1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh đông nam bộ (factors affecting the success of small and medium enterprises in the south east provinces)

238 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thành Công Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Các Tỉnh Đông Nam Bộ
Tác giả Hà Minh Thiện Hảo
Người hướng dẫn TS. Trần Đăng Khoa, TS. Nguyễn Văn Tân
Trường học Trường Đại Học Lạc Hồng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 3,89 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (15)
    • 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu (15)
      • 1.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn (15)
      • 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước (19)
      • 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu (29)
    • 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (31)
      • 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu (31)
      • 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu (31)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (32)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (32)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (32)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (33)
      • 1.4.1 Nghiên cứu định tính (33)
      • 1.4.2 Nghiên cứu định lượng (33)
    • 1.5 Tính mới và những đóng góp (34)
      • 1.5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết (34)
      • 1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn (35)
    • 1.6 Kết cấu của luận án (35)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1 Sự thành công của DNVVN (36)
      • 2.1.1 Khái niệm DNVVN (36)
      • 2.1.2 Khái niệm về sự thành công (37)
      • 2.1.3 Đo lường sự thành công (38)
    • 2.2 Các lý thuyết có liên quan đến STC của DNVVN (40)
      • 2.2.1 Lý thuyết về thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Scorecard ) (0)
      • 2.2.2 Lý thuyết về sự tăng trưởng của doanh nghiệp (42)
      • 2.2.3 Lý thuyết dựa trên quan điểm nguồn lực (42)
      • 2.2.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory- RDT) và tích hợp bên ngoài (External integration) (43)
      • 2.2.5 Lý thuyết về môi trường của DN (43)
    • 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công (44)
      • 2.3.1 Quản lý (48)
      • 2.3.2 Tiếp cận đổi mới công nghệ (49)
      • 2.3.3 Khả năng tiếp thị (49)
      • 2.3.4 Hỗ trợ của chính phủ (50)
      • 2.3.5 Tài chính (50)
      • 2.3.6 Trách nhiệm xã hội (51)
    • 2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (52)
      • 2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu (52)
      • 2.4.2 Mô hình lý thuyết và tổng hợp các giả thuyết (58)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (61)
    • 3.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu (61)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (61)
      • 3.2.1 Nghiên cứu định tính (61)
      • 3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ (64)
      • 3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức (64)
    • 3.3 Kết quả nghiên cứu định tính (66)
    • 3.4 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ (77)
      • 3.4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ (77)
    • 3.5 Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ (84)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (87)
    • 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu (87)
      • 4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (87)
      • 4.1.2 Đánh giá thang đo (88)
      • 4.1.3 Phân tích giá trị ngoại lai (94)
      • 4.1.4 Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu (94)
      • 4.1.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (96)
    • 4.2 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (100)
      • 4.2.1 Kết quả CFA thang đo Trách nhiệm xã hội DN (CSR) (100)
      • 4.2.2 Kết quả CFA mô hình tới hạn (103)
    • 4.3 Kiểm định mô hình lý thuyết bằng SEM (106)
      • 4.3.1 Kiểm định mô hình lý thuyết (106)
      • 4.3.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap (1000) (110)
      • 4.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (110)
    • 4.4 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trong mối ảnh hưởng giữa các yếu tố đến sự thành công (113)
      • 4.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp (113)
      • 4.4.2 Kiểm định sự khác biệt thời gian hoạt động của doanh nghiệp (117)
      • 4.4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm các ngành nghề kinh doanh (0)
    • 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu (124)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (129)
    • 5.1 Kết luận nghiên cứu (129)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (130)
      • 5.2.1 Hàm ý theo thống kê trung bình các thang đo (131)
      • 5.2.2 Dưới góc độ quản trị DN (139)
      • 5.2.3 Kiến nghị đối với nhà nước (142)
    • 5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu (143)
      • 5.3.1 Ý nghĩa về mặt lý thuyết (143)
      • 5.3.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn (143)
    • 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (144)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

DN vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp không nhỏ vào GDP, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế Tuy nhiên, DNVVN Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, mức độ đóng góp và chưa thực sự thể hiện hết khả năng của mình so với các nước (Phùng Thế Đông, 2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các DNVVN có xu hướng thất bại cao hơn so với các DN lớn, mặc dù họ thường được coi là nội lực quan trọng nền kinh tế của một quốc gia (Bloch và Bhattacharya, 2016; Lo và cộng sự, 2016) Còn theo Gnizy và cộng sự (2014) cho rằng các đặc điểm bao gồm: hạn chế tài nguyên, chiến lược không tốt, cấu trúc thiếu linh hoạt và thiếu quy trình hoạch định chiến lược có thể đã góp phần vào thất bại của họ Chính vì thế các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thành công của các DNVVN đã chiếm được sự quan tâm của nhiều tác giả gần đây như (Chittithaworn và cộng sự, 2011; Chowdhury và cộng sự, 2013; Marom và Lussier, 2014; Pletnev và Barkhatov, 2016; Alfoqahaa, 2018)

1.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn Đóng góp của DNVVN là rất lớn do có vai trò năng động và tăng tính hiệu quả của nền kinh tế Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của DNVVN trong lưu thông hàng hoá và cung cấp hàng hoá, dịch vụ bổ sung cho các DN lớn Những đóng góp tích cực của DNVVN cho sự phát triển kinh tế của đất nước như: về khía cạnh xã hội các DNVVN góp phần tạo việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội Đồng thời DNVVN góp phần giảm bớt sức ép về dân số tại các đô thị lớn Kết quả sản xuất kinh doanh của các DN đang hoạt động giai đoạn 2011-2017, tăng 9,5%/năm, DN thu hút số lao động làm việc trong khu vực tăng

5%/năm, chỉ số vốn tăng 14,2%/năm, lợi nhuận cũng như doanh thu tăng lần lượt là 12,3%/năm, 17,4%/năm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019).

DN tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ với gần 216,2 nghìn DN chiếm tới 41,7% tổng số DN của cả nước, trong đó lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 172,6 nghìn DN, chiếm tới 33,3% tổng số DN của cả nước và đây cũng là vùng thu hút nhiều lao động nhất trong cả nước với hơn 5,3 triệu lao động, chiếm 37,7% số lao động trong các DN của cả nước Riêng loại hình DNVVN có khoảng 507,86 nghìn DNVVN, chiếm khoảng 98,1 % tổng số DN đang hoạt động trên cả nước (Tổng Cục thống kê, 2018).

Các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ được chọn để nghiên cứu thực nghiệm vì đây là vùng đầu tàu kinh tế năng động của cả nước, gồm 6 tỉnh/thành phố: TP

Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh là khu vực đầu tàu về kinh tế 4 tỉnh hạt nhân phát triển kinh tế: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu “Với tổng số diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước, dân số toàn vùng là hơn 17 triệu người, chiếm 18,17% dân số cả nước Cả vùng chiếm khoảng 45% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cả nước Đồng thời tổng sản phẩm trên địa bàn tính theo đầu người cao gấp 2 lần mức bình quân của cả nước; hơn 1,7 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao hơn khoảng 1,3 lần đến 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước Vùng tập trung lực lượng lao động đông đảo, có trình độ cao, được chọn để thí điểm nhiều cơ chế, chính sách mới về phát triển kinh tế Với hệ thống cảng, sân bay quốc tế lớn nhất cả nước, vùng trở thành trung tâm, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics, lớn nhất Việt Nam Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, chứng khoán lớn nhất cả nước” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Cũng theo báo cáo này khu vực Đông Nam bộ đóng góp hơn 1/3 số thu ngân sách cả nước, có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao và lực lượng DN có trình độ và kinh nghiệm quản lý, là thị trường tiêu thụ lớn và là cửa ngõ giao lưu với khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, sự phát triển của các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ chưa tương xứng với tiềm năng cũng như lợi thế của vùng: thiếu bền vững, chất lượng và tốc độ phát triển chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu phát triển, hạ tầng còn yếu, chưa kịp so với nhu cầu Mặc dù đã được quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm nhưng thiếu thể chế đặc thù cũng như thiếu thể chế điều phối và liên kết Đặc biệt khu vực các tỉnh Đông Nam bộ đang dẫn đầu về số lượng đăng ký thành lập mới, về quy mô, vốn…kể các DN giải thể và chờ giải thể so với cả nước Bảng 1.1: Tình hình DN thành lập mới, tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng chờ giải thể và DN giải thể năm 2020 các tỉnh Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông

Hồng so với cả nước

DN thành lập mới Số lượng DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh

Số DN tạm ngừng hoạt động chờ giải thể

Số lượng DN giải thể trong năm 2020

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư,2020

Trong đó, các địa phương có số lượng DN đang hoạt động tập trung nhiều nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (236.503 DN); Bình Dương (29.412 DN, Đồng Nai (21.711 DN) Đây cũng là 03 địa phương nằm trong tốp 05 tỉnh có số lượng

DN đang hoạt động cao nhất cả nước.

Về DN thành lập mới thì số lượng DN thành lập mới trong 07 tháng đầu năm

2019 tập trung nhiều nhất ở các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh (25.175DN); Bình Dương (3.779 DN), Đồng Nai (2.182 DN).

Về DN quay trở lại hoạt động: Số lượng DN quay trở lại hoạt động tại khu vực Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở: Thành phố Hồ Chí Minh (6.951 DN); Bình Dương (604 DN), Đồng Nai (472 DN)

Bảng 1.2: Tình hình DN đang hoạt động, thành lập mới quay trở lại hoạt động các tỉnh so với khu vực Đông Nam bộ

DN đang hoạt động DN thành lập mới

Số DN quay trở lại hoạt động (7/2019)

So với khu vực ĐNB

So với khu vực ĐNB

So với khu vực ĐNB

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư, 2019

Các địa phương có số DN thành lập mới và số vốn đăng ký mới tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2018 là: Tây Ninh (số DN tăng 20,9%, số vốn tăng 179,1%); Bình Dương (số DN tăng 15,71%, số vốn tăng 21,14%); địa phương có số lượng

DN mới và số vốn đăng ký mới trong 07 tháng đầu năm 2019 cùng giảm so với cùng kỳ năm 2018 là Bà Rịa – Vũng Tàu (số DN giảm 8,9%, số vốn giảm 0,4%). Tỉnh có DN hoạt động trở lại tăng mạnh nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 trong khu vực là: Bà Rịa – Vũng Tàu (tăng 40,5%) Về DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn cao nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là: Thành phố Hồ Chí Minh (6.315 DN, chiếm 69,9% khu vực); Bình Dương (439

DN, chiếm 4,9%); Đồng Nai (333 DN, chiếm 3,7%); Bà Rịa – Vũng Tàu (330 DN, chiếm 3,7%).

Về DN giải thể, chờ giải thể và DN không hoạt động tại địa chỉ đăng ký cao nhất trong 07 tháng đầu năm 2019 là: Thành phố Hồ Chí Minh (2781 DN, chiếm53,1% khu vực) Đứng trước tình hình như vậy, yêu cầu cấp bách là phải định hướng được cho các DNVVN hướng đi phù hợp, từ đó phát triển DNVVN theo xu hướng phát triển bền vững đi đến thành công Từ những vấn đề thực tiễn đó dẫn đến việc nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các DN vừa và nhỏ tại các tỉnh Đông Nam bộ” là rất quan trọng Giúp cho việc hiểu được đặc tính kinh doanh và tăng trưởng kinh doanh, hỗ trợ phát triển DNVVN cũng như nền kinh tế của một quốc gia.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước

1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

(1) Trong nghiên cứu của Storey (1994) “Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh nhỏ”. Storey đã phân tích sự hình thành, phát triển, trong quản lý của các DN nhỏ ở Vương quốc Anh Nghiên cứu khám phá sự khác biệt mà các DNVVN phải đối mặt trong kinh doanh, đồng thời mức độ thất bại hay thành công của các DN phụ thuộc vào môi trường bao gồm các yếu tố như: chiến lược, quản lý, tài chính…Ưu điểm của nghiên cứu là đo lường được các mục tiêu của DN ở các nước phát triển, đồng thời thảo luận để giảm tỷ lệ thất bại, tăng cường tỷ lệ thành công cho các DN nhỏ, cụ thể như: sự sẵn có trong việc mở rộng tài chính, sự phát triển về cầu, về sự cạnh tranh hay về các kĩ năng như kĩ năng marketing, bán hàng, kĩ năng quản lí hay thậm chí là kĩ năng của người lao động Tuy nhiên, điểm hạn chế là về tài chính, các chính sách của chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển loại hình DN nhỏ và kinh nghiệm từ các DN thuộc khu vực châu âu-đây là sự khác biệt trong nghiên cứu về DNVVN giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển- với một nền kinh tế vẫn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế có sự gia tăng nhưng chưa cao, GDP đầu người vẫn ở mức trung bình.

(2) Trong nghiên cứu của Indarti và Langenberg (2004) các yếu tố về giáo dục, tiếp cận vốn, tiếp thị và công nghệ là yếu tố quyết định đến STC trong kinh doanh, trong khi tính pháp lý là gánh nặng của thành công trong kinh doanh của DNVVN. Điểm nổi bật của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nền tảng giáo dục của người chủ DN tỷ lệ thuận với STC, nhất là kỹ năng tự học của hầu hết các doanh nhân (76%) góp phần cho rằng đóng góp cho STC; đồng thời sự kế thừa từ lợi thế nền tảng gia đình cũng góp phần vào STC của DNVVN Điều này cũng đúng khi hầu hết các DNVVN có thể cũng được coi là DN gia đình Theo Duh (2003) thì chủ sở hữu hoặc những người trong gia đình của chủ sở hữu quản lý DN trong tương lai mong muốn rằng DN vẫn là chủ sở hữu và quản lý của gia đình Điểm hạn chế của nghiên cứu nằm ở khả năng giải thích của mô hình (32,5%) chính điều này cần thiết phải có thêm nghiên cứu với các yếu tố kết hợp nhất là các biến nền tảng (giới tính, tuổi, kinh nghiệm làm việc); các biến thuộc môi trường (công nghệ, hỗ trợ của chính phủ, chiến lược kinh doanh) để có được bức tranh đầy đủ hơn về các yếu tố cản trở thành công kinh doanh ở các DNVVN ở Indonesia.

