Rất hay bà bổ ích !
Trang 1Phần 1
MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong 3 cây lương thực quan trọng trongnền kinh tế toàn thế giới Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi,người ta sử dụng ngô làm lương thực chính Không chỉ cung cấp lương thựccho con người, ngô còn là nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi, là nguyênliệu cho ngành công nghiệp chế biến trên toàn thế giới Hiện nay 66% sảnlượng ngô của thế giới được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, trong đó cácnước phát triển là 76% và các nước đang phát triển là 57% Tuy chỉ có 21%sản lượng ngô được dùng làm lương thực, nhiều nước vẫn coi ngô là câylương thực chính, như: Mexico, Ấn Độ, Philippin Ở Ấn Độ có tới 90% sảnlượng ngô, ở Philippin có 66% sản lượng ngô được dùng làm lương thực chocon người (Dương Văn Sơn và ctv, 1997) [1]
Nhờ những vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế giớinên hơn 40 năm gần đây, sản xuất ngô thế giới phát triển mạnh và giữ vị tríhàng đầu về năng suất, sản lượng trong những cây lương thực chủ yếu Mặc
dù diện tích trồng ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước, nhưng sản lượngngô chiếm 1/3 sản lượng ngũ cốc trên thế giới và nuôi sống 1/3 dân số toàncầu Năm 1961 diện tích trồng ngô chỉ đạt 105,48 triệu ha với tổng sản lượng
là 205,00 triệu tấn, nhưng đến năm 2010 diện tích trồng ngô đã đạt 162,32
triệu ha với sản lượng 820,62 triệu tấn (Nguồn: USDA,2011)[17]
Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 12,9% diện tích cây lương thực cóhạt, nhưng có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau cây lúa Gần 30 năm qua, nhất
là từ những năm sau 1990, sản xuất ngô nước ta đã đạt được những thành tựuđáng ghi nhận Năm 2010 là năm đạt diện tích (1200,0 nghìn ha), năngsuất (41,72 tạ/ha) và sản lượng (5006,8 nghìn tấn), so với năm 2000, diện
tích tăng 2,5 lần và năng suất tăng 3 lần, còn sản lượng tăng 1,6 lần (Nguồn: Niên giám thống kê, 2010; Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011)[8].
Do nhu cầu sử dụng ngô không ngừng tăng, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển sản xuất ngô đến năm 2020
là phải đạt sản lượng 9 - 10 triệu tấn Để đạt được mục tiêu này, hai giải pháp
Trang 2chính được đưa ra là mở rộng diện tích và tăng năng suất Tuy nhiên, việc mởrộng diện tích trồng ngô rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp ngàycàng thu hẹp và phải cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác nên tăng năngsuất là giải pháp chủ yếu Trong giải pháp tăng năng suất thì giống được coi làhướng đột phá bởi nó có ý nghĩa quyết định để nâng cao năng suất và chấtlượng ngô, tuy nhiên ngoài công tác chọn tạo giống thì tác động các biện pháp
kỹ thuật cũng là một trong những khâu quan trọng giúp phát huy được hết ưuthế của giống, trong đó phân bón cho ngô có tác dụng tăng năng suất rõ rệtảnh hưởng 30,7% năng suất (theo Berzeny, 1996), các yếu tố khác như phòngtrừ sâu bệnh, cỏ dại có ảnh hưởng nhưng ít hơn
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng lượng đạm bón ở thời kỳ 3 - 5 lá đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ Đông tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định lượng đạm thích hợp bón ở giai đoạn 3 - 5 lá cho giống ngôlai LVN99 và LVN14 trong điều kiện vụ Đông nhằm nâng cao năng suất vàhiệu quả kinh tế
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Giúp cho sinh viên củng cố được những kiến thức đã học, nắm đượcphương pháp và tổ chức tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần tìm ra lượng đạm bón thích hợp ở giai đoạn 3 - 5 lá cho một
số giống ngô lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt để đưa vào sản xuất đạitrà tại Tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
2
Trang 3Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Trong những năm gần đây sản xuất ngô ở nước ta tăng lên nhanh chóngnhờ sự thúc đẩy của ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến Đặc biệt là từnhững năm 1990 trở lại đây diện tích, năng suất, sản lượng ngô tăng lên liêntục nhờ những ứng dụng mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật
Việc đưa các giống ngô mới có năng suất cao vào sản xuất nhằm mụcđích nâng cao năng suất, sản lượng ngô Năng suất cây trồng là kết quả tổnghợp của nhiều yếu tố: giống, phân bón, điều kiện khí hậu, biện pháp canh tác,bảo vệ thực vật… trong đó lượng phân bón là một trong những yếu tố quantrọng quyết định đến năng suất và chất lượng của ngô
Ngô là cây phàm ăn, yêu cầu về lượng phân bón là rất chặt chẽ vì vậymuốn có năng suất cao cần bón phân bón đủ số lượng, bón đúng lúc, đúngcách Đồng thời muốn phát huy hiệu quả của phân bón cần phải căn cứ vàođất trồng ngô đủ hay thiếu dinh dưỡng từ đó mà xác định tỷ lệ bón cho thíchhợp Bên cạnh đó giống cũng là yếu tố rất quan trọng để xác định được lượngphân bón, ngô lai bao giờ cũng yêu cầu lượng phân bón cao so với các giốngngô địa phương Ngoài ra bón phân cần căn cứ vào từng giai đoạn sinhtrưởng, phát triển của ngô đặc biệt là giai đoạn cây có 3 - 5 lá, giai đoạn nàycây còn non yếu dễ bị tác động gây hại của thiên nhiên như mưa ngập úng cây
dễ bị bệnh huyết dụ, còi cọc kém phát triển do rễ không phát triển vì vậy cầnđược cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnhhưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và năng suất hạt
2.2 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Có thểnói rằng, trong 3 cây ngũ cốc chính của loài người: lúa nước, lúa mỳ và ngôthì không có cây nào sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất, về quy mô
và hiệu quả của ưu thế lai Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thànhtựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơgiới hoá, điện khí hoá và tin học vào công tác nghiên cứu và sản xuất
Trang 4Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay trên
cả 3 phương diện: diện tích, năng suất và sản lượng, đặc biệt về năng suất.Năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới lúc này chưa đến 20 tạ/ha,nhưng con số này đã tăng lên 49,6 tạ/ha năm 2004 Những năm gần đây, năngsuất ngô biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng lên do các nhà khoahọc đã ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật - thuyết ưu thế lai vào côngtác chọn tạo giống Sự phát triển vượt bậc của ngành Công Nghệ sinh học, với
kỹ thuật chuyển gen, đã tạo lên một bước ngoặt lớn trong việc tạo ra các
giống ngô mới có tiềm năng năng suất cao (theo GMO diện tích trồng ngô chuyển gen năm 2007 của toàn thế giới 35.2 triệu ha) [20] Đi cùng với sự
phát triển của công tác chọn tạo giống là sự cơ giới hóa trong sản xuất và cảitiến các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với mỗi giống Đó chính là cơ
sở, nền tảng vững chắc để không ngừng nâng cao năng suất ngô Điều nàyđược nhận thấy rõ nhất ở những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triểnmạnh như: Taijikistan (28,8 tấn/ha), Jordan (22,4 tấn/ha), Kuwait (20 tấn/ha),Đảo Guam (17,4 tấn/ha), Israel (15,1 tấn/ha), Quatar (12,5 tấn/ha), Hà Lan(12 tấn/ha), Chi Lê (11,2 tấn/ha), Bỉ, Newzealand (10 tấn/ha)
(FAOSTAT.2006) [19]
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong giai đoạn 2000 - 2010
Năm
Chỉ tiêu Diện tích
(triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Trang 5Số liệu bảng 2.1 cho thấy giai đoạn 2000 - 2010 sản xuất ngô tăngnhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng Về diện tích năm 2000 thế giớitrồng được 136,9 triệu ha Năm 2005 là 147,7 triệu ha, tăng 10,8 triệu ha sovới năm 2000 Năm 2010 diện tích trồng ngô của thế giới là 162,32 triệu ha,tăng 25,42 triệu ha so với năm 2000 và tăng 14,62 triệu ha so với năm 2005.
