1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC DỰ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014 Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng I - Quảng Bình

7 700 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 148 KB

Nội dung

(SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC) ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC DỰ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014 Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng I - Quảng Bình(Khóa ngày tháng năm 2013)Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Trang 1

SỞ GD&ĐT

QUẢNG BÌNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Số báo danh

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC DỰ THI HSG QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014

Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng I

(Khóa ngày tháng năm 2013) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm)

a Giải thích sự hình thành các vành đai gió trên trái đất

b Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao

Câu 2 (2,0 điểm)

a Vì sao công nghiệp hóa chất lại được coi là ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới ?

b Nêu ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp đến môi trường Vì sao sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán trong không gian ?

Câu 3 (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a Phân biệt hai loại gió cùng có hướng đông bắc hoạt động vào mùa đông ở nước ta Hai loại gió này tác động như thế nào đến khí hậu nước ta?

b Trình bày vai trò của vận động tạo núi An Pơ – Himalaya đối với tự nhiên Việt Nam

Câu 4 (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy:

a Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

b Tính bất đối xứng của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hóa khí hậu và thủy văn của vùng

Câu 5 (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a Giải thích tại sao nước ta phải phân bố lại dân cư?

b Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu lao động của nước ta?

Câu 6 (3,0 điểm)

a Phân tích những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta

b Tại sao thủy lợi lại là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp của nước ta?

Câu 7 (3,0 điểm)

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:

a So sánh thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

b Tại sao bảo vệ vốn rừng có nghĩa quan trọng trong phát triển nông lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

HẾT

- Giám thị không giải thích gì thêm.

- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

Trang 2

SỞ GD&ĐT

QUẢNG BÌNH

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC DỰ THI HSG QUỐC

GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013

Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng I HƯỚNG DẪN CHẤM

(Đáp án gồm có 04 trang)

Câu 1

(3.0đ) a Giải thích sự hình thành các vành đai gió trên trái đất.

2,0

- Do có sự chênh lệch khí áp giữa các vùng trên TĐ nên sinh ra hiện tượng

di chuyển các khối khí từ nơi có KA cao đến nơi có KA thấp

- Tại vùng KA thấp xích đạo, không khí nóng nở ra bốc lên và tỏa ra hai bên xích đạo sau đó lạnh dần giáng xuống khoảng vĩ độ 30-35 của 2 bán cầu tạo thành các khu KA cao, từ đó gió thổi về bổ sung không khí cho vùng xích đạo Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió tín phong

- Đồng thời không khí của khu vực có KA cao này cũng chuyển động về các

vĩ tuyến 60 của hai bán cầu, nơi có KA thấp tạo nên gió tây ôn đới, cũng tương tự như vậy ở vùng gần cực

- Do tác động của lực Coriolit nên các khối khí khi di chuyển bị lệch hướng

Ở BBC lệch phải, NBC lệch trái so với hướng chuyển động ban đầu

+ Gió tín phong từ chí tuyến về Xích đạo lệch thành gió ĐB và ĐN

+ Gió thổi từ chí tuyến đến vùng ôn đới lệch thành gió Tây ( TN, TB), Gió thổi từ cực về vùng ôn đới lệch thành gió Đông

0,25 0,5

0,5

0,25

0,25 0,25

b Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao

1,0 + Nguyên nhân tạo nên các vành đai thổ nhưỡng và sinh vật theo độ cao làsự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa

ở miền núi

+ Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt ẩm và ánh sáng khác nhau nên ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất

0,5

0,5

Câu 2

(2,0đ) a Vì sao công nghiệp hóa chất lại được coi là ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới ?

1,0

- Trong điều kiện của tiến bộ KHKT và CN hiện đại, công nghệ hóa học được ứng dụng rộng rãi vào nhiều mặt của sản xuất và đời sống

Các sản phẩm và chế phẩm được sử dụng rất rộng rãi Công nghiệp hóa chất chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX công nghiệp của nhiều nước

- Là ngành sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp đồng thời tạo ra cá nguyên liệu chưa từng có trong tự nhiên, góp phần bổ sung nguồn nguyên liệu cho sản xuất

- Tận dụng và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguyên liệu trong tự nhiên, các phế liệu của ngành khác để tạo ra nhiều sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường

- Đặc biệt đối với nông nghiệp nhất là các nước nông nghiệp, công

0,25

0,25

0,25

Trang 3

nhiệp hóa chất là đòn bẩy để thực hiện quá trình hóa học hóa trong việc cung cấp các vật tư nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng trưởng sản xuất cho cây trồng vật nuôi

0,25

b Nêu ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp đến môi trường Vì sao sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán trong không gian ?

