1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của việt nam

211 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thuận
Người hướng dẫn TS. Tạ Quang Bình, TS. Nguyễn Hữu Đồng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 1,44 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (15)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.6. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.7. Đóng góp mới của luận án (16)
    • 1.8. Kết cấu luận án (17)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN (19)
    • 2.1. Tổng quan nghiên cứu (19)
      • 2.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán (19)
      • 2.1.2. Các nghiên cứu về chất lượng hệ thống thông tin kế toán (20)
      • 2.1.3. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán (22)
      • 2.1.6. Khoảng trống nghiên cứu (31)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết (32)
      • 2.2.1. Hệ thống thông tin (32)
      • 2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán (34)
      • 2.2.3. Chất lượng hệ thống thông tin kế toán (39)
      • 2.2.4. Các lý thuyết nền tảng (46)
      • 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán (51)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (58)
    • 3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu (58)
    • 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu (60)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính (63)
      • 3.3.1. Phương pháp suy diễn (64)
      • 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia (64)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng (78)
      • 3.4.1. Thiết kế bảng hỏi (78)
      • 3.4.2. Phương pháp lựa chọn mẫu (80)
      • 3.4.3. Quá trình thu thập dữ liệu (82)
      • 3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu (83)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (88)
    • 4.1. Tổng quan chung về các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam (88)
      • 4.1.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt (88)
  • Nam 78 (0)
    • 4.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán (90)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu (92)
      • 4.2.1. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm (92)
      • 4.2.2. Kết luận và ý nghĩa cho nghiên cứu chính thức (100)
    • 4.3. Kết quả nghiên cứu chính thức (100)
      • 4.3.1. Kết quả phản hồi (100)
      • 4.3.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (103)
      • 4.3.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) (106)
      • 4.3.4. Kết quả kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (109)
      • 4.4.4. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (115)
      • 4.4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (116)
      • 4.4.6. Phân tích tác động của biến điều tiết bằng phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm (117)
  • CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ (122)
    • 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu (122)
      • 5.1.1 Thảo luận kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam (122)
      • 5.1.2 Thảo luận kết quả chất lượng hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam 116 (126)
    • 5.2. Các khuyến nghị đưa ra nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam (127)
      • 5.2.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (127)
      • 5.2.2. Xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp (129)
      • 5.2.3. Quan tâm đến công tác huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp (129)
      • 5.2.4. Đẩy mạnh cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp (130)
      • 5.2.5. Thúc đẩy sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (131)
      • 5.2.6. Nâng cao kiến thức của người quản lý vận dụng khi vận dụng hệ thống thông tin kế toán (132)
    • 5.3. Điều kiện thực hiện (133)
      • 5.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước (133)
      • 5.3.2. Đối với các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông (133)
    • 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (135)
  • KẾT LUẬN (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (140)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do lựa chọn đề tài

Với sự phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro, thực tế ở các DN đã diễn ra ngày càng nhiều các hoạt động đầu tư tài chính đan xen nhau Gia tăng ứng dụng công nghệ thông tin cùng với các tiến bộ của cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ quá trình thu thập, xử lý, trình bày, công bố và lưu trữ thông tin kế toán tại các DN, trong đó có các DN xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) của Việt Nam Bên cạnh đó, sự phát triển của các DN nói chung và các DN XDCTGT nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước Với việc chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp XDCTGT từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, hoạt động của các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức do sự cạnh tranh cùng sự biến động khó lường của thị trường.

Ngành XDCTGT cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã có những bước thay đổi mạnh mẽ trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thể hiện những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực Doanh nghiệp XDCTGT của Việt Nam bao gồm nhiều thành phần, trong đó vừa có các Tổng công ty - công ty cổ phần, công ty liên kết, vừa có các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân trải khắp trong cả nước Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ về quy mô DN XDCTGT các năm từ 2017 đến 2019: tổng số lao động của các DN XDCTGT quy mô vừa và lớn chiếm trên 70% tổng số lao động chung của ngành XDCTGT; các DN XDCTGT có quy mô vừa và lớn có số lượng chưa đến 25% tổng số DN XDCTGT nhưng đóng góp khoảng 85-90% tổng doanh thu và 70% số lao động toàn ngành XDCTGT Hiện nay, các DN XDCTGT gần như cổ phần hóa hoàn toàn, đang dần ổn định, phát triển, tạo thương hiệu, khẳng định vị trí Môi trường cạnh tranh rõ rệt hiện nay buộc các DN đang phát triển liên tục xem xét các chiến lược và điều chỉnh hoạt động kinh doanh để thích ứng với điều kiện của thị trường toàn cầu hóa Để hòa nhập với những thay đổi nhanh chóng, các nhà quản lý DN cần nguồn thông tin chất lượng để hỗ trợ các quyết định hàng ngày Với vai trò cơ sở quản lý tài chính doanh nghiệp, việc nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là vô cùng quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý điều hành hoạt động của DN với hiệu quả cao Đặc thù DN XDCTGT là các công trình giao thông vận tải thường có thiết kế riêng và phương pháp thi công riêng, mỗi công trình được xây dựng tại những địa điểm khác nhau với những điều

11 kiện thi công khác nhau, hệ thống kế toán phân tán, rải rác Đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN XDCTGT cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của HTTTKT tại các đơn vị này Vì vậy rất khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát và nâng cao chất lượng HTTTKT DN XDCTGT cần một HTTTKT nhanh nhạy và chính xác nhằm đưa ra quyết định phù hợp.

HTTTKT là một hệ thống thu thập, ghi nhận và xử lý dữ liệu nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của tổ chức (Romney và Steinbart, 2012) Gelinas và cộng sự

(2012) nhận định HTTTKT có chức năng thúc đẩy để nâng cao hiệu quả và hỗ trợ các hoạt động quản lý, đây là chức năng quan trọng trong mỗi tổ chức bao gồm cả việc ra quyết định kịp thời cho các nhà quản lý Nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào để tránh những hạn chế thông thường trong xử lý, thu thập và tận dụng công nghệ thông tin để cải tiến HTTTKT truyền thống đáp ứng yêu cầu của người sử dụng HTTTKT Mỗi doanh nghiệp đều sử dụng HTTTKT (Chandra và Calderon, 2002) nhưng HTTTKT có chất lượng hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, kiến thức của người quản lý… Như vậy, chất lượng HTTTKT trong DN chịu nhiều tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau Những nhân tố này cần đo lường, nhận dạng và đánh giá. Các DN Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế chuyển đổi, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý doanh nghiệp rất đa dạng và không đồng nhất, chất lượng HTTTKT chưa được thực hiện đầy đủ ở các doanh nghiệp Đặc biệt hiện tượng chất lượng kém trong quá trình thực hiện HTTTKT đối với DN XDCTGT như thông tin cung cấp cho báo cáo tài chính nộp chậm, sai sót trong quá trình luân chuyển chứng từ của các nhân viên kế toán, các nhà quản lý chưa sát sao trong việc quản lý Việc thực hiện công tác kế toán tại một số DN XDCTGT còn sơ sài, lạc hậu, nhiều nội dung trùng lắp, các phương pháp kỹ thuật vận dụng còn đơn giản, chưa chú ý đến khai thác, sử dụng các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại, vẫn còn sử dụng excel trong quá trình xử lý kế toán, thiếu sự kết nối, tính ổn định, định hướng giữa thông tin phục vụ quản lý, điều hành với nhu cầu thông tin cho thực hiện các chức năng quản trị của nhà quản lý trong DN Hiện nay nhân viên trong một số các DN XDCTGT chưa được định kỳ huấn luyện đào tạo, phần mềm kế toán, hệ thống máy tính kết nối không ổn định, văn hóa DN xây dựng không đồng đều, hỗ trợ đầu tư công nghệ phần mềm hay tuyển chọn kế toán viên của ban quản lý chưa theo đúng năng lực Qua đó, tầm quan trọng của việc nghiên cứu chất lượng HTTTKT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức Các DN sẽ mất đi cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh khi họ cung cấp HTTTKT kém chất lượng, điều này dẫn đến hệ lụy là sẽ làm cho những người sử dụng đưa ra những phán đoán hoặc dự báo thông tin bị sai lệch (Hagg và cộng sự,

2008) Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT giúp cho các tổ chức, các nhà quản lý thấy được những tác động của hệ thống này đến công tác quản lý, từ đó đưa ra các khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng HTTTKT tại các

Mặc dù tại Việt Nam, các văn bản pháp quy, giám sát của Nhà nước khá đầy đủ về kế toán như: Luật kế toán sửa đổi 2015, hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán hướng dẫn thực hiện cho các DN Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện của hầu hết các

DN, đặc biệt DN XDCTGTVT vận dụng các hệ thống văn bản pháp quy chưa đầy đủ,trình độ đội ngũ nhân viên kế toán còn hạn chế, minh bạch thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính còn thấp, làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư, việc giám sát của các cơ quan Nhà nước trở nên khó khăn hơn Gần đây, các hướng nghiên cứu chất lượng HTTTKT đã nhận được nhiều sự chú ý của tác giả trên thế giới và ViệtNam Đầu thế kỷ 20 những vụ bê bối của các doanh nghiệp nổi tiếng, tiêu biểu nhưCTCP Viglacera Từ Sơn, CPCP Bạch Tuyết, CTCP Bibica, WorldCom, Enron,Toshiba đã gây mất lòng tin vào kế toán và kiểm toán viên, giảm niềm tin của công chúng, kéo theo sự phá sản của nhiều DN khác Chính vì thế, vấn đề chất lượngHTTTKT đã thu hút sự quan tâm của chủ sở hữu Thực tế đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu và chứng minh về các vấn đề như tính hiệu quả của HTTTKT trong DN (Sajady và cộng sự, 2008), nghiên cứu về ảnh hưởng của HTTTKT quản trị trong việc tạo ra lợi nhuận (Roodposhti và cộng sự), nghiên cứu về tính hữu ích củaHTTTKT trong hiệu quả hoạt động của DN (Soudani, 2012) Hay các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT như Syaifullah (2014), Rapina (2014),Susanto (2019) khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của HTTTKT trong DN.Hiện nay những nghiên cứu tại Việt Nam đa phần tập trung vào vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu còn khá phân tán, nhất là các nghiên cứu về chất lượng HTTTKT hay đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống Điều này xuất phát từ tính đa dạng trong đánh giá chất lượng, vì được xem xét dưới nhiều góc độ bởi các chủ thể có lợi ích khác nhau Hiện nay các nghiên cứu trong nước chủ yếu về chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP, tổ chức HTTTKT trong trường đại học, chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, hoàn thiện HTTTKT và có nhiều học giả nghiên cứu chất lượng HTTTKT Một số tác giả cho rằng các nhân tố tác động ngược chiều, một số tác giả cho rằng các nhân tố tác động cùng chiều Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay thì chất lượng HTTTKT cũng ngày càng được chú trọng Vậy có những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp này? Chất lượng HTTTKT nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Đây cũng là các câu hỏi rất quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý trong DN XDCTGT.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam” là một trong những đề tài có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tiễn tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông ở ViệtNam hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ thực tiễn mục tiêu tổng quát của luận án là thực hiện nghiên cứu nhằm làm rõ sự tác động các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT để qua đó đưa ra các khuyến nghị khả thi nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam Để thực hiện mục tiêu này, tác giả xác định mục tiêu cụ thể như sau:

- Phân tích thực trạng chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

- Xác định mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT với hiệu quả hoạt động tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

- Xác định một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT tại các

DN XDCTGT của Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:

Câu hỏi 1: Chất lượng HTTTKT hiện nay tại các DN XDCTGT của Việt Nam đang ở mức độ nào?

Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam?

Câu hỏi 3: Chất lượng HTTTKT có tác động đến hiệu quả hoạt động tại các DNXDCTGT của Việt Nam không?

Câu hỏi 4: Có những khuyến nghị giải pháp nào cần đưa ra để nâng cao chất lượng HTTTKT?

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngHTTTKT, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng HTTTKT và chất lượng HTTTKT tác động đến hiệu quả hoạt động tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung vào nội dung chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT, tập trung phân tích nhân tố, đánh giá sự tác động của chất lượng HTTTKT đến HQHĐ tài chính Đồng thời luận án nghiên cứu ở các DN có quy mô vừa và lớn trong khoảng thời gian 2017 đến năm 2019.

Không gian nghiên cứu: Tập trung tại các DN có quy mô vừa đến lớn với lĩnh vực đặc thù XDCTGT của Việt Nam như xây dựng công trình đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh lân cận, không bao gồm các DN nước ngoài, các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Phạm vi khảo sát: Luận án tiến hành khảo sát những người đang làm công tác kế toán và quản lý tại các DN XDCTGT trên lãnh thổ Việt Nam.

Tóm tắt phương pháp nghiên cứu

Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp suy diễn và phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia Phương pháp suy diễn bắt đầu với những ghi nhận về các biến quan sát được trình bày từ những nghiên cứu đã qua, tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và những nhân tố chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ Từ đó, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và các nhân tố chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đếnHQHĐ tại các DN XDCTGT của Việt Nam Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia bao gồm: các nhà quản lý doanh nghiệp, kế toán trưởng của các doanh nghiệp, kiểm toán Nhà nước…có rất nhiều kinh nghiệm về kế toán, những người quản lý am hiểu vềHTTTKT góp ý và hỗ trợ sắp xếp vào từng khái niệm nghiên cứu có liên quan, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, xây dựng, hoàn thiện thang đo chất lượng HTTTKT, các nhân tố ảnh hưởng chất lượng HTTTKT và thang đo chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT và chất lượngHTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT ở Việt Nam thông qua bảng trả lời câu hỏi của những người đang làm công tác kế toán và quản lý tại DN Áp dụng mô hình đã đề xuất và sử dụng SPSS22, AMOS22 để phân tích dữ liệu Phương pháp này giúp tác giả kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT,HQHĐ của các DN hay không.

Đóng góp mới của luận án

* Đóng góp về mặt khoa học - Luận án làm rõ một số vấn đề sau:

- Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước và thông qua phỏng vấn các chuyên gia, tác giả sẽ đưa ra phương pháp đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT ở Việt Nam.

- Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để khám phá mô hình phản ánh các nhân tố đến chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ.

*Đóng góp về mặt thực tiễn - Luận án góp phần giải quyết một số vấn đề sau:

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các doanh nghiệp XDCTGT ở Việt Nam thông qua các phương pháp đo lường khác nhau.

- Xây dựng mô hình ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT ở Việt Nam.

- Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT trong các DN, giúp các nhà nghiên cứu sau này có thể vận dụng đo lường với các DN khác Các DN khác có thể nâng cấp, ứng dụng hay điều chỉnh lại HTTT đang sử dụng, giúp tăng cường khả năng thu thập dữ liệu, xử lý, lưu trữ, kiểm soát và cung cấp thông tin chất lượng Đồng thời, DN có thể khai thác tối đa khả năng xử lý thông tin mà HTTTKT đáp ứng, mang lại HQHĐ tốt nhất cho DN.

Kết cấu luận án

Kết cấu của luận án gồm có 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị

Chương 1 luận án đã trình bày lý do lựa chọn đề tài, mang ý nghĩa về lý luận và thực tiễn Mục tiêu nghiên cứu của luận án là thực hiện nghiên cứu nhằm làm rõ sự tác động các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của ViệtNam Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận án đưa ra 4 câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa đến lớn với lĩnh vực đặc thù XDCTGT củaViệt Nam Kết cấu của luận án được chia thành 5 chương, đồng thời tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để phân tích.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Tổng quan nghiên cứu

2.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán

Trên thế giới từ những năm 60 của thế kỷ 20 HTTTKT đã xuất hiện cho thấy sự phong phú và đa dạng Tính đến thời điểm những năm 70, nghiên cứu về HTTTKT tập trung chủ yếu vào khía cạnh hệ thống, tìm kiếm các nền tảng lý thuyết cho việc thiết kế HTTTKT như phân tích HTTTKT ở góc độ người sử dụng Marshall (1972) Cho đến những năm 80, các nghiên cứu có xu hướng tập trung ở khía cạnh mối quan hệ giữa HTTTKT và quản trị doanh nghiệp như một số tác giả Otley (1980), Gordon và Narayanan (1984) Trong giai đoạn này sự kết hợp của các nghiên cứu về HTTT và kế toán đã có những hình thành rõ nét hơn Nghiên cứu của Chenhall và Morris (1986) cho thấy tác động của cấu trúc tổ chức, môi trường tác động đến nhận thức về tính hữu ích của HTTTKT quản trị; Kim và Lee (1986) nghiên cứu đã khẳng định vai trò của sự tham gia của người sử dụng tác động đến việc sử dụng HTTTKT quản trị. Đến những năm 90, các nghiên cứu về HTTTKT càng trở nên phong phú và đa dạng cụ thể sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán và CNTT, hệ thống quản trị và các nguồn lực trong DN ERP, nghiên cứu về hành vi kế toán Nghiên cứu trong giai đoạn này cho thấy vai trò của HTTTKT trong hỗ trợ quản trị DN khi khủng hoảng tài chính (Ezzamel và Boun, 1990) Việc kết hợp nghiên cứu HTTT và HTTTKT trong giai đoạn này được thể hiện rõ nét qua kết quả nghiên cứu về ERP như Davenport (1998), Callaway (1999) trong việc xác định bản chất của ERP, tác động của ERP đến thành quả hoạt động của DN cho đến các nghiên cứu triển khai ứng dụng ERP, thành công của ERP như Holland và Light (1999) hay Rosemann và Wiese (1999) Trong giai đoạn từ 2000-2009, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng bắt đầu có những nghiên cứu hàn lâm về HTTTKT như tác giả Trần Phước (2007) đề cập đến khía cạnh ứng dụng phần mềm kế toán trong DN Việt Nam Tuy nhiên giai đoạn này chủ yếu là các nghiên cứu nước ngoài như Wheeler và cộng sự (2004), Ismail và Malcolm (2007), Hossien và cộng sự (2008), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu kế toán đóng góp cho lý thuyết HTTTKT Mối quan hệ giữa HTTTKT và ERP cũng được các nhà nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của việc ứng dụng ERP đến HTTTKT như tác giảSpathis và Ananiadis (2005), Spathis (2006).

Gần đây nhất (từ những năm 2010 đến nay), có sự thay đổi vượt bậc trong nghiên cứu HTTTKT của các tác giả Các ứng dụng CNTT, các ứng dụng, phạm trù mới như dữ liệu lớn - Big Data, sự bùng nổ của mạng xã hội, điện toán đám mây, khả năng chia sẻ dữ liệu đã làm HTTTKT thay đổi Giai đoạn này, các nghiên cứu chuyên sâu hơn về hệ thống quản trị nguồn lực DN hay chia sẻ tri thức trong HTTTKT Một số tác giả đi theo hướng tổng kết lý thuyết về HTTTKT hay đề xuất các mô hình nghiên cứu mới như Belfo và Trigo (2013), Budiarto và Prabowo (2015), Smith

(2016) Các tác giả khác chủ yếu nghiên cứu thực nghiệm về HTTTKT tại các quốc gia đang phát triển, về tác động ERP đến chất lượng dữ liệu của HTTTKT như Ghasemi và cộng sự (2011), Al-Hiyari và cộng sự (2013), Prasad và Green (2015) hoặc các nghiên cứu về tổ chức HTTTKT của Tô Hồng Thiên (2017), ứng dụng điện toán đám mây để phát triển HTTTKT của Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hải

Ly (2017) Phần lớn các DN Việt Nam đã và đang có HTTTKT phục vụ công tác quản lý, mặc dù có những quy mô và mức độ khác nhau nhưng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp và cho quản trị nội bộ công ty Việc thực hiện tổ chức công tác kế toán và HTTTKT ở các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế như: thực hiện công tác kế toán còn sơ sài, lạc hậu, nhiều nội dung trùng lắp, các phương pháp kỹ thuật vận dụng còn đơn giản Các

DN chưa chú ý đến khai thác, sử dụng các phương tiện, kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại Hiện nay chủ yếu các DN Việt Nam vẫn sử dụng Excel và phần mềm kế toán trong quá trình xử lý kế toán, tổ chức công tác kế toán thiếu sự kết nối, tính ổn định, định hướng giữa thông tin phục vụ quản lý, điều hành Với nghiên cứu trên, chúng ta cũng chỉ thấy được thực trạng HTTTKT, xây dựng HTTTKT tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam, chưa thấy được chất lượng của HTTTKT và tác động của chất lượng HTTTKT đến HQHĐ trong các DN.

2.1.2 Các nghiên cứu về chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm để đo lường chất lượng HTTTKT Mục tiêu để đo lường chất lượng HTTTKT được phân tích bởi Gelinas và cộng sự (2012) bao gồm sự phù hợp, tính kịp thời, tính chính xác và đầy đủ Đứng trên góc độ khách quan, đó là sự liên quan nếu thông tin có khả năng làm thay đổi tình huống ra quyết định bằng cách giảm bớt sự không chắc chắn hoặc nâng cao kiến thức về từng quyết định cụ thể Thông tin khi không cung cấp kịp thời có thể làm cho thông tin đó không còn giá trị (Gelinas và cộng sự, 2012) Các nghiên cứu đánh giá chất lượng HTTTKT và xác định các thuộc tính chất lượng HTTT là chìa khóa để đo lường các chỉ số chất lượng của HTTTKT Chất lượng của HTTTKT được sử dụng để lập kế hoạch, thực hiện, ghi lại, giám sát và kiểm soát tình hình tài chính và các giao dịch kế toán Quan điểm chất lượng trong HTTTKT đó là một HTTTKT tin cậy sẽ tạo ra thông tin có chất lượng (Rommey và Steinbart, 2012) Thảo luận về mô hình đo lường chất lượng HTTTKT, Ivana và Ana (2013) chỉ ra thang đo chất lượng HTTTKT bao gồm:

(1) Tính dễ dàng sử dụng; (2) Tính linh hoạt; (3) Tính thích hợp; (4) Tính chính xác.

Chất lượng HTTTKT là sự kết hợp đồng thời của các yếu tố như tính chính xác, độ tin cậy, an ninh, tính linh hoạt, tính kịp thời, khả năng kiểm toán và sự hài lòng của người dùng Dựa theo mô hình của Syaifullah (2014) thang đo chất lượng HTTTKT phụ thuộc vào sự kết hợp đúng đắn của các yếu tố như tính hiệu quả, tính hữu ích và tính tích hợp Cụ thể các thang đo của các yếu tố như sau: (1) Tính hiệu quả bao gồm việc sử dụng nguồn tài nguyên thiết bị hiệu quả và trong quá trình thực hiện HTTTKT được hỗ trợ bởi nguồn nhân lực phù hợp với chuyên môn khi cần thiết; (2) Tính hữu ích bao gồm quá trình thực hiện HTTTKT thuận lợi hay dễ dàng truy cập các thông tin kế toán được tạo ra bởi HTTTKT; (3) Tính tích hợp bao gồm năng lực (kiến thức, kỹ năng hoặc chuyên môn) phù hợp với mức độ trong HTTTKT, sử dụng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu một cách hài hòa; các hoạt động giữa các tổ chức với nhau cần phải thực hiện trong cùng một quy trình xử lý, tạo thành một dữ liệu thống nhất.

Nusa (2015) cho rằng chất lượng HTTTKT đo lường bằng sự thành công của HTTT như kỹ thuật, dễ dàng sử dụng, chức năng, độ tin cậy, tính linh hoạt, linh động và hội nhập Laudon và Jane (2015) nhận định rằng chất lượng HTTTKT được đo lường dựa trên chất lượng của HTTT, để thực hiện tốt các hoạt động của mình tất cả các công ty đều cần có một HTTTKT chất lượng Nếu thông tin trong tổ chức có chất lượng tốt thì tổ chức sẽ hoạt động tốt Khi đánh giá một HTTTKT có chất lượng, có thể thấy từ những đặc điểm của HTTTKT như tính linh hoạt, tính thực tiễn, khả năng sử dụng, hội nhập, tính khả dụng.

Thang đo chất lượng HTTTKT của Mona và Anik (2017) bao gồm: (1) Hệ thống có thể giúp bộ phận hoạt động hoạt động tốt; (2) Hệ thống là một trong những nhân tố thành công quan trọng trong bộ phận công ty; (3) Hệ thống có thể làm tăng sự hài lòng trong công việc; (4) Hệ thống luôn cung cấp thông tin ngay khi các bộ phận cần; (5) Cá nhân có xu hướng sử dụng hệ thống cung cấp; (6) Các phòng ban trong công ty có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả bằng cách sử dụng hệ thống;

(7) Hệ thống có những đóng góp đạt được mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức; (8) Hầu hết các nhân viên bộ phận quan tâm đến việc sử dụng hệ thống; (9) Hệ thống được hỗ trợ thông tin chính xác và đáng tin cậy; (10) Hệ thống có thể dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu phát triển thông tin hiện tại hoặc trong tương lai Cùng thời điểm, Omran

(2017) đã xác định bảy khía cạnh về chất lượng HTTTKT trong nghiên cứu bao gồm: tính chính xác, khả năng kiểm toán, tính phù hợp, tính bảo mật, tính kịp thời, tính linh hoạt và sự hài lòng của người sử dụng.

Dựa trên nghiên cứu của Sajady và cộng sự (2008), Vũ Thị Thanh Bình (2018) đã đo lường chất lượng HTTTKT với 5 câu hỏi thiết kế sử dụng thang đo Likert 5 điểm: (1) Cải thiện chất lượng của hệ thống báo cáo tài chính; (2) cung cấp thông tin trợ giúp ban giám đốc ra các quyết định kinh doanh; (3) hỗ trợ hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn; (4) giúp cải tiến quá trình đánh giá hiệu quả làm việc; (5) giúp thực hiện các nghiệp vụ kế toán thuận tiện Gần đây nhất, Susanto và cộng sự (2019) đo lường chất lượng HTTTKT bao gồm: (1) Tích hợp giữa các thành phần của hệ thống với hệ thống; (2) Tính tích hợp giữa hệ thống với môi trường làm việc; (3) Thể hiện được chính xác chức năng của HTTTKT từ khâu nhập dữ liệu, xử lý đến cung cấp thông tin kế toán; (4) Bảo mật HTTTKT từ khâu nhập dữ liệu, xử lý đến cung cấp thông tin kế toán; (5) Khả năng của hệ thống thích ứng với các nhu cầu khác nhau của người dùng; (6) Khả năng của hệ thống thích ứng với điều kiện hoặc môi trường thay đổi; (7) Dễ sử dụng; (8) Dễ học hỏi (Dễ tìm hiểu) Dựa trên quan điểm của Al-Ibbini

(2017), Đoàn Thị Chuyên (2020) đo lường chất lượng HTTTKT bao gồm: (1) Sự chính xác; (2) Khả năng kiểm toán; (3) Sự phù hợp; (4) Tính bảo mật; (5) Tính kịp thời; (6) Tính linh hoạt; (7) Sự hài lòng của người sử dụng.

2.1.3 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Ngày nay, chất lượng HTTTKT đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tác giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Kế thừa mô hình của hai nhà nghiên cứu Delone và McLean, tác giả Ivana và Ana (2013) bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đã phân tích các đặc điểm cơ bản của chất lượng HTTTKT, thảo luận về mô hình đo lường chất lượng HTTTKT Đồng thời dựa trên ba nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành vào năm 2001, 2008 và 2012 tại các DN vừa và lớn ở Croatia.Những người được hỏi là nhân viên kế toán tại DN và sử dụng thang điểm Likert 5 điểm (từ rất không đồng ý đến rất đồng ý) Sau khi loại bỏ các câu hỏi không đầy đủ hoặc những câu hỏi không đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra, số lượng câu hỏi được xử lý cuối cùng là 142 (tỷ lệ trả về của câu hỏi 12,68%) Tác giả kết luận rằng CNTT ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, đóng góp cho việc xử lý, trình bày và cung cấp thông tin kế toán.

Nhằm xác định ảnh huởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT với cỡ mẫu quan sát là 33 DN ở Indonesia, Rapina (2014) đã kết luận rằng Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Văn hóa DN và Cơ cấu tổ chức (các biến độc lập) có ảnh huởng trực tiếp tới chất lượng HTTTKT (biến phụ thuộc) Tác giả chỉ ra rằng các biến độc lập chỉ giải thích được 67% sự thay đổi của chất lượng HTTTKT, 33% sự thay đổi được giải thích bởi các yếu tố bên ngoài mô hình Phân tích dữ liệu thông qua phần mềm LISREL 8.70 Đồng thời nghiên cứu chỉ ra cả 3 nhân tố đều tác động đến chất lượng HTTTKT Cũng nghiên cứu về nhân tố Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, Syaifullah (2014) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, sau đó phân tích thống kê mô tả Nghiên cứu chỉ ra được nhân tố Cam kết của nhân viên gắn bó với DN có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán, kết quả này phù hợp với nghiên cứu lý thuyết của Bernier và Potter (2001).

Cơ sở lý thuyết

Bagranoff và cộng sự (2010) nhận định hệ thống thông tin (HTTT) là một hệ thống tạo ra thông tin cho người sử dụng, người quản lý sử dụng các thông tin trong

HTTT như báo cáo tài chính để ra quyết định HTTT có mục tiêu chính là làm cho tổ chức hoạt động hữu hiệu và hiệu quả O'Brien và George (2005) cho rằng HTTT là sự kết hợp được thiết lập bao gồm: “Con người, phần cứng, phần mềm, các mạng lưới truyền thông, nguồn dữ liệu, chính sách và các thủ tục để lưu trữ, khôi phục, chuyển đổi dữ liệu thành thông tin và truyền thông tin trong một tổ chức” HTTT là một tập hợp các bộ phận (phần tử) tương tác với dự định chuyển đổi dữ liệu (biến đổi) thành thông tin hữu ích cho tổ chức như dữ liệu giao dịch tài chính được xử lý thành các báo cáo tài chính Quan điểm tương tự về hệ thống thông tin, Laudon và Jane (2015) cho rằng hệ thống thông tin về mặt kỹ thuật là một loạt các thành phần kết nối với nhau để thu thập hoặc xử lý, lưu trữ và truyền thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định và kiểm soát tổ chức HTTT là một tập hợp các thành phần tương tác với nhau với mục đích cuối cùng để hỗ trợ việc ra quyết định và giám sát hoạt động của tổ chức Hall (2011) cho rằng HTTT là tập hợp đầy đủ yếu tố trong hệ thống, thu thập các dữ liệu và xử lý thành thông tin có ích đến người sử dụng Ngoài ra, quan điểm còn được đưa ra bởi Wilkinson và cộng sự (2000), tác giả cho rằng HTTT là một tập hợp các bộ phận làm việc cùng nhau để đạt được một số mục đích nhất định Trong khi đó thông tin lại được định nghĩa là tin tức đầy đủ và hữu ích cho nhóm người hay một nhóm người.

Từ những nhận định trên theo quan điểm tiếp cận của tác giả thì HTTT là một thể thống nhất có các bộ phận tương tác và hợp tác với nhau để trở thành các thông tin hữu ích đạt được một số mục đích nhất định Đồng thời HTTT là một thành phần bao gồm: “Con người, phần cứng, phần mềm, nguồn dữ liệu, các mạng lưới truyền thông, chính sách và các thủ tục để lưu trữ, khôi phục, chuyển đổi dữ liệu thành thông tin và truyền thông tin trong một tổ chức” Nói chung, dữ liệu được xử lý trong các HTTT là dữ liệu có liên quan đến hoạt động của tổ chức hữu ích cho người sử dụng (Wilkinson và cộng sự, 2000).

HTTT là một hệ thống tồn tại trong mọi tổ chức, được các tổ chức sử dụng với những mục đích khác nhau Hệ thống thông tin là toàn bộ các thành phần hoạt động tương tác liên quan đến nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp các dữ liệu với mục đích lập kế hoạch, kiểm soát, phối hợp, phân tích và ra quyết định (Hall, 2011).Bất kỳ tổ chức nào HTTT bao gồm hai hệ thống con lớn nhất đó là HTTTKT và HTTT quản lý.

Hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống Hệ thống Hệ Hệ Hệ thống Hệ Hệ sổ Nhật xử lý thống thống Marketing thống thống ký, sổ giao dịch báo cáo quản sản nguồn cái/BCTC (TPS) quản trị lý tài xuất nhân

(GL/FRS) (MRS) chính lực

Hình 2.1 Khuôn khổ hệ thống thông tin

Piccoli (2008) chỉ ra rằng, một hệ thống thông tin tốt có 4 thành phần là CNTT, con người, chu trình và cấu trúc Tất cả thành phần này tạo nên 2 hệ thống con là hệ thống kỹ thuật và hệ thống xã hội Trong đó hệ thống kỹ thuật gồm CNTT và quy trình xử lý, còn hệ thống xã hội gồm con người với các mối quan hệ (cấu trúc) Theo Laudon và Jane (2015), Ralph và George (2010) HTTT là một tập hợp của các thành phần có quan hệ với nhau thông qua việc thu thập, lưu trữ, cung cấp các dữ liệu và các thông tin hỗ trợ quá trình ra các quyết định của các cấp quản lý thông qua việc cung cấp thông tin để hoạch định, hỗ trợ các hoạt động chức năng của mộ tổ chức, thực hiện và kiểm soát quá trình hoạt động của tổ chức O'Brien và George (2005) cho rằng các thành phần HTTT có mối quan hệ chặt chẽ, tất cả các thang đo đều liên quan đến nhau để đạt được một mục tiêu chung tiếp nhận thông tin đầu vào và cung cấp đầu ra thông qua quá trình chuyển đổi của tổ chức.

2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán

Boockholdt (1999) cho rằng: “HTTTKT là hệ thống hoạt động với các chức năng thu thập dữ liệu, xử lý, phân loại và báo cáo các sự kiện tài chính với mục đích cung cấp thông tin có liên quan, hỗ trợ cho việc ra quyết định” Theo Wilkinson và cộng sự (2000), HTTTKT là: “Một khuôn mẫu tích hợp trong công ty, dùng các nguồn lực vật chất để chuyển đổi dữ liệu kinh tế thành thông tin tài chính giúp điều hành, quản trị công ty và báo cáo thành quả của công ty cho các bên liên quan” HTTTKT là một bộ hệ thống phần mềm phục vụ cho việc ghi dữ liệu giao dịch, dữ liệu chương trình, thông tin kế toán nội bộ (ban quản lý) và thông tin bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, chủ nợ) Do đó, một HTTTKT cũng có đầy đủ các đặc tính và thành phần của HTTT Bodnar và Hopwood (2004) cho rằng HTTTKT là: “ tập hợp các nguồn lực, chẳng hạn như con người và thiết bị được thiết kế để thay đổi dữ liệu tài chính và các dữ liệu khác thành thông tin truyền đạt đến người ra quyết định”. Đồng quan điểm, Rommey và Steinbart (2012) HTTTKT là: “một hệ thống thu thập, ghi nhận và xử lý dữ liệu để cung cấp thông tin cho ra quyết định” Trong trường hợp này, HTTTKT được xem như là một hệ thống giúp nhà quản lý lên kế hoạch và kiểm soát bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, đáng tin cậy để ra quyết định đồng thời vận hành kế hoạch kinh doanh Như vậy, HTTTKT chính là sự giao thoa giữa kế toán và HTTT, chính vì vậy mà các nghiên cứu thường nhìn nhận HTTTKT như là một HTTT trên máy tính HTTTKT là một hệ thống bao gồm cả phần cứng, phần mềm, trí óc, dữ liệu, văn bản và mạng lưới công nghệ, truyền thông (Susanto, 2013; O’Brien và George, 2005; Turban và Linda, 2012) Hall (2011) cho rằng, mục đích cơ bản của HTTTKT là cung cấp các thông tin kế toán cho đối tượng bên ngoài, nhân viên quản lý và các nhà điều hành doanh nghiệp Hệ thống con của HTTTKT xử lý cả các nghiệp vụ tài chính và các nghiệp vụ phi tài chính nhưng ảnh hưởng trực tiếp là đến quá trình xử lý các nghiệp vụ tài chính.

Marshall và Paul (2012) cho rằng HTTTKT bao gồm con người, quy trình và CNTT, thực hiện các chức năng quan trọng như thu thập, lưu trữ dữ liệu phát sinh trong quá trình hoạt động và các giao dịch nhằm giúp đơn vị có thể xem lại những sự kiện xảy ra, xử lý dữ liệu thành thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định, đồng thời cung cấp, kiểm soát đầy đủ thông tin để bảo vệ tài sản của đơn vị, bao gồm cả dữ liệu của HTTTKT Quan điểm của Susanto (2013), HTTTKT là sự tích hợp thiết yếu của những hệ thống xử lý nghiệp vụ đa dạng, sự tổng hợp các hệ thống con, các thành phần liên kết, kết hợp nhau một cách hài hòa để xử lý dữ liệu tài chính thành thông tin kế toán Như vậy, HTTTKT sẽ thực hiện các hoạt động bao gồm thu thập, ghi chép dữ liệu đầu vào, lưu trữ và xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin, cung cấp thông tin đầu ra cho người thực hiện quyết định

Từ những nhận định trên, theo quan điểm tiếp cận của tác giả thì HTTTKT là một hệ thống thu thập, ghi chép, lưu trữ và xử lý dữ liệu để cung cấp thông tin cho người ra quyết định lên kế hoạch, quản lý và vận hành kinh doanh của đơn vị.

2.2.2.2 Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống bao gồm các thành phần / yếu tố được tích hợp để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Wilkinson và cộng sự, 2000; O’Brien và Maracas, 2010; Susanto, 2013) Mô tả các thành phần của HTTTKT, theo nghiên cứu của Stair và Reynolds (2010) bao gồm: (1) Dữ liệu: từ các hoạt động, nghiệp vụ của

DN được thu thập từ các chứng từ kế toán; các dữ liệu này được quản trị và lưu trữ bởi hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (2) Phần cứng máy tính: máy tính và các thiết bị ngoại vi được dùng để thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu, truyền thông thông tin; (3) Phần mềm: Phần mềm kế toán, phần mềm ERP hoặc các ứng dụng được sử dụng để thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán; (4) Thông tin: thông tin được cung cấp bởi hệ thống báo cáo kế toán bao gồm báo cáo kế toán tài chính, kế toán quản trị và có thể bao gồm cả sổ kế toán được in ra từ phần mềm; (5) Con người: bao gồm nhân viên kế toán và những người sử dụng thông tin kế toán có liên quan; (6) Thủ tục – phương pháp – quy trình: các thủ tục, phương pháp kế toán, quy trình, chính sách, quy định hợp lý trong việc vận hành hệ thống, thu thập và xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin kế toán.

Theo quan điểm của Romney và Steinbart (2012) thì một HTTTKT gồm sáu thành phần bao gồm:

(1) Những người sử dụng hệ thống là những người trực tiếp sử dụng và vận hành hệ thống như: các kế toán viên, quản trị dữ liệu, các nhân viên quản trị hệ thống và những người sử dụng kết quả tạo ra từ hệ thống như các nhà quản lý ở mọi cấp độ trong tổ chức, khách hàng, nhà đầu tư…

(2) Các thủ tục và quy định trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu;

(3) Dữ liệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh: dữ liệu cung cấp cho HTTTKT được tạo ra từ những nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

(4) Phần mềm sử dụng để xử lý dữ liệu bao gồm các hướng dẫn chi tiết được lập trình sẵn để kiểm soát và phối hợp các thành phần phần cứng máy tính trong một hệ thống thông tin nhằm thực hiện việc xử lý dữ liệu Phần mềm xử lý dữ liệu trong HTTTKT là những phần mềm kế toán hoặc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp;

(5) Cơ sở hạ tầng CNTT bao gồm máy tính, thiết bị ngoại vi và các thiết bị truyền thông mạng được sử dụng trong HTTTKT;

(6) Các biện pháp kiểm soát nội bộ và các biện pháp an ninh bảo vệ dữ liệu HTTTKT Đây là một trong những thành phần bắt buộc nhằm đảm bảo cho HTTTKT vận hành ổn định.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để giải quyết câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Tác giả sẽ tổng hợp các nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan, sau đó tiến hành tập hợp các nhân tố tác động thông qua các kỹ thuật suy diễn Sau đó thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia như kế toán trưởng, giám đốc, kế toán viên, kiểm toán Từ đó tiếp tục hiệu chỉnh các nhân tố tác động để đảm bảo phù hợp với đặc điểm các DN XDCTGT của Việt Nam.

- Tác giả dựa trên kết quả thu thập được ở bước nghiên cứu tổng quát, luận án tiến hành kiểm tra lại mô hình đo lường, độ tin cậy của các biến trong mô hình thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Sau đó, dựa vào kết quả nghiên cứu thu được thông qua các phiếu khảo sát đánh giá chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam, luận án sẽ đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT.

Quá trình nghiên cứu của luận án được xây dựng qua các bước từ việc xác định các vấn đề nghiên cứu, đề ra các mục tiêu cụ thể, xây dựng cơ sở lý luận, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo cho luận án Sau đó, sử dụng các công cụ thống kê để kiểm chứng mô hình từ đó kết luận vấn đề nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo nháp

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả xây dựng

- Đánh giá thang đo (Cronbach’s Alpha) nhằm loại biến quan sát không phù hợp

- Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định nhân tố (thang đo) chuẩn

- Phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm đánh giá mức độ phù hợp của thang đo và dữ liệu thu thập

- Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vấn đề nghiên cứu

Phương pháp suy diễn, phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm hiệu chỉnh mô hình, hoàn thiện bảng hỏi, thang đo và xây dựng mô hình nghiên cứu

Thiết kế bảng hỏi Thu thập dữ liệu Thống kê mô tả

Kết luận và khuyến nghị

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Thông qua mục tiêu nghiên cứu của luận án và nhận diện khung lý thuyết chất lượng HTTTKT Đồng thời, sau khi đưa ra những quan điểm tiếp cận các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT từ các nghiên cứu trước, tác giả dự kiến lựa chọn 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT luận án bao gồm: (1) Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN; (2) Công nghệ thông tin; (3) Văn hóa DN; (4) Cam kết của nhân viên gắn bó với DN; (5) Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao; (6) Kiến thức của người quản lý. Đồng thời sử dụng biến điều tiết: Quy mô DN có tác động đến đồng thời hai mô hình.

Mô hình nghiên cứu được đề xuất nhằm giải quyết hai mối quan hệ cơ bản: các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT; và các yếu tố cấu thành chất lượng HTTTKT tác động như thế nào đến HQHĐ của DN Chính vì vậy, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau (Hình 3.2), sau đó giải thích và mô tả các biến (Bảng 3.1):

Quy mô doanh nghiệp (Ismail và Malcolm, 2007)

Chất lượng hệ thống thông tin kế toán

+ Mona và Anik (2017) + Omran (2017) + Susanto và cộng sự (2019)

Kiến thức của người quản lý

+ Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017)

Sự hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao

Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp

Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp

Văn hóa của doanh nghiệp

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Bảng 3.1 Giải thích và mô tả các biến trong mô hình

STT Tên biến Vai trò của biến trong mô hình Định nghĩa Kế thừa thang đo

1 Huấn luyện và đào tạo nhân viên

Biến độc lập Một hình thức đầu tư chuyển giao kiến thức của HTTT, bao gồm các khái niệm HTTT, kỹ năng, các kỹ thuật, khả năng tổ chức và kiến thức về các sản phẩm hệ thống thông tin cụ thể.

Biến độc lập CNTT là một bộ công cụ được sử dụng để lưu trữ, xử lý dữ liệu với tốc độ cao và có thể truyền thông tin như dữ liệu, ghi âm và hình ảnh.

Biến độc lập Một trong những yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng, là tập hợp các giá trị quy tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau

4 Cam kết của nhân viên gắn bó với

Biến độc lập Một nhân tố quan trọng nhằm xác định hành vi làm việc của người lao động trong các tổ chức và là ý thức về nghĩa vụ của mỗi nhân viên trong tổ chức

5 Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao

Biến độc lập Sự hiểu biết của các nhà quản lý hàng đầu về hệ thống máy tính và mức độ quan tâm, hỗ trợ kiến thức về hệ thống thông tin hoặc tin học hóa

STT Tên biến Vai trò của biến trong mô hình Định nghĩa Kế thừa thang đo

6 Kiến thức của người quản lý

Biến độc lập Mức độ quen thuộc các công việc hàng ngày của người quản lý về các mặt như xử lý văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, trình xử lý dữ liệu kế toán, email, internet, kiến thức về kế toán…

+ Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017)

Biến trung gian Một hệ thống xuất phát từ việc kết hợp các thành phần tích hợp trong hệ thống và các thành phần này phải hoạt động hữu hiệu, có hiệu quả để đưa ra các quyết định chính xác.

Biến phụ thuộc HQHĐ là những kết quả đạt được gắn mới những mục tiêu xác định với chi phí ít nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Biến điều tiết Quy mô doanh nghiệp là cách thức phân loại DN dựa vào một số tiêu chí như số lượng lao động, vốn chủ sở hữu, doanh số.

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nghiên cứu định tính sẽ giúp nghiên cứu sinh đi sâu tìm hiểu vấn đề ở bối cảnh cụ thể, từ đó xây dựng những luận điểm chung Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá các vấn đề ít được biết đến, làm rõ hơn ý nghĩa, vai trò của một vấn đề để có được sự hiểu biết sâu sắc và mới mẻ hơn Trong giai đoạn cần chuẩn hóa mô hình nghiên cứu, kiểm tra sự phù hợp của thang đo thì nghiên cứu định tính là nghiên cứu quan trọng và hữu ích Phương pháp này có liên quan cụ thể đến các mối quan hệ xã hội, sự đa dạng hóa của cuộc sống (Flick, 2002) và do đó phù hợp trong bối cảnh của Việt Nam – đặc biệt là nghiên cứu chất lượng HTTTKT trong các DN XDCTGT Việt Nam Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu là phương pháp suy diễn và phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia.

Việc phát triển thang đo lường bắt đầu với những ghi nhận về các biến quan sát được trình bày từ những nghiên cứu trước, tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và chất lượng HTTTKT tác động đến HQHĐ Từ đó, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp XDCTGT của Việt Nam Cụ thể nghiên cứu tham khảo từ các nghiên cứu trước của các tác giả trong và ngoài nước về các nội dung: chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến các chủ thể kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT trong doanh nghiệp, kết hợp với các cơ sở lý thuyết để xây dựng được mô hình nghiên cứu cho luận án của mình Tác giả tổng hợp các lý thuyết trước đây, từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu thực tế theo mô hình thông qua việc khảo sát sử dụng bảng câu hỏi và các công cụ thống kê Mục đích của việc khảo sát là thu thập dữ liệu để kiểm chứng các nhân tố đã nhận diện có đúng môi trường thực tế tại các DN XDCTGT ở Việt Nam hay không và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào (Phụ lục 3.1).

3.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia

Trên cơ sở kế thừa các lý thuyết và các công trình nghiên cứu, tác giả tiến hành thiết kế bảng khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia là các nhà quản lý DN, kế toán trưởng của các DN…có rất nhiều kinh nghiệm về kế toán, những người quản lý am hiểu về HTTTKT góp ý và hỗ trợ sắp xếp vào từng khái niệm nghiên cứu có liên quan về các vấn đề như: Tiêu chuẩn về chất lượng HTTTKT, đánh giá khái quát về thực trạng chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam để khẳng định hoặc đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho những biến quan sát trong đề tài của mình.

Nghiên cứu sinh tổng hợp và phân tích thành khung lý thuyết về chất lượngHTTTKT doanh nghiệp Đồng thời tác giả đối chiếu thực trạng về chất lượngHTTTKT của các DNXDCTGT Việt Nam dựa vào quy trình xử lý thông tin bằng các phương pháp cụ thể như: điều tra, phỏng vấn, quan sát nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, xây dựng, hoàn thiện thang đo chất lượng HTTTKT,thang đo các nhân tố ảnh hưởng chất lượng HTTTKT, thang đo HQHĐ.

* Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập dữ liệu trong đó người phỏng vấn đặt những câu hỏi để tìm hiểu đối tượng được phỏng vấn làm gì, suy nghĩ hoặc cảm thấy gì (Nguyễn Thị Tuyết Mai và Nguyễn Vũ Hùng, 2015) Ngoài ra để tiết kiệm thời gian, dễ kiểm soát và dễ tổng hợp, phân tích dữ liệu thì phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc sẽ phù hợp trong nghiên cứu này Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng từ mục tiêu nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và kết quả trao đổi, phỏng vấn chuyên gia Một số câu hỏi phỏng vấn được sử dụng từ các nghiên cứu trước kể cả trong và ngoài nước được chỉnh sửa, bổ sung lại cho phù hợp với bối cảnh, đặc điểm và mục tiêu nghiên cứu của luận án. Phiếu phỏng vấn chuyên gia được thiết kế như sau (Phụ lục 3.2)

Phần 1: Các bước thực hiện khảo sát của quá trình phỏng vấn sâu:

Bước 1: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn

Tác giả xây dựng một bảng câu hỏi phỏng vấn sơ thảo làm công cụ hỗ trợ trong quá trình phỏng vấn Mặt khác, linh động đưa thêm các câu hỏi tùy vào tình huống cụ thể nhằm khám phá, phát hiện thêm điểm mới.

Bước 2: Chọn mẫu và đối tượng phỏng vấn

Eisenhardt (1989) với phương pháp nghiên cứu định tính cho rằng một mẫu trong khoảng 4 đến 10 trường hợp là có thể đáp ứng nhu cầu thông tin Patton (2002) lại cho rằng không có một nguyên tắc chung cho việc xác định số lượng đơn vị trong mẫu nghiên cứu Vì thế một mẫu gồm 4 trường hợp được cho là thích hợp đối với khuôn khổ của đề tài Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ thực trạng chất lượng HTTTKT, do vậy người tham gia phỏng vấn sẽ là Giám đốc, trưởng phòng các bộ phận, kế toán trưởng, nhân viên kế toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của các DN.

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Tác giả sắp xếp lịch phỏng vấn tại các đơn vị khảo sát, những người tham gia phỏng vấn được thông báo là cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện từ 45-60 phút Khi liên hệ trước để đặt lịch hẹn phỏng vấn tác giả xin ghi âm hoặc chép tay (Bảng 3.2).

Bước 4: Xử lý, sắp xếp thông tin

Các thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn sâu bán cấu trúc thường mang nhiều thông tin thừa và không theo thứ tự nên sau khi phỏng vấn tác giả sắp xếp lại thông tin, xử lý dữ liệu trên Word, Excel…

Bảng 3.2 Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia Đơn vị Người tham gia Vị trí Phương thức phỏng vấn

Công ty TNHH Giải pháp Thuế Việt

01 Giám đốc Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Kiểm toán Nhà Nước 01 Chuyên viên Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Tổng công ty Sông Đà 01 Phó Ban Kiểm soát Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty CP tư vấn và phát triển Quản lý

01 Viện trưởng Viện lãnh đạo và quản lý

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty CP Xây dựng đầu tư Thép mới

01 Kế toán trưởng Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4

02 Phó Giám đốc ban tài chính kế toán

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty cổ phần 407 01 Kế toán trưởng Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty cổ phần 873 - xây dựng công trình giao thông

01 Kế toán trưởng Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1

02 Kế toán trưởng Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8

01 Kế toán trưởng Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Ban quản lý dự án đường sắt- Bộ GTVT

02 Kế toán trưởng, phó phòng kế toán

Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Công ty Cổ phần Quản lý và XD đường bộ 234

01 Kế toán trưởng Bằng văn bản và phỏng vấn trực tiếp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phương pháp định tính đã thu được những kết quả hữu ích cho việc xây dựng và hoàn thiện thang đo Các thang đo được rút ra từ tổng quan nghiên cứu nhưng có sự điều chỉnh phù hợp với bối cảnh nghiên cứu để đảm bảo tính thực tế Các biến trong mô hình được đo bằng thang đo Likert với thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 (Sekaran và Bougie, 2015) Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu bán cấu trúc và xin ý kiến chuyên gia, thực trạng chất lượng HTTTKT tại DN XDCTGT được tổng hợp như sau:

Có rất nhiều thang đo được tổng hợp để đo lường chất lượng HTTTKT (cụ thể có 24 thang đo) của các tác giả như Syaifullah (2014), Mona và Anik (2017), Omran

(2017), Vũ Thị Thanh Bình (2018), Susanto và cộng sự (2019) được thể hiện trong phụ lục 3.1 Tuy nhiên để áp dụng phù hợp với các DN tại Việt Nam, đặc biệt là các

DN XDCTGT, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để loại các thang đo không phù hợp như: Một số thang đo nhằm đánh giá chất lượng HTTTKT sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả làm việc hay thực hiện các nghiệp vụ thuận tiện…Ngoài ra, do có sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ, trình độ phát triển, các thang đo này cần hiệu chỉnh từ ngữ, văn phong cho phù hợp với các điều kiện các DN XDCTGT Việt Nam. Sau khi kết hợp các ý kiến chuyên gia đồng thời kế thừa từ nghiên cứu trước đã chọn lọc còn lại 9 thang đo (Phụ lục 3.3). Đồng thời các chuyên gia cũng cho rằng thực tế để tiến hành khảo sát tổng thể

DN ở Việt Nam sẽ đòi hỏi mất nhiều thời gian và tốn kém, vì vậy cần giới hạn lĩnh vực hoạt động của DN, quy mô DN, khoảng thời gian nghiên cứu Do đó, tác giả đã giới hạn trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy và chỉ nghiên cứu ở

DN có quy mô lớn và vừa, 100% vốn Việt Nam, giới hạn địa bàn nghiên cứu. Để tìm hiểu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại cácDNXDCTGT, tác giả sử dụng câu hỏi: “Theo quan điểm của Ông/Bà thì chất lượngHTTTKT trong DN của Ông/Bà ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Vì sao?” Kết quả như sau (Bảng 3.3):

Bảng 3.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT

STT Nhân tố Số ý kiến đồng ý/tổng số ý kiến thu thập %

2 Cam kết của nhân viên gắn bó với DN 9/15 60%

5 Sự tham gia của người sử dụng 5/15 33,33%

6 Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao 10/15 66,67%

8 Hệ thống kiểm soát nội bộ 5/15 33,33%

9 Huấn luyện và đào tạo của nhân viên DN 11/15 73,33%

11 Kiến thức của người quản lý 8/15 60%

14 Chuyên gia bên trong DN 3/15 20%

15 Chuyên gia bên ngoài DN 3/15 20%

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả

Phần 2: Các bước thực hiện khảo sát của quá trình phỏng vấn được diễn ra như sau:

Bước 1: Nhóm đối tượng khảo sát của quá trình phỏng vấn đầu tiên là kế toán trưởng của các Tổng công ty, công ty thuộc lĩnh vực xây dựng công trình giao thông và 2 kế toán trưởng của các công ty khác, 1 phó phòng kế toán (được ký hiệu là CG1),thông qua thảo luận với 6 chuyên gia trong nhóm này (ký hiệu từ CG1.1 đến CG1.6).Tác giả ghi nhận thêm được 1 biến quan sát để đo lường thang đo Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận án thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT tại các DN xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam thông qua bảng trả lời câu hỏi của những người đang làm công tác kế toán tại

DN Kết hợp từ thang đo có được trong giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi điều tra, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích sơ bộ để đánh giá thang đo, điều chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức Tác giả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS22, AMOS22 nhằm kiểm định các nhân tố cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của VN.

Phiếu câu hỏi bao gồm 2 phần chính: (Phụ lục 3.3)

- Phần một: Phần này được chỉ định để xác định các yếu tố nhân khẩu học của người trả lời, với đơn vị lấy mẫu là nhà quản lý/giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu kế toán các phòng ban, nhân viên công nghệ thông tin, kế toán viên trong các DNXDCTGT tạiViệt Nam như tuổi, trình độ, thâm niên, chức danh nghề nghiệp.

Sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự phù hợp Xác định từ ngữ và dạng thức câu hỏi Xác định nội dung của từng câu hỏi Xác định phương pháp thu thập dữ liệu

Hoàn thiện bảng hỏi Thử bảng hỏi/Pre-test Xác định cách trình bày bảng hỏi

- Phần hai: Phần này được chỉ định cho các cụm từ bao gồm các biến nghiên cứu Các mục đã được tác giả tìm hiểu và trình bày ở phần giả thuyết nghiên cứu Bảng câu hỏi bao gồm 44 mục: Phần đầu tiên – Kích thước của các biến độc lập (6 biến độc lập), bao gồm 31 mục; Phần thứ hai – Các chỉ số của biến chất lượng HTTTKT, bao gồm 9 mục; Phần thứ ba – Các chỉ số của biến hiệu quả hoạt động, bao gồm 4 mục.

* Khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm (thang đo khoảng) với 44 biến quan sát để giải thích cho 8 thành phần nhân tố.

* Đối tượng phân tích là cá nhân, nhằm đánh giá nhận thức và hành vi của người kế toán trong đánh giá chất lượng của HTTTKT trong doanh nghiệp Việt Nam và nhận thức về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT.

Hình 3.3 Quy trình thiết kế phiếu câu hỏi

Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Vũ Hùng (2015)

Xác định thông tin cần thu thập

3.4.2 Phương pháp lựa chọn mẫu

Các doanh nghiệp XDCTGT trên toàn lãnh thổ Việt Nam Tuy nhiên không thể khảo sát toàn bộ các doanh nghiệp XDCTGT vì nguồn lực hạn chế, mất nhiều kinh phí, do đó thiết lập mẫu là phù hợp hơn cho nghiên cứu (Brewerton và Millward, 2001) Do tổng thể các DN XDCTGT ở Việt Nam tương đối lớn (theo Niên giám thống kê năm

2019 có hơn 4.000 DN thuộc nhóm ngành đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, bao gồm cả các công ty san lấp mặt bằng, ép cọc… Tác giả đã giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu trên các tỉnh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và các tỉnh lân cận Đồng thời chỉ giới hạn ở 4 nhóm ngành XDCT đường bộ, XDCT đường thủy, XDCT hàng không, XDCT đường sắt, trong đó không bao gồm các công ty thuộc nhóm ngành san lấp mặt bằng, ép cọc, nạo vét sông, cống, các DN nước ngoài, các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Do đó tổng thể các DN XDCTGT còn lại là 1.504 DN Để lấy thông tin các DN tác giả tìm kiếm trên trang https:// www.trangvangvietnam.com/ và thông tin trên trang http://cafef.vn/doanh- nghiep.chn hoặc các trang trên thị trường chứng khoán (những DN đã niêm yết) Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu ở các DN XDCTGT trên cả nước và những trang phía trên lại chỉ giới hạn ở các công ty đã niêm yết hoặc có những DN đã ngừng hoạt động từ rất lâu. Chính vì vậy, tác giả đã tiếp cận trực tiếp từ Tổng cục thống kê có thông tin sơ bộ về các

DN XDCTGT như tên, địa chỉ, mã số thuế, tài sản, nguồn vốn, doanh thu Thông qua các thông tin này biết được chính xác số lượng các công ty trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam và hiện DN nào đang hoạt động và ngừng hoạt động, thời gian hoạt động được bao lâu.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ về quy mô DN XDCTGT các năm từ

2017 đến 2019: Thứ nhất, tổng số lao động của các DN XDCTGT quy mô vừa và lớn chiếm trên 70% tổng số lao động chung của ngành XDCTGT; Thứ hai, các DN XDCTGT có quy mô vừa và lớn có số lượng chưa đến 25% tổng số DN XDCTGT nhưng đóng góp khoảng 85-90% tổng doanh thu và 70% số lao động toàn ngành XDCTGT Như vậy có thể thấy, DN XDCTGT quy mô vừa và quy mô lớn có vai trò quan trọng và đóng góp lớn trong lĩnh vực XDCTGT Chính vì vậy, trong phạm vi luận án của mình, luận án nghiên cứu về DNXDCTGT có quy mô vừa và quy mô lớn.

Kích thước mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, dựa vào kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu Luận án sử dụng các công cụ phân tích EFA,

CFA, SEM nên việc chọn mẫu phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu So với phương pháp hồi quy tuyến tính, phân tích EFA có số lượng mẫu rất nhiều, chọn kích thước mẫu phụ thuộc vào kích thước mẫu của phân tích EFA Kích thước mẫu khi phân tích EFA dựa trên tiêu chí sau: (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích Kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát trên biến đo lường (N/p) là 5:1 nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát tốt hơn là 10:1 trở lên (Hair và cộng sự, 2017; Nguyễn Đình Thọ, 2013; Nunnally và Burnstein, 1994) Theo Hair và cộng sự (2017), cỡ mẫu tối thiểu là 150 – số nhóm nhân tố từ 7 nhóm trở xuống, mỗi nhóm phải có hơn 3 biến quan sát với giá trị communalities khi phân tích EFA từ 0,5 trở lên.

Do vậy, luận án chọn cách tiếp cận số mẫu khảo sát có lượng tối thiểu là 100 và tỷ lệ N/p biến thiên từ 2:1 đến 20:1 theo biến quan sát nhằm dung hòa các quan điểm trên Với tổng số biến quan sát là 44 biến thể hiện trong luận án gồm 31 biến đo lường cho 6 biến độc lập, 9 biến đo lường cho 1 biến trung gian và 4 biến đo lường cho biến phụ thuộc) Các nghiên cứu về mô hình SEM, có khá nhiều tranh luận quanh việc mở rộng tối đa kích thước mẫu hay tối thiểu cần có 200 đến 300 quan sát để tăng tính chắc chắn của kết quả Trong mô hình nghiên cứu tác giả dự định dùng bao nhiêu câu hỏi thì có bấy nhiêu mẫu (Bollen, 1989) Vì vậy, trong luận án kích thước mẫu tối thiểu sẽ là: 44 x 5 = 220 mẫu Để đảm bảo số quan sát thu về đủ dùng cho phân tích và đại diện cho cả tổng thể, theo tính toán từ niên giám thống kê năm 2019, tác giả tiến hành gửi

752 bảng câu hỏi đến các DN XDCTGT (50% tổng thể) chi tiết theo lĩnh vực xây dựng công trình (Bảng 3.4)

Bảng 3.4 Quy mô khảo sát theo lĩnh vực xây dựng công trình giao thông

STT Lĩnh vực xây dựng

Số lượng DN hoạt động (31/12/2018)

Vừa Lớn Tổng Vừa Lớn Tổng

3 Xây dựng đường hàng không 30 12 42 15 6 21

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê 2019

- Về mục tiêu của mẫu trong nghiên cứu: Các công ty thuộc lĩnh vực XDCTGT đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không Để kiểm soát kích thước tương đối của mỗi mẫu, thủ tục lấy mẫu phân tầng sẽ được sử dụng, vì mỗi mẫu của các lĩnh vực XDCTGT khác nhau được coi là không đồng nhất Ý tưởng về lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để đảm bảo rằng mọi tầng lớp đều có một đại diện thích hợp (Ghauri và Prasad, 1995) thông qua quá trình phân tầng Phương pháp này cho phép các kết quả từ các nhóm nhỏ có thể so sánh để đảm bảo có hoặc không có sự khác biệt cỡ mẫu ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT.

3.4.3 Quá trình thu thập dữ liệu

Quá trình nghiên cứu cụ thể được tiến hành kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp kết hợp gửi bảng câu hỏi qua bưu điện, email hoặc qua Google Docs Luận án sử dụng phương pháp thu thập mẫu thuận tiện phi xác suất và phương pháp phát triển mầm (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Phương pháp chọn mẫy này hiện nay khá phổ biến vì điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu: Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, kế toán trưởng, kế toán viên, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Mỗi DN đại diện một người trả lời phiếu khảo sát.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan chung về các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

4.1.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

Qua hơn 70 năm cùng với đất nước các doanh nghiệp xây dựng giao thông ngày càng lớn mạnh cũng như nắm giữ và làm chủ nhiều trang thiết bị, kỹ thuật, phương tiện hiện đại và có rất nhiều kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh Cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các DN XDCTGT có những bước thay đổi mạnh mẽ trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, lực lượng sản xuất lớn của nền kinh tế Sự phát triển lớn mạnh không ngừng của ngành công nghiệp này thể hiện ở những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực hoạt động Ngày 11/11/2015, Chính phủ ban hành nghị định số 116/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 59/2011/NĐ-CP về việc chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần Như vậy nhiều tổng công ty XDCTGT chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và tiếp tục cổ phần hóa sau năm 2015 là phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tế hoạt động của các DN hiện nay Tính đến thời điểm 31/12/2019, hầu hết các DN XDCTGT đã cổ phần hóa hoàn toàn.

Trong thời gian vừa qua, ngành GTVT đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải được tốt hơn, góp phần đáng kể vào thành tựu chung của đất nước trong thời đại 4.0 Phát huy thế mạnh của mình trong việc xây dựng các công trình giao thông, các DN ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Không những thế, hoạt động ở các công trình giao thông có thể giúp các DN nắm bắt được cơ hội đầu tư vào các dự án mới ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Hàng loạt công trình giao thông quan trọng hoàn thành vượt tiến độ và đi vào khai thác hiệu quả là điểm sáng của ngành GTVT Điều này đã giúp các DN chủ động, sáng tạo khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng nâng cao HQHĐ trên cơ sở phát triển, chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Tuy nhiên, một số DN quy mô vẫn còn nhỏ đến siêu nhỏ, trình độ công nghệ mới chưa nắm bắt Hiệu quả kinh doanh cạnh tranh còn thấp, nợ còn tồn đọng không có khả năng thanh toán, nhiều DN còn kinh doanh thua lỗ, sức cạnh tranh chưa cao, thậm chí lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán được các khoản nợ Tại một số các DN quản lý tài chính còn yếu kém, đã dẫn đến có nhiều đơn vị kinh doanh bị thua lỗ, không đảm bảo được nguồn vốn nhà nước giao, tình hình tài chính mất cân đối lớn, tài sản của các DN thiếu, không phát huy được hết công suất của tài sản dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của các công ty còn thấp, một số thiết bị chưa phát huy được hiệu quả chưa phù hợp với khả năng tài chính, quy mô hoạt động của đơn vị Vấn nạn chậm tiến độ, đầu tư dàn trải, gây ô nhiễm môi trường đang được khắc phục tại hàng trăm công trình giao thông toàn quốc Theo báo đầu tư, kết quả kinh doanh năm 2019 của tổng công ty đường sắt Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng, thậm chí còn là một trong những giai đoạn khó khăn nhất lịch sử ngành đường sắt Tập đoàn Cienco4, một trong những DN mạnh nhất lĩnh vực xây dựng cơ bản những năm gần đây cũng cho biết, doanh thu trong năm 2019 sụt giảm nhiều so với các năm trước đây do nguồn việc từ lĩnh vực xây lắp giao thông khan hiếm Cienco5 doanh thu năm

2019 chỉ đạt 70% kế hoạch, Cienco 1 chỉ bằng 1/7 so với giai đoạn hoàng kim trước khi cổ phần hóa, thoái hóa vốn Nhà nước (năm 2014) Theo thống kê của tổng cục thống kê, toàn ngành giai đoạn 2017-2019 doanh thu giảm 38,2%, lợi nhuận sau thuế giảm 54,1%, tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm 0,26%, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 0,56%.

Tuy có một số mặt hạn chế nhưng các DN đã gần như xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Liên kết các cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược có tiềm năng về vốn, năng lực quản trị, kỹ thuật, sản phẩm đồng thời đẩy mạnh các cơ hội định hướng ngành nghề và sản phẩm Vì thế, các DN đã nâng cao thương hiệu trong các hoạt động sản xuất truyền thống, nghiên cứu triển khai và phát triển các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mới như xây dựng nhà ở, đô thị, đầu tư dự án theo hình thức BOT, sản xuất vật liệu xây dựng Từng bước đổi mới công nghệ thi công, trang thiết bị tiên tiến, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh ngày càng cao, tăng cường chất lượng, tạo ra giá trị gia tăng Đổi mới, sắp xếp lại quản trị DN, tạo dựng thương hiệu riêng. Định hướng đến năm 2030

- Phấn đấu giá trị sản phẩm KH&CN đạt khoảng 30%-35% giá trị tổng sản phẩm Ngành; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt khoảng 20%/năm.

- Hoàn thiện, thường xuyên cập nhật hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

Đặc điểm các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình Các

DN XDCTGT đều là cơ sở hạ tầng của đất nước do vậy nhà nước là chủ đầu tư của các công trình này Để nhận được công trình thì các doanh nghiệp bắt buộc mỗi công trình thi công đều phải có năng lực và kinh nghiệm thi công thể hiện thông qua các công trình doanh nghiệp đã hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng, giá cả hợp lý bằng cách thông qua đấu thầu Khi doanh nghiệp đã hoàn thành đúng thời hạn, có chất lượng sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao Để thực hiện tốt được điều này doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý chi phí, rút ngắn thời gian thi công, giám sát chặt chẽ của các nhà quản lý Mỗi một lĩnh vực kinh doanh đều có đặc thù riêng đòi hỏi phải đánh giá và do vậy ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, bao gồm các đặc điểm sau:

- Đặc thù của sản phẩm XDCTGT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng HTTTKT:

+ Thứ nhất, sản phẩm XDCTGT mang tính chất đơn chiếc, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm lại có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau Chính vì vậy, mỗi sản phẩm XDCTGT đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình, hạng mục công trình Do vậy đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến HTTTKT trong hoạt động hàng ngày của DN như quản lý dòng tiền và tiền mặt, chi phí và kiểm soát chi phí.

+ Thứ hai, sản phẩm XDCTGT có khối lượng và giá trị công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài, có công trình phải xây dựng trên 10 năm Trong thời gian thi công chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng HTTTKT trên góc độ công tác tập hợp chi phí, công tác lập dự toán, công tác sử dụng vốn, quyết định thi công hay giao khoán, không đảm bảo được thông tin một cách kịp thời, chính xác, khả năng kiểm toán, ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

+ Thứ ba, mỗi sản phẩm XDCTGT có địa điểm khác nhau, các DN thường phân quyền cho chủ nhiệm điều hành giám sát công trình Các công trình xây dựng giao thông thường phân tán địa điểm, do vậy cần có các giải pháp hợp lý trong thi công và phục vụ thi công như cung ứng vật tư, điều chuyển xe, máy thi công, cung ứng nhân lực Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến HTTTKT do phạm vi hoạt động rộng, cơ chế quản lý phức tạp nên các DN cần xác định trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp thông qua các trung tâm trách nhiệm Sản phẩm XDCTGT có địa điểm phân tán rộng cần phải sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công, công trình để giảm bớt các chi phí di dời Như vậy việc thu thập dữ liệu, kiểm soát chất lượng, quản lý sẽ khó khăn hơn, tính tin cậy cũng giảm đi.

+ Thứ tư, sản phẩm XDCTGT ở nhiều địa bàn khác nhau và thường diễn ra ở ngoài trời nên chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thời tiết và mang tính chất thời vụ Thi công tại nhiều địa điểm khác nhau nên tài sản cố định tại các DN cũng thường xuyên di chuyển theo công trình Đặc điểm này ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT trên các khía cạnh như việc theo dõi, quản lý các TSCĐ di chuyển theo công trình, hạng mục công trình hoặc điều chuyển từ các công ty mẹ sang công ty con cần phải nâng cao để tăng chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng TSCĐ rất cần thiết Mặt khác kế toán các khoản thiệt hại do phá đi làm lại trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công hoặc có thể phát sinh các công việc do phá đi làm lại hoặc các thiết bị phát sinh do ngừng sản xuất Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng đến chức năng quan trọng của một HTTTKT có chất lượng trong việc kiểm soát, cung cấp đầy đủ thông tin để bảo vệ tài sản của đơn vị.

- Đặc thù về môi trường kinh doanh: Sản phẩm của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông là công trình, hạng mục công trình, thường được đặt theo đơn đặt hàng của người mua sản phẩm tuy nhiên sản phẩm của quá trình thi công thường được tiêu thụ theo giá bỏ thầu hoặc giá dự toán trên cơ sở nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc theo đúng thiết kế, dự toán đã quy định, dựa trên hợp đồng giao thầu đã ký kết.

Vì vậy các DN xây dựng công trình giao thông sẽ không lo bị tồn kho, ế ẩm Tuy nhiên các DN xây dựng CTGT cũng như các DN khác, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có những lợi thế và khó khăn riêng do tính chất đặc thù của ngành xây lắp là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng Các DN này không những tạo ra sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.

- Đặc thù về tổ chức quản lý: Riêng đối với các tổng công ty XDCTGT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con một mặt phải đảm bảo yêu cầu phát huy sức mạnh của bộ máy quản lý, mặt khác, vì đây là những DN có vai trò rất lớn trong việc xây dựng nên các công trình quốc gia phải đảm bảo mỹ thuật, kỹ thuật và an toàn giao thông cho người dân cả nước Điều này nghĩa là các nhà quản lý DN này vừa phải có năng lực quản lý tốt đồng thời phải có năng lực chính trị, tầm nhìn xa về kết cấu hạ tầng các công trình giao thông.

- Đặc điểm quy mô DN, đội ngũ nhân viên: Do đặc điểm các DN có quy mô hoạt động tương đối rộng, chi nhánh nằm trải dài đều khắp các tỉnh thành trong cả nước Đội ngũ nhân viên rất lớn, đặc biệt là số lượng cán bộ kế toán do tính chất phức tạp và đa dạng của các loại nghiệp vụ trong ngành XDCTGT Chính vì những đặc điểm này ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT do quy trình luân chuyển chứng từ hoặc thông tin kế toán có thể không được nhanh chóng cung cấp khi cần thiết và không mang tính khách quan, kịp thời, đầy đủ cho người quản lý.

Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Kết quả nghiên cứu thử nghiệm

Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành trước khi cuộc điều tra chính thức tại các DN XDCTGT ở Việt Nam Mục tiêu chính của nghiên cứu sơ bộ để xác nhận khả năng áp dụng các biến số trong DN XDCTGT ở Việt Nam và khám phá mối quan hệ tiềm ẩn giữa các biến trong khuôn khổ lý thuyết Các kết quả nghiên cứu cũng được sử dụng như một hướng dẫn trong việc phát triển lý thuyết cho nghiên cứu chính thức.

4.2.1.1 Mẫu và thu thập dữ liệu Đối với nghiên cứu thử nghiệm, số lượng mẫu gồm 142 DN XDCTGT được lựa chọn ngẫu nhiên từ Tổng cục Niên giám thống kê 2019 Bảng câu hỏi được gửi đến các DN vào 29/8/2019 Một số DN tại HN tác giả in bảng câu hỏi và đến trực tiếp để khảo sát, còn một số DN tại các tỉnh khác tác giả gửi thư kèm một bức thư giải thích và phong bì có dán tem sẵn để gửi lại khi có phản hồi Tác giả có giải thích chi tiết về cuộc khảo sát, thông tin và hướng dẫn trả lời cuộc khảo sát Người trả lời sẽ được đảm bảo bí mật hoàn toàn và mọi kết quả trả lời chỉ mang mục đích nghiên cứu Đến ngày1/10/2019, trong số 142 phiếu gửi đi có 54 phiếu DN phản hồi và 50 phiếu có giá trị sử dụng (chiếm 35,2%) Mức độ này đáp ứng đủ để thử nghiệm thí điểm, do đó không tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Trong luận án, tác giả sử dụng bảy biến được đo lường trong khuôn khổ khung lý thuyết, sử dụng thang điểm Likert 5 điểm Sau đó phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả để kiểm tra tính khả thi của các biến và khám phá mối quan hệ tiềm ẩn giữa các biến Trước khi điều tra chính thức, chất lượng thang đo sẽ được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng Để nâng cao sự phù hợp và độ tin cậy của các thang đo này, các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đã được thông qua từ nghiên cứu chuyên gia trước đây trong cùng lĩnh vực (Mona và Anik, 2017; Omran, 2017; Susanto và cộng sự, 2019) Cronbach’s Alpha vẫn có hạn chế trong đánh giá ổn định trong đám đông Nếu Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,8 đến gần 1,0 là thang đo tốt, từ 0,7 đến 0,8 là thang đo dùng được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) và lớn hơn 0,6 thì thang đo được đánh giá là có thể dùng được (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Nếu hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 thì sẽ loại các biến quan sát để hệ số Alpha cao hơn Bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha thì còn xét đến một tiêu chuẩn nữa phải thỏa mãn đó là hệ số tương quan biến tổng bởi vì hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết nên loại bỏ biến quan sát nào Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát phải đảm bảo lớn hơn 0,3 thì biến quan sát mới đủ tiêu chuẩn để giữ lại (Phụ lục 4.1)

4.2.1.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu thử nghiệm

Luận án của nghiên cứu sinh được dựa trên các nghiên cứu trước và áp dụng đối với các nước phát triển và đang phát triển, do đó đảm bảo rằng tất cả các biến này đều được áp dụng được các DN XDCTGT ở Việt Nam Ngoài ra, kết quả từ nghiên cứu thử nghiệm này cũng được sử dụng để phát triển các giả thuyết Để đạt được điều này, sự liên kết tiềm tàng giữa các biến là thử nghiệm.

Bảng 4.1 cho thấy giá trị trung bình tổng thể của các biến Chất lượngHTTTKT, Công nghệ thông tin, Văn hóa DN, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN,Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao,Kiến thức của người quản lý, Hiệu quả hoạt động lần lượt là: 3,71; 3,73; 3,11; 3,27;3,79; 2,67; 3,16; 3,41 Những kết quả này chỉ ra rằng các DN XDCTGT đã đặt trọng tâm hơn vào nhân tố Công nghệ thông tin và Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp Giá trị trung bình cao cũng chỉ ra rằng chất lượng HTTTKT và HQHĐ trong các DN XDCTGT đã thay đổi một cách tích cực.

