1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ucp- dc 600, điều 14 – 26 và các tình huống có liên quan

63 5,4K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 382,29 KB

Nội dung

ucp- dc 600, điều 14 – 26 và các tình huống có liên quan

Trang 1

    

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài: “UCP- DC 600, ĐIỀU 14 – 26 VÀ CÁC TÌNH

HUỐNG CÓ LIÊN QUAN”

GV hướng dẫn: Ths Phan Chung Thủy

SV thực hiện: Đặng Huy Quốc Cường Phan Cao Trung

Nguyễn Văn Quỳnh

Trương Hoàng Long

Nguyễn Thị Phương Thùy

Lê Thị Bích Chi

Nguyễn Thị Chí Hân

Lớp: Ngân hàng 5 K34

Trang 2

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 04 năm 2011

NHẬN XÉT:

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất Khoảng 11-15% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá hàng năm là một nghìn tỷ đô la Mỹ

Việt Nam trên con đường hội nhập của mình đã ra sức thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO chính vì vậy vai trò của Thư tín dụng càng trở nên quan trọng hơn trong họat động ngoại thương Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế cũng như ngoại thương phát triển nhanh chóng Tuy nhiên gắn liền với sự phát triển đó là nhiều khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua Cần phải thực hiện sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật phù hợp với xu thế mới cũng như tăng cường hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh của họ Một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp và thư tín dụng được xem như là phương thức thanh toán đảm bảo nhất

Tuy nhiên, trên thực tế còn có rất nhiều doanh nghiệp hạn chế sử dụng hình thức thanh toán này mặc dù nó đem lại rất nhiều thuận tiện nhưng cũng gây ra không

ít khó khăn cho các doanh nghiệp Vấn đề này xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa nắm rõ về các “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP 600) UCP 600 được xem như là kim chỉ nam dẫn chiếu khi tiến hành thực hiện thư tín dụng, UCP 600 hiện nay được sử dụng rộng rãi trên 180 nước tuy nhiên việc hiểu

và áp dụng UCP 600 còn gặp nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng

Do đó, với mục đích giúp cho việc hiểu và áp dụng UCP 600 được dễ dàng hơn, nhóm sinh viên chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số tình huống cho việc áp dụng UCP 600 trong hình thức thanh toán Tín dụng chứng từ

Trong quá trình tìm hiểu tuy đã cố gắng nhưng không thể hạn chế được những sai sót, mong được sự góp ý!

Trang 4

CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UCP- DC

I NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ UCP- DC:

1 Khái niệm về UCP- DC:

UCP- DC (Uniform Customs Practice Documentary Credit – Quy tắc Thực hành thống nhất thư tín dụng chứng từ) được coi là một định chế tài chính quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tổ chức xây dựng và công bố nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán quốc tế: tín dụng chứng từ ứng dụng

2 Vai trò của UCP- DC:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (hay còn gọi là phương thức L/C) là phương thức áp dụng nhiều trong thanh toán quốc tế (chiếm bình quân khoảng 60%) Việc áp dụng UCP- DC có những lợi ích sau:

a) Đối với ngân hàng:

Có cơ sở chung để hành động nhất quán trong phục vụ thanh toán của

doanh nghiệp khi sử dụng phương thức L/C: khi đóng vai trò phát hành L/C; khi đóng vai trò ngân hàng thông báo; ngân hàng chiết khấu; ngân hàng xác nhận…ngân hàng phải làm gì? Thực hiện chức năng nào?

Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng vì

trong UCP- DC chỉ dẫn rõ các nhiệm vụ, chức năng của từng bên…

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro cho

ngân hàng khi tổ chức thanh toán qua phương thức L/C, vì trong L/C chỉ dẫn rõ cách thức xử lý các chứng từ có liên quan đến thanh toán…

• UCP- DC là cẩm nang hướng dẫn mà ngân hàng dựa vào đó để thực hiện dịch vụ khách hàng tốt nhất

• UCP- DC được xem như là một căn cứ pháp lý (khi UCP được dẫn chiếu trong L/C) giúp mau chóng tháo gỡ và giải quyết tranh chấp (nếu có) có liên quan đến ngân hàng

Trang 5

b) Vai trò của UCP- DC đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

UCP- DC là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thực

hiện tốt các nhiệm vụ của mình có liên quan đến thanh toán L/C: xin mở L/C; lập và tham gia kiểm tra các bộ chứng từ thanh toán…

UCP- DC là tài liệu hỗ trợ cho doanh nghiệp giám sát các dịch vụ của

ngân hàng đối với mình

UCP- DC là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại; khiếu kiện (nếu có) đối với

ngân hàng nếu như các nơi này không thực hiện đúng các chỉ dẫn của UCP-

DC, gây thiệt hại cho doanh nghiệp

3 Lịch sử hình thành và phát triển của UCP- DC:

Lần đầu tiên Phòng Thương mại Quốc Tế (ICC) soạn thảo các quy tắc hướng dẫn thanh toán quốc tế ở phương thức tín dụng chứng từ vào năm 1929 Nhưng văn

bản đầu tiên này không mang tính quy tắc thống nhất, chúng chỉ mới áp dụng ở

một số ngân hàng Châu Âu

1933 - ICC thông qua Quy tắc Thực hành thống nhất thư tín dụng chứng từ

thương mại, ấn bản số hiệu 82 (UCP đầu tiên)

1951 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 151.

1964 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 222.

1974 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 290.

1983 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 400, có hiệu lực từ năm 1984.

1993 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 500, có hiệu lực từ ngày

01/01/1994

2007 – Bản sửa đổi UCP số hiệu 600, có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.

Như vậy, bình quân 10 năm UCP- DC lại thay đổi một lần Sự thay đổi của

UCP đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại trên toàn cầu theo hướng: nhanh; đa dạng về phương thức hoạt động; cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ của ngân hàng được nâng cấp hiện đại và điện tử vi tính ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế và đời sống con người trên toàn cầu

Trang 6

II SÁU CHÚ Ý QUAN TRỌNG KHI ÁP DỤNG UCP- DC:

Chú ý thứ nhất: Các ấn phẩm UCP đã có trên 160 nước công nhận và tuyên bố

áp dụng, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, đây là văn bản pháp lý quốc tế không mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng Nếu áp dụng UCP thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình

Chú ý thứ hai: Từ ngày ra đời đến nay, UCP đã trải qua 6 lần sửa đổi, nhưng

các văn bản ra đời sau không hủy bỏ các văn bản ra đời trước đó, cho nên 7 văn bản

UCP ra đời vào các năm khác nhau đều có giá trị thực hành thanh toán quốc tế Việc

áp dụng văn bản UCP nào là do ý nguyện của các bên quyết định và nhất thiết phải dẫn chiếu vào nội dung của thư tín dụng là áp dụng UCP số hiệu nào?

