1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường đông kinh thành phố lạng sơn tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006 2010

76 846 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 160,43 KB

Nội dung

Rất hay bà bổ ích !

Trang 1

Thực hiện luật đất đai năm 1993 và các văn bản dưới luật, UBND tỉnhLạng Sơn đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lạng sơn thời kỳ 2001– 2010 và được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 931/QĐ –TTg ngày 30 tháng 7 năm 2001 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đấttrong những năm qua đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu, góp phần tích cựcvào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong công tác đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng, phát triển không gian đô thị, khai thác một cách có hiệuquả tiềm năng đất đai.

Trang 2

Đông Kinh là một phường nằm ở trung tâm thành phố lạng sơn, tỉnhLạng Sơn, với tổng diện tích tự nhiên 223,02 ha, chiếm 2.87 % diện tích tựnhiên của toàn thành phố, với vị trí địa lý thuận lợi, nằm cách Hà Nội 150kmbằng đường cao tốc nối Hà Nội - Lạng Sơn, cách cửa khẩu Tân Thanh 30kmnơi giao lưu thông thương rất lớn giữa nước ta và Trung Quốc, cùng với cơ sở

hạ tầng phát triển nên tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển thành đôthị loại hai

Vì vậy, công tác quy hoạch sử dụng đất phường Đông Kinh có ý nghĩađặc biệt quan trọng Nó là căn cứ pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất đai củaphường Trên cơ sở đó bố trí quỹ đất hợp lý cho việc xây dựng các công trình và

bố trí các khu dân cư, xây dựng chỉnh trang phát triển đô thị Đồng thời ngănchặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinhthái môi trường, kìm hãm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội

Xuất phát từ vấn đề đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Tàinguyên & Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sựgiúp đỡ của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lạng Sơn, dưới sự hướng dẫn

trực tiếp của cô giáo Th.s Vũ thị Quý, tôi tiến hành nghiên cứu để tài: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường Đông Kinh - Thành phố Lạng sơn - Tỉnh Lạng sơn giai đoạn 2006 - 2010’’.

1.2 Mục đích của đề tài

Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện quy hoạch sửdụng đất của phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tronggiai đoạn 2006 - 2010, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giảipháp có tính khả thi trong việc thực hiện quy hoạch các giai đoạn tiếp theo

1.3 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Đông Kinh

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006

-2010 của phường Đông Kinh

Trang 3

- Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thực hiện quyhoạch sử dụng đất Từ đó đưa ra các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.

1.4 Ý nghĩa của đề tài

- Đối với việc học tập: giúp cho sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức

đã học trong nhà trường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế để phục vụ chocông việc sau này

- Đối với thực tiễn: qua quá trình nghiên cứu về tình hình thực hiện quyhoạch sử dụng đất tại phường sẽ rút ra được những tồn tại, thiếu sót của côngtác thực hiện quy hoạch và những nguyên nhân chủ yếu, từ đó có các giảipháp phù hợp để khắc phục

Trang 4

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ Sở khoa học của đề tài

2.1.1 Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế

2.1.1.1 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt

Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người, tồn tại ngoài ýmuốn của con người và ngay từ thời kì sơ khai thì con người đã biết sử dụngđất để phục vụ cho đời sống của mình: để ở và sản xuất

Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất vàhoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao

động, do đó đất đai là “Tư liệu sản xuất” Tuy nhiên, đất đai có những tính

chất đặc biệt khác với các tư liệu sản xuất khác:

- Đặc điểm tạo thành : Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý trí và nhận thứccủa con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tựnhiên của lao động Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dướitác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất Trong khi đó, sảnxuất khác là kết quả lao động của con người (do con người tạo ra)

- Tính hạn chế về số lượng : Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất

bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên bề mặt địa cầu.Trong khi các tư liệu sảnxuất khác có thể tăng lên về số lượng, chế tạo lại tuỳ theo nhu cầu xã hội

- Tính không đồng nhất : Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàmlượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá (quyết định bởi các yếu tố hìnhthành đất cũng như chế độ sử dụng đất khác nhau) Các tư liệu sản xuất khác

có thể đồng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn

- Tính không thay thế : Việc thay thế đất bằng tư liệu sản xuất khác làviệc không thể làm được Các tư liệu sản xuất khác, tuỳ thuộc vào mức độphát triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuấtkhác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn

Trang 5

- Tính cố định về vị trí : Đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng(khi không sử dụng không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác) Trong khicác tư liệu sản xuất khác được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyểnđược trên các khoảng cách khác nhau tuỳ theo sự cần thiết.

- Tính vĩnh cửu : Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu Nếu biết sử dụnghợp lý, đúng cách, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không

bị hư hỏng, mà ngược lại nó có thể cho năng suất cao hơn, tăng tính sản xuất(độ phì nhiêu), cũng như hiệu quả sử dụng đất Khả năng tăng tính chất sảnxuất của đất tuỳ thuộc vào phương thức sử dụng là tính chất có giá trị đặcbiệt, không có tư liệu sản xuất nào bị loại bỏ khỏi quá trình sản xuất

Đất đai về mặt khoa học còn được hiểu theo nghĩa như sau : là một diệntích cụ thể của bề mặt trái đất có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khíhậu cảu bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tíchmặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiềungang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảmthực vật cùng với các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa tolớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người

2.1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế - xã hội

- Đất đai là tài nguyên vô cũng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồntại và phát triển của con người cũng như tất cả các sinh vật khác trên trái đất

- Là địa bàn phân bố các đô thị, làng mạc, các khu công nghiệp, giaothông thuỷ lợi, các công trình phúc lợi xã hội

- Đất đai tham gia vào các ngành sản xuất vật chất trong xã hội nhưngvới từng ngành cụ thể, nó có vị trí vai trò khác nhau:

+ Đối với ngành phi nông nghiệp :

Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chứcnăng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là khotàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản) Quá trình sản

Trang 6

xuất và sản phẩm tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất,chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sắn trong lòng đất.

