1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu xây dựng quy trình thử nghiệm thành thạo cho các phòng thí nghiệm ở việt nam

200 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Ví dụ: • BoA phối hợp cùng VMI tổ chức đánh gía đo lường MA cho các phòng hiệu chuẩn đã được công nhận hoặc đang đăng ký công nhận .Hiện trạng đến nay 2006 Số PTN tham gia1 Số PTN chưa t

Trang 1

héi c¸c phßng thö nghiÖm viÖt nam-vinalab

BÁO CÁO KHOA HỌC KẾT QUẢ

Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ

thuật Việt Nam

Đơn vị thực hiện: Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Văn Lai

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội

7228

23/3/2009

Hµ Néi, th¸ng 12 n¨m 2008

Trang 2

STT Họ và Tên Chức vụ

1 Ông Hoàng Văn Lai Hội VINALAB, Phó chủ tịch, kiêm

Tổng thư ký, chủ nhiệm đề tài

2 Ông Nguyễn Hữu Thiện Hội VINALAB, Chủ tịch

3 Bà Trần Thị Tâm Hội VINALAB, Chánh Văn phòng

4 Ông Nguyễn Khắc Sương Hội Đo lường Việt Nam

5 Ông Đặng Quốc Quân Văn phòng Công nhận Chất lượng

6 Ông Nguyễn Quốc Tuấn Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo

lường Chất lượng 1

CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết đầy đủ

APEC Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương

APLAC Hiệp hội Công nhận các phòng thí nghiệm châu Á Thái Bình Dương BoA Văn phòng Công nhận chất lượng

IEC Uỷ ban Kỹ thuật điện Quốc tế

ILAC Tổ chức quốc tế về Công nhận phòng thử nghiệm

ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế

MRA Hiệp định thừa nhận lẫn nhau

NATA Hiệp hội các phòng thí nghiệm quốc gia của Úc

PT Thử nghiệm thành thạo

PTN Phòng thử nghiệm

QUATEST3 Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3

RM Chất chuẩn

TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TNTT Thử nghiệm thành thạo

VILAS Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm của Việt Nam

VINALAB Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam

VINAMET Hội Đo lường Việt Nam

VINATEST Hiệp hội các phòng thí nghiệm khu vực phía Nam của Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 3

Néi dung Trang

CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT iiMỤC LỤC iiiLỜI MỞ ĐẦU 1TÓM TẮT THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐƯỢC DUYỆT 2

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Tiến độ thực hiện 4

7 Kinh phí được duyệt 5

II CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH ĐÃ THỰC HIỆN 5III CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC: 6CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO

(TNTT) MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TNTT TRONG VÀ NGOÀI

II Các tổ chức điều phối và cung ứng dịch vụ TNTT 15

1 Các kết quả điều tra về TNTT ở trong nước 15

2 Các tổ chức tiến hành TNTT ở trong nước 17

3 Các tổ chức quốc tế điều phối và cung ứng dịch vụ TNTT 19CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC TNTT

CỦA APLAC VÀ CÁC CÔNG CỤ XỬ LÝ, TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO

24

I APLAC và hoạt động thử nghiệm thành thạo 24

1 Hiệp hội công nhận các Phòng thí nghiệm châu Á Thái Bình Dương 24

2 Ban thử nghịêm thành thạo của APLAC (APALC.PTC) 25

II Chính sách và thủ tục về thử nghiệm thành thạo 26

Trang 4

1 Giới thiệu 29

2 Vai trò của Ban thử nghiệm thành thạo APLAC 29

IV Chính sách, yêu cầu, lựa chọn và công nhận các nhà cung cấp các

chương trình thử nghiệm thành thạo

34

1 Giới thiệu 34

2 Chính sách của các tổ chức công nhận khu vực 35

3 Hướng dẫn công nhận các nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm thành

HỘI CÁC PHÒNG THỬ NGHIỆM VIỆT NAM

51

II Giới thiệu 51

3 Cung cấp chuẩn bị mẫu 53

5 Đóng gói và gửi mẫu 54

Trang 5

7 Phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả 55

8 Đánh giá hoạt động 56CHƯƠNG IV: BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH

THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO THÍ ĐIỂM

57

I Báo cáo chương trình TNTT xi măng, VIANALB PT 001 57

4 Giá trị bất thường 59

5 Bình luận kỹ thuật 60

II Báo cáo chương trình thử nghiệm thép, VINALAB PT 002 61

4 Gá trị bất thường 63

5 Bình kuận kỹ thuật 64III Báo cáo chương trình TNTT thức ăn chăn nuôi, VINALAB PT

IV Báo cáo chương trình TNTT nước sinh hoạt, VINALAB PT 004 69

3 Kết quả do các phòng thí nghiệm cung cấp 72

5 Khoảng nồng độ các nguyên tố trong mẫu M1, M2, M3 77

6 Đánh giá kết quả 79CHƯƠNG V: QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRIỂN

KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO Ở

VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

Trang 6

II Dự thảo Quy chế hoạt động của tổ chức triển khai TNTT ở Việt

Chương II Nhiệm vụ và quyền hạn 91

Chương IV: Phương thức và điều kiện hoạt động 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97LỜI CÁM ƠN 99PHỤ LỤC A: TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ 100PHỤ LỤC B: CÁC THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ CHO CÁC CHƯƠNG

TRÌNH THỬ NGHIỆM

101

PHỤ LỤC C: HƯỚNG DẪN CỦA ILAC VỀ NĂNG LỰC CỦA TỔ

CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO

117TÀI LIỆU THAM KHẢO 143

Trang 7

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO

CHO CÁC PHÒNG THỬ NGHIỆM Ở VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU

Thử nghiệm chính là thước đo đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hoá Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO với nhiều thuận lợi nhưng cũng có những thách thức phải vượt qua, đặc biệt đối với các nhà sản xuất các sản phẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn hướng tới định hướng xuất khẩu

Để có thể tồn tại và phát triển, các nhà sản xuất cần phải giải quyết hợp lý bài toán giữa giá thành và chất lượng sản phẩm Trước đây, chất lượng sản phẩm có thể do các nhà sản xuất tự công bố và tự chịu trách nhiệm về các công bố của mình Tuy nhiên, khi đã hội nhập chất lượng sản phẩm phải được xác nhận thông qua các giấy chứng nhận chất lượng được công nhận trong và ngoài nước (nếu muốn xuất khẩu)

Các tổ chức cấp giấy chứng nhận chất lượng thường căn cứ vào các kết quả thử nghiệm của các phòng thử nghiệm có chức năng và năng lực để xem xét Nếu muốn xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu ngay trên sân nhà, các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất phải có các tính năng và thông số kỹ thuật không những phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà còn phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật của các quốc gia mà sản phẩm dự tính sẽ xuất khẩu đến

Các nhà sản xuất muốn khẳng định chất lượng sản phẩm của mình, không còn con đường nào khác là phải thường xuyên thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm Thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đem lại nhiều lợi ích đồng thời như: kiểm soát được nguyên liệu đầu vào, tính ổn định trong quy trình sản xuất, cơ sở để cải tiến sản phẩm ngày một tốt hơn, tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường và luôn trong tư thế sẵn sàng xuất khẩu khi tìm kiếm được thị trường Hiện nay, vấn đề an toàn đang được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu Các sản phẩm kém chất lượng, không an toàn sớm hay muộn cũng sẽ tự đào thải Việc thử nghiệm kiểm tra sản phẩm có thể thực hiện theo nhiều cách: tự trang bị thiết

bị tại doanh nghiệp hoặc gửi sản phẩm tới các phòng thử nghiệm cấp tỉnh/thành phố như các Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hay các phòng thử nghiệm đã được công nhận bởi một tổ chức công nhận có thẩm quyền Hiện nay, các tổ chức/doanh nghiệp thường hướng tới các phòng thử nghiệm (PTN) được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 Tuy nhiên, con số này còn quá ít ỏi (gần 400 PTN) so với hàng nghìn PTN hiện nay, chưa thể đáp ứng yêu cầu thử nghiệm có chất lượng trên toàn quốc

Năng lực của các phòng thử nghiêm được đánh giá bằng 3 kỹ thuật bổ sung cho nhau Kỹ thuật thứ nhất là đánh giá tại chỗ do chuyên gia đánh giá của các tổ chức công nhận và các chuyên gia đáng giá kỹ thuật tự nguyện tiến hành theo các yêu cầu của ISO/IEC

17025 (gọi là các PTN được công nhận) Kỹ thuật thứ hai là thử nghiệm thành thạo để xác

định tính năng của phòng thử nghiêm bằng cách so sánh liên phòng, nghĩa là phòng thử nghiêm phải trải qua thử nghiệm thực tế và các kết quả được so sánh với các kết quả của các

Trang 8

phòng thí nghiêm khác Kỹ thuật thứ ba là PTN tự xây dựng hệ thống năng lực và tự công

bố cho khách hàng

Mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm riêng, khi kết hợp lại, chúng cho ta một mức tin cậy cao về tính trung thực và hiệu quả của quá trình đánh giá Mặc dù các kế hoạch thử nghiệm thành thạo cũng thường cung cấp thông tin cho các mục đích khác ( ví dụ - đánh giá

phương pháp), nhưng tốt nhất là sử dụng chúng cho việc xác định tính năng của phòng thử nghiêm

I TÓM TẮT THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐƯỢC DUYỆT

1 Sự cần thiết của đề tài

Hiện nay, các phòng thí nghiệm trong hệ thống nhà nước, do được nhà nước đầu tư với lượng kinh phí lớn nên một vấn đề mới nảy sinh là các ngành ra sức thuyết phục lập dự

án để xây dựng PTN dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lặp nhau, thiết bị được đầu tư không phát huy hết công suất Mặt khác do chỉ tập trung mua sắm thiết bị mà không chú ý đào tạo nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật cho cán bộ phụ trách, nhân viên PTN nên nhiều thiết bị đã không khai thác được Đặc biệt là chất lượng số liệu của các PTN nước ta đang là vấn đề bất cập, gây bối rối cho cơ quan quản lý nhà nước khi cần phải kết luận một vấn đề nào đó Chất bảo quản hoa quả, chất bảo quản thực phẩm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, chất tăng trọng trong thịt lợn v.v là những hiện tượng phổ biến trong đời sống nhưng các cơ quan quản lý không thể kết luận vì kết quả của các phòng thử nghiệm rất khác nhau, không thống nhất và khó tin cậy Muốn khắc phục vấn đề này, các PTN phải được tham gia các dịch vụ thử nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng do các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp Nếu PTN tham gia các chương trình do nước ngoài cung cấp thì kinh phí rất lớn, do vậy, ở Việt Nam cũng rất cần có các tổ chức cung cấp dịch vụ này một cách bài bản theo yêu cầu của quốc tế để các PTN trong nước có thể tham gia thường xuyên

Tiêu chí hội nhập trong thử nghiệm là: Thực hiện các thỏa thuận, thừa nhận lẫn nhau (MRAs) các kết quả thử nghiệm để tiến tới mục tiêu do tổ chức ISO, IEC và ITU đưa ra: Một tiêu chuẩn, một phương pháp thử, một chứng chỉ và sản phẩm được chấp nhận ở mọi nơi Điều này có nghĩa là các nước thành viên khi nhập khẩu các sản phẩm đã có chứng chỉ

về kết quả kiểm tra (các chỉ tiêu thử nghiệm theo tiêu chuẩn quy định) thì không phải kiểm tra lại

Do vậy, các phòng thử nghiệm phải có chuẩn mực theo quy định để các nước thành viên công nhận, thoả thuận và thừa nhận lẫn nhau theo MRAs Muốn làm việc này chúng ta phải nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra kỹ năng cho các phòng thử nghiệm

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Ở trong nước

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế thế giới, số lượng các phòng thí nghiệm nói chung và các phòng thử nghiệm nói riêng đã được xây dựng và đầu tư không ngừng Để đảm bảo chất lượng của các kết quả thử nghiệm tin cậy và có thể so sánh được với nhau trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, từ đầu thập niên 90 của thế

kỷ trước, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã khuyến khích áp dụng, và tổ chức

Trang 9

ISO/IEC 17025:2005) Để chứng tỏ năng lực của mình luôn được duy trì và được đánh giá khách quan, các phòng thí nghiệm còn phải thường xuyên tham gia váo các chương trình thử nghiệm thành thạo, đặc biệt là đối với những phòng thử nghiệm được chỉ định để tham gia phục vụ quản lý nhà nước

Những năm gần đây một số tổ chức, các phòng thử nghiệm trong nước đã bắt đầu chủ động tìm kiếm tham gia hoặc tổ chức các chương trình thử nghiệm thành thạo

Văn phòng công nhận (BoA) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có Ban Thử nghiệm thành thạo làm đầu mối tham gia tổ chức các chương trình thử nghiệm thành thạo của APLAC từ năm 1996 Cho đến nay (2007), Ban thử nghiệm thành thạo của APLAC đã và đang tổ chức được 57 chương trình so sánh liên phòng thử nghiệm (không kể hiệu chuẩn), trong đó có một chương trình T040 về than đá do BoA của Việt Nam là cơ quan điều phối Các phòng thí nghiệm của Việt Nam tham gia khoảng 20% số chương trình

đó Hiện nay BoA đang dần trở thành nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm thành thạo cho các phòng thử nghiệm đã được công nhận, sử dụng cho mục đích công nhận và mở rông cho cả những phòng thử nghiệm ngoài hệ thống công nhận Số các chương trình đã thực hiện là 04 gồm thử nghiệm về thép (tính chất cơ lý), nước, phân bón, thép (thành phần hóa học) và 02 chương trình đang thực hiện : xi măng, thức ăn gia súc Thông tin chi tiết có trên trang web của BoA: http://www.boa.gov.vn

Một số Trung tâm thí nghiệm lớn như Trung tâm Đo lường Việt Nam (VMI), Trung tâm kỹ thuật 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh, một số Viện, phân viện chuyên ngành, một số Trung tâm thí nghiệm của các trường đại học cũng đã tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo của ngành mình cả trong nước và quốc tế Ví dụ:

• BoA phối hợp cùng VMI tổ chức đánh gía đo lường (MA) cho các phòng hiệu chuẩn

đã được công nhận hoặc đang đăng ký công nhận Hiện trạng đến nay (2006)

Số PTN tham gia(1) Số PTN chưa tham gia (2) Tổng số (1+2) Tỷ lệ(1/1+2) %

• Các ngành cũng đã hình thành hệ thống các phòng thử nghiệm dưới hình thức công nhận hoặc chỉ định, như các phòng thử nghiệm trong xây dựng (LAS :khoảng 500 PTN), các phòng thử nghiệm quan trắc môi trường…và cũng đang tổ chức, tìm kiếm các chương trình thử nghiệm thành thạo thích hợp

• Các Hội nghề nghiệp về phòng thí nghiệm đã ra đời (như VINATEST, VINAMET, VINALAB) với nhiều hoạt động đo lường thử nghiệm phong phú, trong đó có hoạt đông thử nghiệm thành thạo Ví dụ: từ 15/6 đến 30/7/2007 VINATEST đã tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo về phân tích 3-MCPD trong nước tương với 5 PTN tham gia, góp phần cung cấp những thông tin kỹ thuật cần thiết khách quan cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, vấn đề nhạy cảm của xã hội hiện nay

Tuy vậy hiện nay bức tranh về thử nghiệm thành thạo còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng của các phòng thí nghiệm, góp phần giải quyết những

Trang 10

vấn đề bức xúc hiện nay về chất lượng các kết quả thử nghiệm phục vụ cho công trác quản

lý nhà nước về môi trường, an toàn thực phẩm, về các hàng hóa xuất nhập khẩu

2.2 Ở nước ngoài

Nhiều tổ chức nước ngoài, quốc tế thường xuyên tổ chức các chương trình thử nghiệm thành thạo rất bài bản cho các PTN tham gia: ILAC (Tổ chức Công nhận PTN quốc tế), APLAC (Tổ chức Công nhận PTN châu Á - Thái Bình Dương), NATA (Hiệp hội công nhận PTN Úc), A2LA (Hiệp hội Công nhận PTN Mỹ),…

Tổ chức ILAC đã ban hành quy chế hoạt động của một tổ chức cung cấp dịch vụ thửnghiệm thành thạo và đã được nhiều nước áp dụng

3 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng được một quy trình thử nghiệm thành thạo để áp dụng cho các phòng thử nghiệm ở Việt Nam

4 Đối tượng và nội dung nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu chương trình thử nghiệm thành thạo dành cho các phòng thử nghiệm (không bao gồm các phòng hiệu chuẩn)

4.2 Nội dung nghiên cứu

• Nghiên cứu các chương trình thử nghiệm thành thạo (TNTT) hiện nay của các tổ chức thử nghiệm quốc tế, khu vực và nước ngoài, phân tích đánh giá;

• Soạn thảo các tài liệu thực hiện các chương trình TNTT áp dụng cho các phòng thử nghiệm ở Việt Nam;

• Xây dựng phần mềm xử lý và trình bày kết quả TNTT;

• Tổ chức thực hiện 04 chương trình thử nghiệm thành thạo thí điểm cho 04 sản phẩm là: thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi và nước sinh hoạt;

• Dự thảo quy chế hoạt động của tổ chức triển khai TNTT theo chuẩn mực quốc tế và quy trình thử nghiệm thành thạo cho các phòng thử nghiệm

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp truyền thống như tổng hợp, phân tích, đánh giá Ngoài ra, để có thêm thông tin thực tiễn phục vụ công tác nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra, tham quan khảo sát Để có số liệu thực tế, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp chọn mẫu thí điểm và tổ chức các hội nghị hội thảo góp ý kiến Đề tài có sử dụng số liệu của các tổ chức nước ngoài như APLAC, ILAC

6 Tiến độ thực hiện

Đề tài được thực hiện trong hai năm, từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009

Trang 11

Quyết định phê duyệt năm 2007: 690 /LHH, ngày 24 tháng 5 năm 2007

Quyết định phê duyệt năm 2008: 567/LHH, ngày 25/4/2008

7 Kinh phí được duyệt

Năm 2007: Kinh phí được duyệt là: 100.000.000 đ

Năm 2008: Kinh phí được duyệt là: 100.000.000 đ, sau đó tiết kiệm chi phí 10.000.000 đ, còn lại là: 90.000.000 đ

II CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH ĐÃ THỰC HIỆN

1 Nghiên cứu các chương trình thử nghiệm thành thạo (TNTT) hiện nay của các tổ chức thử nghiệm quốc tế, khu vực và nước ngoài, phân tích đánh giá và điều tra nhu cầu thử nghiệm thành thạo của các phòng thử nghiệm trong nước

Kết quả được thể hiện trong Chuyên đề 1: Báo cáo về hoạt động TNTT của các tổ chức trong và ngoài nước; Chuyên đề 2: Nghiên cứu xác định các yếu tố liên quan đến TNTT

và Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân tích đánh giá tình hình TNTT hiện nay ở trong nước

2 Biên soạn tài liệu thực hiện các chương trình TNTT áp dụng cho các phòng thử nghiệm ở Việt Nam

Kết quả được thể hiện trong Chuyên đề 3: Hướng dẫn các chương trình thử nghiệm thành thạo của Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam

3 Xây dựng phần mềm xử lý và trình bày kết quả TNTT

Kết quả được thể hiện trong Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm xử lý và trình bày kết quả TNTT Phần mềm mang tên: PT Calc 1.0

4 Tổ chức thực hiện 04 chương trình thử nghiệm thành thạo thí điểm cho 04 sản phẩm là: thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi và nước sinh hoạt;

Kết quả được thể hiện trong 04 (bốn) báo cáo:

1 Chương trình TNTT Xi măng, VINALAB PT 001

2 Chương trình TNTT Thép, VINALAB PT 002

3 Chương trình TNTT Thức ăn chăn nuôi, VINALAB PT 003

4 Chương trình TNTT Nước sinh hoạt, VINALAB PT 004

5 Dự thảo Quy trình thử nghiệm thành thạo cho các phòng thử nghiệm và Quy chế hoạt động của tổ chức triển khai TNTT theo chuẩn mực quốc tế và tổ chức hội thảo khoa học góp ý kết quả đề tài

Kết quả được thể hiện trong 02 (hai) báo cáo:

1 Dự thảo Quy trình TNTT cho các phòng thử nghiệm

Trang 12

III CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Báo cáo kết quả nghiên cứu dày trên 140 trang, gồm 05 chương:

Chương 1: Vai trò của thử nghiệm thành thạo (TNTT) Một số chương trình TNTT trong và

Chương 5: Quy trình hoạt động của tổ chức triển khai các chương trình TNTT ở Việt Nam

theo chuẩn mực quốc tế

Trang 13

CHƯƠNG I

VAI TRÒ CỦA THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO (TNTT) MỘT SỐ CHƯƠNG

TRÌNH TNTT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

I Tầm quan trọng của TNTT

1 Khái niệm TNTT

Thử nghiệm thành thạo phòng thí nghiệm (gọi tắt là thử nghiệm thành thạo) là “việc xác

định tính năng thử nghiệm của phòng thí nghiệm bằng cách so sánh liên phòng” (ISO/IEC

Guide 2)

So sánh liên phòng nghĩa là “tổ chức, tính năng và sự đánh giá phép thử trên các hạng mục giống nhau hoặc tương tự bởi hai hoặc nhiều phòng thí nghiệm theo những điều kiên đã định trước”

So sánh liên phòng được thực hiện cho một số mục đích khác nhau và được dùng cho các phòng thí nghiệm và các bên khác So sánh liên phòng có thể dùng để:

• Xác định tính năng của các phòng thí nghiệm riêng lẻ về các phép đo và phép thử cụ thể để theo rõi tính năng liên tục của phòng thí nghiệm;

• Phát hiện những vấn đề trong phòng thí nghiệm để triển khai các hành động sửa chữa

có liên quan đến tính năng của từng nhân viên hoặc việc hiệu chuẩn thiết bị;

• Thiết lập tính hiệu quả và tính so sánh được của các phương pháp đo hoặc thử mới và theo rõi các phương pháp đã thiết lập;

• Cung cấp thêm niềm tin của khách hàng phòng thí nghiệm;

• Phát hiện sự khác nhau giữa các phòng thí nghiệm;

• Xác định đặc trưng tính năng của một phương pháp, thường gọi là thử nghiệm hợp tác;

• Ấn định giá trị cho chất chuẩn (RM) và đánh giá sự phù hợp trong sử dụng các thủ tục đo hoặc thử nghiệm cụ thể

Như vậy thử nghiệm thành thạo là việc sử dụng so sánh liên phòng theo mục đích đầu tiên của chúng là để xác định tính năng đo hoặc thử của phòng thí nghiệm và đó cũng là chủ đề

• Các thực hành chuyển đổi dữ liệu – ví dụ khi phòng thí nghiệm được cung cấp một

bộ dữ liệu và được yêu cầu xử lý dữ liệu này để cung cấp thêm thông tin;

• Thử nghiệm hạng mục đơn – khi một hạng mục được gửi kế tiếp nhau tới một số phòng thí nghiệm và lại trở về người tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 14

• Các thực hành “One-off” – khi các phòng thí nghiệm được cung cấp một hạng mục thử ở một lần đơn lẻ;

• Các chương trình liên tục – khi các phòng thí nghiệm được cung cấp các hạng mục thử ở những khoảng thời gian đều đặn trên một cơ sở liên tục;

• Lấy mẫu – ví dụ khi các cá nhân hoặc các tổ chức được yêu cầu để lấy mẫu cho những phân tích tiếp theo