Chú ý thứ ba: Việc dẫn chiếu UCP trong thư tín dụng: không buộc các bên

phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng từng điều quy định của UCP Nếu các bên thống nhất có quyết định khác so với nội dung một số điều UCP quy định thì phải ghi rõ các quyết định ấy trong L/C và nó có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia

Chú ý thứ tư: Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh do Phòng Thương mại Quốc

tế (ICC) phát hành mới có giá trị pháp lý giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia thanh toán L/C, các loại bản dịch sang tiếng các nước chỉ mang giá trị tham khảo

Chú ý thứ năm: UCP- DC chỉ áp dụng cho thanh toán quốc tế, không áp dụng

cho thanh toán nội địa

Chú ý thứ sáu: UCP- DC không phải là văn bản duy nhất điều tiết phương

thức thanh toán tín dụng chứng từ

Ngoài UCP- DC 600, sau ngày 01/07/2007, các văn bản sau đây do ICC phát hành: URR 525, ISP 98, eUCP, ISBP vẫn có hiệu lực điều tiết các hoạt động tổ chức thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ

Trang 7

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ UCP- DC 600 (ĐIỀU 14- 26)

I NỘI DUNG BẢN UCP- DC 600 (ĐIỀU 14- 26)

Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ

a Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác

nhận nếu có, và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình chứng từ, trên cơ bản chỉ dựa vào chứng từ để xác định trên bề mặt chứng từ xuất trình có hợp lệ hay không

b Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác

nhận nếu có và ngân hàng phát hành sẽ lần lượt có tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ có hợp lệ hay không Thời hạn này không được rút ngắn, nếu không thì chịu ảnh hưởng bởi sự kiện xảy ra vào ngày hoặc sau ngày hết hạn hiệu lực xuất trình chứng từ hay ngày cuối cùng xuất trình chứng từ

c Chứng từ xuất trình bao gồm một hay nhiều vận đơn gốc mà tuân theo các

điều khoản 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải được lập bởi hoặc nhân danh người thụ hưởng không trễ hơn hơn 21 ngày sau ngày giao hàng như mô tả trong bản quy tắc, nhưng không được trễ hơn ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng

d Nội dung của chứng từ khi đọc trong ngữ cảnh của thư tín dụng thì bản thân

chứng từ và tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế không cần phải đồng nhất (giống hệt) nhưng không được mâu thuẫn với quy định của thư tín dụng và những chứng từ khác được quy định xuất trình chung với nó

e Những chứng từ không phải là hóa đơn thương mại, phần mô tả hàng hóa,

dịch vụ hay những giao dịch khác có thể nêu cách chung chung nhưng không được mâu thuẫn với mô tả trong thư tín dụng

f Nếu một thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ mà không phải là vận

đơn, chứng từ bảo hiểm hay hóa đơn thương mại mà không quy định chứng từ đó do

ai cấp hay không quy định về nội dung của nó, ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ xuất trình nếu nội dung của nó thể hiện đầy đủ chức năng (tính chất) của loại chứng từ được yêu cầu xuất trình và mặt khác, nội dung của nó cũng phải tuân thủ theo quy định của điều 14d

Trang 8

g Một chứng từ xuất trình nhưng thư tín dụng không yêu cầu thì sẽ bị bỏ qua

và có thể được gửi trả lại người xuất trình

h Nếu một thư tín dụng ghi một điều kiện mà không quy định chứng từ phải

thể hiện là phù hợp với điều kiện đó thì ngân hàng sẽ xem như điều kiện đó không có

và sẽ bỏ qua nó

i Một chứng từ có thể được ghi ngày trước ngày phát hành thư tín dụng nhưng

không được ghi sau ngày xuất trình chứng từ

j Khi địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở thư tín dụng được nêu trên

những chứng từ quy định phải xuất trình thì nó không cần phải giống như trong thư tín dụng hay những chứng từ khác xuất trình chung với nó, nhưng phải thuộc cùng một đất nước tương ứng như địa chỉ đề cập trong thư tín dụng Những chi tiết liên hệ (như: số fax, điện thoại, email và những loại tương tự như vậy) được nêu như một phần địa chỉ của người thụ hưởng, người xin mở thư tín dụng sẽ bị bỏ qua Tuy nhiên, khi địa chỉ và chi tiết liên lạc của người xin mở thư tín dụng được nêu lên trong mục người nhận hàng hay người được thông báo của vận đơn tuân theo điều 19, 20, 21, 22,

23, 24 hay 25 thì những địa chỉ và chi tiết đó phải được nêu giống như trong thư tín dụng quy định

k Người xuất khẩu hay người gửi hàng nêu trong bất cứ chứng từ nào không

nhất thiết phải là người thụ hưởng trong thư tín dụng

l Một vận đơn có thể được cấp bởi bất cứ bên nào khác mà không phải là hãng

tàu, chủ hàng, thuyền trưởng hay người thuê tàu miễn là vận đơn đó đáp ứng các quy định ở điều khoản 19, 20, 21, 22, 23 hay 24 của bản quy tắc này

Điều 15: Chứng từ xuất trình phù hợp

a Khi ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc

phải thanh toán

b Khi ngân hàng xác nhận xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc

phải thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển bộ chứng từ về ngân hàng phát hành

c Khi ngân hàng được chỉ định xác định chứng từ xuất trình hợp lệ và đồng ý

thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải chuyển giao bộ chứng từ về ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành

Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo

a Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị hoặc ngân hàng xác

nhận nếu có, hoặc ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình có bất hợp lệ thì

có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu

Trang 9

b Khi ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình bất hợp lệ thì ngân

hàng có thể theo cách thức riêng của mình, tiếp xúc với người mở để chấp nhận bất hợp lệ Tuy nhiên điều này không kéo dài hơn thời hạn nêu trong điều 14b

c Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị, ngân hàng xác

nhận nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải thông báo về việc từ chối đó cho người xuất trình

Thông báo phải nêu rằng:

i Ngân hàng từ chối thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ và

ii Nêu ra từng điểm bất hợp lệ mà theo đó ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và

iii

- Ngân hàng đang giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình hoặc;

- Ngân hàng phát hành sẽ giữ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận bất hợp lệ của người xin mở, hoặc đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình trước lúc người mở đồng ý chấp nhận bất hợp lệ hoặc;

- Ngân hàng sẽ gửi trả bộ chứng từ hoặc;

- Ngân hàng hành động theo chỉ thị mà nó nhận được trước đó từ người xuất trình

d Thông báo được yêu cầu ở điều 16c phải được chuyển bằng điện, hoặc nếu

không thể chuyển bằng điện thì phải bằng những phương tiện nhanh chóng khác không trễ hơn ngày làm việc thứ 5 của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ

e Một ngân hàng được chỉ định, hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác

nhận nếu có hay ngân hàng phát hành sau khi đưa ra thông báo như yêu cầu của điều 16c(iii)(a) hay (b) thì gửi trả chứng từ cho người xuất trình bất cứ lúc nào

f Nếu ngân hàng phát hành hay ngân hàng xác nhận không hành động theo

quy định của điều khoản này thì sẽ mất quyền khiếu nại về bộ chứng từ xuất trình không hợp lệ

g Khi một ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hay một ngân hàng xác

nhận từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và đưa ra thông báo về việc từ chối thanh toán hay chiết khấu đó theo đúng quy định của điều khoản này thì sẽ có quyền đòi lại tiền cùng với lãi suất cho bất cứ việc hoàn trả nào đã được thực hiện

