Rất hay và bổ ích !
Trang 1Phần 1MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề
Cây ngô (Zea mays L.) hiện được biết đến là một trong 3 cây ngũ cốc quan
trọng nhất, cung cấp nguồn lương thực chính cho con người Phân tích thành phầnvà hàm lượng dinh dưỡng trong hạt ngô cho thấy: có từ 1,8 - 4,5% protein, 4 - 5%lipit, 60% glucid (hầu hết lượng chất dinh dưỡng đều tập trung trong phôi) Đồngthời trong ngô còn chứa nhiều các khoáng chất như Na, K, Mg, F, S, Cl, P vàvitamin A Chính vì vậy mà cây ngô được coi là nguồn lương thực chính của một sốnước như Mexico, Ấn Độ, Philippin và một số nước Châu Phi khác Có tới 90% sảnlượng ngô ở Ấn Độ, 66% ở Philippin… được dùng làm lương thực cho con
người (Nguyễn Đức Lương, 1997) [8].
Ngoài ra, cây ngô còn được biết với nhiều vai trò khác nhau như làm nguyênliệu chế biến thức ăn trong chăn nuôi, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngànhcông nghiệp và nguồn hàng hóa xuất khẩu.
Trong chăn nuôi: Ngô được coi là nguồn thức ăn chính và quan trọng nhấthiện nay Hầu như có tới 70% chất tinh trong thức ăn gia súc được tổng hợp từ ngô.Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô còn là nguồn thức ăn xanh và ủ chua lý
tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Theo số liệu thống kê của CIMMYT,
giai đoạn 1997 1999, thế giới dùng ngô làm thức ăn cho chăn nuôi là 66% khoảng 400 triệu tấn/năm Các nước phát triển có tỷ lệ dùng ngô làm thức ăn chănnuôi cao, thường trên 70% Một số nước có tỷ lệ này rất cao như: Mỹ 76%, Bồ ĐàoNha 91%, Italia 93%, Croatia 95%, Latvia 98%, Trung Quốc 76%, Malaysia 91%,
-Thái Lan 96% (Ngô Hữu Tình) [15].
Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 12,9% diện tích cây lương thực có hạt,nhưng có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau cây lúa Gần 30 năm qua, nhất là từ nhữngnăm sau 1990, sản xuất ngô nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.Năm 2008 là năm đạt diện tích (1125,9 nghìn ha), năng suất (40,2 tạ/ha) và sảnlượng (4531,2 nghìn tấn) cao nhất từ trước đến nay So với năm 1990, diện tích vànăng suất tăng 2,6 lần, còn sản lượng tăng 7lần (Tổng cục Thống kê, 2010) [12].Đạt được những kết quả trên là nhờ sự định hướng đúng đắn và đầu tư cao độ củaNhà nước đối với ngành ngô, cũng như sự nỗ lực vượt bậc của những người làm
Trang 2công tác nghiên cứu và khuyến nông đối với cây ngô Đó cũng là kết quả từ sự giúpđỡ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế, trong đó có CIMMYT.
Trong những năm gần đây, cây ngô đã và đang được Đảng và Nhà nước tachú trọng phát triển Tuy nhiên, năng suất bình quân vẫn còn thấp hơn rất nhiều sovới thế giới Theo thống kê của FAOSTAT 2011 [23], năng suất ngô của Việt Namchỉ bằng 77,5% năng suất thế giới, 71,2% năng suất trung bình của Trung Quốc, vàlà tại sao năng suất ngô của chúng ta lại thấp tới như vậy? Các nhà nghiên cứu ViệtNam đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân chỉ bằng 40,6% năng suất trung bình của Mỹ.Vậy một câu hỏi lớn được đặt ra khác nhau, trong đó một nguyên nhân đóng vai tròkhá quan trọng đó là mật độ trồng chưa đảm bảo dẫn đến làm giảm năng suất Vìvậy một yêu cầu lớn đặt ra cho ngành sản xuất ngô nước ta, đó là phải nghiên cứuvà tìm ra mật độ, khoảng cách phù hợp với mỗi giống Xuất phát từ yêu cầu thực
tế đó chúng tôi thực hiện chuyên đề: "Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinhtrưởng và năng suất của giống ngô LVN4 trong điều kiện vụ Đông tại trườngĐHNLTN".
1.2 Mục đích
Xác định mật độ của giống ngô LVN04 trong điều kiên sinh thái của TháiNguyên, từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các khuyến cáo về kỹ thuật gieo trồng ởcác tỉnh miền núi và Trung du phía Bắc.
- So sánh và sơ bộ chọn lọc một số công thức mật độ có triển vọng để tiếptục khảo sát trong các mùa vụ tiếp theo.
1.4 Ý nghĩa của chuyên đề
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đối với học tập: Qua thực hiện chuyên đề, giúp sinh viên có điều kiện củngcố kiến thức và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế Mặt khác, thông qua thờigian thực tập sinh viên có điều kiện học hỏi và tích lũy thêm vốn kiến thức của bảnthân, biết cách thực hiện và hoàn thành một khóa luận tốt nghiệp.
Trang 3- Đối với nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên tiếp cận với công tác nghiêncứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, tạo tác phong làm việc đúng đắn,nghiêm túc, sáng tạo, đúc rút được những kinh nghiệm quý báu từ thực tế mà trongsách vở không có được.
