Thực trạng

Một phần của tài liệu Luận văn: Ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ pot (Trang 27 - 30)

-Hầu hết các doanh nghiệp đã có website để giới thiệu sản phẩm. Ví dụ :”mạng điện tử hàng TCMN VIỆT NAM” được tổ chức xúc tiến thương mại NHẬT BẢN xây dựng. Nhìn chung số lượng trang web giới thiệu sản phẩm thì rất nhiều nhưng hiệu quả chưa cao. Mới chỉ là phương tiện bổ trợ cho thương mại truyền thống chứ chưa có doanh nghiệp nào thực sự thành công trong sử dụng web hay Internet để quảng bá sản phẩm và phát triển việc mua bán. Đó là do thương mại điện tử chưa trở thành hình thức giao dịch mua bán phổ biến ở nước ta. Nên mức độ am hiểun và sự tin tưởng vào thương mại điển tử là còn hạn chế. Các doanh nghiệp chưa thực sự áp dụng TMĐT vàon việc tăng thị

phần. Đầu tư vào công nghệ một cách hời hợt, làm theo phong trào và theo một xu hướng chứ chưa định hướng lâu dài và thực sự chưa coi trọng TMĐT. Hàng TCMN Việt Nam có khả năng phát triển rất lớn và chúng ta đang gặp những khó khăn về quảng bá hình ảnh, thay đôir mẫu mã, kiểu dáng. Mà những điều đó lại dễ dàng được khắc phục nhờ TMĐT. Do tính toàn cầu của mình nên TMĐT có thể giới thiệu các măt hàng ra phạm vi toàn thế giới., có thể tìm hiểu từng thị trường mà doanh nghiệp muốn và chi phí cho những việc đó không đáng laf bao. Vậy mà, vào trang web giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam một lần và sau đó hơn nửa năm sau vào xem lại thì hình ảnh vẫn thế. Các website thành lập xong thì bỏ đấy , không chăm sóc và cung cấp thông tin thường xuyên. Có đến hơn 60% trang web của doanh nghiệp bị xâm nhập và gây ảnh hưởng tới những thông tin của doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp cũng không coi trọng nguồn lực của mình, không yêu quí nó thì chắc chắn người xem cũng chỉ xem qua và không bao giờ quay lại.

- Giới thiệu, trao đổi, mua bán hàng TCMN qua mạng không được phát triển một phần là do dặc thù của nghành hàng : người mua hàng muốn tự tay cầm và tận mắt chiêm ngưỡng sản phẩm hơn là những hình ảnh có thể đã được chỉnh sửa và đưa lên mạng. Nhưng điều quan trọng hơn là do mức độ tin tưởng của người dân, thói quen tiêu dùng của người việt và TMĐT còn có nhiều bất cập đối với người sử dụng, đó là:

 Đặt hàng thì dễ nhưng thanh toán và giao hàng thì khó: Việc đặt hàng chỉ cần vào website và lựa chọn một mặt hàng hoặc giỏ hàng cho mình cùng tổng tiền phải trả cho lô hàng đã chọn. Việc dặt hàng là cực kì đơn giản và thuận tiện. Đối với doanh nghiệp đã xây dựng được website với hai thứ tiếng là tiếng anh và tiếng việt. Mọi giao dịch về đặt hàng diễn ra rất thuận tiện nhưng để hàng đến tay mình thì phải thanh toán và giao hàng.

 Việc thanh toán ở nước ngoài là một việc diễn ra rất nhanh chóng và không gây khó khăn cho người sử dụng nhưng ở Việt Nam việc thanh toán lại không mang tính chât TMĐT. Tức là không tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng

khi thanh toán đơn hàng. Các doanh nghiệp mới chỉ chấp nhận các loại thẻ thanh toán quốc tế như Visa, master card, american express; còn lại phải chuyển khoản hoặc chuyển tiền qua bưu điện, các loại thẻ như ATM không có trong hình thức thanh toán. Và cũng không có loại thẻ thanh toán với mệnh giá nhỏ. TMĐT là giúp cho người ta đỡ đi lại , đỡ tốn thời gian để tập trung vào việc khác vậy mà ở nước ta đang là điều ngược lại. Đối với khách hàng quốc tế cũng vậy , những khách hàng lớn và có tài khoản ở những ngân hàng quốc tế thì việc thanh toán không có gì là khó khăn. Nhưng chúng ta đã bỏ qua nhu cầu của những người yêu thích hàng TCMN Việt Nam mà số lượng họ mua không nhiều, không tập trung. Chính hình thức thanh toán khó khăn đã làm giảm nhiều lượng khách hàng này. Đây không phải là khách hàng trọng tâm của doanh nghiệp nhưng họ lại là những người giúp cho hàng TCMN Việt Nam được giới thiệu và quảng bá rộng rãi trên thế giới.

 Việc giao hàng cũng cực kì phức tạp và liên quan tới hai vấn đề chính là chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng. Đối với khách hàng nội thị thì việc vận chuyển có chi phí không đáng kể hưng đối với những khách hàng ở xa thì chi phí vận chuyển nhiều khi còn cao hơn cả giá trị của mặt hàng mà họ cần mua.Với các đối tác nước ngoài cũng vậy, làm như thế vô hình chung đã đẩy giá của sản phẩm lên một mức cao hơn và giá trị thu lại không được bao nhiêu. Trong thời gian giao hàng cũng rất không hơp lí, phải thúc đẩy thời gian giao hàng để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cach nhanh nhất.

- Hành lang pháp lí về TMĐT là chưa có. Những vấn đề bất cập khi cung cấp thông tin, tên tuổi, địa chỉ, số thẻ gây cảm giác không an toàn cho người sử dụng. Cần phải có một hành lang pháp lí để bảo đảm cho các hoạt động của TMĐT ở Việt Nam diễn ra ít bị vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh phát triển được TMĐT. Như hiện nay thì các doanh nghiệp nước ngoài vẫn thích sử dụng thương mại truyền thống với các doanh nghiệp Việt Nam hơn vì họ sẽ bị thioệt ít hơn. Khi tham gia TMĐT họ không được đảm bảo về các điều kiện an toàn, bảo mật thông tin.

Như vậy, ngành TMĐT ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển theo kịp trình độ phát triển của khu vực và khả năng phát triển của chính mình. Đó chính là do lòng tin của khách hàng vào Internet, giao dịch điện tử chưa cao và doanh nghiệp cũng chưa tạo dựng được niềm tin với khách hàngn của mình. Hàng TCMN là một mặt hàng đem lại giá trị lớn khi xuất khẩu. TMĐT đã góp phần giới thiệu hàng TCMN ra nước ngoài nhưng mới chỉ dừng lại ở đó chứ chưa tiến xa hơn được nữa. Ứng dụng TMĐT để phát triển hàng TCMN đang trên đà phát triển, chúng ta có điều kiện phát triển nhưng lại chưa đầu tư xứng đáng để phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn: Ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ pot (Trang 27 - 30)