0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Kiến nghị với cơ quan cấp trên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, CHẾ ĐỘ VỀ LĨNH VỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở HÀ TÂY POT (Trang 76 -82 )

III. Phương hướng và một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

1. Phương hướng:

3.2. Kiến nghị với cơ quan cấp trên.

- Các cấp Uỷ Đảng, các ngành địa phương cần có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thường xuyên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình của ngành với các chương trình kế hoạch như : chương trình xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, tạo việc làm… kết hợp với việc nâng cao đời sống cho người có công

- Đảng bộ và chính quyền các cấp phải phát huy vai trò của mình, kêu gọi các thành viên như : Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên … phối hợp với các ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nâng cao vai trò trách nhiệm vì đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, công việc đòi hỏi tính xã hội hoá cao. Có như vậy mới nâng cao hơn nữa đời sống của người có công.

Muốn làm được điều đó, các cấp Uỷ, chính quyền cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ nhiệt tình và tận dụng có hiệu quả vai trò của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội. Như vậy, việc nâng cao đời sống của người có công mới đạt hiệu quả cao.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thương binh, liệt sỹ có phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ chuyên môn có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình phục vụ đối tượng.

Như vậy, việc quân tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người có công và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.

Kết luận

Người có công là nhứng người đã hy sinh xương máu, hy sinh một phần thân thể, hoặc cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, của Tổ quốc. Công lao của họ hết sức to lớn, sự hy sinh của họ là vô giá không gì có thể bù đắp được. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc đến đời sống vật chất và tinh thần của người có công.

Trong hơn 50 năm qua, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu làm được nhiều việc tốt trong lĩnh vực chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng.

Con người Hà Tây luôn tự hào về quá khứ và luôn “tạc dạ ghi công” những người đã có công lao đối với đất nước, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Không chỉ “tạc dạ ghi công” mà điều đó đã đi vào thực tế bằng các hoạt động như phát động các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… Hà Tây đã và đang phấn đấu hết sức mình để nâng cao đời sống cho người có công trên địa bàn tỉnh, tạo cho họ có cuộc sống ấm no hạnh phúc, giúp họ tự tin vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng, luôn là tấm gương sáng để thế hệ trẻ tự hào và noi theo.

Mục lục

Lời mở đầu

Phần I

Những vấn đề chung về tình hình kết quả hoạt động công tác xã hội của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

I. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Tây và đặc điểm tình hình của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

1. Đặc điểm tình hình chung (tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội) ở tỉnh Hà Tây có liên quan trực tiếp đến hoạt động công tác xã hội ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

2. Đặc điểm chung của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 2.1. Sơ lược lịch sử thành lập và phát triển.

2.2.Thuận lợi và khó khăn của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 2.3. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

2.4.Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lao động. 3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật.

3.1. Cơ sở vật chất.

3.2. Tổ chức sắp xếp, bố trí không gian nơi làm việc. 3.3. Nhận xét.

3.4. Thành tích của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây trong những năm qua.

II. Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

1.Công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.

1.1. Quy mô, cơ cấu, đối tượng thuộc phạm vi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đang quản lý.

1.2. Tình hình thực hiện chính sách chế độ ưu đãi Nhà nước quy định đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công.

1.2.1. Đối với người hoạt động cách mạng trước tháng 8.

1.2.2. Người hoạt động cách mạng trước tháng 8-1945 (cán bộ tiền khởi nghĩa). 1.2.3. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ. a. Đối với liệt sỹ.

b. Đối với gia đình liệt sỹ.

c. Đối với người thờ cúng liệt sỹ (thân nhân chủ yếu của liệt sỹ không còn). 1.2.4. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng.

1.2.5. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.

1.2.6. Tình hình thực hiện chính sách đối với Quân nhân bị tai nạn lao động. 1.2.7. Tình hình thực hiện chính sách đối với Bệnh binh.

1.2.8. Tình hình thực hiện chính sách đối với quân nhân bị bệnh nghề nghiệp( (Bệnh binh hạng 3 được xác nhận trược ngày 31/10/1994).

1.2.9. người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng Tháng Tám- 1945.

1.3. Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng ở tỉnh Hà Tây.

1.4. Thực trạng đời sống của thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng của tỉnh Hà Tây.

1.5. Công tác tuyên truyền vận động thực hiện 5 chương trình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và phong trào xây dựng xã, phường làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Hà Tây.

1.6. Những vướng mắc tồn đọng trong việc xác nhận và giải quyết chính sách chế độ đối vơí thương binh, liệt sỹ và người có công ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây và biện pháp giải quyết.

2. Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.

2.1. Tình hình các đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội ở địa bàn tỉnh Hà Tây. 2.2. Công tác thu chi quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội .

3. Lĩnh vực cứu trợ xã hội.

3.1. Công tác cứu trợ thường xuyên.

a. Quy mô cơ cấu đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên ở tỉnh Hà Tây. b. Quy trình xét duyệt các đối tượng hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên. c. Tình hình thực hiện chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên ở tỉnh Hà Tây.

d. Nguồn sử dụng và quản lý quỹ cứu trợ xã hội thường xuyên của tỉnh Hà Tây. 3.2. Cứu trợ xã hội đột xuất.

3.3. Công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Hà Tây.

b. Những hoạt động xoá đói giảm nghèo và kết quả đạt được của công tác xoá đói giảm nghèo tỉnh Hà Tây.

3.4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

3.4.1. Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý của tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng tình hình ma tuý ở tỉnh Hà Tây.

b. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma tuý.

c. Công tác phòng chống ma tuý và kết quả đạt được. 3.4.2. Công tác tệ nạn ma tuý ở tỉnh Hà Tây.

a. Thực trạng. b. Nguyên nhân.

c. Công tác phòng chống mại dâm và kết quả đạt được.

3.5. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

b. Các hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây và kết quả đạt được.

3.6. Công tác trợ giúp người khuyết tật ở tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tây. b. Các hoạt động giúp người khuyết tật và kết quả đạt được. 3.7. Huy động nội lực cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây.

3.8. Những vướng mắc tồn đọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây.

Phần II

Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao đời sống người có công ở tỉnh Hà Tây.

I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. 1. Cơ sở lý luận.

1.1. Khái niệm người có công và một số khái niệm có liên quan. 1.1.1. Khái niệm người có công.

1.1.2. Khái niệm chính sách ưu đãi xã hội và những đối tượng là người có công.

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng.

1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao đời sống cho người có công. 2. Cơ sở thực tiễn.

2.1. Đặc điểm của tỉnh Hà Tây liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 2.2. Đặc điểm người có công ở tỉnh Hà Tây.

2.3. Quá trình chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây.

II. Thực trạng đời sống người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

1. Thực trạng đời sống người có công hiện nay. 1.1. Thực trạng đời sống vật chất.

1.2.Thực trạng sức khoẻ của người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây 1.3. Thực trạng đời sống tinh thần.

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của đối tượng người có công nói chung. 1.3.2. Đặc điểm tâm lý của từng đối tượng người có công. 1.4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đời sống tinh thần.

2. Các hoạt động chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây và các kết quả đạt được. 2.1. Tổ chức thực hiện chính sách chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

2.2. Tổ chức thực hiện 5 chương trình chăm sóc đời sống người có công ở tỉnh Hà Tây.

2.3. Công tác triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công”.

2.4. Công tác đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Hà Tây. 3. Một số tồn tại và nguyên nhân của nó.

III. Phương hướng và một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

1. Phương hướng.

2. Một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công.

2.1. Thực hiện công tác trên đạt kết quả cao cần phải đảm bảo kịp thời, chính xác, đầy đủ.

2.2. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân. 2.3. Đẩy mạnh hoạt động phong trào tình nghĩa.

2.4. Từng bước tham mưu cải thiện hệ thống chính sách xã hội sao cho phù hợp với nền kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao ổn định đời sống cho người có công.

2.5. Chăm sóc sức khoẻ cho người có công. 2.6. Hỗ trợ người có công về nhà ở.

2.7. Tạo việc làm phù hợp giúp tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho người có công.

2.8. Củng cố đội ngũ làm công tác Lao động- Thương binh và Xã hội từ xã, huyện đến tỉnh.

3. Những đề xuất.

3.1. Đề xuất với Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây. 3.2. Kiến nghị với cơ quan cấp trên.

Kết luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, CHẾ ĐỘ VỀ LĨNH VỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở HÀ TÂY POT (Trang 76 -82 )

×