Về năng suất năm 2000 năng suất ngô của thế giới đạt 43,25 tạ/ha Năm
2005 là 48,39 tạ/ha, tăng 5,14 tạ/ha so với năm 2000 Năm 2010 năng suấtngô của thế giới đạt 51,55 tạ/ha, tăng 8,3 tạ/ha so với năm 2000 và tăng 3,16tạ/ha so với năm 2005 Có được như vậy là nhờ mở rộng diện tích giống ngôlai có tiềm năng cho năng suất cao vào sản xuất
Nhờ diện tích và năng suất tăng nên sản lượng ngô tăng lên nhanhchóng Năm 2000 sản lượng ngô đạt 592,5 triệu tấn, năm 2005 là 714,9 triệutấn, tăng 20,6% so với năm 2000 Năm 2010 thế giới sản xuất được 820,62triệu tấn, tăng 38,5% so với năm 2000 và tăng 14,7% so với năm 2005
Như vậy sản xuất ngô của thế giới ngày càng phát triển nhưng tập trung
và phân bố không đều ở các khu vực: Châu Mỹ đứng đầu với 66,07 triệu hachiếm 44,9%, Châu Á chiếm 30,9% và Châu Phi là 18,4%
Bảng 2.2 Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2009
(triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Trang 6Năng suất ngô của Châu Mỹ đạt năng suất cao nhất 71,85 tạ/ha cao hơnnăng suất bình quân của thế giới là 20,05 tạ/ha, đứng thứ hai về năng suất làChâu Âu đạt 60,61 tạ/ha cao hơn năng suất bình quân của thế giới là 8,81tạ/ha, thấp nhất là Châu Phi với năng suất là 19,42 tạ/ha
Nhờ có diện tích và năng suất tăng nên sản lượng ngô của Châu Mỹtăng lên nhanh chóng đạt 422,45 triệu tấn chiếm 52,4% so với sản lượng củatoàn thế giới Đứng thứ 2 về sản lượng là Châu Á đạt 234,30 triệu tấn chiếm29,1% so với sản lượng của toàn thế giới Châu Phi có sản lượng thấp nhất đạt57,47 triệu tấn chiếm 7,1% so với sản lượng của toàn thế giới
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất ngô của 10 nước đứng đầu trên thế giới
năm 2010
(triệu ha) Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn/ha)
(Nguồn: Số liệu thống kê FAOSTAT,USDA) [17]
Về diện tích: Mỹ là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất trong 10 nướcđứng đầu, trồng được 32,96 triệu/ha chiếm 20,30% diện tích trồng ngô toànthế giới Mexico là nước có diện tích trồng ngô lớn thứ 5 trồng được 7,15triệu ha, ít hơn Mỹ 25,81 triệu ha Nam phi là nước có diện tích trồng ngô ít
6
Trang 7nhất trong 10 nước đứng đầu, trồng được 2,74 triệu/ha, ít hơn Mỹ 30,22 triệu
ha, ít hơn Mexico 4,41 triệu ha
Về năng suất: Mỹ cũng có năng suất cao nhất trong 10 nước đứng đầu
là 95,92 tạ/ha, cao hơn năng suất ngô của toàn thế giới 44,37 tạ/ha Indonexia
có năng suất đứng thứ 5 là 44,32 tạ/ha, thấp hơn Mỹ 51,6 tạ/ha Ấn Độ lànước có năng suất thấp nhất trong 10 nước đạt 19,58 tạ/ha, thấp hơn Mỹ76,34 tạ/ha, thấp hơn Inddonexia 24,74 tạ/ha
Về sản lượng: nhờ diện tích và năng suất tăng nên sản lượng ngô của
Mỹ tăng đạt 316,16 triệu tấn/ha, chiếm 38,52% sản lượng ngô của toàn thếgiới Argentina đứng thứ 5 đạt 22,67 triệu tấn/ha, thấp hơn Mỹ 293,49 triệutấn/ha Tanzania là nước có sản lượng ngô thấp nhất trong 10 nước đứng đầuđạt 4,47 triệu tấn/ha, thấp hơn Mỹ 311,69 triệu tấn/ha, thấp hơn Tanzania 18,2triệu tấn/ha
2.2.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô đã được trồng cách đây khoảng 300 năm và được
trồng trên những điều kiện sinh thái khác nhau của cả nước (Nguyễn Đức Lương, 1997) [11] Ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa,
là cây trồng chính để phát triển ngành chăn nuôi Năng suất ngô ở nước tatrước đây rất thấp so với năng suất ngô thế giới, do sử dụng giống ngô địaphương và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế Năm 1991cây ngô lai mới bắt đầu được đưa vào sản xuất ở nước ta, tỷ lệ trồng giốnglai từ 0,1% năm 1990, năm 2006 đã tăng lên 80% và đưa Việt Nam trở thànhnước sử dụng giống lai nhiều và có năng suất cao của khu vực Đông Nam Á
Cùng với sự tiến bộ của toàn thế giới, việc phát triển sản xuất ngô ởViệt Nam trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20 cũng đã thu được những kết quảquan trọng Có được quá trình đó là nhờ có những chính sách khuyến khíchcủa Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng thành công những tiến bộ khoahọc kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất nên cây ngô đã cónhững bước tiến mạnh về diện tích, năng suất và sản lượng
Trang 8Bảng 2.4 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Năm Diện tích
(1000 ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (1000 tấn)
Diện tích ngô lai (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2010; Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011)[8]
Số liệu bảng 2.4 cho thấy giai đoạn 2000 - 2010 sản xuất ngô tăng nhanh cả
về diện tích, năng suất và sản lượng Về diện tích năm 2000 cả nước trồng được730,2 nghìn ha Năm 2005 là 1.052,6 nghìn ha, tăng 322,4 nghìn ha so vớinăm 2000 Năm 2010 diện tích trồng ngô của cả nước là 1.200 nghìn ha, tăng147,4 nghìn ha so với năm 2005 và tăng 469,8 nghìn ha so với năm 2000
Về năng suất càng có xu hướng tăng dần theo các năm Năm 2000 năngsuất ngô của cả nước đạt 27,5 tạ/ha Năm 2005 là 36,0 tạ/ha, tăng 8,5 tạ/ha sovới năm 2000 Năm 2010 năng suất ngô của cả nước đạt 41,72 tạ/ha, tăng14,25 tạ/ha so với năm 2000 và tăng 5,72 tạ/ha so với năm 2005 Có được nhưvậy là nhờ mở rộng diện tích giống ngô lai có tiềm năng cho năng suất caovào sản xuất Năm 1993 diện tích trồng ngô lai của nước ta mới đạt 12%.Năm 1996 tăng lên 40% và năm 2010 là 95%
Nhờ diện tích và năng suất tăng nên sản lượng ngô tăng lên nhanhchóng Năm 2000 sản lượng ngô đạt 2.005,1 nghìn tấn, năm 2005 là 3.760,0nghìn tấn, tăng 87,5% so với năm 2000 Năm 2010 cả nước sản xuất được 5.006,8nghìn tấn, tăng 149,7% so với năm 2000 và tăng 33,1% so với năm 2005
8
Trang 9Bảng 2.5 Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2009
Các vùng
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
(Nguồn: Niên giám thống kê, năm 2010)[8]