1.4.2 Ý nghĩa trong sản xuất
Làm cơ sở đề ra các khuyến cáo về kỹ thuật phù hợp khi đưa giống vào sảnxuất đại trà, góp phần nâng cao năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trang 4Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ngô Việt Nam cho thấy: Mật độtrồng phụ thuộc vào giống, mùa vụ và điều kiện canh tác Mỗi giống đều có nhữngđặc điểm riêng về sinh trưởng, phát triển như: sự phát triển của tán lá, chiều caocây, sự phát triển của bộ rễ, nhu cầu dinh dưỡng, ánh sáng đều rất khác nhau, cógiống ưa trồng dày, có giống ưa trồng thưa Khi trồng ở mật độ quá thưa sẽ lãngphí đất, đồng thời xảy ra hiện tượng xói mòn ở những khoảng đất trống khi tán lákhông che phủ tới, làm rửa trôi dinh dưỡng, cộng thêm vào đó là tình trạng cỏ dạimọc lấn át cây trồng khiến năng suất ngô giảm xuống trầm trọng Ngược lại, nếutrồng với mật độ quá dày sẽ gây tình trạng cạnh tranh giữa các cây về dinh dưỡng,ánh sáng; mật độ quá rậm rạp nền ẩm độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâubệnh hại phát triển mạnh cũng dẫn tới sự tụt giảm về năng suất Nhưng nếu trồng ởmật độ phù hợp với mỗi giống thì các cây được phân bố đều nhau hơn, giảm tối đasự cạnh tranh giữa các cá thể về dinh dưỡng, ánh sáng và các yếu tố sinh trưởngkhác, làm cơ sở giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất tối ưu.
2.2 Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về mật độ của ngôphù hợp cho mỗi giống ngô Bởi vì mật độ trồng ngô phụ thuộc chặt chẽ vào mỗigiống, các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau yêu cầu mật độ trồng khônggiống nhau Nhưng nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều hướng tới xu thế tăngmật độ Bằng nhiều phương pháp khác nhau người ta đã không ngừng cảithiện được mật độ trồng ngô trên thế giới.
Trang 5- Theo Hallauer (1991), Banzinger và cộng sự (2000) và nhiều tác giả khác,các giống ngô lai mới tạo ra hiện nay có khả năng chịu được mật độ cao gấp 2 - 3lần so với các giống lai tạo ra cách đây 50 năm và có tiềm năng năng suất cao hơnhẳn [20].
- Theo Minh Tang Chang (2005) năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 nămqua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống lai đơn; 20% là nhờ tăng mật độ và5% là nhờ thu hẹp khoảng cách hàng [18]
Mật độ giữa các hàng ngô là những vấn đề được nghiên cứu nhiều và sâu
nhất trong các biện pháp canh tác ngô (Phan Xuân Hào) [6] Các nghiên cứu chủ
yếu tập trung đi sâu vào 2 vấn đề chính: một là, tăng mật độ gieo trồng nhưng phảiđảm bảo được cung cấp dinh dưỡng, nước đầy đủ; hai là, vấn đề khoảng cách giữacác hàng ngô phù hợp, sao cho đảm bảo vừa thuận tiện cho khâu chăm sóc, đồngthời giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể về dinh dưỡng, ánh sáng, giúp cây ngô sinhtrưởng và phát triển tốt nhất, cho năng suất tối ưu.
Rất nhiều thí nghiệm liên quan đến mật độ đã được tiến hành dọc theovành đai ngô nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới Người ta đã nghiên cứu vớimật độ từ hơn 2 vạn đến hơn 20 vạn cây/ha và khoảng cách hàng từ hơn 30cm đếnhơn 200cm [5].
Giai đoạn trước 1940, khoảng cách giữa các hàng chủ yếu phụ thuộc vàokích thước của ngựa (vốn được dùng chủ yếu trong canh tác ngô ở Mỹ thời đó), vàkhoảng cách thuận lợi cho việc canh tác là 100 - 112cm [5] Tuy nhiên, trước nhucầu lượng ngô tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường thế giới thì tăng năng suất, sảnlượng ngô được đặt ra như một vấn đề cấp thiết Nhiều giải pháp đã được đặt ra đểgiải quyết yêu cầu này như: mở rộng diện tích ngô lai, cơ giới hóa và cải thiện cácbiện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp.
Qua quá trình nghiên cứu, người ta đã nhận thấy việc tăng mật độ gieo trồngđồng thời thu hẹp khoảng cách hàng sẽ góp phần tăng năng suất và sản lượng ngô.Hàng loạt các nghiên cứu đã khẳng định điều đó:
- Stickler (1964) ở Kannas kết luận rằng: với cùng một mật độ nhưng khoảngcách hàng 51cm cho năng suất tăng 5% so với 102cm ở điều kiện khô hạn và 6%ở điều kiện có tưới Rossman và Cook (1966) thu được năng suất tăng 14% ởkhoảng cách hàng 46cm so với 91cm ở Michigan [5].
Trang 6- Colville (1966) qua 9 thí nghiệm ở Nebraska cho thấy năng suất hạt tăng16% ở khoảng cách hàng 51cm so với 102cm [5].
- Stivers và cộng sự (1971) trong thí nghiệm ở Indiana cho thấy, năngsuất tăng 7% ở khoảng cách hàng 51cm và 4% ở khoảng cách hàng 76cm so với102cm [5].
- Barbieri và cộng sự (2000) ở Argentina đã công bố kết quả nghiên cứu ảnhhưởng của khoảng cách gieo 35 và 70cm với cùng mật độ 7,6 vạn cây/ha ở 2 giốngngô lai DK636 và DK639, trong 2 năm 1996 và 1997 cho thấy: trong điều kiện gieohàng hẹp (35cm) cho năng suất cao hơn hẳn so với khoảng cách truyền thống [19].
