CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
1 Khái niệm chung về ngành công nghiệp ô tô
1.1 Khái quát chung về ngành công nghiệp
- Khái niệm công nghiệp theo nghĩa là một ngành kinh tế: Một nghĩa rất phổ thông của công nghiệp là “ hoạt động kinh tế qui mô lớn, sản phẩm ( có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng húa” Theo định nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyờn sõu khi đạt được một qui mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang,cụng nghiệp ô tô, công nghiệp bỏo chớ…
1.2 Khái niệm ngành công nghiệp ô tô
- Xe hơi hay ô tô là loại phương tiện giao thông chạy bằng bỏnh cú chở theo động cơ của chính nó Tên gọi ụ-tụ được nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng Pháp xuất phát từ từ auto (tiếng Hy Lạp, nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng La Tinh, nghĩa là vận động) Từ automobile ban đầu chỉ những loại xe tự di chuyển được gồm 'xe không ngựa' và 'xe có động cơ' Còn từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các loại có 4 bỏnh Cỏc kiểu khác nhau của xe hơi gồm các loại xe, xe buýt, xe tải Tới năm 2005 có khoảng 600 triệu xe hơi trên khăp thế giới (0,074 trên đầu người).
Khi lần đầu tiên ra mắt, xe hơi được hoanh nghênh như một (phương tiện) cải tiến về môi trường so với ngựa Trước khi nó ra mắt, ở Thành phố New York, hơn 10.000 tấn phân hàng ngày được dọn khỏi các đường phố Tuy nhiên, năm 2006, các xe hơi là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ trên khắp thế giới
- Công nghiệp xe hơi là ngành sản xuất, chế tạo, lắp ráp để tạo ra sản phẩm là xe hơi hoàn chỉnh Ngành công nghiệp xe hơi bao gồm cả: công nghiệp phụ trợ: sản xuất linh phụ kiện, chi tiết mỏy…phục vụ cho ô tô; nghiên cứu cải tiến,chế tạo, phát minh ra kiểu dỏng cỏc loại xe mới; lắp ráp xe hơi; các dịch vụ chăm súc;…cụng nghiệp xe hơi bị thống trị bởi một số lượng khá nhỏ các nhà sản xuất, những nhà sản xuất lớn nhất (theo con số xe sản xuất ra) hiện là General Motors, Toyota và Ford Motor Company Ngành công nghiệp ô tô thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán tất cả các loại xe cộ Trong năm 2007, hơn 73 triệu ô tô các loại gồm xe du lịch và xe thương mại được sản xuất ra trên toàn thế giới Trong tổng số 71,9 triệu ô tô mới được bán ra trên toàn thế giới có 22,9 triệu ờ Châu Âu, 21,4 triệu ở Châu Á Thái Bình Dương, 19,4 triệu ở Mỹ và Canada, 4,4 triệu ở Châu Mỹ La tinh, 2,4 triệu ở Trung Đông và 1,4 triệu ở Châu Phi Các thị trường ở Bắc Mỹ và Nhật Bản đã chững lại, trong khi đó, thị trường ở Nam Mỹ và Châu Á phát triển rất mạnh. Trong các thị trường chính, Nga, Braxin, Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy sự phát triển nhanh nhất Một số tên hiệu xe hơi nổi tiếng: Volkswagen, Mercedes, Opel, BMW, Audi, Ford, Renault, Toyota, Skoda, Peugeot, Citroen, Fiat, Mazda, Seat, Nissan, Hyundai, Honda, Kia, Volvo, Mitsubishi, Suzuki, Smart, Mini (BMW), Chevrolet, Porsche, Alfa Romeo, Daihatsu, Chrysler, Subaru, Land Rover, Dacia, Jeep, Saab, Lexus, Jaguar, Ssangyong, Lancia, GM, Sonstige, Gesamt.
2 Phân loại ngành công nghiệp ô tô theo cách phân loại cỏc dũng xe ô tô
Mỗi dòng xe ô tô, loại xe ô tô đều có hình dáng, kích thước, công dụng và đặc tính khác nhau nên việc sản xuất cũng đòi hỏi công nghệ cũng như khoa học kỹ thuật khác nhau Với những đòi hỏi riêng cho từng loại xe nên có thể dựa vào việc phân loại cỏc dũng xe để phân loại ngành công nghiệp ô tô theo việc sản xuất, lắp ráp cỏc dũng xe đó Cụ thể như sau:
2.1 Phân loại theo phân loại về thân xe (body)
Thân xe cơ bản được chia thành 3 phần: Khoang máy; khoang người ngồi; khoang để hành lý.
Có nhiều kiểu thân xe khác nhau:
-Sedan Đây là kiểu thân xe có ba khoang riêng biệt, 4 cửa, 4-5 chỗ ngồi.
-Coupe: Đây là dòng xe 2 cửa thể thao, có 4 chỗ ngồi, luôn thể hiện được sức mạnh của động cơ.
-Lift back (Hatch back) Về cơ bản nó giống với coupe, là sự kết hợp khoang hành khách và khoang hành lý Lắp cốp đồng thời là cửa sau.
-Hardtop Cơ bản giống Sedan, nhưng không có khung cửa sổ, và cộ trụ cửa.
-Convertible Đây là một kiểu Sedan hoặc Coupe, nhưng nó có khả năng thu gọn mui lại thành một chiếc mui trần
-Pickup Đây là một loại xe tải nhỏ, có khoang máy kéo dài về phía trước ghế người lái.
-Van and wagon Kiểu xe này là sự kết hợp khoang hành khách và khoang hành ký, nó chứa được nhiều người và hành lý Khoang hành khách thông với khoang hành lý.
2.2 Phân loại theo ô tô sử dụng nhiên liệu động cơ
- Xe có động cơ sử dụng nhiên liệu xăng: Đây là loại xe có động cơ sử dụng nhiên liệu xăng, vì động cơ xăng là một sản phẩm có công suất lớn mà lại gọn nhẹ, lên được sử dụng rộng rãi trờn cỏc loại xe chở người.
- Xe có động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel: Đây là loại xe có động cơ sử dụng nhiên liệu dầu Diesel, động cơ Diesel là loại động cơ cú Mụmen xoắn lớn, mà vận hành lại kinh tế (dầu rẻ hơn xăng) vì vậy nó được sử dụng chủ yếu trên các xe tải và thể thao đa dụng
- Xe có động cơ lai (Hybrid): là loại xe được trang bị động cơ khác với các xe thông thường, có động cơ xăng và Mô tơ điện Vì động cơ xăng phát ra điện và nạp vào Ắc quy lớn, nên kiểu xe này không cần trang bị thêm một bình ắc quy tiêu chuẩn Môtơ bánh xe chạy với dòng điện 270V, còn dòng điện khác vẫn là 12V, khi xe chạy ở vận tốc thấp thì động cơ điện được kích hoạt, và khi ở vận tốc lớn thì động cơ xăng sẽ vận hành cho xe chạy đồng thời cho ông em động cơ điện ăn Trên một số xe được trang bị bộ phận hấp thụ năng lượng từ bánh xe vào một máy phát điện, nạp vào ắc quy khi ta sử dụng phanh Nhờ có sử phối hợp nhịp nhàng giữa hai loại động cơ nờn nú đó giảm đáng kể lượng khí thải ra môi trường và vận hành cũng rất kinh tế.
- Xe có động cơ sử dụng năng lượng điện. Đây là xe chỉ sử dụng đơn thuần một loại động cơ điện, điện được dự trữ trong một bình ắc quy lớn thường đặt dưới sàn xe, trên xe không có máy phát nên xe phải được sạc đầy trước mỗi chuyến đi Hệ thống điện dùng cho động cơ là 290V, cũn cỏc hệ thống khác là 12V
- Xe có động cơ sử dụng năng lượng từ pin nhiên liệu. Đây là xe chạy bằng động cơ điện, điện được tạo ra bởi phản ứng giữa Hydro và Oxy trong không khí, thải ra nước Vì chỉ thải ra nước, nên đây là loại xe sạch, khụng ụ nhiểm môi trường, dự đoán đây sẽ là loại động cơ của thế hệ sau.
3 Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô
3.1 Các giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp ô tô
3.1.1 Lịch sử hình thành công nghiệp ô tô thế giới Để có được một ngành công nghiệp ô tô phát triển rực rỡ như ngày hôm nay, ngành công nghiệp này đã trải qua một thời gian dài phôi thai mà những nền tảng đầu tiên chính là phát minh ra các loại động cơ Năm 1887, nhà bác học người Đức Nicolai Oto chế tạo thành công động cơ 4 kỳ và lắp ráp thành công chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới Có thể nói ô tô ra đời là sự kết tinh tất yếu của một thời kỳ nở rộ những phát minh trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên của nhân loại. Bởi ngay từ thế kỷ 13, nhà khoa học, triết học người Anh-Roger Bacon đã tiên đoán rằng “Rồi con người có thể chế tạo ra những chiếc xe có thể di chuyển bằng một loại sức kéo nhanh không thể tin nổi, song tuyệt nhiên không phải dùng những con vật để kộo”.Kể từ khi ra đời, ô tô đã dành được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhà khoa học, bác học vĩ đại Họ miệt mài nghiên cứu ngày đêm để không ngừng cải tiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ những chiếc xe thuở ban đầu thô sơ, kồng kềnh và xấu xí ngày càng trở nên nhỏ nhẹ hơn và sang trọng hơn Không lâu sau ô tô trở nên phổ biến, với những ưu điểm nổi trội về tốc độ di chuyển cao, cơ động, không tốn sức và vô số những tiện ớch khỏc, ô tô đã trở thành phương tiện hữu ích, không thể thiếu của người dân các nước công nghiệp phát triển và là một sản phẩm công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới Chính vì thế, theo lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới, năm đầu tiên của thế kỷ 20-năm
1901, trên toàn thế giới đó cú 621 nhà máy sản xuất ô tô xe máy, trong đó 112 ở Vương quốc Anh, 11 ở Italy, 35 ở Đức, 167 ở Pháp, 215 ở Mỹ và 11 nước khác. Tuy nhiên, mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành công nghiệp ô tô phải kể đến năm 1910 khi ông Henry Ford-Người sáng lập ra tập đoàn Ford Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ô tô hàng loạt trên qui mô lớn Vào những năm
1930 của thế kỷ 20, trước chiến tranh thế giới thứ 2, ô tô đã có được những tính năng kỹ thuật cơ bản Cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật thời đó, công nghiệp ô tô thế giới đã thực sự trở thành một ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu (từ trước chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản (trước chiến tranh thế giới thứ II) Hầu hết cỏc hóng sản xuất có tên tuổi trên thế giới như Ford, General Motor, Toyota, Mercedes-Benz đều ra đời trước hoặc trong thời kỳ này Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại bùng nổ, ô tô và công nghiệp ô tô cũng có những bước tiến vượt bậc. Những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng như vật liệu mới, kỹ thuật điện tử, điều khiển học, đã làm thay đổi cơ bản, bản thân ô tô và công nghiệp ô tô cả về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng như về quy mô kinh tế xã hội.
