CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI CÁP NHÀ NƯỚC KX.09 “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và giá trị lịch sử - văn hoá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn điện Thú đô"
DE TAI KX.09.08: "Phát triển khoa học và
trọng dụng nhân tài của Thăng Long - Hà Nội'
DE TAI NHANH 4:
PHAT TRIEN KHOA HOC VA TRONG DUNG NHAN TAI
O THANG LONG
THOI VUA LE CHUA TRINH
Trang 2MỤC LỤC
1 Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài ở Thăng Long thời
Lê - Trịnh (Báo cáo khoa học tổng hợp của Nhánh)
PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh
2 Chuyên để 1: Những chứng cứ lịch sử về ứng dụng khoa học trong lĩnh vực xây dựng ở Thăng Long thời Lê - Trịnh
TS Đinh Khắc Thuân
3 Chuyên để 2: Những chứng cứ lịch sử về ứng dụng khoa học trong
lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Thăng Long thời vua Lê
chúa Trịnh
TS Đinh Khắc Thuân
4 Chuyên để 3: Những chứng cứ lịch sử về ứng dụng khoa học trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Thăng Long thời vua Lê chúa Trịnh
TS Phạm Văn Thắm
5 Chuyên để 4: Những đặc trưng của giáo dục, văn hoá, xây đựng nếp
sống xã hội trong thời vua Lê chúa Trịnh
TS Pham Van Tham
6 Chuyên đề 5: Các tác phâm có giá trị trong thời vua Lê chúa Trịnh T8 Trương Đức Quả
7 Chuyên để 6: Thực trạng trọng dụng nhân tài của Thăng Long trong
thời vua Lê chúa Trịnh
TS Đình Khắc Thuân
§ Chuyên để 7: Những khoa thí trong thời vua Lê chúa Trịnh TS Nguyễn Công Việt
9 Chuyên đề §: Những giá trị truyền thống và bài học về trọng dụng nhân tài của Thăng Long thời vua Lê chúa Trịnh
TS Nguyễn Công Việt
Trang 3Báo cáo tổng hợp Nhánh 4
PHAT TRIEN KHOA HỌC VÀ
TRONG DUNG NHAN TAI THOI LE - TRINH
Sau kháng chiến chống giặc Minh (Trung Quốc) thắng lợi, khoảng giữa thế kỷ XV, nhà Lê đã xây dựng chế độ phong kiến tập quyền phát triển đến cực thịnh Nhưng sang dau thé ky XVI, thi nha Lé boc lộ những dấu hiệu suy yếu
Cũng như các vương triều phong kiến trước đây, nhà Lê sau một thời gian nắm
chính quyền, bộ máy quan lại cũng xa vào cuộc sống ăn chơi trụy lạc và hủ bại Vào đầu thế kỷ XVI, những mâu thuẫn của nội bộ của chế độ nhà Lê, đã dẫn đến những cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến và sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đã diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết Nhà Lê không đủ thực lực để cai quản đất nước, tạo nên các xung đột của các thé lực phong kiến Do các cuộc chiến tranh phe phái không phân thắng bại, đất nước tạo nên thế: Đàng Ngoài là chính quyên Lê - Trịnh và Đàng Trong là chính quyền của các chúa Nguyễn
I- TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Ngay trong nội bộ triểu Lê đần hình thành các phe phái đối lập âm mưu
lộng quyền và thoán đoạt ngôi vị, từ thế kỉ XVI, các cuộc tranh giành và xung
đột giữa các phe phái phong kiến diễn ra cũng rất gay gắt Kết quả là, vào năm
1527, phái do Mạc Đăng Dung cầm đầu đã thắng thế, phế truất vua Lê và lập
triéu Mac Nhung nhà Mạc vừa lên nắm quyền đã bị các phe phái khác với chiêu bài khôi phục nhà Lê đã nổi lên chống lại nhà Mạc ở khắp nơi Điển hình là
Nguyễn Kim đã chiếm vùng Thanh Hóa - Nghệ An và lập thành chính quyền riêng, gọi là triểu Lẻ Trung hưng, nhưng vua Lê chỉ là bù nhìn, thực quyền lực
nằm trong tay họ Nguyễn Năm 1545 Nguyễn Kim chết, quyền hành lọt vào tay con rể là Trịnh Kiểm Đất nước ta lúc này rơi vào cảnh hai triểu, Bắc triéu là
Trang 4triểu thắng Bắc triều, họ Mạc phải chạy lên Cao Bằng Nam triều chiếm thành Thăng Long vào năm 1592, lập nên vương triểu vua Lê chúa Trịnh và thực quyển cai quản đất nước vào tay các chúa Trịnh, Trong khi đó, Nguyễn Hoàng là con trai Nguyễn Kim xin Trịnh Kiểm vào làm trấn thủ Thuận Hóa và Quảng Nam, đã ngầm xây dựng lực lượng, sau này trở thành phe phái phong kiến họ Nguyễn ở phía Nam và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (Đàng ngoài - Đàng trong) sảy ra trong vòng gần 50 năm, nhưng không bên nào thôn tính được nhau và tồn tại hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, vua Lê chỉ là bù nhìn
Thời vua Lê chúa Trịnh tức là thời Lê Trịnh thế kỷ XVII-XVIH là giai
đoạn lịch sử khá đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam vì vừa có triều đình nhà Lê, lại vừa có phủ chúa Trịnh cầm quyền Đây là thời kỳ tình hình kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, tất cả đều phát triển rất khó khăn; nhân dân sống một
cuộc sống nghèo khó, đói rách Nhưng với sự xuất hiện lần đầu tiên các thị tứ như Hội An phía Nam, Phố Hiến phía Bắc và trung tâm là kinh đô Thăng Long; ít nhiều đã tạo nên những sắc thái riêng về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục
trong giai đoạn nay
II - TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
Về mặt tư tưởng chính trị, ở thời kỳ này Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo Việc xây đựng củng cố hệ thống giáo dục từ trung ương đến các làng xã và nội dung giảng dạy lấy việc học chữ Hán và tư tưởng của Đạo nho làm nền tảng từ thời Trần, đầu thời Lê đã tạo ra đội ngũ trí thức quan lại Nho học đông đảo Tư tưởng Nho giáo đã thấm sâu vào mọi mặt đời sống của xã hội Việt Nam từ
thiết chế tổ chức, nghi thức nhà nước đến tổ chức và sinh hoạt làng xã Đạo Nho
với mục tiêu lớn nhất là làm cho xã hội ổn định, thiên hạ thái bình, trong đó con
đường để đạt được mục tiêu là phải tu dưỡng đạo đức (theo chuẩn mực của đạo
Nho) vua ra vua, bề tôi (quan lại) phải ra tôi Đối với thứ dân (dân thường) thì
mọi người tuỳ theo vị trí của mình phải tu dưỡng theo các chuẩn mực của người
Trang 5cha (me), con, anh, em, chồng, vợ sao cho xứng đáng với vị trí, ngôi thứ của
mình trong xã hội
Thế nhưng xã hội thời Lê - Trịnh thì lại là một thực tế đầy biến loạn với các cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến Dân chúng bị bỏ mặc, và bị cuốn theo các thế lực đó, đánh giết lẫn nhau rất tàn khốc
Trên một nên xã hội với các cuộc nội chiến và khởi nghĩa liên miên -
niềm tin Nho giáo bị lung lay và vì thế đạo Phật, đạo Lão có điêu kiện phát triển
trong dân gian, len lỏi vào khắp các vùng quê xa xôi hẻo lánh Có thể nói đến
thời kỳ này ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ gần như không có xã nào là không có
chùa thờ Phật Đan xen với việc thờ Phật là các nghi lễ, những hình thức mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đạo Lão trong dân gian Đó là việc thành lập các Đạo quán, Đàn tràng với các nghi thức giáng đồng, nhập đồng, bùa chú Một số các hoạt động nghi lễ của đạo Lão đã tạo ra thể loại văn học là văn, thơ giáng
bút phát triển khá mạnh vào thời Nguyễn sau này
Một số thư tịch và tài liệu Hán nôm thời kỳ này đã đề cập đến sự dung hoà của tam giáo (Nho, Phật, Lão) và nêu lên những giá trị tốt đẹp của tam giáo;
điều này làm cho chúng ta hiểu thêm về" tam giáo đồng nguyên"đã từng diễn ra
trong lịch sử chính trị nước ta Nhưng ở mỗi thời kì lịch sử, sự đồng nguyên lại được biểu hiện khác nhau, thời kì này Nho giáo đang thịnh thì đồng nguyên đã
dựa trên cơ sở Nho giáo Bài văn bia Nhị Thanh động Tam Giáo từ bị kí — :ñ #E]
= 44 #3) ‡#, do Lê Hữu Dung soạn, niên đại Cảnh Hưng 41 (1780) ở đến Tam Giáo động Nhị Thanh thành phố Lạng Sơn đã ghi nhận như sau: " Muôn lòng thánh nhân đều chung một lòng Bánh xe tuy có khác nhau nhưng đều qui về đức từ bị của Phật, tính cung kiệm của đạo Lão, đạo trung thứ của Phu tử ta vậy Sự tịch diệt của đạo Phật, lẽ hư vô của đạo Lão cũng chính là điều không muốn nói ra của Phu tử ta Phật, Lão đều riêng thành từng nhà, còn Phu tử ta quán
thông hết tháy." Hoặc là bài văn bia Tràng tu Phổ Tế tự bi ki SAE RS HZ
Trang 6do Ngô Thì Nhậm soạn, niên đại Cảnh Thịnh 2 (1794) ở chùa Phổ Tế huyện Ứng Hoà tinh Ha Tây đã nói lên sự cảm nhận đạo Thiền của một danh Nho, một nhà chính trị lỗi lạc đương thời - Ngô Thì Sĩ, Nho - Phật hoà quyện trong một con người ông: "Ta thích uống rượu, ta thích ngâm thơ, ta còn thích đàm đạo về
Thiền Tấm thân du chơi trong Thiền, còn cái tâm lại nhởn nhơ ngoài Thiền
Đó mới là thấy được cái tỉnh của Thiền”
II- NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT VỀ KINH TẾ, GIÁO DỤC
VÀ VĂN HOÁ THỜI NHÀ LÝ ˆ
A- VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
*/ PHAT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
- VỀ mệnh đề “ứng dụng khoa học trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp”
Như chúng ta đã biết trong lĩnh vực sản xuất nói chung và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói riêng của các vương triều phong kiến Việt Nam chưa được người xưa đúc kết thành các công trình hay chuyên luận nghiên cứu Tuy nhiên công việc “ứng dụng khoa học trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp” cũng đã được đề cập một cách gián tiếp qua sự sự ghi chép trong sách vở Khái niệm ứng dụng được hiểu như là vận dụng và mệnh đề ứng dụng khoa học được hiểu
là vận dung các kinh nghiệm sản xuất của người xưa vào việc thúc đây sản xuất
trong lĩnh vực nông nghiệp
: Thời Lê, theo ghi chép trong Đại Việt sử ký tòan thư, ngay năm 1428
sau khi kháng chiến chống Minh thắng lợi, vua Lê hạ lệnh cho con em các nhà đầu mục và tướng hiệu đều nên trở về nhận ruộng đất ở quê cha đất tổ đề chấm
Trang 7việc nông tang, tự tay viết sắc lệnh sai các quan Thừa hiến phủ, huyện đi tuần
khuyên bảo dân dap đê, đào ngòi lạch, khơi bờ ruộng, đề phòng hạn, lụt Lại sai triều thần đi kiểm tra, xem xét lại các việc đó Mỗi xã đặt một người xã trưởng
hay thôn trưởng chuyên trông nom việc nông tang, lại đem xã quân và nông
trưởng đi đốc thúc Quan bên ngòai ai có việc về kinh, và sứ của triều đình từ
ngoài trở về, vua đều cho gọi vào để hỏi về mùa màng được hay mất, trăm họ sướng khổ ra sao, còn lính và thợ đến phiên thì cứ theo lệ trước, tháng 6 và
tháng 10 chia một nửa về làm ruộng (Đại Việt sứ kí toàn thư, Nxb.KHXH
H.1998 T.IH tr.9) Từ những sự ghi chép này, vương triều Lê - Trịnh đã kế thừa tư tưởng trọng nông của các đời vua trước, luôn vận dụng các kính nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Việc vận dụng các kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của thời này được thê hiện:
1-Quan niệm về ruộng đất
Thời Lê - Trịnh, ruộng đất thuộc quyền quản lý của vua chúa Ngay từ khi Lê Lợi lên ngôi vua, ông đã có suy nghỉ đề ra các bijen pháp quản lý đất đai
Việc quản lý đất đai được đưa vào luật Trong Quốc triều hình luật có han mot chương điền sản gồm 32 điều, sau dé lai bd sung thêm 14 điều Nội dung các điều luật đã chỉ rõ:
1.1- Đất đai do nhà nước quản lý
Một điều trong chương điền sản ghỉ: ‡# #§ #£ ‡L ÿ 1) H ữ Ä đä # 3X.3E lỆ #t 4 ít (6 JB # m # Íf ở 5] Ä# RKHRT FABRA OSE Zã đá 4L Ð f7 Ä ®# 122 7 ##t Xfk 2 H ¿š FÍP Ä ÄX # ft ‡L Ä ỨC 1 ‡L 2ì % @& 1 lfW À # © 9# w † ƒfft{£ M jệ o H/ ÄX rLlỆ 4 RG Hh] HR lý ‡L £ ã v4 ij 8£ ‡w Nghĩa là: Các quan lộ, huyện, xã đã được
chia ruộng rồi nếu có người bị tội giáng truất hay chết không người nối dõi thì phải lấy lại ruộng Quan ty được thăng trật, hay dân đỉnh đóng thuế tăng về số
Trang 8lượng xin cấp ruộng thì cho phép các quan lộ, huyện, xã tự liệu định Nếu chia ruộng còn thừa thì để vào làm ruộng công, nếu thiếu thi lấy ruộng công của bản xã hay của xã lân cận mà cấp, rồi làm số tâu lên Cứ 4 năm lại là số ruộng lại một lần Nếu đo ruộng hay cấp ruộng không hợp thời vụ, hay không đúng lệ cấp ruộng thì quan lộ, huyện đều phải tội phạt ( Quốc triểu hình luật A 341 )
1.2- Những qui định về phân chia ruộng đất
Dưới thời Lê - Trịnh, đất đai được phân làm các loại: đất công đất tư,
đất đầm ao, đất bãi về ruộng thì có ruộng công, ruộng tư, ruộng khai quốc công thần, ruộng sứ thần, ruộng công than, ruộng thế nghiệp, ruộng hậu, ruộng hương hỏa, ruộng tạo lệ, ruộng khuyến học, ruộng ngụ lộc, ruộng khâu phan, we
Một tờ tư của Bộ Hộ mang niên hiệu Hồng Đức 12 (1481) qui định việc
chia ruộng đất như sau: Ngày 23 tháng 7 năm Hồng Đức 12 (1481), vâng theo
tờ tư của Bộ Hộ về việc cấp ruộng , trừ các sự lệ trước đây đã nêu thị hành ra,
nay các người ở xã, huyện, châu được quân cấp ruộng đất không theo lệ đã lũ lượt tố cáo, hoặc quan huyện của bản phủ thị hành không đúng, hoặc quan Thừa
ty của bản phủ có điều chậm trễ, vì vậy tập hợp [tập hợp những điều này] tư cho
quan Thừa ty xứ Kinh Bắc chuẩn bị lại [việc chia cấp ruộng đất], đưa cho các quan thuộc huyện phủ vâng mệnh thi hành Nếu không theo lệ, lập tức kiểm tra, kê tội Theo lý đó gửi tờ thiếp cho phủ Từ Sơn theo các hạng cũ báo cho huyện Đông Ngạn nhanh chóng thi hành Điều cần nêu là lệ phần số quân cấp ruộng đất công Phàm ruộng đất công thì 6 năm một lần, các quan phủ huyện châu thân hành kiểm tra đo đạc tùy theo số ruộng nhiều hay ít, tốt xâu phân làm 3 loại ruộng nhất đẳng, nhị đẳng, tam đăng điền rồi thông báo cho quan viên trong
Trang 9nơi khác, đủ phần ruộng công thì bản xã dừng việc cấp ruộng Các viên Tán quan, nghỉ hưu, nghỉ việc được thêm 2 phần Các viên thí quan thì rút đi một phần Quan tứ phẩm trở lên được ban cấp ruộng thì miễn nộp tô, ngồi ra đều thu tơ theo lệ Nếu có viên nào được thăng quan hay bị bãi chức thì theo thời lấy
lại ruộng hay cấp thêm ruộng thì không câu lệ vào niên hạn ( ốm mắt đợi mãn
tang ) Về ruộng tư, xã có lệ về các hạng ruộng công thì cũng 6 năm một lần xét cấp cho người không có ruộng hoặc ruộng ít theo lệ thu tô Nếu vợ đã có đủ phần ruộng và bản thân cũng đã có đủ phần ruộng thì không cấp Việc chia ruộng được qui định theo từng loại số sách phải rõ ràng, đưa đến hai ty Thừa,
Hiển và Bộ Hộ mỗi nơi một bản để lưu hồ sơ Nếu quá kỳ hạn không cấp hoặc
làm lẫn lộn không theo phép tắc thì các viên quan này bị trị tội theo luật định Còn ruộng vườn của các quan viên thì được 80 thước, các hạng quân dân được
30 thước, loại tàn tật cô quả được 25 thước Ngoài ra số ruộng đất mà các viên
quan đã khám đo phân cho mọi người thì ghi số thu tô thuế như lệ các hạng đất công Phàm quân đội được phân cấp đều dựa vào danh phận Thứ tự trước sau bắt đầu từ Tổng bài quân lại, sau đến Tổng tiểu kỳ chánh phó ngũ trưởng mà
cấp trước Sau đó lần lượt theo sắc quân, rồi cấp đến Thừa chế Thư lại, lực sĩ Kim đao, Nội sứ ty Ngự tượng, lực sĩ Vân tương, Nội sử lục Thanh giám, rồi
đến loại lực sĩ giỏi cưỡi ngựa, bắn cung (Thiên nam dư hạ tập quyền.5,6 A.334)
- Từ những chứng cứ trên cho thấy những qui định về phân chia ruộng
đất thời Lê Trịnh rất cụ thê Việc phân chia này dựa theo tiêu chí phân loại các
hạng dân và có định lượng rõ ràng
2- Thuế và các biện pháp thu thuế
Thuế là một nguồn thu đề nuôi bộ máy quản lý đất nước và cũng là một
nguồn thu để nuôi quân đội bảo vệ bờ cõi Quan niệm vẻ thuế của vương triều
Lê - Trịnh là có ruộng thì có thuế và nguồn thuế thu được do vua quản lý Trong
Trang 10một tờ chỉ mang niên hiệu Dương Đức thứ 2 (1673) có ghi: 37 # 8] # 4ñ 77 2> 5 ¿k 3 hh £ tụ Ấ R, X, BỊ # Z bì i 3 ä ĐC HỈÍH yÁ $ê ƒ É BỊ RHREAFR HR AM 3 ä ĐH ‡H v4 Ñ ƒ R, BỊ 2x $ 3E 2$ f
$ Nghĩa là: Có ruộng thì có thuế, đó là phép thường từ xưa đến nay Nếu
thương quân, yêu dân nhất nhất đều vì quốc gia, đem tất cả thuế má thu dược cấp cho quân đội thì của cải của dan e không đủ Nếu cứ thu thì dân khốn khổ Nếu tha bỏ tất cả thuế má đề khoan sức dân thì lấy gì để cung đốn cho quân đội (Quốc triều chiếu lệnh thiện chính Quyên II Bộ Công A.257)
Việc định thuế và thu thuế phải theo một qui trình như sau:
Về số thuế thóc các loại ruộng, cho phép quan các lộ phải chiếu số thực về ruộng của các xã mà đốc xuất quan huyện đòi bắt các xã trưởng đem thóc nộp vào kho cho đúng phép ( ruộng chiêm thì tháng 8 nộp xong, ruộng mùa thì thang chap nộp xong) Mỗi năm cứ trong thượng tuần tháng giêng, quan huyện phải nộp đủ số thóc năm ngoái; lại phải khai đúng nguyên số của các xã cùng là
những số hiện thu được, số chưa thu được, và số thóc hiện có ở trong kho trình
lên quan lộ Quan lộ tập hợp các tờ trình này thành tờ trình của lộ rồi tháng 2 năm ấy nộp lên sảnh Quan sảnh tập hợp tờ trình của các lộ so sánh, rồi làm tờ trình tâu lên vua, để vua phán quyết
Việc định thuế phải bảo đảm tính công bằng trước hết là định đơn vị
đong thuế Đơn vị đong ngày xưa được gọi là thược, cáp, thăng, dau, héc Theo
Trang 11ruộng công mỗi mẫu là 10 thăng, còn sào thước thì thu theo thược, cáp Lệ thu các loại ruộng ban cấp như ruộng thế nghiệp, đồn điền mỗi mẫu thu 40 thăng Các loại ruộng thông cáo, ruộng chiếm xạ mỗi mẫu thu 20 thăng (Quốc triểu chiếu lệnh thiện chính Bộ Cổng A.257) Năm Dương Đức 3 ( 1674), triều đình ban lệnh chế tạo đơn vị đong thóc thuế bằng bát Mỗi bát 7 cáp tay, 7 bát là một
thăng, 10 thăng là một đấu, 10 đấu là một hộc (Lê riểu chiếu lệnh thiện chính A.257)
- Bộ Hộ là cơ quan quản lý thuế, quan địa phương là người thực hiện thu thuế Triều đình Lê - Trịnh qui định trách nhiệm, và lệ xử phạt rất cụ thé cho
những người làm công việc liên quan tới thuế như sau: ‡‡ š #‡ 8Ñ 4# i‡ ¿+ 4
AH] #† 3 vÁ 8 RE là © EP 3È 33 ứn là BÀ @ OA ie BR Ht to BN # # # tờ ! l Đƒ28 bi K;ị Á CẤU E3k 33 1 I & Nghia
là: Nếu đánh thuế và bắt sai dịch trái phép hay không công bằng thì xử tội biếm
hay phạt Nếu tự tiện bat dan dong thuế trái phép hoặc dựa vào phép mà tự tiện đánh thuế nhiều thêm để nộp và kho thì cũng bị xử tội như trên, bắt trả số thu lạm; nếu thu lấy cho riêng mình thì xử tội làm trái pháp luật và bắt trả bồi thường gấp đôi cho dân ( Quốc triều hình luật chương Hộ hôn Quyên TH A 341)
Các quan sảnh, quan viện trình số điệu (số ghi người chịu thuế thân
hoặc người chịu thu dịch) của các làng xã mà không khai tên từng xã hoặc thay
đối số sách để ăn tiền hoặc quan thu tiền thuế và hiện vật đã thu nhưng không nộp vào kho, nếu quá hạn 2 , 3 tháng thì là tội giấu giếm, quá 4 tháng trở lên thì là tội ăn trộm Việc xử phạt thì tùy từng tội Tội giấu giém thi mét quan xử biếm một tư, 100 quan xử tội đồ làm tượng phường binh ( kẻ chăn voi ), 300 quan bị tội lưu đầy đi châu gần Tội thay đôi số sách đề ăn tiền thì phải ghép vào tội làm trái pháp luật ( Quốc triều hình luật A 341)
Trang 12- Việc thu thuế đúng sẽ là động lực thúc đây sản xuất, nhưng thu thuế
không đứng cũng ảnh hưởng tới sản xuất Triều đình nhiều lần tha thuế cho những địa phương gặp năm mất mùa đói kém, tha thuế cho người giả không còn sức lao động Nhưng triều đình cũng rất nghiêm khắc với việc thu lạm thuế, kiên quyết triệt bỏ những nơi tự đặt trạm thu thuế Một điều lệnh ban năm Vĩnh Thọ I ( 1658) như sau: š& 5] І 4 # # $ š 8Ä HỆ + ^ ứu 4 # ñ # 2
Ho RE AAZG RHA CARE AA RA > MAA HEH
LFCASHEHE ASML MART AKAM EERER
BMHRA BREAD TMAERABA RCH RERE FERS
vA 4% A Hf, Nghia 1a: Tuan ty 1a để coi xét người nước ngoài chứ không phải dé thu thuế của khách buôn Nhưng các quan hay đặt tuần ty trái ngạch để yêu
sách tiền gạo của thương nhân, sinh ra rất nhiều tệ nhiễu Năm trước đã có lệnh
chỉ cho nha môn Hiến ty triệt bỏ nhưng đôi nơi vẫn chưa tuân lệnh thi hành khiến thương nhân qua lại bất tiện, buôn bán không thông Nay phải thi hành
triệt bỏ các sở tuần trái ngạch, dựng biển cắm dé trừng trị tệ tham nhũng
Có thể nói quan niệm về thuế và các biện pháp định thuế và thu thuế
của Triêu đình Lê Trịnh là khoa học
3- Dé điều
Vương triều Lê - Trịnh rất chú trọng tìm các biện pháp để bảo vệ sản xuất Một trong các biện pháp đó là chú trọng tới đê điều Công việc đê điều thời lê Trịnh gồm có 2 nội dung chính: một là tu bé đê, hai là đắp đê Việc tu
bố và đắp đê mới đều theo một thời gian được qui định chặt chẽ, trách nhiệm
của người trông coi công việc đê điều được vương triều Lê - Trịnh qui định rất
cụ thể Tư tưởng chỉ đạo này đã được đưa vào luật Một điều trong Quốc triểu
hinh lu@t ghi: BARRA AMHR Ae ARARSRAR ðƒ % 2 3š it H Ñ {8U H 8 5) # < H ra H $ ø RAZ HW R
Trang 13= lU H & Älo 14 E tỳ ¿2H ẾU ' BSP RMR SMA ^^ # OM ob HB eK È z4 Ÿj Nghĩa là: Công việc tu bố đê bắt đầu từ mồng
10 tháng giêng Các xã có đê phải đến tận chân đê nhận phần bồi đắp Hạn trong 2 tháng dénngay 10 tháng 3 thì đắp xong Đọan đê nào đắp mới thì hạn trong 3 tháng Quan lộ thường xuyên xem xét, quan Giám đương đôn đốc hàng ngày Nếu không cố gắng để quá hạn không xong thì quan lộ bị phạt căn cứ vào điều luật này chúng ta thay thời gian tu bổ đê và thời gian đắp đê mới được qui định vào các tháng đầu năm Vì thời gian này làmùa khô, tiện cho công việc tu bổ bồi đắp đê (Quốc triéu hình luật A.341)
Về những qui định về trách nhiệm trông coi đê: ‡‡ ‡# f3 4 E] 4 # #% ETRARAMAKARRERRARFH Es BEPRK (RM OO RERAKRS FE ROEFAMAAAAFEARA fF KERGERRGEDARRATRERRFRHA oH 3š By E] #6 3Š #q ứn 7k ñk 18 % + ^' 2 2 BL 3Ý 2) ià Nghĩa là: Việc tụ bố vụ
đê không chắc chắn hoặc quan Giám đương không tự mình lo lang dén cong
việc bảo vệ đê điều để vỡ đê, làm tổn hại đến mùa màng thì quan lộ , Giám quan bị biếm 2 tư, bãi chức Bản thân lo lắng đến công việc đê điều thì xét giảm tội
một bậc Khi nước lên to, tuy đã cố gắng nhưng khi đê bị vỡ mà không có mặt
ở chỗ đê vỡ thì vẫn bị tội như người không quan tâm tới công việc đê điều Còn như người rất quan tâm tới cong việc đê điều nhưng vì nước lên quá to, sức
người không thể chống đỡ nỗi thì miễn tội ( Quốc triều hình luật A 341)
Đê điều thời Lê - Trịnh được phân loại theo tiêu chí dòng sông lớn, nhỏ
Theo sử sách ghi chép thì năm Vĩnh Thọ thứ 3 ( 1660), năm Cảnh Trị thứ 2 ( 1664), năm Cảnh Trị thứ 3 ( 1665), triểu đình đã ban lệnh về đê điều (Quốc triều chiếu lệnh thiện chính Bộ Công A.257) Đê điều được phân làm hai loại: đê sông lớn và đê sông nhỏ Việc phân loại đê nhằm mục đích lượng tính vật
Trang 14lực phục vụ cho tu bổ bồi đắp được sát thực Chúng ta cũng thấy triều đình cũng qui định về thời gian tu bỗ và đắp đê mới Thời gian qui định cho 2 loại công
việc này đều vào đầu năm Triều đình đã căn cứ vào thời tiết đầu năm, đây là
thời kỳ ít mưa thuận tiện cho việc tu bố hay bồi đắp Có thể nói việc phân loại
đê và qui định thời gian tu bỗ đắp đề chính là một biện pháp ứng dụng khoa học
trong sản xuất nông nghiệp của người Việt thời Lê - Trịnh */ PHAT TRIỂN CAC NGANH NGHé THU CONG
Đây cũng là thời kỳ kinh tế gặp nhiều khó khăn chậm phát triển do chiến tranh liên miên, nhưng với sự xuất hiện lần đầu tiên các thị tứ như Hội An phía Nam, Phố Hiến phía Bắc và trung tâm là kinh đô Thăng Long; nên phân
nào đã có tác dụng nhất định thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, nhất là trong sản xuất tiểu thủ công và buôn bán công thương
1- Nghề thủ công
Nghề thủ công có truyền thống rất lâu đời ở Việt Nam xuất hiện cùng với việc mở rộng các hình thức hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo, như chạm khắc, trang trí trên đề thờ, vật thiêng, trong các công trình kiến trúc, kể cả tạc
tượng, khắc bia, đặc biệt là nghề gốm sứ phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, buôn
bán và cho sinh hoạt hàng ngày Các nghề thủ công được tổ chức theo làng nghề
và trong các cơ quan chuyên nghiệp nhà nước
Tổ chức phường thợ
_ Làng nghề thủ công Việt Nam đã khá phát triển từ thế kỉ XV, XVI khi mà làng xã ngày càng mở rộng, dân cư đông đúc Trong thời kì Lê Trịnh XVII-
XVIII, tho tha cong ngày càng nhiều Một số là nông dân (ham gia làm nghề thủ
công trong lúc nông nhàn, số khác là thợ chuyên nghiệp được tổ chức theo nghề
nghiệp Trong số họ, nhiều người trở thành thợ chuyên nghiệp hoạt động tự do, hoặc được tuyển dụng vào phục vụ cho cung đình và các cấp chính quyền Về
thợ khắc đá thời kì này, chẳng hạn, bao gồm thợ chuyên nghiệp của nhà nước,
Trang 15thợ chuyên nghiệp trong các phường thợ dân gian và thợ nghiệp dư ở địa phương Trong đó, thợ nhà nước và thợ chuyên nghiệp đảm nhận các công trình của nhà
nước như khắc bia Tiến sĩ ở Quốc tử giám
Thợ nhà nước và các phường thợ chuyên nghiệp phục vụ trong cung đình đều do các giám cai quản Thời Minh có 12 giám, 4 ty, 8 cục và 24 nha môn phục vụ các mặt sinh hoạt của cung đình, từ việc may đo quần áo, làm các đồ dùng hàng ngày, đến các đồ trang sức cho vua và hoàng cung Thời Lê ở Việt
Nam cũng có Bách công cục trong cung đình, chuyên sản xuất và cung ứng vật
dụng cho vua và hoàng cung; ngoài ra là các sở, cục lo khai thác khoáng sản, xây cất các công trình công cộng Những người thợ ở đây được gọi là "công
tượng”, mà đưới thời Lê sơ họ lao động như những khổ sai
Các nghề được tập hợp và trở thành chuyên nghiệp thuộc phiên chế của cung đình, gồm thợ đá, thợ mộc, thơ nề, thợ sơn, thợ thuyền, thợ cưa, thợ luyện
kim, thợ may cắt, thêu, khâu vá, cục thợ vàng bạc, cục thợ sơn vẽ (vẽ sơn, vẽ
đầu), thợ làm mũ nón; thợ chuyên làm quạt; cục đồi mồi, cục xà cừ, cục làm
đàn, làm đồ ngà; các cục tạo tượng; chạm khắc đai vàng, vành vàng; may gối
đệm; làm hài; xâu đai; kết dây dàn; kết dây nỏ; xe chỉ làm móc, làm mã vĩ, yên ngựa, hòm gỗ dây da, đai mã triều thiên, du đà chữ vạn, cành hoa, cung nỏ sừng trăng xuân, đúc đồng, quấn hồng mao, nhuộm, làm trống, thuộc đa, làm tăm
vàng, dù che mưa, xe điếu, sáo ngang, sáo lớn tiêu thiều, thợ sửa chữa và làm mũ ô sa, làm tấm che sau ngựa, thợ súng, thợ bảng, thợ máy, kĩ thuật, làm giá
bồng, tấm bồng: I đều theo sự sắp xếp của quan đốc suất mà làm việc
Các cục súng, bảng, máy, Kĩ thuật, đã đưa về các đội, được cấp khẩu
phần dân Còn cục làm giá bồng tấm bồng đều có khẩu phần quan điển Khẩu phần cả năm của các cục đều căn cứ khảo hạch năm Tân Hợi để chuẩn định lệ
ban cấp, phân loại thành các hạng
Con như bắt đâu được xếp hạng một hạng hai cho được trừ bản thân Bất
đầu vào hạng ba và hạng bốn, năm trong cục đều cho được làm việc Người nào
Trang 16chưa được trừ bản thân và chưa có khẩu phần mà có tờ khải trình xin, quan Công
phiên chiếu lệ để đạt lên chờ chỉ thi hành Người nào được chỉ cho làm Cục
chánh, Cục phó, quan Công phiên viết tờ khải xin Ngự ban phong bao dưa
xuống quan Bộ Lại xét tuyển Người nào được tuyển cho làm Thủ mặc, quan
Công phiên viết lệnh chỉ Gián hoặc cung nào kê khai xin làm ở bản cục và xin
khẩu phần, đồng thời trừ bản thân và được truyền cho cấp thêm khẩu phần, quan
Công phiên chiếu theo đề đạt thi hành
Tương tự như vậy, nhà Lê Trịnh cũng có các giám, sở, cục và nha môn giành cho thợ thủ công, như Thượng bảo giám, Lục Thanh giám, Khí giới doanh tạo sở, Tú lâm cục, bách đâu cục, Những người thợ ở đây lo các vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho vua và hoàng cung, thậm chí chuyên về việc chế tác từ đá, ngọc được gọi là Ngọc thạch cục
Thợ chuyên nghiệp nhà nước cũng được phong chức, tước như những quan chức khác Chẳng hạn, người đứng đầu ở các sở gọi là "Sở thừa”, "Tượng chánh", “Thường ban”, rồi "Tượng phó”, "Cục phó” và "Tượng nhân” Người thợ
thực sự được coi trọng, hoàn toàn không phải là những "công tượng” bị o ép như trước đây Hơn thế nữa, họ còn được khoản đãi, được ban phong hàm tước khá
cao như trường hợp Tạ Văn Kế tuy chỉ là người đứng đầu một sở (Sở thừa),
nhưng được ban tới tước công, tương đương với vị quan tam phẩm
Trong dân gian, thợ chuyên nghiệp được tổ chức theo từng hiệp thợ của
từng gia đình, từng làng nghề -_ Nghề xây dựng
Tiếp nối các triều đại trước, nhà Lê - Trịnh duy trì, tu bổ khu kinh thành Thăng Long Tài liệu thư tịch cho biết: Năm Mậu Thìn, Cảnh Hưng thứ 9 (1749), tháng !0, đặt 6 điều phòng thủ kinh thành Đại lược là trồng tre, trồng cây để củng cố lũy gỗ Đặt 8 cửa khám xét người ra vào Chọn đinh tráng để tuần phòng nơi gần kinh kỳ Cho vệ binh đi tuần tra cảnh hiới ở thượng và hạ phường Nhat Chiêu, đặt đồn trên bộ Trong thành cho đặt quân thuộc liên lạc
Trang 17Hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng khám xét Lại định phép ty tộc đoàn Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu (Đợi Việt sử ký tục
biên, Sảd tr,214)
Đồng thời tổ chức nhiều lần trùng tu và dựng mới bia tiến sĩ ở Văn miếu,
như năm Ất Hợi, Cảnh Hưng thứ 16 (1755), tháng 11 bắt đầu chế mũ miện áo
cổn mặc vào tượng đức thánh Không Tử thờ ở Văn miếu Tham tụng Nguyễn
Huy Nhuận nói: Thánh nhân là thầy của đế vương muôn đời, mà lễ phục vẫn dùng phẩm phục quan Tư khấu không tỏ được lòng tôn sùng Bèn đổi làm mũ
miện áo cổn là phẩm phục của vương giả để thờ (tr.25 1)
Công việc kiến thiết các công trình tín ngưỡng cũng khá đồ sộ, từ đình Đông Các đến các ngôi chùa quán ở trong kinh thành và các vùng phụ cận Mùa đông năm Canh Tuất Vĩnh Khánh thứ 2 (1730), xây dựng hai chùa Sùng Nghiêm,
Quỳnh Lâm, lấy đính phu ba huyện Đông Triều, Thủy Đường va Chi Linh sung vào công việc, xuất tiền đắp đê đắp đường, tiền bưu đình [ năm cho 3 huyện Sai
đỡ gỗ hành cung Cổ Bi, đóng bè thả sông chở xuôi xuống để cung cấp vào việc xây dựng (tr.119) Đặc trưng của vật liệu kiến trúc thời Lê - Trịnh là loại gạch vồ cỡ lớn, to dầy như hòm sớ nên còn được gọi là gạch hòm sớ Gạch màu đỏ
hoặc xám tùy thuộc vào từng vùng nguyên liệu Khu di tích khảo cổ học Hoàng
thành có khá nhiều loại gạch này được xây dựng nhà cửa, cung điện Nghề chạm khắc đá
Làng khác đá Kính Chủ gắn với núi đá Dương Nham, còn làng khắc đá
An Hoạch thì có núi đá An Hoạch, hay núi Nhồi Nguyễn Trãi năm 1437, từng tâu trình với vua Lê, cho sai thợ Kính Chủ khai thác đá ở đấy để tạc một chiếc
khánh đá Trong thời kì Lê - Trịnh, thợ đá Kính Chủ đảm nhận nhiều công trình
kiến trúc, xây dựng như san khắc bia đá, tạc tượng thờ, trang trí điêu khắc nơi lãng mộ, cung thất,
Trang 18Đặc biệt là thợ đá làng Kính Chủ (Hải Dương) cùng phường thợ làng Anh Hoạch (Thanh Hóa) được điều về tạc bia tiến sĩ ở Văn miếu Văn bia động Kính Chủ huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, ghi lại lệnh chỉ của chúa Trịnh cấp cho thợ đá làng Kính Chủ được miễn phu phen tạp dịch lo việc tạo bia đá Văn miếu
trong lần tu sửa Văn miếu dưới thời Lê Trịnh Nội dung văn bia được dịch như
sau: “Phụng mệnh các quan phủ liêu bảo cho quan viên tướng thần xã thôn trưởng xã Kính Chủ huyện Giáp Sơn là Lê Công Nghiệp, Nguyễn Ngọc Trinh, Hoàng Nhữ Năng, Nguyễn Cẩn Tín, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Văn Sách, Nguyễn Duy Thống, Lê Đá, Nguyễn Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Dụ, Nguyễn Cao, Trịnh Kim Ích, Hồng Bành, Nguyễn Hữu Thu cùng toàn thể lớn nhỏ trong xã được
biết
Nguyên dân xã am hiểu nghệ tạc voi đá, ngựa đá để thờ những nơi tông
miếu Nay lại nhận được lệnh khắc bia đá và tạc rùa đội bia, các vị Tiến sĩ đỗ
chế khoa để dựng tại Quốc tử giám Công việc rất vất vả, nặng nhọc Dân xã xin
được miễn thuế cho các hộ và phu phen tạp dịch để hoàn thành công việc được
giao Căn cứ vào ý bàn bạc ưng thuận cho nha môn ty bản xứ và các quan ở nha môn thuộc bản phủ bản huyện miễn trừ thuế hàng năm cho các hộ và những phụ
phen tạp dịch, khiến thư sức dân Nay ban báo Ngày 25 tháng I1 năm Thịnh
Đức thứ 1 (1653)” Nghề in ấn
Nhề làm giấy ở nước ta có từ khá sớm, có thể là đã định hình từ thế kỷ II, như ghi chép sau đây của Kế Hàm trong Nam phương thảo mộc: “Giao chỉ làm giấy bằng gỗ trâm Đó là thứ giấy màu trắng, có vân như vảy cá, mùi rất thơm mà bỏ xuống nước cũng không nát” Hoặc Trần Tu Hoà (Trung Quốc) cho biết vào thế ký thứ III Sau công nguyên, người Việt Nam đã dùng gỗ mật hương làm ra giấy bản rất tốt gọi là giấy “Mật hương” Loại giấy này vào năm 284 đã được thương nhân La Mã mua đến hàng vạn tờ dâng tiến vua Tấn (Theo Lâm Giang,
Trang 19Lịch sử thư tịch Việt Nam, KHXH, H 2004, tr.87) Thêm nữa, nghệ In ván khắc
cũng phát triển khá sớm ở nước ta, gắn liền với nghề làm giấy Cau chuyên ông tổ nghề in nước ta là Lương Như Hộc đi sứ học được nghề khắc ván in đưa về truyền lập phường ván in vào giữa thế kỷ XV, phản ánh nghề in và việc sản xuất
giấy khi đó ở nước ta đã khá thịnh hành Tại Thăng Long trước ngày đã có các cơ sở sản xuất giấy chuyên nghiệp và có lịch sử phát triển lâu đời, như khu vực ven hồ Tây: Yên Hoà, Động Xá, Yên Thái, Nghĩa Đô chuyên sản xuất giấy cao cấp như giấy moi, giấy quỳ, giấy lệnh, giấy sắc để viết văn bằng chiếu chỉ
Như vậy nghề làm giấy đã có từ khá sớm và có lịch sử phát triển liên tục ở nước ta Nhờ có giấy mà tạo ra hàng loạt văn bản viết tay và chép tay Việc viết và chép văn bản trên giấy vẫn là chủ yếu Đây cũng là hình thức nhân bản và lưu hành trong xã hội Ngay cả những bộ sách lớn của triểu đình cũng chưa thể khắc in được mà vẫn phải viết tay như bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Nghề khắc in có thể đã thịnh hành từ thời Lý gắn với phát triển văn hố và
đơ thị Thăng Long Lời tựa cuốn Trich diém thị tập, Hoàng Đức Lương cũng thuật lại rằng vào đời Lý Trần nhà chùa đã sử dụng lối khắc ván lưu hành sách Thời nhà Hồ cho in tiên giấy “Thông bảo hội sao”, chứng tỏ nghề in đã phát triển khá cao Nhất là vào giữa thế kỷ XV, khi Lương Như Hộc truyền nghề ván in cho làng Hồng Lục và Liễu Chàng, thì nghề in ở nước ta thực sự thịnh hành Ngay ở vào thế kỷ XV, triều đình dự định ¡n bộ sách địa chí lớn là Thiên Nam du ha tập gồm 100 quyền Thế kỷ XVIH, XVIII nghẻ khắc ván in phát triển rộng '
rãi; trước hết trong các cơ sở in tại nhà chùa như chùa Đa Bảo (năm 1665), chùa Ninh Phúc (1674), chùa Vĩnh Phúc (1669), phường Liễu Chàng (1683), chùa Báo Ân (1769), chùa Chí Viên (1772), chùa Đại Bì (1772), chùa Đoan Nghiêm (1763), chùa Hồng Phúc (1757), những trung tâm Phật giáo tổ chức khấc in
Kinh Phật này đều nằm ở kinh đô Thăng Long và vùng phụ cận Ngoài ra là các
cơ sở khắc ¡n của Nhà nước, do các phường thợ chuyên nghiệp của Nhà nước
33 6c
đảm nhận, như ở các “thạch cục”, “san thư” ở Hoàng cung Nhiều bộ sách lớn
18
Trang 20được in và hiện vẫn còn được bảo lưu như Đại Việt sử ký toàn thư, bản in thời
Chính Hoà (1698), Việt âm thí tập in đời Bảo Thái, Quốc triểu hình luật 6 quyền,
Đăng khoa lục 3 quyền, Bảo sinh điên thọ 5 quyền, đều in vào đời Cảnh Hưng
(1740-1786), Hoàng triểu ngọc điệp, Nghệ An ký in vào đời Tây Sơn Thời Nguyễn việc in ấn sách của triều đình được dời vào kinh thành Huế Tại Thăng
Long, các phường khấc in và các làng nghề vẫn duy trì và ngày càng mở rộng
đối tượng khắc in, như Liễu Văn đường, Cẩm Văn đường, Thịnh Văn đường, Đa Văn đường, Đồng văn đường, Gia Liễu đường, Giảng học thư đường
Trong 36 phố phường ở Hà Nội, mỗi nghề có một phố riêng biệt như Hàng Lược, Hàng Ngang, Hàng Hòm, Hàng Bạc Riêng việc in ấn và bán sách thì đường như không có phố riêng Tuy nhiên ta lại thấy tập trung nhiều nhất các hoạt động này thuộc về phố Hàng Gai và rất có thể phố Hàng Gai là đặc trưng
của phố sách ở Hà Nội hội đầu thế kỷ XX
Tuy nhiên, do đặc thù của nó, các văn bản chữ Hán thường được lưu truyền bằng cách sao chép hoặc in mộc bản, nên việc xuất bản sách báo trong các thời kỳ phong kiến ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng còn rất nhiều hạn chế Việc xuất bản sách báo ở Hà Nội thực sự sôi động từ khi có phong trào đấu tranh Cách mạng
Nghề đóng thuyền
Thời Lê - Trịnh, nhà chúa lập nhiều xưởng lớn chuyên đúc súng, đóng
thuyền, làm đồ trang sức, mũ áo, giày dép cho vua chúa, quan lại Ban đầu các lò đúc tiền được đặt ở phường Nhật Chiêu và phường Câu Giên thuộc kinh thành Thăng Long Các xưởng thủ công nhà nước đã làm được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nhiều loại vũ khí, thuyền lớn Chẳng hạn về nghề đóng thuyền, nhà chúa ban thể lệ chế tạo cụ thể như sau: Thuyền nhẹ Thị hầu: đài 67 thước, rộng 10 thước 5 tấc, 48 mái chèo Thuyền nhẹ (khinh thuyền) đài 65 thước, rộng 10 thước, 46 mái chèo, Thuyền Hải đạo: dài 60 thước, rộng 9 thước, 44 mái chèo,
V.V.,
19
Trang 21Nhu vậy nghề đóng thuyền khá phát triển và đạt trình độ cao dưới thời Lê
Trịnh Do tiếp xúc với thuyền buôn người phương Tây, nên kỹ thuật đóng thuyên được không ngừng nâng cao, đảm bảo cho những chiến thuyền cỡ lớn
vượt biển cả
Ngoài ra là nghề làm gốm, đệt vải Nghề làm gốm đã có truyền thống lâu
đời
Nghề làm gốm
Phần lớn sản phẩm gốm thời Lê - Trịnh đều được sản xuất từ các làng
nghề truyền thống có trước đó vài thế kỉ, như Bát Tràng và các lò gốm huyện
Thanh Lâm phủ Nam Sách (Hải Dương) Thư tịch cổ cũng đã ghi chép được sản phẩm gốm vùng Nam Sách được dùng làm cống phẩm hàng năm sang Trung Quốc Thêm nữa ở Bảo tàng Topkapi (Nhật Bản) hiện đang bảo quản một sản phẩm gốm cũng được tạo tác ở Nam Sách vào thế ki XV, mà trên đó có hàng
chữ là "Thái Hoà bát niên tượng nhân Nam Sách châu Bùi thị hí bút" (Thợ họ
Bùi người châu Nam Sách đề chơi năm Thái Hoà thứ 8: 1540) ' Tiếp đó là hàng loạt đồ gốm thời Mạc, mà phẩm lớn trên đó có minh văn Đây là những sản phẩm khá độc đáo vừa mang tính thủ công truyền thống, vừa mang sắc thái riêng của thời Mạc,
Ngoài tác phẩm nghệ thuật gốm sứ là các chân đèn, lư hương và bình hoa
ra, còn có khá nhiều tác phẩm gốm sứ là bức chạm khắc trang trí như hình rồng,
nghê, ngựa, chim thú, trên các công trình kiến trúc tôn giáo, mô hình chùa tháp
bằng gốm sứ Những tác phẩm gốm khá đặc sắc này hiện còn được bảo quản
tại chùa Thái Lạc (Lạc Hồng, Văn Giang, Hưng Yên), chùa Số (Tân ước, Thanh Oai, Hà Tây), chùa Chúc Thánh (Phú Lương, Thanh Oai, Hà Tây), chùa Pháp
Vũ (Thường Tín, Hà Tây) Đặc biệt là một số bệ thờ đất nung ở chùa Vĩnh Phúc
' Xem, Nguyễn Đình Chiến, "Đô gốm Việt Nam có minh văn ở thế kỉ XV-XIX”, trong
Thông báo khoa học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, I998, tr 159
Trang 22(Cát Quế, Hoài Đức, Hà Tây), chùa Mui (Tô Hiệu, Thường Tín) và Tram Gian
(Tiên Phương, Chương Mĩ cùng tỉnh này) Những bệ thờ này từng xuất hiện phổ biến thời Trần, nhưng được làm bằng đá, còn ở đây lại được làm bằng đất nung; chứng tỏ nghề làm gốm khá phát triển và phổ biến ở thời Mạc
Những gốm sứ hiện biết như giới thiệu ở trên chủ yếu là sản phẩm gắn với
sinh hoạt tín ngưỡng Vì nhiều lí do mà chúng ta chưa thể biết được các loại gốm gia dụng đương thời, cũng như gốm sứ được buôn bán ra nước ngoài Tuy
nhiên nghề thủ công, đặc biệt là nghề gốm sứ quả đã rất hưng thịnh ở thời Mạc,
tiếp tục mở rộng và phát triển ở thời Lê Trịnh, góp phần làm phong phú các hoạt động kinh tế ở thời kì này
Ngoài gốm men vẽ lam phủ men trắng, từ những năm đầu thế kỷ XVIH ở Bát Tràng đã chế tạo được đồ gốm men rạn khá đẹp Cây đèn mang niên hiệu
Hoằng Định (1601-1619) hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là
một điển hình Ngoài ra còn khá nhiều hiện vật gốm khác của Bát Tràng được mang tên niên hiệu các triểu Lê kế tiếp nhau như Cảnh Trị của vua Lê Huyền Tông, Vĩnh Trị, Chính Hòa của vua Lê Hy Tông, Cảnh Hưng của vua Lê Hiển Tông Điều đó chứng minh rằng đồ gốm men rạn ở Bát Tràng có quá trình phát
triển dài lâu mà thời Lê Trịnh là mốc quan trọng
Nghề dệt lụa
Kếo tơ, đệt lụa có cả trong kinh thành và các địa phương, tiêu biểu là làng La đất “Hà Tây quê lụa”, như Lê Quý Đôn nhận xét: “Huyện Từ Liêm và Đan Phượng có nhiều bãi trồng dâu, nhân dân chăm về việc chăn tằm, đệt cửi, tru, lĩnh, là Thăng Long là trung tâm dệt truyền thống với các phường Yên Thái, Bưởi, Trích Sài, Trúc Bạch, Nghi Tàm Khối lượng sản xuất lớn, ngay từ đầu thế kỷ XVH, một thuyền bn nước ngồi đã nhận xét '“Tơ có một số lượng lớn, đến nỗi cung cấp cả cho Nhật Bản, gửi sang cả vương quốc Lais (Đại cương
Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, H 2000, tr 368) Năm 1637, người Hà Lan
đã mua ở Đàng Ngoài nhiều tơ lụa, năm 1645 mua 800 tạ tư chở sang Nhật và
Trang 23120 tạ chở sang châu Âu Người Bồ đào Nha cũng đặt hàng vạn lạng bạc cho
chúa Trịnh để mua tơ Lụa được sản xuất hàng loạt đủ màu, đủ loại như trắng,
vàng, the, lĩnh, lượt, hoa, sồi, đoạn với kỹ thuật không kém gì Quảng Đông
như nhận xét của Lê Quý Đôn Nghề vàng bạc
Phố Hàng Bạc thời Lê - Trịnh là nơi tụ hợp của làng nghề chạm bạc nổi tiếng Định Công (Thanh Trì, Hà Nội), Đồng Sâm (Thái Bình), làng Châu Khê (Hưng Yên) Để nhớ ơn tổ nghề, những.người hàng nghề chạm bạc đã dựng ngôi đền thờ tại số nhà 51, phố Hàng Bạc ngày nay Nơi đây cũng là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa của phố nghề chạm bạc Những hoạt động của phố nghề này được quy ước qua bản hương ước phố cổ Kim Ngân hiện còn được lưu giữ tại đình Kim Ngân phố Hàng Bạc Đây là hương ước của phường thợ kim hoàn được soạn vào năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794) dưới thời Tây Sơn Văn bản viết bằng chữ Hán, gồm 22 trang, cả thấy có 58 điểu ước, trong đó phần lớn trùng với bản viết tay năm Cảnh Thịnh thứ 3 (1794) Đây là
hương ước của một phố nghề, có các điều lệ tương tự như tục lệ ở các làng nghề
cũng như làng xã cổ truyền khác, nhất là các tiết lễ chung của phố, như tế đêm giao thừa, ngày tết nguyên đán, lễ khai hạ, đặc biệt là lễ cầu phúc diễn ra ở đình cùng ca hát cửa đình Tiếp đó là các hoạt động chung của phố như ngôi thứ, khao vọng, khích lệ việc học hành, việc chung, quan dịch, tang ma cưới xin, chống trộm cắp Giống như hương ước của làng ven đô, như phường Hồ Khẩu,
hương ước phố Kim Ngân không có điều khoản liên quan đến sản xuất nông
nghiệp và ruộng đất Tuy nhiên làng Hồ Khẩu thì chủ yếu sống bằng nghề làm giấy và buôn bản nhỏ, nhưng lại không có điều khoản nào liên quan đến việc đó Trái lại hương ước phố Kim Ngân chủ yếu phản ánh về nghề vàng bạc và buôn bán vàng bạc Đó chính là nét độc đáo riêng của hương ước này
Điều nổi bật nữa của hương ước phố Kim Ngân là những điều về thu tiền
từ các lò đúc bạc, vàng và các cửa hàng buôn bán vàng bạc để hình thành quỹ
2
Trang 24chung của phố, dùng vào việc quan dịch và các hoạt động công cộng khác Phố đặt ra “tam trực”, luân lưu làm ứng trực để ứng phó công vụ Phố còn đảm nhiệm thêm việc đúc đồ cống phẩm hàng năm cho triểu đình để làm vật tuế cống
Cùng với nghề chạm bạc là nghề đúc đồng Ngũ Xã, một trong phố nghề
tiêu biểu ở Thăng Long, Hà Nội Chính thợ đúc đồng Ngũ Xã này đã đúc pho
tượng đồng thân Trấn Võ vào những năm Cảnh Trị thứ 2 (1677) hiện đang đặt tai dén Trấn Vũ Tượng cao tới 9 thước ta (tương đương 3,72m), nặng gần 700 cân ta (khoảng 4.000 kg) Ngoài ra là các sản phẩm đúc chuông, tượng thờ khác rất được hâm mộ Trong khi các tác phẩm tượng đồng được đúc từ thời Lê Trịnh bởi phường thợ Ngũ Xã dù đã trải vài trăm năm, song vẫn bền đẹp; thì không ít
tác phẩm điêu khắc mà chúng ta vừa tạo dựng trong vài năm gần đây đã xuống
cấp nghiêm trọng Điều đó chứng tỏ kỹ thuật và chất liệu đúc đồng thời Lê Trịnh đạt đến đỉnh cao
Ba ngành nghẻ nổi bật ở Thăng Long, Hà Nội xưa được dân gian đặt câu
ca là “Gốm Bát Tràng, vàng Định Công, đồng Ngũ Xã”
*/ XÂV DỰNG THÀNH QUÁCH, CUNG ĐIỆN, ĐỂN DAI, LANG TAM 1 Các công trình kiến trúc qua thư tịch Hán Nôm
Các công trình kiến trúc, trước hết là quần thể kiến trúc tại kinh thành Tháng Long xưa, được ghi chép khá phong phú trong các nguồn thư tịch cổ Trong đó, phần lớn các sự kiện xây dựng, mở rộng kinh thành Thăng Long thời Lý đều được ghi chép trong các bộ sử lớn như Đại Việt sử kí toàn thự và Đại
Việt thông sử, chẳng hạn một đoạn ghi chép sau:
Ngày II tháng 5 năm Giáp Dần (1434), kinh thành bị cháy, lửa lan ra
thiêu mất hơn vài trăm nhà, nhiều người cháy hết (Đại Việt sw ky toan thie, t 2, bản dịch KHXH, 1998, tr.315)
Tháng 3 năm ất Dậu Quang Thuận thứ 6 (1465), xây điện Kính Thiên
23
Trang 25Tháng 8 trong năm dựng điện Cẩn Đức (Toàn thư, t.2, tr.404, 406) Đến tháng 11 trong năm hoàn thành Đại xá, vì hai điện Kính Thiên và Cẩn đức mới làm
xong (tr.407)
Năm Quang Thuận thứ 8 (1467), ra lệnh ngừng việc xây cung thành, vì có nhiều tờ tâu gửi lên, nói là mất mùa, giá gạo cao vọt, cho nên hoãn lại ((.2, tr 432)
Tháng 2 nhuận năm Định Dậu, Hồng Đức thứ 2 (1477), xây thành Đại La (Toàn thư, t.2, tr.468)
Mùa xuân tháng giêng năm Quý Mão, Hồng Đức thứ 14 (1483), làm điện
Đại Thành, đông vu, tây vu ở Văn miếu cùng điện Canh Phục, kho chứa ván in, kho chứa đồ tế lễ, đông tây đường nhà Minh Luân (Toàn thư, t.2, tr.486)
Mùa đông tháng 10 năm Giáp Thìn, Hồng Đức thứ 15 (1484), quy định
việc xây dựng hành điện:
Hành điện gồm 5 gian, 2 chái, nhà bếp mỗi dãy 3 gian, một đài Quan
canh ở giữa cao 5 thước rộng 40 thước; làm một khu đàn Tiên nông cao 7 thước,
rộng 36 thước, bốn mặt đắp tường đất, cùng là cửa đi ngựa vào Đên ở xã Hồng Mai huyện Thanh Đàm
Làm điện Đại Thành ở Văn miếu cùng nhà đông vu, tây vu, điện Canh
phục, kho chứa ván in và đồ tế lễ, nhà Minh Luân, giảng đường đông tây, nhà
bia đông tây, phòng học của sinh viên ba xá và các cửa, xung quanh xây tường bao (Toàn thư, t.2, tr.493)
“Tháng L1 năm Canh Tuất, Hồng Đức thứ 21 (1490), đắp rộng thêm Phụng
thành, dựa theo quy mô thời Lý Trần Vua cảnh giác về việc Nhân Tông bị hại, nên lấy lính đắp thành đó Đồng thời phía ngoài trường đấu võ, mở rộng đến 8
đặm, sau 8 tháng thì đắp xong Bèn dựng điện Danh Bảo, lại lập vườn Thượng
Lâm, trong vườn có hươu và các thú khác (Toàn thư, t.2, tr 508)
Năm Tân Hợi Hồng Đức thứ 22 (1491), vua sai thợ làm cái đình ở ngoài cửa Đại Hưng để làm nơi treo các pháp lệnh trị đân Lầm xong, ban tên là
24
Trang 26Quảng Văn đình Dinh này ở trong Long thành, phía trước là Phụng Lâu, có ngồi Ngân Câu chảy quạnh hai bên tả hữu (Toàn thu, t.2, tr 510)
Qua sự ghi chép rất vắn tắt trên trong chính sử, chúng ta thấy được kinh thành Thăng Long vốn được xây đựng khá quy mô ở thời Lý Trần thì gần như bị phá hủy trong chiến tranh chống quân Minh xâm lược, đồng thời còn bị hủy
hoại bởi thiên tai như vụ cháy lớn vào năm 1434 có tới vài trăm ngôi nhà bị
thiêu hủy Vì vậy phần lớn công trình kiến trúc kinh thành Thăng Long được xây dựng lại vào thời Lê Cụ thể như năm Quang Thuận thứ 6 (1465), xây điện
Kính Thiên và điện Cẩn Đức Đặc biệt là đã định quy cách xây dựng hành điện,
gồm 5 gian, 2 chái, tức là một ngôi nhà 7 gian như còn gặp ở một số ít ngôi đình lớn thời Lê Trịnh hiện còn đến ngày nay Đến những năm cuối thế kỷ XV thì việc xây dựng kinh thành cơ bản hồn tất, được khơi phục lại theo quy mô ở thời Lý Trần Cũng từ đây, hoàng thành được mở rộng, mà dấu tích cụ thể là ngôi đình Quảng Văn được dựng ở cửa Đại Hưng, nay thuộc khu vực Cửa Nam để treo pháp lệnh trị dân -
Điều quan trọng khác là dưới thời vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận
thứ 10 (1469), định bản đồ các phủ, châu, huyện, xã, trang, sách thuộc 12 thừa
tuyên trong cả nước: Thanh Hoa 4 phủ, 16 huyện, 4 châu; Nghệ An 9 phủ, 27 huyện, 2 châu; Thuận Hóa 2 phủ, 7 huyện, 4 châu; Hải Dương 4 phủ, 28 huyện; Sơn Nam II phủ, 42 huyện; Sơn Tây 6 phủ, 24 huyện; Kinh Bắc 4 phủ, 19
huyện; Yên Bang 1 pha, 3 huyện, 3 châu; Tuyên Quảng 1 phủ, 2 huyện, 5 châu;
Hưng Hóa 3 phủ, 4 huyện, 17 châu; Lạng Sơn ] huyện, 7 châu; Ninh Sóc 1 phủ, 7 huyện và phủ Phụng Thiên 2 huyện (Đại Việt sử kí toàn, thư, tập 2, tr.497),
Sau đó đến năm Hồng Đức thứ 21 (1490), vua Lê Thánh Tông cải cách hành
chính, lập thêm thừa tuyên Quảng Nam, tổng cộng là 13 đạo thừa tuyên Vì vậy các bản đồ về đạo thừa tuyên thời Lê Thánh Tông này thường được gọi là bản đồ Hồng Đức Trong các tập bản đồ đó, có phủ Phụng Thiên tức là bản đồ về kinh
đô Bản vẽ hiện còn tuy chỉ là những bản sao chép về sau và không thể hiện cụ
Trang 27thể như ở các bản đồ được vẽ về sau, song đã chỉ ra được tên gọi và vị trí một số cung điện - điểu đó vô cùng quan trọng khi nghiên cứu về kinh thành Thăng Long thời Lê Từ đó cũng giúp ích hiểu biết nhất định về thành Thăng Long thời Lý - Trần Điều quan trọng nhất là giúp cho xác định được vị trí trung tâm và
trục trung tâm Nam- Bắc của kinh thành Điều này hoàn toàn phù hợp với kết
quả nghiên cứu khảo cổ học tại khu di tích Hoàng Thành
Sang thế kỷ XVI thời Mạc và thế kỷ XVH-XVHI thuộc thời Lê - Trịnh,
Thăng Long được mở mang và hoàn thiện Đặc biệt là Kinh kì ở thời Lê Trịnh
phát triển thương nghiệp mạnh mẽ Từ thời Lê sơ, Thăng Long được thư gọn lại
thành 36 phố phường thuộc hai huyện Quảng Đức và Phụng Thiên Dân các phường chủ yếu từ nông thôn ra, họp nhau thành phường cùng hành nghề như dan Cầu Nôm (Bắc Ninh) họp thành phường Hàng Đồng, dân chạm bạc Châu Khê (Hải Dương) đến sinh tụ thành phường Hàng Bạc Thời Lê Trịnh, chính quyền chia mỗi huyện ở Thăng Long làm 8 khu, mỗi khu đều có hai chức trưởng phó trông coi Lại cắt năm nhà thành một tJ, hai tj là một lư, bốn lư thành một
đoàn, đều có chức Quản giám, Quản kiểm trông coi Dưới con mắt người
phương Tây, Thăng Long thời Lê - Trịnh phồn hoa không khác gì thành thị ở phương Tây, như một đoạn mô tả sau dây của các Giáo sĩ phương Tây:
“Kinh đô của nó, tôi xem có thể lớn bằng Paris Nó nằm trên bờ một con
sông gọi là sông Cái, số thuyền bè nhiều đến nỗi ghé vào bờ rất khó khăn ” “Các nhà ở Kẻ Chợ (Kinh đô) đều một tầng Có 62 khu phố mà mỗi khu rộng bằng một thành phố nhỏ của nước ý Các phố đều đầy thợ thủ công và thương nhân, để tránh nhầm lẫn mỗi đầu phố đều có một cái bảng hay dấu hiệu ghi rõ
phố buôn bán cái gì ” (Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo duc,
H.2000, tr.380) Rõ ràng Thăng Long đến thời Lê Trịnh đã khá quy mơ và hồn thiện với vị trí là trung tâm chính trị và kinh tế, văn hóa của quốc nội và khu vực
Đến thời Nguyễn khi Thăng Long không còn là quốc đô của đất nước nữa
chỉ còn là tỉnh thành Tuy nhiên, quy mô kinh thành Thăng Long có thể nhận
26
Trang 28diện một phần qua sự mô tả của các sử quan nhà Nguyễn như sau:
“Tỉnh Hà Nội, chu vi hơn 432 trượng (tương đương 5.142m), cao 1 trượng
2 tấc (tương đương 4,4m), hào rộng trên dưới 4 trượng, mở 5 cửa ở địa phận hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận Từ thời Lê về trước, kinh đô đều đặt ở đây: lại có tên thành là Phụng Thiên, ở trong thành Đại La Thành lâu năm sụp đổ, đến thời Tây Sơn, theo nền cũ đắp thành quan từ cửa Đông Hoa đến cửa Đại
Hưng Bản triểu dưới đời Gia Long lấy làm ly sở của Bắc thành, năm thứ 3 (1804) triéu thần bàn rằng thể chế xây thành của Tây Sơn không hợp quy củ, tấu
xin sửa đổi, năm thứ 4 (1805), sai quan đốc sức việc xây đắp, trong thành dung kỳ đài và hành cung với hai điện chính một tả vu, một hữu vu, mặt sau dựng ba
tòa nội điện, một tả vu, một hữu vu, sau điện dựng lầ Tĩnh Bắc, quanh nội điện đều xây tường gạch, lại đằng trước chính điện xây một đường ống bằng đá thẳng
đến Đoan Môn, có biển bằng đá khắc hai chữ “Đoan Môn” Đấy là di tích từ thời Lý, ngoài cửa dựng nhà bia, xây kỳ đài qui mô rộng lớn Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) chia tỉnh hạt, lấy thành này làm thành tỉnh Hà Nội, năm thứ 16 (1835) cho rằng thân thành quá cao, giảm bớt I thước § tấc (tương đương 0,72m) Các đời Gia Long, Minh Mệnh dùng thành này làm sở bang giao ”
(Đại Nam nhất thống chí, bản dịch KHXH, 1971, tr 160)
Rõ ràng là Thăng Long từ thời Lê đến đầu thời Nguyễn là một đô thị lớn
trong khu vực và với sự phát triển mạnh mẽ của các nghề thủ công và thương nghiệp
‘2 Di tích khảo cổ học
Di tích khảo cổ học thời Lê hiện còn khá rõ nét ở khu di tích Hoàng
Thành và các di tích kiến trúc hiện còn xung quanh khi di tích này
Phế tích khu vực từ Cửa Bắc đến lầu Tĩnh Bắc được phát lộ một số di vật và các dấu tích kiến trúc thời Lý - Trần như các loại móng trụ và chân tảng đá; ngoài ra còn có khá nhiều đồ gốm, trong có dấu chữ “quan” bằng chữ Hán, ký
Trang 29hiệu của lò quan chuyên sản xuất đồ ngự dụng cho triều đình nhà Lê! Đặc biệt là những lan can đá chạm rồng ở phía nam điện Kính Thiên mang nghệ thuật thời Lê sơ là dấu tích xây dựng lần đầu điện Kính Thiên hiện còn
Thành Đông Đô thời Lê được xác định bởi vết tích điện Kính Thiên xây trên nền điện Thiên An thời Lý - Trần Đoan Môn thời Lê cũng được xây dựng trên cơ sở Đoan Môn thời Lý - Trần Vết tích Đoan Môn trên mặt đất vẫn còn những chân tường Đoan Môn đã bị vùi lấp Cuộc khai quật khảo cổ học Hoàng
thành, đã tìm thấy phần chân tường được lát bằng đá màu trắng đục, được gia
công rất công phu và có chất liên kết (chì, thiếc) giữa các mạch Nằm liền kể bên cạnh đá viền chân tường là một sân nền gạch vồ Nền này đã bị phá vỡ từng
mảng nhưng có thể phục nguyên được
Tại Bắc Môn đã tìm thấy một nền kiến trúc, một đoạn tường thành Một
móng nền kiến trúc đài 9m, cao 0,90m, toàn bộ móng nên cao 1,96m, phía trong được nhồi kín bằng gạch ngói vụn và đá xanh
Chính giữa Bắc Môn là một đoạn móng tường chạy theo hướng Bắc Nam,
cao 2,40m, chiều đài chạy suốt dọc hố là 2m và đang có xu hướng là phát triển
tiếp Dưới tường này là một lớp móng gạch dày 1,20m đầm nên chặt
Hiện nay trên thực địa, đoạn chính này nằm thẳng trục với Đoan Môn, Kính Thiên Quy mô kiến trúc kinh thành Đông Đô thời Lê là rất to lớn
Ranh giới phía Bắc, hiện còn các di tích như chùa Am Cửa Bắc, chùa Linh
Sơn, quán Trấn Vũ, chùa Trấn Quốc Văn bia ở đây đều có ý nghĩa chỉ dẫn phần
nào vị trí thành Thăng Long Cụ thể là văn bia chùa Am Cửa Bắc dựng năm Duy Tân thứ 3 (1910), cho biết chùa Phổ Quang ở phố An Viên, Hà Thành vốn là
thắng cảnh Thăng Long Vị trí chùa: Phía sau có núi Nùng, phía trước có hồ Cổ
Ngựa, bên trái có hồ lãng Bạc, bên phải có sông Nhị Hà Một văn bia khác ở đây
được dựng vào thời Nguyễn cho biết chùa Phổ Quang xưa vốn ở trên mảnh vườn
' Nguyễn Quốc Hùng, Di tích thành cổ Hà Nội, Tạp chí Khảo cổ học, 4/2004, tr.65
Trang 30rer)
bên phải đất “Quan khố” của triều Lê cũ
Ranh giới phía Nam, có các di tích Cột Cờ, chùa Long Khánh, đàn Nam
Giao, chùa Hàm Long Trong đó tiêu biểu là di tích Cột Cờ, được sách Long Biên bách nhị vịnh soạn năm 1847, cho biết Cột Cờ ở trước lầu Ngũ Môn tức
Đoan Môn là nên cũ của cửa Tam Môn Đời Gia Long năm thứ 5 (1806) phá cửa
Tam Môn để dựng Cộ Cờ của thành Hà Nội Một văn bia chùa Hàm Long ghi rõ
chùa ở phía đông thành Thăng Long, tháp Báo Thiên ở bên hữu, điện Nam Giao ở phía sau Điều đó cho thấy di tích Cột Cờ là mốc giới quan trọng vị trí phía nam của Hoàng thành Thăng Long thời Lê
Ranh giới phía Đông, có các di tích chùa Cầu Đông, đình Đông Môn, hội quán Phúc Kiến, đến Bà Móc, chùa Thái Cam, đên Bạch Mã, ô Quan Chưởng và đình Hoa Lộc Trong đó, tiêu biểu là chùa Đông Môn, ở đây có một vanư bia
Đông Môn tu bi ky dựng năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) ghi vị trí chùa này như sau:
Chùa Đông Môn là danh lam cổ tích, sông Nhị chầu phía trước, thành Rồng ẩn
hiện đằng sau Văn bia còn ghị rõ hơn là “Phía trên giáp cầu đá, dưới giáp phường Diên Hưng, phía trước giáp đường cái, phía sau giáp Đông ngục” Một văn bia dựng năm Gia Long thứ L5 (1816) có đoạn ghi “Ngồi cửa đơng thành
Thăng Long xưa có ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng trên đời” Một văn bia ở hội quán Phúc Kiến đựng năm Gia Long thứ I6 (1817), ghi lại việc quyên tiền mua
một khu đất ở xứ cửa Đông Hoa cũ để xây dựng Hội quán
Ranh giới phía Tây, có các di tích chùa Một Cột, chùa Am Cây Đề, đình Đông Các, chùa Láng, chùa Huy Văn Một số văn bia ở đây cho biết chùa Một
Cột xây dựng ở phía Tây cấm thành thời Lý Chùa Am Cây để ở xóm Thanh
Ninh ngoài hành lang phía Tây thành Chùa Huy Văn thì được xác định rõ là ở trong La Thành, thuộc phía nam Cấm Thành
Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học và tư liệu di tích hiện còn, cho
