KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón ở thời kỳ 3 5 lá đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ đông tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 52 - 53)

5.1. Kết luận

Qua q trình làm và theo dõi thí nghiệm, dựa vào kết quả thu được trong vụ Đơng năm 2011 chúng tơi có một số kết luận sau:

5.1.1. Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của giống ngô LVN99 tương đương với giống LVN14. Cả 2 giống đều có thời gian sinh trưởng tăng theo lượng đạm bón vào thời kỳ 3 - 5 lá. Cơng thức 4 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 123 - 124 ngày.

5.1.2. Khả năng chống chịu

Cả 2 giống đều bị nhiễm sâu đục thân, sâu cắn râu và bệnh khô vằn. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại tương đương nhau và đều tăng theo lượng đạm bón vào thời kỳ 3 - 5 lá.

5.1.3. Năng suất

- Các cơng thức được bón đạm vào thời kỳ 3 - 5 lá có chiều dài bắp, đường kính bắp, số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt cao nên năng suất lý thuyết của cả 2 giống ngô LVN99 và LVN14 đều cao hơn cơng thức khơng bón đạm. Công thức 4 có năng suất lý thuyết cao nhất là 75,94 (giống LVN99); 77,42 (giống LVN14).

- Cả 2 giống ngô LVN99 và LVN14 khi được bón đạm với lượng từ 25 - 75 kg N/ha đều cho năng suất thực thu cao hơn cơng thức khơng bón đạm. Cơng thức bón 75 kg N/ha cho năng suất thực thu cao nhất là 56,84 tạ/ha (giống LVN99; 56,42 (giống LVN14).

Vậy lượng đạm bón phù hợp vào thời kỳ 3 - 5 lá cho 2 giống ngô LVN99 và LVN14 vụ Đông 2011 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là: 75N.

5.2. Đề nghị

Những kết luận trên đây chỉ là những kết quả sơ bộ bước đầu của đề tài. Vậy chúng tôi xin đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu trong những vụ khác để đánh giá kết quả được chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón ở thời kỳ 3 5 lá đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ đông tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 52 - 53)