3.1.2.Các giai đoạn phát triển ngành công nghiệp ô tô thế giới
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của ô tô và ngành sản xuất ô tô thế giới, có thể thấy rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ô tô Quá trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới có thể chia làm 3 giai đoạn:
Trước năm 1945: Nền công nghiệp ô tô của thế giới chủ yếu tập trung tại Mỹ, sản lượng công nghiệp ô tô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp.
Giai đoạn 1945-1960: Sản lượng công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Tây Âu tăng mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ.
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH Ô TÔ Ở VIỆT NAM
Muốn phát triển được ngành công nghiệp ô tô thì yếu tố đầu tiên và tiên quyết đó là thị trường Thị trường có lớn, có tiềm năng thì mới hứu hẹn cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô Ở Việt Nam theo tính toán thì thị trường ụtụ rất tiềm năng với mức tiêu thụ có thể đạt 1 triệu xe/năm Nhưng thị trường vẫn chỉ ở dạng tiềm năng và không biết đến bao giờ mới thành hiện thực bởi vì chúng ta đang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ụtụ rất cao nhằm hạn chế tiêu dùng làm cho thị trường tăng trưởng chậm, còn chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ (trong đó cú ụtụ) mới được Bộ Công thương ban hành vào tháng 8/2007.
Lực lượng lao động (LLLĐ) cả nước tại thời điểm 1/7/2008 là 48,3 triệu người Cơ cấu lao động: lao động nam chiếm 50,7% LLLĐ, lao động nữ chiếm49,3% LLLĐ Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ của nước ta đang dần được nâng lên song vẫn có tới 75% LLLĐ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật Trong số lao động có chuyên môn, phần lớn vẫn là công nhân kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề dài hạn và trung học chuyên nghiệp (chiếm các tỷ lệ tương ứng là 7,3%, 4,4%, 1,6%, và 5,0% năm 2008) Tỷ trọng LLLĐ có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên chỉ chiếm 6,8% Ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao, tỉ mỉ, chi tiết Mặc dù thực tế nguồn nhân lực của chúng ta hiện nay chưa thực sự đáp ứng được toàn bộ nhu cầu cho ngành một cách tốt nhất, song: Con người người Việt Nam được cho là khéo tay có đầu óc sáng tạo, bản tính cần cù chăm chỉ học hỏi, thông minh, nhanh nắm bắt được công nghệ mới; mặt khác chi phí của nguồn nhân lực ở Việt Nam rẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp ô tô, và là môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI đầu tư cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam; đặc biệt là tập trung mạnh tại khâu lắp ráp Việc sản xuất tại công tại công đoạn này thường xuyên đòi hỏi một số lượng lớn lao động, do vậy, điều này sẽ cho phép giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Ngành công nghiệp ô tô là ngành cần một số lượng vốn rất lớn Đây là một đặc điểm nổi bật của ngành này Muốn xây dựng được ngành đó khó, phát triển được lại càng khó hơn Do vậy số vốn cần thiết để đầu tư vào ngành có thể nói là một con số khổng lồ Trong gần 20 năm qua có rất ít các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện cũng như chuyển giao công nghệ ụtụ vào Việt Nam Điều này rất khó khăn cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Ví dụ như: tập đoàn Ford trong năm 2004 đó tỡm địa điểm để đầu tư 1 nhà máy sản xuất động cơ ụtụ tại khu vực Đông Nam Á với số vốn là 400 triệu USD họ đã khảo sát tại nhiều nước trong đú cú Việt Nam nhưng sau đó lại quyết định đầu tư tại Philipines Mới đây cũng tập đoàn này đã đầu tư 500 triệu USD để sản xuất xe cỡ nhỏ tại Thái Lan chứ không phải là Việt Nam Tại Việt Nam họ chỉ có 1 dây chuyền lắp ráp công suất khoảng 10.000 xe/năm, đến nay có lẽ đã khấu hao hết Họ không chọn Việt Nam là vì chúng ta không hội đủ những điều kiện cần thiết Song không có gì là không thể, khi mà nguồn vốn đầu tư vào nước ta đang ngày một tăng lên,hay nói cách khác là Việt Nam đang thành công trong việc thu hút đầu tư từ nước ngoài, đực biệt là vốn đổ vào ngành công nghiệp ô tô ngày một tăng lên đáng kể.Trong bối cảnh như hiện nay, khi mà nền kinh tế thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, chúng ta không thể tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đó, song chúng ta đang dần dần hồi phục nền kinh tế Với môi trường kinh doanh hấp dẫn chúng ta vẫn cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực; tiềm năng phát triển trung và dài hạn của nền kinh tế nước ta vẫn tốt, thu phục được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài Vốn FDI vào Việt Nam tăng lên đáng kể, năm 2008 chúng ta có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký là: 64 tỷ USD (gấp hơn 3 lần so với năm 2007), cùng với nững chính sách ưu đãi từ chính phủ, với sự ưu ái của ngân sách nhà nước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai tươi sáng cho ngành ô tô khi mà vấn đề quan trọng là vốn đã được giải quyết.
4 Nhân tố khoa học công nghệ
Muốn có nền công nghiệp ô tô Việt Nam trưởng thành thì ngành này phải chế tạo được chiếc xe ô tô made in Vietnam chính hiệu khi có ít nhất 51% linh kiện chế tạo tại Việt Nam Muốn vậy, về cấu trúc, ngành ô tô bắt buộc phải tạo ra một hệ thống công nghiệp phụ trợ (chế tạo linh phụ kiện) ô tô đủ lớn về qui mô và có tính đồng bộ cao Các doanh nghiệp Nhà nước lớn do được Nhà nước cấp vốn nên đang đầu tư vào những dây chuyền sản xuất linh kiện khá tiên tiến từ các nước trong khu vực Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là khu vực cung cấp nguyên vật liệu như thép, hóa chất trong nước còn yếu kém nên chất lượng sản phẩm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các liên doanh Mô hình sản xuất của các doanh nghiệp này vẫn duy trì theo kiểu tích hợp sản xuất từ trước.
Một số ớt cỏc doanh nghiệp FDI có cơ sở sản xuất linh kiện (dập vỏ xe) với trình độ công nghệ tiên tiến (Toyota, Ford), nhưng các cơ sở này nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, không sử dụng nguyên vật liệu sản xuất trong nước Các doanh nghiệp còn lại không đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất linh phụ kiện tại Việt Nam mà chủ yếu nhập khẩu từ các Công ty mẹ hoặc các đối tác nước ngoài khác trong khu vực Có thể nói nhân tố góp phần quyết định sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã phần nào được giải quyết.
III SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
1 Xuất phát từ vai trò và vị trí của ngành công nghiệp ô tô trong nền kinh tế
Từ khi ra đời cho đến nay ngành công nghiệp ô tô luôn chứng tỏ vai trò tối quan trọng trong tất cả mọi lĩnh vực: không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của con người trong việc đi lại và luân chuyển hàng hoá mà còn đóng góp rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung Công nghiệp ô tô đã và đang là động lực tăng trưởng cho nhiều quốc gia.
Công nghiệp ô tô là một ngành có quy mô lớn mang lại thu nhập cao Tổng giá trị hàng hóa do ngành công nghiệp này tạo ra đã đạt tới những con số khổng lồ Ngành công nghiệp ô tô được xem là một ngành sản xuất vật chất, cung cấp phương tiện đi lại và vận chuyển tối ưu nhằm đảm bảo mạch máu lưu thông, thúc đẩy kinh tế phát triển Theo thống kê, 82% khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường ô tô và 75% hành khách đi lại bằng phương tiện cơ động này Như vậy, ở điểm này, ngành công nghiệp ô tô đã gián tiếp đóng góp vai trò không thể thiếu của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế của quốc gia và thế giới Ngoài ra, do đặc trưng gắn liền với thành tựu khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp ô tô có tác động thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển đặc biệt là các ngành tự động hóa, khoa học điện tử, công nghệ mới, hóa chất, cơ khí chế tạo,… từ đó thúc đẩy nhiều ngành, lĩnh vực liên quan cùng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại Bên cạnh đó, công nghiệp ô tô là khách hàng lớn nhất của nhiều ngành công nghiệp phụ cận như: kim loại, hóa chất, cơ khí, điện tử,… và tạo công ăn việc làm cho vô số lao động trong các ngành công nghiệp này.
Biểu đồ 1.3.1: Mô tả tác động của ngành công nghiệp ô tô đến nền kinh tế
(Nguồn: Vụ Công nghiệp Nặng, Bộ Công thương)
Rõ ràng sức ép phát triển ngành công nghiệp ụtụ trong nước là rất lớn Một mặt, khác, sự thành công của công nghiệp ụtụ trong nước cũng sẽ giúp tận dụng được thị trường còn tiềm năng lớn với dân số trong khoảng 10 năm tới đạt trên 100 triệu và có giá trị hàng chục tỷ USD Ở các nước công nghiệp tiên tiến, công nghiệp ụtụ là nguồn động lực phát triển cho các ngành công nghiệp khác Một xe ụtụ du lịch hiện đại có từ 20.000 – 30.000 chi tiết và tớnh trờn toàn thế giới thì ngành công nghiệp ụtụ tiêu thụ 77% cao su thiên nhiên, 50% cao su tổng hợp, 67% chì, 40% máy công cụ, 25% thủy tinh, 64% gang rèn, 20% các vật liệu bán dẫn (các linh kiện điện tử trong ụtụ con đã chiếm giá trị tới 1.000 USD, cao hơn cả giá trị của thép trong ụtụ) Hàng năm ở Nhật có 4,5 - 5,0 triệu xe ụtụ bị thải loại không sử dụng được, trong đó 75% phế liệu có thể tái chế được Đõy chính là một trong những lý do cơ bản để những năm 1990 Chính phủ cấp phép cho hàng loạt liên doanh ụtụ với sự tham gia của các tổng công ty công nghiệp hàng đầu trong nước Theo đó Chính phủ kỳ vọng Việt Nam sẽ có một ngành công nghiệp ụtụ phát triển mà một phần quan trọng nhờ quá trình chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn ụtụ thế giới, nhờ sự học hỏi của các tổng công ty.
2 Xuất phát từ yêu cầu của quá trình hội nhập và quốc tế hóa đời sông hiện nay
- Việt Nam, đất nước của hơn 85 triệu dân với mức tăng trưởng cao về kinh tế thì một viễn cảnh tươi sang của ngành công nghiệp ô tô là có thể Phát triển ngành công nghiệp này sẽ cho phép đất nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổi trội hiện nay như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực Đặc biệt, sẽ có những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp và dịch vụ mà Việt Nam đang rất cần như hóa dầu, thộp, phõn phối… Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày một nâng cao, thì nhu cầu đi lại của con người càng tăng Lúc ấy, ô tô trở thành sự lựa chọn hàng đầu, bởi khả năng cho trả và hệ thống cơ sở hại tầng đã không còn là vấn đề khó giải quyết nữa. Điều quan trọng nữa khi sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong nước, thậm chí là xuất khẩu sẽ làm thay đổi cán cân thương mại Theo tính toán của các chuyên gia Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, với nhu cầu về ụtụ tăng mạnh, nếu Việt Nam không có một ngành công nghiệp ụtụ thỡ vào năm 2020 mỗi năm sẽ phải chi khoảng 3 tỷ USD để nhập xe Như vậy có thể nói không riờng gỡ chúng ta mà nhiều quốc gia trên thế giới mong muốn có một ngành công nghiệp ụtụ mạnh.
3 Phát triển công nghiệp ô tô để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Nếu không có ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam sẽ khó đạt được mục tiêu đến năm 2020 trở thành quốc gia công nghiệp Công nghiệp ụtụ vốn được coi là xương sống của toàn ngành công nghiệp Bởi công nghiệp ụtụ hàm chứa rất nhiều những công nghệ cơ bản như chế tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn mẫu, vật liệu và điện tử Những công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác và công nghiệp ụtụ phát triển sẽ thúc đẩy những ngành công nghiệp như điện tử, luyện kim, hoá chất, nhựa cùng phát triển theo Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ụtụ phát triển sẽ tạo ra hàng triệu việc làm với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Theo tính toán với quy mô thị trường khoảng 500.000 xe/năm thì công nghiệp ụtụ sẽ tạo ra khoảng hơn 1 triệu việc làm với sự tham gia của hàng nghìn doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIÊP Ô TÔ Ở VIỆT NAM
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ụtụ Việt Nam thực sự được bắt đầu vào năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty ụtụ cú vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong và VMC Sau hơn 18 năm hình thành và phát triển, đến nay đó cú hơn 160 DN sản xuất lắp ráp ụtụ ra đời, trong đó có tới gần 50 doanh nghiệp lắp ráp ụtụ, và ước tính đến nay có khoảng 60 doanh nghiệp đang nộp hồ sơ xây dựng các nhà máy sản xuất lắp ráp ụtụ tại Bộ CN và con số này vẫn chưa dừng lại ở đây.
Như vậy, đến năm 2010 (sau hơn 3 năm khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO) tổng công suất thiết kế của ngành ô tô có thể lên đến 800.000 xe/năm Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) qui tụ 18 doanh nghiệp ( gồm 11 doanh nghiệp FDI và 6 doanh nghiệp nội địa), công suất thiết kế 245.000 xe/ năm, có thể coi là lực lượng nòng cốt Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị và phi lợi nhuận, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện của các nhà sản xuất ô tô được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam Được thành lập vào Ngày 03/08/2000 theo quyết định số 52/2000/QD-BTCCBCP của Ủy ban tổ chức và nhân sự Chính phủ (nay gọi là Bộ Nội vụ) Với: Tên đầy đủ là : "Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam "và tên giao dịch là: "VAMA"
Mục đích của Hiệp hội (VAMA):
- Khuyến khích sự phát triển và tiến bộ của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng và góp phần vào sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của cộng đồng nói chung.
-Đại diện và bảo vệ quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội.
- Bảo đảm và cải thiện quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người sử dụng xe trờn cỏc phương diện chất lượng, độ tin cậy, sự an toàn, việc bảo vệ môi trường, dịch vụ và bảo hành; tranh thủ và ứng dụng những thành tựu tiến bộ nhất của công nghệ ô tô cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
- Tham gia vào các chương trình nghiên cứu và phát triển về ô tô cũng như việc bảo đảm bảo vệ tốt môi trường tại Việt Nam
Các hoạt động chính của VAMA:
Kể từ khi thành lập vào năm 2000, VAMA luụn cú mối quan hệ chặt chẽ với các ban ngành đại diện của Chính phủ như Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, BộGiao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp, Phòng Đăng kiểm, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng,… trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và chính sách phát triển vì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ãHỗ trợ hoạch định chính sách ã Áp dụng khoa học kỹ thuật ã Bảo vệ môi trường ãHợp tác quốc tế
Bảng 2.1.1: Danh sách 18 thành viên VAMA
TT Tên công ty Tên nhãn hiệu
1 Công ty THH Ford Việt Nam Ford
2 Công ty HINO Việt Nam Hino
3 Công ty Isuzu Việt Nam Isuzu
4 Công ty ô tô Mekong Fiat, Ssanyong, Iveco
5 Công ty Liên doanh Mercedes Benz Việt Nam Mercedes-Benz
6 Công ty Toyota Việt Nam Toyota
7 Công ty Vietindo Daihatsu Daihatsu
8 Công ty ô tô Việt Nam Daewoo Dawoo, GM-Dawoo
9 Công ty liên doanh ô tô Hòa Bình Kia, Mazda, BMW
10 Công ty Việt Nam Suzuki Suzuki
11 Công ty liên doanh sản xuất ô tô Ngôi Sao Mitsubishi
12 Tổng công ty cơ khí giao thông Sài Gòn Samco
13 Công ty ô tô Trường Hải Kia, Dawoo, Foton,Thaco
14 Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp
15 Tập đoàn than Việt Nam Kamaz, Kraz
16 Doanh nghiệp tư nhân Xuõn Kiờn Vinaxuki
17 Công ty Honda Việt Nam Honda Vietnam
18 Tổng Công ty ô tô Việt Nam Vinamotor
( Nguồn: VnExpress, 23/8/2006 Ghi chú: các đơn vị có số thứ tự từ 12 đến 16 là doanh nghệp nội địa)
Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất: trước năm 1945
Trước năm 1945 xe ô tô sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn là xe của nước ngoài mang từ Pháp sang với cỏc mỏc xe nổi tiếng như Renault, Peugoet, Citroen Phụ tùng cũng được nhập 100% từ Pháp, chúng ta chỉ làm những chi tiết đơn giản như bulụng, ờcu…phục vụ cho sửa chữa xe Cỏc hóng của Pháp thành lập các gara vừa trưng bày bán xe, vừa tiến hành dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa
Giai đoạn thứ hai : từ 1945 đến 1975
Thời kỳ này chúng ta thực hiện chuyển đổi các nhà máy cơ khí trong quân đội sang làm nhiệm vụ sản xuất một số phụ tùng thay thế cho xe của Trung Quốc và Liờn Xụ đó viện trợ cho Việt Nam, có thể kể đến các Nhà máy ô tô 1/5, Nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo … Cho đến năm 1975 quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa không còn được như trước, làm ảnh hưởng đến việc hoàn chỉnh nhà máy và duy trì hoạt động sau này Cuối cùng chúng ta không tiếp tục sản xuất nữa Số lượng xe ô tô sử dụng ở Việt Nam trong thời kì này rất ít ỏi
Giai đoạn thứ ba: từ năm 1975 đến năm 1991 Ở Miền Bắc, các nhà máy của chúng ta xuống cấp nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phải đóng cửa và một số nhà máy như cơ khí Ngô Gia Tự 3-2 Còn ở miền Nam, chúng ta không có nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, chỉ có các xưởng sửa chữa và bán phụ tùng xe ngoại nhập Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi Để phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cần có nguồn vốn lớn,trang thiết bị, công nghệ hiện đại, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trình độ để có thể sử dụng tốt hệ thống trang thiết bị đó Song tại thời điểm này, việc chúng ta tự đầu tư toàn bộ trang thiết bị, công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất xe là điều không thể.Mặt khác, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiêm trong công tác quản lí, công tác đào tạo cán bộ cho ngành công nghiệp này Để làm được điều này song song với việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, chỳng ta đã ban hành một loạt các chính sách về ưu đãi đầu tư Nhờ vậy mà thị trường ô tô trong nước sôi động hơn, nhiều nhà đầu tư đã đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các hướng đầu tư có lợi nhất Tuy nhiên, thật đáng tiếc do thời kì này ta còn bị Mỹ cấm vận về kinh tế nờn cỏc hóng sản xuất xe hơi lớn của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu vẫn còn dè dặt trong việc quyết định có đầu tư tại Việt Nam Họ chỉ dám đầu tư gián tiếp thông qua một công ty châu Á nào đó Dù vậy đã tạo những tiền đề quan trọng cho việc thành lập các liên doanh lắp ráp ô tô tại Việt Nam thời gian sau đó.
Giai đoạn thứ tư: từ năm 1991 đến nay
Cho đến trước khi có mặt của các liên doanh lắp ráp ô tô, tại thị trường Việt Nam còn đang lưu hành 38.212 xe ô tô thuộc các thế hệ cũ như Gat, Lada, Zil, Volga Thế nên phải nói rằng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự hình thành và phát triển kể từ sau năm 1991 gắn liền với sự ra đời rầm rộ của các liên doanh của hầu hết cỏc hóng xe nổi tiếng trên thế giới như Ford, Toyota, Mercedes-Benz Như vậy, vai trò quan trọng trong bước đầu tạo dựng nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thuộc về các liên doanh trong khi đó vai trò của các doanh nghiệp ô tô trong nước của Việt Nam là hết sức mờ nhạt.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô nước nhà thông qua việc liên doanh, liên kết với nước ngoài Từ đây có thể thấy được rằng, nếu như quan điểm xây dựng công nghiệp ô tô Việt Nam thủa sơ khai là phải đi từ sản xuất phụ tùng cơ bản rồi nâng dần lên sản xuất ô tô đã không có tính thực tiễn thì nay đã được thay thế bởi con đường đi từ lắp ráp ô tô rồi tiến hành từng bước nội địa hoá sản xuất phụ tùng như các nước ASEAN và châu Á đã trải qua.
Như vậy, lịch sử hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã cho thấy sau bao năm chúng ta dò dẫm con đường phát triển ngành giờ đây con đường đú đó hiện rõ hơn và hứa hẹn một triển vọng sáng lạng trong một tương lai không xa.
2 Đặc điểm ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
- Nền công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời trong khi nền công nghiệp ô tô trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt 1 số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Đức…Xuất phát điểm thấp và chậm hơn rất nhiều so với sự phát triển chung của thế giới đã khiến cho ngành công nghiệp ô tô nước ta quá lạc hậu và kém xa về trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới Con đường để nước ta đạt đến trình độ phát triển cao để có thể bước ra trường quốc tế còn rất dài, rất xa và đầy cam go, thử thách.
- Nền công nghiệp ô tô Việt Nam được hình thành từ nền công nghiệp cơ khí lạc hậu nờn cỏc trang thiết bị máy móc để lại đều đó quỏ cũ và lỗi thời lạc hậu so với thời kỳ mới, trình độ đội ngũ cán bộ công nhân nhìn chung cũn quỏ nhỏ bé, đội ngũ lao động thực thụ được đào tạo trong ngành công nghiệp ô tô cũn quỏ mỏng và hạn chế, còn thiếu và chất lượng chưa cao nờn khú đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành Bên cạnh đó nền tảng của các doanh nghiệp ụtụ trong nước là những doanh nghiệp cơ khí lớn trước kia làm công việc sửa chữa đại tu xe, nay được bổ sung, nâng cao năng lực sản xuất Các doanh nghiệp này hầu hết được tổ chức theo hướng chuyên môn hoá một số chủng loại xe (xe tải, xe khách, xe chuyên dùng) với dây chuyền sản xuất đơn giản là gò, hàn, sơn, lắp ráp thiếu sự hợp tác lẫn nhau. Trang thiết bị phần lớn lạc hậu Trừ một vài doanh nghiệp có đầu tư lớn như Xuõn Kiờn, Trường Hải còn lại tổng giá trị tài sản mỗi doanh nghiệp không vượt quá 20 tỷ đồng
- Các doanh nghiệp còn cạnh tranh lộn xộn, chưa thực sự có quy củ và chuyên nghiệp Do thị trường kinh doanh chưa đủ lớn do đó chưa thực sự là sân chơi tiềm năng cho các doanh nghiệp Với các doanh nghiệp FDI ụtụ, trừ Công ty Hino sản xuất xe tải nặng, còn lại đều có thể tổ chức sản xuất bất kỳ sản phẩm nào Các doanh nghiệp này đại diện cho những nhà sản xuất lớn với bí quyết công nghệ khác nhau nên hầu như ít phối hợp với nhau mà cạnh tranh thiếu lành mạnh và công bằng.
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
1 Các nhân tố vi mô, vĩ mô
Suy thoái kinh tế toàn cầu tiến dần đến hồi kết Tiêu thụ ô tô đang tăng lên nhờ cỏc gúi kớch cầu khổng lồ của chính phủ Ngoài ra, dân số thị trường mới nổi tăng và sự giàu lên ở các thị trường này cũng đẩy giá tăng lên Hai yếu tố này sẽ hậu thuẫn cho sự tăng trưởng lâu bền của ngành ô tô Các nhà phân tích thị trường ụtụ của nhiều nước vừa đưa ra nhận định, sau khi hồi phục trong năm 2009, sức tiêu thụ ụtụ trờn toàn cầu có thể đạt mức tăng ấn tượng trong năm 2010, do kinh tế thế giới được dự đoán sẽ tăng trưởng trở lại với tốc độ 3% và chính sách tín dụng được nới lỏng Các nước cùng lúc đưa ra chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn đã góp phần phục hồi kinh tế toàn cầu, giải quyết vấn đề cho vay mua xe hơi Lượng tiêu thụ xe hơi trong năm 2010 sẽ tiếp tục tăng Thực tế cũng đã cho thấy, tình hình sản xuất, kinh doanh của các hãng xe hơi đang khởi sắc sau một thời kỳ ảm đạm Theo kế hoạch, năm 2010, cỏc hóng xe trên toàn cầu dự kiến bán ra thị trường 53,35 triệu xe các loại Trong đó có 15,67 triệu chiếc được bán tại châu Âu Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiêu thụ khoảng 19,54 triệu chiếc Con số này ở thị trường Mỹ và Canada là 13,88 triệu chiếc Khu vực Mỹ Latinh tiêu thụ 4,62 triệu xe Những thị trường có mức tăng nhu cầu tiêu dùng xe hơi là Trung Quốc, Nga, Brazil và Ấn Độ. Thị trường khu vực châu Á và Mỹ Latinh nói chung cũng đạt mức cầu cao
Việt Nam là một nước có nền kinh tế năng động trong khối ASEAN, tiềm năng tăng trưởng kinh tế rất lớn Đặc biệt, sau 20 năm đổi mới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt trên 6%, trở thành một trong những nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất kể từ năm 2000 đến nay Việt Nam có quá trình cải cách mở cửa mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện Quan trọng hơn, những thay đổi về mặt thể chế (cởi bỏ điều tiết đối với nền kinh tế, chuyển đổi căn bản từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường) đã góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam Dự báo
“lạm phát năm 2010 sẽ cao hơn mục tiêu đề ra của Việt Nam” do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố, đã xuất hiện những lo ngại lớn về phát triển kinh tế của Việt Nam những năm tới Rủi ro về bất ổn của nền kinh tế vĩ mô tăng lên Thâm hụt tài khoản vãng lai cao, đạt mức 9,7% GDP vào năm 2009 và 9,4% năm 2010 Trong khi tính minh bạch, trách nhiệm giải trình đối với phân bổ nguồn lực trong gói kích thích tài khóa vẫn còn nhiều tranh cãi, Việt Nam có thể gặp phải vấn đề nợ xấu tăng lên trong năm 2010 Tốc độ tăng trưởng tớnh trờn một lao động của Việt Nam tăng nhanh, từ 3,5% mỗi năm trong thập kỷ 90 lên 5,3% những năm 2000 Hiện, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số “vàng” nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp, hệ thống giáo dục tụt hậu so với nhu cầu thực tế Chênh lệch giữa cung và cầu lao động theo lĩnh vực ngành/lĩnh vực lớn thực sự là trở ngại đối với sự phát triển của Việt Nam. Phát triển sẽ càng khó khăn hơn khi các thị trường nhân tố sản xuất như vốn, đất đai chưa được hoàn thành Trên con đường phát triển, Việt Nam đã xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn Vấn đề thể chế đó cú một vài cải thiện, nhưng năng lực thể chế vẫn là trở ngại chủ yếu, cản trở sự phát triển bền vững của Việt Nam Việt Nam cần thận trọng cân nhắc liều lượng của các chính sách kinh tế vĩ mô (chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá hối đoái) được đưa vào thực hiện Các cơ chế, thể chế cần mang tính độc lập, minh bạch với tầm nhìn rộng lớn, chuyên nghiệp Các chính sách này cần được bổ trợ bằng các biện pháp ở cấp vi mô, chẳng hạn như hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã làm quen với việc tạo ra những thay đổi chính sách nhanh hơn, coi việc thực thi, phản biện cỏc cỏc cơ chế, thể chế là cốt lõi Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu gây hậu quả lớn, đòi hỏi rà soát nghiêm túc mô hình phát triển hiện nay của Việt Nam Điều này sẽ giúp Việt Nam phân bổ nguồn lực hiệu quả trong từng thị trường và giữa các thị trường với nhau đồng thời duy trì tính nhất quán với định hướng phát triển nền kinh thế nhiều thành phần ở Việt Nam Dự án
“Chia sẻ tri thức” dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm theo thời kỳ
2010 – 2019 là 6,51%, trong đó, tốc độ 5 năm đầu tiên là 67,9%/năm và 5 năm tiếp theo là 6,51%/năm Sẽ rất rủi ro nếu quá trình hoạch định chính sách không theo sát thực tế, Việt Nam cần tạo cho được thể chế mang tính độc lập, minh bạch với tầm nhìn rộng lớn hơn Như vậy, có thể nói tình hình kinh tế đang ủng hộ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển, song các chính sách về thuế lại không được thuận lợi cho ngành Nhưng chúng ta hãy tin tưởng và hi vọng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước, sẽ có một ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trưởng thành trong tương lai gần.
Bộ Công Thương và Hiệp hội Các nhà sản xuất ụtụ Việt Nam (VAMA) đã đề cập đến một khái niệm mới về quá trình phát triển ngành ụtụ Việt Nam là motorization Về nội hàm, motorization diễn tả quá trình “ụtụ húa” trong diễn trình phát triển chung của nền kinh tế - xã hội Theo đó, một giai đoạn bùng nổ ụtụ, trong đó trọng tâm là các loại xe con dưới 10 chỗ ngồi, là khó tránh khỏi Dự báo của Bộ Công Thương cho rằng giai đoạn bùng nổ ụtụ sẽ đến trong khoảng từ năm 2020 –
2025 Chi tiết, quá trình ụtụ húa tại Việt Nam sẽ diễn ra với 5 giai đoạn:
- Giai đoạn trước motorization, khi tỷ lệ xe con trên đầu người đạt mức trung bình dưới 50 xe/1.000 dân.
- Tiếp theo là giai đoạn motorization: ụtụ trở nên phổ biến, trung bình cú trờn
- Giai đoạn thứ ba - motorization bão hòa: trung bình mỗi gia đình có một xe và đạt tỷ lệ trung bình 250 xe/1.000 dân.
- Giai đoạn thứ tư - motorization đa sở hữu: các gia đình bắt đầu mua chiếc xe thứ hai, trung bình 400 xe/1.000 dân.
- Cuối cùng là giai đoạn motorization đa sở hữu bão hòa: các gia đình có nhiều hơn một xe, tỷ lệ đạt 500 xe/1.000 dân.
Với giai đoạn bùng nổ ụtụ này, nhu cầu về các loại xe con đối với đời sống người dân, đối với nhu cầu phát triển kinh tế là rất lớn và cần được đáp ứng Vì vậy, các chuyên gia đã đặt ra yêu cầu phát triển cho bằng được ngành công nghiệp ụtụ nội địa, trong đó sản xuất xe con là một trong những trọng tâm Hiện tại đã là năm
2010, để đến mốc 2020 chúng ta không còn nhiều thời gian nữa Bên cạnh đó, sức ép nhập khẩu từ các nước ASEAN không còn lớn như trước bởi trình độ sản xuất ụtụ của các nước trong khu vực không có quá nhiều khác biệt Thực tế xe hơi nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu từ nguồn châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc hoặc Trung Đông Chưa kể lộ trình cắt giảm thuế quan theo nội dung cam kết gia nhập WTO đang tạo sức ép ngày càng lớn lên các ngành sản xuất trong nước, trong đó cú ụtụ Từ những sức ép đú, cỏc chuyên gia của Bộ Công Thương đã cảnh báo rằng nếu không kịp phát triển sản xuất trong nước với cỏc dũng sản phẩm đủ sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá bán, sau 10 năm nữa có thể Việt Nam sẽ phải chấp nhận chi đến 12 tỷ USD/năm để nhập khẩu ụtụ Sức ép từ chính bản thân ngành đã nặng nề hơn bao giờ hết Để đạt được nững mục tiêu đã đề ra thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải có bước nhảy lớn.Khi giai đoạn bùng nổ ô tô đang đến gần, không thể chỉ cần mình ngành công nghiệp ô tô phát triển mà đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ giữa các ngành liên quan: công nghiệp phụ trợ, các ngành phụ trợ, dịch vụ, ngành giao thông vân tải,đặc biệt là từ phía Chính phủ cần có chính sách phát triển hợp lý thông qua thuế,chiến lược phát triển, qui hoạch ngành…
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT
1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
1.1 Qui mô ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Nếu như hơn chục năm về trước nói đến các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam chúng ta chỉ có thể nhắc đến các doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô với quy mô nhỏ, thì giờ đây chúng ta đã hình thành hai khối doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô với đầy đủ diện mạo Năm 1991 với những đổi mới trong chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ Việt nam, liên doanh sản xuất ô tô đầu tiên - Công ty ô tô Mờkụng được thành lập Đây được cũng được coi là năm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Ngay sau thời gian đó, quy mô ngành công nghiệp ô tô đã liên tục được mở rộng thông qua việc gia nhập ngành của một loạt các doanh nghiệp liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô của hầu hết các nhà sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới Sau gần 20 năm kể từ dấu mốc lịch sử ấy, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không phải chỉ là một vài cái tên của các doanh nghiệp nước ngoài mà bây giờ số lượng các doanh nghiệp đã tăng đáng kể và cũn cú sự góp mặt của cá doanh nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của công nhân Việt Nam, hay nói cách khác chúng ta đã chạm tay được vào khoa học tiên tiến của thế giới Năm 2010, Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp, sản xuất lắp ráp, sửa chữa ụtụ và sản xuất thiết bị, phụ tùng ụtụ, các dịch vụ hậu mãi, trong đó:
64 doanh nghiệp trong nước sản xuất, lắp ráp ụtụ và chế tạo phụ tùng Trong đó có 4 doanh nghiệp lớn của nhà nước được chính phủ hỗ trợ đáng kể:Tổng Công ty Công nghiệp ễtụ Việt Nam - Vinamotor, Tổng Công ty Than Việt Nam - Vinacoal, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp - Veam, Tổng Công ty
Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn - Samco.
11 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài - liên doanh
Tổng vốn pháp định hiện tính đến năm 2009 hơn 400 triệu USD, đạt 74% tổng vốn đầu tư theo giấy phép
Tổng vốn đầu tư thực hiện tính đến năm 2005: Khoảng 536 triệu USD
Tổng vốn đầu tư (tính đến năm 2009): 700 triệu USD
Tổng công suất thiết kế đến năm 2009 đạt gần 200.000 xe/năm Đến nay các liên doanh này sản xuất chỉ đạt trên 30% công suất, tập trung chủ yếu vào lắp ráp Trong khi đó, khối doanh nghiệp trong nước chủ yếu tập trung vào sửa chữa Số ít các công ty đầu tư sản xuất, đóng mới xe: Samco, Công ty ụtụTrường Hải (Kia, Daewoo, Foton, Thaco), Veam, Vinacoal, Vinamotor, Công ty tư nhân Xuõn Kiờn
Như vậy, hầu hết các nhà sản xuất xe hàng đầu của ba trung tâm sản xuất ô tô trên thế giới là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đều đã có mặt ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 700 triệu USD và tổng số vốn pháp định lên đến trên 400 triệu USD và tổng công suất thiết kế đạt khoảng gần 200.000 xe/năm Có thể núi, cỏc doanh nghiệp liên doanh có vai trò chủ chốt trong ngành công nghiệp ô tô thông qua việc mở rộng quy mô ngành từ chỗ con số không tiến tới thừa sức đáp ứng nhu cầu ô tô trong nước Ngoài ra, đóng góp vào quy mô ngành công nghiệp này còn phải kể đến các doanh nghiệp trong nước mà phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước như Transinco, Veam, Tcty Than,…mặc dù với vai trò hết sức khiêm tốn Cho đến nay, chúng ta có hơn 64 doanh nghiệp trong nước tham gia vào lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, tuy nhiên với sản lượng chưa đáng kể, công nghệ còn lạc hậu thua xa các liên doanh với số vốn đầu tư nước ngoài dồi dào Hiện nay, ở Việt Nam đã dần hình thành được 2 cụm công nghiệp ô tô tại khu vực miền Bắc và miền Nam Điều này đã phần nào thể hiện được sự nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam
1.2 Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Thị trường ụtụ VN đang được xem là quá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước với tốc độ tăng trưởng 15 - 20%/ năm và dự kiến sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới Nếu so với Thái Lan, quốc gia có ngành ô tô phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, mức tiêu thụ 200.000 xe của Việt Nam trong năm 2008 vẫn chưa thấm vào đâu Nhưng nếu xem xét trong điều kiện mặt bằng giá ô tô tại Việt Nam đắt hơn gần hai lần so với Thái Lan và 2,5-3 lần so với các nước phát triển, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 chỉ hơn 1.000 đô la Mỹ/năm, thì con số kể trên vẫn rất đáng kể Trong những năm qua, tuy có những thời điểm trồi sụt, nhưng nhìn chung thị trường ô tô Việt Nam vẫn phát triển rất mạnh Chỉ riêng 10 tháng đầu năm
2008, lượng xe bán ra thị trường đã tăng gần 1,5 lần so với mức tiêu thụ của cả năm
2007 và gấp ba lần so với năm 2006 Đây là sự phát triển rất ấn tượng Nếu giá ô tô giảm một nửa so với hiện nay, tương đương mặt bằng giá của Thái Lan, sức tiêu thụ của thị trường sẽ không chỉ tăng gấp đôi, mà có thể là gấp ba, bốn lần Với tình hình kinh tế đang dần hồi phục, cùng với gúi kớch cầu của nhà nước và tâm lý tiêu dùng tốt của người dân thì Việt Nam là thị trường nhiều tiềm năng đối với ngành công nghiệp ô tô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam sẽ còn cao và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới Khi đó, qui mô ngành cũng như trình độ khoa học cũng phải phát triển để theo kịp tình hình mới
Bảng 2.3.1: Lượng ô tô lưu hành giai đoạn 1990-2009
Năm Tổng số (xe) Tăng hàng năm (xe) Tốc độ tăng (%)
(Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và Hiệp hội VAMA)
2 Sản lượng và cơ cấu sản phẩm của ngành ô tô Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất ụtụ Việt Nam thì 11 liên doanh lắp ráp ụtụ ở Việt Nam năm 2002 đã sản xuất 26.706 xe ụtụ bao gồm 37 loại xe thuộc
16 nhà sản xuất ụtụ thế giới khác nhau Nhưng tính đến năm 2009, Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đó cú 18 thành viên, và đây không còn là sân chơi riêng cho các liên doanh nữa, mà các doanh nghiệp Việt Nam đã chính thức tham gia vào lĩnh vực sản xuất đầy khó khăn này Số lượng vốn đầu tư đã tăng lên đáng kể, các doanh nghiệp
VN đã từng bước tạo dựng thương hiệu và gây dựng lòng tin với người tiêu dùng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VAMA)
Qua bảng số liệu, đẽ dàng nhận thấy; trong thời gian áp dụng biểu thuế cũ từ năm 1999 đến năm 2003, tốc độ tăng sản lượng của Hiệp hội sản xuất ụtụ tăng, đỉnh điểm vào năm 2003 Năm 2004, với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước theo lộ trình đã công bố và hiện tượng cỏc liờn doanh tăng giá bán theo thuế đã làm cho sản lượng sản xuất và lượng xe tiêu thụ giảm, nhưng mức độ không nhiều Nghị định 12/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cho phép nhập khẩu ụtụ đã qua sử dụng chính thức có hiệu lực vào 1/5/2006 cùng với việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu ụtụ nguyờn chiếc và linh kiện, phụ tùng ụtụ 1/1/2006 đã tác động làm giảm nhu cầu ụtụ người tiêu dùng trong nước vì kỳ vọng vào xe cũ được nhập khẩu có giá thấp, trong khi đó một số liên doanh bắt đầu cắt giảm công nhân, giảm sản lượng Nhưng việc phê duyệt biểu thuế nhập khẩu đối với xe ụtụ cũ của Thủ tướng Chính phủ mà theo đó xe ụtụ cũ không thực sự có giá thấp hơn so với xe sản xuất trong nước nờn cỏc liên doanh chuẩn bị có kế hoạch tăng giá bán xe của mình Một số liên doanh còn dự định trở thành nhà nhập khẩu ụtụ cũ Theo cam kết trong WTO, đến năm 2014, thuế nhập khẩu các loại ô tô sẽ phải giảm xuống 70% và đến 2017 thuế nhập khẩu ô tô chở người sẽ là 47% Riêng trong khuôn khổ AFTA, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đối với các loại ô tô từ chín chỗ ngồi trở xuống vào 2018 Nếu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn tiếp tục giữ nguyên mức như hiện nay, mặt bằng giá ô tô sẽ giảm mạnh và đây sẽ là cỳ hớch quan trọng để thúc đẩy thị trường ô tô phát triển
Về cơ cấu các loại xe ụtụ: Cỏc liên doanh tại Việt Nam hầu hết tập trung vào sản xuất và lắp ráp các loại xe con và xe khách dưới 24 chỗ, sản xuất ít xe tải dưới 2 tấn Theo ước tính, các doanh nghiệp FDI này đưa gia thị trường khoảng 35 chủng loại xe khác nhau, năm nào cũng có mẫu xe mới Mặt khác, chủng loại các xe cũng không cũn bú hẹp ở một số cái tên nữa, bây giờ người dân VN có thể tha hồ lựa chọn cho mình chiếc xe thật ưng ý Cách đây không lâu xe ô tô được coi là mặt hàng xa xỉ, thì tính đến thời điểm hiện tại ô tô đã trở thành hàng hóa mà nhiều người có thể mua được, không nhất thiết phải có thật nhiều tiền mới có được.
3 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 3.1 Qui mô và năng lực sản xuất
Năm 1991, liên doanh lắp ráp ụtụ đầu tiên ra đời tại Việt Nam là Công ty Liên doanh Sản xuất ễtụ Hòa Bình (VMC) Từ thời gian này cho đến nay, số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này liên tục tăng, thu hút lượng lớn vốn đầu tư.
Bảng 2.3.4: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài lắp ráp ô tô ở Việt Nam (theo VAMA)
Công ty Quốc gia Loại công ty Thời gian bắt đầu Năng lực
Daewoo Hàn Quốc Chế tạo 1995 10.500 Hà Nội
Daihatsu Nhật Bản Chế tạo 1996 2.000 Hà Nội
Daimler Benz Đức Chế tạo 1996 10.000 TP HCM
Ford/Mazda Mỹ Chế tạo 1997 14.000 Hà Nội
Hino Motor Nhật Bản Chế tạo 1997 1.760 Hà Nội
Isuzu Nhật Bản Chế tạo 1997 10.000 TP HCM
Mekong Hàn Quốc Lắp ráp 1992 5.000 TP HCM
Mitsubishi Nhật Bản Chế tạo 1995 5.000 TP HCM
Nissan Nhật Bản Chế tạo 1998 1.000 Đà Nẵng
VMC Việt Nam Lắp ráp 1991 20.000 Đà Nẵng
Toyota Nhật Bản Chế tạo 1996 5.000 Hà Nội
Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất ụtụ Việt Nam (VAMA) ra đời năm 2000 gồm
11 liên doanh, đến nay có 17 thành viên chủ yếu tập trung ở 2 vùng Đồng bằng Sông Hồng với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 11 liên doanh hầu hết chọn cụm công nghiệp Hà nội - Thỏi Nguyờn - Hải Phòng và cụm công nghiệp Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương nhằm tận dụng các thế mạnh về giao thông, sức tiêu thụ, nhân lực
Bảng 2.3.5: Thị trường ô tô chia theo các hóng
Hãng Sản lượng (cái/năm) Thị phần (%) Tốc độ tăng (%)
3.2 Trình độ khoa học công nghệ
Hầu hết các liên doanh mới dùng ở công nghệ lắp ráp ở dạng CKD1 và CKD2 với các dây chuyền công nghệ gần giống nhau hoặc ở dạng IKD giá trị tỷ lệ nội địa hoá sản xuất thấp; trình độ lắp ráp đạt mức trung bỡnh so với các nước trong khu vực, 90% bộ linh kiện được nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc đối tác của các liên doanh ở các nước trong khu vực.
Các công ty nội địa không chú trọng đến đầu tư dây chuyền sản xuất linh kiện, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực Các hoạt động này mới mà chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho lắp ráp Các liên doanh đại diện cho các nhà sản xuất ụtụ trờn thế giới với bí quyết công nghệ khác nhau nên không có sự hợp tác sản xuất.
Bốn Tổng công ty được Nhà nước hỗ trợ vốn hiện đang đầu tư đầu tư hoặc khai thác các dây chuyền sản xuất kín Dây chuyền này được đầu tư và trang bị đồng bộ từ khâu tiếp nhận bộ linh kiện tổ chức lắp ráp cụm, lắp ráp tổng thành, hệ thống sơn sấy, băng thử kiểm định, kiểm tra sản phẩm, hiệu chỉnh hoàn thiện đến bàn giao sản phẩm cho khách hàng đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất (đối tác) Một số đơn vị có công nghệ lạc hậu, không đạt tiêu chuẩn cuả QĐ115 Các dự án mới được triển khai theo quy hoạch có trình độ công nghệ khá hiện đại được chuyển giao từ Hàn Quốc, Nga Transico là nhãn hiệu xe của Vinamotor được sản xuất từ dây chuyền công nghệ của Daewoo
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
1 Cơ hội cho sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Việt Nam là một thị trường khổng lồ có thể hấp dẫn nhiều tập đoàn ô tô quốc tế Vì: Theo các dự đoán của viện Goldman–Sachs và ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam là nước có kinh tếphát triển mạnh nhất vùng Á châu trong giai đoạn từ đây đến năm 2025 Với đà phát triển 7 – 8% mỗi năm, GDP năm 2013 củaViệt Nam sẽ tương đương với GDP của Philippines 2006, và năm 2017 GDP của Việt Nam sẽ tương đương với GDP Thái Lan năm 2006 Năm 2006, số xe của Philippines là 2,5 triệu và Thái Lan có 5,2 triệu Số xe Việt Nam năm 2007là 0,7 triệu.Và số lượng xe ô tô ở Việt Nam mới chỉ đạt 8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân,
Mỹ 682 xe/1.000 dân Ta có thể so sánh giữa Việt Nam và CHLB Đức như sau: Hai nước có diện tích gần như nhau (khoảng 330.000 km2), dân số gần như nhau (khoảng 86triệu dân), nhưng số lượng ô tô ở Việt Nam là khoảng 670.000 chiếc và
18 triệu xe gắn máy, trong khi đó, ở Đức có 52 triệu ô tô và khoảng 7 triệu xe gắn máy, diện tích mặt bằng sử dụng 8 xe gắn máy bằng 1 xe ô tô, nhưng họ vẫn có chỗ đậu xe, và giao thông đâu có ùn tắc hay ô nhiễm ! Dĩ nhiên việc so sánh giữa một nước đang phát triển như nước ta với một nước phát triển như nước Đức là khập khiễng, nhưng Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, tức là chỉ 10 năm nữa, phải trở thành một nước phát triển Như vậy, trên lý luận thuần kinh tế, thị trường ô tô Việt Nam có tiềm năng phát triển gần 2 triệu xe trong 5 năm tới và nếu phát triển hạ tầng cơ sở theo kịp phát triển kinh tế, thị trường ô tô Việt Namsẽ lên tới 5 triệu xe trong 10 năm tới
Xem xét doanh số năm 2004: Trung Quốc 50 tỉ USD, ASEAN 10 tỉ USD và Ấn Độ 6,7 tỉ USD; theo dự đoán Ấn Độ sẽ tăng lên 15 tỉ USD vào năm 2015 Ấn Độ và Trung Quốc có chính sách bành trướng mạnh và cuộc cạnh tranh sẽ rất kịch liệt vào khoảng năm 2012 khi Trung Quốc sẽ có thặng dư sản xuất 3 triệu xe và khi các mẫu xe nhỏ như Tata Nano của Ấn Độ với giá 2.000 USD tung ra khắp thị trường thế giới Để có chỗ đứng trước hai anh khổng lồ này, các nước thành viên ASEAN cần phải liên hiệp Trong bối cảnh này, Việt Nam có thể phát triển một ngành công nghiệp phụ tùng cung cấp cho các cơ sở thiết kế và sản xuất ô tôASEAN, đặc biệt là cho Thái Lan.