1,0

- Tích cực:

+ Giúp mở rộng danh mục tài nguyên và nâng cao giá trị tài nguyên

Khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong môi trường tự nhiên như đất, nước, khí hậu

+ Tạo ra cảnh quan tự nhiên mới, văn hóa thân thiện với con người

- Tiêu cực:

+ Làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đất, nước, khí hậu

- Sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán trong không gian

+ Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu ), trong đó quan trọng nhất là đất đai Đất trồng là TLSX chủ yếu và không thể thay thế được

+ Do đất đai phân bố phân tán trong không gian và rất khác nhau về đặc điểm ở từng nơi, nên phân bố nông nghiệp cũng mang tính phân tán: ở đâu có đất đai thuận lợi thì ở đó có thể diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp

0,25 0,25

0,25

0,25

Câu

3.

(3,0đ)

a Phân biệt hai loại gió cùng có hướng đông bắc hoạt động vào mùa đông ở nước ta Hai loại gió này tác động như thế nào đến khí hậu nước ta?

1,7

5

a Phân biệt hai loại gió (về nguồn gốc và tính chất)

- Gió mùa mùa đông: Xuất phát từ vùng áp cao Xi bia (Nga) thổi về

áp thấp Ôxtrâylia, mang theo khối không khí NPc (cực đới lục địa) có tính chất lạnh và khô

- Tín phong bán cầu Bắc: Xuất phát từ vùng áp cao cận chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi về xích đạo, mang theo khối không khí Tm (chí tuyến biển), tính chất nóng, tương đối khô

b Sự hoạt động của hai loại gió

- Gió mùa mùa đông: Hoạt động ở miền Bắc nước ta (160B trở ra), làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh Nửa đầu mùa đông lạnh và khô;

nửa sau mùa đông lạnh ẩm có mưa phùn

- Tín phong bán cầu Bắc: Chủ yếu ngự trị ở miền Nam nước ta (160B trở vào) làm cho Tây Nguyên và Nam Bộ ấm và khô Vùng duyên hải miền Trung có mưa nhiều do bức chắn của dãy Trường Sơn đối với gió

có hướng đông bắc

Ngoài ra, gió này vẫn hoạt động ở miền Bắc nước ta xen kẻ với gió mùa mùa đông và hoạt động mạnh thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió

0,25

0,25

0,5

0,5

0,25

b Trình bày vai trò của vận động tạo núi An Pơ – Himalaya đối với tự nhiên Việt Nam.

1,2

5

- Thời gian diễn ra vận động: Vào giai đoạn tân kiến tạo (kỉ Neogen-cách đây 23 triệu năm)

- Đặc điểm vận động: nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa, vận động mang tính chất kế thừa các kiến trúc cổ, cường độ nâng mạnh yếu khác nhau tùy theo từng khu vực, kèm theo là các hiện tượn đứt gãy, phun trào macma Tác động của biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao

0,25 0,25

Trang 4

- Tác động:

+ Làm cho địa hình trẻ lại, xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, các sông suối bồi đắp nên các đb, làm cho địa hình nước ta trở nên đa dạng

+ Hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh: Dầu khí, than nâu, bô xít

+ Quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ, khí hậu với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, mạng lưới sông ngòi dày đặc, sinh vật đất đa dạng, phân hóa khí hậu

0,25 0,25 0,25

Câu 4

(3,0đ) a a Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

1,2

5

Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Đặc điểm khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

+ Đặc điểm chung: cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao, lượng bức

xạ lớn, biên độ nhiệt năm nhỏ, có hai mùa mưa, khô rõ rệt

+ Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao (giữa Tây nguyên và Nam Bộ)

và theo chiều đông- tây (giữa Duyên hải Nam Trung Bộ với các vùng còn lại)

- Giải thích:

+ Do nằm ở các vĩ độ thấp cận xích đạo Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và tín phong đông bắc Có sự phân hóa địa hình theo độ

cao và hướng sườn

0,5

0,25

0,5

b Tính bất đối xứng của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hóa khí hậu và thủy văn của vùng.

1,7

5

* Biểu hiện bất đối xứng của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam:

+ Sườn Đông: dốc đứng đổ xuống biển làm thu hẹp dải đồng bằng ven biển

+ Sườn Tây thoải với các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đắc Lắc,

Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các bậc độ cao khoảng 500-800-1000m và các bán bình nguyên xen đồi thấp

* Tính chất trên của địa hình tác động mạnh đến khí hậu và thủy văn của vùng.

- Tác động trước hết về thủy văn: có sự khác nhau rất rõ về đặc điểm hình thái và thủy chế : Sườn đông với các sông ngắn dốc bắt nguồn

từ TN, chảy theo hướng T-Đ, đổ nước ra biển (dc) Sườn Tây với 2

hệ thống sông lớn Xêxan và Xrepốk dốc phần thượng lưu (nơi bắt nguồn) thoải dần và hợp lưu với sông Mê Kông…

- Với khí hậu:

+ Với vai trò bức tường chắn gió (Dốc đứng) ở phía Đông đã làm cho

có sự đối lập về mùa mưa, khô giữa 2 sườn núi

+ Khi gió ĐB gây mưa cho sườn Đông của TSN vào mùa thu đông thì Tây Nguyên là mùa khô sâu sắc Khi Tây Nguyên đón gió TBg vào đầu mùa hạ thì sườn Đông (DHNTB) chịu ảnh của hiệu ứng phơn với kiểu

0,25

0,25

0,5

0,25

0, 5

Trang 5

thời tiết khô.

