bài khóa luận chi tiết về " Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Xiêng khoảng nước CHDCND Lào từ nay đến năm 2015"
Trang 1MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là hướng phát triểntất yếu của mọi quốc gia nông nghiệp, đó là một đòi hỏi cấp bách trong quátrình CNH, HĐH Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là mộtvấn đề cơ bản, cốt lõi của quá trình CNH, HĐH của bất cứ quốc gia nào khôngmuốn đứng vào danh sách các nước nghèo nhất trên thế giới Bởi lẽ, từ mộtnước lạc hậu, chậm phát triển đi lên sản xuất lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra tiền đề vật chất cho quá trình cơ cấu kinh tếcủa toàn bộ nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH Cũng chính quá trình chuyểndịch này sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển một cách toàn diện, phát huyđược thế mạnh của từng ngành, từng vùng kinh tế, rút ngắn được sự cách biệtgiữa các vùng kinh tế trong nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một nước đang phát triển, kinh tếnông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân.Trình độphát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp còn thấp, phương thức canhtác lạc hậu, nghèo đói trong nông thôn còn phổ biến Hiện nay vẫn còn tồn tại
cơ cấu kinh tế mang tính tự cấp, tự túc
Do vậy, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào đã tiếp tục lấy chủtrương, chính sách xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp và dịch vụ làmnội dung trọng tâm trong đường lối phát triển, ngay từ đầu coi nông - lâmnghiệp là cơ bản, lấy việc xây dựng công nghiệp là hàng đầu
Xiêng Khoảng là một tỉnh nằm ở phía Bắc Lào Tỉnh có vị trí chiến lược vềkinh tế, chính trị, quân sự của Lào, là khu vực có giao lưu thương mại và dịch
vụ trực tiếp với các nước và với các tỉnh miền Bắc Lào, có tiềm năng phát triểnnông - lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ Trong những năm qua tỉnh XiêngKhoảng đó chú trọng đầu tư nhiều trong việc phát triển toàn diện kinh tế - xãhội nông thôn Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm đổi mới vừa qua,
Trang 2cùng sự vươn lên của cả nước, tỉnh Xiêng Khoảng đã có những chuyển biếnđáng khích lệ Trên thực tế, những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp,xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng trong thờigian qua đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, tạo ra động lực mới cho sựphát triển toàn diện về kinh tế-xã hội của tỉnh Tuy nhiên, những kết quả đạtđược chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn còn chậm đổi mới.
Xuất phát từ thực trạng hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, từng bước gianhập vào nền kinh tế thị trường ở tỉnh Xiêng Khoảng trở nên cấp bách
Vì vậy, em chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Xiêng khoảng nước CHDCND Lào từ nay đến năm 2015” làm khoá luận tốt nghiệp Đại học, mong đóng góp một phần
nhỏ cùng với tỉnh giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính cấp bách hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tê nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn nói riêng là đề tài đối với các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa họcLào quan tâm nghiên cứu Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã đượccông bố trên các sách, báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, đây chính là một cơ
sở thuận lợi để khoá luận nghiên cứu, phân tích chuyển cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn ở tinh Xiêng Khoảng
Tuy nhiên, ở mỗi đề tài thì góc độ nghiên cứu và phương pháp tiếp cận lạikhác nhau để các tác giả phân tích, luận giải vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tếnói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.Song đến nay vấn đề này ở tỉnh Xiêng Khoảng vẫn còn mới mẻ, chưa có côngtrình đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống dưới góc độ của kinh tế
chính trị Vì vậy, đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Xiêng khoảng nước CHDCND Lào từ nay đến năm 2015” không trùng lắp và cần được nghiên cứu.
Trang 33 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nhận thức lại những vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, khoá luận đi sâu phân tíchquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh XiêngKhoảng, tìm ra những thành tựu và hạn chế của quá trình này Từ đó, đề xuấtnhững phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôntỉnh Xiêng Khoảng trong thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
- Phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn tỉnh Xiêng khoảng từ 2006 đến nay
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Xiêng Khoảng theohướng CNH, HĐH
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ
bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Xiêng Khoảngtrên các mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu các thành phần kinh tế trongnông nghiệp, nông thôn ở tỉnh từ 2006 đến nay
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Xiêng Khoảng từ năm 2006 đến nay
Tuy nhiên, do cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn rất đa dạng và phứctạp nên để tập trung, khóa luận chủ yếu đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấungành nông nghiệp với tư cách là cơ cấu chủ yếu trong cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn
Trang 45 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận: Khoá luận thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng NDCM Lào
về phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá
Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu của toán học và kinh tế chính trị như: phương pháp thống kê;
phương pháp nghiên cứu điển hình; phương pháp điều tra; phương pháp phântích, xử lý số liệu và phân tích tổng hợp,
6 Kết cấu của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khoáluận gồm 3:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn
Chương II: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ởtỉnh Xiêng Khoảng từ năm 2006 đến nay
Chương III: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn của tỉnh từ nay đến năm 2015
Trang 5
1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy phân công lao động xãhội Các ngành, lĩnh vực được phân chia theo tính chất sản phẩm, chuyên môn
kỹ thuật Khi các ngành, lĩnh vực kinh tế hình thành, nó đòi hỏi phải giải quyếtmối quan hệ giữa chúng với nhau Mối quan hệ đó vừa thể hiện sự hợp tác, hỗtrợ nhau, song cũng cạnh tranh với nhau để phát triển Sự phân công và mốiquan hệ hợp tác trong hệ thống thống nhất là tiền đề cho quá trình hình thành cơcấu kinh tế
Khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội, C Mác đã viết: “Cơ
cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trìnhphát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất” C Mác cũng nhấnmạnh: “ Khi phân tích cơ cấu kinh tế phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chấtlượng và số lượng Theo ông, cơ cấu là một sự phân chia về chất và một tỷ lệ về
số lượng của những quá trình sản xuất xã hội”
Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế, với
tỷ lệ phân chia nhất định về lượng cũng như về chất và mối quan hệ tác độngqua lại giữa các bộ phận ấy
Xác định cơ cấu kinh tế của một quốc gia (hay địa phương) đó là xác địnhtổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế với vị trí và tỷ lệ tương ứng của mỗi
bộ phận cũng như mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội
Trang 6Việc xác định được tổng thể các bộ phận hợp cơ cấu kinh tế quốc dân vàmối tương tác giữa các bộ phận ấy ở một giai đoạn lịch sử trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng Bởi vì khi nền kinh tế cũng như cơthể con người nó bao gồm nhiều bộ phận, yếu tố hợp thành Mỗi bộ phận, yếu tố
có vị trí, vai trò khác nhau, có bộ phận đặc biệt quan trọng Tuy nhiên, để pháttriển kinh tế, cần được xác định được tỷ lệ cân đối giữa các bộ phận trên cơ sởkhách quan chứ không được áp đặt một cách chủ quan, tuỳ tiện, bất chấp quyluật khách quan, vì điều đó sẽ phá vỡ sự tương ứng giữa các bộ phận trong mộtchỉnh thể và như thế không những không làm cho chỉnh thể đó phát triển mà nócòn kìm hãm, thậm chí làm tan rã chỉnh thể đó Song, việc xác định các bộ phận
và quan hệ tương tác giữa các bộ phận trong cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốcdân trong từng giai đoạn không phải là dễ dàng; việc xây dựng được các tỷ lệphù hợp giữa các bộ phận để có một cơ cấu kinh tế hợp lý là hết sức khó khăn,phức tạp Sự hợp lý của cơ cấu kinh tế được đánh giá qua thực tế phát triển kinh
tế - xã hội của một quốc gia, một vùng, một địa phương cụ thể Xét về mặt địnhtính, một cơ cấu kinh tế phù hợp phải đạt được 3 tiêu chí sau:
+ Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế phải phản ánh được trình độ của sự phát triển
kinh tế
+ Thứ hai: Cơ cấu kinh tế cho phép khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lực
kinh tế trong nước
+Thứ ba: Cơ cấu kinh tế phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập với quốc tế
và khu vực nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững
Ba tiêu chí trên tuy mang tính định tính nhưng có khả năng phản ánh đầy
đủ tính chất của cơ cấu kinh tế
1.1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Là tổng thể các bộ phận hợp thành nội bộ nông nghiệp và mối quan hệtương tác giữa các yếu tố kinh tế, các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất gắn với không gian và thời gian nhất định cả về mặt số lượng
và chất lượng
Trang 7Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có các loại hình: Cơ cấu ngành, cơ cấu lãnhthổ, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khoa học kỹ thuật công nghệ.
Ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp (trồng trọt,chăn nuôi), lâm nghiệp, ngư nghiệp…vì vậy khi nói đến cơ cấu nông nghiệp lànói đến cơ cấu cây trồng,vật nuôi…và việc bố trí chúng theo tỷ lệ nhất định,phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Về lý luận cũng như thực tiễn,trong quá trình phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một quốc gia, vùng,địa phương luôn vận động, biến đổi chuyển dịch Sự chuyển dịch ấy thể hiện ở
sự thay đổi chủng loại và tỷ lệ cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp trong lĩnh vựcnông lâm - ngư nghiệp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh vớihiệu qủa cao nhằn cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng mang những nét đặc trưng của cơ cấukinh tế nói chung, nó vừa ổn định vừa biến đổi phù hợp với trình độ phát triểncủa nền kinh tế nông nghiệp trong từng thời kỳ Đồng thời, do ảnh hưởng củacác đặc điểm sản xuất nông nghiệp nên nó cũng có những nét đặc thù riêng:
-Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan và được
hình thành do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xãhội
- Thứ hai: Cơ cấu nông nghiệp không ổn định mà luôn biến đổi, chuyển
dịch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, với sự phát triển của khoa học côngnghệ diễn ra trong từng thời kỳ
- Thứ ba: cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một địa phương luôn là cơ cấu
kinh tế “mở”, có mối quan hệ với bên ngoài Điều đó, theo sự phân công laođộng xã hội quy định Vậy khi xây dựng cơ cấu kinh tế phải đặt đó trong tổngcác mối quan hệ bên trong và bên ngoài để vừa phát huy, vừa khai thác cácnguồn lực bên trong, vừa huy động tận dụng được các nguồn lực từ bên ngoài
* Cơ cấu kinh tế nông thôn:
Là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, các mối quan
hệ kinh tế trên địa bàn nông thôn, theo những tỷ lệ nhất định về lượng và liênquan chặt chẽ về chất Các bộ phận, các ngành, các lĩnh vực kinh tế, thành phần
Trang 8kinh tế trong khu vực nông thôn tác động qua lại lẫn nhau qua những khônggian và thời gian nhất định, tạo nên hệ thống kinh tế nông thôn một bộ phận hợpthành không thể tách rời và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Cơ cấu kinh tế nông thôn gồm nhiều nội dung rất đa dạng, phức tạp Nóbao gồm tất cả các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế quốc dân nhưng được thểhiện ở địa bàn nông thôn như: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấuthành phần kinh tế
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn:
Là tổng thể các yếu tố, bộ phận cấu thành của nông nghiệp, kinh tế nôngthôn và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó trong quá trình phát triển của
nó
Như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là tổng hòa các mối quan
hệ của các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nôngthôn Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một cấu trúc phức hợp cảu nhiềuyếu tố cấu thành, bao gồm cả cơ cấu ngành nông nghiệp và các ngành kinh tếkhác trên địa bàn nông thôn; cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tếtrong nông thôn Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế trong nông thôn đóng vai tròquan trọng nhất
1.1.1.3 Chuyển dịnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm biến đổi các yếu tố cấu thành
cơ cấu kinh tế, bao gồm các yếu tố về mặt kỹ thuật và các yếu tố về mặt xã hội,theo mục tiêu và phương hướng nhất định Nói cách khác chuyển dịch cơ cấukinh tế là quá trình thay đổi các quan hệ tỷ lệ về lượng và mối quan hệ tương tácgiữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế Là quá trình biến đổi từ cơ cấu kinh tếbất hợp lý, lạc hậu thành cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ, có hiệu quả, đảm bảocho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối quan
hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế theo hướng nhất định, nhằm khai thác cóhiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã
Trang 9hội Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đòi hỏi khách quan của quá trìnhphát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ Phát triển vớicác yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định Đó là sự thay đổi về số lượng cácngành, các vùng, các thành phần hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các bộphần đó, do sự xuất hiện và bến mất của một số ngành và tộc độ tăng trưởnggiữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều Vậy chuyển dịch cơcấu kinh tế thực chất là quá trình phân chia lại về lượng trong nền kinh tế, trong
đó các quan hệ giữa những các nhân tố hợp thành nền kinh tế được thay đổi dầndần Việc chhuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở cơ cấu hiện có, do đónội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tái tạo cơ cấu lạc hậu chưa phù hợp,hoàn thiện và bổ sung nhằm cải biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại vàphù hợp với sự phát triển đã đạt được Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thựcchất là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt: số lượng, chất lượng và quan hệ tỷ lệgiữa các bộ phận trong nền kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác với sự thayđổi cơ cấu kinh tế, mỗi sự phat triển kinh tế đều có thể đưa đến sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, nhưng không phải sự phát triển kinh tế nào cũng dẫn đến thayđổi cơ cấu kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi dần dần về quan
hệ tỷ lệ giữa các ngành, các bộ phận, thay đổi cơ cấu kinh tế là sự đảo lộn về tỷ
lệ giữa các bộ phận, nó đòi hỏi có sự phát triển kinh tế đến một trình độ nhấtđịnh
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình làm thayđổi nền kinh tế từ chỗ cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấukinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại Đó là quá trình tăng thêm tốc độ
và tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế gắn liền với đổi mới căn bản
về công nghiệp tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bềncủa toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tếkhông chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn làm thay đổi cơ cấu kinh
tế trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ và toàn bộ nền kinh tếquốc dân theo hướng công nghệ, tiến bộ, không chỉ tuần tự qua các bước thủcông đi lên cơ khí hoá, tự động hoá, mà còn phải phát triển để đi tắt, đón đầu
Trang 10không chỉ áp dụng công nghệ tiên tiến mà còn biết tận dụng mà hiện hoá côngnghệ truyền thống
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấusản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, nâng caohiệu quả sản xuất, và năng suất lao động ngày càng tương xứng với tiềm năng
về sinh thái cũng như khả năng áp dụng công nghệ mới Trong quá trình đó sẽdẫn đến sự tích tụ về ruộng đất, tạo ra nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệplớn, hình thành trang trại và các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp; Đồngthời, giải phóng một bộ phận nông dân ra khỏi các hoạt động sản xuất nôngnghiệp truyền thống phân tán, quy mô nhỏ, tự túc, tự cấp để tìm kiếm thu nhậpcao hơn ở các lĩnh vực phi nông nghiệp, làm công ăn lương, tăng năng suất laođộng, góp phần tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sốngnhân dân
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra trong nhiều lĩnh vực màtrước tiên và quan trọng nhất là chuyển dịch cơ cấu về cây con, cơ cấu giữa cây
và con, giữa lao động trong trồng trọt và lao động trong chăn nuôi, bao gồm cảnuôi trồng thủy sản, giữa lao động chế biến và dịch vụ…Đó cũng là quá trìnhphá bỏ tình trạng độc canh trong nông nghiệp và khai thác được lợi thế tiềmnăng của từng vùng sinh thái Một nền nông nghiệp có hiệu quả là nền nôngnghiệp mà năng suất cây trồng vật nuôi đạt cao nhất với chi phí thấp nhất
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là quá trình làm thay đổi cơ cấucác yếu tố chính cấu thành nền kinh tế nông thôn bao gồm cơ cấu lao động, thunhập, thu nhập từ sản xuất kinh doanh, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trịsản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng sảnphẩm và lao động nông nghiệp: đó cũng là quá trình đưa công nghiệp hóa vàonông thôn, giải quyết việc làm trong nông thôn
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng xác lập quan hệcân đối gắn bó giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trang 11và dịch vụ để khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực của các thành phầnkinh tế trên địa bàn nông thôn là vấn đề quan ttrọng và cấp thiết nhằm thúc đẩynền kinh tế - xã hội nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình làm cho tổng thể các bộ phận các quan
hệ kinh tế ở địa bàn nông thôn thay đổi theo hướng tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên trong tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trên địa bàn nông thôn.
