Kế toán dịch vụ du lịch

132 827 1
Kế toán dịch vụ du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán dịch vụ du lịch

1  Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DU LỊCH 1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu đầu tư, thể thao, văn hoá xã hội Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có những đặc điểm cơ bản sau : - Du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt, hoạt động vừa mang tính sản xuấ t, kinh doanh vừa mang tính phục vụ văn hoá xã hội. Đây là ngành kinh tế kinh doanh nhiều loại hoạt động khác nhau như hoạt động hướng dẫn du lịch, vận tải du lịch, hàng ăn, hàng uống, buồng ngủ, kinh doanh hàng hoá, vật tư, đồ lưu niệm, xây dựng cơ bản và các hoạt động khác (điện thoại, nhiếp ảnh, tắm hơi, vật lý trị liệu, uốn tóc, giặt là, cho thuê đồ dùng ). - Mỗi loại sản phẩm dịch vụ du lịch tạo ra có tính chất khác nhau nhưng nhìn chung đại bộ phận sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật chất. Quá trình sản xuất dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm không thể tách rời nhau. Khách hàng mua sản phẩm dịch vụ du lịch trước khi nhìn thấy sản phẩm đó. - Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ và bị ảnh hưởng của đ iều kiện tự nhiên, môi trường, điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội trong từng thời kỳ. - Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, song từng bộ phận của sản phẩm lại có tính chất độc lập tương đối. Do đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch thường được tổ chức trong các loại hình : kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú, kinh doanh vận chuyển du lịch, kinh doanh dị ch vụ du lịch khác (tuyên truyền, quảng cáo du lịch , tư vấn đầu tư xây dựng du lịch ). Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều nhằm mục đích tổ chức sản xuất kinh doanh và cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Mỗi doanh nghiệp có thể tổ chức kinh doanh một hoặc một số hoạt động kinh doanh du lịch . 1.2. Một số loại hình kinh doanh du lịch chủ y ếu Các hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm : - Hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch : Là hoạt động chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hoá, phong cảnh thiên nhiên - Hoạt động kinh doanh vận chuyển: Gồm các hoạt động vận chuyển đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nhằm đáp ứng yêu cầu đi lại của khách trong suốt thời gian tham quan du l ịch. - Hoạt động kinh doanh buồng ngủ : Là hoạt động kinh doanh thuộc ngành khách sạn quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu khách lưu trú trong quá trình tham quan du lịch. - Hoạt động kinh doanh ăn, uống: Kinh doanh dịch vụ chế biến các món ăn, thức uống cho khách, chủ yếu là khách lưu trú và một bộ phận khách vãng lai khác. - Hoạt động kinh doanh hàng hoá : Đây là hoạt động kinh doanh các loại hàng lưu niệm và các loại hàng hoá khác nhằm đáp ứ ng nhu cầu khách du lịch. - Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác: Bao gồm các hoạt động vui chơi, giải trí massage, karaoke, giặt là, cắt tóc, tắm hơi, đặt vé máy bay đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách, tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong suốt thời gian du lịch . Mặt khác, đây cũng là các hoạt động góp phần tăng thu nhập đáng kể cho ngành du lịch. 1.3. Tổ chức kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh du lị ch 1.3.1. Môi trường pháp lý của kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch 2  Hiện nay, các quy định pháp luật ở Việt Nam chi phối công tác kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch bao gồm: - Luật Kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; - Chế độ, hướng dẫn kế toán cụ thể. 1.3.1.1. Luật kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Luật kế toán số 03/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2003, có hiệu lực từ ngày 01/01/2004, là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán hiện nay. Luật Kế toán quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nền tảng để xây dự ng Chuẩn mực kế toán và Chế độ hướng dẫn kế toán. Để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cũng như đảm bảo sự tuân thủ đối với Luật kế toán, Chính phủ đã lần lượt ban hành các Nghị định sau: - Nghị định số 128/2004/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước” được ký ngày 31/05/2004, có hiệu lực từ ngày 30/06/2004. Đối tượng áp dụng Nghị định này là các tổ chức, cá nhân sau: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử d ụng kinh phí ngân sách nhà nước; Người làm kế toán, người khác có liên quan đến kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước. - Nghị định số 129/2004/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh” được ký ngày 31/05/2004, có hiệu lực từ ngày 30/06/2004. Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm: + Các tổ chức hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; + Người làm kế toán; người hành nghề kế toán; người khác có liên quan đến kế toán thuộc hoạt động kinh doanh. - Nghị định số 185/2004/NĐ-CP “Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán” được ký ngày 04/11/2004. Nghị định quy định về việc xử phạt đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như: Vi phạm quy định về chứng từ kế toán, vi phạm quy định về sổ kế toán, vi phạm quy định về tài khoản kế toán, vi phạm quy định về báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính, vi phạm quy định về kiểm tra kế toán, vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, vi phạm quy định về kiểm tài sản, vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán, vi phạm quy định về hành nghề kế toán, vi phạ m quy định về áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác. 1.3.1.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, không đề cập đến các vấn đề cụ thể như chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán. Bộ Tài chính quy định chuẩ n mực kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật Kế toán. Tính đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành các chuẩn mực sau: 3   Chuẩn mực số 1: Chuẩn mực chung  Chuẩn mực số 2 : Hàng tồn kho  Chuẩn mực số 3 : Tài sản cố định hữu hình  Chuẩn mực số 4: Tài sản cố định vô hình  Chuẩn mực số 5 : Bất động sản đầu tư  Chuẩn mực số 6 : Thuê tài sản  Chuẩn mực số 7 : Kế toán các khoản đầu t ư vào công ty liên kết  Chuẩn mực số 8 : Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh  Chuẩn mực số 10 : Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái  Chuẩn mực số 11 : Hợp nhất kinh doanh  Chuẩn mực số 14 : Doanh thu và thu nhập khác  Chuẩn mực số 15 : Hợp đồng xây dựng  Chuẩn mực số 16 : Chi phí đi vay  Chuẩn m ực số 17 : Thuế thu nhập doanh nghiệp  Chuẩn mực số 18 : Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng  Chuẩn mực số 19 : Hợp đồng bảo hiểm  Chuẩn mực số 21: Trình bày báo cáo tài chính  Chuẩn mực số 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.  Chuẩn mực số 23 : Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.  Chu ẩn mực số 24 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.  Chuẩn mực số 25 : Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.  Chuẩn mực số 26 : Thông tin về các bên liên quan.  Chuẩn mực số 27 : Báo cáo tài chính giữa niên độ.  Chuẩn mực số 28 : Báo cáo bộ phận.  Chuẩn mực số 29 : Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót  Chuẩn mực số 30: Lãi trên cổ phi ếu 1.3.1.3. Chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn kế toán khác Chế độ, hướng dẫn kế toán quy định và hướng dẫn các vấn đề cụ thể về nghiệp vụ kế toán: phương pháp kế toán, chứng từ kế toán, tài khoản kế tọán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán, và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.  