Phương pháp tính chỉ số giá xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay
Trang 1Lời nói đầu
Nền kinh tế ở nước ta đang biến động không ngừng theo thời gian, trong đó sự biến động về giá là một trong những yếu tố quan trọng tác động
đến mọi mặt của nền kinh tế – xã hội, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
đời sống dân cư Đặc biệt trong điều kiện nề kinh tế có sản xuất hàng hoá như nước ta hiện nay thì tất yếu phải quan tâm đến giá cả và sự biến động của giá cả.Vì vậy viêc tính chỉ số giá là một việc cần thiết
Tuy nhiên việc tính toán chỉ số giá cả là một việc làm khó khăn phức tạp bởi sự biến động của giá cả là kết quả cảu hàng loạt yếu tố khác nhau tác
động đồng thời: công việc đó càng khó khăn trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay
Vì vậy muốn có được những nhận xét đúng đắn và hữu ích về chỉ số giá
và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động về giá để đề ra những phương hướng quản lý hiệu quả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô thì cần phải hiểu rõ về chỉ
số giá Đồng thời, phương pháp tính chỉ số giá cần chính xác, cụ thể để phản
ánh đầy đủ sự biến động của giá cả
Trong các loại chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá xuất nhập khẩu là một chỉ tiêu thống kê biểu hiện xu hướng và mức độ biến động của chỉ số giá xuất nhập khẩu Việt Nam qua các kỳ khác nhau Dựa vào chỉ số giá xuất nhập khẩu ta có thể biết được sự thay đổi trong giá của hàng hoá xuất nhập khẩu
Từ đó chỉ số giá xuất nhập khẩu góp phần quan trọng vào công tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, chiến lược kinh doanh mở rộng chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới nhằm ngày càng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu tăng thu cho đất nước
Song muốn chỉ số giá xuất nhập khẩu có thể phản ánh một cách chính xác, đầy đủ biến động giá cả của hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu để từ đó
có những phân tích, quản lý vĩ mô về kinh tế một cách sát thực, đúng định hướng thì cần thiết phải có phương pháp tính chỉ số giá xuất nhập khẩu hàng hoá một cách chính xác và đầy đủ
ở Việt Nam hiện nay công thức tính chỉ số giá và chỉ số giá xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập Việc điều tra chọn mẫu với một quy mô lớn đòi hỏi kinh phí cũng như trình độ cán bộ điều tra là một hạn chế lớn Phương pháp thống kê giá cả còn thiếu chính xác, kết quả thiếu thực tế,đặc biệt hệ thống chỉ tiêu thống kê không đầy đủ
Trang 2Xuất phát từ những lý do nói trên, em đã chọn đề tài “Phương pháp tính chỉ số giá xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay “,
Nhằm mục đích trình bày có hệ thống về phương pháp tính chỉ số giá xuất nhập khẩu hiện nay để hiểu rõ hơn về chỉ số giá xuất nhập khẩu, vai trò của quản lý xuất nhập khẩu trong quản lý kinh tế và góp phần hoàn thiện hơn hệ thống phương pháp tính chỉ số giá xuất nhập khẩu ở nước ta
Đề tài bao gồm những nội dung sau:
Chương I: Những vấn đề chung về chỉ số giá và chỉ số giá xuất nhập khẩu.
Chương II: Phương pháp tính chỉ số giá xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
Chương III: Vận dụng tính chỉ số giá xuất nhập khẩu của Việt Nam quý VI năm 2004
Trang 3Chương I Những vấn đề chung về chỉ số giávà chỉ số giá xuất
nhập khẩu
I chỉ số giá.
1 Khái niệm và ý nghĩa về chỉ số giá.
1.1Khái niệm chỉ số giá:
Chỉ số gía là chỉ tiêu tương đối (được tính bằng lần hoặc %) xác định quan hệ tỷ lệ giá trong điều kiện thời gian và không gian khác nhau phản ánh
xu hướng và mức độ biến động của giá
Chỉ số giá là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế, nó
có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 ý nghĩa của chỉ số giá.