Tuy nhiên cần phải thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn theo hướng phát triển nhanh ngành công nghiệp, dịch vụ chỉ có thểdiễn ra một cách nhanh chóng, bền vững trên cơ sở cơ cấu kinh tế nông nghiệp
đã được chuyển dịch, giữa 3 ngành trên có sự tác động, hỗ trợ, thúc đẩy lẫnnhau gắn với sự phân công, tổ chức lại và sử dụng có hiệu qủa lao đông trên địabàn nông thôn Từ đó nông nghiệp phát triển, đảm bảo sự ổn định kinh tế - xãhội ở nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệucho công nghiệp chế biến…
Là một bộ phần hợp thành cơ cấu của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn một mặt thể hiện những đặc điểm chung của cơ cấukinh tế, mặt khác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có nhữngđặc điểm riêng:
- Sản xuất nông nghiệp gắn với điều kiện tự nhiên, do đó, cơ cấu kinh tếngành và nhất là cơ cấu kinh tế vùng trong nông nghiệp được hình thành theođặc điểm của sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên, xã hội
- Do sản xuất nông nghiệp gắn chặt với tự nhiên, phụ thuộc vào cả nhữngtập quán canh tác cổ truyền, lâu đời, trình độ lực lượng sản xuất còn lạc hậu doquá trình điện khí hoá, hiện đại hoá nông nghiệp thường diễn ra sau quá trìnhhình thành công nghiệp, vì vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn chậm chạp, khó khăn
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có xu hướng chuyểndịch và phát triển phụ thuộc vào quá trình phát triển của công nghiệp và sự phát
Trang 12triển của cơ cấu kinh tế chung cả nước, trong đó bao gồm cả sự phụ thuộc vàoquan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Những đặc điểm trên đây thể hiện tính phức tạp của sản xuất nông nghiệp,đồng thời cũng là căn cứ khoa học để phân tích tìm ra giải pháp với nhữngchính sách cụ thể kết hợp cả khoa học - kỹ thuật, cả quản lý vĩ mô, quản lý vi
mô và thực hiện công tác giáo dục và chính trị, nâng cao dân trí bảo đảm choquá trình chuyển dịch, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn có hiệu quả
Ở tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay, kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn là lĩnhvực bao trùm Tuy nhiên, tương quan giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế nôngthôn ở tỉnh Xiêng Khoảng sẽ có những chuyển biến quan trọng theo hướng đadạng hoá, sản xuất hàng hoá Cơ cấu ngành kinh tế nông thôn của CHDCNDLào nói chung và ở Xiêng Khoảng nói riêng hình thành và biến đổi là một tấtyếu do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội củanông thôn cả nước cũng như trong tỉnh Vấn đề đặt ra là nhận rõ sự tất yếu đó
để Nhà nước và chính quyền các cấp, các tổ chức kinh tế, “từ các tổ chức kinh
tế lớn cho tới các hộ nông thôn” có được định hướng cơ cấu kinh tế hợp lý, cócác bước đi thích hợp cho từng thời kỳ phát triển kinh tế nông thôn
1.1.2 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.
1.1.2.1 Vai trò của nông nghiệp, nông thôn đối với quá trình CNH, HĐH.
Thực tiễn chứng minh rằng đã có không ít nước đi lên bằng xuất khẩunông sản như Australia, Arhentina, Canada…, một số nước thì phát triển nôngnghiệp là biện pháp chủ yếu để hình thành thị trường trong nước; cũng có nướclấy phát triển nông nghiệp và công nghiệp nông thôn là biện pháp cơ bản giảiquyết phần tất yếu của đời sống kinh tế trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa…thông qua thương mại quốc tế nước ta đổi hàng nông – lâm – thuỷ hải sản để lấyngoại tệ nhập máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho tái sản xuất mở rộng trongnước
Trang 13Đối với một nước đi lên CNXH từ nông nghiệp lạc hậu thì vấn đề mấuchốt là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa để cơ cấu lại nền kinh tế theohướng sản xuất lớn XHCN Tình hình thực tế của Lào cũng như bài học của một
số nước Đông Nam á càng khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của nôngnghiệp và kinh tế nông thôn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội củamỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, đi lên từ nông nghiệp Trướcmắt cũng như lâu dài, sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theohướng CNH, HĐH là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế nước CHDCND Làotheo định hướng XHCN
Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn của CNH, HĐH Thịtrường này ở Lào đa dạng và phong phú nhưng sức mua hiện nay còn thấp thìtiềm năng có thể khai thác là rất lớn Vì vậy, CNH, HĐH nền kinh tế muốn dựavào thị trường trong nước, thì trước hết phải là thị trường nông nghiệp, nôngthôn
Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực quan trọng để thựchiện CNH, HĐH Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôntheo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ thì cũng là quá trình chuyển laođộng từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ, theo xu hướnglao động công nghiệp, dịch vụ tăng tuyệt đối và tương đối, còn lao động nôngnghiệp giảm tuyệt đối và tương đối
1.1.2.2 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở các nước đang pháttriển là một tất yếu xuất phát từ vị trí, vai trò của nông nghiệp - nông thôn trongđời sống kinh tế - xã hội, từ thực trạng cơ cấu kinh tế nông thôn, từ yêu cầu củacông nghiệp hoá hiện đại hoá và yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Nông thôn Lào hiện nay có khoảng 80% dân cư sinh sống và chiếm gần95% lực lượng lao động xã hội, là khu vực kinh tế lớn,là nơi cung cấp nguồnnhân lực của cả nước Vì vậy, việc xác lập cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý có ýnghĩa quan trọng trong việc sử dụng lao động phù hợp để phát triển kinh tế củađất nước nói chung và khu vực kinh tế nông thôn nói riêng Lực lượng lao động
Trang 14ở nông thôn nếu được đào tạo, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật,được trang bị công cụ lao động thích hợp sẽ góp phần đáng kể nâng cao năngsuất lao động trong nông nghiệp nông thôn Trên cơ sở đó cho phép giải phóngmột số lượng đáng kể lao động khỏi nông nghiệp và cung cấp cho các ngànhtrong nền kinh tế quốc dân, thực hiện phân công lao động trên địa bàn nôngthôn và trên phạm vi cả nước.
Từ một nền công nghiệp lạc hậu mang nặng tính chất tự cung tự cấp,trước hết cơ cấu ngành nông nghiệp phải chuyển dịch theo hướng phát triểnnông nghiệp hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến Do đó, quá trình chuyểndịch CCKT nông nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:
- Đối với cơ cấu kinh tế ngành
+ Xoá bỏ quảng canh, tăng diện tích thâm canh cây lương thực, bảo đảm sảnxuất lương thực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cư dân trong nước
+ Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ độc canh cây lương thựcsang cơ cấu đa canh bao gồm cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp vàcây ăn quả có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống và tạo nguồn nguyên liệu chocông nghiệp chế biến Đây là một hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn hết sức quan trọng
+ Phát triển mạnh chăn nuôi và thuỷ sản cũng là một vẫn đề quan trọngtrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
+ Phát triển ngành lâm nghiệp, đảm bảo cân đối giữa khai thác, nuôi trồng
và bảo vệ rừng Phát triển lâm nghiệp tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trongchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vừa tạo ra nguồn thu nhậpquốc dân,vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
+ Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành dịch vụ, các ngànhnghề nông nghiệp có quy mô nhỏ, thủ công nghiệp ở nông thôn; kinh tế nôngthôn có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ thuần nông sang nông - công - dịch vụnhằm nâng cao mức thu nhập của dân cư
- Đối với cơ cấu vùng lãnh thổ.
Trang 15Cơ cấu kinh tế vùng được phân chia theo lãnh thổ dựa trên cơ sở về điềukiện tự nhiên, khi hậu, thời tiết, đất đai và phong tục tập quán của từng địaphương Về nguyên tắc cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ cũng được hình thành trên
cơ sở lực lượng sản xuất và cơ chế quản lý cũng như các điều kiện có liên quanđến sự phát triển của Nhà nước Lấy việc phát triển các vùng mũi chọn, có ưuthế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất và thị trường tiêu thụ kết hợpvới các ngành khác để tận dụng lao động và đất đai, phát huy hiệu quả của sản
xuất kinh doanh Thực hiện xây dựng các vùng chuyên canh cây lương thực,
thực phẩm,vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả
Đồng thời, thực hiện bố trí lại lao động và dân cư trên các vùng lãnh thổ.Lao động và đất đai là hai yếu tố cơ bản để sản xuất ra của cải vật chất cho xãhội Như W.Petty - nhà kinh tế học người Anh nói: “Lao động là cha còn đất đai
là mẹ của của cải vật chất” Việc thực hiện bố trí, sắp xếp lại lao động và dân cưgiữa các vùng nhằm khai thác lực lượng lao động và giải quyết công ăn việclàm cho người lao động Thực hiện quá trình phân công lao động tại chỗ và kếhoạch tiếp nhận lao động từ nơi khác đến (kể cả trong và ngoài tỉnh) Đồng thời,thực hiện phân công lại lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướnglao động trong trồng cây lương thực có tỷ trọng giảm tương đối và tuyệt đối; laođộng nông nghiệp khác có tỷ trọng tăng lên tương đối và tuyệt đối được xem làkhâu có ý nghĩa quyết định Trong quá trình phân công lại lao động đòi hỏi sựphát triển và mở mang đa dạng hóa các ngành nghề để tạo công ăn việc làm,khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng các trungtâm dạy nghề, dịch vụ việc làm, nhằm thu hút, nâng cao chiến lược lao động ởmỗi vùng kinh tế
- Đối với thành phần kinh tế trong nông thôn.
Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hoá hìnhthức sở hữu nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có Thực sự coi kinh tế
hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và sẽ được nâng dần về quy mô canh tácthong qua quá trình tập trung sản xuất chuyển đổi các hợp tác xã theo mô hìnhtập thể hoá, phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác trong tất cả các
Trang 16khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Khuyến khích phát triển đối với thànhphần kinh tế cá thể, tư nhân theo quy định của luật pháp Mở rộng hình thứctrang trại, bảo đảm về mặt pháp lý sự bình đẳng giứa các thành phần kinh tế vớinhau.
- Chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá: là sự kết hợp giữa phương thức sản xuất truyền thống vớiphương thức sản xuất hiện đại Đó là sự áp dụng thành tựu của cách mạng sinhhọc vào quá trình trồng,chăm sóc và bảo quản Vì vậy, quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp nói trên đồng thời phải gắn chặt với bảo vệ môi trường
tự nhiên,bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của toàn xã hội
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng côngnghiệp hoá - hiện đại hoá là vấn đề có tính quy luật và là xu hướng tất yếu hiệnnay đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể ởmỗi quốc gia khác nhau nên hình thức biện pháp và bứơc đi khác nhau nhằmhoàn thành sự nghiệp nông nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa nền kinh tế phát triển
và bền vững có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, cónăng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, đời sống vật chất và tình thần củadân cư nông thôn được nâng cao, đưa nông thôn trở thành nông thôn giàu đẹp,tiến bộ, văn minh, hiện đại
Tóm lại: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình điều chỉnhnền kinh tế nông thôn làm cho nó phong phú và sôi động,thích hợp với khu vựcnông thôn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét và phù hợp với các quyluật kinh tế trong điều kiện hiện nay
1.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn thì việc chuyển dịch giữa các yếu tố nông - lâm - ngư - nghiệp được biểuhiện bằng sự tương quan về số lượng và chất lượng của mối quan hệ giữa cácyếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp
Trang 17trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định Cơ cấu này phụthuộc và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả về chủ quan và khách quan
Thứ nhất, về vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên.
Cơ cấu kinh tế của một nước, một vùng bao giờ cũng dựa trên những ưuthế về địa lý và khí hậu Vì vậy, ở những vị trí địa lý khác nhau, vùng khí hậukhác nhau, việc xác định cơ cấu kinh tế cũng khác nhau Nếu điều kiện tự nhiênthuận lợi, sẽ trở thành yếu tố đầu vào miễn phí để tạo ra những sản phẩm với chiphí thấp nhất và chất lượng cao nhất
Do đó, vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên là những nhân tố mang tính kháchquan quan trọng để thiết lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, phát huy thếmạnh của từng địa phương; phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa
Thứ hai, về trình độ khoa học và công nghệ.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá Bởi nó đã mở ra mộttriển vọng to lớn trong việc áp dụng vào sản xuất canh tác, tạo ra bước đột phá
về giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng đồng thời tạo ra sự pháttriển mạnh mẽ của các ngành chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản với giátrị xuất khẩu cao trên thị trường; làm thay đổi vị trí của các ngành trong nềnkinh tế quốc dân, làm thay đổi cơ cấu, yếu tố đầu vào của quá trình lao động sảnxuất
Thứ ba, về người lao động.
Con người là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành cơ cấukinh tế Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính khách quan song quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, phù hợp hay không phù hợp lại do sự tácđộng mang tính chủ quan của con nguời Điều này bắt nguồn từ trình độ họcvấn, sự tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ; quá trình phâncông lao động thế nào sẽ có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanhhay chậm
Trang 18Mặt khác, lực lượng lao động cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố xã hội,điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và truyền thống của cộng đồng Tất cảcác yếu tố đó đều có sự đan xen, tác động trên cả hai mặt là vừa thúc đẩy, vừakìm hãm đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Trong quy luật chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, đối với chúng ta nhân tố con người vừa có những thuận lợi, vừa cónhững khó khăn, trở ngại Do khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi tập trungphần lớn lực lượng lao động nhưng trình độ học vấn còn thấp, trình độ kĩ thuật,chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế Tuy nhiên, về cơ cấu lao động theo
độ tuổi là trẻ, có khả năng tiếp thu, nhạy bén trước cái mới, luôn cần cù, sángtạo và năng động trước các yếu tố mới Vì vậy, để thúc đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới, đòi hỏi cần khắcphục những mặt hạn chế và phát huy thế mạnh của lực lượng lao động nôngthôn
Thứ tư, về đường lối chính sách kinh tế.
Xác định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nội dungtrọng tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay Đảng vàNhà nước CHDCND Lào đã và đang có những hệ thống chính sách tích cựckhuyến khích phát triển sản xuất, tháo gỡ khó khăn cả về cơ chế, chính sách,khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngày càng thể hiện rõ sự phối hợpchặt chẽ giữa các xí nghiệp tư nhân, thúc đẩy sự phát triển của các thành phầnkinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh phát triển Nhà nước CHDCND Làokhuyến khích nhập công nghệ tiên tiến, tự chế tạo công nghệ trong nước và thựchiện trợ cấp thông qua chương trình kinh tế, dự án đầu tư cho nông nghiệp,nông thôn
Tóm lại: việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý làbước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đối từ nền kinh tế mang tính tựcung, tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá thúc đẩy quá trình công nghiệp
Trang 19hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện từng bước đời sống của nhân dâncác dân tộc ở nông thôn.
1.2 Yêu cầu và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
1.2.1 Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đối với tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng và nước CHDCND Lào nói chung,yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là làm tăng tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngànhcông nghiệp, xây dựng ( gọi chung là công nghiệp ) và thương mại – dịch vụ,đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nôngnghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp ( gọi chung là nông nghiệp )
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo sự ổnđịnh tạo sự cân đối trong phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngàycàng cao của xã hội Đồng thời phải gắn chặt với thị trường và từng bướcchuyển đổi phải phù hợp với các quy luật khách quan của kinh tế thị trường
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải được thực hiệntrong một tổng thể chiến lược phát triển kinh tế – xã hội lâu dài của đất nước vàphù hợp với xu thế chung của thế giới đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, tài nguyên, lao động
kỹ thuật có trong nước, ngành, vùng, địa phương nhanh chóng thích ứng vớinhu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời phải kết hợp hài hoàgiữa truyền thống và hiện đại
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải gắn mục tiêuxoá đói giảm ngèo, thực hiện công bằng xã hội, giải quyết tốt việc làm trongnông nghiệp, nông thôn và gắn với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa nôngthôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo điềukiện tốt nhất để thực hiện nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
1.2.2 Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Trang 20Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuấthàng hóa để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Đẩy mạnhchuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm chuyển nhanh nền nông nghiệp tự cung, tựcấp sang nền nông nghiệp hàng hóa Bởi nền nông nghiệp hàng hóa đòi hỏi phải
có khối lượng hàng hóa đủ lớn và chất lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thịtrường Muốn như vậy phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phải tăng cơ cấunhững cây trồng đang có thị trường và những cây trồng triển vọng có thị trườngđồng thời phải hình thành vùng chuyên canh sản xuất, đầu tư KHCN để nângcao năng suất, chất lượng giảm giá thành thì nông sản mới có sức cạnh tranh,mới trở thành hàng hóa
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ phátsinh nhiều yêu cầu mới như thâm canh chiều sâu, tăng vụ, ứng dụng công nghệmới …Do đó đòi hỏi phải tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nôngnghiệp nói chung và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng Quá trình chuyểnđổi cơ cấu cây trồng cũng sẽ là tiền đề mở mang phát triển ngành nghề như chănnuôi, thủy sản, làng nghề thủ công truyền thống, công nghiệp chế biến nông sản.Bởi vì, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ tăng thu nhập cho các hộ nông dân, từ đótăng sức mua của thị trường hàng hóa trong khu vực nông thôn, tạo điều kiệncho thương nghiệp dịch vụ phát triển, góp phần cơ cấu lại lao động trong nôngthôn
Tóm lại, trong một nền kinh tế mở, chỉ có gắn với thị trường, gắn vớixuất khẩu thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới nhanh chóng vượt qua ngưỡng tựcấp, tự túc, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, chuyển từ sản xuất độc canhsang chuyên canh và đa canh, từ chất lượng thấp sang chất lượng cao, hiệu quảthấp sang hiệu quả cao Hình thành cơ cấu các ngành sản xuất, các vùng sảnxuất nông nghiệp một cách hợp lý, thiết thực và hiệu quả
Trong thời gian tới, một xu hướng sẽ diễn ra là giảm dần tỷ trọng nôngnghiệp (theo nghĩa hẹp) và tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản; bảođảm sự phát triển cân đối, hài hòa và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi ngànhnông - lâm - ngư nghiệp Ngoài ra, có những xu hướng chuyển dịch trong nội bộ
Trang 21ngành nông nghiệp như tỷ lệ ngành trồng trọt giảm dần và tỷ lệ ngành chăn nuôi
sẽ tăng lên Trong bản thân ngành trồng trọt thì tỷ trọng cây lương thực (cả giátrị sản lượng và diện tích gieo trồng) sẽ giảm xuống, còn tỷ trọng cơ cấu câycông nghiệp, cây ăn quả sẽ tăng lên, theo xu hướng này sẽ tăng hàm lượng giátrị trên một đơn vị sản phẩm, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp
Sản xuất ở nông thôn sẽ chuyển dịch theo hướng từ thuần nông sang cơcấu nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ; đưa kỹ thuật và công nghệ hiện đạivào nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, thực hiện sự phâncông lại lao động trong nông thôn, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.Chỉ có phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn chúng ta mới nhanhchóng thực hiện được CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; mới làm cho bộmặt nông thôn nhanh chóng thay đổi, cuộc sống người dân nông thôn không còncách biệt lớn so với người dân thành thị Như vậy, CNH, HĐH là điều kiện cầnthiết thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vàngược lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn vừa làmục tiêu của CNH, HĐH vừa là động lực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nôngnghiệp và nông thôn
1.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của một số địa phương trong và ngoài nước
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một tất yếu kháchquan trong quá trình vận động phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, và đãđược thực hiện ở nhiều nước trên thế giới Do những điều kiện tự nhiên, xã hội
ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn ở mỗi nước cũng có sự khác nhau Tuy nhiên, đó chỉ là sựkhác nhau về biện pháp, bước đi và thời gian cũng như điểm xuất phát, còn vềbản chất thì phải tuân theo những nguyên tắc và những vấn đề có tính quy luật
Vì vậy, để có những quyết định chính xác về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của quốc gia cần phải nghiên cứu kinh nghiệm của một số nhất là những nước
Trang 22láng giềng có điều kiện tài nguyên, khí hậu, thời đất đai tương đối khác nhau trước hết và chủ yếu là Việt Nam.
-1.3.1 Kinh nghiệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Hà Tĩnh Việt Nam.
Hà Tĩnh là tỉnh miền Trung của Việt Nam, nằm giáp ranh với Lào Vì vậy,
Hà Tĩnh có nhiều điều kiện tương đồng với Lào, đặc biệt là Xiêng Khoảng.Trong những năm vừa qua, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và các cấp, cácban ngành của tỉnh nên công tác phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đượcchú trọng và đạt được nhiều kết quả đáng kể Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạttrung bình 10%/ năm giai đoạn 2005 – 2010, trong đó: khu vực công nghiệp -xây dựng tăng 16,9%, thương mại dịch vụ tăng 10,1%; khu vực nông - lâm -ngư nghiệp tăng 3,6% Những thành tựu đó cũng chính là kết quả của việc thựchiện kiên trì chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theohướng CNH, HĐH Đây sẽ là kinh nghiệm quá báu cho Xiêng Khoảng của Làohọc tập trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Cụthể:
Một là, phải coi trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn trong đó đặc biệt chú ý đổi mới cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ Trong cơcấu cây trồng giảm diện tích cây lương thực tăng diện tích cây công nghiệp, cây
ăn trái và cây lâm nghiệp
Hai là, để chuyện dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả cần phải đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá Phải chuyển nhanh nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá
Ba là, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở
các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, phải phát huy cao độ những lợithế của vùng so với cả nước và so với vùng khác
Bốn là, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, điện, thuỷ
lợi Từ ba nhân tố tiền đề trên đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôntheo hướng tiến bộ
Trang 23Năm là, cần phải hoàn thiện dần hệ thống chính sách tác động tạo môi
trường và điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sáu là, khuyến khích các hộ nông dân, hợp tác xã, nông lâm trường quốc
doanh, các doanh trại ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ nhằmtạo ra sản phẩm hàng hoá đủ chất lượng xuất khẩu
Bảy là, đa dạng hoá các hình thức sản xuất, kinh doanh nông thôn, cần coi
trọng mô hình kinh tế hộ và và kinh tế trang trại Trên cơ sở phát triển kinh tế
hộ, kinh tế trang trại mà thúc đẩy sự hình thành các hợp tác xã
1.3.2 Kinh nghiệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh SaVăn Na Khệt Lào.
Tỉnh Sa Văn Na Khệt là một tỉnh thuộc phía Tây Trung của CHDCNDLào (với diện tích 1.852.600 héc ta là 18.410 km2) Đây là một tỉnh miền núicủa Lào, điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi nhưng đã rất thành công trongviệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn trong phát triển kinh tế Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa tỉnh Sa Văn Na Khệt có thể đúc kết thành những bài học kinh nghiệm quýbáu như:
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo
định hướng XHCN Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và cơ cấu kinh tếnhiều thành phần phải đảm bảo định hướng XHCN Thị trường là người hướngdẫn các đơn vị lựa chọn lĩnh vực và phương án kinh doanh hiệu quả nhưng phải
có sự quản lý của nhà nước; phát triển kinh tế nhiều thành phần nhưng thànhphần kinh tế phải giữ vai trò chủ đạo
Hai là, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu cơ bản chi phối quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, vì hiệu quả kinh tế - xãhội phản ánh sự thống nhất biện chứng giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội,liên quan đến sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường theo định hướngXHCN, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại,phát triển kinh tế theo chiều sâu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, giải quyết
Trang 24việc làm, nâng cao đời sống nhân dân nó được giải quyết hài hoà trong quan
hệ kinh tế và xã hội
Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH mà trước hết là
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải có bước đi thích hợpcho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình đất nước vàquốc tế; đồng thời phải kiên định mục tiêu phát triển bền vững đi đôi với đảmbảo công bằng và phúc lợi cho con người Phải nhanh chóng ứng dụng nhữngthành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất, đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước pháttriển, vượt qua những nguy cơ và thách thức, đưa tỉnh Xa Văn Na Khệt trởthành một tỉnh công nghiệp, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác với tỉnhkhác và nước ngoài
Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
CNH, HĐH phải gắn với quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là hình thái kinh tế phản ánh thành tựu văn minh đã đạtđược của nhân loại, phản ánh mối quan hệ về sự phát triển của lực lượng sảnxuất với quan hệ sản xuất thông qua mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, là điểm cănbản giúp ta phân biệt sự khác nhau của công nghiệp hoá trong cơ chế cũ trướcđây với công cuộc CNH, HĐH ngày nay
Năm là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải đặt
trong sự gắn bó tác động qua lại lẫn nhau giữa cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnhthổ, cơ cấu giữa nông thôn và đô thị, giữa các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế
mở trong và ngoài nước Điều này bắt nguồn từ yêu cầu phát triển ngày càngtăng của các ngành dịch vụ và khai thác lợi thế so sánh giữa các vùng; chủ độngđổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác dầndần trở thành nền tảng của chế độ xã hội mới Mở rộng hình thức liên doanh,liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoàinước áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước, tạo sự gắn bóhữu cơ nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với giảiquyết tốt các vấn đề xã hội
Trang 25Và cuối cùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theohướng hội nhập quốc tế nhưng phải được tiến hành một cách chủ động, có lộtrình và bước đi thích hợp, đảm bảo khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và giữvững độc lập, chủ quyền quốc gia.
Trang 26CHƯƠNG II QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NAY 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Xiêng Khoảng.
Tỉnh Xiêng Khoảng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinhtế,có núi,rừng,sông cỏ tự nhiên,có diện tích trồng trọt khá lớn, có khả năng chănnuôi đàn gia súc Tỉnh Xiêng Khoảng có nguồn tài nguyên phong phú, nhiều mỏsắt,than đá,vàng ở Phu Bía, đồng ở Phu Sẳn, nhưng các tài nguyên đó chưa đượckhai thác Tỉnh đã có đường quốc lộ số 7, 1C chạy qua từ Bắc đến Nam vàđường quốc lô Số 1D, tỉnh rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên: có rừng,đất đai, nguồn nước và khí hậu phù hợp cho việc và chăn nuôi, đặc biệt tỉnhXiêng Khoảng có nền văn hoá như Thông Hảy Hỉn Xiêng Khoảng, nhiều danhlam thắng cảnh
*Địa hình, đất đai.
Tỉnh Xiêng Khoảng bao gồm hai khu vực là: vùng núi chiếm 67% diệntích toàn tỉnh và vùng cao nguyên chiếm 33% diện tích
Trang 27*Nguồn nước.
Tỉnh có các con sông như: Nặm Ngừm, Nặm Xiêng, Nặm Mồ, Nặm Khổ,Nặm Nhuôn chạy theo địa bàn của tỉnh tạo điều kiện rất thuận lợi về xây dựngkinh tế và cung cấp nguồn nước phục vụ đồng sống cho nhân dân toàn tỉnh
*Khí hậu.
Khí hậu chia hai mùa rõ rệt như: mùa mưa và mùa khô,mùa mưa bắt đầu từtháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4-5 trong năm Nhiệt độtrung bình cả năm là 200 C
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.
- Tinh thần tự chủ của nhân dân trong công tác phát triển kinh tế-xã hội.Trong năm qua nhân dân các bộ tộc của tỉnh Xiêng Khoảng đã thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình đối với Đảng và Nhà nước góp phần vào việc bảo vệ vàphát triển đất nước với ý thức trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm các chế độchính sách mà Nhà nước ban hành Tự bảo đảm được lương thực, để dung sinhhoạt và có phần tích luỹ, đồng thời góp phần vào xây dựng,trường trạm, nướcsinh hoạt, xây dựng quỹ tín dụng bản, tổ sản xuất xây dựng làng bản và khốibản phát triển
Trang 28*Dân số.
