Rất hay bà bổ ích !
Trang 1Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cốđịnh trong không gian Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp
lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững
Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá ở làm chomật độ dân cư ngày càng tăng Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị
và quá trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xâydựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bứcxúc” nay càng trở nên “nhức nhối” hơn Đây là vấn đề nan giải không chỉ vớinước ta mà còn với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới Đểgiải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chươngtrình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình
để sử dụng đất đai được hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả Đặc biệt là đối vớinước ta một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thịhoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quyđịnh: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theoquy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích có hiệu quả” Vềthực chất quy hoạch đất đai là sự bố chí phân bổ các loại đất sao cho sử dụngphù hợp với yêu cầu của cuộc sống, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và luônchú ý đến việc bảo vệ và bồi dưỡng quỹ đất Nhưng thực tế, việc thực hiệnquy hoạch sử dụng đất còn gặp những trở ngại, khó khăn dẫn đến quy hoạch
Trang 2không thực hiện đúng theo kế hoạch, nhiều phương án quy hoạch sử dụng đấtthực hiện đã không đạt được mục đích đề ra.
Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất giai đoạn trước là việc làmcần thiết để rút kinh nghiệm cho việc thực hiên quy hoạch sử dụng đất cácgiai đoạn sau tốt hơn Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủnhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Vũ Thị Quý em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã
Xuân Ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2010”.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Xuân Ái
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Xuân Ái giai đoạn 2008 - 2010
- Xác định nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất, từ đó đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa đối với học tập
Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức đã học trong nhàtrường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc sau này
1.4.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn
Qua quá trình nghiên cứu về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đấttại xã sẽ rút ra được những tồn tại, thiếu sót của công tác thực hiện quy hoạch
và những nguyên nhân chủ yếu, từ đó có các giải pháp phù hợp để khắc phục
Trang 3Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về quy hoạch sử dụng đất
2.1.1.1 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiênnhiên bạn tặng cho con người Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồntại và phát triển của con người cũng như các sinh vật khác trên trái đất
Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì: Đất đai là điều kiệnvật chất chung nhất với mọi hoạt động sản xuất của con người, đất đai vừa làđối tượng lao động và là yếu tố không thể thiếu được trong sự tồn tại và pháttriển của con người
Trong quá trình phát triển xã hội: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ýmuốn chủ quan của con người Đất đai tồn tại như một vật thể tự nhiên chỉ khitham gia vào quá trình lao động, chịu sự tác động của con người thì đất đaimới trở thành tư liệu sản xuất Tuy nhiên, sự khác biệt của đất so với các tưliệu sản xuất khác đã nói lên tính chất đặc biệt của nguồn tài nguyên này
Đất đai ở các vùng địa lý khác nhau có tính chất khác nhau, thể hiện sựkhông đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng… là một trongcác nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm khác nhau Vì vậy nó hìnhthành nên các đặc sản khác nhau của mỗi khu vực Trong đó đất đai lại hoàntoàn cố định về vị trí, không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác và chúng
ta lại càng không thể thay đổi thế đất bằng các tư liệu sản xuất khác Nhưngnếu biết sử dụng hợp lý không những đất sẽ không bị hủy hoại mà còn có thểlàm tăng tính chất sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng đất
Như vậy để sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quảcao, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, phân bổ hợp lý lao động trên lãnh thổ và tổchức hợp lý các tư liệu sản xuất khác có liên quan đến đất, chúng ta cần phảixây dựng những phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý và phù hợp
Trang 42.1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã hội
“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng nhưsau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả cáccấu thành cuả môi trường sinh thái ngay cả trên và dưới bề mặt của nó baogồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối,đầm lầy ), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sảntrong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của conngười, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền,
hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa )”
Như vậy “Đất đai ” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiềuthẳng đứng và nằm ngang trên bề mặt trái đất Nó giữ vai trò quan trọng và ýnghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loàingười, như Mác nói “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vậtchất và giá trị tiêu thụ, lao động chỉ là cha của của cải, vật chất, còn đất là mẹ ”
Trong sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đất đai đã thể hiện vị trí đặcbiệt quan trọng, là điều kiện tiên quyết, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trìnhsản xuất Điều này có nghĩa thiếu đất đai thì không một ngành nào có thể bắtđầu công việc cũng như con người không thể tồn tại Tuy nhiên với từngngành khác nhau vai trò của đất đai cũng khác nhau
* Đối với ngành phi nông nghiệp
Đất đai giữ vai trò thụ động đối với chức năng là cơ sở không gian và
vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, sản xuất Là kho tàng dự trữ trong lòngđất (các ngành khai thác khoáng sản) Quá trình sản xuất là sản phẩm đượctạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảmthực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất (với các ngành khaikhoáng) Bên cạnh đó đặc điểm kiến tạo địa hình, cảnh quan thiên nhiên đãcung cấp cho con người cơ hội để thưởng thức, giải trí nâng cao giá trị đờisống vật chất, tinh thần
* Đối với các ngành nông - lâm nghiệp
Đất đai là yếu tố tích cực trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất cơ
sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động ( luôn chịu tác động trong quá
Trang 5trình sản xuất như: cày bừa, xới xáo ) và công cụ hay phương tiện lao động (sửdụng để trồng trọt, chăn nuôi ) Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn liênquan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
2.1.2 Khái niệm và các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích của các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường
Như vậy, về thực chất Quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thànhcác quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để manglại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mốiquan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mụcđích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, kết hợp bảo vệ đất và môi trường
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhànước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai đúng mục đích, hạn chế sự chồngchéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảmsút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa vàđất lâm nghiệp có rừng) Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực dẫn đến nhữngtổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khólường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương,đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường
Hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai co các loại hình Quy hoạch phân
bổ sử dụng đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai
* Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai mang tính định hướng Loại hìnhquy hoạch này được chia ra làm quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai theo lãnhthổ hành chính và quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai theo ngành
+ Quy hoạch phân bổ sử dụng đất theo lãnh thổ ở các dạng sau:
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cả nước
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp tỉnh
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp huyện
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp xã
Trang 6+ Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai theo ngành gồm:
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất theo ngành gồm: Quy hoạch đất nôngnghiệp, lâm nghiệp, đất khu dân cư và đất chuyên dùng Quy hoạch sử dụngđất đai bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất chưa sử dụng
Quy hoạch sử dụng đất đai cụm xã và vùng trọng điểm thường khôngnằm chon vẹn trong một đơn vị hành chính, do đặc thù của sản xuất chuyênmôn hóa, do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực có những đặctính riêng hoặc đơn thuần chỉ do yêu cầu phát triển tổng hợp để sử dụng đấtđai có hiệu quả hơn
Quy hoạch theo ngành dựa trên cơ sở điều tra đánh giá khả năng thíchnghi của đất mà phân cho các ngành sử dụng và định hướng cho người sửdụng đất phù hợp với đặc điểm từng ngành để mang lại hiệu quả cao nhất
Việc quy hoạch sử dụng đất đai được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5năm và hàng năm dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Kế hoạch sử dụngđất đai cũng được phân theo cấp lãnh thổ hành chính và theo ngành nhưng cần
có sự kết hợp chặt chẽ và phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu sau:
- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân
- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất định
- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước,trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ
- Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường
2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là những phươnghướng chỉ đạo, cơ sở chủ yếu để dựa vào đó mà pháp luật điều chỉnh nhữngquy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong quá trình xây dựng quy hoạch các nhà hoạch định chính sáchphải có tầm nhìn sâu rộng cho sự phát triển đất nước, vừa thể hiện sự tôn vinhquá khứ vừa có định hướng lâu dài cho sự phát triển bền vững Vì vậy, tạiđiều 21 Luật đất đai 2003 đã nêu một cách toàn diện 8 nguyên tắc cơ bản
Trang 7trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Trong đó đòi hỏi mỗi quyhoạch phải được lập từ tổng thể tới chi tiết, có sự thống nhất cao giữa quyhoạch cấp trên và cấp dưới thể hiện được đầy đủ nhu cầu sử dụng đất củatừng chủ sử dụng đất.
Các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải hướng quá trình sử dụngđất theo tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo việc khai thác nguồn tàinguyên đất một cách hợp lý, góp phần bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa danhlam thắng cảnh và cảnh quan môi trường phù hợp với quan điểm phát triểnbền vững
2.1.4 Tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất
Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ, sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý,
có hiệu quả và đúng pháp luật thì việc tiến hành lập quy hoạch là điều tất yếu.Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai và các chính sách quản lý về đất đai cómối quan hệ chặt chẽ với nhau Chính sách đất đai chỉ thực hiện tốt có hiệuquả khi dựa trên cơ sở khoa học và pháp lý của quy hoạch đất đai Quy hoạch
sử dụng đất đai sẽ điều hoà mục đích sử dụng đất theo chiến lược phát triểnkinh tế của địa phương Thông qua quy hoạch, kế hoạch để tổ chức thực hiệncông tác quản lý nhà nước về đất đai một cách đầy đủ, chặt chẽ Quy hoạch sửdụng đất đai giúp cho việc bố trí, sắp xếp hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, tạođiều kiện sử dụng đất ổn định lâu dài bảo vệ được nguồn tài nguyên đất đai vàbảo vệ môi trường sinh thái
Quy hoạch sử dụng đất đai không chỉ có ý nghĩa quan trọng trước mắt
mà cả trong tương lai lâu dài Công tác lập quy hoạch đất đai nhằm xác lập ổnđịnh về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cở sở để
bố trí sắp xếp lại quỹ đất một cách hợp lý, đạt hiệu quả đồng bộ về cả 3phương diện: Kinh tế - xã hội - môi trường
2.1.5 Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai có các loại hình Quy hoạch phân
bổ sử dụng đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai
* Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai mang tính định hướng Loại hìnhquy hoạch này được chia ra làm quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai theo lãnhthổ hành chính và quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai theo ngành
Trang 8+ Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai theo lãnh thổ ở các dạng sau:
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cả nước
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp tỉnh
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp huyện
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cấp xã
+ Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai theo ngành gồm:
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất theo ngành gồm: Quy hoạch đất nôngnghiệp, lâm nghiệp, đất khu dân cư và đất chuyên dùng Quy hoạch sử dụngđất đai bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất chưa sử dụng
Quy hoạch sử dụng đất đai cụm xã và vùng trọng điểm thường khôngnằm chọn vẹn trong một đơn vị hành chính, do đặc thù của sản xuất chuyênmôn hóa, do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực có những đặctính riêng hoặc đơn thuần chỉ do yêu cầu phát triển tổng hợp để sử dụng đấtđai có hiệu quả hơn
Quy hoạch theo ngành dựa trên cơ sở điều tra đánh giá khả năng thíchnghi của đất mà phân cho các ngành sử dụng và định hướng cho người sửdụng đất phù hợp với đặc điểm từng ngành để mang lại hiệu quả cao nhất
Việc quy hoạch sử dụng đất đai được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5năm và hàng năm dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Kế hoạch sử dụngđất đai cũng được phân theo cấp lãnh thổ hành chính và theo ngành nhưng cần
có sự kết hợp chặt chẽ và phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu sau:
- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân
- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất định
- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước,trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ
- Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường
Trang 92.1.6 Những văn bản quy định về quy hoạch sử dụng đất
2.1.6.1 Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch
1 Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả Nước
4 Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị
2.1.6.2 Cơ sở pháp lý về quy hoạch sử dụng đất đai
Phương hướng quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý là một trong nhữngnội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nó được thể hiện bằng các văn bản pháp luật của quản lý nhà nước về đất đai
Các căn cứ cụ thể như sau:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
- Luật đất đai năm 1993
- Luật đất đai năm 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ vềhướng dẫn thi hành luật đất đai 2003
- Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Yên Bái
- Thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010của xã Xuân ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái
Trang 10- Định hướng phát triển và sử dụng đất đến năm 2010 của các banngành trên địa bàn xã.
- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã Xuân Ái nhiệm kỳ 2005 - 2010
- Các tài liệu, số liệu và bản đồ có liên quan
2.2 Tình hình nghiên cứu và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên thế giới
Công tác quy hoạch phân bổ sử dụng đất đã được tiến hành từ lâu, ởnhiều nước trên thế giới
Tổng diện tích trên bề mặt trái đất là 511 triệu km2, trong đó chỉ có 148triệu km2 là đất liền, chiếm 29% tổng diện tích toàn cầu, còn lại 71% là đạidương (chiếm 363 triệu km2) Theo tổ chức Nông Lâm thế giới (FAO), thìtrong 148 triệu km2 đất liền được phân theo từng nhóm sau:
- 20% diện tích đất có nhiệt độ <-5oC
- 20% diện tích đất là hoang mạc, sa mạc
- 20% diện tích đất thuộc loại quá khô
- 20% diện tích đất thuộc loại quá dốc
- 10% diện tích đất là diện tích đất canh tác
- 10% diện tích đất là đất đồng cỏ và chăn thả
Quản lý đất đai là một việc phức tạp không nơi nào giống nơi nào nên ởmỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có một chính sách và công cụ quản lý đất đaikhác nhau Trong đó, việc quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quan trọnggiúp cho việc quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả cao Công tác quyhoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây với đầy đủ cơ sởkhoa học Mặc dù trên thế giới việc lập quy hoạch đã ra đời từ lâu nhưng đếnnay nó vẫn nguyên giá trị vì qua mỗi thời kỳ, vùng đất có sự thay đổi thì lại
có những quy hoạch thay đổi, phù hợp Đồng thời công việc quy hoạch sửdụng đất có ảnh hưởng đến rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
Tại một số nước có các phương pháp quy hoạch mang tính đặc thùriêng như:
Trang 11* Quy hoạch ở Liên Xô: Sau khi cuộc cách mạng vô sản thành công
Liên Xô cũ và các nước Đông Âu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra là xóa bỏ cách biệt giữa thành thị
và nông thôn Sau một thời gian xây dựng phát triển theo quy hoạch, đời sốngvăn hóa vật chất ở nông thôn không cách xa so với thành thị Đây là thực tếchứng tỏ lý luận và thực tiễn trong vấn đề quy hoạch nông thôn ở các nướcnày là một thành công lớn
Theo A.Condukhop và A.Mikhalop phần thiết kế xây dựng quy hoạchnông thôn dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội.Quá trình thực hiện được quy hoạch phải giải quyết một loạt những vấn đề sau:
+ Quan hệ khu dân cư với vùng sản xuất, khu vực canh tác
+ Quan hệ khu dân cư với giao thông bên ngoài
+ Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình hạ tầng kỹ thuật
+ Việc bố trí mặt bằng hài hòa cho từng vùng khác nhau về mặt địa lý,đảm bảo sự thống nhất trong tổng thể kiến trúc
+ Các công trình văn hóa công cộng (trường học, trạm xá, sân thểthao…) tạo nên được môi trường sống trong lành, yên tĩnh
+ Quy hoạch khu dân cư mang nết của đô thị hóa, giải quyết thỏa mãnnhu cầu của con người
Quy hoạch nông thôn của A.Mikhalop và A.Condukhop đã thể hiện nộidung: Mỗi vùng dân cư, làng, xã, có một trung tâm gồm các công trình côngcộng và nhà ở có dạng giống nhau có nông trang viên
Đến giai đoạn sau trong các công trình quy hoạch nông thôn củaG.Deleur và I.Khokhon đã đưa ra sơ đồ quy hoạch vùng lãnh thổ các huyệngồm 3 cấp trung tâm:
+ Trung tâm huyện
+ Trung tâm thi trấn của tiểu vùng
+ Trung tâm của làng xã
Trong thời kỳ này trên địa bàn nông thôn Liên Xô chia cấp trung tâmtheo quan hệ từ trung tâm huyện qua trung tâm tiểu vùng đến trung tâm làng
xã Quy hoạch nông thôn đã khai thác triệt để mặt bằng tổng thể các nhà ở,khu sản xuất, khu văn hóa được bố chí hợp lý theo kiểu tổ chức quy hoạch đôthị Nhà ở được chia vùng với những lô đất tăng gia nhỏ và xây dựng theo hệ
Trang 12thống quản lý nhà nước, bố trí không gian rộng rãi theo thiết kế chung, khônggây lãng phí, không gây lộn xộn Đây là những thành công của Liên Xô trongquy hoạch nông thôn Mà một số nước cần học tập kinh nghiệm và vận dụngvào điều kiện cụ thể như nước mình.
* Quy hoạch đất đai ở Thái Lan: Nông thôn ở Thái Lan cũng giống
như các nước Đông Nam Á đều có đặc điểm và những nét tương tự giốngnhau như ở nông thôn Việt Nam Việc học hỏi đúc ra kinh nghiệm quý báu từcông tác quy hoạch nông thôn ở Thái Lan là rất cần thiết
Trong những năm gần đây Thái Lan đã có nhiều cố gắng lớn trong xâydựng quy hoạch nông thôn để phát triển nền kinh tế, ổn định xã hội Thái Lan
đã có sự đầu tư tương đối lớn cho việc xây dựng hệ thống mạng lưới giaothông nông thôn phục vụ cho sản xuất, nối liền các khu vực sản xuất với khuchế biến và thị trường tiêu thụ Quá trình quy hoạch nông thôn tại các làng xãđược xây dựng theo mô hình và nguyên lý hiện đại mới Khu dân cư được bốtrí tập trung, trung tâm làng xã là nơi xây dựng các công trình công cộng, cáckhu sản xuất được bố trí thuận tiện nằm trong khu vực vòng ngoài
* Ấn Độ: Là quốc gia có truyền thống phát triển lâu đời nhưng vấn đề
quy hoạch chưa được quan tâm nhiều Ở đây, các khu đô thị phát triển theotính chất tự nhiên Các khu đô thị được mở rộng theo kiểu đô thị vệ tinh vớiquy mô đô thị nhỏ, lộn xộn Các chuyên gia đã nhận định rằng mối quan hệgiữa xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và sự thay đổi trong quy hoạch
sử dụng đất là hết sức quan trọng nếu muốn phát triển một đô thị bền vững
* Quy hoạch đất đai ở Trung Quốc: Là một đất nước có diện tích, dân
số lớn nhất thế giới nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất thì cũng chỉ mớibắt đầu nên công tác quy hoạch tổng thể nhưng chưa đi sâu vào chi tiết
Tóm lại việc quy hoạch sử dụng đất đai hiện nay đã và đang trở thànhmột trong những công việc không thể thiếu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội mỗi nước và nó đang dần dần, từng bước khẳng định vị trí của mình trongcác chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Trang 132.2.2 Tình hình nghiên cứu và tiến hành quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam được tiến hànhtrên khắp phạm vi lãnh thổ Phương án quy hoạch là 10 năm, kế hoạch là 5năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từngvùng trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, cácđiều kiện kinh tế - xã hội và thế mạnh của từng vùng (Nguyễn Ngọc Nông,Nguyễn Đình Thi, 2003)
Trải qua nhiều năm thực hiện quy hoạch tổng thể trên phạm vi rộng thì
bộ mặt nông thôn đã biến đổi rõ rệt Nông nghiệp được phát triển theo hướngsản xuất hàng hóa, các làng nghề truyền thống được khôi phục, kinh tế, dịch
vụ và du lịch đã được phát triển góp phần đưa Việt Nam từ nước phải nhậpkhẩu lương thực thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới
2.2.2.2 Thời kỳ trước Luật đất đai 1993
Ở thời kỳ này công tác quy hoạch được biết đến một cách rất sơ lược,chủ yếu tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp - lâm nghiệp phục vụphong trào hợp tác hóa với phương châm sử dụng tối đa nguồn tài nguyên đất,song còn nôn nóng, sự hiểu biết còn hạn chế nên tính khả thi của phươngpháp còn thấp
Từ 1987 đến trước luật đất đai 1993 công tác quy hoạch sử dụng đất đai
đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thể hiện ngay trong Hiến Pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định:
Trang 14“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theoquy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này chúng ta đang đứng trước nhiều khó khăn
và thử thách của nền kinh tế thị trường hàng hóa, đời sống nhân dân cònnhiều khó khăn nên công tác quy hoạch vẫn chưa thực hiện một cách sát saotriệt để Song công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, xóa bỏ chế độ hợptác xã chuyển sang giao đất, cấp đất cho từng hộ gia đình Có thể nói đây làmốc quan trọng đánh giá công tác triển khai quy hoạch sử dụng đất cấp xãtrên toàn quốc
2.2.2.3 Từ Luật đất đai 1993 đến nay
Giai đoạn này công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp Hầu hết cáctỉnh, thành phố, huyện, xã đã lập song quy hoạch cho đơn vị mình đến năm
2010, phù hợp hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước và định hướng pháttriển kinh tế xã hội
Từ khi luật đất đai 1993 ra đời, công tác quản lý đất đai được tiến hànhrất chặt chẽ, vai trò của đất đai ngày càng được khẳng định, đời sống nhândân được nâng cao Nhưng để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội nói chung
và đòi hỏi công tác quản lý đất đai nói riêng Chủ tịch nước ký sắc lệnh số23/2003/LCTN ngày 12/2/2003 công bố luật đất đai 2003 và được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 thông quangày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004 đồng thời ban hànhkèm theo các văn bản dưới luật: Các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hànhluật đất đai năm 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ- CP V/v thi hành luật đất đai 2003
- Thông tư 30/2004/TT - BTNMT V/v lập và điều chỉnh và phê duyệtquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt gần đây là thông tư 19/2009/TT -BTNMT thay thế cho thông tư 30
Luật đất đai năm 2003 quy định rõ nội dung về việc lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đai của từng cấp Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, kếhoạch sử dụng đất là 5 năm, UBND các cấp có trách nghiệm tổ chức thựchiện việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình
Trang 15Ngoài ra, để thuận lợi cho công tác quản lý đất đai thì căn cứ vào mụcđích sử dụng đất, đất đai được chia làm 3 loại:
2.2.3 Tình hình nghiên cứu và tiến hành quy hoạch sử dụng đất tại xã Xuân Ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái
Xã Xuân Ái hiện có 11 thôn bản nằm trong đơn vị hành chính của xã.Được sự quan tâm đầu tư của UBND huyện Văn Yên xã đã có quy hoạch xâydựng khu trung tâm từ năm 2005, đến nay luôn được quản lý, thực hiện đúngquy hoạch
Về kế hoạch sử dụng đất, theo luật Đất đai năm 1993 được thực hiệnhàng năm đã tạo điều kiện cho việc nắm bắt tình hình quản lý và sử dụng đấtđai tại địa phương, kịp thời bổ sung các công trình sử dụng đất khi có các nhucầu sử dụng đất phát sinh
Kế hoạch sử dụng đất sau khi được phê duyệt làm căn cứ cho việc giaođất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hàng năm phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai
và phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã Tuynhiên trong quá trình triển khai thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất vẫn còngặp nhiều khó khăn và tồn tại đó là: Một số dự án triển khai còn chậm, thiếunguồn vốn đầu tư, công tác giải phong mặt bằng còn chậm, chưa có quyhoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm định hướng
Trang 16Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng đất đai so với phương án
quy hoạch sử dụng đất của xã Xuân Ái giai đoạn 2008 - 2010
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Xuân Ái
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã
Xuân Ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2010
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm: UBND xã Xuân Ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái
- Thời gian tiến hành: Từ 02/01/2012 đến ngày 19/05/2012.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Xuân Ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái
3.3.1.1 Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
3.3.1.2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Xuân Ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 – 2010
3.3.3 Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất của xã Xuân Ái giai đoạn
Trang 173.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Phương pháp này dùng để thu thập tài liệu, số liệu cần thiết cho việcnghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, thực trạng phát triển cácngành kinh tế, hạ tầng cơ sở
- Tài liệu về phương án sử dụng đất của xã Xuân Ái giai đoạn 2008 -2010
- Tài liệu về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của xã Xuân
Ái giai đoạn 2008 - 2010
- Tổng hợp số liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất từ các số liệucủa các ban ngành có liên quan
3.4.2 Phương pháp điều tra dã ngoại bổ sung
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong các phòng ban,tiến hành điều tra dã ngoại bổ sung nhằm thống nhất các tài liệu, số liệu đãthu thập được Phát hiện và bổ sung những thiếu sót, những chênh lệch giữathực tế và tài liệu thu thập được
3.4.3 Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp số liệu
- Tiến hành thống kê toàn bộ tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài có hệthống biểu mẫu và nguyên tắc thống kê, góp phần giúp cho việc nghiên cứuđạt kết quả
3.4.4 Phương pháp sử lý số liệu
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu, đánh giá côngtác thực hiện quy hoạch sử dụng đất Các tài liệu, số liệu đã thu thập được cầnphải được chọn lọc, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp
lý, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế địa phương
3.4.5 Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh và viết báo cáo
Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủcác số liệu cần thiết Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh các dữ liệu
để rút ra nhận xét về mặt thuận lợi hay khó khăn, từ đó đưa ra giải pháp khắcphục Phương pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng
Trang 18Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Xuân Ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2010
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xuân Ái nằm ở khu vực phía Tây Nam của huyện Văn Yên, tổng diệntích đất tự nhiên là 1674,92 ha, xã cách trung tâm huyện lỵ Văn Yên (thị trấnMậu A) 20 km về phía Tây Nam Toàn xã có 11 thôn bản Ranh giới được xácđịnh như sau:
- Phía Bắc giáp xã Yên Hợp
- Phía Nam giáp xã Hoàng Thắng
- Phía Tây giáp xã Viễn Sơn
- Phía Đông giáp xã Yên Hưng và xã Báo Đáp huyện Trấn Yên
Với vị trí nằm trên tuyến đường tỉnh lộ Quy Mông - Đông An và đường thủysông Hồng chạy qua rất thuận lợi cho việc đi lại trên bến dưới thuyền, có điều kiệnthuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các xã trong và ngoài huyện
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
- Địa hình: Xuân Ái có địa hình đồi núi thấp có các thung lũng xen kẽ
tạo nên những vùng đất bằng Địa hình của xã dốc dần từ Tây Nam xuốngĐông Bắc, thuộc thung lũng sông Hồng và chân dãy núi Con Voi, là vùng đồibát úp lượn sóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sanhỏ hẹp ven sông Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong xã rất lớn, cóđỉnh cao nhất là 850 m, nơi thấp nhất là 46 m so với mặt nước biển
- Địa mạo vùng ven sông: Đây là vùng thấp nhất Đất đai vùng này
phần lớn là đất phù sa thích hợp cho cây trồng cây hàng năm và cây ăn quả
- Địa mạo vùng đồi: Có dạng đồi bát úp, sườn thoải, độ dốc nhỏ hơn
25, bên cạnh là các thung lũng tương đối bằng phẳng, là vùng dân cư đôngđúc, đất đai phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, sắn, đậu đỗ, ởnhững nơi có độ dốc lớn hơn 25 phát triển trồng rừng, gồm các loại cây nhưQuế, Bạch đàn, Keo, Bồ đề và các cây lâm nghiệp khác
Trang 194.1.1.3 Khí hậu
Xã Xuân ái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởngcủa gió mùa Đông Bắc, với 4 mùa trong năm, nhưng về cơ bản khí hậu hìnhthành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đếntháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
- Nhiệt độ: Trung bình năm 23 - 24C
- Độ ẩm không khí: Hàng năm trung bình từ 84 % thấp nhất là 62%.
- Lượng mưa: Xuân Ái có lượng mưa bình quân khá cao, bình quân từ
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thì xã Xuân Ái có 3 nhóm đất chủ yếu sau:
- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này có khoảng 500 ha, chiếm 30% diện
tích tự nhiên toàn xã, được phân bố chủ yếu ở các xã vùng ven sông Hồng.Nhóm đất này được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng,trên địa hình tương đối bằng phẳng nhỏ ven sông nên đất thường có thànhphần cơ giới trung bình đến nhẹ
- Nhóm đất Glây (GL): Nhóm đất này có diện tích khoảng 300 ha,
chiếm 18% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố trên các địa hình thấp trũnghoặc thung lũng giữa các dãy đồi khả năng thoát nước kém Đất Glây hìnhthành từ vật liệu không gắn kết, từ các vật liệu có thành phần cơ giới thô vàtrần tích phù sa có đặc tính Fulvie, thường được hình thành ở địa hình đọngnước và những nơi có mực nước ngầm nông, đất có mầu nâu đen, xám đen,lầy thụt, bão hòa nước có tính chương co lớn, khi khô trở thành cứng rắn,
Trang 20trong đất có quá trình khử chiếm ưu thế, nhóm đất này chưa có thay đổi vềmôi trường đất.