Điều 17: Các chứng từ gốc và các bản sao

a Ít nhất một bản gốc của mỗi loại chứng từ được quy định trong thư tín dụng

phải được xuất trình

Trang 10

b Bất cứ chứng từ nào trên bề mặt có chữ ký gốc, ký hiệu, con dấu hay nhãn

hiệu của người phát hành chứng từ thì sẽ được ngân hàng coi là bản gốc trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải là bản gốc

c Trừ khi chứng từ thể hiện khác đi, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận một chứng

từ là bản gốc nếu nó thể hiện:

i Được viết, đánh máy, đóng dấu bởi chính bản thân người phát hành hoặc;

ii Thể hiện trên bề mặt được soạn thảo bằng các dụng cụ văn phòng hoặc;iii Ghi rõ là bản gốc trừ khi việc ghi chú này không áp dụng đúng cho chứng

từ xuất trình

d Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản

gốc hoặc bản sao đều được chấp nhận

e Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng

những quy định như: “làm thành 2 bản”, “gấp 2 lần”, “2 bản” và những từ tương tự sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình ít nhất một bản gốc, các bản còn lại là bản sao trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác

Điều 18: Hóa đơn thương mại

a Một hóa đơn thương mại:

i Phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại điều 38);

ii Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu trong điều 38g);

iii Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng và;

iv Không cần phải ký

b Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận

nếu có hoặc ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại được phát hành có số tiền vượt quá số tiền thư tín dụng cho phép và quyết định của ngân hàng này sẽ ràng buộc tất cả các bên miễn là ngân hàng đó không thanh toán hay chiết khấu thanh toán cho số tiền vượt quá thư tín dụng cho phép

c Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn thương

mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong thư tín dụng

Điều 19: Chứng từ vận tải

a Một chứng từ vận tải gồm ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau (vận tải

đa phương thức) dù được gọi thế nào phải thể hiện:

i Chỉ rõ tên của người chuyên chở và được ký bởi:

Trang 11

- Người chuyên chở hoặc đại lý đích danh, hoặc thay mặt người chuyên chở hoặc;

- Thuyền trưởng hoặc đại lý đích danh, hoặc thay mặt cho thuyền trưởng Bất kỳ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý cũng phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý

Bất cứ chữ ký nào của đại lý cũng phải chỉ rõ là ký nhân danh người chuyên chở hay nhân danh thuyền trưởng

ii Chỉ ra rằng hàng hóa đã được gửi đi, nhận để được gửi đi hoặc được bốc lên tàu tại nơi quy định trong thư tín dụng, bằng cách:

- In sẵn trên chứng từ vận tải hay;

- Một con dấu ghi chú ngày hàng hóa được gửi đi, được nhận để gửi hoặc được bốc lên tàu

Ngày phát hành chứng từ vận tải sẽ được coi là ngày gửi hàng đi, ngày nhận hàng để gửi hay ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng Tuy nhiên, nếu chứng từ vận tải có thể hiện bằng con dấu hay ghi chú trên vận đơn về ngày gửi hàng đi, ngày nhận hàng để gửi hay ngày bốc hàng lên tàu thì ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng

iii Ghi rõ nơi gửi hàng đi, nơi nhận hàng để gửi hoặc nơi giao hàng và nơi đến cuối cùng quy định của thư tín dụng, ngay cả khi:

- Chứng từ vận tải thể hiện nơi gửi hàng, nơi nhận hàng để gửi hay nơi giao hàng hay nơi đến cuối cùng khác hoặc;

- Chứng từ vận tải ghi chữ “dự định” hay một từ tương tự có liên quan đến con tàu, cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng

iv Là bản chính duy nhất hoặc nếu được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì trọn bộ phải ghi rõ trên chứng từ vận tải

v Gồm các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến các nguồn khác có các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở (vận đơn rút gọn hoặc vận đơn trắng lưng) Nội dung của những điều kiện và điều khoản này sẽ không được kiểm tra

vi Không ghi các chỉ dẫn mà theo đó dẫn chiếu theo hợp đồng thuê tàu

b Trong phạm vi của bản quy tắc này, chuyển tải nghĩa là dỡ hàng từ một

phương tiện vận chuyển và bốc hàng lên một phương tiện vận chuyển khác (bất kể có cùng phương thức vận chuyển hay không) trong suốt quá trình vận chuyển từ nơi gửi hàng, nơi nhận hàng để gửi hay nơi giao hàng đến nơi đến đích cuối cùng quy định trong thư tín dụng

Trang 12

i Một chứng từ vận tải có thể ghi hàng hóa hoặc có thể được chuyển tải miễn

là toàn bộ quá trình chuyên chở chỉ sử dụng một vận đơn

ii Một chứng từ vận tải có ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận thậm chí khi thư tín dụng cấm chuyển tải

Điều 20: Vận đơn đường biển

a Một vận đơn đường biển dù được gọi thế nào phải thể hiện:

i Chỉ ra tên của người chuyên chở và được ký bởi:

- Người chuyên chở hay đại lý đích danh nhân danh người chuyên chở hay

- Thuyền trưởng hay đại lý đích danh nhân danh thuyền trưởng

Bất cứ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý

Bất cứ chữ ký nào của đại lý phải chỉ rõ là ký nhân danh người chuyên chở hay nhân danh thuyền trưởng

ii Ghi rõ hàng hóa đã được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng quy định trong thư tín dụng bằng cách:

- In sẵn trên vận đơn

- Một ghi chú bốc hàng lên tàu có thể hiện ngày mà hàng được bốc lên tàu Ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng trừ khi vận đơn có thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp đó, ngày ghi trên ghi chú bốc hàng được coi là ngày giao hàng

Nếu vận đơn đường biển có ghi “tàu dự định” hoặc từ tương tự liên quan đến tên tàu thì yêu cầu phải có ghi chú về ngày giao hàng và tên con tàu mà hàng hóa thực thật sự bốc lên

iii Ghi rõ việc giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng

Nếu vận đơn đường biển không ghi cảng bốc hàng theo quy định của thư tín

dụng như là một cảng bốc hoặc nó ghi từ “dự định” hay những từ tương tự liên quan

đến cảng bốc hàng thì phải có ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi rõ cảng bốc hàng như quy định trong thư tín dụng, ngày giao hàng và tên tàu Điều này áp dụng ngay cả khi việc bốc hàng lên tàu hay giao hàng lên con tàu đích danh được in sẵn trên vận đơn

iv Là bản chính duy nhất hoặc nếu được phát hành hơn một bản gốc thì trọn

bộ phải ghi rõ trên vận đơn

Trang 13

v Chứa các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến các nguồn khác có các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở (vận đơn rút gọn hay vận đơn trắng lưng) Nội dung của những điều kiện và điều khoản này sẽ không được kiểm tra

vi Không được thể hiện là tuân theo hợp đồng thuê tàu

b Trong phạm vi của bản quy tắc này, chuyển tải nghĩa dỡ hàng từ con tàu này

và bốc hàng lên một con tàu khác trong suốt hành trình chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng

c.

i Vận đơn có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải miễn là toàn

bộ quá trình chuyên chở chỉ sử dụng một vận đơn

ii Một vận đơn có ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận thậm chí khi thư tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được chở trong container, moóc, sàlan như vận đơn thể hiện

d Điều khoản quy định người chuyên chở có quyền bảo lưu hành động chuyển

tải có thể sẽ bị bỏ qua

Điều 21: Vận đơn đường biển không lưu thông (không chuyển nhượng)

a Một vận đơn đường biển không chuyển nhượng, dù được gọi thế nào, phải

thể hiện:

i Chỉ ra tên của người chuyên chở và được ký bởi:

- Người chuyên chở hay đại lý đích danh nhân danh người chuyên chở

- Thuyền trưởng hay đại lý đích danh nhân danh thuyền trưởng

Bất cứ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý

Bất cứ chữ ký nào của đại lý phải chỉ rõ là ký nhân danh của người chuyên chở hay nhân danh thuyền trưởng

ii Ghi rõ hàng đã được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng quy định trong thư tín dụng bằng cách:

- In sẵn trên vận đơn

- Một ghi chú bốc hàng lên tàu có thể hiện ngày mà hàng được bốc lên tàu Ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng trừ khi vận đơn có thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp đó, ngày ghi trên ghi chú bốc hàng được coi là ngày giao hàng

Trang 14

Nếu vận đơn đường biển có ghi “tàu dự định” hoặc từ tương tự liên quan đến

tên tàu thì yêu cầu phải có ghi chú về ngày giao hàng và tên con tàu mà hàng hóa thực

sự bốc lên

iii Ghi rõ việc giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng

Nếu vận đơn đường biển không ghi rõ cảng bốc hàng theo quy định của thư tín

dụng như là một cảng bốc hàng hoặc là nó có ghi từ “dự định” hay những từ tương tự

liên quan đến cảng bốc hàng thì phải có ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi rõ cảng bốc hàng như quy định trong thư tín dụng, ngày giao hàng và tên tàu Điều này áp dụng ngay cả khi việc bốc hàng lên tàu hay giao hàng lên con tàu đích danh được in sẵn trên vận đơn

iv Là bản chính duy nhất hoặc nếu được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì trọn bộ phải ghi rõ trên vận đơn

v Chứa các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến nguồn khác có các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở (vận đơn rút gọn hay vận đơn trắng lưng) Nội dung của những điều kiện hoặc điều khoản này sẽ không được kiểm tra

vi Không được thể hiện là tuân theo hợp đồng thuê tàu

b Trong phạm vi của bản quy tắc này, chuyển tải nghĩa là dỡ hàng từ con tàu

này và bốc hàng lên một con tàu khác trong suốt quá trình chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng

Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

a Một vận đơn dù được gọi thế nào mà nội dung thể hiện là phụ thuộc vào hợp

đồng thuê tàu (vận đơn theo hợp đồng thuê tàu) phải thể hiện:

i Được ký bởi:

- Thuyền trưởng hay đại lý đích danh thay mặt thuyền trưởng hoặc

- Chủ tàu hay đại lý đích danh thay mặt chủ tàu

- Người thuê tàu hay đại lý đích danh thay mặt người thuê tàu

Trang 15

Bất cứ chữ ký nào của thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu hay đại lý phải chứng thực là của thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu hay đại lý

Bất cứ chữ ký nào của đại lý phải ghi rõ là đại lý ký nhân danh thuyền trưởng, chủ tàu hay người thuê tàu

Một đại lý ký nhân danh chủ tàu hay người thuê tàu phải ghi rõ tên của chủ tàu hay người thuê tàu

ii Ghi rõ hàng hóa được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng bốc hàng được quy định trong thư tín dụng bằng cách:

- In sẵn trên vận đơn

- Ghi chú bốc hàng lên tàu có thể hiện ngày mà hàng hóa được bốc lên tàu Ngày phát hành vận đơn theo hợp đồng thuê tàu sẽ được coi là ngày giao hàng trừ khi vận đơn theo hợp đồng thuê tàu thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày ghi chú hàng bốc hàng được coi là ngày giao hàng

iii Ghi rõ việc chở hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ được quy định trong thư tín dụng Cảng dỡ hàng cũng có thể được nêu ra là một loạt cảng hay khu vực địa lý như quy định trong thư tín dụng

iv Là bản chính duy nhất hoặc nếu được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì trọn bộ phải ghi rõ trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

b Ngân hàng sẽ không kiểm tra hợp đồng thuê tàu ngay cả khi nó được yêu

cầu xuất trình theo quy định của thư tín dụng

Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không (vận đơn hàng không)

a Một chứng từ vận tải hàng không dù được gọi thế nào, phải thể hiện:

i Tên của người chuyên chở và được ký bởi:

- Người chuyên chở, hoặc

- Một đại lý đích danh thay mặt người chuyên chở

Bất cứ chữ ký nào của người chuyên chở, hay đại lý phải được xác nhận đó là của người chuyên chở hay đại lý

Chữ ký của đại lý phải thể hiện là đại lý đã ký thay mặt cho hoặc đại diện cho người chuyên chở

ii Ghi rõ hàng hóa được nhận để chuyên chở và

Trang 16

iii Ghi ngày phát hành Ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng, trừ khi vận đơn hàng không có nội dung ghi chú về ngày thực tế giao hàng, trong trường hợp đó, ngày nêu trên ghi chú sẽ được coi là ngày giao hàng

Bất cứ thông tin nào khác trên vận đơn hàng không mà liên quan tới số và ngày của chuyến bay sẽ không được coi là ngày giao hàng

iv Ghi rõ tên sân bay khởi hành và sân bay đến được quy định trong thư tín dụng

v Thể hiện là bản chính dành cho người gửi hàng, chủ hàng ngay cả khi thư tín dụng quy định xuất trình toàn bộ bản chính

vi Có chứa đựng các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở hay dẫn chiếu đến nguồn khác có các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở Nội dung của những điều kiện và điều khoản chuyên chở sẽ không được kiểm tra

b Trong phạm vi của điều khoản này, chuyển tải nghĩa là dỡ hàng từ máy bay

này và bốc hàng sang máy bay khác trong quá trình chuyên chở từ sân bay khởi hành đến sân bay đích được quy định trong thư tín dụng:

Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông

a Một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông dù được gọi thế

nào, phải thể hiện:

i Ghi rõ tên của người chuyên chở và:

- Được ký bởi người chuyên chở hoặc đại lý đích danh thay mặt người chuyên chở hoặc

- Thể hiện việc nhận hàng bằng chữ ký, con dấu hay ghi chú bởi người chuyên chở hay đại lý đích danh thay mặt cho người chuyên chở

Bất cứ chữ ký, con dấu hay ghi chú nào về việc nhận hàng của người chuyên chở hay đại lý phải được xác định là của người chuyên chở hay đại lý