Tỉnh Xiêng Khoảng có 8 huyện, 502 bản,có 39.029 hộ dân với tổng dân số
là 249.817 người,trong đó có 123.865 nữ Dân trong tỉnh bao gồm: 37 dân tộc,trong đó có bộ tộc lớn: dân tộc Lào Lùm chiếm 44,5%,dân tộc Lào Thâng chiếm8,1%, dân tộc Lào Xủng chiếm 38,4%, dân tộc Lào Tay chiếm 5%, dân tộc LàoPhóng chiếm 2,4% và dân tộc khác chiếm 1,6% Tỷ lệ tăng dân số hàng nămcủa tỉnh là 3,2%/năm, mật độ dân số 15 người/km ( số liệu năm 2008, từ 2009đến nay chưa thông kê được)
*Kế cấu hạ tầng.
Xiêng Khoảng cả tỉnh có đường bộ, đường thuỷ xuyên quốc lộ số 7, 1 Cchạy qua từ Bắc đến Nam Hiện nay toàn tỉnh có 572 đường bộ, dài 2.962,502
km, đường xây 8,738 km và đường nhựa 467,297 km, đường đất đỏ 923,119 km
và đường tự nhiên 1.563,36 km, làng có đường đi được hai mùa có 494 bảnchiếm 53,87%, làng có đường đi được một mùa 318 bản chiếm 34,68% và làngkhông có đường bộ 46 bản chiếm 9,16% Hiện nay toàn tỉnh có bưu điện ởnhiều nơi, có một trung tâm bưu chính viễn thông
*Y tế.
Tỉnh đã quan tâm củng cố và phát triển mạng lưới y tế xuống cơ sở, haibệnh viện cấp tỉnh và 7 bệnh viện cấp huyện, có 50 trạm xã Các cơ sở nôngthôn vùng sâu, vùng xa điều có hiệu thuốc,tao điều kiện cho nông dân các bộtộc được khám chưa nhiều hơn và chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em tốthơn,hạn chế sự phát triển của bệnh sốt rét, bệnh Plyo… được đặc biệt quan tâm,
do đó tỷ lệ chết của bà mẹ và trẻ em ở tỉnh đã giảm xuống đáng kể
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Xiêng Khoảng.
* Về mặt thuận lợi.
Xiêng Khoảng là một tỉnh hội tụ được nững tiềm năng to lớn về điều kiện
tự nhiên, có đường bộ, đường hàng không lưu thông với các tỉnh và nước ngoài,tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng có đủ 3 vùng kinh tế
Trang 29Quỹ đất nông - lâm nghiệp của tỉnh đủ để giải quyết được lương thực, thựcphẩm,qui hoạch những vùng cây công nghiệp có quy mô lớn như cây ăn quả,lạc, nguyên liệu giấy, bông,vv…tài nguyên khoáng sản đa dạng, là tỉnh giàu vềnguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (đá, cát, gỗ, vv…) Xiêng Khoảng lại cónhiều nghề truyền thống như: chiếu cói, nghề đúc,
Vị trí địa lý và tài nguyên trên của Xiêng Khoảng là một lợi thế so sánhcho phép Xiêng Khoảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý tạo ra những đột pháthúc đẩy nền kinh tế mở ở trong nước và quốc tế
Mặt khác, Xiêng Khoảng là một tỉnh có bề dày lịch sử văn hoá, có truyềnthống cách mạng trong cuộc chiến tranh và giữ độc lập dân tộc,có di tích mớichỉ nói đến tên gọi đã có sức hợp dẫn
Hiện tại Xiêng Khoảng luôn là một tỉnh ổn định về mặt địa giới hành chính
và kinh tế - xã hội Vì vậy, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyếtmột lòng theo Đảng, tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước quan tâmxây dựng quê hương
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn XiêngKhoảng trong những năm qua diễn ra trong điều kiện có nhiều chính sách và cơchế kinh tế tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội trong tỉnh Đó lànhững chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo tinh thầnNghị quyết Đại hội V,VI,VII,VIII Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn, phát triển nội lực v v…theo tinh thần Đại hội VII,VIIIcủa Đảng nhân dân cách mạng Lào và các Nghị quyết tỉnh Đảng bộ XiêngKhoảng IV, V,VI chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừanhận hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp Nhà nước, chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vayvốn phát sản xuất xoá đói giảm nghèo…Đồng thời với hệ thống luật pháp mớiđược ban hành như luật doanh nghiệp tư nhân, luật đất đai, nước và môitrường…đã tạo điều kiện mới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng bộ,từng
cơ sở đến các huyện và các vùng trên địa bàn toàn tỉnh
Trang 30* Khó khăn:
Nhìn chung Xiêng Khoảng có rất nhiều tiềm năng để xây dựng tỉnh trởthành tỉnh giàu mạnh Nhưng giai đoạn năm 2000-2006 gặp nhiều khó khăntheo nhận xét giai đoạn này Xiêng Khoảng có những vấn đề yếu như: cán bộyếu kém tổ chức, phong trào yếu, vì vậy, Đảng uỷ tỉnh đã bị xoá bỏ trong năm
1995, vừa đúng giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn thực hiện Nghị quyết đại hộiĐảng lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào, quy hoạch 5 năm lần thứ VI (kế hoạch
5 năm đó là 2006-2010) và tỉnh đã phân bổ thành 8 khu vực kinh tế cụ thể sauđây:
- Khu vực I : Huyện Mường Pạch
- Khu vực II : Huyện Khăm
- Khu vực III : Huyện Nỏng Hẹt
- Khu vực IV : Huyện Phả Xay
- Khu vực V : Huyện Phu Cụt
- Khu vực VI : Huyện Mọc
- Khu vực VII : Huyện Khun
- Khu vực VIII : Huyện ThaThôm
Tình hình phân bổ ấy đã tạo điều kiện khôi phục lại tỉnh Trong giai đoạnnăm 2006-2010 là giai đoạn thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảngnhân dân cách mạng Lào và giai đoạn thực hiện quy hoạch 5 năm lần thứ VI,Xiêng Khoảng được thành lập xây dựng khu vực đặc biệt tổ chức thực hiện làngtoàn diện Sau khi việc phân bổ lại tỉnh và thực hiện quy hoạch 5 năm XiêngKhoảng mới chính thức khối phục tỉnh lại Bởi vậy,trong giai đoạn đầu 2000-
2006 tỉnh củng cố xây dựng và sắp xếp lại các tổ chức của tỉnh, thực ra phải giảiquyết nhiều vấn đề về chính trị, an ninh,…
Tóm lại, quá trình chuyển dịch CCKT nói chung và chuyển dịch CCKTnông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng chịu ảnhhưởng rất nhiều bởi điều kiện kinh tế - xã hội Bên cạnh những thuận lợi về vịtrí địa lý, đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực và các điều kiện khác thì
Trang 31cũng còn không ít những khó khăn hạn chế đáng kể cho sự phát triển kinh tế củatỉnh Nhất là việc chuyển dịch CCKT trong khu vực nông nghiệp, nông thôn củatỉnh hiện nay Điều này đòi hỏi phải có quá trình đánh giá, tổng kết đúng đắn để
có điều kiện đưa ra những quyết sách trong lãnh đạo và chỉ đạo Đặc biệt, là quátrình chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoáhiện nay
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Xiêng Khoảng từ năm 2006 đến nay.