thấy vị trí thành Thăng Long thời Lê được tái tạo và mở rộng trên Hoàng thành thời Lý Trần Thành Hà Nội thời Nguyễn được xây dựng trên cơ sở Hoàng thành
29
Trang 31Thăng Long thời Lê thu hẹp lại ở phía Đông Cụ thể là Hoàng thành Thăng Long
thời Lê dược xác định ở khoảng sau:
Phía Bắc ở vào khoảng đường phố Phan Đình Phùng, phía Nam ở khoảng phố Trần Phú, phía Đông ở khoảng phố Thuốc Bắc và phía Tây ở khoảng đường Ông ích Khiêm của Hà Nội ngày nay
Do con đường lát gạch hoa chanh thời Trần nằm dưới Đoan Môn ở độ sâu
2m, mà có thể nhận thấy rằng Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần gắn với
quy mơ Hồng thành Thăng Long thời Lê và tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần, Lê chính là điện Kính Thiên hiện còn dấu tích
Như vậy, cụm kiến trúc trung tâm, trục trung tâm Nam - Bắc thời Lê được xác định Chính giữa phía nam thẳng về phía nam là cửa Đoan Môn mở 5 cửa mà ngày nay vẫn còn Từ cửa giữa đi vào điện trung tâm, nay vẫn còn nên điện, Các bậc lên xuống và lan can chạm rồng đá hiện vẫn còn trên mặt đất Cuộc khai quật Khảo cổ học năm 1999 ở đây, phát hiện ra con đường lát gạch vào điện Kính Thiên của Đông Kính thời Lê Đây chính là con đường đi từ Đoan Môn vào Kính Thiên của Đông Kinh xưa Con đường này trùng khớp với đường từ Đoan Môn và hành cung thành Hà Nội Cửa Đoan Môn cũng là cửa chính của Hoàng thành thời Lý - Trần, mà biển đá khắc 2 chữ Hán Đoan Môn hiện còn là được khắc từ thời Lê sơ trên vật liệu và vị trí sẵn có từ thời Lý |
Như vậy, có thể kết luận được là Thăng Long thời Lý Trần, Đông Kinh
thời Lê và Hà Nội thời Nguyễn đều được xây dựng với trục trung tâm Đoan Môn
- Kính Thiên và Cột Cờ - Đoan Môn - Kính Thiên - Cửa Bắc Trục Cột Cờ - Cửa
Bắc được dựng về sau tuy có lệch đôi chút, song về cơ bản đều được kế thừa ở các thời kế nối Đó cũng chính là nguyên tắc xây dựng kinh thành Thăng Long là lấy trục Bắc - Nam làm trục chính, điện Kính Thiên làm trung tâm, và từ đây
' Đỗ Văn Ninh, Những hiểu biết mới vẻ thành Thăng Long, Tạp chí Khảo cổ học,
4/2004
Trang 32định ra bốn hướng với 4 cửa ô chính 3 Đặc trưng kỹ thuật xây dựng
Đặc trưng trước hết trong xây dựng kinh thành là dựa phép phong thủy Thuật phong thủy về xây dựng kinh thành quy định rõ là nhất thiết phải có con
sông chảy ngang mang nước trong thành đổ ra ngoài Con sông này được xem là con sông quý giá, nên đoạn chảy qua Thăng Long gọi là Ngọc Hà Tuy đoạn
sông Ngọc Hà không còn, song kết quả khảo cổ học đã xác định được dấu tích
con sông cổ này: sông bắt nguồn từ hồ- Thủ Lệ đổ về hướng đông qua trại Ngọc
Hà, sang Bách Thảo, vào Hoàng Thành, rồi bắt vào sông Tô Lịch để đổ nước vào
sông Nhị ở khoảng phố chợ Gạo ngày nay
Trong kinh thành Đông Kinh thời Lê không chỉ có các cụm kiến trúc ở Hoàng thành, mà còn có nhiều cụm kiến trúc quan trọng khác, như Giảng Võ trường, nơi luyện tập võ nghệ, Văn Miếu Quốc Tử giám, nơi tôn sùng Nho học và là trường đào tạo nhân tài cho đất nước, các phủ đệ, các điện thờ tiên đế, cùng các kiến trúc tôn giáo khác như chùa, đình, quán đạo Công cuộc kiến thiết Đông Kinh khá mạnh mẽ, đòi hỏi trình độ kỹ cao Các phường thợ lành nghề ở các địa phương cũng được triệu về tham gia xây dựng kinh thành, như hai
phường thợ đá Kính Chủ (Hải Dương) và An Hoạch (Thanh Hóa) đã được chúa
Trịnh sắc chỉ về Thăng Long chuyên tạc bia đá dựng bia Tiến sĩ Hai phường thợ này hiện còn để lại trên hai mươi bia đá để danh Tiến sĩ ở Văn Miếu Các phường thợ trên được chúa Trịnh ban sắc chỉ miễn phu phen tạp dịch để chuyên
lo-việc xây dựng kinh thành, một trong số sắc chỉ đó đã được khắc trên vách đá Kính Chủ (Hải Dương) vào năm Thịnh Đức 3 (1675)
Trong số thợ giỏi xây dựng Kinh thành Thăng Long, có Vũ Như Tô, từng được bổ làm Đô đốc kiêm coi các sở ở Công bộ, dựng điện lớn trăm nóc Việc xây dựng ở kinh thành được mô tả như sau:
“Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thể mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên
31
Trang 33Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch,
trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy
đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang Lại sai làm thuyền chiến,
sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ tử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi lấy làm vui thích lắm Người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước ” (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản dich, 1998, tap 3, tr, 74)
Như vậy, kỹ thuật xây dựng chủ yếu là gia công từ bàn tay con người với
vật liệu sẵn có là đất, đá, mảnh gốm phế thải Các vật liệu này được trộn, giã và
nén chặt tạo thành những bức tường kiên cố Khi xây dựng các ngôi nhà đất ở
một số địa phương hiện nay, người ta vẫn giã đất cho chặt để làm tường Ngoài
ra, người xưa đã tạo ra chất liệu liên kết giữa các mạch là chì, thiếc, như đã gặp ở một số phế tích chân tường Hoàng thành được phát hiện tại khu di tích Hoàng thành Ngoài ra là kỹ thuật quen thuộc tạo thành các ngoàm nốt vật liệu lại với nhau, nhất là đối với các tấm phiến đá, gạch nung Đặc biệt là thời Lê, đã sử
dụng sắt để đỡ tường xây Điều này cho thấy sắt thép đã được chế biến, sử dụng
khá sớm trong xây dựng
Trang 34Đúng 123 năm tính từ khi Lê Thái Tổ mở khoa thi đầu tiên của triều Lê -
khoa Minh kinh Bác học năm Thuận Thiên thứ 2 (1428), triều Lê Trung hưng
bắt đầu mở khoa thi Tiến sĩ ở hành cung Yên Trường vào năm 1554 niên hiệu
Thuận Bình thứ 6 gọi là Chế khoa
Trong hoàn cảnh lịch sử khó khăn với cuộc chiến Lê - Mạc kéo đài, triều đình Lê - Trịnh vẫn duy trì được việc mở các khoa thi ở căn cứ vùng kháng
chiến Thanh Hoá các khoa thi vẫn được tổ chức và ngày một ổn định hơn ngoại
trừ việc thi Đình Giai đoạn từ 1554 đến 1592 trước khi quân Lê - Trịnh chiếm được Thăng Long, xã hội Việt Nam tồn tại hai hệ thống thi cử thuộc hai vương
triểu Mạc và Lê Trung nằm ở hai khu vực khác nhau Nó thể hiện điểm đặc biệt
trong khoa cử Việt Nam ở một thời kỳ với nhiều thành công nhưng trong đó có
không ít những hạn chế bất cập
Khi kinh thành Thăng Long đã được lấy lại, chính quyền Lê - Trịnh tiếp
tục tổ chức các khoa thi, mở đầu bằng khoa Ất Mùi năm Quang Hưng thứ 18
(1595) Gần 2 thế kỷ tiếp theo, đến khoa Định Mùi năm Chiêu Thống l1 (1787)
các vua Lê chúa Trịnh đã tổ chức được 73 khoa thi và tuyển chọn được 772 Tiến SI
Phải nói rằng việc ghi chép về lịch các khoa thi, danh tính người đỗ đạt ở
thời Lê Trung hưng là còn khá đầy đủ so với các gia đoạn trước và cả thời Tây
Sơn sau đó Ngoài tài liệu thư tịch Hán Nôm như Đăng khoa lục, Đại Việt lịch
đại tiến sĩ khoa thực lục, Thiên Nam lịch triều Tiển sĩ đăng khoa lục v.v và các bộ sách sử, vấn để này đã được khắc ghi lại trên bia gọi là bia Tiến sĩ Việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn miếu là một sự kiện lớn trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đấy là công lao to lớn của vua Lê Thánh Tông và những cộng sự thời Hồng Đức còn duy trì mãi đến giai đoạn Lê Trung hưng sau này Văn bia bổ khuyết rất nhiều cho tài liệu thư tịch Hán Nôm ghi chép về khoa cử thời Lê
Trang 35Nhìn chung chế độ khoa cử triều Lê Trung hưng vẫn duy trì giống như thời Lê sơ, nhưng cũng phải từ khoa thi Ất Mùi (1595) thì mới bắt đầu ổn định Quy chế khảo hạch sĩ tử các khoa thi Hương thi Hội từ giai đoạn này trở đi đã
được điểu chỉnh bổ sung thường xuyên Thi Đình chính thức mở lại cho đến hết
thời Lê Trung hưng Ngoài ra vua Lê chúa Trịnh còn đặt ra thêm một số khoa thi khác như Hoành từ, Đơng các Hồnh Từ là khoa thi ở trên cấp khi Hương, không phải là khoa thi Tiến sĩ và cũng không có định lệ, tổ chức thi để đáp ứng cho những người đã đỗ Hương cống Khoa Hoành từ còn được gọi là khoa Sĩ vọng và đến cuối thời Lê Trung hưng nó còn được gọi là Tuyển cử Đồng thời với Hoành từ còn một khoa thi đặc biệt nữa dành cho những người đã đỗ Tiến sĩ, đương nhiệm chức vụ trong triều, đó là khoa Đông các Khoa Đông các cũng không phải tổ chức theo định lệ, diễn ra lẻ tẻ và lấy rất ít người đỗ Có lẽ để điều chỉnh cân bằng nâng cấp thị Tiến sĩ theo quy chế Tam khôi Các khoa thi Hoành
từ, Sĩ vọng, Tuyển cử, Đông các thời Lê Trung hưng chỉ thấy ghi rải rác ở một
số sách sử, còn trong Đăng khoa lục và trên bị ký không thấy ghi
Như vậy việc giới thiệu những khoa thi thời vua Lê chúa Trịnh chúng tôi
chỉ tập trung chủ yếu vào các khoa thi Tiến sĩ chính thức tính đến cả Chế khoa đầu thời Trung hưng; Từ khoa thi Giáp Dần niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554)
đến khoa Định Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1 (1787) tổng cộng là 73 khoa
thi
Bắt đầu từ Chế khoa đầu tiên năm Giáp Dần (1554) thời Lê Trung hưng ở
Hanh cung Yên Trường lấy đỗ 13 người: trong đó có 5 người đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân và 8 người đỗ Đệ nhị giáp Đồng chế khoa xuất thân Chế khoa cũng tương ứng như khoa thí Hội lấy đỗ Tiến sĩ, song ở giai đoạn đầu Lê
Trịnh phân tranh với nhà Mạc, các điều kiện để chính quyền Lê Trịnh tổ chức
thi Hội chưa thể hoàn bị được nên bắt buộc họ phải đặt ra hình thức khoa thi mới
tuyển chọn nhân tài lấy đỗ Tiến sĩ để đáp ứng mọi mặt Chế khoa được gọi là khoa thi đặc biệt, thí sinh có thể là Tú tài, Cử nhân, Giám sinh ở Quốc tử giám;
34
Trang 36hoặc đã từng làm chức giáo dục ở cấp phủ, huyện hay chức tương đương và cả những kẻ sĩ học rộng có tài đến nho sĩ bình đân Điều đặc biệt ở đây là một số sĩ tử nằm trong khu vực nhà Mạc quản lý cũng tìm đến dự Chế khoa triểu Lê - Trịnh, và ngược lại có những sĩ tử trong vùng Lê - Trịnh lại đến dự thi khu vực
nhà Mạc ,
Khoa Giáp Dân niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554) có 13 người trúng tuyển Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân là 5 người Đệ nhị giáp Đồng chế khoa xuất thân có 8 người
Ở vào giai đoạn chiến tranh với nhiều khó khăn, mãi đến năm Ất Sửu niên hiệu Chính Trị thứ 8 triều Lê - Trịnh mới mở được Chế khoa lần thứ 2, lấy đỗ 10 người Trong đó 4 người đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân và 6 người đỗ Đệ nhị giấp Đồng Chế khoa xuất thân
Chế khoa lần thứ 3, mãi đến năm Dinh Sửu niên hiệu Gia Thái thứ 5 đời
Lê Thế Tông mới được thực hiện Lấy đỗ 5 người, trong đó 3 người đỗ Đệ nhất
giáp Chế khoa xuất thân và 2 người đỗ Đệ nhị giáp Chế khoa
Để tăng cường việc thu phục nhân tài, nên sau Chế khoa lần 3 được 5 năm,
vua Lê chúa Trịnh đã cho mở khoa thi Hội năm Canh Thìn niên hiệu Quang
Hưng thứ 3 (1580) Khoa này lấy đỗ 6 người và trở lại gọi là Tiến sĩ, trong đó Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) có 4 người và Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân có 2 người
Khoa Quý Mùi niên hiện Quang Hưng thứ 6 (1583) lấy đỗ 4 người Trong đớ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân có 3 người và Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất
thân có l người
Phải đến 6 năm sau khoa Kỷ Sửu niên hiệu Quang Hmg thứ 12 (1589) mới thực hiện lấy đỗ 4 người Trong đó Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân có 2 người, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân có 2 người
Khoa Nhâm Thìn niên hiệu Quang Hưng thứ 15 (1592) lấy đỗ 3 người: Trong đó Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân là 2 người, Đệ tam giáp là l người
35
Trang 37Lịch sử khoa cử luôn gắn liền với lịch sử đân tộc Đầu năm 1595 quân Lê
- Trịnh tổng tiến công chiếm kinh thành Thăng Long, dồn tàn quân Mạc lên
miền thượng du Vương triểu Lê Trung hưng tiến hành hoàn thiện chính quyền theo cơ cấu thời Lê sơ, song thực trạng là sự điều hành của phủ chúa bên cạnh
vua Lê, Ngay năm Ất Mùi niên hiệu Quang Hưng 18 (1595) khoa thi Hội đã
được tiếp tục tổ chức tại Thăng Long Cũng từ đây thi Đình lại được thực hiện
như thường lệ và vai trò quyết định của chúa Trịnh trong thi Đình ngày càng
thêm khẳng định ở vào thời kỳ ổn định này các quy chế khảo hạch sĩ tử, thi Hương, thi Hội đã được điều chỉnh bổ sung thường xuyên Chương trình học tập,
thi cử, việc tổ chức xây đựng để thi cũng được họp bàn nghiêm chỉnh và sửa đổi hoàn thiện nhiều lần Với định hướng và mục đích đúng đắn trong việc tuyển chọn nhân tài thực học qua khoa cử, hơn 1 thế kỷ tiếp theo triều Lê Trung hưng đã thực hiện thành công nhiều khoa thi và bổ sung từ đấy hàng ngũ quan lại các cấp
Khoa Ất Mùi năm Quang Hưng thứ 18 (1595) đời Lê Thế Tông lấy đỗ 6
người,
Khoa Mậu Tuất năm Quang Hưng thứ 21 (1598) lấy đỗ 5 người
Khoa Nhâm Dần năm Hoằng Định thứ 4 (1602) đời Lê Kính Tông lấy đỗ 1Ô người
Khoa Giáp Thìn năm Hoằng Định thứ 6 (1604) lấy đỗ 7 người Khoa Định Mùi năm Hoằng Định thứ 8 (1607) lấy đỗ 5 người Khoa Canh Tuất năm Hoằng Định thứ J1 (1610) lấy đỗ 7 người
Khoa Quý Sửu năm Hoằng Định thứ 14 (1613) lấy đỗ Đệ tam giáp
ĐTSXT 6 người một hạng
Khoa Bính Thìn năm Hoàng Định thứ 17 (1616) lấy đỗ Đệ tam giáp ĐTSXT 4 người đồng hạng
Trang 38Khoa Kỷ Mùi năm Hoằng Định thư 20 (1619) lấy đỗ 7 người đỗ Đệ nhị
giáp TSXT
Khoa Quý Hợi năm Vĩnh Tộ thứ 5 (1623) lấy đỗ 7 người đồng hạng Đồng Tiến sĩ xuất thân
Khoa Mậu Thìn năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) lấy đỗ 18 người Khoa Tân Mùi năm Đức Long thứ 3 (1631) lấy đỗ 5 người Khoa Giáp Tuất năm Đức Long thứ 6 (1634) lấy đỗ 5 người Khoa Định Sửu năm Dương Hoà thứ 3 (1637) lấy đỗ 20 người Khoa Canh Thìn năm Dương Hoà thứ 6 (1640) lấy đỗ 22 người ˆ Khoa Quý Mùi năm Phúc Thái thứ 1 (1643) lấy đỗ 9 người Khoa Bính Tuất năm Phúc Thái thứ 4 (1646) lấy đỗ 17 người
Khoa Canh Dần năm Khánh Đức thứ 2 (1650) lấy đỗ § người
Khoa Nhâm Thìn năm Khánh Đức thứ 4 (1652) lấy đỗ 9 người
Khoa Bính Thân năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) lấy đỗ 6 người đồng hạng
Đệ tam giáp
Khoa Kỷ Hợi năm Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) lấy đỗ 20 người Khoa Tân Sửu năm Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) lấy đỗ 13 người Khoa Giáp Thìn năm Cảnh Trị thứ 2 (1664) lấy đỗ 13 người
Khoa Định Mùi năm Cảnh Trị thứ 5 (1667) lấy đỗ 3 người một hạng Đệ tam giáp ĐISXT
Khoa Canh Tuất năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) lấy đỗ 30 người Trạng
nguyên Ï người, Hoàng giáp 3 người và Đỗ Đệ tam giáp có 26 người
Khoa Quý Sửu năm Dương Đức thứ 2 (1673) lấy đỗ 6 người đồng hạng Đệ tam giáp
Khoa Bính Thìn năm Vĩnh Trị thứ 1 (1676) lấy đỗ 19 người
Khoa Canh Thân năm Vĩnh Trị thứ 5 (1680) lấy đỗ 19 người Khoa Quý Hợi năm Chính Hoà thứ 4 (1683) lấy đỗ 17 người Khoa ất Sửu năm Chính Hoà thứ 6 (1685) lấy đỗ 13 người
37
Trang 39Khoa Mậu Thìn năm Chính Hoà thứ 9 (1688) lấy đỗ 7 người
Khoa Tân Mùi năm Chính Hoà thứ 12 (1691) lấy đỗ I1 người
Khoa Giáp Tuất năm Chính Hoà thứ 15 (1694) lấy đỗ 5 người một hạng Đệ tam giáp
Khoa Đinh Sửu năm Chính Hoà thứ 18 (1697) lấy đỗ 10 người Hoàng
giáp là 2 người Hà Nội và Đệ tam giáp là § người
Khoa Canh Thìn năm Chính Hoà thứ 21 (1700) lấy đỗ 18 người Khoa Quý Mùi năm Chính Hoà thứ 24 (1703) lấy đỗ 6 người Khoa Bính Tuất năm Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) lấy đỗ 21 người
Khoa Nhâm Thìn năm Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712) lấy đỗ 19 người
Khoa ất Mùi năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) lấy đỗ 19 người Khoa Mậu Tuất năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718) lấy đỗ 17 người Khoa Tân Sửu năm Bảo Thái thứ 2 (1721) lấy đỗ 2 người
Khoa Giáp Thìn năm Bảo Thái thứ 5 (1724) lấy đỗ 17 người
Khoa Định Mùi năm Bảo Thái thứ 8 (1727) lấy đỗ 10 người Khoa Tân Hợi năm Vĩnh Khánh thứ 3 (1731) lấy đỗ 12 người
Khoa Binh Thin nam Vinh Huu thứ 2 (1736) lấy đỗ 15 người, trong đó
Trạng nguyên Ì người,
Khoa Kỷ Mùi năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1739) lấy đỗ 8 người Khoa Quý Hợi năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) lấy đỗ 7 người Khoa Bính Dần năm Cảnh Hưng thứ 7 (1746) lấy đỗ 4 người Khoa Mậu Thìn năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748) lấy đỗ 13 người Khoa Nhâm Thân năm Cảnh Hưng thứ 13 (1752) lấy đỗ 6 người
Khoa Giáp Tuất năm Cảnh Hưng thứ 15 ( ) lấy đỗ 8 người cùng hạng Đệ tam giáp
Khoa Định Sửu năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757) lấy đỗ 6 người Khoa Canh Thìn năm Cảnh Hưng thứ 21 (1760) lấy đỗ 5 người Khoa Quý Mùi năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763) lấy đỗ 5 người
38
Trang 40Khoa Bính Tuất năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766) lấy đỗ 11 người Khoa Kỷ Sửu năm Cảnh Hưng thứ 30 (1769) lấy đỗ 9 người
Khoa Nhâm Thìn năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772) lấy đỗ 13 người Khoa ất Mùi năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) lấy đỗ 17 người Khoa Mậu Tuất năm Cảnh Hưng thứ 39 (1778) lấy đỗ 4 người Khoa Kỷ Hợi năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) lấy đỗ 15 người Khoa Tân Sửu năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781) lấy đỗ 2 người
Khoa Ất Ty năm Cảnh Hưng thứ 46 (1785) lấy đỗ 5 người
Trở lại bối cảnh lịch sử đây là những năm tháng suy tàn của thời Lê - Trịnh khi Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Hữu Chỉnh tâu vua đặc cách mở Chế khoa, không qua thi Huong, cho phép được đề cử ứng thí vài trăm người thi lấy
đỗ 2 người gọi là Đồng chế khoa xuất thân Định Mùi năm Chiêu Thống l (1787)
Còn có khoa thi Hội ngay trong năm Định Mùi (1787) như định lệ lấy đỗ
14 người
*/ BAI HOC VE TRONG DUNG NHAN TAI
Nhà Lê sau khi bị mất ngôi vào tay nhà Mạc năm 1527, đến nam 1533 được trung hưng, nhưng sự nghiệp trung hưng này thắng lợi nhờ công lao của họ Trịnh giúp cho nhà Lê chiếm lại Thăng Long từ năm 1592 Kể từ đây đồng thời tồn tại vua Lê và chúa Trịnh cùng tham gia chính sự Triều đình Lê Trịnh này kéo dài trong hai thế kỷ: XVII và XVIH Hai thế kỷ này là hai thế kỷ khá quan
trọng với nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội nổi bật
Kế nối hệ tư tưởng thời Lê từ thế ký XV, các thế lực phong kiến dù ở đàng Trong hay Đàng Ngoài đều lấy Nho giáo làm nền tầng tư tưởng của mọi thiết chế chính trị, xã hội Để củng cố hơn nữa địa vị của Nho giáo trong nhân dân, năm 1663, chúa Trịnh đã mở rộng 24 điều giáo huấn của Lê Thánh Tông thành 47 điều giáo hóa, phân phát cho các địa phương để giảng giải đến tận người dân
39