(3) Nghiên cứu của Chittithaworn và cộng sự (2011) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công kinh doanh của DNVVN tại Thái Lan” đã chọn biến phụ thuộc là yếu tố thành công trong kinh doanh và biến độc lập là: đặc trưng của doanh nhân, quản lý và bí quyết, khách hàng và thị trường, dịch vụ, sản phẩm, cách thức kinh doanh và hợp tác, nguồn lực và tài chính, chiến lược và môi trường bên ngoài Các đặc điểm của DNVVN, quản lý và bí quyết, dịch vụ và sản phẩm, cách thức kinh doanh và hợp tác, nguồn lực và tài chính, thị trường, khách hàng, cách thức kinh doanh và hợp tác, các nguồn lực về tài chính và các yếu tố môi trường bên ngoài là những yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo cho DNVVN tại Thái Lan thành công Điểm nổi bật của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các DNVVN ở Thái Lan có thể tiếp cận thị trường nước ngoài, tăng doanh thu, tiếp cận các nguồn bên ngoài tài trợ, đạt được bí quyết công nghệ và trở nên kiên cường hơn và mạnh mẽ hơn để tăng lại sự cạnh tranh trong và ngoài nước Đồng thời luôn khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu thị trường, R&D và đổi mới để tăng khả năng cạnh tranh Bằng cách tìm hiểu nhu cầu và mong muốn trên thị trường Cách làm như vậy sẽ hỗ trợ trong việc cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng và đối thủ của họ chưa thể bắt kịp.

Nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách liên kết tạo mối quan hệ với khách hàng họ có thể xây dựng hình ảnh trong lòng khách hàng và lần lượt giảm chi phí hoạt động Điều này cũng đồng quan điểm với Reicheld (1993) chỉ ra rằng việc phục vụ một khách hàng hiện tại (trung thành) rẻ hơn nhiều so với thu hút và phục vụ một cái mới Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các yếu tố nội lực bên trong của DN.Các giả thuyết nghiên cứu này còn hạn chế, bên cạnh đó kích thước mẫu thu thập còn thấp (200 mẫu thu về 143 mẫu hợp lệ) cũng làm cho kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện cao.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là xác định, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến STC của DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ, đề xuất hàm ý quản trị nhằm giúp các DNVVN hoạt động thành công hơn.

1.2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến STC của các DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ.

- Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến STC của các DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ

- Khám phá sự khác biệt giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến STC của DNVVN

- Đề xuất một số hàm ý quản trị và kiến nghị đối với Nhà nước nhằm thúc đẩy STC cho các DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Yếu tố nào ảnh hưởng đến STC của DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ ?

- Mức độ tác động các yếu tố đến STC của DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ như thế nào ?

- Có sự khác biệt đáng kể nào trong mối ảnh hưởng giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến STC của DNVVN ?

- Những hàm ý quản trị nào cần được đề xuất để nâng cao STC của DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ ?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là STC của DNVVN (khái niệm DNVVN theo 39/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ ký ngày 11 tháng 3 năm 2018), đồng thời thời gian hoạt động ít nhất của các DN phải 3 năm trở lên (chú trọng DNVVN giai đoạn 2011 trở về sau).

Các DNVVN phải có tổ chức phòng, ban thực hiện các chức năng quản trị riêng biệt vì một số DN nhỏ được xem như công ty gia đình, đôi khi chỉ có giám đốc, kế toán và bộ phận sản xuất hoặc thu mua Chính điều này đặt ra một câu hỏi lớn là liệu DN đó có quản lý tốt không khi một DN ta thấy sự quản lý là hết sức phức tạp bởi vì: tính chất công việc của mỗi bộ phận là khác nhau, quản lý DN là quản lý con người mà con người thì rất phức tạp Đồng thời môi trường DN luôn luôn biến đổi từng ngày, từng giờ Vì vậy nếu không có tổ chức phòng, ban thực hiện các chức năng quản trị riêng biệt thì thì công việc quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung của DN khó có thể đạt được, từ đó sẽ rất khó đi đến STC Vì vậy, để góp phần cho nghiên cứu về STC của các DNVVN được hoàn chỉnh hơn thì việc nghiên cứu đối tượng là các DNVVN cần phải có tổ chức phòng, ban thực hiện các chức năng quản trị riêng biệt.

Hơn nữa trong giai đoạn này, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng cao ảnh hưởng các DN Việt Nam (Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2013) Vì vậy, những DNVVN tồn tại và phát triển được trong giai đoạn này đến nay, có thể xem là những DN đã vượt qua được thử thách, khó khăn bằng chính sức mạnh của mình Và đây chính là đối tượng cần thiết, đã được gạn lọc để tác giả nghiên cứu về sự thành công.

+ Về không gian: DNVVN tại các tỉnh Đông Nam bộ là nơi thực hiện nghiên cứu Vì đây là vùng có đóng góp lớn nhất về GDP, ngân sách nhà nước, việc làm và vùng đã chứng tỏ tiềm năng - nội lực phát triển với các khu vực khác Theo Bộ

Kế hoạch đầu tư năm 2020 mức đóng góp về GDP (50,8%), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lớn hơn cả 3 vùng kinh tế trọng điểm còn lại cộng lại Các tỉnh Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, BàRịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh là khu vực đầu tàu về kinh tế của cả nước với 3 tỉnh hạt nhân phát triển kinh tế: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai cho nên việc nghiên cứu DNVVN tập trung tại các tỉnh này có thể xem là hợp lý+ Về thời gian: thời gian khảo sát từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Nghiên cứu định tính Để điều chỉnh thang đo, tác giả đã thực hiện phỏng vấn 10 người là chuyên gia tại các trường Đại học Lạc Hồng, Đại học Thủ Dầu một, Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Việc thảo luận với những chuyên gia đồng thời cũng hiện đang làm quản lý tại các DN là để kiểm tra xem có cần bổ sung thêm câu hỏi nào hay không Bên cạnh đó, tác giả thảo luận với những người hiện đang là giám đốc, các quản lý là để xác định xem họ có ý kiến hay cần điều chỉnh câu hỏi hay không.

- Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Từ kết quả của nghiên cứu định tính có được mô hình nghiên cứu và xây dựng các thang đo sơ bộ Tiến hành khảo sát các DNVVN tại các tỉnh Đông Nam bộ thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn bằng thang đo Likert từ 1 đến 5, với kích thước mẫu 70, xử lý Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS 20.0 nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, gạn bỏ các biến quan sát, hoàn thiện thang đo cũng như mô hình nghiên cứu chính thức.

- Nghiên cứu định lượng chính thức: dữ liệu sơ cấp từ các DNVVN được khảo sát theo mẫu sẵn thu thập với kích thước mẫu là 400 Phần mềm SPSS20.0, AMOS20.0 được sử dụng nhằm phân tích dữ liệu thống kê thông qua các bước như phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình nghiên cứu bằng cấu trúc (SEM),kiểm định Bootstrap với N00…

Tính mới và những đóng góp

1.5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết

Luận án đã đưa ra các khoảng trống trong nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề hiện tại trong các DNVVN Nghiên cứu đề xuất khái niệm về STC đối với các DNVVN mang tính xác thực hơn khi áp dụng chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá, bên cạnh đó nghiên cứu còn làm rõ yếu tố CSR dưới các góc độ khác nhau bao hàm khá đầy đủ các yếu tố thành công quan trọng mà các DNVVN cần phải quan tâm.

Xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến STC của các DNVVN; nghiên cứu thảo luận và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện thị trường nghiên cứu là các tỉnh Đông Nam bộ Cụ thể, đối với thang đo Quản lý, nghiên cứu đã điều chỉnh so với thang đo gốc theo hướng nghiên cứu về quản lý và đào tạo con người, chú trọng quản lý về nguồn nhân lực trong một DN vì đây là vấn đề cốt lõi trong môi trường nội bộ DN Đối với thang đo Khả năng tiếp thị KNTT4 (Chúng tôi có kỹ năng bán hàng, hoạt động tiếp thị và quảng bá hiệu quả- Radzi và cộng sự (2017)) được điều chỉnh thang đo cho phù hợp tại khu vực nghiên cứu.

Do đa phần DN nằm trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đa phần là các DN sản xuất cho nên việc quan trọng hơn để hàng hóa đến tay người tiêu dùng cần chú trọng là các trung gian thương mại, nhà phân phối Từ đó DNVVN không phải lo bán hàng mà sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn vào các khâu trong dây chuyền, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm Chính vì vậy sau khi thảo luận chuyên gia biến KNTT4 điều chỉnh thành “Mức độ quan hệ với nhà phân phối” và kết quả kiểm định các thang đo đều phù hợp với dữ liệu khảo sát, đáp ứng được giá trị tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và giá trị liên hệ lý thuyết.

Do đó, nghiên cứu đóng góp vào hệ thống thang đo cho các khái niệm được đo lường; Nghiên cứu cũng góp phần kiểm định lại các mối quan hệ mà các nghiên cứu trước đây có sự khác biệt hoặc tác động chưa rõ ràng cũng như kiểm định mối quan hệ giữa CSR và STC Đối sánh kết quả nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu trước cũng như thảo luận chuyên gia nhằm tái khẳng định mô hình nghiên cứu và đề xuất các hàm ý nhằm nâng cao STC cho các DNVVN tại các tỉnh Đông Nam bộ.

1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Nghiên cứu của tác giả có thể giúp cho các DNVVN thấy được yếu tố nào làm tăng khả năng thành công cho DN của mình cũng như mức độ tác động của từng yếu tố của từ đó DN có những giải pháp, chiến lược phù hợp giúp DN đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn thành công hơn trong việc kinh doanh của mình Nghiên cứu cho thấy các DNVVN cần hiểu rõ về các yếu tố quan trọng như: quản lý, tài chính, khả năng tiếp thị, tiếp cận và đổi mới công nghệ, CSR, sự hỗ trợ của chính phủ một cách đầy đủ hơn từ đó có kế hoạch triển khai phù hợp với tình hình DN của mình Luận án cũng cung cấp cho chủ DN và các cấp quản lý Nhà nước có một cái nhìn tổng quan hơn để từ đó có những cách quản lý, các chính sách phù hợp nhằm giúp cho các DNVVN đi đến thành công.

Kết cấu của luận án

Kết cấu của nghiên cứu bao gồm 05 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương 1 tác giả giới thiệu về tổng quan đề tài nghiên cứu, tác giả đã trình bày sự cần thiết của đề tài, kế đến là lược khảo các công trong nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm xác định khoảng trống của các nghiên cứu trước, từ đó tác giả xác định được mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu, tiếp theo tác giả xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu đồng thời xác định phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng Sau đó tác giả nêu những đóng góp của luận án về mặt lý thuyết và thực tiễn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Sự thành công của DNVVN

Theo Bridge và O’Neill (2003) từ DN đã được sử dụng trong rất nhiều bối cảnh và mang ý nghĩa khác nhau, DN thu nhận các thông tin từ môi trường xung quanh, sau đó được sử dụng làm cơ sở cho việc lựa chọn một phản ứng hành vi đối với môi trường đó Mục tiêu của DN là sản phẩm, dịch vụ, hiệu suất hoạt động và hiệu quả tài chính Còn theo Luật DN Việt Nam thì “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” DN là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Theo Tổ chức Kinh tế hợp tác và phát triển (OECD, 2005), các DNVVN là các DN độc lập, sử dụng một số lượng nhân viên nhất định Con số này khác nhau giữa các quốc gia Như ở Liên minh châu Âu thông thường một DN vừa khoảng

250 nhân viên Tuy nhiên, một số quốc gia đặt giới hạn ở mức 200 nhân viên, trong khi Hoa Kỳ coi các DNVVN bao gồm các công ty có ít hơn 500 nhân viên. Các DN nhỏ nói chung là những DN có ít hơn 50 nhân viên, trong khi các DN siêu nhỏ có nhiều nhất là 10, hoặc trong một số trường hợp là 5 công nhân.

Tại Liên minh châu Âu, một định nghĩa có hiệu lực vào ngày 01/01/2005 áp dụng cho tất cả các chương trình hành động và tài trợ của cộng đồng cũng như trong lĩnh vực viện trợ nhà nước nơi các DNVVN có thể được cấp viện trợ quốc gia và khu vực với cường độ cao hơn các công ty lớn Định nghĩa mới quy định tăng trần tài chính: doanh thu của các DN cỡ trung bình (50-249 nhân viên) không được vượt quá 50 triệu EUR; của các DN nhỏ (10-49 nhân viên) không được vượt quá 10 triệu EUR trong khi của các DN siêu nhỏ (dưới 10 nhân viên) không được vượt quá 2 triệu EUR Còn theo Baenol (1994) DNVVN được xác định khác nhau ở những nơi khác nhau, một DNVVN ở quốc gia này khác DNVVN ở một quốc gia khác, các chỉ được xác định khác nhau bao gồm: tổng tài sản, quy mô lao động, doanh thu hàng năm và đầu tư vốn.

Tổ chức lao động quốc tế lập luận rằng không có định nghĩa được chấp nhận phổ biến của các DNVVN DNVVN được cho là có hoạt động hiệu quả nhất cho phúc lợi kinh tế và xã hội Chúng là một phương tiện để đào tạo, phát triển kỹ năng quản lý và kỹ thuật và tuyển dụng người địa phương; hơn nữa, họ cho phép tạo ra một thế hệ nhà phát minh và nhà đầu tư mới và là nguồn sáng tạo và truyền bá ý tưởng mới (ILO, 2015)

“DN là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường” (theo mục 7 điều 1 chương 1 luật DN

2014) DN nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.

Sau khi tham khảo khái niệm và cách xác định DNVVN chúng ta nhận thấy rằng việc xác định loại hình DN thường dựa vào hai yếu tố chính đó là số lao động và vốn.

2.1.2 Khái niệm về sự thành công

Việc xác định các tiêu chí thành công có nhiều khác biệt Ví dụ nghiên cứu của Devins (2009); Muhammad và cộng sự (2010) cho rằng không có định nghĩa chung về STC của các DNVVN, với nhiều tác giả đưa ra các tiêu chí khác nhau bao gồm quy mô, số lượng nhân viên, doanh thu, tài chính Trong các nghiên cứu kinh doanh, khái niệm thành công thường được sử dụng để chỉ khả năng tài chính của

DN Tuy nhiên, không có định nghĩa được chấp nhận phổ biến về thành công và thành công kinh doanh đã được diễn giải theo nhiều cách (Foley và Green, 1989) Thành công trong kinh doanh là khả năng về thành tích đạt được mục tiêu của một DN, mà không được xác định rõ ràng (Ngwangwama và cộng sự,

2013) Nó cũng có thể được diễn đạt như cách của một DN tạo ra các hoat đông có hiêu quả

(Van Praag, 2003; Marom và Lussier, 2014) Trong khi đó Auken và Werbel (2006); Reijonen và Komppula (2007) cho rằng không có định nghĩa chung nào về STC trong kinh doanh và đa số các nghiên cứu đo lường thành công kinh doanh từ quan điểm tính hiệu quả Thực tế, khái niêm hiê u quả của DN cũng rất phức tạp và có tính đa chiều nằm ở các khía cạnh khác nhau.

Ngoài ra, theo Islam và cộng sự (2011) cho rằng có ít nhất hai khía cạnh liên quan của STC kinh doanh: tài chính so với phi tài chính và thành công ngắn hạn với dài hạn Dựa trên sự phân chia này, có nhiều cách để đo lường STC trong kinh doanh bao gồm lợi nhuận, lợi tức đầu tư, tăng trưởng doanh thu, số nhân viên làm việc, hạnh phúc, danh tiếng của công ty và những điều khác (Weidinger và cộng sự, 2014) Sau khi lược khảo lý thuyết các khái niệm về STC của các DNVVN tác giả nhận định rằng: STC trong kinh doanh của các DNVVN là đạt được mục tiêu của mình, mục tiêu đó có thể là: lợi nhuận, mối quan hệ, danh tiếng thương hiệu, phúc lợi, trách nhiệm với xã hội …và tùy vào thời điểm khác nhau, vì mỗi thời điểm DNVVN có mục tiêu riêng”

2.1.3 Đo lường sự thành công Để đo lường STC theo Schmidpeter và Weidinger (2014) cũng có nhiều cách khác nhau như: thời gian tồn tại của DN, lợi nhuận, lợi nhuận đầu tư, tăng trưởng doanh số, số lượng nhân sự làm việc, hạnh phúc, DN danh tiếng

Trong nghiên cứu của Walker và Brown (2004) tác giả cho rằng các tiêu chí tài chính thường được coi là biện pháp phù hợp nhất của STC trong kinh doanh Nhưng, trong một số trường hợp khác, có những mục tiêu phi tài chính có thể dẫn đến sự thay thế việc đánh giá STC thành công toàn diện hơn, đặc biệt là trong khu vực DNVVN Để minh họa hai chiều này, ông phân tích 290 câu hỏi từ những người quản lý DN nhỏ ở Tây Úc Cả hai tiêu chí tài chính và phi tài chính được sử dụng để đánh giá thành công kinh doanh, tuy nhiên với tiêu chí phi tài chính được đánh giá tốt hơn thông qua sự hài lòng và thành tích cá nhân, niềm tự hào trong công việc và lối sống linh hoạt tạo ra STC.

Có nhiều nghiên cứu đo lường các DNVVN qua chỉ số tài chính và các biện pháp kế toán (Shailer, 1989) Tuy nhiên, tác giả Riquelme và Watson (2002) đã tranh luận rằng thiếu độ tin cậy với các dữ liệu tài chính và dữ liệu kế toán, đa số các DN nhỏ không có yêu cầu báo cáo chính thức về các dữ liệu tài chính này Do đó, việc có được thông tin đáng tin cậy về các chỉ số này để đo lường STC của các DN nhỏ một cách chính xác là điều không thể.

Các lý thuyết có liên quan đến STC của DNVVN

2.2.1 Lý thuyết về thẻ điểm cân bằng BSC ( Balanced Scorecard )

2.2.1.1 Bối cảnh Được xem là lý thuyết hiện đại về quản trị liên quan đến sự thành công gần đây nhất vào năm 1987, Art Scheiderman đã tạo ra cái mà ông gọi là “Thẻ điểm cân bằng”, là tiền thân của các phiên bản hiện đại được sử dụng ngày nay Thiết kế thẻ điểm đã được cải tiến vào năm 1990 khi nhiều nghiên cứu quản lý hiệu suất hơn được khởi xướng và đến năm 1992.Tuy nhiên, phải đến năm 1996 khi “Thẻ điểm cân bằng” được xuất bản bởi Robert Kaplan và David Norton của Trường kinh doanh Havard & David Norton, khái niệm này mới được chú ý rộng rãi Thẻ điểm cân bằng là sự kết hợp của các khái niệm đã trở thành một phần của quản lý kinh doanh từ cuối thế kỷ 19 đã giúp cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp tăng tính kết nối giữa chiến lược công ty đến với mục tiêu của mình mà không chỉ đơn thuần là đánh giá nhân viên qua doanh số/lợi nhuận hoặc theo cảm tính BSC là một giải pháp cho những vấn đề trên.

Khách hàng BSC Quy trình Nội bộ DN

Học hỏi và phát triển

Các đặc điểm của thẻ điểm bao gồm sự tập trung vào việc lựa chọn các mục tiêu cần theo đuổi và kết hợp cả dữ liệu tài chính và phi tài chính nhằm nhận xét đánh giá hoàn chỉnh, giúp ban lãnh đạo tập trung vào các chiến lược chính xác để đạt được các mục tiêu hiệu suất cụ thể Bằng cách đo lường hiệu suất nhà quản lý có thể đưa ra các dự báo giúp điều chỉnh chiến lược để hướng đến mục tiêu của mình. Thẻ điểm cân bằng là một tập hợp các biện pháp tài chính và phi tài chính tổng hợp được sử dụng trong quy trình thực thi chiến lược của một công ty nhằm làm nổi bật chiến lược giao tiếp với các thành viên và cung cấp phản hồi để đạt được các mục tiêu của tổ chức (Mendoza & Zrihen, 2001) Thẻ điểm có thể được sử dụng ở các cấp độ khác nhau cho tổ chức hoặc một đơn vị nhỏ hoặc như một “thẻ điểm cá nhân” BSC có thể là công cụ để cạnh tranh trong tương lai và các nhà điều hành khả năng giám sát tính hiệu quả của chiến lược của tổ chức BSC bao gồm các mục tiêu tài chính truyền thống, nhưng cũng bao gồm các mục tiêu thúc đẩy kết quả tài chính.

Thẻ điểm đo lường hiệu suất trên bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển Nó cung cấp cho tổ chức khả năng và giám sát các tài sản vô hình mà họ sẽ cần để thành công trong tương lai Kaplan và Norton thừa nhận tất cả các tổ chức đều có các biện pháp tài chính và phi tài chính, nhưng nhiều tổ chức chỉ sử dụng các con số phi tài chính cho các đánh giá cấp thấp và để làm việc với khách hàng của họ BSC đặc biệt chỉ ra sự cần thiết phải áp dụng cả các biện pháp tài chính và phi tài chính cho nhân viên ở tất cả các cấp của một tổ chức.

Hình 2.1: Thẻ điểm cân bằng BSC-Balanced Scorecard

2.2.1.3 Áp dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng vào sự thành công của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thẻ điểm cân bằng được sử dụng nhiều để theo dõi sự tiến bộ của họ về mặt hiệu suất Thẻ điểm cân bằng dựa trên các nguyên tắc như: Thứ nhất, bởi vì chỉ các biện pháp tài chính không đo lường được đầy đủ khả năng của một DN, nên việc theo đuổi đánh giá bằng các chỉ tiêu tài chính có thể dẫn đến sự thiếu chính xác. Thứ hai, bởi vì thẻ điểm cân bằng tập trung vào quá trình chứ không phải số liệu, nó hướng tới tương lai hơn là nhìn lại phía sau Thứ ba, thẻ điểm là một khuôn khổ phân tích để chuyển tầm nhìn của một DN thành các mục tiêu cụ thể, có thể định lượng được và để theo dõi hiệu suất so với các mục tiêu đó Khi được triển khai đầy đủ thẻ điểm cân bằng giúp cho mục tiêu doanh nghiệp thành hiện thực Do đó sơ đồ thẻ điểm cân bằng được quan tâm, tổ chức và quản lý từng góc độ như một yếu tố quyết định sự thành công cho doanh nghiệp.

Kế thừa trong mô hình này với ý tưởng rằng lợi ích từ sự đầu tư trong vấn đề nguồn tài chính dồi dào, trong quan điểm học hỏi và phát triển tiếp thu, cải tiến các quy trình kinh doanh nội bộ, từ đó dẫn đến sự hài lòng của khách hàng và thị phần cao hơn và cuối cùng là dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp.

2.2.2 Lý thuyết về sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Penrose và cộng sự (2009) cho rằng nguồn lực bên trong và bên ngoài giúp công ty phát triển và nhận ra lợi thế cạnh tranh Nghiên cứu giải thích thêm rằng sự sẵn có của các vấn đề kỹ thuật và quản lý hàng đầu đóng vai trò là động lực cho sự phát triển đi đến thành công của công ty Sự thiếu hiểu biết về các yếu tố này dẫn đến thất bại và mất lợi thế cạnh tranh Lý thuyết tăng trưởng DN được xuất bản năm 1959 đã thiết lập cơ sở của lý thuyết tăng trưởng DN Sau đó, lý thuyết tăng trưởng DN đã được các học viện kinh tế và học viện lý thuyết quản lý quan tâm. Cho đến nay, ba ý kiến lý thuyết đã được hình thành trong các nhà nghiên cứu nước ngoài về lý thuyết tăng trưởng DN, tức là lý thuyết tăng trưởng dựa trên lý thuyết về quy mô, lý thuyết tăng trưởng dựa trên vòng đời và lý thuyết tăng trưởng dựa trên sự kết hợp.

2.2.3 Lý thuyết dựa trên quan điểm nguồn lực

Lý thuyết này do Wernerfelt (1984) đưa ra và sau đó được Barney (1991) phổ biến thông qua các nghiên cứu Quan điểm chính của lý thuyết nguồn lực

RBV (Resources Based View) cho rằng để đạt được STC nguồn lực DN đóng vai trò rất quan trọng Một công ty sẽ thành công nếu nó trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất với việc kinh doanh Khả năng đặc thù kinh doanh này rất quan trọng, như là môi trường công nghệ và quản lý Tài nguyên bao gồm tài sản tài chính, thiết bị sản xuất, thương hiệu, kiến thức công nghệ, bí quyết tiếp thị và kỹ năng quản lý Khả năng đề cập đến khả năng đặc biệt quản lý, sử dụng và gia tăng hiệu quả kinh doanh- nguồn lực cụ thể RBV cung cấp một nền tảng để giải thích cách các DN có thể xác định các biện pháp thích hợp để vượt qua trở ngại tăng trưởng và cải thiện tiếp cận công nghệ tài nguyên…Tăng cường các yếu tố nội bộ là nguồn lực chính, nguồn lợi thế cạnh tranh để khẳng định rằng chiến lược có ý nghĩa đối với thành công kinh doanh Mặc dù RBV nổi lên từ các nghiên cứu quản lý dựa trên về quản lý DN và đa quốc gia lớn tổ chức, một số học giả và nhà nghiên cứu Chimucheka (2012); Krajcovicova và cộng sự (2012) đã sử dụng các kết luận lý thuyết của các khái niệm này Đồng thời RBV cũng thích hợp như một lý thuyết hỗ trợ kinh doanh hiệu quả mang đến STC cho DNVVN.

2.2.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory- RDT) và tích hợp bên ngoài (External integration)

RDT quan tâm đến các yêu cầu của DN để có được nguồn lực từ các tác nhân khác trong môi trường của mình và nêu rõ cách thức sự khan hiếm nguồn lực của DN buộc DN phải đưa ra những cải tiến mới sử dụng các nguồn lực thay thế các nguồn lực cần thiết như: nguyên liệu chất lượng, công nghệ, xu hướng mới nổi và nguồn tin liên quan đến thị hiếu hiện tại và nhu cầu của khách hàng (Sherer và Lee, 2002).

2.2.5 Lý thuyết về môi trường của DN

Khái niệm "các yếu tố góp phần nên STC" được phát triển bởi Daniel (1961). Các yếu tố đó là:

Yếu tố ngành: các yếu tố ngành của một dự án hoặc sứ mệnh của DN

Yếu tố môi trường: những yếu tố môi trường này do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô của một công ty: đối thủ cạnh tranh, kinh doanh, tiến bộ công nghệ … Yếu tố chiến lược: các yếu tố chiến lược là kết quả của chiến lược cạnh tranh cụ thể do một công ty cụ thể lựa chọn.

Yếu tố thời gian: xuất phát từ các lực lượng nội bộ của công ty Những yếu tố này có thể là các rào cản, chỉ dẫn, thách thức và ảnh hưởng cụ thể.

Nếu một DN xác định rõ ràng và truyền đạt các yếu tố quan trọng này và thực thi một cách đúng đắn sẽ giúp DN có thể giữ được mục tiêu, tầm nhìn theo hướng

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công

Nhiều các nghiên cứu trước đây phát hiện các yếu tố thành công của DNVVN Chẳng hạn Storey (1994) đã cung cấp một khung làm nổi bật sự xuất hiện yếu tố thành công của DNVVN từ điểm chung của 03 yếu tố lớn :(1) doanh nhân;(2) chiến lược; (3) DN Nghiên cứu của Islam và cộng sự (2011) về các DNVVN ở

Bangladesh cho thấy các sản phẩm và dịch vụ, cách thức kinh doanh, quản lý bí quyết và môi trường bên ngoài là những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công kinh doanh của các DNVVN.

Nghiên cứu của Indarti và Langenberg (2005) đã xác định các thành phần chính là quan trọng trong việc phân tích thành công kinh doanh của các DNVVN : nhân khẩu học; đặc điểm loại hình của các DNVVN Ghosh và Kwan (1996) đã thực hiện một nghiên cứu về các yếu tố thành công quan trọng của các DNVVN ở Singapore và đưa ra kết luận rằng các yếu tố như: đáp ứng điều khách hàng cần, có nguồn lực tài chính, công nghệ và hỗ trợ được thực hiện và đáp ứng tốt sẽ tạo nên STC cho DNVVN ở Singapore Phát triển DNVVN dễ bị tổn thương bởi một số các yếu tố, bao gồm tài chính, thiếu kỹ năng quản lý, thiết bị và công nghệ, các vấn đề quy định và tiếp cận với thị trường quốc tế (Gockel và Akoena, 2002)

Nghiên cứu của Al-Mahrouq (2010) về “các yếu tố thành công của DNVVN: trường hợp Jordan” Năm yếu tố theo thứ tự quan trọng của họ là: quy trình kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu của công ty, cơ cấu tài chính, marketing và năng suất dựa trên cơ cấu nguồn nhân lực Điều này sẽ khuyến khích cho cả doanh nhân mới, chính phủ và tài chính các tổ chức hỗ trợ DNVVN để mở rộng vì một số lợi thế đã được đã đề cập trước đây như tạo việc làm và đổi mới có thể giúp giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.

Chittithaworn và cộng sự (2011) đã chỉ ra được rằng các yếu tố như: phong cách lãnh đạo, tác phong quản lý, chiến lược kinh doanh …tác động đến thành công của DNVVN tại Thái Lan Trong khi đó Khan và cộng sự (2012) chỉ ra mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến STC của DNVVN bao gồm: tài chính, công nghệ, mối quan hệ, chính sách của chính phủ…Sau đó Chowdhury và Alam (2017) tiếp tục kế thừa và nghiên cứu mô hình này tại Bangladesh Nếu những vấn đề này có thể được cải thiện thì cơ hội tăng trưởng cho các DNVVN sẽ góp phần cho nền kinh tế địa phương phát triển.

Trong trường hợp của các DNVVN ở Malaysia, Chong (2012) đã điều tra các nhân tố thành công quan trọng như: quản lý, hỗ trợ của chính phủ, đào tạo, tiếp cận vốn, tiếp thị, dịch vụ khách hàng, giá cả cạnh tranh, quản lý nguồn nhân lực, kỹ năng xã hội, địa điểm, hỗ trợ gia đình và bạn bè là những yếu tố thành công Ng và Kee (2012) cho rằng các yếu tố như lãnh đạo và quản lý, vốn trí tuệ, đổi mới tổ chức, doanh nhân đặc điểm và năng lực, nguồn nhân lực, động lực và định hướng thị trường sẽ là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công.

Ngoài ra, Nikoli´c và cộng sự (2015) đã phân loại tất cả các yếu tố thuộc tính thành công của các DNVVN thành hai nhóm: yếu tố cá nhân và các yếu tố phi cá nhân Các yếu tố như chủ sở hữu và kỹ năng quản lý, đặc điểm cá nhân, giới tính và động lực thuộc yếu tố cá nhân, trong khi các yếu tố phi cá nhân đề cập đến đến vấn đề nội bộ của DN như: tiếp thị, tài chính hạn chế, điều kiện thị trường, cạnh tranh chuyên sâu.

Trong nghiên cứu của Omri và cộng sự (2015) tại các DN siêu nhỏ Tunisia và kết luận rằng các hoạt động đổi mới của các DN siêu nhỏ làm trung gian đáng kể ảnh hưởng của vốn con người, xã hội và tài chính đến sự kinh doanh thành công Hơn nữa, Lampadarios và cộng sự (2017) đã phân loại các yếu tố tạo nên STC cho các

DN nhỏ thành ba ngóm các yếu tố: Yếu tố doanh nhân (tuổi chủ sở hữu, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý), yếu tố DN (tuổi và quy mô kinh doanh, mạng lưới kinh doanh, nguồn tài chính, quan hệ khách hàng, tiếp thị và hoạch định chiến lược) và các yếu tố môi trường kinh doanh (môi trường chính trị, công nghệ, pháp lý và sinh thái).

Nghiên cứu của Wong (2005) về quản lý tri thức, mười một yếu tố thành công quan trọng cho DNVVN như: lãnh đạo và hỗ trợ quản lý, văn hóa tổ chức, công nghệ thông tin, chiến lược được hoạch định tốt, đo lường quản lý kiến thức, cơ sở hạ tầng tổ chức, quy trình và các hoạt động quản lý kiến thức, đào tạo, động lực, nguồn nhân lực và tài chính, cũng như làm quản lý nhân sự Kubickova và cộng sự

(2014) đã đề cập STC của DNVVN liên quan đến môi trường kinh doanh, chẳng hạn như yếu tố pháp lý, yếu tố cá nhân, chẳng hạn như chủ sở hữu hoặc người quản lý kinh nghiệm Theo Al-Mahrouq (2010), có năm yếu tố đóng góp đến STC của các DNVVN ở Jordan, những yếu tố công nghệ, cơ cấu, cấu trúc tài chính, tiếp thị và năng suất của công ty, cũng như cơ cấu nguồn nhân lực Radzi và cộng sự

(2017) chỉ ra rằng STC của các DN nhỏ bị ảnh hưởng rất lớn bởi việc sử dụng năng lực kinh doanh và sử dụng công nghệ.

Còn đối với Lussier (1995), thì cho rằng kinh nghiệm kinh doanh và sử dụng chuyên nghiệp cố vấn là động lực chính của STC kinh doanh Nghiên cứu của Abdallah và Alnamri (2015) về DNVVN ở Nigeria nhận thấy rằng nhu cầu tài chính, cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân viên là có tác động đến hiệu suất của các DNVVN Trong một trường hợp ở Ấn Độ, tác giả Vyas và cộng sự (2015) cho rằng các yếu tố thành công quan trọng của các DNVVN trong ngân hàng ở Ấn Độ: Các yếu tố tổ chức hỗ trợ, giao hàng nhanh chóng và đáp ứng cho khách hàng, tiếp thị, mô hình và chính sách ngân hàng và cải thiện dịch vụ khách hàng Ở Nga, Pletnev và Barkhatov (2016) chỉ ra rằng các DNVVN tác động bởi các yếu tố như: phẩm chất, quan hệ nghề nghiệp và cá nhân của nhân viên với khách hàng và nhà cung cấp, kỹ năng kinh doanh của các giám đốc điều hành hàng đầu, tiền lương, cũng như quản lý CSR Tại Ả Rập Saudi, Migdadi (2009) các yếu tố sau: Lãnh đạo và hỗ trợ quản lý, văn hóa, công nghệ thông tin, chiến lược, đo lường, cơ sở hạ tầng tổ chức, quy trình, hỗ trợ động lực, tài nguyên, con người quản lý tài nguyên, sự hài lòng của khách hàng và mối quan hệ bên ngoài có ảnh hưởng đến STC.Alshumaimri và cộng sự (2014) cho rằng các DNVVN cần được phân tích kỹ lưỡng nhất là yếu tố tài chính và sự hỗ trợ của chính phủ cho DNVVN cần phải được thực thi nếu không thì tỷ lệ thất bại sẽ rất cao Mặt khác, nghiên cứu của Mahdi (2014) chỉ ra rằng niềm tin vào các giá trị kinh doanh và đạo đức có ảnh hưởng lớn đến tinh thần kinh doanh ở Ả Rập Saudi Nghiên cứu của Al-Tit và cộng sự (2019) về các yếu tố thành công quan trọng của DNVVN ở Ả Rập Saudi: đứng trên quan điểm phát triển bền vững đã chỉ ra 04 yếu tố là rất quan trọng đối với STC của các DNVVN ở Ả Rập Saudi: yếu tố cá nhân, yếu tố quản lý, hỗ trợ kinh doanh và vốn khả dụng.

Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến STC từ nghiên cứu trước đây

Tác giả/nhóm tác giả (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

23 Al-Tit và cộng sự (2019) x x x

25 Võ Thành Danh và cộng sự

26 Vũ Hoàng Nam và Đoàn

Nguồn: Kết quả tổng hợp nghiên cứu của tác giả

Ghi chú các yếu tố: yếu tố 1: Quản lý; yếu tố 2: bí quyết kinh doanh; yếu tố3: sản phẩm dịch vụ; yếu tố 4: Khả năng tiếp thị ; yếu tố 5: tiếp cận và đổi mới công nghệ; yếu tố 6: tài chính; yếu tố 7: Hỗ trợ của chính phủ; yếu tố 8: CSR.

Như vậy, từ bảng tóm tắt các yếu tố ảnh đến STC của DNVVN trong bảng 2.1 (chú trọng những yếu tố có từ 3 nghiên cứu trở lên), kết hợp với những đặc điểm khái niệm của tác giả nghiên cứu trong lĩnh vực DNVVN, đồng thời dựa trên quan điểm nghiên cứu của ghiên cứu của Marom và Lussier (2014), S/F với 15 biến có ý nghĩa quan trọng ở các quốc gia và các yếu tố thành công khác nhau ở các quốc gia khác nhau (Benzing và cộng sự, 2009) Trong nghiên cứu của Al-Tit và cộng sự (2019) để DNVVN phát triển bền vững đã chỉ ra 04 nhóm (trong 6 nhóm) yếu tố là rất quan trọng đối với STC của các DNVVN: yếu tố cá nhân, yếu tố quản lý, hỗ trợ kinh doanh và vốn khả dụng Kết hợp với kết quả cuộc thảo luận chuyên gia cho thấy, các chuyên gia đã đưa ra nhiều quan điểm dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân, tuy nhiên cuối cuộc thảo luận đa số những chuyên gia tham gia cuộc thảo luận đều thống và đồng ý rằng cần bỏ yếu tố Thương hiệu vì nó đóng vai trò không quan trọng trong các nhóm ngành này “Habitual-buying behavior-hành vi mua hàng theo thói quen”, thường là các mặt hàng nhu yếu phẩm như gạo, muối, đường hay công cụ tại gia như kéo, ốc, vít… Phần lớn có giá trị kinh tế thấp, người tiêu dùng mua với mức độ thường xuyên và không có suy nghĩ nhiều cho nên việc đi sâu vào nghiên cứu và định vị thương hiệu cho các DN thuộc nhóm ngành này là chưa cần thiết Thống nhất 6 yếu tố ảnh hưởng đến STC của DNVVNV tại các tỉnh Đông Nam bộ (cùng quan điểm với (Al-Mahrouq và Maher, 2010); (Chittithaworn và cộng sự, 2011); (Chowdhury và công sự 2013); (Al-tit và cộng sự, 2019); tại các nước Thái lan, Malaysia, Indonesia… đồng thời kiểm tra thêm mối quan hệ tác động giữa các yếu tố CSR, Hỗ trợ chính phủ, Tài chính, cũng như thống nhất tiêu chí đo lường STC thông qua chỉ tiêu phi tài chính Do đó, giả thuyết nghiên cứu chính của nghiên cứu sẽ dựa trên những đặc điểm quan trọng về các yếu tố của các nghiên cứu này.Trong đó 6 yếu tố trong nhóm đó là: Quản lý, tiếp cận đổi mới công nghệ, khả năng tiếp thị, hỗ trợ của chính phủ, tài chính và CSR để xem xét cho khung lý thuyết của nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của tác giả, vấn đề quản lý dựa trên quan điểm chú trọng vai trò của con người trong tổ chức vì vấn đề chính trong một tổ chức là vấn đề quản lý con người Năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người trong quá trình làm việc thuộc nhóm lý thuyết hành vi - tâm lý xã hội trong quản lý Swierczek và Ha (2003) cho rằng vấn đề quản lý trong DN được xem là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển Được thể hiện ở các mặt như quan tâm đến con người của DNVVN, nhân sự trong việc định hướng đào tạo kỹ năng đồng thời cập nhật kiến thức kỹ năng trước các biến đổi.

2.3.2 Tiếp cận đổi mới công nghệ

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.4.1.1 Mối quan hệ giữa yếu tố Quản lý và Sự thành công

Khái niệm quản lý dựa vào lý thuyết quản lý hành vi, tập trung vào khía cạnh con người trong công việc Khái niệm này mong muốn hiểu rõ hơn về hành vi, đào tạo, mục tiêu của con người tại nơi làm việc để cải thiện năng suất nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang đến thành công cho DN Khái niệm chú trọng vào các khía cạnh hành vi như: hiệu quả của quản lý, tạo động lực cho nhân viên, kỳ vọng, khen thưởng và mục tiêu đào tạo chiến lược lâu dài. Đối với các DN cần duy trì và quản lý nguồn nhân lực lành nghề, tài năng của mình Nhiều các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã thiết lập mối liên kết giữa thực tiễn quản lý nguồn nhân lực và hiệu suất DN như Huselid (1995), Delery và Doty (1996), Huselid và Delaney (1996), Boselie và cộng sự (2001), Datta và cộng sự (2005), Tzafrir (2005) Những mối liên kết này nâng cao thành công cho

DN trong môi trường kinh doanh đang ngày càng thay đổi nhanh chóng Do đó, vai trò của quản lý nguồn nhân lực trở thành chiến lược và chủ động để tạo ra một môi trường làm việc năng động hơn (Brewster và Suutari, 2005) Adnan và cộng sự

(2011) cho rằng quản lý nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định STC của các DNVVN Trong khi đó Islam và Siengthai (2010) xác nhận rằng hầu hết các chức năng chính của quản lý nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, phát triển và đánh giá hiệu suất có tác động đáng kể đến STC của các DNVVN.

Theo Swierczek và Ha (2003) quản lý trong DN được xem là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DN như: học vấn, kiến thức; khả năng phân định các bộ phận chức năng Trong khi đó, Yusof và Aspinwall (1999) đã đề xuất mười yếu tố thành công đặc biệt dành cho các DNVVN dùng để tập trung trong quá trình thực hiện tổng chất lượng quản lý đó là lãnh đạo quản lý, đo lường kết quả, tiến độ và hiệu suất, đào tạo phù hợp cho nhân viên

Rose và cộng sự (2006) nghiên cứu các yếu tố thành công của doanh nhân trong các DNVVN ở Malaysia và thấy rằng kiến thức của chủ sở hữu có tác động đến STC kinh doanh Trong khi đó Tomšič và cộng sự (2015) chỉ ra rằng vấn đề quản lý nên tạo thuận lợi và môi trường hợp tác cho quá trình đổi mới và đầu tư vào nguồn nhân lực Nguồn lực con người gây ra sự đổi mới, góp phần vào STC của

DN Qua đó cho thấy yếu tố quản lý có tác động tích cực đến STC của DNVVN. Việc xem xét những phát hiện này đã dẫn đến sự phát triển của giả thuyết:

H1: Quản lý có ảnh hưởng thuận chiều đến STC của DNVVN.

2.4.1.2 Mối quan hệ giữa yếu tố Tiếp cận đổi mới công nghệ và

Yếu tố Tiếp cận và đổi mới công nghệ là vấn đề then chốt của DN Bất kỳ quốc gia nào cũng cần lập kế hoạch, trong bối cảnh toàn cầu hóa và tập trung vào khoa học công nghệ can thiệp để nâng cao khả năng cho doanh nghiệp mình Các quốc gia đã phát triển vẫn duy trì sự cải thiện cạnh tranh trong các ngành công nghiệp phát triển Đổi mới công nghệ là không thể tránh khỏi khi các DN muốn thành công và duy trì lợi thế cạnh tranh để gia nhập thị trường mới (Becheikh và cộng sự, 2006). Nghiên cứu của Lee (2001) chỉ ra rằng trình độ công nghệ chưa cao là một hạn chế lớn đối với STC DNVVN Các DNVVN thiếu kinh nghiệm do không thường xuyên tiếp cận những công nghệ hiện đại thường không hoạt động ở thành thị và do thiếu đào tạo.

Tại Đài Loan nghiên cứu của Lin (1998) trong khuôn khổ cấu trúc, công nghệ và con người, một cuộc khảo sát trường hợp là tiến hành tiết lộ các yếu tố thành công của 43 DNVVN ở Đài Loan Nghiên cứu cho rằng một tổ chức có thể được thay đổi bằng cách thay đổi cấu trúc, công nghệ và con người Chính những phát hiện bao gồm những vấn đề này được nhấn mạnh hơn những vấn đề về cấu trúc và công nghệ trong các DNVVN thành công Ở các nước đang phát triển việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào DNVVN là một lĩnh vực đang được quan tâm (Manimala và cộng sự, 2012)

Trong một nghiên cứu ở Mỹ, Gundry và cộng sự (2003) tiết lộ rằng những đổi mới thay đổi công nghệ có ảnh hưởng đáng kể với sự tăng trưởng của thị trường.Một nghiên cứu ở Ireland đã tìm ra rằng thay thế công nghệ, tự động hóa và đổi mới quy trình có liên quan đáng kể đến sự hài lòng về lợi tức đầu tư (Gibbons vàO'Connor, 2003) Những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ nên được cácDNVVN đáp ứng cách khác để duy trì lợi thế cạnh tranh của họ bằng cách triển khai quy trình mới và mới phương pháp tăng trưởng (Swierczek và Ha, 2003) Hầu hết chuyên gia cho rằng khả năng đổi mới công nghệ của DN có tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm đạt được mục tiêu cho STC của DNVVN Chính điều này dẫn đến sự phát triển của giả thuyết

H2: Tiếp cận đổi mới công nghệ có ảnh hưởng thuận chiều đến STC của DNVVN.

2.4.1.3 Mối quan hệ giữa yếu tố Khả năng tiếp thị và sự thành công của DNVVN

Lý thuyết BRV dựa tài nguyên đã gợi ý khả năng tiếp thị như một phần của nguồn lực tổ chức có thể cung cấp một cơ sở tiềm năng lợi thế cạnh tranh bền vững (Kozlenkova và cộng sự, 2014) Còn theo Nath và cộng sự (2010) thì khả năng tiếp thị đề cập đến khả năng của công ty để tận dụng nguồn lực hữu hình và vô hình của nó để hiểu nhu cầu người tiêu dùng phức tạp và cuối cùng đạt được cao nhận diện thương hiệu Tuy nhiên, Agrawal và Bhuiyan (2014) cho rằng các công ty này không thể gặt hái được lợi ích kinh tế được nêu ra như khách hàng tiềm năng có thể không nhận thức đầy đủ sự độc đáo nhúng vào trong các sản phẩm hay dịch vụ mua vào Các tính năng độc đáo hay đặc điểm có thể không được dễ dàng phát hiện bởi các khách hàng trong nháy mắt đầu tiên Điều này là do các DN cần phải có một khả năng tiếp thị tốt để nâng cao nhận thức của các cá nhân quan tâm đến việc mua các sản phẩm (Chin và cộng sự, 2013) Chính vì thế các DN nhỏ phấn đấu khó khăn để tập trung vào khả năng tiếp thị của họ khi họ tin rằng nó là chìa khóa cho khả năng cạnh tranh Thêm vào đó O'Cass và cộng sự (2013) cho rằng việc toàn cầu hóa nhanh chóng đã buộc họ phải có được sức mạnh tiếp thị để cạnh tranh với các công ty lớn.

H3: Khả năng tiếp thị có ảnh hưởng thuận chiều đến STC của DNVVN.

2.4.1.4 Mối quan hệ giữa yếu tố Hỗ trợ của chính phủ và Sự thành công

Theo IF (2003) dựa trên phản hồi của 45.000 DN ở các nước đang phát triển đã cho thấy những nhân tố hàng đầu gây cản trở đến quá trình phát triển DN chính là môi trường đầu tư không hấp dẫn như thuế cao, cơ sở hạ tầng nghèo nàn hay nguồn cung điện không đầy đủ, Tất cả những ảnh hưởng tiêu cực kể trên đều liên quan đến những chính sách từ phía Chính phủ.

Mối quan hệ giữa yếu tố hỗ trợ của chính phủ và STC của DNVVN đượcKhan và cộng sự (2012) nhấn mạnh: các rào cản pháp lý, điều kiện pháp luật là một số trong những vấn đề khác có tác động đến bất lợi về STC của DNVVN.Tác giả

Quddus và Rashid (2000) cũng cho rằng phát triển DNVVN gặp vô số các trở ngại về chính sách khi bắt đầu xây dựng một DN.

Việc tháo tạo điều kiện về pháp lý, vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử đồng thời rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho DN; nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư … là những việc làm khẩn trương của các nước nhằm phục hồi và phát triển các DNVVN.

Theo Reynolds và cộng sự (2001) thì các chính sách của chính phủ là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển DNVVN và là đề hàng đầu đã phải đối mặt ở các DNVVN Anh Ngoài việc thiếu hỗ trợ tài chính như đã đề cập ở trên, thiếu sự hỗ trợ về thể chế là những trở ngại cho phát triển DNVVN (Mead và cộng sự, 1998; Swierczek và Ha, 2003) Rose và cộng sự (2006); Chowdhury và cộng sự

(2013) đã xác định được yếu tố sự Hỗ trợ của chính phủ có tác động đến STC của các DNVVN Malaysia.

Từ đó, dựa trên các nghiên cứu trước về tầm quan trọng của yếu tố sự hỗ trợ của chính phủ, nghiên cứu của tác giả lập luận rằng yếu tố sự hỗ trợ của chính phủ có ảnh hưởng đến STC của DNVVN.

H4: Sự Hỗ trợ của chính phủ có ảnh hưởng thuận chiều đến STC của DNVVN.

2.4.1.5 Mối quan hệ giữa yếu tố Sự hỗ trợ của chính phủ và vấn đề tài chính

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu có 3 phương pháp chính: nghiên cứu định tính thường cần mẫu nhỏ, thường trực tiếp thu thập và diễn giải dữ liệu Nghiên cứu định lượng thường được quan tâm đến việc áp dụng các phép đo lường trích từ các thử nghiệm các giả thuyết và hướng vào việc đo lường dữ liệu (Saunders và cộng sự, 2009).Trong bối cảnh của nghiên cứu này thì khi mà có số lượng lớn các giả thuyết nghiên cứu cần được lượt khảo và kiểm tra, thì phương pháp nghiên cứu định lượng là phù hợp Đồng thời các khái niệm cần được đánh giá Lúc này phương pháp nghiên cứu phù hợp là nghiên cứu định tính Từ những phân tích trên cho thấy, sự kết hợp giữa hai phương pháp là chiến lược nghiên cứu phù hợp nhất,trong đó để điều chỉnh thang đo thì sử dụng nghiên cứu định tính và kiểm định các giả thuyết thì sử dụng phương pháp định lượng.

Quy trình nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu định tính là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến STC của DNVVN từ đó xây dựng thang đo và hoàn thiện mô hình nghiên cứu.

Theo Krueger (1994) để điều tra một chủ đề trong bối cảnh xã hội cách tốt nhất là phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm Còn theo Morgan (1997) các thông tin một cách cụ thể sẽ được phản hồi thông qua thảo luận nhóm Fontana vàFrey (2000) thêm rằng, phương pháp này cung cấp dữ liệu phong phú và với chi phí nhỏ Còn theo Maxwell (1996) đối với những nghiên cứu theo hướng chiều sâu trong bước nghiên cứu định tính thì số mẫu trong bước này không cần lớn có thể bằng một hoặc đến trên mười, còn đối với đối tượng khảo sát không nhất thiết phải theo nguyên tắc ngẫu nhiên mà quan trọng là đối tượng khảo sát cung cấp thông tin đáp ứng đầy đủ thông tin theo yêu cầu của nghiên cứu là theo chiều sâu Tác giảNguyễn Đình Thọ (2011) cũng đã chỉ ra đặc tính mẫu cho phương pháp định tính cần đảm bảo tiêu chí thỏa mãn đặc điểm của đám đông.

Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả cần hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và kiểm chứng lại các cơ sở lý thuyết thông qua phỏng vấn chuyên gia để xem mô hình có phù hợp với những suy nghĩ của những nhà quản lý DNVVN ở các tỉnh Đông Nam bộ hay không Phỏng vấn chuyên gia với 10 chuyên gia gồm 2 nhóm: nhóm 1 gồm 6 nhà khoa học Tiêu chuẩn chọn chuyên gia: là nhà khoa học có học vị tiến sĩ, học hàm phó giáo sư, giáo sư giảng dạy liên quan đến lĩnh vực kinh doanh ở các cơ sở đào tạo ngành Quản trị kinh doanh nhằm làm hoàn thiện: Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất và các thang đo của đề tài; nhóm

2 gồm 4 thành viên là lãnh đạo, quản lý là đại diện cho các DNVVN: Ban giám đốc, trưởng bộ phận của các DNVVN.

Mục tiêu nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu Bảng thảo câu hỏi điều tra

Tương quan biến tổng, Cronbach alpha Đánh giá độ tin cậy thang đo

Nghiên cứu định lượng chính thức (n@0)

Kiểm định sự phù hợp thang đo, tính hội tụ, phân biệt…

Kiểm tra mô hình lý thuyết và các giả thuyết Đề xuất

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Trong nghiên cứu định tính được thực hiện qua 2 bước như sau:

Bảng câu hỏi điều tra chính thức Đánh giá độ tin cậy thang đo

Nghiên cứu định lượng sơ bộ(np)

Bảng câu hỏi điều tra sơ bộ

Mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM)

Kiểm định Sự khác biệt

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Phân tích nhân tố khám phá

Bước 1: Đầu tiên là việc xác định mục tiêu nghiên cứu, sau đó lượt khảo các nghiên cứu trước, để tìm khoảng trống và hệ thống cơ sở lý thuyết có liên quan, sau đó tác giả xây dựng mô hình và xây dựng các thang đo

Bước 2: Tiến hành tổ chức thảo luận với chuyên gia nhằm làm rõ lý thuyết liên quan; Làm rõ các khái niệm trong mô hình nghiên cứu; Điều chỉnh, bổ sung và phát triển thang đo để đảm bảo đo lường cho phù hợp với đặc thù DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ

3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Bước 1: Tác giả tiến hành với số mẫu nhỏ 70 nhà lãnh đạo, quản trị, quản lý

DN tại các tỉnh Đông Nam bộ và được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bao gồm các loại hình DN thuộc lĩnh vực: DN tư nhân, Công ty TNHH, Công ty

Bước 2: Sau khi tổng hợp dữ liệu khảo sát ở bước 1 để đánh giá các thang đo tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 Theo Nunnally và Bernstein (1994) Cronbach’s Alpha phải có ít nhất 03 biến đo lường, và có giá trị từ 0,6 trở lên và các biến không phù hợp bị loại khi chúng có tương quan biến tổng (Item-total correlation) nhỏ hơn 0,3.

3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức

Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng để tìm ra kết quả nghiên cứu, sau đó tiếp tục thảo luận chuyên gia về kết quả nghiên cứu nhằm tái khẳng định mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu cũng như tình hình thực tế.

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với bộ khảo sát thu thập dữ liệu tại các tỉnh Đông Nam bộ qua 5 bước:

Bước 1: Tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng cách phát phiếu khảo sát đến các nhà lãnh đạo, quản trị, nhà quản lý DN tại các tỉnh ĐôngNam bộ Cấu trúc mẫu tổng thể của nghiên cứu này bao gồm các DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ tại Việt Nam Tập hợp mẫu của nghiên cứu là các DNVVN tại các tỉnh Đông Nam bộ Cụ thể, nghiên cứu tiến hành chọn mẫu ở những nơi tập trung đông Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình dương … Vì vậy, với những đặc điểm này có thể đại diện cho khu vực hoặc cả nước vì chiếm hơn 2/3 số quan sát trong mẫu khảo sát Tác giả Hair và cộng sự (2010) cho rằng

“cần kích thước mẫu tối thiểu từ 100 đến 150 quan sát khi sử dụng phương pháp ước lượng ML (maximum likehood) Và đối với phân tích nhân tố số quan sát cần thiết tối thiểu gấp 5 lần số biến đo lường”.

Trong khi đó tác giả Tabachnick và Fidell (2007) cho rằng, “kích thước mẫu lớn hơn 300 quan sát là tốt, lớn hơn 500 quan sát là rất tốt và lớn hơn 1.000 quan sát là tuyệt vời” Căn cứ số lượng mẫu tối thiểu của 2 nhóm tác giả trên, tác giả sử dụng 400 mẫu phiếu khảo sát chủ yếu tại 03 tỉnh, thành phố (Tp Hồ Chí Minh, Đồng nai, Bình dương).

Bước 2: Dùng phần mềm xử lý SPSS 20.0 loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (không giải thích hoặc giải thích kém cho các khái niệm nghiên cứu)

Bước 3: nhằm đánh giá các thang đo như giá trị hội tụ, tính đơn hướng, giá trị phân biệt tác giả tiếp tục xử lý phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax “Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa ≤ 0,05 thì có thể xem các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể” (Gerbing và Anderson, 1988).

Hệ số KMO nằm trong khoảng 0,5 đến 1 thì có thể xem phân tích nhân tố là thích hợp Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường nếu kiểm định Chisquare có P-value bé hơn 0,05; CMIN/df ≤ 3, một số trường hợp CMIN/df có thể

≤ 5; GFI, TLI, CFI lớn hơn 0,9; RMSEA ≤ 0,09 một số trường hợp RMSEA nhỏ hơn 0,08 Tuy nhiên, theo quan điểm của Hair và cộng sự (2010); Tabachnick và Fidell (2001) thì GFI vẫn có thể chấp nhận được khi lớn hơn 0,8 khi số mẫu vừa thỏa điều kiện tối thiểu của nguyên tắt lấy mẫu.

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả phỏng vấn chuyên gia của tác giả căn cứ theo Hardesty và Bearden

(2004), ông cho rằng trên 75% tổng số chuyên gia chấp nhận sẽ được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.

- Kết quả phỏng vấn yếu tố “Quản lý”: Sau khi tác giả trình bày các vấn đề liên quan từ kết quả tổng quan lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước liên quan và phân tích tình hình thực tiễn trong lĩnh vực DNVVN tại Việt Nam và xin ý kiến các chuyên gia về yếu tố “ Quản lý”.

Kết quả tổng hợp của tác giả sau khi phỏng vấn chuyên gia cho thấy cả 10 chuyên gia được phỏng vấn đều đồng ý là một yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Không có chuyên gia nào có ý kiến bác bỏ hay cũng như ý kiến trung lập về yếu tố này Còn về thang đo, các chuyên gia đều thống nhất kế thừa, phát triển và có điều chỉnh, bổ sung câu từ cho phù hợp với thực trạng Việt Nam từ thang đo lường của Islam và Siengthai (2010) theo hướng nghiên cứu dựa trên quan điểm chú trọng vai trò của con người trong tổ chức, vì vấn đề chính trong một tổ chức là vấn đề quản lý đào tạo con người.

Các chuyên gia cho rằng DNVVN thường là kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và vận hành DN, họ vừa là người quản lý người chủ, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý DN chưa cao. Ngoài ra, hầu hết những người chủ DNVVN đều ít khi tham gia vào các khóa đào tạo quản lý chính quy, chưa có nhiều kiến thức về quản trị DN; chỉ quản lý theo kinh nghiệm và ý kiến chủ quan.

- Kết quả phỏng vấn yếu tố “Tiếp cận đổi mới công nghệ”: Sau khi tác giả trình bày các vấn đề liên quan từ kết quả tổng quan lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước liên quan và phân tích tình hình thực tiễn DNVVN tại Việt Nam và xin ý kiến các chuyên gia về yếu tố “Tiếp cận đổi mới công nghệ”.

Kết quả tổng hợp của tác giả sau khi phỏng vấn chuyên gia cho thấy 9 chuyên gia được phỏng vấn đều đồng ý là một yếu tố trong mô hình nghiên cứu Có một ý kiến không đồng ý (CG8) và cho rằng nên điều chỉnh thành yếu tố “Công nghệ”. Tuy nhiên, sau khi tác giả thảo luận với các chuyên gia khác về ý kiến này đều được các chuyên gia giữ nguyên quan điểm là “Tiếp cận đổi mới công nghệ” với lý do tên gọi này gắn với quá trình tiếp cận, học hỏi và đổi mới sáng tạo trong công nghệ, mức độ đổi mới sáng tạo còn thấp và sự kết nối với hoạt động nghiên cứu tiếp cận công nghệ của các DNVVN còn yếu Nếu đổi thành “công nghệ” sẽ không phản ảnh đúng bản chất của vấn đề, nên việc giữ nguyên tên gọi là “Tiếp cận đổi mới công nghệ” là hợp lý Còn về thang đo sau khi phỏng vấn các chuyên gia đồng ý với thang đo kế thừa và bổ sung câu từ cho phù hợp với thực trạng tại Việt Nam.

- Kết quả phỏng vấn yếu tố “Khả năng tiếp thị”: Sau khi tác giả trình bày các vấn đề liên quan từ kết quả tổng quan lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước liên quan và phân tích tình hình thực tiễn DNVVN tại Việt Nam và xin ý kiến các chuyên gia về yếu tố “Khả năng tiếp thị”.

Kết quả tổng hợp của tác giả sau khi phỏng vấn chuyên gia cho thấy cả 10 chuyên gia được phỏng vấn đều đồng ý là một yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Không có chuyên gia nào có ý kiến bác bỏ cũng như ý kiến trung lập về yếu tố này.

Về thang đo sau khi phỏng vấn các chuyên gia đồng ý với hầu hết thang đo kế thừa, bổ sung câu từ cho phù hợp với thực trạng tại Việt Nam Tuy nhiên, đối với biến KNTT4 (Chúng tôi có kỹ năng bán hàng, hoạt động tiếp thị và quảng bá hiệu quả) các chuyên gia nhận định rằng nên điều chỉnh thang đo này cho phù hợp với các DNVVN tại các tỉnh Đông Nam bộ với lý do: đa số các DNNVVN tại khu vực này thường nằm trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đa phần là các

DN sản xuất cho nên việc quan trọng hơn để hàng hóa đến tay người tiêu dùng cần chú trọng là các trung gian thương mại, nhà phân phối Từ đó DNVVN sản xuất không nên chú trọng việc bán hàng mà sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn vào các khâu trong dây chuyền, nâng cao chất lượng – giá trị sản phẩm….chính vì vậy biếnKNTT4 nên đổi thành “Mức độ quan hệ với nhà phân phối”

- Kết quả phỏng vấn yếu tố “Hỗ trợ của chính phủ”: Sau khi tác giả trình bày các vấn đề liên quan từ kết quả tổng quan lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước liên quan và phân tích tình hình thực tiễn DNVVN tại Việt Nam và xin ý kiến các chuyên gia về yếu tố “Hỗ trợ của chính phủ”.

Kết quả tổng hợp của tác giả sau khi phỏng vấn chuyên gia cho thấy cả 10 chuyên gia được phỏng vấn đều đồng ý là một yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về yếu tố này các chuyên gia cũng có gợi ý hướng nghiên cứu về chính phủ có thể hỗ trợ cho DNVVN như: sự hỗ trợ về chính sách (thủ tục, giấy phép kinh doanh, thuế…); hỗ trợ về vấn đến tài chính (chú trọng nguồn vốn, tài trợ để DN vay) Sau khi thảo luận cùng chuyên gia thì tác giả đã chọn được hướng thứ nhất để nghiên cứu là các Hỗ trợ của chính phủ về mặt chính sách cho DN, vì vấn đề này sẽ tác động rất lớn đến DN nhất là DNVVN đồng thời vấn đề tài chính cũng là một trong những yếu tố sẽ nghiên cứu cho nên hướng thứ hai sẽ bị trùng lấp, do đó để nghiên cứu toàn diện hơn tác giả sẽ nghiên cứu tác động giữa yếu tố hỗ trợ chính phủ và vấn đề tài chính của DNVVN, cho nên chọn hướng nghiên cứu thứ nhất là hợp lý Về thang đo sau khi phỏng vấn các chuyên gia đồng ý với thang đo kế thừa và bổ sung câu từ cho phù hợp với thực trạng tại Việt Nam.

- Kết quả phỏng vấn yếu tố “Tài chính”: Sau khi tác giả trình bày các vấn đề liên quan từ kết quả tổng quan lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước liên quan và phân tích tình hình thực tiễn DNVVN tại Việt Nam và xin ý kiến các chuyên gia về yếu tố “Tài chính”.

Kết quả tổng hợp của tác giả sau khi phỏng vấn chuyên gia cho thấy cả 10 chuyên gia được phỏng vấn đều đồng ý là một yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Không có chuyên gia nào có ý kiến bác bỏ cũng như ý kiến trung lập về yếu tố này.

Về thang đo sau khi phỏng vấn các chuyên gia đồng ý với thang đo kế thừa và bổ sung câu từ cho phù hợp với thực trạng tại Việt Nam.

- Kết quả phỏng vấn yếu tố “Trách nhiệm xã hội ”: Sau khi tác giả trình bày các vấn đề liên quan từ kết quả tổng quan lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước liên quan và phân tích tình hình thực tiễn DNVVN tại Việt Nam và xin ý kiến các chuyên gia về yếu tố “Trách nhiệm xã hội” Có 01 chuyên gia (CG9) thì không đồng ý yếu tố CSR là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới STC của DNVVN với ý kiến cho rằng: không nên đưa vào vì yếu tố này còn nhiều điểm chưa cần thiết đối với loại hình DNVVN, điều này cũng đồng quan điểm với nghiên cứu của Friedman

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ

Hair và cộng sự (2010) nhấn mạnh rằng nghiên cứu sơ bộ là đặc biệt quan trọng khi các thang đo được lấy từ nhiều nguồn khác nhau và áp dụng trong bối cảnh cụ thể Một số thang đo trong nghiên cứu này đã được phát triển trong bối cảnh các nước phát triển hoặc mới công nghiệp hóa tiên tiến nhìn từ góc độ DN.

Vì vậy, nghiên cứu sơ bộ cần phải được thực hiện để xem xét lại các thang đo trong bối cảnh của Việt Nam và điều kiện phát triển của các DNVVN trên địa bàn các tỉnh Đông Nam bộ Việc giống mẫu chính thức càng tốt, đại diện trả lời điển hình, hoặc ngắn gọn hơn, nên phản ánh các thành phần của cuộc điều tra chính Tuy nhiên, lấy mẫu thuận tiện cũng thường được sử dụng để tạo ra một mẫu cho nghiên cứu sơ bộ (Calder và cộng sự,1981) với một kích thước mẫu đề nghị từ 25 đến 100 (Bolton, 1993).

Các bảng câu hỏi tự điền được gửi cho các DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ thông qua tiếp cận trực tiếp và gián tiếp và gửi bảng câu hỏi Quá trình điều tra nghiên cứu sơ bộ được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01/9/2019 đến tháng 01/10/2019.

Cỡ mẫu được lựa chọn là 70 DN được phỏng vấn Kết quả thu về 60 phiếu trả lời (có 10 phiếu không hợp lệ vì có câu trả lời giống nhau trên 65% hoặc bỏ trống trên 30%) đạt tỷ lệ hồi đáp 85.7%.

Kết quả cho thấy người trả lời đa số là Nam, chiếm 76.6 %, có trình độ học vấn là bậc đại học nhiều nhất(51%), sau đại học (23%) Ngành nghề chủ yếu là công nghiệp (30%),sản xuất(21%).

Về thời gian hoạt động đa số là trên 5 năm chiếm 68 % Về số lượng nhân công trong đợt khảo sát chiếm 54%(DN vừa) Về nguồn vốn số DN nhỏ chiếm 67% Doanh thu hàng năm dưới 50 tỷ VNĐ các DN nhỏ chiếm 71%.

3.4.2 Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Hair và cộng sự (2010) và Kline (2005) cho rằng “khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.8 trở lên là thang đo tốt; từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được”. Song, cũng có nhiều nhà nghiên cứu (Slater, 1995) đề nghị “hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu Tuy nhiên, Cronbach’s Apha quá cao (>0.95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa (Redundant items) ở trong thang đo Biến quan sát thừa là biến đo lường một khái niệm hầu như trùng với biến đo lường khác, tương tự như trường hợp cộng tuyến (Collinearity) trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ Mặt khác, Cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại” Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng

3.4.2.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Quản lý

Bảng 3.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quản lý

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến Cronbach’s alpha= 0,885

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Kết quả trong bảng 3.12 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha của thang đo Quản lý là 0,885 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,749 đến 0,807 đều lớn hơn 0,3 Các giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,885 Như vậy, cả 4 biến trong thang đo Quản lý đều đạt độ tin cậy.

3.4.2.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Tiếp cận đổi mới công nghệ

Bảng 3.12 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tiếp cận đổi mới công nghệ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Tiếp cận đổi mới công nghệ trong bảng3.12 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,964 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,852 đến 0,972 đều lớn hơn 0,3 Các giá trị

Cronbach's Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,964 Như vậy, cả 5 biến trong thang đo TCĐMCN đều đạt độ tin cậy.

3.4.2.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Khả năng tiếp thị

Bảng 3.13 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Khả năng tiếp thị

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến Cronbach’s alpha=0,957

Nguồn: từ kết quả nghiên cứu Kết quả kiểm định thang đo Khả năng tiếp thị trong bảng 3.13 cho thấy hệ số tương quan biến tổng từ 0,832 đến 0,913 đều lớn hơn 0,3 Các giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,957 Như vậy, thang đo Khả năng tiếp thị gồm 6 biến: Khả năng tiếp thị 1, Khả năng tiếp thị 2, Khả năng tiếp thị 3, Khả năng tiếp thị 4, Khả năng tiếp thị 5, Khả năng tiếp thị 6 đạt độ tin cậy cần thiết.

3.4.2.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hỗ trợ của chính phủ

Bảng 3.14 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Hỗ trợ của chính phủ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả nghiên cứu

Kết quả trong bảng 3.14 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,948 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,859 đến 0,938 đều lớn hơn 0,3 Các giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,948 Như vậy, cả 3 biến trong thang đo

Hỗ trợ của chính phủ đều đạt độ tin cậy.

3.4.2.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Tài chính

Bảng 3.15 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tài chính

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả nghiên cứu

Kết quả trong bảng 3.15 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,915 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,735 đến 0,882 đều lớn hơn 0,3 Các giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,915 Như vậy, cả 4 biến trong thang đo Tài chính đều đạt độ tin cậy.

3.4.2.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Trách nhiệm xã hội_Trách nhiệm kinh tế thể hiện trong bảng như sau:

Bảng 3.16 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Kinh tế

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả nghiên cứu

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Trách nhiệm kinh tế trong bảng 3.16 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,941 > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,806 đến 0,921 đều lớn hơn 0,3.

Các giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,941 Như vậy, thang đo TNKT có 04 biến : TNTK1, TNKT2, TNKT3, TNKT4.

- Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo CSR_Trách nhiệm pháp lý thể hiện trong bảng như sau:

Bảng 3.17 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Pháp lý Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả nghiên cứu

Kết trong bảng 3.17 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,967> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,892 đến 0,951 đều lớn hơn 0.3 Các giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,967 Như vậy, cả 4 biến trong thang đo TNPL: TNPL1, TNPL2, TNP3, TNPL4 đều đạt độ tin cậy.

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Trách nhiệm xã hội_Trách nhiệm đạo đức thể hiện trong bảng như sau:

Bảng 3.18 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm đạo đức

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả nghiên cứu

Kết quả trong bảng 3.18 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,936 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,813 đến 0,896 đều lớn hơn 0,3 Các giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,936 Như vậy, thang đo Trách nhiệm đạo đức gồm 04 biến TNDD1, TNDD2,TNDD3, TNDD4.

- Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Trách nhiệm xã hội_Trách nhiệm từ thiện thể hiện trong bảng như sau:

Bảng 3.19 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm từ thiện

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả nghiên cứu

Kết quả trong bảng 3.19 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,867> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,661 đến 0,781 đều lớn hơn 0,3 Các giá trị Cronbach's

Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,867 Như vậy, thang đo trách nhiệm từ thiện đạt yêu cầu về độ tin cậy

3.4.2.7 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự thành công

Bảng 3.20 Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự thành công

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ

Sau nghiên cứu định tính, định lượng, điều tra sơ bộ với mẫu 70 doanh nghiệp tác giả đã kiểm định thang đo Kết quả các thang đo đạt yêu cầu được tổng hợp như sau:

Bảng 3.21 Bảng tổng hợp thang đo

DN có chương trình định hướng cho nhân viên mới

DN thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục cho nhân viên

DN có chương trình đào tạo chất lượng cao cho nhân viên

DN thường xuyên cập nhật chương trình đào tạo

2 TIẾP CẬN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

DN có kế hoạch công nghệ và vận hành kỹ thuật tốt

Mức độ đầu tư vào hệ thống nghiên cứu và phát triển công nghệ tốt

DN có phương pháp sản xuất hiện đại

DN có phương pháp vận hành công nghệ mới và tự động hóa

Trình độ công nghệ kỹ thuật của thiết bị cao

Công ty của tôi có kiến thức tốt về khách hàng và nhu cầu của họ

Công ty của tôi có một hình ảnh tốt và danh tiếng

Chúng tôi có sản phẩm / dịch vụ chất lượng tốt

Mức độ quan hệ với nhà phân phối

Công ty của tôi có khả năng cao trong việc tìm ra các giải pháp nhanh chóng để thay đổi nhu cầu của khách hàng

Công ty của tôi có hệ thống giao hàng và dịch vụ tốt

4 HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ

Chính phủ hỗ trợ vốn đủ để duy trì và mở rộng kinh doanh

Các thông tin về hoạt động cho vay được chính phủ hỗ trợ tốt

DN có thể lựa chọn các nguồn vốn khác nhau từ chính phủ

Nguồn tài chính hiện có đủ để duy trì và mở rộng kinh doanh

Nếu cần, thật dễ dàng để có thêm vốn

Tôi có thể lựa chọn các nguồn tài chính khác nhau

Tôi có thể tiếp cận được các nguồn tài chính khác nhau

Mức độ DN hoạt động có lợi nhuận DN đang có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ

DN có những chính sách phát triển bền vững

Mức độ DN hoạt động có hiệu quả

Mức độ DN tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật

Khả năng DN thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên và liên tục

DN cạnh tranh lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật

DN cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý

DN luôn quan tâm và tôn trọng vấn đề đạo đức trong kinh doanh

Các chương trình quảng bá của DN cung cấp những thông tin trung thực

DN cung cấp thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác trên nhãn mác sản phẩm

Mức độ DN đề cao và tôn trọng quyền của người tiêu dùng

Mức độ DN tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện trong cộng đồng

DN thường xuyên cung cấp hỗ trợ các chương trình khuyến học và nâng cao tri thức DN thường xuyên đóng góp cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng

DN thường xuyên đóng góp cho các chiến dịch và dự án gia tăng phúc lợi cộng đồng

Tôi hài lòng với sự tăng trưởng thu nhập ròng của DN

Tôi hài lòng với thời gian hoàn vốn cho DN của mình

Tôi coi việc kinh doanh của mình thành công

Tôi coi công việc kinh doanh của mình đang phát triển

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Trong chương thiết kế nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định tính xây dựng các khái niệm, xây dựng các thang đo, căn cứ vào những công trình nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan, sau đó thảo luận 10 chuyên gia được tách thành 2 nhóm là nhà khoa học và chuyên gia về lĩnh vực DNVVN Tiếp tục kết hợp phương pháp định lượng nhằm kiểm định các thang đo trên cơ sở bảng câu hỏi sơ bộ với số mẫu 70 khảo sát từ các nhà lãnh đạo, quản lý DNVVN đại diện trên địa bàn các tỉnh Đông Nam bộ Kết quả gồm 10 khái niệm nghiên cứu và

42 biến đưa vào xử lý chính thức chương sau

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Bảng câu hỏi được thiết kế làm hai phần, phần đầu là phần gạn lọc, thu thập các thông tin về (lĩnh vực hoạt động, thời gian hoạt động, loại hình doanh nghiệp ) Phần hai, sẽ được khảo sát mức độ đồng ý về các khái niệm trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến STC của DNVVN tại các tỉnh Đông Nam bộ.

Phân tích mô tả cho thấy trong số 400 người được phát phiếu trả lời câu hỏi. Thu về được 363 phiếu (tỷ lệ 90,75%), trong đó có 357 phiếu hợp lệ (tỷ lệ 89,25%) được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu chính thức Quá trình điều tra nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01/6/2019 đến tháng 01/10/2019.

4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Kết quả thống kê cho thấy về loại hình DN thì đa số các DN được khảo sát là loại hình công ty cổ phần chiếm 31,1 %, tiếp theo là loại hình công ty TNHH chiếm 26,6%, loại hình DN tư nhân chiếm 25,8% còn lại cơ sở kinh doanh khác chiếm 16,5% Về thời gian của hoạt động của doanh nghiệp: dưới 5 năm có 110

DN chiếm 30,8%, từ 5 năm trở lên có 247 DN chiếm 69,2%.

Về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh thì các DN thuộc các ngành Nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất với 166 DN chiếm 46,5 %, tiếp theo là Dn thuộc các ngành Công nghiệp – xây dựng chiếm 23,8%, ngành Dịch vụ và các ngành khác chiếm lần lượt 22,4% và 7,3%.

Các số liệu khảo sát cho thấy có sự tương đồng trong khảo sát giữa các mẫu.Kết quả được tóm tắt trong bảng dưới đây.

Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu chính thức Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ (%)

Thời gian hoạt động Dưới 5 năm 110 30,8

Nguồn: từ kết quả khảo sát 4.1.2 Đánh giá thang đo

Việc đánh giá được thực hiện thông qua phân tích hệ số tin cậy - Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá - EFA thông qua phần mềm SPSS để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác) Trong đó, Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo Theo Hair và cộng sự (2010), Kline (2005) cho rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.8 trở lên là thang đo tốt; từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được.

Song, cũng có nhiều nhà nghiên cứu như Slater (1995) đề nghị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Tuy nhiên, Cronbach’s Apha quá cao (>0,95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa (Redundant items) ở trong thang đo.

Biến quan sát thừa là biến đo lường một khái niệm hầu như trùng với biến đo lường khác, tương tự như trường hợp cộng tuyến (Collinearity) trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ Mặt khác, Cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ.

4.1.2.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Quản lý

Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quản lý

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả Với hệ số Cronbach’s alpha = 0,885 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ

0,749 đến 0,807 lớn hơn 0,3 Các giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted còn lại đều bé hơn 0,885 Như vậy, cả 4 biến trong thang đo Quản lý đều đạt độ tin cậy.

4.1.2.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Tiêp cận đổi mới công nghệ

Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tiếp cận đổi mới công nghệ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Với hệ số Cronbach’s alpha = 0,716 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,543 đến 0,546 lớn hơn 0,3.

Tuy nhiên có 2 biến TCĐMCN 4 và TCĐMCN 5 có hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát lần lượt là 0,245 và 0,263 đều nhỏ hơn 0,3 và các giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn 0,716 Bếu loại bỏ biến TCĐMCN 4 và TCĐMCN 5 cũng không ảnh hưởng nhiều đến nội dung của thang đo Tiếp cận đổi mới công nghệ, các biến còn lại vẫn đánh giá được DN tiếp cận công nghệ như thế nào.

4.1.2.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Khả năng tiếp thị

Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Khả năng tiếp thị

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến Cronbach’s alpha=0,685

Nguồn: từ kết quả xứ lý của tác giả Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Khả năng tiếp thị trong bảng 4.4 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha = 0,685 > 0,6 Tuy nhiên, biến KNTT6 có hệ số tương quan biến tổng là 0,206 0,695 Nếu loại biến này thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng lên 0,862 và hệ số tương quan biến tổng biến thiên từ 0,720 đến 0,762 Ngoài ra, xét về mặt nội dung của biến TNKT 3 (Mức độ DN hoạt động có hiệu quả) có thể do các DN nhận định hoạt động kinh doanh có hiệu quả của mình dựa trên yếu tố lợi nhuận và trùng với thang đo TNKT1 (Mức độ DN hoạt động có lợi nhuận) Tác giả nhận thấy thấy rằng nếu loại bỏ biến TNKT3 cũng không ảnh hưởng nhiều đến nội dung của thang đo, các biến còn lại vẫn thể hiện được CSR về mặt kinh tế.

- Trách nhiệm pháp lý thể hiện trong bảng như sau:

Bảng 4.8 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Pháp lý

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Thang đo TNPL có Cronbach’s alpha = 0,967> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,892 đến 0,951 đều lớn hơn 0,3 Như vậy, cả 4 biến trong thang đo TNPL đều đạt độ tin cậy.

Bảng 4.9 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm đạo đức

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Các chỉ tiêu được đánh giá như: giá trị hội tụ, tính đơn hướng, giá trị phân biệt… theo Hair và cộng sự (1998) thì “mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu là điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát, trừ trường hợp các sai số của biến quan sát có tương quan với nhau Các chỉ tiêu chính được sử dụng là Chi-square (CMIN); Chỉ số thích hợp so sánh (CFI- Comparative Fit Index); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df) ; Chỉ số thích hợp tốt (GFI- Good of Fitness Index); Chỉ số Tucker và Lewis (TLI - Tucker và Lewis Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Erro Approximation) nhằm để đo lường mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu” Theo Carmines và McIver (1981) “một mô hình nghiên cứu được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường nếu kiểm định Chi-quare có giá trị P-value > 5%; CMIN/df bé hơn hoặc bằng 3; GFI, TLI, CFI lớn hơn hoặc bằng 0,9”.

Mô hình nghiên cứu đề xuất trong nghiên cứu này gồm có 7 khái niệm như đã trình bày trong chương 3, bao gồm: Quản lý; Tiếp cận đổi mới công nghệ; Khả năng tiếp thị; Hỗ trợ của chính phủ ; Tài chính; CSR; STC.

Khái niệm đa hướng Trách nhiệm xã hội của DN (CSR), khái niệm đơn hướng Quản lý; Tiếp cận đổi mới công nghệ; Khả năng tiếp thị; Hỗ trợ của chính phủ; Tài chính, Sự thành công.

Tác giả phân tích CFA tiến hành lần lượt theo thứ tự sau: (1) Trách nhiệm xã hội của DN (CSR); (2) Phân tích CFA cho tất cả các khái niệm có trong mô hình (mô hình tới hạn)

4.2.1 Kết quả CFA thang đo Trách nhiệm xã hội DN (CSR)

Thang đo CSR gồm 16 biến với bốn thành phần trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện., các biến TNKT3, TNDD4 bị loại do không đạt yêu cầu, còn 14 biến đều đạt yêu cầu Kết quả CFA của thang đo CSR thể hiện trong hình sau:

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.1 Phân tích CFA cho thang đo CSR Kết quả CFA mô hình tới hạn hình 4.1 cho thấy các giá trị P = 0,000; CMIN/df

= 1,277 (< 3) là phù hợp Các chỉ số như GFI = 0,964; TLI = 0,992; CFI = 0,994 đều lớn hơn 0,9 và đồng thời RMSEA = 0,032 nhỏ hơn 0,05) Theo Gerbing vàAnderson (1988) “các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 và các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (P=0,00) với độ tin cậy 95% nên các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố thành phần đều đạt giá trị hội tụ”.

Bảng 4.16: Giá trị hội tụ của các thang đo đa hướng

Thành phần Hệ số tin cậy tổng hợp CR

Phương sai trích trung bình AVE

Hệ số tải chuẩn hóa

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

- Giá trị phân biệt: giá trị này đạt được sự phân biệt khi các chỉ số MSV < AVE và đồng thời căn bậc 2 của các chỉ số AVE phải lớn hơn hệ số tương quan giữa các thang đo Bảng bên dưới sẽ cho ta thấy các giá trị đều đạt tính phân biệt.

Bảng 4.17 Giá trị phân biệt

AVE MSV MaxR(H) TNKT TNPL TNTT TNDD

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

4.2.2 Kết quả CFA mô hình tới hạn

Theo Steenkamp và cộng sự (1991) tính phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu sẽ đạt được nếu hệ số tương quan của các khái niệm nhỏ hơn 1 với điều kiện mô hình phù hợp tốt với dữ liệu Mô hình đo lường sau cùng là mô hình tới hạn (saturated model) mà trong đó các khái niệm được tự do quan hệ với nhau nên có bậc tự do thấp nhất (Anderson và Gerbing, 1988) Kết quả cho thấy, các thành phần trong mô hình mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình tới hạn thể hiện trong bảng 4.17 cho thấy, tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) cho giá trị p đều nhỏ hơn 0,05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95% Do đó, các khái niệm trong mô hình tới hạn đạt được giá trị phân biệt được thể hiện ở phần phụ lục.

Kết quả kiểm định CFA của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu cho thấy có 9 thành phần trong 7 khái niệm của mô hình nghiên cứu gồm: (1) CSR (thang đo đa hướng gồm 4 thành phần: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện), (2) Quản lý, (3) Tiếp cận đổi mới công nghệ, (4) Khả năng tiếp thị, (5) Hỗ trợ của chính phủ , (6) Tài chính, (7) Sự thành công

Kết quả CFA mô hình tới hạn hình 4.2 cho thấy các giá trị P = 0,000; CMIN/df

= 1,277 (< 3) là phù hợp Các chỉ số như GFI = 0,904; TLI = 0,981; CFI = 0,983 đều lớn hơn 0,9 và đồng thời RMSEA = 0,028 nhỏ hơn 0,05) Theo Gerbing và Anderson (1988) “các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 và các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (P=0,00) với độ tin cậy 95% nên các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố thành phần đều đạt giá trị hội tụ”.

Kết quả CFA mô hình tới hạn trong hình như sau:

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Hình 4 2 Kết quả CFA (chuẩn hóa) mô hình tới hạn

Bảng 4.18 Kết quả kiểm định sự phân biệt giữa các khái niệm trong mô hình tới hạn

Thành phần Hệ số tin cậy Phương sai Hệ số tải

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

- Để có giá trị hội tụ tốt, theo Hair và cộng sự (2010) thì hệ số tin cậy tổng hợp đều trên 0,6 và phương sai trích lớn hơn 0,4 Như vậy, dựa vào kết quả bảng 4.18 ta có thể thấy các thang đo trong mô hình đều đạt giá trị hội tụ.

- Giá trị phân biệt: Kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm trong mô hình tới hạn, giá trị này đạt được sự phân biệt khi các chỉ số MSV < AVE và đồng thời căn bậc 2 của các chỉ số AVE phải lớn hơn hệ số tương quan giữa các thang đo Bảng bên dưới sẽ cho ta thấy các giá trị đều đạt tính phân biệt.

Bảng 4.19 Giá trị phân biệt

P KNTT TNPL TNTT TC TNKT TNDD

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Tóm lại, những đặc điểm chủ yếu: tính đơn hướng, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ và độ tin cậy và mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thị trường sau khi phân CFA.

Kiểm định mô hình lý thuyết bằng SEM

4.3.1 Kiểm định mô hình lý thuyết

Dựa trên kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy, các thang đo trong mô hình nghiên cứu đều đạt mức độ phù hợp.

Kết quả SEM của mô hình lý thuyết cho thấy, mô hình lý thuyết đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường thông qua các chỉ số: Chi-square = 782,385, bậc tự do df = 582 (P=0,000), Chi-square/df = 1,344 < 5, GFI = 0,894, TLI = 0,976,CFI

= 0,978 và RMSEA = 0,031 Riêng chỉ số GFI=0,894 nhỏ hơn 0,9 nhưng theo Baumgartnera và Homburgb (1996); Doll và cộng sự (1994) chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào thang đo, chỉ số quan sát cỡ mẫu cho nên khó đạt được mức 0,9 Tuy nhiên nếu đạt từ 0,8-0,9 thì vẫn chấp nhận được Kết quả thể hiện trong hình sau:

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.3 Kết quả SEM của mô hình lý thuyết

Kết quả ước lượng của các tham số cho thấy, các mối quan hệ nhân quả này đều có ý nghĩa thống kê (p < 5%) Riêng tác động của yếu tố Trách nhiệm xã hội (CSR) lên STC là chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (P_value= 0,071>0,05).

Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả của mô hình Ước lượng SE CR P

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả Kết quả phân tích SEM cho thấy không có hiện tượng Heywood vì theo Hair

(2000) hiện tượng Heywood xuất hiện khi một hay nhiều phương sai của sai số hoặc tương quan giữa các biến lặn (latent variables) có giá tri ̣âm (-) Những ước lượng nếu có hiện tượng này sẽ không thích hợp về mặt lý thuyết và phải được hiệu chỉnh Để đánh giá tác động của các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết,các hệ số hồi quy cần được xem xét, hệ số hồi quy tuyệt đối càng lớn, tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc càng mạnh Bảng 4.21 cho thấy kết quả ước tính tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 4 21 Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp (chuẩn hóa)

Tác động Quản lý TCDMCN KNTT HTCCP TC CSR

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

1.Hỗ trợ của chính phủ tác động trực tiếp và gián tiếp lên STC qua trung gian là yếu tố Tài chính

2.CSR tác động trực tiếp và gián tiếp lên STC qua trung gian là yếu tố Tài chính

Về tác động trực tiếp, yếu tố Tài chính có tác động mạnh nhất và cùng chiều đến STC của DNVVN các tỉnh Đông Nam bộ (trọng số chuẩn hóa 0,125), trong khi đó yếu tố Quản lý, Hỗ trợ của chính phủ có hệ số tác động ít hơn lần lượt là 0,101 và 0,106 Yếu tố Khả năng tiếp thị và Tiếp cận đổi mới công nghệ, có trọng số chuẩn hóa lần lượt là: 0,059, 0,052 Ngoài ra, yếu tố CSR còn tác động trực tiếp lên yếu tố Tài chính có trọng số chuẩn hóa là 1,055 tác động đến STC (độ tin cậy 90%) là 0,369 và yếu tố Hỗ trợ của chính phủ tác động trực tiếp lên yếu tố Tài chính là có trọng số chuẩn hóa 0,147

Về tác động gián tiếp, yếu tố CSR tác động đến STC thông qua yếu tố tài chính với trọng số chuẩn hóa là với trọng số chuẩn hóa là 0,132 Yếu tố Hỗ trợ của chính phủ tác động gián tiếp đến STC thông qua yếu tố tài chính với trọng số chuẩn hóa là 0,018 Như vậy, ngoài tác động trực tiếp lên STC yếu tố Hỗ trợ của chính phủ còn tác động gián tiếp đến STC thông qua yếu tố Tài chính Còn yếu tốCSR chỉ tác động gián tiếp lên STC thông qua yếu tố tài chính

Về tác động tổng hợp, yếu tố CSR của DN được xem là tác động mạnh nhất đến STC của DN (trọng số chuẩn hóa tổng hợp 0,501), tiếp theo là yếu tố tài chính với trong số chuẩn hóa tổng hợp là 0,125, về yếu tố tác động mạnh thứ 3 trong nghiên cứu là yếu tố Hỗ trợ của chính phủ với hệ số tác động 0,124, đứng ở vị trí thứ 4 là yếu tố Quản lý với hệ số tác động tổng hợp lên STC là 0,101, hai vị trí cuối cùng là Khả năng tiếp thị, Tiếp cận đổi mới công nghệ và có hệ số tác động tổng hợp lần lượt là 0,059 và 0,052.

4.3.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap (1000)

Bảng 4.22 Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) bằng Bootstrap

Tương quan Ước lượng SE SE-

Bias CR Quản lý  STC 0,110 0,056 0,002 0,109 -0,001 0,003 -0,33 TCDMCN  STC 0,111 0,042 0,001 0,112 0.000 0,002 0 KNTT  STC 0,105 0,046 0,001 0,103 -0,001 0,002 -0,5 HTCCP  STC 0,074 0,038 0,001 0,073 -0,001 0,002 -0,5

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Ghi chú: SE: sai lệch chuẩn, SE:SE: sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn, Bias: độ lệch và SE-Bias: sai lệch chuẩn của độ lệch

Kết quả ước lượng bằng bootstrap với N= 1000 được tính trung bình kèm theo cho thấy, độ chệch (bias) tuy có xuất hiện nhưng rất nhỏ, trị tuyệt đối của giá trị quan trọng CR < 1,96 suy ra p-value > 5% Vì vậy có thể kết luận rằng, các ước lượng trong mô hình nghiên cứu là tin cậy được.

4.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định trong bảng 4.23

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các yếu tố trong mô hình tới hạn

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

• Kiểm định giả thuyết H1: Yếu tố Quản lý trong kinh doanh có tác động cùng chiều đến STC của DNVVN Từ kết quả phân tích SEM cho thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa khác không và mang dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa Quản lý và Sự thành công Với mức ý nghĩa P = 0,002; hệ số β = 0,101; SE = 0,033 nghĩa là giả thuyết H1 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm Điều này cho thấy yếu tố Quản lý trong kinh doanh có tác động cùng chiều đến STC của DNVVN

• Kiểm định giả thuyết H2: Yếu tố Tiếp cận đổi mới công nghệ(TCDMCN) có tác động cùng chiều đến STC của DNVVN.Từ kết quả phân tích SEM cho thấy, hệ số hồi quy chuẩn hóa khác không và mang dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa TCDMCN và STC Với mức ý nghĩa P = 0,019; hệ số β = 0,052; SE 0,022 nghĩa là giả thuyết H2 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm Điều này cho thấy yếu tố TCDMCN có tác động cùng chiều đến STC của DNVVN

• Kiểm định giả thuyết H3: Yếu tố Khả năng tiếp thị có tác động cùng chiều đến STC của DNVVN Từ kết quả phân tích SEM cho thấy với các giá trị P = 0,027; hệ số β

= 0,059; SE = 0,027 nghĩa là giả thuyết H3 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm Điều này cho thấy yếu tố khả năng tiếp thị có tác động đến STC.

• Kiểm định giả thuyết H4: Yếu tố Sự Hỗ trợ của chính phủ có tác động cùng chiều đến STC của DNVVN Với mức ý nghĩa P = 0,044; hệ số β = 0,106; SE = 0,037 nghĩa là giả thuyết H4 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm Điều này cho thấy yếu tố Hỗ trợ của chính phủ có tác động cùng chiều đến STC của DNVVN

• Kiểm định giả thuyết H5: Yếu tố Sự Hỗ trợ của chính phủ có tác động cùng chiều đến vấn đề tài chính của DNVVN Với giá trị P = 0,011; hệ số β = 0,147; SE 0,058 nghĩa là giả thuyết H5 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm.

• Kiểm định giả thuyết H6: Yếu tố Tài chính có tác động cùng chiều đến STC của DNVVN Với mức ý nghĩa P = 0,003; hệ số β = 0,125; SE = 0,042 nghĩa là giả thuyết H6 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm Điều này cho thấy yếu tố Tài chính có tác động cùng chiều đến STC của DNVVN

• Kiểm định giả thuyết H7: CSR có tác động cùng chiều đến vấn đề tài chính của DNVVN Với các giá trị P = 0,023; hệ số β = 1,055; SE = 0,464 nghĩa là giả thuyết H7 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm.

Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trong mối ảnh hưởng giữa các yếu tố đến sự thành công

tố đến sự thành công

Theo Joreskog (1971) nhằm đánh giá sự khác biệt một mô hình giữa các đối tượng khác nhau hay không, chúng ta sẽ dựa vào sự chênh lệch của giá trị Chi-square trong mối ràng buộc với bậc tự do (df) giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Nghiên cứu thực hiện phân tích cấu trúc theo lĩnh vực hoạt động, thời gian hoạt động, loại hình doanh nghiệp.

4.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp

Nghiên cứu thực hiện kiểm định sự khác biệt giữa loại hình các doanh nghiệp như:công ty TNHH (n), công ty Cổ phần (n1), DNTN và DN khác (n1).

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.4 : Mô hình khả biến nhóm DN CTY TNHH

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.5 : Mô hình khả biến nhóm DN CTY CP

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.6 : Mô hình khả biến nhóm DN DNTN và DN khác

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.7 : Mô hình bất biến nhóm DN CTY TNHH

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.8 : Mô hình bất biến nhóm DN CTY CP

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.9 : Mô hình bất biến nhóm DN DNTN và DN khác

Kết quả chạy SEM mô hình bất biến và khả biến giữa ba loại hình doanh nghiệp này cho thấy giá trị P-value=0,45526>0,05 Chính vì thế ta có thể kết luận không có sự khác biệt giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến, và mô hình bất biến được chọn do có bậc tự do cao hơn Ta có thể kết luận rằng không có ảnh hưởng giữa các loại hình doanh nghiệp đến sự thành công.

Bảng 4.25 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mô hình bất biến và khả biến theo loại hình doanh nghiệp

STT MÔ HÌNH CHI-SQUARE DF P-VALUE

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả 4.4.2 Kiểm định sự khác biệt thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Nghiên cứu thực hiện kiểm định sự khác biệt giữa thời gian hoạt động của doanh nghiệp dưới 5 năm (n0) và thời gian hoạt động trên 5 năm(n$7) Tác giả chạy SEM mô hình khả biến và bất biến giữa hai nhóm này Kết quả như sau:

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.10 : Mô hình khả biến nhóm doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.11 : Mô hình khả biến nhóm doanh nghiệp hoạt động từ 5 năm trở lên

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.12 : Mô hình bất biến nhóm doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm

Nguồn: từ kết quả xử lý của tác giả

Hình 4.13: Mô hình bất biến nhóm doanh nghiệp hoạt động từ 5 năm trở lên Kết quả kiểm định cho thấy giá trị P-value=0,00002674

Ngày đăng: 06/05/2023, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w