Giai đoạn tung phấn phun râu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN4 trong điều kiện vụ đông tại trường ĐHNLTN (Trang 32 - 33)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Giai đoạn tung phấn phun râu

Thời kỳ này diễn ra trong thời gian không dài, chỉ khoảng 10 - 15 ngày. Tuy nhiên, đây là thời kỳ quyết định nhất đến năng suất ngô (Đường Hồng Dật) [1].

Thời gian từ trỗ cờ đến tung phấn có thể giao động đáng kể phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Cây ngô thường tung phấn vào buổi sáng muộn và đầu buổi chiều. Khi hạt phấn tung ra khỏi bao phấn, hạt phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, dễ bị chết nếu gặp điều kiện không thuận lợi. Nhiệt độ thích hợp cho ngơ thụ phấn thụ tinh từ 20 - 220C, nhiệt độ nhỏ hơn 130C và lớn hơn 350C sẽ làm hạt phấn mất sức sống và chết. Độ ẩm thích hợp là 80%, độ ẩm khơng khí q thấp hoặc quá cao gây mất sức sống hạt phấn, làm hạt phấn chết. Nên bố trí thời vụ cho ngơ trỗ trong khoảng thời gian có nắng và gió nhẹ, khơng có mưa to gió lớn.

Q trình theo dõi thí nghiệm chúng tơi thấy, các cơng thức có thời gian từ gieo đến tung phấn là 70 ngày. Như vậy, các mật độ khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian từ khi gieo đến tung phấn. Khoảng thời gian này ngắn hay dài là do giống và thời vụ quyết định.

Cây ngô bắt đầu phun râu khi thấy một vài râu ngô xuất hiện ở đầu lá bi của bắp. Thụ phấn có thể xảy ra khi những hạt phấn rơi được giữ lại trên râu mới phun. Hạt phấn được giữ lại cần 24 giờ để mọc ống phấn từ râu đến nỗn nơi xảy ra thụ tinh. Thơng thường cần 2 - 3 ngày để tất cả râu trên một bắp phun hết. Đây là thời gian quyết định số hạt trên bắp, những hoa cái không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thối hóa.

Qua bảng 4.1 ta thấy thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức tương đương nhau, biến động từ 68-71 ngày. Như vậy, các mật độ khác nhau

không ảnh hưởng đến thời gian từ khi gieo đến phun râu. Khoảng thời gian này ngắn hay dài là do giống và thời vụ quyết định.

Khoảng thời gian giữa tung phấn - phun râu cũng là yếu tố quyết định tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh của ngô. Thời gian phun râu thường sau tung phấn 1 - 5 ngày tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Hiện tượng tung phấn trước phun râu thường gặp ở Việt Nam và gọi là tính nhị chín trước (Protandry). Ngược lại phun râu trước tung phấn gọi là tính nhuỵ chín trước (Protogyny). Ở điều kiện nước ta, râu ngô phun trong khoảng thời gian từ 5 - 12 ngày. Nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu lớn làm cho q trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hưởng tới số nỗn được thụ tinh. Những nỗn khơng được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thối hố dẫn đến hiện tượng bắp đi chuột - bắp mà đỉnh cùi khơng kín hạt.

Trong q trình làm thí nghiệm chúng tơi thấy giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi nên khoảng cách tung phấn - phun râu của hầu hết các công thức đều ngắn (biến động từ 0 - 2 ngày). Tất cả các công thức đều phun râu trước tung phấn 2 ngày (tính nhuỵ chín trước - Protogyny). Đây là đặc tính của tổ hợp lai, điều này đảm bảo cho quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN4 trong điều kiện vụ đông tại trường ĐHNLTN (Trang 32 - 33)