Đề tài này đề cập đến các yếu tố liên quan đến thử nghiệm thành thạo bao gồm chính sách,

tổ chức, lựa chọn, hướng dẫn thực hiện các hoạt động thử nghiệm thành thạo và công nhận các nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm thành thạo cũng như việc sử dung thử nghiệm thành thạo như là một trong những công cụ để công nhận phòng thí nghiệm Đề tài này tập trung chủ yếu vào các chương trình so sánh liên phòng thử nghiệm (không bao gồm các phòng hiệu chuẩn)

1.1 Tầm quan trọng của TNTT trong thương mại

Hầu hết các sản phẩm thương mại yêu cầu chứng tỏ về sự phù hợp của chúng với yêu cầu

kỹ thuật và những quy định pháp lý trước khi chúng được đưa vào thị trường Hầu hết khách hàng cũng yêu cầu bằng chứng khách quan về những quy định kỹ thuật đã được đáp ứng Bằng chứng này thường ở dưới dạng các dữ liệu thử nghiệm có hiệu lực được tạo ra từ những phòng thí nghiệm (PTN) tin cậy Tính tin cậy của dữ liệu thử nghiệm là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra những quyết định có hiểu biết về việc mua và sử dụng sản phẩm

Những sản phẩm dệt may, dầu mỏ và các đồ gia dụng khác hiện nay được trao đổi hầu hết đều dựa trên những quy định kỹ thuật Nhiều sản phẩm tiêu dùng, như hàng điện tử, thực phẩm đóng gói sẵn cũng được bán trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật Những đòi hỏi bắt buộc của quốc tế về dữ liệu ngày càng gia tăng và thông tin kỹ thuật khác trong việc quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng Ví dụ như độc tính của thuốc, an toàn về chất phụ gia của thực phẩm và những phép đo ô nhiễm môi trường Dữ liệu thử nghiệm cũng có thể cung cấp thông tin cơ bản về thiết kế và tính năng của sản phẩm, vật liệu và quá trình

Việc thiếu chấp nhận dữ liệu thử nghiệm của các PTN ở ngoài biên giới quốc gia đã được nhận biết như là một rào cản đáng kể đối với thương mại Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã chấp thuận hai thỏa ước chính đề đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật không gây hạn chế đến thương mại: Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm (SPS) Những biện pháp quốc tế khác cũng được khuyến khích chấp nhận dữ liệu thử nghiệm giữa các nước như tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) với Quy tắc thực hành phòng thí nghiệm (GLP) và các chính sách của liên minh châu Âu về thử nghiệm và chứng nhận

Để giảm thiểu những vấn đề mà các nhà xuất khẩu phải đối mặt do không có sự chấp nhận các dữ liệu thử nghiệm, ngay từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước liên minh châu Âu đã chấp nhận một giải pháp về “cách tiếp cận toàn cầu” cho việc đánh giá sự phù hợp Để xúc tiến việc chấp nhận dữ liệu thử nghiệm giữa các nước, đã hình thành hệ thống công nhận các PTN và thỏa ước thừa nhận lẫn nhau giữa các tổ chức công nhận

Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) đã ưu tiên về những vấn đề đánh giá sự phù hợp Tuyên bố về tiêu chuẩn và cơ cấu sự phù hợp của APEC đã khẳng định ý định của

Trang 15

các thành viên để đạt đến sự thừa nhận về đánh giá sự phù hợp trong các nước thành viên cả

ở khu vực tự nguyện và quy định Các hoạt động được phối hợp qua các tiểu ban APEC về tiêu chuẩn và sự phù hợp, bao hàm trực tiếp các tổ chức chuyên gia khu vực như Hiệp hội công nhận các phòng thí nghiệm châu Á Thái Bình Duơng (APLAC)

Các thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (MRA) giữa các cơ quan công nhận nhằm tránh thử nghiệm lại gây tốn kém Nếu chúng thực sự có hiệu quả, thì các nhà điều hành luật pháp và người tiêu thụ có thể dựa vào những phép thử được thực hiện ở các nước khác nhau Họ cần biết tình trạng và năng lực của PTN cung cấp dữ liệu và phải có sự đảm bảo độc lập rằng những kết quả thử nghiệm là có hiệu lực

Ngoài ra đã có sự tăng thêm đáng kể trong việc kiện cáo trách nhiệm pháp lý về sản phẩm Tính hiệu lực của việc thử nghiệm sản phẩm có thể chịu sự thách thức về mặt pháp lý Điều này đã thúc đẩy mối quan tâm đến bằng chứng về năng lực của các PTN

1.2 Tầm quan trọng của các kết quả thử nghiệm có hiệu lực

Thỏa ước thừa nhận lẫn nhau chỉ có thể hoạt động nếu như trách nhiệm của các tổ chức chấp nhận các kết quả thử nghiệm hoặc sản phẩm là tin cậy, đảm bảo các PTN thực hiện các phép thử phải có năng lực Các kết quả thử nghiệm chính xác là quan trọng để các nhà luật pháp phê duyệt Những quyết định chứng nhận sản phẩm có thể dựa trên các dữ liệu từ các PTN ở các nước khác nhau Do vậy một sự đánh giá khách quan về năng lực của các PTN là một yếu tố cơ bản

Công nhận PTN bằng cách sử dụng chuẩn mực mà quốc tế đã thỏa thuận là con đường hiệu quả để đảm bảo năng lực này Công nhận là một sự đánh giá độc lập về năng lực kỹ thuật và

sự nhất quán trong việc giải thích các tiêu chuẩn Các chương trình thử nghiệm thành thạo

liên phòng phát triển sự nhất quán trong các phương pháp thử và sự tin cậy về hiệu lực của

các kết quả từ các PTN tham gia

Không bao giờ được quên rằng các hệ thống thử nghiệm thành thạo chính là một trong những công cụ đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng Những công cụ khác, ví dụ chất chuẩn đã được chứng nhận (CRM) và phương pháp đã được thẩm định là những chủ đề khác của hệ thống quản lý chất lượng và do vậy cũng rất quan trọng

Trang 16

2 Thử nghiệm thành thạo cung cấp bằng chứng khách quan về năng lực của phòng thử nghiệm

2.1 Đánh giá từ bên ngoài

Do tầm quan trọng của việc tạo ra các dữ liệu đo lường và phân tích phù hợp với mục đích, hiện nay sự cần thiết đối với một phòng thí nghiệm không chỉ tạo ra những dữ liệu như vậy

mà còn phải chứng tỏ độ chính xác và tính so sánh được của các dữ liệu của mình từ sự đánh giá bên ngoài Sự chứng tỏ năng lực của một PTN như vậy gọi là đánh giá chất lượng

từ bên ngoài và có hai cách chính mà một PTN có thể làm:

Cách thứ nhất là sự giám định phòng thí nghiệm về mặt vật chất để đảm bảo rằng các thủ tục về hệ thống chất lượng của họ phù hợp với các tiêu chuẩn đã được thừa nhận và được thiết lập tốt, nói cách khác đó là sự công nhận hoặc đánh giá của bên thứ ba

Cách thứ hai gọi là thử nghiệm thành thạo (PT), là cách đánh giá tính năng của họ trong các

phép so sánh liên phòng bằng cách sử dụng các mẫu đã được phân phối từ nhà tổ chức hệ thống thử nghiệm thành thạo

2.2 Mục đích của các hệ thống thử nghiệm thành thạo

Về cơ bản một chương trình thử nghiệm thành thạo kiểm tra tính năng của các PTN tham

gia bằng việc đánh giá thống kê các dữ liệu nhận được từ việc thử nghiệm các mẫu đã phân phối Sau đó mỗi PTN được cung cấp một số chỉ về tính năng của mình (một “điểm số” tính năng ) cùng với thông tin về tính năng của cả nhóm cho biết sự thành thạo của nó liên quan với cả nhóm được so sánh và được đánh giá Sự tham gia vào một Hệ thống TNTT cũng tăng cường lợi ích trong việc đảm bảo chất lượng và cung cấp cơ sở cho bất kỳ hành động khắc phục nào trong các PTN mà dữ liệu không đáp ứng được mức độ chấp nhận của yêu cầu

Trước hết, nó phải làm cho một PTN có thể so sánh tính năng của nó tại một thời điểm cụ thể với chuẩn tính năng bên ngoài Đó là xem dữ liệu chính xác như thế nào? Nó cũng phải làm cho một PTN có thể so sánh tính năng của nó tại một thời điểm cụ thể với tính năng của nó trong quá khứ Đó là tốt hơn hoặc tồi hơn? Nó phải làm cho một PTN có thể so sánh tính năng của nó với tính năng của các PTN khác tại một thời điểm cụ thể Đó là trong cùng nhóm đồng cấp của mình, thì nó được thực hiện tốt như thế nào? Nó phải làm cho các bên tổt chức phát hiện được bên tham gia nào mà tính năng không thỏa mãn Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền về luật lệ

Vậy lựa chọn Hệ thống TNTT (PTS) như thế nào?

Tham gia vào một PTS giúp PTN có được biện pháp khách quan để đánh giá và chứng tỏ tính tin cậy đối với dữ liệu mà mình tạo ra Như vậy nó bổ sung vào các thủ tục kểm soát chất lượng nội bộ của một PTN bằng cách cung cấp thêm một thước đo về khả năng thử nghiệm của họ từ bên ngoài.Tham gia vào các phép thử thành thạo là điều cần được hết sức khuyến khích đối với các PTN được công nhận theo ISO/IEC 17025 và thậm chí được xem

là bắt buộc trong nhiều trường hợp Như vậy một PTN vận hành với một hệ thống chất lượng (được công nhận hoặc được chứng nhận) nên (tự nguyện) tham gia vào các phép thử thành thạo

Trang 17

Trước, trong và sau khi tham gia vào một chươing trình thử nghiệm thành thạo, ta phải nghĩ tới mọi khía cạnh liên quan Những khía cạnh này bao gồm sự lựa chọn các PTS, sử lý mẫu, báo cáo kết quả và hành động khắc phục như thế nào

Một PTN muốn tham gia vào các PTS phải trả lời hai câu hỏi sau:

• Có PTS nào đang tồn tại cho các phép thử và các mẫu mà PTN thường thử nghiệm

và phân tích hay không?

• PTS được tổ chức có thích đáng đối với mình hay không?

Mặc dù đã có một số Viện tổ chức các phép thử thành thạo quốc tế trong nhiều năm nay, song một bảng tóm tắt về các nhà tổ chức PT và hoặc cung cấp mẫu thì không phải dễ tìm

và có sẵn Thông tin về các nhà tổ chức PT và các phép thử nghiệm thành thạo có sẵn có thể tìm thấy qua nhiều con đường:

• Các tổ chức công nhận quốc gia mà họ được thông báo về sự tồn tại của các phép thử thành thạo (quốc tế)

• Các PTN nghiệm đồng cấp mà họ đã tham gia vào các phép thử thành thạo hoặc biết

Châu Âu đã có dự án về điều tra thống kê, tóm tắt và thể hiện các phép thử nghiệm thành thạo ở châu Âu, hiện nay đã mở rộng ra châu Mỹ và Úc Dự án này do Viện liên bang Đức

về nghiên cứu chất chuẩn và thử nghiệm (BAM) quản lý Hiện nay thông tin có sẵn trên

Nếu một số chương trình PT tuơng tự nhau được tổ chức và cần có sự lựa chọn, thì nhớ rằng một PTS có sự phù hợp hoàn hảo với PTN của mình cũng khá hiếm Do vậy, trong thực tế người ta nên chọn PT phù hợp nhất với mục đích sử dụng

Trang 18

Để quyết định xem một PTS có thích hợp hay không , ta cần so sánh tình huống trong PTS với tình trạng thường ngày trong PTN của mình Một số chủ đề có thể được quan tâm và bản thân PTN phải quyết định xem cái nào là thích hợp Trách nhiệm thuộc về bản thân PTN phải quyết định những chủ đề cần quan tâm, tiến hành so sánh và phán xét tính thích hợp của PT Một ví dụ đơn giản dưới đây có thể trợ giúp để thực hiện một cách có hệ thống quá trình này Nếu tình huống trong PTS và trong PTN có thể so sánh được một cách thích đáng thì ta nên cân nhắc để tham gia

3 Các tiêu chuẩn và hướng dẫn làm cơ sở cho hoạt động thử nghiệm thành thạo

ISO/IEC G 43:1997 Thử nghiệm thành thạo bằng các phép so sánh liên phòng

Tiêu chuần này gồm hai phần:

Phần 1 Phát triển và điều hành các hệ thống thử nghiệm thành thạo

Phần 2 Lựa chọn và sử dụng các hệ thống thử nghiệm bởi các tổ chức công nhận phòng thí nghiệm

Phần 1 của tiêu chuẩn này phân biệt rõ giữa việc sử dụng các phép so sánh liên phòng cho mục đích thử nghiệm thành thạo và cho các mục đích khác

Đề xuất 6 hệ thống thử nghiệm thành thạo tùy thuộc vào bản chất của mầu thử, phương pháp sử dụng và số các phòng thí nghiệm tham gia

Những yêu cầu về tổ chức và thiết kế một hệ thống thử nghiệm thành thạo

Cung cấp thông tin ví dụ các phương pháp thống kê để sử lý các dữ liệu thử nghiệm thành thạo

Phần 2 của tiêu chuẩn này nhằm thiết lập các nguyên lý lựa chọn các hệ thống thử nghiệm thành thạo để sử dụng trong các chương trình công nhận phòng thí nghiệm và hỗ trợ để hài hòa việc sử dụng các kết quả của các hệ thống thử nghiệm thành thạo bởi tổ chức công nhận phòng thí nghiệm Đó cũng là mối quan tâm của các PTN tham gia để chứng tỏ tính năng của mình trong hoạt động thử nghiệm hàng ngày

ISO/IEC G 43:1997 được xem là chuẩn mực chung để xây dựng các hệ thống thử nghiệm thành thạo , để công nhận các nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm thhành thạo

Hướng dẫn này đang được chuyển dịch sang TCVN vào cuối năm 2007

ILAC G 13:2007 Hướng dẫn các yêu cầu về năng lực của các nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo

Tài liệu này hướng dẫn các nhà cung cấp các chương trình thử nghiệm thành thạo muốn chứng tỏ năng lực của mình cho mục đích công nhận hoặc thừa nhận khác là phù hợp chính thức với các yêu cầu quốc tế về lập kế hoạch và thực hiện các chương trình như vậy

Hướng dẫn này dựa trên các yếu tố kỹ thuật của ISO/IEC Guide 43-1:1997 và các yếu tố liên quan của ISO/IEC 17025:2005, bao gồm các yêu cầu hệ thống quản lý và các yêu cầu

Trang 19

kỹ thuật về tính đặc trưng, tính đồng nhất và tính ổn định của các hạng mục thử nghiệm thành thạo Các yêu cầu của ISO 15189 đối với việc sử dụng khác nhau về thử nghiệm thành thạo và nhu cầu về thử nghiệm thành thạo để bao quát các nguồn sai số khác đã được quan tâm đến trong phiên bản này Thêm vào đó, các yếu tố có liên quan của ISO 9000:2005 cũng được bao gồm để loại bỏ nhu cầu về công nhận tách biệt một hệ thống chất lượng của nhà cung cấp

Hướng dẫn này do Nhóm Tư vấn Thử nghiệm thành thạo của ILAC soạn thảo và được phê duyệt theo quyết định của Hội đồng toàn thể ILAC năm 2007

Hướng dẫn này nêu ra các chuẩn mực mà một nhà cung cấp các chương trình thử nghiệm

thành thạo (và các nhà thầu phụ kèm theo) phải đáp ứng để được thừa nhận là có năng lực cung cấp các loại chương trình thử nghiệm thành thạo cụ thể

Hướng dẫn này đã được Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) chuyển dịch sang tiêng Việt tháng 10/2007

ISO 13528:2005 Các phương pháp thống kê để sử dụng trong thử nghiệm thành thạo bằng so sánh liên phòng

Phụ lục của ISO/IEC G43-1 đã mô tả ngắn gọn các phương pháp thống kê được sử dụng trong các hệ thống thử nghiệm thành thạo Còn tiêu chuẩn này bổ sung cho ISO/IEC G43, cung cấp những chỉ dẫn chi tiết về việc sử dụng các phương pháp thống kê cho các nhà tổ chức sử dụng để phân tích các dữ liệu nhận được từ các hệ thống thử nghiệm thành thạo và đưa ra nhũng khuyến nghị về việc sử dụng chúng trong thực tế cho các bên tham gia vào các

hệ thống đó và cho các cơ quan công nhận ISO13528 có một phạm vi rộng lớn, dựa trên một giao thức hài hòa cho thử nghiệm thành thạo của các PTN phân tích, nhưng nó cũng dùng với tất cả các phương pháp đo

APLAC PT 002:2006 “Các phép so sánh liên phòng thử nghiệm của APLAC”

Các tổ chức công nhận khu vực đều có các chính sách yêu cầu các thành viên của mình khi công nhận các PTN phải sử dụng các hệ thống thành thạo thích hợp Để đảm bảo mục tiêu này, tổ chức công nhận khu vực, ví dụ Hiệp hội công nhận các phòng thí nghiệm châu Á Thái Bình Dương (APLAC) đã ban hành hướng dẫn APLAC PT002 “So sánh liên phòng thử nghiêm”

Tài liêu này cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn về tổ chức và điều hành các phép so sánh liên phòng thử nghiệm của APLAC (các chương trình thử nghiệm thành thạo) và trình bày trách nhiệm về sự tổ chức của mình Tài liệu này do Ban thử nghiệm thành thạo của APLAC soạn thảo Còn hai tài liệu khác liên quan đến hoạt động hiệu chuẩn là APLAC PT001 “So sánh liên phòng hiệu chuẩn” và “Đánh giá đo lường”

APLAC PT 003:2007 “Danh bạ thử nghiệm thành thạo”

“Danh bạ thử nghiệm thành thạo” là bảng danh sách các chương trình thử nghiệm thành thạo và so sánh liên phòng có sẵn cho các PTN trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Việc liệt kê một chương trình trong danh mục này không hàm ý là APLAC đã tán thành

Trang 20

NATA G:2004 “NATA-Hướng dẫn thử nghiệm thành thạo”

Các cơ quan công nhận quốc gia cũng thường xây dựng hướng dẫn riêng cho các phòng thí nghiệm thành viên của mình tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo Ví dụ NATA, cơ quan công nhận của Úc, nổi tiếng trong khu vực và quốc tế đã ban hành “Hướng dẫn thử nghiệm thành thạo của NATA” năm 2004, phiên bản 1

Mục đích của tài liệu này là cung cấp cho các bên tham gia vào những chương trình thử nghiệm thành thạo của NATA- đặc biệt cho các các phòng thí nghiệm đã được công nhận và các phòng thí nghiêm đăng ký công nhận- cái nhìn tổng thể về các loại chương trình thử nghiệm thành thạo khác nhau do NATA tổ chức và việc giải thích tính năng của các phòng thí nghiêm được đánh giá như thế nào Tài liệu này không bao gồm từng bước trong quá trình thử nghiệm thành thạo Chúng bao gồm các thủ tục nội bộ của NATA và tuân theo các yêu cầu của ISO/IEC Guide 431 và ILAC G138

Phần chính của thủ tục này gồm thông tin chung về các chương trình thử nghiệm thành thạo của NATA và dành cho tất cả những người sử dụng tài liệu này Phụ lục của tài liệu bao gồm: Từ điển thuật ngữ (A); thông tin về những thủ tục đánh giá được sử dụng cho các chương trình thử nghiệm (B); những chi tiết về việc đánh giá các kết quả cho chương trình hiệu chuẩn (C)

Hướng dẫn này đã được Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) chuyển dịch sang tiếng Việt vào tháng 10/2007

ILAC G:2000 “Lựa chọn, sử dụng và giải thích các hệ thống thử nghiệm thành thạo ở các phòng thí nghiêm”

Tài liệu này do nhóm công tác “Các hệ thống thử nghiệm thành thạo” (là bộ phận của nhóm công tác “Nghiên cứu liên phòng”) của EURACHEM Hà Lan và Phòng thí nghiệm các nhà hóa học chính phủ (LGC) của Anh công bố

Ấn phẩm này được sự hỗ trợ dưới dạng hợp đồng với Bộ thương mại và công nghiệp Anh như là một phần của chương trình đo lường phân tích có hiệu lực (VAM) của hệ thống đo lường quốc gia

Tài liệu này giới thiệu tình trạng ở năm 2000 liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng các hệ thống thử nghiệm thành thạo, và giải thích các kết quả và các đánh giá nhận được trong các chương trình thử nghiệm thành thạo Tài liệu này trước tiên dành cho nhân viên các phòng thí nghiệm phân tích, song cũng só ích cho khách hàng của PTN, các chuyên gia đánh giá làm việc cho cơ quan công nhận và các người sử dụng khác về các kết quả của chương trình thử nghiệm thành thạo

ILAC P9:2005 “Chính sách của ILAC về việc tham gia vào các hoạt động thử nghiệm thành thạo quốc tế và quốc gia”

Chính sách này đưa ra các yêu cầu đối vơi cơ quan công nhận về việc sử dụng các hoạt động thử nghiệm thành thạo trong quá trình công nhận

Trang 21

Tài liệu này dựa trờn cỏc tài liệu của cỏc tổ chức cụng nhận khu vực, vớ dụ “Chớnh sỏch của

EA về việc tham gia vào cỏc hoạt động thử nghiệm thành thạo quốc tế và quốc gia”- 2/10 Thỏng 8/2001 và “Túm tắt cỏc yờu cầu thử nghiệm thành thạo của APLAC ”- APLAC

Tài liệu này bao hàm những hiểu biết của cơ quan cụng nhận về thử nghiệm thành thạo cú thể được dựng như là một cụng cụ để cụng nhận trong cỏc phũng thử nghiệm Nú nhằm để

hỗ trợ và hài hũa cỏc tổ chức cụng nhận, cỏc phũng thử nghiệm và cỏc nhà cung cấp chương trỡnh thử nghiệm thành thạo những hiểu biết liờn quan đến việc sử dụng thử nghiệm thành thạo trong cụng nhận Nú cung cấp cỏc chỉ dẫn về việc sử dụng cỏc loại thử nghiệm thành thạo khỏc nhau để hỗ trợ bằng chứng về năng lực của cỏc phũng thử nghiệm trong phạm vi cụng nhận của họ

Tài liệu này do Ban cỏc vấn đề cụng nhận kỹ thuật (TAIC) của ILAC xõy dựng và được Hội đồng toàn thể ILAC tỏn thành năm 2002

II Cỏc tổ chức điều phối và cung ứng dịch vụ TNTT

1 Cỏc kết quả điều tra về TNTT ở trong nước

Để có căn cứ xây dựng các chương trình thử nghiệm thành thạo và nghiên cứu các quy trình hỗ trợ các phòng thử nghiệm thực hiện chương trình, Liên hiệp các hội Khoa học

và Kỹ thuật Việt Nam đã giao cho Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam tổ chức thực hiện

điều tra nhu cầu của các phòng thử nghiệm (trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Liên hiệp hội Việt Nam)

Ngày 05/8/2007 Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam đã có công văn và mẫu phiếu

điều tra gửi các phòng thử nghiệm trên phạm vi cả nước Thời gian điều tra là từ 5/8/2007

đến 30/9/2007 Tổng số phiếu điều tra phát ra là 105 phiếu, số phiếu thu lại được là 98 phiếu chiếm 93% lượng phiếu phát ra Tuy không đạt chỉ tiêu 100 phiếu nhưng với số phiếu thu về

đạt tỷ lệ khá cao, điều đó chứng tỏ sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm cao của các phòng thử nghiệm được hỏi ý kiến