Chỉ số giá là một trong những chỉ tiêu quan trong trong nền kinh tế, nó
có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với người tiêu dùng: Thông qua chỉ số giá giúp họ có lựa chọn tốt nhất khi tiêu thụ mặt hàng nào giữa các mặt hàng thay thế và cũng qua tỉ lẹe lạm phát giúp họ có quyết định đúng đắn khi lựa chọn giữa đầu tư và tiết kiệm
+ ở tầm vĩ mô:
Đối với tầm quản lý vĩ mô của nhà nước, chỉ số giá là một chỉ tiêu, một căn cứ quan trọng trong việc hoạch định chính sách của nhà nước
Trang 4Chỉ số giá là công cụ phản ánh đầy đủ thực trạng của nền kinh tế, khi nhìn vào sự biến động giá cả, mức lạm phát cao hay thấp thì có thể thấy được mức độ ổn định của nền kinh tế đó.
Chỉ số giá được dùng để loại trừ yếu tố biến động về giá trong các chỉ tiêu liên quan đén giá trị
Chỉ số giá là cơ sở để xây dựng kế hoạch và chiên lược phát triển kinh tế
Chỉ số giá là một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế
Chỉ số giá dùng làm cơ sở để đánh giá mức sống của các tầng lớp dân cư,xác định mức tiền lương tối thiểu
Chỉ số giá là một trong những yếu tố tác động lớn đến đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào Việt Nam
Chỉ số giá không những là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng phát triển của nền kinh tế mà còn là một chỉ tiêu cung cấp các thông tin báo sớm về
hệ thống chỉ số giá bao gồm các loại chỉ số giá sau:
- Chỉ số giá tiêu dùng: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức
độ biến động gía cả tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân cư
- Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất: là chỉ tiêu tương đối phản
ánh xu hướng và mức độ biến động của giá bán sản phẩm của người sản xuất
- Chỉ số giá bán vật tư cho người sản xuất: là chỉ tiêu tương đối phản
ánh xu hướng, mức độ biến động của gía bán vật tư cho người sản xuất
- Chỉ số giá cước vận tải hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng, mức độ biến động của giá cước vận tải hàng hoá Chỉ số này được tính cho 4 loại phương tiện: đường sắt, ôtô, đường biển và đường sông
Trang 5- Chỉ số gía xuất khẩu hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng, mức độ biến động của giá xuất khẩu hàng hoá (tính theo giá FOB tại biên giới Việt Nam)
- Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng, mức độ biến động giá nhập khẩu hàng hoá (theo giá CIF tại biên giới Việt Nam)
- Chỉ số giá vàng và ngoại tệ: chỉ số gía vàng phản ánh sự biến động gía vàng bán lẻ cho tiêu dùng của dân cư Chỉ số giá ngoại tệ lấy đôla Mỹ làm gía
đại diện
2.2 Hệ thống chỉ số giá ở Việt Nam hiện nay.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, giá cũng có nhiều biến đổi Hệ thống chỉ số giá ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
* Chỉ số giá tiêu dùng:là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt
đời sống cá nhân và gia đình
* Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông lâm thuỷ sản là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông lâm thuỷ sản qua các kỳ
* Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp qua các kỳ
* Chỉ số giá bán vật tư cho sản xuất: là chỉ tiêu tương đối phản ánh
xu hướng và mức độ biến động của giá bán vật tư cho sản xuất
* Chỉ số giá cước vận tải hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối phản ánh
xu hướng và mức độ biến động của gia cước vận tải hàng hoá
* Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá: là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá xuất khẩu hàng hoá.Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá được tính theo điều kiện giá FOB tại biên giới Việt Nam
* Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá:là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá nhập khẩu hàng hoá.Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá được tính theo điều kiện giá CIF tại biên giới Việt Nam
* Chỉ số giá vàng và ngoại tệ: Phản ánh sự biến động giá vàng bán
lẻ cho tiêu dùng của dân cư, lấy tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam lấy Đô la Mỹ làm giá đại diện
Trang 6Mỗi loại chỉ số giá đều có mục đích và ý nghĩa rieng của nó, tất cả kết hợp lại tạo thành một hệ thống tổng hợp phản ánh đầy đủ sự biến động của toàn bộ giá cả trong nền kinh tế thị trường.
3 Các phương pháp tính chỉ số giá
3.1 Chỉ số giá phát triển
Chỉ số giá phát triển phán ánh sự biến động gía cả của một mặt hàng
hay nhóm mặt hàng qua thời gian (qua tháng, quý, năm)
Chỉ số giá phát triển chia hai loại là chỉ số cá thể và chỉ số tổng hợp:
3.1.1 Chỉ số giá đơn
Chỉ số gía đơn phản ánh sự biến động về giá từng mặt hàng hoặc dịch
vụ cụ thể kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc
Trong đó:
ip ��: là chỉ số đơn về giá
p1: là giá cả kỳ nghiên cứu
p0: là giá cả kỳ gốc
Nếu ip >1: là giá hàng hoá kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc
Nếu ip <1: là giá hàng hoá kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc
Đây là công thức tính chỉ số giá đơn giản nhất
Ưu điểm của phương pháp này là: việc tính toán đơn giản, nhanh chóng Nhưng chỉ số giá cá thể chỉ đo biến động của một mặt hàng cụ thể, không tổng hợp được cho nhiều loại hàng hoá cũng như không loại trừ được ảnh hưởng của các nhân tố khác đến sự biến động của giá
Trang 7tính đến lượng hàng hoá tiêu thụ khác nhau của các mặt hàng, mà lượng hàng hoá tiêu thụ khác nhau thì ảnh hưởng đến sự biến động chung về giá lá khác nhau.
Vì vậy, để tính chỉ số giá tổng hợp ta xuất phát từ quan hệ sau:
Doanh thu = Giá bán đơn vị * Lượng hàng hoá tiêu thụ
D = p * q
Chỉ số về doanh thu:
Ipq =
0 0
1 1
q p
q p
ở đây cả hai nhân tố p và q đều biến động Do đó để nghiên cứu sự biến
động của nhân tố giá thì phải cố định nhân tố lượng hàng hoá tiêu thụ ở một
kỳ nhất định và được gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp giá Tuỳ theo việc chọn thời kỳ quyền số mà ta có các công thức tính chỉ số tổng hợp sau:
- Chỉ số tổng hợp về giá của Laspeyres
Chọn quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ gốc:
IpL=
0 0
0 1
q p
q p
Ưu điểm: của công thức này là loại bỏ một cách triệt để ảnh hưởng biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ trong việc phản ánh sự biến động chung của giá
Nhược điểm: do lấy quyền số là mặt hàng tiêu thụ ở kỳ gốc nên chưa phản ánh thực tế lượng hàng tiêu thụ từng mặt hàng cũng như kết cấu hàng hoá tiêu dùng thực tế năm nghiên cứu, mà sự thay đổi này diễn ra hàng năm
và có gây tác động tới giá cả Mặt khác, nó không cho thấy số tiền tiết kiệm (hoặc vượt chi) cho người mua hàng khi giá giảm (hoặc tăng)
- Chỉ số tổng hợp về giá của Passche
Quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên cứu
IpP =
0 1
1 1
q p
q p
Ưu điểm: khi sử dụng phương pháp này, tập hợp các hệ thống quyền số mới sẽ được thường xuyên tính toán nên phản ảnh đúng hướng kết cấu hàng hoá tiêu dùng thực tế qua từng năm Trên cơ sở đó, tính được số tuyệt đối là số
Trang 8tiền mà người mua thực tế tiết kiệm hay chi thêm do việc mua hàng hoá theo giá mới, đồng thời là số tiền mà người bán thực tế tăng thêm hay giảm đi do giá cả thay đổi.