Hệ thống các văn bản quy định chế độ, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp gồm + “Chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Chế độ Kế toán doanh nghiệp gồm 4 phần:  Phần thứ nhất: Hệ thống tài khoản kế toán;  Phần thứ hai: Hệ thống báo cáo tài chính;  Phần thứ ba: Chế độ chứng từ kế toán;  Phần thứ tư: Chế độ sổ kế toán. 4  + “Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm 5 phần:  Phần thứ nhất: Quy định chung;  Phần thứ hai: Hệ thống tài khoản kế toán;  Phần thứ ba: Hệ thống báo cáo tài chính;  Phần thứ tư: Chế độ chứng từ kế toán;  Phần thứ năm: Chế độ sổ kế toán. + Ngoài hai Quyết định chính nêu trên hệ thống văn bản pháp về kế toán doanh nghiệp còn bao gồm các thông tư sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán; Thông tư h ướng dẫn nghiệp vụ kế toán, Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán cụ thể như: + Ngoài hai Quyết định chính nêu trên hệ thống văn bản pháp về kế toán doanh nghiệp còn bao gồm các thông tư sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán; Thông tư hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán cụ thể như:  Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.  Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán:  Thông tư số 20/2006/TT-BTC ban hành ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực kế toán số 17, 23, 27, 28, 29.  Thông tư số 21/2006/TT-BTC ban hành ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện các chu ẩn mực kế toán số 11, 18, 30.  Thông tư số 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007 hướng dẫn thi hành các chuẩn mực kế toán số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 10, 14, 15, 16, 21, 24, 25, 26. 1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng căn cứ vào qui mô hoạt động, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ và yêu cầu quản lí doanh nghiệp để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán. Có 3 hình thức tổ chức: tập trung, phân tán, vừa tập trung vừa phân tán . a. Hình thức tổ ch ức tập trung Là hình thức tổ chức mà toàn bộ công tác kế toán : từ xử lí chứng từ đến ghi sổ chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo theo quy định của nhà nước, đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán đơn vị, các đơn vị trực thuộc không tiến hành công tác kế toán.Tổ chức bộ máy kế toán trong hình thức này chỉ bao gồm phòng kế toán tại doanh nghiệp. Cơ cấu bộ máy kế toán trong hình thức này thường được tổ chức như sau : 5  Ngoài các bộ phận như trên, trong phòng kế toán còn có thể có thêm bộ phận thống và tài chính (trong doanh nghiệp quy mô nhỏ thường không tổ chức phòng thống và phòng tài chính ). Mỗi bộ phận có thể do một nhân viên kế toán hoặc một số nhân viên đảm nhiệm. Nội dung công tác kế toán của từng bộ phận bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị (đơn vị có quy mô nhỏ thường không thành lập bộ phận kế toán quản trị riêng để tránh lãng phí lao động). Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, hoạt động trên địa bàn tập trung. Trong điều kiện phù hợp, hình thức này có ưu điểm: tạo điều kiện chuyên môn hóa nhân viên kế toán và trang bị phương tiện tính toán hiện đại, từ đó tiết kiệm chi phí ; b. Hình thức tổ chức phân tán Là hình thức tổ chức mà công tác kế toán được tiến hành đồng thời ở phòng kế toán doanh nghiệp và bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán trong trường hợp này thường được cơ cấu như sau: KẾ TOÁN TRƯỞNG KT Văn phòng công ty KT Tổng hợp Ban Thống kê, tài chính BP kiểm tra kế toán Trưởng kế toán ĐV trực thuộc KT Vật tư, hàng hóa, TSCĐ KT lương KT tổng hợp KT Chi phí, giá thành Tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh và mức độ phân cấp quản lí cho các đơn vị trực thuộc, để tổ chức bộ máy kế toán và quy định nội dung công tác kế toán cụ thể cho từng bộ phận trong bộ máy kế toán. Ví dụ: bộ phận kế toán đơn vị trực thuộc chỉ hạch Kếtoán trưởng KT VT,HH,TSCĐ KTT.Lương KTthanh toán KT chiph í , giáthành KTt ổ nghợp  Hình1.1.T ổ chứcbộ máyk ế toántheohìnhthứctậptrung Hình1.2.T ổ chứcbộ máyk ế toántheohìnhthứcphântán 6  toán chi phí phát sinh tại đây, bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, nhân công, các chi phí khác được hạch toán tại phòng kế toán đơn vị chính và kết quả kinh doanh được hạch toán theo phạm vi toàn doanh nghiệp (đây là trường hợp đơn vị trực thuộc không hạch toán kinh tế hay còn gọi là: hạch toán báo sổ). Trong trường hợp khác: bộ phận kế toán đơn vị trực thuộc hạch toán chi phí phát sinh tại đây và hạch toán cả chi phí khác phát sinh chung được phân bổ cho từng bộ phận trong doanh nghiệp, và xác định kết quả theo từng bộ phận (đây là hình thức hạch toán kinh tế nội bộ). Trong cả 2 trường hợp trên, ở đơn vị trực thuộc có nhân viên kế toán, sổ kế toán, lưu trữ chứng từ trong niên độ kế toán và bộ phận kế toán đơn vị trực thuộc chỉ lập báo cáo theo quy định của kế toán trưởng mà không lập báo cáo theo quy định của Nhà Nước . Ngoài các bộ phận như trên, trong bộ máy kế toán còn có thể tổ chức riêng bộ phận kế toán quản trị, vì doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán phân tán thường có quy mô lớn . Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp qui mô lớn, hoạt động trên địa bàn phân tán. Ví dụ: công ty có các chi nhánh hoạt động tại các tỉnh trong cả nước và như vậy có thể tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị chính và ở các chi nhánh.Trong điều kiện phù h ợp, hình thức này có ưu điểm: cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lí ở từng đơn vị trực thuộc, đáp ứng yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ. c. Hình thức tổ chức vừa tập trung vừa phân tán Là hình thức mà trong doanh nghiệp, một số đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ phận kế toán, một số đơn vị trực thuộ c khác không tổ chức bộ phận kế toán. Như vậy, cơ cấu bộ máy kế toán gồm kế toán ở phòng kế toán doanh nghiệp và kế toán ở đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ máy kế toán. Đối với đơn vị trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán thì chứng từ phát sinh tại đây được tập trung về phòng kế toán doanh nghiệp để ghi sổ kế toán (như trường hợp tổ chức công tác kế toán tập trung). Đối với đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ máy kế toán thì chứng từ phát sinh tại đây được xử lí để ghi sổ kế toán và lưu trữ trong niên độ kế toán (như trường hợp tổ chức công tác kế toán phân tán) . Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp qui mô lớn, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung vừa phân tán. Ví dụ: công ty có mộ t số chi nhánh hoạt động trên cùng địa bán thành phố HCM và một số chi nhánh khác hoạt động tại các tỉnh phía bắc. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể tổ chức bộ phận kế toán ở các chi nhánh phía bắc, để ghi chép nghiệp vụ phát sinh tại đây và định kì lập báo cáo gửi về phòng kế toán cty, còn các chi nhánh trên địa bàn thành phố thì không tổ chức bộ máy kế toán, chứng từ phát sinh tại đây được chuyển về phòng kế toán cty để xử lí và ghi sổ. Lưu ý: Đơn vị trực thuộc ở đây là đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc và mỗi đơn vị trực thuộc không phải là một đơn vị kế toán. Ví dụ: công ty dệt bao gồm các nhà máy sợi, dệt, nhuộm các nhà máy này hạch toán phụ thuộc, có tổ chức bộ phận kế toán nhưng đây không phải là một đơn vị kế toán. Trong trườ ng hợp đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì mỗi đơn vị trực thuộc là một đơn vị kế toán. Ví dụ tổng công ty xi măng bao gồm các công ty thành viên mà mỗi công ty này là một đơn vị hạch toán độc lập và là một đơn vị kế toán. 1.3.3. Tổ chức công tác kế toán 1.3.3.