Tình hình sâu, bệnh hạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón ở thời kỳ 3 5 lá đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ đông tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ đông năm 2011 tại Thái Nguyên

4.3.1. Tình hình sâu, bệnh hạ

Sâu bệnh là một yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nơng nghiệp nói chung và ngành sản xuất ngơ nói riêng. Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết: tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ USD (tương đương với 13 - 14 % sản lượng), do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ USD (tương đương với 11 - 12% sản lượng). Ở Mỹ sâu đục rễ ngô phá hoại 20 triệu ha và các biện pháp kiểm soát lên tới 1 tỷ USD/năm. Gần một nửa (46%) diện tích trồng ngơ ở 25 nước trồng ngô chủ chốt bị sâu bọ cánh phấn gây hại từ mức trung bình (40% diện tích ở những vùng ơn đới) tới mức cao (60% diện tích bị nhiễm ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới) và giá trị lượng thuốc trừ sâu cần thiết để khống chế là 550 triệu USD (Clive James, ISA). Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi giống, điều kiện thời tiết và các biện pháp kỹ thuật canh tác.

Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển mạnh. Không những thế cùng với sự phát phát triển của ngành nông nghiệp ngày càng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nên càng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh, do nguồn thức ăn dồi dào, khiến chu kỳ vòng đời của sâu bệnh hại ngày càng được rút ngắn. Thêm vào đó là tình trạng sử dụng thuốc hóa bảo vệ một cách tràn nan thiếu sự kiểm soát trong thời gian dài đã gây nên tính kháng thuốc của sâu bệnh hại, khiến cho cơng tác phịng trừ sâu bệnh ngày càng trở nên khó khăn. Vì thế chọn giống có khả năng

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng đạm vào thời kỳ 3 - 5 lá đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của một số giống ngô lai, vụ Đông 2011

Công thức Sâu đục thân (% số cây bị hại) Sâu cắn râu (% số bắp bị hại Bệnh khô vằn (% số cây bị hại) LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 1 (đ/c) 19,2 19,1 90 85 2,2 2,4 2 20,2 20,3 87 90 5,3 5,6 3 22,0 21,4 93 94 6,1 5,7 4 23,1 22,6 95 95 6,3 6,2

Qua theo dõi thí nghiệm ngơ vụ Đơng năm 2011 tại Thái Ngun, chúng tôi thấy xuất hiện chủ yếu là sâu đục thân, sâu cắn râu và bệnh khô vằn.

* Sâu đục thân (Ostrinia Nubilalis; Ostrinia Funacalis)

Sâu đục thân là loài sâu ăn rộng, phân bố phổ biến rộng rãi ở hầu hết các vùng trồng ngô ở Việt Nam và thế giới. Sâu đục thân phá hoại nghiêm trọng ở tất cả các bộ phận trên cây như lá, bông cờ, râu, trừ rễ. Sâu đục thân gây hại cho cây từ khi cây được một tháng cho đến khi thu hoạch, bị hại nhiều nhất là từ khi cây trỗ cờ đến khi hình thành bắp. Khi lớn sâu đục vào thân và ăn hết phần mềm trong cây, thải phân ra ngoài qua các vết đục, thân cây rỗng làm cho quá trình vân chuyển chất dinh dưỡng và nước bị ngưng trệ làm cho cây suy yếu, cịi cọc, nếu gặp gió to cây dễ bị gẫy ngang. Nếu cây gẫy trên bắp sẽ làm bắp kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lương hạt do khơng cịn chất khơ quang hợp từ lá vận chuyển về hạt. Khi bắp hình thành chúng cắn râu làm quá trình thụ phấn bị ảnh hưởng và chui vào bắp cắn phá khiến bắp bị cong queo, hạt không chắc

Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy: sâu đục thân gây hại trên ngô dao động từ 19,2 - 23,1 % số cây bị hại (giống LVN99); 19,1 - 22,6 % số cây bị hại (giống LVN14). Cơng thức 2 bị hại ít nhất là 20,2 % số cây bị hại (giống LVN99); 20,3 % số cây bị hại (giống LVN14), cao hơn đối chứng 1% số cây bị hại (giống LVN99); 1,2 % số cây bị hại (giống LVN14). Công thức 4 bị hại nặng nhất là 23,1 % số cây bị hại (giống LVN99); 22,6 % số cây bị hại (giống

LVN14), cao hơn đối chứng 3,9 % số cây bị hại (giống LVN99); 3,5 % số cây bị hại (giống LVN14).