Hầu hết các phiếu trả lời đều mô tả rất đầy đủ các lĩnh vực thử nghiệm, danh mục thiết bị thử nghiệm và các nhu cầu về thử nghiệm thành thạo Dựa trên các kết quả này, Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam sẽ có số liệu để xây dựng Catalo về thử nghiệm nhằm giới thiệu các năng lực thử nghiệm cho các hội viên

Trang 22

1.1 Thông tin chung về các PTN cung cấp thông tin

Miền Nam

Nhà nước

Liên doanh

Hoá - Thực phẩm (3)

Điện-Điện tử (4)

Vật liệu xây dựng (5)

Dược phẩm (6)

Hiệu chuẩn (7)

1.3 Thông tin về thử nghiệm thành thạo

Các chương trình thử nghiệm thành thạo đ∙ tham gia

Có 37 PTN tham gia các chương trình TNTT do các đơn vị khác nhau tổ chức:

Vật liệu xây dựng (3)

Sinh học (4)

Điện-Điện tử (5)

Dược phẩm (6)

Vật liệu xây dựng (3)

Sinh học (4)

Điện-

Điện tử (5)

Dược phẩm (6)

1.4 Phân tích

Hiện nay, Theo số liệu của kết quả đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐL-2005/01:

“Nghiờn cứu đề xuất quy hoạch hệ thống phũng thớ nghiệm đo lường và thử nghiệm chất lượng sản phẩm ở Việt Nam theo yờu cầu phỏt triển kinh tế và hội nhập quốc tế đến năm 2010”, ước tính toàn quốc có trên 13.000 phòng thí nghiệm (PTN) thuộc các tổ chức: Nhà

nước; liên doanh; tư nhân và cổ phần Trong đó, mới có gần 400 PTN được nhận chứng chỉ

"VILAS: PTN được công nhận theo ISO/IEC 17025" do Văn phòng Công nhận chất lượng,

Trang 23

được Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ LAS-XD Tuy nhiên, con số các PTN đã được tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo (TNTT) do các tổ chức khác nhau cung cấp lại càng ít, chỉ khoàng 100 PTN

Trong khuôn khổ của Đề tài nghiên cứu khoa học của Hội, số lượng PTN trong đối tượng điều tra chỉ khoàng 100 PTN, do vậy Hội đã chọn lọc các PTN đã tham gia chương trình TNTT hoặc đã được công nhận VILAS hoặc LAS-XD, hoặc là hội viên của Hội để gửi phiếu điều tra

Một số nhận xét:

• Trong bảng thống kê các lĩnh vực thử nghiệm ta thấy lĩnh vực Cơ học và Vật liệu xây dựng chúng tôi nhận được nhiều phiếu trả lời (Cơ học: 30 phiếu; Vật liệu xây dựng: 35 phiếu) Đây là các lĩnh vực thử nghiệm có nhiều PTN hiện nay

• Trong số 98 PTN gửi phiếu điều tra, mới có 37 PTN đã tham gia các chương trình TNTT

do một số tổ chức trong và ngoài nước tổ chức Có 01 PTN đã tham gia chương trình TNTT về Xi măng do APLAC tổ chức và 01 PTN tham gia chương trình TNTT về Thức

ăn chăn nuôi do úc tổ chức (Công ty Xi măng Hải Vân và PTN thức ăn chăn nuôi, Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam) Trong số 37 PTN tham gia TNTT có tới 1/3 PTN có các

số liệu thử nghiệm bất thường (số lạc) trong kết quả thử nghiệm Điều này chứng tỏ việc

tổ chức cho các PTN tham chương trình TNTT còn rất ít ỏi, chưa đáp ứng được yêu cầu

đặt ra trong thời kỳ hội nhập hiện nay, khi mà yêu cầu tham gia TNTT là một trong các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

• Trong số 98 PTN gửi phiếu điều tra, có tới 65 PTN có mong muốn tham gia chương trình TNTT do Hội VINALAB tổ chức, được phân bổ theo các lĩnh vực thử nghiệm như trong bảng thống kê Trong đó tập trung nhiều vào các lĩnh vực thử nghiệm như: Cơ học; Hoá - thực phẩm; Vật liệu xây dựng Dưa trên kết quả này và căn cứ khuôn khổ của kinh phí đề tài, Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam đã lựa chọn một số sản phẩm để tiến hành chương trình TNTT thí điểm trong năm 2007 là: Xi măng và Thép, đây là hai sản phẩm

được chọn vì việc lấy mẫu cũng như bảo quản mẫu đơn giản và thuận tiện

2 Cỏc tổ chức tiến hành TNTT ở trong nước

Cựng với sự phỏt triển của khoa học cụng nghệ và hội nhập kinh tế thế giới, số lượng cỏc phũng thớ nghiệm núi chung và cỏc phũng thử nghiệm núi riờng đó được xõy dựng và đầu tư khụng ngừng Để đảm bảo chất lượng của cỏc kết quả thử nghiệm tin cậy và cú thể so sỏnh được với nhau trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, từ đầu thập niờn 90 của thế kỷ trước, Tổng cục Tiờu chuẩn Đo lường Chất lượng đó khuyến khớch ỏp dụng, và tổ chức cụng nhận cỏc phũng thớ nghiệm theo chuẩn mực quốc tế ISO/IEC Guide 25 (đến nay là ISO/IEC 17025:2005) Để chứng tỏ năng lực của mỡnh luụn được duy trỡ và được đỏnh giỏ khỏch quan, cỏc phũng thớ nghiệm cũn phải thường xuyờn tham gia vỏo cỏc chương trỡnh thử nghiệm thành thạo, đặc biệt là đối với những phũng thử nghiệm được chỉ định để tham gia phục vụ quản lý nhà nước

Những năm gần đõy một số tổ chức, cỏc phũng thử nghiệm trong nước đó bắt đầu chủ động tỡm kiếm tham gia hoặc tổ chức cỏc chương trỡnh thử nghiệm thành thạo

+ Văn phũng Cụng nhận chất lượng (BoA) thuộc Tổng cục Tiờu chuẩn Đo lường Chất

Trang 24

nghiệm thành thạo của APLAC từ năm 1996 Cho đến nay (2008), Ban thử nghiệm thành thạo của APLAC đã và đang tổ chức được 57 chương trình so sánh liên phòng thử nghiệm (không kể hiệu chuẩn), trong đó có một chương trình T040 về than đá do BoA của Việt Nam là cơ quan điều phối Các phòng thí nghiệm của Việt Nam tham gia khoảng 20% số chương trình đó Hiện nay BoA đang dần trở thành nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm thành thạo cho các phòng thử nghiệm đã được công nhận, sử dụng cho mục đích công nhận và mở rông cho cả những phòng thử nghiệm ngoài hệ thống công nhận Số các chương trình đã thực hiện là 04 gồm thử nghiệm về thép (tính chất cơ lý), nước sinh hoạt, phân bón, thép (thành phần hóa học) và 02 chương trình đang thực hiện: Nước uống và khoáng sản Thông tin chi tiết có trên trang web của BoA: http://www.boa.gov.vn

+ Một số Trung tâm thí nghiệm lớn như Trung tâm Đo lường Việt Nam (VMI), Trung tâm

Kỹ thuật 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh, một số Viện, phân viện chuyên ngành, một số Trung tâm thí nghiệm của các trường đại học cũng đã tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo của ngành mình cả trong nước và quốc tế Ví dụ:

• VMI đã tham gia vào các phép so sánh chủ chốt (KC) và các phép so sánh phụ (SC) của tổ chức đo lường khu vực châu Á Thái Bình Dương

• BoA phối hợp cùng VMI tổ chức đánh gía đo lường (MA) cho các phòng hiệu chuẩn

đã được công nhận hoặc đang đăng ký công nhận Hiện trạng đến nay (2006)

Số PTN tham gia(1) Số PTN chưa tham gia (2) Tổng số (1+2) Tỷ lệ(1/1+2) %

• Các ngành cũng đã hình thành hệ thống các phòng thử nghiệm dưới hình thức công nhận hoặc chỉ định, như các phòng thử nghiệm trong xây dựng (LAS :khoảng 500 PTN), các phòng thử nghiệm quan trắc môi trường…và cũng đang tổ chức , tìm kiếm các chương trình thử nghiệm thành thạo thích hợp

+ Các Hội nghề nghiệp về phòng thí nghiệm đã ra đời (như VINATEST, VINAMET, VINALAB) với nhiều hoạt động đo lường thử nghiệm phong phú, trong đó có hoạt đông thử nghiệm thành thạo Ví dụ, từ 15/6 đến 30/7/2007 VINATEST đã tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo về phân tích 3-MCPD trong nước tương với 5 PTN tham gia, góp phần cung cấp những thông tin kỹ thuật cần thiết khách quan cho công tác quản lý nhà nước

về an toàn thực phẩm, vấn đề nhạy cảm của xã hội hiện nay VINALAB đã có 02 chương trình năm 2007 là Thép, Xi măng, năm 2008 là Nước sinh hoạt và thức ăn chăn nuôi

Trang 25

Tuy nhiên, các tổ chức này hoạt động chưa theo một quy trình thống nhất, mới dùng lại ở các chương trình thí điểm

3 Các tổ chức quốc tế điều phối và cung ứng dịch vụ TNTT

3.1 Giới thiệu EPTIS (The European Proficiency Testing Information System) - Hệ thống thông tin trợ giúp tìm kiếm chương trình TNTT của châu Âu, http://www.eptis.bam.de

• Lịch sử

Những năm gần đây các PTN và các tổ chức công nhận (AB) ngày càng tăng cường vai trò của PT Thử nghiệm thành thạo là một công cụ tuyệt vời để chứng tỏ và đánh giá tính năng của PTN liên quan đến nhiệm vụ thử nghiệm, đo lường và phân tích cụ thể Các phép thử thành thạo có thể hỗ trợ các thủ tục công nhận và gián tiếp cho biết chất lượng và tác động của công nhận Bên cạnh những lợi ích này, sự tham gia vào PT không chỉ bị cản trở bởi yêu cầu nghiêm ngặt của PTS phù hợp trong nhiều lĩnh vực thử nghiệm mà còn vì sự thiếu thông tin về tính có sẵn của chúng

Năm 1998, 16 tổ chức trong 16 quốc gia châu Âu đã hợp sức để khắc phụ hàng rào thông tin này Một mạng lưới đã được thành lập dưới sự bảo hộ của EA và tổ chức các PTN châu Âu EURACHEM và EUROLAB Các cộng sự của mạng lưới này đã giám sát cẩn thận tính có sẵn của PTS và đặc tính của chúng trong các nước tương ứng Tất cả được đưa vào một cơ

sở dữ liệu và cung cấp những thông tin thêm có liên quan đến PT Mạng lưới, trang Web và

cơ sở dữ liệu gọi là EPTIS cho hệ thống thông tin thử nghiệm thành thạo châu Âu EU đã ủng hộ 360.000 Euro cho việc thành lập EPTIS vì sự đóng góp của nó để tăng cường PT như là công cụ chứng minh về năng lực kỹ thuật có giá trị và vai trò của nó để hỗ trợ dỡ bỏ rào cản thương mại quốc tế

• Ngày nay

Sau khi dự án thành lập của EU kết thúc, 16 công sự đã thỏa thuận tiếp tục sự hợp tác của

họ trên cơ sở tự nguyện Sự hợp tác của họ thể hiện trong một hiệp định liên kết vào năm