Vùng trung du và miền núi phía Bắc tuy diện tích sản xuất ngô lớn nhất(443,4 nghìn ha) nhưng năng suất lại thấp nhất trong cả nước (34,5 tạ/ha).Ngược lại vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích sản xuất nhỏ nhất (37,1nghìn ha), nhưng lại cho năng suất cao nhất (51,8 tạ/ha) Sự trái ngược này cóthể được giải thích do nhiều nguyên nhân: vùng trung du và miền núi phía Bắctuy có diện tích lớn song chủ yếu tập trung ở các vùng miền núi, diện tích rải rácnhỏ lẻ thuộc các vùng dân tộc ít người Họ không có đủ điều kiện đầu tư về vốncũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp mà chủ yếu canh tác theo lốitruyền thống lạc hậu Cộng thêm vào đó là các điều kiện đất đai nghèo dinhdưỡng, khí hậu khắc nghiệt với hạn hán và rét kéo dài vào mùa đông, lượng mưaphân bố không đều trong năm dẫn tới năng suất thấp Tuy nhiên, với ưu thế vềdiện tích (chiếm 40,8% diện tích của cả nước) nên sản lượng chung của vùngvẫn cao hơn các vùng khác, đạt 1.527,6 nghìn tấn chiếm 34,45% sản lượng của
cả nước và trở thành một trong những vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấplượng ngô lớn nhất cả nước
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có năng suất cao nhất đạt 51,8 tạ/habằng 127% năng suất trung bình của cả nước do vùng có điều kiện tự nhiênthuận lợi, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô như: nhiệt
Trang 10độ bình quân cao 25 - 30oC, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảmbảo nhu cầu tưới tiêu, nền đất có độ phì nhiêu cao Tất cả các điều kiện tựnhiên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đã dẫn tới sự tăngvọt năng suất trung bình của vùng
Tây Nguyên cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nướcvới diện tích 242,1 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng trung du và miền núi phíaBắc Năng suất trung bình đạt 47,9 tạ/ha Đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long Do có diện tích và năng suất khá cao nên sảnlượng ngô năm 2009 thu được là 1159,7 nghìn tấn đứng thứ hai của cả nước
Các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao đã và đang được pháttriển ở những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùngđất tốt như: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canhtác chủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự dochiếm ưu thế và chiếm một diện tích khá lớn
Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ởViệt Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳngđịnh sản xuất ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 - 2009
đã có sự phát triển vượt bậc Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớntrong phát triển sản xuất ngô là do Đảng, Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp vàPhát triển nông thôn thấy được vai trò của cây ngô trong nền kinh tế và kịpthời đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích sảnxuất Các nhà khoa học đã nhạy bén đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặcbiệt về giống mới vào sản xuất Từng thế hệ giống tốt thay thế nhau qua từnggiai đoạn lịch sử: giống thụ phấn tự do tốt thay thế cho các giống địa phươngnăng suất thấp, giống lai quy ước thay cho các giống lai không quy ước, laiđơn thay dần cho lai kép, lai ba và không thể không kể đến vai trò của nhữngngười nông dân có trình độ về kỹ thuật đã tiếp thu và ứng dụng nhanh chóngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với những cải tiến rất hiệu quả, phù hợpvới địa phương và điều kiện cụ thể của mình làm tăng thêm sự ưu việt củatiến bộ khoa học kỹ thuật
10
Trang 11Bảng 2.6 Tình hình sản xuất ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn
2007 - 2009
STT
Năm Tỉnh
Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (1000 tấn)
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010)[8]
Qua bảng 2.6 cho thấy các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng
là các tỉnh có diện tích trồng ngô lớn, hàng năm diện tích trông ngô đều đạt từ37,2 - 132,3 nghìn ha, tiếp theo là Lào Cai các năm đều có diện tích trồng ngôđạt hơn 14 nghìn ha Riêng có Quảng Ninh có diện tích trông ngô thấp, hàngnăm chỉ có hơn 6 nghìn ha ngô
Về năng suất ngô thì Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang là 3 tỉnh
có năng suất ngô hàng năm đạt cao nhất vùng từ 38 - 46 tạ/ha Hà Giang, CaoBằng, Lai châu là những tỉnh có năng suất ngô thấp nhất, dưới 30 tạ/ha
Về sản lượng: Sơn La là tỉnh có sản lượng ngô đạt cao nhất, năm 2007đạt 444,0 nghìn tấn, đến năm 2009 lại tăng lên 524,3 nghìn tấn do diện tíchtrồng ngô hàng năm lớn (117 - 132 nghìn ha) Tiếp theo là tỉnh Hà Giang có
Trang 12sản lượng ngô đạt 121,4 nghìn tấn Quảng Ninh và hai tỉnh có sản lượng ngôthấp nhất vùng, hàng năm chỉ đạt từ 21,2 - 23,8 nghìn tấn.
2.2.3 Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hơn mộttriệu người Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai nên cónhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnhchiếm 23% diện tích tự nhiên Với địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộngthấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp, nên việc canh tác nông nghiệpgặp nhiều khó khăn do hệ thống tưới tiêu không thuận lợi Diện tích trồng ngôchủ yếu trên đất hai lúa (vụ Đông) và trên đất đồi dốc (vụ Xuân Hè) Trước năm
1995, ngô chủ yếu giống thụ phấn tự do, giống địa phương có năng suất thấp.Cùng với sự chuyển biến của đất nước, Thái Nguyên cũng mạnh dạn thay đổi cơcấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là thay thếcác giống thụ phấn tự do bằng các giống ngô lai Do đó cho đến nay diện tích vànăng suất không ngừng tăng lên Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên đượcthể hiện qua bảng 2.7:
Bảng 2.7 Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2009
(nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
12
Trang 132006 diện tích trồng ngô giảm nhẹ chỉ còn 15,3 nghìn ha Năm 2008 diên tíchtrồng ngô tăng mạnh, đạt 20,6 nghìn ha, tăng 5,3 nghìn ha so với năm 2006.Nhưng đến năm 2009 diện tích ngô của tỉnh chỉ còn 17,4 nghìn ha, giảm 3,2nghìn ha so với năm 2008.
Năng suất ngô của Thái Nguyên cũng biến động thất thường Năm
2005 năng suất ngô của tỉnh đạt 34,7 tạ/ha, năm 2007 tăng lên đến 42,0 tạ/hanhưng lại giảm mạnh trong các năm sau Năm 2009 năng suất ngô chỉ đạt38,6 tạ/ha giảm 3,4 tạ/ha so với năm 2007
Như vậy để có năng suất và sản lượng ngô cao và ổn định chúng ta cầnđẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống ngô năng suấtcao, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng là một trong những nơi đượcchọn để khảo nghiệm nhiều giống ngô mới, cùng với việc hợp tác liên kết vớiViện nghiên cứu ngô và các tỉnh khác nơi đây đang tiến hành rất nhiềuchương trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô, trong tương lai đây sẽ là mộttrong những trung tâm giống của phía Bắc
2.3 Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1 Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới
Cây ngô là cây có tiềm năng năng suất lớn Trong các biện pháp thâmcanh, tăng năng suất ngô thì phân bón giữ vai trò quan trọng nhất TheoBerzenyi Z, Gyorffy B thì phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngôcòn các yếu tố khác như mật độ, đất trồng, phòng trừ cỏ dại… có ảnh hưởng
ít hơn Sự hút các chất dinh dưỡng thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng,phát triển của ngô Dựa vào biến đổi hình thái của cây để xác định nhu cầudinh dưỡng từng thời kỳ cho ngô Theo De Geus, (1973) [9], năng suấttrung bình của các giống ngô lai là 6,838 kg/ha, với liều lượng phân bón:95N - 67 P2O5 - 20 K2O kg/ha
Theo Shan (1994) [14], hàng thập kỷ gần đây, năng suất ngô tăng lên
có liên quan chặt chẽ với mức cung cấp đạm cho ngô Đạm được cây hút vớimột lượng lớn và đạm có ảnh hưởng khác nhau rõ rệt đến sự cân bằng cation
và anion ở trong cây Khi cây hút N - NH4+ sự hút các cation khác chẳng hạnnhư K+, Ca2+, Mg2+ sẽ giảm trong khi sự hút anion đặc biệt là Phosphorus sẽ
Trang 14thuận lợi Xảy ra chiều hướng ngược lại, khi cây hút đạm nitrat Tùy thuộcvào tuổi của cây, với cây ngô non sự hút Amonium - N nhanh hơn sự hútđạm nitrat, trái lại các cây ngô già dạng đạm hút chủ yếu là đạm nitrat và cóthể chiếm tới hơn 90% tổng lượng đạm cây hút (dẫn theo Arnon, 1974) [16].
Đạm cũng là thành phần cấu trúc của vách tế bào Đạm là yếu tố cầnthiết cho sự sinh trưởng của cây và là thành phần của tất cả các protein Đạm
là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất để xác định năng suất ngô Khi thiếuđạm chồi lá mầm sẽ không phát triển đầy đủ, sự phân chia tế bào ở đỉnh sinhtrưởng bị kìm hãm và kết quả là giảm diện tích lá, kích thước của cây vànăng suất giảm Phân đạm có thể tạo ra sự tăng diện tích lá hiệu quả ngay từđầu vụ và duy trì một diện tích lá xanh lớn vào cuối vụ để quá trình đồnghóa quang hợp đạt cực đại Các giống ngô lai khác nhau có thể sử dụng phânđạm ở mức độ khác nhau, năng suất cây trồng cao cần phải cung cấp mộtlượng lớn phân bón, đặc biệt là đạm Năng suất ngô vùng nhiệt đới thấp hơnnăng suất ngô vùng ôn đới bởi số hạt trên diện tích đất và chỉ số thu hoạch(HI) của ngô nhiệt đới thấp hơn ngô của vùng ôn đới (dẫn theo Mitsuru,1994) [14]
Cây ngô quang hợp theo chu trình C4 và nó phù hợp nhiệt độ cao,người ta thừa nhận là ngô có thể đạt năng suất chất khô cao ở vùng nhiệt đới(dẫn theo Mitsuru, 1994) [14] Để đạt được năng suất cao một lượng đạmhữu hiệu phải được cây hút (dẫn theo Mitsuru, 1994) [14] Từ 50 - 60% đạmtrong hạt đã được lấy từ đạm đã đồng hóa ở trong lá và thân, trước thời kỳ rahoa (dẫn theo Mutsuru, 1995) [15] Năng suất ngô cao chỉ có thể đạt đượckhi thời gian diện tích lá xanh kéo dài và tỷ lệ đồng hóa đạm cao sau thời kỳ
ra hoa (Mitsuru, 1994) [22] Một số báo cáo về khả năng hút N cũng chỉ rarằng tốc độ đồng hóa cực đại xảy ra gần giai đoạn phun râu (Hay và CS,1953; Hanway, 1962; Mengel và Barber, 1974; Bigeriego và CS, 1979) vàkết thúc vào cuối giai đoạn tung phấn (dẫn theo Mitsuru, 1995) [15] Nếumức dinh dưỡng nitơ đủ thì kali sẽ xâm nhập vào cây nhiều hơn và sự hútkali mạnh hơn là nguyên nhân thúc đẩy nhanh chu trình chuyển hóa các hợpchất phospho trong cây
14
Trang 15Thiếu đạm thì chậm sinh trưởng của giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
và sinh trưởng sinh thực, giảm tốc độ ra lá, hạn chế mạnh đến sự phát triểndiện tích lá Thiếu đạm hạn chế đến hiệu quả sử dụng bức xạ, nhất là thời kỳ
ra hoa, ảnh hưởng đến năng suất bắp tổng số Việc cung cấp và tích lũy N ởthời kỳ ra hoa có tính quyết định số lượng hạt ngô, thiếu N trong thời kỳ nàylàm giảm khả năng đồng hóa C của cây, nhất là giai đoạn ra hoa sẽ giảmnăng suất hạt Dự trữ đạm của cây ngô có ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinhtrưởng và phát triển lá, sự tích lũy sinh khối và sự tăng trưởng của hạt, ảnhhưởng về sau của đạm là quan trọng khi đánh giá phản ứng của cây trồng đốivới N Rhoads (1984) [18] nghiên cứu thí nghiệm tưới nước theo rãnh ngôcho thấy: năng suất ngô 1.200 kg/ha khi không bón đạm và 6.300 kg/ha khibón 224 kg/ha N trên đất chưa bao giờ trồng ngô và năm trước đó không bónđạm Ở năm tiếp theo năng suất ngô là 4.400 kg/ha khi không bón đạm và7.000 kg/ha khi bón N ở mức 224 kg/ha
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng vai trò của phân đạm và S đến sự sinhtrưởng, năng suất và chất lượng của giống ngô lai (Cargill 707), tác giảHussain và CS (1999) [18], cho rằng sự cung cấp phân bón ở các mức 150N+ 30S và 150N + 20S (kg/ha) làm tăng một cách tương ứng khối lượng chấtkhô/cây, số hạt/bắp và khối lượng hạt/bắp so với các xử lý khác Năng suấtngô đạt cao nhất (5,59 tấn/ha) ở các công thức bón 150N + 30S kg/ha TheoVelly và CS (dẫn theo De Geus 1973) [16], khi bón cho ngô với liều lượng:
40 kg N/ha năng suất thu đượcv 12,11 tạ/ha; 80 kg N/ha năng suất thu được15,61 tạ/ha; 120 kg N/ha năng suất thu được 32,12 tạ/ha; 160 kg N/ha năngsuất thu được 41,47 tạ/ha; 200 kg N/ha năng suất thu được 52,18 tạ/ha
Theo kết quả nghiên cứu của viện lân kali - Atlanta (Mỹ) cho thấy đểtạo ra 10 tấn ngô hạt/ ha, cây ngô lấy đi một lượng chất dinh dưỡng như sau:
Bảng 2.8 Lượng chất dinh dưỡng cây ngô lấy đi để đạt năng suất 10 tấn
Trang 16Thân lá cùi 79 33 215 36 18 48
(Nguồn: Viện nghiên cứu lân và kali (Mỹ)
Tùy vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển ngô chúng hút chất dinhdưỡng khác nhau:
Bảng 2.9 Lượng dinh dưỡng cây ngô cần trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Giai đoạn
sinh trưởng Cây con
Xoáy nõn
Phun râu
Tạo hạt Chín Tổng số
Lượng dinh dưỡng cây cần (kg/ha)
Phun râu
Tạo hạt Chín Tổng số
Theo Johnson và cộng sự, năng suất trung bình của các giống ngô lai là
6838 kg/ha cần bón với liều lượng: 95N - 67 P205 - 20 K20 kg/ha Cook.G Wkhuyến cáo lượng phân bón cho ngô với ở Indonexia là: 90N - 60 P205 - 20
K20 kg/ha Nhiều tác giả nước ngoài, để sản xuất 100 kg ngô hạt cần 4,8 - 5,3tổng cộng các loại NPK nguyên chất, trong đó:
N = 2,0 - 2,2 kg
P205 = 0,8 - 0,9 kg
K20 = 2,0 - 2,2 kg
16
Trang 17Và tỷ lệ N : P : K là 2 : 1 : 1 hoặc 3 : 2 : 1
Qua đây ta thấy đạm chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đờisống cây ngô, là yếu tố chính để cấu thành nên năng suất và chất lượng củacây ngô
2.3.2 Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam
Trong phạm vi nghiên cứu thuộc chương trình phát triển lương thực, TạVăn Sơn (1995) [12] nghiên cứu dinh dưỡng cây ngô ở vùng đồng bằng sôngHồng và thu được kết quả: để tạo ra 1 tấn ngô hạt cây ngô lấy đi khỏi đấttrung bình một lượng NPK là 22,3 kg N, 8,2 kg P20,12,2 kg K20 Tỷ lệ nhucầu dinh dưỡng NPK là: 1 : 0,35 : 0,45
Bảng 2.10 Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%) Nguyên tố 6 - 7 lá Trỗ cờ (%) Thu hoạch (%)
(Nguồn: Tạ Văn Sơn (1995)[12]
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu ở nướcngoài và biểu hiện rõ là việc hấp thu kali được hoàn thành sớm trước khingô phun râu, còn các chất dinh dưỡng như đạm, lân còn tiếp tục đến khingô chín
Theo GS.TS Ngô Hữu Tình (1997) [9], với điều kiện sinh thái và kinh
tế Việt Nam qua nghiên cứu nhiều năm cho thấy phương thức bón cho ngôđạt hiệu quả cao là:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân
- Bón thúc vào 3 giai đoạn:
+ Lúc cây ngô được 3 - 4 lá: 1/3 N + 1/2 K20
+ Lúc cây ngô được 9 - 10 lá: 1/3 N + 1/2 K20
Trang 18Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy: lượng phân bón thíchhợp tùy thuộc vào điều kiện đất đai Trên đất phù sa sông Hồng bón kali trênnền đạm cao làm tăng năng suất ngô rõ rệt Phân lân có hiệu lực rõ rệt đối vớingô trên đất phù sa sông Hồng trên nền 180 N, 120 K20 có thể bón tới 150
P205 (Tạ Văn Sơn, 1995) [12] Trên đất bạc màu vùng Đông Anh - Hà Nội,giống ngô LVN 10 có phản ứng rất rõ với phân bón ở công thức 120N : 120
P205 : 120 K20 (kg/ha) và cho năng suất hạt cao gấp 2 lần so với công thức đốichứng không phân bón (Nguyễn Thế Hùng, 1997) [4]
Nghiên cứu của Trần Hữu Miện (1987) [1] cho kết quả: trên đất phù sasông Hồng lượng phân bón phù hợp là: 120 N - 90 P2O5 - 60 K2O cho năngsuất 40 - 50 tạ/ha; 150 N - 90 P2O5 - 100 K2O cho năng suất 50 - 55 tạ/ha; 180
N - 90 P2O5 - 100 K2O cho năng suất 65 - 75 tạ/ha
Tác giả Vũ Cao Thái cũng cho rằng liều lượng và tỷ lệ phân bón chongô khác nhau trên các loại đất khác nhau Trên đất phù sa nên bón 120 N -
60 P2O5 - 90 K2O /ha, tỷ lệ N : P : K là 1 : 0,5 : 0,75 Trên đất xám bạc màubón 100 N -100 P2O5 - 150 K2O với tỷ lệ là 1 : 1 : 1,5 (dẫn theo Ngô HữuTình, 2003) [5]
Lượng phân bón cho ngô không chỉ phụ thuộc vào đất mà còn phụthuộc vào giống ngô Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ (1999) [12]cho thấy:
- Đối với giống chín sớm lượng phân bón cho 1 ha là (kg/ha)
+ Trên đất phù sa bón 8 - 10 tấn phân chuồng: 120 - 150 N : 70 - 90
Trang 19120 kg N năng suất đạt 76,2 tạ/ha; bón 160 kg N năng suất đạt 79,9 tạ/ha Đểtạo ra 1 tấn ngô hạt trong vụ ngô Đông miền Bắc cần 25 - 28 kg N, vụ Xuân
28 - 32 kg N, vụ Hè Thu 32 - 35 kg N, Thu Đông 30 - 32 kg N (Trần HữuMiện, 1987) [1]
Trên đất phù sa cổ, đối với giống ngô lai LVN4 bón đạm ở các liềulượng nền 1 + 150N, nền 1 + 180N, nền 1 + 210N đều làm năng suất hơn đốichứng 1 (không bón phân) từ 26,64 - 32,48 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và28,43 - 30,98 tạ/ha trong vụ Hè Thu Lượng đạm tăng từ 120 - 210N thì năngsuất ngô cũng tăng theo, nhưng hiệu quả kinh tế cao nhất là bón 10 tấn phânchuồng + 150N + 90P2O5 + 60K2O/ha (Lê Quý Tường và CS, 2001) [12].Trên đất bạc màu, phân N có tác dụng rất rõ, song lượng bón tối đa là 225 kg/
ha, ngưỡng bón N kinh tế là 150 kg/ha trên nền cân đối P - K (Nguyễn ThếHùng, 1996) [4]
Kết quả nghiên cứu bón đạm cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ởđồng bằng sông Hồng với mức bón đạm 90 kgN/ha, hiệu suất bón đạm đốivới ngô địa phương là 13 kg ngô hạt/1 kg N và ngô lai là 18 kg ngô hạt/1kgN Bón đến mức 180 kg N/ha đã đạt 9 - 14 kg ngô hạt/1 kg N (dẫn theoTrần Văn Minh, 2004) [14]
Ngô là loại cây cần nhiều dinh dưỡng do đó để đạt được năng suất caocần cung cấp đầy đủ và cân đối N - P - K nhưng quan trọng nhất là yếu tốđạm Hiện nay ở nước ta trong đó có vùng trung du miền núi phía Bắc ngườidân vẫn còn tập quán sử dụng lượng phân bón thấp do họ không hiểu hết ảnhhưởng to lớn của phân bón đối với cây ngô như thế nào Đây là một trongnhững nguyên nhân làm cho năng suất ngô trong vùng rất thấp vì vậy để nângcao năng suất và sản lượng ngô việc khuyến cáo ảnh hưởng của đạm đến sinhtrưởng và năng suất ngô là việc làm rất cần thiết và cấp bách
Trang 21PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Liều lượng phân đạm bón ở thời kỳ 3 - 5 lá
- Giống ngô lai LVN99, LVN14
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lượng đạm bón ở giai đoạn 3 - 5 lá cho 2 giống ngô lai vụĐông 2011
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trên đất cát pha, có thànhphần cơ giới nhẹ, chuyên trồng màu của Viện Khoa học Sự sống, trường Đạihọc Nông Lâm Thái Nguyên
- Thời gian tiến hành thí nghiệm: vụ Đông năm 2011
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ 3 - 5 lá đến khảnăng sinh trưởng của 2 giống ngô lai LVN99 và LVN14
- Ngiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ 3 - 5 lá đến mức
độ nhiễm sâu hại và khả năng chống đổ của của 2 giống ngô lai LVN99 vàLVN14
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ 3 - 5 lá đến cácyếu tố cấu thành năng suất của 2 giống ngô lai LVN99 và LVN14
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Bảng 3.1 Công thức thí nghiệm Công thức* 3 - 5 láLượng đạm bón ở các thời kỳ7 - 9 lá Trước trỗ 10 ngày
Trang 22Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô chính, ô phụ với 4 công thức, 3 lầnnhắc lại của 2 giống, xung quanh có dải bảo vệ.
