Đề tài khoa học Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của thăng long Hà Nội .Vai trò khoa học trong lịch sử phát triển của Thăng Long Hà Nội
Trang 1CHUONG TRINH KHOA HOC XA HOI CAP NHA NƯỚC KX.09 "Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và giá trị lịch sử - văn hoá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội,
phục vụ phát triển toàn diện Thủ đơ"
ĐÈ TÀI KX.09.0§: "Phát triển khoa học và
trọng dụng nhân tài của Thăng Long - Hà Nậi"
t*wkukww%k*%*&kkwkk&kkkk&
HỘI THẢO KHOA HỌC LÀN THỨ NHÁT:
VAITRO KHOA HOC |
TRONG LICH SU PHAT TRIEN CUA THANG LONG - HA NOI
Hà Nội, ngày 06-12-2005
6953 ƒ
Trang 2MUC LUC
1 Bài dẫn: Vai trò khoa học trong lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội
GS-TSKH Vũ Hy Chương, Chủ nhiệm Đề tài KX.09.08
2 Đôi nét về việc ứng dụng khoa học trong lĩnh vực xây dựng ở Thăng
Long thời Lý của cha ông ta
TS Dinh Khắc Thuân, Viện Nghiên cứu Hản Nôm
3 Đặc trưng của kỹ thuật xây dựng thời Trần PGS-TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học
4 Những chứng cứ lịch sử về ứng dụng khoa học trong lĩnh vực xây dựng ở Thăng Long thời Lê (sơ)
Thể Tạ Hoàng Vân, Viện Nghiên cứu Kiến trúc
5 Việc áp dụng các hình thức kiến trúc và phương pháp quy hoạch
phương Tây ở Hà Nội dưới thời Pháp thống trị
ThS Pham Thị Tuyết, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
6 Những thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng và
phát triển các khu đô thị mới Hà Nội
ThS-KTS Nguyễn Phú Đức, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội ThS-KTS Trần Quốc Thái, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
7 Những chứng cứ về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở Hà Nội thời Pháp thống trị
CN Đào Thu Vân, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
8, Một số ứng đụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
ở Hà Nội thời Pháp thống trị
CN Trấn Văn Kiên + CN Hồ Công Lưu, Khoa Việt Nam học - Đại học
Sư phạm Hà Nội
9, Những chứng cứ lịch sử về ứng dụng khoa học trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Thăng Long thời Lý
TS Phạm Jăn Thắm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm
10 Những chứng cứ về ứng dụng khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hà Nội thời Pháp thuộc
1S Vũ Thị Hoà, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
11 Sơ lược một vài chứng cứ về y học Hà Nội từ kh: Pháp xâm lược
Trang 312 13 14 15 1ó 17 18 19 20 21 22 Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước Đại Việt thời nhà Trần
1S Nguyễn Thị Phương Chỉ, Viện Sử học
Giáo dục thời Nguyễn ở Thăng Long - Hà Nội (từ 1802 đến 1919) TS Hà Mạnh Khoa, Viện Sử học Những chứng cứ về ứng dụng khoa học trong đời sống của Hà Nội thời Pháp thống trị CN Phạm Ngoc Anh, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội Các tác phẩm có giá trị thời Lý
TS Trương Đúc Quả, Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Các tác phẩm có giá trị xuất bản ở Hà Nội thời Pháp thống trị
Nguyễn Quỳnh Anh, Khoa Việt Nam học - Đại học Sư phạm Hà Nội Thực trạng phát triển và kết quả hoạt động của lĩnh vực Khoa học tự
nhiên ở Hà Nội trong thời kỳ Pháp thuộc (1884-1954)
Thể Lê Thị Thu, Khoa Lịch sứ - Đại học Sư phạm Hà Nội
Sự phát triển, kết quả hoạt động, hệ thống tổ chức và tiềm lực của
Khoa học tự nhiên của Hà Nội từ 1986 đến nay KS Đặng Quang Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ
Thực trạng phát triển và kết quả hoạt động của lĩnh vực khoa học kỹ thuật ở Hà Nội trong thời Pháp thống trị
Thể Nguyễn Thị Như Hoa, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
Thực trạng phát triển và kết quá hoạt động của lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội trong thời kỳ Pháp thống trị
ThS Lê Hiển Chương, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội
Vài nét về luật pháp đưới triều Lê sơ
TS Phan Phuong Thảo, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
CN Tống Văn Lợi, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Đóng góp của xã hội học theo nghĩa một công cụ hữu hiệu thực hiện
Trang 4Bài dẫn Hội thảo khoa học lần thứ nhất Đề tài KX 09.08
VAI TRÒ KHOA HỌC TRONG LỊCH SỬ PHAT TRIEN CUA THANG LONG - HA NOI
Trong kế hoạch hoạt động của Đề tài KX.09.08 có 5 cuộc hội thảo khoa
học Đây là cuộc Hội thảo khoa học lần thứ nhất, với chủ đề "Vai rò khoa học
trong lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội"
Nội dung cụ thể về chủ để hội thảo lần này là:
- Nêu những nét độc đáo qua các chứng cứ lịch sử về ứng dụng khoa học trong các mặt hoạt động để phát triển của Thăng Long - Hà Nội ở các triều đại và thời kỳ lịch sử từ thời nhà Lý cho đến nay
- Sơ bộ về quá trình phát triển của các lĩnh vực khoa học ở Thăng Long -
Hà Nội qua 10 thế kỷ
Hoạt động nghiên cứu của Đề tài KX.09.08 được tổ chức thành 7 Nhánh theo các thời kỳ: nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, thời vua Lê chúa Trịnh, nhả Nguyễn, thời Pháp thống trị, thời kỳ chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Trong các Nhánh đó đã tiến hành 63 chuyên để nghiên cứu về các nội dung thuộc chủ để phát triển khoa học, để cập đến: những chứng cứ ứng đụng khoa học trong quy hoạch và xây dựng, trong các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong nông nghiệp, trong các hoạt động giáo dục, văn hoá, xây dựng nếp sống và tổ chức đời sống xã hội, về sự phát triển và thành quả của các lĩnh vực khoa học được thực hiện tại Thăng Long - Hà Nội
Những chứng cứ lịch sử, mà quan trọng nhất là những kết quả khảo cỗ học,
cùng với những di tích, hiện vật và tư liệu khảo cứu, đã phản ánh hết sức phong phú những thần tích của ông cha ta bao nhiêu đời trước nay trong quá trình dựng xây đất nước và tổ chức đời sống xã hội Riêng về vấn để phát triển của khoa học, tưởng như là khó tìm những chứng cứ, nhưng các chuyên để nghiên cứu cũng đã
tập hợp được rất nhiều dẫn giải khẳng định về vai trò của khoa học đối với sự
phát triển của đất nước ta nói chung, của Thăng Long - Hà Nội nói riêng, trong
suốt hàng nghìn năm lịch sử đã qua
Về phát triển trong quy hoạch và xây dựng, có thể nói là một trong những
lĩnh vực thể hiện rất rõ ông cha ta đã vận dụng ngày càng phổ biến những hiểu
biết trên nhiều lĩnh vực khoa học để thực hiện Kiến thức về địa lý, về phong thuỷ là những căn cứ khoa học trước nhất được vận dụng, để chọn địa điểm cho xây
Trang 5dựng Điển hình là cuộc tìm địa điểm định đô ở đất Thăng Long, cũng như việc
chọn hướng xây dựng kinh thành, xây dựng các lâu đài, xây dựng nhà cửa trong dân, làm đường đi lối lại, xây dựng các giếng nước cung cấp nước dùng và hệ
thống cống rãnh thoát nước thải Kết quả khai quật bước đầu phát lộ đấu tích kinh
thành Thăng Long xưa với một quy mô rất bề thế, chứng minh toàn bộ kinh thành
và những công trình đã được xây dựng theo những tính toán hết sức khoa học Rồi đến kỹ thuật xây dựng công trình, kiểu cách kiến trúc, vật liệu và chất kết
dính, nỗi bật là việc xây dựng Thành Cổ Loa, tuy nội dung câu chuyện lưu truyền mang đậm nét truyền thuyết, nhưng thực tế là trong xây dựng tất cả các toà lâu đài và nhà ở khá bền vững từ thời xa xưa cách đây hàng nghìn năm, đã khẳng
định đều được đựa trên những ứng dụng hiểu biết khoa học Kế cả việc lưu truyền kinh nghiệm trong dân gian, tất cả kích thước để xây đựng một ngôi nhà đều khắc
đánh đầu chỉ trên một cây thước sào bằng tre gác trên xà nhà Đến những thời gần đây, nhất là từ sau khi Pháp xâm lược, đã ứng dụng rõ nhất những kiến thức khoa bọc trong quy hoạch mở mang Hà Nội, trong kiến trúc và xây dựng những toả nhà khá đồ sộ nhưng thích hợp với khí hậu của vùng nhiệt đới, điển hình là toà nhả của Ngân hàng Đông Dương, Nhà hát lớn, Dinh Toản quyển, Trong những năm
vừa đây, chúng ta mở rộng quy mô Thành phố Hà Nội, cũng đều vận dụng tổng
hợp những kiến thức khoa học để lựa chọn quy hoạch các vùng đô thị mới, xây
dựng các toà nhà cao tầng, các hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị
Trong sản xuất công nghiệp vả tiểu thủ công nghiệp, rất nhiều ngành nghề
truyền thống đều có thể kể ra những chứng cứ ứng dụng khoa học trong sản xuất
Như với sản xuất giấy đó giấy bản; tìm chất làm phẩm màu nhuộm từ cây cỏ và các chất tự nhiên; kỹ thuật trộn đất làm phôi đồ gốm sứ và kỹ thuật chế các loại
men cũng như kỹ thuật nung đã tạo nên những sản phẩm của vùng Bát Tràng nổi
tiếng ở trong nước và ngoài nước từ nhiều thế kỷ; Một trong những ngành sản xuất có tiếng tăm lẫy lừng là nghề đúc đồng ở Ngũ Xã, bằng phương tiện kỹ thuật thủ công nhưng với công nghệ truyền thống đặc sắc và tay nghề tỉnh xảo, đã đúc
nên những pho tượng liền khối không lồ, cho đến nay khách tham quan trong nước và quốc tế vẫn chiêm ngưỡng với sự trầm trồ thán phục Hàng nghìn làng nghề trong cả nước (hiện nay cả nước có 1450 làng nghề, trong đó Hà Nội có 48
làng nghề), với những sản phẩm truyền thống như: gốm Bat Trang, dét Tân Triều, giấy dó Bưởi, giấy sắc Nghĩa Đô, dat vàng Kiêu Ky, đúc đồng Ngũ Xã, điêu khắc
gỗ Vân Hà, sơn mài Đông Mỹ, các ngành kim hoản, thêu ren, sản xuất gạch ngói,
và các ngành chế biến thực phẩm mang dâu ân địa phương, như bánh cuốn Thanh
Trang 6Trong san xuat néng nghiép, nét néi bat của ứng dụng khoa học đã tạo nên những sản vật đặc sắc không thể nào quên đối với mỗi người dân Việt, đó là đào
Nhật Tan, hoa Ngoc Ha, cai dua Déng Du, hing Lang, ., va nhitng sản pham
nông nghiệp được chế biến vẫn gợi những cảm xúc thèm ăn khi được nhắc đến Về kỹ thuật canh tác, đã được ông cha ta đúc kết từ bao đời, với sản xuất lúa nước thì "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", "khoai đất lạ, mạ đất quen", áp dụng
kỹ thuật "3 sôi 2 lạnh" để ngâm thóc giống ủ mầm gieo mạ, cấy lúa có hàng con hàng sông với hàng sông theo hướng rọi nắng mặt trời để cây lúa quang hợp tốt nhất, dùng bèo hoa dâu và cây điền thanh vừa chống cỏ mọc hại lúa vừa sẽ vùi đất làm phân bón thúc cho lúa, Nuôi trâu cày thì chọn con "sừng canh na, da
bình vôi, mắt ốc nhôi, tai lá mít, dit long ban”
Trong xây đựng nếp sống và tổ chức đời sống xã hội, Thăng Long - Hà Nội
đã trải qua biết bao thay đổi theo tiến trình phát triển cả về bề rộng và chiều sâu tiến tới văn minh hiện đại Từ những hương ước định ra một số quy chế mang tính lệ tục của từng làng để mọi người dân cùng theo mà chăm lo xây dựng đời sống xã hội có tính văn minh trong làng xóm; đến sau này tiến tới có những quy
định mang tính hệ thống về văn minh đô thị thực hiện trên toàn địa bàn Kinh đô -
Thủ đô Sống khoẻ sống đẹp với những hoạt động thể dục và thể thao quân
chúng, giữ gìn vệ sinh chung, ứng dụng rộng rãi những bài thuốc gia truyền và phương thuốc dân gian để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, Tất cá những điều đó toát lên sự vận đụng các kiến thức khoa học để tổ chức mọi hoạt động đời sống xã hội ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ trong từng gia đình, trật tự và sạch sẽ ở mọi khu
vực công cộng và đường phố, đường làng ngõ xóm
Nhiều công trình có giá trị đã được biên soạn và lưu truyền lại, như những
tác phẩm về sử học, về địa lý, về các thể loại văn thơ, về y thuật, cả về toán học và những lĩnh vực khác Gần đây nhất, là những công trình và cụm công trình
được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ và về văn học nghệ thuật, được trao thưởng năm 1996, năm 2000 và năm
2005 Trong đó không ít những công trình gắn bó với Thăng Long - Hà Nội
Trong thời gian một thế kỷ vừa đây và hiện nay, những ứng dụng khoa học rất rộng rãi vào mọi hoạt động tô chức quản lý đô thị và làng xã ở Hà Nội cũng
như nhiều vùng khác trong cả nước Các cấp chính quyền Thủ đô đã dầy công xây
Trang 7một Thành phố Vì Hoà Bình, một Thành phố Xanh Sach Đẹp, một trung tâm
chính trị - kinh tế - khoa học - văn hoá của đất nước
Với vị trí của Thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung đông nhất các cơ quan khoa học lớn, nhiều trường đại học lớn, được sự góp sức của đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học thuộc các cơ quan của trung ương, cùng với khối cán bộ khoa học ở các cơ quan của Thành phố, tạo nên tiềm lực khoa học mạnh phục vụ cho phát triển
toàn diện của Thủ đô nói riêng và của đất nước nói chung
Các chuyên để nghiên cứu trong Đề tài KX.09.08 đã thực hiện nêu lên rất
nhiều dẫn chứng và phân tích cụ thể Tuy nhiên, mỗi chuyên đề chỉ nêu được vào
một khía cạnh nội dung và ở một thời kỳ lịch sử nhất định Đề hệ thống lại có tính
đúc kết, thì theo kế hoạch hoạt động của Đề tài, phải đến cuỗi năm 2006 mới thực
hiện được qua các báo cáo tổng hợp của các Nhánh và xúc tiến các chuyên để”
tổng hợp chung Do vậy, cuộc Hội thảo lần thứ nhất này chỉ yêu cầu tập hợp
những dẫn chứng để trao đổi với nhau làm rõ các câu hỏi sau đây:
1) Có hay không việc ứng dụng khoa học trong các hoạt động để phát triển của Thăng Long - Hà Nội, kế từ những thời xa xưa cho đến ngày nay?
2) Vai trò khoa học đối với quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội như thế nào?
3) Tiêm lực khoa học của Thăng Long - Hà Nội có những gì đáng chú ý và
có những đóng góp như thế nào vào quá trình phát triển?
