Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN4 trong điều kiện vụ đông tại trường ĐHNLTN (Trang 31 - 32)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Đây là khoảng thời gian sinh trưởng đầu tiên và khá dài của cây ngô. Khởi đầu là thời kỳ nảy mầm, mọc (Ve) và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt), sau khi mọc dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho cây con là nội nhũ của hạt, cây chưa hút được dinh dưỡng từ đất, lúc này bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ hút nước, cây ngô sinh trưởng phát triển chậm và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Khi cây con đạt 3 - 4 lá thật cây chuyển từ dinh dưỡng hạt sang dinh dưỡng đất. Đến khi cây có 5 - 6 lá thật điểm sinh trưởng đã ở trên mặt đất, lúc này hệ rễ đốt phát triển rất nhanh và yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định. Khi được 7 - 8 lá là giai đoạn hình thành và phát triển bộ rễ, sau thời kỳ này các bộ phận trên mặt đất (thân, lá) và dưới mặt đất đều tăng trưởng rất nhanh. Đây là giai đoạn cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa, lượng dinh dưỡng cây hấp thu trong thời kỳ này bằng 70 - 95% tổng lượng dinh dưỡng so với cả vòng đời cây hút. Khi cây ngơ có biểu hiện xốy nõn tức là cây đã chuẩn bị bước vào giai đoạn trỗ cờ. Giai đoạn trỗ cờ được bắt đầu khi nhìn thấy đầu của bơng cờ nhú ra khỏi lá cuối cùng và kết thúc khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy rõ hoàn toàn.

Số liệu bảng 4.1 cho thấy các cơng thức trong thí nghiệm có thời gian từ gieo đến trỗ tương đương nhau. Như vậy, các mật độ khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ. Khoảng thời gian này ngắn hay dài là do giống và thời vụ quyết định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN4 trong điều kiện vụ đông tại trường ĐHNLTN (Trang 31 - 32)