- Nhóm đất tầng mỏng (E) Leptosols (LP): Nhóm đất này có diện tích
khoảng 870 ha, chiếm khoảng 52% diện tích tự nhiên toàn xã Trên vùng đất
đồi, có độ dốc trên 20%, đất có tầng mỏng dưới 30cm Nhóm đất này được
hình thành trên địa hình đồi cao, phát triển trên các loại đá Mắcma axit hoặc
đá biến chất,đá vôi, tầng đất mỏng lẫn nhiều đá vụn phong hóa dở dang, chủyếu là do quá trình rửa trôi, xói mòn nên càng ngày tầng đất càng mỏng, cónơi trơ đá gốc độ no bazơ thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp
b Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Lượng nước mặt của xã Xuân Ái được tạo nên từ
các nguồn chính là sông Hồng, các ngòi và một số ao, hồ, tiềm năng nước khádồi dào Lưu lượng nước sông Hồng lớn, từ 4500 - 5500 m/s, cung cấp nướctưới phục vụ cho sản xuất và cuộc sống dân cư vùng ven sông
- Nguồn nước ngầm: Xã Xuân Ái có nước ngầm đáng kể, song phân bố
không đồng đều trong các thành tạo địa chất khác, mực nước ngầm thay đổi
có nơi chỉ vài mét là có nước, thông qua hệ thống giếng khơi phục vụ cho đờisống, sinh hoạt của nhân dân
c Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã Xuân Ái có 5 dân tộc anh em chung sống, trong đó cócác dân tộc chủ yếu sau: Dân tộc Kinh chiếm 94,27%, dân tộc Tày chiếm3.07%, dân tộc Dao chiếm 2,65%, xã Xuân Ái là địa phương có tỷ lệ giáo dânchiếm 46,35% dân số toàn xã
d Thực trạng môi trường
Cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thì việc bảo vệ môitrường sống là một vấn đề không thể không quan tâm tới, nó đảm bảo cho sựphát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và lâu dài, tạo môi trường xanh,sạch, đẹp, đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất và sức khỏe cho nhân dân.Nhìn chung môi trường chưa bị ô nhiễm, hệ sinh thái nói chung được đảmbảo và phát triển bền vững Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụngđất chưa hợp lý, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư dã ảnh
hưởng đến môi trường và sinh hoạt của nhân dân ( Nguồn: Báo cáo thuyết tổng hợp quy hoạch sử dụng đất ).
Trang 214.1.1.6 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên của xã Xuân Ái
a Những lợi thế
Xã Xuân Ái có điều kiện tự nhiên, tài nguyên phong phú và đa dạng,nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Điều kiện đất đai còn tương đối tốt,đặc biệt là vùng ven sông Hồng với những cánh đồng phù sa rất thích hợp chophát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, vùng đồi bát úp thíchhợp trồng cây công nghiệp dài ngày và có khả năng kết hợp nông, lâm nghiệptạo ra các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
Bên cạnh đó, xã Xuân Ái còn có nhiều tiềm năng về phát triển các ngànhcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là các loại hình dịch vụ, đây cũngchính là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp,dịch vụ, nông lâm nghiệp mà Đảng bộ xã đề ra trong giai đoạn 2008 - 2010
Nhân dân các dân tộc xã Xuân Ái đoàn kết, tích cực, năng động và giàutruyền thống cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất
b Khó khăn
Là xã thuần nông, sử dụng đất còn manh mún, sản phẩm sản xuất với
số lượng nhỏ thiếu sự cạnh tranh, chủ yếu là nguyên liệu thô sơ, cơ sở hạ tầngnhìn chung còn thấp, khả năng gọi vốn đầu tư còn hạn chế
Là xã miền núi nên địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi, giao thông đilại khó khăn
Do điều kiện khí hậu, địa hình phức tạp về mùa mưa thường có lũ, làđiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tình hình phát triển chung
Phát triển kinh tế - xã hội của xã Xuân Ái với nền sản xuất nông - lâmnghiệp là chủ yếu Tuy nhiên trong những năm gần đây mặc dù còn gặp nhiềukhó khăn nhưng xã Xuân Ái đã có nhiều bước chuyển mình, thích ứng dầnvới cơ chế kinh tế chung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tốc độ pháttriển kinh tế của xã phát triển không ngừng từng bước đưa nền kinh tế của xã
đi dần vào thế ổn định và phát triển
Trang 224.1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Theo báo cáo của UBND xã Xuân Ái năm 2008 và định hướng pháttriển kinh tế xã hội của xã tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã như sau:
Năm 2008 thu nhập bình quân đầu người đạt 6,5 triệu đồng/người/ năm.Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2008 đạt 1197,9 tấn
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND xã Xuân Ái, nềnkinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực Bộ mặt xã đã có nhiều thayđổi đáng kể, với phương châm trong thời gian tới là tiếp tục phát triển đa dạnghoá các ngành nghề, chú trọng đến phát triển thương mại dịch vụ đáp ứng cácmặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong xã
4.1.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển đúng hướng, tỷ trọng các ngànhthương mại dịch vụ và xây dựng cơ bản đã có sự tăng trưởng ổn định tuynhiên còn ở mức thấp Nông lâm nghiệp vẫn có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh
tế của xã Xuân Ái
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
4.1.2.2.1 Ngành kinh tế nông nghiệp
Xã đã tập trung đẩy mạnh cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướngthâm canh tăng năng xuất, chất lượng, hiệu quả, tạo hàng hóa có giá trị cao,góp phần từng bước đưa đời sống của nhân dân trong xã được nâng lên mộtcách bền vững
a Sản xuất nông nghiệp
Trong những năm gần đây xã Xuân Ái đã chủ động đưa các giống câytrồng có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹthuật tiên tiến trong thâm canh, luân canh tăng vụ, tăng giá trị sản xuất trênđơn vị diện tích, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càngphù hợp theo định hướng phát triển của xã, huyện
Theo thống kê, năm 2008 xã có 287,51 ha đất sản xuất nông nghiệp,trong đó: đất trồng lúa 162,19 ha, đất trồng cây hàng năm 201,78 ha, đất trồngcây lâu năm 85,73 ha
Có được kết quả như vậy là do cấp Đảng ủy, chính quyền địa phươngtiến hành tập trung chỉ đạo nhân dân địa phương tận dụng tốt nguồn vốn vàquỹ đất, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực đầu tư, đưa
Trang 23các loại giống mới vào trong sản xuất nông nghiệp theo sự hướng dẫn chuyểngiao khoa học kỹ thuật của trung tâm khuyến nông huyện.
b Lâm nghiệp
Trong năm vừa qua xã đã có công tác bảo vệ và phát triển rừng luônđược quan tâm và chỉ đạo thực hiện và sản xuất trực tiếp Năm 2008 tổng diệntích đất lâm nghiệp là 1151,36 ha.Trồng những cây như (keo, quế, bồ đề…).Diện tích rừng trồng mới năm 2008 là 34,4 ha, góp phần bảo vệ môi trườngsinh thái, thu nhập từ rừng không ngừng tăng theo các năm, nhiều hộ sản xuấtlâm nghiệp giàu lên từ trồng rừng sản xuất
Ngoài ra công tác trồng chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng đượcchính quyền và nhân dân thực hiện tốt, các vụ việc chặt phá, khai thác rừngtrái phép đã giảm so với những năm trước đây Công tác phòng cháy rừngtrong mùa khô hanh được thực hiện theo kế hoạch
c Chăn nuôi
Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, đã cung cấp một lượnglương thực lớn cho chăn nuôi, nhờ vậy mà hàng năm ngành chăn nuôi trên địabàn xã cũng có những bước tiến khá mạnh, một số hộ chuyển hướng chănnuôi theo quy mô hộ gia đình, trang trại Nhờ đưa các tiến bộ khoa học vàosản xuất nên năng xuất và sản lượng không ngừng tăng lên Được thể hiệnqua bảng sau:
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi xã Xuân Ái
(Nguồn: UBND xã Xuân Ái)
Theo thống kê năm 2010 tổng số trâu, bò, lợn và gia cầm của xã là26.200 con Trong đó:
- Đàn trâu, bò: Năm 2010 là 780 con tăng 242 con so với năm 2008.
- Tổng đàn lợn: Năm 2010 là 420 con tăng 90 con so với năm 2008.
Trang 24- Chăn nuôi gia cầm: Năm 2010 tổng đàn gia cầm của xã là 25000 con
tăng 6000 con so với năm 2008
Trong tương lai xã cần phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm tận dụng tốtcác điều kiện hiện có, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ chăn nuôi.4.1.2.2.2 Ngành kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trênđịa bàn xã đã có những dấu hiệu chuyển biến ở bước đầu nhưng vẫn còn rấtnhiều khó khăn, hạn chế Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệpvẫn còn thấp Sản xuất công nghiệp có một số cơ sở sản xuất gạch nung phục
vụ nhu cầu xây dựng tại chỗ, một số xưởng chế biến gỗ thương phẩm Các cơ
sở này chủ yếu là nhỏ lẽ nằm trong diện tích đất của hộ gia đình và cá nhân,chưa được đầu tư lớn Trong năm đã giải quyết việc làm cho nhiều người dân
tại địa phương (Nguồn: Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất).
4.1.2.2.3 Ngành kinh tế thương mại và dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực kinh tế dịch vụ trong những nămgần đây đều tăng và chuyển dịch đúng hướng Số lượng cơ sở sản xuất kinhdoanh ngày càng tăng đã đảm bảo cung ứng các mặt hàng phục vụ sản xuất vàđời sống của nhân dân
Số cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng 30% so với năm 2008.Hình thành một số cơ sở chế biến nhỏ lẻ của hộ gia đình cá nhân
4.1.2.3 Dân số, lao động và việc làm
a Hiện trạng dân số
Năm 2010 dân số toàn Xã là 3734 người
Toàn xã có 5 dân tộc anh em trong đó có các dân tộc chủ yếu sau:
+ Dân tộc kinh: 3520 người = 94,27 % tổng dân số trong xã
+ Dân tộc Dao: 99 người = 2,65 % tổng dân số trong xã
+ Dân tộc Tày: 115 người = 3,07 % tổng dân số trong xã
b Gia tăng dân số
Năm 2010 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1.12% (giảm 0.02% so vớinăm 2008)
Trang 25c Lao động, việc làm
Hàng năm xã tăng cường công tác xuất khẩu lao động và khuyến khíchngười lao động đi làm ở các doanh nghiệp trong xã, thành phần dân tộc trênđịa bàn xã như: Kinh, Dao, Tày Trong đó người dân tộc Kinh chiếm 94,27 %sinh sống trên địa bàn 11 thôn bản
Bảng 4.2: Dân số xã Xuân Ái giai đoạn 2008 - 2010
(Nguồn: UBND xã Xuân Ái)
Theo kết quả thống kê trên cho thấy tình hình biến động dân số của xãtương đối, dân số tăng không đồng đều Tỷ lệ tăng dân số tăng dần theo cácnăm, tuy nhiên chủ yếu tăng về mặt cơ học phản ánh tính hiệu quả tích cựccủa công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hoá gia đình của chính quyền xã,người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kế hoạch hoá gia đìnhsinh đẻ thưa để có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và quan tâm đến việcnuôi dạy con cái được ăn học đầy đủ
Đội ngũ cán bộ quản lý của xã có trình độ còn chưa nhiều Vì vậy,trong thời gian tới cần quan tâm, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý xã
và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân để đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế, văn hoá xã hội của xã
4.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a Hệ thống đường giao thông
Trên địa bàn xã có 2 loại hình giao thông vận tải đó là: Đường thủy vàđường bộ
Đường thủy: Tuyến đường chính sông Hồng chảy từ tỉnh Lào Cai qua
địa phận xã với chiều dài 3,0km
Đường bộ có:
- Đường quốc lộ: Tuyến Nội bài - Lào Cai qua địa phận xã tổng chiều
dài 3 Km đang từng bước hoàn thiện hồ sơ để khởi công, công trình trongnăm 2009
Trang 26- Đường tỉnh lộ: Tuyến (Quy Mông - Đông An) với tổng chiều dài
3,3km đạt loại cấp V miền núi
- Đường liên xã, liên thôn, bản do xã quản lý: Tổng chiều dài 55km.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, lưu thông hàng hóa trong
xã góp phần vào việc ổn định chính trị, an ninh quốc phòng Trong nhữngnăm tới cần tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường đã
có, mở mới các tuyến đường dân sinh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội của xã
b Hệ thống thủy lợi
Hiện nay xã đã xây dựng được mạng lưới công trình thủy lợi tương đốihoàn chỉnh Bên cạnh đó do các công trình thủy lợi đến nay năng lực tưới chủđộng chỉ đạt 65 - 70% năng lực tới tiêu thiết kế
c Hệ thống giáo dục
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, quy mô trường lớpđược mở rộng và nâng cấp Duy trì chất lượng phổ cập giáo dục, chống mùchữ, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Chất lượng giáo dục có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ huy động họcsinh ra lớp ngày càng tăng Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng nămđều đạt mục tiêu đề ra
Tổng diện tích đất giáo dục năm 2008 là 1,61 ha, bình quân diện tíchđất/học sinh là: 20,3 m/học sinh
d Hệ thống điện nước sinh hoạt
Hiện xã Xuân Ái đang sử dụng điện lưới quốc gia, nhìn chung hệ thốngdiện lưới chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Tuynhiên các đường điện về các thôn chất lượng chuyền tải chưa tốt, mặt khácdân cư ở các thôn phân tán nên rất khó khăn cho việc đầu tư nâng cấp hệthống đường điện
e Y tế
Hàng năm nhân dân trong xã được hưởng các dịch vụ y tế từ các trươngtrình quốc gia về y tế, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiệntích cực và có nhiều tiến bộ Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toànthực phẩm và chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện thường xuyên Cơ
sở vật chất kỹ thuật của trạm y tế được đầu tư nâng cấp Năm 2007 đạt chuẩn
Trang 27quốc gia về y tế Hiện tại xã có 1 trạm y tế xây dựng cấp IV, tổng số 9 phòng
có đầy đủ khối phụ trợ, khuân viên trạm với diện tích 0,17 ha
f Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
Phong trào văn hóa, thể thao trong những năm gần đây của xã luônđược duy trì phát triển, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sốngvăn hóa được triển khai có hiệu quả Toàn xã có 85% số hộ có ti vi, ở cácthôn trong xã đều có quỹ đất dành cho hoạt động văn hóa, thể thao phục vụcho nhu cầu giải trí, hoạt động thể thao ở các cụm dân cư
g Công tác an ninh quốc phòng
Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng củng cố và nângcao chất lượng khu vực phòng thủ huyện, xã, cơ quan vũng mạnh Công táctuyên truyền pháp luật, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dânđược quan tâm chú trọng
Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được phát động rộngkhắp, đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng chocán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
* Nhận xét chung
Với những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo củaĐảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, sự giúp đỡ của các cấp,các ngành Đảng bộ và nhân đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quantrọng Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, sảnxuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ có bước pháttriển, sản xuất nông lâm nghiệp đã và đang tiếp tục triển khai có hiệu quảchuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ,quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữvững Trong hàng loạt các chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của xã đã được thực hiện đạt chỉ tiêu như tăng trưởng kinh tế chung vàtăng trưởng từng ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầungười hang năm luôn tăng, giảm tỷ lệ hộ nghèo
Như vậy thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũngnhư dự báo phát triển trong tương lai, trong khi quỹ đất lại có hạn, thì áp lựcđối với đất đai của xã đã và ngày càng lớn hơn Do đó trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của xã cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai
Trang 28thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệuquả cao, bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất cho các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội về hiện tại cũng như lâu dài, gắn liền với bảo vệmôi trường đảm bảo cho phát triển bền vững.
4.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Xuân Ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai xã Xuân Ái
4.2.1.1 Công tác thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Trong những năm qua ngoài việc chỉ đạo thực hiện tốt Luật đất đai vàcác văn bản trung ương Đảng ủy, HĐND và UBND xã đã có kế hoạch triểnkhai thực hiện những Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản hướngdẫn thi hành luật đất đai, đã đạt được những kết quả quan trọng Cử cán bộ đi
dự các lớp tập huấn, học tập Luật đất đai và các văn bản dưới luật cho lãnhđạo và cán bộ các ngành có liên quan trong lĩnh vực đất đai, cán bộ chủ chốtcấp xã và địa chính xã
4.2.1.2 Việc thực hiện xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân huyệntrong việc thực hiện chỉ thi 364/HĐBT của hội đồng bộ trưởng, nay là Chínhphủ, địa giới hành chính của các xã ổn định không có sự tranh chấp Công táclập bản đồ hành chính được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện, xã đãxây dựng bản đồ hành chính phục vụ cho công tác quản lý trên địa bàn Nhìnchung việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính đãđược thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế -
xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn xã
4.2.1.3 Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Năm 2000 và năm 2005, xã đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Ngoài
ra trong năm 2005 huyện đã triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng khutrung tâm xã Năm 2008 được sự đầu tư của nhà nước đã đo đạc lập bản đồ
Trang 29đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các
hộ nhân dân trong xã
4.2.1.4 Tình hình quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Xã Xuân Ái chưa có quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyềnphê duyệt Được sự quan tâm đầu tư của UBND huyện Văn Yên xã đã có quyhoạch xây dựng khu trung tâm từ năm 2005, đến nay luôn được quản lý, thựchiện đúng khu quy hoạch
Về kế hoạch sử dụng đất, theo Luật đất đai 1993 được thực hiện hàngnăm đã tạo điều kiện cho việc nắm bắt tình hình quản lý và sử dụng đất tại địaphương, kịp thời bổ sung các công trình sử dụng đất khi có nhu cầu sử dụngđất phát sinh, xã xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2006 - 2010
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
4.2.1.5 Tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dung đất
Đến nay quỹ đất của xã được giao, cho thuê thực hiện có hiệu quả vàđúng theo quy định của pháp luật
* Giao đất: Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức trên địa bàn xã.
* Thuê đất: Thực hiện chỉ thị số 245/TT Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các tổ
chức, cá nhân, đóng trên địa bàn thuộc đối tượng thuê đất, lập hồ sơ thuê đất.Đến nay cơ bản đã hoàn thành
* Thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Để đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua tình hình quản lý việc thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất đã từng bước đi vào nề nếp và đúng theo luật,đúng thẩm quyền quy định
4.2.1.6 Tình hình đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong những năm qua công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản
lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp UỷĐảng và chính quyền xã quanh tâm và chỉ đạo thực hiện và đã đạt đượcnhững kết quả quan trọng
4.2.1.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai, trong những năm quaUBND Huyện chỉ đạo các xã các ngành thực hiện công tác kiểm kê, thống kê
Trang 30đất thường xuyên, số liệu thống kê, kiểm kê hoàn thành đúng thời gian, có sựthống nhất với các ngành có liên quan, được UBND Huyện phê duyệt đúngthời gian quy định Kết quả kiểm kê đất đai 2005 cho thấy cơ cấu đất đai của
xã chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, đất sử dụng vào các mục đích đềutăng cao so với kỳ kiểm kê năm 2000
4.2.1.8 Thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai
Trong những năm qua thu ngân sách của xã có những bước tăng trưởngkhá, trong đó các nguồn thu từ đất đóng vai trò quan trọng và tổng thu của địaphương Căn cứ Quyết Định số 22/QĐ-BTC ngày 18/02/2003 của bộ trưởng
bộ tài chính về cơ chế tài chính trong việc sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở
hạ tầng, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định số 557/2003/QĐ UBND ngày 03/11/2003 và quyết định số 929/ 2007/ QĐ - UB ngày02/07/2007 ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thutiền sử dụng đất
-4.2.1.9 Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Trong những năm qua, thị trường bất động sản nói chung và thị trườngquyền sử dụng đất tại xã nói riêng diễn ra có đôi lúc sôi động, khó quản lýsong hàng năm các cơ quan quản lý đã nắm bắt tình hình tổ chức thực hiệngiao đất, đấu giá quyền sử đất, thu tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nướcđạt và vượt kế hoạch giao
4.2.1.10 Tình hình quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Căn cứ vào quy định của luật đất đai, trong những năm qua các cấp, cácngành trong huyện đã và đang quản lý giám sát việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ của người sử dụng đất cấp đảng Uỷ, chính quyền xã thường xuyênquan tâm, chỉ đạo Thực hiện tốt những văn bản hướng dẫn thi hành luật đấtđai ở địa phương, đảm bảo thuận lợi, đồng thời cũng động viên và huy độngđược nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước thông qua các chínhsách thuế và nộp tiền sử dụng đất
Trang 314.2.1.11 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm về đất đai
Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật đất đai năm 1993 và Luật đấtđai năm 2003 có hiệu lực thi hành UBND xã đã phối hợp với huyện Văn Yên
đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn và sử lý các trường hợpcác trường hợp vi phạm pháp luật đất đai chủ yếu là tự ý chuyển mục đích sửdụng đất, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất
4.2.1.12 Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Từ khi luật đất đai được ban hành, đặc biệt là luật đất đai năm 2003 vàluật khiếu nại, tố cáo có hiệu lực, công tác giải quyết đơn thư tranh chấp,khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai đã thay đổi một cách cơ bản và quantrọng Cấp ủy đảng, chính quyền đã xác định và nhận thức được tầm quantrọng của việc giải quyết đơn thư, củng cố công tác quản lý nhà nước cũngnhư ổn định tình hình chính trị ở địa phương Trong những năm qua Đảng ủy,UBND xã luôn quan tâm, chỉ đạo công tác quản lý đất đai ở địa phương, cũngnhư quy định, quy chế liên quan đến công tác tiếp công dân và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo ở cơ sở
4.2.1.13 Quản lý các dịch vụ công về đất đai
Hiện nay xã chưa có chức năng nào chuyên về hoạt động dịch vụcông trong lĩnh vực đất đai Mọi hoạt động liên quan đến dịch vụ này như:
đo đạc, quy hoạch… đều nhờ những đơn vị tư vấn đủ tư cách pháp nhângiúp thực hiện
Các công tác liên quan đến lĩnh vực đăng ký quyền sử dụng đất, biếnđộng, các thủ tục hành chính về quản lý sử dụng đất, xã đã phối hợp vớiPhòng Tài nguyên và môi trường huyện để thực hiện Nhìn chung đây là hoạtđộng mới, hơn nữa đối với một xã của huyện miền núi nên nội dung này hiệntại chưa phát triển
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Ái
4.2.2.1.Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Ái năm 2010
Theo tài liệu kiểm kê đất đai năm 2010, hiện trạng sử dụng đất của xãnhư sau:
Trang 32Tổng diện tích tự nhiên: 1674,92 ha, là xã có diện tích trung bình so vớicác xã lân cận khác của huyện Văn Yên, cơ cấu sử dụng đất của xã gồm 3nhóm là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, được thểhiện qua bảng 4.3 như sau:
Trang 33Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Xuân Ái
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 46,82 2,80
2.2.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 1,42 0,08
2.2.5.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,01 0,00
2.2.5.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 1,00 0,06
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2,15 0,13
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,00 0,48
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 85,72 5,12
(Nguồn: UBND xã Xuân Ái)
Trang 34a Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp có diện tích là 1483,26 ha chiếm 88,56 % tổng diệntích đất tự nhiên trong đó bao gồm các loại đất sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp 291,17 ha, chiếm 17,38 % tổng diện tích đấtnông nghiệp Trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm 207,39 ha, chiếm 12,38 % tổng diện tích đấtnông nghiệp Gồm: Đất chuyên trồng lúa nước 160,57 ha, chiếm 9,59%, đấttrồng cây hàng năm còn lại 46,82 ha, chiếm 2,80 % diện tích đất nông nghiệp
+ Đất trồng cây lâu năm 83,78 ha, chiếm 5,00 % tổng diện tích đấtnông nghiệp
- Đất lâm nghiệp 1179,06 ha, chiếm 70,40 % tổng diện tích đất nôngnghiệp Trong đó: Đất rừng sản xuất 1179,06 ha, chiếm 70,40 %
- Đất nuôi trồng thủy sản 13,01 ha, chiếm 0,78 % tổng diện tích đấtnông nghiệp
- Đất nông nghiệp khác 0,02 ha
b Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp hiện có: 188,63 ha, chiếm 11,2 6% tổng diện tích
đất tự nhiên Bao gồm:
- Đất ở 28,23 ha, chiếm 1,69 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất chuyên dùng 64,53 ha, chiếm 3,85 % tổng diện tích đất tự nhiên.Trong đó bao gồm: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,45 ha, đất sảnxuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,54 ha, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 0,12
ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 1,42 ha, đất có mục đích công cộng62,54 ha
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,15 ha, chiếm 0,13 % tổng diện tích đất phinông nghiệp
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,00 ha, chiếm 0,48 % tổng diện tích đấtphi nông nghiệp
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 85,72 ha, chiếm 5,12 % tổngdiện tích đất phi nông nghiệp
c Hiện trạng đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng trên địa bàn xã vẫn còn với diện tích 3,03 ha chiếm0,18 % tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng
Trang 350,24 ha chiếm 0,01 %, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng 2,79 ha chiếm0,17% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
4.2.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường việc sử dụng đất
* Cơ cấu sử dụng đất và mức độ phù hợp của các loại đất
Tổng diện đất tự nhiên của xã là 1674,92 ha chiếm 1,20 % diện tích tựnhiên của huyện Văn Yên, tuy nhiên cơ cấu sử dụng các loại đất và phân bổcho các mục đích là không đều nhau, cụ thể:
Đất nông nghiệp 1483,26 ha chiếm 88,56 % diện tích tự nhiên
Đất phi nông nghiệp 188,63 ha, chiếm 11,26 % diện tích tự nhiên
Đất chưa sử dụng 3,03 ha chiếm 0,18 % diện tích tự nhiên
Cơ cấu hiện trạng 3 loại đất của xã cho thấy diện tích đất phi nôngnghiệp không lớn, chỉ chiếm 11,26 % diện tích tự nhiên Quỹ đất chưa sửdụng còn không nhiều và khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp vàphi nông nghiệp không lớn Như vậy khả năng mở rộng quỹ đất phi nôngnghiệp của xã nhất thiết phải sử dụng vào quỹ đất nông nghiệp mà chủ yếu làchuyển sang loại đất loại đất ở và đất chuyên dùng cho các mục đích pháttriển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng hạ tầng giao thông, thủylợi cũng như văn hóa, giáo dục, y tế, TDTT v.v
* Hiệu quả sử dụng đất
Trong thời gian qua việc sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp và phinông nghiệp của xã đều có những hiệu quả nhất định Trong sản xuất nôngnghiệp việc đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư thâm canhtăng vụ thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi Đối với đất phi nông nghiệp xãđang tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng như xây dựng hạ tầng về giao thông, vănhóa v.v tăng dần xây dựng nhà ở trong các khu dân cư, quy hoạch các khudân cư mới trên cơ sở tiết kiệm và tận dụng đất đai
4.2.3 Biến động đất đai xã Xuân Ái giai đoạn 2008 - 2010
Trong giai đoạn 2008 - 2010 trên địa bàn xã tổng diện tích đất tự nhiênkhông thay đổi xong có những thay đổi về cơ cấu sử dụng đất Sự biến độngcác loại đất ít hay nhiều tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng đất trong các ngành vànhu cầu sử dụng đất tại địa phương
Biến động diện tích, cơ cấu các loại đất giai đoạn 2008 - 2010 được thểhiện qua bảng 4.4 như sau:
Trang 36Bảng 4.4: Biến động đất đai xã Xuân Ái giai đoạn 2008 - 2010
STT Chỉ tiêu Mã Năm 2008 Năm 2010 Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng
DT (ha) CC
(%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)= (6)–(4) (9)=(8)/(4)*100
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 1674,92 100,0 1674,92 100,0 0,00 0,00
1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 1451,88 86,68 1483,26 88,56 31,38 2,16
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 287,51 17,17 291,17 17,38 3,68 1,28 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 201,78 12,05 207,39 12,38 5,61 2,78 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 162,19 9,68 160,57 9,59 - 1,62 - 1,00 1.1.1.2 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 162,19 9,68 160,57 9,59 - 1,62 - 1,00 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng còn lại HNC (a) 39,59 2,36 46,82 2,80 7,23 18,26 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 85,73 5,12 83,78 5,00 - 1,95 - 2,27 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1151,36 68,74 1179,06 70,40 27,7 2,41 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1141,38 68,15 1179,06 70,40 27,7 2,43 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 100,00 5,97 100,00 1,00 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 878,99 52,48 915,73 54,67 36,74 4,18 1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi RSX RSK 99,06 5,91 - 99,06 - 100,00 1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM 163,33 9,75 163,33 9,75 0
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 9,98 0,60 - 9,98 - 100,00 1.2.2.1 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 9,04 0,54 - 9,04 - 100,00 1.2.2.2 Đất khoanh nuôi phục hồi RPH RPK 0,94 0,06 - 0,94 - 100,00
2.2.2 Đất SX, kinh doanh PNN CSK 1,44 0,09 1,54 0,09 0,1 6,94 2.2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,02 0,00 0,12 0,01 0,1
2.2.4 Đất SX vật liệu XD, gốm sứ SKX 1,42 0,08 1,42 0,08 0
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 58,53 3,49 62,54 3,37 4,01 6,85 2.2.5.1 Đất giao thông DGT 53,42 3,19 55,58 3,32 2,16 4,04 2.2.5.2 Đất thủy lợi DTL 1,32 0,08 1,47 0,09 0,15 11,36 2.2.5.3 Đất công trình năng lượng, TT DNL 0,01 0,00 0,03 0,00 0,02 200,00 2.2.5.4 Đất công trình bưu chính VT DBV 0,01 0,00 0,01 0,00
2.2.5.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,88 0,05 1,03 0,06 0,15 17,04 2.2.5.6 Đất cơ sở y tế DYT 0,17 0,01 0,17 0,01
2.2.5.7 Đất cơ sở giáo giục - đào tạo DGD 1,61 0,10 2,05 0,12 0,44 27,33 2.2.5.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 0,80 0,05 0,80 0,05
2.2.5.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 1,00 0,06 1,00 1,00
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,15 0,01 2,15 0,13 2,00 1,33
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5,00 0,30 8,00 0,48 3,00 60,00
2.5 Đất sông suối và MNCD SMN 85,72 5,12 85,72 5,12
3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 46,38 2,77 3,03 0,18 - 43,35 - 93,46
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2,09 0,12 0,24 0,01 - 1,85 - 88,52 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 44,29 2,64 2,79 0,17 - 41,50 - 93,70
(Nguồn: UBND xã Xuân Ái)