Nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam pot (Trang 34 - 39)

II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành

2.Nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước

2.1 Tiết kiệm khu vực ngoài nhà nước.

Tiết kiệm là nguồn gốc cơ bản tạo ra vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có thu nhập thấp thì quy mô và tỷ lệ tiết

kiệm đều thấp hơn so với yêu cầu của sự phát triển ngày càng cao. Tiết kiệm của khu vực ngoài nhà nước bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư và tiết kiệm của doanh

nghiệp ngoài nhà nước.

Tiết kiệm của dân cư: tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình so với GDP đã tăng liên

tục từ 6,9% năm 1995 lên 12,6% năm 2001, sau đó tỷ lệ này giảm trong các năm

2002-2004 và tăng lên từ 2004 đến nay. Tỷ lệ tiết kiệm của dân cư so với tổng GDP

của nền kinh tế năm 2003 giảm xuống còn 10,2% thì đến năm 2005 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 10,8% và tăng mạnh trong hai năm 2006, 2007 và đạt 13,2% vào năm 2007. Bình

đoạn 2001-2007 tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình chiếm là 11,5% GDP. Như vậy có thể thấy

rằng tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình không ổn định qua các năm nhưng có xu hướng tăng

lên theo sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên nếu so sánh với tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của Trung Quốc thì Việt Nam có con số tiết kiệm nhỏ hơn rất nhiều. Nguyên nhân của sự không ổn định tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình trong giai đoạn này là do chính sách kích cầu của nhà nước giai đoạn 1998-2002 làm cho tỷ lệ tiêu dùng gia đình tăng

lên và tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống tương ứng. Đến năm 2003 chu kỳ kinh tế tăng trưởng lại thì tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình có xu hướng tăng. Khu vực hộ gia đình là khu vực thặng dư tiết kiệm nên là người cho vay ròng. Có nhiều nguyên nhân tác động tới

tiết kiệm hộ gia đình như thu nhập khả dụng, cơ cấu dân số theo độ tuổi, các chính

sách của chính phủ. Cùng với xu hướng phát triển thu nhập hộ gia đình ngày càng

tăng lên bao gồm cả thu nhập về lương và thu nhập hiện hành làm tăng khả năng tiết

kiệm của khu vực. Đồng thời quy mô hộ gia đình giảm đi và tốc độ tăng dân số giảm đi tạo điều kiện nâng cao mức tiíet kiệm khi Việt Nam chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng (khi tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao).

Tiết kiệm của doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng tăng trong giai đoạn 1999 đến nay. Trong giai đoạn 1995-2007 tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp ngoài nhà nước so với GDP khoảng 8%. Đây là khu vực đi vay ròng do nhu cầu về tỷ

lệ đầu tư cao hơn tỷ lệ tiết kiệm mà khu vực tạo ra được. Tỷ lệ tiết kiệm của các

doanh nhiệp đã tăng nhanh dưới tác động của Luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp ra đời làm tăng đáng kể số lượng doanh nghiệp và đã gia tăng tỷ lệ tiết kiệm của khu

vực này.

Kết luận: Tỷ lệ tiết kiệm khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng lên trong quá trìng phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm của khu vực này so với các nước khác như

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản con số này còn nhỏ hơn rất nhiều và còn chiếm tỷ

lệ không cao trong GDP, chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn đầu tư cho quá trình phát triển. Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình chưa được huy động hết cho đầu tư, vẫn còn khoảng 25% tiết kiệm nằm ở hộ gia đình dưới các hình thức khác

Vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh bao gồm vốn đầu tư của các doanh

nghiệp dân doanh và vốn đầu tư khu vực dân cư. Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước

là nguồn đầu tư lớn thứ hai kể từ năm 1998 và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng

vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn hiên nay. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước giai đoạn 2001-2009

