II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành
1. Nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nước
1.3.1 Thực trạng sử dụng
Vốn khu vực nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hoặc các ngành mà tư nhân không muốn, không có khả năng đầu tư, các chương
trình trọng điểm quốc gia nên những kết quả mà nguồn vốn này mang lại rất khó có
thể lượng hóa được.
Ngân sách nhà nước ưu tiên cho các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, dự trữ vật tư, hàng hóa của nhà nước, đầu tư phát triển sản xuất, mang lại
nhiều kết quả cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 30% tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2001 – 2007, chi xây dựng cơ bản chiếm gần như tuyệt đối, đến 98% chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, một thực trạng vẫn còn tồn tại, thậm chí ngày càng tăng
trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách, đó là các sai phạm trong quyết định đầu tư,
các dự án thi công chậm tiến độ, bố trí vốn không đúng qui định, giải ngân vốn chậm, đầu tư manh mún, dàn trải, gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả và kê hoạch phát
triển chung của toàn xã hội.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển thường dùng cho các dự án trọng điểm quốc gia như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, lọc dầu, xi măng hóa chất, cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Nó đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, hỗ
trợ phát triển vùng miền, thúc đẩy một số lĩnh vực, tham gia xóa đói giảm nghèo…. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn này còn nhiều hạn chế trong khâu kiểm soát,
kiểm tra thiếu chặt chẽ và được đánh giá là chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh
Vốn doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác được đầu tư cho tài sản cố định, đầu tư phát triển khoa học công nghệ và con người. Nguồn vốn này tuy chiếm
tỷ trọng còn nhỏ nhưng ngày càng thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong
đời sống kinh tế xã hội. Nó thể hiện nội lực của các doanh nghiệp nhà nước Việt
Nam, vai trò trong việc điều tiết thị trường, dẫn dắt các doanh nghiệp khác chủ động
nâng cao lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Sau khi gia nhập vào tổ chức WTO, nước ta đã sắp xếp lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay chỉ
còn 3494 doanh nghiệp nhà nước, giảm 5,7% so với năm 2006. Tuy số lượng giảm nhưng nguồn vốn sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, doanh thu, lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách nhà nước đều liên tục tăng. Điều này chứng tỏ đã có một bước tiến rất lớn trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.