Bảng 4.1 Giá trị trung bình của các biến chính

Biến (Variable) Giá trị trung bình

(Average Mean) Độ lệch tiêu chuẩn (Std. Deviation)

Chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Công nghệ thông tin (IT) 3,73 1,274

Văn hóa doanh nghiệp (OC) 3,11 0,889

Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN (TE) 3,27 0,814

Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp (MC) 3,79 0,846

Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (TMS) 2,67 0,897

Kiến thức của người quản lý (MK) 3,16 1,276

Hiệu quả hoạt động (FP) 3,41 0,976

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phương pháp thống kê mô tả được coi là thích hợp nhất vì chỉ có các điểm số trung bình của dữ liệu được sử dụng để kiểm tra xem các biến có liên quan hay không trong môi trường xây dựng công trình giao thông của Việt Nam Cụ thể:

* Chất lượng hệ thống thống tin kế toán

Số liệu thống kê mô tả cho thấy Chất lượng HTTTKT được trình bày trong bảng 4.2 điểm trung bình là 3,71 cho thấy HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam có chất lượng khá đồng đều Cụ thể kết quả trong bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ biến quan sát Q_AIS4 có giá trị trung bình cao nhất (Mean = 3,88) hay chức năng của HTTTKT chính xác từ khâu nhập dữ liệu, xử lý đến cung cấp thông tin kế toán ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng HTTTKT Biến quan sát Q_AIS1 có giá trị trung bình thấp nhất (Mean = 3,62) hay HTTTKT dễ hiểu đối với người sử dụng ảnh hưởng ít hơn đến chất lượng HTTTKT.

Bảng 4.2 Chất lượng hệ thống thông tin kế toán (NP)

Biến quan sát Giá trị trung bình

(Average Mean) Độ lệch tiêu chuẩn (Std. Deviation)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các số liệu thống kê mô tả cho thấy tất cả các thang đo Công nghệ thông tin được trình bày trong Bảng 4.3 Kết quả chỉ ra rằng các DNXDCTGT Việt Nam phản hồi về CNTT ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT (giá trị trung bình = 3,73) Đối với

DN XDCTGT thì các phần mềm kế toán đều đáp ứng nhu cầu sử dụng (giá trị trung bình =3,84) và có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng HTTTKT, tiếp đến là thiết bị lưu trữ điện tử an toàn và bảo mật (giá trị trung bình = 3,82).

Bảng 4.3 Sự tác động yếu tố Công nghệ thông tin (NP)

Biến quan sát Giá trị trung bình

(Average Mean) Độ lệch tiêu chuẩn (Std. Deviation)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

* Văn hóa của doanh nghiệp

Thang đo Văn hóa của DN được trình bày trong bảng 4.4 cho thấy hầu hết trong những người trả lời cho rằng Văn hóa DN có sự ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT Mặc dù những năm gần đây văn hóa DN đang được chú trọng đến trong những năm qua tuy nhiên văn hóa DN vẫn có giá trị trung bình gần thấp nhất trong các biến (Mean = 3,11) Trong đó, tại các DN XDCTGT thì biểu tượng của công ty xây dựng công trình giao thông gắn liền với mục tiêu phát triển có ảnh hưởng nhiều hơn so với các thang đo khác (Mean = 3,18).

Bảng 4.4 Sự tác động yếu tố Văn hóa doanh nghiệp (NP)

Biến quan sát Giá trị trung bình

(Average Mean) Độ lệch tiêu chuẩn (Std Deviation)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

* Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN

Bảng 4.5 thể hiện chi tiết các số liệu thống kê mô tả các thang đo Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN Kết quả chỉ ra rằng các công ty XDCTGT Việt Nam thực hiện tốt chương trình đào tạo nhân viên bằng các khóa huấn luyện bởi tổ chức bên ngoài sẽ làm gia tăng chất lượng HTTTKT (Mean = 3,58).

Bảng 4.5 Sự tác động yếu tố Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN (NP)

Biến quan sát Giá trị trung bình

(Average Mean) Độ lệch tiêu chuẩn (Std Deviation)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

* Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp

Cam kết của nhân viên gắn bó với DN được trình bày chi tiết các số liệu thống kê mô tả thể hiện bảng 4.6 Thực tế cho thấy nhân viên mong muốn ở lại doanh nghiệp vì động lực theo đuổi thu nhập (mean = 4,08) Kết quả cũng chỉ ra rằng sự Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp có giá trị cao nhất trong các biến quan sát khác(mean = 3,79) bởi lòng trung thành của các nhân viên mong muốn được ở lại tổ chức,bởi tình cảm gắn bó với doanh nghiệp Nhìn chung sự cam kết của nhân viên sẽ làm nâng cao chất lượng HTTTKT tại DN XDCTGT.

Bảng 4.6 Sự tác động yếu tố Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp

Biến quan sát Giá trị trung bình

(Average Mean) Độ lệch tiêu chuẩn (Std. Deviation)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

* Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao

Bảng 4.7 dưới đây chi tiết các số liệu thống kê mô tả Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao.

Bảng 4.7 Sự tác động yếu tố Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (NP)

Biến quan sát Giá trị trung bình

(Average Mean) Độ lệch tiêu chuẩn (Std. Deviation)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả cho thấy Ban quản lý cấp cao tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch hoạt động hệ thống thông tin kế toán (ví dụ sự sẵn sàng đầu tư công nghệ phần mềm liên quan hay tuyển chọn và sử dụng kế toán viên theo đúng năng lực…) có giá trị trung bình cao nhất (mean = 2,80) Như vậy các nhà quản lý trong DN XDCTGT khi sử dụng HTTTKT luôn mong muốn, kỳ vọng HTTTKT chất lượng mặc dù giá trị trung bình của Ban quản lý cấp cao thấp nhất so với các biến khác (mean = 2,67).

* Kiến thức của người quản lý

Bảng 4.8 Sự tác động yếu tố Kiến thức của người quản lý (NP)

Biến quan sát Giá trị trung bình

(Average Mean) Độ lệch tiêu chuẩn (Std. Deviation)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhìn vào bảng 4.8 trên cho thấy nhà quản lý công ty xây dựng công trình giao thông biết rõ cách sử dụng cơ sở dữ liệu được chú trọng nhất (mean = 3,20) và sẽ càng làm nâng cao chất lượng HTTTKT.

Bảng 4.9 Sự tác động yếu tố Hiệu quả hoạt động của DN (NP)

Biến quan sát Giá trị trung bình

(Average Mean) Độ lệch tiêu chuẩn (Std. Deviation)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 4.9 trình bày chi tiết của sự tác động của biến hiệu quả hoạt động và chỉ ra rằng trong những năm gần đây mức tăng trưởng doanh thu của DNXDCTGT có sự tăng lên (mean = 3,6 cao nhất so với các chỉ số khác trong bảng) Tuy nhiên có sự sụt giảm khả năng sinh lợi tài sản như là một trong những chỉ số đo hiệu quả hoạt động. Điều này có thể do sự giảm bớt liên quan của phép đo này trong môi trường cạnh tranh cao (mean = 3,26).

4.2.2 Kết luận và ý nghĩa cho nghiên cứu chính thức

Kết quả nghiên cứu chính thức

Bảng câu hỏi chi tiết dùng trong nghiên cứu chính thức gồm 44 câu hỏi đo lường bằng thang điểm Likert 5 điểm bên cạnh các câu hỏi liên quan đến thông tin người trả lời, các câu hỏi về đặc điểm doanh nghiệp của người trả lời Nghiên cứu chính thức được thực hiện từ 1 tháng 10 đến 30 tháng 11 năm 2019 Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được xây dựng để đạt các mục tiêu của nghiên cứu và đã được trình bày trong các chương trước Phần tiếp theo tác giả sẽ phân tích dữ liệu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, sử dụng SPSS22, AMOS22 để phân tích mô hình và các giả thuyết trong nghiên cứu.

Như trình bày trong bảng 4.10 (Phụ lục số 3.5), đa số người được hỏi đều thuộc lĩnh vực XDCTGT đường bộ (93,2%), sau đó đến các lĩnh vực khác như xây dựng đường sắt (2,3%), đường hàng không (2,7%), đường thủy (1,8%).

Bảng 4.10 Kết quả phản hồi theo lĩnh vực xây dựng công trình giao thông

Tỷ lệ phản hồi hợp lệ (%)

Xây dựng đường hàng không 6 2,7 2,7 98,2

Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích

Theo bảng 4.10, đối tượng phản hồi là các kế toán trưởng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là các nhà quản lý như Giám đốc, kế toán viên, đối tượng khác là kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ; Các đối tượng phản hồi có kinh nghiệm làm việc chủ yếu từ 10 đến 15 năm chiếm 57,21%; kinh nghiệm làm việc trên 15 năm chiếm 9,46%; kinh nghiệm làm việc từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 29,28%; còn lại là kinh nghiệm dưới 5 năm Nghiên cứu này điều tra ở các DN có quy mô vừa và lớn, trong đó quy mô vừa chiếm 66,22%, quy mô lớn chiếm 33,78% và chủ yếu là các công ty cổ phần Mẫu nghiên cứu chính thức có 222 DN tham gia khảo sát Trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao nhất là Đại học (chiếm tỷ lệ 72,97%), tiếp theo là cao đẳng (6,76%), sau đại học là 15,77%, còn lại là trình độ khác.

Nhìn chung, mẫu trong nghiên cứu chính thức thể hiện cơ bản và rõ nét về tình hình sử dụng HTTTKT trong các DN hiện nay, việc sử dụng HTTTKT chủ yếu tập trung ở những DN vừa và lớn bởi vì các DN này HTTTKT thường tuân theo đầy đủ quy trình, loại hình DN cơ bản là DN cổ phần Về đối tượng khảo sát, trình độ chủ yếu là đại học và có kinh nghiệm làm việc từ 10 đến 15 năm (Bảng 4.11)

Bảng 4.11 Đặc điểm các DN phản hồi

Chỉ tiêu Số lượng DN Tỷ lệ (%) Đối tượng phản hồi

Loại hình sở hữu của DN

Quy mô DN (số lượng nhân viên)

Tổng doanh thu của năm (đồng)

Từ 50 đến dưới 200 tỷ (vừa) 147 66,22

Thời gian hoạt động của DN

Trình độ học vấn cao nhất

Nguồn: Tính toán của tác giả 4.3.2 Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Dựa trên số liệu hoàn chỉnh được thu thập và nhập trong phần mềm SPSS22, tác giả tiếp tục kiểm định lại hệ số Cronbach’s Alpha để lại các biến rác trong thang đo Kết quả phân tích Bảng 4.11 cho thấy:

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Q_AIS cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha

= 0,676 > 0,6 (Hair và cộng sự, 2017), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3 Xem xét chi tiết từng biến quan sát trong nhóm Q_AIS có biến quan sát Q_AIS6, Q_AIS8, Q_AIS9 hệ số tương quan biến tổng không thỏa mãn Vì vậy, tác giả loại các biến này và chạy lại thì có hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên 0,907 đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2). Đánh giá độ tin cậy thang đo IT cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,716 >0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3 Xem xét chi tiết từng biến quan sát trong nhóm IT có biến quan sát IT3, IT4 hệ số tương quan biến tổng không thỏa mãn Vì vậy, tác giả loại các biến này và chạy lại thì có hệ sốCronbach’s Alpha tăng lên 0,884 đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo OC cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha 0,694> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3 Xem xét chi tiết từng biến quan sát trong nhóm OC có biến quan sát OC1 hệ số tương quan biến tổng không thỏa mãn Vì vậy, tác giả loại biến này và chạy lại thì có hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên 0,870 đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo TE cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha 0,925 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2). Đánh giá độ tin cậy thang đo MC cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,913> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo TMS cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha 0,918 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo MK cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha 0,923 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2). Đánh giá độ tin cậy thang đo FP cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,882 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3, đảm bảo độ tin cậy (Phụ lục 4.2).

Bảng 4.12 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo trong nghiên cứu

Biến – Tổng hiệu chỉnh (Item-Total Statistics)

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến này Chất lượng HTTTKT (Q_AIS): Cronbach's Alpha = 0,907

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

Công nghệ thông tin (IT): Cronbach's Alpha = 0,884

Văn hóa của doanh nghiệp (OC): Cronbach's Alpha = 0,870

Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN (TE): Cronbach's Alpha = 0,925

Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp (MC): Cronbach's Alpha = 0,913

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

Sự hỗ trợ ban quản lý cấp cao (TMS): Cronbach's Alpha = 0,918

Kiến thức của người quản lý (MK): Cronbach's Alpha = 0,923

Hiệu quả hoạt động (FP): Cronbach's Alpha = 0,882

Nguồn: Tính toán của tác giả 4.3.3 Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả loại 6 biến quan sát, còn lại 38 biến quan sát và các thang đo đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy Tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục đánh giá các biến quan sát bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA Khi thực hiện các bước EFA nghiên cứu sinh thu được kết quả như sau:

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 đối với các biến cho thấy có trị số KMO = 0,884 thỏa mãn điều kiện 0,5 < 0,884 < 1 Kết quả kiểm định Bartlett's có p-value = 0,000 < 0,05 cho thấy các biến số có quan hệ với nhau và việc phân tích EFA là phù hợp với dữ liệu mẫu (Phụ lục 4.3).

Kết quả cho thấy có 8 nhân tố được trích với tổng phương sai trích (TVE) giải thích bởi 8 nhân tố lớn hơn 50% Tám nhân tố bao gồm:

Nhân tố 1 (Q_AIS): có 6 biến quan sát Q_AIS1, Q_AIS2, Q_AIS3, Q_AIS4, Q_AIS5, Q_AIS7

Nhân tố 2 (IT) có 5 biến quan sát IT1, IT2, IT5, IT6, IT7

Nhân tố 3 (TE) có 5 biến quan sát TE1, TE2, TE3, TE4, TE5

Nhân tố 4 (TMS) có 4 biến quan sát TMS1, TMS2, TMS3, TMS4

Nhân tố 5 (MK) có 4 biến quan sát MK1, MK2, MK3, MK4

Nhân tố 6 (OC) có 4 biến quan sát OC2, OC3, OC4, OC5

Nhân tố 7 (MC) có 6 biến quan sát MC1, MC2, MC3, MC4, MC5, MC6

Nhân tố 8 (FP) có 4 biến quan sát FP1, FP2, FP3, FP4

Bảng 4.13 Kết quả phân tích EFA nghiên cứu chính thức

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.3.4 Kết quả kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Các thành phần thang đo được đánh giá tiếp tục thông qua mô hình tới hạn, mô hình này có 632 bậc tự do và mô hình này thích hợp với dữ liệu thị trường (Chisquare/df = 1,435 < 2; CFI = 0,953 > 0,9; TLI = 0,948 và RMSEA = 0,044 < 0,08)

(Steiger, 1990) (xem hình 4.1) Ngoài ra, không có tương quan giữa các sai số đo lường nên các biến quan sát đạt tính đơn hướng Điều này có nghĩa là một biến quan sát chỉ dùng để đo lường một biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu) duy nhất.

Các trọng số hồi quy giao động từ 0,6 đến 0,9 (> 0,5) đều đạt yêu cầu và có ý nghĩa thống kê, do đó các biến này đều đạt giá trị hội tụ (xem bảng 4.14).

Bảng 4.14 Kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa

Mối quan hệ Hệ số chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả chạy AMOS

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu của luận án dựa trên các lý thuyết xử lý thông tin, lý thuyết hành vi quản lý, lý thuyết khuếch tán đổi mới, lý thuyết sự hỗ trợ tổ chức Các phát hiện từ nghiên cứu này khẳng định đã có sự tác động đáng kể của các yếu tố đến chất lượng HTTTKT mà DN XDCTGT gặp phải trong các năm qua Các yếu tố như Công nghệ thông tin, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý, Văn hóa

DN có những tác động không nhỏ đến chất lượng HTTTKT và gián tiếp ảnh hưởng đến HQHĐ của DN Những kết quả này đặc biệt quan trọng đối với các DN muốn cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa Mối quan hệ giữa các biến này đã được phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Kết quả của tác giả đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị.

5.1.1 Thảo luận kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

Như vậy các nhân tố Công nghệ thông tin, Văn hóa DN, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý đã ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT Nhận định này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu khác về chất lượng HTTTKT mà tác giả đã tìm hiểu và tổng kết Điểm mới trong nghiên cứu là tác giả đã phân tích được vai trò của biến trung gian chất lượng HTTTKT đến hiệu quả hoạt động của DN Ngoài ra, tác giả đã kiểm định được biến điều tiết quy mô DN có sự khác biệt tuy nhiên khác biệt không đáng kể giữa mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và chất lượng HTTTKT đến HQHĐ.

Việc thực hiện đề tài này xuất phát từ bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam, HTTTKT được xem là HTTT quan trọng nhất trong bất kỳ HTTT doanh nghiệp, có ý nghĩa và vai trò to lớn trong thực hiện chức năng kế toán và quản trị giúp cho nhà quản trị thực hiện các quyết định hữu ích trong kiểm soát và quản lý doanh nghiệp Về bối cảnh nghiên cứu HTTTKT ở Việt Nam, hiện tại theo tổng kết nghiên cứu của tác giả về chất lượng HTTTKT chủ yếu chỉ xem xét mức độ của 2 đến 3 nhân tố đến chất lượng

HTTTKT Mặt khác, cũng khá ít nghiên cứu phân tích vai trò của biến điều tiết quy mô DN Như vậy, xét cả về lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu chất lượng HTTTKT trong DN đặc biệt DN đặc thù như DN XDCTGT là cần thiết và quan trọng Ngoài ra, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và tác động đến hiệu quả hoạt động sẽ giúp các DN quan tâm hơn trong việc nâng cao và cải thiện các yếu tố này, vì khi chất lượng HTTTKT được cải thiện hiệu quả hoạt động sẽ được tăng lên. Theo kết quả nghiên cứu, tác giả sắp xếp theo thứ tự tác động lớn nhất đến ít nhất như sau: Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Kiến thức của người quản lý, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Văn hóa DN, Công nghệ thông tin.

* Nhân tố Cam kết của nhân viên gắn bó với DN và chất lượng HTTTKT

Bảng 4.17 cho thấy cam kết của nhân viên gắn bó với DN có ý nghĩa tích cực đến chất lượng HTTTKT Do đó chấp nhận giả thuyết H4: Cam kết của nhân viên gắn bó với DN có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Ismail và

Malcolm (2007), Syaifullah (2014), Susanto và cộng sự (2019), Đoàn Thị Chuyên

(2020) Điều này có thể giải thích rằng thực tế mong muốn của mỗi nhân viên khi gắn bó với tổ chức họ sẽ dựa trên các yếu tố tình cảm, vì những cân nhắc khi phải di chuyển công việc (liệu khi đi sang công ty khác công việc có tốt hơn không hay chi phí để chuyển sang công việc khác), vì động lực theo đuổi thu nhập phục vụ cho kinh tế Sự gắn bó của các nhân viên vì lòng trung thành muốn cống hiến sức lực hết mình cho tổ chức, vì những cân nhắc về đạo đức nên họ muốn làm điều tốt nhất thông qua sự tham gia trong tổ chức Chính các yếu tố này đã tác động đến chất lượng của HTTT trong tổ chức Như vậy, các DN XDCTGT cần chú ý đến những mong muốn của nhân viên trong tổ chức của mình để thúc đẩy hiệu quả công việc mà mỗi nhân viên mang lại Hơn nữa, các DN Việt Nam rất cần sự trung thành của mỗi nhân viên để nâng cao chất lượng hệ thống.

* Nhân tố Kiến thức của người quản lý và chất lượng HTTTKT

Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.17 cho thấy kiến thức của người quản lý có ý nghĩa tích cực và có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT Do đó chấp nhận giả thuyết

H6: Kiến thức của người quản lý có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây như Ismail và Malcolm (2007), Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017) Điều này có thể giải thích các nhà quản lý của công ty xây dựng công trình giao thông biết cách quản lý với sự hỗ trợ của máy tính như các văn bản Word, Excel, email Toàn cầu hóa đặc biệt đứng trước bối cảnh công nghệ 4.0 các nhà quản lý nắm bắt và nâng cao kiến thức của mình, vận dụng kiến thức kế toán của người quản lý để có thể biết rõ cách sử dụng dữ liệu, biết rõ cách sử dụng các phần mềm kế toán để nâng cao chất lượng hệ thống tại đơn vị mình.

* Nhân tố Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao và chất lượng HTTTKT Đối với việc lập kế hoạch hoạt động HTTTKT không thể thiếu sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao trong tổ chức Kết quả bảng 4.17 cho thấy Sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao có ý nghĩa tích cực và có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT Do đó chấp nhận giả thuyết H5: Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây như Meiryani (2014), Mona và Anik (2017), Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017).

Chất lượng HTTTKT trong DN sẽ được ban quản lý cấp cao đặc biệt chú trọng và họ rất kỳ vọng về việc sử dụng HTTTKT sẽ mang lại các kết quả tốt Ban quản lý cấp cao dùng kiến thức chuyên môn của mình để kiểm tra chất lượng của một hệ thống, đồng thời họ sẽ lập các kế hoạch cho tương lai phát triển hệ thống có chất lượng bằng cách sẵn sàng đầu tư công nghệ phần mềm liên quan hay tuyển chọn và sử dụng kế toán viên theo đúng năng lực, sẵn sàng sa thải các nhân viên không cống hiến cho DN.

* Nhân tố Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN và chất lượng HTTTKT

Kết quả bảng 4.17 cho thấy Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN có ý nghĩa tích cực và có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT Do đó chấp nhận giả thuyết H3:

Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Lương Đức Thuận (2019) Thực tế tại công ty XDCTGT có các chương trình huấn luyện và đào tạo nhân viên DN về cách sử dụng hệ thống Khi nhân viên mới được tuyển dụng vào công ty đã được đào tạo các kỹ năng sử dụng hệ thống sẽ nhằm nâng cao chất lượng hệ thống Việc đào tạo này được tổ chức định kỳ theo hàng tháng, quý hoặc năm bởi các chương trình, các khóa huấn luyện bởi tổ chức bên ngoài Chính những hoạt động này đã cung cấp cho nhân viên kiến thức toàn diện để sử dụng HTTTKT.

* Nhân tố Văn hóa doanh nghiệp và chất lượng HTTTKT

Trở ngại lớn nhất của các ngành xây dựng công trình khi bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đó là phải thay đổi 40% văn hóa DN, trở ngại tiếp theo nữa là thiếu kết nối giữa các phòng ban, sự đoàn kết hay chia sẻ của các thành viên trong DN, mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp hay ban quản lý với nhân viên Đặc thù nền văn hóa DN Việt Nam vẫn còn nhiều các công ty gia đình nên càng cần thiết giá trị của văn hóa Bất kỳ DN nào muốn phát triển, nâng tầm cần đẩy mạnh giá trị văn hóa bởi văn hóa là nguồn cảm hứng, động lực trong hoạt động kiểm soát hành vi của con người đối với sự hình thành văn hóa doanh nghiệp Theo bảng 4.17 cho thấy Văn hóa

Các khuyến nghị đưa ra nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

kế toán và hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

Dựa trên cơ sở kết luận trong nghiên cứu, tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT trong doanh nghiệp và HQHĐ của tổ chức.

5.2.1 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Nâng cao chất lượng HTTTKT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động DN. Hiện nay đa phần các DN đều đã ứng dụng CNTT trong kế toán, tuy mức độ ứng dụng CNTT trong kế toán không giống nhau, nhưng cơ bản các DN đang ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán và công tác quản lý toàn doanh nghiệp Việc ứng dụng CNTT thường xuyên sẽ tác động đến cách thức thu thập, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán, do đó sẽ hạn chế được các rủi ro cũng như việc quản lý, kiểm soát của HTTTKT Sự nhận thức, đánh giá các sai sót, gian lận trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu của HTTTKT trong môi trường máy tính, từ đó có các biện pháp kiểm soát quan trọng làm góp phần nâng cao chất lượng HTTTKT Tuy nhiên các hệ thống và phần mềm kế toán vẫn chưa hoạt động ổn định, vì vậy cần phải đẩy mạnh nhất là phần mềm kế toán Phần mềm kế toán phải đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng: phần mềm phải cung cấp được các kết xuất đầu ra đáp ứng yêu cầu pháp luật về kế toán, cung cấp được các kết xuất đầu ra mong muốn Phần mềm phải hỗ trợ tốt nhất cho người dùng trong quá trình sử dụng thông qua những báo lỗi, hướng dẫn sửa lỗi,tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ trực tuyến, thân thiện và dễ sử dụng.

CNTT phát triển phát triển với tốc độ rất nhanh và ngày càng cung cấp nhiều giải pháp hữu ích cho kế toán cũng như nâng cao chất lượng HTTTKT Các DN trước tiên cần hiểu rõ yêu cầu thông tin của mình, sau đó làm thế nào để triển khai các thành phần chức năng của nguồn lực công nghệ thông tin, cũng như làm thế nào để quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ trong công ty nhằm khai thác đầy đủ tiềm năng của công nghệ, hệ thống mạng được thiết lập phù hợp với nhu cầu sử dụng của các công ty xây dựng công trình giao thông Đặc biệt thiết bị lưu trữ điện tử cần nâng cao việc an toàn và bảo mật Phần mềm có khả năng kiểm soát: yêu cầu về khả năng kiểm soát truy cập hệ thống, các giải pháp hỗ trợ sao lưu dự phòng dữ liệu, có các giải pháp tạo ra dấu vết ghi nhận quá trình truy xuất và chỉnh sửa dữ liệu, các giải pháp hỗ trợ nhập liệu và kiểm soát tốt quá trình nhập liệu Những sự phát triển của phần mềm như sự phát triển của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các giải phát lưu trữ, truy xuất thông tin, giải pháp đảm bảo an toàn cho dữ liệu, thông tin Khả năng chia sẻ tài nguyên, khả năng chia sẻ thông tin trên mạng nội bộ, mạng diện rộng, Internet Các DN cần chú ý vào các thông tin quan trọng hơn là lãng phí các nguồn lực khan hiếm để hỗ trợ cho tất cả các thông tin Để có thể ứng dụng CNTT thành công, đảm bảo chất lượng thì các doanh nghiệp cần phải thực sự am hiểu về CNTT, đặc điểm CNTT và tầm quan trọng của nó Phần mềm thể hiện được tính linh hoạt ví dụ như khi các chính sách kế toán của nhà nước thay đổi, nhu cầu thông tin kế toán và yêu cầu kiểm soát của doanh nghiệp thay đổi thì phần mềm sử dụng cần điều chỉnh theo cho phù hợp với DN Khi DN cập nhật các tiến bộ khác của CNTTT như về phần cứng, mạng nội bộ sẽ đảm bảo tính linh hoạt, theo kịp sự phát triển của CNTT, góp phần hỗ trợ tối đa thúc đẩy HTTTKT có chất lượng, thích ứng cao trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các DN vừa và lớn phát triển với việc ứng dụng CNTT như: cho các DN vay với lãi suất thấp để họ đầu tư nguồn lực tài chính vào việc tin học hóa công tác kế toán, đơn giản hóa cấp phép thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp phần mềm kế toán và tư vấn phát triển HTTTKT, hỗ trợ về mặt tài chính thông qua giảm thuế cho DN kinh doanh phần mềm kế toán để có những sản phẩm với giá thành rẻ đến với các DN DN XDCTGT có thể tham vấn các ý kiến từ các chuyên gia trong và ngoài DN về các ứng dụng CNTT cần triển khai tại

DN, việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả trang bị CNTT và cải thiện chất lượngHTTTKT Khi triển khai các ứng dụng cần được thực hiện một cách bài bản từ khâu đánh giá nhu cầu sử dụng tại đơn vị, lựa chọn ứng dụng, phần mềm, triển khai giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Nói cách khác việc triển khai cần thực hiện đồng bộ tại tất cả các bộ phận của DN nếu đủ nguồn lực Nếu không đủ nguồn lực, DN cần có lộ trình để cân nhắc áp dụng các ứng dụng phù hợp, tránh sự không tương thích giữa các ứng dụng.

5.2.2 Xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp

Trong thời kỳ 4.0, DN không chỉ dựa vào đầu tư CNTT mà còn dựa vào văn hóa DN, bởi yếu tố giá trị văn hóa (là nền tảng của đức tin và là nguồn cảm hứng, động lực trong hoạt động kiểm soát hành vi của con người đối với sự hình thành văn hóa doanh nghiệp) và là bản sắc riêng của mỗi DN Qua kết quả kiểm định nhân tố Văn hóa DN có tác động đến chất lượng HTTTKT và ảnh hưởng gián tiếp đến HQHĐ của DN Do đó, DN XDCTGT cần hướng dẫn cách hành xử của mỗi thành viên trong mỗi DN để mọi người phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu mà DN XDCTGT đã đặt ra tạo nên thương hiệu riêng cho mình hay nói cách khác xây dựng biểu tượng riêng của công ty xây dựng công trình giao thông Đây chính là một biểu hiện cụ thể trong các hệ thống và quy trình trong DN, sử dụng các biểu tượng như logo, thương hiệu, trang phục, các nghi thức trong giao tiếp, truyền thông, ngôn ngữ sử dụng… Khi hoạt động của bộ phận này hiệu quả sẽ tạo nên văn hóa gắn kết giữa các nhân viên, các phòng ban, các cá nhân trong DN cũng được chia sẻ những thuận lợi cũng như khó khăn của

DN, họ tự hào là một phần của DN, từ đó tạo động lực để phấn đấu, cống hiến cho mục tiêu chung của DN và nâng cao HQHĐ, tạo nên sự khác biệt Nhà quản lý cần phải xây dựng và phổ biến rộng rãi các quan điểm, các quy tắc, các giá trị đạo đức cho toàn bộ DN Văn hóa của DN sẽ là nơi tồn tại sự trung thực và giá trị đạo đức, môi trường đó sẽ giúp cho nhân viên tự tin trong làm việc và giao tiếp chia sẻ kiến thức và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, dễ dàng và an tâm khi sử dụng HTTTKT phục vụ công việc Có những lao động gắn bó với DN bởi họ cảm thấy nơi làm việc cởi mở, năng động, nhà quản lý tài năng vì thế cần xây dựng và duy trì văn hóa DN tại các DN XDCTGT lành mạnh không chỉ thuận lợi để giữ chân người lao động mà còn giúp họ tồn tại và phát triển bền vững. Để làm được điều này cần sự đồng lòng của tất cả các thành viên trong DN XDCTGT, từ cấp quản lý như lãnh đạo, ban giám đốc từ đó truyền đạt, lan tỏa xuống các bộ phận, phòng ban, các nhân viên, người lao động.

5.2.3 Quan tâm đến công tác huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp

Kết quả cho thấy DN XDCTGT cần quan tâm đến công tác huấn luyện và đào tạo nhân viên DN vì nhân tố này có tác động tích cực đến chất lượng HTTTKT Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN sẽ giúp nhân viên cải thiện được sự hiểu biết và sự tự tin khi sử dụng HTTTKT, môi trường giao tiếp tốt sẽ giúp nhân viên hài lòng với công việc và từ đó giúp cho việc sử dụng hệ thống dễ dàng hơn Có thể nói đào tạo là một nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng trong bất kỳ DN nào trong bối cạnh hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt DN XDCTGT Công tác đào tạo của doanh nghiệp cần được đẩy mạnh và nâng cao nhằm thu hút, phát triển và duy trì những cá nhân có năng lực, việc đào tạo thể hiện thông qua chính sách nhân sự của doanh nghiệp DN XDCTGT cần đào tạo nhân viên khi mới được tuyển dụng vào công ty, thường xuyên cập nhật các kiến thức về kế toán một cách nhanh chóng cho nhân viên thông qua các văn bản pháp luật của nhà nước, công tác đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp cần yêu cầu rõ ràng về mức độ chuyên môn, năng lực, hành vi đạo đức và tính chính trực Bên cạnh đó các DN XDCTGT cần đẩy mạnh các chương trình đào tạo nhân viên bằng các khóa huấn luyện bởi tổ chức bên ngoài các tổ chức giáo dục đào tạo trong đào tạo và bồi dưỡng nhân viên Đối với kiến thức, kỹ năng về CNTT, doanh nghiệp cần đào tạo định kỳ, có thể hàng tháng hoặc quý để giúp nhân viên đối mặt những thách thức mới, thích ứng với những thay đổi của công nghệ, bởi vì CNTT thay đổi rất nhanh chóng và ảnh hưởng rất sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kế toán Tổ chức huấn luyện và cập nhật thường xuyên các kiến thức về CNTT ứng dụng trong công tác kế toán, nâng cao khả năng sử dụng CNTT trong kế toán Các hoạt động đào tạo cung cấp cho nhân viên kiến thức toàn diện để sử dụng HTTTKT Ví dụ cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan chứ năng khác đều tổ chức các buổi tập huấn kiến thức cho các DN Tuy nhiên, có thể rất ít nhân viên tham gia tập huấn để nâng cao kiến thức về thuế, bảo hiểm, về sự thay đổi của hệ thống Do vậy, để quan tâm triển khai hiệu quả công tác huấn luyện và đào tạo nhân viên trong DN XDCTGT cần đề xuất, yêu cầu nhân viên trong DN tích cực tham gia vào các buổi tập huấn kiến thức một cách nghiêm túc như một nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng HTTTKT, phát triển hệ thống trong DN.