Bất cứ chữ ký, con dấu hay ghi chú nhận hàng nào của đại lý cũng ghi rõ đại lý

ký hay thay mặt người chuyên chở ký

Trang 17

Nếu một chứng từ vận tải đường sắt không xác định người chuyên chở thì bất

cứ chữ ký hay con dấu nào của công ty đường sắt sẽ được chấp nhận khi nó có bằng chứng là chứng từ được ký bởi người chuyên chở

ii Ghi rõ ngày giao hàng hay ngày nhận hàng để vận chuyển gửi đi tại nơi quy định trong thư tín dụng trừ khi chứng từ vận tải có đóng dấu ngày nhận, ghi ngày nhận hay ngày giao hàng, nếu không thì ngày phát hành chứng từ vận tải được coi là ngày giao hàng

iii Ghi rõ nơi giao hàng và nơi đến như quy định trong thư tín dụng

c Trên chứng từ vận tải không ghi có ghi rõ số bản chính được cấp thì số bản

xuất trình được coi là trọn bộ

d Trong phạm vi của bản quy tắc, chuyển tải nghĩa dỡ hàng từ phương tiện

vận tải này và bốc hàng lên trên một phương tiện vận tải khác cùng phương thức vận chuyển trong suốt quá trình chuyên chở từ nơi giao hàng, gửi hàng đi hay nơi chuyên chở đến nơi đích quy định như trong thư tín dụng

e.

i Một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông có thể ghi hàng sẽ hay có thể được chuyển tải miễn là toàn bộ quá trình chuyên chở chỉ sử dụng cùng một vận đơn

ii Một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông có ghi rằng việc chuyển tải sẽ hay có thể xảy ra được chấp nhận thậm chí khi thư tín dụng cấm chuyển tải

Điều 25: Biên lai phát chuyển nhanh, biên lai bưu điện hay giấy chứng

nhận gửi bưu điện

a Một biên lai phát chuyển nhanh, dù được gọi thế nào, làm bằng chứng cho

việc nhận hàng hay vận chuyển, phải thể hiện:

i Chỉ ra tên của dịch vụ chuyển phát nhanh và có thể được đóng dấu hay ký bởi đại lý dịch vụ chuyển phát đích danh tại nơi mà thư tín dụng quy định hàng hóa được giao; và

Trang 18

ii Ghi rõ ngày đóng gói hay ngày nhận hàng, hay những từ tương tự Ngày này

sẽ được coi là ngày giao hàng

b Yêu cầu phí phát chuyển được trả hay trả trước sẽ được thỏa mãn bằng một

chứng từ vận tải do dịch vụ chuyển phát cấp có ghi phí chuyển phát do một bên khác bên nhận hàng trả

c Một biên lai bưu điện hay giấy chứng nhận gửi bưu điện, dù được gọi thế

nào, làm bằng chứng cho việc nhận hàng hay vận chuyển , phải thể hiện là được đóng dấu, ký tên và ghi ngày tại nơi mà thư tín dụng được quy định tại nơi hàng hóa được giao Ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng

Điều 26: “trên boong” “người gửi hàng bốc và đếm” “người gửi hàng kê

khai gồm có” và “chi phí phụ thêm vào cước phí”

a Một chứng từ vận tải không được quy định là hàng hóa được hoặc sẽ được

xếp lên trên boong Một điều khoản trên chứng từ vận tải phải quy định rằng hàng hóa

có thể bốc trên boong sẽ có thể được chấp nhận

b Chứng từ vận tải có một điều khoản ghi “người gửi hàng bốc và đếm” và

“người gửi hàng kê khai gồm có” là có thể chấp nhận

c Một chứng từ vận tải có thể bằng cách đóng dấu hoặc bằng cách khác chỉ ra

các chi phí phụ thêm vào cước phí

II SỰ THAY ĐỔI CỦA UCP- DC 600 SO VỚI UCP- DC 500

1 Tại sao ICC lại thực hiện sửa đổi UCP- DC 500:

Thứ nhất, sự thay đổi mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh quốc tế toàn cầu

theo hướng: tốc độ phát triển nhanh; các công cụ giao dịch ngày càng hiện đại; ngân hàng ngày càng tham gia sâu và rộng hơn vào quá trình thanh toán của doanh nghiệp… Tóm lại, môi trường kinh doanh thay đổi dẫn đến sự hoàn thiện về cơ chế thanh toán, trong đó có thanh toán tín dụng chứng từ

Thứ hai, theo thông lệ bình quân 10 năm UCP- DC được sửa đổi nội dung Thứ ba, ngay từ khi UCP- DC 500 được đưa vào ứng dụng, đã có nhiều điều

khoản mà việc áp dụng chúng gây lúng túng cho nhân viên ngân hàng phục vụ thanh toán L/C; gây tranh cãi giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu Theo thống kê của ICC, UCP- DC 500 có 7 điều khoản bị tranh cãi nhiều nhất:

Trang 19

Điều khoản Nội dung các vấn đề Số lượng

thắc mắc

Tỷ lệ (%)

14 Chứng từ có bất hợp lệ và thông báo 60 13.5

13 Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ 43 9.6

48 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng 31 6.9

21 Người lập chứng từ hoặc nội dung

chứng từ không được quy định rõ

9 Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng

2 Những nét lớn về sự thay đổi của UCP- DC 600 so với UCP- DC 500:

Có 4 nét lớn trong sự thay đổi của UCP- DC 600

Thứ nhất, ngôn ngữ trình bày nội dung các điều khoản của UCP- DC 600 rõ

ràng, dễ hiểu hơn: đưa vào nhiều điều khoản định nghĩa, giải thích về các bên; các vấn

đề có liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ

Thứ hai, UCP- DC 600 đã bỏ bớt một số điều khoản so với UCP- DC 500

Tổng cộng UCP- DC 600 có 39 điều khoản, trong khi đó UCP- DC 500 có 49 điều khoản

Các điều khoản sau đây của UCP- DC 500 bỏ, không được nhắc tới trong UCP- DC 600 nữa:

Trang 20

Số hiệu điều khoản Nội dung điều khoản đã bị bỏ

5 Các chỉ thị về việc phát hành/ tu chỉnh thư tín dụng

6 Thư tín dụng có thể hủy ngang so với không thể hủy ngang

8 Về việc hủy bỏ một thư tín dụng

12 Những chỉ thị không rõ ràng hoặc không đầy đủ

30 Về chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành

33 Về chứng từ vận tải có ghi cước phí sẽ trả/ đã trả

36 Trị giá bảo hiểm mọi rủi ro

38 Về các chứng từ khác

Thứ ba, UCP- DC 600 đưa vào 3 điều khoản mới hoàn toàn:

Điều khoản 2: Các định nghĩa

Giải thích về các thuật ngữ:

- Ngân hàng thông báo

- Người xin mở thư tín dụng

- Ngày làm việc của ngân hàng

- Người thụ hưởng thư tín dụng

Trang 21

Điều khoản 3 : Các diễn giải

- Khi được áp dụng thì các từ ngữ ở số ít cũng được hiểu áp dụng cho số nhiều

và ở số nhiều cũng áp dụng cho số ít;

- Thư tín dụng là không thể hủy ngang, ngay cả khi không được ghi rõ như vậy;

- Về chữ ký trên các chứng từ;

- Về chứng thực các chứng từ quy định theo yêu cầu của L/C;

- Về chi nhánh của ngân hàng đặt ở các nước khác nhau;

- Diễn giải các thuật ngữ

Điều khoản 15: Xuất trình chứng từ phù hợp

a) Khi ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải

thanh toán

b) Khi ngân hàng xác nhận xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải

thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển bộ chứng từ về ngân hàng phát hành

c) Khi ngân hàng được chỉ định xác định chứng từ xuất trình hợp lệ và đồng ý

thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải chuyển giao bộ chứng từ về ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành

Thứ tư, sự chỉnh sửa các điều khoản của UCP- DC 600 so với UCP- DC 500.

Trong phạm vi bài tiểu luận, chúng tôi chỉ phân tích sự thay đổi các điều khoản

từ điều 14 – 26 của UCP –DC 600:

Điều khoản 14 : Tiêu chuẩn kiểm tra các chứng từ (ứng với điều khoản 13,

UCP- DC 500)

Ở UCP- DC 600 với điều khoản này được làm rõ hoặc có nội dung mới hoàn toàn, thể hiện qua các mục sau đây:

a) Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận

nếu có, và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình chứng từ, trên cơ bản chỉ

dựa vào chứng từ để xác định trên bề mặt chứng từ xuất trình có hợp lệ hay không b) Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận

nếu có và ngân hàng phát hành sẽ lần lượt có tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng

sau ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ có hợp lệ hay không

Để hiểu rõ điểm khác biệt giữa UCP- DC 500 và UCP- DC 600 về thời hạn kiểm tra và thông báo bất hợp lệ, ta hãy xem bảng so sánh sau đây:

Trang 22

Thời hạn kiểm tra chứng từ ĐIỀU LUẬT 7 NGÀY

UCP 500, điều khoản 13(b) và 14(d)

(i)

Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác

nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng

được chỉ định làm nhiệm vụ thay mặt

các ngân hàng này, mỗi ngân hàng sẽ

có một thời gian hợp lý, nhưng không

vượt quá 7 ngày làm việc của ngân

hàng tiếp theo ngày nhận chứng từ, để

kiểm tra chứng từ, quyết định nhận

hay khước từ chứng từ và thông báo

cho phía người nộp chứng từ biết Nếu

ngân hàng phát hành, ngân hàng xác

nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng

được chỉ định thay mặt các ngân hàng

này, quyết định từ chối chứng từ thì

phải có thông báo bằng điện tín, nếu

không có thể thì bằng phương tiện

nhanh nào đó, không trễ hơn 7 ngày

làm việc của ngân hàng kể từ ngày

nhận chứng từ

ĐIỀU LUẬT 5 NGÀY

UCP 600, điều khoản 14(b) và 16(d)

14(b) Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận nếu có và ngân hàng phát

hành sẽ lần lượt có tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất

trình chứng từ để xác định chứng từ

có hợp lệ hay không Thời hạn này không được rút ngắn, nếu không thì chịu ảnh hưởng bởi sự kiện xảy ra vào ngày hoặc sau ngày hết hạn hiệu lực xuất trình chứng từ hay ngày cuối cùng xuất trình chứng từ

16(d) Thông báo được yêu cầu ở điều 16c phải được chuyển bằng điện, hoặc nếu không thể chuyển bằng điện thì phải bằng những phương tiện nhanh

chóng khác không trễ hơn ngày làm việc thứ 5 của ngân hàng sau ngày

Để hiểu rõ mục (d) của điều khoản UCP- DC 600, ta xem bảng sau đây:

Trang 23

Quy định nội dung của chứng từ thanh toán

UCP 500, điều 21

Khi các chứng từ, ngoài chứng từ

vận tải, chứng từ bảo hiểm và hóa

đơn thương mại được yêu cầu xuất

trình thì thư tín dụng phải nêu rõ các

chứng từ đó ai lập và nội dung của

các chứng từ đó Nếu thư tín dụng

không nêu rõ như vậy thì các ngân

hàng sẽ chấp nhận các chứng từ như

được xuất trình, miễn là nội dung của

chúng không có mâu thuẫn gì với bất

kỳ chứng từ được quy định nào khác

đã được xuất trình

UCP 600, điều 14(d)

Nội dung của chứng từ khi đọc trong ngữ cảnh của thư tín dụng thì bản thân chứng từ và tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế không cần phải đồng nhất (giống hệt) nhưng không được mâu thuẫn với quy định của thư tín dụng và những chứng từ khác được quy định xuất trình chung với nó

Mục (j) của điều khoản 14 UCP- DC 600

Khi địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở thư tín dụng được nêu trên những chứng từ quy định phải xuất trình thì nó không cần phải giống như trong thư tín dụng hay những chứng từ khác xuất trình chung với nó, nhưng phải thuộc cùng một đất nước tương ứng như địa chỉ đề cập trong thư tín dụng Những chi tiết liên hệ (như: số fax, điện thoại, email và những loại tương tự như vậy) được nêu như một phần địa chỉ của người thụ hưởng, người xin mở thư tín dụng sẽ bị bỏ qua Tuy nhiên, khi địa chỉ và chi tiết liên lạc của người xin mở thư tín dụng được nêu lên trong mục người nhận hàng hay người được thông báo của vận đơn tuân theo điều 19, 20, 21, 22,

23, 24 hay 25 thì những địa chỉ và chi tiết đó phải được nêu giống như trong thư tín dụng quy định

Để nhận diện rõ điểm mới của mục (j), ta xem bảng so sánh sau đây

Địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở L/C

UCP 500, điều 37

Trừ khi có quy định khác trong thư

tín dụng, hóa đơn thương mại:

i) Phải xuất hiện trên bề mặt,

được phát hành bởi người thụ

hưởng định rõ trong thư tín

UCP 600, điều 14(j)

Khi địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở thư tín dụng được nêu trên những chứng từ quy định phải xuất trình thì nó không cần phải giống như trong thư tín dụng hay những chứng từ khác xuất trình chung với

Trang 24

dụng (trừ trường hợp ghi trong

điều 48); và

ii) Phải được lập cho người xin

mở thư tín dụng (trừ trường hợp

ghi trong điều 48(h))

nó, nhưng phải thuộc cùng một đất nước tương ứng như địa chỉ đề cập trong thư tín dụng Những chi tiết liên

hệ (như: số fax, điện thoại, email và những loại tương tự như vậy) được nêu như một phần địa chỉ của người thụ hưởng, người xin mở thư tín dụng

sẽ bị bỏ qua Tuy nhiên, khi địa chỉ và chi tiết liên lạc của người xin mở thư tín dụng được nêu lên trong mục người nhận hàng hay người được thông báo của vận đơn tuân theo điều

19, 20, 21, 22, 23, 24 hay 25 thì những địa chỉ và chi tiết đó phải được nêu giống như trong thư tín dụng quy định

Mục (k) của điều khoản 14 UCP- DC 600

Người xuất khẩu hay người gửi hàng nêu trong bất cứ chứng từ nào không

nhất thiết phải là người thụ hưởng trong thư tín dụng

Điều khoản 16: Các chứng từ có bất hợp lệ, chấp nhận bất hợp lệ và thông

báo (ứng với điều khoản 14- UCP- DC 500)

Ở điều khoản 16 này, có những nội dung mới và chỉnh sửa sau đây:

a) Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị hoặc ngân hàng xác nhận nếu có, hoặc ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình có bất hợp lệ thì

có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu

c) Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị, ngân hàng xác nhận nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu thì

nó phải thông báo về việc từ chối đó cho người xuất trình

Thông báo phải nêu rằng:

i Ngân hàng từ chối thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ và

ii Nêu ra từng điểm bất hợp lệ mà theo đó ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và

iii

- Ngân hàng đang giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình hoặc;

Trang 25

- Ngân hàng phát hành sẽ giữ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận bất hợp lệ của người xin mở, hoặc đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình trước lúc người mở đồng ý chấp nhận bất hợp lệ hoặc;

- Ngân hàng sẽ gửi trả bộ chứng từ hoặc;

- Ngân hàng hành động theo chỉ thị mà nó nhận được trước đó từ người xuất trình

Để hiểu hơn về sự thay đổi của điều khoản 16 so với điều kiện 14(d) của UCP-

DC 500, ta hãy xem bảng:

Thông báo về khước từ chứng từ bất hợp lệ

UCP 500, điều 14(d)

i) Nếu ngân hàng phát hành và/hoặc

ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc một

ngân hàng được chỉ định làm nhiệm vụ

thay mặt các ngân hàng này, quyết định

từ chối chứng từ thì phải có thông báo

bằng điện tín, nếu không có thể thì bằng

phương tiện nhanh nào đó, không trễ

hơn 7 ngày làm việc của ngân hàng kể

từ ngày nhận chứng từ Thông báo đó sẽ

được gởi cho ngân hàng mà từ nơi nhận

chứng từ hoặc gởi cho người thụ hưởng,

nếu chứng từ được nhận trực tiếp từ

người này

ii) Thông báo đó phải thể hiện tất cả

những điểm bất hợp lệ về những gì mà

ngân hàng từ chối chứng từ và cũng

phải nói rõ ngân hàng đang giữ chứng

từ để tùy quyền định đoạt của người

xuất trình hay là trả lại chứng từ cho

người xuất trình

UCP 600, điều 16(c)

Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị, ngân hàng xác nhận nếu

có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định

từ chối thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải thông báo về việc từ chối đó cho người xuất trình

Thông báo phải nêu rằng:

i Ngân hàng từ chối thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ và

ii Nêu ra từng điểm bất hợp lệ mà theo

đó ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và

iii

- Ngân hàng đang giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình hoặc;

- Ngân hàng phát hành sẽ giữ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận bất hợp

lệ của người xin mở, hoặc đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình trước lúc người mở đồng ý chấp nhận bất hợp lệ hoặc;

- Ngân hàng sẽ gửi trả bộ chứng từ hoặc;

- Ngân hàng hành động theo chỉ thị mà nó nhận được trước đó từ người xuất trình

Trang 26

Điều khoản 17: Các chứng từ bản chính và bản sao (ứng với điều khoản 20

mục (c)i và (c)ii – UCP- DC 500)

Ở điều khoản này chứa đựng những nội dung mới như sau:

a) Ít nhất một bản gốc của mỗi loại chứng từ được quy định trong thư tín dụng phải được xuất trình

b) Bất cứ chứng từ nào trên bề mặt có chữ ký gốc, ký hiệu, con dấu hay nhãn hiệu của người phát hành chứng từ thì sẽ được ngân hàng coi là bản gốc trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải là bản gốc

c) Trừ khi chứng từ thể hiện khác đi, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận một chứng từ

là bản gốc nếu nó thể hiện:

i Được viết, đánh máy, đóng dấu bởi chính bản thân người phát hành hoặc;

ii Thể hiện trên bề mặt được soạn thảo bằng các dụng cụ văn phòng hoặc;

iii Ghi rõ là bản gốc trừ khi việc ghi chú này không áp dụng đúng cho chứng từ xuất trình

d) Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản gốc hoặc bản sao đều được chấp nhận

Để hiểu rõ điều khoản 17 về chứng từ bản gốc và bản sao, ta xem 2 bảng so sánh sau đây:

ii Bằng các bản giấy than, với

điều kiện là được đóng dấu bằng bản

gốc, và khi cần thiết chứng từ phải

được ký

UCP 600, điều 17(b) & (c)

b Bất cứ chứng từ nào trên bề mặt có chữ ký gốc, ký hiệu, con dấu hay nhãn hiệu của người phát hành chứng

từ thì sẽ được ngân hàng coi là bản gốc trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra

nó không phải là bản gốc

c Trừ khi chứng từ thể hiện khác đi, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận một chứng từ là bản gốc nếu nó thể hiện:

i Được viết, đánh máy, đóng dấu bởi chính bản thân người phát hành hoặc;

ii Thể hiện trên bề mặt được soạn

Trang 27

thảo bằng các dụng cụ văn phòng hoặc;

iii Ghi rõ là bản gốc trừ khi việc ghi chú này không áp dụng đúng cho chứng từ xuất trình

Bản sao

UCP 500, điều 20 (c)(i) & (ii)

c i Trừ khi có quy định khác trong thư

tín dụng, ngân hàng sẽ chấp nhận là

bản sao những chứng từ được đóng

dấu là bản sao hoặc không đóng dấu là

bản gốc, bản sao không cần ký;

ii Thư tín dụng yêu cầu chứng từ

được làm thanh nhiều bản như “làm

thành hai bản”, gấp hai lần”, “hai bản”

và những từ tương tự, sẽ được thỏa

mãn bằng việc xuất trình một bản gốc

và số lượng còn lại là bản sao, trừ khi

chính chứng từ thể hiện khác

UCP 600, điều 17 (d) & (e)

d Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình

chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản gốc hoặc bản sao đều được chấp nhận

e Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình

chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng những quy định như: “làm thành 2 bản”, “gấp 2 lần”, “2 bản” và những từ tương tự sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình ít nhất một bản gốc, các bản còn lại là bản sao trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác

Trong ISBP hiện nay, “một bản sao của” nghĩa là một bản copy, trong khi

đó “trong một bản” nghĩa là bản gốc

Điều khoản 18 : Hóa đơn thương mại (ứng với điều 37, UCP- DC 500)

Điểm mới nhất ở điều khoản này trong UCP 600 là đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại phải giống như đồng tiền trong thư tín dụng

Ngoài ra, ở điều khoản này nêu rõ ràng về một hóa đơn thương mại được chấp nhận thanh toán: về chữ ký, về giá trị vượt, về mô tả hàng hóa… trong hóa đơn thương mại

Điều khoản 19- 25: Quy định về các loại hình chứng từ vận tải (ứng với các

điều khoản từ 23- 29, UCP- DC 500)

Ở các điều khoản này đề cập đến các vấn đề:

Trang 28

 Điều khoản 19: Chứng từ vận tải sử dụng cho ít nhất 2 loại phương tiện vận tải trở lên (đa phương thức).

 Điều khoản 20: Vận đơn đường biển

 Điều khoản 21: Vận đơn đường biển không lưu thông (không chuyển nhượng)

 Điều khoản 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

 Điều khoản 23: Chứng từ vận tải hàng không (vận đơn hàng không)

 Điều khoản 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông

 Điều khoản 25: Biên lai phát chuyển nhanh, biên lai bưu điện hay giấy chứng nhận gửi bưu điện

Những điểm mới nhất ở các điều khoản này của UCP- DC 600 so với UCP-

DC 500 là:

- Ghi rõ họ tên của người chuyên chở, được chứng thực là người chuyên chở

- Hợp đồng thuê tàu- cảng dỡ hàng có thể là một loạt cảng hoặc một khu vực địa

lý như được quy định trong thư tín dụng

- Vận đơn hàng không- ngày chuyến bay thực sự ghi trên chứng từ được xem là ngày giao hàng

- Biên nhận chuyển phát hàng- nếu phí chuyển phát hàng đã được trả trước, ngân hàng chỉ chấp nhận biên nhận chuyển phát hàng được chứng tỏ là phí chuyển phát hàng tính cho bên mà không phải là bên nhận hàng

- Biên nhận gởi hàng bưu điện- phải được đóng dấu, ký tên và đề ngay tại nơi giao hàng

Để hiểu rõ điểm mới, điểm khác biệt của UCP- DC 600 ta xem 2 bảng so sánh sau đây:

Giao hàng đa phương thức

UCP 500, điều 26(a)

Nếu tín dụng thư yêu cầu chứng từ vận

tải gồm ít nhất 2 phương thức vận tải

khác nhau (vận tải đa phương thức),

iii) Ghi rõ nơi gửi hàng đi, nơi nhận hàng để gửi hoặc nơi giao hàng và

Trang 29

iii) Ghi rõ nơi nhận để gởi hàng trong

thư tín dụng mà nơi này có thể khác

với cảng, sân bay hoặc địa điểm bốc

hàng; và nơi đến cuối cùng quy định

trong thư tín dụng mà nơi này có thể

khác với cảng, sân bay hoặc nơi bốc

- Chứng từ vận tải ghi chữ “dự định” hay một từ tương tự có liên quan đến con tàu, cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng

Vận tải đường biển chuyên chở từ cảng đến cảng (điều khoản 20)

UCP 500, điều 23(a)

Nếu tín dụng thư yêu cầu vận đơn cảng

đến cảng, ngân hàng sẽ, trừ khi có quy

định khác trong thư tín dụng, chấp

nhận chứng từ dù được gọi như thế

nào:

ii) Thể hiện hàng hóa đã được bốc lên

hoặc xếp trên một tàu đích danh Việc

bốc lên hoặc xếp trên một tàu đích

danh có thể được biểu hiện bằng chữ in

sẵn trên vận đơn là hàng hóa đã được

bốc lên tàu đích danh hoặc xếp trên tàu

đích danh, trong trường hợp này ngày

phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày

bốc hàng hay ngày giao hàng lên tàu

Trong mọi trường hợp khác, việc bốc

hàng và ngày bốc hàng lên tàu đích

danh phải được chứng minh bằng một

ghi chú trên vận đơn thể hiện ngày

hàng hóa đã được xếp lên tàu, trong

trường hợp này ngày ghi chú sẽ được

coi là ngày giao hàng

UCP 600, điều 20(a)

Một vận đơn đường biển dù được gọi thế nào phải thể hiện:

ii Ghi rõ hàng hóa đã được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng quy định trong thư tín dụng bằng cách:

- In sẵn trên vận đơn

- Một ghi chú bốc hàng lên tàu có thể hiện ngày mà hàng được bốc lên tàu

Trang 30

III SO SÁNH BẢN UCP- DC 600 TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Bên cạnh những sự thay đổi tích cực, UCP- DC 600 vẫn tồn tại một số vấn đề còn chưa được giải quyết như sự chưa thống nhất rõ ràng về mặt nội dung giữa 2 bản tiếng Anh và tiếng Việt Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đưa ra sự khác biệt về nội dung ở điều 17(d), (e) và điều 21

1 Điều 17 (d) và (e) UCP600, chưa phân biệt “one copy of” và “in one copy”

d Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản gốc hay bản sao đều được chấp nhận (If a credit requires presentation of copies of

documents, presentation of either originals or copies is permited).

e Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng

những quy định như “làm thành 2 bản”, “gấp 2 lần”, “2 bản” và những từ tương tự sẽ

được thỏa mãn bằng việc xuất trình ít nhất một bản gốc, các bản còn lại là bản sao trừ

khi bản thân chứng từ thể hiện khác (If the credit requires presentation of multiple

documents by using terms such as “in duplicate”, “in two fold” or “in two copies”,

this will be satisfied by the presentation of at least one original and the remaining number in copies, except when the document ifself indicates otherwise)

Theo ISBP (International Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary credits - Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng

để kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ), “one copy of” có nghĩa là

“một bản sao” trong khi đó, “in one copy” có nghĩa là một bản gốc Có lẽ, để có được

sự phân định rõ ràng hơn, chúng ta chờ đợi ở lần sửa đổi ISBP sắp tới

2 Trong điều 21, UCP 600: Vận đơn đường biển không chuyển nhượng, không lưu thông (Non-negotiable sea waybill) là một hóa đơn mà người chuyên chở phát hành và gửi đến cho người gửi hàng Khi nhìn vào bản tiếng Anh của UCP 600 thì thuật ngữ “non-negotiable” có nghĩa là không chiết khấu, có nghĩa là loại vận đơn này

sẽ không được chiết khấu tại ngân hàng Nhưng khi đọc bản dịch sang tiếng Việt thì lại là không chuyển nhượng, không lưu thông Vận đơn đường biển không chuyển nhượng (không lưu thông) là vận đơn sẽ không được ký hậu để chuyển quyển sở hữu hàng hóa sang cho người khác vì nó không phải là một chứng từ sở hữu hàng hóa

Trang 31

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG UCP- DC 600

Theo điều 14a UCP 600:

Ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng dựa vào kết quả xem xét bề mặt của các chứng từ xuất trình có phù hợp với những quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh của L/C hay không

Ở đây kiểm tra bề mặt chứng từ chính là:

Thứ nhất: kiểm tra tính thống nhất của bộ chứng từ, có nghĩa là những nội

dung trên từng chứng từ và giữa các chứng từ phải thống nhất nhau, không được mâu thuẫn nhau và phải phù hợp nội dung L/C

Thứ hai: kiểm tra tính đầy đủ của bộ chứng từ về loại số lượng có phù hợp với

yêu cầu của L/C hay không

Ngày đăng: 16/05/2014, 17:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w