Số ô thí nghiệm của 2 giống: (4 x 3) x 2 = 24 (ô)
Diện tích ô thí nghiệm: 7m x 4,9m = 34,3 m2
Giữa các lần nhắc lại cách nhau 1m
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
3.3.2.2 Quy trình kỹ thuật thí nghiệm
Tiến hành theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trịcanh tác và sử dụng giống ngô QCVN 01- 56 : 2011/BNNPTNT của BộNN&PTNT
- Mật độ: bố trí theo công thức thí nghiệm
+ Với thí nghiệm phân bón: mật độ 57000 cây/ha, khoảng cách 70 x 25cm
- Phân bón: nền 3 tấn phân vi sinh + 80 kg P 2 O 5 + 80 K 2 O)
+ Bón lót: 100% phân lân + vi sinh
22
Trang 23+ Lần 2 (khi cây có 7 - 9 lá): 40 kg K2O5 + 50 kg N/ha.
+ Lần 3 (trước trỗ 10 ngày): 50 kg N/ha
- Chăm sóc:
+ Diệt sâu xám từ lúc cây còn nhỏ
+ Khi cây mọc đến 3 lá: kiểm tra thường xuyên, dặm cây, nếu mưa xớixáo phá váng
+ Khi cây mọc được 3 - 5 lá tiến hành tỉa cây, bón thúc lần 1 kết hợpvới làm cỏ cho ngô, vun gốc cho ngô
+ Khi cây 7 - 9 lá: bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc cho ngô
+ Trước trỗ 10 ngày: bón thúc lần cuối
3.3.2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
* Chỉ tiêu về sinh trưởng
- Ngày mọc: là ngày có > 50% số cây/ô mọc
- Ngày trỗ cờ: là ngày có > 50% số cây/ô xuất hiện nhánh cuối cùngcủa bông cờ
- Ngày tung phấn: là ngày có > 50% số cây/ô có hoa đực nở được 1/3trục chính
- Ngày phun râu: là ngày có > 50% số cây/ô phun râu (bắp có dâu dài 2
Trang 24Đánh giá ở giai đoạn cây còn xanh, bắp đã phát triển đầy đủ Đánh giátheo thang điểm từ 1 - 5 (1 là tốt, 5 là rất kém)
- Trạng thái bắp: đánh giá khi thu hoạch, dự vào hình dạng bắp, kíchthước bắp, sâu bệnh (điểm 1 bắp đồng đều, điểm 5 bắp kém)
- Độ bao bắp: quan sát cây ở giai đoạn chín, đánh giá theo thang điểm
từ 1 - 5
+ Điểm 1: lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp
+ Điểm 2: lá bi bao kín đầu bắp
+ Điểm 3: lá bi bao không chặt đầu bắp
+ Điểm 4: lá bi không che kín đầu bắp để hở đầu bắp
+ Điểm 5: bắp hở nhiều bao bắp rất kém
* Chỉ tiêu sinh lý:
- Hệ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất): đo chiều dài, rộng của tất cả các lácủa 10 cây theo dõi ở giai đoạn trỗ cờ
HSDT lá = ∑ chiều dài x ∑ chiều rộng x 0,75 x số cây/m2
- Khối lượng chất khô: xác định ở thời kỳ 3 - 5 lá, 7 - 9 lá, trỗ cờ và chínNhổ 3 cây liên tiếp/ô, rửa sạch, sấy khô, cân và tính ra tạ/ha
* Chỉ tiêu chống chịu
- Khả năng chống đổ:
+ Gẫy thân: ghi tất cả những cây bị gẫy dưới đốt mang bắp và tính
Tỷ lệ gẫy thân (%) = Số cây bị gẫy x100
Tổng số cây điều tra+ Đổ rễ: ghi tất cả các cây bị nghiêng góc ≥ 300 so với mặt đất
Tỷ lệ đổ rễ (%) = Số cây bị đổ x100
Tổng số cây điều tra
- Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh:
+ Sâu đục thân: ghi số cây bị sâu đục thân (đếm lỗ đục trên thân, chủyếu là lỗ đục dưới bắp) và tính ra % cây bị hại
+ Sâu cắn râu: đếm số bắp bị sâu cắn râu và tính % bắp bị hại
+ Bệnh khô vằn: đếm và tính tỷ lệ cây bị bệnh ở giai đoạn tạo hạt
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Đếm tổng số cây thu hoạch/ô
24
Trang 25- Đếm tổng số bắp/ô
- Đường kính bắp: lấy ngẫu nhiên
10 bắp thứ nhất, đo ở giữa tất cả các bắp
- Chiều dài bắp: đo từ đầu bắp đến mút bắp của 10 bắp mẫu
- Số hàng hạt/bắp: một hàng được tính khi có 50% số hạt so vớihàng dài nhất
- Số hạt/hàng: đếm số hạt có chiều dài trung bình của 10 bắp mẫu
- Khối lượng 1000 hạt:
+ Khối lượng 1000 hạt tươi: cân 2 lần, mỗi lần 500 hạt được M1, M2,nếu hiệu số của 2 lần cân chênh lệch nhau không quá 5% thì
P 1000 hạt = M1 + M2+ Khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14%
P1000 hạt (g) = P1000 hạt tươi x (100 - A0)
100 - 14
+ Tỷ lệ hạt: tính trên 10 bắp mẫu (KL hạt/ KL bắp)
- Năng suất lý thuyết:
NSLT (tạ/ha) = Số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x P1000hạt x số cây/m
210000
- Năng suất thực thu:
NSTT (tạ/ha) = Pô tươi x tỷ lệ hạt/bắp x (100 - A0) x 100
Sô x (100 - 14)NSTT: năng suất thực thu
A0: ẩm độ thu hoạch ngoài đồng
Sô: diện tích ô thí nghiệm ô (m2)
100 - 14: năng suất tính ở độ ẩm 14%
P bắp tươi/ô: khối lượng bắp tươi/ ô (kg)
3.3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
- Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTAT
- Tính toán các chỉ tiêu sử dụng hàm Average, Sum trong Microsoft Excel
Trang 26Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ đông năm 2011 tại Thái Nguyên
Cây ngô có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới nhưng đã thích nghinhanh với nhiều điều kiện sinh thái rất khác nhau, mặc dù vậy nó cũng rấtnhạy cảm với một số yếu tố sinh thái đó là: khí hậu, đất đai, và các chất dinhdưỡng Trong đó thời tiết khí hậu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhsinh trưởng, phát triển, và năng suất Theo dõi thời tiết khí hậu trong từng vụđối với sản xuất nông nghiệp là cơ sở để bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồngmột cách hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do các điều kiện tự nhiênmang lại để đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác Diễnbiến thời tiết khí hậu của vụ ngô Đông năm 2011 thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu của vụ ngô Đông 2011 tại Thái Nguyên
Trung bình ( 0 C)
Độ ẩm Trung bình(%)
Lượng mưa Trung bình (mm)
26
Trang 27Trong quá trình sinh trưởng ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cây ngô yêucầu nhiệt độ khác nhau Có 2 giai đoạn nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến quátrình sống của cây ngô đó là giai đoạn nảy mầm và ra hoa.
- Giai đoạn nảy mầm: nếu gặp nhiệt thấp hạt nảy mầm kém, thời giannảy mầm kéo dài, chất lượng cây con kém Để hạt ngô mọc bình thường,nhiệt độ tối thiểu phải từ 12 - 140C, nếu nhiệt độ thấp hơn 120C phần lớn cácgiống không nảy mầm Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 25 - 300C
- Giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu cây ngô rất mẫn cảm với nhiệt
độ Giai đoạn này cây ngô cần nhiệt độ thích hợp là 18 - 200C Nếu nhiệt độnhỏ hơn 130C hạt phấn sẽ chết, nhiệt độ từ 13 - 150C ảnh hưởng xấu đến tungphấn, phun râu và thụ tinh Còn nhiệt độ lên tới 450C hạt phấn và râu ngô cóthể chết làm cho bắp bị đuôi chuột
Vụ Đông năm 2011 nhiệt độ trung bình tháng 9 là 27,10C rất thuận lợicho quá trình nảy mầm và sinh trưởng, phát triển của cây ngô trong giai đoạnđầu Nhiệt độ trung bình tháng 10 là 240C, tháng 11 là 22,90C, nhiệt độ có xuhướng giảm xuống nhưng vẫn thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triểncủa cây ngô Nhiệt độ trung bình ba tháng cuối rất thấp tháng 12 là 16,80C,tháng 01/2012 là 14,20C Tháng 02/2012 là 15,60C Do nhiệt độ thấp nên thờigian chín của ngô kéo dài, từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2012
4.1.2 Ẩm độ
Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001) đã xác định độ ẩm không khí
70 - 85 % và ẩm độ đất 70 - 80 % thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển củacây ngô Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, cây ngô yêu cầu lượng ẩm
độ khác nhau: giai đoạn trỗ cờ, tung phấn - phun râu yêu cầu ẩm độ lớnkhoảng 75 % đến 80 %, các giai đoạn khác ẩm độ yêu cầu thấp hơn Qua theodõi diễn biến thời tiết chúng tôi thấy:
Từ tháng 9 đến tháng 11 có ẩm độ khá cao, đạt từ 79 - 83% rất thuậnlợi cho ngô sinh trưởng, tuy nhiên ẩm độ cao cũng là điều kiện thuận lợi đểsâu bệnh phát sinh phá hoại Tháng 12 có ẩm độ xuống khá thấp cùng vớilượng mưa ít nên chúng tôi phải tưới nước bổ sung cho cây ngô Những thángcuối vụ có ẩm độ khá cao, đạt 84% làm cho một số hạt ngô phía trên mọcmầm trước khi chín sinh lý
Trang 284.1.3 Lượng mưa
Nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với đời sống cây ngô Tuy ngôđược đánh giá là cây trồng sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả nhưng do có khảnăng tạo ra sản phẩm lớn trong vụ nên nhu cầu nước về cây ngô rất lớn Một câyngô trong vòng đời cần phải có 200 lít nước để sinh trưởng, phát triển để tạonăng suất Một hecta ngô cần 3000 - 4000 m3 nước tương đương với lượngmưa là 175 mm Đối với cây ngô nhu cầu nước còn phụ thuộc vào sản lượng
nó sinh ra Để đạt được 3800 kg/ha cần một lượng mưa là 287,5 mm để được
6300 kg/ha cần 486 - 616 mm
Nhu cầu nước của cây ngô còn thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng
và phát triển Giai đoạn từ gieo đến 7 - 8 lá cây ngô cần lượng nước tươngđương với lương mưa 60 - 80 mm Giai đoạn từ 7 - 8 lá đến sau trỗ cờ 15ngày cần lượng nước tương đương với lượng mưa 100 - 120 mm Giai đoạnsau trỗ cờ 15 ngày đến khi chín sinh lý cần lượng nước tương đương vớilượng mưa 20 - 60 mm Do đó nếu bị hạn trong giai đoạn 7 - 8 lá đến sau trỗ
cờ 15 ngày sẽ làm giảm năng suất 1,5 - 2 lần
Số liệu bảng 4.1 cho thấy tháng 9 có lượng mưa khá cao, đạt 284,7mm đãảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nảy mầm của hạt Do gieo xong gặp mưangay nên tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 70%, vì vậy chúng tôi phải tiến hành trồng dặmkhi cây được 1 lá Tháng 11, 12 có lượng mưa rất thấp chỉ đạt 4,3mm -5,2mm, cùng với ẩm độ không cao nên chúng tôi phải tiến hành tưới nước bổsung để cây ngô sinh trưởng phát triển, đặc biệt là trỗ cờ Tháng 1 - 2 cólượng mưa không cao nhưng mưa nhỏ, kéo dài đã làm cho 1 số hạt phía đầubắp bị mọc mầm
28
Trang 294.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 3 - 5 lá đến tình hình sinh trưởng của một số giống ngô lai, vụ Đông 2011
4.2.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 3 - 5 lá đến thời gian sinh trưởng của một số giống ngô lai, vụ Đông 2011
Thời gian sinh trưởng của ngô được tính từ khi hạt bắt đầu nảy mầmcho đến lúc hạt chín sinh lý Thời gian sinh trưởng không chỉ phụ thuộc vàođặc tính của giống mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: phân bón,đất đai, mùa vụ, kỹ thuật chăm sóc,… Kết quả theo dõi thí nghiệm được trìnhbày ở bảng 4.2
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của lượng đạm vào thời kỳ 3 - 5 lá đến thời gian
sinh trưởng của một số giống ngô lai, vụ Đông 2011
CT
Thời gian từ gieo đến … (ngày)
4.2.1.1.Giai đoạn từ gieo đến mọc
Thời gian mọc được tính từ khi gieo đến lúc cây nhú lên khỏi mặt đất.Đây là giai đoạn đầu tiên để bắt đầu vòng đời của cây, nó có ý nghĩa quantrọng quy định đến sự tồn tại và sinh sống của cây Nảy mầm là quá trìnhchuyển từ trạng thái ngủ nghỉ của hạt sang trạng thái sinh trưởng, phát triểncủa một cơ thể mới Nẩy mầm không những chịu ảnh hưởng của điều kiên nộitại (tính nguyên vẹn, độ mẩy, độ chín, yếu tố di truyền ) mà còn chịu rất lớncác điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ,
Qua số liệu bảng 4.2 chúng tôi thấy: do điều kiện thời tiết thuận lợi đặcbiệt là nhiệt độ và ẩm độ đất nên ngô mọc mầm khá nhanh và chưa có sự saikhác giữa các công thức Cả 2 giống đều có thời gian mọc mầm là 6 ngày
Trang 30Đặc điểm của giai đoạn này là cây đã ổn định về chiều cao, dinh dưỡngtập chung chủ yếu vào cơ quan sinh sản Thời kỳ này quyết định rất lớn đếnnăng suất, nên cây ngô yêu cầu về nước và dinh dưỡng phải đầy đủ, đặc biệt