Nhược điểm: theo phương pháp này mỗi thời kỳ được so sánh trực tiếp năm gốc không thể so sánh biến động giá giữa nhiều năm với nhau vì các mặt hàng khác nhau giữa mỗi năm Việc sử dụng công thức này sẽ gặp nhiều khó khăn khi tính cho một phạm vi nghiên cứu rộng, việc tính chỉ số trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của số liệu, khó đảm bảo tính kịp thời trong công tác nghiên cứu biến động gía cả
*Sự khác nhau giữa hai công thức tính chỉ số giá của Laspeyres và Passches
- Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher
IpF = I p L I p P
Đây là số bình quân của hai chỉ số tổng hợp có hai quyền số khác nhau
được sử dụng khi có sự khác biệt rõ rệt giữa hai chỉ số giá tổng hợp trên
3.2 Chỉ số giá không gian
Chỉ số không gian phản ánh biến động giá cả của từng loại hoặc nhóm hàng hoá dịch vụ giữa các khu vực địa lý khác nhau
3.2.1 Chỉ số giá đơn
Chỉ số đơn giá không gian là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự khác nhau
về giá của một mặt hàng cụ thể ở các khu vực địa lý khác nhau
Nếu Ip (A/B) >1 có nghĩa là giá cả mặt hàng này ở thị trường A lớn hơn gía cả của mặt hàng đó ở thị trường B và ngược lại
Chỉ số đơn không gian không thể đo được biến động giá của một nhóm mặt hàng mà phải dùng chỉ số tổng hợp không gian để xác định
3.2.2 Chỉ số giá tổng hợp
Chỉ số gía tổng hợp là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động chung
về giá các mặt hàng ở các khu vực địa lý
Trang 9Q p
B A
Trong đó: Q là lượng hàng hoá tiêu thụ từng loại mặt hàng của hai thị trường A và B
Q = qA + qB
III Chỉ số giá xuất nhập khẩu
1 Khái niệm chỉ số giá xuất nhập khẩu
Chỉ số giá xuất (nhập) khẩu hàng hoá là chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu hướng và mức độ biến động của gía xuất (nhập) khẩu hàng hoá
Giá gốc so sánh của chỉ số giá xuất (nhập) khẩu là giá xuất khẩu bình quân năm 1995 của các mặt hàng đại diện Bảng giá gốc năm 1995 do Tổng cục Thống kê lập và được thống nhất chung cho cả nước dùng để tính chỉ số giá xuất nhập khẩu cho các năm tiếp theo
Chỉ số giá xuất (nhập) khẩu hàng hoá được tính chung, tính riêng cho hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất và một số nhóm hàng hoá theo Danh mục mặt hàng xuất khẩu đại diện và tính cho hàng quý và từng năm
2 ý nghĩa của chỉ số giá xuất nhập khẩu
Cũng như các chỉ số khác trong hệ thống chỉ số giá hiện nay, chỉ số giá xuất nhập khẩu là một chỉ tiêu quan trọng trong quản lý và điều hành kinh tế
- Chỉ số giá xuất nhập khẩu là một chỉ tiêu thống kê biểu hiện xu hướng
và mức độ biến động của gía xuất nhập khẩu Việt Nam qua các thời kỳ Dựa vào chỉ số này ta có thể nhận biết được sự thay đổi của chỉ số giá xuất nhập khẩu từ đó có những thay đổi trong quản lý điều hành nền kinh tế hiệu quả hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong thị trường khu vực và thế giới Ví dụ chỉ số giá xuất nhập khẩu là một trong nhãng căn cứ để chính phủ
điều hành mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp nhằm giảm thất thu cho ngân sách nhà nước đồng thời có những ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ta
- Chỉ số này cũng là căn cứ quan trọng trong nghiên cứu mối tương quan giữa giá xuất và giá nhập
- Chỉ số giá xuất -nhập khẩu còn được dùng tính GDP theo giá so sánh
Trang 10- Chỉ số giá xuất nhập khẩu được dùng để tính chung cho tất cả các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, từng nhóm mặt hàng và từng mặt hàng
Do đó ta có thể quan sát được mức giá xuất nhập khẩu của từng mặt hàng, vì vậy ta có thể xác định được mặt hàng chủ đạo trong xuất nhập khẩu để tập trung đầu tư nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu tăng nguồn thu cho đất nước
- Chỉ số này dùng cho mục tiêu nghiên cứu kinh tế, đặc biệt là công tác
kế hoạch
Trang 11CHƯƠNG II PHƯƠNG PHáP TíNH CHỉ Số GIá XUấT NHậP KHẩU ở VIệT
NAM hiện nay
I Một số khái niệm liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá
1 Khái niệm xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ: là hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nư�ớc ngoài và với các khu chế xuất làm giảm hoặc tăng nguồn vật chất trong n�ước
Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là toàn bộ giá trị hàng hoá đ�a ra hoặc đ�ã vào lãnh thổ Việt Nam làm giảm (xuất khẩu), làm tăng (nhập khẩu) nguồn của cải vật chất của Việt nam trong một thời kỳ nhất định và đ�ược tổng hợp theo hệ thống thư�ơng mại đặc biệt mở rộng
2 Hàng xuất khẩu: Toàn bộ hàng hoá có xuất xứ trong nước và hàng tái
xuất, đư�ợc xuất khẩu trực tiếp ra n�ước ngoài hoăc gửi vào các kho ngoại quan Trong đó:
+ Hàng có xuất xứ trong n�ước là hàng hoá đư�ợc sản xuất, kinh doanh, khai thác, chế biến trong n�ước (kể cả hàng gia công cho nư�ớc ngoài, hàng hoá xuất khẩu ra nứơc ngoài của các doanh nghiệp chế xuất ở trong hoặc ngoài khu chế xuất)
+ Hàng tái xuất là những hàng hoá đã nhập khấu, sau đó lại xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế bảo quản, đóng gói lại không làm thay đổi về chất của hàng hoá đó
3 Hàng nhập khẩu: Toàn bộ hàng hoá nhập ngoại và hàng tái nhập, việc
nhập khẩu đư�ợc phục vụ cho các mục đích sản xuất, kinh doanh, gia công tiêu dùng trong nư�ớc và để tái xuất khẩu, kể cả hàng nhập khẩu vào các doanh nghiệp chế xuất ở trong và ngoài khu chế xuất
Trong đó:
+ Hàng hóa nư�ớc ngoài: là những hàng hoá đ�ược nhập khẩu trực tiếp từ các n�ước kể cả hàng hoá của Việt Nam đư�ợc gia công ở n�ớc ngoài sau đó nhập vào trong n�ước (nếu có) và những hàng hoá nhập vào trong nư�ớc từ các kho ngoại quan
+ Hàng tái nhập: là những hàng hoá của n�ước ta đã xuất khẩu ra nư�ớc ngoài, sau đó đ�ược nhập khẩu nguyên dạng hoặc chỉ qua sơ chế,
đóng gói lại, bản chất của hàng hoá không thay đổi
Trang 12II Phương pháp tính chỉ số xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
1 Dàn mẫu điều tra giá xuất nhập khẩu để tính chỉ số giá xuất nhập khẩu.
Chỉ số giá xuất nhập khẩu hàng oá được tính dựa trên giá xuất nhập khẩu của các nhóm mặt hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất và một số nhóm hàng khác Hiện nay hàng hoá xuất nhập khẩu đang được phân tổ theo kế hoạch
2.Xác định bảng giá gốc xuất nhập khẩu.
Chỉ số giá xuất nhập khẩu được tính cho các quý và các năm theo giá ggốc
cố định.Gốc so sánh này được sử dụng trong một số năm để tính chỉ số giá, và
từ đó tính chỉ số giá theo các gốc so sánh khác
Bảng giá gốc hiện hành được xác định trên cơ cở điều tra giá của các mặt hàng đại diện ở kỳ gốc (1995)
3 Xác định quyền số để tính chỉ số giá XNK
Quyền số cố định dùng để tính chỉ số giá xuất nhập khẩu biểu hiện mức
độ quan trọng của từng loại hàng, nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Quyền số của chỉ số giá xuất nhập khẩu là tỷ trọng kim ngạch xuất- nhập khẩu của từng nhóm hàng hoá cho cả nước, tính theo %, được tính bình quân đơn giản của một số năm trước thời kỳ sử dụng được cố định lại để tính chỉ số cho thời kỳ 5 năm sau đó
4.Tổ chức điều tra giá xuất nhập khẩu
Chỉ số giá xuất nhập được tổ chức điều tra và tính theo sơ đồ sau:
TCTK tính chỉ
số giá cả nước
Cục thống kê tỉnh, thành phố
Tỉnh, thành phố tính chỉ số giá
Tỉnhthành phố thu thập giá
Trang 13
5 Xác định công thức tính chỉ số giá xuất nhập khẩu
Hiện nay, hệ thống chỉ số giá cả Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận về chỉ
số giá của Laspeyres
Công thức tổng quát chỉ số giá Laspeyres
ko k
n
k kt ko
q p
q p
1 0 1
Trong đó:
Ip t/to: là chỉ số giá kỳ t so với kỳ lấy làm gốc so sánh t0
pkt: là gía của mặt hàng k ở thời kỳ t
pko: là giá của mặt hàng k ở thời kỳ to
qko: là số lượng của mặt hàng k ở thời kỳ to
Tuy nhiên, đối với Việt Nam quyền số số lượng q0 không thể thu thập
được số lượng của mặt hàng lấy gía đôí với tất cả các loại gía ở Việt Nam nên công thức Laspeyres chuẩn với quyền số là cơ cấu giá trị Công thức đó là:
j jt
w
w i
1 0
0 1
0 /
Trang 14ij,t/0��: là chỉ số giá của nhóm mặt hàng cơ sở thứ j và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
pkt:là giá của mặt hàng lấy giá thứ k ở kỳ báo cáo t
pk0: là gía của mặt hàng lấy gía thứ k ở kỳ gốc
Công thức tính giá của Laspeyres sử dụng hệ thống quyền số là tỷ trọng trị gía xuất nhập khẩu của từng nhóm hàng trong tổng trị giá xuất nhập khẩu
có những ưu điểm sau:
+ Dùng quyền số cố định giúp cán bộ thống kê nhẹ nhàng hơn trong khâu tính toán, tiết kiệm được nhiều kinh phí điều tra, rút ngắn thời gian điều tra do quyền số có sẵn và điều đó đảm bảo tính kịp thời của số liệu Đó là một yêu cầu quan trọng trong công tác thống kê phục vụ quản lý
+ Dùng quyền số cố định ta sẽ có tích của các chỉ số liên hoàn bằng chỉ
số định gốc Do đó có khả năng so sánh được biến động giá qua các năm
+ Việc sử dụng công thức tính chỉ số giá của Laspeyres như ở nước ta hiện nay là một trong những hướng phát triển quan trọng phù hợp với hệ thống cơ sở lý luận về chỉ số giá cả quốc tế
+ Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ có sự biến đổi trong thời kỳ tương đối dài nên việc sử dụng quyền số cố
định vẫn đảm bảo ý nghĩa kinh tế, đáp ứng mục đích và yêu cầu nghiên cứu
6 Phương pháp tính chỉ số giá xuất nhập khẩu.
Chỉ số giá xuất nhập khẩu ở Việt Nam tính theo công thức của Laspeyres,
Trang 15được tính cho các mặt hàng theo từng quý và cho từng năm so với giá gốc năm 1995
Chỉ số giá xuất nhập khẩu được tính chung cho cả nước, không tính riêng cho từng tỉnh/thành phố hoặc vùng kinh tế như các chỉ số giá khác
6.1 Lập bảng giá kỳ báo cáo
Bảng giá kỳ báo cáo
STT Mãtỉnh Tỉnh Mã hàng Mặt hàng ĐVT Giákỳgốc Giákỳbáocáo
6.2 Các công thức tính chỉ số giá xuất nhập khẩu
Chỉ số giá xuất nhập khẩu tính cho các quý báo cáo trong năm được tính
theo hai gốc so sánh là chỉ số giá quý báo cáo so với kỳ cố định và chỉ số gía quý báo cáo so với quý trước
6.2.1 Tính chỉ số giá quý báo cáo so với kỳ gốc cố định
Chỉ số giá xuất nhập khẩu của quý báo cáo so với kỳ gốc cố định là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của gía xuất nhập khẩu hàng hoá của quý báo cáo soa với kỳ cố định và được tính theo các bước sau:
Bước 1: Tính giá bình quân quý của mặt hàng đại diện
Giá của các mặt hàng đại diện phát sinh tại nhiều thời điểm khác nhau trong qúa trình điều tra Do vậy, muốn tính giá của các mặt hàng đại diện ta phải xác định gía bình quân theo công thứ
pj t/0 =
m
p
m k jk
pj t/0:là giá bình quân quý báo cáo của mặt hàng j
m: là số lượng phát sinh của mặt hàng j trong quý báo cáo
Trang 16Đây là giá bình quân không gian giữa các điểm điều tra của mỗi mặt hàng đại diện của kỳ điều tra được tổng hợp từ các điểm điều tra gửi về.
Tại Tổng cục thống kê, số liệu về giá xuất nhập khẩu từ 30 tỉnh /thành phố được giao điều tra giá báo về ngày 29 cuả tháng cuối quý báo cáo Sau khi tiến hành tổng hợp số liệu giá xuất nhập khẩu thành bảng giá xuất nhập khẩu
kỳ nghiên cứu thì Tổng cục tính chỉ số giá cá thể của từng mặt hàng đại diện
Bước 2; Tính chỉ số giá cá thể của mặt hàng đại diện dựa trên giá bình
quân của các mặt hàng đại diện, chỉ số này tính theo công thức:
p
p i
pjt: là giá bình quân của mặt hàng đại diện j ở kỳ báo cáo t
pj0: là giá kỳ gốc cố định của mặt hàng đại diện j
Bước 3: Tính chỉ số giá của phân nhóm (18 phân nhóm):
Trong phân nhóm có nhiều mặt hàng đại diện, chỉ số giá của phân nhóm được tính theo các chỉ số giá cá thể của các mặt hàng đại diện, chỉ số này được xác định theo công thức:
ipj: chỉ số giá cá thể của mặt hàng đại diện
Bước 4: Tính chỉ số giá của nhóm cấp 2 (4 nhóm cấp 2 có mã 2 chữ số)
Nhóm cấp 2 gồm nhiều phân nhóm nên chỉ số giá nhóm cấp 2 được tính dựa trên các chỉ số giá của phân nhóm Chỉ số này được xác định theo công thức bình quân gia quyền giữa chỉ số giá phân nhóm với quyền số tương ứng:
Trang 17h x
III III P
D
D i
1 0
1 0
Trong đó:
IPII: là chỉ số giá nhóm cấp II
D0III: là quyền số cố định của phân nhóm trong nhóm cần tính
h: là số phân nhóm tham gia tính chỉ số trong nhóm cần tính
iPIII: là chỉ số giá của phân nhóm trong nhóm cần tính
Nhóm cấp I gồm nhiều nhóm cấp II, chỉ số nhóm cấp I được xác định dựa trên các nhóm cấp II theo công thức bình quân gia quyền giữa chỉ số giá nhóm cấp II với quyền số tương ứng