+ Đối với nông lâm - nghiệp :

Đất đai giữ vai trò tích cực trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất,

cơ sở không gia, đồng thời là đối tượng lao động ( luôn chịu tác dộng trong quátrình sản xuất như cày bừa, xới xáo…) là công cụ hay phương tiện lao động( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…) Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn liênquan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất

Lợi ích của việc sử dụng đất rất đa dạng, song có thể chia thành 3 nhómlợi ích cơ bản như sau :

- Sử dụng đất làm tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt để thỏa mãn nhucầu sinh tồn và phát triển của con người;

- Dùng đất làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động;

- Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởngthụ tinh thần;

2.1.2 Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thuật ngữ “Quy hoạch sử dụng đất đai” tương ứng với tiếng Anh “ Landused planning”, thuật ngữ đồ án “ plan” cũng còn dùng là quy hoạch, và cũng

đã quen dùng với những mức độ khác nhau như : đồ án quy hoạch tổng hợp “Master plan”, đồ án quy hoạch tổng thể “Comperhensive plan”, đồ án quyhoạch chung “ General plan”, hoặc chính là đồ án quy hoach “The Plan”

Về mặt thuật ngữ khoa học, “Quy hoạch” là việc xác định một trật tự nhấtđịnh bằng những hoạt động như: Phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức Đất đai làmột phần lãnh thổ nhất định (vùng, khoanh đất, vạc đất, miếng đất ) có vị trí,hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổnhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng,thảm thực vật, các tính chất lý hoá học ), tạo ra những điều kiện nhất định choviệc sử dụng theo các mục đích khác nhau Như vậy, để sử dụng đất cần quyhoạch Đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa,mục đích từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định

Trang 7

Về mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: đấtđai (gọi là đối tượng của các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đấtnhư “ tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội Nhưvậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiệnđồng thời 3 tính chất: kinh tế - kĩ thuật - pháp chế.

Trong đó cần hiểu:

- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất

- Tính kĩ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như: điềutra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu

- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụngđất theo quy hoạch nhằm đảm bảo quy hoạch sử dụng và quản lý đất đai đúngpháp luật

Trên cơ sở đó, có thể đưa ra khái niệm : “Quy hoạch sử dụng đất là hệthống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sửdụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhấtthông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích của cácngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụthể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai

và môi trường”

Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành cácquyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lạilợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệđất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nângcao hiệu quả sản xuất của xã hội, kết hợp bảo vệ đất đai và môi trường

Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhànước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai đúng mục đích, hạn chế sự chồngchéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện làm giảmsút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích đất trồng lúa

và đất lâm nghiệp có rừng); Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực tranh chấp,lấnchiếm hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường

Trang 8

dẫn đến tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triểnkinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, anninh quốc phòng của từng địa phương.

(1) Các loại hình quy hoạch sử dụng đất

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách quy hoạch sử dụng đất đai Tuynhiên mọi qua điểm đều dựa trên những cơ sở chung như : nhiệm vụ đặt rađối với quy hoạch số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch ,phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính),…Thông thường hệthống quy hoạch sử dụng đất đai được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhaunhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai từ tổng thể đến chitiết có hai loại hình quy hoạch chính đó là :

- Quy hoạch sử dụng đất theo ngành : Quy hoạch sử dụng đất nôngnghiệp; Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; Quy hoạch sử dụng đất ở đô thị;Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng…

Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đaithuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành Quy hoạch sửdụng đất đai giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của lựclượng sản xuất, với kế hoạch sử dụng đất và phân vùng của cả nước Khi tiếnhành cần phải có sự phối hợp chung của nhiều ngành

- Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ : Tại Việt Nam, luật đất đai năm

2003, tại điều 25 quy định : quy hoạch sử dụng đất được tiến hanh theo 4 cấplãnh thổ : Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai của cả nước (gồm cả quy hoạch

sử dụng đất đai các vùng kinh tế - tự nhiên); Quy hoạch sử dụng đất đai cấptỉnh; Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, Quy hoạch sử dụng đất đai cấpchi tiết (cấp xã)

Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là toàn bộ diệntích tự nhiên của lãnh thổ Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính sử dụngđất đai theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thựchiện theo nguyên tắc: Từ trên xuống dưới, từ toàn cục đến bộ phận, từ cáichung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và các bước sau chỉnh lý bước trước.(2) Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm các dạng sau:

Trang 9

* Các loại hình kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đai được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm

và hàng năm Kế hoạch sử dụng đất đai cũng được lập theo các cấp lãnh thổhành chính và theo ngành, nhưng phải có sự kết hợp chặt chẽ và phải đáp ứng

đủ các yêu cầu sau:

- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân(không phụ thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc)

- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn nhất định

- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước,trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ

- Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường

2.1.2.2 Nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất đai

Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong cả nước, nhiệm vụ trọngtâm của quy hoạch sử dụng đất đai là phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội; hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất đúng mụcđích; hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất đai nhằmđạt hiệu quả tổng hòa giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất Quy hoạch sử dụng đất đai không chỉ có ý nghĩa quan trọng trước mắt

mà cả trong tương lai lâu dài Công tác lập quy hoạch đất đai nhằm xác lập ổnđịnh về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để

bố trí sắp xếp lại quỹ đất một cách hợp lý, đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 phươngdiện: kinh tế - xã hội - môi trường Với tầm quan trọng của công tác quyhoạch được thể hiện với mục tiêu:

+ Tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả bảo vệđược tài nguyên đất và môi trường đáp ứng yêu cầu tính đúng, tính đủ cho cácnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cho hiện tại và cho tương lai.+ Quy hoạch sử dụng đất đai nhằm triển khai cụ thể hoá quy hoạch sửdụng đất đai Đồng thời thông qua quy hoạch làm cơ sở cho việc bổ sunghoàn thiện quy hoạch

Trang 10

+ Tạo lập cơ sở để địa phương thống nhất quản lý đất đai và xây dựngđịnh hướng sử dụng đất lâu dài, hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả phù hợp vớimục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kì Đồngthời làm căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tạo cơ sở pháp lý chocông tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất.