là yếu tố nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp nhất cho giai đoạn này là 200C - 220C,
ẩm độ là 80%, nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cho hạt phấn bị chết gây ảnhhưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh
Qua số liệu ở bảng 4.2 cho thấy: cả 2 giống đều trỗ cờ cùng một thờigian và có xu hướng tăng theo lượng đạm bón vào thời kỳ 3 - 5 lá Tất cả cáccông thức đều có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài hơn công thức đối chứng,công thức 4 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài nhất là 75 ngày (giốngLVN99); 74 ngày (LVN14), dài hơn công thức đối chứng 6 ngày
4.2.1.3 Giai đoạn tung phấn
Qua số liệu ở bảng 4.2 cho thấy: cả 2 giống đều tung phấn cùng mộtthời gian và có xu hướng tăng theo lượng đạm bón vào thời kỳ 3 - 5 lá Tất cảcác công thức được bón đạm đều có thời gian từ gieo đến tung phấn dài hơncông thức đối chứng, công thức 4 có thời gian từ gieo đến tung phấn dài nhất
là 77 ngày (giống LVN99); 78 ngày (giống LVN14)
4.2.1.4 Giai đoạn phun râu
Thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức biến động từ 76
-81 ngày (giống LVN99); 75 - 80 ngày (giống LVN14) Các công thứcđược bón đạm ở thời kỳ 3 - 5 lá có thời gian phun râu dài hơn công thứcđối chứng từ 1 - 5 ngày
4.2.1.5 Giai đoạn chín sinh lý
30
Trang 31Giai đoạn này kéo dài từ 35 - 45 ngày với đặc điểm nổi bật là quá trìnhtích lũy vật chất khô Chất dinh dưỡng được chuyển từ thân lá tập trung về hạt.Trong giai đoạn này diễn ra nhiều biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp trong câyngô, có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng, kích thước hạt thông qua đó ảnhhưởng tới năng suất cuối cùng của cây Quá trình chín sinh lý của hạt ngô trảiqua 3 thời kỳ:
- Thời kỳ chín sữa (10 - 15 ngày): vật chất khô được tích lũy trong hạtcòn ở dạng sữa lỏng chuyển dần sang thể rắn, sự phân chia tế bào trong nộinhũ hạt đã hoàn thành, hạt đạt kích thước lớn nhất Số hạt phát triển trong giaiđoạn này cùng với kích thước và khối lượng hạt có ảnh hưởng quyết định tớinăng suất cuối cùng của ngô
- Thời kỳ chín sáp (10 - 15 ngày): ẩm độ hạt giảm xuống do sự tích lũytinh bột vào nội nhũ của hạt vẫn tiếp tục diễn ra làm cho chất sữa lỏng bêntrong đặc lại thành bột hồ; hạt cứng dần khi tách hạt ra có dạng vật chất nhưsáp ong, màu sắc của hạt lúc này đã ổn định
- Thời kỳ chín hoàn toàn (10 - 15 ngày): hạt mất nước, ẩm độ hạt giảmxuống nhanh chóng, các chất chứa trong hạt chuyển dần về trạng thái bềnvững, lá bi khô dần
Cuối giai đoạn chín sinh lý, sự tích lũy vật chất khô trong hạt trên bắp
đã đạt mức tối đa, lớp tinh bột hoàn toàn tiến tới cùi và lớp sẹo đen ở chân hạtcũng đã hình thành, ẩm độ trung bình hạt đạt từ 30 - 35%, lúc này ta tiến hànhthu hoạch ngô
Trong suốt giai đoạn này, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng mộtphần tới năng suất cuối cùng của cây thông qua sự thay đổi khối lượng hạt.Trong giai đoạn này điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhất cho quá trình tíchlũy vật chất khô và chín của hạt là: to = 20 - 25oC, A0 = 60 - 70%, trời nắng,không mưa bão
Qua bảng 4.1 cho thấy vụ ngô Đông năm 2011 tại Thái Nguyên, nềnnhiệt độ trong giai đoạn này dao động trong khoảng 14,2 - 27,10C, A0= 68 -84%, cũng ảnh hưởng một phần tới quá trình tích luỹ vật chất khô vào hạt
Trang 32của cây Đặc biệt trong thời gian này hay xảy ra các đợt rét kéo dài làm giaiđoạn chín kéo dài và ảnh hưởng đến tích lũy vật chất khô trong hạt.
Số liệu bảng 4.2 cho thấy: thời gian sinh trưởng của 2 giống tươngđối giống nhau, đều có xu hướng tăng theo lượng đạm bón ở thời kỳ 3 - 5
lá Công thức 2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 123 ngày (giốngLVN99); 122 ngày (giống LVN14) nhưng cũng dài hơn đối chứng 2 ngày.Công thức 4 có thời gian sinh trưởng dài nhất là128 ngày (giống LVN99);
127 ngày (giống LVN14), dài hơn đối chứng 7 ngày
4.2.2 Ảnh hưởng của lượng đạm vào thời kỳ 3 - 5 lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số giống ngô lai, vụ Đông năm 2011
Tốc độ tăng trưởng chiều cao của ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinhtrưởng Thời kỳ đầu thân phát triển rất chậm, khi cây được 3 - 4 lá điểm sinhtrưởng thân vẫn còn nằm dưới mặt đất Giai đoạn sau thân phát triển nhanhdần, đặc biệt là ở thời kỳ trước trỗ thân phát triển rất nhanh, một ngày đêm cóthể tăng 5 - 8cm Sau đó thân phát triển với tốc độ chậm dần và dừng hẳn saukhi thụ tinh Đây là chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của quần thể
và tiềm năng năng suất cây trồng Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được theodõi sau trồng 20 ngày, sau đó 10 ngày tiến hành đo 1 lần tới khi cây đã đạtchiều cao gần tuyệt đối (lúc chuẩn bị trỗ cờ) Thông qua các lần đo chiều caocây ở 20, 30, 40 và 50 ngày sau trồng, chúng tôi xác định được tốc độ tăngtrưởng chiều cao cây của các công thức, kết quả thể hiện qua bảng 4.3
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của lượng đạm vào thời kỳ 3 - 5 lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số giống ngô lai, vụ Đông năm 2011
Đơn vị: cm/ngày
Công
thức
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sau trồng…
Gieo - 20 ngày 20 - 30 ngày 30 - 40 ngày 40 - 50 ngày LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14
32