Câu 5

(3,0đ)

a Giải thích tại sao nước ta phải phân bố lại dân cư?

1,5

+ Mật độ dân số trung bình nước ta thuộc loại cao: 254 người/km2

(2006), nhưng phân bố không đều

+ Giữa miền núi và đồng bằng:

- Miền núi: chiếm diện tích lớn, dân cư ít (dẫn chứng)

- Đồng bằng: diện tích nhỏ, dân cư đông (dẫn chứng) + Giữa nông thôn và thành thị: (dẫn chứng)

+ Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên ở mỗi vùng, dẫn

đến sự chênh lệch về trình độ kinh tế - xã hội giữa các vùng miền (dẫn chứng).

0,25

0,25

0,25 0,25

0, 5

b Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu lao động của nước ta.

0,5

+ Do tác động của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá Tỉ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật, có tay nghề được nâng cao hơn

+ Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo xu thế: giảm tỉ trọng

khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III (dẫn chứng)

+ Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế cũng có sự thay đổi theo xu hướng: Giảm tỉ lệ lao động trong khu vực I, tăng tỉ lệ ở khu vực II, III

Tuy nhiên tỉ lệ lao động khu vực I vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất (dẫn chứng)

0, 5

0,25 0,5 0,25

Câu 6

(3,0đ) a Phân tích những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta.

2,0

- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu Điều này xảy ra đặc biệt mạnh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có nhiều tiềm năng để sản xuất nông nghiệp hàng hóa

- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn

Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp cho phép : + Khai thác hợp lí hơn các sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm và nông sản hàng hóa,

+ Giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi

Tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

- Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa

- Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hóa

- Số trang trại nhiều nhất thuộc về trang trại nuôi trồng thủy sản, tiếp đến là trang trại trồng cây hàng năm, sau đó là trang trại trồng cây lâu năm

0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

b Tại sao thủy lợi lại là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp của nước ta?

Trang 6

- Tưới tiêu nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp: chống úng, lụt trong mùa mưa và cung cấp nước tưới trong mùa khô

- Cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác Cải tạo đất phèn, đất mặn, đất glay hóa…làm tăng diện tích đất canh tác

- Góp phần tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ

- Góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng, thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa

0,25 0,25

0,25

0,25

Câu 7

(3,0đ) a so sánh thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

2,2

5

* Giống nhau: có tài nguyên thiên nhiên đa dạng

- Địa hình, khí hậu, đất đai phù hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm

- Có đồng cỏ thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc Tài nguyên khoáng sản và nguồn thủy năng dồi dào, tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch phong phú

* Khác nhau:

- Về địa hình, TDMNBB địa hình đa dạng với vùng núi cao nhất cả nước, Tây Nguyên với các cao nguyên xếp tầng

- Về khí hậu, TDMNPB có mùa đông lạnh nhất cả nước, Tây Nguyên

có khí hậu cận xích đạo

- Đất ở TDMNPB chủ yếu là đất fe-ra-lit phát triển trên các loại đá khác nhau, Tây Nguyên có đất đỏ ba zan màu mỡ

- Tài nguyên khoáng sản của TDMNPB phong phú nhất cả nước, Tây nguyên có nhiều bô-xit

- Nguồn thủy năng của TDMNPB lớn nhất cả nước

- Tây nguyên có tài nguyên rừng lớn nhất, TDMNPB còn ít rừng

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25

b Tại sao bảo vệ vốn rừng có nghĩa quan trọng trong phát triển nông lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

0,7

5

- Bảo vệ vốn rừng đầu nguồn trên thượng lưu của các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ mực nước ngầm đảm bảo nguồn nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp và nguồn nước cho các công trình thủy điện hoạt động

- Bảo vệ các rừng ngập mặn đang bị triệt phá do lấy than củi và nuôi thủy sản không quy hoạch tốt Mất rừng ngập mặn sẽ gây sạt lỡ bờ biển, mất nguồn thủy sinh nước lợ có giá trị kinh tế cao, suy giảm đa dạng sinh học và nguy cơ phá hủy môi trường nuôi thủy sản ven biển

- Bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, và giữ cân bằng sinh thái, chống xói mòn đất

0,25

0,25

0,25

Lưu ý: Thí sinh diễn đạt bằng cách khác nhưng đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa.

HẾT

Ngày đăng: 18/05/2014, 09:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w