- Widdicombe và Kurt D.Thelen (2002), đã làm thí nghiệm với 4 giống ngôkhác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6 địa điểmở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1988 - 1999, với 5 mật độ từ 56.000 - 90.000 vạncây/ha và khoảng cách hàng là 38,56 và 76cm, đã rút ra kết luận: năng suất đạt caonhất ở khoảng cách hàng 38cm và mật độ 9 vạn cây/ha [22].
Kết quả nghiên cứu của Sener và cộng sự ở Đại học Nebraska (Hoa Kỳ) chothấy: năng suất cao nhất (14 tấn/ha) thu được ở khoảng cách hàng 45 - 50cm vàmậtđộ 9 - 10 vạn cây/ha Hiện nay, các vùng ngô lớn của Mỹ mật độ trồng phổ biếnở 8 - 8,5 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 40, 50, 75cm [21].
Cho đến nay, năng suất ngô cao nhất thu được là 23,5 tấn/ha vào năm 1985 ởLlinois (Mỹ) của gia đình nông dân Herman Warsaw trên diện tích 8 ha với giốngngô FS - 854 và trồng ở mật độ 92.500 cây/ha [5].
Việc tăng năng suất ở khoảng cách hàng hẹp so với khoảng cách hàngrộng, đặc biệt ở mật độ cao, được giải thích là do cây tiếp nhận năng lượng mặt trờitốt hơn, giảm bốc hơi nước và hạn chế cỏ dại phát triển do sớm che phủ mặt đất.Demmead và cộng sự (1962) tính toán rằng, với cùng một mật độ thì năng lượngcho quang hợp sẽ lớn hơn 15 - 20%, khi giảm khoảng cách hàng từ 102cm xuống60cm Yao và Shaw (1964) thấy rằng tỷ số bức xạ thật ở mặt đất so với trên câytrồng giảm khi khoảng cách hàng tăng, năng suất và hiệu quả sử dụng nước tăng khikhoảng cách hàng giảm [5].
Như vậy các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng, ở các khoảng cách mật độtruyền thống với mật độ thưa từ 3,5 - 5 vạn cây/ha cùng với khoảng cách hàng rộng100 - 112cm sẽ gây hiện tượng lãng phí đất, giảm hiệu quả sử dụng năng lượng mặt
Trang 7trời của cây; thưa cây tán lá không che phủ hết bề mặt đất sẽ làm tăng lượng thoáthơi nước dẫn tới hiệu suất sử dụng nước của cây trong các quá trình sinh lý, sinhhóa bị xuống thấp, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ dại xâm lấn, thậm chí lớp đất bềmặt sẽ bị rửa trôi khi có mưa lớn, làm mất đi một lượng lớn các chất dinh dưỡngcần thiết cho cây Tất cả các tác động đó cộng gộp làm giảm năng suất cây ngôgiảm xuống.
Tăng mật độ gieo trồng cũng dẫn tới tăng năng suất, các nghiên cứu ở LiênXô cũ và Bun-ga-ri cho thấy, năng suất ngô vẫn tăng khi tăng mật độ đến trên 10vạn cây/ha với điều kiện đủ ẩm và dinh dưỡng Trường hợp đủ ẩm nhưng khôngbón phân thì càng tăng mật độ, năng suất càng giảm và mật độ tối ưu không vượtquá 4,5 vạn cây/ha Trường hợp có bón phân nhưng không đủ ẩm thì khi tăng mậtđộ lên 9 - 10 vạn cây/ha vẫn cho năng suất cao hơn trường hợp đủ ẩm nhưng thiếudinh dưỡng Còn trường không đủ ẩm và dinh dưỡng thì cho năng suất thấp trongmọi mật độ.
Tại Thái Lan, trong các năm 1994 và 1995, đã làm thí nghiệm với giống ngôlai DK888 và giống thụ phấn tự do NS1 trên đất 2 vụ lúa, với mật độ 53.333 cây/ha,80.000 cây/ha và 106.000 cây/ha, đã cho kết quả năng suất cao nhất ở mật độ80.000 cây/ha và thấp nhất ở mật độ 53.333 cây/ha [5].
2.2.2 Tình hình nghiên cứu về mật độ ở Việt Nam
Từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975, theo chủ trương chínhsách của Đảng và Nhà nước, tiến hành đẩy mạnh tăng sản xuất nông nghiệp, tậptrung tăng các cây lương thực chính Trong đó, cây ngô cũng được coi là một trongnhững mục tiêu cần đẩy mạnh hướng tới tăng năng suất và sản lượng Hàng loạt cácgiải pháp của các nhà nghiên cứu đã được đề ra như: chọn tạo giống mới, mở rộngdiện tích bằng cách khai hoang và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác.Trongđó biện pháp tăng mật độ và thu hẹp khoảng cách hàng cũng được coi là mộttrong những hướng đi chủ lực nhằm cải thiện năng suất ngô hiện tại còn quá thấp sovới thế giới (hiện nay năng suất bình quân ngô của Việt Nam mới chỉ bằng 82%năng suất trung bình của thế giới) Những năm 1984 - 1986, Trung tâm Nghiên cứungô Sông Bôi đã trồng giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây/ha (70x15cm),7,14 vạn cây/ha (70x20cm) và 5,7 vạn cây/ha (70x25cm) với 3 mức phân bón, kếtquả cho thấy: ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón: 120N: 80P205: 40K20
Trang 8cho năng suất cao nhất (55,3 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn cây/ha cho năng suất thấpnhất Tuy nhiên, sự sai khác về năng suất giữa các công thức không đáng kể Cùngvới nhiều thí nghiệm ở các giống ngô thụ phấn tự do khác trong giai đoạn đó cũngnhư theo hướng dẫn của CIMMYT, Trung tâm Ngô Sông Bôi và sau này là ViệnNghiên cứu Ngô đã đề ra quy trình về mật độ từ 4,8 - 5,7 vạn cây/ha, tùy theo từnggiống ở các tỉnh phía Bắc và từ 5,3 - 6,2 vạn cây/ha ở các tỉnh phía Nam, vớikhoảng cách hàng là 70cm. Đó cũng là quy trình mà Ngành Nông nghiệp ban hànhtrước đây [5].
Từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp ban hành, Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâmcanh ngô lai [1], đạt năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc Trong đó, khuyến
cáo với các giống dài ngày nên trồng với mật độ từ 5,5 - 5,7 vạn cây/ha, các giốngngắn ngày và trung ngày trồng với mật độ từ 6 - 7 vạn cây/ha với khoảng cách là từ
60 - 70cm (Phan Xuân Hào)[5].
Vụ Thu 2007, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô, TS Phan Xuân
Hào đã tiến hành thực hiện chuyên đề: "Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng năngsuất và hiệu quả sản xuất ngô" tại Viện Nghiên cứu ngô với 7 giống ngô: LVN10,
LVN4, LVN9, LVN99, LVN45, LVN145 và LVN184 ở 5 mật độ 5, 6, 7, 8 và 9 vạncây/ha, và 3 khoảng cách giữa các hàng là 50, 70 và 90cm Kết quả cho thấy: Ởkhoảng cách 50cm cho năng suất cao nhất ở tất cả các giống và trung bình 5 mật độ,năng suất thấp nhất cũng ở khoảng cách rộng nhất 90cm, còn ở khoảng cách 70cmcho năng suất trung bình Sai khác rõ nhất cũng ở mật độ 8 vạn cây/ha,ở khoảngcách 50cm vượt 16,1 và 31,8 % so với 70cm và 90cm.Điều đáng chú ý trong vụ nàylà, ở mật độ 7 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 40cm, giống LVN10 cho năng suấtcao nhất và giống LVN45 cho năng suất tương đương 8 vạn cây/ha nhưng ở khoảngcách 50cm Như vậy chỉ có LVN10 cho năng suất cao nhất ở mật độ 7 vạn vớikhoảng cách 50 x 28cm hoặc 40 x 35cm…, còn lại 4 giống khác cho năng suất caonhất ở mật độ 8 vạn cây/ha với khoảng cách 50 x 25cm.
Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy: xu hướng tăng năng suấtngô khi tăng mật độ đồng thời thu hẹp khoảng cách hàng tới một giới hạn nhất địnhđủ để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện có đủ dinh dưỡng và nướccho cây. Đặc biệt chú ý các giống khác nhau yêu cầu các mật độ và khoảng cáchkhác nhau.
Trang 92.3 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Có thể nóirằng, trong 3 cây ngũ cốc chính của loài người: lúa nước, lúa mỳ và ngô thì khôngcó cây nào sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất, về quy mô và hiệu quả củaưu thế lai.
Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về cáclĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá vàtin học vào công tác nghiên cứu và sản xuất.
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay trên cả3 phương diện: diện tích, năng suất và sản lượng. Đặc biệt về năng suất, tronghơn 40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất caonhất trong các cây lương thực chủ yếu Vào năm 1961, năng suất ngô trung bìnhcủa thế giới lúc này chưa đến 20 tạ/ha, nhưng con số này đã tăng lên 49,6 tạ/hanăm 2004 Những năm gần đây, năng suất ngô biến động nhưng nhìn chung cóxu hướng tăng lên do các nhà khoa học đã ứng dụng các thành tựu khoa học kỹthuật - thuyết ưu thế lai vào công tác chọn tạo giống. Đặc biệt với sự phát triểnvượt bậc của ngành Công Nghệ sinh học, với kỹ thuật chuyển gen trong hơn 10năm trở lại đây, đã tạo lên một bước ngoặc lớn trong việc tạo ra các giống ngô
mới có tiềm năng năng suất cao (theo GMO diện tích trồng ngô chuyển gen năm2007 của toàn thế giới 35.2 triệu ha) [3]. Đi cùng với sự phát triển của công tác
chọn tạo giống là sự cơ giới hóa trong sản xuất và cải tiến các biện pháp kỹ thuậtcanh tác phù hợp với mỗi giống. Đó chính là cơ sở, nền tảng vững chắc để khôngngừng nâng cao năng suất ngô Điều này được nhận thấy rõ nhất ở những nướccó nền khoa học kỹ thuật phát triển mạnh như: Taijikistan (28,8 tấn/ha), Jordan(22,4 tấn/ha), Kuwait (20 tấn/ha), Đảo Guam (17,4 tấn/ha), Israel (15,1 tấn/ha),Quatar (12,5 tấn/ha), Hà Lan (12 tấn/ha), Chi Lê (11,2 tấn/ha), Bỉ, Newzealand
(10tấn/ha). (FAOSTAT 2006) [23].
Trang 10Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nướccủa thế giới năm 2010
Loại cây trồng Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)
Trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới, cây ngô tuy chỉ đứng thứ hai
về diện tích nhưng lại dẫn đầu về năng suất và sản lượng Năm 2008, diện tích ngô
của thế giới đã vượt lúa nước với 156,4 triệu ha sau lúa mỳ (224,9 triệu ha), nhưngnăng suất ngô đã đạt 50,3 tạ/ha, gấp 1,66 lần so với lúa mỳ và 1,18 lần so với năngsuất lúa nước.
