình hình dịch HIV tại Việt Nam

Năm 1990 trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại TP Hồ ChíMinh sang năm 1993 dịch thực sự bắt đầu bùng nổ ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam Năm 1998 tất cả các tỉnh thành phố trong nước đều có người nhiễm HIV Số người nhiễm HIV đang tăng lên một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm gần đây Đến hết năm 2010: 100% số tỉnh, 97,8% số quận/huyện, 74% số xã phường đã có người nhiễm HIV 100% số xã phường ở nhiều tỉnh thành phố đã có người nhiễm HIV/AIDS Đến đầu năm 2012 trong số người mới được phát hiện nhiễm HIV có 41,9% bị nhiễm qua đường máu, lây truyền qua đường tình dục chiếm tỉ lệ cao nhất 45,6%, 2,4% qua đường mẹ - con và 10% không rõ đường lây[32].

Tại Việt Nam tính đến 31/3/2014, cả nước số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 218.204 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống 67.259 và trường hợp tử vong do AIDS là 69.289 người[15] Năm 2012 cả nước Việt Nam có 63/63 tỉnh/thành phố có người có HIV; 97,53% số Quận/huyện có người có HIV, 70,51% số xã/phường/thị trấn trong cả nước có người có HIV, nhiều tỉnh thành có 100% xã phường có người có HIV Hình thức lan truyền HIV chính ở Việt Nam là qua đường tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục khác giới Nam giới chiếm tỷ lệ chủ yếu trong những người nhiễm HIV đã được phát hiện, trong đó 81% số trường hợp được báo cáo là những người từ 20-39 tuổi[14].

Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam năm 2010 và tầm nhìn 2020 đến 2030 được thông qua 3/2004 và 5/2012 đã thể hiện một hệ thống chính sách toàn diện về dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV Mục tiêu của chiến lược này nhằm giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư xuống dưới 0,3% năm

2020 và không tăng những năm tiếp theo, giảm tác hại của HIV tới sự phát triển kinh tế và xã hội Coi chương trình can thiệp giảm tác hại là 4 chương trình ưu tiên chiến lược Chương trinh can thiệp giảm tác hại được đưa vào luật phòng chốngHIV/AIDS và được coi là quả đấm thép nhằm khống chế lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ ra cộng đồng[19] Huy động mọi nguồn lực và các cơ quan đơn vị tổ chức, thông tin giáo dục truyền thông HIV/AIDS, triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật, chủ động can thiệp toàn diện, hướng tới tầm nhìn “ba không” củaLiên Hợp quốc: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong doAIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS tầm nhìn 2030[48].

1.2.3 Tình hình nhiễm HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp

Báo cáo của Bộ Y Tế tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và định hướng cho kế hoạch năm 2014 thì Đồng Tháp thuộc 10 tỉnh trong toàn quốc có số người nhiễm tăng cao nhất so với cùng kỳ 11 tháng đầu năm 2012 Đồng Tháp tăng 14% và có 10 tỉnh có số trường hợp xét nghiệm mới phát hiện dương tính lớn nhất trong 11 tháng đầu năm, bao gồm TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sơn La, Nghệ

An, Điện Biên, Đồng Nai, Thái Nguyên, Lai Châu, Đồng Tháp và Cần Thơ[18]. Đồng Tháp trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện được vào năm 1992 tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2014 tổng số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện ở Đồng Tháp là 5.985 trường hợp, số người chuyển sang giai đoạn AIDS là 2.804 trường hợp, số đã tử vong 1233 người và 100% số Huyện/Thị/Thành phố đều có người nhiễm HIV Trong tổng số 12 huyện /Thị/Thành phố trong tỉnh thì các Huyện như: Huyện Hồng Ngự số người nhiễm hiện còn sống 645, Thị xã Hồng Ngự

514 người nhiễm, Thanh Bình 415 người nhiễm, Tam Nông 328 người[45] Đây là các Huyện/Thị thuộc khu vực biên giới tiếp giáp với Campuchia có số người nhiễm cao nhất trong toàn tỉnh

1.2.4 Công tác giám sát phát hiện HIV/AIDS của tỉnh Đồng Tháp

Trong các trường hợp nhiễm HIV mới hàng năm từ 2009-2013 theo phương thức giám sát phát hiện tại Đồng Tháp thì phương thức lây nhiễm HIV/AIDS chủ yếu qua đường QHTD gần 70% tổng số các trường hợp nhiễm, bên cạnh đó lây nhiễm HIV qua đường máu chiếm từ 29,5% đến 34,3%, từ mẹ sang con từ 2,3% đến 3,7%, không rõ chiếm trên 2% Cũng theo nguồn số liệu của Trung Tâm Phòng, Chống HIV/AIDS Tỉnh Đồng Tháp biểu đồ lây nhiễm HIV/AIDS theo nhóm tuổi thì người nhiễm vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi trẻ từ 20-39 chiếm tỷ lệ 77,9%, nhiễm HIV theo giới: thì giới nam chiếm 63,0% và 37,0% là giới nữ.

Từ 01 Xã phát hiện có người nhiễm đầu tiên năm 1992 sau 5 năm có 21 Xã phát hiện người nhiễm, năm 2001 có 87 Xã và đến năm 2012 thì 100% xã phường của Đồng Tháp đều có người nhiễm HIV[44] Kết quả giám sát trọng điểm HIV/AIDS từ năm 2006 đến năm 2012, nhận thấy rằng hầu hết tất cả các đối tượng đều có trường hợp nhiễm HIV/AIDS, tuổi vị thành niên 13-19 tuổi chiếm tỷ lệ 3,17%, đối với trẻ em dưới 13 tuổi có tỷ lệ nhiễm 3,95% bắt đầu chịu sự tác động của đại dịch

HIV/AIDS, chứng tỏ dịch HIV/AIDS tại tỉnh Đồng Tháp có chiều hướng lan rộng trong cộng đồng dân cư[43].

1.2.5 Nhận định tình hình dịch HIV/AIDS ở Đồng Tháp

Những vấn đề kỳ thị,phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trên thế giới

Đã hơn 30 năm đương đầu với HIV/AIDS, nhiều thành tựu đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẩn còn tồn tại khá phổ biến tại tất cả các quốc gia trên thế giới Nhiều quốc gia vẩn còn những qui định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS Cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỳ thị và phân biệt đối xử tiếp tục là nguyên nhân hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS cũng như là những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động đã được pháp luật các quốc gia qui định.

Tuyên bố của hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 họp tại MELBOURNE AUTRALIA từ 20 đến 25-7-2014 đã ra bản tuyên bố của hội nghị Bản tuyên bố này khẳng định rằng không phân biệt đối xử là nền tảng cho một ứng phó với HIV và các chương trình y tế công cộng hiệu quả dựa trên bằng chứng, dựa trên quyền và chuyển biến nhận thức về giới Bản tuyên bố nhấn mạnh rằng trên 80 quốc gia vẩn còn các văn bản pháp qui mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khuynh hướng tình dục Những người đang sống với HIV, những người xử dụng ma túy, những người lao động tình dục vẩn chưa tiếp cận được một cách công bằng các thông tin và các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ xã hội Đó là rào cản lớn nhất mà hội nghị kêu gọi thế giới phải vượt qua.

Các nhân viên y tế phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV hoặc các nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc các mối đe dọa sức khỏe khác, là đã vi phạm nghĩa vụ đạo đức của mình để chăm sóc và điều trị mọi người một cách vô tư Tất cả các nhân viên chăm sóc y tế phải chứng minh việc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử như là một điều kiện tiên quyết cho tài trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong tương lai[28].

Với tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử vẩn còn phổ biến thì cũng có những quốc gia ban hành luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử như ở Comoros ban hành luật nhằm xóa bỏ tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS Bên cạnh đó luật này còn đảm bảo sự sẳn có của việc điều trị nhiễm HIV/AIDS cho tất cả người nhiễm HIV/AIDS không phân biệt là công dân của Comoros hay không. Luật cũng đảm bảo cho những tù nhân hay người đang bị quản lý trong các cơ sở khép kín khác được tiếp cận các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS Việc xét nghiệm HIV bắt buộc như là một điều kiện để tuyển dụng lao động, cũng như việc sa thải người lao động chỉ vì tình trạng nhiễm HIV của họ cũng bị luật nghiêm cấm[30].

Những vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam

Dịch HIV/AIDS xuất hiện ở Việt nam từ những năm 90 của thế kỷ trước, bắt đầu từ những người nghiện chích ma túy, đàn ông mua dâm và phụ nữ bán dâm Từ đó xã hội có định kiến người nhiễm HIV là những người nghiện chích ma túy và những người mua bán dâm( nói chung là mắc vào tệ nạn xã hội) Mặt khác, trước đây, HIV được coi như một bản án tử hình, rất nguy hiểm, vô phương cứu chữa và dễ bị lây nhiễm kể cả qua tiếp xúc thông thường Chính vì những suy nghĩ như trên mà người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử nặng nề.

Kỳ thị là một phản ứng tâm lý, phát sinh trước những điều khác lạ, có các vai trò, chức năng nhất định trong đời sống con người và xã hội Đó là quá trình hình thành thái độ không chấp nhận và áp đặt cái nhìn tiêu cực đối với một cá nhân/ nhóm trên cơ sở sự khác biệt về một phẩm chất hay đặc điểm nào đó của cá nhân hay nhóm đó.

Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc nghi ngờ người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV(luật phòng, chống HIV/ AIDS điều 2, điểm 4)[22].

Kỳ thị còn do chính người nhiễm HIV gây ra( tự kỳ thị) vì thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình.

Trong văn bản “ Hướng dẩn xác định phân biệt đối xử chống lại người sống chung với HIV năm 2003”.của UNAIDS đã định nghĩa: Phân biệt đối xử là những hành động vô căn cứ như phân biệt, loại trừ hay hạn chế làm ảnh hưởng đến cá nhân trên cơ sở những đặc điểm thể chất của họ hay vì cá nhân bị coi là thuộc một nhóm nào đó.

Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc nghi ngờ người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV(luật phòng, chống HIV/AIDS điều

Chính phủ Việt Nam đã đặt ưu tiên cao cho công cuộc phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV, điều này thể hiện rất rõ ràng trong chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại Việt nam tới năm

2010 và tầm nhìn tới năm 2020 và luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đấu tranh chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong công tác dự phòng HIV/AIDS Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV là một trong 9 nguyên tắc đưa ra nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch 5 năm của chương trình PEPFAR (2004- 2008) tại Việt nam[48].

Với sự hỗ trợ của chương trình PEPFAR, một nhóm nghiên cứu tại Việt Nam đã tiến hành một cuộc đánh giá các chương trình HIV trong đó có chương trình tăng cường và mở rộng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong các chương trình phòng chống HIV tại Việt Nam.

Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV đã được thừa nhận trên cấp độ toàn cầu là một trở ngại to lớn cho việc tiếp cận của những người có nhu cầu nhất đến các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị Có bằng chứng rỏ ràng về trở ngại này ở Việt Nam nơi mà tỷ lệ nhiễm HIV cao trong các nhóm bị gạt ra ngoài lề xã hội trong khi cả Chính phủ Việt Nam và chương trình hành động khẩn cấp phòng,chống AIDS của Chính phủ Hoa kỳ (PEPFAR) hỗ trợ cho Việt Nam đều thừa nhận tầm quan trọng của việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, những nổ lực nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử ở đây vẩn còn hạn chế về phạm vi và mức độ, do vậy chưa dẩn đến những thay đổi xã hội đủ lớn để cải thiện việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ[13].