(theo giá thực tế) Đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn ĐT XH 170496 200145 239246 290927 343135 404712 521700 637300 705612 Vốn KV ngoài quốc doanh 38512 50612 74388 109754 130398 154006 184300 263205 287532 Tỷ trọng(%) 22,6 25,3 31,1 37,7 38,0 38,1 35,3 41,3 43,4

( Nguồn: Niên giám thống kê)

Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng qua các năm và đạt tốc độ tăng trung bình năm là

31,6%. Tỷ trọng đầu tư tăng mạnh từ năm 2001 và đã vượt mức đạt 38512 tỷ đồng

chiếm 22,6% tổng vốn đầu tư cả nước và tăng vọt vào năm 2005 đạt mức 130398 tỷ đồng. Đặc biệt năm vốn đầu tư khu vực này năm 2008 lên tới 637300 tỷ đồng, tăng

42,8% so với năm 2007 và tăng nhanh hơn mức tăng của vốn đầu tư toàn xã hội trong năm (22,2%) . Tính chung lại, tổng vốn đầu tư ngoài nhà nước từ năm 2001-2008 đạt

1005175 tỷ đồng, chiếm 35,8% tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong khi đó tổng vốn đầu tư thực hiên 5 năm 1996-2000 của khu vực ngoài nhà nước chỉ đạt được

110501,8 tỷđồng. Điều này cho thấy vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng cả về

con số tuyệt đối cả về tỷ trọng đầu tư qua các năm. Hướng tới phù hợp với xu hướng

chung của quá trình phát triển kinh tế là nguồn vốn trong nước đóng vai trò chủ đạo.

2.3 Vai trò của vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế

- Vốn đầu tư có một vai trò đặc biệt trong tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát

triển trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua vai trò của vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở tốc độ gia tăng mạnh mẽ

của tốc độ GDP khu vực ngoài nhà nước, góp phần trực tiếp tạo ra tăng trưởng kinh tế

Năm VĐT KVNQD GDP g(GDP) g(VĐT) 2001 38512 230247 8,16 11,26 2002 50612 256413 11,36 31,42 2003 74388 284963 11,13 46,98 2004 109754 327347 14,87 47,54 2005 130398 382804 16,94 18,81 2006 154006 444560 16,13 18,10 2007 184300 525141 18,13 19,67 2008 193240 552310 19,56 22,85 2009 211510 572313 21,87 24,56

Tốc độ tăng GDP khu vực ngoài nhà nước tăng liên tục qua các năm cùng với

sự gia tăng tương ứng của vốn đầu tư. Năm 2001 đạt 8,16%, năm 2004 là 14,87%,

đến năm 2007 tăng vọt lên 18,13%. Xem xét mức độ tăng của GDP và vốn đầu tư khu

vực ngoài nhà nước ta cũng thấy rằng mức độ gia tăng của vốn đầu tư là cao hơn

phản ánh để tạo ra 1% tăng trưởng trong khu vực ngoài nhà nước cần gia tăng vốn đầu tư lớn hơn 1%

- Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước là nguồn gốc tạo ra thu nhập cho khu vực này, do đó vai trò vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước được thể hiện qua tỷ trọng

GDP của khu vực trong GDP của cả nước. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP 481295 535762 613443 715707 839211 976266 1144015 1304562 1405647 KV ngoài quốc doanh 230246 256413 284963 327347 382804 444560 525141 542316 604564 Tỷ trọng (%) 47,84 47,86 46,65 45,75 45,61 45,63 45,90 47,54 50.87

này lại đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong GDP của nền kinh tế. Năm 2001, theo tính

toán cho thấy 1% GDP được tạo ra ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần đầu tư tăng thêm 0,47% và năm 2007 là 0,77% (con số tương ứng ở khu vực nhà nước là 1,56%

và 1,1%). Có được tỷ lệ đóng góp cao trong GDP của nền kinh tế là do tỷ trọng đóng

góp của kinh tế cá thể chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2001 tỷ lệ đóng góp vào GDP của kinh tế

cá thể là 32,31% , năm 2004 tỷ lệ này là 30,19% và đến năm 2007 giảm nhẹ xuống

còn 29,61%. Mặc dù tỷ lệ đóng góp trong GDP của kinh tế cá thể vào tổng thu nhập

nền kinh tế có xu hướng giảm xuống nhưng đây vẫn là khu vực có tỷ lệ đóng góp cao

nhất vào GDP nền kinh tế. Như vậy, ở khu vực này, để tạo ra 1% GDP chỉ cần một

mức đầu tư thấp hơn so với khu vực khác. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là tốt hơn so với khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước

a. Hệ số ICOR

Theo tính toán của tổ chức quốc tế, trong giai đoạn hiện nay ICOR của khu

vực kinh tế nhà nước là 7,3 ICOR của khu vực ngoài nhà nước là 3,9 và của toàn nền

kinh tế là 5. Như vậy để tạo thêm 1 đồng GDP trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước

thì khu vực này cần đầu tư thêm 3,9 đồng vốn, trong khi đó khu vực nhà nước cần đầu tư thêm 7,3 đồng. Phản ánh tính linh hoạt, hiệu quả của khu vực ngoài quốc

doanh. Hệ số sử dụng vốn đầu tư của khu vực này được thể hiện cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Icor 2,8 2,9 4,1 4,9 4,1 4,05 3,9 4.1 4.3

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Hệ số ICOR những năm đầu tăng nhanh năm 2001 là 2,8 đến năm2003 đạt tới

4,1 Tuy nhiên trong những năm tiếp theo Icor khu vực ngoài nhà nước lại giảm

xuống và tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2001-2007 hệ số ICOR là 3,77. Nguyên nhân của giảm hệ số ICOR, đó là do cùng với quá trình phát triển của nền

kinh tế, tính cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự

nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng cách đổi mới công nghệ, thắt chặt quản

các doanh nghiệp sử dụng nhiều công nghệ có trình độ hơn, học hỏi được kinh

nghiệm về quản lý nguồn vốn của các nước đi đầu tư. Nhưng sự đầu tư nhiều đó ảnh hưởng đến nguồn lực trong nước sẽ trở nên khan hiếm hơn. So với các năm thì hệ số ICOR đang giảm dần và đây là dấu hiệu tốt của việc đầu tư có hiệu quả của khu vực này nhưng nhìn về con số tuyệt đối thì hệ số này còn cao hơn so với các nước khác. Do đó, nước ta cần có những biện pháp hiệu quả và tích cực hơn nữa để thu hút và sử

dụng có hiệu quả nguồn vốn của khu vực này.

b. Tỷ lệ GDP so với vốn đầu tư

Tỷ lệ này phản ánh 1 đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP. Tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước so với GDP qua các năm thể hiên qua bảng:

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

GDP/VĐT 5,98 5,07 3,83 2,98 2,94 2,89 2,80 2,33 2.54

Một đồng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tạo ra 5,98 đồng GDP năm 2001, năm 2004 là 2,98; năm 2008 chỉ tạo ra 2,33 đồng GDP và trong 2001-2008 trung bình 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 3,6 đồng. Trong giai đoạn 1991-1995, 1 đồng vốn đầu tư 3,6 đồng GDP, giai đoạn 1996-2000 chỉ còn 3 đông, giai đoạn 2001-2005 là

2,6 đồng và 2006-2007 là 2,3 đồng. Sự biến động về số liệu không ổn định qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn không ổn định qua các năm, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong và ngoài nước.

Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng

nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ( sau khu vực nhà nước). Nguồn vốn của khu vực này cùng với nguồn vốn của khu vực nhà nước giữ vai trò quan trọng giúp tăng trưởng

kinh tế đạt kết quả ổn định. Nguồn vốn của khu vực nhà nước là cơ sở, nguồn vốn

của khu vực dân doanh và dân cư là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam pot (Trang 34 - 39)