Về diện tích, nhìn chung có xu hướng ngày càng được mở rộng, năm 2001diện tích ngô thế giới là 137,5 triệu ha, đến năm 2009 con số này đã tăng lên 155,7triệu ha.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô thế giới trong giai đoạn 2000 - 2010
Trang 11Trong đó tập trung và phân bố không đều ở các khu vực: Châu Mỹ đứng đầuvới 66,07 triệu ha chiếm 44,9%, Châu Á chiếm 30,9% và Châu Phi là 18,4%.
Bảng 2.3: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2010
Khu vựcDiện tích (triệu ha)Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
Sản lượng (triệu tấn/ha)
Trang 12Nước có năng suất ngô cao nhất là Mỹ (năm 2010) đạt 103,4 tạ/ha TrungQuốc là nước có năng suất cao thứ hai, năm 2009 là 50,70 tạ/ha.
Năm 2010, nước có sản lượng ngô lớn nhất là Mỹ đạt 332,55 triệu tấn.
Theo đánh giá của FAO giai đoạn 1985-1995 tổng sản lượng ngô thế giới cótốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,9%, nhưng lại giảm nhẹ trong những năm gầnđây, nhưng đến năm 2010 tổng sản lượng và năng suất bình quân đều tăng cao hơncác năm trước.
Hiện nay thị trường ngô trên thế giới được đánh giá là một thị trườngtương đối khả quan, lượng tiêu thụ ngô trên toàn cầu có xu hướng tăng trong nhữngnăm gần đây, sản phẩm ngô chủ yếu dùng làm thức ăn cho chăn nuôi.
Với hiện trạng chung ngành sản xuất ngô của thế giới cho thấy: cây ngô đãvà đang dần chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong các cây lương thực chínhcủa thế giới Năm 2007, theo USDA [24], diện tích ngô đã vượt qua lúa nước với157,8 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha, sản lượng đạt kỷ lục 766,2 triệu tấn Với lúanước diện tích đạt 153,7 triệu ha, năng suất 4,1 tấn/ha và sản lượng 626,7 triệu tấn.Còn lúa Mỳ cùng năm đó đạt các con số tương ứng lần lượt là: 217,2 triệu ha, 2,8
tấn và 603,6 triệu tấn (FAOSTAT, USDA.2011).[23] [24].
2.3.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô đã được trồng cách đây khoảng 300 năm và được trồng
trên những điều kiện sinh thái khác nhau của cả nước(Nguyễn Đức Lương, 1997)
[8] Là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, là cây trồng chính để pháttriển ngành chăn nuôi Năng suất ngô ở nước ta trước đây rất thấp so với năng suấtngô thế giới, do sử dụng giống ngô địa phương và áp dụng khoa học kỹ thuật vàosản xuất còn hạn chế Phải tới năm 1991 cây ngô lai mới bắt đầu được đưa vào sảnxuất ở nước ta, tỷ lệ trồng giống lai từ 0,1% năm 1990, năm 2006 đã tăng lên 80%và đưa Việt Nam trở thành nước sử dụng giống lai nhiều và có năng suất cao củakhu vực Đông Nam Á
Cùng với sự tiến bộ của toàn thế giới, việc phát triển sản xuất ngô ở ViệtNam trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20 cũng đã thu được những kết quả quan trọng.Đạt được thành tựu lớn trong sản xuất ngô ở nước ta trong những năm gần đây lànhờ có những chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước trong việc áp dụngthành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào sảnxuất nên cây ngô đã có những bước tiến mạnh về diện tích, năng suất và sản lượng.
Trang 13Bảng 2.5.Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010
(1000 ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng(1000 tấn)
Diện tích ngô lai(%)
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2010; Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011)[12]
Năm 1975, diện tích trồng ngô của nước ta mới chỉ có 267.600 ha, năng suấtđạt 10,42 tạ/ha, sản lượng đạt 278,4 tấn nhưng đến năm 2009 diện tích ngô đã tănglên 1.200.000 ha, năng suất đạt 40 tạ/ha, sản lượng 4,8 tấn/năm Sở dĩ có sự chênhlệnh quá lớn về năng suất giữa hai thời kỳ trên là do những năm 1975 - 1980 ngườidân vẫn chủ yếu sử dụng các giống ngô địa phương có tiềm năng suất thấp Đồngthời do trình độ kỹ thuật canh tác và khả năng đầu tư của người dân còn hạn chế.
Trang 14Số liệu bảng 2.4 cho thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô có sự biến đổiqua từng giai đoạn:
- Giai đoạn 1990 - 1993: Diện tích có xu hướng tăng đều qua các năm, bìnhquân 25,73 ha/năm, năng suất dao động trong khoảng 15 - 17 tạ/ha, sản lượng caonhất đạt 882,2 nghìn tấn (năm 1993).
- Giai đoạn 1993 tới nay: Cả diện tích, năng suất và sản lượng đều tănglên nhanh chóng: diện tích tăng bình quân 53,7 ha/năm, sản lượng tăng bìnhquân 223 tạ/năm, đáng chú ý hơn cả là năng suất đã có những bước tiến nhảy vọt
từ 17,7 tạ/ha (năm 1993) lên 40,24 tạ/ha (năm 2009) (FAOSTAT, 2010) [23].
Điều đó minh chứng cho sự đúng đắn trong các chính sách của Đảng và Nhànước ta khi đưa các giống ngô lai có tiềm năng năng suất vào sản xuất đại trà,thay thế cho các giống ngô địa phương suất thấp Trong vòng 4 năm 1993 - 1996tỉ trọng ngô lai đã tăng từ 12% năm 1993 lên 40% (năm 1996) về diện tích, đạttốc độ tăng trưởng bình quân 57,5%, cho tới nay diện tích ngô lai đã chiếm trên95% tổng diện tích trồng ngô của cả nước. Đây được coi là một nhân tố mới,nguồn động lực chính, một định hướng chiến lược trong chương trình nghiên cứu
và phát triển ngô ở Việt Nam (Nguyễn Đức Lương, 1997) [8].
Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thếgiới trong suốt hơn 20 năm Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so vớitrung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000bằng 81,0% (39,6/49 tạ/ha) Năm 1994, sản lượng ngô vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn và cho tới nay con số này đã xấp xỉ đạt ngưỡng 5 triệutấn.
Năm 2010, diện tích ngô đạt khoảng 1,20 triệu ha tăng 1,2% so với 2009; sảnlượng ngô ước đạt khoảng 50 triệu tấn, tăng 4,1 % so với năm 2009.
Như vậy ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng mạnh của ngành sản xuất ngôtrong nước trong những năm gần đây Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó lại thể hiệnkhông đồng đều ở các vùng trong cả nước:
Trang 15Bảng 2.6 Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2010Chỉ tiêu
Các vùng
Diện tích(nghìn ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng(nghìn tấn)
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 202,1 38,5 778,1
(Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê, 2011) [12]
Qua bảng 2.6 cho thấy rõ sự chênh lệch giữa các vùng về cả diện tích, năngsuất và sản lượng:
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy diện tích sản xuất ngô lớn nhất(443,4 nghìn ha) nhưng năng suất lại thấp nhất trong cả nước (34,5 tạ/ha) Ngược lạivùng Đồng bằng Sông Cửu Long diện tích sản xuất nhỏ nhất (37,1 nghìn ha), nhưnglại cho năng suất cao nhất (51,8 tạ/ha) Sự trái ngược này có thể được giải thích donhiều nguyên nhân: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy có diện tích lớn songchủ yếu tập trung ở các vùng miền núi, diện tích rải rác nhỏ lẻ thuộc các vùng dântộc ít người Họ không có đủ điều kiện đầu tư về vốn cũng như các biện pháp kỹthuật canh tác phù hợp mà chủ yếu canh tác theo lối truyền thống lạc hậu Cộngthêm vào đó là các điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt với hạnhán và rét kéo dài vào mùa đông, lượng mưa phân bố không đều trong năm dẫn tớinăng suất thấp Tuy nhiên, với ưu thế về diện tích (chiếm 40,8% diện tích của cảnước) nên sản lượng chung của vùng vẫn cao hơn các vùng khác trong cả nước đạt1.527,6 nghìn tấn chiếm 34,45% sản lượng của cả nước và trở thành một trongnhững vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất cao nhất đạt 51,8 tạ/ha bằng127% năng suất của cả nước do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp vớiyêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô như: nhiệt độ bình quân cao 25 - 30oC,nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, nền đất có độphì nhiêu cao Tất cả các điều kiện tự nhiên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canhtác phù hợp đã dẫn tới sự tăng vọt năng suất trung bình của vùng so với cả nước.
Trang 16Một vùng cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước phải kểđến Tây Nguyên với diện tích 242,1 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng Trung du vàMiền núi phía Bắc và năng suất trung bình đạt 47,9 tạ/ha Hàng năm vùng cung cấpmột lượng ngô lớn cho cả nước.
Các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát triển ởnhững vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng đất tốt như:Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đểđạt năng suất cao Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh tácchủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do chiến ưuthế và chiếm một diện tích khá lớn.
Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở ViệtNam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng định sản xuấtngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 - 2009 đã có sự phát triểnvượt bậc Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớn trong phát triển sản xuấtngô là doĐảng, Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thấy được vaitrò của cây ngô trong nền kinh tế và kịp thời đưa ra những chính sách, biện phápphù hợp nhằm khuyến khích sản xuất Các nhà khoa học đã nhạy bén đưa nhữngtiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt về giống mới vào sản xuất Từng thế hệ giống tốtthay thế nhau qua từng giai đoạn lịch sử: Giống thụ phấn tự do tốt thay thế cho cácgiống địa phương năng suất thấp, giống lai quy ước thay cho các giống lai khôngquy ước, lai đơn thay dần cho lai kép, lai ba và không thể không kể đến vai trò củanhững người nông dân có trình độ về kỹ thuật đã tiếp thu và ứng dụng nhanh chóngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với những cải tiến rất hiệu quả, phù hợpvới địa phương và điều kiện cụ thể của mình làm tăng thêm sự ưu việt của tiến bộkhoa học kỹ thuật.
Trang 17Bảng 2.7 Tình hình sản xuất ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắcgiai đoạn 2007-2009
STTTỉnhDiện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009
1 Hà Giang 43,3 46,4 46,8 20,9 24,1 25,9 90,7 111,7 121,42 Cao Bằng 37,2 38,4 37,2 29,3 29,3 29,8 109,1 112,7 111,03 Lào Cai 26,6 28,8 29,6 28,5 28,0 31,3 75,8 80,7 92,64 Lạng Sơn 19,1 20,7 20,2 46,6 45,8 46,0 89,0 94,9 82,95 Tuyên Quang 17,7 16,2 14,8 41,4 41,2 42,3 73,2 66,7 62,66 Bắc Kạn 16,1 16,7 16,0 34,5 35,0 34,9 55,6 58,4 55,97 Lai Châu 17,8 18,2 18,9 21,1 22,1 22,2 37,5 40,2 42,08 Sơn La 117,8 132,3 132,1 37,7 38,1 39,7 444,0 503,5 524,39 Quảng Ninh 6,3 6,8 6,3 33,7 35,0 36,7 21,2 23,8 23,110 Thái Nguyên 17,8 20,6 17,4 42,0 41,1 38,6 74,8 84,6 67,2
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2010) [12]
Qua bảng 2.7 cho thấy các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng làcác tỉnh có diện tích trồng ngô lớn, hàng năm diện tích trông ngô đều đạt từ 37,2-132,3 nghìn ha, tiếp theo là Lào Cai các năm đều có diện tích trồng ngô đạt hơn 14nghìn ha Riêng có Quảng Ninh có diện tích trồng ngô thấp, hàng năm chỉ có hơn 6nghìn ha ngô.