h x
II II P
D
D I
1 0
1 0
Trong đó:
IPI: là chỉ số giá của nhóm cấp I
IPII: là chỉ số giá của nhóm cấp II có tham gia tính
D0II: quyền số của nhóm cấp II có tham gia tính
Bước 6: Tính chỉ số chung
Chỉ số chung là chỉ số giá xuất nhập khẩu của các mặt hàng xuất nhập khẩu Chỉ số này được tính theo công thức bình quân gia quyền giữa các chỉ số gía các nhóm cấp I với quyền số tương ứng
h x
I I P
D
D I
1 0
Trong đó:
IP: là chỉ số giá chung
Trang 18IPI: là chỉ số nhóm cấp I
D0I: là quyền số của nhóm cấp I tham gia tính
6.2.2 Tính chỉ số giá quý báo cáo so với quý trước
Chỉ số giá xuất nhập khẩu quý báo cáo so với quý trước là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá xuất nhập khẩu hàng hoá quý báo cáo so với quý trước Công thức tính:
Trang 19CHương III Vận dụng tính chỉ số giá xuất nhập khẩu của Việt Nam
Khác với các chỉ số khác chỉ số giá xuất nhập khẩu được tính cho hàng quý
và hàng năm,chỉ số giá xuất nhập khẩu năm được tính dựa trên các chỉ số quý Với số liệu đã cho ta sẽ tính chỉ số giá cho quý VI năm 2004
Chỉ số giá xuất nhập khẩu quý được tính theo hai gốc so sánh là kỳ gốc
cố định và quý trước
1 Chỉ số gía xuất nhập khẩu quý VI năm 2004 so với kỳ gốc cố định
Chỉ số giá quý báo cáo kỳ gốc của mặt hàng đại diện được tính bằng cách
so sánh trực tiếp giá bình quân quý báo cáo với giá kỳ gốc năm 1995, từ đó tính chỉ số phân nhóm bằng phương pháp bình quân số học giản đơn.Từ các chỉ số phân nhóm tính các chỉ số chung bằng phương pháp bình quân gia quyền với quyền số tương ứng
Sau khi tổng hợp xong số liệu các địa phương báo cáo về, tổng cục thống
kê tiến hành tính chỉ số giá cá thể của từng mặt hàng đại diện của từng tỉnh
Bước 1:
Về mặt hàng xuất khẩu
Tính chỉ số giá cá thể của mặt hàng "Gạo 10% tấm" xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang quý IV năm 2004 như sau:
Trang 20Giá
gốc(2)
Chỉ số(ip)(3=1/2)
110101 48 Tiền giang Gạo10% USD/tấn 171,1 280,5 61
Tính tương tự cho các tỉnh còn lại ta có bảng chỉ số giá của mặt hàng gạo:
Giá gốc(2)
Chỉ số (ip) (3=1/2)110101
Tiền giangTiền giangHCM
Hà nộiLong anSóc trăngTiền giangTiền giang
Hà nội
gạo -hpgạo 10%
USD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấnUSD/tấn
USD/tấn
285170171,1136155,5198145159153129,5155,25146,38168148165168,7154164156,7410
185
335280,5280,5265,5265,5320255255260260260260320210,5320,79204,46320,79320,79320,79489,4
265,73
85,0760,616151,2258,5761,8856,8562,3558,8549,8159,7156,352,570,3151,4482,5148,0151,1248,8583,78
69,62
Trang 21gạo nếpgạo trắng hạt dài
USD/tấnUSD/tấn
178212,8
265,73245,2
66,9986,79
Đối với hàng nhập khẩu
Tính chỉ số giá cá thể của mặt hàng "Bột mỳ" nhập khẩu của Hà nội quý IV năm 2004 như sau:
110101 01 Hà nội Bột mỳ-ấn USD/tấn 275,3 278,1 98,99
110101 01 Hà nội Bột mỳ Hlan USD/tấn 169,2 243 69,63
110101 01 Hà nội Bột mỳ Malai USD/tấn 187,5 210 89,28
110101 51 Vũng tàu bột mỳ-Hlan USD/tấn 167 208 80,29
Sau khi tính được chỉ số giá cá thể từng mặt hàng của từng tỉnh ta tính chỉ
số giá xuất nhập khẩu chung cho cả nước như sau:
Bước 2: Tính chỉ số gái cá thể cua rmặt hàng đại diện của cả nước