Mặc dù hiện tại những tiềm năng này còn bị hạn chế bởi khả năng phát triển hạ tầng cơ sở Năm 2005, với 550 USD/đầu người mỗi năm, Việt Nam có trung bình 1 xe cho 156 người Nhưng theo thống kê quốc tế, những nước có GNP/đầu người ở mức độ từ 500 – 1.000 USD có trung bình 1 xe cho 37 người Như vậy tiêu thụ ô tô ở Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng Do vậy Việt Nam có nhiều khả năng để lôi cuốn đầu tưđại quy mô của các tập đoàn quốc tế.
Với kế hoạch sản xuất phụ tùng ở các nước có chi phí sản xuất thấp của các tập đoàn Âu – Mỹ và chính sách dùng 80% linh kiện sản xuất tại chỗ để cung cấp cho các cơ sở lắp ráp địa phương, công nghiệpphụ tùng có tiềm năng phát triển rất cao tại các nước vùng Á châu.
Nhận định rằng thị trường ASEANđược coi như là vùng đất của cỏc hóng xe Nhật với 73% thị trường Tỷ số này lên tới 93%, 95% và 82% tại các nước Indonesia, Thái Lan và Philippines Đây là một lý do mà các tập đoàn Âu – Mỹ chưa tập trung đầu tư vào ASEAN, vì sẽ phải trả giá rất đắt để phá phòng thủ của Nhật, lý do thứ hai là các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nga hiện đang quan trọng và phát triển nhanh hơn Nhưng khoảng năm năm nữa, khi Trung Quốc và Ấn Độ trở thành những nước xuất khẩu ô tô, ASEAN sẽ là một trong những vùng cạnh tranh quan trọng trên thế giới với sự có mặt của tất cả các cường quốc ô tô như Âu – Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc Đây có thể là một cơ hội thuận tiện của Việt Nam nếu từ đây tới đó chúng ta xây dựng được những yếu tố căn bản để phát triển công nghiệp ô tô, vì thị trường Việt Nam, giống nhưMalaysia, tương đối độc lập với cỏc hóng Nhật (Nhật chỉ nắm 46% thị phần ViệtNam và 31% ở Malaysia) Việt Nam và Malaysia có thể là những nơi để các tập đoàn Âu Mỹ chọn để nhảy vào ASEAN Volkswagen và Peugeot đã thương lượng với Proton của Malaysia để hợp tác phát triển, thương lượng không thành vì những đòi hỏi của Chính phủ Malaysia còn quá cao đối với cỏc hóng này Với một thị trường có tiềm năng rất cao và nếu có một kế hoạch tổng thể nhiều tham vọng,Việt Nam cũng có thể hấp dẫn một hay hai tập đoàn thực sự đầu tư để xây dựng một nền công nghiệp ô tôlàm đầu cầu ở vùng ASEAN Sự phát triển của hai ngành công nghiệp phụ tùng và lắp ráp ô tô không thể tách rời mà phải tiến hành song song Công nghiệp lắp ráp ô tô kéo công nghiệp phụ tùng và ngược lại, các tập đoàn ô tô chỉ đầu tư vào địa phương có khả năng cung cấp tại chỗ các linh kiện để lắp ráp Có một thị trường ô tô lớn là một yếu tố cần để ra khỏi vòng luẩn quẩn này Và Việt Namcó khả năng để làm điều đó.
2 Thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Nhìn vào thực tế thị trường Việt Nam, năng lực, nguồn vốn, công nghệ máy móc, thiết bị kỹ thuật, con người, phương thức đầu tư của các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay, việc phát triển ngành công nghiệp ô tô sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn Khó khăn lớn nhất lại xuất phát từ chính qui mô của ngành: Dù có mức độ tăng trưởng nhanh trong thời mấy năm qua cả về phương diện tiêu thụ sản phẩm lẫn phát triển hoạt động sản xuất, lắp ráp, tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp tham gia vào ngành sản xuất này nhưng tựu trung lại VN hiện vẫn chỉ có khoảng gần 200 doanh nghiệp trong nước sản xuất, lắp ráp và sửa chữa ụtụ, linh kiện, phụ tùng ụtụ.Trong dó khu vực DN Nhà nước có 4 Tcty làm nòng cốt cho ngành công nghiệp này gồm Tcty CN ụtụ, Tcty Máy động lực và máy nông nghiệp, Tcty Than, Tcty cơ khí ụtụ Sài Gòn Trong mấy năm gần đây xuất hiện thêm một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự đầu tư mạnh như ụtụ Trường Hải nhưng nhìn chung đến nay vẫn đều ở dạng lắp ráp là chính và sản phẩm chủ yếu vẫn là các loại xe tải, xe khách,buýt va xe chuyên dùng, chưa có một doanh nghiệp nào dầu tư vào lĩnh vực xe du lịch Tương tự, vẫn chỉ là công nghiệp lắp ráp khi nói về 11 liên doanh đang hoạt động tại VN, cho dù họ dã có mặt tại đây xấp xỉ một thập kỷ qua Các liên doanh chiếm hầu hết luợng xe du lịch lắp ráp và tiêu thụ tại VN ( Trong năm 2004, các liên doanh chiếm đến 90% ụtụ du lịch, tương ứng với hơn 44.000 xe) nhưng chỉ đạt khoảng 20% công suất Một yếu tú dỏng luu ý là không một liên doanh nào đạt chỉ tiêu NDH do Chính phủ đề ra và mặc dù tỷ lệ NĐH của từng liên doanh có khác nhau nhưng nhìn chung là quá thấp( khoảng 10 –15%) Quan trọng hơn, phần lớn nguyên vật liệu cho sản xuất phụ tùng NĐH đều phải nhập khẩu Về vấn đề này,một chuyên gia hàng đầu trong ngành khẳng định, nếu không tự chủ, nắm giữ dược nguyên vật liệu cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ụtụ thỡ khó có thể phát triển ngành này, nhất là thời điểm hiện nay và trong tương lai Nguyên vật liệu phải đi kèm với công nghệ mà hiện tại chúng ta đang thiếu cả hai Theo cam kết trong WTO, đến năm 2014, thuế nhập khẩu các loại ô tô sẽ phải giảm xuống 70% và đến 2017 thuế nhập khẩu ô tô chở người sẽ là 47% Riêng trong khuôn khổ AFTA, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đối với các loại ô tô từ chín chỗ ngồi trở xuống vào 2018 Tới lúc ấy, nếu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn giữ nguyên mức như hiện nay, mặt bằng giá ô tô sẽ giảm mạnh và đây sẽ là cỳ hớch quan trọng để thúc đẩy thị trường ô tô phát triển Tuy nhiên, đối với ngành lắp ráp ô tô trong nước, thời điểm 2017-2018 lại là một thách thức rất lớn Đến nay, ngành này vẫn còn tồn tại và phát triển được là nhờ vào hàng rào bảo hộ bằng thuế quan Với giá thành sản xuất như hiện nay, chắc chắn sẽ không doanh nghiệp nào có thể tồn tại, một khi thuế nhập khẩu xe từ những nước ASEAN được cắt xuống còn 0%.
Cản trở lớn nhất đối với sự phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam là thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ Sau nhiều năm áp dụng chính sách nội địa hóa bằng biện pháp hành chính, đến nay dự cú một số công ty tuyên bố đạt được tỷ lệ nội địa hóa 35-40% đối với một số dòng xe, nhưng nhìn chung ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô gần như vẫn là con số không Có thể nói, hình thành được ngành sản xuất linh kiện, phụ tùng mạnh là chìa khóa để ô tô chế tạo tại Việt Nam có giá thành mang tính cạnh tranh quốc tế Nhưng công nghiệp phụ trợ không thể phát triển với quy mô thị trường ô tô cũn quỏ nhỏ bé như hiện nay.
Như đã trình bày ở trên, thị trường ô tô Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn Nhưng tiềm năng này chỉ được đánh thức khi giá xe được đưa về mặt bằng giá chung của khu vực và thế giới Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách củaNhà nước Cho đến nay, chính sách đối với ngành ô tô vẫn còn mơ hồ Mặc dù các quan chức của Bộ Công Thương vẫn tuyên bố Việt Nam muốn xây dựng và phát triển ngành công nghiệp này nhưng chính sách về thuế lại đi ngược lại Việc áp đặt thuế suất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cao cũng đồng nghĩa với việc giới hạn sức phát triển của thị trường Điều này có thể xuất phá từ hai nguyên nhân: mạng lưới đường bộ kém phát triển nên phải hạn chế lượng xe tham gia giao thông và thuế đỏnh trờn ô tô đang là nguồn thu lớn cho ngân sách Một khi ô tô trở thành một ngành công nghiệp lớn, hiệu quả thu lại sẽ nhiều hơn gấp bội so với những thiệt hại trước mắt Bên cạnh đú, cỏc chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng nhiều lần khuyến nghị, Chính phủ khó mà cải thiện điều kiện yếu kém của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nếu không thu hút được khu vực tư nhân tham gia Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, thị trường ô tô phát triển sẽ là động lực quan trọng để tư nhân đầu tư mở rộng mạng lưới giao thông Ngoài ra, điều doanh nghiệp ngành ô tô cần ở Chính phủ là sự ổn định về chính sách và có chiến lược phát triển rõ ràng Những năm qua, chính sách đối với ngành này, nhất là thuế, thường xuyên thay đổi và khó dự đoán. Chính vì vậy, không nhà sản xuất nào có thể yên tâm để xây dựng những kế hoạch đầu tư dài hạn Hiện nay, tuy thị trường đang khởi sắc, nhưng rủi ro vẫn đang đe dọa. Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô non trẻ của Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức lớn từ yếu tố khách quan bên ngoài, đú chớnh là vấn đề nhiên liệu, vấn đề nan giải và nóng hổi không phải của riêng một ngành nào Năm 2008, khi giá dầu tăng lên chóng mặt, công nghiệp ô tô chịu sức ép từ nhiều phía, chi phí cho vật liệu thô và sự thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng Ngành công nghiệp này cũng đối diện với sự cạnh tranh từ bên ngoài đang tăng lên của yếu tố giao thông công cộng, khi người tiêu dùng xem xét lại việc sử dụng xe cá nhân của họ Gần một nửa trong số 51 nhà máy sản xuất các loại xe hạng nhẹ ở Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn trong năm tới, cùng với việc 200.000 người bị thất nghiệp, cao nhất trong 560.000 người thất nghiệp trong thập kỷ này Từ giữa năm 2007, giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng rất mạnh, gây áp lực đối với giá xăng dầu trong nước Ngày 11/7/2007 giá dầu thô trên thế giới đạt mức cao kỷ lục là 147,3 USD/thựng.