+ Xác lập căn cứ pháp lý cho việc sử dụng đất đai trước mắt và lâu dài,đảm bảo tính pháp lý, khoa học và kinh tế, phân bổ quỹ đất cho các mục đích

sử dụng hợp lý, khoa học và bảo vệ cảnh quan môi trường, sinh thái và anninh quốc phòng

+ Phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quá trìnhphân công lại lao động và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoánông thôn Áp dụng tiến bộ kĩ thuật mới trong sản xuất

+Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệthống thông tin, hệ thống điện, giáo dục, y tế , phục vụ sản xuất và nâng caođời sống cho người dân

2.1.3 Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãkhẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đấtđai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệuquả” (chương 2, điều 18)

- Nghị quyết số 01/1997/QH9 Quốc hội khoá IX, kì họp thứ 11 (tháng4/1997) về kế hoạch sử dụng đất cả nước năm 2003 và đẩy mạnh công tácquy hoạch sử dụng đất các cấp trong cả nước

- Điều 5 luật đất đai 2003 nêu rõ: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân doNhà nước đại diện chủ sở hữu (Quốc hội khoá XI, 2003)”

- Điều 6 luật đất đai 2003 nêu rõ quy hoạch và kế hoạch sử dụng là mộttrong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai Quốc hội khoá XI (quốc hộikhoá XI,2003)

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ vàhướng dẫn thi hành luật Đất đai 2003 (Chính phủ 2004)

Trang 11

- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên

và Môi Trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2004)

2.1.4 Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Theo điều 21 Luật Đất đai 2003 nêu rõ: Việc lập quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc:

1 Phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội, an ninh, quốc phòng

2 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất củacấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, kếhoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt

3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu

sử dụng đất của cấp dưới

4 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả

5 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

6 Bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh

7 Dân chủ và công khai

8 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ được quyết định, xétduyệt trong năm cuối của kỳ trước đó

2.1.5 Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Theo điều 22 Luật Đất đai 2003 nêu rõ: Căn cứ để lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất:

1 Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và

an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường

- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất

- Định mức sử dụng đất

- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất

Trang 12

- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kì trước.

2 Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnquyết định, xét duyệt

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nước

- Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kì trước

- Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất

2.1.6 Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Theo điều 23 Luật Đất đai 2003 nêu rõ: nội dung quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất

1 Nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

- Điều tra phải nghiên cứu, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộitrên địa bàn thực hiện quy hoạch

- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trướctheo các mục đích sử dụng đất

- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất sovới tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học -công nghệ

- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã đượcquyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước

- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch vàđịnh hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương

- Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất chỉ nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trong kỳ quy hoạch được thựchiện như sau:

+ Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của từng phương ánphân bổ quỹ đất

+ Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phântích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thực hiện ở khoản 7 điều này

Trang 13

Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước

Quy hoạch tổng thể vùngQuy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh

Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện

Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã

+ Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã được lựa chọn trên bản

đồ quy hoạch sử dụng đất

Đối với quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã, phường… được xây dựng trên

cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, nội dung cụ thể

là xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụngđất đai của huyện; xác định quy mô, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất đai cácngành; xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố đất sử dụng cho các công trình hạtầng kỹ thuật chủ yếu, đất dùng cho nông - lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông,

đô thị, khu dân cư và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt

Sơ đồ 1: Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trong hệ thống quy hoạch

sử dụng đất đai ở Việt Nam

2 Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

- Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

- Lập kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất

- Lập kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên lúa nước và đất có rừng sang

sử dụng vào mục đích khác, xác định khu vực được chuyển đổi cơ cấu sửdụng đất trong đất nông nghiệp

Trang 14

- Lập kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

- Cụ thể hoá việc phân bổ diện tích các loại đất trong kế hoạch sử dụngđất đến từng năm

2.1.7 Lập quy hoạch Kế hoạch sử dụng đất

- Điều 25 Luật Đất đai 2003 nêu rõ: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1 Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của

cả nước

2 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức việc lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương

3 Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức việc lập quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các xã thịtrấn thuộc huyện

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ bannhân dân thành phố, thị xã thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cácđơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều này

4 Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thịtrong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất của địa phương

5 Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn vớithửa đất (sau đây gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết) trong quá trình lập quyhoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụngđất phải lấy ý kiến của nhân dân Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấnđược lập chi tiết gắn với thửa đất (sau đây gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết)

6 Uỷ ban nhân dân cấp có trách nhiệm tổ chức việc lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt

Trang 15

2.1.8 Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Sau khi được quyết định hoặc xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtphải được công bố công khai, trừ trường hợp thuộc danh mục mật nhà nước.Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợpvới quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.Trong quá trình triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không phùhợp với yêu cầu phát triển và diễn biến thực tế thì phải lập và trình quyếtđịnh, xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Theo kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt nếu sau 3 năm mà khôngthực hiện được thì phải có quyết định gia hạn hoặc bãi bỏ và công bố

Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp cótrách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất và xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

2.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình quy hoạch sử dụng trên thế giới

2.2.1.1 Tình hình chung

Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành từnhiều năm trước vì thế họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu Hiện naycông tác này đang được chú trọng và phát triển, nó vẫn chiếm vai trò quantrọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và được tiếnhành ở một số nước như: Anh, Pháp, liên bang Nga đã xây dựng cơ sở lýluận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ.Phương pháp quy hoạch đất đai phụ thuộc vào đặc điểm mỗi nước, tuy nhiên

có hai loại hình chính sau:

- Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đảm bảo phát triển cácmục tiêu một cách hài hoà, sau đó mới đi sâu vào quy hoạch nghiên cứuchuyên ngành Tiêu biểu như Anh, Úc, Đức

Trang 16

- Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng sau đó làm quy hoạch cơbản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế,

kế hoạch hoá tập trung Đất đai và lao động trở thành yếu tố cơ bản của vấn đềnghiên cứu Tiêu biểu là liên bang Nga và một số nước xã hội chủ nghĩa

Ngoài ra, ở một số nước khác còn có các phương pháp quy hoạch mangtính đặc thù riêng như Bungary và các nước Đông Âu Ở những nước này quyhoạch được phân chia thành các vùng đặc trưng gắn liền với bảo vệ thiênnhiên và môi trường sinh thái

2.2.1.2.Quy hoạch ở Liên Xô

Quy hoạch đất đai gắn với quy hoạch vùng, thực hiện trên quy mô kếthợp một tỉnh, một tiểu vùng Những tư liệu luận chứng kinh tế - kĩ thuật này

đã được chấp nhận là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch Trên

cơ sở bản vẽ thiết kế quy hoạch này tiến hành quy hoạch các cụm côngnghiệp, kế hoạch xây dựng mặt bằng thành phố, kết hợp bảo vệ môi trường

2.2.1.3 Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản

Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được chia ra : quy hoạch sử dụng đấttổng thể, quy hoạch sử dụng đất chi tiết Mục tiêu quy hoạch đất tổng thểđược xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn từ 15 -30 năm, cònthời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5 -10 năm Quy hoạch sử dụng đất ở NhậtBản không những chúyý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn chú trọng đếnbảo vệ môi trường, tránh các rủi ro tự nhiên như động đất, núi lửa