Những vấn đề về quan điểm và giải pháp phát triển khoa học của Hà Nội,
phục vụ yêu cầu phát triển toàn điện Thủ đô trong những năm thực hiện mạnh mẽ
cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, sẽ là chủ đề ở cuộc Hội thảo khoa học lần thứ ba
và lần thứ năm của Đề tài được dự kiến tiến hành vào cuối năm 2006 và giữa năm
2007
Ban Chủ nhiệm Đề tài KX.09.08 xín để nghị các thành viên tham dự Hội thảo tập trung thảo luận và trao đổi vào mẫy nội đung theo chủ đề đã nêu
Xin chúc cuộc Hội thảo lần thứ nhất của Dé tài thành công tốt đẹp
Xin chúc sức khoẻ tất cả quý vị đại biểu
Ban Chủ nhiệm
Trang 8ĐỀ TÀI KX.09.08
THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC
Ø£ tài: ĐÔI NÉT VỀ VIỆC ỨNG DỤNG KHOA HỌC TRONG LĨNH vuc XAY DUNG 6 THANG LONG THOI LY CUA CHA ONG TA
Dinh Khac Thuan
(TS Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
Thời Lý ngay sau khi thành lập năm 1010 đã quyết định đời đô từ Hoa L-, šn kinh đô nhà Đinh-Lê, ra Đại La, đổi thành Thăng Long Từ đó, nhà Lý bắt tay vào việc xây dựng kinh thành với các quần thể kiến trúc cung đình, sinh hoạt tôn giáo, văn hoá xã hội và hoạt động kinh tế Trong các hạng mục công trình này, nổi bật hơn cả là xây dựng kinh thành, đền đài và chùa tháp Những chứng tích hiện còn có thể tìm thấy trong các nguồn thư tịch, cũng như đi tích khảo cổ học, nhất là di tích khảo cổ học Hoàng thành tại số 18 Hoàng
Diệu, Hà Nội là vô cùng phong phú mà bài viết này chỉ điểm ra đôi điều
1 Các công trình kiến trúc qua thư tịch Hán Nôm
a Các công trình kiến trúc, trước hết là quần thể kiến trúc tại kinh thành
‘Lg Long xưa, được ghi chép khá phong phú trong các nguồn thư tịch cố Trong đó, phần lớn các sự kiện xây dựng, mở rộng kinh thành Thăng Long thời Lý đều được ghi chép trong các bộ sử lớn như Việt sử lược, Đại Việt sử kí
toàn thư, chẳng hạn một đoạn ghi chép sau:
“Tháng giêng, cải nguyên là Thuận Thiên năm đầu (1010) Xưa vua thấy thành Hoa Lar chật hẹp bèn dời đô ra thành Đại La Trong kinh Thăng Long xây điện Triểu Nguyên, bên trái đựng điện Tập Hiển, bên phải dung
Trang 9điện Giảng Vũ, bên trái mở cửa Phi Long, bên phải mở cửa Đan Phượng,
chính bắc mở Cao Điện Thêm gọi là Long Trì, trong hai bên Long Trì cố
hành lang chạy chung quanh Phía sau điện Càn Nguyên, dựng hai điện Long An, Long Thuy, bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau có cung Thúy Hoa Bốn phía thành mở bốn cứa: Phía Đông gọi là Tường Phù, phía Tây gọi là Quảng Phúc, phía Nam gọi là Đại Hưng, phía Bắc gọi là Diệu Đức 6 trong thành lại xây chùa Hưng Thiên, lầu Ngũ Phuong tinh, ở phía Nam thành xây chùa Thắng Nghiêm” (Việt sử lược, Trần Qu Vuong dịch, tái bản 2005, H tr.70-71)
Như vậy, ngay sau khi dời đô ra Thăng Long, nhà Lý đã xây dựng Thăng Long thành kinh đô to lớn và lâu bên cho Đại Việt Quy mô rộng lớn đó đòi hỏi mặt bằng rộng lớn để quy hoạch kiến thiết Vì vậy đã có không ít
người dân phải di dời ra ven đô để nhường đất cho triểu đình xây dựng kinh
thành Một trong số dấu tích của những cư dân gốc kinh thành xưa ấy là dân châu Cơ Xá, nay thuộc phường Bắc Biên quận Long Biên thành phố Hà Nội Người dân ở phía bắc, nhưng thực ra vốn ở phía nam rồi sử dụng cả hai bên bờ sông Hồng, ngay sát kinh thành Thăng Long xưa Nơi đây hiện có ngôi chùa
An: 3á, có một quả chuông đồng đúc năm Chính Hoà 11 (1690) Trên 4 ô lớn
phia trên chuông và cả một phận trong lòng chuông khắc lại các sắc chỉ từ đời
vua Lê Hồng Đức thế kỷ XV đến nhà Mạc niên hiệu Quảng Hoà 4 và 5 (1544,
1545), cùng các chúa Trịnh vào niên hiệu Vĩnh Tộ, Đức Long, Phúc Thái,
Thịnh Đức và Chính Hoà (thế kỷ XVIH-XVHD Các sắc chỉ khắc trên chuông chùa An Xá này cho biết người dân Cơ Xá vốn sống trong nội thành, đã
nhường đất để vua Lý Thái Tổ xây dựng kinh thành Thăng Long, mà đời đến bãi Cơ Xá ở giữa sông, sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm và chở đò Các đời
vua đều ban sắc miễn trừ sưu thuế và binh địch cho dân phường Cơ Xá này Nơi đây cũng chính là quê của Lý Thường Kiệt mà tên thật của ông khi nhỏ là họ Ngô Thủa nhỏ ông từng sinh sống, học hành ở đây Người dân Co Xá ngay sau khi chuyển đến bãi sông, đã gặp nhiều trở ngại trong các mùa nước lớn,
Trang 10nên thường qua lại sinh sống ở hai bờ Nam, Bắc sông Hồng Trải nhiều đời,
đến thời Lê trở đi người dân Cơ Xá định cư ở phía Bắc sông, mà ngày nay còn
có tên gọi Bắc Biên
Các công trình kiến trúc ở Thăng Long ngay sau đó tiếp tục được mở rộng quy mô, trong đó có một số hạng mục công trình kiến khác được xây
mới Thực tế, cấu trúc thành Thăng Long thời Lý đã dần dan hình thành ba vòng thành khác nhau, bao bọc lấn nhau:
Vòng ngoài cùng là Đại La hay La Thành bao bọc quanh toàn bộ Hoàng thành Cấm thành và khu dân cư của kinh thành Đại La có nhiều cửa
như Triều Đông (cuối phố Hàng Than), Đoài Mơn, cửa Trường Quảng (Ơ Chợ
Dừa) thời Lý Hoàng thành là vòng thành bao quanh các kiến trúc cung điện
nơi vua, Hoàng tộc và triều đình làm nơi sinh sống, làm việc, nghỉ ngơi và bao
quanh cả khu Cấm Thành
b Đối tượng xây dựng chủ yếu là đến đài, cung điện và chùa tháp Ngồi kinh đơ Thăng Long, nhà Lý còn cho xây rất nhiều chùa tháp
Phật giáo được xem là quốc giáo nên các công trình xây dựng đã chịu
ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố Phật giáo Biểu tượng lá đề, hoa sen, hoa cúc gần như có mặt trong hầu hết các di tích kiến trúc thời Lý Kể từ thời Đinh-Lê và đặc biệt là từ thời Lý, sau khi giành được độc lập, với chính sách kinh tế
cởi mở, cộng với nền chính trị, xã hội ổn định đã đưa nước ta đến đỉnh cao của
sự phát triển Đại Việt đã trở thành mọt quốc gia hùng mạnh trong khu vực Nhà Lý tôn sùng đạo Phật cho nên đã cho xây dựng khá nhiều chùa, tháp ở Thăng Long và khắp nơi trong cả nước Trong đó có không ít công trình Phật giáo do chính nhà vua và người trong Hoàng tộc đứng ra xây dựng
như tháp Chương Sơn (Hà Nam) do vua Lý Nhân Tông xây dựng trong 9 năm
liên (từ 1108 đến 1117), hoặc chùa Lạng (Hưng Yên), chùa Phật Tích (Bắc Ninh), tháp Tường Long (Hải Phòng) Tài liệu thư tịch cho biết Y Lan phu nhân từng cấp tiền xây dựng hàng trăm ngôi chùa Việc kiến thiết chùa tháp
3
Trang 11này đều được văn bia ghi lại Tuy đã bị huỷ hoại nhiều, song văn bia thời Lý liên quan đến xây dựng, tu bổ chùa tháp có cả thảy trên 20 văn bản Hầu hết chúng đã được sưu tập và công bố trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 1,
Viện Nghiên cứu Hán Nôm 1998 Sự sùng Phật và ứng dụng khoa học để xây
chùa Diên Hựu trên 1 cột lớn, nên gọi là chùa Một Cột Văn bia Sàng Thiện
Diên Linh tháp bi dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) đời vua Lý Nhân
Tông ở núi Đọi (Hà Nam) cho biết vị Vua này từng huy động các thầy địa lý, thợ đo vẽ, thợ mộc, thợ đẽo đá, thợ đúc chuông và thợ tạc tượng để dựng tháp Sing Thiện Diên Linh trên đỉnh núi Long Đọi (Hà Nam) Công việc kéo dài su rong 3 năm liền từ năm 1118 đến năm 1121 Tháp gồm 13 tầng có 40 cửa, trên đỉnh đặt các hòm xá ly Đây là công trình lộng lẫy vừa dành cho để tôn vinh đạo Phật và vừa cho sự trường tồn của các bậc đế vương của triểu Lý Đồng thời đây cũng là một trong những công trình hội tụ các tri thức khoa học đương thời
2 Về di tích khảo cổ học:
Di tích khảo cổ học tiêu biểu là đi tích Hoàng Thành tại phố Hoàng
Diệu (Hà Nội) mới được phát lộ, là dấu vết vật chất sinh động về các công
trình kiến trúc, cũng như trình độ ứng dụng khoa học trong việc xây dựng kinh
thè+ › Thăng Long thời Lý của cha ông ta
a, Các dấu tích kiến trúc
Các dấu tích kiến trúc nổi bật nhất là kiến trúc nhà cửa như các loại
móng trụ và chân tảng đá; các loại cột nhà; nên nhà đấp đất, nền nhà và sân nền lát gạch vuông; cùng các dấu tích cống thoát nước
Về móng trụ: Tại khu đi tích Hoàng thành, các nhà khảo cổ học đã phát
hiện các loại móng trụ chính trong các công trình kiến trúc ở đây như sau:
Loại móng trụ được làm bằng sôi, móng trụ được làm bằng sành, móng trụ
được làm bằng gạch ngói vụn, móng trụ được làm bằng sỏi kết hợp với gạch
ngói vụn, móng trụ được làm bằng gạch vồ và móng trụ được làm bằng gach
Trang 12hoặc ván gỗ
Trừ các loại móng trụ kê bằng gạch và ván gỗ thì kỹ thuật làm đơn giản, còn các loại móng trụ khác được làm bằng kỹ thuật đồng nhất: Mỗi móng trụ được đào một hố vuông sâu trung bình I,20cm, rộng 1,40cm, trong hố vuông này các loại vật liệu được nhồi chặt lần lượt đầm nện rất chặt, thành một khối cứng như khối bê tông hiện đại Móng trụ là các vết tích cồn lại nhiều nhất và là đặc trưng cơ bản để nhận điện quy mô và cấu trúc của các đi tích kiến trúc
Các móng trụ thường được đặt chân tảng đá lên trên để đỡ cột kiến trúc
(tảng đá kê chân cột - chân tảng đá) Hầu hết các móng trụ đều bị mất đá kê chân tảng vì đã bị phá bỏ và xê dịch qua các biến thiên của lịch sử Tại địa điểm Hậu Lâu có hàng loạt chân tẳng đá hoa sen thời Lý được xếp lại để xây một công trình thời Lê sơ ở đây Tuy nhiên, ở một số hố khai quật tại Hoàng Thành, nhiều móng trụ vẫn còn các đá kê trang trí hoa sen thời Lý và thời Tran ở nguyên vị trí ban đầu trên các trụ móng sỏi Các cột tảng đá kê đang đặt trên móng trụ cho phép khẳng định chức năng của các móng trụ ở khu di
tích Hoàng Thành này là được làm để đỡ các loại cột của các công trình kiến
trúc ở đây
Về cột nhà:
Kiến trúc ở đây do có móng trụ và tảng đá kê cột đá, nên phía trên của
kiến trúc sẽ là khung nhà gỗ với nhiều hàng cột khác nhau, tuỳ theo cấu trúc
của vì kèo Cột gỗ có thể được làm bằng gỗ hoặc bằng đá Trước đây đã tìm
được cột đá chạm rồng ở khu vực gần Bách Thảo Tại khu Hoàng thành, đã
tìm thấy nhiều cột gỗ đang còn đang được giữ nguyên ở vị trí ban đầu Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng đó là những cột gỗ trước thời Lý
Vết tích nên nhà: Các nên nhà đều được đắp bằng loại đất sét mầu xanh
xám và đất sét màu vàng hoặc màu vàng loang lổ Có lớp nên thuộc thời Lý
được đấp rất dày gần 1 m, trên đó là nền thời Trần khoảng 10 đến 12 cm Theo các nhà địa chất thì đất đai đắp nên nhà ở đây đều được đem ở các khu vực
Trang 13khác có thể là miền trung du về để san và tôn cho nền nhà được cao ráo, chắc chắn Hầu hết các khu vực khai quật ở Hoàng Diệu thuộc Hoàng Thành xưa đều có hiện tượng tôn nền, san nên như vậy Điều đó chứng tỏ các kiến trúc ở
đây được xây dựng rất công phu và đòi hỏi phải huy động rất nhiều sức người, sức của Điều đó cho thấy tính chất quan trọng của các công trình kiến trúc
khu vực Hoàng Thành trước đây
b Mặt bằng kiến trúc
Các kiến trúc thời Lý còn được ở khu di tích Hoàng thành chủ yếu là
mặt bằng hình chữ nhật trong đó có các kiến trúc cụ thể như sau: Kiến trúc
n?'âo gian: kiến trúc này rất lớn, tính từ tâm rãnh thoát nước đông-tây rộng
17,65m, chiều dài khoảng 67m Một số hố khai quật khác, thấy có dấu tích
kiến trúc 2 hàng móng trụ sỏi gia cố, mỗi hàng có 5 móng trụ Có 2 kiến trúc
hiện còn 10 chan tang đá hoa sen thời Lý đang đặt trên móng trụ sỏi, còn lại là đặt trên móng sỏi Có dấu vết kiến trúc khá lớn, dài khoảng 60m, rộng 7,4m (tính từ tâm cột), xây bằng gạch ghi Long Thuy Thái Bình tứ niên (1057)
Dãy kiến trúc khác ở đây thuộc thời Lý, là cụm kiến trúc nhiều gian được bố trí thành 2 dãy: dãy kiến trúc phía đông ven dòng sông cổ đã xuất lộ 6 cụm có mặt bằng, quy mô và số lượng móng trụ khác nhau Mỗi đơn nguyên kiế rúc khác nhau có mặt kiến trúc khác nhau khá đa dạng và có thể được
phòi hợp với một số công trình kiến trúc khác
c Đặc trưng kỹ thuật xây dựng
Thời Lý chưa biết sử dụng chất kết dính là vôi vữa mà trong các công
trình mới chỉ biết dung vữa đất sét, đất bùn và hệ thống cá chìm Không dung
chất kết dính theo đúng nghĩa của nó mà công trình xây dựng vẫn không bị sụt
lở, đổ vỡ, thì đòi hỏi phải có những yếu tố sau đây:
Phải gia cố phân nền móng thật vững chắc, phẳng phiu Thời Lý thường
sử dụng đất sét để tạo nền Cũng có thể trên mặt nền đất sét còn được đầm kỹ
Trang 14bang gach ngói vỡ ở những vị trí chịu lực lớn, người ta thường sử dụng sôi
nhỏ để xây đổ trụ Những trụ sỏi này thường có đường kính trung bình từ 1
đến 2 m, trụ cao trung bình 0,5 đến 1 m Bên trên những trụ sỏi này thường được đặt bệ, chân tảng hay những vật nặng lên trên
Dùng cá chì để liên kết những khối vật liệu xây dựng bằng đá Dùng chốt gạch hay kỹ thuật xếp gạch so le để liên kết các thành phần kiến trúc bằng đất nung mà chủ yếu là liên kết gạch
Dùng cả chốt kim loại, chốt tre, gỗ để gắn các bộ phận trang trí kiến
trúc như gắn kết lá đề vào ngói bò nóc, bờ dai, gắn các tượng động vật lên các
bộ mái kiến trúc
Trong xây dựng kết hợp cả hai nguồn nguyên vật liệu là đá và đất nung Đá được sử dụng để đếo cột, làm lan can, thành bậc, bó thêm, tay vịn và quan trọng nhất là làm chân tảng kê cột Đá còn được sử dụng vào việc xây bệ và
chế tạo những tác phẩm điêu khắc, nghệ thuật rồng, phượng, kỳ lân, sư tử, các
măng trang trí Nói chung đã được sử dụng vào những vị trí cần độ bền, chắc, vĩnh cửu
Nguyên vật liệu đất nung chủ yếu vẫn là các loại gạch, ngói, các mảng
trang trí, chế tạo lá để, đầu đao, đắp tượng
Việc chế tạo ra các loại hình vật liệu xây dựng đá, gạch, ngói, các mảng
trang trí phải có độ chuẩn xác cao Gạch phải rất chuẩn mực về hình dạng,
kích thước, rìa cạnh viên gạch phải vuông thành sắc cạnh, bể mặt viên gạch phải bong bảy, phẳng phiu, không cong vênh thì mới có thể xếp khít vào nhau được Các loại ngói cũng phải rất đồng bộ trong một công trình kiến trúc và người xưa cũng đã biết chế tạo ra nhiều loại ngói thích hợp để đặt ở từng vị trí của bộ mái: ngói ống lợp ở rìa mái, ngói bò lợp ở bờ nóc, bờ dải Có cả ngói hình thang để xếp ở các góc mái Còn ngói mũi hài đơn hoặc kép, ngói âm
dương, ngói mũi lá chỉ dùng để lợp mái Những loại ngói này đều có mấu
hoặc lễ chốt đỉnh ngói
~~]
Trang 15Các bộ phận được xây dựng bằng đá do đá thường to và nặng, lại càng
cần phải có sự gia cố, tu sửa, chuẩn xác cao Chỉ có như vậy khi ghép vào với
nhau công trình mới có độ khít và gắn kết chắc chắn
Các bộ phân chịu lực lớn của đi tích kiến trúc như móng nhà, trụ chân
tảng, tường, hành lang thường được xây dựng theo kiểu choãi chân: thượng
thu hạ thách” để công trình không bị nghiêng và có độ bền vững
Qua vật liệu, phế tích kiến trúc Hoàng thành Thăng Long, chúng ta hoàn toàn khẳng định rằng việc xây dựng ở thời Lý đã đạt tới trình độ cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật Các vật liệu và điêu khác ở đây cho thấy sự giao lưu văn hoá ở các nước lân bang, nhất là vùng dân tộc Chăm ở phía Nam
Tóm lại, nhà Lý khi xây dựng kinh thành Thăng Long, cũng như các
công trình Phật giáo khác như chùa tháp, đã biết ứng dụng nhiều thành tựu
khoa học trong việc chọn hướng, làm nền, tạo vật liệu và thiết kế, quy hoạch
để xây dựng được kinh thành Thăng Long rất quy mơ, hồnh tráng từ ngay thủa đầu kiến thiết Tuy các công trình kiến trúc này đều bị phá huỷ, song dấu
tích còn lại khá phong phú mà bài viết này của chúng tôi mới chỉ bước đầu khái quát được ở một vài khía cạnh
Tài liệu tham khảo chính
Việt sử lược, Bản dịch của Trần Quốc Vượng, Hà Nội (tái bản) 2005 Đại Việt sử ký toàn thư (Bản dịch), KHXH, Hà Nội 1998
Chuông chùa An xá (Bắc Biên) Gia Lam, Hà Nội
Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 1, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà
Nội 1998
Báo cáo kết quả nghiên cứu Tiểu ban 1, 2, 3 Hội nghị xác định vị trí và
giá trị của khu di tích khảo cổ học Ba Đình, Viện Khảo cổ học tổ chức năm
2004
Trang 16DAC TRUNG Cda KY THUGT XAY DUNG THO! TRAN
PGS TS Tống Trung Tín
(Viện Khỏo cổ học)
Dấu tích kỹ thuật xây dựng thời Trần ở Thăng Long đã tìm thấy gồm có nền móng các kiến trúc cung điện, đường đi, cống thoát nước, giếng nước và
vật liệu xây dựng Phổ biến là dấu tích các nền móng kiến trúc Qua đó ta có
thể thấy một số đặc điểm của kỹ thuật xây dựng thời Trần
1 Kỹ nghệ sản xuất vật liệu xây dựng rắn đạt trình độ cao kết hợp với việc sử dụng các vật liệu phế thải ở trong các vị trí thích hợp
Để sản xuất và chế tạo vật liệu rắn, thợ thời Trần đã sử dụng kỹ thuật
sản xuất gạch ngói và kỹ thuật sản xuất đồ đá
Kỹ thuật sẵn xuất gạch ngói liên quan tới lồ nung, lựa chọn nguyên liệu, luyện đất, tạo khuôn, kỹ thuật nung
Gạch ngói thời Trần khá đa dạng: gạch có gạch bìa, gạch lát nên, gạch
lát nên trang trí, gạch xây cống nước, ngói ống, ngói mũi, ngói mũi sen đơn,
ngói mũi sen kép, ngói bò nóc, các loại lá đề
Có thể thấy nguyên liệu đất sét được lựa chọn rất kỹ, mịn, ít tạp chất Kỹ thuật nung của thời Trần rất hoàn hảo Đồ nung được khống chế
đều, cao tới trên 1000°C, Do vậy các sản phẩm xây dựng bằng đất nung thời Trần đẹp, tạo đáng phức tạp nhưng rất hoàn hảo, màu đỏ tươi
Dưới đây là các loại vật liệu đất nung tiêu biểu thời Trần
- Gach: Gém có gạch xây và gạch lát nền ' Gạch xây thời Trần có các loại như sau:
.Gạch xây hình chữ nhật (dân gian có khi gọi là gạch bìa) Gạch màu đỏ,
chất liệu tốt, kích thước phổ biến đài 38cm, rộng 19cm, đầy 5,5cm Ở Thăng
Long có rất nhiều viên có in chữ “Vĩnh Ninh trường” ở trên một cạnh dài của
gạch Thỉnh thoảng có viên in ở 3 cạnh của gạch Có viên ¡n rất nhiều được coi
là viên thử khuôn chữ
Loại gạch này có ở đi tích Trần nhiều như Tức Mặc (Nam Định) Ý kiến
về địa đanh “Vĩnh Ninh” vẫn còn khác nhau Có người cho là sản xuất ở Nam
Định, có người cho là ở Thanh Hoá Tuy nhiên loại gạch “Vĩnh Ninh trường”
nhiều nhất là ở Thăng Long
Trang 17Gach lát nền: Loại gạch này hình vuông, chất liệu tốt, màu đỏ, kích thước khá lớn 36 — 37cmx7cm Gach lát thời Trần được xác định rất rõ bởi các loại hoa văn được in trên một mặt gạch
Cách thức trang trí hoa văn như sau: Mặt gạch được bố cục thành đường gờ vuông ở ngoài cùng, bên trong khung vuông 2 đường gờ đồng tâm Đường tròn trung tâm trang trí một bông hoa Đường tròn phía ngoài có 4 bông hoa, ở
4 lớp đối xứng qua đường tròn trung tâm 4 góc có 4 bông hoa kích thước nhỏ
Các loại gạch lát khác nhau được phân biệt bởi các loại hoa văn trang trí
khác nhau như hoa mẫu đơn, hoa cúc tròn, hoa cúc dây uốn lượn hình sin
- Ngồi:
Ngói thời Trần bao gồm ngói mũi sen, ngói mũi lá, ngói âm đương
Ngói mũi sen là loại ngói lợp hình chữ nhật, đầu mũi ngói hớt cong lên
với các đường lượn góc mềm mái
Căn cứ vào cách thức thể hiện mũi sen có thể chia ngói mũi sen thời
Trần làm nhiều loại Có loại ngói mũi sen kép, có loại mũi sen đơn Trong mỗi
loại còn có các loại có kích thước to nhỏ, dày, mỏng khác nhau
Cũng như gạch, ngói thường được làm bằng đất nung, chất liệu tốt, mầu
đỏ tươi
Hiện nay trong khu vực 18 Hoàng Diệu chưa tìm thấy viên nào nguyên lành mà đều bị vỡ Những viên ngói mũi sen kép có niên bản rộng 22,5cm, dày 2,8cm, có viên trộng 24,8em, dày 3,l1cm Ngói mũi sen đơn có viên rộng
25,5cm, day 2,2cm, có viên rất lớn rộng tới 30,3cm, dày 2,5cm
Ngói mũi lá: là loại khá phổ biến ở Thăng Long Loại này phân biệt với mũi sen là kích thước nhỏ, đẹt, mũ vát nhọn hình tam giác
Chất liệu ngói mũi lá tương tự như mũi sen nhưng độ rắn đanh có phần
cao hơn l
Một viên trung bình dài 26cm; rộng 15,6, dày 1,2em Cá biệt có viên kích thước rất lớn đài 4lcm, rộng 22cm, day 4,3cm, chuôi ngói có 2 lỗ chốt hình tròn
Ngói âm dương: Ngói âm dương cũng là một loại khá thông dụng ở Thăng Long Có lẽ loại rất phổ biến là ngói lợp có một viên hình lòng máng, một viên hình bán viên
2
Trang 18Về chất liệu và màu sắc, loại ngói này tương tự như loại trên Viên âm thường có hình lòng máng màu đỏ, một đầu to, một đầu nhỏ Kích thước trung
bình dài 30,7cm; rộng 25,5cm; dày 23cm Viên ống dài 35,5cm; rộng
20,2cm; dày 2,1cm Đầu ngói ống có phần cổ khớp nối khi lợp Viên ngói ống lớp diểm mái có phần đầu ngói hình tròn chạm hoa sen
Trên các loại ngối mũi sen và ngói ống, ngói bò nóc thường có gắn thêm các bộ phận trang trí
Loại ngói úp nóc, úp các bờ giải giáp mái thường gắn các loại lá đề lệch trang trí hình rồng hoặc phượng
Vài ví dụ: hố A.10 18 Hoàng Diệu tìm thấy loại lá đề trang trí lệch trang trí rồng (BĐ02 A10 L3), cao 48cm; rộng 13,5cm; dày 3,3cm Hai mặt
lá để in hình con rồng nổi Rồng có mào lửa dài, đầu rồng ngẩng cao, thân
rồng uốn lượng khoảng 10 -11 khúc Dưới thân rồng là dải mây cách điệu có đuôi khá mềm mại
Ở hố A15 thì là hình chim phượng Tư thế của chỉm phượng được bố
cục tương tự như hình rồng Phượng có phần mỏ to, đài và quặp Thân phượng thon chac Hai cánh xoè rộng về hai phía, đuôi đài, uốn khúc hình sin uốn lượn ở trên đỉnh đầu Phượng đậu trên một dải mây cách điệu lượn khá mềm
mại Toàn bộ lá đề cao 35cm; rộng 18cm, dày 4,2cm (BÐ02 A15 L1)
Trên lưng ngói lợp ở diễêm mái thường được gắn loại lá để lệch cân xứng Đề tài trang trí trên lá để cân xứng cũng tương tự như lá để lệch gồm hình rồng và hình chim phượng Thể thức bố cục của rồng và phượng ở đây y hệt như ở trên lá để lệch chỉ có khác là mỗi lá để có 2 con đối xứng thành từng cặp chầu vầng sáng hình lá đề nhỏ Kích thước loại lá đề này trung bình cao 27,7cm; rộng 22cm, dày 2,lcm : Ở hố A10 còn tìm thấy một loại chỉ có trang trí hình hoa 14: cao 19cm, rộng l6cm, dày 2cm
Kỹ thuật chế tác đá trong xây dựng Thăng Long được thấy chủ yếu qua các chân tảng Chân tảng đá thời Trần ở khu B đều được làm bằng đá xanh
Kỹ thuật cưa cắt, ghè đẽo hoàn thiện tạo nên các chân tảng đá xanh có trang trí hoa sen
Đá, gạch ngói chế tác để xây thêm, bó nền và lợp bộ mái
Còn lại vật liệu nhồi móng trụ thì người thời Trần chủ yếu là dùng sôi Loại vật liệu này vừa bền, vừa thích hợp xây móng, vừa có sẵn trong thiên
Trang 19nhiên Tuy nhiên muốn có sỏi thì phải tìm kiếm ở các nơi xa vận chuyển về
Có thể người thời Trần sử dụng sôi trong xây dựng móng cột là chính Như
vậy lượng sỏi được vận chuyển về xây dựng kinh đô là rất lớn
Bên cạnh sỏi, các loại phế liệu rắn và bền cũng được huy động để xây
móng như gạch vụn, ngói vụn và mảnh bao nung Móng xây con đường Đoan
Môn đã có những lớp dùng loại vật liệu này đập vụn ra và đầm nện rất chặt Sử dụng loại vật liệu này vừa tiết kiệm, vừa tạo ra độ bền của móng không kém gì sử dụng vật liệu sỏi
2 Kỹ thuật gia cố gia cố chống lún cho kiến trúc thời Trần được
tập trung vào các móng cột
Nền kiến trúc thời Trần được đắp bằng đất sét màu vàng rất chắc chắn
Tuy nhiên kỹ thuật gia cố móng nền kiến trúc lại tập trung vào móng trụ Hệ
thống móng cột cũng là dấu tích chủ yếu để nhận diện kiến trúc thời Trần
Hệ thống móng cột cũng này được thấy rõ ở khu B, địa điểm 18 Hoàng
Diệu Các móng cột ở đây được gia cố như sau:
- _ Đào một hố hình vuông, mỗi chiều rộng xấp xỉ 1m, sâu hơn 1m
- _ Vật liệu gia cố chủ yếu là sỏi
- Gia cố móng bằng vật liệu sỏi trộn với đất sét và được đầm nên rất
chặt chẽ theo nguyên tắc: cứ một lớp sỏi thì xen lẫn một lớp sỏi trộn
đất sét
Sau khi các móng cột được gia cố xong thì trên đó bắt đầu được đặt
chân tảng đá để dựng bộ khung nhà trên cột
Thực tế, để bảo vệ kiến trúc Trần ở khu B, chúng tôi chưa nghiên cứu
kỹ cách đầm nện các lớp Nhưng chúng ta có thể nhận thấy cách gia cố móng cột như vậy tương tự như cách gia cố móng nền con đường lát gạch “hoa chanh” ở Đoan Môn
Tại đây, chúng ta thấy móng nền con đường được dùng sỏi, gạch ngói vỡ, mảnh bao nung kết hợp với đất sét đầm nện thành 12 lớp đan xen nhau tạo
thành một lớp móng dày 0,8m hết sức kiên cố chắc chắn Móng trụ của kiến
trúc dày hơn 1m nghĩa là lớn hơn lớp móng của con đường, kiên cố hơn, chắc
chắn hơn nhiều nhằm mục đích đỡ toàn bộ khung và mái kiến trúc ở bên trên
mà đảm bảo không bị lún sụt
Kỹ thuật này cũng đã được thấy ở một số dị tích kiến trúc khác của thời
Trần như kỹ thuật xây móng chùa Phổ Minh đầu thế kỷ XIV và móng trụ kiến
trúc ở thành nhà Hồ (Thanh Hóa) xây năm 1397
Trang 203 Móng nền kiến trúc thời Trần được xây dựng bằng đất sét và mặt nền lát gạch và thường được viền quanh bằng các vỉa gạch lát trang trí
hình “hoa chanh”
Các vết tích nền móng kiến trúc thời Trần ở 18 Hoàng Diệu đã thấy chủ yếu được đắp bằng đất sét Móng nền như kiến trúc khu B được đắp day
tới gần 1m Đất sét thường có màu vàng, màu nâu đỏ, mịn chắc chắn
Theo các chuyên gia địa chất thì đất sét ở đây được vận chuyển từ nơi
khác đến Như vậy là việc xây đấp nền móng các kiến trúc thời Trần là rất
công phu
Ở Nam khu B, dấu tích móng nền kiến trúc thời Trần được xây đè lên
lớp kiến trúc thời Lý khoảng 20 — 30m Mặt nền kiến trúc này được xây bằng
gạch vuông lát nên Các nền nhà ở khu A và D, 18 Hoàng Diệu thuộc thời Trần đểu được viền dải trang trí hình “hoa chanh” Hiện tượng này rất phổ
biến trong kiến trúc thời Trần
Chẳng hạn dải nền trang trí lát gạch hình “hoa chanh” đã tìm thấy ở
kiến trúc cung đình nhà Trần ở Tức Mặc (Nam Định), khu lăng mộ nhà Trần ở Tam Đường (Thái Bình) Đặc biệt ở di chỉ Ly Cung (Thanh Hóa), nền kiến trúc ở đây được viên lát bằng một loại gạch hoa chuyên dụng rất đẹp
Viên lát trang trí được thực hiện không chỉ ở các kiến trúc mà còn được lất con đường Con đường Đoan Môn nằm ở chính giữa Đoan Môn tiến thẳng
vào phía điện Thiên An (nay còn điện Kính Thiên thời Lê) Con đường này được đoán định là con đường chính, dành riêng cho vua đi lại Vì vậy, ngoài móng nên kiên cố, mặt đường cũng được xây dựng đẹp: Chính giữa lát gạch
hoa, hai đường điểm được viền lát hình “hoa chanh”
Kỹ thuật xây dựng hình hoa chanh đơn giản nhưng khéo léo đó là việc
sử dụng các mảnh gạch, ngói (đôi khi có viên sỏi) cắm đứng kết hợp với đất
sét tạo thành hình hoa trong các khung hình vuông
Đây là loại kỹ thuật trang trí nền kiến trúc phổ biến và gần như duy
nhất thấy ở thời Trần
4 Bộ khung kiến trúc là khung nhà trên cột nối tiếp truyền thống
thời Lý
Như vây, kiến trúc thời Trần ở Thăng Long chủ yếu còn thấy được quan
dấu tích các móng nền và dấu tích các móng trụ cột và chân tảng
Dấu tích này cho thấy kết cấu bên trên của kiến trúc thời Trần chính là
bộ khung nhà gỗ truyền thống
Trang 21Đặc điểm của khung nhà gỗ truyền thống là toàn bộ khung nhà được
hình thành dựa trên sự liên kết các vì, các vì nhà được cấu trúc bởi hệ thống cột liên kết với nhau qua các xà Liên kết giữa các xà tạo thành một bộ khung
nhà hoàn chỉnh để trên đó gắn kết cấu trúc lên khung mái và các thành phần
bao che
Toàn bộ sức nặng của khung nhà còn sót lại được đồn lên các hệ thống
cột nhà mà bộ đỡ là các chân tảng
Điều này được chứng minh qua bộ khung nhà còn sót lại được như chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hưng Yên) và chừa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Tây) Thượng điện các kiến trúc ở đây đều còn sót hay cùng lắm thì là được trùng tu theo nguyên gốc của bộ khung nhà thời Trần: mỗi toà thượng điện có 2 vì,
mỗi vì có 6 cột được liên kết với nhau qua hệ thống câu đầu và “giá chiêng” Các vì này được nối với nhau qua hệ thống xà Trên đó bộ khung là các rui,
mè để lợp mái, các ván bưng bao che
Kiến trúc khung gỗ các chùa này đều dồn lực lên các chân tảng đá thông qua các cột tương tự như các chân tảng đá đã tìm thấy ở Thăng Long
"Khi khung gỗ bị chiến tranh, thiên tai hoặc thời gian hỏng thì dấu vết của kiến trúc còn lại chính là các chân tảng đá, các móng trụ và móng nền Do vậy khi bộ khung kiến trúc mất đi, qua các móng nền và đặc biệt là móng trụ
còn lại ta có thể hiểu được một cách cơ bản quy mô kiến trúc của một kiến trúc thời Trần
Theo đó, ta thấy các kiến trúc thời Trần ở Thăng Long ở bên trên là bộ
khung gỗ truyền thống với các vì kèo có 4 hàng cột tương tự như các kiến trúc Trần ở Thái Lạc (Hưng Yên), Bối Khê (Hà Tây)
Tuy nhiên đó không phải là đặc điểm riêng của kiến trúc thời Trần mà cũng là đặc điểm của kiến trúc thời Lý ở Thăng Long Tại 18 Hoàng Diệu đã phát hiện được các dấu tích kiến trúc Lý có kích thước lớn với các móng trụ phong phú được kết cấu theo kiểu 3 hàng cột, 4 hàng cột với nhiều gian
'Chính vì vậy có thể nói rằng kiến trúc thời Trần ở Thăng Long về cơ bản là nối tiếp kiến trúc thời Lý ở Thăng Long
5 Các kiến trúc thời Trần chú ý tới hệ thống thoát nước
Trong kiến trúc đô thị, điểm rất quan trọng là hệ thống thoát nước
Thoát nước trong các kiến trúc Trần chủ yếu là hệ thống cống được bố trí trên mặt đất để thoát nước cho từng công trình kiến trúc
Trang 22Hiện ở địa điểm 18 Hoang Diéu tìm thấy khá nhiều di tích cống nước Tuy nhiên việc xác định niên đại cho các cống nước thời Trần là tương đối khó khăn vì các vết tích kiến trúc bị phá hủy rất mạnh
Dấu tích cống nước được thấy rõ nhất ở khu D được Tìm thấy một cống nước lớn ở hố D7 và một cống nước nhỏ chạy song song với kiến trúc đường viền lát gạch “hoa chanh”
Đường cống thoát nước ở cạnh viền “hoa chanh” được xây bằng gạch bìa Cống thoát nước này nhỏ do đó kỹ thuật xây cất đơn giản: Đáy lát gạch, thành cống được xây bằng gạch bìa cắm đứng Mặt cống được đậy lại bằng gạch Cống này thuộc thời Trần vì nó được xây bên cạnh kiến trúc có viền
“hoa chanh” đặc trưng của thời Trần
Cống thoát nước lớn ở hố D2 Lòng cống được lát gạch, trong đó có một
viên gạch vuông có hoa văn thời Trần Kỹ thuật xây xếp thành cống rất công
phu: gạch bìa được đặt nằm ngang và giật cấp loe dần ra hình chữ V Đây là
cấu trúc cống duy nhất thấy ở địa điểm 18 Hoàng Diệu
Kích thước cống khá lớn do đó có thể nghĩ rằng chiếc cống này được làm để thoát nước cho khu vực lớn có nhiều kiến trúc
Cống thoát nước ở chùa Báo Ân là ống tròn đúc sẩn nối với nhau
-Như vậy trong xây dựng thời Trần rất chú ý tới hệ thống thoát nước
6 Kiến trúc thời Trần ở Thăng Long được trang trí rất đẹp
Kiến trúc thời Trần thường được chú ý trang trí đẹp Các di tích, di vật
đã phát hiện ở Thăng Long cho thấy kiến trúc thời được trang trí ở các bộ phận như sau: Bộ mát, Thêm bậc, Sân nền Mỗi một bộ phận kiến trúc như vậy đều có các thành phần trang trí thích hợp
Bộ mái được trang trí ở nhiều vị trí khác nhau: Nóc mái, đốc mái, bờ dải
giáp mái, diểm mái Các vị trí này của mái đều được lợp ngói Chính các viên
ngói này được trang trí hoặc gắn thêm các hình tượng trang trí phù hợp với
hình dáng và chức năng của viên ngói
Nóc mái có 2 vị trí được trang trí: chính giữa nóc mái kiến trúc Trần
được trang trí một chiếc lá đề có kích thước lớn, trong lá để có hai con rồng
Trang 23chau đối xứng uốn lượn theo khung lá đề Lá để được gắn trên một viên ngói
bò
Hai bên nóc mái lá đề lệch đối xứng qua lá để ở giữa chạy dài về hai phía mái Trong mỗi lá để lệch có một con rồng uốn lượn như thể thức của rồng trong lá đề lớn
Đốc mái được trang trí đầu rồng Đầu rồng trên đốc mái thời Trần khác với rồng Lý Đã thấy rõ một con rồng áp sát trên lưng ngói, phần thân đuôi uốn cong lên phía trên
Trang trí ở các bờ dải giáp mái tương tự như trang trí ở hai bên nóc mái “Trang trí ở điểm mái có 2 loại: loại trang trí trên ngói ống, thì đầu ngói ống thường chạm nổi một bông hoa sen nhiều cánh Cũng có loại ngói ống
vừa trang trí ở đầu ngói vừa gắn thêm một lá để cân xứng hoặc lá đề lệch ở
trên lưng ngói
Loại lá để này khác với các loại lá đề trên là chỉ chạm khắc ở một mặt
trước Hình trang trí đó cũng là một con rồng tương tự
Các là đề trang trí trên đây được trang trí theo chủ để con rồng Cùng với con rồng có chủ đề khác là chủ đề chim phượng Thể thức trang trí chim phượng tương tự như trang trí hình rồng
Ngoài các hình tượng rồng, phượng, trên nóc mái, bờ dải và diểm mái
còn gặp tượng uyên ương Uyên ương được tạo dáng đơn giản có điểm xuyết
vài nét chấm vạch trang trí
Thêm bậc kiến trúc thời Trần chủ yếu là hình rồng Việc này đã thấy ở thêm bậc chùa và thểm bậc tháp chùa Phổ Minh thời Trần Ở Thang Long
chưa tìm thấy dấu tích thêm bậc chạm rồng nhưng qua các dấu tích thểm bậc
chạm rồng phổ biến ở Thăng Long ta có thể đoán được điều đó
Sân nền và chân tảng:
Sân nền của một số kiến trúc thời Trần được lát gạch hoa trang trí Điều
đó được thấy ở di tích Đệ Tứ (Nam Định), Kiếp Bạc (Hải Dương) Ở khu vực
Thăng Long, gạch lát hoa tương tự như Kiếp Bạc và Đệ Tứ tìm thấy ở Hậu
Lâu, Đoan Môn, 62 — 64 Trần Phú và đặc biệt nhiều ở 18 Hoàng Diệu Tuy nhiên ở Thăng Long chưa tìm thấy vị trí nào được lát gạch hoa còn nguyên vẹn Do đó ta chưa thể biết chính xác các kiến trúc Trần được lát gạch hoa như thế nào?
Gạch lát nền có hoa văn trang trí thời Trần khá da dạng đó là các loại hoa mẫu đơn, hoa cúc dây và hoa chanh Theo sự nghiên cứu của các nhà
Trang 24khảo cổ học kinh thành Trung Quốc thì gạch hoa trang trí nên kiến trúc thường được lát ở một số vị trí nhất định chứ không phải vị trí nào cũng lát 6
thời Trần khảo cổ học đã tìm thấy gạch lát hoa có nơi chi trang trí ở quanh nên
kiến trúc (Ly Cung - Thanh Hoá), có nơi lát sân nền như ở Đệ Tứ (Nam Dinh)
6 Thăng Long chứng cứ lát gạch hoa như thế nào cần phải chờ đợi các
phát hiện trong tương lai
Chân tang của kiến trúc Trần thường được chạm hoa sen Kiến trúc khu B(18 Hoàng Diệu) đã thấy tổ hợp chân tảng còn khá nguyên vẹn có chạm 16
cánh sen xoè nở, cánh sen mập đều
Trên đây là chỉ nêu các đặc điểm trang trí ở các bộ phận kiến trúc đã tìm thấy Còn bộ khung gỗ thời Trần ở Thăng Long thì chưa tìm thấy Do đó
chưa biết rằng trang trí bộ khung như thế nào Tuy nhiên căn cứ vào các thành
phần kiến trúc gỗ còn lại ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên), Bối Khê (Hà Tây), Phổ
Minh (Nam Định), Bói (Nam Định) ta cũng có thể suy đoán rằng các thành
Trang 25Tham luận Hội thảo khoa học lần thứ nhất - Đề tài KX.09.09
NHỮNG CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở THĂNG LONG THỜI LÊ (SƠ)
ThS Ta Hoang Van Viện Nghiên cứu Kiến trúc - Bộ xây dựng
1 VÀI NÉT VỀ HIỆN TRẠNG DI TÍCH 6 THANG LONG THOI LE SO (1428 - 1527)
L1 Bối cảnh Thăng Long thời Lê sơ
Sau 20 năm thuộc Minh va kháng chiến chống quân Minh, kinh đô Thăng Long hoa lệ thời Lý - Trần trở nên hoang tán, đổ nát Thời Hồ Quý Ly (1397), một số cung điện bị dỡ chuyển vào Thanh Hoá Mười năm (1397-1407), mặc dù mất vị trí kinh đô nhưng Thăng Long vẫn là trung tâm văn hoá - kinh tế của cả nước Điểu đó buộc nhà Lê phải xây dựng lại Đông Đô trên cơ sở có quy
hoạch tổng thể ;
Công cuộc xây đựng này đơn giản, sử cũ ft nhác đến, Lê Thái Tố trong chiếu ban cho các quan
đã nói: “Chuộng nhà của lầu đài cao đẹp tất sây nên thôi kiéu xa: theo $ minh ma trai long ngudi sf chuốc lấy mọi cán ghét Trấn rất la về điển này, cho nên tự nghĩ, những cung điện trắng lệ huy hoàng đáy đêu là sức lao động của quân dân, trầm được nạự yên vẫn lo không xứng”, Trên thực tế, phải tới thời Lê Thánh Tông (1460-1497) với mội kỷ cương chính trị, xã hội chặi chẽ, Đông Kinh
mới được xây dựng đầng hoàng
Nhà Lê gần như xây dựng mới hồn tồn kinh đơ Trên nền cũ kinh đô Lý - Trần, Lê Thái Tổ cho xây dựng điện Kính Thiên, điện Cần Chánh, Tả Điện, Hữu Điện, điện Vạn Thọ
Vất tích các cung điện thời Lê sơ chưa được tim nhưng trên thực địa ta có thể thấy ít nhất Đoan Món và nền điện Kinh Thiên phải được bất đầu từ thời kỳ này Các loại vật liệu ngôi gạch thời lê sơ
đã tìm thấy đều rất lớn chứng tỏ các kiến trúc Lê sơ đều có bộ khung rất khoẻ Hình thức vật liệu và
trang trí khác hẳn so với thời Lý - Trần Rõ rằng, nhà Lê muốn biểu hiện phần nào sự cường thịnh của một Đại Việt thông qua kiến trúc, Hos văn trang trí kiến trúc tuy ít nhưng vấn tiếp tục truyền thống khoẻ khoán của thời Trần và không còn chút bóng đáng của hoa văn Phát giáo trước đó
Không thể không kể tới sự nở rộ của các làng nghề từ nông thôn lên thành thị Các phường nghề, phố nghề đã làm cho bộ mặt Thăng Long được ấn định và chia lại thành 36 phố phường Các chợ, mạng lưới buôn bán trong nước, ngoài nước đồng thời mở rộng tạo thành mạng lưới liên vùng Đó là điều kiện trao đổi thuận lợi để kiến trúc và xây đựng nước nhà có điều kiện phát triển
Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, vương triểu nhà Lê lại ra sức xây dựng đất nước Một nền nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng nảy sinh từ yêu cầu của thời đại và những khát khao của một vương triểu mới hình thành Tiếp tục kế thừa những tỉnh hoa có từ triểu Lý - Trần, nghệ thuật xây đựng - kiến trúc thời Lê vừa mang yếu tố dân gian, vừa đậm tính kiêu hùng của giai cấp quý tộc Các nhà phê bình nghệ thuật cho rằng, thời kỳ này đã vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật dân gian Đây là nhân tố căn bản giúp cho nghệ thuật Lê sơ có được bản lĩnh và đương đầu với ý thức hệ Nho giáo đương thời và đó cũng là một đặc điểm của nghệ thuật tạo hình dân tộc Việt Nam
Nhà Lê cũng có nhiều chính sách kích thích phát triển kinh tế, lập đồn điển với quy mô lớn, xây dựng công trình thuỷ lợi, mở rộng nền sản xuất đặc biệt còn tổ chức được những xưởng thủ
! Lê Quý Đôn, Lê triểu thông sử
Trang 26công riêng để phục vụ cho tầng lớp thống trị mà chủ yếu là vua quan ở kinh đô Đó là các xưởng đúc tiền, đúc ấm, rèn sắt, đóng thuyền, chạm bạc, đúc tượng bằng vàng vv
Phải kể tới sự lấn sân và len lỏi của hệ tư tưởng Nho giáo đương thời Từ thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Nho giáo trở thành nền tảng để xây đựng mọi thể chế chính trị - xã hội Trong khi đó, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện ẩn mình trong các làng xóm, từ đây nảy sinh các tác phẩm nghệ
thuật đân gian độc đáo
Nhà L2 rất coi trọng và thúc đẩy việc xây dựng, phát triển kiến trúc trên con đường phát triển và khôi phục đất nước Những công trình chùa tháp, lầu gác, cung điện của các tầng lớp thống trị và nhà cửa của nhân dân bị thiêu đốt huỷ hoại nên nhà Lê chú trọng việc tu sửa, xây dựng các công trình Đồi hỏi xây đựng một kinh đơ đàng hồng và phồn hoa để xứng tầm với kinh đô thời Lý - Trần đã đưa nền kiến trúc dân tộc vào thời Lê sơ lên một giai đoạn mới
1.2 Các loại hình kiến trúc tiêu biểu
12.1 Kiến trúc cung đình
Từ năm 1428 - 1527, triểu đình nhà Lê đã xây dựng lại tất cả cơ sở vật chất cho nhà nước phong kiến của mình Từ cung điện lầu gác của vua chúa, hoàng tộc đến dinh thự của quan lại từ trung ương đến địa phương, đều được nhà nước đứng ra tổ chức xây dựng theo những quy chế nhất định Tiêu biểu nhất là 2 khu vực lớn: Đông Kinh (Hà Nội) và Lam Kinh (Thanh Hố)
Đơng Kinh (1430) là tên gọi Thăng Long cũ Về kết cấu và bố cục cơ bản vẫn giữ nguyên từ thời Lý - Trần Dưới triều nhà Lê, thành được sửa sang tu bổ lại nhiều lần
Trong khu vực Hoàng Thành, triểu đình đã cho xây, sửa nhiều công trình kiến trúc, cũng điện, lầu gác làm nơi ở của vua, hoàng hậu, các cung nữ; những cùng điện lâm noi hoi hop, ban hac vui chơi, nơi làm việc của chính quyền và kho chứa vv,
Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bước vào giai đoạn suy thoái, thành Đông Kinh được xây đựng thêm
nhiều cung điện, lầu gác để phục vụ cho giải trí, vui chơi vị thế Hoàng Thành trở thành nơi thưởng
ngoạn, chơi bời, trác táng ở các triểu Lê Hiến Tông, Lê Ủy Mục, Lê Tương Dực
Khu vực rộng lớn phía ngoài Hoàng Thành là nơi làm việc và tơi Ở của các quan lại các cấp,
của quân đội và tầng lớp nhân đân Ngồi những cơng đường đo triểu đình xây đựng cho bộ máy nhà
nước như các bó, tự, giám, công, còn có dinh thự của quan lại, tưởng lĩnh, phủ để, nhà vườn của các công hấu, tư thất của các danh nho, kế giàu có và nhà cửa của nhân dân lao động, Mặc dù sách sử không ghi lại cụ thể các công việc xây dựng của tư nhân những qua các tài liệu nhưng ft nhiều chúng ta cũng thấy được khu vực này đã được xây dựng khá đóng đúc
Nhà Lê chia đất cho các công hầu, tướng lĩnh Tại những địa điểm này, các đại thần thi nhau xây dựng nhà cửa, đến đài Tình hình như trên cho ta hình dung, thời Lê sơ, thành Đông Đô chắc hẳn có nhiều dinh thự, điện đài của kẻ giàu sang
L.2.2 Kiến trúc tôn giáo
Thời kỳ này Phật giáo không còn mạnh nữa, nên kiến trúc Phật giáo cũng có phần giảm sút Tuy nhiên, Phật giáo đi vào trong các xóm làng Triểu Lê đưa ra quy định nhầm hạn chế số sư sãi, việc đóng gốp của nhà nước trong việc xây dựng các chùa, tháp lớn Vì thế, chùa tháp không được dựng mới nhiều nhưng cũng được tu tạo lại Ngôi chùa Việt lâm vào giai đoạn thăng trầm nay hầu như không còn điều kiện phát triển
Các vua Lê cho ban hành nhiều sắc lệnh, chính sách nhằm duy trì và bảo vệ các đến, miếu dựng từ các triểu đại trước Nhất là các đến miếu ghi danh những người có công với nhân dân.Triểu đình cho xây dựng thêm nhiều đền, miếu mới để thờ cúng những công thần, những tấm gương trung quân tiết liệt; đền, miếu thờ những vị thần khác như thần sông, thần núi vv Số lượng các công trình tôn giáo khá nhiều
Trang 27Vào thời kỳ này, Phật và Đạo giáo không được nhà nước khuyến khích nhưng vẫn tồn tại và được mọi giới chấp nhận nhất là nhân dân
Văn Miếu Quốc Tử Giám được rnở rộng, giáo đục khoa cử Nho học được kiện toàn l.ê Thánh ‘Yong còn ban bố trong nhân đân “24 điểu giáo luận” đễ cùng cố những nguyên tấc cơ bản về đạo đức và lễ giáo Nho giáo Từ đó, hệ thống trường học ở các địa phương cũng được xây đựng từ cấp
phủ huyện, đến Cấp xã
Có thể thấy, kiến trúc Nho giáo thoi Le phat triển mạn trúc thời Kỳ này phong phú hơn Nhưng những công trình được trọng dụng là bệ tư tưởng chính thống, nó chỉ có ý ngi
thống trị Trong nhân đân thờ cúng Khổng Tử khong nhiều | bei nguyệ f Tuy nhiền, Văn Miếu ở các tính, văn chỉ ở các huyệt ọ
phat triển rộng tai cde thon qué kể đến cuộc chỉnh tiến ở Thế này, giả Re Minh đã không : tay lần vô số đến chùa ở nước ta Nho giáo được thế trội lên lầm hệ tư tưởng chính thống và như thé Phat giáo trên cơ bắn bị đẩy Hài về nơi thôn đã, hơn các ° thời trước, Các loại hình kiến
Hầu như ở thời Lê sơ, những quy định khất khe được đặt lại, không một di tích của làng xã nào được xác định cụ thể trừ vài ba tấm bia, cồn tất cả đi tích cung đình chủ yếu gắn với vua Đó là cung điện, lăng mộ Nho giáo được để cao, gia đình gia tộc coi trọng, thờ cúng cha mẹ tổ tiên chú ý hết mức nên mồ mả lăng tẩm là việc hệ trọng ở đời Điển hình là Lãng Lê Thái Tổ (1433)
Các bộ phận kiến trúc như con đội, cái đấu, con chồng, thượng lương, đầu dư, câu đầu luôn có những trang trí quan trọng trên đó Có những bộ phận như lưỡng long chầu nguyệt, con kìm, con đao, con sô lại trở thành những tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi sự thể hiện công phu Sự xuất hiện “tam quan” là bộ phận quan trọng trong bố cục kiến trúc thời Lê cho thấy tài sáng tạo của kiến trúc sư dân gian Các đời vua Lê sau lại xây dựng làm hao công tổn sức của nhân dân không kể xiết
Vi guyén Dực trong sách đồng Thuận trung hưng ký có nói về việc kiến thiết thời kỳ này như sau: “Xây nhà của thi cde xe Thai Nguyên, Tuyên Quang núi không di số để lấp lòng tham, đội puẫm
mudi thì các miễn Nghệ An, ân Bang biển không đủ vấy để che niệng đói ”áo thời kỹ này, nhà vua tiếp tục cũng cố phát triển kiến trúc ở thời Lý - Trần nhưng với quy mớ nhỏ hơn Tiếp tổng thể kiến
thường áp đụng biện pháp "bố cục nhiều lớp" với trục đối xúng trung 1âm - đó là nét đặc trưng của kiến trúc xây đựng đời Hậu Lê
Hoàn thiện các mẫu công trình có từ đời trước (cung điện, đinh thự, chùa v.v) đồng thời bất đầu xây dựng rộng rãi đình làng với ý nghĩa một công trình công cộng nhiều chức năng và có tính chất tôn giáo, cầu ngói kiểu "thượng gia hạ kiêu" với chức năng để giao thông và cũng là nơi tụ hội để trao đổi buôn bán
1.2.3 Kiến trúc dân gian
Nhà cửa của nhân dân lao động tập trung chủ yếu trong khu 36 phố phường đều là các phường chuyên nghề thủ công, không khí sinh hoạt tấp nạp Nhờ vào việc buôn bán, trao đổi hàng hoá, các phường phố trở nên sẩm uất Kinh thành có hai chợ lớn là chợ Đông và chợ Tây là những trung tâm buôn bán, đổi chác, tập trung nhiều người Phố xá mọc lên ngày càng nhiều, mạng lưới chợ san sát
iam 1434, kinh thank bị chấy mi vải trăm nóc nhà, Ở các địa phương, năm 1477, Là Thánh Tông phải ra sắc chỉ cho mở thêm nhiển chợ mới, mặt đù chợ đó chưa có trong ngạch cũ Việc xáy đựng mạnh đến rhức vượi qua cả quy chế hiện hành vị thế triểu đình phải ra sắc lệnh nhằm uốn nắn iểu đình cấm ““quan viên quân đân không hiểm ruộng e để đào ao, làm vì vườn nha” Khu đân cư ở ngoài Hoàng thành cả xã thôn và phố xã đều gọi là phường, có 36 phường
Có thể thấy, tình hình xây dựng kiến trúc trong dân gian thời này trở thành nhu cầu rộng rãi khấp mọi nơi, nhưng về quy chế ngặt nghèo của đất nước nên các kiến trúc còn bị hạn chế về kích
? Trích theo Nguyễn Phi Hoanh, Mỹ rhuật Việt Nam, NXB Tp Hồ Chí Minh 1984, Tr 136
3
Trang 28thước và trang trí Vì thế giữa nghệ thuật kiến trúc cung đình và nghệ thuật kiến trúc dân gian đã hình thành và càng sâu sắc, đối lập
1.2.3 Hình thức và chức năng của các công trình kiến trúc
Việc xây dựng các công đường cho chúng ta hình dung chỉ tiết hơn cả về tình hình xây dựng
ở Thăng Long thời Lê sơ Các công trình này tập trung về phía nam Kinh thành và việc xây dựng đã được quy định rõ ràng từ thời Hồng Đức Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn) đã nói khá rõ về
việc xây dung này
+ Tư lễ giảm, Tu chế giám, Đê sảt giám, Nội phủ giảm và Bảo tạng giám mỗi cơ quan đều có
một đấy công đường 3 gian 2 chải, nghỉ môn đếu 1 gian
- tại bộ: Nội nhà môn có công dường 1 đấy 5 gian, ở sau trắng sĩ trực điểm của tí Thần Lý, có nghỉ môn 1 gian, nhà để sổ của ti Thuyên khảo thanh lại một đấy 3 gian 2 chái, Sảnh đường L gian, nghì môn 3 gian, chưng quanh bao tường
- Hệ bộ: nhà chữ công, đằng trước đằng sau đểu 3 gian 2 chối, nhà cầu 3 sian, sảnh đường | gian, nhà lưu trữ thuế vật mỗi đãy 7 pian, nba để số sách của ty Thanh Lại một đấy 3 pian 2 chái, nhà
lựa trữ số hệ 4 đấy mỗi
Lễ bộ: công đường, đàng trước 3 gian 2 chái, đẳng sau | gian 2 chất, ghi chế Thanh lại một đấy 3 gian, phòng , phòng để số phía rả phía hữu hai ở gian, bốn chung quanh bao tường
- Công bá: nhà chữ Công, đằng trước đằng sau đều 3 gian 2 chái, Nhà cầu 3 gian, sảnh đường { gian, nhà để số của ty vũ khố thanh lại một đấy 12 gian, nghỉ roôn 3 gian, ngục phòng 2 gian, hốn chung quanh bao tường
- Älình bộ: nhà chữ Công, đằng trước sau đếu 3 gian 2 chấi, nhà cầu 3 pian, sảnh đường Í
gian, nhà làm việc 5 đấy, môi đấu 3 gian 2 chái, nghỉ môn 2 gian, bốn chung quanh bao tường - Đông các: nhà chữ Công, đằng trước dang sau đều 3 gian 2 chải, nhà cầu 3 gian, hành lang 1 đãy 9 gian, 2 bên bao tường,
- Hàn lâm viện: nhà chữ Công, đẳng trước đẳng + sau đều 3 gian 2 chải, nhà cầu 3 #ø điểm và hữu điểm 2 đây mỗi đầy 5 gian, nghỉ môn 2 gian 2 bên bao tường,
- Ngự sử đài: công đường 5 gian 2 chấi, ngục phòng của sở Ấn ngục Í đầy 3 gian, để hình 12 đạo công 7 đấy, mỗi đãy 5 gian, nghỉ môn 3 gian, bến chung quanh bao tường
- tục khoa: nhà lâm việc 2 đấy, mỗi đấy 8 gian Lại khoa, Công khoa và Hình khoa đều 2 lan, Sử quán 2 gian, Bình khoa 6 gian, Họ khoa 3 gian, Lễ khoa 2 gián, nhà lưu trữ số hộ 1 đấy 8 gian, nghĩ môn 1 gian,
- Thang chính sử - công đường 1 đấy 1 gian 3 chấi, nghỉ môn 1 gian, tường bao quanh, - Đại lý tự; công đường 1 đây 3 gian 2 chái, quảng đường 3 gian 2 chất, nghỉ món 4 gian, bốn chung quanh bao tường
- tổng là tự: công đường 1 day 3 gian 2 chấi, Vọng khuyết đường 1 gian 2 chái, nghỉ mơn Ì ấy 11 gian, ngục phòng 3 gian, nghi môn 3 gian, tưởng bao quanh, 3 nh đường mội pian, , 7 gian, nghỉ môn ty a 3 03
dai 1 gian 2 2 chái, ngoại linh đài
chúi, ngoại giám 2 gian 2 chái, nhậm cư (?) Ở gian mỗi dãy 3 gian 2 chai, nội nghị môn 1 gian, ngoại tighi mơn Í gian, bên trong bạo tường bốn chung quanh, ngoài thêm đầi bao tường bốn chúng quanh Đài trắc ảnh 1 toà, nên cao 8 thước, rộng 4 thước, theo thể lệ do ngũ phủ xây đựng, cồn như lầu trắc ảnh của bộ Công ở ngoài cửa Nam Hán
- Thái y viện: công đường 3 gian, nghỉ mơn Ì gian, nhà tế sinh, công đường 3 gian 2 chải, nghi mon | gian
- Bắc sử quán: nhà chữ Côn lạng phía tả và phía hữu 2 đấy mơi
đ, bốn chung quanh bao tường
- Triển chính: đình L diy, 1 gian 2 chai
- Hài đẳng quán: nhà chữ Công, đằng trước đằng sau đều 3 gian 2 chái, nhà cầu 3 gian, hành lang phía tả và phía hữu 2 đấy, mỗi dãy 9 gian, nghỉ môn 23 gian, bốn chung quanh tường bao
gian 2 chấi, nội giám 3
đằng trước đầng sau đểy 3 gian 2 chất, nhà cầu 3 gian, hành
7 gian 2 chái, hành lang mật sau 5 gian 2 chái, nghỉ môn 3
Tuy một số tên gọi của các công trình này chưa rõ chức năng sử đụng của nó, nhưng qua mô tả khá chỉ tiết trên của Lê Quý Đôn, chúng ta cũng phần nào hình dung được tình hình xây dựng của 3 Lê Quý Đôn, Sđd, Tr 188-191
Trang 29các công đường ở Đông Kinh ra sao Việc phân chia ra nhiều ngành nhỏ và sự phong phú của từng loại hình, chứng tỏ bộ máy nhà nước thời đó đã được tổ chức rất quy củ và ngành kiến trúc đã có vị trí xứng đáng Tuy nhiên, các công đường trên kích thước còn quá nhỏ được dập theo một khuôn khổ quy chế nhất định Chính vì vậy, nhà kiến trúc không có điều kiện để bộc lộ được tài năng và sức sáng tạo của mình Do đó, các công trình kiến trúc đã gây nên sự đơn điệu và ít thu hút sự chú ý từ bên ngoài
Ngoài các công đường trên đây, triểu đình nhà Lê cồn cho xây dựng phía nam kinh đô một số đàn để tế trời đất và các thần Các đàn này có quy chế nhất định
- Đàn Nam Giao: tế trời đất, có điện Chiếu sự 3 gian 2 chấi, nhà bên cạnh về phía đồng và
phía tây 2 dãy, mỗi đãy đều một gian 2 chái, đông vũ và tây vũ 2 đây mỗi dãy 7 gian, cửa điện Chiều
xự 3 gian, điện Canh y vã trai cung đều 1 gian 2 chái, phòng nhà bếp 3 gian, thứ nữa, cửa giữa 3 pian,
cửa tả và cửa hữu đều 1 gian, hai cửa ngoài đều 3 gian, bổn chung quanh đấp tường,
- Đản xố tắc, để cầu cho quanh năm được mùa, nên đần một khu, nội nghỉ môn 3 gian, cửa
nhỏ 2 giám, bốn chúng quanh đấp tường, điện Canh ý 1 gian 2 chái, nhà tóc yết 5 gian 2 chấi, kho tế khí và phông bếp đều 3 gian, ngoại nghỉ môn 3 gian, bốn chung quanh đấp tường,
- thần Phong Ván: để cầu nữa, nên đần một khu, nhà phụng sự 3 gian 2 chái, nội nghỉ môn l gian, nhà túc yết 2 đấy, đếu 1 gian 2 chái, kho tế khủ và phòng bếp đếu 3 gian, 1 ngoại nghỉ mơn Í gian, bốn chưng quanh đấp tường,
Đến nay, cung điện, dinh thự, đàn tế thời Lê sơ không còn lại nữa, tất cả đều bị các đời sau sang thay thế hết hoặc bị phá huỷ Hiện nay còn lại thành bậc Kính Thiên gồm 4 thành chạy dài suốt chín cấp từ dưới đất lên tạo thành 3 lối vào chính điện Nên nóng còn lại tương đối nguyên vẹn Hai đấy thành giữa chạm hình rồng uốn khúc đầu nhô cao, bò từ trên nền điện xuống Rồng có đầu to, sưng đài có nhánh, bờm mượt cuộn ra sau, lưng rồng có kỳ nổi cao và sắc, mất lồi, một chân đang
cầm râu, :
Tuy chưa rõ niên đại đàn Nam Giao, nhưng qua phong cách chạm khắc ở thành bậc cửa của đàn, chúng ta cũng có thể đoán định được nó phải ra đời vào giai đoạn đầu của triểu Lê sơ, giai đoạn mà nghệ thuật còn tiếp thu được truyền thống quý báu của thời L„ý - Trần và chưa bị gồ bó trong các
quy chế khắc nghiệt như về sau
Những di vật kiến trúc ở Đông Kinh thời Lê sơ còn lại ít ỏi nhưng cũng giúp ta hình dung được phần nào lâu đài cung điện thời đó Đây là những di vật hiếm và quí Cùng với các di vật khác ở Lam Kinh chúng phản ánh phần nào kiến trúc thời Lê sơ
Hệ thống lăng mộ thời Lê sơ lại chủ yếu tập chung ở Lam Kinh Nhưng nhìn chung, các lăng mộ đều theo khuôn mẫu, bố cục đăng đối theo trục dài
Qua những di tích trên, có thể nhận thấy những đặc trưng của thời kiến trúc xây dựng thời Lê sơ đó là:
+ Các công trình kiến trúc kém phần đồ sộ, bề thế, số lượng lại chưa nhiều Các công trình trong thành Đông Kinh lại xây dựng trên cơ sở nền điện cũ thời Trần, được làm mới hoặc tu bổ thêm Công trình to lớn nhất thời Lê sơ có quy mô 5 gian 2 chái (thông thường chỉ có 3 gian 2 chái), chủ yếu lợp tranh, chung quanh tường đất Tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này là toà Đại điện trăm nóc và Cửu trùng đài, những công trình đơn lẻ khác không hề được nhắc đến hoặc chưa làm xong đã bị quân khởi nghĩa đập phá
+ Hầu hết các công trình tôn giáo có quy mô nhỏ Riêng Văn Miếu được đầu tư mở mang để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu thời đó Rõ ràng là, Nho giáo đã có tác động quan trọng đến kiến trúc
* Lê Quý Đôn, Sđd
Trang 30nước nhà Các kiến trúc sư tài ba đều bị giặc Minh bắt về nước đó là nguyên nhân khiến các công trình kiến trúc thời Lê kém đồ sô và ít ôi về số lượng
+ Các công trình có bố cục đập khuôn bởi quy chế ngặt ngèo của xã hội, hạn chế các hoạt động nghệ thuật của nhân dân Quy mô, tỉ lệ công trình bị hạn chế kích thước nên khuôn mẫu có phần khiên cưỡng Các công đường tuỳ theo mức độ quan trọng mà kích thước khác nhau, tuy nhiên đều theo khuôn mẫu sẵn
Trị sở của các bộ, ty đều có bố cục nội công ngoại quốc (1 dãy nhà ngang phía trước, 1 dãy nhà ngang phía sau và nối hai dãy nhà này là một nhà cầu ngắn hơn), chung quanh có hành lang bao bọc) Bố cục này phổ biến rộng trong các công trình cung điện và kiến trúc tôn giáo
+ Nghệ thuật đăng đối trong các công trình kiến trúc từ thời Lý Trần vẫn được kế thừa, tuy nhiên, không phải lối đăng đối quy tụ và tâm điểm ở giữa mà theo/trên trục dài - đăng đối theo từng điểm qua trục, đăng đối theo từng lớp, từng khối qua trục Nghệ thuật này khiến công trình có dáng vẻ thâm nghiêm, kín đáo Thể hiện rõ ở những công trình tôn giáo tín ngưỡng, những công trình của quan lại giàu có (dinh thự, cung điện, lãng mộ)
+ Thời Lê sơ nghệ thuật dân tộc bị phân hoá rõ rệt (cung đình và dân gian dần đi đến chỗ cách biệt và đối lập nhau) Kiến trúc cung đình vẫn luôn được coi là đồng nghệ thuật chính thống, chiếm ưu thế trong xã hội
+ Nghệ thuật kiến trúc thời Lê được hun đúc bởi tỉnh thần dân gian đầy nhựa sống Trong bố cục chung của ngôi chùa lớn vẫn theo công thức cũ: chữ Đinh, chữ Công, chữ Môn, chữ Tam, nội công ngoại quốc nhưng kiến trúc tam quan trang trí kiến trúc chùa, đình chỉ xuất hiện vào thời Tiậu Lê Kiến trúc gỗ thời Lê nhìn chung cố quy mô tương đối lớn, trong khi đó những công trình đồ sộ thời Lý - Trần thì đã bị phá huỷ, dấu vết cồn sót lại chỉ là 2 công trình nhỏ bé (chùa Thái Lạc (Hưng Yên), đình Bối Khê (Hà Tay) Tỷ lệ của cây gỗ sẽ quyết định tỷ lệ và kích thước ngôi nhà, điêu đó đồng nghĩa với việc thay đổi kỹ thuật xây dựng Đối với công trình to lớn như đình Chu Quyến ở giai đoạn sau này (hàng cột đường kính to 80cm, cao 6-7m) xà, kèo nặng hàng tấn Vì thế để các mộng lấp khít vào nhau là đòi hỏi sự phức tạp và kinh nghiệm cũng như kỹ thuật điêu luyện
Các bộ phận kiến trúc như con đội, cái đấu, con chồng, thượng lương, đầu dư, câu đầu luôn
có những trang trí quan trọng trên đó Có những bộ phận như lưỡng long chầu nguyệt, con kìm, con đao, con sô lại trở thành những tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi sự thể hiện công phu Sự xuất hiện “tam quan” là bộ phận quan trọng trong bố cục kiến trúc thời Lê cho thấy tài sáng tạo của kiến trúc sư dan gian Các đời vua Lê sau lại xây dựng làm hao công tổn sức của nhân dân không kể xiết
Nguyễn Dực trong sách ông Thuận trung hưng ký có nói về việc kiến thiết thời kỳ này như sau: “Xây nhà cửa thì các xứ Thái Nguyên, Tuyên Quang núi không đủ gỗ để lấp lòng tham, đòi mắm muối thì các miễn Nghệ An, An Bang biển không đủ vấy để che miệng đói”
Quy định làm nhà cửa to nhỏ, cấm dân gian chạm khắc lân, phượng vv đã nói lên sự cách biệt của nền kiến trúc cung đình với kiến trúc dân gian Lối kiến trúc có bố cục tạo nên không khí trang nghiêm nhầm nêu bật uy quyền và sự giàu sang của giai cấp thống trị, nằm trong hệ thống kiến trúc cung đình tách biệt Yếu tố này thể hiện rõ trong trang trí Các mô típ nặng về tính chất vương quyển xa rời đời sống thực tại như tứ linh, tứ quý, hình mây lửa, hoa sen được chạm khắc trang trí trong những bố cục cân xứng trang nghiêm Ở thời kỳ đầu, một số mô típ trang trí cồn giữ lại nét truyền thống của thời Lý - Trần Hình rồng uốn khúc mềm mại có mào dài, các đề tài cá hoá rồng sinh động Về sau, đo ảnh hưởng của nghệ thuật phương Bắc, nhất là thời Lê Thánh Tông, kiến trúc cung đình đã dần mờ nhạt
® Trích theo Nguyễn Phi Hoanh, Mỹ /huật Việt Nam, NXB Tp Hồ Chí Minh 1984, Tr 136
Trang 31Trong xây dựng thì hạn chế sư tăng dựng chùa mới, đồn các chùa cũ bị hỏng lại, coi thường tượng Phật, cấm múa hát, cấm biểu diễn trai gái ngoặc chân tay với nhau, đuổi sân khấu chèo ra khỏi cung đình Và bởi những lề thói khất khe vô lý đó, dân gian không thoả mãn được những khát vọng về văn hoá và nghệ thuật nên họ đã tạo ra đời sống văn hoá mới mà kết quả là đầu thế kỷ XVI, nở rộ tranh tết và những điêu khắc đình làng
Tính dân gian trong nghệ thuật kiến trúc xây dựng thời Lê sơ vẫn len lỏi trong kiến trúc cung đình như hệ thống tượng thờ, tượng thú, chạm khấc ở đình, và trở thành một thành tố quan trọng của nghệ thuật cung đình Ngôi đình thế kỷ XV, từ vật liệu đơn giản bằng tranh tre tiến tới một nghệ thuật kiến trúc đình làng hoàn chỉnh vào thế kỷ XVI
Các công trình kiến trúc cung đình chủ yếu do nhà nước đứng ra xây dựng trong khi kiến trúc dân gian vẫn tồn tại trong làng xã Những công trình kiến trúc mang giá trị nghệ thuật nhân sinh được bàn tay và óc sáng tạo của người thợ nhào nặn là điều cơ bản nhất khiến nghệ thuật dân tộc không bị hếo mòn, lạc hướng, mất gốc Xu hướng dân gian được phát triển đậm đà trong nghệ thuật kiến trúc cung đình cuối thế kỷ XVI đã minh chứng hùng hồn điều đó
I CHUNG CU QUA KET QUA KHAO C6 HỌC, DI TÍCH VÀ TƯ LIỆU
Năm 1428, triểu Lê đổi tên kinh thành là Đông Kinh Trong thời Lê sơ, quy mô thành Đại La hầu như không thay đổi, năm 1477 được xây đựng lại Vòng thành giữa được gọi là Hoàng Thành Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, tên Hoàng thành xuất hiện đầu tiên năm 1463 và sau đó sử biên niên ghi chép vào các năm 1467, 1514, 1516 Đặc biệt, trong Quốc triểu hình luật, việc bảo vệ Hoàng thành được quy định chặt chẽ và nhac nhiều lần trong các điêu 51, 52, 53, 56, 62, 80, 81, 82, 91, 92,
94, 965, Những chứng cứ đó khẳng định tên gọi Hoàng Thành trong thời Lê Tên gọi này được dùng phổ biến cho đến thời Mạc nên nhiều nhà khoa học sử dụng tên Hoàng thành để gọi khái quát vòng
thành giữa của các kinh thành mang cấu trúc “tam trùng thành quách”
1L1 Một vài địa điểm KCH tiêu biển ở Thăng Long * Khảo cổ học Hoàng Thành Thăng Long
Di tích KCH Ba Đình được gọi là Di tích Hoàng Thành Thăng Long Từ thời Lê, thời Mạc đến thời Lê Trung hưng sau đó, Hoàng Thành được gọi là “Thăng Long thành” Hoàng Thành đời Lê sơ qua hai lần mở rộng: lần thứ nhất (năm 1490)”;ấn thứ 2 (năm 1516)”
* Cuộc thăm đò tại khu Thái Học (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) ngày 10/4/1999 đã khẳng định thêm niên đại xây dựng Văn Miếu (1070) Quốc Tử Giám (1077) Trong đó, các vật liệu kiến trúc tìm thấy chủ yếu là những viên gạch, ngói có trang trí hoa văn rất đẹp Gạch lát nền thường có trang trí hoa văn cánh sen hay hoa chanh Ngói có nhiều loại, ngói mũi hài to bản, ngói ống riểm mái đầu trang trí hình cánh sen Các hiện vật này có từ thời Lý - Trần và đến thời Lê được tu bổ và
xây dựng lớn Điểu này trùng hợp với việc thời Lê sơ (1428 - 1527) khi Nho học thịnh hành
* Khai quật tại Hậu Lâu, giới KCH đã tìm thấy những nền móng và vết tích của cả một bộ mái thời Lê sơ
Gạch thời Lê sơ được xác định chủ yếu ở một số viên đang xây dựng xếp trên một móng nèn bằng đá gồm hai loại: Gạch về màu đỏ hoặc xám, kích thước lớn: 43cm x 25cm x 10cm; 43cm x 28cm x 22,5cm; 38cm x 18cm; 38cm x 17cm x1lcm Có viên ở rìa có in dòng chữ Hán Gạch bìa tương tự như thời Lý - Trần: 18,5cm x 5cm; 28cm x 6cm
5 Quốc triểu hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội 1991, Tr 50-64
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, NXB KHXH Hà Noi 1993, TII, Tr 508 ® Ngơ Sĩ Liên, Đại Việt sử kệ toàn thư, NXB KHXH Hà Nội 1993, TIN, Tr 74
Trang 32Gạch ốp trang trí thường có màu đỏ, chất liệu tốt, độ nung cao, hình khối chữ nhật det, mot mặt thường in các hoa văn trang trí Hoa văn trang trí có một số kiểu sau: Trang trí hình rồng, các mảnh ốp trang trí hình rồng; Trang trí hoa mai, được trang trí chủ đạo ở giữa viên gạch trang trí hoa
mai 6 cánh tròn, các móc hoa đơn giản và mảnh
Ngói: tại Hậu Lâu KCH phát hiện những viên ngói ống, ngói âm dương kích thước nhỏ , xương gốm dày, màu đỏ, độ nung cao Độ dày trung bình 3 - 4em cho ta thấy độ nặng của viên ngói bồ nóc lớn và nặng đến mức nào Đặc biệt là mặt đầu ngói cũng có trang trí: đầu ngồi lợp trang trí hình rồng: đầu ngói lợp trang trí hình hoa lá; đâu ngồi lợp không có trang trí
* Khai quát tại Đoan Môn, Bắc Mộn
Vật liệu đá được sử dụng rất nhiều trong việc xây móng bó vỉa ở khu vực này Ngoài những tảng đá ghép ở kiến trúc giữ nguyên tại hiện trường, còn thu được một số chân tảng đá và các thỏi đá được gia công khá kỹ như ở các bộ phận: chân tảng đá, thỏi đá, cối cổng
Có thể nói, vật liệu xây đựng thời Lê sơ (thế kỷ XV) tìm thấy chủ yếu là các loại pạch vồ, gạch bìa và bộ mái Các loại gạch vồ thời Lê sơ đều có kích thước lớn, màu đỏ, màu đỏ xám và khá nhiều gạch bìa Loại ngói ống, ngói âm dương thuộc thời Lê sơ khá phổ biến nhưng ngói mũi sen lại
ít Đầu ngói trang trí hình rồng khá phổ biến Ngoài ra có một số viên có trang trí hoa cúc, phong cảnh hoặc để trơn
Những loại ngói ống thế kỷ XV khác với từ khoảng thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII nó trở nên
đặc biệt hơn Hình dáng ngói ống thời kỳ này về cơ bản tương tự như thời kỳ trước nhưng kích thước
nhỏ hơn Về chất liệu, ít màu đỏ, màu xám nhiều hơn, phổ biến ngói trắng men vàng và men xanh Các loại ngói trắng men thường có chất liệu màu trắng hồng Về trang trí, loại chất liệu xám phổ biến đâu ngói tròn trang trí hoa cúc, loại tráng men đầu ngói thường trang trí hình rồng Ngói thời này thường có thêm phần diểm ngói và yếm ngói Trang trí cũng gần như ở phần đầu ngói Tai di chi Bac
Môn, KCH tìm thấy các yếm ngói trang trí một con rồng cuộn trắng men xanh rất đẹp
Loại gạch thời kỳ này, thuần loại gạch vồ có kích cỡ khác nhau, đa số gạch có màu xám, không có trang trí Một số viên có in hình chữ Hán Gạch lát nền đã tìm thất là loại gạch vuông màu đỏ không có trang trí Nhưng thời này không chỉ có gạch vuông lát nền mà còn sử dụng cả gạch vỗ để lát nền Đá xây dựng phổ biến loại đá bể ngoài có màu trắng đục hoặc xám nhạt Chân tảng không có trang trí hoa sen Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII có loại ngói mũi màu đỏ xám, mỏng, mũi hơi cong, lưng ngói có in nổi hoa văn “như ý”
* Bài bi ký về việc trùng tu quán Huyền Thiên xây dựng vào niên hiệu Thiệu Bình (1434 -
1439) có ghi:
“Những năm tháng đổi dời, mưa gió vài dập, tường vách đã cũ, kèo cột xiêu vẹo, cơ hồ không đứng được nữa Quyên góp từ các bậc thân sĩ chức sắc đến bà con Minh Hương trú ngụ, tính ra được hàng vạn nén bạc, hàng vạn quan tiên, chọn mua gỗ lim ở Thanh Hoá, mời thờ khéo khởi
công tu sửa, nhà hạ làm mới, phía trong là thấn xá, phía ngoài là bái đường Tất thảy mười ba gian,
so với trước thì khang trang hơn, bên trong lại thêm sơn son thiếp vàng, người xêm càng kính ngưỡng”?
Trong khu vực phía bắc hồ Ngọc Khánh, nhân dân đã thu lượm được một khối lượng gạch lớn thời Lê Còn tìm thấy những cây cọc hỗ kè hồ, những đoạn đầu gỗ kiến trúc cắt thừa ra, phần lớn đã bị mủn hoặc gãy vỡ
Những di tích nền kiến trúc và hiện vật kiến trúc được phát hiện vùng với bộ di vật vũ khí là những phát hiện lớn, chắc chắn có liên quan đến trường huấn luyện quân sự - trung tâm đào tạo, huấn luyện, thao diễn, thi đấu quan sự, phát hiện này gợi ra nhiều giả thuyết khoa học về khu Giảng
Võ thời Lê, lý thú nhất là giả thuyết cho rằng đó là nền điện Giảng Võ thời Lê Mặc dù điều đó chưa
được xác định chắc chắn song khu vực này là một trung tâm luyện tập, thi võ của triểu đình phong
? Nguyễn Văn Siêu, Phương đình văn loại, NXB Văn học 2001, Tr50
Trang 33kiến nhà Lê là không thể phủ nhận được Đáng chú ý ở khu vực này còn nhiều dấu tích của thời Lê Trung hưng
Điển Voi Phục ngày nay là một kiến trúc thời Lê Gạch vô là vật liệu xây dựng chủ đạo Gạch thấy ở chân móng đền chính, ở tường hồi tả vu đã bị hỏng, ở vách giếng vuông phía cửa đền, ở những bức tường vây quanh di tích Hiện nay hai con rồng đá cửa đến, mấy chân tảng đá chạm cánh
sen có xoáy ốc là những sản phẩm điển hình của thời Lê Trung hưng
Các cuộc phát hiện, điều tra nghiên cứu KCH ở khu vực phía Tay Thăng Long đã góp phần minh chứng cho việc từ tìm hiểu, xác định vị trí, quy mô, cấu trúc của thành Thăng Long, kiểm chứng ý kiến của các nhà khoa học bàn về Thăng Long - Hà Nội
Thực tế, các nguồn tư liệu, thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc, các bản đồ cổ thời Lê, Nguyễn thì thành Thăng Long được xay dựng khá quy mô với hàng trăm kiến trúc cung điện, lầu gác, đến đài, chùa tháp nay đã không còn Nếu muốn tìm hiểu lại vết tích kiến trúc cũ chỉ có thể dùng phương pháp nghiên cứu KCH
Nhóm vật liệu thời Lê cho thấy sự thay đổi lớn về phong cách và kỹ thuật Tuy nhiên chưa
thể nhận thấy rõ mối liên quan của chúng với kiến trúc Việc nghiên cứu so sánh về kỹ thuật và chất
liệu cần được tiếp tục để góp phần phân loại vật liêu của hai thời kỳ: thời Lê và thời kỳ Đại La, đặc biệt là trong các khu vực xáo trộn lớn
11.2 Các loại hình vật liệu xây dựng qua kết quả KCH
Nguồn vật liệu xây dựng chính vẫn là gạch và đá, nhưng từ thời lê, người ta đã biết sử dụng chất kết dính hỗn hợp vôi, cát, mật, hoặc vôi, cát cho nên những đặc trưng kỹ thuật trong xây dựng đã mang những yếu tố hoàn toàn khác vật liệu xây dựng không cần chế tác cầu kỳ, chuẩn mực về hình đạng, kích thước, thậm chí có thể sử dụng cả những loại vật liệu thứ phẩm, vật liệu vỡ trong xây dựng nhưng nhờe được gắn kết bằng hồ vữa chấc chắn, công trình xây dựng vẫn có độ bền vẽng và rất ít bị sập đồ
IIL2.1 Nhóm vật liệu bằng đá
Điêu khắc đá thời Lê sơ tập trung khá nhiều ở Thanh Hố - có những cơng trình tầm cỡ quốc gia Lam Sơn là nơi tập trung hệ thống kiến trúc đồ sộ và nghệ thuật kiến trúc đá được sử dụng tối đa ở khu vực này nhằm tạo nên sự hoành tráng và bề thế cho khu điện miếu và lãng mộ
Nếu như ở thời Lý - Trần kiến trúc cổ Việt Nam sử dụng kết hợp hai nguồn nguyên liệu: đá và đất nung Đất đem nung lên để làm vật liệu xây đựng thì còn dễ kiếm nhưng đá thì không phải chỗ nào cũng có Việc xây dựng thành Thăng Long nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng vốn không có núi đá nên chấc rằng, nguồn nguyên liệu này phải chuyển từ nơi khác tới Nguyên liệu đá được sử dụng để chế tác ra các thành phần kiến trúc đòi hỏi có độ chịu lực lớn, có khi ở cả ngoài trời để chống chọi với thời gian Đá còn sử dụng làm bia, tạc tượng và chế tác các tác phẩm nghệ thuật Phần nguyên liệu đá được sử dụng trong các thành phần kiến trúc ở các hạng mục như đùng làm tảng kê chân cột; lan can đá; tay vịn bằng đá; bậc thêm đá So với thời Lý - Trân, thời Lê đá vẫn còn được sử đụng trong kiến trúc nhưng ít hơn hẳn Chủ yếu chỉ còn lại hệ thống chân tảng và thành bậc
1I.2.2 Nhóm vật liệu bằng đất nung
2 nhóm VLXD: vật liệu kiến trúc và vật liệu trang trí Nhóm vật liệu kiến trúc chủ yếu là gạch ngói
+ Gạch: có các loại Gạch xây: thời Lê đã xuất hiện loại gạch vồ (còn gọi là gạch hòm sớ) Mau gach đỏ hoặc xám tuỳ thuộc vào từng nguyên liệu Gạch lá:: có từ thời Lê, sang thời Nguyễn
9
Trang 34gạch lát phần lớn để trơn Riêng thời Mạc xuất hiện loại gạch lát trang trí hình động vật Gạch về: Gạch thế kỷ XV - XVI đều là loại gạch hòm sớ với các mặt của gạch có kích thước gần như tương đương nhau Gạch thường có màu xám xanh hơi có sắc vàng sãm, hoặc màu xám khói nhạt, chất liệu tương đối mịn Nhìn chung, gạch thế kỷ XV - XVI có chiều dài lớn hơn, thon hơn, chiều rộng nho hon gach v6 ca thé ky XVII - XVII
Mot s6 vién gach cdn nguyén ven cé in chit “Tién” & dau vién gach C6 loai chit “Tién” in dương bản, có chữ in am bản Các loại gạch của quân đội nhà Lê như Tráng Phong quan, Sing Uy quân đều không thấy có ở khu vực này Gạch bìa: thấy ít Gạch có đóng đấu quân thứ thời Trần cũng phổ biến thời Lê sơ
+ Ngói: Trên bộ mái kiến trúc có rất nhiều loại ngói khác nhau, mỗi thời kỳ có loại riêng Nhưng phổ biến vẫn là các loại: ngói bò (lợp bờ nóc và bờ đãi), ngói ống (sử dụng lợp ở hàng cuối cùng của bộ mái), ngói âm đương (lợp ở bộ mái), ngói mũi hài (loại ngói mũi hài đơn hoặc kép cũng được lợp ở bờ mái), ngói mũi lá (cồn gọi là ngói vảy cá)
Đầu ngói: ngói thời Lê phát hiện được rất ít Một trong số những mảnh ngói thời này là đầu ngói ống đất nung in nổi hình rồng Đầu ngói màu đỏ, xương mịn, chất liệu gần với chất liệu thời Trần Loại ngói in nổi hình rồng kiểu này phát hiện ở khu di tích Ba Đình Diểm ngói: Loại điểm ngói lá để bể mặt in nổi và đậm hình hoa thị 8 cánh kết hợp hình móc đơn giản Diềm dài 19cm, rộng 6,5cm, dày 1,3cm Phần ngói ống dày 9cm
Thời Lê Trung hưng, loại ngói ống âm dương lợp ở các hàng bên trong của mái và ngói ống âm dương có diểm lá để trang trí hình rồng, mặt ngoài tráng men xanh đậm, Ngói được làm từ các chất liệu: đất sết trắng và đất sét thường Ngói ống âm dương được trắng các màu vàng đậm, xanh lá cây đạm không phải là màu xanh rỉ đồng như ngói thời Lê sơ
I.2.3 Nhóm vật liệu trang trí
a Gạch trang trí ốp tường: Loại gạch này đã có ở các công trình thời Lý, tồn tại ở thời Trần và Hồ cho tới thời Lê Đề tài trang trí chủ yếu: rồng, phượng, hoa lá cách điệu và cả muông thú (Lê - Mạc) Lá để được trang trí trên bộ mái của kiến trúc với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau Nhưng chủ yếu xuất hiện ở các công trình thời Lý - Trần
b Các mảng phù điêu trang trí đất nung: những mảng để tài này được trang trí phong phú
về mẫu mã và kiểu đáng Phần chân các tháp thường có phù điêu trang trí sóng nước với nhiều kiểu
đáng khác nhau Các mẫu hoa sen, hoa cúc, hoa chanh, cành lá cách điệu cũng thường được để cập đến trong các mảng phù điêu đất nung này
c Các loại tượng, con giống: rồng, phượng uyên ương, chim thần øaruda
d Đầu đao và một số bộ phận kiến trúc khác: như góc đao, đâu đốc mái, định ngói, hệ thống tạo gió
e Các trang trí kiến trúc: thường thấy các hoa dây hình sin doãng kiểu tay mướp này đã được phát hiện trong các lò nung gốm ở Kiếp Bạc Loại gạch màu xám nhạt, ám khói, chất liệu khá muộn, có niên đại khoảng thé ky XVI
Có thể nói rằng, VLXD ở Thăng Long thời kỳ này cũng phản ánh giá trị nhiều mặt của lịch sử thủ đô Đó là sự phát triển của kỹ nghệ xây dựng và các nghề thủ công Việt Nam mà trình độ khéo đạt tới đỉnh cao Các VLXD cũng phản ánh nét đặc sắc dân tộc Việt Nam Các biểu tượng trang trí phản ánh đời sống vật chất, tỉnh thần và đời sống tôn giáo ở Thăng Long Ở thời Lý - Trần, Phật giáo và quốc giáo nên hình mẫu lá để, các phù điêu trang trí hoa sen, hoa cúc Thời Lê, lấy Nho giáo làm chính thống cho nên hình trang trí Phật giáo “lá để? không còn nữa, Khi chế độ phong kiến
10
Trang 35tập quyền hùng mạnh thì thời Lê lấy biểu tượng trang trí là con rồng 5 móng Khối vật liệu trang trí ở Thăng Long nói chung còn phản ánh nhiều nét về mối giao lưu văn hoá với các nước, các khu vực lân bang, đặc biệt là dấu ấn văn hoá ChamPa dam nét
1L 3 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT, CHẾ TÁC
Điểm qua quá trình chuyển đối hình thức của các loại VLXD này qua thời gian mới thấy sự linh hoạt của các loại vật liệu này ứng dụng phù hợp với hoàn cảnh cảnh và tình hình xã hội chung
Thời Lê sơ có các loại gạch vô kích thước lớn và các loại gạch có chữ cái phiên hiệu quan đội thời Lê sơ, các loại ngói am dương kích thước lớn, màu đỏ có trang trí hình rồng
Thời Lê - Mạc gạch vô phân biệt rất khó với thời Lê Trung hưng nhưng có tiêng loại đầu ngói ống có hoa văn thì ta có thể phân biệt được niên đại Có 2 loại đầu ngói trang trí rồng Mạc Ở khu vực Quần Ngựa, trước đây đã tìm được loại gạch vồ có ghi niên đại “Hương Trị nhị niên”
Thời Lê Trung hưng: pạch xây chủ yếu là gach v6 Gach 141 chủ yếu là loại gạch hình vuông màu đỏ không có hoa văn Gạch ống trang trí hoa dây rất phong phú
Ngói: ngói ống, ngói âm đương, ngói mũi sen có 2 sắc độ màu xám và màu đỏ nhạt Hoa văn trên ngói có hình rồng, hoa cúc Ngoài ra còn có hình “linh thú”, các mảng khối trang trí có hình hoa chanh, hoa dây Ngói mũi hài loại lớn có chiều rộng 30cm, chiểu dài mũi hài tới 8cm cũng được tìm thấy tại khu vực kiến trúc Đây là loại ngói thường gặp trong các kiến trúc lớn thời cuối Lê Gạch vồ - loại vật liệu xây dựng điển hình thời Lê Trung hưng tìm thấy không ít quanh khu vực kiến trúc Chúng được xây thành hàng thẳng tựa như tường xây của kiến trúc Gạch vồ góp thêm phần minh chứng tầm cỡ quốc gia của khu vực kiến trúc
Có thể nói, tất cả những di tích kiến trúc cùng vật liệu xây dựng đều củng cố thêm cho niên đại Lê Trung hưng của sưu tập vũ khí và niên đại của cả bản thân kiến trúc có thể là Giảng Võ điện được Lê Thánh Tông cho xây đựng từ năm 1481 Trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Tân Sửu, năm thứ 12 (Hàng Đức, trước năm 1481) tháng 10 đào hồ Hải Trì Hồ này quanh có đến trăm dặm, giữa hô có Điện Thuý Ngọc, bên hô làm Diện Giảng Võ để tập luyện binh và với”.!9
Cùng với kinh tế nông nghiệp, kinh tế ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lê Thánh Tông đã có những chuyển biến Đó là những làng nghề có nhiều thợ thủ công xuất hiện, phần nào đáp ứng nhu cầu kiến thiết các công trình văn hoá, nhà cửa cũng như phục vụ đời sống cộng đồng Chế tác và trang trí là một trong những ngành thủ công cổ truyền và có nhiều đóng góp cho điện mạo kiến trúc Thăng Long xưa Các nghề như mộc - tiện - sơn đều có kỹ thuật riêng
+ Nghề mộc- là ngành cơ bản trong chế tạo và trang trí đồ gỗ, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhà cửa
+ Nghề tiện: chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công Dùng bàn xoay, có trục để lắp và giữ vật liệu tiện Sản phẩn của nó chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các tầng lớp thị dân phố phường và một số quan lại, các công trình tôn giáo (như các mâm gỗ, chân đền, ống hương), hầu như không dùng ở những hạng mục công trình lớn
+ Nghề sơn: học từ bên Trung Quốc Các thợ sơn cư trú ở phố Hàng Hồm Lái buôn Dampier (thế kỷ XVI) đã thấy: “Những tác phẩm bằng sơn được làm ở đây (Kẻ chợ) không hề thua kém mội nơi nào khác, nếu ta không kể đến đồ sơn của Nhật bản, mà mọi người đều thừa nhận là tốt nhất thế giới” Những mặt hàng cũng được ưa chuộng ở Anh quốc
19 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Sdd, TI, Tr 238
Trang 36Người thợ Thăng Long thường mua sơn sống ở nơi khác, đem về pha màu trước khi sơn đồ gỗ Trước kia có 3 màu chính của sơn ta: sơn then (sơn đen), sơn son, sơn cánh gián Một số màu đó được sử dụng như trắng, vàng, xanh Người ta trộn sơn sống với dầu trầu, hoặc nhựa thông, đổ thêm chất liệu phèn đen hoặc dương định để có màu đen; đổ thêm son (tức thần sa, chua sa) để cho màu đỏ, nửa son nửa phèn sẽ có màu nâu Nghề sơn không làm theo lối mở rộng quy mô sản xuất mà gia công cho các gia đình và đến chùa
+ Nghề gốm: Ứng dụng kỹ thuật rõ nhất là chế tác gốm Nghề gốm ở nước ta phát triển mạnh thời Lý - Trần với nhiều loại gốm quý độc đáo, cao cấp có gốm men ngọc, giản dị có gốm hoa mây Các loại này chỉ được duy trì trong thời gian ngắn rồi thất truyền Riêng gốm hoa lam phủ men trắng, vẽ trang trí men xanh đã có từ thời Trần còn được tiếp tục duy trì và chế tác tại các lò gốm Bát Tràng, đặc biệt phát triển mạnh thời Lê - Mạc Kỹ thuật chế tác gốm ở nước ta đạt đến trình độ cao với đủ loại mặt hàng (đồ gia dụng, tượng thú ) Chất men tạo ra các sản phẩm này cũng độc đáo: gốm men ngọc trong xanh hay trắng ngà, dáng thanh thoát, khắc chìm một cách điêu luyện dưới lớp men trong và dày Gốm hoa nâu giản dị, hình dáng chấc khoẻ, trang trí theo lối khắc, vạch, tô men nâu từng mảng thoáng đạt trên nền men trắng ngà, tạo phong cách nghệ thuật khoẻ đẹp mang đậm phong cách dân gian Việt Nam
Nguyên liệu làm gốm thời kỳ này cũng nâng cao hơn so với trước Chất đất làm cốt gốm đã được chế biến tỉnh lọc, sạch mịn Màu men xanh vẽ trang trên đồ gốm là màu pha chế từ chất bột khoáng có trong thiên nhiên Màu này được vẽ trên cốt gốm trước khi phủ men trắng bên ngoài Sau khi nung, hình có mầu men xanh vẽ trên gốm sẽ ăn sâu vào cốt gốm qua lớp men trắng trong thường láng phủ cả trong và ngoài đồ gốm Do kỹ thuật láng men đều tay nên men dàn đều, láng bóng mặt gốm khiến sản phẩm có độ trong và tinh khiết Có được sản phẩm này chứng tỏ nghệ nhân thời Lê sơ phải nắm bất khá kỹ tính năng khoa học của chất liệu gốm cũng như kỹ thuật lò nung (độ lửa) để có sản phẩm như ý muốn Hơn nữa, kỹ thuật này cũng phụ thuộc phần nhiều vào kinh nghiệm của nghệ nhân tạo tác được những tác phẩm để đời
Ngoài kỹ thuật vẽ bằng màu trực tiếp trên gốm, còn sử dụng cả lối trang trí đắp nổi Trang trí
trên gốm kết hợp cả hình thức hội họa và điêu khắc Đây cũng là đặc điểm trong chế tác gốm thời Lé N6 cho thay trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao Các đồ gốm trang trí phổ biến dùng vào việc thờ cúng (tư hương, chân đèn ) Đồ gốm đùng cho các công trình tôn giáo hoặc dành riêng cho tư thất của quan lại quý tộc về tạo dáng có nét vẽ tỉnh tế, trau chuốt, tỉnh vi hơn, nguyên liệu chế tạo cũng đẹp, cầu kỳ, và sang trọng Các sản phẩm gốm phục vụ cho động đảo nhân dân lại có vẻ đẹp đơn giản, khoẻ khoắn, tự nhiên Các nghệ nhân không bị ràng buộc và bị chỉ phối bởi quan niệm thần linh tôn giáo hay uy quyền của nhà nước thống trị Hai phong cách nghệ thuật gốm này có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
Nghệ thuật gốm thời Lê sơ cũng kế thừa và phát huy kỹ thuật thời Lý -Trần, tạo phong cách riêng với những hình dáng nhuần nhuyễn, thanh chắc, bố cục theo tỷ lệ cân đối Các trang trí trên gốm được vẽ bằng bút lông mềm mại, nét bút vẽ trên mặt gốm tự nhiên và thoáng đạt
Các lò gốm nổi tiếng thời Lê sơ (thế kỷ XV) như: làng Bát Tràng chuyên gốm men trắng vẽ
xanh; làng Thổ Hà chuyên làm gốm sắc đỏ; làng Phù Lãng chuyên gốm men vàng thấm đa lươn Các
lò gốm này nổi bật nhất là loại gốm hoa lam Chất đất tính lọc, mịm, tạo đáng thanh chắc, cân đối
Trang trí vẽ mầu men xanh trực tiếp lên mại gốm trước khi phủ men trắng Nét vẽ lưu loát, phóng
khoáng tự nhiên
Ta cũng thấy những đồ gốm hiện diện trên mái các công trình tôn giáo tín ngưỡng, các bộ phận kiến trúc gắn trên bờ nóc, riểm mái, đầu đao làm bằng đất nung già để mộc, hay tráng men màu vàng thẫm da lươn Những viên gạch vuông to bằng đất nung để mộc, trên mặt in nổi những hình cánh hoa chanh
12
Trang 37Chất men màu ngà, màu ngọc đã được các nghệ nhân làm từ thời Bắc thuộc Một đặc sắc nhất trong men sứ thời Lý và các thợ gốm đã sáng tạo được thứ men xanh như ngọc đến thời Lê được thể hiện kỹ thuật chế tác cao Một đồ sứ men xanh có phần cốt (phần xương) và mền men
Ta biết rằng, men ngọc trắng ngoài có sức chịu lửa kém hơn phần cốt bên trong tới hàng
trăm độ Vì thế, người thợ nung đã tính toán vấn đề xử lý độ lửa nung Nếu chỉ nung đồ sứ men xanh
ngọc đến mức vừa đủ cho men ngọc bọc ngoài chảy đều, thì đất cố bên trong lại chưa kịp chín kỹ Nếu nung già cho đất cốt bên trong đủ sức chín kỹ thì men sứ lại bị cháy bỏng Cho nên chọn loại đất nào làm cốt để thích hợp với độ chịu lửa của men xanh ngọc là quan trọng Người thợ gốm thời Lê đã
giải quyết được bài toán này cho nên các đồ sứ men xanh của ta nói chung men láng đều ổn định mà cốt lại rất chin."
Cột mốc quan trọng của nghề gốm Việt Nam đời Lê sơ là sự phát triển phồn vinh của nghề gốm làng Bát Tràng Nét mới trong kỹ thuật gốm Việt Nam là thời Lê đã xuất hiện nhiều đồ gốm có nước men trắng trong, nét vẽ màu xanh cham Bên cạnh đồ sứ quý, việc sản xuất những vật dụng thông thường bằng đất nung và bằng sành cẫn được tiệp tục trong đời Lê Thợ gốm Việt Nam không ngừng học tập kinh nghiệm từ nghề gốm Trung Hoa, Nhật Bản để áp dụng vào hàon cảnh vụ thẻ của Việt Nam về nguyên liệu truyền thống dan tốc, thị hiếu của thời đại
Thời Lê, các lò gốm đều do dân tự quản, sản xuất ra sản phẩm không chỉ phục vụ cho như cầu sử dụng của nhân dân trong nước mà còn là những sản phẩm làm hàng hoá trao đối buôn bán giữa các nước vùng Đông Nam Á Nhà nước dùng làm quà tặng cho các nước láng giểng
Đặc điểm của Bát Tràng là dùng nguyên liệu trong nước và không mượn của nước ngoài Vì thế mà mặt hàng thể hiện được tính dân tộc Lại thêm, nghề làm sành sứ này kết hợp điêu khắc và hội họa Tạo dáng và trang trí đồ sành Bát Tràng không trùng lặp, không có dấu vết ngoại lai sử dụng đất theo ý muốn, thể hiện tính thực tiễn, tính nhân dân: hoa lá, đồ án thêu ren bằng sành, hình rồng uốn khúc vv Người thợ Bát Tràng biết chọn nguyên liệu gần nơi sản xuất để giá thành hạ, biết lựa nguyên liệu để tạo thành phẩm độc đáo Họ còn sáng tạo và cải tiến về chất liệu để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn
Mặc dù, Việt Nam có những mô đất cao lanh trắng tốt tại Nga Sơn, Yên Định (Thanh Hố), Bích Ngơi, Tử Lạc (Hải Hưng) nhưng họ không dùng để tăng giá trị sản phẩm Họ cũng không quan tâm đến sự khéo léo của đồ sứ Trung Quốc hay thời Lý - Trần để làm mẫu cho đồ gốm của mình Với các sản phẩm có tính chất thẩm mỹ như đèn bàn thờ, lọ lục bình, lư hương bằng sành trang trí nổi, men màu để trưng bày thì hoàn toàn được tạo tác do sự tình cờ từ cảm hứng đôi bàn tay mà không hể bị chỉ phối bởi mẫu mã, hình dáng hay kiểu cách trang trí nào Vì thế, các sản phẩm mặc dù hình đáng rườm rà, không được thanh nhã nhưng lại phản ánh đúng chất ngẫu hứng và màu sắc dân tộc Những sản phẩm thường ngày như bát đĩa ăn cơm, chén uống nước, liễn, chậu không có trang trí cầu kỳ
Loại gốm phổ biến vẫn là sành sứ men trắng, hoa lam dưới men, đôi khi còn giữ lại hoa này
và một số hoa vẽ nhiều màu trên men Gốm sành sứ hoa men là một sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ gốm thế kỷ XV - XVI, mở đầu cho truyền thống mới về gốm Việt Nam phát triển sau này
Thời Lê sơ có nhiều trang trí trên đá Đó là trang trí ở các thành bậc cửa bằng đá ở những công trình kiến trúc lớn: bia, lăng tẩm, văn miếu, chùa, đến Các hình chạm nổi, chím, nông, sâu, cao, thấp khác nhau Nhưng độ nổi cao nhất cũng không vượt khỏi mặt phẳng chung, nhờ đó độ đậm nhạt của hình vẽ được thay đổi khi có ánh sáng Vì thế, nghệ thuật đục chạm trang trí gây được vẻ gợi cảm của nghệ thuật vẽ trang trí hững trang trí trên bia của vua, hoàng hậu, thần thánh được chạm nổi, trau chuốt, có tỷ lệ thì những bia tiến sĩ, công thần, bia ở đến chùa, các trang trí thường
!! Đỗ Văn Ninh, Tìm lại dấu vết Vân dần lich si, Ty VATT Quang Ninh, 1971, Tr 57
13
Trang 38chạm nổi ít hoặc nếu có thì khắc chìm đơn giản trên mặt đá phẳng, nhãn, đường nết tự nhiên không theo khuôn thước nhất định C thể nói, hội hoạ và trang trí thời Lê sơ cũng có đóng góp quan trọng trong nền nghệ thuật kiến trúc của nước nhà Nó cũng thể hiện trình độ và tay nghề điêu liệu của
người nghệ sĩ
Thời Lê sơ và thời Mạc vẫn tiếp tục truyền thống trang trí hoa văn gạch lát Những hiện vật này tìm thấy không nhiều Hoa văn gạch lát thời Lê sơ đều thuộc loại bố cục theo đường chéo Thể thức trang trí và đường gờ của chúng tương tự như thời Lý - Trần trước đó, khác biệt vẫn là các chỉ tiết hoa văn trong lòng cánh chanh Lòng cánh chanh là những bông hoa tròn tám cánh đã thu ngắn lại, các móc hoa có đường nét to hơn, khúc uốn ít hơn nhưng mềm mại, đường nét đơn giản, bố cục thoáng khoẻ Thời Lê sơ tồn tại một thế kỷ nhưng chứng tô truyền thống sử dụng gạch lát nền trong kiến trúc và trên mặt gạch-vuôn vắn là nơi người nghệ sĩ thể hiện sáng tạo và tài năng Sang thời Lê Trung hưng, hình thức thể hiện cơ bản vẫn được giữ nguyên nhưng đường nét và môtfp hoa văn có
thay đổi về cơ bản
+ *
Có thể đánh giá tổng quan rằng: những hiện vật, di tích thời Lê sơ còn lại đã gợi mở cho các nhà nghiên cứu hiểu thêm về một phong cách nghệ thuật với lối thể hiện rộng rãi, thoáng nhẹ, phá cách những gò bó của thời đại trước Có được những thành công đó phải kể tới nghệ thuật ứng dụng kỹ thuật dân gian, sự phối hợp tài tình các vật liệu xây dựng truyền thống, sự sáng tạo các loại hình vật liệu xây dựng mới trên cơ sở thời kỳ trước
14
Trang 39VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC KIẾN TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY
HOẠCH PHƯƠNG TÂY Ở HÀ NỘI DƯỚI THỜI PHÁP THỐNG TRỊ
Thy Phạm Thị Tuyết”)
Trong suốt khoảng thời gian có mặt ở Hà Nội (1873 - 1954), Thực dân Pháp đã có rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và mở mang Hà Nội nhằm đạt được mục đích xâm chiếm, làm chủ toàn bộ thành phố và biến nó thành thủ phủ Đông Dương, phục vụ cho chính sách xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa của chúng Kết quả của quá trình hoạt động đó, với việc áp dụng các hình thức kiến trúc và phương pháp quy hoạch phương Tây đã dẫn đến sự biến đổi hoàn toần của cấu trúc không gian đô thị Hà Nội Tìm hiểu những hoạt động của người Pháp trong lĩnh vực này sẽ giúp ta thấy rõ hiệu quả của các biện pháp mà họ tiến hành cũng như những mặt hạn chế của nó
1.Về hình thức kiến trúc
Hoạt động xây dựng của người Pháp ở Hà Nội trong suốt hơn 80 năm diễn ra
rất sôi nổi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với một số lượng lớn các công trình đã được hoàn thiện Căn cứ vào loại hình kiến trúc, chúng ta có thể phân loại các công trình thành một số đối tượng sau đây:
1- Các công trình quân sự 2- Các công trình tôn giáo
3- Các công trình công sở, nhà hành chính và dinh thự
4- Các cơ sở văn hoá, giáo dục, khoa học và y tế Š- Các công trình giao thông
6- Các công trình thương mại, hiệu buôn
7- Các thể loại nhà ở
§- Các cơng trình công nghiệp
Các công trình này có hình thức kiến trúc rất phong phú và đa đạng mang nhiều phong cách khác nhau tuỳ theo loại hình kiến trúc và có sự thay đổi theo từng giai đoạn Căn cứ vào chức năng của chúng, ta có thể phân làm 2 loại: kiến trúc công cộng và kiến trúc nhà ở
1.1 Đối với kiến trúc công cộng
Do xuất phát từ ý đồ chiến lược của thực dân Pháp là chiếm Hà Nội để xây dựng thành một trung tâm hành chính- chính trị đầu não của chúng ở Đông Dương, đồng thời muốn thông qua kiến trúc để phô diễn văn minh Pháp và gây ảnh hưởng
Trang 40của văn hoá Pháp với người dân bản xứ nên những kiến trúc công cộng của Pháp ở Hà Nội đều được xây dựng trên cơ sở áp dụng các hình thức kiến trúc phương Tây
Trong 3 thập kỷ cuối của thế kỷ XIX, các kiến trúc công cộng được xây dựng theo phong cách kiến trúc thực dân tiền kỳ dựa trên chủ nghĩa công năng đơn giản
Đó là một số công trình xây dựng trên khu nhượng địa, trong khu vực thành Nội và
khu vực phía Đơng Hồ Hồn Kiếm Cấu trúc tổng thể khu nhượng địa được bố cục theo nguyên tắc tổ chức các thương điếm châu Âu ở hải ngoại Riêng Toà lãnh sự
Pháp được xây đựng theo phong cách cổ điển Pari, còn các công trình khác trong khu nhượng địa đều được xây dựng theo hình thức kiến trúc truyền thống của các công trình kiến trúc quân sự của Pháp ở hải ngoại
Toà Đốc lý Hà Nội (nay là Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội), một trong
những công trình hành chính được xây dựng đầu tiên ở Hà Nội được thiết kế theo tỉnh thần của phong cách kiến trúc thực dân tiền kỳ với những sửa đổi về quy mô và tỷ lệ
Các chi tiết trang trí phức tạp hơn và phỏng theo tỉnh thần của kiến trúc cổ điển Pháp
[6; tr 84]
Khi áp dụng hình thức kiến trúc phương Tây cho những công trình thuộc thể loại kiến trúc thực dân tiền kỳ ở Hà Nội, các nhà thiết kế đã chú ý sửa đổi một số chỉ tiết như dùng hành lang rộng bao xung quanh và hệ thống cửa kính, chớp cho phù
hợp với điều kiện khí hậu của Hà Nội Điều này thể hiện một xu hướng tìm tòi, sáng
tạo, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành những phong cách kiến trúc mới ở các giai đoạn sau phù hợp với các điều kiện của Việt Nam Tuy nhiên, các công trình kiến trúc này còn có hạn chế là chất lượng kỹ thuật không cao và về mặt thẩm mỹ cũng ít giá trị
Trong khoảng 20 năm đầu của thế kỷ XX, hoạt động xây dựng ở Hà Nội bước sang một thời kỳ mới với những đặc điểm kiến trúc khác với giai đoạn trước Các
kiến trúc công cộng đã được nghiên cứu thiết kế để thoát khỏi chủ nghĩa công năng
đơn giản của kiến trúc thực dân tiền kỳ và mang một phong cách mới, phong cách
kiến trúc cổ điển “Đây là phong cách hàn lâm thịnh hành ở Pháp vào cuối thời kỳ Đệ
nhị đế chế chuyển sang thời kỳ Đệ tam cộng hoà Nguyên tắc bố cục dựa trên quy luật đối xứng nghiêm ngặt với sự chú ý nhấn mạnh điện trung tâm hay hai khối nhô ở hai bên (avant - corps) và dựa trên các kiến trúc, chỉ tiết trang trí theo tinh thần cổ
điển” [6; tr 48] Các công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc này là: Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch), Nhà hát lớn thành phố (nay là Nhà hát lớn Hà Nội), Dinh Thống sứ (nay là Nhà khách Chính phủ), ga Hàng Có, trụ sở Công ty xe lửa
Đông Dương và Vân Nam (nay là trụ sở Tổng Cơng đồn), Tồ án tối cao, khách sạn
Chính quốc, bệnh viện Phủ Doãn (nay là bệnh viện Việt Đức), Nhà thờ Cửa Bắc
`