2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành.
* Ngành nông nghiệp.
Trên tinh thần coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và chủ trương CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV đã đề ra: “ngày từ đầu phải chú ý xây dựng một
cơ cấu kinh tế hợp lý trong đó lấy phát triển nông - lâm nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp đồng thời phát triển công nghiệp nhằm phục vụ thiết thực cho sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, xuất khẩu và đời sống”
Đảng bộ Xiêng Khoảng đã chủ động nắm vững và thực hiện tốt các Nghị quyếtcủa Đảng, cụ thể hoá Nghị quyết bằng những chương trình hành động nhằmphát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới đặc biệt trong 5 năm qua từ
2006 đến nay kinh tế nông nghiệp, nông thôn Xiêng Khoảng có những chuyểnbiến, khởi sắc, đạt được những thành tựu to lớn
Năm 2006 – 2010 kinh tế - xã hội của tỉnh có sự phát triển liên tục tổng giátrị sản lượng của GDP đạt 7.775,1 tỷ kíp, 7,8%/năm, bình quân đầu người851,76 USD/năm/người, hơn kế hoạch 41,7% so với 5 năm (2001 – 2005) tăng126,33% Trong đó, ngành công nghiệp 6,34%, chiếm 50,74% của GDP, ngànhthủ công 10,98%, chiếm 33,03% của GDP bằng 610,7 tỷ kíp, ngành dịch vụ10,48%, chiếm 16,23% của GDP bằng 225,77 tỷ kíp
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan, song quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành của Xiêng Khoảng còn chậm và chưa cân đối, nông
Trang 32nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính ( chiếm trên 50% trong GDP toàn tỉnh).Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngànhnông nghiệp Cụ thể:
+ Trong lĩnh vực trồng trọt:
Trồng trọt được coi là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp của tỉnh,
vì vậy, từ một nền sản xuất độc canh, ngành trồng trọt đang từng bước phát triểntheo hướng đa dạng hóa Cây lương thực vẫn được chú trọng, song vai trò củacây ăn quả và cây công nghiệp đang ngày càng được quan tâm phát triển
Bảng 1: Diện tích một số cây trồng chủ yếu ở Xiêng Khoảng (2006 – 2010)
Trang 33canh trên một số diện tích trước đây làm một vụ chuyển sang làm hai vụ mùa,
đã đưa đưa diện tích lúa năm 2006 từ 33.194,50 ha lên 29.235,70 năm 2009, lúachiêm từ 659 ha của năm 2007 lên 250 ha của năm 2009, lúa rẫy là 8.214 ha.Đến năm 2009-2010 tổng diện tích lúa mùa 3.736 ha so với năm 2007-2008, lúachiêm đạt 250 ha so với năm ngoái chiếm 12,2%, sản lượng đạt 4.028 tấn/ha.Tính chung năm 2009-2010 là 112.500 tấn, bình quân đầu người được 400kg/người, dự trữ được 22.974,1 tấn Còn trong khoảng thời gian năm 2006-2010
cụ thể như: diện tích lúa mùa 20.771,70 ha so với năm 2007 tăng lên 10,8%; sảnlượng đạt 4,01 tấn/ha, dự trữ 166.556,1 tấn so với năm 2009 lên 20,51% Diệntích lúa chiêm là từ 250 ha so với năm 2007 tăng lên 95%, còn sản lượng đạt 3tấn/ha, dự trữ 12.781 tấn so với năm 2007 tăng 3,68 lần
Mặt khác, việc sử dụng các loại giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất caocùng với cải tiến khoa học, công nghệ trồng lúa đã làm cho sản lượng lúa tăngliên tục qua các năm
Cây lương thực hoa màu cũng được phát triển như: ngô, khoai, sắn… songdiện tích ít hơn nhiều so với cây lúa Cây hoa màu thường được trồng xen canhvới cây lúa trên các vùng trung du và thung lũng Ngô là cây hoa màu quantrọng, diện tích trồng ngô trung bình qua các năm từ 2006 đến 2010 đạt khoảngtrên 10 000ha Tuy nhiên, sự biến động của diện tích trồng Ngô cũng cho thấyảnh hưởng của yếu tố đầu bất lợi đến loại cây này Nếu như năm 2006 diện tíchtrồng cây ngô là 9520 ha thì năm 2007 đã tăng lên 13700 ha và năm 2008 đã là
23487 ha Nhưng đến năm 2009 và 2010 do biến động của thị trường thế giớilàm cho diện tích trồng cây này giảm đáng kể xuống còn 17138 ha và 1388 ha
Vì vậy,
- Về cây công nghiệp và cây ăn quả:
Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng được tiến hành tốt đưa lại khảquan Đó là việc tăng diện tích các loại cây công nghiệp hàng hoá và cây ănquả
Trang 34Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng Xiêng Khoảng trên những nămqua cho thấy diện tích trồng lúa tăng không đáng kể Vì dựa vào điều kiện tựnhiên (địa lý) và yếu tố khác, nhất là tác động của thị trường trong nước làmcho cơ cấu cây trồng có sự thay đổi, cây công nghiệp và cây ăn quả phát triểnthay cho việc trồng lúa Mặt khác, do nhu cầu của thị trường bên ngoài, nêndiện tích trồng các cây công nghiệp tăng lên khá, đã hình thành các vùng sảnxuất hàng hoá lớn để xuất khẩu ra nước ngoài Với điều kiện thuận lợi về khíhậu và đất đai của Lào thì các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương,
ớt, vừng,… phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng Tuy nhiên,theo số liệu trong bảng trên thấy rằng còn số một loại cây tốc độ tăng chưa liêntục, có lúc lên có lúc xuống, nguyên nhân ấy một mặt là do còn thiếu kinhnghiệm, chưa biết sâu về cơ chế thị trường, còn bị ảnh hưởng bởi thị trườngbên ngoài Diện tích trồng cây khuynh diệp và cây gỗ tếch cũng biến độngkhông đều và có xu hướng giảm do chưa tìm được đầu ra thích hợp, đến nay,diện tích gỗ tếch chỉ còn 50 ha trong khi năm 2007 là 1300 ha Đây là nhữngbiểu hiện cho thấy cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước đối với các loại câynày chưa tốt Sự hoạt động của thị trường mang tính tự phát thả cho người sảnxuất tự mình sản xuất và lưu thông hàng hoá, đây là vấn đề rất khó để đưa nềnkinh tế thoát khỏi tính tự cung tự túc, tình trạng như thế đòi hỏi Nhà nước phải
có chính sách phù hợp làm thế nào để phát huy được lực lượng sản xuất, thúcđẩy phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện mục tiêu xuất khẩu
Bên cạnh các loại cây công nghiệp, nhờ có điều kiện đất đai, khí hậu thuậnlợi, Xiêng Khoảng cũng là vùng phát triển các vườn cây ăn trái nổi tiếng như:cây cam, hồng xiêm, quả vải, dừa, mít, soài… Các cây ăn quả được trồng thànhvừng khá tập trung trong các trang trại ở các huyện Mường Pạch, huyện Khăm,
…
Xiêng Khoảng còn có nhiều tiềm năng để phát triển cây ăn quả do diện tíchđất rộng, khí hậu thuận lợi Trong thời kỳ năm 2006 đến nay các vùng cây ăntrái sản xuất trồng tập trung không ngừng tăng lên Tuy nhiên, tốc độ tăngkhông ổn định do chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài lớn, đặc biệt là công