Về năng suất ngô thì Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang là 3 tỉnh cónăng suất ngô hàng năm đạt cao nhất vùng từ 38-46 tạ/ha.
Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Sơn La và Quàng Ninh là những tỉnh có năngsuất ngô đạt khá cao trên 20-39 tạ/ha.
Về sản lượng: Sơn La là tỉnh có sản lượng ngô đạt cao nhất, năm 2007 đạt444,0 nghìn tấn, đến năm 2009 lại tăng lên 524,3 nghìn tấn do diện tích trồng ngôhàng năm lớn (117-132 nghìn ha) Tiếp theo là các tỉnh QuảngNinh và hai tỉnh cósản lượng ngô thấp nhất vùng, hàng năm chỉ đạt từ 21-58 nghìn tấn.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy ngành sản xuất ngô của nước ta đã cónhững bước tiến quan trọng trong suốt hơn 30 năm đổi mới, năng suất, diện tích và
Trang 18sản lượng đều tăng mạnh trong gần 10 năm trở lại đây Tuy nhiên, khi so sánh vớitình hình sản xuất ngô chung của thế giới thì ngành sản xuất ngô Việt Nam vẫn cònnhiều vấn đề đặt ra:
1 Năng suất bình quân vẫn thấp hơn thế giới rất nhiều và rất thấp so với
năng suất thí nghiệm (Phan Xuân Hào) [6].
2 Giá thành sản xuất cao, do giá giống và vật tư cao Giá ngô thương phẩm,trừ 3 vùng ngô hàng hoá lớn là Sơn La, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chiếmkhoảng trên 1/3 lượng ngô của cả nước là có giá thành sản xuất tương đối thấp, cácvùng còn lại có giá thành sản xuất tương đối cao Điều đó làm cho giá ngô trongnước luôn cao hơn giá ngô thế giới từ 30- 40% Giá ngô cao cũng làm cho giá thànhsản phẩm chăn nuôi của Việt Nam cao hơn các nước và giảm khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm.
3 Sản lượng ngô thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước đang ngày càngtăng mạnh, theo con số thống kê của Cục thống kê, những năm gần đây, chúng tavẫn phải nhập khẩu một lượng ngô khá lớn 700 - 800 tấn mỗi năm để phục vụ cho
chăn nuôi (Phan Xuân Hào) [6].
4 Do công nghệ chế biến còn kém phát triển nên sản phẩm từ ngô ở nước tacòn đơn điệu Đặc biệt một thách thức lớn đang được đặt ra cho ngành sản xuất ngôthế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đó là tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu:thiên tai, lũ lụt, hạn hán… xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn Trongkhi thế giới lại đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số, nhu cầu lương thực ngàycàng tăng cao Riêng với Việt Nam, một vấn đề đáng được quan tâm và chú trọngtrong thời gian tới đó là công tác giống và cải thiện các biện pháp kỹ thuật sao chophù hợp như: mật độ, khoảng cách, phân bón, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh hại và
bảo quản sau thu hoạch
2.3.3 Tình hình sản xuất ngô ở Thái nguyên
Là một tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi phía Bắc, với địa hình đặc trưngđồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bút tháp Do vậy,nền sản xuất Nông nghiệp của Thái Nguyên nói chung và ngành sản xuất ngô nóiriêng gặp rất nhiều khó khăn về thủy lợi và giao thông vận chuyển Toàn tỉnh cótổng diện tích 3.541km2, trong đó đất canh tác Nông nghiệp chiếm 23% Cây ngôchủ yếu được trồng trên đất 2 lúa: vụ Đông trên đất đồi dốc và vụ Xuân hè Trước
Trang 19năm 1995, diện tích trồng ngô chủ yếu vẫn dùng các giống thụ phấn tự do giống địaphương có năng suất thấp.
Cùng với sự chuyển biến của đất nước, Thái Nguyên cũng mạnh dạn thay đổicơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là thay thếcác giống thụ phấn tự do bằng các giống ngô lai Do đó cho đến nay, diện tích vànăng suất không ngừng tăng lên Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên được thểhiện qua bảng 2.6 :
Bảng 2.8 Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2009NămDiện tích (nghìn ha)Năng suất (tạ/ha)Sản lượng (nghìn tấn)
Nhưng năm 2009 diện tích ngô chỉ đạt 17,4 ha năng suất 39,16 tạ/ha và sảnlượng chỉ đạt 67,98 tấn Điều này chứng tỏ diện tích đất trồng ngô đã bị thu hẹp lại.
Trang 20Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống LVN4
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm
3.2.1 Địa điểm
Tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
3.2.2 Thời gian tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông: từ29/8/2010 đến 3/2/2010.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng củagiống LVN4
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại và khảnăng chống đổ của giông LVN4
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấuthành năng suất của giống LVN4
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 21Trong đó thứ tự các công thức như sau:
3.4.2 Quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm
Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo quy trình của Viện nghiên cứu ngôTrung ương.
- Phân bón:
+ Phân hữu cơ: 10 tấn phân chuồng/ha
+ Phân vô cơ: Bón theo công thức 150N + 90P2O5 + 90K2O tương đương vớilượng thương phẩm
Đạm urê: 326,08kg/haLân supe: 562,45 kg/haKali (KCl): 150 kg/ha- Phương pháp bón
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân
Trang 22+ Bón thúc: Chia 3 lần
Lần 1: 1/3N + 1/2K2O khi cây có 5 láLần 2: 1/3N + 1/2K2O khi cây có 7 - 9 láLần 3: 1/3N còn lại trước khi trỗ 10 - 15 ngày- Chăm sóc:
+ Diệt trừ sâu xám từ lúc cây còn nhỏ.
+ Mọc đến 3 lá: Dặm cây thường xuyên, kiểm tra đồng ruộng, gặp mưa xới nhẹ.+ Khi cây 3 - 5 lá tiến hành tỉa định cây kết hợp xới phá váng, nhổ cỏ đồngthời bón thúc lần một.
+ Khi cây được 7 - 9 lá, bón thúc lần hai kết hợp vun cao gốc chống đổ.+ Trước trỗ 10 - 15 ngày, bón thúc lần cuối.
+ Thu hoạch khi thân, lá và lá bi khô vàng, chân hạt hình thành sẹo đen.
3.4.3 Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm giốngngô 10 TCN - 341 - 2006 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
* Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển:
- Ngày trỗ cờ: Là ngày có > 50% số cây/ô trỗ cờ (xuất hiện nhánh cuối cùngcủa bông cờ).
- Ngày tung phấn: Là ngày có > 50% số cây/ô có hoa nở được 1/3 trục chính.- Ngày phun râu: Là ngày có > 50% số cây/ô đã phun râu (bắp có râu dài 2 -3cm ngoài lá bi).
- Ngày chín sinh lý: Được tính từ khi gieo đến khi > 75 % cây có lá bi khôhoặc chân hạt có chấm đen.
- Số lá/cây: Đếm tổng số lá trong thời gian sinh trưởng Để xác định chínhxác đánh dấu các lá thứ 3, 6, 10 của 10 cây/ô.
Trang 23- Chỉ số diện tích lá: Tiến hành đo chiều dài, chiều rộng của toàn bộ láxanh/trên cây vào giai đoạn trỗ cờ sau đó áp dụng công thức tính diện tích lá củaMontgomery, 1960:
DTL (m2) = chiều dài ¿chiều rộng ¿0,75
CSDTL (m2lá/m2đất) = DTL 1 cây ¿ số cây/m2.- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày)
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sau trồng 20 ngày = h/t Trong đó: h: chiều cao cây sau trồng 20 ngày
t: thời gian 20 ngày
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sau trồng 30, 40, 50, 60 ngày đuợc tínhtheo công thức:
h = hn - hn-1tn - tn-1
Trong đó: n là lần đo thứ 1, 2, 3, tương ứng với 20, 30, 40 ngày hn - hn-1 là hiệu số chiều cao giữa hai lần đo kế tiếp nhau tn - tn-1 là khoảng cách thời gian giữa hai lần đo (10 ngày)
- Sâu đục thân (%): Ghi số cây bị sâu đục thân dưới bắp vào thời kỳ trước vàsau trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ cờ).
- Sâu cắn râu (%): Theo dõi vào thời kỳ phun râu, ghi số bắp bị sâu cắn râu/ô.- Bệnh khô vằn (điểm): Theo dõi vào thời kỳ trước và sau khi trỗ cờ (chủ yếulà sau trỗ cờ), ghi số cây bị bệnh trên ô.
Trang 24Điểm 1 Nhiễm rất nhẹ: <5% số cây bị bệnhĐiểm 2 Nhiễm nhẹ: 5 -15% số cây bị bệnhĐiểm 3 Nhiễm vừa: 15 - 30% số cây bị bệnhĐiểm 4 Nhiễm nặng: 30 - 50% số cây bị bệnhĐiểm 5 Nhiễm rất nặng: >50% số cây bị bệnh
- Bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ (điểm): Theo dõi vào thời kỳ trước và sau khitrỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ cờ) Tính tỷ lệ lá bị bệnh rồi cho điểm từ 0 - 5 điểm:Điểm 0: Không bị bệnh
Điểm 1: Rất nhẹ (1 - 10%) Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11 - 25%) Điểm 3: Nhiễm vừa (26 - 50%) Điểm 4: Nhiễm nặng (51 - 75%) Điểm 5: Nhiễm rất nặng (trên 75
* Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
- Số bắp/cây: Đếm tổng số bắp/tổng số cây trên ô Đếm số bắp và số câytrong ô lúc thu hoạch.
- Chiều dài bắp (không kể lá bi) (cm): Đo hàng hạt dài nhất của 10 bắp mẫulúc thu hoạch.
- Đường kính bắp (không kể lá bi) (cm): Đo ở phần giữa bắp của 10 câymẫu/ô lúc thu hoạch Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất - Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình trên bắp.
- Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%):
P1000 hạt (g) = P1000 hạt tươi ¿ (100 - A0)100 - 14
Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0): Được tính bằng máy đo độ ẩm KETT - 400của Nhật Bản.
Năng suất thực thu:
NSTT (tạ/ha) = Pô tươi ¿ tỷ lệ hạt/bắp ¿ (100 - A
0) ¿ 100Sô¿ (100 - 14)