2001 Một Ban điều hành được thành lập để phối hợp các họat động và một quy định được tiến hành cho các tổ chức ủng hộ mà họ chuẩn bị đưa ra sự bảo hộ chính thức và hỗ trợ cho các hoạt động của EPTIS Sự phát triển tiếp theo của EPTIS và sự mở rộng tới một dịch vụ toàn cầu đã trở thành một mục tiêu hiện thực Các tổ chức ủng hộ đầu tiên là: EURACHEM, EUROLAB và ILAC đã gia nhập năm 2001 và 2002; EA vào năm 2003; IAAC và IRMM vào năm 2004 Các nhà điều phối… Slovena, U.S và Mỹ La tinh vào năm 2004, Công hòa Sec năm 2005 Một phân ban mới dành cho các nhà cung cấp PT thông báo các vòng PT sắp xảy ra của họ đã được thiết lập Số người sử dụng EPTIS đã tăng liên tục từ năn 2000

Ngày nay cơ sở dữ liệu EPTIS chứa hơn 800 chương trình thử nghiệm thành thạo của châu

Âu và châu Mỹ Những chương trình này vận hành trong nhiều lĩnh vực thử nghiệm, mặc dầu những chương trình về lâm sàng và đo lường vẫn còn chưa có hệ thống Một nét đặc trưng duy nhất của danh bạ EPTIS là thông tin của nó sâu sắc Các chi tiết được bao gồm hầu hết cho các chương trình PT, chỉ ra các yêu cầu của ISO G.43 đã được đáp ứng

Trang 26

• Con đường tương lai

EPTIS nhằm mở rộng dịch vụ toàn cầu của mình trên cơ sở tự công bố của các nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm thành thạo (PTP) và cung cấp thông tin PT bổ sung trên trang web Thông tin này có thể bao gồm sự thông báo những mẫu PT dư thừa, những dịch vụ và nhữnng sự kiện, tài liệu về PT …

Nếu bạn muốn tìm hiểu về vị trí nhà điều phối của một quốc gia hoặc khu vực bạn có thể liên hệ với EPTIS Những tổ chức muốn ủng hộ EPTIS, được đón nhận như là những tổ chức ủng hộ Hãy liên hệ với nhà điều phối bản địa nếu bạn là nhà cung cấp chương trình thử nghiệm thành thạo và muốn các PTS của bạn, các tin tức về PT hoặc các dịch vụ PT có trên trang web của EPTIS

• Trách nhiệm

Thông tin PT trên EPTIS dựa trên trên cơ sở tự công bố của PTP Các nhà điều phối quốc gia của EPTIS và/hoặc Ban thư ký chỉ thực hiện việc kiểm tra tình trạng tin cậy lần đầu trước khi chúng bao gồm thông tin được cung cấp tới họ trong cơ sở dữ liệu trên trang Web

Do đó sự liên kết của EPTIS không dự tính bất kỳ trách nhiệm nào về dữ liệu đã được cung cấp

3.2 Phòng thí nghiệm của các nhà hóa học thuộc chính phủ (LGC)

LGC là một công ty dịch vụ khoa học, độc lập cung cấp phép phân tích hóa, sịnh hóa và DNA LGC là một trong những PTN phân tích độc lập lớn nhất châu Âu Dịch vụ của LGC bao gồm: thử nghiệm phân tích, nghiên cứu, tư vấn, thẩm định, đào tạo và chuyển giao kiến thức

LGC phục vụ cho thị trường công cộng và tư nhân bao gồm thực phẩm và nông nghiệp, dầu

mỏ và hóa chất, dược phẩm, môi trường, bảo vệ sức khỏe, khoa học đời sống và thi hành luật pháp

Cơ quan đầu não đặt ở Tây nam Luân Đôn với một mạng lưới mở rông khắp nước Anh và châu Âu LGC là một trong những PTN hàng đầu châu Âu với hơn 300 nhân viên LGC nổi tiếng là tận tâm về mặt đảm bảo chất lượng trong giới phân tích; đảm bảo chất lượng và việc chứng minh dữ liệu chính xác là điều tối quan trọng

Phòng thí nghiệm có trách nhiệm quản lý chương trình đo lường phân tích hiệu lực (VAM) Mục tíêu trọng tâm của VAM là xúc tiến một hạ tầng cơ sở ở Anh và châu Âu cho các PTN phân tích để chứng tỏ tính hiệu lực của các phép đo của họ và tạo sự thuận tiện cho việc thừa nhận lẫn nhau về dữ liệu phân tích giữa các nước như là một phần cấu thành của hệ thống đo lường quốc tế và quốc gia Chương trình thúc đẩy việc sử dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng và công nhận của bên thứ ba đã được thừa nhận, như EN45000, EN29000, NAMAS, ISO9000 và GLP và xúc tiến việc tạo lập những hệ thống mới theo các hướng dẫn mới trong ISO/IEC17025 và OECD LGC giữ vai trò dẫn đầu trong các hoạt động xúc tiến đào tạo và hài hòa, bao gồm cả chức chủ tịch châu Âu và các diễn đàn hóa học thế giới

Trang 27

Điều này đặt LGC vào vị trí hàng đầu của các phép đo phân tích có hiệu lực được hài hòa trên thế giới

LGC có 14 năm kinh nghiệm trong mọi khía cạnh của các hệ thống thử nghiệm thành thạo LGC hiện nay đã cung cấp nhiều PTS cho các PTN trên 30 nước và có thể chứng tỏ năng trong việc chuẩn bị mẫu, thử nghiệm tính đồng nhất và độ ổn định, đóng gói và gửi mẫu, sử

lý dữ liệu, đánh giá kết quả và lập báo cáo Tất cả các hoạt động PT của LGC được thực hiện với sự bảo mật tối đa LGC có một hệ thống công nhận chất lượng đầy đủ Các PTN ở Teddington và tây bắc đã được công nhận ISO/IEC17025 PTN Teddington cũng được chứng nhận ISO9001 và phù hợp với GLP cho thuốc trừ sâu LGC cũng tổ chức và vận hành một chương trình chất lượng và các lớp đào tạo, thẩm định phương pháp ở Anh và châu Âu cũng như quản lý các hệ thống thử nghiệm thành thạo và đã được công nhận theo ISO/IEC G43:1997 Phần 1 và ILAC G13 “Các yêu cầu về năng lực đối với các nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo”

3.3 EURACHEM (A Focus for Analytical Chemistry in Europe)

• Sơ đồ tổ chức của EURACHEM

Nhóm công tác thử nghiệm thành thạo của EURACHEM (PTWG) cung cấp một diễn đàn cho cộng đồng hóa học châu Âu để theo đuổi một cách chuyên nghiệp trong việc phát triển và thực hiện PT (xem hình dưới đây)

Trang 28

• Nhiệm vụ của PTWG:

ƒ Cải tiến tổ chức về PT ở châu Âu

ƒ Thúc đẩy sự thực hành tốt nhất về PT bằng cách sử dụng cơ chế thích hợp như xuất bản phẩm, hội thảo…

ƒ Tao ra diễn đàn cho các nhà tổ chức và sử dụng PTS về những vấn đề tác động đến sự thực hành PT

ƒ Tổ chức định kỳ hội thảo quốc tế về PT trong hóa phân tích, vi sinh và y tế trong PTN

ƒ Cung cấp đầu vào và bình luận từ cộng đồng đo lường quốc tế tới nhóm công tác EA/EUROLAB/EURACHEM về PT trong thủ tục công nhận

ƒ Hợp tác về cung cấp đầu vào PT cho các nhóm công tác khác của

Trang 29

ƒ Cung cấp đầu vào cho các hoạt động quốc tế liên quam đến PT

• Những hoạt động hiện nay:

ƒ Tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 6 về PT trong hóa phân tích, vi sinh và y tế trong PTN (Italia, 05-07 tháng 10 năm 2008)

ƒ Tạo ra một thư viện tài liệu về PT để công bố trên trang chủ của EPTIS (www.eptis.bam.de)

ƒ Giám sát việc công nhận của các nhà tôe chức chương trình EQA trong PTN y

tế (hợp tác với EQAML)

ƒ Truyền đạt các tờ rơi thông tin về PT

ƒ Cung cấp những bài thảo luận về những vấn đề cơ bản liên quan đến PT “Tin tức”

ƒ Đóng góp vào việc xem xét ILAC G13 và soạn thảo ISO 17043

ƒ Chuẩn bị những bài thảo luận về “Độ lệch chuẩn trong việc đánh giá thành thạo” (mục tiêu chất lượng cho PT)

ƒ Chuẩn bị một loạt các tờ rơi thông tin liên quan đến các chủ đề hấp dẫn của

PT, khuyến khích sự thực hành tốt ở châu Âu

Trang 30

CHƯƠNG II

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC TNTT CỦA APLAC VÀ CÁC

CÔNG CỤ XỬ LÝ, TRÌNH BÀY KẾT QUẢ TNTT

I APLAC và hoạt động thử nghiệm thành thạo

1 Hiệp hội công nhận các Phòng thí nghiệm châu Á Thái Bình Dương (APLAC)

APLAC được thành lập năm 1992 như là một diễn đàn cho các phòng thí nghiệm (PTN) trong khu vực châu Á Thái Bính Dương Mục đích chính nhằm thiết lập, phát triển và mở rộng một thỏa ước thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ qua công nhận (AB – Acreditation Body) trong khu vực

Lễ ký khai mạc về APLAC MRA được tổ chức ngày 19/11/1997, có 7 tổ chức công nhận ký

về thử nghiệm và hiệu chuẩn MRA được mở rộng vào tháng 11/2003 cho hoạt động giám định, vào tháng 4 năm 2007 cho việc áp dụng ISO 15189 (tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng cho PTN y học trước đây) vào phạm vi “ thử nghiệm ” của MRA Hiện đã có 26 bên ký APLAC MRA

Cơ cấu tổ chức của APLAC theo mô hình sau:

Ban Lãnh đạo

Cuộc họp toàn thể

Ủy ban

đề cử

Hội đồng MRA

Ủy ban 3

Ủy ban TNTT

Ủy ban 2

Ủy ban thông tin quảng bá

Trang 31

2 Ban Thử nghiệm thành thạo của APLAC (APLAC.PTC)

Ban thử nghiệm thành thạo của APLAC được thành lập vào đầu năm 1994 và lần đầu tiên nhóm họp trong cuộc họp của APLAC tại Hong Koong, tháng 10 năm 1994 Từ đó đến nay,

đã có một số cuộc họp được tổ chức kết hợp với Hội đồng toàn thể của APLAC

Vai trò và trách nhiệm của Ban là xem xét mọi công việc liên quan đến việc thực hiện các cuộc đánh giá đo lường và các chương trình thử nghiệm thành thạo (PTS) của

APLAC, kể cả việc tổ chức các lớp tập huấn về thử nghiệm thành thạo (PT), các hội thảo và các chương trình đào tạo có liên quan

Nhiệm vụ của APLAC.PTC

• Tài liệu hóa các thủ tục chính sách về thành thạo và soát xét định kỳ các tài liệu này;

• Khảo sát nhu cầu của các thành viên về so sánh liên phòng;

• Lựa chọn và sắp lịch tất cả các chương trình thử nghiệm thành thạo;

• Thiết kế, hướng dẫn thực hiện và lập báo cáo các chương trình và đánh giá đo lường;

• Lựa chọn tổ chức công nhận để thực hiện mỗi chương trình;

• Xem xet báo cáo cuối cùng của mỗi chương trình trước khi công bố

• Hợp tác với Tổ chức công nhận châu ÂU (EA) và Tổ chức công nhận liên Mỹ (IAAC);

• Đại diện tai nhóm tư vấn thử nghiệm thành thạo của ILAC

Hoạt động thử nghiệm thành thạo của APLAC bao gồm:

• Hiệu chuẩn;

• Đo lường (cùng với APMP);

• Thử nghiệm;

• Các chương trình liên khu vực

3 Các chương trình thử nghiệm thành thạo của APLAC

APLAC cung cấp một loạt các PTS, mỗi chương trình do một thành viên của APLAC điều phối Danh mục cập nhật các phép so sánh liên phòng (đến 2007) có thể tìm thấy ở

http://www.aplac.org Báo cáo chi tiết về hiện trạng thử nghiệm thành thạo của APLAC, bao gồm cả những thông tin cập nhật những vấn đề về chính sách, thủ tục có thể liên hệ với Chủ tịch APLAC.PTC qua email: pbriggs @pta.asn.au; phone: +612 9736 8397 hoặc Fax: +612 9743 6664

Tổng số các chương trình so sánh liên phòng của APLAC từ khi Ban thử nghiệm thành thạo của APLAC được thành lập (1994) đến nay (2007) là 57 chương trình, được phân chia theo hai loại hình PT:

Loại hình PT Số lượng chương trình

Trang 32

Số chương trình được phân phối theo từng năm tính từ lúc bắt đầu chương trình:

II Chính sách và thủ tục về thử nghiệm thành thạo

Thử nghiệm thành thạo là một quá trình để kiểm tra tính năng thật sự của PTN (thông thường bằng cách so sánh các dữ liệu liên phòng) và là một yêu cầu của công nhận theo ISO/IEC 17025:2005 Chức năng hàng đầu của PT là bổ sung cho các thủ tục

kiểm soát nội bộ của PTN bằng cách cung cấp thêm sự đánh giá khả năng đo và thử nghiệm của PTN từ bên ngoài

Những kết quả từ PT là số chỉ về năng lực của một PTN và một phần không thể tách rời của quá trình đánh giá và công nhận PTN

Vì vậy ILAC-APLAC MRA và các cơ quan công nhận (AB) đã quy định các chính sách và các yêu cầu đối với PTN đã được công nhận và muốn đăng ký công nhận được thể hiện như sau:

Trang 33

• Khi yêu cầu mở rộng đáng kể hoặc thay đổi phạm vi công nhận;

• Khi có yêu cầu phê duyệt bổ sung người có thẩm quyền ký;

• Khi được Ban tư vấn công nhận yêu cầu

Khuyến khích các PTN tham gia nhiều hơn vào các PTS, song ít nhất cũng phải 4 năm một lần đối với một lĩnh vực thử nghiệm chủ yếu Cũng có thể tùy theo cơ quan công nhận và các lĩnh vực thử nghiệm đặc biệt mà yêu cầu về kiểu loại và tần suất tham gia PTS có khác nhau

Theo điều 5.9 của ISO/IEC 17025:2005, các PTN phải có một kế hoạch được văn bản hóa

về dự định của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình có thể áp dụng hoặc các lĩnh vực chủ yếu và các loại sản phẩm, vật liệu trong phạm vi công nhận của họ theo chu kỳ

4 năm một Kế hoạch phải bao hàm bất kỳ sự tham gia PTS có sẵn nào trên thị trường và bất kỳ những nghiên cứu nào được tổ chức trong PTN và/hoặc giữa các PTN khi có thể Các PTN cũng phải có khả năng giải thích khi PT không có thể thực hiện đối với những thử nghiệm nào đó và cung cấp bản mô tả về cái mà PTN đang làm thay cho PT Điều này cũng phải có trong kế hoạch Kế hoạch cũng phải đề cập đến qúa trình tính các kết quả PT và hành động khắc phục phản hồi lại cho các cơ quan công nhận Kế hoạch này phải được chuyên gia đánh giá của AB xem xét trong các cuộc đánh giá tại chỗ và trình cho AB PTN

có nghĩa vụ phải thông báo cho AB khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong kế hoạch này

Các PTN muốn đăng ký công nhận phải chứng tỏ được sự tham gia thành công vào ít nhất một PTS có sẵn và thích hợp trước khi nhận được sự công nhận Các PTN phải đăng ký vào PTS phù hợp càng sớm càng tốt để đảm bảo sự hoàn thành của quá trình công nhận không

bị chậm trễ Trường hợp có bằng chứng đăng ký tham gia vào PTS thích hợp, được nhân viên của AB xác nhận thì có thể đủ điều kiện đạt sự công nhận lần đầu Trường hợp này thường được thực hiện khi lịch biểu của PTS không phù hợp với lịch đánh giá công nhận và phòng thí nghiệm phải chứng tỏ năng lực thông qua các dữ liệu kiểm soát chất lượng nội bộ

2 Lựa chọn các chương trình thử nghiệm thành thạo (PTS) để sử dụng

PTN đã được công nhận và muốn đăng ký công nhận phải tham gia vào PTS có sẵn và thích hợp do các tổ chức điều hành các PTS có thể chấp nhận đựơc cung cấp AB khuyến cáo các PTN tham gia vào các PTS của các nhà cung cấp dịch vụ PT (PTP) đã được công nhận Ở đâu không có sẵn các PTP cung cấp PTS, các PTN phải sử dụng các chương trình tuân theo ISO G43 (hoặc ASTM E1301 Sự tham gia vào PTS có thể chấp nhận được là:

• Các chương trình có sẵn thông qua các PTS thương mại;

• Các chương trình có sẵn thông qua các phép so sánh liên phòng quốc tế (ILC) được

tổ chức tốt ;

• Các chương trình so sánh vòng nội bộ và bên ngoài

Nếu những chương trình này là phù hợp và liên quan đến phạm vi công nhận thì PTN phải tham gia

Trường hợp không có sẵn các PTS như trên liên quan đến phạm vi công nhận, thì dữ liệu dựa trên kiểm soát nội bộ chất lựợng kết quả thử nghiệm theo điều 5.9 của ISO/IEC

Trang 34

17025:2005 có thể chấp nhận được Các kiểm tra dựa trên tính năng nội bộ bao gồm các hoạt động sau:

• Sử dụng thường xuyên các chất chuẩn đã được chứng nhận và/hoặc kiểm soát chất lượng nội bộ bằng cách dùng chất chuẩn thứ cấp;

• Thử lặp lại bằng cách sử dụng các phương pháp giống nhau hoặc khác nhau;

• Thử lại các mẫu lưu;

• Xét sự tương quan lẫn nhau của các kết quả đối với các đặc tính khác nhau của một mẫu thử

Trong trường hợp này, các PTN phải cung cấp một mẫu đại diện của lần kiểm tra hàng năm cùng với sự xem xét hàng năm của PTN

PT không thể thực hiện được đối với những phép thử định tính nhất định, nhưng nếu những kết quả định tính này được xác định dựa trên những phán xét so sánh (ví dụ mùi) thì ít nhất những kiểm tra chất lượng như điều 5.9 của ISO/IEC 17025:2005 phải được xem xét như các kết quả PT

Cũng có những trường hợp các PTP được quy định trong một PTS đã được thừa nhận bởi điều luật và như vậy sự tham gia vào các PTS này là bắt buộc

• Phải có thêm hành động khắc phục khi có thể:

- Yêu cầu thử nghiệm thành thạo thêm;

- Chịu đánh giá lại một phần hoặc toàn bộ PTN;

- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ phạm vi công nhận của PTN;

- Hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ phạm vi công nhận của PTN

Việc hủy bỏ chỉ xảy ra sau khi đã điều tra PTN và thấy bộc lộ nhiều vấn đề chủ yếu xảy ra trong một phần hoặc toàn bộ thời hạn công nhận Tính năng tồi hoặc không đầy đủ chỉ riêng trong một chương trình thường không đủ đảm bảo cho việc hủy bỏ công nhận PTN, vấn đề

là phải xem xét hiệu quả của các hành động khắc phục

4 Bảo mật

Cùng với các hoạt động đánh giá của AB, mọi thông tin nhận được về sự tham gia của PTN vào PTS được sử lý một cách bảo mật Chỉ có các nhân viên và chuyên gia đánh giá kỹ thuật của AB tham gia cuộc đánh giá và Ban kỹ thuật thử nghiệm thành thạo (PTTC) mới được tiếp cận thông tin về hoạt động của PTN Lời cam kết bảo mật của họ phải được đóng dấu vào văn bản họ ký

Trang 35

5 Phí tham gia

Tất cả PTS đều có phí tham gia, trừ phi có tuyên bố khác Phí do các PTN tham gia chịu

Phí cho các chương trình do các tổ chức ngoài nước thực hiện thay đổi khác nhau PTN phải trả phí trực tiếp cho những tổ chức này

III Hướng dẫn so sánh liên phòng thử nghiệm của APLAC

1 Giới thiệu

Các phép so sánh liên phòng của ALAC cung cấp một diễn đàn về tính so sánh được của thử nghiệm trong khu vực châu Á Thái Bình Duơng Chúng cũng tạo niềm tin vào quá trình công nhận của các thành viên APLAC

Các phép so sánh liên phòng của ALAC cũng là kết quả chuyên giao kinh nghiệm giữa các

tổ chức công nhận tham gia và hỗ trợ thiết lập mức độ chung về tính năng thử nghiệm trong khu vực

APLAC đã công bố thủ tục về tổ chức và hướng dẫn thực hiện các phép so sánh liên phòng thử nghiệm (các chương trình thử nghiệm thành thạo) và trình bày trách nhiệm của các tổ chức như sau:

2 Vai trò của Ban thử nghiệm thành thạo APLAC

Trách nhiệm chung về các phép so sánh liên phòng thuộc về Ban thử nghiệm thành thạo APLAC:

• Sau khi thảo luận với các thành viên APLAC, lựa chọn và sắp lịch các phép so sánh liên phòng;

• Quýêt định về thiêt kế và hướng dần chung vể các phép so sánh liên phòng;

• Lựa chọn cơ quan công nhận (AB) để tổ chức mỗi phép so sánh liên phòng;

• Xem xet báo cáo dự thảo trước khi công bố;

• Xem xét bất kỳ vấn đề nào nảy sinh trong phép so sánh liên phòng;

• Xác định nhu cầu đào tạo, phát triển kỹ thuật và hành động đánh giá tiếp theo;

• Gửi bản sao cuối cùng đã công bố cho thư ký APLAC

Khuyến khich các thành viên APLAC đề xuất với Ban thử nghiệm thành thạo những phép

so sánh liên phòng cụ thể Bản đề nghị phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

• Loại mẫu được thử;

• Các phép thử được thực hiện;

• Phương pháp phải theo;

• Độ chính xác và đơn vị đo cần báo cáo

Ban thử nghiệm thành thạo có trách nhiệm cuối cùng trong việc quyết định phép so sánh liên phòng nào được tổ chức, có tính đến lợi ích của đa số các thành viên

Trang 36

APLAC Ban không chịu trách nhiệm tài chính về phí gắn với các phép so sánh liên phòng

3 Vai trò của cơ quan tổ chức TNTT

3.1 Nhiệm vụ

Cơ quan tổ chức TNTT đã đồng ý nhận điều phối phép so sánh liên phòng có các nhiệm vụ sau:

• Cung cấp mẫu phù hợp và đóng gói;

• Chỉ định một người để điều phối mọi liên hệ;

• Chỉ định một tư vấn kỹ thuật;

• Dự thảo sơ bộ và soạn thảo hướng dẫn cuối cùng;

• Mời các thành viên APLAC tham gia;

• Ấn định số mã bảo mật cho các PTN tham gia;

• Giảm thiểu những vấn đề liên quan đến vận chuyển, ví dụ cung cấp một bản tuyên bố với cơ quan có thẩm quyền hải quan;

• Tổ chức thử nghiệm tính đồng nhất và phân tích thống kê các kết quả;

• Sưu tập các kết quả của các bên tham gia và viết báo cáo sơ bộ và báo cáo cuối cùng

Cơ quan tổ chức phải phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC G.43

Chi phí cho tổ chức phép so sánh liên phòng và vận chuyển mẫu tới mỗi nước tham gia do

cơ quan tổ chức chịu

3.2 Thiết kế chương trình TNTT

Những chương trình này thường bao gồm sự phân phối các mẫu chia đồng thời từ một mẫu lớn để các PTN tham gia thử nghiệm Một chương trình cũng có thể bao gồm sự luân chuyển một hoặc nhiều mẫu chung cho các PTN tham gia thử nghiệm

