Rất hay bà bổ ích !
1 MỤC LỤC 1 2 Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa của cụm từ, cụm từ viết tắt BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CD Chuyên dùng CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất CP Chính phủ CT Công trình FAO Tổ chức lương thực thế giới KD Kinh doanh KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NTTS Nuôi trồng thủy sản QĐ Quyết định QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất SX Sản xuất TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân 2 3 DANH MỤC CÁC BẢNG 3 4 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh-quốc phòng. Nó luôn gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp đối với đời sống mỗi con người. Song đất đai lại có thuộc tính tự nhiên vốn có của nó, đó là có vị trí cố định, có giới hạn về diện tích (có giới hạn về không gian) vô hạn về thời gian sử dụng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và việc thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã làm cho đất nước có nhiều thay đổi đáng kể như: Hình thành nên nhiều khu công nghiệp tập trung, quá trình đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, thị trường bất động sản ngày càng sôi động, việc mở rộng và hoàn thiện mạng lưới giao thông để phục vụ phát triển kinh tế xã hội đã làm cho đất đai ngày càng có giá trị đúng như câu nói của nhân dân ta: “ Tấc đất, tấc vàng” Tuy nhiên kinh tế xã hội phát triển mạnh cùng với sự gia tăng dân số đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng. Những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến hủy hoại môi trường đất. Một số công năng nào đó của đất bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng và mang tính chất toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, công năng của đất cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều tầng nấc đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao đồng thời duy trì được sức sản xuất của đất để truyền lại lâu dài cho thế hệ sau Xuất phát từ yêu cầu chung của các địa phương trong cả nước là xây dựng một cơ cấu sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao và bảo vệ nguồn tài nguyên đất góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển tiến tới cải thiện nâng cao đời sống của người dân. Bởi vậy mỗi đơn vị 4 4 5 hành chính nhất thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch đất đai mang tính chất dự báo và thể hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các vùng lãnh thổ trên từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Một thực tế đang tồn tại ở các địa phương, đặc biệt là ở cấp xã việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai thường làm không đúng theo quy trình nên không đạt được hiệu quả cao, quy hoạch phải làm đi làm lại nhiều lần gây tốn kém cả về công sức, thời gian và tiền bạc. Vì vậy việc đánh giá kết quả quy hoạch sử dụng đất để kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện của các phương án quy hoạch sử dụng đất hiện nay là rất cần thiết. Xã Tân Tiến là một xã đang có nhiều chuyển biến trong phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đều tăng. Trong khi nguồn tài nguyên đất đai có hạn và chưa được khai thác đưa vào sử dụng có hiệu quả. Vì vậy đòi hỏi công tác quy hoạch sử dụng đất cần đáp ứng được các mục tiêu phân bố và bố trí lại quỹ đất hợp lý, đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội tại địa bàn xã. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo: Th.s Vũ Thị Quý, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Tân Tiến - huyện Bạch Thông - tỉnh bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010”. 1.2. Mục đích của đề tài Tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Tân Tiến giai đoạn 2006 - 2010. Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 1.3. Mục tiêu của đề tài Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tân Tiến. 5 5 6 Đánh giá thực trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn xã Tân Tiến về số lượng, chất lượng, phân bố loại hình sử dụng, hiệu quả sử dụng đất, xu thế biến động các loại đất, mức độ đáp ứng nhu cầu đất đai cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã. Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Tân Tiến trong các giai đoạn sau. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và trang bị những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và sử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. Qua quá trình nghiên cứu về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại xã sẽ rút ra được những tồn tại, thiếu sót của công tác thực hiện quy hoạch và những nguyên nhân chủ yếu, từ đó có các giải pháp phù hợp để khắc phục. 6 6 7 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế - xã hội 2.1.1.1. Khái niệm về đất đai Cho tới nay có nhiều định nghĩa về đất đai nhưng định nghĩa của Đocutraep (1987), nhà thổ nhưỡng học người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất. Theo ông thì: “Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác động của 5 yếu tố là đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2006) [2]. Theo cách định nghĩa của FAO: “ Đất đai là một tổng thể vật chất bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”. Như vậy đất đai là một phạm vi không gian như một vật mang những giá trị theo ý niệm của con người. Theo cách định nghĩa này đất đai thường được gắn với một giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện tích đất đai khi có sự chuyển quyền sở hữu. (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2006) [2]. Cũng có những quan điểm tổng hợp hơn cho rằng đất đai là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế xã hội của một tổng thể vật chất. “ Đất đai” về thuật ngữ khoa học được hiểu là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy ), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại.(Nguyễn Đình Thi, 2007) [6]. 2.1.1.2. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người, tồn tại ngoài ý muốn của con người và ngay từ kì sơ khai thì con người đã biết sử dụng đất để phục vụ cho đời sống của mình: để ở và sản xuất Đất đai là điều kiện vất chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động, do đó đất đai là “ Tư liệu sản xuất”. Tuy nhiên đất đai có những tính chất đặc biệt khác với các tư liệu sản xuất khác: 7 7 8 - Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động, chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất. Trong khi đó các tư liệu sản xuất khác là kết quả của sức lao động do con người tạo ra. - Tính hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên bề mặt địa cầu. Các tư liệu sản xuất khác có thể tăng về số lượng, chế tạo lại tùy theo nhu cầu xã hội. - Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng, các tính chất lý hóa, quyết định bởi yếu tố hình thành đất cũng như chế độ sủ dụng đất khác nhau. Các tư liệu sản xuất khác có thể đồng nhất về tiêu chuẩn, quy cách. - Tính không thay thế: Thay thế đất bằng tư liệu sản xuất khác là không thể làm được. Các tư liệu sản xuất khác, tùy thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. - Tính cố định về vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định về vị trí trong sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác được sử dụng mọi chỗ mọi nơi, có thể di chuyển trên các khoảng cách khác nhau tùy theo sự cần thiết. - Tính vĩnh cửu: Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu. Nếu biết sử dụng hợp lý trong sản xuất nông nghiệp đất sẽ không bị thoái hóa, ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng đất. (Lương Văn Hinh và cộng sự, 2003) [5]. 2.1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế - xã hội, môi trường Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất trong xã hội nhưng với từng ngành cụ thể nó có vai trò khác nhau: + Đối với ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong lòng đất. + Đối với nông lâm - nghiệp: Đất không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành sản xuất này mà đất còn 8 8 9 là yếu tố tích cực của sản xuất. Quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp còn liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên của đất. + Đối với môi trường: Đất được coi như một “hệ đệm”, như một “phễu lọc” luôn luôn làm trong sạch môi trường với tất cả các chất thải thông qua hoạt động sống của vi sinh vật nói chung và con người nói riêng. 2.1.2. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai QHSDĐ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: - Kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất) - Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu….) - Pháp chế (xác định tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật) Thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ nhưỡng và lãnh thổ để mang lại lợi ích cao, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường. Từ đó có thể đưa ra khái niệm về QHSDĐ như sau: “ Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích của các ngành) và tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”. (Vũ Thị Quý, 2006) [13]. 2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2.1.3.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai * Theo Luật Đất Đai 1993 Điều 13 quy định 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: “1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính. 2. Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất. 9 9 10 3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức sử dụng các văn bản đó. 4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất 5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất 6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ,thể lệ quản lý, sử dụng đất. 7. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.” * Theo luật 2003 Khoản 2 điều 6 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau: “1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản Đó 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất.lập bản đồ địa chính bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 4. Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Đăng ký quyền sử dụng đất,lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8. Quản lý tài chính về đất. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 11. Thanh tra kiểm tra việc tranh chấp các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, Giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.” 10 10 [...]... địa phương 3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Tân Tiến - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010 3.3.3 Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất của xã Tân Tiến giai đoạn 2006 - 2010 3.3.3.1 Phương án quy hoạch sử dụng đất từ năm 2006 - 2010 của xã 3.3.3.2 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 3.3.3.3 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 3.3.3.4 Những tồn tại... Tài liệu về tình hình cơ bản của xã: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của xã Tân Tiến - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn - Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của xã 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Tiến huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010 3.2 Địa... 18) quy định: Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành 15 16 16 Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ có 4 dạng sau: + Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cả nước + Quy hoạch sử dụng đất các vùng + Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh + Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện + Quy hoạch sử dụng đất cấp xã Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính là: Phân phối hợp lý đất. .. kê đất đai; đồng thời tiến hành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã tỷ lệ 1/5.000 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đang dược tiến hành lập 4.2.1.4 Việc quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất Năm 2002, huyện lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, làm tiền đề UBND huyện duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho xã, đó là cơ sở pháp lý để UBND xã quản lý và lập kế hoạch sử dụng. .. với các huyện và tỉnh bạn, giao lưu hàng hóa thuận lợi, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất cũng tăng theo Toàn huyện có 11 xã, các xã đều đã được lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Công tác quản lý quy hoạch đã được thực hiện theo đúng quy định 2.2.4 Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Tân Tiến - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn - Luật đất đai... 22 22 2.2.3 Tình hình triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn, HĐND, UBND huyện Bạch Thông đã xác định được tầm quan trọng của việc quy hoạch sử dụng đất trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện UBND huyện đã phối hợp với các cấp, các ngành lập quy hoach, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2003 -2010, do vị... tổng thể đến chi tiết; quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quy n quy t định, xét duyệt; 11 12 12 3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; 4 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; 5 Khai thác... thuộc tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương cấp dưới trực tiếp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố 2 Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải... thuộc tỉnh tổ chức việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này 4 Ủy ban nhân dân xã không thuộc khu vực phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch của địa phương 5 Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được... mười năm - Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là năm năm.” * Thẩm quy n lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất( Luật đất đai 2003) Điều 25 Luật Đất đai quy định thẩm quy n lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau: “1 Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước 2 . Thị Quý, em tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Tân Tiến - huyện Bạch Thông - tỉnh bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010 . 1.2. Mục đích của đề tài Tìm. thể sử dụng đất cả nước. + Quy hoạch sử dụng đất các vùng. + Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. + Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. + Quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử. và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Tân Tiến giai đoạn 2006 - 2010. Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch