Cơ cấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Xiêng khoảng nước CHDCND Lào từ nay đến năm 2015 (Trang 40 - 43)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của

2.2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn chuyển dần sang hệ thống nhiều thành phần. Vì vậy, trong những năm qua nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã và đang diễn ra xu hướng biến đổi

thành phần kinh tế hộ và sự tồn tại các thành phần kinh tế khác trong nơng nghiệp. Kinh tế gia đình với quy mơ hoạt động kinh tế khác nhau nằm trong sự đan xen với các thành phần kinh tế đã trở thành lực lượng chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Xiêng Khoảng từ 2006 đến nay. Cụ thể:

+ Kinh tế quốc doanh:

Trong quá trình đổi mới, tỷ trọng đơn vị quốc doanh trong nơng – lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm dần trong đó có nguyên nhân hết sức quan trọng là các nơng lâm trường, các xí nghiệp chuyển dần chức năng sang dịch vụ. Tuy nhiên, các công ty nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn đã góp phần phát triển hạ tầng nơng thơn, giải quyết cho hàng chục nghìn lao động có việc làm, tạo ra thu nhập ổn định, đào tạo được một nguồn lực lượng đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật đáng kể nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nơng - lâm sản.

Ngồi ra, những năm qua tỉnh Xiêng Khoảng đã tổ chức đơn vị quản lý nhà nước về lương thực để điều tiết giá cả lương thực và hàng hoá cần thiết trong tỉnh.

+ Kinh tế ngoài quốc doanh:

Bao gồm kinh tế tập thể và cá thể, trong đó kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng thành phần kinh tế nông thôn. Đối với kinh tế hợp tác Xiêng Khoảng đang cố gắng xây dựng kinh tế hợp tác kiểu mới trong một số ngành để tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, vay vốn và tìm kiếm thị trường cho người sản xuất… sau khi chuyển đổi, các HTX nông nghiệp đã tổ chức lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với hoạt động dịch vụ, quỹ vốn hợp lý và được kiểm tra rõ ràng. Số HTX sản xuất kinh doanh có lãi ngày càng tăng, nhiều HTX đã đảm nhận tốt một số khâu dịch vụ, nhất là các khâu có tính kỹ thuật tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển.

Kinh tế hộ gia đình càng khẳng định vị trí và vai trị trong nền kinh tế nói chung, trong nơng thơn nói riêng. Hộ nơng dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ

cấu hộ và lao động nông thôn (gần 90%). Hộ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Kinh tế hộ phát triển, số hộ làm ăn khấm khá và có tích luỹ ngày càng tăng. Số tiền tích luỹ nơng nghiệp là cơ sở để các hộ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh và mở rộng thu nhập. Thực tế trong những năm qua ở tỉnh Xiêng Khoảng cho thấy mơ hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt, giúp cho người nơng dân thay đổi dần nếp nghĩ, nếp làm việc, họ dám mạnh dạn đầu tư, vay vốn mở rộng sản xuất. Tuy nhiên kinh tế hộ ở Xiêng Khoảng còn nhiều vấn đề tồn tại, cần được tiếp tục giải quyết như: phạm vi sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ vẫn trong trạng thái thuần nơng, do trình độ dân trí thấp, canh tác lạc hậu nên việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cịn hạn chế, vốn đầu tư thiếu. Trong khi đó sự tác động hỗ trợ của kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác còn hạn chế, thiếu sự hướng dẫn và tạo môi trường thuận lợi để kinh tế hộ phát triển.

Bên cạnh đó, kinh tế trang trại cũng bắt đầu phát triển ở Xiêng Khoảng. Loại hình kinh tế này đã chỉ ra tính ưu việt hơn hẳn kinh tế hộ nông dân trong việc khai thác đất đai, lao động, huy động nguồn vốn đầu tư trong dân, đổi mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu, thu hút và giải quyết một lực lượng lao động dư thừa đáng kể ở nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.

2.2.4. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn

Gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nơi đã chú trọng mở mang ngành nghề, phát triển nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ. Chính vì vậy, số hộ và lao động nơng nghiệp đã giảm tỷ trọng do chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang ngành kinh tế và dịch vụ phi nông nghiệp ngày càng nhanh. Đặc biệt, là tốc độ cơng nghiệp

hố, hiện đại hố như hiện nay thì các vùng nơng thơn ngoại thị thuộc các huyện Pạch, huyện Phu Cụt,… các ngành dịch vụ phát triển đã thu hút nhiều hộ và lao động nông nghiệp đã làm cho cơ cấu lao động ở những khu vực này thay đổi theo hướng lao động thuần tuý nông nghiệp giảm khá nhanh.

Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nơng nghiệp cịn có nhiều hạn chế như kế hoạch tổng thể, cân đối cơ cấu giữa các vùng trong tỉnh. Do vậy, cần phải có chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm khai thác hợp lý và sử dụng hết tiềm năng của tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Xiêng khoảng nước CHDCND Lào từ nay đến năm 2015 (Trang 40 - 43)