Thiết kế chương trình có thể bao gồm sự phân phối một hoặc nhiều mẫu cho các PTN tham gia Mỗi mẫu có thể thử nghiệm một lần, hai lần giống nhau, ba lần giống nhau hoặc nhiều lần để phù hợp với phương pháp quy định Những mẫu có thể có các đặc tính giống nhau danh nghĩa hoặc có mức khác nhau một chút

Các mẫu được dùng trong phép so sánh liên phòng thường là kiểu loại mẫu được thử nghiệm thường xuyên trong các PTN tham gia

Mẫu phải được gắn nhãn và sự nhận biết này dựa vào hướng dẫn cung cấp cho các bên tham gia và biểu mẫu kết quả

Cung cấp một lượng mẫu đủ để cho các bên tham gia có thể thực hiện đầy đủ các phép thử theo yêu cầu

3.3 Thử nghiệm tính đồng nhất

Trang 37

Đối với các phép so sánh liên phòng thử nghiệm, mục tiêu thử nghiệm tính đồng nhất là để

thiết lập một sự biến thiên của mẫu nhỏ, phù hợp.Những mẫu này phải đủ đồng nhất

Thử nghiệm ban đầu có thể được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị mẫu, tuy nhiên một khi những mẫu đã được chuẩn bị và đóng gói thì ít nhất cũng phải lựa chọn ngẫu nhiên mười mẫu để thử nghiệm tính đồng nhất Các phép thử được lựa chọn là các phép thử có số chỉ tốt

nhất cho bất kỳ sự khác nhau đáng kể nào trong mẫu Mọi thử nghiệm được thực hiện ít

nhất hai lần gống nhau và dưới điều kiện lặp lại, tức là cùng PTN , cùng một nhân viên, cùng phương pháp, cùng thiết bị ; trong khoảng thời gian ngắn có thể

Với những mẫu được chấp nhận là phù hợp để sử dụng, các kết quả của thử nghiệm này và

sự phân tích thống kê các kết quả phải chỉ ra không có những biến thiên đáng kể tồn tại Như vậy bất kỳ một kết qủa lạc nào xuất hiện sau đó trong một chương trình sẽ không quy cho sự biến thiên của mẫu

3.4 Mời tham gia

Một lá thư về chương trình và mời PTN tham gia trước hết gửi tới tất cả các tổ chức công nhận tham gia Chi tiết này sẽ giúp các các tổ chức công nhận tham gia quyết định PTN nào của họ có thể tham gia Khi nhận được phúc thư, cơ quan tổ chức sẽ tổ chức số lượng mẫu

đủ để phân phối

Một danh mục liên hệ về PT của ILAC luôn cập nhật, có thể nhận được từ chủ tịch APLAC PTC Các tổ chức có quan tâm khác như Hiệp hội công nhận châu Âu (EA) và những tổ chức đăng ký là thành viên của APLAC cũng có thể được mời tham gia

3.5 Phân phối mẫu

Nên tuân theo các chỉ dẫn sau:

• Mẫu nên bao gói để tránh nguy hiểm trong vận chuyển;

• Thời gian giữa gửi mẫu và nhận kết quả của PTN nên hạn chế ở một tháng;

• Cơ quan tổ chức phải phân phối mẫu đến tổ chức công nhận tham gia, từ đó mẫu được đóng gói và gửi tới địa chỉ PTN đã chỉ định của họ;

• Cơ quan tổ chức nên kèm một bản tuyên bố hải quan* cùng với mỗi lần gửi mẫu;

Chú thích: * Bản tuyên bố hải quan đã ký nên bao gồm địa chỉ người gửi và người nhận,

bản mô tả và giá trị của hàng hóa, lý do gửi hàng hóa (ví dụ chương trình thử nghiên liên phòng) và lời tuyên bố hàng hóa không nguy hiểm và độc hại

3.5.1 Các hướng dẫn và các biểu mẫu kết quả

Cơ quan tổ chức và tư vấn kỹ thuật dự thảo các hướng dẫn bằng tiến Anh và sau đó gửi cho PTC Những hướng dẫn này ít nhất cũng nên chứa các thông tin sau:

• Tên và địa chỉ của người liên lạc ở cơ quan tổ chức;

Trang 38

• Mô tả mẫu và nhận dạng;

• Tên của phép thử được thực hiên trên mẫu;

• Phương pháp thử được sử dụng;

• Độ chính xác và đơn vị đo trong báo cáo kết quả;

• Biểu mẫu kết quả đã chuẩn hóa để tham chiếu;

• Hướng dẫn độ không đảm bảo đo

3.5.2 Nhận kết quả

Cơ quan tổ chức nhận phiếu kết quả đã đầy đủ từ các PTN tham gia theo lịch biểu báo cáo

Nếu bất kỳ kết quả nào không nhận được đúng thời hạn thì cơ quan tổ chức nên tiếp xúc với

tổ chức công nhận tham gia

Một khi tất cả kết quả đã nhận được, cơ quan tổ chức có trách nhiệm nhập dữ liệu và kiểm tra để chuẩn bị báo cáo sơ bộ và báo cáo cuối cùng

3.5.3 Báo cáo sơ bộ

Sau khi nhận được mọi kết quả , càng sớm càng tốt, cơ quan tổ chức phải gửi bản báo cáo

sơ bộ nói về giá trị đồng thuận cho mỗi phép thử Báo cáo này đưa ra số chỉ về tính năng của mỗi PTN tham gia liên quan đến sự thỏa thuận của họ (hoặc ngược lại) với giá trị đồng thuận

3.5.4 Điểm Z

Một phương pháp thống kê đã được chấp nhận trong khu vực và quôc tế và thuận tiện cho việc phân tích các kết quả thử là tính toán điểm Z cho kết quả của mỗi PTN Một điểm Z là một giá trị chuẩn hóa cho “điểm” đối với mỗi kết quả, liên quan đến các số khác trong bộ dữ liệu

Công thức tiêu chuẩn để tính các điểm Z là:

Zi = (xi –x*)/s với x* là giá trị ấn định ( ví dụ trung bình hoặc trung vị)

s là một ước lượng phân tán của tất cả kết quả ( ví dụ độ lệch chuẩn hoặc khoảng tứ phân vị)

Cách tiếp cận điểm Z như trên, có thể dựa trên trung bình và độ lệch chuẩn của bộ kết quả Tuy nhiên thống kê “cổ điển” bị ảnh hưởng đáng kể do sự có mặt của các kết quả cực trị (tức là giá trị cao hoặc thấp bất bình thường) trong bộ dữ liệu Thay thế robust cho trung bình và độ lệch chuẩn là trung vị và tứ phân vị chuẩn hóa (IQR tương ứng) Cả trung vị và IQR đều dựa trên những kết quả được sắp xếp theo trật tự

3.5.5 Bảo mật

Trang 39

Trách nhiệm của cơ quan tổ chức là giữ bảo mật ở mọi thời điểm mật mã của PTN tham gia

Số mã được ấn định một cách ngẫu nhiên ví dụ không theo trật tự thời gian tham gia và không nên nhận danh theo nên kinh tế hoặc cơ quan công nhận

3.5.6 Báo cáo dự thảo

Mỗi khi kết quả nhận được từ tất cả các bên tham gia và báo cáo sơ bộ, cơ quan tổ chức sẽ

dự thảo một báo cáo cuối cùng trong đó nhận danh các PTN tham gia chỉ bằng một số mã ngẫu nhiên và bao gồm:

• Các giá trị ấn định (trung bình hoặc trung vị đồng thuận);

• Nền kinh tế tham gia và số của các PTN;

• Các kết quả thử nghiệm được báo cáo cho mỗi PTN tham gia được nhận danh chỉ bằng số mã;

• Nhận dạng các kết quả lac;

• Hiển thị bằng biểu đồ dữ liệu kết quả (ví dụ biểu đồ cột, đồ thị Youden và biểu đồ điểm Z);

• Bản sao các chỉ dẫn và biểu mẫu kết quả;

• Bìmh luận kỹ thuật (ví dụ nguồn sai số, ảnh hưởng của phương pháp, và tính năng tổng quan)

Báo cáo dự thảo này được gửi cho các tổ chức công nhận tham gia và các thành viên của APLAC PTC xem xét và khuyến nghị của họ được gửi trả về cơ quan tổ chức

3.5.7 Báo cáo cuối cùng

Cơ quan tổ chức tổng hợp những khuyến cáo từ APLAC PTC và sau đó gửi bản sao đến từng tổ chức công nhận tham gia cộng thêm số bản sao đủ cho mỗi PTN tham gia Bảng tóm tắt tính năng riêng cũng có thể được cung cấp cho mỗi PTN

4 Vai trò của các tổ chức công nhận tham gia

• Fax phiếu nhận mẫu đã nhận cho cơ quan tổ chức;

• Chuyển các chỉ dẫn thử nghiệm thành ngôn ngữ bản xứ, nếu cần thiết;

• Sắp xếp việc gửi các mẫu đã sử lý, bao gói tới từng PTN tham gia của họ trong nền kinh tế của họ (và có trách nhiệm về giá vận chuyển kèm theo);

• Đảm bảo các kết quả do các PTN tham gia của họ gửi về cơ quan công nhận tổ chức đúng kỳ hạn;

• Nhận một bản sao biểu mẫu kết quả từ mỗi bên tham gia;

• Đảm trách bất kỳ hành động khắc phục cần thiết nào với PTN tham gia

Trang 40

4.2 Các phòng thí nghiệm tham gia

Các PTN tham gia thường nên được công nhận bởi tổ chức công nhận tham gia của họ, hoặc đang đăng ký công nhận cho những phép thử cụ thể mà nó được thực hiên trong so sánh liên phòng thử nghiệm Đối với một mẫu đại diện của các PTN được so sánh, ở đâu có thể ,cơ quan công nhận nên tránh lựa chọn những PTN giống nhau đã tham gia vào các chương trình trước của APLAC

Khi APLAC PTC thấy tiện lợi và dễ dàng, các PTN ngoài APLAC có thể được mời tham gia, ví dụ những PTN thuộc EA Tuy nhiên những thành viên hiện thời của APLAC được

ưu tiên trước

Các PTN tham gia nhận những mẫu, các chỉ dẫn và biểu mẫu kết quả từ tổ chức côngnhận tham gia của họ

Mỗi khi thử nghiệm được hòan thành, các PTN tham gia gửi biểu mẫu kết quả của họ tới tổ chức công nhận của họ và fax một bản sao tới cơ quan tổ chức theo thời hạn phải báo cáo

4.3 Hành động khắc phục

Nếu có yêu cầu, hành động khắc phục là trách nhiệm của PTN và tổ chức công nhận của họ

và cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt Hành động khắc phục có thể thay đổi từ một cuộc thảo luận với PTN để hủy bỏ công nhận cho phép thử bao hàm Hành động khắc phục

có thể thực hiện ở các giai đoạn sau:

• Sau khi nhận được báo cáo sơ bộ;

• Sau khi nhận được báo cáo cuối cùng

Theo quy tắc chung, bất ký điểm Z nào của PTN nằm ngoài khoảng -3 và +3 cho bất kỳ phép thử nào thường được yêu cầu hành động khắc phục

IV Chính sách, yêu cầu, lựa chọn và công nhận các nhà cung cấp các chương

trình thử nghiệm thành thạo

1 Giới thiệu

Các tổ chức công nhận phòng thí nghiệm (PTN) sử dụng các chương trình thử nghiệm thành thạo (PTS) như là một phần của quá trình công nhận và giám sát để đánh giá khả năng của PTN thực hiện một cách có năng lực nhiệm vụ đã được công nhận hoặc đăng ký công nhận

PT bổ sung cho kỹ thuật truyền thống đánh giá PTN tại chỗ bởi các chuyên gia kỹ thuật

Các tổ chức công nhận PTN và các chuyên gia đánh giá của họ thích lựa chọn các PTP mà năng lực của họ được công nhận chính thức Do vậy AB muốn đưa ra dịch vụ công nhận cho PTP

Tuy nhiên hoạt động như vậy cũng có những điều phải cân nhắc:

Ngày đăng: 15/05/2014, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w