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán Kế toán trưởng căn cứ đặc điểm nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp để qui định các mẫu chứng từ cần thiết, tổ chức hướng dẫn ghi chép trên chứng từ và tổ chức lưu 7  chuyển chứng từ khoa học, hợp lí, nhằm đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời các hoạt động của doanh nghiệp. Mẫu chứng từ cần thiết được kế toán trưởng quy định bao gồm: mẫu chứng từ “bắt buộc” và mẫu chứng từ “hướng dẫn” do bộ Tài chính quy định (hiện nay là danh mục chứng từ, được ban hành theo quyết định 15). Kế toán trưởng có thể có bổ sung thêm ch ỉ tiêu hoặc thay đổi mẫu biểu “hướng dẫn” cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lí của đơn vị,đối với mẫu chứng từ “bắt buộc” thì áp dụng theo mẫu quy định. Tổ chức lưu chuyển chứng từ bao gồm việc quy định trách nhiệm ghi chép trên chứng từ, quy định đường đi và thời gian lưu chuyển của chứng từ, từ b ộ phận này đến bộ phận khác. Chứng từ được lập kịp thời, nội dung ghi chép trên chứng từ đầy đủ, chính xác, rõ ràng và lưu chuyển khoa học hợp lí, là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác kế toán . 1.3.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Kế toán trưởng căn cứ vào hệ thống tài khoản thống nhất do bộ Tài chính ban hành (hiện nay là: danh mục hệ thống tài kho ản ban hành theo quyết định 15) và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp để qui định hệ thống tài khoản kế toán sử dụng, nhằm phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế, theo yêu cầu quản lí của đơn vị. Ngoài việc sử dụng các tài khoản được quy định trong hệ thống tài khoản thống nhất do bộ Tài chính ban hành, kế toán trưởng còn có thể qui định thêm tài khoản chi ti ết không có trong hệ thống để sử dụng, phục vụ yêu cầu quản lí của doanh nghiệp. Ví dụ: tùy thuộc vào đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng và yêu cầu quản lí chi tiết ở đơn vị để quy định các tài khoản cấp 2, cấp 3 … cho tài khoản “nguyên vật liệu”. Trường hợp cần phải sử dụng tài khoản cấp 1 mà chưa có quy định trong hệ thống tài khoản do bộ tài chính ban hành thì doanh nghiệp phải xin ý kiến và được bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản . 1.3.3.3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Hình thức sổ kế toán là hệ thống sổ với trình tự ghi chép và quan hệ đối chiếu giữa các sổ trong hệ thố ng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ có duy nhất một hệ thống sổ kế toán cho mỗi kì kế toán năm và đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ do bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thổng sổ áp dụng ở đơn vị. Kế toán trưởng căn cứ vào qui mô hoạt động và trình độ nhân viên kế toán để lựa chọn một trong các hình thức s ổ kế toán: nhật kí sổ cái, nhật kí chung, chứng từ ghi sổ, nhật kí chứng từ, kế toán máy. Hình thức sổ kế toán mà đơn vị kế toán đã chọn phải được mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, đảm bảo khả năng đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính 1.3.3.4. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo k ế toán Mục tiêu của hạch toán kế toán là cung cấp thông về tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy kế toán trưởng phải tổ chức việc thực hiện chế độ lập báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước và tổ chức hệ thống báo cáo quản trị mang tính linh hoạt, phù hợp với nội dung và yêu cầu quản lí cụ thể của doanh nghiệp. 8  Chương 2. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC 2.1. Kế toán vốn bằng tiền 2.1.1. Những vấn đề chung 2.1.1.1. Khái niệm Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Tiền là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, do đó việc ghi chép và phản ánh đúng tiền vào sổ sách k ế toán cũng như trình bày chính xác chỉ tiêu tiền vào các báo cáo tài chính là rất quan trọng. Phân loại theo địa điểm lưu giữ thì tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Phân loại theo hình thức thì tiền bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. 2.1.1.2. Nguyên tắc kế toán Việc hạch toán tài sản bằng tiền phải tuân theo những quy định hiện hành và chế độ quản lý, lưu thông ti ền tệ của Nhà nước. ‒ Kế toán chỉ sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam để ghi sổ và lập báo cáo tài chính. ‒ Đối với ngoại tệ: phải quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ theo đúng quy định. Phần ngoại tệ phải được theo dõi chi tiết trên tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”. ‒ Đối với vàng bạc, đá quý chỉ phản ánh vào tài khoản thuộc nhóm vốn bằng tiền đối với những doanh nghiệp không chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý. Đồng thời các doanh nghiệp này phải mở sổ chi tiết theo dõi vàng, bạc, đá quý theo từng loại, trọng lượng, quy cách, phẩm chất. Đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý thì vàng, bạc, đá quý được phản ánh ở chỉ tiêu hàng tồn kho. ‒ Khi tính giá xuất của ngoại tệ, vàng bạc, đá quý: kế toán áp dụng một trong bốn phương pháp: nhập trước – xuất trước (FIFO), nhập sau – xuất trước (LIFO), bình quân gia quyền hoặc thực tế đích danh. 2.1.2. Kế toán tiền mặt Tiền mặt là các khoản tiền đang có tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Kế toán tiền mặt cần tuân theo những quy đị nh sau: 2.1.2.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tổng hợp thu - chi tiền mặt, kế toán sử dụng TK 111 “Tiền mặt”. Kết cấu TK 111 như sau: TK 111 – Tiền mặt SDĐK: Tiền mặt tồn đầu kỳ  Tiền mặt tăng  Kiểm phát hiện thừa tiền mặt  Tiền mặt giảm  Kiểm phát hiện thiếu tiền mặt SDCK: Tiền mặt tồn cuối kỳ Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2: - TK 1111 - Tiền Việt Nam. - TK 1112 - Ngoại tệ. - TK 1113 - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý. 9  2.1.2.2. Chứng từ kế toán, sổ kế toán: - Thu tiền mặt: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như “Biên lai thu tiền”, “Hóa đơn bán hàng”, “Hóa đơn giá trị gia tăng”, “Giấy thanh toán tiền tạm ứng”… kế toán lập Phiếu thu thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày, toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ Kế toán. Tùy theo hình thức kế toán áp dụng tại công ty, căn cứ phiếu thu do thủ quỹ kế toán ghi lần lượ t như sau: + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung, kế toán sẽ ghi bút toán nhật ký lên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký thu tiền). Căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan, đồng thời ghi vào sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt. + Nếu áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, căn cứ vào phiếu thu do thủ quỹ gửi lên kế toán lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái. + … Ngoài ra, để theo dõi chi tiết các loại nguyên tệ kế toán mở sổ chi tiết TK 007. - Chi tiền mặt: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được duyệt chi bằng tiền mặt như: “Giấy đề nghị tạm ứng”, “Hóa đơn bán hàng”, “Hóa đơn giá trị gia tăng” của bên bán… kế toán lập phiếu chi gồm 3 liên. Sau khi có đầy đủ chữ ký (ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc thì thủ quỹ xuất quỹ. Sau khi đã nhận đủ s ố tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi.Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu. Thủ quỹ giữ liên 2để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cũng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán. Liên 3 giao cho người nhận tiền. Tương tự như khi thu tiền, tùy theo hình thức kế toán áp dụng tại công ty phiếu chi sẽ đượ c ghi nhận vào các sổ kế toán tổng hợp liên quan và sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Đối với ngoại tệ tại quỹ, khi thu chi kế toán vẫn lập phiếu thu, phiếu chi, gh rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ, xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng Việt Nam để ghi sổ. Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, trước khi nhập và xuất qu ỹ phải được kiểm nghiệm và lập Bảng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (Mẫu số 07-TT) đính kèm với phiếu thu, phiếu chi. Bảng này do người đứng ra kiểm nghiệm lập thành hai liên, 1 liên đính kèm với phiếu thu (chi) chuyển cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập hoặc xuất quỹ, 1 liên giao cho người nộp (hoặc nhận) - Kiểm tiền: Tiền mặt là loại tài sản dễ xảy ra gian lận, mất mát, do đó cần phải kiểm thường xuyên. Theo chế độ kế toán theo quyết định 15/2006, hằng ngày thủ quỹ phải kiểm số tồn quỹ tiền mặt bằng cách phân loại và đếm từng loại tiền mặt. Sau khi kiểm kê, kế toán lập Bảng kiểm quỹ, (dùng cho VNĐ – Mẫu số 08a – TT, dùng cho ngoại tệ, vàng, b ạc, kim khí quý, đá 10  quý – Mẫu số 08b-TT). Sau đó đối chiếu với số liệu đã ghi trên sổ quỹ, sổ chi tiết quỹ tiền mặt và sổ cái theo dõi tiền mặt của kế toán để phát hiện các chênh lệch nếu có. 2.1.2.3. Sơ đồ kế toán a. Sơ đồ kế toán tiền mặt là đồng Việt Nam Ví dụ 1.1. Tại một doanh nghiệp, thuộc đối tượng khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ , trong tháng 1/N có tình hình liên quan đến tiền mặt Việt nam đồng tại quỹ như sau: Số đầu tháng: 50.000.000đ Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ: 1. Ngày 1/1: Nhận thêm vốn góp từ chủ sở hữu bằng tiền mặt 100.000.000đ 2. Ngày 5/1: Vay ngắn hạn nhập quỹ tiền mặt 50.000.000đ 3. Ngày 8/1: Bán hàng, thu bằng tiền mặt, giá bán chưa thuế 8.000.000đ, thuế GTGT 10%. 4. Ngày 10/1: Thu hồi khoản cho vay ngắn hạn 30.000.000đ, nhập quỹ tiền mặt. 5. Ngày 12/1: Nộp tiền mặt vào ngân hàng 100.000.000đ 6. Ngày 15/1: Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua công cụ, dụng cụ 5.000.000đ 7. Ngày 20/1: Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, giá hóa đơn chưa thuế 20.000.000đ, thuế GTGT 10%. 8. Ngày 31/1: Kiểm quỹ tiền mặt, số tiền thực tồn quỹ là 110.000.000đ, số tiền thiếu so với sổ sách là 1.800.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Yêu cầu: Ghi sổ nhật ký chung, sổ cái TK 111các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ Gửiti ề nmặtvàongânhàng 112 Chitạmứng,kýquỹb ằ ng tiềnmặt 141 , 144 , 244… Đ ầ utưtàichínhng ắ nhạn, dàihạnbằngtiềnmặt 121 , 128 , 221… 133 Muavậttư,hànghóab ằ ng tiềnmặt 152 , 153 , 156 , 611 , 211… Ki ể mkêquỹ ti ề nmặt,phát hiệnthiếu 1381 121,128,221,222,… Thuh ồ icáckhoảnđ ầ utư tàichínhbằngtiềnmặt Thuh ồ icáckhoảnphảithu, ứngtrướcbằngtiềnmặt 131,138,141,144… Ki ể mkêquỹti ề nmặt,phát hiệnthừa 3381 Doanhthu,thunhập khácbằngtiềnmặt 511,512,515,7111… Nhậnv ố ngóptừ cácchủ sởhữubằngtiềnmặt 411 Vayng ắ nhạn,vaydài hạnnhậpquỹtiềnmặt 311, 341… 1111 [...]... Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau 2.3.1.2.Tài khoản sử dụng: Kế toán thanh toán tạm ứng sử dụng tài khoản 141 - Tạm ứng Nội dung ghi chép của tài khoản 141 như sau: 22     Tạm ứng cho cán bộ, CNV TK 141  Thanh toán bằng tiền tạm ứng  Thu hồi tạm ứng (nộp quỹ, trừ lương…) SDCK: Số tạm ứng chưa thanh toán 2.3.1.3 Chứng từ, sổ sách kế toán Chứng từ kế toán sử... thu khác SDCK: Số tiền còn phải thu khác cuối kỳ 2.2.4.2 Chứng từ, sổ kế toán Chứng từ kế toán sử dụng bao gồm: Biên bản kiểm nghiệm, Biên bản kiểm kê, Biên bản xử lý tài sản thiếu, Hợp đồng vay, kèm theo Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi… Căn cứ chứng từ, kế toán ghi sổ kế toán tổng hợp (tùy theo từng hình thức kế toán) có liên quan và mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối trường hợp... toán Tùy theo từng nội dung chi phí trả trước mà chứng từ liên quan có thể là: phiếu chi, phiếu xuất kho, Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, Căn cứ chứng từ gốc, kế toán ghi sổ kế toán tổng hợp có liên quan (tùy theo từng hình thức kế toán) đồng thời kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa... sổ kế toán 32    Với phương pháp KKTX, các tài khoản hàng tồn kho (nhóm 15 ) đựơc dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của vật tư hàng hoá Do vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định tại bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho, so sánh với số liệu vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán. .. chuyển nhưng đối tượng nhận vẫn chưa nhận được, để đơn giản kế toán không hạch toán vào TK 113 – Tiền đang chuyển mà đợi khi nào đối tượng nhận đã nhận được thì ghi thẳng vào bên nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu chuyển vào ngân hàng) hoặc TK 331 – Phải trả cho người bán (nếu chuyển trả nợ người bán)… 2.4.1.2 Chứng từ kế toán, sổ kế toán Kế toán tiền đang chuyển sử dụng các chứng từ : phiếu chi, giấy... phải thu của khách hàng 2.2.3.2 Chứng từ, sổ kế toán 15    Chứng từ kế toán để ghi chép vào sổ kế toán tổng hợp, chi tiết liên quan đến phải thu khách hàng là các hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ chứng minh việc bán chịu đã được phê duyệt bởi bộ phận chịu trách nhiệm Sau khi hóa đơn đã được lập và hàng đã được giao cho khách hàng thì kế toán tiếp tục theo dõi các khoản nợ phải thu... bạc, kim khí quý, đá quý 2.1.3.2 Chứng từ kế toán, sổ kế toán Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền gửi ngân hàng Giấy báo Nợ khi doanh nghiệp rút tiền, giấy báo Có khi doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng, hoặc Bản sao kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi ) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ... 15/2/08 chuyển tiền thanh toán cho cty Hoàng Cát 85,8trđ (Ngân hàng đã gởi báo Nợ – GBN) 5- Ngày 29/2/08 Kế toán công ty lập ủy nhiệm chi 48, dùng tiền gởi ngân hàng để thanh toán cho Cty Tân Minh 60trđ nhưng vào cuối tháng ngân hàng chưa gởi giấy báo Nợ xác nhận thanh toán 6- Vào ngày 29/2/08 kế toán công ty nhận được bản fax giấy nộp tiền (GNT) của công ty Biển Sáng thanh toán qua hệ thống bưu điện... toán cho cty Khánh Hoa 12.500 USD Tỷ giá ngày 8/2/08 là 16.070 Yêu cầu: - Tính toán định khoản các nghiệp vụ trên - Biết cty xuất ngoại tệ theo phương pháp FIFO.Giả sử cuối kỳ kế toán, tỷ giá ngoại tệ là 15.500, bạn hãy điều chỉnh các khoản mục tiền tệ là ngoại tệ 31    Chương 3 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 3.1 Kế toán nguyên, vật liệu 3.1.1 Những vấn đề chung 3.1.1.1 Khái niệm và phân loại... giấy thanh toán tiền tạm ứng Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng 111, 112, 152…  141 152,153,156, 241, 331,  621, 627,642…  Tạm ứng tiền, vật tư cho người  lao động trong đơn vị 111, 152, 334 Thu hồi các khoản tạm ứng chi (sử  dụng) không hết hoặc trừ lương  2.3.1.4 Sơ đồ kế toándụ . hành, kinh doanh lưu trú, kinh doanh vận chuyển du lịch, kinh doanh dị ch vụ du lịch khác (tuyên truyền, quảng cáo du lịch , tư vấn đầu tư xây dựng du lịch ). Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều. cầu khách du lịch. Mỗi doanh nghiệp có thể tổ chức kinh doanh một hoặc một số hoạt động kinh doanh du lịch . 1.2. Một số loại hình kinh doanh du lịch chủ y ếu Các hoạt động kinh doanh du lịch. 1  Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DU LỊCH 1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phục vụ nhu cầu tham quan, giải

Ngày đăng: 19/05/2014, 23:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan