Nguồn vốn các tổ chức phi chính phủ(NGO)

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam pot (Trang 55 - 56)

II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành

3. Nguồn vốn khu vực nước ngoài

3.3.1 Nguồn vốn các tổ chức phi chính phủ(NGO)

Kể từ năm 1986, nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước ta và chủ trương về

hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức NGO quốc gia và quốc

tế, các tổ chức NGO nước ngoài có quan hệ với Việt Nam tăng lên và giá trị viện trợ tăng dần. Từ 70 đến 100 tổ chức NGO với tổng giá trị viện trợ khoảng 20-30 triệu đô

la Mỹ/ năm trong giai đoạn 1986-1992. Trong hơn 10 năm qua (1994-2006), số lượng

các tổ chức có quan hệ với Việt Nam đã tăng gấp 3 lần, từ 210 tổ chức vào năm 1994

lên khoảng 650 tổ chức vào năm 2006. Trong số đó, có trên 500 tổ chức có hoạt động thường xuyên, có dự án và đối tác Việt Nam. Giá trị viện trợ năm 1993 là 40 triệu đô

la Mỹ, đến năm 2002 là 85 triệu đô la Mỹ, năm 2004 là 140 triệu USD, năm 2005 là 175 triệu USD, năm 2006 là 217 triệu USD. Tính đến tháng 12/2006, ta đã cấp 53

Giấy phép lập Văn phòng Đại diện, 101Giấy phép lập Văn phòng Dự án và 402 Giấy

phép hoạt động tại Việt Nam. Chương trình viện trợ của các NGOs được triển khai ở

61 tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt tập trung vào những vùng còn nghèo, vùng sâu, vùng xa và ngày càng tập trung hơn vào các lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước , đặc biệt là xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Sự trợ giúp của NGOs nước ngoài không chỉ là viện trợ vật chất mà bao gồm cả chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế,

phổ cập giáo dục…

Nguồn vốn tuy không lớn nhưng mang lại giá trị đạo đức sâu sắc, hỗ trợ cho

vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện đất nước còn khó khăn, Chính

phủ ta cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp qui để tạo môi truờng

pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các NGOs nước ngoài tại Việt Nam và với những

tổ chức NGOs nước ngoài hay cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả cho các chương trình phát triển và nhân đạo tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam pot (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)