2.2.1.4 Quy hoạch ở Thái Lan

Quy hoạch sử dụng đất của nước này được tiến hành phân theo 3 cấp

đó là: cấp quốc gia, cấp vùng, cấp địa phương Quy hoạch nhằm cụ thểhoá các trường phái kinh tế xã hội của Hoàng gia Thái Lan, gắn liền với

tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp với Chính phủ và chínhquyền địa phương

Trang 17

2.2.1.5 Quy hoạch ở Trung Quốc

Là một đất nước có diện tích, dân số lớn nhất thế giới nhưng công tácquy hoạch sử dụng đất thì cũng chỉ mới bắt đầu nên công tác quy hoạch tổngthể nhưng chưa đi sâu vào chi tiết

2.2.1.6 Quy hoạch ở cộng hòa liên bang Đức

Quy hoạch không gian liên bang liên quan đến việc tổng hợp, pháttriển giữa các vùng và các ngành của toàn bộ lãnh thổ liên bang Đức Quyhoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch không gian, do chínhquyền địa phương thức hiện ở mức độ chi tiết tương ứng với cấp quận trênbản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 và được xác định theo hệ thống (theo 4cấp) : liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị Trong đó quy hoạch sử dụngđất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị

2.2.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ

2.2.2.1 Tình hình chung

Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á Phía Đông giáp biểnĐông; phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Lào, Campuchia; phía Namgiáp vịnh Thái Lan Về diện tích tự nhiên, nước ta có diện tích trên 32 triệu hađất liền, có quy mô trung bình xếp thứ 59 trong tổng số trên 200 nước của thếgiới, nhưng với dân số đông vào hàng thứ 13 trên thế giới nên nước ta thuộc

loại “Đất chật người đông” Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người rất

thấp (0.43ha), chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới (3,0ha)

2.2.2.2 Thời kỳ trước luật đất đai 1993

Trước đây, quy hoạch sử dụng đất chưa được coi là công tác của ngànhquản lý đất đai, mà chỉ được thực hiện như một phần của quy hoạch phát triểnngành nông – lâm nghiệp Sau ngày thống nhất đất nước, hội đồng chính phủ

đã thành lập ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông lâm nghiệp Kết quảphân vùng nông lâm nghiệp trong cả nước đã được chính phủ phê duyệt năm

1987 và là cơ sở để triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất

Trang 18

Luật đất đai đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 29/12/q987 và công

bố ngày 08/01/1988 Tại khoản 2 điều 9 của luật này quy định : “Quy hoạch

và kế hoạch hóa sử dụng đất đai” là một trong bảy nội dung quản lý nhà nướcđối với đất đai Tại điều 11 quy định cụ thể về thầm quyền lập quy hoạch sửdụng đất, cũng như thẩm quyền phê chuẩn, xét duyệt quy hoạch kế hoạch sửdụng đất của các cấp

Luật đất đai năm 1988 ra đời đã đặt nền tàng cơ sở pháp lý cho công tácquản lý đất đai nói chung cũng như quy hoạch sử dụng đất nói riêng.`

2.2.2.4 Thời kỳ luật đất đai 1993 đến nay

Trong giai đoạn này, được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước,công tác quy hoạch sử dụng đất ngày càng được đẩy mạnh và hoàn thiện chophù hợp với giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa Điều đó được thự hiện rõ nét qua các lần sửa đổi, bổ sung một sốđiều của luật đất đai năm 1993 đã ban hành qua các năm 1998 và 2001 Và đểđáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước nói chung và những yêu cầu cấp bách

về công tác quản lý đất đai trong tình hình mới, tại kỳ họp thứ 4 khóa XI,Quốc hội đã thông qua Luật đất đai năm 2003 Trong đó đã dành 10 điều đểquy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, thầm quyền quyết định, xét duyệtquy hoạch, kế hoạch và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện chỉ thị 364/CP của Thủ tướng Chính phủ về hoạch định ranhgiới đất đai, trong những năm qua, HĐND, UBND Thành phố Lạng Sơn đãquán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai một cách sâu rộng, vàtrong đó phường Đông Kinh đã tiến hành hoạch định ranh giới hành chính vớicác đơn vị hành chính lân cận

Hiện nay ranh giới và các điểm mốc giới đã được xác định rõ ràng khôngcòn tranh chấp về địa giới hành chính

Trang 19

2.2.3 Cơ sở thực tiễn việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Phường Đông Kinh,thành phố Lạng sơn, Tỉnh Lạng Sơn

- Luật Đất đai 2003

- Các thông tư, nghị định hướng dẫn

- Báo các thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất củaphường Đông Kinh

- Nhu cầu sử dụng đất của phường Đông Kinh

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch của phường

- Tài liệu bản đồ, số liệu thống kê, kiếm kê đất đai của phường

- Các tài liệu liên quan khác

Trang 20

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Sổ sách, tài liệu về tình hình cơ bản của phường; điều kiện, kinh tế

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Phường Đông Kinh thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng sơn

Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của phường Đông kinh - thành phố Lạng Sơn - Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010

3.3.3 Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất của Phường Đông Kinh giai đoạn 2006 - 2010

Trang 21

3.3.3.1 Phương án quy hoạch sử dụng đất từ năm 2006 - 2010 của phường

3.3.3.2 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

3.3.3.3 Những tồn tại chủ yếu, nguyên nhân và giải pháp khắc phục

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Phương pháp này dùng để thu thập tài liệu, số liệu cần thiết cho việcnghiên cứu:

- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, thực trạng phát triển cácngành kinh tế, hạ tầng cơ sở

- Tài liệu về phương án sử dụng đất của phường Đông Kinh giai đoan 2006 - 2010

- Tài liệu về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của của phườngĐông Kinh giai đoan 2006 - 2010

3.4.2 Phương pháp điều tra dã ngoại bổ sung

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong các phòng ban, tiếnhành điều tra dã ngoại bổ sung nhằm thống nhất các tài liệu, số liệu đã thuthập được Phát hiện và bổ sung những thiếu sót, những chênh lệch giữa thực

tế và tài liệu thu thập được

3.4.3 Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp số liệu

Các tài liệu, số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng có liên quantới đề tài nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả cao Đồng thời

có thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm xử lý, chuyển đổi các số liệu từphức tạp sang đơn giản, tổng quát

3.4.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh

Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ các

số liệu cần thiết.Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh các dữ liệu đểrút ra nhận xét về mặt thuận lợi hay khó khăn, từ đó đưa ra giải pháp khắcphục Phương pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng

Trang 22

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu, đánh giá côngtác thực hiện quy hoạch sử dụng đất Các tài liệu, số liệu đã thu thập được cầnphải được chọn lọc, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp

lý, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế địa phương

Trang 23

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của phường Đông Kinh

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

A Điều kiên tự nhiên.

a Vị trí địa lý:

Đông Kinh là phường nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn, có diện tích

tự nhiên 223,02 ha, chiếm 2.87% diện tích của toàn Thành Phố

- Phía Bắc giáp phường Vĩnh Trại

- Phía Tây giáp phường Chi Lăng

- Phía Nam giáp xã Mai Pha

- Phía Đông giáp xã hợp thành, huyện cao Lộc

Đông kinh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm thành phố LạngSơn, nằm cách Hà Nội 150km bằng đường cao tốc nối Hà Nội - Lạng Sơn,cách cửa khẩu Tân Thanh 30km nơi giao lưu thông thương rất lớn giữa nước

ta và Trung Quốc

b Địa hình, địa mạo

Nằm trong thung lũng lòng chảo Thành phố Lạng Sơn, Đông Kinh cóđịa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 200 - 220m so với mặtnước biển, độ dốc trung bình dưới 10 0 , nền địa chất ổn định nên thuận lợicho việc bố trí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở và các công trìnhkhác

Trang 24

d Thủy văn, nguồn nước.

- Hệ thống sông suối của phường chiếm trên 9% diện tích tự nhiên.Trong đó có sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn phường gần 4km, với chiều rộngtrung bình 100m Chế độ thủy văn tương đối phức tạp, lưu lượng trung bình

từ 4.84 – 73.96 m 3 /s, lưu lượng nhỏ nhất 1.39 m 3 /s, lưu lượng lớn nhất2.500 m 3 /s Mực nước biển đổi theo mùa, mùa mưa mực nước dâng cao,mùa khô mực nước xuống thấp, biên độ dao động giữa mực nước thấp nhất vàcao nhất tới 12.65m

- Nguồn nước mặt của phường phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm vàmực nước của sông Kỳ Cùng Đây là nguồn nước khá dồi dào, có khả năngcung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên trongnhững năm gần đây, nguồn nước đã bị nhiễm bẩn do chịu ảnh hưởng củanước thải sinh hoạt và chất thải của các khu công nghiệp Trong những nămtới cần đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm của sông

- Đất Phe ra lít vàng đỏ trên đá xét phấn xa thạch, Argilit, phân bố ở phíatây và phía nam phường, có diện tích khoảng 102,13ha Thành phần cơ giớicủa đất là thịt trung bình, cấu tượng ít chặt với tầng giầy 1 – 1.5m Nhìnchung hàm lượng mùn, đạm, lân, kali tổng số vào trung bình đến khá Hàmlượng lân kali dễ tiêu nghèo Ma giê thấp, đất chua

- Đất phù sa sông suối có khoảng 100ha, phân bố dọc theo sông KỳCùng được bồi và không được bồi hàng năm Độ dầy tầng đất canh tác 20 -30

cm và tính chất phụ thuộc vào nguồn phù sa bồi lắng, thành phần cơ giới thịt

Trang 25

nhẹ đến trung bình, hàm lượng mùn, đạm nghèo lân và kali tổng số khá Lân

và kali dễ tiêu nghèo Đất có phản ứng chua được sử dụng để trồng ngô, đậu

và các loại rau, lúa mùa

b Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của Đông Kinh phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm vàmực nước của sông Kỳ Cùng Sông Kỳ Cùng chảy qua phường Đông Kinhvới chiều dài gần 4km Mực nước sông biến đổi theo mùa, mùa mưa mựcnước sông dâng cao và lớn nhất vào tháng 7,8 hàng năm, mùa khô mùa nướcsông xuống thấp, thấp nhất vào tháng 2 hàng năm Đây là nguồn nước khá dồidào phục vụ cho việc tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp

c Tài nguyên nhân văn

Nằm trong trung tâm thành phố Lạng Sơn, thuộc một trong những tỉnhmiền núi phía Bắc, nên phường Đông Kinh có mặt phần lớn các dân tộc anh

em bao gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao…Các dân tộc được tôn trọng và sống theophong tục tập quán của mình trong đại gia đình dân tộc Việt Nam Dân tộcNùng, Tày, Dao là những dân tộc có lịch sử lâu đời, có nền văn hóa dân gianphong phú Vào các dịp lễ tết và ngày hội người dân thường tổ chức vui chơithể thao, văn nghệ, làm lễ thờ cũng tổ tiên, tảo mộ và sum họp gia đình Nhândân Đông Kinh luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhauvượt qua khó khăn trong chiến đấu và trong phát triển kinh tế - xã hội

d Thực trạng môi trường

Là phường thuộc thành phố trẻ, những nhăm qua tốc độ xây dựng tươngđối mạnh nên môi trường bị ô nhiễm Là phường có mật độ dân số lớn (4520người/km 2 )nên rác thải, nước thải, bụi vẫn tồn tại ở một số nơi như chợ, bờsông và các khi vực đang thi công xây dựng Mặt khác các cơ sở sản xuất lại

có vị trí rải rác đan xen trong các khu dân cư gây ảnh hưởng tới môi trườngsinh thái và cảnh quan Cho đến nay vệ sinh môi trường có nhiều tiến bộ rõrệt, nhân dân được tuyên truyền nên có ý thức cao trong giữ gìn về sinh giađình, đường phố, cụm dân cư Duy trì công tác vệ sinh môi trường được thực

Trang 26

hiện tích cực có chất lượng, tình hình nước thải ra đường được khắc phục.Cảnh quan môi trường có nhiều thay đổi đánh kể.