Hiện tượng kỳ thị và phân biệt đối xử là vấn đề đã và đang phổ biến ở nhiều nơi nó xảy ra ở mỗi khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội Những định kiến về tình huống, hoàn cảnh lây nhiễm HIV Nhìn chung thái độ của mọi người đối với người nhiễm HIV không giống nhau, nó tùy thuộc vào nhận thức của họ về nguyên nhân bị nhiễm HIV Dường như những người bị nhiễm HIV qua những tình huống vô tình, không dự tính trước sẽ nhận được cái nhìn thông cảm hơn Bên cạnh đó nếu người nhiễm HIV có tiền sử hoặc liên quan với hành vi quan hệ tình dục với người bán dâm, là người bán dâm hoặc là người liên quan đến TCMT thì thường bị gán với tệ nạn, với điều xấu, tiêu cực; bị cho là làm điều không đúng với đạo lý Chính vì thế có người cho rằng nhóm người liên quan đến ma túy, mại dâm nếu nhiễm HIV là đáng phải chấp nhận số phận đó, đáng phải bị đối xử khác biệt hoặc có thể bị cách ly[24].

Một số nghiên cứu về kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam cho thấy rằng sự kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam bao hàm hai yếu tố chính:

Hầu hết người dân trong cộng đồng đều có hiểu biết chung về đường lây nhiễm HIV/AIDS nhưng do còn có những điểm chưa thật sự rỏ ràng nên vẩn sợ bị lây nhiễm HIV qua tiếp xúc thông thường hàng ngày Vì vậy dẩn đến những hành động không cần thiết và có tính kỳ thị, nhưng người thực hiện cho rằng làm như vậy để giảm lây nhiễm Ví dụ: không ăn uống cùng mâm, cùng bàn, không bắt tay người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV.

Thực tế trong suy nghĩ của nhiều người kể cả một số cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo cho rằng HIV/AIDS gắn liền với mại dâm, TCMT và là vấn đề tệ nạn xã hội. Đối với những người TCMT, họ còn bị xã hội cho là những người có lối sống

“phóng túng”, “sa đọa”, “ăn chơi” chỉ làm ảnh hưởng đến xã hội, không giúp ích gì cho xã hội Chính vì thế người nhiễm HIV luôn bị xét đoán, gán ghép với lối sống không lành mạnh, là nhóm người gây hậu quả tiêu cực với gia đình và xã hội[24].

Một số nghiên cứu về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan với nhiễm HIV/AIDS trên thế giới

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, tuy vậy ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẩn còn xảy ra ở nhiều nơi và biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS, là rào cản to lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người bình thường.

Như vậy có thể thấy rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịchHIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn[31].

Như ở Uganda tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến AIDS vẩn tăng ở vùng nông thôn Nghiên cứu trên do một nhóm các nhà khoa học quốc tế tiến hành nhằm đánh giá mức độ kỳ thị trong nhóm những bệnh nhân HIV/AIDS bắt đầu được điều trị ARV ở vùng nông thôn Uganda và mức độ kỳ thị cũng như cho là sẽ kỳ thị nếu biết ai đó là người nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư nước này trong giai đoạn 2007- 2012 Có tất cả 329 người nhiễm HIV là người lớn (78% là phụ nữ) đã được mời tham gia nghiên cứu Mức độ kỳ thị được đo bằng bảng tính điểm Câu hỏi chính nhằm đánh giá sự bộc lộ và cảm giác xấu hỗ/ngượng ngùng liên quan đến tình trạng nhiễm HIV của họ Kết quả cho thấy, mức độ kỳ thị đã tăng từ 1,4 điểm

(2007) lên 1,8 điểm (2012) Các tác giả cho rằng, đây là sự gia tăng đáng kể (11%). Tình hình tương tự như vậy cũng nhận thấy trong cộng đồng, khi thái độ kỳ thị trong cộng đồng dân cư đã tăng từ 47% (năm 2007) lên 61% (năm 2011)[36].

Một nghiên cứu USAID- Washington và cộng sự được thực hiện tại hai Thành phố Hải Phòng và cần Thơ của Việt nam Nghiên cứu xác định nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, thực tế là vấn đề sợ bị lây nhiễm HIV và các hành vi liên quan đến lây nhiễm HIV đã in sâu trong tâm trí của cộng đồng, các thành viên, các nhà lãnh đạo và cả nhân viên y tế, đối với họ HIV/AIDS được gắn liền với người tiêm chích ma túy và hoạt động mại dâm, mà cả hai vấn đề này được xem là “ Tệ nạn xã hội” Những đặc điểm của người tiêm chích ma túy theo nhận thức của cộng đồng cho rằng là những người thích ham chơi, đua đòi, lêu lõng không có đóng góp gì có ý nghĩa cho xã hội Vì vậy, đa số người dân trong cộng đồng là buộc tội cho những người nhiễm HIV/AIDS là liên quan với hành vi thiếu đạo đức, làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và toàn xã hội

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS thì bị kỳ thị nhiều hơn nam giới, do phong tục tập quán của người Việt Nam cho rằng phụ nữ phải là người sống gương mẫu, giữ vẹn đạo đức của gia đình, nếu mà bị nhiễm HIV là có liên quan đến hành vi xấu nên không thể chấp nhận được Còn nam giới mà bị nhiễm HIV thì coi là chuyện bình thường, vì con trai chơi bời, ham mê lạc thú là chuyện bình thường của xã hội Trong khi đó phụ nữ thường là bị “ Đổ lỗi” là làm lây truyền HIV cho nam giới, chính vì vậy mà nam giới bị nhiễm còn có thể được gia đình và xã hội tha thứ và chấp nhận, còn đối với phụ nữ thì nghiêm trọng hơn có thể họ bị gia đình ruồng bỏ và xã hội không chấp nhận

Cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng cần phải nổ lực hơn để thực hiện và phải đương đầu để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong xã hội và những ảnh hưởng của chúng[7].

Một nghiên cứu trong sáu quốc gia khu vực châu Á- Thái Bình Dương là: Ấn Độ,Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Việt nam và Indonesia về các hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS.