Trong tình hình lạm phát tăng và bắt đầu xu hướng phi mã, giá cả xăng dầu đã được điều chỉnh tăng vào cuối tháng hai năm 2008 vói mức khá lớn, 1.500 VNĐ/lit đối với loại xăng được tiêu dùng phổ biến trên thị trường.Bảng:
Bảng 3.1.1: Bảng giá xăng dầu:
Thời điểm Xăng không chì
RON 92 Dầu Diezen Dầu hỏa Dầu ma zỳt
(Nguồn ‘Kinh tế Việt Nam 2008’ viện nghiên cứu quản ký kinh tế trung ương)
Về chính sách, mặc dù đó cú nghị định 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu nhằm thực hiện chủ trương tự do hóa giá cả xăng dầu, giao quyền định giá xăng dầu cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được ban hành, giá xăng dầu trên thực tế vẫn do Nhà nước kiểm soát Đây là điều kiện giúp kìm giữ giá xăng dầu trước sức ép tăng giá dầu từ thị trường thế giới vào cuối tháng 2/2008 Tuy nhiên, việc kìm giữ giá đó là quá dài và cuối cùng đến 7/2008, giá xăng dầu phải điều chỉnh tăng quá lớn thậm chí được cho là đủ để đón đầu mức tăng được dự đoán cho thời gian tiếp theo Mức tăng quá lớn và đột ngột của giá xăng dầu vào cuối tháng 7/2008 đã là nguyên nhân đẩy giỏ nhúm phương tiện đi lại và bưu điện lên cao kỷ lục trong 8 tháng tiếp theo, với mức tăng trên 9% chặn lại đà giảm giá chung được bắt đầu từ hai tháng trước đó Sự chậm trễ trong việc điều chỉnh giá xăng dầu trong suốt thời gian qua đã ảnh hưởng xấu tới thị trường ô tô Chi phí cao đã khiến tâm lý của người tiêu dùng phải e ngại khi lưu hành xe ô tô, làm giảm nhu cầu mua xe Trên thực tế giá xăng dầu vẫn được cơ quan nhà nước chấp thuận; giá bán và giá điều chỉnh (tăng/giảm) là giống nhau trên toàn quốc, không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Và theo dự báo thì giá xăng dầu sẽ còn tiếp tục lên xuống bất thường, thị trường này còn nhiều biến động Do đó ngành công nghiệp ô tô cần tính đến vấn đề này để có chính sách bán hàng, tiêu thụ hợp lý tránh những tác động xấu đáng tiếc xảy ra Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với việc mở rộng thị trường, tăng doanh số và doanh thu của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn kéo dài trong suốt thời gian tới.
3 Dự báo nhu cầu xe ô tô ở Việt Nam
Tiêu thụ ô tô toàn cầu sẽ tăng trong năm tới, nhờ thị trường tín dụng được nới lỏng và tăng trưởng kinh tế thế giới trở lại mức 3%, tạo bước đệm cho doanh số kỷ lục vào năm 2011 (theo dự báo của Scotia Economics, bộ phận nghiên cứu thị trường của Scotiabank). Điều quan trọng nằm ở chính sách của Chính phủ liên quan đến ụtụ như chính sách thuế và mức độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 vì hơn 50% khách hàng mua xe qua ngân hàng Nếu ngân hàng siết chặt hạn mức tín dụng hoặc tăng lãi suất thì nhu cầu sẽ giảm Mặt khác, nếu quá nhiều nhà nhập khẩu tồn hàng cuối năm có thể dẫn đến thừa cung trong năm tới.
Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH ụtụ Á Châu, thì doanh số xe nhập khẩu trong năm 2010 có nhiều khả năng sẽ giảm khi Chính phủ Việt Nam chính thức đưa ra những quyết định khác nhau để hạn chế mặt hàng nhập khẩu Khi những công bố đầu tiên liên quan đến thị trường ụtụ được đưa ra, các nhà nhập khẩu đủ năng lực mặt tài chính mới có thể thành công trong năm 2010 Những nhà nhập khẩu không chính thức đương nhiên sẽ gặp khó khăn Do đó, những gì chúng tôi có thể nhìn thấy trong năm 2010 đó là sự tăng trưởng của xe hạng sang và phân khúc xe SUV 2 cầu chủ động nếu thuế nhập khẩu giảm Các xe CBU dạng pick-up cũng sẽ tiếp tục tăng khi thuế nhập khẩu giảm dần đến loại xe này có sự lệch pha với xe sản xuất trong nước Thuế nhập khẩu mới có thể có những tác động tiêu cực tới việc nhập khẩu những xe nhỏ hơn Năm 2010, thị trường Việt Nam sẽ nhận thêm những thương hiệu ụtụ mới thông qua các nhà nhập khẩu chính thức tại Việt Nam và dự đoán doanh số xe CBU mới và đã qua sử dụng đạt khoảng 50.000 xe.
Năm 2010, hoạt động tài chính sẽ là thách thức chính đối với tất cả các nhà nhập khẩu ụtụ tại thị trường Việt Nam và nguồn ngoại tệ sẵn có để trả cho nước ngoài trong các giao dịch thương mại Đồng thời những rủi ro về tỷ giá cũng gây ra những ảnh hưởng xấu và các thủ tục hành chính từ lúc làm thủ tục hải quan xuất xe đến khi giao xe kéo dài.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH Ô TÔ ĐẾN NĂM 2020
1 Quan điểm phát triển a) Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước. b) Phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới; lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá - hợp tác hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô. c) Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải gắn kết với tổng thể phát triển công nghiệp chung cả nước và các Chiến lược phát triển các ngành liên quan đã được phê duyệt, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt. d) Phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - phát triển trong nước và tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại xe thông dụng với giá cả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước. đ) Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường
3 Định hướng đầu tư và yêu cầu đối với các dự án đầu tư.
- Khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng tại 3 vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có, gồm:
+ Miền Bắc: các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực Tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
+ Miền Trung: các tỉnh từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà.
+ Miền Nam: các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực Tứ giác tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai -Bình Dương; thành phố Cần Thơ (phục vụ khu vực đồng bằng sông Cửu Long)
- Giao các doanh nghiệp nhà nước : Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp, Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, xây dựng và triển khai các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng theo hướng:
+ Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam: tập trung sản xuất, lắp ráp xe khách, xe tải cỡ trung và nhỏ, xe con, động cơ, hộp số, cụm truyền động.
+ Tổng cụng ty Máy động lực và máy nông nghiệp: tập trung sản xuất, lắp ráp xe khách, xe tải trung và nhỏ, động cơ, hộp số, cụm truyền động
+ Tổng công ty Than Việt Nam: tập trung sản xuất, lắp ráp xe tải hạng trung và nặng, xe chuyên dùng và các thiết bị công tác kèm theo.
+ Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn: tập trung lắp ráp, sản xuất xe khách, xe chuyên dùng và một số loại phụ tùng ô tô.
- Giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tham gia tổ chức sản xuất, lắp ráp xe có tính năng kỹ - chiến thuật đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm vai trò nòng cốt nêu trên và các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an:
+ Các dự án đầu tư phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo "Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô";
+ Dự án đầu tư mới phải đạt được yêu cầu phân công chuyên môn hoỏ-hợp tỏc hoỏ cao, phù hợp định hướng phân công sản xuất, có công nghệ tiên tiến, được chuyển giao từ các nhà sản xuất ô tô lớn của thế giới; tỷ lệ sản xuất trong nước phải cao hơn mức định hướng chung;
+ Dự án đầu tư phải được thẩm tra, phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng
- Đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài: việc đầu tư phát triển sản xuất thực hiện theo Giấy phép đầu tư Khuyến khích việc đầu tư sản xuất động cơ, phụ tùng trên cơ sở chuyển giao công nghệ tiên tiến từ cỏc hóng nổi tiếng trên thế giới.
- Đối với các doanh nghiệp trong nước khác:
+ Đỏp ứng các tiêu chuẩn theo “Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô”;
+ Khuyến khớch các dự án có sản phẩm xuất khẩu, dự án sản xuất động cơ ô tô, hộp số, cụm truyền động và dự án có quy mô đầu tư lớn;
+ Đối với doanh nghiệp đó cú quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng, việc đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, lắp ráp phải gắn với nâng cấp công nghệ, hiện đại hoá trang thiết bị để nâng cao tỷ lệ sản xuất trong nước
+ Đối với các dự án đầu tư mới, phải đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện: có chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến từ các nhà sản xuất ô tô trên thế giới; có kế hoạch, lộ trình và biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu về tỷ lệ sản xuất trong; có quy trình công nghệ sản xuất và giải pháp cụ thể, khả thi để đảm bảo sản phẩm làm ra đạt các tiêu chuẩn do Nhà nước quy định về kỹ thuật, chất lượng, an toàn, đăng kiểm, môi trường; tuân thủ đầy đủ các quy định về bản quyền và sở hữu công nghiệp
4 Định hướng về nguồn vốn đầu tư
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện như sau:
+ Giai đoạn 20010 - 2020: ước tính khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng Nguồn vốn bao gồm:
- Vốn tự huy động của các doanh nghiệp;
- Vốn vay ngân hàng thương mại;
- Vốn đầu tư nước ngoài;
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (chỉ dành cho các dự án trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ quyết định và dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành).
Phát triển ngành công nghiệp ụtụ Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường ụtụ trong nước, hướng tới xuất khẩu ụtụ và phụ tùng.
- Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con):