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tình hình phát triển chung

Hiện tại, nền kinh tế của phường Đông Kinh tập trung chủ yếu vào cácngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

4.1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện việc đổi mới kinh tế Đông Kinh đã đạt được những thành tựukhá lớn trong phát triển kinh tế, tốc độ tẳng trưởng kinh tế của phường trongnhững năm qua tương đối nhanh và ổn định

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua là 12%, trong đó :thương mại dịc vụ, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 8 – 10%n Sản xuất nôngnghiệp tăng 5%

4.1.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế của phường chủ yếu tập trung vào phát triển các ngànhthương mại - dịch vụ, công nghiệp - thủ công nghiệ Cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ

4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

4.1.2.2.1 Ngành kinh tế nông – lâm nghiệp

Phường Đông Kinh đã tích cực chuẩn bị các điều kiện về các loại câygiống, vật nuôi, phân bón, nguồn nước tưới, chủ động triển khai theo kếhoạch phát triển kinh tế, đưa rau màu giống mới vào trồng đem lại hiệu quảkinh tế cao Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, việc tiêm phòng chốngdịch bệnh được thực hiện tốt Công tác trồng và chăm sóc bảo vệ rừng đượcduy trì thường xuyên

4.1.2.2.2 Ngành kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã có bước huyển biến, tuy quy mô nhỏchưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hiện trên địa bàn các cơ sở sản

Trang 27

xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sơ chế lương thực, thực phẩm, may mặc,

đồ mộc gia dụng, gia công cửa hoa, cửa sắt, vật liệu xây dựng

4.1.2.2.3 Ngành kinh tế thương mại dịch vụ

4.1.2.3 Dân số, lao động

Cộng đồng dân cư trên địa bàn phường chủ yếu là dân tộc kinh chiếm99,98%, ngoài ra còn một số dân tộc khác, sinh sống trên địa bàn phường.Lao động trong phường Đông Kinh chủ yếu là lao động phi nông nghiệphoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ - thương mại Trình độ họcvấn của lao động khá đồng đều, phần lớn là tốt nghiệp trung học phổ thôngtrở nên, song lực lượng lao động được đào tạo lành nghề về trình độ cao cónchiếm tỷ lệ ít

Bảng 4.1: Dân số phường Đông kinh giai đoạn 2006 - 2010

4.1.2.4.1 Hệ thống đường giao thông

Mạng lưới giao thông đô thị của phường khá phát triển, các trụ đườngchính thuộc thành phố đều có chất lượng cao, hệ thống chiếu sáng đầy đủ.Đường giao thông trong ngõ phố cũng được đầu tư làm mới và kiên cố bêtông hóa tới 95% Đông Kinh có các trục đường chính là Bà Triệu, Phai Vệ,Nguyễn Du, Lê ĐẠi Hành, các khu vực giáp ranh Cao Lộc, Mai Pha gầnquốc lộ 1A, 4B Tuy nhiên giao thông trong ngõ xóm còn manh mún, sơ sài

và chặt hẹp, chưa phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của thành phố cũngnhư của phường

Trang 28

4.1.2.4.2 Hệ thống thuỷ lợi

Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn phường đã có nhiều đổi mới, nhiềunhà máy nước đã được xây dựng và thường xuyên được nâng cấp sửa chữacác đường thoát nước chính đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, đáp ứng đượckhá đầy đủ nước sinh hoạt, sản xuất trong nhân dân, tổ chức Song đường ốngthoát nước mùa mưa và nước sinh hoạt vẫn dũng chung, đường ống nhỏ nênphần nào hạn chế được lượng nước vào mùa mữa, một số nhà máy nước đãđược xây dựng từ những năn trước cần được xây dựng

4.1.2.4.3 Hệ thống giáo dục

Năm 2010 sự nghiệp giáo dục trên địa bàn phường tiếp tục phát triển về

cả số lượng và chất lượng 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, quy môcấp học, ngành học được phát triển Thực hiện đa dạng hóa các loại hình lớp họcnhư : tổ chức các lớp học bán trú…Thực hiện tốt quy chế chuyên môn kỷ luậtlao động, chế độ chấm điểm, thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ giáo dục đề

ra và hoàn thành các chương trình ngoại khóa, công tác của nghành

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND phường và sựphối hợp chặt chẽ của các cấp ngành Nhân dân phường Đông Kinh đã từngbước thay đổi nhận thức về sự nghiệp giáo dục – đào tạo Quy mô học sinhcác bậc học ngày càng tăng, tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1 và lớp 6 đạt 100%4.1.2.4.4 Hệ thống điện nước sinh hoạt

+ Hệ thống lưới điện: Trong những năm qua mạng lưới điện đã được đầu

tư xây dựng với hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm Nhìn chung hệthống điện đã đảm bảo chuyển tải đủ điện năng cho các cơ quan Nhà nước,đơn vị và các hộ dân trong toàn phường có điện thắp sáng và phục vụ chohoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phường

+ Hệ thống cung cấp nước sạch: Trong những năm gần đây, Ban quản lýcung cấp nước sạch của huyện đã đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thông cung cấpnước sạch sinh hoạt trên địa bàn phường tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo đáp ứng

đủ nước sạch sinh hoạt cho các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình trong toàn phường

Trang 29

4.1.2.4.6 Văn hoá thông tin, thể dục thể thao

- Về các phong trào văn hoá, văn nghệ: Luôn được phường quan tâm,đầu tư đúng mức, đa số các khối của phường đều có nhà văn hoá Hàng nămphường đều kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong phường, Trung tâm vănhoá - Thông tin thể thao, phòng văn hoá thông tin của thành phố Lạng Sơn tổchức các hội diễn văn nghệ nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm; các hội diễnvăn nghệ cho các cháu thiếu nhi, hội người cao tuổi và các chương trình củacác đoàn thể trong và ngoài tỉnh về biểu diễn phục vụ nhân dân trong phường

- Công tác vận động xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn minh đềuđược UBND phường phối hợp với UBND Mặt trận Tổ quốc Việt Nam củaphường tổ chức phát động Đến nay, hầu hết các hộ gia đình, các khu dân cư,các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong phường đều tham gia hưởng ứng và đãđưa phong trào phát triển sâu rộng đến từng cán bộ, nhân dân trong phường

b Thông tin, phát thanh

Hiện nay hệ thống truyền thanh đã được đầu tư xây dựng ở hầu hết cáckhối của phường đảm bảo tốt cho việc tuyên truyền các chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phươngtới từng người dân

c Thể dục - Thể thao

Trên địa bàn phường, hầu hết các khối đều được đầu tư mở rông sân vậnđộng, các sân thể thao của các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn phường đảm

Trang 30

bảo tốt cho việc phục vụ luyện tập và thi đấu thể dục - thể thao của nhân dântrong phường Hàng năm phường đều tổ chức Đại hội thể dục - thể thao toànphường với hàng trăm vận động viên không chuyên tham gia.

Nhìn chung, hoạt động thể dục - thể thao của phường còn gặp nhiều khókhăn do thiếu vốn, cơ sở vật chất cũng như kinh phí hoạt động, đặc biệt cácnhà thi đấu Tuy nhiên, do được các cấp Uỷ, Đảng, các Đoàn thể quan tâm tổchức và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia nên phong trào luôn sôinổi góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong phường đồngthời đẩy lùi các tệ nạn xã hội

4.1.2.4.7 Hệ thống bưu chính viễn thông

Bưu điện, hệ thống thông tin bưu điện: Là trung tâm kinh tế, xã hội củathành phố Lạng Sơn, hệ thống thông tin liên lạc của phường trong những nămgần đây đã được đầu tư, hoàn thiện Trên địa bàn hiện có các dịch vụ viễnthông được xây dựng và hoàn thiện (VMS Mobifone, Vinaphone, Viettel ),

cơ bản đã đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân địa phương

4.1.2.4.8 Công tác an ninh quốc phòng

a Quốc phòng

Công tác tuyển chọn, gọi quân nhân nhập ngũ hàng năm đều hoàn thànhcác chủ trương trên giao Trong quá trình xét tuyển thực hiện tốt việc côngkhai, dân chủ đúng luật nên luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng, công tácxây dựng lực lượng dân quân đạt kế hoạch, tổ chức huấn luyện cho lực lượngdân quân hàng năm đạt từ 90% trở lên Huy động quân dự bị động viên tậptrung huấn luyện cơ bản đạt yêu cầu Công tác chỉ huy, trực sẵn sàng chiếnđấu và tuần tra cảnh gác bảo vệ địa bàn đảm bảo theo yêu cầu nhất là trongcác đợt cao điểm, các ngày lễ lớn

b An ninh

Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phườngluôn được giữ vững và ổn định Công tác phòng ngừa và ngăn chặn các loạitội phạm luôn được quan tâm

Trang 31

- Phần lớn dân số của phường chủ yếu sống dựa vào thương mại dịch vụ

và du lịch Để đạt được tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của phường đề ra thìphải có quỹ đất để xây dựng các cơ sở kinh tế, công nghiệp và thương mại,dịch vụ Vấn đề này là một khó khăn trong việc bố trí, chuyển đổi cơ cấu sửdụng đất

- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đô thị, các công trình phúc lợicông công, đặc biệt là công tác chuyển đổi mục đích sẽ tiếp tục được gia tăngtrong những năm tới, điều đó sẽ làm cho diện tích đất nông nghiệp có khảnăng sử dụng hết vào mục đích phi nông nghiệp, gây áp lực lớn cho việc sửdụng đất của phường

Với sức ép đối với đất đai của phường cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹthuật xã hội và đất đai của nhân dân thì trách nhiệm của Đảng Uỷ và Chínhquyền là phải xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với việc

sử dụng đất đai trước mắt và lâu dài, đồng thời phải không ngừng nâng caonăng lực quản lý để việc sử dụng đất của phường ngày càng đi vào nề nếptheo đúng luật định trên quan điểm sử dụng lâu bền đạt hiệu quả cao nhất trên

cả 3 phương diện kinh tế - xã hội - môi trường

4.2 Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất của phường Đông Kinh

Trang 32

những kết quả tích cực, đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ, góp phần vàonhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh.

4.2.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Được xác định theo Chỉ thị 364/CP – HĐBT ngày 06/11/1991 của hộiđồng Bộ trưởng ( nay là chính phủ ) và được lưu trữ, quản lý sử dụng theođúng quy định của pháp luật

4.2.1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đò địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ chính quy của phường Đông kinh

đã được hoàn tất dựa theo lưới tạo độ quốc gia VN 2000 ở tỷ lệ 1/500

Trong các kỳ kiểm kê đất đai, UBND phường đã tiến hành xây dựng bản

đồ hiện trạng đất

4.2.1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm được triển khaiđầy đủ, tuy nhiên nội dung kế hoạch đã đơn giản hóa, thực tế chỉ đăng ký nhucầu sử dụng đất Chưa thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất của phường

4.2.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Kết hợp cùng với các cơ quan chức năng, UBND phường để thực hiệnviệc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng để chuyểnđổi cho các mục đích khác

4.2.1.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định, trong đó việc cấpGCNQSD đất đã cơ bản hoàn thành, trong đó :

- Đối với đất nông nghiệp đã cấp : 545/546 hộ

- Đối với đất ở đã cấp được : 2248 hộ/ 2326 giấy CN QSD đất

Trang 33

Tổng diện tích đã cấp GCN QSD đất : 98.45ha, trong đó đất ở là :76.40ha, đất nông nghiệp là : 22.05ha

4.2.1.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Thống kê được thực hiện đầy đủ hàng năm và kiểm kê thực hiện 5 nămmột lần theo đúng quy định của pháp luật, hàng năm có cập nhật biến động vàchỉnh lý trên bản đồ địa chính cơ sở

Năm 2005 phường đã hoàn thành tổng kiểm kê đất đai theo chỉ thị 28/CT– TTg của thủ tướng chính phủ và thông tư số 28/TT – BTNMT của bộ tàinguyên và môi trường chính thức đưa số liệu và bản đồ vào sử dụng Nhìnchung chất lượng công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã được nâng cao, tìnhtrạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, giữa cácđợt thống kê, kiểm kê trước đây nay đã được khắc phục

4.2.1.8 Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúngquy định của pháp luật Về thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đaitrên địa bàn phường đã căn cứ vào các văn bản của tỉnh, thành phố để tổ chứcthực hiện

4.2.1.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đấttrong thị trường bất động sản với vai trò quản lý nhà nước về giá đất và thịtrường bất động sản trên địa bàn phường hiện nay còn nhiều khó khăn Trongthời gian trước đây quản lý nhà nước về giá đấy trên địa bàn phường hiệu quảchưa cao, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung cầu trên thị trường

4.2.1.10 Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trước đây, công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường Đông Kinh đã

có phần bị buông lỏng, vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa

vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức Đây là nguyên nhân

Trang 34

chính dẫndđến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nưức về đất đaikhông cao, trong đó có công tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp GCNQSDđất tuy nhiên tình trạng này đã được khắc phục rất nhiều trong những nămqua Gần đây và trong thời gian này đã đi vào nề nếp.

4.2.1.11 Thanh tra, Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật

về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật vềđất đai trên địa bàn phường được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên việctranh chấp, lấn chiếm đất công vẫn còn

4.2.1.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các

vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn phường được duy trìthường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

4.2.1.13 Quản lý các dịch vụ công về đất đai

Trong những năm qua việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biếnđộng về đất và thực hiện thủ tục hành chính, quản lý, sử dụng đất chưa theokịp diễn biến và sử dụng đất đai thực tế Hiện tượng tùy tiện chuyển mục đích

sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất vẫn còn diễn ra những năm trước đây.Tình hình trên đã có chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây nhât là

từ khi Thành Phố triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, đơn giản thủ tụchành chính được nhiều người dân đồng tình

4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai.

4.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của phường Đông Kinh

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011, tổng diện tích đất đai củaphường Đông Kinh năm 2011 là 223.02 ha với 3 nhóm đất có diện tích và cơcấu được thể hiện qua bảng 4.2 như sau:

Trang 35

(1) (2) (3) (4) (5)

Trang 36

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0.53 0.23

2.5.1 Đất sông ngòi kênh rạch suối SON 20.37 9.1

Trang 37

Cơ cấu nhóm đất nông nghiệp:

- Đất lâm nghiệp: 10.01ha

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 4.26ha

- Đất nông nghiêp khác : 1.73ha

Qua cơ cấu đất nông nghiệp của phường Đông Kinh cho thấy :

a Diện tích đất lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp là 10.01ha chiếm 4.5% diện tích đất sản xuấtnông nghiệp, trong đó tập trung là trồng rừng sản xuất

.b Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của phường Đông Kinh là 4.26hachiếm 1.91% diện tích nhóm đất nông nghiệp Diện tích này chủ yếu được sửdụng với mục đích chăn thả cá theo phương thức quảng canh phục vụ nhu cầutiêu dùng sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, một phần nhỏ được bánthành hàng hoá cho nên chưa mang tính kinh tế và đem lại hiệu quả cao Đểdiện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao hơn cần có sựđầu tư về giống cá năng suất và kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

c Đất nông nghiệp khác

Còn lại 1.73ha đất chiếm 0.77% diện tích nhóm đất nông nghiệp là thuộcloại đất nông nghiệp khác

Trang 38

a Diện tích đất ở đô thị.

Diện tích đất ở đô thị của phường là 106.45ha chiếm 47.73% diện tíchđất phi nông nghiệp Đất ở chủ yếu được thừa kế qua các thế hệ, một phầndiện tích được quy hoạch hoặc chuyển nhượng giữa các hộ với nhau Trongnhững năm gần đây, UBND phường đã phối hợp với các ngành của thành phốlập quy hoạch các khu dân cư mới, tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình có đất

ở tại phường

Hiện nay, phòng tài nguyên môi trường T.P Lạng Sơn đang thực hiện ràsoát, lập hồ sơ địa chính để triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcho toàn bộ diện tích đất của phường trong thời gian tới

b Diện tích đất chuyên dùng

Theo thống kê, diện tích đất chuyên dùng của phường là 49.52ha chiếm22.20% diện tích đất phi nông nghiệp

- Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp

là 5.44ha chiếm 2.43% diện tích nhóm đất chuyên dùng

- Diện tích đất an ninh, quốc phòng của phường là 0.51ha chiếm 0.23%diện tích nhóm đất phi nông nghiệp, diện tích đất này chủ yếu là những diệntích đất xây dựng trụ sở cơ quan công an, quân sự khối phường và đất làm cáckhu bãi tập, bãi bắn của quân đội

- Diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của phường ĐôngKinh là 0.53ha chiếm 0.23% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp, diện tích đất

Ngày đăng: 16/05/2014, 22:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Vũ Thị Quý (2006), “Giáo trình quy hoạch sử dụng đất”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất”
Tác giả: Vũ Thị Quý
Năm: 2006
10. UBND phường Đông Kinh (2006), “Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 phường Đông Kinh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 phường Đông Kinh
Tác giả: UBND phường Đông Kinh
Năm: 2006
1. Hiến pháp nhà nước CHXHCN Việt Nam 1992, (1992), Nxb chính trị quốc gia Hà Nội Khác
2. Luật đất đai 1993, (1993), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
3. Luật đất đai 2003, (2003), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
4. Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội Khác
5. Nguyễn Thế Bá (2006), thực trạng quy hoạch Việt Nam Khác
6. Đoàn Công Quỳ (2006), Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học nông nghiệp I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Đình Thi (2003), quy hoạch sử dụng đất, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
9. Thông Tư 30/2004/ TT – BTNMT, (2004) Về hướng dẫn lập, điều chỉnh và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
11. UBND phường Đông Kinh (2006), thống kê dân số phường Đông Kinh năm 2006 Khác
12. UBND phường Đông Kinh (2009), thống kê dân số phường Đông Kinh năm 2009 Khác
13. UBND phường Đông Kinh (2010), thống kê dân số phường Đông Kinh năm 2010 Khác
14. UBND phường Đông Kinh (2006), thống kê đất đai phường Đông Kinh năm 2006 Khác
14. UBND phường Đông Kinh (2010), thống kê đất đai phường Đông Kinh năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của phường Đông Kinh - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường đông kinh   thành phố lạng sơn   tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006   2010
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của phường Đông Kinh (Trang 39)
Bảng 4.3. Biến động đất đai giai đoạn 2006 - 2010 - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường đông kinh   thành phố lạng sơn   tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006   2010
Bảng 4.3. Biến động đất đai giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 44)
Bảng 4.4: Diện tích, cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch  phường Đông Kinh  giai đoạn 2006- 2010 - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường đông kinh   thành phố lạng sơn   tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006   2010
Bảng 4.4 Diện tích, cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch phường Đông Kinh giai đoạn 2006- 2010 (Trang 47)
Bảng 4.5: Kế hoạch sử dụng đất của phường giai đoạn 2006 - 2010 - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường đông kinh   thành phố lạng sơn   tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006   2010
Bảng 4.5 Kế hoạch sử dụng đất của phường giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 51)
Bảng 4.6: Biến động diện tích đất đai của phường Đông Kinh giai đoạn  2006 - 2010 - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường đông kinh   thành phố lạng sơn   tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006   2010
Bảng 4.6 Biến động diện tích đất đai của phường Đông Kinh giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 55)
Bảng 4.7: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đai trong giai đoạn  2006 - 2010 của phường Đông Kinh - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường đông kinh   thành phố lạng sơn   tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006   2010
Bảng 4.7 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đai trong giai đoạn 2006 - 2010 của phường Đông Kinh (Trang 57)
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất  trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường đông kinh   thành phố lạng sơn   tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006   2010
Bảng 4.8 Kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 60)
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của phường đông kinh   thành phố lạng sơn   tỉnh lạng sơn giai đoạn 2006   2010
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w