HIV/AIDS được mô tả như là một đại dịch có nguy cơ tàn phá nhân loại như chúng ta đã từng biết đến Theo số liệu của UNAIDS ước tính có khoảng hơn 40 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với HIV, số nhiễm HIV càng ngày càng tăng cao ở những nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương mà ở đó người dân dể bị tổn thương khi bị nhiễm HIV/AIDS.

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử làm ảnh hưởng đến việc tiết lộ những thông tin công khai về tình trạng nhiễm HIV của mình, nó được mô tả như là “ rào cản lớn nhất” trong công tác dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS Nếu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV không được giải quyết, AIDS sẽ hủy diệt con người trong thế kỷ 21, chứ không chỉ là việc phân biệt chủng tộc làm ảnh hưởng đến con người ở thế kỷ 20 Vai trò quan trọng của sự kỳ thị và phân biệt đối xử quyết định trong việc làm gia tăng của đại dịch HIV/AIDS.

Kết quả nghiên cứu đã đưa ra rằng kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV được xem là một trong những yếu tố quyết định sự gia tăng và bùn phát đại dịch và nó có thể tác động đến đời sống tiêu cực của những người nhiễm HIV/AIDS[4].

Trong thập niên đầu của đại dịch HIV/AIDS ở Thái Lan hầu hết những người nhiễm HIV phải đối phó với sự kỳ thị và phân biệt đối xử bằng cách giữ bí mật tình trạng nhiễm HIV của mình Những người nhiễm HIV không chỉ đối phó với cộng đồng nơi mà họ đang sinh sống mà họ còn phải đối phó với những người trong gia đình họ, phản ứng kỳ thị của người thân trong gia đình như là cách ly người nhiễm, không cho xử dụng đồ đạt trong nhà, không xử dụng chung các đồ dùng ăn uống và họ bị loại ra khỏi các hoạt động của cộng đồng là rất phổ biến

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong xã hội được hình thành một phần là do văn hóa ở mỗi vùng miền khác nhau và cũng liên quan đến các yếu tố xã hội, lịch sử và từng tình huống khác nhau Cá nhân người nhiễm HIV thường bị “ cảm giác xấu hỗ và tội lỗi”, đó là hậu quả chính của kỳ thị và phân biệt đối xử và xảy ra khi một cá nhân bị đối xử bất công do quan niệm cho rằng cá nhân đó làm lây nhiễm cho người khác Như vậy sự kỳ thị HIV/AIDS được coi là “ Hành vi không bình thường của một cá nhân đó trong khuôn khổ chuẩn mực xã hội”, có thể được xem là một người sống theo kiểu “ bừa bãi”, “đồi bại”, “ vô đạo đức”, làm lây lan dịch bệnh và đưa đến cái chết cho mọi người Do dó người nhiễm HIV bị xã hội xem là một mầm bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của cộng đồng.

Thông thường kỳ thị bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng có ba vấn đề được xem là phổ biến nhất là: Đầu tiên, người nhiễm HIV/AIDS là tự kỳ thị, vấn đề này xảy ra thông qua

“ tự đổ lỗi cho mình và xin mọi người tha thứ”.

Một số nghiên cứu về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan với nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam

Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng sức khỏe đáng kể trong tương lai liên quan đến sự lây lan của HIV/AIDS Tạo một môi trường trong đó có HIV có thể điều trị được , chăm sóc và hỗ trợ, phân biệt đối xử, sẽ là một phần quan trọng của bấc kỳ chiến lược phòng chống HIV.

Phân tích tình hình phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong lĩnh vực y tế ở Hà Nội, Việt Nam.

Chiến lược cung cấp điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm, đó là vấn đề quan trọng để cải thiện chất lượng và thời gian sống cho người nhiễm HIV. Chiến lược này là quan trọng bởi vì, trước hết người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận điều trị và sử dụng loại thuốc kháng virus, nó có thể làm giảm tải lượng virus trong cơ thể người bệnh và do đó sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác, việc cung cấp thuốc điều trị, chăm sóc và hỗ trợ đánh dấu sự xã hội đã chấp nhận đối với người nhiễm và có thể làm cho việc thực hiện những chiến lược khác được dễ dàng hơn.

Phân biệt đối xử xảy ra đặc biệt là do cấu trúc của xã hội và các hình thức của phân biệt đối xử nó có thể là một trở ngại chính cho việc cung cấp dịch vụ điều trị thích hợp, chăm sóc và hỗ trợ cho người HIV.

Tuy nhiên, điều quan trọng để phân biệt giữa hai hình thức chung của phân biệt đối xử HIV Một mặt, có các hình thức phân biệt đối xử có thể được xem là “ hợp pháp” hay “ chính đáng” vì họ bảo vệ lợi ích cho cộng đồng lớn hơn Một thí vụ của việc này có thể phòng ngừa của một người có HIV từ hiến máu như là một phương tiện bảo vệ nguồn cung cấp máu Mặt khác, một số hình thức phân biệt đối xử khá “ tùy tiện” hoặc vì họ không phục vụ cho cộng đồng tốt hơn , nhưng chỉ đơn giản là nhằm mục tiêu cho việc đối xử bất công với người nhiễm, Như vậy nói chung là trong tự nhiên việc kỳ thị xảy ra là do sự áp đặt không cần thiết hoặc bất hợp lý đối với người nhiễm HIV.

Cho đến nay, vẩn chưa có những nghiên cứu về mức độ cấu trúc của phân biệt đối xử bằng hình thức tùy tiện hay hợp pháp và điều này chính là trọng tâm của nghiên cứu[5]

Một nghiên cứu về sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Mặc dù nó được công nhận là người nhiễm HIV có nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng ở Việt nam, tiếng nói và những nổ lực của họ thường không đủ mạnh để gây sự chú ý đầy đủ từ cộng đồng, và có ít nghiên cứu để hiểu những nguyên nhân và hậu quả của sự kỳ thị, phân biệt đối xử với nhiễm HIV Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định rõ hơn các vấn đề phải đối mặt của người nhiễm HIV tại Thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và tác động tiêu cực của sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Việc kỳ thị và phân biệt đối xử trong việc chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế là khá phổ biến Theo báo cáo của những người được tham gia phỏng vấn thì các biểu hiện của kỳ thị tại các cơ sở y tế bao gồm các hành động phi ngôn ngữ như bị bỏ qua không quan tâm tới hoặc nhìn chằm chằm với nét mặt soi mói và đối xử với thái độ không thân thiện Một số người cũng báo cáo là chửi mắng hoặc bị từ chối cung cấp những dịch vụ thường xuyên.

Ngoài ra nghiên cứu còn đề cập tới những vấn đề như kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc, trong cộng đồng và kỳ thị, phân biệt đối xử giữa các nhóm đối tượng.

Nghiên cứu này cho thấy rằng kỳ thị và phân biệt đối xử được thường gặp trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng Các kinh nghiệm của người liên quan đến nhiễm HIV cho thấy là nhiều nhân viên y tế lo sợ lây nhiễm HIV từ bệnh nhân và họ đánh giá quá cao về mức độ nguy cơ mà nghề nghiệp họ đang làm Thực tế là kỳ thị và phân biệt đối xử gặp thường xuyên hơn từ y tá và hộ lý hơn là từ các bác sĩ, kết luận rằng là do họ không được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về chăm sóc và điều trị cũng như những vấn đề liên quan tới HIV/AIDS[8]

Nghiên cứu của Lưu Bích Ngọc, Phó Viện trưởng, Viện dân số và CVĐXH trường đại học kinh tế quốc dân Nghiên cứu đã nêu lên những dẩn chứng về ảnh hưởng của HIV/AIDS đến những hộ gia đình đang có người nhiễm HIV/AIDS tại

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kỳ thị với NCH trong xã hội còn mạnh đã gây áp lực tới thái độ kỳ thị với NCH trong gia đình Sau khi công khai tình trạng dương tính với các thành viên trong gia đình, người nhiễm nhận được cả những phản ứng tích cực lẫn những phản ứng tiêu cực từ những người thân của họ và cộng đồng Người nhiễm chịu sự kỳ thị của xã hội Các thành viên hộ gia đình cũng có thái độ kỳ thị với người nhiễm dưới dạng phán xét, đỗ lỗi, hoặc trong các sinh hoạt hàng ngày, trong chăm sóc sức khỏe do những lo sợ về nguy cơ lây nhiễm.

Kỳ thị với người nhiễm HIV sẽ có xu hướng giảm dần theo diễn tiến của dịch bệnh nhưng thực tế vẩn còn mạnh ở Hạ Long vào thời điểm điều tra Thái độ kỳ thị với NCH trong xã hội gây áp lực lại với thái độ kỳ thị đối với NCH trong gia đình.

Nghiên cứu, kết luận trong tương lai, cần phải khẳng định rằng nên tiếp tục đẩy mạnh thêm nữa các can thiệp giúp cung cấp thông tin về HIV/AIDS và giảm kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS trong cộng đồng Để phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả, giáo dục trong gia đình cần được nhấn mạnh trong các chiến lượt giáo dục của quốc gia Cần có các nghiên cứu chuyên sâu về việc thực hiện chức năng này ở các gia đình Việt Nam nói chung cũng như gia đình có người nhiễm HIV/AIDS nói riêng để phát hiện ra những hạn chế của nó và đề xuất những giải pháp cho những ứng phó phù hợp của giáo dục gia đình trong bối cảnh HIV/AIDS[34].

Cũng là nghiên cứu của Lưu Bích Ngọc, Phó Viện trưởng, Viện dân số và CVĐXH trường đại học kinh tế quốc dân về “ Gia đình Việt Nam đối mặt với HIV/ AIDS: Thái độ kỳ thị” Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phát hiện các hình thái thái độ kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS và gia đình; Đo lường thái độ kỳ thị trong mẫu nghiên cứu; so sánh giữa các nhóm người thừa nhận nhiễm HIV, thành viên các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV và thành viên những hộ gia đình không bị ảnh hưởng bởi HIV; xác định mối liên quan giữa các hình thái thái độ liên quan đến HIV/AIDS.

Nghiên cứu thấy rằng 50% thành viên của các gia đình bị ảnh hưởng và 68% thành viên của các gia đình không bị ảnh hưởng có thái độ kỳ thị với người nhiễm HIV trong xã hội 47% người nhiễm HIV đã ghi nhận thái độ xa lánh từ xã hội sau khi biết mình bị nhiễm HIV Hàng xóm, họ hàng, bạn bè là những người được người nhiễm HIV nhìn nhận là có thái độ xa lánh nhất Thái độ kỳ thị trong tham gia các hoạt động cộng đồng có gần 23% số người nhiễm HIV và 8% số thành viên của các gia đình bị ảnh hưởng 27% người nhiễm HIV có thái độ tự kỳ thị phân biệt trong lựa chọn cơ sở chăm sóc sức khỏe 53% thành viên gia đình bị ảnh hưởng và 61% thành viên các hộ gia đình không bị ảnh hưởng có thái độ kỳ thị với người nhiễm HIV trong các sinh hoạt hàng ngày Hầu hết thành viên các gia đình bị ảnh hưởng cũng như thành viên các gia đình không bị ảnh hưởng(97-98%) thông báo họ sẳn sàng chăm sóc cho người nhiễm HIV khi có vấn đề về sức khỏe Tuy nhiên, 32% thành viên gia đình bị ảnh hưởng và 44% thành viên gia đình không bị ảnh hưởng cho rằng người nhiễm HIV cần được chăm sóc sức khỏe tại nơi dành riêng cho người nhiễm HIV 13% thành viên của các hộ gia đình bị ảnh hưởng và 30% thành viên các hộ gia đình không bị ảnh hưởng đã không đề xuất “ gia đình” là cơ sở chăm sóc cho người nhiễm khi có vấn đề sức khỏe[33].

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân HIV/AIDS được quản lý điều trị tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Đồng Tháp.

- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Những bệnh nhân HIV/AIDS không đồng ý tham gia.

- Những bệnh nhân HIV/AIDS không có mặt (không đến nhận thuốc) trong thời điểm điều tra.

- Những bệnh nhân HIV/AIDS không có khả năng đọc và viết

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 01/2015 đến tháng 7/2015.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại ba phòng khám ngoại trú trong tỉnh ĐồngTháp.

Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp giữa định tính và định lượng.

Phương pháp chọn mẫu

Chọn tất cả bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị tại 3 phòng OPC trong tỉnh, số bệnh nhân đang được quản lý điều trị là 850 ( Phòng OPC bệnh viện đa khoa Đồng Tháp 447 BN, phòng OPC bệnh viện Sa Đéc 147 BN, phòng OPC bệnh viện Hồng Ngự 256 BN).

- Công thức: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho hai giá trị tỷ lệ kiểm định 2 phía n= { z 1−α / 2 √ 2 P ( 1− P ) + z 1−β √ P 1 ( 1− P 1 ) + P 2 ( 1− P 2 ) } 2

- n: Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu

- : mức ý nghĩa thống kê, trong nghiên cứu này  = 0,05

- Z = 1,96 tương ứng giá trị  = 0,05 Độ tin cậy 95 %

- P1 = 0,842 Tỷ lệ BN HIV bị NVYT từ chối chăm sóc hoặc chăm sóc kém (Theo nghiên cứu về sự KT & PBĐX của NVYT với BN HIV/AIDS tại Ethiopi)[6].

- P 2 = 0,70 Tỷ lệ mong muốn bệnh nhân HIV/AIDS không bị KT & PBĐX từ CBYT.

- Cỡ mẫu tối thiểu tính được để thực hiện là 182

Từ danh sách bệnh nhân được quản lý và điều trị AVR tại 3 phòng OPC, theo lịch hẹn đến khám bệnh và nhận thuốc của những ngày trong tuần tại các phòngOPC đã qui định, mỗi bệnh nhân phải đến nhận thuốc ít nhất 1 lần trong tháng (nên trong thời gian điều tra sẽ gặp được BN ít nhất 1 lần), Trước ngày khám bệnh, cấp thuốc thì CBYT tại phòng OPC phải chọn lọc danh sách và chuẩn bị sẳn bệnh án của các BN đến lịch hẹn của ngày đó, nên người phỏng vấn thực hiện theo danh sách số BN đến nhận thuốc trong ngày đó, trước khi Bác sĩ khám bệnh và cấp thuốc thì tất cả BN được tập trung tại phòng chờ, nên sẽ tiến hành phỏng vấn bằng cách phát vấn cho mỗi BN và hướng dẫn cho đối tượng tự điền vào phiếu.( Nếu đến lịch hẹn mà BN không tới thì sẽ liên hệ trực tiếp với BN để hẹn ngày khám tới).

Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Thu thập số liệu định lượng:

Bộ câu hỏi được nghiên cứu viên điều tra thử trên 10 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên tại 3 phòng khám ngoại trú trước khi tiến hành điều tra trên quần thể nghiên cứu, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp.

Bộ câu hỏi được thiết kế dựa theo mục tiêu nghiên cứu, hình thức thu thập người nghiên cứu phát vấn trực tiếp các bệnh nhân đến nhận thuốc và thực hiện toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại 3 phòng khám ngoại trú theo danh sách quản lý. Điều tra viên là học viên nghiên cứu.

2.5.2 Thu thập số liệu định tính:

Phương pháp thu thập thông tin cho phần định tính là phỏng vấn sâu một số bệnh nhân để tìm hiểu sâu hơn về kỳ thị và phân biệt đối xử tại phòng khám Đối tượng được chọn tham gia phỏng vấn sâu là những bệnh nhân đã được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên, vì đối tượng mới điều trị thường còn mặc cảm với bệnh, rụt rè, lo sợ nên không dám thố lộ những vấn đề bức xúc của bản thân mình, còn những bệnh nhân đã điều trị lâu thì tư tưởng của họ ổn định hơn và mạnh dạn trả lời, phát biểu và tham gia phỏng vấn Các đối tượng được chọn đại diện cho các phòng khám,Chọn chia đều theo từng nhóm tuổi, giới tính chọn mỗi nơi 2 nam, 3 nữ hoặc ngược lại và nơi cư trú khác nhau Dự kiến mỗi phòng khám thực hiện 3-5 cuộc phỏng vấn sâu và thực hiện tại 3 phòng khám trong tỉnh.

Xử lý và phân tích số liệu

- Nhập số liệu bằng phần mềm EPI DATA

- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS để phân tích:

Thống kê mô tả theo: Tần số, tỷ lệ.

Thống kê suy luận: Tính OR, để phân tích mối liên quan về sự kỳ thị, phân biệt đối xử.

- Phân tích thông tin cho nghiên cứu định lượng: Các phiếu thu thập thông tin sau khi được thu thập đầy đủ, được đưa vào bảng mã hóa cho từng vấn đề thu thập được và tổng hợp theo từng chủ đề theo bộ câu hỏi và phân tích viết tóm tắt.

Các biến số nghiên cứu

Tên biến số Định nghĩa biến Phân loại biến

Tuổi Tính theo năm dương lịch

Dân tộc Xác định theo giấy khai sinh Định danh

Nghề nghiệp Nghề tạo ra thu nhập chính Định danh

Trình độ học vấn Bậc học cao nhất của đối tượng

Tên biến số Định nghĩa biến Phân loại biến

Thu nhập của bản thân Tổng thu nhập bình quân/tháng

Tình trạng hôn nhân Hiện tại đang sống với ai Định danh

Sống ở địa phương này bao lâu?

Số năm sống trên địa bàn nghiên cứu

Thời gian điều trị ARV Thời gian được điều trị ARV

BN HIV/AIDS là người có hành vi không tốt Định danh Phát vấn

Bị CBYT xúc phạm về tinh thần

Những biểu hiện của CBYT làm ảnh hưởng đến tinh thần BN

HIV/AIDS Định danh Phát vấn

Mặc cảm của BN HIV/

BN HIV/AIDS mặc cảm với bệnh tật Định danh Phát vấn

Từ chối khám bệnh CBYT từ chối khám bệnh cho BN Định danh Phát vấn

Hành vi ghê tởm, bẩn thiểu

Hành vi của CBYT đối với BN

HIV/AIDS Định danh Phát vấn

CBYT xem BN HIV/AIDS là người xấu Định danh Phát vấn

CBYT xem BN HIV/AIDS là hình phạt đối với họ Định danh Phát vấn

Hành vi ruồng bỏ BN HIV/AIDS bị

CBYT ruồng bỏ Định danh Phát vấn Phân biệt đối xử BN HIV/AIDS bị

CBYT PBĐX Định danh Phát vấn

Hành vi phán xét BN HIV/AIDS bị xét đoán, đánh giá Định danh Phát vấn Xúc phạm về tinh thần

Tinh thần của BN HIV/AIDS bị CBYT xúc phạm Định danh Phát vấn

Hành vi của CBYT đối xử với BN HIV/AIDS

CBYT thiếu tôn trọng BN Định danh Phát vấn

Tên biến số Định nghĩa biến Phân loại biến

BN HIV/AIDS được tiếp cận với CBYT

CBYT thực hiện khám bệnh cho BN HIV/AIDS Định danh Phát vấn

CBYT giữ khoảng cách khi khám bệnh cho BN Định danh Phát vấn

Yếu tố sợ bị lây nhiễm của CBYT

CBYT sợ bị lây nhiễm từ BN HIV/

AIDS Định danh Phát vấn

Thái độ của CBYT khi khám bệnh cho BN

Hành động tiếp xúc trực tiếp của CBYT khi khám bệnh Định danh Phát vấn

Dụng cụ khám bệnh Những dụng cụ mà

CBYT dùng để khám bệnh cho BN Định danh

CBYT dùng dụng cụ bảo hộ khi khám bệnh

CBYT xử dụng găng tay khi khám cho BN HIV/AIDS Định danh Phát vấn

Thái độ của CBYT khi chăm sóc BN HIV/AIDS Định danh Phát vấn

Nhiệm vụ của CBYT phải thực hiện khi tiếp xúc BN HIV/AIDS

Chất lượng chăm sóc cho BN HIV/AIDS Định danh Phát vấn

Những trở ngại của BN

HIV/AIDS khi khám bệnh

BN HIV/AIDS thường gặp những rắc rối khi đến khám bệnh Định danh Phát vấn

Quan tâm của CBYT với BN HIV/AIDS

BN HIV/AIDS có được hướng dẩn kỹ khi nhận thuốc Định danh Phát vấn

Thái độ kỳ thị của

AIDS làm lây nhiễm Định danh Phát vấn

Chăm sóc của CBYT với BN HIV/AIDS

CBYT quan tâm đến sức khỏe BN HIV/AIDS Định danh Phát vấn

Khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá

- Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử:

Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc nghi ngờ người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc nghi ngờ người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

Tổng số có 37 câu hỏi về thái độ và hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử mỗi câu có 4 phương án trả lời (A,B,C,D).

Nếu chọn A,B là có kỳ thị và phân biệt đối xử.

Nếu chọn C,D là không có kỳ thị và phân biệt đối xử.

Số điểm được mã hóa khi nhập liệu bằng 1,2,3,4 tương ứng với A,B,C,D. Tổng điểm chung của thái độ và hành vi KT & PBĐX bằng 148 điểm. Điểm có KT & PBĐX là < 111 điểm. Điểm không KT & PBĐX là > 111 điểm.

Đạo đức nghiên cứu

- Mục đích của nghiên cứu là tìm ra những vấn đề liên quan đến việc người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ cán bộ y tế tại phòng khám ngoại trú tỉnh Đồng Tháp.

- Đối tượng tham gia phỏng vấn phải được thông báo về mục đích nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện không ép buộc.

- Những thông tin cá nhân liên quan đến đối tượng hoàn toàn được giữ bí mật.

- Đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền từ chối trả lời những câu hỏi mà họ không muốn trả lời Nhìn vào phiếu phỏng vấn, nghiên cứu viên không thể nhận dạng được đối tượng là ai.

- Người tham gia sẽ được được đền bù cho thời gian và cố gắng của họ trong đợt điều tra này hoặc bù đắp cho các chi phí đi lại trong đợt điều tra Các khoản đền bù được nêu cụ thể trong bản thoả thuận đồng ý tham gia điều tra.

Xác định tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS bị KT và PBĐX từ CBYT

Bảng 3 1: Xác định tỷ lệ

Tên biến số Phân loại Tần số

Khác Nghề nghiệp Có nghề nghiệp ổn định

Thất nghiệp Trình độ học vấn Chưa tốt phổ thông

Tốt nghiệp phổ thông Thu nhập của bản thân Có thu nhập ổn định

Không có thu nhập Tình trạng hôn nhân Có gia đình Độc thân, góa Thời gian sống tại địa phương

≥1 năm Thời gian điều trị ARV < 1 năm

Mô tả tỷ lệ BN HIV/AIDS bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ CBYT

Bảng 3 2: Mô tả thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của CBYT đối với BN

Tên biến số Phân loại Tần số

CBYT cho BN HIV/AIDS là người có tội

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Thái độ của CBYT khi điều trị làm cho BN HIV/AIDS cảm thấy càng tồi tệ hơn

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

BN HIV/AIDS cảm thấy xấu hỗ với CBYT

Tên biến số Phân loại Tần số

CBYT xem BN HIV/AIDS là người bẩn thỉu, không sạch sẽ

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

CBYT xem BN HIV/AIDS là người ghê tởm

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

CBYT xem BN HIV/AIDS là người xấu

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

CBYT xem BN HIV/AIDS là hình phạt của những người có lối sống xấu xa

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

BN HIV/AIDS hầu hết đều bị CBYT ruồng bỏ

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

BN HIV/AIDS nghĩ rằng mình bị CBYT PBĐX hơn những BN ở các khoa phòng khác

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

BN HIV/AIDS nghĩ rằng bị

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

CBYT cho rằng BN nhiễm

HIV là đáng đời do hành vi và lối sống của họ

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

CBYT xem BN HIV/AIDS là lỗi của chính họ gây nên

Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

BN HIV/AIDS cho rằng

CBYT không muốn chăm sóc cho họ

Tên biến số Phân loại Tần số

Bảng 3 3:Mô tả hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử của CBYT đối với BN

Tên biến số Phân loại Tần số

BN HIV/AIDS có được khám bệnh trong những lần đến nhận thuốc

Có nhưng không thường xuyên Không có

BN HIV/AIDS bị CBYT phớt lờ không khám bệnh hoặc khám bệnh một cách miễn cưỡng

Có nhưng không thường xuyên Không có

Khi khám bệnh CBYT luôn giữ khoảng cách với

Có nhưng không thường xuyên Không có

BN HIV/AIDS cho rằng

CBYT sợ bị lây nhiễm

Có nhưng không thường xuyên Không có

Khi khám bệnh CBYT có chạm tay vào người BN

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT xử dụng ống nghe để khám bệnh cho BN

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT đeo găng khi khám bệnh cho BN HIV/AIDS

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT chăm sóc vết thương cho BN

Có nhưng không thường xuyên Không có

Chưa bao giờ có CBYT có rút máu cho Bn

HIV/AIDS để làm xét

Có nhưng không thường xuyên nghiệm khi cần Không có

Chưa bao giờ có Khi khám bệnh cho BN

HIV/AIDS, CBYT xử dụng những biện pháp bảo vệ đặc biệt hơn so với BN khác

Có nhưng không thường xuyên Không có

BN HIV/AIDS cho rằng

CBYT cung cấp chất lượng chăm sóc kém

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT nói xấu hay trách mắng BN HIV/AIDS

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT rụt rè, e ngại khi chăm sóc BN HIV/AIDS

Có nhưng không thường xuyên Không có

BN HIV/AIDS bị CBYT xúc phạm về tinh thần

Có nhưng không thường xuyên Không có

BN HIV/AIDS cho rằng

CBYT thường làm ngơ không quan tâm đến những lời phát biểu của họ

Có nhưng không thường xuyên Không có

BN HIV/AIDS cho rằng

CBYT thường bác bỏ những ý kiến hay đề nghị của họ

Có nhưng không thường xuyên Không có

BN HIV/AIDS cho rằng thường gặp rắc rối khi đến phòng OPC

Có nhưng không thường xuyên Không có

BN HIV/AIDS lo sợ

CBYT tiết lộ thông tin cá nhân bản thân mình với người khác

Có nhưng không thường xuyên Không có

Khi khám bệnh hay nhận thuốc, có được CBYT tư vấn

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT sợ BN HIV/AIDS làm lây nhiễm cho họ qua tiếp xúc thông thường

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT có ngồi chung ghế với BN HIV/AIDS

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT có xử dụng chung nhà vệ sinh với BN HIV/

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT có ăn đồ ăn chung với BN HIV/AIDS khi họ mời

Có nhưng không thường xuyên Không có

CBYT quan tâm đến sức khỏe BN HIV/AIDS

Có nhưng không thường xuyên Không có

Bảng 3 4: Mô tả tỷ lệ kỳ thị và phân biệt đối xử của BN HIV/AIDS

Kỳ thị và phân biệt đối xử Tần số Tỷ lệ (%)

Xác định yếu tố liên quan tới KT và PBĐX của CBYT đối với BN AIDS

Bảng 3 5: Xác định yếu tố liên quan giữa KT&PBĐX với tuổi của BN HIV/AIDS

Nhóm tuổi Kỳ thị và phân biệt đối xử Tổng số P, OR,  2 ,

Bảng 3 6: Xác định các các yếu tố liên quan giữa KT&PBĐX với giới tính của BN HIV/AIDS

Giới tính Kỳ thị và phân biệt đối xử Tổng số P, OR,  2 ,

Bảng 3 7: Xác định yếu tố liên quan giữa KT&PBĐX với dân tộc của BN

Dân tộc Kỳ thị và phân biệt đối xử

Bảng 3 8: Xác định yếu tố liên quan giữa KT&PBĐX với nghề nghiệp của BN HIV/ AIDS

Nghề nghiệp Kỳ thị và phân biệt đối xử

Có nghề nghiệp ổn định

Bảng 3 9: Xác định yếu tố liên quan giữa KT&PBĐX với trình độ học vấn của BN HIV/AIDS

Trình độ Kỳ thị và phân biệt đối xử

Chưa tốt nghiệp phổ thông Đã tốt nghiệp phổ thông

Bảng 3.10: Xác định yếu tố liên quan giữa KT&PBĐX với thu nhập của BN

Thu nhập Kỳ thị và phân biệt đối xử

Có thu nhập ổn định

Bảng 3 11: Xác định yếu tố liên quan giữa KT&PBĐX với tình trạng hôn nhân của

Kỳ thị và phân biệt đối xử

Không có gia đình, góa

Bảng 3 12: Xác định yếu tố liên quan giữa KT&PBĐX với thời gian sống tại địa phương của BN HIV/AIDS

Thời gian sống tại địa phương

Kỳ thị và phân biệt đối xử

Bảng 3 13: xác định yếu tố liên quan giữa KT&PBĐX với thời gian điều trị ARV của BN HIV/AIDS

Kỳ thị và phân biệt đối xử

- Bàn luận về tỷ lệ kỳ thị và phân biệt đối xử và các yếu tố liên quan so với một số nghiên cứu trong và ngoài nước.

Dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra kết luận về kỳ thị và phân biệt đối xử của cán bộ y tế với bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng OPC trong tỉnh.

Dựa vào kết quả đã nghiên cứu để đưa ra những khuyến nghị cần thiết

PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU PHÁT VẤN ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CỦA CÁN BỘ

Y TẾ VỚI BỆNH NHÂN TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ

Giới thiệu về nội dung nghiên cứu:

Ngày đăng: 23/05/2023, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w