5.2.4 Đẩy mạnh cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp

Các nhà quản lý muốn đẩy mạnh cam kết của nhân viên nhằm gắn bó với DN cần dựa trên các cảm xúc tình cảm, vì những cân nhắc về đạo đức hay động lực theo đuổi thu nhập của mỗi cá nhân, khuyến khích các cá nhân tham gia các hoạt động trong tổ chức Trong quá trình làm việc mối quan hệ với lãnh đạo trực tiếp, sự rõ ràng về chức năng, cảm giác quan trọng của cá nhân là những đặc tính rõ ràng của cam kết dựa trên tình cảm Chính sách trả lương, thưởng trong DN XDCTGT cần có sự công bằng, rõ ràng trong chức năng công việc, quan tâm của lãnh đạo tạo động lực cho các nhân viên phấn đấu cống hiến cho DN hơn Lãnh đạo giúp nhân viên có cơ hội thách thức trong công việc, cơ hội thăng tiến, được thể hiện mình, được tham gia vào quá trình ra quyết định và cảm nhận tầm quan trọng của cá nhân trong DN Một số nhân tố có thể làm tăng cam kết dựa trên chuẩn mực bao gồm “thưởng trước” hoặc DN phải chịu một chi phí lớn cho công việc của nhân viên như chi phí đào tạo cao Khi biết được đầu tư của DN cho công việc của mình, nhân viên có thể cảm thấy cần có trách nhiệm cam kết với DN cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

5.2.5 Thúc đẩy sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao

Bất kỳ DN nào muốn có một HTTTKT chất lượng đều cần sự hỗ trợ của nhà quản lý Nhà quản lý DN XDCTGT cần tham gia hơn nữa trong việc tiếp tục phát triển hệ thống hay có ý kiến, tìm hiểu về lựa chọn các ứng dụng áp dụng tại DN để cải thiện chất lượng HTTTKT Trong quá trình trực tiếp điều hành quản lý DN, các nhà quản lý sẽ phát sinh các nhu cầu thông tin vì vậy việc hỗ trợ, tham gia của nhà quản lý vào quá trình thực hiện hệ thống làm gia tăng chất lượng hệ thống Khi tham gia vào quá trình triển khai HTTTKT tại DN, nhà quản lý cần giải quyết ngay những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai hệ thống như liên kết với các hệ thống của các phòng ban khác trong DN.

Nhà quản lý phải xác định nhu cầu thông tin cũng như xây dựng được kế hoạch phát triển HTTTKT chi tiết, chiến lược phát triển của DN ví dụ sự sẵn sàng đầu tư công nghệ phần mềm liên quan hay tuyển chọn và sử dụng kế toán viên theo đúng năng lực…Nhà quản lý DN XDCTGT cần tham gia tích cực vào việc lựa chọn phần cứng và phần mềm phù hợp với nhu cầu thông tin, đảm bảo sự hài lòng cho DN và các đối tượng liên quan vì nhà quản lý là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu toàn bộ quy trình và mục tiêu của doanh nghiệp Nhà quản lý doanh nghiệp cần có đủ năng lực và ý thức về trách nhiệm và hành động của mình để có thể quyết định, xét duyệt các đề nghị của nhà tư vấn một cách đúng đắn Chất lượng của HTTTKT được ban quản lý đặc biệt chú ý và kỳ vọng HTTTKT sẽ mang lại kết quả tốt Nhà quản lý cần hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến HTTTKT định kỳ, đề ra các biện pháp bảo khắc phục lỗi hệ thống HTTTKT chất lượng sẽ cung cấp thông tin đầu ra chất lượng giúp nhà quản lý có thể nâng cao năng lực cạnh tranh Do đó, nhà quản lý DN XDCTGT phải thường xuyên lập kế hoạch thực hiện HTTTKT trong tương lai khi có những bất cập về thông tin như thông tin không đáp ứng đủ nhu cầu, thông tin không chính xác,kịp thời, thông tin không được bảo mật.

5.2.6 Nâng cao kiến thức của người quản lý vận dụng khi vận dụng hệ thống thông tin kế toán

Theo kết quả nghiên cứu, HTTTKT chất lượng hay không phụ thuộc vào kiến thức của nhà quản lý Trước tiên, nhà quản lý DN XDCTGT cần nâng cao trình độ chuyên môn về kế toán Nhà quản lý phải có kiến thức đầy đủ về kế toán, là người hiểu nhất về các hoạt động kinh doanh của công ty Rủi ro lớn nhất đối với DN là nhà quản lý không đủ năng lực cũng như kiến thức chuyên môn, từ đó có thể xây dựng và thực hiện HTTTKT không thành công Nhà quản lý cần nhận thức rõ trách nhiệm về từng hành động và quyết định của mình, nếu không đủ khả năng để đưa ra quyết định, nhà quản lý có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn Nhà quản lý phải thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến các chuẩn mực, thông tư, nghị định của chính phủ để có thể xây dựng và phát triển HTTTKT một cách hữu hiệu.

Bên cạnh đó nhà quản lý cũng phải tự trang bị kiến thức cho bản thân về ứng dụng CNTT trong công tác kế toán với việc hiểu biết sâu rộng về các ưu, nhược điểm của HTTTKT trên nền máy vi tính và quy trình thực hiện tin học hóa công tác kế toán thông qua sách báo, táp chí chuyên ngành kế toán, các buổi hội thảo nghề nghiệp và các kênh truyền thông khác Một khi nhà quản lý hiểu về yêu cầu công nghệ kỹ thuật tiên tiến của DN, nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong công tác kế toán cũng như công tác quản lý trong toàn doanh nghiệp thì nhà quản lý có thể triển khai HTTT phù hợp với nhu cầu thông tin, mang lại nhiều lợi ích cho DN Do đó, nhà quản lý cần không ngừng học hỏi nâng cao giá trị bản thân, thường xuyên cập nhật các công nghệ tiên tiến và ứng dụng công nghệ trên thế giới vào Việt Nam, không ngừng rèn luyện các kỹ năng về xử lý văn bản Word, Excel, am hiểu về các phần mềm kế toán, biết cách quản lý sản xuất với sự hỗ trợ của máy vi tính.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng HTTTKT và nâng cao HQHĐ kinh doanh trong DN, không thể chỉ thực hiện từng giải pháp mà DN XDCTGT cần kết hợp thực hiện đồng thời các giải pháp hay nói cách khác trong bối cảnh công nghệ 4.0 các DN cần đầy tư CNTT hiện đại, xây dựng một môi trường văn hóa DN tích cực vận hành trong một cơ cấu DN linh hoạt, với những người quản lý có trình độ, nắm bắt kịp thời các xu thế sẽ là cơ sở giúp cho DN có vị thế mới trên thị trường quốc tế.

Điều kiện thực hiện

5.3.1 Đối với cơ quan Nhà nước

Chính phủ tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cơ chế hoạt động các DN thực hiện chuyên môn kế toán để đáp ứng được những biến động của thị trường Đồng thời,

Bộ tài chính hỗ trợ pháp lý, tài chính cho các DN tiếp cận, chuyển giao và phát triển bởi chức năng của Bộ tài chính là quản lý Nhà nước về kế toán, các chế độ kế toán, chuẩn mực…được ban hành Xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam, các chính sách pháp luật về kế toán bắt buộc phải theo hướng pháp luật về kế toán quốc tế để giúp cho các kế toán Việt Nam hội nhập được kế toán quốc tế Ban hành bổ sung các chuẩn mực, chế độ còn thiếu để kế toán có thể áp dụng cho thực tế Việt Nam.

Mặt khác, cần tiếp tục phát huy vai trò của Hội kế toán Kiểm toán Việt Nam để tăng cường tính chuyên môn nâng cao chất lượng nghiệp vụ, xây dựng và quản lý đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý kinh tế của đất nước, hội nhập với các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới. Đối với các cơ sở đào tạo cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, cập nhật kế thừa những chương trình tiên tiến trên thế giới để huấn luyện và đào tạo góp phần nâng cao chất lượng trong thực tiễn, đồng thời các chương trình đào tạo có tính khả thi, không lạc hậu Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cần kết hợp các trang bị phần mềm kế toán hiện đại để xử lý kịp thì thông tin nâng cao chất lượng HTTTKT.

5.3.2 Đối với các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông

DN cần xây dựng và cải tiến văn hóa doanh nghiệp, xây dựng các quy định, nội quy của DN để toàn bộ các cán bộ công nhân viên đến các cấp quản lý trong DN thực hiện, xây dựng riêng được thương hiệu của ngành vừa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN và mục tiêu của DN Nhà quản lý cần phải xây dựng và phổ biến rộng rãi các quan điểm, các quy tắc, các giá trị đạo đức cho toàn bộ DN Văn hóa của

DN sẽ là nơi tồn tại sự trung thực và giá trị đạo đức, môi trường đó sẽ giúp cho nhân viên tự tin trong làm việc và giao tiếp chia sẻ kiến thức và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, dễ dàng và an tâm khi sử dụng HTTTKT phục vụ công việc. Để thực hiện tốt, DN cần hỗ trợ các kinh phí cho việc đào tạo, đào tạo lại các nhân viên kế toán để làm được việc theo đặc thù của mình; tạo điều kiện cho kế toán học tập nâng cao ở trong nước thậm chí ở cả nước ngoài để có được các kiến thức sâu rộng phục vụ DN tốt hơn trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Việc làm này phải thực hiện thường xuyên để nhân sự kế toán tại các DN XDCTGT mới theo kịp những thay đổi của cơ chế quản lý Nhân viên kế toán trong HTTTKT hiện nay cần cả kiến thức về kế toán và kiến thức về CNTT Đối với kiến thức về kế toán thì hầu hết các DN đều có những chương trình huấn luyện, tổ chức đào tạo tại đơn vị cho những nhân viên mới, thường xuyên cập nhật các kiến thức về kế toán một cách nhanh chóng cho nhân viên thông qua các văn bản pháp luật của nhà nước Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao kiến thức và môi trường chia sẻ kiến thức, các DN cần đẩy mạnh liên kết với các hội nghề nghiệp, các tổ chức giáo dục đào tạo trong đào tạo và bồi dưỡng nhân viên Đối với kiến thức, kỹ năng về CNTT, doanh nghiệp cần đào tạo định kỳ, có thể hàng tháng hoặc quý để giúp nhân viên đối mặt những thách thức mới, thích ứng với những thay đổi của công nghệ, bởi vì CNTT thay đổi rất nhanh chóng và ảnh hưởng rất sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kế toán Tổ chức huấn luyện và cập nhật thường xuyên các kiến thức về CNTT ứng dụng trong công tác kế toán, nâng cao khả năng sử dụng CNTT trong kế toán.

DN XDCTGT cần xây dựng và thực hiện kế hoạch về đầu tư trang thiết bị về CNTT nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tại DN, khi đó khắc phục được khả năng ứng dụng CNTT còn bị giới hạn (Kết quả bảng phân tích thì hệ thống mạng và phần mềm kế toán vẫn chưa hoạt động ổn định) Nâng cao hơn nữa chất lượng dữ liệu của DN và các hoạt động kinh doanh của DN, tạo kho dữ liệu đa dạng, quy mô phục vụ nhu cầu khai phá, phân tích dữ liệu để hỗ trợ thông tin hữu ích hơn cho nhà quản lý Nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng CNTT, thường xuyên giám sát, quản lý các hệ thống máy tính, các thiết bị ngoại vi, truyền thông để phát hiện kịp thời các sự cố, rủi ro và có biện pháp khắc phục thích hợp Tăng cường các giải pháp an toàn hệ thống mạng, đặc biệt trong trường hợp chuyển giao thông tin trên hệ thống mạng máy tính Khi HTTTKT trên nền máy tính hoạt động ổn định và quản trị hữu hiệu thì chất lượng HTTTKT sẽ được nâng cao Bên cạnh đó doanh nghiệp khi đánh giá các phần mềm cần chú ý đến sự phù hợp của phần mềm với các quy định của pháp luật, phù hợp lĩnh vực đặc thù XDCTGT, tính kiểm soát cao của phần mềm.

CNTT chỉ thực sự phát huy tác dụng khi những đối tượng liên quan đến như người sử dụng, người quản lý, vận hành hệ thống phải hiểu biết rõ để triển khai vì vậy

DN cần quan tâm đến việc đào tạo, huấn luyện nhân viên Một HTTTKT thành công sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý và mang lại hiệu quả cho DN Các nhà quản lý cũng cần phải nâng cao bổ trợ kiến thức của mình bằng các khóa huấn luyện và đào tạo, cần đảm bảo nhân viên kế toán hiểu rõ và cam kết thực hiện trong việc cung cấp thông tin kế toán hữu ích Nhân viên kế toán phải được đào tạo, huấn luyện để khai thác

HTTTKT tối ưu và hiểu rõ lợi ích cá nhân có được từ HTTTKT Trên góc độ quản lý, nhân viên kế toán thường có xu hướng cho rằng HTTTKT thường khó hiểu, do đó đảm bảo cho kế toán hiểu rõ lợi ích có từ hệ thống là điều quan trọng. Đầu tư cho một HTTTKT bao gồm nhiều nội dung, bao gồm việc thay đổi phương pháp, quy trình, thay đổi phần mềm, thay đổi cách thức tổ chức cung cấp thông tin, thay đổi cách nhập liệu đầu vào nhằm đảm bảo quy trình, thủ tục, hướng dẫn nghiệp vụ, phần mềm dễ học, dễ sử dụng Các nhà quản lý cần lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp, bộ phận kế toán vận dụng phương pháp kế toán để cung cấp kết quả xử lý chính xác, thao tác đơn giản, dễ dùng, hệ thống linh hoạt dễ điều chỉnh, tích hợp đủ chức năng, đảm bảo được tính đầy đủ, kịp thời, đơn giản, sẵn có của hệ thống báo cáo nhằm sẵn sàng cho việc cung cấp thông tin hữu ích theo yêu cầu.

Các nhà quản lý cấp cao cần quan tâm hỗ trợ toàn bộ quy trình phát triển của HTTTKT Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ của các nhà quản lý tác động trực tiếp đến chất lượng HTTTKT Muốn có HTTTKT có chất lượng, cần đảm bảo người kế toán thấu hiểu về những gì HTTTKT mang lại nhưng trong quá trình đó cần sự quan tâm hỗ trợ của các nhà quản lý, đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tốt, cần có nhà quản lý có kiến thức quản lý và vận dụng để hỗ trợ phát triển hệ thống.

Ngày đăng: 06/05/2023, 18:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w