* Sâu cắn râu (Heliothis armigera, Heliothis Zea):

Sâu cắn râu phát sinh nhiều lứa trong năm, loại sâu này phá hoại mạnh lúc ngô phun râu, sâu cắn hết những râu ngoài bắp. Sâu cắn râu lại là loại gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng ngơ. Lồi sâu này có thể tồn tại và gây hại trên diện rộng, khi phun râu sâu non cắn râu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất, và phẩm chất hạt. Đó cũng là nguyên nhân gây thối bắp khi gặp trời mưa.

Sâu cắn râu có hai loại:

- Loại sâu có màu xanh (Heliothis armigera): sâu này thường cắn râu và đục hẳn vào trong bắp.

- Loại sâu có màu xám (Heliothis Zea): loại này cũng cắn râu nhưng chỉ chui một nửa thân vào bắp.

Qua quá trình theo dõi chúng tơi nhận thấy sâu cắn râu gây hại trên ngô dao động từ 90 - 95% số bắp bị hại (giống LVN99); 85 - 95% số bắp bị hại (giống LVN14). Cơng thức 2 bị hại ít nhất là 87 % số bắp bị hại (giống LVN99); 90% số bắp bị hại (giống LVN14), cao hơn đối chứng 3% số bắp bị hại (giống LVN99); 5% số bắp bị hại (giống LVN14); công thức 4 bị hại nặng nhất là 95% số bắp bị hại cả 2 giống, cao hơn đối chứng 5% số bắp bị hại (giống LVN99); 10% số bắp bị hại (giống LVN14).

Tuy hầu hết các bắp đều bị sâu cắn râu nhưng chúng phá hại sau khi ngô thụ phấn thụ tinh nên không ảnh hưởng đến năng suất.

* Bệnh khô vằn (Hypochnus sasakii Shirai)

Bệnh gây hại chủ yếu trên bẹ lá, bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, phiến lá và lá bi làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất. Ngơ bị bệnh nặng có thể làm giảm năng suất từ 10 -15%. Bệnh gây hại trong suốt q trình sinh trưởng và phát triển của cây ngơ, song biểu hiện rõ và nặng nhất từ lúc cây ngơ chuẩn bị trỗ cờ đến khi ngơ chín, nấm xâm nhập cả vào bắp gây nên hiện tượng chín ép ở ngơ.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tơi thấy: các cơng thức thí nghiệm của giống ngơ LVN99 đều bị nhiễm bệnh khô vằn, mức độ gây hại dao động từ

2,2% - 6,3%. Các cơng thức bón đạm đều có tỷ lệ cây bị hại cao hơn công thức đối chứng, trong đó cơng thức 4 bị hại nặng nhất là 6,3%. Các công thức khác bị hại cao hơn đối chứng từ 3,1 đến 3,9%. Giống ngô LVN14 bị nhiễm bệnh khô vằn dao động từ 2,4% - 6,2%. Trong đó cơng thức 4 bị nhiễm bệnh khô vằn nặng nhất là 6,2%. Các công thức 2 (5,6%) và công thức 3 (5,7%) bị nhiễm bệnh khô vằn cao hơn công thức đối chứng từ 3,2% đến 3,3%.

Như vậy mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cả hai giống có xu hướng tăng theo lượng đạm bón vào thời kỳ 3 - 5 lá. Tuy nhiên mức độ gây hại không ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón ở thời kỳ 3 5 lá đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ đông tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w